KINH KHỞI THẾ NHÂN BỔN
Hán dịch: Sa-môn Đạt-ma-cấp-đa, người Thiên Trúc, đời Tùy
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 8: TAM THẬP TAM THIÊN

Chư Tỳ-kheo, trên đỉnh núi Tu-di-lưu có trú xứ, cung điện của chư Thiên cõi Ba mươi ba. Nơi ấy ngang dọc tám vạn do-tuần; có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu là vàng, bạc, tỳ lưu ly, pha-trí-ca, hồng ngọc, xa cừ, mã não… tạo thành. Bờ tường cao bốn trăm do-tuần, rộng năm mươi do-tuần. Các bờ tường cách nhau năm trăm do-tuần, ở giữa có các cửa. Các cửa ấy cao ba mươi do-tuần, rộng mười do-tuần. Hai bên cửa có các lầu canh phòng; đài gác và xe cộ… Lại có các ao và vườn hoa, có các loại cây, các loại lá, các loại hoa quả, các thứ hương xông tỏa, có các loài chim cùng nhau ca hót, âm thanh hòa nhã, rất dễ ưa thích. Lại nữa, ở các cửa ấy luôn luôn có năm trăm Dạ-xoa bảo vê cho Tam thập tam thiên.

Chư Tỳ-kheo, trong bờ tường ấy có một thành quách tên là Thiện kiến của vua Tam thập tam thiên. Thành ấy ngang dọc sáu vạn do-tuần; có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, cũng trang trí bằng bảy báu là xa cừ, mã não… Tường của thành ấy cao một trăm do-tuần, ở trên rộng năm mươi do-tuần. Bờ tường của thành cũng cách nhau năm trăm do-tuần. Ở khoảng giữa đều có các cửa. Mỗi cửa cao ba mươi do-tuần, rộng mười do-tuần. Các cửa ấy cũng có lầu canh phòng; đài gác, các ao nước, vườn hoa, có các loại cây, các loại lá, các loại hoa quả, các loại hương thơm, các loài chim, cùng nhau ca hót. Ở các cửa ấy, mỗi cửa có năm trăm Dạ-xoa thủ hộ cho Tam thập tam thiên.

Chư Tỳ-kheo, gần bên thành Thiên cung Thiện kiến có cung điện của Đại long tượng vương Y-la-bát-na. Cung điện ấy ngang dọc sáu trăm do-tuần, cũng có bảy lớp tường vách, lan can… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót.

Chư Tỳ-kheo, ở trong bờ tường lớn của thành Thiện kiến có hội trường của Tam thập tam thiên, tên là Thiện pháp đường. Nơi ấy ngang dọc năm trăm do-tuần, có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa, đều có lầu cao canh phòng, đài nhà, đủ loại màu sắc, do bảy báu tạo thành. Đất nơi ấy toàn là lưu ly xanh báu, mềm mại trơn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề. Ngay ở giữa có một trụ báu, cao hai mươi do-tuần. Ở dưới trụ báu có đặt một tòa ngồi cho trời Đế-thích, cao một do-tuần, rộng nửa do-tuần, nhiều màu đẹp đẽ… cho đến xa cừ, mã não… bảy báu tạo thành, mềm mại mịn láng, chạm vào… như trên. Hai bên tòa đều có mười sáu tòa cho Tiểu thiên vương để thị vệ, bằng bảy báu tạo thành, nhiều màu đẹp đẽ, mịn láng, sờ vào… như trên không khác.

Chư Tỳ-kheo, nơi hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên lại lập một cung điện cho trời Đế-thích. Cung ấy rộng một ngàn dotuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót.

Chư Tỳ-kheo, phía Đông, Nam, Tây, Bắc hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên, có cung điện của các tiểu vương, ngang dọc chín trăm do-tuần, hoặc có cái tám, hoặc bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai trăm do-tuần, cái nhỏ nhất rộng một trăm do-tuần; có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Phía Đông, Nam, Tây, Bắc hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên là cung điện của các Tiểu thiên ở cõi Tam thập tam thiên, ngang dọc chín mươi do-tuần, hoặc tám mươi, bảy mươi, sáu mươi, năm mươi, bốn mươi, ba mươi, hai mươi do-tuần, cái nhỏ nhất rộng mười hai do-tuần; có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót.

Chư Tỳ-kheo, phía Đông của hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên có vườn thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên, tên là Ba-lâu-sa, ngang dọc một ngàn do-tuần… cho đến bảy lớp bờ tường, do mã não… bảy báu tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa ấy, có các lầu gác, nhiều màu đẹp đẽ… cho đến mã não… bảy báu tạo thành.

Chư Tỳ-kheo, trong vườn thượng uyển Ba-lâu-sa, có hai tảng đá lớn: Một tên là Hiền, hai tên là Thiện hiền, do mã não trời tạo thành. Mỗi tảng đá ngang dọc đều năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề.

Chư Tỳ-kheo, phía Nam hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên có một vườn thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên tên là Tạp sắc xa, ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến mã não tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Ở các cửa đều có lầu gác nhiều màu đẹp đẽ… cho đến mã não tạo thành. Ở trong vườn ấy cũng có hai tảng đá: Một tên Tạp sắc, hai tên là Thiện tạp sắc, toàn dùng lưu ly xanh trời tạo thành. Mỗi tảng ngang dọc cũng năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đà.

Chư Tỳ-kheo, phía Tây hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên cũng có một thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên tên là Tạp loạn, ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến do bảy báu tạo thành. Bốn phía đều có cửa và có lầu gác canh phòng, đài gác đều do bảy báu tạo thành. Vườn Tạp loạn ấy cũng có hai tảng đá: Một tên Thiện hiện, hai tên Tiểu thiện hiện, do pha-trí-ca trời tạo thành, mỗi tảng ngang dọc cũng năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đà.

Chư Tỳ-kheo, phía Bắc hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên lại có một thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên, tên là Hoan hỷ, ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Bốn phía đều có cửa, mỗi cửa đều có lầu cao, đài gác canh phòng, cũng trang trí bằng bảy báu.

Chư Tỳ-kheo, trong vườn Hoan hỷ cũng có hai tảng đá: Một tên Hoan hỷ, hai tên Thiện hoan hỷ, do bạc trời tạo thành. Mỗi tảng ngang dọc cũng năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề.

Chư Tỳ-kheo, giữa hai khu vườn Ba-lâu-sa và Tạp sắc xa, có một ao nước của Thiên vương Tam thập tam thiên tên là Hoan hỷ, ngang dọc năm trăm do-tuần. Nước ao mát lạnh, ngon ngọt, nhẹ nhàng, thanh khiết không bẩn. Bốn mặt bờ bằng gạch bảy báu, có bảy lớp ván báu xen lẫn; có bảy lớp lan can… cho đến bảy lớp hàng cây Đa-la, bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ. Bốn phía ao đều có đường cấp, trang trí toàn bằng bảy báu. Trong ao có các loài hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng… Hoa màu lửa thì hình lửa, ánh sáng lửa, cho đến màu nước thì hình nước, ánh sáng nước, ngang dọc lớn nhỏ đều như bánh xe. Ánh sáng của hoa chiếu sáng một do-tuần. Gió thổi mùi hương lan tỏa một do-tuần; có các ngó sen lớn như trục xe, cắt ra nhựa chảy, màu trắng như sữa, mùi vị ngon ngọt như mật ong.

Chư Tỳ-kheo, giữa hai vườn Tạp loạn và Hoan hỷ có một cội đại thọ của Thiên vương Tam thập tam thiên, tên là Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ đà-la. Vòng gốc bảy do-tuần… cho đến cành lá che phủ bờ tường, ngang dọc năm trăm do-tuần; có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng ca hót.

Chư Tỳ-kheo, dưới đại thọ Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la có một tảng đá tên là Bàn-trà-cam-bà-la, do bạc trời tạo thành, ngang dọc năm mươi do-tuần, mềm mại trơn láng, chạm vào như áo Ca-chiên-lân-đề.

Chư Tỳ-kheo, ở đây, vì sao hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên gọi là Thiện pháp?

Chư Tỳ-kheo, vì tại hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên, khi Thiên vương Tam thập tam thiên tụ hội an tọa rồi, ở đó chỉ bàn luận các ý nghĩa vi diệu bí áo; thẩm xét, tư duy, cân nhắc, quán sát phần nhiều là sự việc quan trọng, chân thật chánh lý của thế gian. Vì vậy gọi là hội trường Thiện pháp đường. Còn vì sao gọi là vườn Ba-lâu-sa-ca?

Chư Tỳ-kheo, khi Thiên vương Tam thập tam thiên vào trong vườn Thô sáp rồi, ngồi trên hai tảng đá Hiền, Thiện hiền, chỉ bàn luận ngôn ngữ thô ác bất thiện của thế gian. Vì vậy gọi là Ba-lâu-sa-ca.Còn nhân duyên gì mà gọi là vườn Tạp sắc xa?

Chư Tỳ-kheo, khi Thiên vương Tam thập tam thiên vào trong vườn Tạp sắc xa rồi, ngồi trên hai tảng đá Tạp sắc và Thiện tạp sắc bàn luận các loại hình thái ngôn ngữ đủ loại của thế gian. Vì vậy gọi là vườn Tạp sắc xa. Còn nhân duyên gì mà gọi là vườn Tạp loạn?

Chư Tỳ-kheo, ởvườn Tạp loạn, Thiên vương Tam thập tam thiên thường lấy ngày mồng tám, ngày mười bốn, ngày mười lăm trong tháng, cho tất cả thể nữ ở trong cung vào vườn, để cùng với Thiên chúng Tam thập tam thiên qua lại vui chơi không gì ngăn cách, tự do vui hưởng năm thứ dục lạc cõi trời, một cách đầy đủ, và du hành hưởng lạc. Vì vậy chư Thiên ở chốn ấy cùng gọi vườn kia là vườn Tạp loạn.

Chư Tỳ-kheo, vì nhân duyên gì mà vườn ấy được gọi là vườn Hoan hỷ? Chư Tỳ-kheo, Thiên vương Tam thập tam thiên khi vào vườn ấy rồi, ngồi trên hai tảng đá, tâm cảm thấy vui mừng, ý nghĩ vui mừng; ý nghĩ này qua ý nghĩ khác, tâm cảm thấy an vui và niềm vui cứ tiếp nối liên tục. Vì vậy họ gọi vườn ấy là vườn Hoan hỷ.

Chư Tỳ-kheo, còn cây ấy vì nhân duyên gì mà được gọi là cây Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la? Chư Tỳ-kheo, dưới cây Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la có vị Thiên tử tên là Mạt-đa trú ngụ, ngày đêm thường dùng đủ mọi thú vui ngũ dục cõi trời pha trộn du hý hưởng lạc. Vì vậy chư Thiên gọi cây ấy là cây Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-

Chư Tỳ-kheo, Tam thập tam thiên dù khi có việc gấp cũng chưa từng rời tảng đá Bàn-trà-cam-bà kia, chỉ khi thiết lễ cúng dường tôn trọng cung kính rồi, tùy theo ý muốn đi đâu mới đi. Vì sao? Vì tảng đá này là trú xứ của Như Lai khi xưa, nên chư Thiên cho là chỗ tích tụ công đức. Tất cả Trời, Người, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn trong thế gian đều cúng dường.

Chư Tỳ-kheo, có hạng trời Tam thập tam chỉ có mắt thấy được vườn Ba-lâu-sa-ca nhưng thân không vào được. Do thân không vào được nên không được hưởng đầy đủ các thú vui ngũ dục ở nơi ấy. Vì sao? Vì nơi ấy nghiệp quả tốt đẹp mà thiện căn đời trước của họ lại yếu kém nên không được vào. Cũng có hạng trời Tam thập tam được nhìn thấy vườn Ba-lâu-sa-ca, thân cũng được vào; đã được vào rồi thì được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hợp cõi trời. Vì sao? Vì thiện căn của họ tăng trưởng tốt đẹp.

Chư Tỳ-kheo, có hạng trời Tam thập tam mắt chẳng thấy được vườn Tạp sắc xa, thân cũng chẳng vào được, cũng chẳng được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hợp. Vì sao? Vì thiện căn của họ có sự sai biệt. Lại có hạng trời Tam thập tam, mắt tuy thấy được vườn Tạp sắc xa nhưng thân không vào được, cũng không được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục kết hợp. Vì sao? Vì thiện căn họ có ưu, có liệt. Lại có hạng trời Tam thập tam, mắt đã được thấy vườn Tạp sắc xa, thân cũng được vào. Đã được vào rồi, được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của các thú vui năm dục. Vì sao? Vì thiện căn họ tăng trưởng tốt đẹp.

Chư Tỳ-kheo, tất cả trời Tam thập tam đều được thấy vườn Tạp loạn, cũng đều được vào; đã được vào rồi đều được thọ hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hiệp trong khu vườn ấy. Vì sao? Vì nơi ấy không có sự phân biệt khác nhau về thiện căn tu hành.

Chư Tỳ-kheo, có hạng trời Tam thập tam chẳng được thấy vườn Hoan hỷ, cũng chẳng được vào, cũng chẳng được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hợp trong khu vườn ấy. Vì sao? Vì nơi ấy, quả báo cho sự tạo nghiệp đời trước của họ có sự sai khác. Lai có hạng trời Tam thập tam được thấy vườn Hoan hỷ, nhưng chẳng được vào, cũng chẳng được thọ hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hiệp. Vì sao? Vì đối với nơi ấy, nghiệp của họ khác nhau. Lại có hạng trời Tam thập tam được thấy vườn Hoan hỷ, thân họ cũng vào được; đã vào rồi, được thọ hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hiệp. Vì sao? Vì đối với nơi ấy, khi họ huân tu và tạo các thiện nghiệp, không có sai biệt.

Chư Tỳ-kheo, Thiện pháp đường, hội trường của Tam thập tam thiên, có hai con đường; nơi cung điện của vua trời Đế-thích có hai con đường; nơi cung điện của các Tiểu thiên vương và quyến thuộc Tam thập tam thiên cũng có hai con đường; nơi cung điện của Đại long tượng vương Y-la-bà-na cũng có hai con đường; vườn Ba-lâu-saca cũng có hai con đường; vườn Tạp sắc xa, vườn Tạp loạn và vườn Hoan hỷ, ao… mỗi nơi đều có hai con đường; đại thọ Ba-lợi-dạ-đa-lacâu-tỳ-đà-la cũng có hai con đường.

Chư Tỳ-kheo, vua trời Đế-thích khi muốn đến vườn Ba-lâu-saca và các vườn Tạp sắc xa, Hoan hỷ… để tắm rửa vui chơi giải trí, bấy giờ vua nghĩ đến Đại long tượng vương Y-la-bà-na. Đại long tượng vương cũng nghĩ thế này: “Vua trời Đế-thích đã nghĩ đến ta”. Biết như thế rồi, vị ấy liền ra khỏi cung, tự biến hóa thành ba mươi ba cái đầu, trên mỗi đầu hóa ra sáu ngà; trên mỗi ngà hóa ra bảy cái ao; trong mỗi cái ao có bảy đóa hoa; trên mỗi đóa hoa đều có bảy ngọc nữ; mỗi ngọc nữ lại có bảy nữ nhân hầu cận. Bấy giờ Đại long tượng vương hiện làm các loại thần biến như thế rồi liền đi đến chỗ vua trời Đế-thích. Đến nơi, vị ấy dừng lại trước Đế-thích. Bấy giờ vua trời Đế-thích nghĩ đến các Tiểu thiên vương cõi Tam thập tam thiên và ba mươi hai chúng chư Thiên… Khi ấy các tiểu vương và chư Thiên cũng nghĩ thế này: “Vua trời Đế-thích đang nghĩ đến chúng ta. Biết như vậy rồi, họ dùng các thứ Anh lạc tuyệt đẹp trang điểm thân thể, rồi đều cưỡi trên các thứ xe đi đến bên trời Đế-thích. Đến nơi rồi, họ đều dừng lại phía trước. Khi ấy trời Đế- thích thấy rồi, liền tự trang điểm thân thể, mang các loại Anh lạc, rồi cùng với chúng chư Thiên hai bên sau trước vây quanh cưỡi lên Long tượng vương Y-la-bà-na. Vua trời Đế-thích ngồi trên đầu ở chính giữa, hai bên tả hữu có mười sáu Tiểu thiên vương đều cưỡi trên đầu biến hóa của Long tượng vương Y-la-bà-na. Tất cả ngồi yên rồi, khi ấy trời Đế-thích dẫn Thiên chúng đến các khu vườn Ba-lâu-sa-ca, Tạp sắc xa, Tạp loạn và Hoan hỷ… đến rồi, dừng lại.trong bốn khu vườn Hoan hỷ… đều có ba thứ gió giữ gìn, đó là khai, tịnh, xuy: khai mở cửa, tịnh làm sạch đất, và xuy thổi hoa, nói lược như trên…

Chư Tỳ-kheo, trong các vườn ấy, gió thổi hoa rơi khắp mặt đất, ngập tới đầu gối; mùi thơm của hoa lan tỏa khắp mọi nơi. Khi ấy, Đế-thích cùng với Tiểu thiên vương Tam thập tam thiên, quyến thuộc vây quanh, đi vào các vườn Tạp sắc xa, Hoan hỷ… vui chơi hưởng lạc, tùy ý du hành, hoặc nằm, hoặc ngồi. Khi ấy vua trời Đế-thích muốn được Anh lạc liền nghĩ đến Thiên tử Tỳ-thủ-yết-ma. Thiên tử ấy liền biến hóa ra các Anh lạc báu dâng lên Thiên vương. Nếu chư Thiên Tam thập tam thiên và quyến thuộc…, ai cần Anh lạc, Tỳ-thủ-yết-ma đều biến hóa ra mà cung cấp. Ai muốn nghe âm thanh, kỹ nhạc thì có các loài chim phát ra đủ loại âm thanh, rất hòa nhã, khiến chư Thiên thích nghe. Bấy giờ chư Thiên hưởng lạc như thế một ngày cho đến bảy ngày, một tháng cho đến ba tháng; đủ các loại giải trí, tắm rửa vui đùa, đi đứng ngồi nằm, tự do thoải mái.

Chư Tỳ-kheo, Thiên vương Đế-thích có mười vị Thiên tử luôn luôn hộ vệ: Một là Nhân-đà-la-ca, hai là Cù-ba-ca, ba là Tần-đầuca, bốn là Tần-đầu-bà-ca, năm là A-câu-tra-ca, sáu là Tra-đô-đa-ca, bảy là Thời-bà-ca, tám là Hồ-lô-kỳ-na, chín là Nan-trà-ca, mười là Hồ-lô-bà-ca. Chư Tỳ-kheo, trời Đế-thích luôn luôn được mười vị Thiên tử ấy theo hai bên tả hữu để hộ vệ, chưa từng rời xa.

Chư Tỳ-kheo, đất Diêm-phù-đề, vì mọi người, có loài hoa sanh trong nước cực kỳ tinh diệu, rất khả ái. Đó là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng. Mùi hương của các hoa ấy lan tỏa êm dịu. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca…

Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Cù-đa-ni có các loài hoa sanh trong nước cực kỳ xinh đẹp, là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi thơm ngào ngạt, lan tỏa khắp nơi. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca,…

Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Phất-bà-đề có các loài hoa sanh trong nước vô cùng đẹp đẽ, đó là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, màu rất tươi thắm, mùi hương lan tỏa. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầukiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca…

Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Uất-đa-la-cứu-lưu có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi thơm êm dịu. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền- đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca…

Chư Tỳ-kheo, các loài Rồng và Kim sí điểu cũng đều có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi thơm lan tỏa, êm dịu tuyệt vời. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đaca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Yết-ca-la-lợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca…

Chư Tỳ-kheo, loài A-tu-la cũng đều có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi hương lan khắp, rất dễ ưa thích. Trên đất sanh các loại hoa cực kỳ xinh đẹp, là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Batra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đề-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sư-ca, Yết-ca-lalợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca, Tần-lân-đàm, Ma-ha tần-lân-đàm, Mạn-đà-la-phạm, Ma-ha mạn-đà-la-phạm…

Chư Tỳ-kheo, Tứ thiên vương và chư Thiên có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp, vi diệu, khả ái sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi hương rất thơm, tính chất êm dịu. Trên đất sanh các loại hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đaca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca, Yết-ca-la-lợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca, Tần-lân-đàm, Ma-ha tần-lân-đàm…

Chư Tỳ-kheo, Tam thập tam thiên có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp, vi diệu, khả ái sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi rất thơm, tính chất êm dịu. Trên đất sanh các loại hoa, vi diệu khả ái là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-baca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nica, Yết-ca-la-lợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca, Tần-lân-đàm, Ma-ha-tần-lân-đàm, Mạn-đà-la-phạm, Ma-ha mạn-đà-la-phạm…Giống như các loại hoa mà trời Tam thập tam đã có, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại và trời Ma thân, theo thứ lớp, cũng có hoa như thế không khác. Nên biết tất cả.

Chư Tỳ-kheo, người thế gian có bảy màu. Những gì là bảy? Chư Tỳ-kheo, đó là màu lửa hình lửa, màu vàng hình vàng, màu xanh hình xanh, màu đỏ hình đỏ, màu trắng hình trắng, màu vàng hình vàng, màu đen hình đen. Giống như thường sắc của Ma, Phạm.

Chư Tỳ-kheo, người thế gian có bảy loại màu ấy, các A-tu-la cũng như thế, có bảy màu đó. Chúng chư Thiên cũng có bảy màu ấy, giống như thường sắc của Ma, Phạm.

Chư Tỳ-kheo, chư Thiên có mười pháp riêng biệt. Những gì là mười? Chư Tỳ-kheo, một là chư Thiên đến đi, tới lui, không giới hạn; hai là chư Thiên đi, tới lui không chướng ngại; ba là chư Thiên đi, không có mau, chậm; bốn là chư Thiên đi, không có dấu chân; năm là thân chư Thiên không bệnh hoạn, mệt mỏi; sáu là thân chư Thiên có hình không bóng; bảy là chư Thiên không đại tiểu tiện; tám là chư Thiên không khạc nhổ; chín là thân chư Thiên thanh tịnh vi diệu, không có mỡ, tủy, da, thịt, và máu, gân, xương, mạch…; mười là thân chư Thiên muốn hiện cao, thấp, xanh, vàng, đỏ, trắng, lớn, nhỏ, thô, tế đều được như ý và đều đẹp đẽ tuyệt vời, dễ mến, khiến người ưa thích. Thân của chư Thiên có mười điều chẳng thể nghĩ bàn như thế.

Chư Tỳ-kheo, lại thân chư Thiên có thật không hư, thảy đều đầy đặn; răng trắng mà khít, tóc xanh bằng thẳng, mềm mại bóng mượt, thân tự nhiên sáng, có sức thần thông, bay đi trên không, mắt nhìn không nháy, anh lạc tự nhiên, y phục không bẩn.

Chư Tỳ-kheo, người ở châu Diêm-phù-đề thọ một trăm tuổi, trong đó có người chết yểu. Người ở châu Cù-đà-ni thọ hai trăm tuổi, trong đó cũng có người chết yểu. Người ở châu Phất-bà-đề thọ ba trăm tuổi, trong đó cũng có người chết yểu. Người ở châu Uất-đacứu-lưu thọ một ngàn tuổi, không có người chết yểu. Các chúng sanh cõi Diêm-ma-la thọ bảy vạn hai ngàn tuổi, trong đó cũng có loại chết yểu. Các Rồng và Kim sí điểu thọ một kiếp, trong đó cũng có con chết yểu. A-tu-la thọ một ngàn tuổi bằng trời, trong đó cũng có loại chết yểu. Tứ thiên vương thọ năm trăm tuổi, trong đó cũng có chết yểu. Tam thập tam thiên thọ một ngàn tuổi. Chư Thiên Dạ-ma thọ hai ngàn tuổi. Trời Đâu-suất-đà thọ bốn ngàn tuổi. Chư Thiên Hóa lạc thọ tám ngàn tuổi. Trời Tha hóa tự tại thọ mười sáu ngàn tuổi. Trời Ma thân thọ ba vạn hai ngàn tuổi. Trời Phạm thân thọ một kiếp. Trời Quang ức niệm thọ hai kiếp. Chư Thiên Biến tịnh thọ bốn kiếp, chư Thiên Quảng quả thọ tám kiếp, chư Thiên Vô tưởng thọ mười sáu kiếp. Chư Thiên Bất nhiệt thọ ngàn kiếp. Chư Thiên Vô phiền thọ hai ngàn kiếp. Chư Thiên Thiẹn kiến thọ ba ngàn kiếp.

Chư Thiên Thiện hiện thọ bốn ngàn kiếp. Trời Sắc cứu cánh thọ năm ngàn kiếp. Trời Hư không xứ thọ mười ngàn kiếp. Trời Thức xứ thọnhai vạn một ngàn kiếp. Trời Vô sở hữu xứ thọ bốn vạn hai ngàn kiếp. Trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ thọ tám vạn bốn ngàn kiếp. Trong các hàng chư Thiên đó, đều có hạng chết yểu.

Chư Tỳ-kheo, thân người Diêm-phù-đề cao ba khuỷu rưỡi tay, áo rộng khoảng bảy khuỷu tay, trên dưới ba khuỷu rưỡi tay. Người Cù-đà-ni, người Phất-bà-đề, kích cỡ thân và áo bằng với người Diêm-phù. Thân người Uất-đa-la-cứu-lưu cao bảy khuỷu tay, áo rộng khoảng mười bốn khuỷu tay, trên dưới bảy khuỷu tay. Thân A-tu-la cao một do-tuần, áo rộng khoảng hai do-tuần, trên dưới một do-tuần, nặng nửa lạng. Thân Tứ thiên vương cao nửa do-tuần, áo rộng một do-tuần, trên dưới nửa do-tuần, nặng một lạng. Thân Tam thập tam thiên cao một do-tuần, áo rộng khoảng hai do-tuần, trên dưới một do-tuần, nặng nửa lạng. Thân Dạ-ma thiên cao hai do-tuần, áo rộng khoảng bốn do-tuần, trên dưới hai do-tuần, nặng một phần tư lạng. Thân Đâu-suất-đà thiên cao bốn do-tuần, áo rộng khoảng tám dotuần, trên dưới bốn do-tuần, nặng một phần tám lạng. Thân Hóa lạc thiên cao tám do-tuần, áo rộng mười sáu do-tuần, trên dưới tám dotuần, nặng một phần mười sáu lạng. Thân Tha hóa tự tại thiên cao mười sáu do-tuần, áo rộng ba mươi hai do-tuần, trên dưới mười sáu do-tuần, nặng một phần ba mươi hai lạng. Thân chư Thiên Ma thân cao ba mươi hai do-tuần, áo rộng sáu mươi tư do-tuần, trên dưới ba mươi hai do-tuần, nặng một phần sáu mươi tư lạng. Từ đây trở lên, thân chư Thiên, kích cỡ cao thấp và y phục bằng nhau không khác.

Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề có chợ búa buôn bán, hoặc dùng tiền của, hoặc dùng ngũ cốc, lụa là, hoặc dùng súc vật. Người Cù-đà-ni muốn mua bán, hoặc dùng trâu dê, hoặc dùng ngọc báu Ma-ni. Người Phất-bà-đề, nếu họp chợ đổi chác, thì hoặc dùng của cải, tơ lụa, hoặc dùng ngũ cốc, hoặc ngọc báu Ma-ni. Người Uất-đa-la-cứu-lưu không có các chợ búa mua bán, theo nhu cầu tự nhiên có.

Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề, người Cù-đà-ni, người Phấtbà-đề đều có phép cưới gả giữa nam và nữ. Người Uất-đa-la-cứu-lưu không có ngã và ngã sở, nếu cành cây rũ xuống, nam nữ bèn giao hợp, không có việc hôn phối.

Chư Tỳ-kheo, Rồng, Kim sí điểu và A-tu-la, việc giá thú đều giống nhân gian. Trời Tứ thiên vương, trời Tam thập tam, chư Thiên Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, chư Thiên Hóa lạc, chư Thiên Tha hóa tự tại, trời Phạm thân… đều có giá thú… lược nói như trên. Từ đây trở lên, về hôn thú giữa nam và nữ không có sự sai khác.

Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề khi hành dục, hai căn giao nhau, lưu xuất bất tịnh. Người Cù-đà-ni, người Phất-bà-đề và người Uất-đa-la-cứu-lưu, đều như người Diêm-phù-đề. Tất cả loài Rồng, Kim sí điểu… khi hành dục, hai căn cũng giao nhau nhưng chỉ phát ra hơi gió, liền được thỏa mãn, không xuất bất tịnh. Các A-tu-la, trời Tứ thiên vương, trời Tam thập tam khi hành dâm, hai căn giao nhau, thỏa mãn phát ra hơi như các Long vương và Kim sí điểu vương, cùng loại không khác. Chư Thiên Dạ-ma cầm tay nhau thành dục. Trời Đâu-suất-đà nghĩ đến thành dục. Chư Thiên Hóa lạc nhìn kỹ thành dục. Trời Tha hóa tự tại nói chuyện với nhau thành dục. Chư Thiên Ma thân nhìn nhau thành dục. Tất cả đều thấy thỏa mãn là thành dục.

Chư Tỳ-kheo, ở nhân gian, ánh sáng đom đóm thì không bằng ánh sáng của đèn; ánh sáng của đèn lại không bằng ánh sáng của đuốc; ánh sáng của đuốc lại không bằng ánh sáng của đống lửa; ánh sáng của đống lửa không bằng ánh sáng tinh tú; ánh sáng tinh tú lại không bằng ánh sáng mặt trăng; ánh sáng mặt trăng lại không bằng ánh sáng mặt trời; ánh sáng mặt trời chói lọi lại không bằng ánh sáng Anh lạc trên tường vách cung điện của trời Tứ thiên vương; ánh sáng của trời Tứ thiên vương lại không bằng ánh sáng của trời Tam thập tam; ánh sáng của trời Tam thập tam lại không bằng ánh sáng Anh lạc nơi tường vách cung điện của chư Thiên Dạ-ma; ánh sáng của chư Thiên Dạ-ma không bằng ánh sáng của trời Đâu-suất-đà; ánh sáng của trời Đâu-suất-đà lại không bằng ánh sáng trời Hóa lạc; ánh sáng của trời Hóa lạc lại không bằng ánh sáng của chư Thiên Tha hóa tự tại; ánh sáng của chư Thiên Tha hóa tự tại lại không bằng ánh sáng trời Ma thân; ánh sáng Anh lạc nơi tường vách cung điện của trời Ma thân so với các cõi dưới, rất thắng diệu, thù đặc không gì vượt qua được.

Chư Tỳ-kheo, ánh sáng trời Ma thân so với ánh sáng trời Phạm thân thì lại không bằng; ánh sáng trời Phạm thân so với trời Quang ức niệm thì không bằng; ánh sáng trời Quang ức niệm so với trời Biến tịnh thì không bằng; ánh sáng trời Biến tịnh so với ánh sáng trời Quảng quả thì không bằng; ánh sáng trời Quảng quả kia… cũng như thế cho đến trời Vô não nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, A-ca-nị-tra…, chỉ trừ Anh lạc, ngoài ra, như trước đã nói, nên biết như vậy.

Chư Tỳ-kheo, nếu ánh sáng chung của thế giới chư Thiên, chư Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và người đời trong thế gian có được đem so với hào quang của Như Lai, A-la-hán, Chánh Biến Tri… thì dù có gấp trăm ngàn vạn ức hằng hà số cũng không thể sánh bằng. Hào quang của Như Lai là tối thắng, tối diệu, thù đặc đệ nhất. Vì sao?

Chư Tỳ-kheo, vì thân của Như Lai giới hạnh vô lượng; thiền định, trí tuệ, giải thoát tri kiến, thần thông và thần thông hạnh, giáo hóa và giáo hóa luân, thuyết xứ và thuyết xứ luận… đều vô lượng vô biên.

Chư Tỳ-kheo, Như Lai có vô lượng công đức như thế, tất cả các pháp đều đầy đủ. Vì vậy nên hào quang của Như Lai tối thắng, vô thượng. Nên biết rõ như thế.

Chư Tỳ-kheo, tất cả chúng sanh có bốn thức ăn để nuôi các đại được tồn tại, thành tựu các Hữu, nhiếp thọ lẫn nhau. Những gì là bốn? Một là thức ăn thô và vi tế, hai là thức ăn xúc chạm, ba là thức ăn suy nghĩ, bốn là thức ăn thức. Chúng sanh nào phải ăn thức ăn thô và vi tế?

Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề ăn lúa đậu, cá thịt… đó gọi là thức ăn thô. Còn che đậy, xoa sờ, tắm rửa, lau chùi, xoa phấn sáp…, gọi đó là thức ăn vi tế. Người Cù-đà-ni, người Phất-bà-đề cũng dùng thức ăn thô và vi tế như người Diêm-phù-đề. Người Uất-đa-la-cứu-lưu, thân không cày cấy, tự nhiên có loại lúa thơm chín sẵn dùng làm thức ăn thô. Còn che đậy, tắm rửa, và xoa sờ… làm thức ăn vi tế.

Chư Tỳ-kheo, tất cả các Rồng và Kim sí điểu dùng các loài cá, ba ba, giải, cá sấu, tôm, mọt, nòng nọc, rồng con, rắn, rái, tỳ-la vàng… làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Các A-tu-la dùng mùi vị cam lộ tuyệt ngon cõi trời làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Trời Tứ thiên vương và chư Thiên đều dùng mùi vị cam lộ cõi trời làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Trời Tam thập tam dùng mùi vị cam lộ làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế… cũng giống như trời Tam thập tam. trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, chư Thiên Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại… đều dùng vị cam lộ cõi trời làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Từ đây trở lên, chúng chư Thiên đều dùng Thiền duyệt và Pháp hỷ làm thức ăn, tam-ma-đề làm thức ăn, Tam-ma-bạt-đề làm thức ăn, không có thức ăn thô và tế.

Chư Tỳ-kheo, còn loại chúng sanh nào dùng xúc chạm làm thức ăn? Chư Tỳ-kheo, là các chúng sanh thọ sanh từ trứng như ngỗng, chim ưng, chim hồng, chim hạc, gà, vịt, khổng tước, anh võ, cù dục, tu hú, bồ câu, yến, se sẻ, trĩ, quạ… Ngoài ra, còn các loại chúng sanh khác sanh từ trứng, vì chúng do trứng mà có thân nên tất cả đều dùng xúc chạm làm thức ăn. Còn loại chúng sanh nào dùng tư duy làm thức ăn? Có loại chúng sanh dùng ý tư duy nuôi dưỡng các căn, tăng trưởng thân mạng như là cá, ba ba, rùa, rắn, tôm, mọt, và già-la, cù-đà… Ngoài ra, còn các loại chúng sanh nào khác dùng ý tư duy, nuôi dưỡng các căn, tăng trưởng thân mạng thì những chúng sanh ấy đều dùng tư duy làm thức ăn. Còn loại chúng sanh nào dùng thức làm thức ăn? Đó là các chúng sanh địa ngục và chư Thiên Thức vô biên. Những chúng sanh này đều dùng thức làm thức ăn.

Chư Tỳ-kheo, bốn loại thức ăn này duy trì các đại, giữ gìn sự sống cho các chúng sanh. Ở đây, có bài kệ:

Hoa, sắc và các pháp
Thọ mạng, y là năm
Chợ, buôn và cưới gả
Hai căn, thực là mười.

Chư Tỳ-kheo, chúng sanh trong thế gian đều có ba thứ hạnh ác. Những gì là ba? Đó là thân ác, miệng ác và ý ác.

Chư Tỳ-kheo, có một hạng chúng sanh thân làm việc ác, miệng nói lời ác, và ý nghĩ việc ác. Đã tạo tác như thế rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, họ sẽ đọa vào đường ác, sanh trong địa ngục. Họ ở trong đó, sau cùng thức diệt, thức ở trong địa ngục mới tương tục sanh. Khi thức ấy cùng sanh liền có danh sắc; do duyên danh sắc liền sanh lục nhập.

Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Tạo tác như thế rồi, do nhân duyên ấy khi thân hoại mạng chung, đọa vào đường ác, sanh trong súc sanh. Họ ở trong đó cuối cùng thức diệt, thức trong súc sanh mới tương tục sanh. Khi thức ấy cùng sanh liền có danh sắc; do duyên danh sắc nên sanh lục nhập.

Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Tạo tác như thế rồi, do nhân duyên ấy, khi thân hoại mạng chung, đọa vào đường ác, sanh vào cõi Diêm-ma. Họ ở trong cõi ấy, cuối cùng thức diệt, thức ở cõi Diêm-ma mới tương tục sanh. Khi thức ấy mới sanh liền cùng với danh sắc cùng lúc phát sanh; do duyên với danh sắc nên lục nhập sanh.

Chư Tỳ-kheo, những thứ này gọi là ba hạnh ác, phải nên xa lìa.

Chư Tỳ-kheo, ở thế gian có ba thứ hạnh lành. Những gì là ba? Đó là thân làm việc lành, miệng nói việc lành và ý nghĩ việc lành.

Chư Tỳ-kheo, có một hạng chúng sanh thân làm việc lành, miệng nói việc lành, ý nghĩ việc lành. Tu tập như thế rồi, do nhân duyên ấy nên khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài người. Họ ở nơi đấy, sau cùng thức diệt, thức ở cõi người mới tương tục sanh. Ngay khi thức này mới khởi liền cùng với danh sắc sanh, cùng lúc đồng sanh; do duyên danh sắc, lục nhập liền sanh.

Chư Tỳ-kheo, lại có hạng chúng sanh, thân làm việc lành, miệng nói việc lành, ý nghĩ việc lành. Tạo tác như thế rồi, do nhân duyên ấy,  khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi trời. Ở nơi này thức diệt, thức cõi trời mới tương tục sanh. Khi thức ấy sanh, liền cùng với danh sắc cùng lúc đồng sanh; do có danh sắc liền sanh lục nhập.

Chư Tỳ-kheo, họ ở cõi trời, hoặc nơi Thiên tử, hoặc nơi Thiên nữ ngồi kiết già mà sanh ra, hoặc sanh từ trong hai đầu gối, hoặc giữa hai đùi vế. Khi mới sanh ra, giống như em bé mười hai tuổi ở nhân gian. Nếu là Thiên nam, thì ngay nơi tư thế ngồi của Thiên tử, sanh ra từ bên đầu gối; nếu là Thiên nữ, thì liền sanh từ trong đùi vế của ngọc nữ. Sanh như thế rồi, vị trời ấy liền gọi là con gái của ta. Nên biết như thế.

Chư Tỳ-kheo, tu thiện thì sanh thiên, có pháp như thế. Nếu khi vừa sanh ra là Thiên tử hoặc Thiên nữ thì vì do nghiệp nhân đã huân tập nên sanh ba loại nhớ nghĩ: Một là tự biết chết ở nơi nào; hai là tự biết nay sanh nơi nào; ba là tự biết việc thọ sanh này là do nghiệp quả gì, là phước báo gì mà ta ở nơi kia thân hoại mạng chung sanh đến chốn này. Lại nghĩ thế này: “Ta nhờ có ba loại nghiệp quả mà ba loại nghiệp quả ấy đã thành thục nên được sanh chốn này. Những gì là ba? Đó là thân làm việc lành, miệng nói việc lành, ý nghĩ việc lành. Do quả báo của ba nghiệp này thành thục nên khi thân hoại mạng chung, sanh đến chốn này”. Lại nghĩ thế này: “Nay ta nguyện, ở nơi này sau khi chết, sẽ sanh vào nhân gian. Khi ta đã thọ sanh ở chốn ấy như thế rồi, lại tu hạnh lành về thân, khẩu, ý. Vì thân, khẩu, ý hành hạnh lành, nên khi thân hoại diệt rồi, sanh lại nơi đây”. Nghĩ như thế rồi, liền nghĩ đến thức ăn; khi nghĩ đến thức ăn, liền có các đồ đựng báu hiện ngay ở trước, tự nhiên đầy ắp vị cam lộ trời, đủ các chủng loại hiện ra. Trong các Thiên tử, vị nào có quả báo thù thắng thì màu sắc của vị cam lộ kia rất trắng, vị Thiên tử nào có quả báo bậc trung thì màu sắc của vị cam lộ kia đỏ, còn vị Thiên tử nào có phước đức bậc hạ thì màu sắc của vị cam lộ kia hiện đen. Khi ấy, Thiên tử liền dùng tay bốc vị cam lộ trời bỏ vào miệng. Vị cam lộ kia đã vào miệng rồi, dần dần tự tan biến. Giống như váng sữa hoặc sữa đen đặt trên lửa liền tự tan ra, không còn nguyên dạng. Cũng như thế, vị cam lộ trời, bỏ vào miệng, tự nhiên tiêu hóa. Ăn vị cam lộ rồi, nếu khát, liền có đồ đựng báu cõi trời đựng đầy Thiên tửu hiện ra trước mặt tùy theo phước đức thượng, trung, hạ mà có màu trắng, đỏ hoặc đen như trên đã nói… bỏ vào miệng cũng tiêu hóa như thế. Khi vị Thiên tử kia ăn uống xong, thân thể cao thấp, lớn nhỏ, giống như các Thiên tử, Thiên nữ sanh trước.

Chư Tỳ-kheo, các Thiên tử, các Thiên nữ khi thân thể đã sung mãn rồi, tùy ý mình đi đến bên ao; đến bên ao rồi, vào trong ao, tắm rửa sạch sẽ, vui vẻ hưởng lạc. Khi lên khỏi ao, họ đến bên cây Hương; khi ấy, cành cây tự nhiên cong xuống, từ trong cành cây tuôn ra các loại diệu hương, chảy vào trong tay, liền dùng thoa thân. Họ lại đến cây y phục, đến nơi, cành cây cũng cong xuống như trước, từ trong cây tuôn ra các loại y phục đẹp đẽ; khi đến tay rồi, liền lấy mặc vào. Họ mặc y phục rồi đi đến cây Anh lạc, cành cây tự cong xuống như trước, tuôn (Anh lạc) vào tay, hoặc buộc hoặc mang để trang điểm thân thể. Kế đến cây Tràng hoa, cành cây cong xuống như trên, tuôn ra các loại tràng hoa đẹp đẽ, họ cầm lấy trang điểm trên đầu rồi liền hướng đến cây Đồ dùng, từ cây tuôn ra các loại đồ đựng bằng các loại báu, tùy ý cầm lấy, đi đến rừng quả, đầy các loại quả, hoặc nuốt ăn, hoặc lấy nước uống. Rồi tiếp đi đến bên cây Âm nhạc, cây cũng cong xuống, tự nhiên tuôn ra các loại nhạc khí, tùy ý mà lấy, hoặc đờn hoặc đánh, hoặc ca hoặc vũ, âm thanh vi diệu. Sau đó họ đi vào trong vườn cây; vào trong vườn rồi, liền thấy nơi ấy có vô lượng vô biên số trăm, số ngàn, số vô lượng trăm, ngàn vạn ức chư Thiên ngọc nữ. Khi chưa thấy ngọc nữ thì có tri kiến về nghiệp báo đời trước là mình từ nơi nào sinh tới đây, như thân này của ta nay thọ báo này là do nghiệp quả đã thành thục. Khi ấy phân biệt rõ ràng, nhớ nghĩ việc đời trước, giống như thấy ngón tay trên bàn tay. Khi thấy Thiên nữ vì mê đắm sắc đẹp, nên tâm trí tỉnh thức chánh niệm liền diệt, mất đi sự nhớ nghĩ đời trước mê dục hiện tại, miệng chỉ thốt lên: “Ôi! Ngọc nữ cõi trời. Ôi! Ngọc nữ cõi trời!” Như thế gọi là sự ràng buộc của ái dục.

Chư Tỳ-kheo, đây gọi là ba hạnh lành.

Chư Tỳ-kheo, trong một tháng có sáu ngày chay tịnh. Nửa tháng đầu có mười lăm ngày, nửa tháng sau cũng có mười lăm ngày. Như vậy, hai nửa tháng, mỗi nửa tháng có ba ngày chay tịnh. Ba ngày chay tịnh của nửa tháng đầu là ngày nào? Đó là ngày mồng tám, ngày mười bốn và ngày mười lăm trong tháng. Nửa tháng sau cũng có ba ngày chay tịnh như nửa tháng đầu. Vì sao trong mỗi nửa tháng đều có ba ngày thọ trì trai giới?

Chư Tỳ-kheo, hai lần nửa tháng đều có tám ngày, vào những ngày ấy, Tứ đại thiên vương tập họp quyến thuộc và bảo họ rằng, các người hãy đi xem khắp bốn phương xem có ai trong thế gian ăn ở hiếu thuận, cung dưỡng cha mẹ, cung kính Sa-môn, Bà-la-môn chăng? Tôn trọng các bậc Tôn trưởng chăng? Tu hành bố thí, thọ trì cấm giới chăng? Giữ bát quan trai và sáu ngày chay chăng? Khi ấy Tứ thiên vương ra lệnh cho sứ giả như thế. Sứ giả liền y lệnh Thiên vương, phụng mạng ra đi, liền xuống xem xét khắp tất cả nhân gian, ai là người trong gia đình hiếu dưỡng cha mẹ, tên họ là gì? Ai thực hiện sáu ngày chay? Ai trì tám cấm giới? Ai giữ giới đức? Bấy giờ sứ giả quán sát khắp nhân gian thấy trong loài người, người hiếu thuận cung phụng cha mẹ thì ít, kẻ tôn trọng phụng sự Sa-môn cũng ít, cung kính Bà-la-môn kỳ cựu, kính trọng các người lớn cũng ít; bố thí thì nhỏ giọt, ăn chay thì lơ thơ, hộ giới thì không trọn vẹn, sự giữ gìn phần nhiều khiếm khuyết. Khi ấy Thiên sứ thấy như thế rồi, liền đến chỗ Tứ đại thiên vương tâu rằng: “Thiên vương tường tri! Tất cả mọi người ở thế gian không có nhiều người hiếu dưỡng phụng sự cha mẹ, không có nhiều người cung kính Sa-môn, Bà-lamôn; không có nhiều người kính trọng bậc Tôn trưởng kỳ cựu đạo đức, không có nhiều người tu hành bố thí, trì giới, lục trai, cũng không có nhiều người phụng trì cấm giới, giữ bát quan trai”. Bấy giờ Tứ đại thiên vương nghe các sứ giả tâu trình như thế rồi, trong lòng buồn bã không vui, bảo với sứ giả rằng: “Ở thế gian nếu quả thật có bọn người như thế thì quả là điều chẳng lành. Vì sao? Vì tuổi thọ của con người rất ngắn ngủi, chỉ sống một thời gian ngắn đáng lẽ phải tu các điều lành để đến đời sau có thể được an lạc, nhưng tại sao nay người thế gian kia, không có nhiều người hiếu dưỡng cha mẹ… cho đến không tu trì sáu ngày chay và tám cấm giới để giữ gìn thân khẩu. Điều này là sự tổn giảm lớn các Thiên chúng của ta; lần lượt tăng thêm dòng giống A-tu-la”.

Chư Tỳ-kheo, còn nếu thế gian nhiều người cung kính hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc Kỳ túc; tu hành bố thí, ưa thọ trì sáu ngày chay, siêng năng bồi đắp phước nghiệp, thường giữ tám cấm giới, tương tục như thế, thì khi ấy Thiên sứ tuần tra xem xét thấy rồi, tâu lên Tứ thiên vương rằng: “Đại vương tường tri! Người thế gian kia, có nhiều người hiếu thuận với cha mẹ, có nhiều người cung kính Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc Tôn trưởng, ưa hành bố thí, siêng tu trai giới, phước nghiệp.” Bấy giờ Tứ đại thiên vương nghe lời tâu trình này của các Thiên sứ xong, tâm rất hoan hỷ, phấn khởi vô cùng, nói như thế này: “Rất tốt! Rất tốt! Người thế gian có thể tu hành như thế là điều lành rất lớn. Vì sao? Vì thọ mạng của bọn người ấy ngắn ngủi, chẳng bao lâu sẽ chuyển đến thế giới khác. Nay đây, ngay tại chốn nhân gian ấy, họ luôn hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc Kỳ cựu…, phần nhiều ưa bố thí, giữ gìn trai giới. Như thế thì sẽ làm tăng trưởng vô lượng quyến thuộc cho chư Thiên, làm tổn giảm dòng giống A-tu-la”.

Chư Tỳ-kheo, vì sao vào ngày mười bốn của hai lần nửa tháng là ngày chay tịnh?

Chư Tỳ-kheo, vào ngày mười bốn của hai lần nửa tháng ấy, Tứ đại thiên vương, cũng như trước, triệu bốn Thái tử sai xuống nhân gian xem xét việc thiện ác; ít hay nhiều, rồi hoan hỷ hay buồn rầu… đều giống như Thiên sứ đã nói ở trên, chỉ có khác là Thái tử đích thân xuống.

Chư Tỳ-kheo, vào kỳ chay tịnh ngày mười lăm của hai lần nửa tháng, Tứ đại thiên vương đích thân xuống thế gian quan sát việc thiện ác, biết nhiều hay ít rồi, liền đi đến Thiện pháp đường, hội trường của chư Thiên. Đến trước pháp đường rồi, chư vị mặt hướng về Đế-thích tâu trình các việc thiện ác, nhiều ít, thuận nghịch của nhân gian. Bấy giờ Đế-thích nghe ở nhân gian, người tu phước ít thì buồn rầu bực tức chẳng vui. Vì sao như vậy? Vì Thiên chúng tổn giảm, A-tu-la thêm nhiều. Còn nếu nghe nhân gian, người làm như pháp nhiều thì vô cùng hoan hỷ, phấn khởi, nói thế này: “Nay Thiên chúng của ta sẽ tăng lên dần”. Vì lẽ ấy, sáu ngày của hai lần nửa tháng, chư Thiên xuống xem xét việc thiện ác của nhân gian nên gọi là ngày chay tịnh.

Chư Tỳ-kheo, hoặc sẽ có lúc các ngoại đạo hay Ba-lợi-bà-laxà-ca, đến chỗ các ông hỏi các ông: “Các Trưởng lão, do nhân duyên gì có một hạng người bị phi nhân khủng bố, có một hạng người không bị phi nhân khủng bố?” Nếu các ngoại đạo hỏi như thế, thì các ông nên trả lời thế này: “Các trưởng lão, việc này có nhân duyên. Vì sao? Trong thế gian có một hạng người làm việc phi pháp, có tà kiến, có điên đảo kiến. Họ đã làm mười điều bất thiện, nói điều bất thiện, nghĩ điều bất thiện, tà kiến điên đảo. Vì làm mười điều bất thiện này nên thần bảo hộ đời sống dần dần bỏ đi. Các vị thần như thế, hoặc trăm, hoặc ngàn, chỉ ở lại một vị để bảo vệ. Thí như bầy trâu, hoặc bầy dê cả trăm con, ngàn con mà chỉ có một người chăn. Ở đây cũng thế, vì thần bảo vệ ít nên thường bị phi nhân khủng bố. Lại có một hạng người, nói đúng như pháp, không hành tà kiến, điên đảo kiến. Họ đã hành mười việc thiện như thế, có chánh kiến, chánh ngữ, tu tập thiện nghiệp, thì những người ấy có vô lượng trăm ngàn thần đến hộ vệ.vì nhân duyên đó, những người ấy không bị phi nhân khủng bố. Giống như vua hoặc đại thần của vua, người nào cũng có trăm hoặc ngàn người bảo vệ”.

Chư Tỳ-kheo, người thế gian có họ tên như thế nào thì ở cõi phi nhân cũng có các họ tên như thế.

Chư Tỳ-kheo, nhân gian có các nơi chốn như núi rừng, sông hồ, quốc ấp, thành quách, thôn xóm, làng mạc thì trong cõi phi nhân cũng có tên nhà cửa… như thế.

Chư Tỳ-kheo, các chỗ của vua ngồi, tất cả ngã đường, ngã tư đường, nơi bờ ruộng quanh co, hoặc chỗ làm thịt, hoặc các hang trống, chắc chắn rằng đều có các thần và các phi nhân nương ở. Lại nữa, trong chỗ bỏ tử thi và con đường đi của các ác thú đều có phi nhân. Trên tất cả cây cao một tầm, to một thước đều có chư thần cư ngụ, coi như nhà ở.

Chư Tỳ-kheo, tất cả người thế gian, hoặc nam hay nữ, từ khi sanh ra đều có chư thần thường thường đi theo, chẳng hề rời xa, chỉ trừ khi làm việc ác và lúc mạng chung mới bỏ đi… nói lược như trên…

Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề có năm việc hơn người Cù- đà-ni. Những gì là năm? Một là mạnh khỏe, hai là chánh niệm, ba là chỗ Phật xuất thế, bốn là nơi tu nghiệp, năm là chỗ hành phạm hạnh. Cù-đà-ni có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là nhiều trâu bò, hai là nhiều dê, ba là nhiều Ma-ni báu. Diêm-phù-đề có năm việc hơn Phất-bà-đề… như trước đã nói. Phất-bà-đề có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là châu ấy rất to lớn, hai là châu ấy gồm nhiều bãi sông, ba là châu ấy rất đẹp. Diêm-phù-đề có năm việc hơn Uất-đa-la-cứu-lưu… giống như trên. Uất-đa-la-cứu-lưu có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là người cõi ấy không có ngã và ngã sở, hai là thọ mạng vô cùng dài lâu, ba là người cõi ấy có hạnh thù thắng. Diêm-phù-đề có năm việc hơn các chúng sanh cõi Diêm-ma… như trước đã nói. Cõi Diêm-ma có ba việc hơn người Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là thọ mạng lâu dài, hai là thân hình to lớn, ba là có y phục, thức ăn tự nhiên nuôi mạng. Người Diêm-phù-đề có năm việc hơn các Rồng và Kim sí điểu, như trước đã nói. Rồng và Kim sí điểu có ba việc hơn người Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là thọ mạng lâu dài, hai là thân hình to lớn, ba là cung điện rộng rãi. Người Diêm-phù-đề có năm việc hơn A-tu-la như trên đã nói. A-tu-la có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là sống lâu, hai là sắc đẹp, ba là hưởng lạc nhiều. Ba việc như thế rất là thù thắng.

Chư Tỳ-kheo, trời Tứ thiên vương có ba việc thù thắng. Một là cung điện cao, hai là cung điện đẹp, ba là cung điện vô cùng sáng chói. Trời Tam thập tam cũng có ba việc thù thắng. Những gì là ba? Một là sống lâu, hai là sắc đẹp, ba là nhiều lạc thú. Cũng như trời Tam thập tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, trời Ma thân…, nên biết, đều có ba việc thù thắng như trời Đao-lợi hơn người Diêm-phù-đề. Diêm-phù-đề có năm việc hơn chư Thiên, như trên đã nói. Các ngươi nên biết và trả lời như thế.

Chư Tỳ-kheo, trong ba cõi này có ba mươi tám loài chúng sanh. Ba mươi tám loài ấy là gì?

Chư Tỳ-kheo, trong cõi Dục có mười hai loài, trong cõi Sắc có hai mươi hai loài, trong cõi Vô sắc có bốn loài.

Chư Tỳ-kheo, mười hai loài trong cõi Dục là gì? Đó là Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỉ, Người, A-tu-la, trời Tứ thiên vương, trời Tam thập tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa Tự tại, trời Ma thân. Đó là mười hai loài. Hai mươi hai loài trong cõi Sắc là gì? Đó là trời Phạm thân, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô não, trời Thiện kiến, trời Thiện hiện, trời A-ca-nị-trá. Đó là hai mươi hai loài thuộc cõi Sắc. Còn bốn loài trong cõi Vô sắc là trời Không vô biên, trời Thức vô biên, trời Vô sở hữu, trời Phi tưởng phi phi tưởng. Bốn loài này thuộc cõi Vô sắc.

Chư Tỳ-kheo, trong thế gian có bốn loại mây. Đó là mây trắng, mây đen, mây đỏ, mây vàng.

Chư Tỳ-kheo, trong bốn loại mây này, mây sắc trắng thì có nhiều địa giới, mây sắc đen thì có nhiều thủy giới, mây sắc đỏ thì có nhiều hỏa giới, mây sắc vàng thì có nhiều phong giới. Các ông nên biết như thế.

Chư Tỳ-kheo, thế gian lại có bốn loại đại thiên. Những gì là bốn? Đó là đại thiên Địa đa, đại thiên Thủy đa, đại thiên Hỏa đa, đại thiên Phong đa.

Chư Tỳ-kheo, đã từng có một thời, đại thần Địa đa khởi lên ác kiến, tâm tự nghĩ: “Ở trong địa giới, không có thủy, hỏa và phong giới.”

Chư Tỳ-kheo, bấy giờ Ta đi đến bên đại thần Địa đa kia, bảo: “Ngươi quả thật có ác kiến rằng trong địa giới không có ba đại giới thủy, hỏa, phong phải chăng?” Vị thần kia trả lời với Ta: “Đúng vậy! Bạch Thế Tôn”. Ta lại bảo: “Ngươi chớ khởi ác kiến như thế. Vì sao? Vì trong địa giới kia, thật có thủy, hỏa, phong giới, nhưng ở trong đó, địa giới nhiều hơn, vì vậy được gọi là địa giới”.

Chư Tỳ-kheo, Ta có thể biết đại thần Địa đa kia khởi ý nghĩ như thế nên dứt trừ ác kiến ấy, khiến vị thần ấy hoan hỷ, ngay trong các cấu, đắc pháp nhãn thanh tịnh, chứng quả ngộ đạo, không còn kiết hoặc, vượt qua nghi ngờ, không còn phiền não, không theo pháp khác, tùy thuận pháp hành, rồi thưa với Ta rằng: “Bạch Đại Đức Thế Tôn, nay con xin quy y Phật, Pháp, Thánh tăng. Bạch Đại Đức Thế Tôn, từ nay về sau, con sẽ phụng trì giới Ưu-bà-di cho đến mạng chung, không sát sanh, không trộm cắp và không làm điều phi pháp… cúi xin Phật Pháp Tăng hộ trì cho con được thanh tịnh”.

Chư Tỳ-kheo, lại có một thời, thiên thần Thủy đại cũng nghĩ như thế, rồi sanh ác kiến: “Trong thủy giới, không có địa giới và hỏa, phong giới”. Ta biết được ý nghĩ ấy, đi đến bên vị thủy thần kia hỏi: “Ngươi thật có nghĩ như vậy chăng?” Đáp: “Thật có nghĩ như vậy”. Ta lại bảo: “Ngươi chớ khởi lên ác kiến như thế. Trong thủy giới kia, có cả địa, hỏa và phong giới…” cho đến thần hỏa, thần phong cũng vậy, đều có ác kiến này. Phật đã biết rồi, đều đến hỏi họ. Tất cả đều trả lời Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy”. Phật khai mở ý tâm họ, tất cả đều được hiểu rõ, quy y Tam bảo; tùy thuận làm theo; giống như thiên thần Địa đa hết nghi ngờ, đến bên Ta… nói lược như trên… Đó gọi là thiên thần bốn đại.

Chư Tỳ-kheo, thế gian có mây, từ đất bay lên trên hư không, hoặc có đám bay đến một câu-lô-xá thì dừng lại, hoặc hai, hoặc ba câu-lô-xá thì dừng lại, cho đến sáu, bảy câu-lô-xá thì dừng lại.

Chư Tỳ-kheo hoặc có đám mây bay lên hư không một do-tuần, hoặc hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy do-tuần thì dừng lại.

Chư Tỳ-kheo, hoặc có đám mây bay lên hư không một trăm do-tuần, cho đến hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám trăm do-tuần thì dừng và đứng yên. Hoặc có đám mây từ đất bay lên không cả ngàn do-tuần, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngàn do-tuần thì dừng lại, cho đến khi kiếp tận.

Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc ngoại đạo Ba-lợi-bà-la-xà-ca đi đến bên các thầy hỏi như thế này: “Này các Trưởng lão, có nhân duyên gì mà mây trong hư không có tiếng động?”, thì này các Tỳ-kheo, các thầy nên trả lời thế này: “Có ba nhân duyên cùng xúc chạm nhau nên trong đám mây trên không có tiếng phát ra. Những gì là ba? Các Trưởng lão, hoặc có lúc phong giới trong mây cùng địa giới va chạm nhau nên tự nhiên phát ra tiếng. Vì sao? Thí như hai cành cây cọ xát nhau phát lửa. Này các Trưởng lão, cũng như vậy. Đây là nhân duyên thứ nhất phát ra tiếng. Lại nữa, này Trưởng lão, hoặc lại có lúc phong giới trong mây cùng với thủy giới va chạm nhau nên tự nhiên phát ra tiếng, cũng như trên đã nói. Đây là nhân duyên thứ hai phát ra tiếng. Lại nữa, này Trưởng lão, hoặc lại có lúc phong giới trong mây cùng với hỏa giới va chạm nhau nên tự nhiên phát ra tiếng, nói lược cho đến thí như hai cây cọ xát nhau phát lửa. Đây là nhân duyên thứ ba phát ra tiếng”. Chư Tỳ-kheo, nên trả lời như thế, và cũng nên phân biệt rộng rãi để biết như thế.          Chư Tỳ-kheo, hoặc có khi ngoại đạo Ba-lợi-bà-la-xà-ca đến bên các thầy hỏi thế này: “Này các Trưởng lão, do nhân duyên gì mà trong mây, trên hư không bỗng nhiên phát sanh ánh chớp?”, thì này chư Tỳ-kheo, các thầy nên trả lời thế này: “Này các Trưởng lão, có hai nhân duyên trong mây từ trên hư không phát sanh ánh chớp. Những gì là hai? Một là luồng điện phương Đông tên là Vô hậu; phương Nam có luồng điện tên là Thuận lưu; phương Tây có luồng điện tên là Đọa quang minh; phương Bắc có luồng điện tên là Bách sanh thọ. Các Trưởng lão, lại có lúc, hoặc luồng điện Vô hậu ở phương Đông cùng luồng điện Đọa quang minh ở phương Tây, chạm nhau, dính nhau, cọ nhau, xát nhau, vì vậy nên từ trong đám mây trên hư không phát ra ánh sáng, gọi là ánh chớp. Đây là nhân duyên thứ nhất phát sanh ánh chớp. Lại nữa, các Trưởng lão, hoặc luồng điện thuận lưu ở phương Nam cùng với luồng điện Bách sanh thọ ở phương Bắc, chạm nhau, dính nhau, cọ nhau, xát nhau, vì vậy nên phát sanh ánh sáng. Giống như hai cây, gió thổi cọ nhau, tự nhiên phát lửa, rồi trở lại vị trí cũ. Đây là nhân duyên thứ hai phát sanh ánh chớp, từ trong đám mây có ánh sáng phát ra.

Chư Tỳ-kheo, ở trong hư không, có năm nhân duyên có khả năng ngăn cản mưa, khiến cho thấy đoán thời tiết chẳng lường biết được, càng thêm mê hoặc, như đoán chắc là sẽ mưa nhưng trời không mưa. Những gì là năm?

Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc, trên hư không mây ùn sấm động tạo ra tiếng ầm ầm vang rền, hoặc phát ra ánh chớp, hoặc có gió thổi khí lạnh đến, tất cả như thế đều là hiện tượng của mưa. Các người đoán xem và các nhà thiên văn đều quyết chắc là lúc này nhất định sẽ mưa. Bấy giờ vua A-tu-la La-hầu-la từ trong cung đi ra, dùng hai tay hốt đám mây có mưa kia ném xuống biển.

Chư Tỳ-kheo, đó là nhân duyên thứ nhất ngăn cản mưa, mà các nhà đoán thời tiết chẳng thấy, chẳng biết, tâm sanh nghi hoặc, vì cho rằng chắc chắn trời mưa nhưng lại không mưa.

Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc, trên hư không nổi mây, trong mây cũng phát ra tiếng ầm ầm rền vang, cũng phát ánh chớp, cũng có gió thổi không khí lạnh đến. Khi ấy nhà thiên văn và các người đoán thời tiết, thấy hiện tượng này cho rằng lúc ấy, trời chắc chắn sẽ mưa. Bấy giờ sức tăng trưởng của hỏa giới phát sanh. Ngay trong lúc đó mây có mưa bị đốt tiêu. Đây là nhân duyên thứ hai ngăn cản mưa mà các nhà thiên văn không thấy, không biết, tâm sanh nghi hoặc, vì cho là trời nhất định mưa nhưng lại không mưa.

Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc, trong hư không nổi mây, cũng phát ra tiếng ầm ầm rền vang, cũng phát ra ánh chớp, lại cũng có gió thổi không khí lạnh đến. Khi ấy các nhà thiên văn và người đoán thời tiết thấy hiện tượng như thế đều cho là lúc ấy trời nhất định sẽ mưa. Nhưng vì sức tăng trưởng của phong giới phát sanh thổi mây kia trôi đến vùng sa mạc Ca-lăng-ca hoặc trôi đến vùng sa mạc Đàn-trà-ca, hoặc trôi đến vùng sa mạc Ma-đăng-già, hoặc trôi đến vùng đồng trống, hoặc trôi đến vùng sa mạc Ma-liên-na. Đây là nhân duyên thứ ba ngăn cản mưa mà các nhà thiên văn không thấy không biết, tâm sanh mê hoặc vì cho rằng trời chắc chắn mưa nhưng lại không mưa.

Chư Tỳ-kheo, lại có lúc trên hư không nổi mây, rồi trong mây ấy cũng phát ra tiếng ầm ầm vang rền, phát ra ánh chớp, thổi khí lạnh đến. Người đoán thời tiết cho là trời chắc chắn mưa. Nhưng các Thiên tử làm mưa có lúc chểnh mảng, do sự chểnh mảng ấy nên mây kia không mưa xuống đúng lúc; đã không đúng lúc nên mây tự tan. Đây là nhân duyên thứ tư ngăn cản mưa. Do vậy mà các nhà thiên văn tâm sanh mê hoặc, vì cho là chắc chắn mưa mà lại không mưa.

Chư Tỳ-kheo, lại có lúc trên không nổi mây, trời cũng phát ra tiếng ầm ầm rền vang, cũng phát ra ánh chớp, gió lạnh thổi tới. Những nhà thiên văn cho rằng chắc chắn sẽ mưa. Nhưng vì trong cõi Diêm-phù-đề này, có nhiều người không hành như pháp, tham đắm các dục, xan tham, tật đố, tà kiến trói buộc. Bọn họ vì làm ác, nên tập theo điều phi pháp, vì mê đắm dục, tham lam, tật đố, cạnh tranh nên trời không mưa.

Chư Tỳ-kheo, đây là nhân duyên thứ năm ngăn cản mưa mà người xem thiên văn và người đoán thời tiết không thấy không biết, tâm sanh mê hoặc, cho là trời chắc chắn mưa, nhưng lại không mưa.

Chư Tỳ-kheo, đó là năm nhân duyên ngăn cản trời mưa.

Trong ấy, có kệ rằng:

Hoa, pháp, sắc, thọ mạng
Y phục và buôn bán
Cưới gả, Tam-ma-đề
Đủ bốn món ăn uống.
Thực hành hai kỳ chay
Tên ba cõi trên dưới
Sắc mây và chư Thiên
Câu-lô-xá, sấm vang.