như lai ngữ bồ tát

Phật Quang Đại Từ Điển

(如來語菩薩) Như lai ngữ, Phạm: Tathàgata-vaktra. Vị Bồ tát ngồi ở vị trí thứ 2, phía nam, trong viện Thích ca của Hiện đồ mạn đồ la Thai tạng giới, Mật giáo. Tiếng PhạmVaktrahàm ý là khí cụ của ngôn ngữ, cũng tức là miệng phát ra lời nói, vì thế, phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật quyển 4 gọi vị Bồ tát này là Bồ tát Như lai ngữ môn và Thai tạng đồ tượng gọi là Bồ tát Như lai khẩu. Nhưng trong viện Biến tri của Mạn đồ la do A xà lê Thiện vô úy truyền, thì cùng lúc có cả 2 vị Bồ tát Như lai khẩu và Như lai thần, vậy không biết vị tôn nào trong 2 vị là tên gọi khác của Bồ tát Như lai ngữ này? Đức Như lai dùng viên âm vi diệu mà tuyên thuyết đại pháp, các loài chúng sinh nghe pháp, loài nào hiểu theo loài ấy. Vị Bồ tát này từ trí của Như lai sinh ra, chủ về đức phát ngôn diễn thuyết của Như lai. Mật hiệu là Tính không kim cương. Hình tượng, theo Hiện đồ mạn đồ la, thì toàn thân màu da người, bàn tay phải ngửa lên đặt ở trước ngực; bàn tay trái dựng thẳng, ngón trỏ, ngón cái co lại, cầm hoa sen, trên hoa có bảo châu. Chủng tử là (va). Hình Tam muội da là cái môi trên hoa sen. Cứ theo phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật quyển 4, thì ấn khế của vị tôn này là Hư tâm hợp chưởng, 2 ngón trỏ và 2 ngón vô danh hợp vào trong lòng bàn tay, đầu các ngón chụm vào 1 chỗ; 2 ngón trỏ và 2 ngón giữa dựng đứng, 2 ngón cái hơi co. Chân ngôn là: Qui mệnh Đát tha nghiệt đa (Tathàgata,Như lai) ma ha phạ ngật đát la (mahàvaktra,đại ngữ môn) vi thấp phược nhương nẵng (visvajĩàna,chủng chủng xảo trí) ma hộ na dã (mahodaya,quảng đại) sa ha (svàhà,thành tựu). [X. Đại nhật kinh sớ Q.13].