NIẾT BÀN HUYỀN NGHĨA PHÁT NGUYÊN CƠ YẾU

QUYỂN 4

Đời Tống Sa-môn Thích Trí Viên ở Tiền đường soạn.

“Như mặt trời v.v…” trở xuống: Mặt trời dụ cho thể của pháp giới, chiếu dụ cho pháp giới, núi cao dụ cho Bồ-tát.

“Như điếc v.v…” trở xuống, dụ cho hàng Tiểu cơ ở trong hội Hoa Nghiêm, không đạt đựơc lợi ích lớn, vì điếc cho nên không thể nghe nhiều, vì câm cho nên không thể nói được.

“Ẩn vô lượng thần đức, thị hiện thân một trượng sáu, ngăn che Như Lai Tạng”: Đầu tiên là y cứ theo ẩn thân, kế là y cứ theo ẩn pháp, câu đầu thần đức là thân Xá-na; một trượng sáu, là thân Đức Thích-ca; ngăn che Như Lai tạng là nói về ẩn pháp.

Như Lai tạng, tức là pháp Viên đốn giúp cho chúng sinh phàm phu có thể chuyển thành bậc Thánh.

“Vô sinh vô dụng”: hạt giống hư thì không thể sinh gốc rễ, hư thối thì vô dụng.

Trước cho sau đoạt, ban cho pháp Tiểu tức Lộc Uyển, đoạt Tiểu tức Phương đẳng.

“Trao gửi gia nghiệp, nhận lãnh tài sản”, đây là dùng thí dụ Cùng tử trong kinh Pháp Hoa, dụ này nói về việc Thế Tôn giao phó gia nghiệp Đại thừa, để giáo hóa Bồ-tát, như các bộ Bát-nhã phần nhiều do Không Sinh, Thân Tử, Mãn Nguyện đối đáp.

Trao tài sản định thiên tánh, tức là cha con gặp nhau, xác định thiên tánh, như kinh ghi: “Đay thật là con ta, ta chính là cha nó”, để dụ cho kinh Pháp Hoa bỏ quyền Nhị thừa, tất cả đều được thành Phật.

Cho nên kinh ghi: “Tám ngàn vị Thanh văn trong hội Pháp Hoa, được thọ ký thành Phật, thấy Như Lai tánh giống như mùa Thu thì thâu hoạch, qua mùa đông thì cất giữ, không còn làm gì nữa, không còn làm gì nữa tức là rốt ráo. Đây là văn trong quyển chín nói về tám ngàn vị Thanh văn trong kinh Pháp Hoa. Cho nên biết rằng việc khai hội của Pháp Hoa, Niết-bàn, đều được gọi là đề hồ. Nhưng ý nghĩa kia phế bỏ, đây lập bày có ít khác nhau, đó là bản hoài đối với Pháp Hoa đã xong, đến thời giáo này bèn nhập Niết-bàn.

“Chúng sinh chẳng thấy Phật tánh nên dang cánh tay hai trí để chỉ bày”, là nêu chung ý nghĩa của việc giáo hóa, chúng sinh vốn đầy đủ, không khác với Phật, hàng ngày thường sử dụng mà chẳng biết, đắm chìm trong sinh tử, cho nên Phật ra đời, dùng cánh tay nhị trí để cảnh tỉnh đường mê, chỉ bày bản tánh, vừa mới hiển bày lại nghĩ đến việc chê bai chánh pháp, căn cơ khác nhau, nên có năm thời giáo hóa. Hoa Nghiêm Lộc uyển, Phương đẳng, Bát-nhã, “một thuở nọ” thuần thục, bèn đặt ra khai quyền, Pháp Hoa, Niết-bàn do đây hưng khởi.

Hoặc nói Đại, hoặc nói Tiểu, hoặc quở trách, hoặc nói giáo, hoặc nói là định thiên tánh. Nói về năm thời thì Hoa Nghiêm chỉ nói Biệt Viên, cho nên thuộc về Đại; Lộc uyển chỉ nói Ba tạng, cho nên thuộc về Tiểu; Phương đẳng quở trách Thiên tiểu, khen ngợi Viên đại, ý muốn cho chúng sinh ghét Tiểu ưa Đại; Bát-nhã giao phó Đại pháp, dẫn dắt hàng Bồ-tát dần dần trở thành thông thái; Pháp Hoa khai quyền gọi là định Thiên tánh.

“Nếu chúng sinh v.v…” trở xuống: Vì ở hội Pháp Hoa đã thấy được Phật tánh, cho nên ở kinh này vào Niết-bàn. Như vậy, nghĩa thấy tánh của hai kinh là một.

“Phật Niết-bàn giữa hai cây Ta-la”, tức là kinh ghi: “Nằm theo tư thế nghiêng về hông phải”, nói lên một đời giáo hóa đã xong, nội trí dẫn dắt đã dứt.

“Lời dạy đã dứt, hai sông đã cạn”, kinh ghi: “Vắng lặng không có âm thanh”, là giáo đã hết; hai con sông thì sông Bạt-đề lớn ở phía Nam thành và sông Hy-liên nhỏ ở phía Bắc thành, hai sông cách nhau một trăm dặm, Phật nhập Niết-bàn dưới bốn cặp tám cây Ta-la ở khoảng giữa hai con sông này.

chư Phật nói giáo, tột cùng là nói thấy tánh, còn kinh này là lời sau cùng dụ như đề hồ, tất cả các vị đều gồm đủ trong đó, Đức Phật Đăng Minh Ca-diếp xuất hiện ở tịnh độ, giảng nói kinh Pháp Hoa, rồi liền Niết-bàn. Nay Đức Thích Tôn xuất hiện ở cõi uế cho nên cần phải phò luật để thu thập các căn cơ. Hai kinh tuy khác nhau, nhưng nghĩa thấy tánh không khác. Nếu theo pho luật để nói về Niết-bàn thì chỉ có ở cõi uế. Cho nên, nếu y cứ theo Thường để nói về Niết-bàn thì tịnh uế đều được.

“Chỉ là thầy của chư Phật, mẹ của Bồ-tát”, vì có khả năng khai phát trí rốt ráo, cho nên gọi là thầy chư Phật, vì năng sinh trí phần chân 12 cho nên gọi là mẹ của Bồ-tát.

“Chỗ khác nhau giữa Phật và Bồ-tát thì chẳng thể nói được, dù phàm phu có ngàn lưỡi cũng đâu thể khen ngợi được, Nhị thừa đui mù thì đâu thể dùng tay múa may xưng tán được. Đoạn này là nêu lên sự cao quý của Phật, Bồ-tát để so sánh với sự thấp kém của phàm phu; ngàn lưỡi trăm mũi, ý nói là dùng ngôn ngữ rất nhiều cũng đâu thể được; tay múa may, theo bài tựa Mao Thi ghi: “Khen ngợi không đủ, cho nên ca vịnh, ca vịnh không đủ cho nên tay múa, chân nhảy nhót”.

“Nếu chỉ dùng năm sở dĩ làm ý của Thể”, lý được năm lần trình bày gọi là sở dĩ, nghĩa là từ chữ Mãn sữa thượng phẩm cho đến thắng tu Viên giáo sở thuyên đề hồ đều là chánh thể của kinh này. Lập các danh tướng, lẽ ra phải viết là hành tướng, vì nương vào lý khởi hành là ý của Tông.

“Ý đối phá”, là trong năm phen đều có dùng Viên để phá Thiên.

Đều nói là nếu chuyên, chuyên tức là một mình, nghĩa là trong năm phen đều bao gồm các nghĩa, nay nếu chỉ dùng một ý thì thành Thể, Tông, Dụng v.v…” khác nhau.

Bản hai quyển, bản sáu quyển, Đại bản như quyển thượng đã nói Đại bản, tuy có hai bản Nam, Bắc khác nhau, nhưng đều lấy tên là Đại, bản sáu quyển gọi là Tiểu bản.

“Cùng trong một hội mà nghe khác nhau”, cần nghe rộng thì ở Đại bản, tóm lược thì ở tiểu bản.

“Ví như Đại Tiểu phẩm”, kinh Bát-nhã cũng có Đại phẩm và Tiểu phẩm nên lấy làm thí dụ. Y cứ theo mục lục các kinh, thì Đại phẩm Bátnhã được dịch xong vào ngày hai mươi ba tháng tư niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ năm đời Tần, gồm hai mươi bảy quyển. Trúc Pháp Hộ dịch pho đầu vào niên hiệu Đại Khương năm thứ nhất đời Tần lấy tên là Quang Tán Bát-nhã. Sau ngài La-thập dịch lại gồm mười quyển, gọi là Tiểu phẩm. Tiểu phẩm này cũng lược sao chép lại phần trước của Đại phẩm. Nếu như thế, thì thuyết kế nói là đúng, bản sáu quyển chỉ hết phẩm Bồ-tát.

“Nay có hai bản quảng và luợc”; là bản sáu quyển thì lược nêu ở phần trước, Đại bản thì rộng gồm cả phần sau.

“Mọi người còn nghi ngờ”, hoặc cho là nghe khác, hoặc cho là có quảng và lược, khó có thể xác định, cho nên mọi người còn nghi ngờ.

“Như Lai nói trộm chó”, Bản sáu quyển, Ca-diếp hỏi về trộm chó. Đại bản thì ba quy y nói ở phần kệ, bản sáu quyển thì ba quy y nói ở văn xuôi. Giải thích, lời hỏi ý đáp, giống thì ít, khác thì nhiều, v.v…”

Hai kinh này, trước sau khác nhau. Như Lai nói thì xếp ở sau, Cadiếp nói thì đặt phía trước. Thâu nghĩa là trộm cắp, dụ cho ma kiến, chó dụ cho ma Ái, như phẩm Tứ y nói ba quy y trong phẩm Như Lai Tánh.

Người đời Tần dịch là bản sáu quyển, được dịch vào đời Đông Tấn, là Đại bản, bản dịch vào đời Bắc Lương, đều chẳng phải dịch vào đời Tần, nói người đời Tần thì chỉ có bản dịch vào đời Dao Tần rất thạnh hành, cho nên các nhà Nghĩa học kế thừa nhau sử dụng. “Hề hổ giả”; Hề tức là thay đổi, viết là Hề không có bộ thủ là lầm. “Xưa, Đạo Mãnh quên thân mà mang được năm phẩm kinh từ Thiên-Trúc trở về, xét Dịch Kinh Đồ Kỷ và Tăng Truyện đều ghi là Đàm-vô-sấm đến Cô Tang vào năm Nhâm Tý, tức là niên hiệu Huyền Thỉ thứ nhất đời Tần, có mang mười quyển trước của kinh Niết-bàn, ở một nhà thế tục. Mông Tốn nghe danh ngài Vô-sấm nên thỉnh dịch kinh. Khởi dịch vào niên hiệu Huyền thỉ năm thứ ba, tức năm Giáp dần, đến niên hiệu Huyền Thỉ năm thứ mười, Tân Dậu, đã dịch được hai mươi ba bộ kinh luận, tổng cộng gồm một trăm bốn mươi tám quyển, có Tuệ Tung ghi chép. Ngoài ra bài tựa Nam Sơn Niết-bàn Hoằng Truyền có ghi: “Vào niên hiệu Huyền Thỉ thứ ba đời Thư Cừ, thuộc Bắc Lương có vị Tam tạng Pháp sư người Thiên-trúc là Đàm-vô-sấm, Hán dịch là Pháp Phong, mang mười quyển thuộc phần đầu bản Phạm kinh Niết-bàn đến Cô Tang, được Ngụy chúa Mông Tốn ban thưởng tiếp đãi long trọng, mời ở lại trong cung Nhàn Dự ở kinh thành nhà Lương, lần lượt trải qua ba lần, phiên dịch được bốn mươi quyển, hoàn thành vào niên hiệu Vĩnh Sơ năm thứ hai đời Tống Vũ Đế thời Nam Bắc Triều. Y cứ vào những lời văn trên thì chắc chắn kinh này, phần đầu là do Đàm-vô-sấm mang đến, chẳng nên nói Đạo Mãnh mang về. “ Thư Cừ Mông Tốn”, vốn là người Hồ, làm đến chức Tả Thư Cừ của Hung Nô, cho nên lấy chức quan làm họ. Mông Tốn làu thông kinh sử, giỏi về thiên văn; giết Đoàn Nghiệp rồi tự xưng là Lương Châu Mục, sau lại phá được Nộc Thiện ở Cùng Tuyền, thừa thắng vào Cô Tang, tiếm vị, xưng là Tây Hà Vương. Lũng Hữu tức Lũng Tây, viết là Hữu hoặc Hậu đều không đúng.

“Tự lấy niên hiệu là Huyền Thỉ”, là đổi niên hiệu là Huyền Thỉ. Lúc bấy giờ Dao Trường lại lấy niên hiệu là Hoằng Thỉ, chẳng phải là Huyền Thỉ. Từ niên hiệu Huyền Thỉ thứ năm, tức niên hiệu Nguyên Hy thứ nhất đời Thái Đế nhà Tấn, rồi truyền đến Tống Lưu Dụ được bốn năm, đến Tống Văn Đế, Văn Đế ưa thích kinh này bèn sắc chỉ cho sư Tuệ Quán chùa Đạo Tràng; Tuệ Nghiêm chùa Ô Y là hai bậc Cao tăng thạc đưc, cùng với Tạ Linh Vận, huyện lệnh Khương Lạc, nổi tiếng ở đời, cùng nhau sửa chữa, hiệu đính kinh này.

Đây là duyên khởi của kinh Niết-bàn bản Nam. Kinh đã từ Bắc Lương vào Giang Nam, sau được hiệu đính, cho nên khác với phẩm quyển của bản cũ, bèn có tên là Nam Bản Niết-bàn. Dao Trường giết Phù Kiên, đổi Trường An thành kinh đô Thường An, đổi niên hiệu là Bạch Tước, sau là Kiến Nguyên; Dao Trường mất, con là Dao Hưng kế vị, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ, sau đổi Hoằng Thỉ là lầm; phải nói là Dao Hưng Hoằng Thỉ, chẳng phải Huyền Thỉ, để phân biệt niên hiệu hai nước.

Niên hiệu Huyền Thỉ năm thứ năm tức là niên hiệu Nguyên Hi thứ nhất đời Tấn Cung Đế, Cung Đế tức là vị vua thứ mười một của nhà Đông Tấn, đóng đô ở Kiến Khang, làm vua được một năm thì nhường ngôi cho Lưu Dụ, là Tống Vũ Đế, cho nên văn gọi là “kế truyền đến Tống Lưu Dụ”.

Niên hiệu Nguyên Hi thứ nhất đời vua Cung Đế nhà Tấn, tức là niên hiệu Vĩnh sơ thứ nhất đời vua Vũ Đế nhà Tống, vì cùng năm ấy đổi tên niên hiệu Tống Vũ Đế Lưu húy Dụ, tự là Đức Dư. Được bốn năm, nghĩa là Tống Vũ Đế làm vua ba năm thì băng, Trưởng tử là Nghĩa Phù kế vị, tức Thiếu Đế, Thiếu Đế hỗn loạn bị Thái hậu phế làm Vinh Dương Vương, chỉ làm vua hai năm. Em thứ ba của Vũ Đế húy là Nghĩa Long lên ngôi, tức Văn Đế. Thiếu Đế lên ngôi vào năm thứ ba đời Vũ Đế, làm vua hai năm, đến niên hiệu Nguyên Gia thứ nhất đời vua Văn Đế là bốn năm, đây là năm mà kinh Niết-bàn Đại bản mới đến Nam Triều, cho nên trong Khai Hoàng Lục ghi: “Niên hiệu Nguyên Gia thứ nhất đời vua Văn Đế nhà Tống thời Nam Bắc Triều mới đến Kiến Khang, lúc bấy giờ là niên hiệu Huyền Thỉ thứ chín.

Đây là hai vị Cao minh, lời tôn xưng người có đạo đức cao, trí tuệ sáng tỏ, sự tích như Lương Cao Tăng Truyện quyển bảy đã ghi.

Huyện lịnh Khương Lạc: Nam sử quyển mười tám ghi: “Tạ Linh Vận, thuở nhỏ rất hiếu học, thông hiểu các sách, giỏi văn chương, cùng với Nhan Diên Chi được xem là bậc nhất ở vùng Giang Tả, ngang dọc sôi nổi thì hơn Diên Chi, nhưng sâu kín thì không bằng. Được tập phong là Khương Lạc Công. Nay văn ghi là Huyện Lệnh, e là sai.

“Kháng thế dật quần”: Là vượt trên tất cả, kháng là nêu tất cả toàn bộ, dật quần là siêu xuất, vượt hơn. Nam sử ghi: “Dùng tước Quốc công phong cho viên ngoại Tán Kỵ Thị Lang, không nhận mà làm Tham quân cho Lang Da Vương Đại tư mã. Xe ngựa phục sức đẹp đẽ, y vật rất nhiều, sửa đổi đặt định lại hình thức luật lệ; mọi người đều tôn sùng ông và gọi là Tạ Khương Lạc. “Khai Hoàng Tam Bảo Lục ghi”: Tạ Linh Vận, là Xử Sỉ đất Trần, là người trị định. Tạ Linh Vận tự xưng là Xử Sĩ, Linh Vận người ở Dương Hạ, quận Trần, từng làm Thái thú Vĩnh Gia, nơi đây có núi non đẹp đẽ, ông rất ưa thích, bèn thỏa chí ngao du; cáo bệnh từ quan, đến huyện Thỉ Ninh tạo lập dinh thự, sông lượn bên núi, cảnh trí thật đẹp, thuận lợi cho việc nhàn cư. Nhân đó làm bài Phú Sơn Cư; mỗi khi ông lên núi thường mang đôi guốc gỗ, khi lên thì tháo bỏ đế trước, khi xuống thì bỏ đế sau. Lúc bấy giờ, Thái thú Cối Kê là Mạnh khởi kính tin Phật Pháp, Linh Vận đến nói rằng: “Đắc đạo thì nên tu tuệ nghiệp, nếu sinh cõi trời thì Ngài trước tôi, nhưng thành Phật thì sau tôi”. Mạnh Khởi nghe vậy rất tức giận. Nay cách thành Phú Châu về phía Đông nam bốn dặm có đài dịch kinh; Nhan Lỗ Công đời Đường soạn văn bia ghi: “Khương Lạc Hầu đời Nam Tống là Tạ Công, vào niên hiệu Nguyên Gia thứ nhất, đã dịch kinh Niết-bàn tại đây, do đó mà lấy tên là phiên kinh đài”.

Hỏi: Tạ Công chỉ sửa sang bản cũ, đâu thể gọi là phiên dịch?

Đáp: Dịch kinh thì có người dịch ngữ, ghi chép, sửa văn, chứng nghĩa, nhuận sắc, tất cả đều gọi là dịch giả, nay Tạ Công làm chức trị định tức là chứng nghĩa và nhuận sắc. Vì thế gọi Tạ Linh Vận dịch kinh.

“Chia phẩm Thọ Mạng v.v…” trở xuống: Chia phẩm Thọ Mạng thành bốn phần và đổi tên là Trường Thọ, chia phẩm Như Lai Tánh thành mười phần. Gồm mười hai phẩm, là số phẩm mới được chia thành mười hai phẩm và hai phẩm cũ là Thọ Mạng và Như Lai Tánh, tổng cộng là mười bốn phẩm, đó đều là y cứ theo tên phẩm trong bản sáu quyển mà phân chia. Cho nên, Tam Bảo Lục ghi: “Linh Vận v.v…” cho rằng phẩm mục trong bản dịch kinh Niết-bàn của Đàm-vô-sấm quá giản lược, người mới học khó có thể hiểu được, bèn y cứ vào chánh bản kinh Nê-hoàn cựu dịch mà thêm vào. Văn có khúc mắc thì được sửa chữa. Còn với những phần đã có trước, tức là cộng với các phẩm như

Đại Chúng Vấn v.v…” Bản Bắc chỉ có mười ba phẩm bốn mươi quyển, Nam bản hai mươi lăm phẩm ba mươi sáu quyển, cho nên Sư Tuệ Viễn ở phương Bắc gọi bản Bắc là kinh quyển nhiều phẩm ít, gọi kinh bản Nam là quyển ít phẩm nhiều.

Còn ba phẩm, đến niên hiệu Lân Đức đời Đường thì phần sau của kinh có nói, cho nên còn thiếu phẩm Phân Xá-lợi. Trong phần sau lập phẩm khác với ý của Đàm-vô-sấm, giống như sớ ký quyển hai mươi có nói. “Xưa nay Quan Trung v.v…” trở xuống: Quan Trung là đất Tần, ngài La-thập trụ ở đây, chưa thấy Đại bản, cho nên biết các phẩm chia ra không phải của ngài La-thập.

“Kinh lục cho rằng v.v…” tức là Bảo Xướng Lục đời Lương và

Khai Hoàng Tam Bảo Lục quyển mười ba đời Tùy ghi: “Sa-môn Phạm Tuệ Nghiêm ở Thanh Hà và Xử Sĩ Trần Quận là Tạ Linh Vận thêm phẩm mục và hiệu đính”, cho nên nay cũng y cứ theo đó mà biết là ý của Tiểu lượng chẳng phải.

“Lúc đầu ba vị v.v…” đó là nói về sự tích, không giống với Lương Cao Tăng Truyện và Khai Hoàng Lục, e rằng có truyền thuyết khác. Nhưng cả hai bản đều cho rằng có ba mươi sáu quyển, lúc đầu mới lưu hành được mấy bản, chưa được rộng khắp, thì một hôm Tuệ Nghiêm nằm mộng, thấy vị thần rất cao lớn, nghiêm giọng nói rằng: “Niết-bàn là một bộ kinh tôn qúy vì sao các ngươi dám khinh thường mà thêm bớt”. Tuệ Nghiêm giật mình thức giấc, trong tâm lo sợ. Đến sáng bèn nhóm hợp chúng Tăng, muốn thâu lại các bản đã lưu hành, lúc bấy giờ có người biết được liền can ngăn rằng: Đây là muốn khuyên răn người sau thôi! Nếu kinh này trái lý, vì sao không tức thời cảm mộng mà bây giờ mới có”. Tuệ Nghiêm cho là đúng, lát sau lại nằm mộng thấy vị thần đến bảo: “Các ngươi vì dốc sức siêng năng truyền bá kinh này, mai sau sẽ thấy Phật”.

“Nhưng Pháp Hoa Sớ đã nói”, tức Pháp Hoa Huyền Nghĩa quyển tám, nói về phiên và không phiên, mỗi trường hợp đều có năm nghĩa. “Cũng như bản kia”, tức là như văn cú, vì Huyền Nghĩa và Văn Cú đều giải thích kinh, nên gọi chung là sớ. Giải thích nghĩa phẩm Tựa chỉ cho văn cú, nên sớ văn sau chỉ giải thích thẳng vào năm việc của lời Tựa. Lại sớ văn sau, đầu tiên là lời văn nêu chung năm chương. Vì thế đầu tiên không ghi hai chữ “phẩm Tựa”; như Pháp Hoa Sớ, đầu tiên là giải thích phẩm Tựa cho nên ghi “Tựa là tường tựa”, do đó đầu sớ ghi hai chữ “phẩm Tựa”. Nếu phỏng theo Pháp Hoa Văn Cú mà đầu sớ này thêm hai chữ “phẩm Tựa”, là không đúng, như Tịnh Danh Sớ đầu tiên cũng không ghi hai chữ “phẩm Tựa” dụng ý mỗi bên đều khác nhau thì đâu thể lấy làm tiêu chuẩn được, vả lại sớ văn đã qua hiệu đính, tiêu đề đã được tỉnh lược, cho nên bỏ hai chữ Đại Bát, chỉ đề là Niết-bàn Sớ, đây là ý của ngài Kinh Khê, nếu có thêm hai chữ Đại Bát cũng không đúng; chính danh Tuyên Ni khuyên bảo hàng hậu học nên khéo suy nghĩ chọn lựa. “Nhị sớ v.v…” trở xuống là thứ hai phần duyên khởi của sớ có hai phần:

  1. Nêu chung
  2. Nguyên do: Gồm hai phần:

a. Nguyên nhân xa soạn sớ: Có hai – Học kinh ở Nhiếp Tịnh.

Duyên khởi: Lý do gọi là duyên, hưng phát gọi là khởi. Dư tức là ngã (ta), Đồng niên là tuổi còn thơ. Nhiếp Tịnh là tên một ngôi chùa ở Chương An, trụ trì là ngài Tuệ Chương. Truyện ghi rằng: “Bảy tuổi vào làm đệ tử Chửng Công”, có ghi chép đầy đủ ở quyển thượng. Sư nói: “Tôi có đọc Cao Tăng truyện, biết các cao đức danh tiếng xưa nay ít có người không đọc kinh này, không ngờ cố mệnh của Đấng Pháp Vương, di chúc của Từ phụ, lẽ ra phận làm tôi hiền con thảo phải vâng thờ, thế mà gần đây giảng tòa lại vắng vẻ không người, chánh pháp dần dần chìm mất, có thể nghiệm biết ở điều này. Tôi làm việc khâu vá lại những giềng mối đã đứt, dựng lại cờ hiệu đã đổ ngã, để cùng thấy nghe, cùng thực hành mà gắng sức làm cho lưu thông, như thế mới xứng đáng là trung thần hiếu tử.

– Cầu yếu chỉ ở Thiên Thai: Từ câu “tôi trung kém cõi v.v…” trở xuống gồm hai ý:

b. Nêu riêng duyên khác nhau có hai:

– Nói về tám chướng ngại không được nghe pháp, gồm có hai:

Thầy hiện còn mà không được nghe có hai:

* Nói về tám chướng:

Nói “Tẩu” hoặc “Bộc” hoặc “Mông” đều là lời khiêm nhường. Đông Kinh Phú ghi: “Tẩu tuy chẳng thông minh mà khéo đạt” Chú ghi: “Tẩu là người bị sai khiến”; đây là lời công tử khiêm nhường tự cho rằng mình không bén nhạy thông đạt. Mong nghe chỉ thú, nghĩa là đã tụng đọc văn, nay nguyện nghe được ý thú.

Mang hành trang đến Thiên thai, cấp tức là hòm đựng sách vở. Sử Ký ghi: “Tô Chương đời Hậu Hán, tự là Sĩ Thành, người ở Bắc Hải, mang hòm sách theo thầy bất kể ngàn dặm xa xôi”. Thiên Thai tức là nơi Đại sư Trí Giả cư ngụ. Đào Ẩn Cư Chân Cáo ghi: “ Cao một muôn tám ngàn trượng, chu vi tám trăm dặm, núi có tám lớp, bốn mặt bằng nhau, đúng vào địa phận của Đẩu Ngưu, trên thì ứng với sao Thai nên gọi là Thiên Thai”. Dư địa chí ghi: “Núi Thiên Thai còn gọi là Đồng Bá, là ngọn núi đẹp nhất ở vùng này”.

“Tâm ưa thích lam nhiễm”, Lưu Tử ghi: Mầu xanh có ra từ mầu lam, thì xanh ở nơi lam; nhiễm tức là nhuộm, ở đây dùng nghĩa nhuộm để dụ cho việc theo thầy cầu học, không được thắng nghĩa.

Mới lên núi, phủ tức là mới, ý nói chưa bao lâu.

“Lại gặp thầy xuất cốc”, gặp lúc Đại sư Trí Giả vâng chiếu Trần

Hậu chúa xuống núi. Truyện của sớ chủ có ghi: “Vào niên hiệu Chí Đức thứ nhất đời Trần, theo thầy đến kinh đô trụ chùa Quang Trạch.

“Chẳng những v.v…” trở xuống là lời tự khiêm, nghĩa là không ngờ rằng mình đức mỏng mà được hầu hạ thầy, theo thầy về triều đình diện kiến hoàng đế. Dịch Vĩ ghi: “Đế là hiệu của trời, đức sánh với trời đất, vị không có riêng tư, gọi là Đế”. Hương đồ tam cung (truyền giới cho ba cung) có chỗ nói là sáu cung, đều do văn này khi xưa chẳng ai ghi chú, giảng đọc, cũng không có người, nên việc truyền chép sai lầm khiến cho ngư thành Lỗ, nay cho rằng ba cung chắc chắn là chẳng phải hai cung hoặc sáu cung thì thông dụng hơn, có thuyết lại cho rằng ba cung, vì đó là địa danh, dẫn truyện Sớ chủ trong Đường Cao Tăng truyện: “Ba cung tức là Lô Phụ (Lô sơn), Cửu Hướng và Hành Phong, nơi nào cũng gần gũi hầu hạ”. Tham phỏng di tích cố sự, điều này chẳng phải như thế, vì nay đang nói về Đại sư ở tại kinh đô Kim Lăng, chẳng phải ở ba cung như kể trên, nay xét ba cung tức Đông Nhạc Thái Sơn, cho nên Mao Quân Nội truyện ghi: “Hang động ở núi Đại Tông (Thái sơn) chu vi trên ba ngàn dặm, gọi là “vùng trời Tam cung không động”. Nói nhị cung, Văn Tuyển ghi: “Hai cung luyến mộ, điện các bồi hồi”, hai cung chỉ cho cung của Đế và Thái tử. Cho nên phần Đại Sư Biệt Truyện ghi: “Trần chúa thân hành đến chùa xả thân đại thí”. Lại ghi: “Từ Hoàng Thái tử trở xuống đều nương tựa quy y, tôn làm bậc giới phạm”. Vì thế nên nói hai cung, trong Tục Cao Tăng Truyện cũng chỉ cung của Đế và cung của Thái tử là hai cung; đã thọ nhận giới pháp nên gọi là Đồ hương. Kinh nói: “Thường dùng giới hương xoa vóc sáng”, hoặc cho rằng Đại sư là giới sư của hai vua Tùy và Trần, tức hai cung. Điều này chẳng đúng, vì ở đây chính là đang nói về việc Trần chúa tôn phụng. Văn sau ghi: “Đất Kim Lăng sụp đổ mới trở về nước Tùy”, chẳng lẽ đang ở đời Trần mà nói trước về đời Tùy? Không như thế thì không trái. Có chỗ cho rằng sáu cung, tức đặc biệt chỉ cho thiên tử, nghĩa này cũng có thể thông. Sáu cung, theo Châu Lễ: “Thiên tử và Hoàng hậu lập sáu cung gồm tam phu nhân, chín tần, hai mươi bảy thế phụ, tám mươi mốt ngự thê”. Trịnh Huyền chú ghi: “Sáu cung thì vua một cung, sau năm cung là: Hoàng hậu một cung, ba phu nhân một cung, chín phi tần một cung, hai mươi bảy thế phụ một cung, tám mươi mốt ngự thê một cung, tất cả một trăm hai mươi vị. Hoàng hậu ở tại cung chánh, lễ nghi đồng với vua”.

Bảy chúng, là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sadi-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Sáu chúng thì phiên danh và thích nghĩa như sớ văn đã ghi, còn Thức-xoa-ma-na, Hán dịch là Học pháp nữ, không học thì không đắc giới, trước tiên học sáu pháp để luyện tâm, đó là thọ duyên. Luật Tứ Phần ghi: “Người nữ mười tám tuổi nên học giới hai năm”. Lại ghi: “Tuổi còn nhỏ đã hứa hôn, mười tuổi nên trao cho sáu pháp”. Luật Thập Tụng ghi: “Sáu pháp là luyện tâm, để thử xem đại giới thọ duyên trong hai năm là luyện thân, để biết có thai hay không”.

Thức-xoa-ma-na phải học đủ ba pháp:

– Học căn bản tức là giữ bốn giới trọng.

– Học sáu pháp là: Có nhiễm tâm xúc chạm nhau, trộm của người bốn đồng tiền, cắt đứt mạng sống súc sinh, nói dối, ăn phi thời và uống rượu.

– Học hành pháp, phải học tất cả các giới hạnh của Tỳ-kheo-ni.

(Soi sáng bảy chúng), nghĩa là dùng hương giới xông ướp cho hai cung, dùng ánh sáng đạo chiếu soi bảy chúng.

– “Đạo tục tham thỉnh”: Đạo là năm chúng xuất gia, tục là hai chúng tại gia.

“Chen nhau”, người tham vấn huyền chỉ, thưa hỏi pháp yếu, qua lại không dứt.

“Tuy vua v.v…” trở xuống: Cam lộ dụ cho chỉ thú kinh Niết-bàn. Thụy Ứng Đồ ghi; “Lộ mầu cam đậm nên gọi là cam lộ. Vua ban cho ân tuệ thì có cam lộ rơi xuống thấm nhuần cây cỏ, cam lộ tức nhuần thấm lòng nhân, còn gọi là Thiên tửu.

Như đợi nước Hoàng Hà trong, nghĩa là đợi Đại sư Trí Giả giảng kinh này, như đợi nước sông Hoàng Hà trong, thật là khó được, Thập Di Ký của Vương Tử Niên ghi: “Đan Khâu một ngàn năm cháy một lần, Hoàng Hà một ngàn năm trong xanh một lần, Vua và các bậc Thánh đều cho đó là điềm lành lớn, vả lại nước Hoàng Hà trong thì có bậc Thánh xuất hiện. Tả Truyện ghi: “Tử Tứ nói châu thi có câu: Đợi nước sông Hoàng Hà trong thì người thọ đến bao nhiêu?” Đỗ Dự chú thích: “Nghĩa là tuổi thọ con người ngắn ngủi mà thời gian đợi nước Hoàng Hà trong thì quá dài”.

“Có hẹn mà chẳng có ngày”: Nghĩa là tuy có hứa giảng nói, nhưng tôi bị nhiều chướng nạn, nên rốt cuộc chẳng có ngày được nghe. Đãi tức là đến, Kim Lăng là địa danh. Ngô, Tấn, Tống, Tề, Trần, Lương đều đóng đô ở đây và gọi là Giang Nam, Kiến Khang Thật Lục ghi: “Vốn là ấp Kim Lăng của Sở, nhà Tần đổi thành Mạt Lăng, Ngô đổi thành Kiến Nghiệp, Mẫn Đế nhà Tần húy là Nghiệp nên đổi thành Kiến Khang.

Nguyên Đế lên ngôi thì gọi là cung Kiến Khang.

Thổ Băng (đất lở); vào niên hiệu Khai Hoàng thứ tám, vua Văn Đế nhà Tùy, sai Tấn vương Dương Quảng, Thanh Hà Công Dương Tố lãnh năm mươi vạn quân chinh phạt nhà Trần, đoàn quân hùng mạnh cờ xí rợp trời, trống chiên dậy đất, bỗng chốc bình định Giang Đông, cầm tù chúa nhà Trần. Nhà Trần thoắt đã tiêu tan, dụ như đất lở. Văn Tuyển, Trần Lâm Hịch ghi: “Sẽ đất lở ngói tan, chẳng đợi máu đổ”. Thầy trò tan tác: Nước Trần đã bị phá, pháp hội liền đình chỉ, thầy trò lìa nhau như mưa phân tán. Luận Tuyệt Giao ghi: “Lạc dịch tung hoành khói bay mưa tuôn”. Đại sư di chúc: “Sáng đồng vân tập, chiều như mưa phân tán”. Viết chữ Lưỡng là sai. Sau gặp ở Khuông Lĩnh, Khuông Lĩnh tức Lô Sơn, Lô Sơn ký ghi: “Vào thời Châu Uy vương có người tên là Khuông Tục, lúc còn sống đã có thần thông linh nghiệm, thích cảnh vắng vẻ nên đến cư trú nơi núi này, người đời gọi là Lô quân, cho nên núi có tên như thế”. Đại Sư Biệt Truyện ghi: “Kim Lăng đã bại, nên quay về Kinh Tương, khi đến Ích Thành, thì mộng thấy một vị tăng nói: “Đào Khảm hiện điềm lành cung kính bảo vệ, Viễn Công thầm thỉnh”. Vì thế, Đại sư trụ ở Lô Sơn. Bỗng nhiên, Tầm Dương xảy ra chiến tranh loạn lạc, chùa miếu bị đốt phá, chỉ có núi này không bị xâm hại.

Lại thuộc Kiền Lưu, Tả Truyện ghi: “Kiền Lưu thuộc vùng biên giới Trung Quốc”. Đỗ Dự ghi: “Kiền Lưu đều bị giết” tức là gặp lúc Tầm Dương chiến tranh loạn lạc. Giang Lăng tức là Kinh Châu.

Nhưng gặp sương mộc, tức là vẫn gặp binh lửa; Bao Phác Tử ghi: “Sương trắng bao vây bốn mặt thành, không quá một trăm ngày sẽ có đại binh đến”. Tam Quốc Danh Thần Tán ghi: “Trần vụ nghĩa là sỉ nhục”.

“Dạng Đế ban sắc v.v…” trở xuống: Giang Phố tức Giang Đô, nay là Dương Châu, cũng gọi là Lạc Phố. Văn Tuyển ghi: “Trở về Lạc phố”. Chú thích ghi: “Dương Châu là Lạc Dương của nhà Lương. Ban sắc, khi Dạng Đế chưa lên ngôi, trấn thủ ở Giang Hoài, hai lần thỉnh Đại sư Trí Giả. Lần đầu thỉnh đến Giang Đô xin truyền giới pháp, tức là vào niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười một, việc xong Đại sư trở về lập chùa Ngọc Tuyền ở Giang Lăng. Lần thứ hai thỉnh đến Giang Đô soạn Tịnh Danh Sớ. Ở đây nói là khi Đại sư lại ra Giang Đô, thì sớ chủ (Quán Đảnh) bị bệnh phải ở lại Hồng Châu, còn lần đầu thì được theo hầu. Truyện của sớ chủ ghi: “Vào niên hiệu Khai Hoàng thứ mười, khi Tấn Vương trấn thủ Dương Việt, tôi có theo hầu Đại sư Trí Giả đến trụ ở Bang Cấu”. Theo chế độ nhà Hán thì lời thiên tử ban xuống gọi là Sắc, Thái tử thì gọi là Lịnh, các vương thì gọi là Giáo. Khi Dạng Đế trấn thủ Dương Việt thì là Vương. Sau lên ngôi nên mới gọi là sắc trưng. Cho nên Biệt Truyện chép: “Vâng sắc soạn Tịnh Danh Sớ”. Đảnh bị bệnh phải ở lại Dự Chương, Đảnh là lời sớ chủ tự xưng, đầu tiên gọi là Dư, kế đó xưng là Tẩu, bây giờ xưng tên, đó là sự thay đổi theo văn thể mà thôi. Dự Chương là tên quận, nay là Hồng Châu. Đại sư một lần nữa đến Giang Đô mà sớ chủ bị bệnh phải ở tạm tại Hồng Châu, không được theo hầu, cho nên đã xa cách Thánh sư, đâu thể nghe được kinh này.

“Mới giương buồm đến Nam Hồ”, Nam Hồ tức Hồ Cung Đình, cũng gọi là Cũng đình, nghĩa là khi bệnh đã bớt liền xuôi thuyền về Nam Hồ.

Vội đến Giang Đô để gặp Đại sư, nhưng lại gặp Tùy Văn Đế tuần thú về Đông, Tấn Vương vào triều. Do đó, Đại sư phải quay về Đông đến Thiên Thai, nên không có thời gian để giảng kinh và hầu hạ Đại sư về Đông. Đây là lần cuối cùng Đại sư trở về Thiên Thai, lúc bấy giờ là mùa xuân niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười sáu.

“Đông toàn” là trở về Đông, mùa Thu đến Phật Lũng, Thần Ấp Thiên Thai Sơn ký ghi: “Từ chùa Tu Thiền đi về hướng Nam hai trăm bước gặp một tảng đá bằng phẳng dường như có người đẽo gọt thành, người xưa truyền rằng, Đức Phật thường phát ra ánh sáng ở đây, cho nên gọi là Phật Lũng”. Mùa xuân rời Giang Đô, mùa thu mới đến đây, là vì phải tùy nơi giáo hóa lợi sinh, cho nên hành trình có chậm. Mùa đông thì nhập tịch, tức là vào giờ mùi ngày hai mươi bốn tháng mười một cùng năm, Đại sư ngồi kiết già trước tượng Phật Di-lặc ở chùa Thạch Thành cửa Tây Thiên Thai mà thị tịch. Ôi! Pháp chướng của ta, “y” tức “duy” là phát ngữ từ, dư tức là ngã. Pháp chướng, tức là muốn nghe pháp nghĩa của kinh này mà rốt cuộc chẳng được, do tám việc trước mà thành chướng. Đó là: Gặp Đại sư rời cốc, người tham học thưa hỏi quá đông, Kim Lăng sụp đổ, Kiền Lưu phản loạn, Giang Lăng chiến tranh, bệnh ở lại Dự Chương, đi về phía đông đến Thiên Thai, thì Đại sư nhâp diệt. Do tám chướng này mà ta không được nghe pháp, nên gọi là pháp chướng. Nếu chẳng ra khỏi cốc thì đã được nghe; tuy ở Đế Kinh, nhưng nếu ít người thưa hỏi thì chắc sẽ được nghe; người thưa hỏi nhiều, nhưng Kim Lăng nếu được an ổn lâu dài thì sẽ được nghe; cho đến nếu Đại sư không nhập diệt, dù có pháp chướng đời trước thì cuối cùng vẫn được nghe. Cho nên, chướng gặp Đại sư nhập diệt thật là sâu nặng, vì thế ở dưới than rằng “mắt trời đã khuất núi, mà rùa mù còn ở dưới đáy biển”

Đâu thể nói nên lời! Hề tức là Hà (đâu), tức là pháp chướng quá nhiều đâu thể dùng lời mà nói hết.

* Dẫn sự cảm thương: Từ “xưa năm trăm v.v…” trở xuống có hai:

+ Dẫn việc để so sánh chính mình: Kinh Hiền Ngu quyển sáu ghi: “Ở nước Tỳ-xá-ly có năm trăm người mù, xin ăn để tự sống, một hôm nghe người nói, có Đức Như Lai ra đời, những người mù này liền bàn rằng: Nếu chúng ta gặp Như Lai sẽ được Ngài cứu giúp; bèn hỏi rằng: Hiện giờ Như Lai ở đâu? Người kia đáp: “Phật đang ở nước Xá-vệ”, năm trăm người này mỗi người góp một đồng tiền vàng, nhờ người dẫn đường. Người này lấy tiền, liền dẫn năm trăm người mù đến nước Makiệt bỏ ở đầm lầy. Những người mù không biết đây là đâu bèn dắt nhau đi, băng qua đồng ruộng làm hư nát lúa mạ của người. Vị Trưởng giả đi thăm đồng thấy ruộng lúa bị dẫm nát, rất tức giận la mắng, những người mù xin thương xót, kể lại việc đã xảy ra. Trưởng giả liền sai người dẫn năm trăm kẻ mù đến nước Xá-vệ, khi đến nước Xá-vệ thì nghe Đức Thế Tôn đã đến nước Ma-kiệt-đà, năm trăm người mù này đến nước Ma-kiệt-đà thì Thế Tôn đã trở về Xá-vệ, như thế trải qua bảy lần, Phật biết năm trăm người mù lòng tin đã thuần thục nên ở lại Xá-vệ đợi họ. Họ được gặp Phật, nhờ ánh sáng Phật mà mắt họ được sáng trở lại, Phật lại nói pháp cho nghe, nghe xong họ đều chứng quả A-la-hán.

“Kỳ hoàn v.v…” Kinh Thí Dụ quyển ba ghi: “Xưa có một người làm hai nghề, cưới hai người vợ, khi đến người vợ nhỏ, thì người vợ này nói rằng: “Tôi trẻ còn ông già, tôi không thích ông ở đây, ông hãy đến với người vợ lớn; người chồng bèn nhổ hết tóc bạc rồi đến chỗ người vợ lớn, vừa đến thì người vợ lớn liền nói: “Tôi đã già, tóc đã bạc, còn ông thì đầu tóc đen thế kia, vậy nên đi đi; người chồng bèn nhổ tóc đen rồi đến chỗ người vợ nhỏ; cứ như thế ít lâu sau trên đầu không còn tóc, hai người vợ đều ghét và bỏ đi, người chồng buồn bã mà chết. Người này vào thời quá khứ, là một con chó trong một ngôi chùa kia, ở bờ đông của con sông có một ngôi chùa, khi chó nghe tiếng kiền-chùy thì đến và được thức ăn. Hôm sau, hai chùa đồng lúc đánh kiền-chùy, chó bơi qua sông, muốn qua chùa Tây thì sợ chùa Đông có thức ăn ngon, khi muốn qua chùa Đông thì sợ chùa Tây có thức ăn ngon, chó cứ ở giữa dòng như thế mà chết chìm. Kỳ-hoàn là tên gọi chung các chùa, chứ chẳng phải chỉ cho chùa Kỳ-hoàn.

“Chỉ đến chỗ Phật mà không gặp Phật, chó chết giữa dòng mà không được ăn” là tổng kết hai việc trước, tức là năm trăm người mù tìm tới cõi nước kia mà chẳng gặp Phật, cho nên nói là “Duy cương vô kiến”; chó nghe tiếng kiền chùy của hai chùa mà chết giữa dòng, rốt cuộc chẳng được ăn, cho nên nói là “Duy trầm vô đắc”.

+ Vào núi v.v…” trở xuống là dùng việc của mình để so sánh với việc kia: Bản thân nhiều chướng nạn, như những người mù, như con chó kia, vào núi ra cốc, gồm có tám chướng; trong đó vào núi có hai chướng thứ bảy và tám, ra cốc có sáu chướng trước.

– “Băng đồi vượt suối”, là giải thích câu trước rằng: “Phù đọa” là sai, phải viết là “thừa lăng” (Băng đồi), nghĩa là vào núi thì băng đồi, ra cốc thì vượt suối, phải chịu nhiều gian khổ mà chẳng được nghe kinh này. Bắc chinh phú trong Văn Tuyển ghi” Thừa lăng cương để đăng giáng”, giải thích: “Lăng cương đều chỉ cho đồi núi”. Tả Truyện ghi: “Ngô đem tất cả Tố giang (sông ngòi) nhập vào đất Trịnh”. Nhĩ Nhã ghi: “Ngược dòng thì gọi là Tố hồi, xuôi dòng thì gọi là Tố du”. Tự Lâm ghi: Xuôi dòng gọi là Duyên, ngược dòng gọi là Tố”.

“Mặt trời đã v.v…” trở xuống là nêu dụ, than thở vì Đại sư đã nhập diệt, mặt trời dụ cho kiến giải của thầy tròn sáng, khuất núi dụ cho thầy đã nhập diệt. Nhai là núi. Hoàn Nam Tử ghi: “Mặt trời đã khuất sau ngọn Yêm tử”, chú thích: “Cũng gọi là núi Lạc Thường”. Rùa mù dụ cho mình không có mắt trí tuệ, đáy biển dụ cho sự si mê lâu dài. Tạp A-hàm quyển mười sáu ghi: “Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Như dưới đáy biển có một con rùa mù sống đã vô lượng kiếp, cứ một trăm năm nổi lên một lần, lại có một bọng cây nổi trên mặt biển, tùy sóng gió mà trôi dạt đông tây. Rùa mù một trăm năm nổi lên, muốn gặp được bọng cây này, nhưng rùa bơi về phía Đông thì bọng cây trôi về phía Tây, xoay vần như thế, hoặc cách xa nhau, hoặc được gặp nhau. Phàm phu trôi nổi trong biển lớn năm đường, lại được thân người cũng khó như thế”. Nay mượn văn này để dụ cho việc rất khó gặp được sư.

“Nhờ ánh sáng. tưởng bọng cây”, tức là đêm khuya mà có người còn mong cầu ánh sáng mặt trời để soi rõ vật, rùa ở đáy biển mà tưởng gặp được bọng cây để an thân, điều ấy thật không thể có, cho nên nói “Há được hay sao?”

Thầy thị tịch, suy nghĩ lại nghiệp chướng của mình. “Tôi bèn v.v…” trở xuống là Đại sư đã nhập diệt, không được nghe chỉ thú kinh này, mới suy xét lại tội lỗi đời trước, vì thế mà phát tâm sáng tối giữ gìn tháp miếu, tụng đọc văn kinh cầu mong đời vị lai được gặp thầy nghe pháp; quét tháp là nguyện gặp thầy, tụng kệ là mong nghe pháp. Ấn-độ gọi là Tháp-bà, Trung Quốc gọi là phần mộ. Quét dọn tháp mộ trồng các loại cây, về mộ phải có cây cho nên gồm nêu. Gia ghi: “Phần mộ của vua, cao ba nhận trồng cây bách, phần mộ Chư hầu cao 1.5 nhận, trồng cây tùng, phần mộ của hàng đại phu cao tám thước, trồng cây hòe, thứ dân không xây phần tháp, trồng cây dương liễu.

“Canh phục khôi trường” là thay đổi tịnh y. “Kính thờ tháp miếu” nghĩa là thường thay y sạch sẽ, tụng kinh trước tháp. Pháp Hoa ghi: “Mặc y phục mới, sạch sẽ, trong ngoài đều thanh tịnh”. Đất Xà-duy của Như Lai gọi là khôi trường, nay nơi an táng Đại sư cũng được gọi là khôi trường là mô phỏng theo sự tích xưa; bài tựa Pháp Hoa Sớ ghi: “Trở về Thiên Thai, vẫn gặp Hạc Lâm”. Hạc Lâm là khôi trường. Thạch kệ là kinh Niết-bàn, như trong phẩm Thánh Hạnh ghi: “Đại sĩ Tuyết Sơn đã được nửa bài kệ bèn viết trên cây, cỏ, đá, vách để chỉ cho người sau”. Nên gọi kinh này là Thạch kệ. Sớ chủ khi còn nhỏ đã tụng nữa bộ kinh này, cho nên biết rằng lần này tụng toàn bộ, chẳng phải chỉ một bài kệ.

“Xét nghiệp đời trước, mà ẩn cư suốt đời”, nghĩa là suy nghĩ do tội lỗi kiếp trước mà gây nen chướng nạn hôm nay. Bèn dùng thân này quét tháp, miệng tụng văn kinh, ẩn cư cầu chí, mong rằng đến hết đời này, nên gọi là “suốt đời”.

Nói về năm nạn không thành tựu được ý nguyện:

1) Sự việc không theo ý muốn của mình, vì việc tăng sai muốn ẩn cư hết đời mà phải cùng Trí Tảo về kinh đô, cho nên nói việc chẳng theo ý muốn. Vì bị việc này ép ngặt, cho nên nói là không thể nghỉ ngơi, tất cả được chép đầy đủ trong Quốc Thanh Bách Lục.

“Mang chiếu chỉ, biểu, điệp”; Điệp, biểu, sắc đều dùng rương để cất giữ. Bách Lục ghi: “Một hòm sách vàng cho chúng Tăng ở Thiên Thai”.

“Tây khảo khuyết đình” (hướng về tây đến khuyết đình) Khảo phải viết là Triều (hướng về), khuyết là song khuyết, làm bằng đá, trên đó có tạc chìm các hình dạng chim thú kỳ lạ, đặt hai bên đường ngoài cổng, còn gọi là tượng khuyết, ngụy khuyết. Theo Châu Lễ, Thái Tể vào tháng giêng treo pháp Lý Tượng ở Tượng Ngụy để cho muôn dân xem biết. Theo Tả Truyện: “Đời Ai Công, năm thứ ba, mùa hạ, mệnh thư của Hoàng tử đặt ở Tượng Ngụy ghi: “Cựu chương chẳng thể quên”. Thôi Báo Cổ Kim chú ghi: “Khuyết tức là quán. Xưa ở trước cổng thường dựng hai cổng để tượng trưng cho cung môn, trên đó có thể ở được, vì từ đây có thể nhìn thấy những cảnh vật ở xa, cho nên gọi là quán; các quan chức trước khi vào chầu, khi đến đây thường xét nét các khuyết điểm của mình, nên gọi là Khuyết. Nơi nhà vua cư ngụ gọi là Khuyết Đình, nhà Tùy đóng đô ở Trường An.

Vì việc riêng mà đi, vì việc công mà về, tức là thuận với tăng sai mà đi, vâng sắc chỉ mà trở về. Hoặc độ tăng tạo tượng, hoặc xây dựng đạo tràng, tất cả đều được ghi đầy đủ trong Bách Lục. Bách Lục ghi: “Nay khiến Đại đô đốc Đoàn Trí Hưng, tiễn sư về chùa”. Vì thế nói “Tư khứ công hoàn”.

“Trải qua v.v…” trở xuống là đi và về vì công việc tăng sai suốt tám năm.

1. Vì tranh luận phải đi:

Chùa Nhật Nghiêm, tuy không phải tăng sai nhưng vì tranh luận, mà một lần nữa phải vào đế kinh. Nhật Nghiêm là tên một ngôi chùa, Đường Cao Tăng Truyện ghi: “Lúc bấy giờ, Dạng Đế còn làm Tấn vương, đã xây dựng phủ đệ và chùa Nhật Nghiêm tại Khúc Trì ở kinh đô, Hàn Dương tức Trường An nay là quận Vĩnh Hưng. Việc tranh luận mà không truyền bá, không ghi chép là khuyết điểm của việc sưu tầm mô phỏng truyện ký.

2. “Ban đêm gặp nước lụt phải chạy tránh”:

3. Núi Đào Lâm gặp nước dâng phải chạy tránh, chính là câu: “Thả trâu ở Đào Lâm” ghi trong Thượng Thư. Tả Truyện: “Tấn Hầu khiến Chiêm Gia, Xử Hà đến giữ ải Đào Lâm”. Đỗ Dự chú: “Đào Lâm thuộc huyện Hoa Âm ở Hoằng Nông. Ở đây nói khi đến Đào Lâm, ban đêm nước ngập tràn phải mau chạy tránh, cho nên thất lạc bạn đồng hành.

4. Do sàm tấu ở đây: Lại bị sàm tấu là dối gạt người, khi đến kinh đô gặp phải những lời dèm siểm, cho rằng ta làm mê hoặc người, Dạng Đế tin những lời này và đày ta đến Hà Bắc. U và Kế là hai châu ở Hà Bắc.

5. Đi qua băng mỏng ngựa bị sụp: Mùa đông qua sông cho nên đạp trên băng mỏng để qua bờ Bắc, vì thế ngựa sụp băng mà chết, may thay thân mạng vẫn còn.

Gặp ách nạn đi trên băng mỏng, Thơ ghi: “Run rẩy như đi bên bờ vực thẳm, như đi trên băng mỏng”. Sớ chủ muốn nói: Xưa, nghe lời thơ làm Dụ để tự răn nhắc, mà nay thân đang gặp thực tế như thế, cho nên câu sau ghi: “Sống mà đi trên đất chết”. Đâu thể nói hết, là ách nạn như thế đâu thể nói hết được.

Tổng kết tất cả đều mất:

“Xưa mang hành trang v.v…” trở xuống là mang lương thực, hành trang về Đông Nam, tức chỉ cho câu: “Hành trang đến Thiên thai” đã nói ở đoạn trước vào núi ra cốc, đến đi vùng Dương Việt, đâu chẳng hơn ngàn dặm. Văn Tuyển ghi: “Hành trang muôn dặm, đội nón trúc lợp bằng lá; sử ký ghi: Ngu Khanh mang giầy gai, tay kẹp nón lá”. Đoạn văn trước là nói vua… Hiếu Thành nhà Triệu vừa được ban cho một trăm dật vàng, văn sau là nói được phong làm Thượng Khanh.

“Mang tội đến Tây Bắc”, tức là chỉ cho đoạn văn: “Lại bị sàm tấu là dối gạt”. Ba lần bị dèm siễm, ba công tử con của Tống Hiến Công đều bị Ly Cơ dèm siễm, cho nên nói là Tam Xiểm. Sớ chủ muốn lấy đó để dụ cho bản thân mình. Ba vị công tử là Thái tử Thân Sinh, Trùng Nhĩ, và Di Ngô. Tả Truyện quyển năm ghi: “Lúc đầu, Tấn Hiến Công muốn lập Ly Cơ làm Phu nhân, khi bói mai rùa thì không tốt, khi bói cỏ thi thì tốt; Công bèn theo cách bói cỏ thi, người bói mai rùa nói rằng: “Thệ thì ngắn, bốc thì lâu dài, chẳng bằng theo sự lâu dài thì hơn”. Công không nghe theo và vẫn cho Ly Cơ làm phu nhân, sinh được Hề Tề, em gái Ly cơ sinh Trác tử. Vì muốn lập Hề Tề nên cùng Trung Đại Phu bày mưu, Ly Cơ bảo Thái tử: “Vua mộng thấy Tề Khương, vậy phải mau sắm vật tế lễ”. Thái tử bèn tế lễ ở Khúc Yêu, rồi đem thịt về dâng cho Hiến Công, Hiến Công đi săn, nên Ly Cơ để ở cung, sáu ngày sau, Hiến Công trở về, Ly Cơ bèn bỏ thuốc độc vào và dâng lên, Hiến Công sinh nghi nên ném xuống đất thì thấy sủi bọt, cho chó ăn thì chó chết. Ly Cơ khóc lóc nói rằng: “Thái tử chính là giặc!” Thái tử nghe được liền chạy đến Tân Thành. Hiến Công giết thầy của Thái tử. Đỗ Nguyên Hy bảo Thái tử rằng: “Thái tử trình bày thì vua sẽ hiểu được”. Thái tử nói: “Vua mà không có Ly Cơ, thì ăn không ngon ngủ không yên, nếu ta trình bày ra thì Ly Cơ sẽ có tội; mà vua già rồi, nếu làm như thế thì ta chẳng vui thích gì? Nguyên Hy nói: “Thái tử có chạy trốn không”? Thái tử đáp: “Dẫu vua thật chẳng xét tội ấy, nhưng đã bị mang tiếng như thế, nếu có đi thì ai dung nạp ta?” Do đó, Thái tử không đi mà tự ải ở Tân Thành vào tháng mười hai năm Mậu Thân. Ly Cơ lại sàm tấu hai vị Công tử kia rằng: “Cả hai người kia đều đồng mưu”. Do đó, Trùng Nhĩ chạy đến đất Bồ; Di Ngô chạy ra đất Quật. Nói Đông nam, Tây bắc, nghĩa là kinh đô ở giữa, thì Dương Việt ở Đông nam, U kế ở Tây bắc.

Nghe và suy xét, lúc trước mong được nghe kinh, mới mang hành trang về Đông nam, vì gặp tám chướng nên không được nghe kinh, sau muốn suốt đời suy xét tội lỗi ngày trước, nhưng do bôn tẩu lên Tây Bắc gặp năm nạn, cho nên không thể suy nghĩ được, vì thế nói cả hai đường đều không thành tựu.

Lý do soạn sớ:

Lòng mến pháp vẫn không dứt, về sau tuy được sống còn trở về Thiên thai, tuy xưa hai duyên nghe và suy nghĩ đều mất, nhưng tâm mến pháp vẫn không lui sụt, vì thế mới tìm những bản sớ khác để xem xét yếu chỉ của kinh, thì biết nghĩa đã trái ý kinh, do đo mới phát tâm soạn sớ. Các bản sớ xưa tức là các bản sớ nghĩa của Quang Trạch ở Hà tây, v.v…” đến nay vẫn còn.

Chẳng đúng với văn kinh, tức trái văn kinh, sai yếu chỉ, ương ương là buồn bực; “bệnh chư” tức là “bệnh chi”, nghĩa là thấy nghĩa trong các bản sớ chẳng đúng, thì thân như bị bệnh ở đây là nguyên nhân gần để soạn sớ.

6. Thời gian và nơi chốn soạn sớ: Gồm có hai:

1/  “Bắt chước kẻ mù v.v…” gồm có hai phần:

a) Tự khiêm kém cỏi, nói lại bản hoài:

b) Kinh Niết-bàn quyển ba mươi ghi: “Thí như vua bảo Đại thần rằng: “Ông nên dắt đến đây một con voi, và bảo cho các người mù biết, lúc bấy giờ những người mù kia, đều dùng tay sờ voi, người sờ trúng ngà voi, thì cho rằng voi giống như rễ cây lai phục, người sờ trúng tai voi thì cho rằng voi giống như cái ky v.v…” “cuối cùng kinh tổng kết lại rằng vua dụ cho Như Lai, thần dụ cho kinh Phương Đẳng Đại Niết-bàn, voi dụ cho Phật tánh, những người mù dụ cho chúng sinh vô minh”.

Trong mộng nói đạo, như kinh Niết-bàn quyển mười tám ghi, đã nói lược ở trên. Đạo dụ cho Phật tánh, lời nói luống dối lúc nằm mơ, chẳng phải thật được đạo, đều là sớ chủ tự khiêm cho rằng tâm suy nghĩ yếu chỉ kinh như người mù sờ voi, đâu biết được toàn thể; miệng đọc văn kinh như nằm mộng nói Đạo, chẳng phải thật có.

Nói về thời xứ: Ngày mười tháng mười niên hiệu Đại Nghiệp thứ mười v.v… gồm có hai:

a. Thời gian, nơi chốn: Gồm có hai: b.Thời gian và nơi chốn bắt đầu soạn:

Đại Nghiệp là niên hiệu của vua Vạn Đế đời Tùy, năm thứ mười tức năm Giáp Tuất.

Ngụ ở phía Nam Thiên Thai, Tiểu Nhĩ Nhã ghi: “Lô là tạm cư ngụ, cũng là nhà riêng. Hoàng Đế làm Lô (biệt xá) để tránh nóng bức, giá rét, xuân thu thì đi nơi khác, đông hạ thì ngụ ở đây. Vì thế nên gọi là ký chỉ (tạm cư ngụ). Thần ấp, Thiên Thai Tạp Ký ghi: “Xích Thành là cửa Nam, Thập Thành là cửa Tây”, nay nói Nam Thiên Thai, tức là ở Xích Thành.

Nương vào ý của thầy mà biên soạn.

Dùng trí cạn hẹp để hiểu nghĩa ý của Đại sư Trí Giả, Trang Tử nói: “Nhìn trời qua ống nhỏ, nghĩa là pháp môn của ngài Trí Giả cao rộng vô cùng, còn sự hiểu biết suy tìm của mình như dùng ống mà nhìn trời. Ý nghĩa, nghĩa tức là năm thời bốn giáo, ý tức là ba Quán, sáu Tức. Y cứ theo nghĩa ý này mà giải thích chỉ thú kinh này. Thượng Thư ghi: “Vâng chiếu soạn năm mươi chín thiên truyện. Đại Nghiệp là nói thời gian soạn sớ; Nam Thiên Thai là chỉ cho nơi soạn sớ. Noi theo Trí Giả, nghĩa là nêu? lên tông chỉ đã học.

Nạn duyên:

Gồm hai phần:

– Lánh nạn: Bốn lần di chuyển, hai lần gặp được điều linh dị. Vào niên hiệu Đại Nghiệp thứ mười hai, có chim lớn như đại bàng bay vào nội điện, vào phòng vua đến sáng mới bay đi. Tháng chín, vua tuần du Giang đô, để thay vua là Hữu Lưu giữ Tây đô, vua nước Triệu là Đồng Lưu giữ Đông đô; khi đến Giang đô, Dạng Đế đam mê tửu sắc.

Tháng năm sao rơi biến thành đá ở quận Ngô, đom đóm xuất hiện nhiều đến mấy hộc, ban đêm dạo núi ánh sáng chiếu khắp hang động, sao Vũ Lâm xuất hiện lớn như cái đấu; lầu Vương Lương âm thanh đạo phát ra như tường đổ; Uỗng thỉ xuất hiện ở Bắc Đẩu; mỗi hộc gạo tám, chín muôn đồng tiền, lại dùng loại tiền Tích hoàn nhỏ như sợi chỉ. Tháng mười Lý Mật dấy binh ở vùng Lương Sở, Âu Kiến Đức, Lư Minh Nguyệt v.v…” tự xưng hiệu. Trộm cướp giặc giã khắp cả châu huyện, lại có các đảng giặc như sư Mạnh Hải Công, Từ Hiên Lãng, Châu Xán, Lưu Vũ Dụng, Tiết Cử, Tiêu Tiển, Lý Tử Thông, Thẩm Pháp Hưng v.v…” dẫn quân đánh phá cướp bóc, nhiều thì đến mấy mươi vạn, ít thì vài ba vạn thuộc hạ. Trong nước không có nơi nào an ổn. Vì thế nên nói trộm cướp tung hoành. Lúc bấy giờ, Thiên thai thuộc sự kiểm soát của Thẩm Pháp Hưng. Tạp ký ghi: “Niên hiệu Đại Nghiệp thứ mười bốn, Thẩm Pháp Hưng chiếm cứ Hải Châu”; đổi huyện Lâm Hải thành Hải Châu.

– Ẩn náu tại Ốc châu, nặc tức là ẩn, Ốc Châu là tên một ngọn núi ở đất Diệm, là nơi ngài Chi Độn ẩn cư. Xích thành đã loạn lạc lại phải ẩn lánh, tránh nạn giặc cướp nên đến núi Ốc châu. Bóng cây làm màn, trúc làm chiếu, vì ẩn tránh nơi núi rừng hoang vắng, nên không có phòng nhà, chỉ có bóng cây rừng làm màn trướng, tre trúc lót làm giường, cũng giống như người xưa trải chiếu gai mà ngồi. Loại Tiểu Trúc chỉ sống ở vùng Cối kê. Nhĩ Nhã ghi: “Cái đẹp ở vùng Đông nam chỉ có Tiểu Trúc ở Cối kê thôi”. Y phục và lương thực đã hết.

Đơn là hết, nghĩa là lánh nạn ở nơi núi sâu hang cùng, y phục đã rách nát, lương thực đã hết sạch, cho nên việc biên soạn lẫn lộn trước sau.

“Bấy giờ v.v…” trở xuống là nói về thiếu duyên biên soạn, lại đến nơi khác xin ẩn náu. Bỉ chí (chí bé nhỏ thấp hèn) là lời tự khiêm nhường.

“Gởi thân nơi an ổn”, tức là tạm nương náu nơi chỗ an ổn. Toại An là một huyện nay thuộc Mục châu, quan huyện lệnh họ Đặng, tức Toại An lệnh.

“Liền nhận lời mời giảng kinh Duy-ma”. Chẳng thể thực hiện cả hai, tức là đã lo việc giảng kinh nên dừng soạn sớ. Do đó giữ bản thảo tại dinh huyện lệnh, thầm giữ bản này nghĩa là Hiền Thánh thầm giữ gìn, cho nên nhà cháy mà bản sớ vẫn còn. Vì thế nói là chẳng thành tro, “Dương Dương” tức gió thổi làm cho bay đi.

“Lại gởi đến Sách Thành”: Giảng kinh xong, lại gởi đến Sách Thành, với ý muốn sửa lại bản thảo, Sách Thành không biết là nơi nào, nay ở huyện Tiên cư có Sách Ngọc Bảo, có lẽ là nơi này.

“Ngọc đá đều hết”: Ngọc đá dụ cho sang hèn, hiền ngu. Giặc biển cướp phá sang hèn đều tiêu, cho nên nói là “đều hết”. Thượng Thư ghi: “Lửa cháy Côn Lôn, ngọc đá đều bị thiêu hết”. Tiêu Lượng là tướng soái đương thời.

“Lại được bảo tồn”, tức thân được bình an, sớ được giữ gìn.

“Đốt chẳng cháy”, tức đoạn trước nói, ngầm giữ bản này tránh khỏi bị cháy thành tro, giặc không làm gì được; tức giặc cướp Sách Thành, ngọc đá đều hết, mà chỉ có sớ này vẫn còn. Lại nhờ Linh dị, lần đầu thì lửa chẳng đốt cháy, lần sau thì giặc không cướp được. Lệ là cố gắng thành tâm.

Thực là ăn uống ngủ nghỉ không lúc nào an ổn.

Cảnh trí vắng vẻ, hợp với lòng mong cầu, nên siêng năng sửa chữa, gồm có hai phần: Cảnh trí u nhàn hợp với lòng mong cầu: Lễ Ký ghi “Dùng mai rùa là bốc, bói cỏ thì gọi là vu, người xưa mỗi khi dời nơi ở thường thực hành bốc, cho nên kinh Ly Tao có pháp Bốc cư ”. Tả Truyện ghi: “Phi trạch là bốc, duy lân là bốc”. Nay sớ chủ gọi di cư là bốc cư. An Châu thuộc huyện Lạc An, nay là huyện Tiên Cư. Tăng

Truyện ghi: “Vùng núi non phía Nam Lạc An gọi là An Châu. Nhưng danh từ An Châu mới có từ thời Sớ chủ mà thôi. Thai Châu Đồ kinh ghi: “Núi Quản trúc cách huyện về phía Đông nam năm dặm, cao hai mươi trượng, chu vi hai dặm, dưới chân núi có một cái đầm, vào niên hiệu Vũ Đức thứ hai đời Đường, người dân ở vùng này thỉnh Tôn giả Quán Đảnh chùa Quốc thanh đến chùa Quang minh giảng kinh, lúc bấy giờ cá trong đầm này đang bị nhiều người đến đánh bắt, Tôn giả liền dẫn Tăng tục đến bên đầm giảng kinh Kim Quang Minh, khuyến dụ ngư phủ thôi đánh bắt cá. Một đêm, trời bỗng nổi cơn mưa to gió lớn, sáng ra đầm này biến thành đất liền (châu); vì đầm này ở huyện Lạc an, nên gọi là An châu.

Về Vi Lan, Lạn, Nhĩ Nhã ghi: “Nước sông trong sóng gợn lăn tăn, sóng lớn gọi là lạn, sóng nhỏ gọi là dật”.

“Không dấu chân người và thú” là vì núi cao, khe sâu cách trở, người và thú không đến được.

Núi non liên tiếp, Phong tức núi Vĩ Mỹ, Quát là núi Quát Thương, Đào Hằng Cảnh, Ngọc Hội ghi: “Cách Tây nam núi Quát Thương trên một trăm dặm, có núi Vĩ Mỹ giống như cung vua, có nhiều điềm linh dị, rất hùng vĩ và đẹp lạ”. Hoàng Triều Tân Tu Đồ Kinh ghi: “Núi Đại Quát Thương ở về phía Tây huyện một trăm tám mươi dặm”.

Gồm đủ cái đẹp của hai núi này, nghĩa là cảnh tượng An Châu có cả hai cái đẹp của hai ngọn núi này.

“Thủy cảnh”, nghĩa là khe suối trong vắt, mặt nước yên lặng, soi sáng như gương. Cứ trì là ao có hoa sen nở. Nhĩ Nhã ghi: “Sen chính là phù cừ”, Quách Phát chú: “Sen tên khác là phù dung, vùng Giang Đông gọi là Hà; Hồng ba là hoa màu hồng.

Về “quạt ngà voi”, luật Thiện Kiến ghi: “Ưu-ba-ly lên tòa cầm quạt được làm bằng ngà voi, trước khi kết tập Luật tạng”.

Thê thiến tức là cỏ tươi, gia cũng là hơn.

Tòa họ Đới, Đông Quán Hán Ký: “Đới Phùng tự là Thứ Trọng, được phong làm Thị Trung, một hôm vào triều, vua hội tất cả các quan bảo rằng: các vị hãy luận bàn kinh sử và cùng nhau thưa hỏi về nghĩa lý, nếu ai trả lời không thông thì bị chiếm chỗ ngồi, nhờ luận rất thông nên Đới Phùng đoạt luôn trên năm mươi chỗ. “Nay sớ chủ được gió luồn qua khe trúc, có tòa ngồi bằng cỏ xanh, còn hơn cả quạt của Ưuba-ly, hơn cả trà của họ Đới. Vì đó là do làm ra mới có, còn đây chỉ là tự nhiên chân, điều đó thật sự hơn hẳn mà chẳng phải có ý khoa trương. Văn sau nói mầu sắc tạo thành bức họa, âm thanh phát ra từ tiếng tơ tiếng trúc cũng giống như thế, mây trắng ráng hồng vẽ trên thông xanh quế sẫm, thêu dệt xen lẫn tạo thành những đường nét với năm mầu sắc khiến cho bức tranh có mầu sắc rực rỡ của hội hoa. Vượn hú chương ngâm, ve ca ếch kêu, hòa nhau tạo thành âm thanh giống như nhạc Bát âm, trúc huyện Phiên Linh trở thành âm thanh dở. Chiêu Ẩn Thi của Tả Thái Xung ghi: “Chẳng phải chỉ có đàn và sáo trúc, mà núi sông cũng có âm thanh trong trẻo” Chương cũng thuộc loài nai. Về tám âm, Ngũ Kinh Thông Nghĩa ghi: “Vàng, đá, tơ, trúc, tiếng bầu, tiếng da, tiếng gỗ, tiếng đất”, tiếng vàng là chuông, tiếng đá thuộc khánh, tiếng tơ là đàn, tiếng trúc là tiêu sáo, tiếng bầu thuộc sênh, tiếng đất thuộc vận, tiếng da thuộc trống, tiếng gỗ thuộc về chúc ngữ.

Thật là từ tự nhiên mà được, gió qua rừng trúc, cỏ tốt làm tòa, cảnh trí như bức tranh, âm thanh của vật loại như nhạc bát âm, đều là tự nhiên, nên gọi là cao trí.

Thanh thoát u nhàn, minh là u nhàn vắng vẻ, luân là người; cảnh tự nhiên này thật là thanh thoát vắng vẻ không người, đều trở về nơi ta. Hoặc gọi Luân là ẩn cư nơi núi rừng.

Nhưng vẫn v.v… trở xuống là nói về Tư duyên cần khổ, “Thì” tức là gieo trồng, cấy lúa để đủ ăn, nhặt củi để đun nấu.

“Ký nhiễm v.v…” trở xuống là đến khi bắt đầu soạn sớ, nói về việc khiêm nhường mà cảm thương chính mình. Gồm có hai phần:

* Cảm thương gặp nhiều hoạn nạn: Ký tức là chí (đến khi), từ lúc soạn xong tính đến lúc bắt đầu soạn là năm năm. Tức là niên hiệu Vũ Đức thứ nhất đời Đường Cao Tổ là năm Mậu Dần, soạn xong. Tùy Dạng Đế lên ngôi đổi niên hiệu là Đại Nghiệp, làm vua mười ba năm, năm thứ mười hai dời đến Giang Đông, cũng năm thứ mười ba Đường Tông khởi nghĩa đóng quân ở Thái nguyên, phá Tổng Lão Sinh ở Hoắc ấp, cầm chân địch ở tại chỗ, vào Trường An Tôn Dạng Đế làm Thái Thượng Hoàng, đưa Hựu là con của Thái tử Văn Đức, cháu của Dạng Đế lên ngôi lấy hiệu là Cung Đế, đổi tên nước là Nghĩa Ninh. Niên hiệu Nghĩa Ninh thứ hai nhường ngôi cho Đường Công, đổi tên nước là Vũ Đức. Đã nói trải qua năm năm, tức là biết niên hiệu Vũ Đức thứ nhất là soạn xong. Năm năm này sáu lần dời chỗ ở, đầu tiên ở phía nam Thiên Thai, thứ hai đến Ốc Châu, thứ ba Đến Toại An, thứ tư đến Sách Thành, thứ năm lại về Toại An, thứ sáu ở An Châu, cùng với tám chướng đã gặp từ trước và năm nạn thành mười chín nạn duyên. Trong sáu lần sau, nếu kể thêm hai lần gặp hỏa hoạn và giặc cướp thì thành hai mươi mốt nạn. Năm nạn là Tăng sai, tranh luận, gặp nước dâng, bị vu cáo, và ngựa sụp băng; Tám chướng năm nạn thuộc về lý do xa để soạn sớ. Tìm sớ cũ là lý do gần, sáu lần sau thuộc về các chướng duyên trong lúc soạn sớ.

Hỏi: Tám việc trước là chướng, vì sao gọi là nhân duyên xa?.

Đáp: Vì không được nghe pháp cho nên tự soạn sớ, nếu có nghe thì sớ là do thầy giảng nói, đâu được cho là tự soạn sớ. Tám việc trước làm chướng ngại, khiến không được nghe pháp, sáu việc sau tuy gian khổ, nhưng rốt cuộc cũng thành tựu được sớ. Than ôi! Chánh pháp khó được nghe, chánh đạo khó hành trì, việc ấy thật như thế.

– “Can qua v.v…” trở xuống: Khổng An Quốc ghi: “Can là thuẫn, qua là kích”. Luận Ngữ ghi: “Mưu dấy động can qua trong nước”. “Rau rừng nước trong” là nói đời sống đạm bạc. “Băng làm giường, tuyết làm chăn” là nói về cái khổ chịu đựng giá rét. Những kẻ kia có đủ tăng tướng, đầu tròn áo vuông, ăn no mặc ấm, lại nghe được những lời di giáo, gặp được lúc đất nước thái bình, nhưng miệng chẳng bàn đến lời xuất thế, tâm chẳng nghĩ đến đạo chí chân, tự chịu tối tăm, trái lại còn xem nhẹ tông học, ta biết những kẻ đó sẽ vời lấy nghiệp ba đường, sớ chủ là bậc Thánh há chẳng buồn hay sao?

Mộng bỏ nghĩ ất, ất phải viết là nhất, lời tựa Chiêu Minh Văn Tuyển chép: “Tâm chánh trực đã phục hồi, lòng lo nghĩ chưa dứt”. Nay cho rằng bị binh lửa làm kinh hoàng, bị chiến tranh làm sợ hãi, nhưng mộng kinh hãi đã hết, mà lo lắng vẫn còn. Từ ngữ đượm mùi hoang dã.

* Nói về việc tự khiêm mà nhắc đến bản hoài. Về Dã chất, Luận Ngữ ghi: “Chất thì hay, văn thì mộc mạc”, ý nói văn từ thì thô sơ, ý nghĩa thì kém cõi. “Há hiểu văn ư”? Nghĩa là ý nghĩa lập ra rất cạn cợt, đâu thể khế hợp với lời văn viên đốn của kinh này, ở đây nói nghĩa thì tối, lời thì vụng, đều là lời tự khiêm.

“Có bờ dễ nguy khốn”, Nhĩ Nhã ghi: “Trùng Nhai ngạn”. Chú thích: “Hai bên vách đá gọi là ngạn”. Đãi là nguy hiểm, nghĩa là nếu có thân thì chóng diệt như đất bên bờ dễ lở.

“Biển rộng khó cùng”, rộng lớn như biển xanh, bao la thật khó cùng khắp, cho nên chẳng thể dùng thân dễ mất này mà thấu được nghĩa mầu khó cùng tận kia.

Như cái biết nghiêng lệch v.v… trở xuống như người mù sờ voi, như nằm mộng nói được đao, hoặc chỉ biết được một phần ý nghĩa mà dám cho là thông hiểu toàn bộ viên lý sao? “Chỉ vì v.v…” trở xuống là nói về ý soạn sớ. Đã nghiêng lệch vì sao lại soạn ra sớ, cho nên mới nói: “Chỉ vì không phụ bản hoài”, nói bản hoài, đầu tiên vì muốn hiểu kinh này mà gần gũi Đại sư Trí Giả. Tức là đoạn ghi: “Tôi tuy không thông minh nhưng cũng mong nghe được chỉ thú này”, do đó mà hành lý đến Thiên thai, tâm vui mừng được nghe yếu chỉ.

Vô thường như đập đá nháng lửa, Hoài Nam Tử ghi: “ Người sống trong trời đất này, như đập đá nháng lửa, như ánh chớp lóe qua khe cửa”. Sớ chủ tự cho rằng vô thường chợt đến như tia lửa tóe ra do đập đá, không thể mãi nghiên cứu nghĩa kinh được, cho nên mới chóng mau hoàn thành lời sớ.

“Co duỗi v.v…” trở xuống là tự khen ngợi, câu đầu “Tìm kiếm quyển kinh thường trụ, là đều trã cho thân nghiệp”, là nói về việc đi đây đó tìm kinh; câu hai là khen ngợi pháp môn Giải thoát, là đáp tạ cho khẩu nghiệp, khen ngợi việc soạn sớ, tức do tâm suy nghĩ mà miệng luận bàn, xưng dương.

“Thô vân Độc thảo”: Thô là viết lầm, phải viết là Tiêu cổn tức là làm cỏ, vun xới lúa. Tả Truyện ghi: “Thí như người nông phu làm cỏ lúa và vun xới lúa”. Nhưng câu: “Độc thảo dược vương” xuất hiện ở kinh này, phẩm Như Lai Tánh ghi: “Thí như ở núi Tuyết có nhiều loại cỏ thuốc mọc, nhưng cũng có nhiều cỏ độc, thân chúng sinh cũng giống như thế, tuy có bốn đại như rắn độc, nhưng trong đó cũng có thuốc hay, người thợ giỏi gọi là Phật tánh”. Hoặc chấp chữ sai liền tìm hươu nai là duyên xới cỏ, thì đâu khác gì thấy ba con thú lội qua sông lại cho rằng heo đi trên mặt nước. Cao Tăng Truyện, ngài Đạo Phi bình luận về việc sa thải Tăng rằng: “Những vị Tăng thanh cao không muốn lộ cho người biết, còn những hạng Tăng xấu ác thì đi khắp nơi”, như thế việc chánh là muốn dọn sạch cỏ mà e rằng cỏ và lan đều bị cắt bỏ, như việc gạn lọc vàng theo cát bùn mà trôi sạch, đoạn này dùng tiêu cổn mà nghĩa đồng với sớ. Nay sớ chỉ bác bỏ nghĩa sai lầm của các vị sư, giống như việc cày bỏ cỏ độc, mà hiển bày chánh lý Phật tánh như chăm bón thuốc hay. Cho nên đoạn văn trước ghi: “Dùng sớ nghiệm kinh thì sớ không hợp văn kinh, nên trong tâm suốt ngày buồn bực, như bị bệnh”. Càng bọ ngựa, ánh sáng đom đóm, loài bọ ngựa tánh hay tức giận, mỗi lần gặp vật gì thì giương hai càng để chống cự. Trang Tử nói: “Bọ ngựa nổi giận giương càng, chống chọi lại với xe, đâu tránh khỏi bị bánh xe nghiền nát”. Văn Tuyển ghi: “Muốn dùng búa bọ ngựa mà chặn đoàn xe lớn”? Chú thích “Hai chân trước của bọ ngựa đưa lên giống như hai cây búa”. Thôi Báo Cổ Kim Chú ghi: “Lửa đom đóm còn gọi là Huy dạ, cảnh thiên, tập tập, lân, đơn lương, đơn ô, dạ quang, tiêu chúc, đều chẳng thể chống cự với xe, sánh với mặt trời, Quảng Nhã ghi: “Mặt trời còn gọi là Diệu linh”, nghĩa là bọ ngựa không thể chống cự với xe, ánh sáng đom đóm đâu thể sánh bằng mặt trời. Đây là sớ chủ tự khiêm nhường cho rằng kiến giải của mình thấp kém, không thể sánh bằng các Đại sư.

Sự tích về bậc Thánh Tổ Tông ta vì chí cầu pháp mà chịu nhiều gian khổ, đều ghi trong bản văn này. Người truyền tông này chẳng suy nghĩ đến hay sao? Kinh Thi ghi: “Chặt cây, chặt cây, điều đó chẳng xa, chẳng lẽ không gắng sức hay sao?” Hoặc cuối quyển sớ có nửa trang phê bình, đó lá do người sau lầm chép vào.

 

Pages: 1 2 3 4