PHÁP HOA LUẬN SỚ
Hồ Cát Tạng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN HẠ
Dưới đây là, giải thích phẩm Thí Dụ, lãnh hội đầu tiên là ngài Thân Tử. Đại ý của văn này, phẩm giải thích Phương Tiện trước giúp cho người Tiểu thừa ngộ nhập Nhất thừa được thọ ký. Nay giải thích Tiểu thừa ngộ nhập Nhất thừa rồi, tự trách lỗi Tiểu thừa, văn chia làm hai: 1. Nhắc lại kinh, 2. luận thích.
Phẩm Thí Dụ: Tôn giả Xá-lợi-phất nói kệ rằng “Băm tướng mầu vàng, mười lực các giải thoát đều chung trong một pháp, con không được việc này. Tám mươi điềm lành đẹp mười tám pháp bất cộng các công đức như thế mà con đều đã mất.
Luận giải thích có hai:1. Hỏi ý kệ, 2. giải thích ý kệ. Luận cho rằng kệ này nói về nghĩa gì, là hỏi kệ này.
Giải thích rằng kệ này nói về nghĩa gì: Xá-lợi-phất tự trách mình v.v…trở xuống :là thứ hai.
Đáp Giải thích ý kệ, văn chia làm hai: 1. Nêu chương môn quở trách, 2. giải thích quở trách chương môn là giải thích cả kệ.
Chương môn quở trách chia làm ba: 1. Nêu chung tự trách, 2. Nói tự trách riêng. Nên Xá-lợi-phất trở xuống là tổng kết.
Xá-lợi-phất tự quở trách mình rằng: “ Ta không thấy Chư Phật, không đến chỗ Phật, không nghe Phật nói pháp, không cúng dường Phật, cung kính Chư Phật, không làm những việc lợi ích chúng sinh, chưa được pháp không lui sụt, tự trách mình gồm nêu sáu câu không thấy Chư Phật: Nghĩa là Thân Tử chỉ gặp Át-bệ, lúc đó không thấy Phật, 2. không đến chỗ Phật: Lúc gặp át-bệ không đến chỗ Phật.
3. Không nghe Phật nói pháp: Lúc gặp át-bệ nghe nói Ba đế, đắc đạo rồi không nghe Phật nói pháp.
4. Không cung kinh: Lúc gặp Át-bệ không cũng kính Phật.
5. Không cúng dường Phật: Lúc gặp át Ty chưa cúng dường Chư Phật.
6. Không làm việc lợi ích chúng sinh: Lúc gặp át-bệ không có tâm độ sinh và làm việc lợi ích. Năm việc trước nói tâm cầu Vô thượng, việc sau nói tâm cầu độ sinh.
Đối với pháp chưa được không lui sụt, phải được sáu việc trên, nhưng thủ chứng quả Tiểu thừa không được sáu điều này, nên gọi là lui sụt cho nên Xá-lợi-phất v.v…trở xuống là thứ ba kết tự trách mình: Thế nên, Xá-lợi-phất quở trách mình như thế v.v….
Không thấy Phật: là htứ hai giải thích sáu môn trên, là cả giải thích hai bài kệ.
Đầu tiên giải thích chương môn không thấy Phật.Thứ nhất
Không thấy Chư Phật. Là nói không thấy tướng Chư Phật Như lai đại nhân, không sinh tâm cung kính, cúng dường, vì không thấy Phật, không sinh tâm cung kính, cúng dường.
Không đến chỗ Phật, giải thích chướng môn thứ hai.
Không đến chỗ Phật: là nói năng lực giáo hóa chúng sinh. Nếu đến chỗ Phật biết Phật có nói lên năng lực giáo hóa chúng sinh, thì không chấp tiểu quả. Nay không đến chỗ Phật, thì chấp chứng Tiểu quả, mất năng lực giáo hóa chúng sinh.
Phát ra ánh sáng vàng: giải thích trên đây chương hai. Nay giải thích kệ.Hỏi Tại sao Luận chủ giải thích điều này.
Đáp :Trước có hai câu: 1. không thấy Phật, 2. Không đến chỗ Phật.
Nếu thấy Phật, đến chỗ Phật thì thấy Phật phát ra ánh sáng và ba mươi hai tướng. Hai nghĩa này làm thành lẫn nhau, nên giải thích chung.
Phát ra ánh sáng vàng: Là nói lên Phật tự thân khác với thân được vô lượng các công đức.
Phát ra ánh sáng vàng: Đầu nhắc lại kệ nói ba mươi hai tướng là nói thấy Phật tự thân khác với thân. Dùng thấy Phật ở sau để giải thích trước lỗi không thấy Phật ở. Tự thân là bổn thân, thân khác là hóa thân. Thấy hai thân này thì được vô lượng phước. Nên biết trước không thấy Phật, không đến chỗ Phật thì mất vô lượng phước, nghe nói pháp giải thích ở chương môn thứ ba.
Nghe nói pháp: là nói làm lợi ích cho chúng sinh và bày tỏ làm những việc lợi ích chúng sinh là giải thích chương môn. Nếu nghe Phật nói pháp, biết Phật làm được việc lợi ích, thì không chấp chứng Tiểu quả, nay không nghe pháp thì không biết việc này, nên chấp chứng Tiểu quả.
Lực giải thích ở kệ đầu gọi là mười lực, Phật đang trụ mười lực nói
pháp, làm được những việc lợi ích chúng sanh, khai mở chung hai điều này, nên giải thích chung một chỗ.
Lực là nói điều nghi của chúng sinh nương vào mười lực để dứt nghi. Chương môn văn lực, nói lên những điều nghi của chúng sinh nương vào mười lực để dứt nghi là, giải thích chương môn: Mười lực là nói dứt nghi,là như luận Tạp tâm nói.
Cúng dường là giải thích chương môn thứ tư.
Cúng dường: là Nói khả năng giáo hóa chúng sinh, dùng việc cúng dường Phật, biết Phật nói lên khả năng giáo hóa chúng sinh. Nay không cúng dường thì không biết việc này. Lại, Phật sở dĩ đáng cúng dường, vì Phật có năng lực giáo hóa chúng sinh, nếu ta cúng dường Phật thì cũng được năng lực này, sẽ không chứng quả Tiểu thừa. Vì không cúng dường Phật chấp chứng Tiểu quả nên mất năng lực giáo hóa chúng sinh.
Mười tám pháp bất cộng: giải thích kệ thứ hai câu thứ hai, trong bài vì Phật có mười tám pháp bất cộng không có các lỗi lầm, nên phải cúng dường. Hai nghĩa thành nhau nên giải thích một chỗ. Mười tám pháp bất cộng: là nói xa lìa các chướng ngại văn đầu là chương môn bất cộng. Nói về xa lìa sẽ giải thích ở sau. Giải thích nghĩa bất cộng: vì không dính mắc tất cả chướng ngại lỗi lầm, nên gọi là pháp bất cộng.
Hỏi :Tại sao không giải thích tám mươi điềm lành.
Đáp :Đây vẫn thuộc ba mươi hai sắc vàng của Phật, lại thuộc về thấy Phật v.v…, nên không giải thích riêng.
Cung kính giải thích ở chương năm môn thứ.
Cung kính: là nói sự xuất phát vô lượng phước đức nương vào sự giáo hóa của Như lai được giải thoát.Đầu tiên là nhắc
Lại Chương: Từ thị hiện v.v…trở xuống là giải thích chương giải thích ý cúng kính, vì cúng kính Phật nên được vô lượng phước và được giải thoát vì không kính Phật nên mất lợi ích này.
Tại sao giải thích phước đức và giải thoát, không giải thích điều thứ sáu không làm điều lợi ích chúng sinh?
Đáp :Cung kính Phật được phước đức và được giải thoát là việc lợi ích chúng sinh. Lại, không làm điều lợi ích là giải thích như từ trước đến nay, mỗi câu đều có lời này, nên không giải thích riêng. Vì người vô ngã pháp vô ngã là giải thích câu “các công đức như thế trong bài kệ thứ hai”. Vì người vô ngã và pháp vô ngã nên tất cả các pháp đều bình đẳng. Vì hai thứ đều vô ngã nên thuộc về tất cả công đức, hơn nữa trong tất cả công đức nó là hơn hết. Cũng có thể lời này giải thích việc không làm lợi ích chúng sinh ở trên, cũng được giải thích lại nương vào lời dạy của Phật mà được giải thoát, nên Xá-lợi-phất v.v…trở xuống;là giải thích.Kệ Thứ tư: “Mà con đều đã mất”. Lại nữa sở dĩ có , văn này là vì:
1. Nêu ra trách mình chưa được pháp nên lui sụt.
2. Giải thích tự trách mình chưa được pháp nên lui sụt.Nay kết thúc trách mình chưa được pháp nên lui sụt.
Nên Xá-lợi-phất trách mình: “Ta chưa được pháp như thế, chưa được nên lui sụt.” Dưới đây là có bảy hạng người là. Nói rõ về ý, phẩm Phương tiện trên đều chúng sinh mà đều nói pháp Nhất thừa, nên luận văn ở sau nói: “Chương năm phẩm Phương tiện lá bỏ hai về một. Từ ví dụ nhà lửa mà phá riêng về mười loại người bệnh.” Kế là nói mười nghĩa Vô thượng, văn chia làm hai đầu tiên: Phá mười thứ người bệnh kế là nói mười thứ Vô thượng.
Phá mười thứ người bệnh, chia làm hai:
- hạng người phải biết năng trị sở trị tâm.
- Phá riêng mười hạng người bệnh.
Trước nên bảy hạng người bệnh năng trị, sở trị phải biết, chia làm hai đầu tiên:
- Bảy hạng phàm phu phải biết năng trị, sở trị.
- Trình bày bậc Thánh không phiền não năng trị, sở trị phải biết, phần đầu chia làm bốn:
- Xuất phát vì người.
- Nói về năng trị.
- Nói về sở trị.
- Khuyến trị.
Vì chúng sinh đầy đủ tánh nhiễm phiền não là nói vì người.
Dưới đây, kế là bảy hạng chúng sinh đầy đủ tánh nhiễm phiền não. Đầy đủ phiền não là nói phàm phu bị phiền não trói buộc. Nhiễm là tánh nhiễm, nói bảy ví dụ là.Nói về năng trị thứ hai: Nói bảy ví dụ để đối trị bảy hạng người tăng trên mạn. Là Nói về sở trị: thứ ba đối trị bảy thứ tâm tăng trên mạn. Bảy hạng người này và pháp tăng trên mạn, nhưng tự cao ngạo mạn không cầu danh tăng. Nghĩa này nên biết v.v… trở xuống, thứ tư là văn.
Nghĩa này nên biết, cho nên khuyến khích, giúp cho người tu hành biết được bảy lỗi này, nương vào kinh đối trị để lìa bỏ cho nên khuyên biết. Ba thứ v.v…trở xuống là
Thứ hai kế nói Người không phiền não cũng có bốn:
- Nói Người làm.
- Nói về bệnh sở trị.
- Nói về thuốc năng trị.
- Khuyến khích nên biết.
Ba thứ nhiễm mạn không có phiền não là nêu người làm.
Lại nữa người, ba thứ nhiễm mạn không có phiền não, thừa dứt hết các phiền, não trong nên gọi là người không phiền não, nhưng đối với Đại thừa vẫn có phiền não bị phiền não Đại thừa làm nhiễm, nên gọi là nhiễm. Chưa được rốt ráo mà tự cho là rốt ráo, cho nên tự cao gọi là mạn, tam-muội giải thoát kiến đẳng nhiễm mạn. Là htứ hai thoát.
Khỏi bệnh sở trị: Tam-muội giải thoát kiến đẳng nhiễm mạn là giải thích ở nhiễm mạn trên. Như Kinh Thắng-man chép: “Ngoài ba cõi Hằng sa phiền não, nghĩa là trên trên phiền não quán trên phiền não v.v…. Nay nói Tam-muội phiền não trong là trên phiền não chính thọ của kinh Thắng-man.” Trong giải thoát phiền não của Đại thừa là quả trên phiền não, kiến phiền não lẽ ra là trí trên phiền não. Đẳng là đang chấp thọ hằng sa phiền não. Để đối trị điều này v.v…trở xuống là thứ ba, vượt khỏi năng trị. Để đối trị điều này nên nói ba thứ bình đẳng. Là thứ tư,Khuyến khích nên biết.
Nên biết điều này, như văn nói thế nào là bảy thứ đầy đu v.v…trở xuống là thứ hai giải thích riêng Lại chia làm hai:
- Giải thích riêng bảy hạng người.
- Giải thích riêng ba hạng người.
Giải thích riêng bảy hạng người, lại có ba:
- Nêu bảy hạng người.
- Nói năng trị, sở trị.
- Kết chung thứ nhất.
1. Nêu bảy hạng người:
–Thế nào là bảy hạng người có đủ tính chất phiền não?
- Hạng cầu thế lực.
- Hạng người cầu giải thoát Thanh Văn.
- Hạng người cầu Đại thừa.
- Hạng người có tịnh,
- Hạng người vô định.
- Hạng người chứa nhóm công đức.
- Hạng người không chưa nhóm công đức.
Như văn chép: “Thế nào là bảy thứ tâm tăng trên mạn” v.v…trở xuống là
2. Giải thích năng chung môn tri, sở tri, văn chia làm hai:
– Nương kinh giải thích sơ lược điều thứ hai. Luận chủ giải thích lại: “Giải thích bảy hạng người thành bảy khác nhau. Trong mỗi điều có hai: Một là nêu người là nói bệnh sở trị; hai là nói về thuốc năng trị. Người điên có tâm tăng thượng manđảo cầu các công đức là hạng tăng trên mạn.đây là,thứ nhất bệnh sở trị: Thế nào là bảy thứ tâm Tăng trên mạn? Thế nào là bảy thứ ví dụ đối trị?
1. Điên đảo cầu các công đức tâm tăng trên mạn, nghĩa là nhiễm các phiền não thế gian luôn lẫy lừng lớn mạnh, nhưng cầu quả báo hữu lậu cảnh giới cao quý của người, trời, như thế chấp điên đảo. Ba cõi thật là cảnh khổ mà cầu thường an vui, nên gọi là điên đảo. Đầu tiên là nêu ra điên đảo cầu các công đức, đây là tâm tăng trên mạn, là hai chương môn: là trong thế gian v.v…trở xuống :là Giải thích tâm tăng trên mạn ở trên:
Giải thích tâm tăng trên mạn gần. Tâm tăng trên mạn là các phiền não trong thế gian lừng lẩy tăng thượng, nhưng cầu cảnh giới đẹp đẽ, người, trời v.v…trở xuống là. Giải thích điên đảo tăng thượng cầu các công đức, để đối trị điều này nên Phật nói ví dụ “nhà lửa”.
Năng trị: Để đối trị điều này nên Phật nói ví dụ nhà lửa, các Thanh Văn v.v…trở xuống là giải thích. Trong điều thứ hai cũng có hai: Một là vượt ra sở trị; hai là vượt ra năng trị.
Các Thanh Văn một bề tâm nhất định tăng trên mạn, tự nói ta nương vào Như lai thừa không có khác nhau, như thế là đảo thủ.
Người Hàng Thanh Văn: Nêu lên người này, một bề nhất định tâm tăng trên mạn là, nói lên bệnh này. Tự nói ta nương vào Như lai thừa không khác là giải thích bệnh trên. Người Hai thừa cầu, là người Hai thừa cùng Phật dứt hết phiền não, đồng được vô sinh trí, đồng được Ba học vô lậu, đồng được vô dư, như thế là chấp điên đảo. Phật và người Hai thừa thật ra khác nhau, khác nhau nghĩa là giống nhau, nên gọi là chấp điên đảo. Để đối trị điều này cho nên v.v…trở xuống là thứ hai.
Vượt khỏi Năng trị: Để đối trị điều này nên noi ví du “cùng tử nên biết”. Như cùng tử so với Trưởng giả, am tranh sánh với nhà lớn, nên Hai thừa khác với Phật.
Người Đại thừa cũng có hai: Sở trị và Năng trị.
Người Đại thừa hoàn toàn quyết định tâm tăng trên mạn. Như vậy ý chẳng khác các Thanh Văn, Bích-chi-phật, như thế chấp điên đảo
Người Hai thừa nêu người, hoàn toàn quyết định. Nêu bệnh khỏi ý như thế là giải thích, bệnh là không có phân biệt người Hai thừa, nên gọi là Bệnh. Người này ban đầu nghe kinh Nhất thừa nghĩa là chỉ có Phật thừa không có thừa nào khác, thì có hai lỗi: Một là đối với một nói ba; hai là lỗi đối với duyên thành ba, như thế chấp điên đảo. Thật có hai thứ Hai thừa có nhưng nói không, nên nói là chấp điên đảo thủ, vì đối trị điều ấy nên v.v…trở xuống là thứ .
Hai Vượt ra năng trị: Để đối trị điều này nên nói ví dụ mây mưa. Dù đất mưa là một, nhưng sự nuôi lớn cây cối và căn cơ khác nhau. Theo sự lớn lên của cây có khác nhau, dù lý là một nhưng theo duyên thành ba, nên đối với duyên thành ba.
Người cũng là mưa nên ban đầu nói Sở trị là nói về năng. Sự thật mình không được mà nói được, đó là tăng trên mạn, đã có thế gian, hữu lậu, tam-muội, tam-ma-bát-đề, thật không có Niết-bàn, như vậy là chấp điên đảo . Trong Sở trị đầu tiên là nêu thật không có công đức, là không có tâm tăng trên mạn, có thế gian, hữu lậu v.v…trở xuống là
Giải thích môn: Người này được vô lậu, thật không được Niết-bàn mà nghĩ là được Niết-bàn, chia thành hai hạng:
1. Hạng nội đạo.
Như luận Trí Độ chép: “Có một tỳ-kheo khi được Sơ thiền là được Sơ quả, cho đến được Bốn thiền, cho là được quả thứ tư.
2. Hạng ngoại đạo: Được hai định Phi tưởng và Vô tưởng là được Niết-bàn.
Như thế chấp điên đảo : Thật ra chưa được Niết-bàn mà nói là được Niết-bàn, nên gọi là chấp điên đảo. Lại còn hữu lậu mà nói được vô lậu, nên gọi là Đảo . Để đối trị điều này vv..trở xuông là thứ hai nói.
Về Năng trị: Để đối trị điều này nên Phật nói ví dụ Hóa thành, ở đây có: nghĩa Một là thả thuyết; hai là nương Niết-bàn để làm ngôi thành chân thật, vì đối trị hai hạng trước nên dụ thành là luống dối. Nói hóa thành cho những hạng người này. Niết-bàn của Hai thừa là hóa thành, thì sở được của các thầy sao gọi là chân thật được.
Văn kinh chỉ nói hóa thành, vì sao ở đây nói ngôi thành chân thật?
– Trong phẩm Hóa Thành có nói xưa và nay, ý nói xưa là chân, nói nay là hóa, hiện v.v… trở xuống là văn luận.
Hạng người thứ năm cũng có hai: Một là Sở trị; hai là Năng trị. Trong Sở trị trước nêu hai môn sau giải thích hai môn.
Tán loạn tâm tăng trên mạn: Nêu hai môn, một là tán loạn, hai là tâm tăng trên. Thật không có định, v.v…trở xuống là
Quá khứ thật không có nhất định, dù có gốc lành Đại thừa, nhưng không hay nên chẳng biết gì. Không cầu Đại thừa trong tâm lượng hẹp hòi khởi kiến giải luống dối, là bậc đệ nhất thừa, đảo chấp điên như thế đối với đầu tiên là giải thích chương môn toán loạn tâm không rộng lượng giải thích ở sau.Giải thích chương môn tăng trên mạn, như thế chấp điên đảo: Tiểu thừa chẳng phải bậc nhát mà cho là bậc nhất, đó là chấp điên đảo Thật có Đại thừa mà không cầu Đại thừa, thật không có
Tiểu thừa mà cầu Tiểu thừa, cũng là chấp điên đảo . Để đối trị điều này v.v…trở xuống là thứ hai nói về Năng trị: Để đối trị điều này nên Phật nói ví dụ cột dướit châu trong chéo áo. Nói dụ dướit châu trong chéo áo để họ nhớ lại tâm Bồ-đề, bỏ Tiểu thừa theo Đại thừa.
Điều thứ sáu cũng chia làm hai: Sở trị và Năng trị.
Thật có công đức tâm tăng trên mạn nghe nói pháp Đại thừa thì chấp không có Đại thừa, như vậy chấp điên đảo
Nghe pháp Đại thừa chấp không có Đại thừa: hạng người này vốn học Đại thừa, nhưng học có sở được, nên nghe nói Đại thừa bèn lui sụt Tiểu thừa, thủ chứng Tiểu quả. Như trong Đại phảm có ví dụ chim lớn, chim con không cánh, chưa có hai cánh mà học bay, nên bị rớt xuống đất. Người có sở được tuy có tâm Đại thừa hạnh Đại thừa không được phương tiện tuệ, nên nghe nói Đại thừa tâm liền lui sụt, chứng Tiểu quả. Nên trong Đại phẩm sáu mươi vị Bồ-tát nghe nói Bát-nhã thành A-lahán, đây là phàm phu, khác với Đại phẩm thành A-la-hán, đại khái hơi giống với điều này. Như thế chấp điên đảo ,thật có Đại thừa mà không chấp chứng Đại thừa, không có Tiểu thừa mà thủ chứng Tiểu thừa, nên gọi là điên Đảo. Lại học Đại thừa mà thủ chứng Tiểu thừa nên gọi là Đảo. Để đối trị những điều này v.v… trở xuống là thứ hai nói về Năng trị: Để đối trị những điều này nên Phật nói dướit châu trong búi tóc Luân vương để làm ví dụ. Dướit châu trong búi tóc là tôn quý nhất, là nhất thừa trên hết, ban nhất thừa tối trên này cho họ để họ thủ chứng Đại thừa. Hàng thứ bảy cũng chia làm hai: Sở trị và Năng trị.
Hạng thứ bảy: Thật không có công đức để tâm sinh tăng trên mạn đối với đệ nhất thừa chưa thề tu tập để chứa nhóm các gốc lành, nên nghe nói bậc nhất thừa, trong tâm không chấp, cho là nhất, như vậy chấp điên đảo Đầu tiên là nhắc lại hai chương môn.Thật không có công đức và tâm tăng trên mạn, đối với bậc nhất thừa không tu tập các gốc lành. Là Giải thích thật không có công đức như trên, hạng người này quá khứ không chưa nhóm gốc lành Đại thừa. Nghe nói Đại thừa v.v… trở xuống:là
Giải thích tâm tăng trên mạn như thế chấp điên đảo, đối với pháp bậc nhất cho là chẳng phải bậc nhất v.v…, nên gọi là chấp điếu đảo. Vì đối trị v.v…trở xuống là thứ hai nói về Năng trị: Để giải quyết vấn đề này nên Phật nói ví dụ thầy thuốc hay, thầy thuốc hay để trị bệnh điên. Phật nói lên Niết-bàn để chúng sinh chịu uống thuốc Đại thừa. Hạng người thứ nhất trở xuống là thứ hai Luận chủ y chung theo nghĩa giải thích lại, giúp cho hạng người thứ bảy đều thành Phật, cũng thành bảy đoạn.
Đầu văn có ba.
Hạng người thứ nhất: nói ở thế gian các thứ gốc lành Tam-muội công đức, phương tiện khiến họ được vui mừng, sau giúp họ vào Đại Niết-bàn.
Thứ nhất trước nêu hạng người ở trước. Nói ở thế gian các thứ gốc lành Tam-muội công đức và nêu ra phương tiện để giáo hóa người này. Trong đây nói gốc lành ở thế gian, đây là giải thích theo ý Phật. Ý Phật, ta nói gốc lành ở thế gian để các thầy nhổ sạch gốc khổ trong ba đường, khiến các thầy vui mừng, sau đó nhập vào thành Đại Niết-bàn.
Làm sao bảo vệ quả báo tốt đẹp?
– Vì để giải quyết vấn đề này Phật nói ví dụ nhà lửa.
Hỏi ?Hạng người thứ nhất cần quả báo trời, người ở thế gian, nay vì sao nói gieo trồng các gốc lành ở thế gian? Đáp Ở đây chữ Thế gian này khác với chữ Thế gian ở trên. Chữ thế gian ở trên là Thế gian ba cõi. Nay nói chưa được vô lậu chân thật, về sau phát tâm Bồ-đề và các địa như Thập Tín, v.v…, phương tiện trước gọi là thế gian. Luận dưới giải thích trong phẩm Pháp Sư và phẩm Phân Biệt Công Đức đều nói Địa Tiền chưa được vô lậu chân thật nên gọi là Thế gian. Nay nói Địa tiền và các thứ công đức để họ được vui mừng.
Gốc lành là ba thứ gốc lành không tham khả, sân không si, vì những hạng người này tham đắm ba cõi nên nói gốc lành không tham cho họ nghe. Những hạng người này tham đắm năm dục, ngoài ra còn ham vui, nên nói các Thiền, tam-muội như hữu quán, hữu giác, v.v… để họ tự nhập vào Đại Niết-bàn, là nhân thế gian chứng được quả xuất thế gian. Nói Đại Niết-bàn vì vui Đại Niết-bàn thay cho được vui tham đắm Tiểu quả thế gian của họ.
Sau đó, nhập vào Đại Niết-bàn. Trước là thực hành nhân, giúp họ được quả, người này trước cầu quả báo hữu lậu, nay được quả Niết-bàn vô lậu.
Giải thích hạng người thứ hai: ba hợp thành một, giúp họ nhập Đại thừa.
ba hợp thành một khiến họ nhập vào Đại thừa. Chẳng phải ngoài ba lại có một, vì gom Ba thừa thành Nhất thừa, như gom ba nhóm gạo thành một đấu. Nói về đại tông như vậy, nên văn dưới chép: “Phá hai về một” lại văn trên ba thừa đồng nhất thừa, vì đồng một pháp thân.
Giải thích hạng người thứ ba: giúp cho họ biết các thừa khác nhau, chư Phật, Như lai nói pháp bình đẳng tùy theo các Hạt giống gốc lành của chúng sinh mà nẩy mầm khác nhau.
Khiến họ biết các thừa là giúp cho họ biết năm thừa. Đức Phật nói pháp tùy theo Hạt giống gốc lành của chúng sinh mà nẩy mầm. Chúng sinh ở đời quá khứ lãnh thọ giáo môn năm thừa của Phật, họ có Hạt giống năm thừa, nhưng vì người Năm thừa lãnh thọ Phật ra đời nói pháp năm thừa khiến Hạt giống Tiểu thừa nẩy ra mầm Tiểu thừa, cho đến quả chân thật.
Giải thích hạng người thứ tư: Phương tiện giúp họ vào thành
Đại Niết-bàn, nên thành Niết-bàn còn gọi là thành Chư Phật, thiền tam-muội về sau khiến họ vào thành lớn Niết-bàn. Ý luận muốn nói khiến cho hạng này biết trước. Ở thế gian không có thành nào thật, về sau khiến họ bỏ thành nhỏ vào thành lớn Niết-bàn Đại thừa.
Hạng người thứ năm: Chỉ bày tất cả gốc lành ở quá khứ giúp họ nhớ lại, sau đó dạy bảo giúp họ nhưng vào tam-muội. Nói gốc lành quá khứ cho họ, nghe giúp họ nhớ lại đã từng phát tâm Bồ-đề, sau đó giúp họ được tam-muội, thường nhớ tâm Bồ-đề không quên.
Hạng người thứ sáu: Nói pháp Đại thừa, dùng pháp môn này đồng với Thập địa hạnh tròn đầy, Chư Phật, Như lai thầm thọ ký cho họ.
Nói pháp Đại thừa là ban dướit hạt ngọc sáng trên búi tóc cho họ. Vì pháp môn này đồng với Thập địa hạnh tròn đầy. Pháp môn này là pháp môn Nhất thừa, pháp môn Nhất thừa là nói Thập địa, đây là giải thích nghĩa nào?
– Giải thích dưới ngọc sáng trên đảnh là quý nhất, Kinh Nhất thừa đồng với Thập Địa hạnh tròn đầy, cũng là quý nhất.
Chư Phật, Như lai thầm thọ ký: Vì ban hạt ngọc sáng cho họ, thầm muốn họ thành vua Chuyển Luân. Vì nói Pháp Hoa là thầm họ ký cho họ và để họ thành Phật.
Hạng thứ bảy: căn cơ chưa thuần thục khiến cho thuần thục, như thế là nói lên được sư rộng lớn của Niết-bàn.
Căn cơ chưa thuần thục làm cho được thuần thục, là người điên cuồng chưa uống thuốc, muốn họ uống thuốc là nói sự rộng lớn của Niết-bàn. Như cha muốn con uống thuốc nên nói lên bị bệnh. Đức Phật ngày nay cũng như vậy, Ngài muốn chúng sinh liễu ngộ nên nói lên nhập Niết-bàn, vì ý nghĩa này nên Như lai nói bảy ví dụ.
Kết Hợp thành bảy hạng người, nói bảy ví dụ.
Vì nghĩa này nên Như lai nói bảy ví dụ.
Thế nào là ba hạng người không có phiền não? V.v…trở xuống: là thứ
Hai Giải thích ba hạng người không có phiền não là nói ba thừa đối trị, văn chia làm hai:
- Nói chung về ba hạng người và nói ba pháp đối trị.
- Nói riêng về thọ ký, văn có hai:một là: Sở trị hai là Năng trị. Trong Sở trị có hai: Nêu chung và giải thích riêng.
Nêu chung: Thế nào là ba hạng người không có phiền não? Không có Ba thứ tín nhiễm mạn và ba thứ điên đảo?
– Như văn chép: Thế nào là ba thứ v.v…trở xuống là thứ hai.Nêu riêng ra ba thứ bệnh, ba thứ bệnh là:
- Tin các thừa khác nhau.
- Tin thế gian và Niết-bàn khác nhau.
- Tin thân mình và người khác nhau.
a/ Không có ba thừa khác nhau mà khác nhau, nên gọi là điên đảo.
b/ Thật không có thế gian và Niết-bàn khác nhau không khác mà cho là khác, nên gọi là điên đảo.
c/ Thật không có thân mình và người khác nhau, không khác mà cho là khác, nên gọi là điên đảo.
Để đối trị ba thứ này v.v… trở xuống là thứ hai nói về Năng trị, cũng hai: Nêu chung và giải thích riêng.
Để đối trị ba thứ nhiễm mạn này, nên Phật nói ba thứ bình đẳng. Nghĩa này nên biết như văn đầu. Ba thứ ấy là v.v… trở xuống là thứ hai giải thích riêng tức thành ba thứ khác nhau.
Thế nào gọi là ba thứ bình đẳng? Thế nào là đối trị?
1. Thừa bình đẳng cho rằng thọ ký Bồ-đề cho các Thanh Văn chỉ có Đại thừa không có Hai thừa, nên nương vào bình đẳng không có khác nhau. Cho rằng thọ ký Bồ-đề cho các Thanh Văn, là nương vào một câu bình đẳng. Giải thích phẩm Tháp về trước nương vào quyền thừa đúng với văn kinh.
2. Thế gian Niết-bàn bình đẳng, vì cho rằng Đa Bảo Như lai nhập Niết-bàn nên thế gian Niết-bàn, mình và người đều bình đẳng không khác nhau. Trong giải thích thứ hai nói: “Như lai Đa Bảo nhập Niếtbàn”, câu này nêu chương môn thế gian và Niết-bàn bình đẳng, vì thế gian Niết-bàn mình người bình đẳng, vì cho rằng Như Lai Đa Bảo ở trong các thế giới mười phương nên gọi là nhập Niết-bàn, nên nói thế gian Niết-bàn đều bình đẳng.
3. Giải thích chương ba: Pháp thân bình đẳng, Như lai Đa Bảo nhập Niết-bàn, lại nói lên thân mình thân người pháp thân bình đẳng không khác nhau. Như lai Đa Bảo đã nhập Niết-bàn lại nói lên thân. Văn trên nói thế gian Niết-bàn bình đẳng là bảo rằng Đa Bảo Như Lai là niết bàn ở tại thế gian, nên biết thế gian và Niết-bàn bình đẳng. Thế gian và Niết-bàn đã bình đẳng, nên biết thân mình, thân người cũng bình đẳng. Thân mình là thân Phật Đa Bảo, thân người đó là mười phương Phật, thân Phật Thích-ca, lời văn là như vậy, phải quán hạnh sâu mới thủ chứng được điều này. Hơn nữa, Phật Đa Bảo tuy nhập Niếtbàn nhưng thường nói lên ở thế gian, nên cho rằng thế gian Niết-bàn và bình đẳng, là cùng Chư Phật mười phương như Phật Thích-ca, v.v…, tuy ở thế gian nhưng thường Niết-bàn, cũng là thế gian và Niết-bàn bình đẳng. Hơn nữa, Phật Đa Bảo tuy ở thế gian nhưng thường nhập Niếtbàn. Đức Thích-ca, Chư Phật mười phương tuy ở thế gian nhưng cũng là Niết-bàn. Nên biết Đức Đa Bảo và Đức Thích-ca tự tha không khác, cũng là pháp thân bình đẳng. Của mình mà người Duy-ma có ba điều như, đó là tất cả pháp cũng như, tất cả chúng sinh cũng như và chúng hiền Thánh cũng như. Tất cả pháp cũng như, đây là bình đẳng thứ ba, tất cả chúng sinh cũng như. Đây là hai thứ bình đẳng, chúng hiền Thánh cũng như, đây là bình đẳng thứ nhất. Muốn nói thế gian và Niết-bàn bình đẳng, như phẩm Niết-bàn trong Trung luận chép: “Thế gian và Niết-bàn bình đẳng không chút khác nhau, Niết-bàn và thế gian cũng không khác nhau, như thế hai mé không có mảy may khác nhau.” Luận Trí Độ chép: “Chỉ có pháp Đại thừa nói sinh tử và Niết-bàn bình đẳng.” Trong pháp Tiểu thừa không có lý này, luận Pháp Hoa đồng ý quan điểm này. Như vậy ba hạng người không có phiền não. Là Nói riêng về thọ ký cũng là giải thích lại bình đẳng về thừa trong ba bình đẳng:. Lại Hai thừa thành Phật là chánh tông của Pháp Hoa. Như luận Trí Độ chép: Kinh Pháp Hoa là pháp bí mật, nói A-la-hán thành Phật, văn chia làm năm:
- Nói về lý do thọ ký.
- Nói về Thanh Văn và Bồ-tát được thọ ký khác nhau.
- Thọ ký khác nhau.
- Thanh Văn được thọ ký, không được thọ ký.
- Nói lại về Ba thừa Nhất thừa.
Đầu tiên văn chia làm hai: nói về bệnh và thuốc đối trị.
Phần bệnh chia làm bốn:
Nêu chung ba hạng người bệnh có tâm nhiễm mạn. Như vậy ba hạng không có tâm phiền não nhiêm mạn, là tâm vô minh thấy việc làm của mình và người khác nhau, thấy sáu đường, ba thừa khác nhau.
Thấy việc làm của mình và người khác nhau, là có tâm phân biệt. Vì không biết Phật tánh pháp thân của mình và người đều bình đẳng. Không được trí vô phân biệt, Vì không biết được pháp thân Phật tánh của mình và người đều bình đẳng, nên cho rằng ta chứng được pháp này còn người kia thì chưa được. Lại sanh tâm phân biệt, là người kia và ta đồng chứng pháp này mà cho rằng người kia không được, để đối trị sự thật này nên nói dùng thuốc năng trị.
Để đối trị điều này nên Phật thọ ký cho các Thanh Văn, các Thanh Văn kia cho là thật thành Phật v.v… trở xuống là thứ hai, nói về Thanh Văn và Bồ-tát được thọ ký khác nhau, văn có hai: Hỏi và đáp. Trong hỏi có hai là hai của sơ định
Các Thanh Văn cho là thật thành Phật, được thọ ký, hay không thành Phật mà được thọ ký?
Nếu thật thành Phật. Là Kết thúc cả hai và gạn hỏi cả hai.
Nếu thật thành Phật, tại sao Bồ-tát tu vô lượng kiếp chứa nhóm vô lượng các thứ công đức nếu không được thành Phật, là thọ ký vì sao cho họ luống dối, lời văn dễ hiểu. Các Thanh Văn kia được thọ ký v.v… trở xuống là thứ hai
Gạn hỏi chung cả hai, văn cũng chia làm hai: Đáp cả hai và bác bỏ cả hai Đáp cả hai, là thành hai thứ khác nhau. Nay đáp chung câu gạn hỏi thứ nhất ở trước.
Đáp:
Các Thanh Văn kia được thọ ký được tâm quyết định, không thể cho rằng các Thanh Văn thành tựu pháp tánh. Gạn hỏi về ý: Nếu các Thanh Văn thật thành Phật, vì sao Bồ-tát từ vô lượng kiếp tu vô lượng công đức, nên giải thích rằng: các Các Thanh Văn được thọ ký chỉ là được tâm quyết định. Nói được tâm quyết định, quyết định gọi là tin, được nhập Thập tín vị, không thể thành tựu pháp tánh, đáp đúng câu hỏi này. Văn dưới nói pháp tánh là pháp thân, Thanh Văn chưa thành tựu pháp thân, tu chưa được rốt ráo. Như Lai y theo ba thứ bình đẳng kia nói pháp Nhất thừa là.Giải thích câu hỏi thứ hai: Như lai y theo ba thứ bình đẳng này mà nói pháp Nhất thừa, nên pháp thân Như lai và pháp thân các Thanh Văn kia bình đẳng không khác, nên thọ ký cho các Thanh Văn.
Gạn về ý: Thanh Văn nếu không thành Phật thì tại sao thọ ký luống dối. Nên ở trước giải thích: “Pháp thân Như lai và pháp thân Thanh Văn bình đẳng không khác, nên thọ ký cho các Thanh Văn, chẳng phải luống dối.”
Hỏi Trước nói được tâm quyết định nên thọ ký các Thanh Văn. Sau nói nương Phật tánh bình đẳng nên thọ kýcho , hai điều này khác nhau thế nào?
Đáp: Trước là nhân duyên, sau là chánh nhân. Lại, trước nêu ra Phật tánh, sau là tự tánh trụ Phật tánh, cho nên khác nhau. Chẳng phải tu hành đầy đủ công đức là thứ hai.Chẳng phải cả hai trả lời chung và đáp hai câu hỏi trước. Chẳng phải vì tu hành đầy đủ công đức, nên công đức của Bồ-tát đầy đủ, các Thanh Văn không đầy đủ.
Trước kết thúc trả lời câu hỏi thứ nhất.
Nên Bồ-tát công đức đầy đủ, các Thanh Văn công đức chưa đầy đủ là kết thúc, trả lời câu hỏi thứ hai. Nói thọ ký, có nói lên sáu xứ v.v…trở xuống là thứ ba nói về thọ ký khác nhau, văn chia làm hai:
- Nêu chung thọ ký khác nhau.
- Giải thích riêng.
Phần đầu chia làm hai:
- Nói lên nói chung sáu xứ.
- Nói về thọ ký, nói lên sáu xứ.
Năm điều Như Lai thọ ký. Một thọ ký cho các Bồ-tát giải thích trở xuống là thứ hai nói riêng kết thúc thọ ký chỉ có hai thứ.
Có sáu chỗ thị hiện Năm là Như lai thọ ký:
- Thọ ký Bồ-tát. Như lai thọ ký.
- Giải thích riêng hai người tức thành hai thứ khác nhau.
Giải thích Như Lai thọ ký cho năm hạng người, tức thành năm hạng khác nhau: Người thứ nhất mọi người đều quen biết, danh hiệu khác nhau, nên Như lai thọ ký cho .
Như Lai thọ ký: Như Xá-lợi-phất, Ma-ha-Ca-diếp v.v…được mọi người quen biết, vì danh hiệu khác nhau nên thọ ký khác nhau. Xá-lợiphất, Mục-kiền-liên v.v… bốn vị Đại Thanh Văn như, năm vị này mọi người đều quen biết, thành Phật danh hiệu khác nhau, nên thọ ký có trước sau, gọi là biệt ký. Thứ hai làThành Phật cùng một danh hiệu, nên thọ ký cùng lúc Phú-lâu-na v.v… năm trăm vị, một ngàn hai trăm vị như vì, cùng một danh hiệu, nên được thọ ký cùng lúc.
Thứ ba là Thành Phật đèn đồng một danh hiệu, nhưng chẳng được mọi người quen biết, nên khác với người thứ hai, cũng được thọ ký cùng lúc.
Bậc hữu học và vô học đều chung một danh hiệu, nhưng chẳng được mọi người quen biết, nên thọ ký cùng lúc. Đề-bà-đạt-đa thọ ký cho ba hạng người trên và hạng người lành được thọ ký, nay thọ ký cho người ác.
Thọ ký cho Đề-bà-đạt-đa, Như lai không có tâm oán ghét la. Như Lai nói lên không có tâm oán ghét: Điều-đạt gây ra ba tội nghịch gọi là oán ác, nên nay nói Phật không có oán ghét, nên Phật thọ ky cho. Bốn hạng trước đều là nam giới có cả người ác và thiện. Tỳ-kheo-ni và Thiên nữ thứ năm là nói lên hai hàng người nữ u hiển đối với hai hạng người nam thiện và ác ở trước cũng đều được thọ ký.
Tỳ-kheo ni và các Thiên nữ thọ ký cho là: Nói người nữ tại gia và xuất gia tu hạnh Bồ-tat đều chứng quả Phật. Trong kinh Pháp hoa không thấy thiên nữ được thọ ký, chỉ có long nữ, có chỗ cho rằng long nữ là Thiên nữ.
Ý thọ ký cho người nữ: Chỉ dạy cho người chuẩn bị tu hành Bồ-tát đều được thành Phật.
Bồ-tát được thọ ký: Như trong phẩm Thương Bất Khinh nói phải lễ bài khen ngợi và nói rằng: “Tôi không dàm khinh các Ngài, vì các Ngài đều sẽ thành Phật.” Dạy các chúng sinh đều có Phật tánh. Chỉ dạy chúng sinh đều có Phật tánh và đều được thành Phật nên thọ ký cho họ. Thọ ký cho các Thanh Văn trở xuống là giải thích sơ lược về các Thanh Văn được thọ ký hay không, chia làm hai:
1. Nói bốn hạng Thanh Văn được thọ ký, Thanh Văn chia làm bốn:
- Thanh Văn Quyết định.
- Thanh Văn tăng thượng mạn.
- Thanh Văn lui sụt tâm Bồ-đề.
- Thanh Văn ứng hóa.
Từ thứ hai Thanh Văn v.v… trở xuống là thứ là nói Thanh Văn được thọ ký không được thọ ký văn lại có hai:đầu tiên là y theo phật nói hai thứ Thanh Văn thọ ký,hai thứ không được thọ ký.Trừ được. Bồ-tat được thọ ký v.v…trở xuống là thứ hai nói Bô-tát được thọ ký chung.
Như Lai thọ ký cho hai thứ Thanh Văn là ứng hóa Thanh Văn, thoái tịch rồi lại phát tâm Bồ-đề. Thanh Văn Quyết định tăng trên mạn, có hai: Thứ Thanh Văn căn cơ chưa thuần thục nên Như Lai không thọ ký.
Trong Thọ ký cho Bồ-tát cũng có hai: Câu thứ nhất nói Bồ-tát được thọ ký.
Thọ ký cho Bồ-tát. Từ Bồ-tát được thọ ký rồi v.v… trở xuống là thứ hai. Giải thích nghi. Bồ-tát thọ ký là dùng phương tiện khiến họ phát tâm Bồ-đề. Nghi rằng: “các Thanh Văn tăng trên mạn Phật không thọ ký, Bồ-tát Bất khinh thọ ký có ở cả hạng người thứ hai.” Giải thích: “Phật y theo căn cơ đã thành thục hay chưa thành thục, nên thọ ký hay không thọ ký. Bồ-tát có hai nghĩa, đó là ly do được thọ ký:
- Như ở trước nói Bồ-tát có Phật tánh nên được thọ ký.
- Vì phương tiện khiến họ phát tâm Bồ-đề, nên được thọ ký.
Nếu vậy vì sao Phật không y theo hai nghĩa này mà thọ ký có ở cả bốn hạng người này?
Vì Bồ-tát so với nghĩa Phật cũng được, lại nương vào nghĩa v.v…trở xuống là thứ năm gọi là về Ba thừa văn, nói nghĩa Nhất thừa có hai: Hỏi và đáp. Nương vào nghĩa gì mà Như lai nói Ba thừa gọi là Nhất thừa.
Hỏi:
Theo ý nói: “Hỏi Phật nương vào đâu mà nói Ba thừa gọi là Nhất thừa?”
– Nương vào nghĩa đồng.
Đáp: có hai
- Y theo lời dạy hôm nay nên nói nghĩa đồng và Ba thừa là Nhất thừa.
- Theo nghĩa xưa nói khác nên có Ba thừa.
Nương vào nghĩa xưa nói Ba thừa gọi là Nhất thừa, có hai:
1. Nêu đồng nghĩa, nương vào đồng nghĩa nên thọ ký cho các Thanh Văn được Đại Bồ-đề, đồng nghĩa giải thích ở sau. Nêu ra Pháp thân bình đẳng nên giải thích đồng.
2. Nói đồng là vì Pháp thân Như lai và pháp thân Thanh Văn đồng với kia, ở đây đều bình đẳng không khác. Vì Ba thừa đồng có pháp thân bình đẳng nên Ba thừa đồng gọi là Nhất thừa. Vì các Thanh văn vv..trở xuống:là thứ hai nói y.
Theo giáo xưa có Ba thừa khác nhau: vì các Thanh Văn và Bíchchi-phật và thừa khác nhau nên có khác nhau, vì Hai thừa kia chẳng phải Đại thừa, vì giáo xưa chưa nói Ba thừa pháp thân bình đẳng với Đại thừa. Như lai nói không lìa thân này là nghĩa Vô thượng. Trên đây phá mười bệnh và nói về mười cách đối trị, từ đây về sau nói về mười thứ
Vô thượng. Ý Vô thượng văn có hai :thứ nhất là nói chung
Hai là: Nói riêng mười Vô thượng không phần đầu lại có hai: thứ nhất là yêu nghĩa vô thượng chỉ phật mới có,hai là nói thuyết y vô thượng thuyết ý Vô thượng.
Như lai nói không lìa thân này là nghĩa Vô thượng. Như lai nói không lìa thân này là nghĩa Vô thượng. Phật là bậc cao tột trong tất cả mọi người, nên nói chỉ có Phật là Vô thượng. Nhưng nói không lìa thân này, là không lìa pháp thân là Vô thượng.
Vì sao ở đây Như lai nói điều này chợt?
– Vì nghĩa đồng và không đồng ở trên mà sinh ra. Nay nói người Ba thừa đồng có pháp thân, xưa nói Ba thừa pháp thân không có, vì lời này nên nói đồng có pháp thân là Vô thượng. Nếu trong môn trước không nói đồng có pháp thân thì không nói Vô thượng. Tất cả Thanh Văn v.v…trở xuống là thứ hai.Nói thuyết Vô thượng không thuyết nghĩa Vô thượng, đầu tiên nói trong pháp Hai thừa không nói nghĩa Vô thượng.
Trong pháp của Hai thừa Thanh Văn, Bích-chi-phật, không nói nghĩa này, vì họ không hiểu đúng, như thật vì hai thừa không hiểu cho nên nghĩa này sẽ v.v…trở xuống:là nói. Trong pháp Bồ-tát là Vô thượng.
Vì nghĩa này nên các Bồ-tát v.v…thực hành hạnh Bồ-tát không phải hành suông, vì Bồ-tát hiểu đúng, hành được không phải luống dối. Điều này đồng với luận Nhiếp Đại thừa mười tướng cao siêu của và. Vô đẳng Thánh giáo.
Nghĩa vô thượng là thứ hai: Giải thích riêng mười thứ Vô thượng, văn lại co hai:
- Nêu chung mười thứ.
- Giải thích riêng mười thứ.
Trong nêu chung, một câu đầu la nhắc lại nghĩa Vô thượng.
Nghĩa Vô thượng, còn lại là Tu-đa-la v.v…trở xuống là.
Nói về xuất xứ kinh Vô thượng vẫn khuyên chúng sinh nên biết. Còn lại là Tu-đa-la nói về nghĩa Vô thượng. Nghĩa Vô thượng có mười thứ nên biết, cũng như Nhiếp Luận, nên biết là tướng cao siêu. v.v…
- Nói về Hạt giống vô thượng.
- Giải thích thành mười thứ bậc.
Hạt giống Vô thượng chia làm ba:
Nêu chương: nói về Hạt giống Vô thượng. Hạt giống Vô thượng là tâm Bồ-đề. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Tâm Bồ-đề là Hạt giống của Chư Phật mười phương ba đời. Chư Phật ba đời nhờ tâm Bồ-đề này mà thành Đẳng Chánh Giác. Nói ví dụ như mây mưa v.v… trở xuống là thứ hai nói về xuất xứ kinh: Nói ví dụ mây mưa. Mây mưa là pháp có công năng sinh ra Hạt giống, nên nên năng sinh để nói về sở sinh. Hơn nữa mây mưa v.v… là nói Hạt giống Vô thượng.
Việc các thầy làm là đạo Bồ-tát. Là thứ ba giải thích kinh.sở hành của các thầy là đạo Bồ-tát: là phát tâm Bồ-đề rồi thoái tâm, sau đó phát lại. Đã tu, gốc lành lúc trước không mất,đồng với, sau chứng quả. Đầu tiên nhắc lại
Kinh, là phát tâm Bồ-đề, thoái tâm, sau đó phát lại. Là nói Thanh
Văn có ba: thời
- Quá khứ đã phát tâm Bồ-đề.
- Giữa chừng lui sụt tâm Bồ-đề.
- Nghe kinh Pháp Hoa phát tâm Bồ-đề trở lại.
Nay lại nhận tâm Bồ-đề làm Hạt giống Vô thượng, nên dùng văn này để giải thích Đã tu hành, gốc lành không mất, đồng thời sau đó chứng quả. Quá khứ phát tâm Bồ-đề thực hành hạnh Bồ-tát, giũa chừng tuy lui sụt tâm Bồ-đề nhưng Hạt giống không mất. Như luận Nhiếp Đại thừa chép: “Hạt giống này đều gá vào-lê-đa đồng với sau đồng với được được quả.” Ban đầu phát tâm Bồ-đề, sau lại phát tâm Bồ-đề được thành quả Phật.
Nói về hạnh Vô thượng là hai: Giải thích thứ trước giải thích kế là nói xuất xứ kinh:.
Nói về tu hành Vô thượng:
1. Phát tâm Bồ-đề.
2. Khiến tu hành hạnh Bồ-tát, hạnh Bồ-tát so với hạnh bốn thừa thì hạnh Bồ-tát là trên hết, nên nói hạnh vô kế là.
Xuất xứ kinh: Nói về bản sự của Đức Như lai Đại Thông Trí Thắng, ba căn Thanh Văn và mười sáu vị Sa-di, đối với Phật Đại Thông Trí Thắng thực hành hạnh Phật.
Trình bày năng lực thêm lớn vô là giải thích thứ ba. Vì trình bày năng lực thêm lớn Vô thượng nên nói ví dụ người dẫn đầu; vì thực hành hạnh Bồ-tát nên hạnh Bồ-tát được thêm lớn, vì thế mà nói sức thêm lớn Vô thượng và nói ví dụ thương chủ. Đoàn buôn là người dẫn đường trong phẩm Hóa Thành. Kinh lấy sự hướng dẫn người làm chính nên ví dụ Đạo sư. Luận để được dướit châu vô giá nên dẫn ví dụ như vì muốn nói lên giúp cho họ hiểu Vô thượng nên nói ví dụ buộc dướit châu trong 28 chéo áo.
Muốn nói cho họ hiều được nghĩa Vô thượng, nên gần gũi để chỉ dướit châu trong chéo áo cho họ. Thấy Dưới châu giải chéo áo là tâm Bồ-đề, hiểu được tâm Bồ-đề là hiểu được Vô thượng trong ngộ nên gọi là hiểu được Vô thượng.
Hỏi :Làm sao giúp chúng sinh hiểu được Vô thượng?
Đáp :Khi xưa, mười sáu vị Sa-di nói kinh Pháp Hoa giúp cho ba căn tánh hiểu được nghĩa Vô thượng, nên phát tâm Bồ-đề, giúp cho họ hiểu được Vô thượng.
Nói lên cõi nước thanh tịnh Vô thượng. Bốn thứ trước là nói nhân Vô thượng, dưới đây là nói về quả Vô thượng.
Hỏi :Bốn thứ trên nói nhân nhân của Đức Thích-ca, hay là nhân giáo hóa chúng sinh?
Đáp :Nói chung cả hai thứ, còn nói riêng là nhân của Đức Thíchca. Vì Đức Thích-ca từ khi mới phát tâm là Hạt giống Vô thượng thứ nhất, phát tâm Bồ-đề là tin Đức Phật Đại Thông Trí Thắng đã tu hành được, nên có hạnh Vô thượng thứ hai. Vì hạnh lớn mạnh có năng lực dắt dẫn chúng sinh, nên gọi là năng lực thêm lớn Vô thượng, vì vậy mà biết đời quá khứ đã có được châu báu, nên có khả năng giúp cho chúng sinh hiểu được nghĩa Vô thượng.
Hỏi : Đã nói khiến chúng sinh được hiểu Vô thượng gọi là người hiểu Vô thượng. Cũng giúp cho chúng sinh tu hành thêm lớn, nên nói là năng lực thêm lớn Vô thượng chăng?
Đáp :Cũng có thể như vậy.
Hỏi :Làm sao biết được sự thành tựu của Phật Thích-ca mà giải thích mười thứ Vô thượng?
Đáp:Trong phần đầu nêu chung là không lìa thân này mà có nghĩa Vô thượng, nên mười thứ Vô thượng trước là nói Đức Phật Thích-ca từ khi phát tâm cho đến thành Phật, tất cả mọi việc đều đầy đủ. Đức Thích-ca đã như vậy, nên nay nói mười việc này để cho chúng sinh đều được mười điều như Ngài, Nhiếp luận nói có cảnh vô đẳng, hạnh vô đẳng, quả vô đẳng. Nay mười thứ Vô thượng, kinh này nói hạnh vô đẳng, quả vô đẳng, cảnh uẩn đều ở trong đó.
Nói lên cõi thanh tịnh Vô thượng là giải thích thứ năm. Từ đây là nói về quả Vô thượng, Hỏi
Làm sao biết bốn thứ trước là nhân?
Đáp : Hạt giống và hiện hành là nhân, nên biết “buộc châu trong chéo áo” là việc ở đời quá khứ mà cũng là nhân, thì buộc châu là buôn.
Buộc châu đã là nhân thì buôn cũng là nhân. Do đó, hệ châu và buôn là một người, nên hai nghĩa đều nói điều này. Có khả năng dắt dẫn chúng sinh thành Phật, nên gọi là Thương chủ. Giúp cho không mất tâm Bồđề, nên gọi là “hệ châu”. Nói về cõi tịnh điều quan trọng là phải có cõi trước, sau đó Phật mới xuất hiện, nên phải nói cõi tịnh trước.
Nói lên cõi nước thanh tịnh Vô thượng nên mới nói lên tháp Như lai Đa Bảo. Như trong phẩm Tháp mỗi phương có bốn trăm muôn ức na-do-tha cõi nước hợp thành một cõi, là trong tất cả cõi, cõi Vô thượng Tịnh độ là hơn hết.
Nói lên nói Vô thượng, nên nói trong mở túi tóc là thí dụ hạt ngọc. Kế là nói lên nói Vô thượng để ban hạt ngọc quý trên đỉnh cho chúng sinh, là nói đại tuệ bình đẳng, nghĩa là trong tất cả thì “thuyết Vô thượng”, là hơn hết. Đã có cõi nướcthanh tịnh thì phải có cõi giáo môn, rồi mới nói về thuyết Vô thượng để giáo hóa chúng sinh được Vô thượng.
Nói lên giáo hóa chúng sinh Vô thượng, nên từ đất vọt lên vô lượng vị Đại Bồ-tát. Đã có giáo môn thì phải có quyến thuộc, sau đó nói giáo môn hóa độ chúng sinh Vô thượng, do đó giáo hóa ngàn thế giới Bồ-tát như số bụi cát, ba mươi hai tướng đều đầy đủ. Số nhiều đức chưa nhóm, tất cả giáo hóa cùng tột, chúng sinh Vô thượng là quả quyến thuộc.
Nói lên Bồ-đề Vô thượng. Đã có sở giáo hóa thì phải có năng giáo hóa rồi mới biết được quả Bồ-đề, có Ba thừa Bồ-đề của, Phật Bồ-đề, thì trong hai Bồ-đề Vô thượng là trên hết nên gọi là Vô thượng. Trong của Phật Bồ-đề có năm:
- Phát tâm Bồ-đề.
- Hàng phục tâm Bồ-đề.
- Nói về tâm Bồ-đề..
- Bồ-đề.xuất đắc .
- Vô thượng Bồ-đề.
Nay nói Bồ-đề thứ năm nên gọi là Vô thượng Bồ-đề, văn này giải thích Vô thượng Bồ-đề trong phẩm Thọ Lượng, có hai:
- Giải thích ba thứ Bồ-đề.
- Giải thích ba câu như bản hành đạo của Bồ-tát v.v…
Hợp chung lại sáu câu văn kinh. Giải thích Ba Bồ-đề là ba:
- Giải thích hóa thân Bồ-đề.
- Giải thích báo thân Bồ-đề.
- Giải thích pháp thân Bồ-đề.
Nhưng tu hạnh thứ lớp nói về Pháp thân trước. Pháp thân là tự tánh trụ Phật tánh. Căn bản có Phật tánh, nên trước nói pháp thân vì có Phật tánh, hạnh nhân đầy đủ. Phật tánh hiển hiện nên gọi là Báo thân Bồ-đề. Đức mình đầy đủ, sau đó nói giáo hóa độ chúng sinh nên có hóa thân Bồ-đề. Nay nói thuyết môn kế là tám tướng thành đạo của Phật Thích-ca nói lên thành Phật ở thành già da. Nên biết Hóa thân Bồ-đề, hóa thân này từ Báo thân mà có. Kế là nói Báo thân Bồ-đề, Báo thân do pháp thân mà có. Kế là nói pháp Phật Bồ-đề, có hai:
1. Nêu Bồ-đề Vô thượng và nói chung ba thứ Bồ-đề. Dưới đây, nói riêng ba thứ Bồ-đề, là thành ba thứ riêng. Trong mỗi thứ này có hai:
- Giải thích.
- Dẫn kinh.
Trong giải thích lại có hai:
1. Nêu ứng hóa. Ứng hóa Phật Bồ-đề, tùy theo sự thích ứng giải thích ở sau. Giải thích chung về Ứng hóa, tùy theo sự thích ứng thấy mà nói lên, hơi khác với Nhiếp luận ba Phật của. Nhiếp luận chia Ứng hóa thành hai, nay Ứng hóa hợp thành một, vì sao? Vì Nhiếp luận nói thân Ứng hóa tương ưng với chân như. Là luận này nói Báo thân, Hóa thân là tám tướng thành đạo, nên chia Ứng hóa thành hai môn. Nay ở đây nói đức mình là Báo thân, nghĩa của Hóa thân là Ứng hóa thân. Hơn nữa, Nhiếp luận và kinh đồng một thể tánh. Trong cõi Tịnh hóa thân của các Bồ-tát gọi là Ứng thân. Nay ở đây hợp cõi tịnh, cõi uế đều thuộc hóa tha gọi chung là Ứng hóa thân. Luận chép: báo thân thường trụ tùy theo sự thích mà ứng thấy nhưng nói lên gọi là hóa thân. Như kinh đều nói Như lai ra khỏi cung họ Thích cách thành Già-da không xa, ngồi dưới đạo tràng được Vô thượng Bồ-đề, là dẫn kinh dễ hiểu.
2. Báo thân Bồ-đề cũng có hai: Giải thích và dẫn kinh.
Báo thân Phật Bồ-đề, Thập địa hạnh tròn đầy, chứng được Niếtbàn, nên Nhiếp luận nói là Ứng thân. Nay nói Báo thân tương ưng với chân như nên gọi là Ứng thân. Hạnh và Nhân đã được là báo của mình, là nghĩa nhân nên nghĩa không trái với. Luận mỗi trong pháp đều nêu ra một nhưng không trái nhau. Chứng được vô thường thì Phật tánh hiển bày, nên gọi là báo. Phật tánh là thường nên báo thân cũng thường. Báo thân đã thường hiển hiện thì, Hóa thân là vô thường.
Kinh chép, này người thiện nam! Ta thật thành Phật từ xưa đến nay đã vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức na-do-tha kiếp, là dẫn kinh dễ hiểu. Pháp Phật Bồ-đề có ba:
- Giải thích sơ lược.
- Dẫn kinh.
- Giải thích kinh.
Pháp Phật Bồ-đề, là Như lai tạng, tánh thanh tịnh Niết-bàn, thường hằng thanh tịnh không thay đổi.
Nêu pháp Phật Bồ-đề, pháp là pháp tánh thanh tịnh Niết-bàn, chân nghĩa như là thể nhu có giác, nên gọi là Phật, đạt đến nhiệm mầu thông suốt gọi là Đạo, đạo là Bồ-đề, nghĩa là Như Lai tạng tánh tinh Niết-bàn, vượt khỏi thể Bồ-đề Phật pháp, kinh và luận khác nhau. Kinh chép: “Sâu kín là Như lai tạng, hiển bày gọi là Pháp thân. Luận này cho Như lai tạng là Pháp thân, hiển bày gọi là Báo thân.”
Tánh thanh tịnh Niết-bàn: Niết-bàn có hai thứ: Tánh tịnh và phương tiện tịnh. Bản tánh thanh tịnh gọi là tánh tịnh. Tu phương tiện, dứt được phiền não, được thanh tịnh gọi là phương tiện tịnh. Nay dùng tánh tịnh Niết-bàn này làm Bồ-đề Phật pháp. Phương tiện tịnh thuộc báo Phật, hai thứ thanh tịnh là Nhiếp luận hữu cấu chân như,trong vô cấu chân như. Thường hằng tánh tinh không thay đổi: vượt khỏi thể Niết-bàn thanh tịnh. Niết-bàn tánh thanh tịnh này, thể là thường trụ nên nói là thường hằng. Nhiếp luận chép: “Thanh là tịnh, lương là an lạc. Hai đức tịnh lạc này gọi là Thanh lương. Lại nói thanh là hữu dư, lương là vô dư. Nên dùng ý trước để giải thích văn này. Không thay đổi như giải thích trên trên. Như kinh trở xuống là thứ hai, nói về xuất xứ kinh.
Như kinh chép: Như lai thấy biết tướng ba cõi như thật, cho đến thấy ba cõi không như thật đều ở trong ba cõi. Như lai thấy biết như thật cho đến thấy ba cõi không như thật, đều ở trong ba cõi để giải thích văn Bồ-đề Phật pháp này, nên nói tướng ba cõi.
Giải thích kinh: Giải thích năm câu văn kinh thành năm đoạn, trong mỗi đoạn có hai: đầu tiên nhắc lại kinh, kế là giải thích.
Tướng ba cõi: Nhắc lại kinh câu đầu, là thế giới chúng sinh là thế giới Niết-bàn.
Giải thích kinh: Thế giới chúng sinh là thế giới Niết-bàn, không lìa thế giới chúng sinh mà được Như lai tạng, nên thế giới chúng sinh xưa nay dứt bốn thứ, là thế giới Niết-bàn, không lìa thế giới chúng sinh mà có Như Lai tạng. Trên đưa ra chữ “Tức”, nay đưa ra chữ “bất ly” để giải thích chữ “tức ở” trên. Không có sinh tử hoặc lui sụt, hoặc xuất là. Giải thích câu thứ hai. Đầu tiên là nhắc lại.
Không có sinh tử hoặc thoái, hoặc xuất, là Như lai thường hằng không thay đổi.
Giải thích kinh: Nghĩa là thường hằng không thay đổi, vì Như lai tạng thường hằng không thay đổi, không có sinh tử hoặc thoái, hoặc xuất, cũng không có ở đời và diệt độ.
Giải thích câu ba: đầu tiên là nhắc lại kinh: Nghĩa là thể của Như lai tạng chân như. Là thứ ba giải thích kinh.
Cũng không có ở đời và diệt độ, là giải thích kinh có hai:
1. Nhắc lại thể Như lai tạng, là thể chân như của Như lai tạng, không tức thế giới chúng sinh, không lìa thế giới chúng sinh.là
Giải thích văn kinh ở trên: Vì không tức thế giới chúng sinh lìa không thế giới chúng sinh. Không có thế thế giới chúng sinh là giải thích không có ở đời. Không lìa chúng sinh giới là giải thích không ở đời và diệt độ, cũng nói rằng Như lai tạng không ở tại thế gian, nên không tức thế giới chúng sinh. Như lai tạng không có diệt độ không lìa chúng sinh thế giới, nên kinh luận giải thích khác nhau. Lại, đối với lý không phải buổi đầu hai, nên không lìa thế giới chúng sinh. Đối với duyên không phải buổi đầu một, nên không phải thế giới chúng sinh, cũng là sáu đường pháp thân thường hằng, nên không lìa Pháp thân. Đối với duyên thành tựu sáu đường cho nênkhông phải tức, chẳng thật, chẳng hư, chẳng như, chẳng khác là:Giải thích bốn câu: đầu tiên là nhắc lại Không thật, không hư, không như, không khác, là lìa bốn tướng. Là thứ hai giải thích kinh.là lìa bốn tướng có bốn tướng:là vô thường.nói bốn tướng là
Hỏi : Nương vào văn này cho rằng thật, hư, như, dị là bốn. Bốn thứ này vì sao vô thường đáp? – Vì bốn thứ này đều là danh ngôn, nên vô thường. Pháp thân dứt danh ngôn nên Thường trụ. Theo luận Phật tánh nói có bốn tướng:
- Tướng duyên.
- Tướng nhân.
- Tướng sinh.
- Tướng hoại.
Tướng duyên là phiền não vô minh, là phương tiện sinh tử. Tướng nhân là nghiệp vô lậu, là nhân duyên sinh tử. Tướng sinh là hữu hữu sinh tử. Tướng hoại là hữu vô sinh tử. Lìa bốn tướng này thì không còn bốn tướng sinh tử, nên Pháp thân thường trụ.
Không như ba cõi mà thấy ba cõi là giải thích câu năm, đầu tiên là nhắc lại kinh: Không như ba cõi mà thấy ba cõi. Như lai thấy được v.v…trở xuống là thứ hai giải thích kinh: Như lai có khả năng thấy và chứng pháp thân chân như, không phải như phàm phu thấy, nên kinh nói Như lai thấy rõ ràng. Câu thứ ba này, dùng suốt một kinh để chứng minh câu thứ năm. Cho Nên kinh nói Như lai thấy rõ không sai. Xưa Ta khi hành đạo Bồ-tát nay vẫn chưa hoàn mãn. Đây giải thích Tam Phật Bồđề xong. Dưới đây là giải thích câu thứ ba, nên thành ba thứ khác nhau. Giải thích kinh hành đạo Bồ-tát tròn đầybản nguyện, vì được Tam Phật Bồ-đề phải đầy đủ bản nguyện.đầu tiên là nhắc lại kinh
Khi xưa ta hành đạo Bồ-tát nay vẫn chưa đầy đủ, vì bản nguyện chưa đầy đủ. Bản đối với thế giới chúng sinh chưa xong. Nguyện chưa được tròn đầy, nên nói chưa hoàn mãn, không phải nói Bồ-đề đầy đủ. Vì khi Bồ-tát nguyện độ hết chúng sinh trong pháp giới, nay tùy thành Phật mà chúng sinh chưa hết, nên nguyện chưa mãn, chẳng phải Bồ-đề chưa được đầy đủ. Luận chủ sợ người nghiên cứu kinh nghe nói hành đạo Bồ-tát bản nguyện chưa tròn đầy, nói là Bồ-tát chưa tròn đầy, nên giải thích sơ điều này là nguyện chưa tròn đầy, không phải Bồ-đề chưa tròn đầy. Đã thành tựu được tròn đầy lại thêm số lượng ở trên. Trước là nhắc lại kinh.
Văn kinh: Đã thành tựu tuổi thọ lại gấp bội số trên. Văn này thọ nói tuổi của Như lai là thường hằng.thứ hai là
Giải thích kinh, văn chia làm hai: Nêu tuổi thọ thường hằng để giải thích kinh. Phương tiện khéo léo để nói lên số nhiều.
Giải thích tuổi thọ thường hằng ở trên: văn nầy nói lên tuổi thọ Như lai là thường hằng, ở trên nói bốn số:
- Thế giới không thể biết.
- Thế giới nhiều như bụi cát không thể biết được.
- Kiếp số như cát bụi không biết
- Nói tuổi thọ của Phật, lại vượt qua ba số trên không thể biết.
Nay số thứ năm này lại hơn số thứ tư, thì số tuổi thọ không thể biết, nên nói là thường.
Phương tiện khéo léo là khen Như lai có phương tiện khéo léo.
Phương tiện khéo léo là nói số nhiều là hơn số lượng trên, không thể biết được số lượng. Có khả năng tạo ra số nhiều như vậy hơn cả số lượng không thể biết được. Vì nói về tuổi thọ, số lượng không thể biết được, nên gọi là Thường. Khi xưa, Pháp Sư Tăng Duệ nói về kinh Pháp Hoa do La-thập dịch rằng: Đa Bảo chiếu khắp không diệt mất, tuổi thọ dưới định không có số lượng”, lúc đó luận chưa xuất hiện, nhưng nói ý này đều hợp với luận. Ngài La-thập khi tịch, thiêu lưỡi không cháy, mới biết rằng sự phiên dịch của Ngài hợp ý kinh.
Hỏi: Thế nào là tuổi thọ của Như lai thường hằng không cùng tận?
Đáp :gồm có năm ý:
1. Vì tròn đầy bản nguyện, tuổi thọ của Phật nếu vô thường thì không thường độ chúng sinh, là bản nguyện không tròn đầy, vì Phật thường trụ, nên thường độ chúng sinh, được bản nguyện tròn đầy.
2. Phá chấp cho người Tiểu thừa. Nếu Phật vô thường nguội thân bặt, trí không còn độ sinh, thì trái với thệ nguyện cuả Phật. Là nói nghĩa nhân quả: Khi Ngài mới phát tâm nguyện thành Phật độ tất cả chúng sinh. Mơi phát tâm nguyện là nhân, nay được thành Phật thường trụ độ khắp tất cả là quả, nên nghĩa nhân quả được thành tựu. Nếu theo Tiểu thừa Phật có nhân không quả, thì mới phát tâm nguyện độ là nhân, được thành Phật muốn người đạt Niết-bàn thì có nhân không quả. Nhưng không nhân quả cũng không được.
Nếu Phật vô thường thì diệt với Niết-bàn Hai thừa. Người Hai thừa không bỏ tiểu cầu Đại ưa quả mà thực hành nhân, nay muốn cho chúng sinh ưa mến quả, thực hành nhân, bỏ tiểu cầu đại, nên nói tuổi thọ của Phật thường hằng. Khi xưa, ở Giang Nam phương Bắc, năm Tông, bốn thời, dụng lại thêm lời nói số trên, dùng Pháp Hoa để chứng minh Phật vô thường. Nay luận chính là dụng câu này, để nói lên Phật là thường, nên phàm phu nói người phần nhiều ngu si, bác bỏ tội lỗi. Khi không nói nên khó giải thích điều này. Cõi thanh tịnh của ta không hủy các kiến giải đều tiêu. hết
Kinh giải thích câu ba, dưới đây là giải thích quả, nay một câu này kế là giải thích theo quả.đầu tiên nhắc lại kinh.
Văn kinh: Cõi ta thanh tịnh không hủy hoại, các kiến giải đều tiêu hết, báo thân Như lai v.v… trở xuống là giải thích kinh: tức là nêu người để giải thích cõi nước.
Cõi nước thanh tịnh Báo thân Như Lai chân thật thuộc về nghĩa đế bậc nhất. Báo Phật thường như giải thích ở trước. Nên biết cõi Báo thân Phật cũng thường hằng, vì thường hằng nên không thể tiêu diệt Hỏi:đã là. Cõi nước thường hằng tại sao các tầng trời đánh trống rải hoa?
Đáp :Đối với cõi thường hằng không có tác dụng ngăn ngại, nên có việc này. Nói lên Niết-bàn Vô thượng. Trước nhắc lại chương, nên nói ví dụ thầy thuốc v.v…trở xuống là thứ hai nói xuất xứ của kinh. Thứ hai là nói xuất xứ kinh.
Nói lên Niết-bàn Vô thượng: Tiểu thừa nguội thân, bặt trí thật nhập vô dư, đây là có Niết-bàn thật ở trên. Nay vì cuồng tử phương tiện nói diệt ba đức Niết-bàn, chẳng phải diệt hẳn, nên là Vô thượng.
Ở trên Giải thích Vô thượng Bồ-đề là nghĩa quả. Nay giải thích Niết-bàn Vô thượng là quả nghĩa, đồng nghĩa với kinh Niết-bàn. Nhưng xưa tạo vô thường để che lấp tướng thường để giải thích kinh Pháp Hoa nên nói ví dụ thầy thuốc.
Hỏi :Ví dụ thầy thuốc là văn xuôi, văn này ở trước. Cõi thanh tịnh của ta không hủy hoại là kệ, văn này ở sau. Vì sao luận chủ giải thích lại văn này.
Đáp :Luận chủ lấy Tam-bồ-đề ở trước làm chánh quả. Cõi tịnh là nương quả, hai điều này đều nói nghĩa thường, nên đều thuộc về Vô thượng Bồ-đề, nên giải thích chung một chỗ. Niết-bàn Vô thượng là nói quả quả nghĩa, nên giải thích ở sau.
Nói lên năng lực Vô thượng, là giải thích mười Vô thượng thứ văn có ba:
1. Nêu chung xuất xứ kinh.
2. Nói lại nghĩa Vô thượng của cõi tháp Đa Bảo. Tông này giải thích lại năng lực Vô thượng, trước là nêu tên. văn đầu lại có hai
Nói lên năng lực Vô thượng nhiệm mầu: nói năng lực mầu nhiệm vô thượng là: Cùng khen ngợi kinh Pháp Hoa có công dụng khéo léo, nên gọi là năng lực, còn gọi là Tu-đa-la. là Nói về xuất xứ kinh.
Còn lại Tu-đa-la là nói về thị hiện nên biết, là từ phẩm Phân Biệt Công Đức về sau là một kinh. Tháp Như lai Đa Bảo vv..trở xuống là thứ hai.
Luận giải thích lại mười thứ Vô thượng ở trước. Nói lên cõi nước thanh tịnh Vô thượng, giải thích phẩm tháp Hiện Bảo.
Hỏi :Tại sao không giải thích Vô thượng thứ năm ở trước, đến đây mới giải thích?
Đáp:Trên đây là giải thích số môn này, nay muốn nói có những điều còn nghi ở trước chưa rõ, nên luận giải thích lại điều này, có hai:
- Nói chung tám thứ.
- Giải thích riêng.
– Nói chung lại có hai:
- Nói chung về cõi tịnh.
- Nói riêng tám thứ.
Tháp Như Lai Đa Bảo hiển bày tất cả cõi Phật thanh tịnh, nói lên cảnh giới thật tướng của chư Phật, các thứ báu xen lẫn trang nghiêm. Tháp Như lai Đa Bảo: cầu này là nhắc lại tháp Như lai Đa Bảo. Hiển bày tất cả cõi Phật thanh tịnh là muốn nói mở cửa thánh hiện tất cả cõi thanh tịnh, chẳng phải chỉ có cõi Phật Thích-ca, nên nói hiển bày cõi Phật thanh tịnh.
Nói lên trong cảnh giới thật tướng của Chư Phật: vượt ra cõi thanh tịnh. Nói lên có tám thứ v.v…trở xuống. Cõi tịnh là gồm nhiếp hết tất cả tám điều, trong cõi tịnh nói riêng tám điều.
Gồm có tám thứ:
- Tháp.
- Lượng.
- Lược.
- Trụ trì.
- Nói lên vô lượng cõi Phật.
- Lìa uế.
- Đa Bảo.
- Đồng ngồi trong một tháp.
Tháp trở xuống là thứ hai giải thích riêng támviệc thành tám thứ khác nhau, trong mỗi điều đều nêu chương, giải thích kế là.
Tháp là nói lên xá-lợi Như lai trụ trì.
Nói lên xá-lợi Như lai trụ trì, do đó mà xây tháp. Vì muốn giữ gìn xá-lợi làm lợi ích cho chúng sinh.
Lượng là giải thích thứ hai, đầu tiên nhắc lại chương.
Lượng có hai nghĩa:
1. Quả hình lượng, cõi nghĩa là mỗi phương có bốn trăm muôn ức na-do-tha hỉnh lượng. Quả cõi.
2. Nhân lượng, là gốc lành vô lậu sinh, chẳng phải gốc lành hữu lậu sinh.
Nói lên phương tiện v.v… trở xuống giải thích lại hai lượng trên đầu tiên là. Giải thích quả lượng.
Nói lên phương tiện cõi nước trang nghiêm thanh tịnh. Của tất cả phật là Xuất thế gian v.v…trở xuống là giải thích nhân lượng.
Xuất thế gian thanh tịnh từ gốc lành vô lậu sinh, chẳng phải từ gốc lành hữu lậu sinh.Lược là giải thích thứ ba, đầu tiên là nhắc lại.
1. Lược là kế giải thích.
Thân Như lai Đa Bảo một thể, nói lên thâu nhiếp tất cả pháp thân chân thật của chư Phật. Đây là một thân Phật Đa Bảo phân ra nhiều thân, vì pháp thân không hai nên Phật Đa Bảo chỉ có một. Vì hóa dụng chẳng phải một, nên phân thân thành nhiều, cũng là giải thích nghi, nên giải thích nghi.
Vì sao chỉ có một tháp Đa Bảo chứ không có nhiều tháp hiện lên.
Nên giải thích rằng: “Đa Bảo là pháp thân, Chư Phật mười phương đồng một pháp thân chân như, nên pháp thân Đa Bảo thuộc pháp thân tất cả
Chư Phật, nên chỉ có một.”
Hỏi :Đa Bảo là pháp thân, hay biểu hiện cho pháp thân?
Đáp :Theo các sư như Quang Trạch v.v… nói: “Đa Bảo là xá-lợi của nhà của hóa thân, chẳng thuộc ba thân, cũng thuộc về Phật bảo.” Nay nói bốn ý:
1. Nói Theo dấu vết thì là xá-lợi Phật. Trong tám nghĩa, nghĩa đầu nói là tháp.là Như Lai nói lên xá-lợi trụ trì. Của Đa Bảo biểu thị cho pháp thân. Như ngài Tăng Duệ nói: “Nói Đa Bảo là thường hằng.” Nương vào thân Phật Đa Bảo để nói lên pháp thân bất diệt, ngài Thiên Thân giải thích trong ba thứ bình đẳng, nói thân Phật Đa Bảo là pháp thân. Thân Đa Bảo này nhập Niết-bàn, đây là nhập vào Ba đức Niếtbàn. Ba đức Niết-bàn là pháp thân. Lại trong tám nghĩa, nghĩa thứ ba, một là nghĩa thể thân Như lai Đa Bảo thuộc tất cả pháp thân của Chư Phật, nên biết là pháp thân. Phật Đa Bảo tuy nhập Niết-bàn, nhưng thường ở thế gian, nên thế gian và Niết-bàn không hai. Chẳng phải thế gian, chẳng phải Niết-bàn, lời quên dứt nghĩ cho nên, Trung luận chép: “Mé thật sinh tử và mé Niết-bàn, hai mé như vậy không khác nhau mảy may là.” Giải thích thứ tư
Trụ trì là nói lên pháp thân Như lai, Chư Phật thân lực tự tại. Trung giải thích pháp thân của Chư Phật tự tại thân lực: Ở đây giải thích Đa Bảo xuất hiện ở các thế giới mười phương và phát tâm nghe những điều khen Phật, pháp thân trùm khắp tất cả mọi nơi, có thể ở trong tất cả các nơi có công đức này, trụ trì Phật pháp nên gọi là Trụ trì.
Thị hiện vô lượng Phật là giải thích thứ năm.
Nói lên vô lượng Phật: Nói lên kia đây gây ra các nghiệp không khác nhau. Trung giải thích: “Nói lên kia, đây gây ra các nghiệp giống nhau, ý là giải thích Phật nói lên phân thân mười phương, nên tự cho là kia, thân Đức Thích-ca gọi là đây, cũng được thấy tướng phân thân mười phương tư là kia đây. Mười phương Chư Phật đều muốn hoằng đạo lợi người, nên nói mười phương chư Phật tạo các nghiệp không khác nhau. Lại , Phật phân thân mười phương đồng trụ cõi tịnh, đồng nói nhất thừa, đồng giáo hóa Bồ-tát, là nói lên của các Phật đạo đồng nhau, nên nói tạo nghiệp không khác nhau. Đạo Chư Phật đã đồng, cho việc biết ngày nay Đức Thích-ca cũng đồng với chư phật. Xa lìa uế bất tịnh v.v… trở xuống là giải thích thứ sáu.
Xa lìa uế bất tịnh là trong kinh nói việc dời trời, người và núi biển.
Nói lên tất cả Chư Phật thanh tịnh bình đẳng ý.
Nói Đa Bảo là giải thích thứ bảy.
Nói Đa Bảo: tức trong giải thích kinh nói đất bằng lưu ly.
Ngồi chung một tháp. Là giải thích thứ tám.
Ngồi chung một tháp: Nói lên hóa Phật, Pháp Phật, Báo Phật v.v… đều làm thành việc lớn Trung giải thích: Nói lên hóa Phật, Báo Phật, Pháp Phật đều làm thành việc lớn. Đại Phẩm chép: “Cứu độ tất cả chúng sinh gọi là việc lớn.” Nay nói Phật Thích-ca, Phật Đa Bảo ngồi chung trong một ngôi tháp đồng một mệnh lệnh giáo hóa chúng sinh, giúp cho tất cả qua lại trong các thế giới mười phương mở mang đạo Nhất thừa và đều thành Phật cho những điều ấy là việc lớn.
Hỏi: Chỉ có Phật Đa Bảo và Đức Thích-ca ngồi chung trong một ngôi tháp phân thân không ngồi chung, tại sao nói ba Phật cùng làm việc lớn?
Đáp: Đức Thích-ca có ba thân. Nói lên thành đạo ở thành Già-da đó là Hóa thân. Từ lâu đã thành Phật, hạnh sở đắc do nhân đó là Phật Báo thân. Có chân nên có Pháp thân, vì thế Đức Thích-ca có ba thân, là ba Phật ngồi chung làm một việc lớn.
Hỏi: Đã biết Đức Phật Thích-ca có ba thân, trong văn chỉ nói Đức Thích-ca và Đa Bảo ngồi chung một tòa, đây là hai Đức Phật, vì sao nói ba Phật cùng làm việc lớn?
Đáp: Phân thân không ngồi chung, nhưng ý Chư Phật đồng thành việc lớn Đức Phật Thích-ca và Phật Đa Bảo phân thân, ba thân này là Phật nào?
Đáp: sắp xếp theo văn thì luận chủ nói: Phật Đa Bảo là Pháp thân. Đức Thích-ca là Phật Báo thân, phân thân là Phật hóa thân.
Hỏi :Trước nói pháp thân khi ẩn là, Phật Đa Bảo đâu có khi nào ẩn?
Đáp :Luận giải thích hai thứ pháp thân:
- Khi ẩn gọi là pháp thân thì chẳng phải Phật Đa Bảo.
- Khi hiển bày gọi là pháp thân, chính là Đa Bảo.
Hỏi :Nếu vậy thì có gì khác với Phật Báo thân?
Đáp: Thể một nhưng nghĩa khác, đáp nghĩa nhân là báo bên mình, sở y các pháp chánh y là thân, nên gọi là Pháp thân. Có người nói: “Phật phân thân là Phật Ứng thân, làm sao biết. Nhiếp luận và đồng tánh kinh đều nói là Ứng thân. Ở trong cõi tịnh nói pháp giáo hóa các Bồ-tát. Nay phân thân nói pháp trong cõi tịnh thì biết đó là Ứng thân, Ứng thân là Báo thân. Đức Thích-ca ở trong cõi uế là hóa thân. Nay nói và giải thích như vậy cũng đúng, mỗi thân đều chấp nhận một nghĩa.
Dưới đây là nói về pháp lực, trì lực, tu hành lực. Nên biết Khoa thứ ba nay phân biệt tháp Đa Bảo xong, sau đó giải thích tông, trước nói năng lực vô thượng cao siêu văn có hai:
1. Nêu chung ba năng lực. Khuyên nên biết.Dưới đây nói về pháp lực, trì lực, tu hành lực nên biết. Từ pháp lực đã xong phần giữa. Giải thích riêng ba lực nên thành ba thứ khác nhau. Trong mỗi thứ có hai: Nêu chương và giải thích.
Pháp lực: Pháp là chữ Pháp của Pháp Hoa, có công dụng cao siêu nên gọi là Pháp lực.
Trình bày năm môn: Thứ hai là giải thích xuất xứ kinh, có hai:
– Nêu chung năm môn.
– Giải thích riêng, văn đầu chia làm ba: thứ nhất là
- Nêu chung năm môn:
- Chứng v.v… trở xuống là thứ hai nêu năm môn:
- Trình bày năm môn.
1. Chứng môn, 2. tín môn. 3. Cúng dường môn. 4. Văn pháp môn. 5. Đọc tụng trì thuyết môn.
Bốn môn nầy trong phẩm Di-lặc. Thứ ba là nói về xứ môn, bốn môn trong phẩm Di-lặc. Nói một môn trong phẩm Thường Tinh Tấn Bồ-tát. Phẩm Di-lặc tức phẩm Phân Biệt Công Đức. Phẩm Thường tinh Tấn là phẩm Pháp Sư Công Đức. Hai phẩm này lấy tên người đặt tên phẩm. Kinh do ngài La-thập dịch là theo pháp gọi tên.
Bốn Môn trong phẩm Di-lặc, thứ hai là giải thích riêng, đầu tiên là nhắc lại có bốn.
- Chứng môn v.v…trở xuống.
- Giải thích bốn môn.
Bốn Môn trong phẩm Di-lặc. Môn đầu có hai:
a/ Chứng môn: Như kinh v.v…trở xuống.
b/ Dẫn kinh nói về xuất xứ có hai văn:
- Giải thích ban đầu được Nhẫn Vô thượng.
- Giải thích tám sinh cho đến một sinh được Tam-bồ-đề.Phần đầu lại chia làm hai:
Nhắc lại kinh: Như kinh chép ta nói tuổi thọ của Như lai dài xa sáu trăm tám mươi muôn ức na-do-tha Hằng hà sa, chúng sinh được pháp nhẫn Vô sinh. Được pháp nhẫn Vô sinh v.v…trở xuống là thứ hai, giải thích kinh: Nói pháp nhẫn Vô sinh nghĩa là người Sơ Địa chứng trí nên biết. Như luận Trí Độ chép: “Từ Sơ địa vô sinh đến Thất địa vô sinh. Nay trong đây nói Sơ Địa là Vô sinh. Vì người Sơ địa mới chứng được pháp thân chân như Vô sinh nên nói được Vô sinh nhẫn.” Từ tám sinh cho đến nhất sinh v.v… trở xuống là thứ hai, giải thích kinh sau cùng, văn cũng chia làm hai: nhắc lại kinh và giải thích kinh.
Trong nhắc lại kinh có hai:
Nhắc lại tám đời cho đến một thời. Tám đời cho đến một đời, cả hai là nhắc lại được A-nậu Tam-bồ-đề. Được A-nậu Tam-bồ-đề Đa-latam-miệu là chứng được là Bồ-đề của Sơ Địa.
Thứ hai là Giải thích kinh chia làm ba: Giải thích theo địa vị và giải thích tám đời cho đến một đời ba là kinh dữ Dị Nhân Tránh.
Nghĩa là chứng được pháp Bồ-đề của Sơ địa. Gọi là Bồ-đề Sơ địa.
Kinh có hai câu.
1. Tám sinh cho đến nhất sinh.
2. Được Tam-bồ-đề, nay trước bèn gần giải thích đắc Tam-bồ-đề nghĩa là Bồ-đề Sơ địa.
Tám đời cho đến một đời, nghĩa là các phàm phu quyết định chứng được Sơ địa, tùy theo khả năng, tùy theo phần mới được tám sinh cho đến nhất sinh chứng được Sơ địa.
Tám đời một đời là nhắc lại câu kinh đầu, nghĩa là từ các phàm phu v.v… trở xuống là. Giải thích kinh nói Bồ-tát Địa Tiền là phàm phu. Nghe kinh Pháp Hoa tùy theo khả năng ngộ sâu cạn, hoặc qua tám đời nhập Sơ Địa. Nói A-nậu- Tam-bồ-đề, là thứ hai Dữ Dị Nhân Tránh..
Nói A-nậu-đa-la-Tam-miệu Tam-bồ-đề vì lìa được sinh tử phần đoạn trong ba cõi tùy theo phần thấy được chân như Phật tánh, gọi là được Bồ-đề, không thể gọi là rốt ráo tròn đầy Niết-bàn phương tiện của Như lai. Người khác chép: Kinh nói trong A-nậu Tam-bồ-đề có năm thứ Bồ-đề. Bồ-đề Vô thượng này chẳng phải Bồ-đề của Sơ địa, Sơ địa nói tâm Bồ-đề. của Vì có điều nghi này nên luận chủ nhắc lại văn kinh Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vì Lìa sinh tử phần đoạn trong ba cõi, Luận chủ kinh có giải thích hai câu. Trước nói Bồ-đề Sơ địa, sau nói chẳng phải Vô thượng Bồ-đề vì lìa sinh tử phần đoạn trong ba cõi, nói là có chỗ lìa. Dùng văn này để chứng minh Bồ-tát Địa Tiền còn chịu sinh tử phần đoạn, để xác định các giải thích. Có Luận sư luận Nhiếp nói: “Địa Tiền lìa được phần đoạn, nhưng không dùng văn để chứng minh, lại chứng minh Địa Tiền đều là phàm phu.”
Hỏi :Nhiếp luận chép: “Bồ-tát Thập giải được người vô ngã gọi là bậc Thánh”. Luận này nói Địa Tiền là phàm phu, làm sao hiểu được?
Đáp:Theo kinh Nhân Vương, Anh Lạc và, luận này cho Địa Tiền là phục nhẫn, gần giống bậc Thánh, chưa phải Thánh. Tùy phần thấy được chân như Phật tánh. Trên nói sở ly, nay nói sở được, thì ở đây đối với Địa tiền chưa được chân như, chẳng phải Vô thượng. Người Đăng địa mới thấy được chân như, nên gọi là Vô thượng Bồ-đề. Không thể gọi là rốt ráo.
Chẳng phải Vô thượng Bồ-đề: Niết-bàn phương tiện là Niết-bàn thanh tịnh phương tiện. Niết-bàn này rốt ráo, người này chưa được Niếtbàn này, nên chẳng phải quả địa Vô thượng.
Tín môn. Giải thích phát tâm Bồ-đề thứ hai.
Tín môn: Là lên được địa vị Thập tín là Tín môn, như kinh chép v.v… trở xuống là giải thích xuất xứ kinh.
Như kinh chép: lại có tám thế giới chúng sinh như số cát bụi đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Hỏi: Trong đây lợi ích có thứ lớp gì?
Đáp: Trong đây nói ba lợi ích:
1. Trên phẩm lợi ích: Là mới được Vô sinh cho đến xoay bánh xe pháp thanh tịnh.
2. Trung phẩm lợi ích: là tám đời cho đến một đời được Tam-bồ-đề.
3. Dưới phẩm lợi ích: là chúng sinh trong các thế giới của tám Đức Phật đều phát tâm Bồ-đề.
Về chấp Tôi mới đọc tám đời đến một đời được tam-bồ-đề trong luận nầy của Thiên Thân Mới được Vô sinh cho đến Tám đời một đời đều là số tăng từ cạn đến sâu. Không biết lợi ích của Ba phẩm, giảng mấy trăm biến mới giải thích được điều này.
Hỏi: tám đời một đời vì sao là lợi ích Trung phẩm?
Đáp: Mới nghe kinh Pháp Hoa liền được vô sinh, cho đến được pháp luân thanh tịnh. Nay nghe kinh Pháp Hoa, qua tám lần thọ sinh mới bước lên Sơ địa, cho đến qua một lần thọ sinh mới bước lênSơ địa, nên lợi ích Trung phẩm, luận chủ hợp ba lợi ích này thành hai. Lợi ích đầu đều gọi là chứng vì đều được Vô Sinh nhẫn, còn một đời sau cùng mới được phát tâm, nên gọi là Tín.
Hỏi: Nói phẩm Thọ lượng, vì sao nói nhiều người đạt đạo?
Đáp: Ở đây nói Đức Thích-ca từ khi mới phát tâm, cho đến lúc thành Phật và tất cả thời tiết, hoặc lý, hoặc quyền, hoặc đều hiển bày, nên người đắc đạo cũng nhiều.
Cúng dường môn:là nhắc lại môn thứ ba giải thích
Cúng dường môn như kinh chép: các Đại Bồ-tát khi được lợi ích của Đại pháp, thừa ở trong hư không hoa Mạn-đà-la như tuôn rải mưa, như thế v.v…. Phẩm Thọ lượng là công đức nói pháp của Như lai, Phẩm Phân Biệt Công Đức là công đức Như lai nói về người, đều dùng pháp nói về người đều được lợi ích, thường chiêu cảm thứ cúng dường.
– Nghe pháp môn như phẩm Tùy hỷ. Nói nên biết:là giải thích thứ tư
Nghe pháp môn như nói phẩm Tùy hy nên biết là nghe pháp sinh tâm tùy hỷ, lại nói pháp cho người khác, nghe nên nói là nghe pháp.
Hỏi :Trước nói phẩm Phó chúc Di-lặc, nay vì sao nói phẩm Tùy hỷ?
Đáp :Tùy hỷ ở đây là ban đầu Di-lặc hỏi về Tùy hỷ, nương vào nghĩa này cũng goi là phẩm Di-lặc. Nếu từ nghĩa Tùy hỷ đặt tên Tùy hỷ, nên không khác, cũng có thể người dịch sai từ ngữ, một pháp môn trở xuống. Pháp lực ở trên có năm môn, trước giải thích bốn, nay văn giải thích năm là môn đọc, tụng, thọ trì và nói, văn chia làm bốn.
1. Nói về môn và xuất xứ của phẩm.
Nói về phẩm Pháp môn Bồ-tát Thường Tinh Tấn, là đọc tụng v.v…trở xuống.
Giải thích sơ lược là chương môn là đọc tụng, giải biên chép v.v… được sáu căn thanh tịnh. Đọc tụng là nhân, được sáu căn thanh tịnh là quả. Như kinh v.v… trở xuống là dẫn xuất xứ kinh để chứng minh nhân, quả ở trên.
Chứng minh nhân ở trên.
Như kinh chép:, nếu có người thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh Pháp Hoa, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải thích, hoặc biên chép, người này sẽ được trở xuống là nói kế sẽ chứng trên quả.
Người này sẽ được trăm công đức của mắt, cho đến một ngàn hai trăm công đức của ý.
Được thanh tịnh sáu căn. Thứ tư là Luận giải thích, trong giải thích chia làm hai: đầu tiên Giải thích theo địa vị kế là giải thích lại thanh tịnh sáu căn.
Trong giải thích theo địa vị có hai: Giải thích và dẫn kinh để chứng minh.
Được sáu căn thanh tịnh, là phàm phu nhờ năng lực kinh, nên được dụng căn cao siêu chưa nhập chánh vị Sơ địa của Bồ-tát. Nghĩa là phàm phu nhờ năng lực kinh nên được dụng của sáu căn cao siêu nhưng chưa nhập được Sơ địa v.v…trở xuống. Chứng minh Địa Tiền là phàm phu, như kinh v.v… trở xuống là kế. dẫn kinh chứng minh.
Như kinh chép: thấy Tam thiện Đại thiên thế giới bằng mắt thường do cha mẹ sinh, như vậy v.v…. Đã nói mắt thường do cha mẹ sinh, nên nói phàm phu chưa được pháp nhãn, pháp thân của Sơ Địa. Lại, sáu căn thanh tịnh. Văn này có ba nghĩa nên giải thích lại.
1. Giải thích nhãn căn thấy Tam thiên cho đến ý cũng như vậy. Nay giải thích sáu căn dùng lẫn nhau.
2. Giải thích những việc nhãn căn, nay giải thích việc của tỷ căn.
3. Nói về mỗi dụng của sáu căn. Nay giải thích sự dùng lẫn nhau của sáu căn, chia làm hai:
a/ Sáu căn văn dùng lẫn nhau.
b/ Lại ,sáu căn thanh tịnh: Trong mỗi căn đều đầy đủ thấy sắc, nghe tiếng, biết mùi, phân biệt vị, cảm xúc biết các pháp, nên biết nghĩa này các căn dùng lẫn nhau.
Mắt thấy, ngửi mùi biết được, ở đây lược một căn giải thích dùng lẫn nhau.
Mắt thấy, ngửi mùi biết được, như kinh chép v.v…trở xuống là dẫn kinh để chứng minh mắt có khả năng thấy, sắc ngửi mùi.
Như kinh chép:: “Thích đề hoàn nhân khi ở trên điện tốt đẹp năm dục vui chơi cho đến nói pháp, ngửi mùi đều biết, đây là biết cảnh dùng tỷ căn để biết. Biết ngửi mùi đây là giải thích có khả năng ngửi mùi, đây là biết cảnh. Hương là sự biết cảnh của tỷ căn, vì dùng tỷ căn để biết, xuất phát từ năng biết. Lại dùng mắt thấy cảnh, dùng tỷ căn biết nên gọi là dùng lẫn nhau.
Trì lực: đây là giải thích pháp lực đã xong. Nay giải thích trì lực thứ hai văn chia làm hai: đầu tiên là nêu:
Trì lực: Nói trì lực vì trì kinh có công dụng cho lớn nên nói là trì lực. Có ba pháp môn, thứ hai là giải thích trì lực văn chia làm hai:
- Giải thích chung ba phẩm.
- Giải thích riêng về Pháp Sư.
Có ba pháp môn trình bày, như phẩm Pháp Sư, phẩm An lạc hạnh, phẩm Khuyến Trì v.v… Nói rộng pháp lực như kinh chép nên biết như.
Phẩm Pháp Sư là chỉ cho ba phẩm là ba pháp môn.
Kinh La-thập chỉ nói phẩm Trì, nay vì sao nói phẩm Khuyến Trì?
Nhắc lại trước khuyến ở, sau nói trì ở, nên gọi là phẩm Khuyến Trì, cũng là nhân khuyên mà trì, nên nói là khuyến trì. Đúng là phẩm
Trì để nói rộng pháp lực.
Hỏi :Nên nói rộng trì lực, sao lại nói pháp lực?
Đáp: Có hai nghĩa:
1. Nêu ra pháp sở trì, nên nói pháp lực, đúng ra phải gọi là trì lực.
2. Trong ba phẩm này chỉ có phẩm Pháp Sư là pháp lực,làm sao biết? Vì theo thứ lớp văn này thì giải thích kinh phẩm Pháp Sư. Tâm này chắc chắn biết nước đã gần, giải thích riêng những lời trong phẩm Pháp Sư.
Tâm này chắc chắn biết nước đã là gần: đây là thứ hai Thọ trì kinh này được nước Phật tánh, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Năng lực tu hành: là Giải thích năng lực thứ ba: 1. nhắc lại; 2. Giải thích.
Năng lực tu hành: nói năng lực tu hành là Nương vào kinh tu hành có công dụng cao siêu, nên nói là năng lực tu hành, có năm môn trình bày như ở dưới.
Giải thích văn chia thành ba:
- Nêu chung năm môn.
- Giải thích riêng năm môn.
- Phân biệt riêng.
Mô thứ ba
– Trình bày năm môn:
– Năm lực.
- Giảng nói năng
- Hành khổ hạnh lực.
- thực
- Năng lực Giữ gìn những điều khó cho chúng sinh.
- Công đức năng lực.
- Tốt đẹp của .
- Hộ pháp năng lực.
Theo năng lực giảng nói vv..trở xuống ;là thứ hai. Giải thích riêng năm điều khác nhau trong mỗi môn: 1.Nhắc lại; 2. Giải thích.
Năng lực giảng nói: Nói thuyết lực là Phật nói pháp cho chúng sinh trong các thế giới ở mười phương, nên gọi là thuyết lực, cũng là trong tiếng tằng hắng nói trong kệ, giúp cho vang khắp các thế giới ở mười phương là thuyết lực. Có ba thứ v.v… trở xuống. Đầu tiên nêu chung ba thứ nói về xuất xứ của phẩm.
Nêu ra chiếc lưỡi rộng dài giúp cho nhớ nghĩ, nên hai tiếng nói cười là tằng hắng giúp cho nghe. giúp cho nghe rồi thì tu hành như thật không buông lung, nên búng ngón tay khiến chúng sinh giác ngộ, giúp người tu hành được giác ngộ. Nói nhờ chiếc lưỡi rộng dài của Như lai khác với tất cả thế gian, lời Phật chắc chắn tin được. Lại chiếc lưỡi chính là đứng đầu trong việc nói pháp, cũng là thuyết lực, b.khiến cho họ nghe hai tiếng tằng hắng
Kinh La-thập thẳng là tằng hắng nói khóc cười, ý của luận này là phát ra tiếng tằng hắng nói kệ để cho chúng sinh mười phương nghe tu hành không buông lung. Là:giải thích năng lực khổ hạnh có hai phẩm.
Trình bày phẩm Dược vương tu hành khổ hạnh giáo hóa chúng sinh, lại trình bày phẩm Bồ-tát Diệu Âm tu hành khổ hạnh giáo hóa chúng sinh.
Hỏi: Dược vương có thể là khổ hạnh, vì sao Diệu Âm cũng gọi là khổ hạnh?
Đáp: Diệu Âm phân thân trong bốn sinh sáu đường để đem kinh giáo hóa chúng sinh và cứu giúp các hoạn nạn nên cũng gọi là khổ hạnh.là giải thích thứ ba dùng năng lực che chở hoạn nạn, cũng có hai phẩm.
Dùng năng lực bảo vệ hoạn nạn cho chúng sinh. Là nói phẩm Bồtát Quán Thế Âm, phẩm Đà-la-ni. Quán Âm giúp đỡ những việc khó khăn cho người. Phẩm Đà-la-ni bảo vệ khó khăn cho người bằng pháp. Lại phẩm Quán Âm là bảo vệ khó khăn cho một người, Đà-la-ni bảo vệ việc khó khăn cho nhiều người.
Năng lực công đức: là nói phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương dựa vào công đức quá khứ của hai đồng tử kia có được năng lực như vậy. là giải thích thứ tư về năng lực tốt đẹp của công đức: Hai đồng tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn được các tam-muội, lại được sáu độ đạo phẩm, lại được thần thông hướng dẫn cha bỏ tà về chánh, dắt dẫn chúng sinh gặp Phật nghe kinh Pháp Hoa, nên nói hai đồng tử được năng lực như thế. Thứ năm là năng Hộ pháp lực:
Năng Hộ pháp lực là nói phẩm Bồ-tát Phổ Hiền và phẩm sau. Phổ Hiền chính là hộ pháp, nên văn chép: “Nếu kinh Pháp Hoa truyền bá ở đời thì đều nhờ năng lực của ngài Văn-thù.” Phẩm sau là phẩm Chúc lụy, Phật giao phó cho các Bồ-tát mở mang truyền bá chánh pháp cũng là hộ phap. Lại nói thọ trì Quán Âm v.v…trở xuống là văn kinh thứ hai phân biệt năng lực hộ nạn thứ ba văn lại chia làm ba:
- Nhắc lại kinh nêu bình đẳng.
- Giải thích bình đẳng.
- Kết luận bình đẳng.
Lại nói thọ trì danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm và thọ trì danh hiệu sáu mươi hai ức Hằng hà sa Chư Phật hai công đức đó bằng nhau. Đầu tiên Như văn kinh có hai nghĩa v.v…trở xuống là thứ hai giải thích bình đẳng trong văn kinh có hai: Trình bày hai môn và giải thích hai môn. Có hai nghĩa: Tín lực và rốt ráo biết. Nói hai môn, Tín lực là Địa tiền tín bình đẳng, Rốt ráo biết nghĩa là Đăng địa chứng bình đẳng. Từ Tín lực v.v…trở xuống là thứ hai giải thích hai môn.
Giải thích Tín lực môn.
Tín lực có hai thứ
1. Cầu thân ta tự tại, năng lực tin rốt ráo như Quán Thế Âm.
2. Đối với Bồ-tát sinh tâm cung kính, như công đức kia ta cũng rốt ráo được như thế.
Tín bình đẳng có hai:
1. Tín thân mình và thân Quán Thế Âm bình đẳng, mình và Ngài đồng một pháp thân.
2. Đức bình đẳng: Đã đồng một pháp thân lại đồng một công đức cũng là nhân bình đẳng. Sau là pháp bình đẳng, từ Rốt ráo biết v.v…trở xuống: là giải thích môn thứ hai:
Rốt ráo biết: là chắc chắn biết được pháp giới rõ nói pháp giới gọi là, pháp tánh gọi là. Pháp tánh kia Nói pháp thân bình đẳng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, là pháp thân chân như Sơ địa Bồ-tát năng chứng, năng nhập. Nói về pháp giới, pháp tánh, pháp thân đều là tên khác, từ Sơ địa năng chứng, năng nhập bình đẳng pháp thân, nên thọ trì v.v…trở xuống: là thứ ba.Kết hợp bình đẳng
Nên thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa danh hiệu Chư Phật và, thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm hai thì công đức có giống nhau. Vì danh hiệu Quán Thế Âm và sáu mươi hai ức chư phật đồng chứng pháp thân bình đẳng, nên công đức bình đẳng. Hỏi ;Đồng chứng pháp thân nên bình đẳng, vì sao chỉ nói sau mươi hai ức?
Đáp:Hướng đến chỉ nêu một số. Hỏi :Chỉ nói sau chứng nhập pháp thân bình đẳng, vì sao lại nêu tín bình đẳng.
–Nêu lòng tin Địa Tiền muốn hiển bày chứng sau bình đẳng. Lại, Luận Chủ muốn giải thích chung tất cả bình đẳng. Tất cả bình đẳng không ngoài tín bình đẳng và chứng bình đẳng. Phẩm Tựa thứ nhất v.v…trở xuống. Thứ ba là nhắc lại chương môn nói về giới hạn..
Phẩm tựa thứ nhất nói thành tựu bảy thứ công đức, phẩm Phương tiện thứ hai nói có năm phần, phá hai minh và một phẩm khác dư như phân trước rất dễ hiểu. Nói phẩm như phần xứ ở trước, là phá mười bệnh và nói mười Vô thượng.
Mùa đông, ở Thiên Thai, hậu học Sa-môn Thật Quán phân hội.