NÓI VỀ BỎ MÊ HIỂN TRÍ THÀNH MƯỜI MINH BI

SỐ 1888

MỘT QUYỂN

  Biên soạn: Lý Thông Huyền ở Thái Nguyên, đời Đường.

BÀI TỰA THÍCH HOA NGHIÊM THẬP MINH LUẬN

Hiển mô các, thị chế Chu Công Thế Anh nói cho tôi nghe rằng: Trong khoảnh khắc đi qua Kim Lăng, yết kiến Vương Văn Công ở núi Chung Sơn. Văn Công lấy vãng sinh Ngạn Lý Hãn, người có chí học đạo chép rằng: Nếu đọc sử có thấy câu. Tiễn Ngũ Viên hay chăng? Câu Tiễn bảo tế hội khể để mật nơi ngồi, nằm thì ngửa mật, ăn cơm cũng nếm mật.

Ngũ Viên đến nước Sở mang theo cái túi không có đáy, mà đi chiêu quan đến Bồ phục, đi xin ăn ở chợ Ngô. Hai người lập tâm, cấm dục, trong sạch, chịu xấu hổ để trả mối thù mà đốt thân, nhọc lòng lo nghĩ suốt hơn hai mươi năm, về sau được thỏa mãn sự mong muốn của mình. Bởi kẻ có chí, việc cuối cùng cũng thành. Tuy nhiên, dời đổi tâm này để học Bồ-đề vô thượng, người kia lấy gì để ngự trị tâm mình?

Thế Anh căn dặn tôi hãy ghi nhận lời ông nói. Một năm sau, Thế Anh qua đời, còn tôi trở lại từ hải ngoại, ở nhà tre trong chùa Khê Thạch Môn, để giải thích luận này vào mùa kiết hạ.

Nhớ lại lời nói lúc bình thường: Than ôi! Trôi lăn trong ba cõi chưa tức thì bỏ đi, nỗi xấu hổ ấy cũng lớn thay. Ngục tù ràng buộc năm ấm, chưa thể thoát khỏi, mối thù ấy cũng sâu lắm. Đem mối thù Ngô, Sở, sự xấu hổ để so sánh, trạng thái đó gấp bội như ngày và kiếp mà người học trò cũng lo nghĩ, bỏ cánh bay thẳng tắt. Nhưng với lòng chí thành, xót xa, nhọc nhằn, hành động với năng lực dũng cảm dữ dội, đem so sánh với Câu Tiễn, Ngũ Viên, chỉ là ngọn cỏ nhỏ nhoi với núi Thái mà thôi, há không tiếc hay sao?

Trong Kinh Kim Cương Bát-Nhã, Tu-bồ-đề nghe đức Thế Tôn dạy: Dùng thân mạng nhiều như số cát sông Hằng v.v… để bố thí, không bằng phước thọ trì bài kệ bốn câu, nói cho người nghe, liền khóc sướt mướt.

Tâm của Tu-bồ-đề há không cho rằng người học đa số do chấp mắc vị của một thân, vì lười biếng nên tự mình bị chướng ngại chăng?

Luận về Tạp Hoa, đủ bài kệ như số bụi nhỏ của bốn thiên hạ, mà đối tượng giải thích của kinh chỉ một pháp của Đại Trí Phổ Quang Minh Như Lai mà thôi. Người gần gũi, tùy thuận trì này với ba pháp: giới, định, tuệ mà thôi. Dùng phương tiện quán chiếu giới, định, tuệ phá diệt vô minh, tất cả chúng sinh vì chứng thật trong khoảnh khắc búng ngón tay, nên Bồ-tát Kim Cương Tạng nói: Thuận theo vô minh khởi các hữu. Nếu không thuận theo các hữu mà lìa, thì đây gọi là thành Phật hiển nhiên, pháp bí truyền chỉ yếu nhân, pháp, mượn lịnh Như Lai ba đời lại một lần nữa, giảng nói chỉ bày chỉ thú sâu xa, không thể thêm mảy may nào ở đây. Đối với việc lợi, hại, lấy, bỏ, sáng tỏ như trắng với đen, nghĩa lý ấy rõ ràng, xán lạn như mặt trời, các vì sao? Vì không biết người học đối với giới, định, tuệ đâu có nghi mà không thuận theo? Đối với phiền não vô minh, đâu có lưu luyến mà không dứt bỏ chăng? Mạnh Kha nói: Nay có ngón tay vô danh, co quắp mà không tin, chẳng phải việc tai hại của bệnh thấy khổ. Như có người hay tin, thì con đường Tần, Sở không xa, vì ngón tay không bằng người. Ngón tay không bằng người thì biết là ác.

Ở đây, gọi là loại không biết. Loại biết hiện nay: ta đặc biệt chưa thấy, đâu chứng tối tăm của hạnh bí mật, ẩn giấu thật, lộ rõ ngọc trai, đời không được mà biết chăng? Ức chế năng lực quán thô nổi, cảnh tập quán nặng, gắng gượng phần nhiều gặp duyên mà lùi lại chăng?

Tôi tha thiết kính mến, nghĩ rằng đấng Đại Trí, cha con đối với đạo, hãy dứt bỏ hư danh, thu thập hiệu quả thật.

Trong ba mươi năm, quyết định kỳ hạn hiện chứng, đều đạt được túc trí thông, nhập tam-muội Pháp Hoa. Lạc trong sữa, do lạc này mà nghiệm biết sữa kia.

Than ôi! Đâu được như hai vị Nam Nhạc, Thiên Thai, tăng tiến với đạo này chăng?

Ghi chép ngày mồng 10 tháng 6 niên hiệu Chánh Hòa, năm thứ năm.

 

NÓI VỀ BỎ MÊ, HIỂN TRÍ, THÀNH MƯỜI MINH BI

Biên soạn: Lý Thông Huyền ở Thái Nguyên, đời Đường.

– GIẢI THÍCH MƯỜI HAI DUYÊN SINH:

Nói về mười hai duyên sinh: Là tất cả chúng sanh theo vọng, mê chân, trôi lăn sinh tử, trong làn sóng không dứt của biển khổ lớn. Biển ấy mênh mông, rất sâu, không có ranh giới, cũng vừa là ngôi thành vĩ đại, được trang nghiêm bằng các châu báu của tất cả chư Phật, chúng Thánh Hiền, cũng là khu vườn, rừng hoa, nơi Văn-thù, Phổ Hiền thường đi dạo, nghỉ ngơi, thường xuyên có chư Phật xuất hiện ở trong đó. Bồ-tát Phổ Hiền thường đối hiện sắc thân, ở trước tất cả chúng sanh giáo hóa không có thôi dứt.

Văn-thù-sư-lợi bảo Thiện Tài rằng: Không nhàm chán nỗi khổ sinh tử, có thể đầy đủ hạnh Phổ Hiền ảnh hiện, liên hệ với biển công đức của tất cả chư Phật lớp lớp đầy đủ ở trong đó, không có cùng tận, với tất cả chúng sanh cũng như bóng ánh sáng, không có chướng ngại, vì mê mười hai chi hữu, gọi tất cả chúng sinh tỏ ngộ mười hai chi hữu tức là Phật, nên chúng sanh kể cả chi hữu đều không có tự tánh. Nếu tùy phiền não, vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu căn đối nhau, sanh xúc, thọ, ái, thủ, hữu, thành thân năm uẩn, tức có sinh, già, bệnh, chết, nên thường trôi lăn. Nếu dùng năng lực phương tiện quán chiếu giới, định, tuệ, soi rọi cảnh thân, tâm của mình, thể tướng đều là tự tánh không, chẳng có hữu trong ngoài, tức tâm chúng sinh hoàn toàn là biển trí của Phật, như bài tụng của kinh nói:

Muốn biết tâm chư Phật.
Phải quán trí tuệ Phật.
Trí Phật không chỗ dựa.
Như không, chẳng sở y.
Các ưa thích của chúng.
Và các trí phương tiện.
Đều nương vào trí khởi.

Như kinh Hoa Nghiêm chép: Phật tử Bồ-tát Ma-ha-tát có mười thứ lùi mất, đạo pháp của Phật lẽ ra phải xa lìa. Những gì là mười?

Là đối với thiện tri thức sinh tâm kiêu mạn, mất đạo pháp của Phật, sợ nỗi khổ sinh tử, mất đi đạo pháp của Phật, nhàm chánh hạnh Bồ-tát, mất đạo pháp của Phật, chán ghét sự thọ sanh, mất đạo pháp của Phật, ưa dính mắc tam-muội, mất đạo pháp của Phật. Khởi tâm nghi ngờ đối với các gốc lành, mất đạo pháp của Phật, bài báng chánh pháp, mất đạo pháp của Phật, dứt hạnh Bồ-tát, mất đạo pháp của Phật, ưa cầu thừa Thanh văn và Duyên giác, mất đạo pháp của Phật. Khởi tâm giận dữ, mất đạo pháp của Phật.

Nếu người tu hành cầu tâm đại Bồ-đề, không có nhọc nhằn xa cầu, chỉ tự thanh tịnh nhất tâm, tâm không thì cảnh diệt, thức phân tán, tức trí sáng suốt. Trí tư đồng với không, các duyên đâu có lập? Vì ánh sáng trí tuệ của không sáng suốt, pháp môn thấy khắp, nhập sơ tâm của Thập Trụ. Tâm này như Đồng tử Thiện Tài lên đỉnh núi Diệu Phong, vì dùng pháp môn tận của tướng sáng suốt, nên muốn cho tâm mình chuyển, lại thêm vượt hơn. Trên nhập nước của môn biển, lại quán biển cả sinh tử của mười hai chi hữu. Thấy Phật xuất hiện, khởi nói Kinh Phổ Nhãn và các biển Bala-mật của biển công đức Phật, cho đến Thiền Ba-la-mật, mới thỉ một chung. Lại, đến địa thứ sáu trong mười địa, tạo ra mười độ, quán sát mười hai chi hữu nghịch thuận, thành môn Bát-nhã Ba-la-mật. Ba không tự tại, trí tuệ hiện tiền, vì lấy đại từ đại bi làm đầu, nên không dứt hết các hành. Lại dùng tuệ không nhập vào biển các hành, nuôi lớn đại từ đại bi, nhập vào biển sanh tử, như nước ở chỗ hoa sen mà không có ô nhiễm, như biển ở chỗ A-tu-la vừa chìm mất tượng bán thân. Bồtát đại bi dùng trí không để thuận theo sự ràng buộc chỗ dòng chảy mà không chìm, rộng như kinh nói.

Nay, lược nêu mười pháp ấy, sao cho kẻ hậu học không giả dối mong cầu riêng. Nếu từ người khác bên ngoài để cầu, cuối cùng phải nói về lý này. Nếu người nào nhàm chán mười hai duyên sanh, cầu riêng biển trí giải thoát, thì như bỏ băng mà tìm nước, đuổi theo ánh nắng lửa của mặt trời để tìm nước uống. Nếu dùng sức chỉ quán để soi rọi thì tâm, cảnh đều quên, mặt trời trí tuệ tự nhiên sáng tỏ, như kho báu trong nhà cô gái nghèo, không làm ra mà tự sáng lấp lánh, như viên ngọc trong túi của người nghèo, chẳng có dụng công mà tự hiện. Mười môn như sau:

Thứ nhất, nói về mười hai duyên sanh của tất cả chúng sinh, nhàm chán sinh tử từ đâu sinh ra?

Thứ hai, nói về mười hai duyên sanh là bản hữu hay là vốn không? Thứ ba, nói về trí tuệ giải thoát của chư Phật, là vốn có hay do tu mà sinh?

Thứ tư, nói mười hai duyên sinh với trí tuệ, pháp nào là trước, pháp nào là sau?

Thứ năm, nói mười hai duyên sinh và trí tuệ của Phật có thỉ có chung hay chăng?

Thứ sáu, nói mười hai duyên sinh do nhất tâm biến hiện, sao lại cảm chịu khổ, vui của ba cõi khác nhau?

Thứ bảy, nói trong pháp giải thoát, pháp nào có y, pháp nào không có y?

Thứ tám, nói về sự giải thoát của chư Phật có thể, tánh, tướng, không có nơi chốn, có vô lượng công đức, có cõi của một Phật, được trang nghiêm bởi thân cõi nhiều như cát bụi, tướng răng ảnh hiện sáng suốt, là hữu thường hay vô thường?

Thứ chín, thuyết minh tất cả chư Phật đề có nguyện lớn rằng, thề độ hết tất cả chúng sinh mới tự giải thoát như hiện nay, vẫn còn vô số tất cả chúng sinh sao vô lượng chư Phật đã thành, Phật hiện đang thành, như vô lượng cõi nhiều như bụi, há không trái với năng lực vô lượng vốn là đại nguyện của mình chăng?

Thứ mười, nói mười hai chi hữu là cội nguồn của sự sinh tử lớn, làm sao cứu độ vượt qua, khiến cho người mê hiểu được mình đồng với đại trí, đại bi với Phật, thành biển công đức của Phật, tất cả biển trí của đại pháp môn chăng?

Thứ nhất, nói về mười hai duyên sinh, nhàm chán sự sinh tử từ đâu sinh ra? Vì tất cả chúng sinh từ xưa đến nay không có gốc, không có ngọn, không có bắt đầu, không có sau cùng, không có tánh, không có tướng, không có xưa, không có nay. Thể của trí tuệ chân thật là nguồn gốc của tất cả chúng sinh, vì trí tuệ chân thật không có thể tánh, nên chẳng thể tự biết không có tánh, vì tánh của vô tánh chẳng thể tự biết, vì không có tánh nên gọi là vô minh, như trong địa thứ sáu Kinh Hoa Nghiêm chép:

Vì không liễu nghĩa thứ nhất nên gọi là Vô minh. Sẽ biết vì trí tuệ chân thật vốn chẳng có tánh, nên chẳng thể tự rõ. Đã không thể tự rõ, cho nên chư Phật lại phải thị hiện xuất thế, nói pháp, nhằm đem lại sự lợi ích, yên vui cho các trời, người. Vốn không có chúng sinh đáng cứu độ, bậc tiên hiền đã đắc đạo, lợi lạc thế gian, biết sáng suốt chân trí chủ yếu được rõ duyên, mới có thể hiện.

Nếu nói chân trí xưa nay tự nhiên thường, không thay đổi ấy, thì phải có đối tượng y chỉ, tức đã có nơi chốn thì có hình chất vững chắc, mười phương hư không sẽ chẳng thể dung nạp nhau, tức đồng với ngoại đạo, Nhị thừa và tịnh độ, Bồ-tát đều có đối tượng nương tựa. Nên, chúng sinh tự là chúng sinh, Thánh tự là Thánh không cần sự giáo hóa. Vì thế, nên biết có Hiền Thánh đắc đạo, hội nhập chân thật sáng suốt, nhận biết chân trí chẳng có tánh, nên không rõ được duyên, chỉ mê tâm, cảnh, mười hai chi hữu thuộc về sự, nhiễm chấp mắc, không thể tự biết có tánh, không có tánh, vọng gây nên ngã kiến, thuận theo vô minh, hành, thức, danh sắc, đối với sáu căn là xúc, thức là hạt giống, ý là chủ thể duyên tùy thuộc sự hòa hợp, xúc, thọ sinh theo.

Hai là sự vô minh, hành duyên năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, đối lại với danh sắc. Vô minh và hành là đối tượng duyên, ý là chủ thể duyên, danh sắc là cảnh, đối tượng duyên. Thức đối với các căn tùy thuộc sự hòa hợp. Phân biệt việc thiện ác nhận lấy gọi là Thọ. Năm căn của một đoạn này, từ bảy pháp ý và thức làm duyên hiện hành. Nhận lãnh tham chấp mắc không buông bỏ, ấy là sinh ái, thủ, hữu. Từ ba duyên ái, thủ, hữu thành nghiệp nhân của đời sau, ba duyên: sinh, già, chết làm quả khổ của đời đương lai.

Ái, thủ, hữu này và sinh, già, chết thường dùng sinh, già, chết làm quả, đời đời không có dừng dứt, tùy thuộc tự tham dục, nhân nghiệp kiêu hãnh ngã mạn, buông lung tham giận, hơn kém, v.v… thọ sinh trong ba cõi, khổ, vui khác nhau, đều là tự tâm thay đổi, chẳng phải do người khác ban cho. Nên biết như thế là nguồn gốc của biển khổ đã sinh ra tất cả chúng sinh. Vì mê chân trí ấy là nghiệp hữu sinh ra mười hai chi hữu. Nhân chi hữu này mà khởi. Nếu đạt vô ngã thì sẽ không có chỗ sinh, thì tất cả pháp tự tánh vô sinh. Cho nên, kinh chép: Thế gian sinh diệt đều do chấp mắc ngã. Nếu lìa ngã thì sẽ không có chỗ sinh, vì chấp mắc ngã, nên thường cầu có, không, chẳng chánh suy nghĩ, khởi hành vi giả dối, hành động theo tà đạo, làm tội, làm phước, làm bất động, chứa nhóm thêm lớn, tâm gieo trồng trong các hành, hạt giống sinh thân hữu lậu. Lại nữa, khởi hữu sau, sinh và già chết đã gây ra các nghiệp, làm ruộng thức, làm hạt giống, bị vô minh tối tăm che lấp, được thấm thấu, nhuần nhuyễn bởi nước ái, được tưới tiêu bởi ngã mạn, lưới kiến thêm lớn, nẩy mầm danh sắc. Danh sắc thêm lớn, sinh ra năm căn (năm giác quan). Các căn đối nhau sinh xúc, xúc đối nhau sinh thọ, thọ sinh xong, lại mong cầu sinh ái, ái thêm lớn sinh ra thủ, thủ thêm lớn sinh ra hữu, hữu sinh xong, ở trong các cõi, khởi thân năm uẩn, gọi là sinh, sinh xong, suy yếu biến đổi thành già, già rồi tạo nghiệp yếu kém, thành bệnh, bệnh xong, nghiệp hết, là chết. Khi chết, vì sinh các nóng bức, nên lo lắng, buồn rầu, than thở, mọi đau đều nhóm họp. Vì quả nhân duyên này nên có tập, không có tập: Đây là nói về ý kinh, là vì gọi đệ nhất nghĩa, nên vọng sinh duyên khổ, thật đáng thương xót, vì mê tâm, cảnh, uổng phí trôi lăn sinh tử. Mọi nỗi buồn rầu khốn khổ, chuyển biến thổi ập đến không ngớt, chỉ cần thanh tịnh ý căn thì không tuệ sẽ hiện tiền, mười hai chi hữu đều không có và năm pháp danh sắc, thức, xúc, thọ, v.v… đều là pháp giới của trí căn bản, các pháp môn duyên sinh tự tại, biển cả và các biển công đức của các Ba-la-mật, để chứng tỏ người mê, tức tất cả tâm cảnh của biển phiền não đều là biển khổ. Nếu là người giác ngộ, thì tức là các pháp môn và biển Ba-la-mật, khi chánh giác ngộ, tất nhiên vô minh không thấy diệt, trí tuệ không thấy sinh. Cho nên kinh nói: Tất cả pháp bất sinh, tất cả pháp bất diệt. Nếu hiểu được như thế, thì chư Phật thường hiện tiền. Đây là nói về hết mê, nên tất cả chúng sinh ở trong trí vô tác căn bản thứ nhất, khởi vọng tạo nghiệp, ái, thủ, hữu sinh. Cho nên mười hai chi hữu do mê trí tuệ chân thật mà sinh. Mười hai chi hữu dùng làm nguồn gốc của sự sinh, vì trong các Bát-nhã của giáo pháp Ba thừa này là người giống phẩm hạ trung, chỉ nói mười hai duyên không của năm uẩn. Không cũng không, hữu vi, vô vi và rốt ráo không, cho đến mười tám không v.v… đều chưa nói về biển khổ phiền não của mười hai duyên sinh, ấy là các biển công đức, muôn hạnh của Bồtát, các biển Ba-la-mật, các biển pháp môn, biển chánh giác của biển trí, ba pháp của Văn-thù, Phổ Hiền, Tỳ-lô-giá-na đều tròn đầy. Chư Phật mười phương trong mỗi hạt bụi và tất cả chúng sinh đồng ở trong biển vô ngại.

Vì pháp như thế nên là thần thông của quyền thừa chẳng thể thực hiện được, tất cả Đại, Tiểu thừa đều không có bờ mé, tham dự, phản ánh nhiều lớp, lớp lớp vô ngại, như kinh có nói rộng.

Thứ hai, nói mười hai duyên sinh là vốn có, hay vốn không?

Trong đây có hai nghĩa:

  1. Vọng.
  2. Chân.

Như kiến vọng của tình đời, tùy thuộc ba đời. Xưa nay, vì tâm chấp muôn việc kia là có thật. Lại, chấp sự sinh tử cho là vô thường. Đây chính là như tâm tưởng của tình đời đã chấp nói là vô thường, đều là tâm vọng, tưởng vọng, phán đoán nối nhau không có tận cùng. Nói thường, vô thường đều là luống dối, không có pháp nhất định, đều không đáng nương tựa.

Nói lý trí chân như thường, không thay đổi, cũng là luống dối, cho nên, kinh Tịnh Danh chép: Không dùng tâm hành sinh diệt để nói pháp thật tướng, vì mười hai chi hữu này là tự tâm của tất cả chúng sinh, tự lừa dối, tình chấp thay đổi mà sinh. Nay nói mười hai chi hữu thường là luống dối. Nếu nói pháp vô thường, lại do diệt mà chấp chứng, hoặc vì nhàm chán pháp vô thường, lại do diệt mà chấp chứng, hoặc vì nhàm chán mà vãng sinh, đều là biến hóa sinh tử, chẳng phải giải thoát chân thật. Thế nên, thường và vô thường đều đồng với trí đệ nhất nghĩa, không thể dùng tình để biết. Kinh nói: Vì không rõ nghĩa thứ nhất nên gọi là Vô minh.

Lại, thế đế tức đệ nhất nghĩa đế là sao? Mười hai chi hữu quyết định nói là thường và vô thường. Lại, như khi đệ nhất nghĩa của chánh hội, chẳng thấy thân, tâm và cảnh giới, hoặc sinh, hoặc diệt, thường và vô thường.

Cho nên, mười hai chi hữu chẳng có tánh quyết định, chẳng thể nói là thường và vô thường, vì đồng với thắng nghĩa đế đệ nhất.

Thứ ba, là nói về trí tuệ giải thoát của chư Phật, là vốn có hay do tu sinh? Một đoạn này phải biết có bốn sự chê bai:

Nói pháp vốn có thêm sự chê bai. Nói pháp vốn chẳng có tổn giảm, chê bai, vừa có vừa không có chê bai hý luận, chẳng phải có, chẳng phải không có sự chê bai mâu thuẫn nhau.

Nếu nói trí tuệ giải thoát của chư Phật vốn có thêm sự chê bai, nói là pháp vốn không có thêm sự chê bai, vừa có, vừa không có sự chê bai hý luận, chẳng phải có, chẳng phải có sự chê bai, mâu thuẫn nhau.

Nếu nói trí tuệ, giải thoát của chư Phật vốn có thêm sự chê bai, nếu nói vốn không có chủ yếu nhờ tu sinh, tổn giảm sự chê bai, thì một đoạn ở đây, lời nói, suy nghĩ, so lường của ý tình chẳng theo kịp. Tình mất, thần hội nhập, tưởng tận, trí viên, sao dùng tình để giải thích về có, không, bàn bạc về trí không có công dụng kia?

Nói trí tuệ, giải thoát của chư Phật kia vốn có, tức thể tánh như đồng với hư không, xưa nay chẳng có dấu vết. Nói trí tuệ, giải thoát của chư Phật kia vốn không, do tu mà có được, thì mất tình lo nghĩ mà bắt đầu hội nhập Nhất thừa. Nếu vì diệt thức, mất tình thì cũng chẳng phải là xứng đồng với tất cả chúng sinh, do tư tưởng thanh tịnh thường tồn tại, nghĩa là thường mê, chẳng biết tồn tại, tu là từ chối sự thất bại, buông lung thì hoàn toàn sai trái. Nếu nói: Vốn có tu sinh thì đều bị lỗi lầm. Vì sao? Vì nói vốn có tất cả chúng sinh xưa nay là Phật, thì sao lại do khổ vui mà trôi lăn mãi không ngừng? Nếu nói do tu sinh, lại thành bại hoại, thì pháp hữu vi đều là vô thường, nên phải dứt trừ hai chứng này mới được tương ưng. Cho nên tụng xưa chép:

Các pháp không tự sinh
Cũng không từ người sinh
Không chung đều là nhân
Cho nên nói Vô sinh.

Đây là phương tiện quán hạnh của thiền định, dùng để rõ duyên, mê giải, tự sáng suốt, không thể dùng tình lo nghĩ để đắn đo tính kể rằng tu sinh, vốn có. Thể của quả quán hạnh này không thật có, do châm chước mà biết, không do lo nghĩ, suy lường mà được, phải dùng công sức thành thục chỉ quán mới chứng biết. Vội vàng cũng không thành, thong thả cũng không được, chỉ biết không thôi nghỉ, tất nhiên không luống bỏ như trong sữa có lạc, đều phải đợi duyên. Vì trong duyên duyên không có tác giả, nên lạc kia khi thành rồi cũng không có chỗ đến, cũng chẳng phải vốn có. Trí tuệ của Như Lai do phương tiện mọi việc lành: giới, định, tuệ để soi rọi mà trong duyên duyên không có tác giả, vì không có thành, hoại. Nhưng đối với trí Nhất thiết, trí Nhất thiết chủng, ở trong đó mà được sáng láng. Đối với các pháp không có chủ thể tạo tác, đối tượng tạo tác, nên cũng chẳng phải vốn có, cũng chẳng phải vốn không, vì trong đệ nhất nghĩa chẳng có gốc, chẳng có ngọn, vô thỉ, vô chung, không có thành, không có hoại, không có ba đời, xưa nay cũng chẳng thể tạo ra vốn có, kể cả tu sinh, thành tựu các kiến chấp đoạn thường của thế gian và các cuộc tranh luận, nên biết như thế.  Như bài tụng trong kinh chép:

Tất cả pháp bất sinh
Không có kiến và thường
Tất cả pháp không diệt
Và không có chấp đoạn.
Nếu hiểu được như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Vì không có đoạn, thường
Tức là nghĩa thành Phật.

Cho nên, không thể tạo ra vọng tưởng suy lường, phỏng đoán là do tu sinh hay vốn có. Vun trồng lại vọng tưởng không thể tương ưng, phải vô tâm đối với tất cả pháp, đạo tự thể hiện. Không có tâm, đạo thể hiện, chánh trí mới sáng suốt. Chánh trí đã hiện tiền mới giác biết được các duyên của tâm, cảnh tự chúng đều không có tánh. Tâm, cảnh đã không có tánh thì mặt trời trí tuệ đồng với cảnh không, đâu thể lập cảnh không của trí, thức yên lặng, sóng không có sinh, tất cả hiện hành đều chẳng có chủ thể, đối tượng, như tiếng vang trong hang trống, ứng vật thành tiếng, hang trống chẳng có tâm, trí cũng ứng vật như thế, phân biệt đều không có đối tượng sinh. Ở đây, mình, người đồng trụ trong huyễn ảo, tất cả tâm, cảnh đều như, chẳng thấy một pháp nào có các tướng sinh, trụ, dị, diệt, thành, hoại, v.v… gọi là môn pháp giới duyên khởi tự tại Vô sinh. Như Thiện Tài chí đức sinh đồng tử, đồng nữ có đức, được pháp môn không, trí huyễn, sinh huyễn, trụ huyễn, thọ sinh tất cả chỗ đồng với trụ huyễn.

Thứ tư, nói mười hai duyên sinh và trí tuệ Phật, thứ nào là trước, sau? Như đã thấy nghiệp vọng, nhận thức của tình đời: Tức mười hai duyên sinh sinh tử ở trước. Nếu dùng đạo để thể hiện trí sáng suốt, thì xưa nay vốn không thay đổi, vì không có chuyển, là đức của quả báo, của nghiệp thiện, ác đã gây ra trong vô lượng kiếp.

Đạo thể hiện trí sáng suốt đều sẽ thấy. Như trong lầu gác của Dilặc, Thiện Tài vào xong, hạnh nghiệp xưa, nay ba đời của Di-lặc đều biểu hiện ở trong đó.

Vì tự tịnh nghiệp trí tròn sáng, chư Phật nơi mười phương và tất cả chúng sinh hành nghiệp xưa nay trong ba đời đều biểu hiện khắp, vì vô minh đều hết, trí Nhất thiết thành, tự hợp như thế, chỉ tịnh hóa tự tâm, không thể mong cầu, như tâm đầu tiên của thế gian, vả lại chỉ dứt tâm, tịnh niệm: Vì cũng được phần ít cảnh giới sinh tử của bên ngoài đã hiện, nên người cầu đại đạo không nhận lấy, chẳng thể dùng ánh sáng đom đóm để gây trở ngại cho ánh sáng của đại trí. Đây là thu nhiếp tán loạn, dứt đối tượng kiến chấp của tâm, cũng có qủy tà vào thân, cũng thấy phần ít đều không thể chấp, đã khéo quyết định lựa chọn như Bồ-tát mười địa, đã được tam-muội trong trăm muôn A-tăng-kỳ, đời đều sáng suốt, ngồi trên hoa sen báu lớn, đồng với một trăm muôn Tam Thiên Đại thiên thế giới, truyền trao chức vị Như Lai. Thân Bồ-tát kia đầy đủ trên đóa hoa sen lớn. Ở bốn bên hoa sen lớn này, tiếp theo có mười ba ngàn thế giới Đại thiên, số cát bụi hoa sen dùng làm quyến thuộc. Các Bồtát đều ngồi trên đó, hãy còn đối với hạnh Phổ Hiền, cũng bị chướng ngại. Muốn thấy Bồ-tát Phổ Hiền chẳng thể thấy được, phải bỏ năm chướng mới thấy Phổ Hiền.

Trong phần lược giải thích, đã nói: Thiện Tài muốn vào vị đại bi, chỉ thấy mắt trời báu ở chỗ Ma-da phu nhân, đủ nói số của năm chướng, huống chi dứt niệm thế gian, tâm tịnh phần ít, sợ sệt sinh tử, e sợ tâm duyên mà có thể thấy phần ít cũng làm chướng ngại đạo, chưa tạo tác, sẽ tạo tác, đã tạo tác, cần vượt qua, chớ gây dính mắc ở trong đó, một là y chỉ đồng tử Thiện Tài, đã có dáng hạnh năm vị của mười trụ, mười hạnh, không sai lầm.

Biển đại trí căn bản như thế, không thể còn cầu kiến chấp trước, sau, đều từ pháp mê của mười hai duyên sinh. Ma vương thay đổi giả dối ý thức ở trong tâm cảnh, tự mê hoặc tâm mình, đến vô thỉ chìm đắm, do mê bất giác trước tồn tại, sau tồn tại, thấy xưa, thấy nay, ở trong nghĩa thứ nhất, đều không có cái thấy này. Ở tất cả chỗ Văn-thù-sư-lợi đồng thanh nói kệ:

Một niệm quán khắp vô lượng kiếp
Không đi, không đến, cũng không ở
Biết rõ việc ba đời như thế
Vượt các phương tiện, thành mười lực.

Lại, vì đồng với việc ba đời trong thể đại trí, vì đời quá khứ nhập đời vị lai hiện tại, vì đời vị lai nhập đời quá khứ hiện tại, vì đời hiện tại nhập đời quá khứ vị lai, vì trí căn bản không có tánh của ba đời, chấp vọng ba đời, trí hiện tự viên, không có xưa, không có nay, một đời chung cho thành mười đời, vì ba đời trên một đời, trong ba đời thành chín đời, chung cho đời bình đẳng thành mười đời. Như tìm hình vuông trên viên ngọc tròn, tìm mối đầu, cuối trên chiếc vòng xuyến, tìm bìa giữa, nhỏ, lớn trong hư không, mé trước, mé sau, sau cùng không thật có. Nên biết như thế, thấy như thế, tức các kiến chấp đối với lớn, nhỏ, trước, sau không có lẫn lộn.

Thấy như thế cùng tận ba đời đều quên, gọi là khi mới phát tâm, liền thành Chánh giác, sau đó, thành hạnh Phổ Hiền.

Thứ năm, là nói mười hai duyên sinh và trí tuệ Phật có thỉ, có chung. Như có người trong thời gian ngắn, nằm mộng thấy việc trong vô lượng kiếp, bỗng nhiên thức giấc, kiếp số, thời lượng đã có trong mộng đều không thật có.

Cũng như thế, kiến chấp vô minh và trí tuệ Phật cũng không thật có, vì mười hai chi hữu, vô minh và trí tuệ Phật đều luống dối. Kinh chép: Không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già, chết, cũng không có hết già chết, vì chân, vọng đều đồng một tánh hư không, nên chẳng thể đối với cái không mà tìm tướng mạo sinh diệt. Chẳng thấy vô minh diệt, chẳng thấy trí tuệ sinh, vì không có sinh diệt, nên tất cả pháp cũng như thế, không có sinh, không có diệt, không có thỉ, không có chung.

Thứ sáu, là nói mười hai duyên sinh là do nhất tâm biến hiện, sao lại cảm chịu khổ, vui của ba cõi khác nhau?

Bồ-tát Kim Cương Tạng nói: Vì không rõ đệ nhất nghĩa đế, nên gọi là Vô minh. Việc đã làm là hành, hành y chỉ ở tâm ban đầu là Thức. Thức sinh chung bốn thủ uẩn là danh sắc; vô minh, hành, thức, danh sắc là bốn. Danh sắc thêm lớn thành sáu xứ là sáu căn. Ba là sự: căn, cảnh, thức hòa hợp là xúc. Xúc sinh thọ, nhiễm ô chấp mắc ở thọ là ái, ái thêm lớn là thủ. Vì từ trong ái, thủ này, chẳng thuận với tham lam, giận hờn, đều tùy thuộc nghiệp cố chấp các thứ nghiệp sâu, cạn, nhẹ, nặng khác nhau. Do các nghiệp của hàng trời, người của đường ác này đều khác nhau, nên người tu hành phải quan sát, và đối trị chủng thức, để thể hiện môn trí mà đối với tâm, cảnh, liền được tự tại. Về ý khác, dưới đây sẽ lại nói.

Thứ bảy, nói về trong pháp giải thoát, pháp nào có y, pháp nào không có y.

Thanh văn, Độc giác đều nhàm chán sinh tử, y chỉ tịnh độ, Niết-bàn vắng lặng. Bồ-tát nhàm chán sự sinh tử, đã dựa vào tịnh độ. Trong Bátnhã, Bồ-tát đả phá bỏ hữu, quy về không, thành trí tuệ không, nguyện sinh tịnh độ. để lại hoặc, thấm nhuần sự sinh, giáo hóa chúng sinh, như trong kinh Niết-bàn, y cứ vào tất cả chúng sinh đều có tự tánh thanh tịnh, cũng có đủ hạnh Phổ Hiền, đều là pháp môn của Bồ-tát, v.v… các giáo trong ba thừa. Cõi nước đều có phần lượng của đối tượng nương tựa rộng, hẹp, lớn, nhỏ, để được, đều có đối tượng nương tựa. Vì suy lường phẩm căn của chúng sinh chưa tròn đầy, có lượng tâm tu hành, đều dựa vào phần mình mà được, chỉ có quả Phật Nhất thừa, đại bi, lý trí của Tỳ-lô-giá-na, Văn-thù, Phổ Hiền là tròn đầy, đều khắp đến chúng sinh sáu đường và ba thừa, Bồtát, Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác, vì tất cả đối tượng y chỉ đều thường khắp đầy đủ mười phương cũng như hư không, đều chẳng có đối tượng nương tựa, chẳng phải ở đối tượng y chỉ hẹp, so lường giới hạn lớn, nhỏ, cũng chẳng phải đối tượng gánh vác tận cùng, đắn đo tính kể của tưởng tình, đối tượng ấn định của đại trí không có tạo tác, không có công dụng. Vì đạt được hết mê trong mười hai pháp duyên sinh, vì trí thể hiện, nên không có tâm chán bỏ, vì không có cảnh của mình, người, nên không mọc, không lặn. Trí ấn định mười phương, không có đi, không có đến, thường đối với sắc thân hiện tại, cùng khắp trước tất cả chúng sinh, vì không có đi, không có đến, nên cũng chẳng có tâm biến hóa của thần thông, vì trí không có đối tượng tạo tác, pháp nhĩ có thể thuận theo chúng sinh, ứng cảm, thể hiện thân mình, thích ứng với đối tượng hóa độ, như tiếng vang ứng khắp trong hang trống. Các âm thanh đều chẳng có đối tượng nương tựa. Tất cả chúng sinh và các Hiền Thánh đều chẳng có nương tựa, chỉ vì do tâm mình thấy giả dối, chỉ trí sáng suốt, vì mê hiểu đạo tự như thế, chẳng phải do tình này tạo tác mà được, nên gọi không thể suy nghĩ, bàn luận. Lại, có ý khác, sau đây lại giảng nói.

Thứ tám, nói về sự giải thoát của chư Phật đều không có thể tướng, vốn không có nơi chốn, đã có công đức trang nghiêm thân, cõi, là thường, hay vô thường? Báo thân và cõi nước của Như Lai, vì tịnh độ của ba cõi là đối tượng tri kiến của Bồ-tát, cho đến vị thọ chức của Bồ-tát Thập địa, chỉ thấy Như Lai ra đời, công đức của thân, cõi, giải thoát, Niết-bàn, tam-muội, cảnh giới mầu nhiệm cũng không thể thấy, đức quả thành Phật, về sau, thường thực hành hạnh Phổ Hiền, thường trụ thế gian, thực hành trong sáu đường, mười phương không thôi dứt, cũng không thể nhìn thấy. Như đạo Thập địa viên mãn, vì muốn thấy hạnh Phổ Hiền, nên dùng ba độ của năng lực tam-muội, nhập gấp bội vô lượng tam-muội, rốt ráo không thấy thân Phổ Hiền và tất cả cảnh giới, huống chi sau quả Như Lai, thực hành hạnh Phổ Hiền, cõi nước mười phương đều ở khắp trong đó, công đức được thấy sẽ như thế nào?

Như phẩm thế giới thành tựu kinh Hoa Nghiêm chép: Như ngần ấy thế giới của các loại hỗn tạp, biến xứ của hạnh Phổ Hiền, hạnh Như Lai, như Hoa Nghiêm, tức là Văn-thù-sư-lợi hóa thân đi vào thành giác ngộ của nhân gian, ở chỗ tháp miếu lớn phía Đông, chuyển nói kinh này, gọi là kinh phổ chiếu pháp giới Tu-đa-la. Ở trong biển cả có vô lượng trăm ngàn ức các rồng, đều đến chỗ tháp miếu kia để được nghe pháp này, đã nhàm chán sâu xa cõi rồng. Chính đến với đạo Phật, đều bỏ thân rồng, sinh vào hàng trời, người. Một muôn các rồng phát tâm đại Bồ-đề được không lui sụt. Có vô lượng vô số chúng sinh đối với ba thừa đều được điều phục, nhân gian di chuyển thành. Đồng tử Văn-thùsư-lợi ở trong ngôi tháp lớn trong rừng Trang Nghiêm, Tràng Sa-la, vô lượng đại chúng từ thành đi ra, cùng đến chỗ đó.

Lược nêu Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, đồng tử, đồng nữ, đều nói: Năm trăm chúng nhập pháp, vì nghĩa này, nên chỉ vì Văn-thù-sư-lợi chuyển giáo ở nhân gian. Nếu là báo thân và cõi nước của Như Lai, thì các vị trời, Bồtát Thập địa và các Bồ-tát ở tịnh độ, đều không thể nhìn thấy, huống chi là Nhị thừa và phàm phu mà được thấy. Vì đây là cảnh giới vượt ngoài thức tình mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, chẳng thể nói rằng: Thường, vô thường, sinh, diệt, so sánh với thân và diệu tướng cõi nước của Như Lai, không thể dùng hình chất trở ngại mà chia rõ ràng để biết, mỗi lỗ chân lông đều không có bờ mé, đã được tất cả thân công đức, không thể dùng tình thế gian để bói thử rằng: Thường và vô thường đều không có thể quyết định, vì không thuộc về tánh sinh diệt nên không có khả năng biết giả dối.

Thứ chín, là nói tất cả chư Phật đều dùng nguyện lớn độ hết chúng sinh, nếu còn có một chúng sinh, thì ta sẽ không thành chánh giác. Như nay, hiện còn vô lượng chúng sinh, vì có vô lượng chư Phật đã thành, hiện thành Phật, há không trái với năng lực bản nguyện của chư Phật kia chăng? Như thế giới mười phương không thấy một vị Phật đã thành, Phật hiện đang thành, thường thực hành hạnh Phổ Hiền, ở thế giới mười phương, độ thoát chúng sinh, không có xưa, không có nay, không mọc, không lặn, chỉ vì chúng sinh phải thấy thành Phật, kể cả Niết-bàn, Bồ-đề vô tác, Đắc là sao? Chứng là sao? Thành là sao? Hoại là sao? Chỉ vì hạnh Phổ Hiền và chúng sinh thường như vậy, thường lợi ích chúng sinh mà không có lợi, nghĩa là chỉ vì trí tánh vô tác, tự vòng quanh khắp ứng hiện. Mê hết vốn không có thành, hoại. Đang mê, khi hết, không thấy mê. Đã không thấy trí tuệ, nhưng Thiện Tài bước vào cửa Từ thị, vào xong, cửa khép lại. Vì trong các pháp, thật ra không có một pháp nào có thành, hoại. Nếu đối với các pháp thấy có Phật, người thành Phật, thì đây là nghĩa vô thường, như kinh Niết-bàn tự giảng nói đủ văn, chớ sinh nghi ngờ.

Thứ mười, là nói mười hai chi hữu là nguồn gốc vĩ đại của sinh tử, làm sao vượt qua, khiến cho hết mê, đồng với đại bi, đại trí của Phật, thành pháp môn rộng lớn.

Biển công đức của Phật của biển nhất thiết trí. Như trong hội thứ hai kinh Hoa Nghiêm, trong điện Phổ quang minh nói môn Thập tín. Như Lai phát ra ánh sáng mười độ trong bánh xe dưới lòng bàn chân. Ánh ánh ấy được phát ra từ giữa hai đầu chân mày, soi sáng các thế giới mười phương, rồi lại trở vào trong bánh xe dưới lòng bàn chân, để giảng nói ánh sáng, quả của Phật, vì công dụng ánh sáng của quả Phật là thành tín vị. Ánh sáng của Phật kia danh hiệu là nhất thiết Bồ-tát trí diệm chiếu diệu thập phương tạng. Tướng mạo ánh sáng ấy cũng như sắc báu, đèn, mây. Vì ánh sáng của hào quang này được phát ra từ trong bánh xe dưới lòng bàn chân. Đầu tiên chiếu sáng Tam Thiên Đại thiên thế giới, khiến cho người tu hành thuận theo tâm ánh sáng, tạo ra tưởng sáng suốt của ánh sáng, soi rọi khắp Tam thiên Đại thiên thế giới, bốn duy, trên, dưới, cũng giống như thế. Theo thứ lớp một vòng, mỗi phương do tưởng thành, mười phương vượt qua tưởng này là quán đầu tiên.

Quán thứ hai, thứ lớp, cho đến thứ mười, rộng thêm gấp bội, suy lường tưởng niệm, đều tận hư không, khiến cho tâm mình cũng tận hư không, tâm đồng ở trong hư không, tâm mình, định của mình sáng láng, yên vui, mới từ định khởi trở lại. Quán mười phương, bốn duy, trên, dưới, khắp chung quanh tìm cầu tâm mình, trong, ngoài đều không có sở đắc, mới bắt đầu biết rõ tuệ không hiện tiền, gọi là pháp môn nghĩ nhớ, thấy khắp, trí tuệ sáng suốt của tất cả chư Phật, ở trong vị này, định, loạn đều có quên, gọi là trụ Sơ phát tâm. Vì Tuệ không này quan sát tất cả chúng sinh ở thế gian, kể cả cõi nước, đều như huyễn hóa, không có thể tướng, đồng với pháp môn giải thoát của tuệ không của Phật. Nhập tri kiến của Phật xong, do đây gọi là môn niệm Phật, vì không có niệm tương ưng với chánh tuệ, nên nhập môn niệm Phật cảnh giới mười phương. Vì tự tánh của tuệ không cùng khắp và tất cả Phật thành Chánh giác, xoay bánh xe pháp, kiếp ba đời ở một thời gian, vì không có tướng kéo dài, rút ngắn của thời phần để an lập, như kinh có nói rộng, nhập mười thứ rộng lớn này, như môn hư không lượng niệm Phật, mới vào nước của môn biển.

Thứ hai, là pháp môn trị địa trụ phương quảng đạt biển mười hai duyên sinh thành kinh Phổ Nhãn và thành biển hạnh mười Ba-la-mật, biển công đức Phật, nhập vào biển ánh sáng khắp của đại trí liên hoa đại bi không có nhơ bẩn, thanh tịnh vô nhiễm, như kinh nói: Đồng tử Thiện Tài hỏi: Muốn nhập tất cả biển trí vô thượng mà chưa biết hạnh của Bồ-tát, làm sao có thể bỏ nhà thế tục, sinh vào nhà Như Lai?

Mười câu hỏi như thế, đủ như kinh nói.

Tỳ-kheo Hải Vân sau khi dùng mười thứ khen ngợi, khuyến phát, mới nói: Ta ở nước của môn biển này mười hai năm, thường dùng biển cả làm cảnh giới của mình, cái gọi là suy nghĩ sự rộng lớn vô lượng của biển cả, nghĩ về sự rất sâu khó suy lường của biển cả, khuyên chung mười thứ, quan sát biển cả sinh tử của mười hai duyên sinh, ấy là thấy dưới biển cả có đóa hoa sen vĩ đại bỗng nhiên xuất hiện. Ta dùng tâm quán viên tịnh, nghiệp không ô nhiễm của sinh tử, thành mười vô tận báu trang nghiêm, mười vị vua cúng dường cung kính. Ta nói về công đức của mười trí Bala-mật, không ngoài biển sinh tử, ở trong biển cả sinh tử, lợi lạc chúng sinh, vô nhiễm tự tại, dùng vua để biểu thị. Vua A-tu-la nói: Một trăm muôn nghĩa là hạnh mãn trong đàn Ba-la-mật. Tay cầm giữ cọng sen kia, chứng minh không lìa bỏ trí căn bản, ở trong biển sinh tử mà không chìm, dùng vua A-tu-la để biểu thị.

Trở xuống là suy nghĩ. Biểu thị pháp như thế, pháp khác có thể so sánh mà biết. Dù cho có sự việc ấy, cũng là biểu thị mọi pháp. Hoa sen có Phật xuất hiện, giảng kinh Phổ Nhãn. Nghĩa là quán đạt căn bản của mười hai duyên sinh, trí tuệ ánh sáng cùng khắp, khởi trí sai biệt, biểu hiện khắp tất cả danh sắc, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, hư không, v.v… thuận theo tất cả dụcg chúng sinh đều nói là kinh. Chúng sinh vô tận, tâm tưởng vô tận. Đối với căn cơ, sự mong muốn của chúng sinh kia, dùng muôn việc thế gian, thích ứng với đối tượng cơ nghi mà nói là Giáo, thì đâu có cùng tận, kinh nói: Dùng nước biển cả làm mực, dùng núi Tu-di làm bút, viết chép một môn trong một phẩm của kinh Phổ Nhãn này, một pháp trong một môn, một nghĩa trong một pháp, một câu trong một nghĩa, cũng không được chút phần, huống chi có thể viết hết. Ta đã ở chỗ Đức Phật này, một ngàn hai trăm năm thọ trì pháp môn Phổ Nhãn như thế. Dùng môn mười Đà-la-ni, vì các người, trời, rồng, thần, v.v… giảng nói rộng, truyền bá khắp, vì trên một duyên trong mười hai duyên có một trăm phiền não. Vì dùng làm pháp môn trong mười hai duyên, nên nói rằng, một ngàn hai trăm năm chỉ là bốn đế mà tất cả Hiền Thánh đã nói không lìa. Tất cả giảng không rời khổ, tập, tất cả giải thoát không lìa diệt đạo. Tất cả khổ, tập không lìa vô minh, cho đến tất cả các duyên hành, v.v… tùy thuộc sự trong mười phương, mỗi việc đều khác nhau, như phẩm bốn Thánh đế của kinh Hoa Nghiêm nói: Là người tu hành mỗi mỗi đều y chỉ Thập tín, Thập Trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa và giai vị Đẳng giác Phổ Hiền tự sáng suốt. Nếu không học khắp, biết không khắp, trụ trong một pháp, thì không biết con đường tiến tới. Giáo Nhất thừa dùng trí căn bản sáng suốt của ánh sáng khắp, dùng làm môn thăng tấn của tin hiểu, vì trí không có tự thể của xưa, nay trong ba đời, lại vì không dời đổi mé sát-na thành đại Bồđề, y chỉ trí thành giáo, chẳng lập xưa nay. Trí viên không lìa một niệm trong nhiều kiếp ba đời, vì trí không có kéo dài, rút ngắn, không có đến đi. Thể của trí đồng với không, vốn không có rộng, hẹp, không thể phân tích rõ ràng để biết, không mảy may thêm bớt kiến, dù có lúc thâm cao của công phu thắng tấn, nhưng cũng không dời đổi mảy may nào. Giáo của Ba thừa vì lập quả Phật trong ba tăng-kỳ kiếp ở sau cùng của Thập địa, Thánh trí y cứ vào căn để lập giáo. Người ưa thích như thế, tức tạo tác, chớ nghi ngờ Thánh chỉ, đến nỗi có do dự, e tạo ra lỗi chấp không, dùng sáu phẩm trụ của Thập tín, văn kinh lại nói trong điện căn bản trí sáng suốt hào quang cùng khắp, lại dùng mười Phật trí để làm thập tín rằng, đứng hàng đầu giác, hàng đầu mắt thấy, chung cho Văn-thù-sưlợi, dùng làm hàng đầu hạnh của đối tượng tín.

Thế giới mầu vàng, tất cả thế giới mầu vàng và chín thế giới dưới, đều chung thành mười, là mười thế giới của pháp đối tượng tín, đều gọi là sắc, cái gọi là thế giới mầu vàng, thế giới của diệu sắc v.v… vì tâm của Thập tín là tâm sinh diệt, vì sinh tin hiểu, nên lại như các loại sông tiệm, quả, hồng nhạn, sông tiệm, đối với cái vụ, tảng đá lớn, v.v…

Nói lược như thế, không thể nói đủ trụ thứ hai trong mười trụ của mười hai duyên sinh, cũng quán thành kinh Phổ Nhãn. Bồ-tát Lục địa cũng quán nhân duyên sinh khởi của mười hai duyên sinh, thành ánh sáng trí tuệ sáng suốt không có chướng ngại, để cho người học sau quan sát. Luận chủ tụng rằng:

Phàm phu không trí tuệ
Chấp vướng mắc sinh ngã
Thường mong cầu có, không
Không thể chánh suy nghĩ
Thực hành vọng tà đạo
Làm tội và làm phước
Cho đến hạnh bất động
Thường đối với các hành
Trồng hạt giống của tâm
Sinh các nghiệp hữu lậu
Thành ở thân hữu sau
Sinh tử thường trôi lăn
Các nghiệp dùng làm ruộng
Thức tâm làm hạt giống
Vô minh làm che lấp
Nước ái làm thấm nhuần
Ngã mạn là tưới rót
Các kiến sinh danh sắc
Danh sắc đã thêm lớn
Năm căn do đây sinh
Các căn và danh sắc
Chủng thức thuộc thọ, xúc
Xúc, thọ đã thêm lớn
Ái, thủ sinh các hữu
Hữu sinh thân năm uẩn
Sinh xong, suy, thay đổi
Già hoại trở về chết
Khi chết sinh nóng bức.
Lo rầu mọi khổ nhóm
Do đây thường trôi lăn
Sinh ở thân sáu cõi
Trong đây không một vật
Vì luống dối nên thế
Năng dùng thiền tốt đẹp
Tâm niệm không luống dối
Mới sinh được tuệ không
Soi khắp cả mười phương
Trong đây chẳng có vật
Năng ở trong không thật,
Mới hiện trí Như Lai
Được ánh sáng trí tuệ
Lại soi rọi chúng sinh
Thường ở cõi mười phương
Đầy đủ hạnh Phổ Hiền
Vì hóa độ chúng sinh
Mà ở môn quả Phật
An lập Tín, Trụ, Địa
Mười Hạnh, Mười Hồi hướng
Vị Đẳng giác, Thập địa
Sao cho người tu hành
Tu hành không lỗi lầm
Thập tín là sinh diệt
Mười địa nhập vị Phật.
Vì trong vị Phật này
Vì lợi ích chúng sinh
Trí giải thoát chẳng nhiễm
Gọi đó là mười hạnh
Dùng hạnh giải thoát này
Nhập vào trong sinh tử
Khắp các cõi mười phương
Rộng lợi ích chúng sinh
Gọi đó là Hồi hướng
Thường ở trong sinh tử
Nuôi lớn đại từ bi
Gọi đó là Thập địa
Vẫn ở biển sinh tử
Ưa vướng tâm giải thoát
Thích tam muội Niết-bàn
Để dứt năm thứ chướng
An lập vị Đẳng giác
Thành tựu đạo Phổ Hiền
Như đối với Thập Trụ
Sơ trụ, trụ thứ hai
Cho đến trụ thứ ba
Mà ở biển quả Phật
Quán sát mười hai duyên
Cầu nhiều tâm xuất thế
Ba tỳ-kheo tiêu biểu
Trong Tứ trụ, Ngũ trụ
Ấy là tâm giải thoát
Phản chiếu cảnh thế gian
Kể cả mười hai duyên
Tất cả mọi trần lao
Đều thường luôn thanh tịnh
Thân, tâm không trong, ngoài
Mười phương đều vô ngại
Tất cả là rừng thiền

NÓI VỀ BỎ MÊ HIỂN TRÍ THÀNH MƯỜI MINH BI Với các Như Lai thảy.

(Để chứng minh phản chiếu thế gian là giải thoát. Dùng Di-già giải thoát, hai sĩ tục tiêu biểu. Có cõi nước tên Trụ lâm, đi suốt mười hai năm mới đến để tiêu biểu. Quán mười hai duyên sinh đạt một sau cùng).

Trong giai vị Lục Trụ
Xuất thế và thế gian
Hai giải thoát như thế
Đều hoàn toàn viên mãn
Đại thần thông vắng lặng
Không có công, tuệ mãn.

(Lấy Tỳ-kheo Hải Tràng để tiêu biểu, lìa hơi thở ra vào, không có suy nghĩ, giác biết nữa, dụng thần vô phương đều tự tại).

Trụ phương tiện thứ bảy
Rộng độ các chúng sinh
Nuôi lớn hạnh đại bi
Trí không công thứ tám
Tiên Tỳ-Mục-Cù-Sa
Chạy theo dòng tà kiến
Đồng là chúng chư Phật
Khiến nhập trí thanh tịnh
Chỗ ở đồng với trước
Đều gọi là bờ biển
Biểu thị trí bi đồng
Bà-la-môn thứ chín
Hiệu gọi là Thắng Nhiệt
Giảng chín Ba-la-mật
Hay đồng với tà kiến
Năm nhiệt và núi dao
Từ trên nhảy hầm lửa
Chiết phục các khổ hạnh
Đều giúp vào chánh kiến
Trụ quán đảnh thứ mười
Đối trí Ba-la-mật
Để giảng mãn mười Trụ
Dùng hạnh trí từ bi
Vương nữ tràng sư tử
Trong mười Trụ như thế
Dùng mười Ba-la-mật
Hòa hội trí hạnh từ
Mỗi hạnh đều khác nhau 
Vì thắng tấn như thế
Cho đến đối mười hạnh
Trong mười Hướng, mười Địa
Kể cả vị Đẳng Giác
Mỗi mỗi đối các vị
Hạnh Ba-la-mật khác
Tham dự đều không đồng
Không rời mới phát tâm.

Pháp môn trở lên từ bên phải, đều dùng trí sáng suốt, ánh sáng cùng khắp của Như Lai làm thể, trí khác nhau làm dụng, sao cho trí tuệ đầy đủ, dùng làm pháp giới. Kinh Đại thừa chép: Mười hai chi hữu đều y chỉ nhất tâm mà lập, tùy thuộc tham dục, sinh chung với tâm, tâm là hành. Mê hoặc đối với hành sinh ra thức, thức sinh ra danh sắc, danh sắc làm cho sáu xứ thêm nhiều. Ba phần hợp lại là Xúc. Xúc sinh chung là Thọ. Thọ lãnh không có nhàm chán sinh ra ái, ái thu nhiếp không bỏ là Thủ. Các chi hữu kia sinh là hữu. Hữu đã khởi gọi là sinh, sinh thành thục là già, chết hư hoại là chết. Kinh chép: Mười hai chi hữu đều có nghiệp chủng như kinh có nói.

Đối với mười hai chi hữu là ba khổ: Một vô minh và hành, sáu căn là hành khổ. Xúc, thọ là khổ khổ, các chi còn lại là hoại khổ.

Vì vô minh diệt nên ba khổ diệt, liền được tam-muội Ba không: Tam-muội Không, tam-muội Vô Tướng, tam-muội Vô Nguyện. Ở cảnh nhất tâm không có nguyện cầu, chỉ dùng đại bi làm hàng đầu, vì giáo hóa tất cả chúng sinh. Nhị thừa quán mười hai chi hữu. Phiền não không đều diệt, thì trí tuệ, đại từ, đại bi cũng diệt. Bồ-tát quán sát các duyên do tánh là không, chẳng có sinh, chẳng diệt, chẳng có thọ mạng. Giáo hóa chúng sinh không diệt các hành, cho đến tam-muội mười không hiện tiền, thường không xả bỏ tất cả chúng sinh, rộng như kinh nói. Mười hai pháp duyên sinh dù là một pháp, nhưng tất cả Hiền Thánh đều ở trong một pháp đó để thực hiện quan sát, đều đạt được lợi ích khác nhau. Một pháp Ba-la-mật NÓI VỀ BỎ MÊ HIỂN TRÍ THÀNH MƯỜI MINH BI thắng tấn của Bồ-tát năm vị, đều là tên gọi dụng đức khác nhau, nên không thể một bề y cứ làm phép tắc.