Những chuyện thoát nạn

Người nữ ấy chưa tới số chết nên ngồi phía ngoài xe hơi. Đến khi xe lọt xuống sông, liền văng lên trên bờ nên trọn chẳng ướt quần áo. Ấy là vì lúc bà ta ngồi xe, Phật, trời, quỷ thần đã sắp đặt sẵn cách cứu giúp. Có lẽ là như vậy.

Lại nữa, năm Dân Quốc mười mấy, Phan Đối Phù trùng tu chùa Tịnh Cư ở Tế Nam. Trong lễ khai quang có tổ chức hát tuồng, khách đến rất đông. Có một người dẫn theo một đứa bé, đứng xem [tuồng] bên giếng. Đứa bé lọt xuống giếng, lập tức sai người xuống giếng mò, dưới nước không có vật gì cả! Dùng sào tre khuấy khắp đáy giếng cũng không có vật gì. Người ấy trở về nhà thì đứa bé đang ngủ trong nhà như si, như ngốc, quần áo đều ướt đẫm. Hỏi làm sao về được nhà, nó nói không biết. Do vậy, khắc một tấm bia, lập một ngôi đình, đặt tên cho giếng ấy là Thánh Tỉnh (giếng thánh), đem chuyện này gởi cho Quang. Quang đưa cho thầy Diệu Chân, thầy Diệu Chân đem dán lên bảng treo trong nhà khách ở tầng dưới đại điện chùa Thái Bình. Đem chuyện này đưa cho Mộng Am bảo ông ta hãy suy đoán giấc mộng này!

Năm Dân Quốc 27 (1938), tôi tỵ nạn sang Âu Giang ở qua Tết. Cuối tháng Chạp, có một chiếc xe hơi chạy theo công lộ từ Thanh Điền tới Kim Hoa. Xe chạy từ chập tối, tới chỗ đồng hoang bên bờ sông cách Lệ Thủy mấy chục dặm, tài xế không cẩn thận, xe bị lọt xuống sông. Khách ngồi xe bốn mươi mấy người đều chìm lỉm. Mờ sáng ngày hôm sau, những người tới trước để lo cứu vớt [thấy] có một phụ nữ tuổi khoảng ba mươi, ngồi bên bờ sông như si, như say. Hỏi: “Từ đâu đến?” Đáp: “Tối hôm qua ngồi xe tới đây”. Hỏi: “Cả xe gặp tai nạn, sao bà không bị gì?” Thưa: “Không biết”. Vặn hỏi tình huống lúc ấy cũng chẳng hiểu rõ. Suốt mấy ngày báo chí hai nơi đăng tải, không ai chẳng hít hà than lạ! Sau khi tôi trở về núi, từng đem bài báo ấy thưa trình cặn kẽ với thầy (tức tổ Ấn Quang), khi ấy cũng chỉ cùng nhau than là lạ. Tôi trở về liêu xá, sau đấy Sư sai người hầu đem đoạn văn trên đây đưa cho xem. Xem xong kẹp trong sách, cũng chưa từng đọc lại.

Nay thầy đã vãng sanh, mới đặc biệt lôi ra kiểm lại để dán bồi tờ giấy ấy. Chữ tàn lẻ loi sót lại, chỉ còn được một phần ánh sáng tốt lành. Từng nhớ ông X… có ghi chép, giữ gìn được bài viết về chuyện ông Vương Hữu Quân bán rượu mấy cân, trân quý dị thường. Như vậy giá trị của mảnh giấy này của thầy tôi chẳng cần phải đợi đến năm nào mới bình luận, lượng định nữa. Kính cẩn viết vào hai hôm trước ngày Trừ Tịch (ba mươi Tết) năm Canh Thìn (1940). Năm Tân Tỵ (1941), mấy hôm sau bữa hoa nở, viết tại Dưỡng Tâm Thất của Linh Nham Sơn Tự. Ngày Hai Mươi Hai tháng Mười năm Giáp Ngọ (1954), kính vâng lời dạy của Diệu Chân thượng nhân mà kính cẩn chép lại. Đệ tử Huệ Kiến ghi vào năm bảy mươi bảy tuổi (Huệ Kiến là pháp danh của Mộng Am).