SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 16

Phẩm 54: ĐẠI NHƯ

Bấy giờ các vị trời ở các tầng trời cõi Dục, cõi Sắc đem hương bột Chiên-đàn cõi trời, và các hoa sen sinh, đỏ, hồng, trắng cõi trời vói rải cúng dường Đức Phật, đến chỗ Đức Phật đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một phía, mà bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Phật là rất sâu, khó thấy, khó hiểu chẳng thể suy gẫm mà biết được, là nhiệm mầu vắng lặng, chỉ có người trí mới biết được, ngoài ra tất cả thế gian chẳng thề tin được. Vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-lamật sâu xa có nói rằng: Sắc tức là Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-lamật tức là sắc, cho đến Nhất thiết chủng trí tức là Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-lamật tức là Nhất thiết chủng trí. Tướng như của sắc, tướng như của Bát-nhã ba-la-mật, là một như, không hai, không khác. Cho đến tướng như của Nhất thiết chủng trí, tướng như của Bátnhã ba-la-mật là một như, không hai, không khác. Phật dạy:

–Đúng vậy, này các vị trời! Sắc tức là Bát-nhã ba-lamật, Bátnhã ba-la-mật tức là sắc. Cho đến Nhất thiết chủng trí là Bát-nhã bala-mật, Bát-nhã ba-la-mật là Nhất thiết chủng trí.

Tướng như của sắc, cho đến tướng như của Nhất thiết chủng trí là một như, không hai, không khác.

Thế nên, này các vị trời! Lúc mới thành đạo, tâm Phật muốn yên lặng, chẳng muốn nói pháp. Vì sao? Vì pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Phật chứng được rất sâu, khó thấy, khó hiểu, chẳng thể suy gẫm biết được, là nhiệm mầu vắng lặng, chỉ người trí biết được, còn tất cả thế gian chẳng thể tin được.

Vì sao? Vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không có người được, không có chỗ được, không có thời gian được, đó gọi là tướng rất sâu của các pháp, chính là không có hai pháp.

Này các vị trời! Ví như vì hư không rất sâu nên pháp này rất sâu, vì như rất sâu nên pháp này rất sâu, vì pháp tánh, thật tế, chẳng thể nghĩ bàn, vô biên rất sâu nên pháp này rất sâu, vì không đến, không đi rất sâu nên pháp này rất sâu, vì bất sinh, bất diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, vô trí, vô đắc rất sâu nên pháp này rất sâu.

Này các vị trời vì ngã rất sâu cho đến người biết, người thấy rất sâu nên pháp này rất sâu.

Này các vị trời! Vì sắc rất sâu, thọ, tưởng, hành, thức rất sâu nên pháp này rất sâu. Vì sáu pháp Ba-la-mật cho đến vô pháp hữu pháp không rất sâu nên pháp này rất sâu. Vì bốn Niệm xứ cho đến Nhất thiết chủng trí rất sâu nên pháp này rất sâu.

Các vị trời ở cõi Dục, cõi Sắc bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp vừa được Đức Phật dạy, tất cả thế gian chẳng thể tin được.

Bạch Đức Thế Tôn! Pháp rất sâu xa này chẳng nói vì lấy hay bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến chẳng nói vì bỏ hay lấy Nhất thiết chủng trí.

Các thế gian đều thọ lấy mà thực hành, nào sắc là ngã, là ngã sở, nào thọ, tưởng, hành, thức là ngã, là ngã sở, cho đến Nhất thiết chủng trí là ngã, là ngã sở. Phật dạy:

–Đúng vậy, này các vị trời! Pháp rất sâu xa này chẳng phải nói vì lấy hay bỏ sắc, cho đến chẳng phải nói vì lấy hay bỏ Nhất thiết chủng trí.

Này các vị trời! Nếu có Bồ-tát vì thọ lấy sắc cho đến vì thọ lấy Nhất thiết chủng trí mà tu hành, Bồ-tát này chẳng tu hành được Bátnhã ba-la-mật, chẳng tu hành được Thiền ba-lamật, cho đến chẳng tu hành được Nhất thiết chủng trí. Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp rất sâu xa này thuận theo tất cả pháp thuận theo Bố thí ba-la-mật cho đến thuận theo Nhất thiết chủng trí.

Pháp này vô ngại: Chẳng ngại sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến chẳng ngại Nhất thiết chủng trí.

Này các vị trời! Pháp này tên là tướng vô ngại, vì đồng như hư không, vì đồng như pháp tánh, pháp trụ, thật tế, chẳng thể nghĩ bàn tánh, vì đồng như không, vô tướng, vô tác.

Pháp này chẳng sinh tướng: Sắc chẳng sinh cho đến Nhất thiết chủng trí chẳng sinh, vì không thật có.

Pháp này không nơi chốn, vì nơi chốn của sắc cho đến nơi chốn của Nhất thiết chủng trí không thật có.

Bấy giờ các vị trời ở cõi Dục, cõi Sắc bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tu-bồ-đề là Phật tử, từ Phật sinh ra, vì sao? Vì lời nói của Tu-bồ-đề đều hợp với Không. Tu-bồ-đề nói:

–Này các vị trời! Các ông bảo Tu-bồ-đề là Phật tử, từ Phật sinh ra, thế nào là từ Phật sinh ra?

Vì tướng như nên Tu-bồ-đề từ Phật sinh ra. Vì sao? Vì tướng như của Đức Như Lai chẳng đến, chẳng đi, tướng như của Tu-bồđề cũng chẳng đến, chẳng đi, thế nên Tu-bồ-đề từ Phật sinh ra.

Lại Tu-bồ-đề từ xưa đến giờ vẫn từ Phật sinh. Vì sao? Vì tướng Như của Đức Như Lai, tức là tướng như của tất cả pháp, tướng như của tất cả pháp tức là tướng như của Đức Như Lai. Trong tướng như này cũng không có tướng Như. Thế nên, Tubồ-đề là từ Phật sinh ra.

Lại, Như của Đức Như Lai là tướng thường trụ, Như của Tubồđề cũng là tướng thường trụ. Tướng như của Đức Như Lai không riêng, không khác, tướng Như của Tu-bồ-đề cũng không riêng, không khác. Cho nên Tu-bồ-đề là từ Phật sinh ra. Tướng Như của Đức Như Lai không có chỗ ngại, tướng Như của của tất cả pháp cũng không có chỗ ngại, đây là tướng Như của Như Lai và tướng Như của tất cả pháp là một như, không hai, không khác. Tướng như này vô tác hoàn toàn không chẳng như, nên tướng như này là như duy nhất, không hai, không khác. Thế nên Tu-bồ-đề là từ Phật sinh ra.

Tướng Như của Đức Như Lai ở tất cả chỗ vô niệm, vô biệt, tướng như của Tu-bồ-đề cũng ở tất cả chỗ vô niệm, vô biệt. Tướng Như của Đức Như Lai chẳng riêng khác, chẳng thật có, Tu-bồ-đề cũng vậy, thế nên Tu-bồ-đề là từ Phật sinh ra.

Tướng Như của Đức Như Lai chẳng xa lìa tướng Như của các pháp, nên hoàn toàn không chẳng như, vì như chẳng khác nên Tubồ-đề là từ Phật sinh ra ra, mà cũng không có việc từ.

Lại tướng Như của Đức Như Lai chẳng có quá khứ, chẳng có vị lai, chẳng có hiện tại, tướng Như của pháp cũng chẳng có quá khứ, chẳng có vị lai, chẳng có hiện tại, thế nên Tubồ-đề là từ Phật sinh ra.

Lại Như của Đức Như Lai chẳng ở trong như quá khứ, chẳng ở trong như vị lai, chẳng ở trong như hiện tại. Như quá khứ, như vị lai, như hiện tại cũng chẳng ở trong như của Như Lai, là một như, không hai, không khác.

Như của sắc, như của Như Lai, Như của thọ, tưởng, hành, thức, như của Như Lai, là một như, không hai, không khác.

Như của ngã cho đến như của người biết, như của người thấy, như của Như Lai, là một như, không hai, không khác.

Như của Bố thí ba-la-mật cho đến như của Nhất thiết chủng trí, như của Như Lai, là một như, không hai, không khác.

Đại Bồ-tát do được như vậy nên gọi là Như Lai.

Lúc Tu-bồ-đề nói phẩm Như Tướng trên đây, đại thiên thế giới này rung chuyển sáu cách. Các vị trời cõi Dục, cõi Sắc đem bột Chiên-đàn hương cõi trời rải trên mình Đức Phật và cũng rải trên Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thật chưa từng có. Ngài Tu-bồ-đề do Như của Đức Như Lai mà từ Phật sinh ra.

Tu-bồ-đề lại nói với các vị trời:

–Này các ngài! Tu-bồ-đề chẳng từ trong sắc mà từ Phật sinh ra, cũng chẳng từ trong Như của sắc mà từ Phật sinh ra. Tu-bồ-đề chẳng rời sắc mà từ Phật sinh ra, cũng chẳng rời Như của sắc mà từ Phật sinh ra, cho đến Tu-bồ-đề chẳng từ Nhất thiết chủng trí mà từ Phật sinh ra, cũng chẳng trong như của Nhất thiết chủng trí mà từ Phật sinh ra, chẳng lìa Nhất thiết chủng trí mà từ Phật sinh ra, cũng chẳng lìa Như của Nhất thiết chủng trí mà từ Phật sinh ra.

Tu-bồ-đề chẳng từ trong vô vi mà từ Phật sinh ra, chẳng từ trong Như của vô vi mà từ Phật sinh ra, chẳng lìa vô vi mà từ Phật sinh ra, cũng chẳng lìa như của vô vi mà từ Phật sinh ra.

Vì sao? Vì tất cả pháp ấy đều không thật có, đều không có sở đắc, không có người từ đó sinh ra, cũng không có pháp từ đó sinh ra.

Bấy giờ Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như ấy chân thật chẳng luống dối. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu. Trong dây, sắc không thật có, như của sắc không thật có. Vì sao? Vì sắc còn không thật có, huống chi Như của sắc mà lại thật có hay sao?

Cho đến Nhất thiết chủng trí chẳng thật có, Như của Nhất thiết chủng trí chẳng thật có. Vì sao? Vì Nhất thiết chủng trí còn chẳng thật có, huống chi Như của Nhất thiết chủng trí mà lại thật có hay sao?

Phật dạy:

–Đúng vậy, này Xá-lợi-phất! Như ấy chân thật chẳng luống dối. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu. Trong đây, sắc cho đến Nhất thiết chủng trí đều chẳng thật có, Như của sắc cho đến Như của Nhất thiết chủng trí đều chẳng thật có. Vì sao? Vì sắc cho đến Nhất thiết chủng trí còn chẳng thật có, huống chi Như của sắc cho đến như của Nhất thiết chủng trí mà thật có hay sao?

Lúc Xá-lợi-phất nói tướng của Như trên đây, trong pháp hội có hai trăm vị Tỳ-kheo vì chẳng còn lệ thuộc tất cả pháp nên dứt hết phiền não, thành A-la-hán, năm trăm Tỳ-kheo-ni xa lìa bụi nhơ, được Pháp nhãn thanh tịnh, năm ngàn Đại Bồ-tát được pháp Nhẫn vô sinh. Sáu ngàn Bồ-tát vì chẳng còn lệ thuộc tất cả pháp nên dứt hết phiền não, tâm được giải thoát, chứng quả A-la-hán.

Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Sáu ngàn Bồ-tát chứng quả A-la-hán trên

đây, đời trước họ được cúng dường, gần gũi năm trăm Đức Phật. Họ thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Vì không có năng lực phương tiện của Bát-nhã ba-la-mật nên họ thực hành theo tướng khác. Họ nghĩ đây là bố thí, đây là trì giới, đây là nhẫn nhục, đây là tinh tấn, đây là thiền định. Vì không có Bát-nhã ba-la-mật nên không có năng lực phương tiện. Vì không có năng lực phương tiện nên thực hành theo tướng khác. Vì theo tướng khác nên không được tướng không khác. Vì không được tướng không khác nên chẳng được bước lên địa vị Bồ-tát. Vì chẳng được bước lên bậc Bồ-tát nên được quả Tu-đà-hoàn cho đến được quả A-lahán.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát dầu thực hành đạo Bồ-tát mà xa lìa Bát-nhã ba-la-mật thì không có năng lực phương tiện, nên đối với thật tế chứng lấy mà thành quả vị Thanh văn thừa.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân duyên gì cũng đồng tu hành pháp không, vô tướng, vô tác, mà người không có năng lực phương tiện thì chứng lấy thật tế, thành Thanh văn thừa, người có năng lực phương tiện lại được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Có Bồ-tát vì lìa tâm Bát-nhã ba-lamật mà tu pháp không, vô tướng, vô tác nên không có năng lực phương tiện, do đó mà thành Thanh văn thừa.

Này Xá-lợi-phất! Lại có Bồ-tát chẳng lìa tâm Bát-nhã ba-lamật mà tu pháp không, vô tướng, vô tác nên có năng lực phương tiện, do đó mà bước lên địa vị Bồ-tát, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Xá-lợi-phất! Như thân chim dài lớn đến một trăm dotuần, hoặc hai trăm, ba trăm do-tuần mà không có cánh, từ trời Đao-lợi rơi xuống Diêm-phù-đề. Ý ông nghĩ sao, này Xálợi-phất, giữa đường đang rơi, chim không cánh ấy muốn trở về cõi trời có được chăng?

–Bạch Đức Thế Tôn, không thể được!

–Này Xá-lợi-phất! Chim ấy mong rằng sau khi rơi xuống Diêmphù-đề, thân chim sẽ nguyên vẹn không đau đớn có được chăng?

–Bạch Đức Thế Tôn, không thể được! Lúc đã rơi xuống đất, chim ấy sẽ phải đau đớn hoặc chết. Vì chim ấy thân đã lớn lại không có cánh.

–Cũng giống như vậy, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát dầu có thời gian với số kiếp nhiều như cát sông Hằng, tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, sinh đại tâm, làm việc lớn vì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà thọ vô lượng nguyện, nếu xa lìa năng lực phương tiện của Bát-nhã bala-mật thì phải đi vào Thanh văn thừa hoặc đạo Bích-chi-phật.

Này Xá-lợi-phất! Nếu Bồ-tát dầu nhớ nghĩ trì giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng lại chấp tướng thọ trì, Bồ-tát này chẳng biết, chẳng hiểu giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của các Đức Phật, chỉ nghe nói về các danh từ: không, vô tướng, vô tác rồi chấp lấy các danh từ ấy để hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Bồ-tát này trụ trong hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, không thể vượt qua được. Vì sao? Vì Bồ-tát này xa lìa năng lực phương tiện của Bát-nhã bala-mật mà thọ trì các thiện căn để hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Xá-lợi-phất! Có Bồ-tát từ khi mới phát tâm đến nay không xa lìa tâm Bát-nhã ba-la-mật, tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, vì có năng lực phương tiện của Bát-nhã ba-la-mật nên không chấp lấy tướng, đối với giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của các Phật quá khứ, vị lai, hiện tại chẳng chấp lấy tướng, ba môn Giải thoát, không, vô tướng, vô tác. Phải biết Bồ-tát này chẳng theo các Thanh văn, Duyên giác, mà thẳng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì Bồ-tát này lúc nào vẫn không chấp lấy tướng trong khi tu các thiện căn, không chấp lấy tướng bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, không chấp lấy tướng giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Này Xá-lợi-phất! Đó gọi là Bồ-tát có năng lực phương tiện dùng tâm lìa tướng mà tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, cho đến dùng tâm lìa tướng tu hành Nhất thiết chủng trí.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như con nhận hiểu nghĩa của Phật nói, nếu Đại Bồ-tát chẳng xa lìa năng lực phương tiện của Bátnhã ba-lamật thì phải biết Bồ-tát này gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì từ khi mới phát tâm đến nay, Bồtát này vẫn không cách nào biết được hoặc là sắc hoặc là thọ, tưởng, hành, thức cho đến Nhất thiết chủng trí.

Bạch Đức Thế Tôn! Có thiện nam, thiện nữ cầu đạo Bồtát mà xa lìa Bát-nhã ba-la-mật và năng lực phương tiện thì phải biết người ấy đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác có khi được có khi chẳng được. Vì sao? Vì thiện nam, thiện nữ cầu đạo Bồ-tát ấy có bố thí đều chấp tướng, có trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, đều chấp tướng, thế nên chẳng chắc chắn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bạch Đức Thế Tôn! Vì yếu tố trên đây nên Đại Bồ-tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng nên xa lìa năng lực phương tiện của Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát này trụ trong năng lực phương tiện của Bát-nhã ba-la-mật, dùng tâm vô tướng, vô đắc xứng đáng tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Cho đến dùng tâm vô tướng, vô đắc xứng đáng tu Nhất thiết chủng trí.

Lúc Bấy giờ các vị trời cõi Sắc, cõi Dục bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thật là khó được. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát phải biết tất cả các pháp rồi mới được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, pháp ấy cũng chẳng thật có.

Phật dạy:

–Đúng vậy, này các vị Thiên tử! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rất khó được. Đức Phật cũng đã được tất cả pháp Nhất thiết chủng trí rồi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng vô sở đắc, không hay biết, không bị biết, không người biết. Vì sao?

Vì các pháp rốt ráo thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Phật dạy, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rất khó được. Theo con hiểu nghĩa của Phật dạy thì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác này rất dễ được. Vì sao? Vì không có người được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp bị được, tất cả pháp, tất cả pháp tướng không: không pháp bị được, không có người được, vì tất cả pháp không. Cũng không có pháp thêm, không có pháp bớt. Từ bố thí cho đến Nhất thiết chủng trí, các pháp này đều không có pháp bị được, không có người được. Do đó nên theo ý con thì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác dễ được. Vì sao? Vì sắc, tướng sắc là không cho đến Nhất thiết chủng trí, tướng Nhất thiết chủng trí là không.

Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề:

–Thưa Tôn giả! Nếu tất cả pháp không như hư không, hư không kia chẳng nghĩ rằng: “Tôi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Nếu Đại Bồ-tát tin hiểu tất cả pháp không như hư không mà Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác này dễ được, tại sao hiện nay có hằng hà sa Bồ-tát cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác lại thoái chuyển? Cho nên biết rằng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng phải dễ được. Tu-bồ-đề nói:

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sắc, thọ, tưởng, hành, thức có thoái chuyển chăng? Cho đến Nhất thiết chủng trí có thoái chuyển chăng? –Không có thoái chuyển.

–Thưa Xá-lợi-phất! Đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, rời sắc, thọ, tưởng, hành, thức có pháp gì thoái chuyển chăng? cho đến rời Nhất thiết chủng trí có pháp gì thoái chuyển chăng?

–Không có thoái chuyển!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Ý ngài nghĩ sao? Tướng như của sắc, tướng như của thọ cho đến lìa tướng như của Nhất thiết chủng trí, đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác có thoái chuyển chăng?

–Không có gì thoái chuyển!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Lìa tướng như của sắc cho đến rời tướng như của Nhất thiết chủng trí, có pháp gì thoái chuyển nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng?

–Không có pháp thoái chuyển.

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Đối với như của Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác có thoái chuyển chăng? Cho đến pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, tánh chẳng nghĩ bàn, đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác có thoái chuyển chăng?

–Không có thoái chuyển.

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Lìa như, lìa pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, tánh chẳng nghĩ bàn, đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác có pháp gì thoái chuyển chăng?

–Không có pháp gì thoái chuyển.

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu các pháp rốt ráo chẳng thật có thì pháp gì thoái chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

–Như lời Tôn giả Tu-bồ-đề nói, trong pháp nhẫn ấy không có Bồ-tát thoái chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nếu không thoái chuyển, theo Đức Phật dạy, người cầu đạo có ba hạng: đạo A-la-hán, đạo Bích-chi- phật và đạo Phật, ba hạng là không khác nhau. Như lời Tu-bồ-đề nói thì chỉ có một hạng Đại Bồtát cầu Phật đạo mà thôi.

Bây giờ, Mãn Từ Tử bảo Xá-lợi-phất:

–Tôn giả nên hỏi Tu-bồ-đề là có một Bồ-tát thừa chăng?

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Phải chăng Tôn giả muốn nói có một Bồ-tát thừa? Tu-bồ-đề nói:

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Đối với như của các pháp, ngài muốn có ba thừa Thanh văn, Bích-chi-phật và Phật thừa chăng?

–Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, không!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Trong ba thừa khác nhau ấy có Như để được chăng?

–Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, không!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Như ấy có một tướng, hai tướng, ba tướng chăng?

–Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, không!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Trong như ấy, Tôn giả muốn có nhiều Bồ-tát cho đến có một Bồ-tát được chăng?

–Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, không!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Trong bốn thứ ấy đều không thể có được người ba thừa, sao Xá-lợi-phất lại nghĩ rằng người cầu thừa Thanh văn, người cầu thừa Bích-chi-phật, người cầu Phật thừa?

Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, Đại Bồ-tát nghe tướng như của các pháp này mà lòng chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng ăn năn, chẳng nghi ngờ thì gọi là Đại Bồ-tát thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Phật khen Tu-bồ-đề:

–Lành thay, lành thay! Này Tu-bồ-đề! Lời của Tôn giả nói đó đều là năng lực của Phật.

Nếu Đại Bồ-tát nghe nói pháp Như ấy không có các pháp khác nhau mà chẳng kinh sợ, nghi ngờ, phải biết Bồ-tát này sẽ thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thành tựu Bồ-đề nào? Đức Phật dạy:

–Thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Phật. Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu muốn thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đại Bồ-tát phải tu hành thế nào? Đức Phật dạy:

–Phải sinh khởi tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, cũng dùng tâm bình đẳng khi nói với họ, không có thiên lệch. Đối với tất cả chúng sinh phát khởi tâm đại Từ, cũng dùng tâm đại Từ khi nói với họ.

Đối với tất cả chúng sinh phải có tâm nhún mình, cũng dùng

tâm nhún mình khi nói với họ.

Đối với tất cả chúng sinh phải có tâm làm an ổn, cũng dùng âm làm an ổn khi nói với họ.

Đối với tất cả chúng sinh phải có tâm vô ngại, cũng dùng tâm vô ngại khi nói với họ.

Đối với tất cả chúng sinh phải có tâm không não hại, cũng dùng tâm không não hại nói với họ.

Đối với tất cả chúng sinh phải có tâm kính mến, cũng dùng tâm kính mến khi nói với họ. Kính mến họ như cha mẹ, như anh chị em, như con cháu, như bà con, như bạn bè.

Đại Bồ-tát này phải tự mình chẳng sát sinh, cũng dạy người chẳng sát sinh, khen ngợi pháp chẳng sát sinh, vui mừng khen ngợi những người chẳng sát sinh. Cho đến tự mình phải không tà kiến, cũng dạy người khác không tà kiến, khen ngợi pháp không tà kiến, vui mừng khen ngợi những người không tà kiến.

Muốn thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đại Bồ-tát phải tu hành như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Muốn thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đại Bồ-tát phải tự tu hành Thiền thứ nhất, Thiền thứ hai, Thiền thứ ba, Thiền thứ tư, phải tự tu hành tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả, phải tự tu hành định Không xứ, định Thức xứ, định Vô sở hữu xứ, định Phi phi tưởng xứ, khen ngợi pháp Thiền thứ nhất cho đến pháp định Phi phi tưởng xứ, vui mừng khen ngợi những người tu hành Thiền thứ nhất đến tu hành định Phi phi tưởng xứ.

Phải tự mình đầy đủ Bố thí ba-la-mật, Thi ba-la-mật, Nhẫn bala-mật, Bát-nhã ba-la-mật, cũng dạy người khác tu đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, khen ngợi sáu pháp Ba-la-mật, vui mừng khen ngợi những người tu đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.

Này Tu-bồ-đề! Muốn thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đại Bồ-tát phải tự mình tu nội không cho đến tám Thánh đạo, tự tu Tam-muội không, vô tướng, vô tác, tự tu tám Bội xả, tự tu chín Định thứ đệ, cũng dạy người khác tu nội không, cho đến chín Định thứ đệ, khen ngợi các pháp nội không cho đến chín Định thứ đệ, vui mừng ngợi khen những người tu nội không, cho đến chín Định thứ đệ.

Đại Bồ-tát phải tự đầy đủ mười Trí lực, bốn Vô úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi, cũng dạy người khác đầy đủ mười Trí lực cho đến đại Từ, đại Bi, khen ngợi các pháp ấy, vui mừng khen ngợi những người đầy đủ mười Trí lực cho đến đại Từ, đại Bi.

Đại Bồ-tát phải tự mình quán thuận, quán nghịch mười hai nhân duyên, cũng dạy người khác quán thuận, quán nghịch mười hai nhân duyên, khen ngợi pháp quán ấy và vui mừng khen ngợi người thực hành.

Muốn thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đại Bồ-tát phải tu hành như vậy.

Đại Bồ-tát lại phải tự mình biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo, cũng dạy người khác biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo, khen ngợi pháp biết dứt chứng tu ấy và vui mừng khen ngợi người biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo.

Đại Bồ-tát tự mình phát sinh chứng trí quả Tu-đà-hoàn cho đến tự phát sinh chứng trí quả Bích-chi-phật, mà chẳng tự chứng lấy quả Tu-đà-hoàn cho đến chẳng tựu chứng lấy quả Bích-chiphật, cũng dạy người khác chứng quả Tu-đà-hoàn, cho đến dạy người khác chứng quả Bích-chi-phật, khen ngợi pháp quả Tu-đàhoàn cho đến khen ngợi pháp đạo Bích-chi-phật, vui mừng khen ngợi người chứng nhập quả Tu-đà-hoàn, cho đến người chứng nhập đạo Bích-chi-phật.

Đại Bồ-tát tự mình bước lên địa vị Bồ-tát, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, cũng dạy người khác bước lên địa vị Bồ-tát, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, khen ngợi pháp bước lên địa vị Bồ-tát, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, vui mừng khen ngợi người bước lên đại vị Bồ-tát, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh.

Đại Bồ-tát tự mình phát khởi thần thông của Bồ-tát, tự sinh Nhất thiết chủng trí, cũng dạy người khác phát khởi thần thông của

Bồ-tát, sinh Nhất thiết chủng trí, khen ngợi pháp phát khởi thần thông của Bồ-tát, phát sinh Nhất thiết chủng trí, vui mừng khen ngợi người phát khởi thần thông của Bồ-tát, sinh Nhất thiết chủng trí.

Đại Bồ-tát phải tự dứt tập khí tất cả kết sử, cũng dạy người dứt tập khí tất cả kết sử, khen ngợi pháp dứt tập khí, vui mừng khen ngợi người dứt tập khí tất cả kết sử.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Muốn thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đại Bồ-tát phải tự giữ gìn thành tựu về thọ mạng, cũng dạy người giữ gìn lấy thành tựu về thọ mạng, khen ngợi pháp giữ gìn thành tựu về thọ mạng, vui mừng khen ngợi người giữ gìn thành tựu về thọ mạng.

Đại Bồ-tát thành tựu pháp trụ, cũng dạy người thành tựu pháp trụ, khen ngợi pháp thành tựu pháp trụ, vui mừng khen ngợi người thành tựu pháp trụ.

Này Tu-bồ-đề! Muốn thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đại Bồ-tát phải tu hành như vậy. Cũng phải học năng lực phương tiện của Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Lúc học như vậy, lúc tu hành như vậy, Bồ-tát này sẽ được sắc vô ngại, sẽ được thọ, tưởng, hành, thức vô ngại, cho đến sẽ được pháp trụ vô ngại. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này từ trước đến nay chẳng thọ lấy sắc, chẳng thọ lấy thọ, tưởng, hành, thức, cho đến chẳng thọ lấy Nhất thiết chủng trí.

Vì sao? Vì sắc mà chẳng người thọ là chẳng phải sắc, cho đến Nhất thiết chủng trí mà chẳng người thọ là chẳng phải Nhất thiết chủng trí.

Lúc nói hạnh Bồ-tát này, có hai ngàn Bồ-tát được pháp Nhẫn vô sinh.