Như Lai Ngữ Bồ Tát

Như Lai Ngữ Bồ Tát
Chưa được phân loại

như lai ngữ bồ tát

[it_heading text=”Phật Quang Đại Từ Điển” heading_style=”style7″ tag:div|font_size:24 extrabold=”bolder” upper=”1″]

(如來語菩薩) Như lai ngữ, Phạm: Tathàgata-vaktra. Vị Bồ tát ngồi ở vị trí thứ 2, phía nam, trong viện Thích ca của Hiện đồ mạn đồ la Thai tạng giới, Mật giáo. Tiếng PhạmVaktrahàm ý là khí cụ của ngôn ngữ, cũng tức là miệng phát ra lời nói, vì thế, phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật quyển 4 gọi vị Bồ tát này là Bồ tát Như lai ngữ môn và Thai tạng đồ tượng gọi là Bồ tát Như lai khẩu. Nhưng trong viện Biến tri của Mạn đồ la do A xà lê Thiện vô úy truyền, thì cùng lúc có cả 2 vị Bồ tát Như lai khẩu và Như lai thần, vậy không biết vị tôn nào trong 2 vị là tên gọi khác của Bồ tát Như lai ngữ này? Đức Như lai dùng viên âm vi diệu mà tuyên thuyết đại pháp, các loài chúng sinh nghe pháp, loài nào hiểu theo loài ấy. Vị Bồ tát này từ trí của Như lai sinh ra, chủ về đức phát ngôn diễn thuyết của Như lai. Mật hiệu là Tính không kim cương. Hình tượng, theo Hiện đồ mạn đồ la, thì toàn thân màu da người, bàn tay phải ngửa lên đặt ở trước ngực; bàn tay trái dựng thẳng, ngón trỏ, ngón cái co lại, cầm hoa sen, trên hoa có bảo châu. Chủng tử là (va). Hình Tam muội da là cái môi trên hoa sen. Cứ theo phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật quyển 4, thì ấn khế của vị tôn này là Hư tâm hợp chưởng, 2 ngón trỏ và 2 ngón vô danh hợp vào trong lòng bàn tay, đầu các ngón chụm vào 1 chỗ; 2 ngón trỏ và 2 ngón giữa dựng đứng, 2 ngón cái hơi co. Chân ngôn là: Qui mệnh Đát tha nghiệt đa (Tathàgata,Như lai) ma ha phạ ngật đát la (mahàvaktra,đại ngữ môn) vi thấp phược nhương nẵng (visvajĩàna,chủng chủng xảo trí) ma hộ na dã (mahodaya,quảng đại) sa ha (svàhà,thành tựu). [X. Đại nhật kinh sớ Q.13].

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Một lá thư gởi khắp

của Ấn Quang Đại Sư Lời lẽ tuy vụng về chất phác, nhưng nghĩa vốn lấy từ kinh Phật. Nếu chịu hành theo, lợi lạc vô cùng. Năm Dân Quốc 21 – 1932 Pháp môn Tịnh Độ, độ khắp ba căn, lợi – độn trọn…

Chưa được phân loại

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á Nguyễn Gia Quốc Tư tưởng Đại thừa ra đời như một bước ngoặt mới của sự phát triển Phật giáo mà nổi bật nhất là lý tưởng hình tượng Bồ tát ngày càng...
Chưa được phân loại

Ý Nghĩa Ba Cái Lạy Của Phật Giáo

Như thế thì bản chất Phật và chúng sinh vốn là “không tịch” lặng lẽ, tạm gọi là chân tâm.

Chưa được phân loại

Từ Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo [Việt - Anh]

THIỆN PHÚC TỪ ĐIỂN THIỀN & THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO DICTIONARY OF ZEN  & BUDDHIST TERMS VIỆT - ANH VIETNAMESE - ENGLISH
Chưa được phân loại

Thư gởi Hoằng Nhất thượng nhân

Giảng Khởi Tín Luận bất tất phải tuân theo Liệt Võng Sớ, nhưng quyết chẳng thể nói Liệt Võng là sai.

Chưa được phân loại

Phật Học Từ Điển (Sanskrit - Pali - Việt)

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY SANSKRIT/PALI-VIETNAMESE Thiện Phúc Tổ Đình Minh Đăng Quang