SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 14

Phẩm 48: PHẬT MẪU

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ví như bà mẹ có con trai, hoặc năm, hoặc mười, hoặc trăm ngàn người con trai. Bà mẹ bị bệnh, các con đều lo buồn tìm cách cứu chữa, vì nhớ ân mẹ sinh dục và dạy dỗ mình.

Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Phật và các Đức Phật hiện tại ở mười phương đều thường dùng mắt Phật nhìn Bát-nhã ba-lamật sâu xa này. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này thường hiển bày tướng thế gian, thường sinh ra các Phật, thường cho Nhất thiết chủng trí, cũng thường sinh ra Thiền ba-la-mật cho đến Bố thí ba-la-mật, thường sinh ra nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, thường sinh ra bốn Niệm xứ cho đến Nhất thiết chủng trí, thường sinh ra Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, thường sinh ra các Phật.

Này Tu-bồ-đề! Các Đức Phật đã được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, các Phật đang được và các Đức Phật sẽ được đều từ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này mà được.

Này Tu-bồ-đề! Thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo nên biên chép cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này. Các Đức Phật thường dùng Phật nhãn nhìn người này, che chở cho họ được chẳng thoái chuyển Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Phật dạy, Bát-nhã ba-la-mật thường sinh ra các Phật, thường hiển bày tướng thế gian.

Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật thường sinh ra các Đức Phật? Thường hiển bày tướng thế gian? Thế nào là các Đức Phật từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra? Các Đức Phật nói tướng thế gian như thế nào?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này sinh ra mười Trí lực cho đến Nhất thiết chủng trí. Vì được các pháp trên đây nên gọi là Phật, nên Bát-nhã ba-la-mật sinh ra các Phật.

Này Tu-bồ-đề! Các Đức Phật nói năm ấm là tướng thế gian.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là trong Bát-nhã ba-la-mật nói tướng năm ấm? Thế nào là trong Bát-nhã ba-la-mật hiển bày tướng năm ấm?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Bát-nhã ba-la-mật chẳng hiển bày năm ấm bị phá, chẳng hiển bày năm ấm bị hoại, chẳng hiển bày sinh, diệt, nhơ, sạch, thêm, bớt, chẳng hiển bày ra, vào, chẳng hiển bày quá khứ, vị lai, hiện tại.

Vì sao? Vì tướng không chẳng phá chẳng hoại, vì tướng vô tướng chẳng phá chẳng hoại, vì tướng vô tác chẳng phá chẳng hoại. Vì pháp không khởi, pháp không sinh, pháp không thật có, pháp tánh chẳng phá chẳng hoại. Vì tướng hiển bày như vậy nên Phật nói từ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa hiển bày tướng thế gian.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật mà các Đức Phật biết rõ tâm niệm của vô lượng, vô biên, vô số chúng sinh.

Này Tu-bồ-đề! Trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này không có chúng sinh, không có danh từ chúng sinh, không sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến không có Nhất thiết chủng trí, không có danh từ Nhất thiết chủng trí. Thế nên Bát-nhã bala-mật sâu xa hiển này tướng thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này chẳng hiển bày sắc thọ, tưởng, hành, thức, cho đến chẳng hiển bày Nhất thiết chủng trí.

Vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này còn không Bátnhã ba-la-mật huống chi là sắc cho đến Nhất thiết chủng trí.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Có bao nhiêu chúng sinh đối với các tên gọi hoặc loài có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, ở cõi nước này cho đến khắp cõi nước ở mười phương. Các chúng sinh ấy hoặc tâm định, hoặc tâm loạn, Đức Phật đều biết rõ tất cả tâm niệm của họ.

Do đâu mà Đức Phật biết thật rõ tướng trạng tâm niệm của chúng sinh?

Vì Đức Phật dùng pháp tướng nên biết rõ.

Dùng pháp tướng gì để biết?

Này Tu-bồ-đề! Trong pháp tướng này còn không có tướng pháp tướng huống chi là tâm định và tâm loạn. Vì dùng pháp tướng này mà Đức Phật biết rõ về tâm định, tâm loạn của tất cả chúng sinh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đức Phật biết thật rõ tâm định, tâm loạn của chúng sinh.

Do đâu mà biết? Vì do tướng cùn tận nên biết, do tướng không nhiễm nên biết, do tướng diệt nên biết, do tướng đoạn nên biết, do tướng vắng lặng nên biết, do tướng lìa nên biết. Đức Phật do Bát-nhã ba-la-mật mà biết rõ tâm định, tâm loạn của chúng sinh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm nhiễm của chúng sinh, biết thật rõ tâm sân, tâm si của chúng sinh, nếu chúng sinh có tâm nhiễm, tâm sân, tâm si.

Vì sao Đức Phật biết thật rõ như vậy? Này Tu-bồ-đề, vì thật tướng của tâm nhiễm không có tướng nhiễm, vì thật tướng của tâm sân, tâm si không có tướng sân, không có tướng si.

Vì sao? Vì trong thật tướng không có tâm vương, tâm sở, huống chi có được tâm nhiễm, tâm sân, tâm si, huống chi có được tâm chẳng nhiễm, chẳng sân, chẳng si.

Thế nên này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm nhiễm, tâm sân, tâm si của tất cả chúng sinh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm không nhiễm, không sân, không si của tất cả chúng sinh nếu chúng sinh không có tâm nhiễm, sân, si. Vì sao? Vì trong tâm không nhiễm, không sân, không si này chẳng có tướng nhiễm, sân, si, chẳng có tướng chẳng nhiễm, sân, si. Vì hai tâm chẳng đi chung. Thế nên, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã bala-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm không nhiễm, sân, si của chúng sinh nếu chúng sinh không có tâm nhiễm, sân, si.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật, nếu chúng sinh có tâm rộng lớn thì Đức Phật biết thật rõ tâm rộng lớn của chúng sinh.

Vì sao? Vì Đức Phật biết rõ tướng tâm của chúng sinh chẳng rộng, chẳng hẹp, chẳng thêm, chẳng bớt, chẳng đến, chẳng đi, vì tâm tướng xa lìa, vì tâm tánh vốn không nên không có gì làm rộng, làm hẹp, làm thêm, làm bớt, làm đến, làm đi.

Thế nên, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm rộng lớn của chúng sinh nếu chúng sinh có tâm rộng lớn.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật, nếu chúng sinh có tâm rộng lớn, Đức Phật biết thật rõ tâm rộng lớn của chúng sinh. Vì sao? Vì Đức Phật chẳng thấy tâm chúng sinh có tướng đến, tướng đi, tướng sinh, trụ, dị, diệt. Vì sao? Vì tâm tánh vốn không nên không có ai đến, đi, không có ai sinh, trụ, dị, diệt.

Cho nên, này Tu-bồ-đề! Nếu chúng sinh có tâm rộng lớn, do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm rộng lớn của chúng sinh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu chúng sinh có tâm vô lượng, do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm vô lượng của chúng sinh. Vì sao? Vì nhờ Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết rõ tâm ấy của chúng sinh: chẳng thấy an trụ, chẳng thấy chẳng an trụ. Vì tướng của tâm vô lượng không chỗ nương tựa, đâu có chỗ trụ, chẳng trụ.

Thế nên, này Tu-bồ-đề! Chúng sinh có tâm vô lượng, do Bátnhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm vô lượng ấy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tâm chẳng thể thấy được của chúng sinh, do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm chẳng thể thấy được ấy. Vì sao? Vì tâm chúng sinh là vô tướng, vì tự tướng vốn không, Đức Phật biết thật rõ vô tướng. Tâm của chúng sinh cả năm loại mắt đều không thấy được.

Thế nên, này Tu-bồ-đề! Tâm chẳng thể thấy được của chúng sinh, do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ tâm chẳng thể thấy được ấy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật, các loại tâm xuất hiện chìm mất, co giãn của chúng sinh, Đức Phật biết thật rõ. Vì sao? Vì tất cả loại tâm xuất hiện, chìm mất, co giãn của chúng sinh đều y cứ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà sinh khởi. Ở trong ấy, Đức Phật biết rõ các thứ tâm xuất hiện, chìm mất, co giãn của chúng sinh. Đó là thần ngã và thế gian thường còn, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc thí cho thần ngã và thế gian vô thường, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc thí cho thần ngã và thế gian vừa thường vừa vô thường, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc thí cho thần ngã và thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc thí cho thần ngã và thế gian thường, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai.

Cũng như kiến chấp này y cứ vào sắc, kiến chấp này y cứ vào thọ, y cứ vào tưởng, y cứ vào hành, y cứ vào thức cũng giống như vậy.

Kiến chấp này y cứ vào sắc và thế gian hữu biên, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc và thế gian vô biên, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc và thế gian vừa hữu biên vừa vô biên, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc và thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai.

Như y cứ vào sắc, kiến chấp này y cứ vào thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy.

Thần chính là thân, kiến chấp này y cứ vào sắc. Thần khác thân khác, y cứ vào sắc. Kiến chấp này y cứ vào thọ, tưởng, hành và thức cũng giống như vậy.

Sau khi chết có như đi, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc, sau khi chết có như đi hoặc không có như đi, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai. Kiến chấp này y cứ vào sắc, sau khi chết chẳng phải có như đi, chẳng phải không có như đi, đây là sự thật, ngoài ra là nói sai.

Như kiến thức y cứ vào sắc, y cứ vào thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy.

Thế nên, này Tu-bồ-đề! Do Bát-nhã ba-la-mật mà Đức Phật biết thật rõ các loại tâm xuất hiện, chìm mất co giãn của chúng sinh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đức Phật biết rõ tướng sắc. Biết rõ tướng sắc như thế nào? Như là tướng như: chẳng hoại, không phân biệt, không tướng, không ghi nhớ, không hý luận, không được, sắc tướng cũng giống như vậy, cũng chẳng hoại cho đến cũng không được.

Này Tu-bồ-đề! Đức Phật biết rõ tướng thọ, cho đến biết rõ tướng thức là chẳng hoại, cho đến không được như là như tướng.

Thế nên, này Tu-bồ-đề! Đức Phật biết rõ tướng như của chúng sinh và tướng như của loại tâm xuất hiện chìm mất co giãn của chúng sinh, tướng như của năm ấm, tướng như của các hành, cũng chính là tất cả tướng như của các pháp, đó là tướng như của sáu pháp Ba-la-mật, đó là tướng như của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, đó là tướng như của mười tám không, đó là tướng như bội xả, đó là tướng như chín Định thứ đệ, đó là tướng như mười Trí lực, đó là tướng như của bốn Vô úy, bốn Vô ngại trí, đại Từ, đại Bi, mười tám pháp Bất cộng, đó là tướng như của Nhất thiết chủng trí, đó là tướng như của pháp thiện, pháp bất thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, pháp hữu vi, pháp vô vi, đó là tướng như của quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, quả Bích-chi-phật, quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Phật. Tướng như của các Đức Phật đều là tướng nhất như, chẳng hai, chẳng khác, chẳng tận, chẳng hoại. Đó gọi là tướng như của tất cả pháp.

Đức Phật do Bát-nhã ba-la-mật mà được tướng như như vậy. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật thường sinh ra các Đức Phật, hiển bày tướng thế gian. Thế nên, này Tu-bồ-đề! Đức Phật biết rõ tướng như của tất cả pháp, chẳng khác biệt, chẳng phải chẳng như. Vì được tướng như như vậy nên Đức Phật được gọi là Như Lai.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tướng như của các pháp chẳng khác biệt, chẳng phải chẳng như ấy rất là sâu xa.

Bạch Đức Thế Tôn! Các Phật dùng pháp ấy nói cho người nghe pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ai là người tin hiểu được? Chỉ có Bồ-tát không thoái, người có đủ chánh kiến, bậc Ala-hán vô lậu. Vì pháp này rất sâu xa.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Vì pháp tướng này vô tận nên rất sâu xa. Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp nào là tướng vô tận nên rất là sâu xa?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Vì tất cả pháp vô tận nên rất sâu xa.

Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đức Phật được tất cả pháp ấy rồi nên nói pháp cho chúng sinh nghe.