NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH (2)
Tác giả: Bồ-tát Vô Tánh.
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 9
Phần thứ 10: QUẢ ĐOẠN
Luận nói: “Như vậy đã nói huệ tăng thượng thù thắng, quả đoạn thù thắng ấy làm sao thấy được? Đoạn là Bồ-tát đạt Niết-bàn Vô trụ, vì bỏ tạp nhiễm, không bỏ sinh tử, chuyển y của hai chỗ nương dựa làm tướng. Sinh tử trong đây là phần tạp nhiễm của tánh Y tha khởi, Niếtbàn là phần thanh tịnh của tánh Y tha khởi. Hai chỗ nương dựa là chung hai phần tánh Y tha khởi, chuyển y là ngay tánh Y tha khởi khi đối trị khởi là chuyển bỏ tạp nhiễm và chuyển đắc thanh tịnh phần ”.
Giải thích: Trí vô phân biệt khả năng đối trị tất cả chỗ đối trị đã sinh, vì quyết định phải đoạn, vô gián nói là đoạn thù thắng. “Niết-bàn Vô trụ”, không đồng với thế gian, Thanh-văn và Độc giác an trụ sinh tử hoặc Niết-bàn. “Vì bỏ tạp nhiễm, không bỏ sinh tử”, là hại thế lực kia như độc chú và độc xà, tuy không buông bỏ nhưng không nhiễm. “Chuyển y của hai chỗ nương dựa làm tướng”, hoặc giải Y chủ thích, hoặc giải thích Trì nghiệp, trụ chuyển y nầy như cõi Vô sắc, nếu nương vào tự lợi cùng với cộng tướng của huệ thù thắng tương ưng thì không dung chứa phiền não. Nếu nương vào lợi tha thì do cùng với cộng tướng của đại bi tương ưng nên hiện ở trong sinh tử mà không bỏ nó. Trong đây, cái gì là sinh tử và Niết-bàn? Nương vào chuyển y thì đều nên cần nói rõ. “Sinh tử là phần tạp nhiễm của tánh Y tha khởi”, là phiền não mê loạn của tâm và tâm pháp, lỗi của sinh tử là tương tục bất tuyệt, là phần Biến kế sở chấp. “Niết-bàn là phần thanh tịnh của tánh Y tha khởi”, là chuyển rốt ráo Biến kế sở chấp, là phần của Viên thành thật. “Hai chỗ nương dựa là chung hai phần tánh Y tha khởi”, là tánh Y tha khởi của hai chỗ nương dựa. “Chuyển y là tánh Y tha khởi”, là tánh Y tha khởi của tâm và tâm pháp, là các tạp nhiễm chuyển diệt chỗ dựa, lại cũng là chỗ dựa của tất cả pháp Phật. Như có người nói: “Đây là tất cả pháp Phật, là quả của các địa Ba-la-mật-đa. Các chỗ dựa làm sao chuyển y? Cái gì là chuyển y? Là tánh Y tha khởi khi khởi đối trị”, là khi Trí vô phân biệt khởi. “Chuyển bỏ tạp nhiễm phần”, là chuyển diệt tất cả tánh đối tượng giữ lấy và tánh chủ thể giữ lấy, chuyển đắc xa lìa đối tượng được giữ lấy, chủ thể giữ lấy tự nội chứng, dứt bặt các hý luận tối phần thanh tịnh.
Luận nói: “Lại nữa, chuyển y nầy lược có sáu thứ: 1. Chuyển tổn lực ích chủ thể, là do lực thắng giải văn huân tập trụ, và do có hổ thẹn khiến cho phiền não ít phần hiện hành, hoặc không hiện hành. 2. Chuyển thông đạt, là các Bồ-tát đã nhập đại địa, đối với chân thật và phi chân thật mà hiển hiện và không hiển hiện, trụ hiện tiền cho đến sáu địa. 3. Tu tập chuyển, là có chướng, hết thảy tướng không hiển hiện, mà chân thật hiển hiện, cho đến mười địa. 4. Chuyển của quả viên mãn, là vĩnh viễn không có chướng, hết thảy tướng không hiển hiện mà chân thật tối thanh tịnh hiển hiện, đối với hết thảy tướng đắc tự tại. 5. Chuyển thấp kém, là Thanh-văn, Độc giác chỉ có thể thông đạt Bổ-đặc-già-la không, tánh vô ngã, hoàn toàn trái nghịch sinh tử, hoàn toàn bỏ sinh tử. .chuyển quảng đại, là các Bồ-tát thông đạt gồm cả pháp không tánh vô ngã, là đối với sinh tử, thấy là tịch tĩnh, dù đoạn tạp nhiễm nhưng không xả nó. Nếu các Bồ-tát trụ nơi chuyển thấp kém thì có lỗi gì? Vì không chú tâm tới sự lợi ích an lạc của tất cả hữu tình, trái nghịch tất cả pháp Bồ-tát, cùng giải thoát thừa thấp, là lỗi đó. Nếu các Bồ-tát trụ chuyển quảng đại thì có công đức gì? Trong pháp sinh tử lấy tự chuyển y làm chỗ nương dựa vì đắc tự tại, đối với tất cả cõi thị hiện thân của tất cả hữu tình, các thứ điều phục trong sinh tối thắng và ba thừa, phương tiện thiện xảo an lập các hữu tình đã được mình dạy bảo, đó là công đức”.
Giải thích: “Chuyển tổn lực ích năng”, là do lực thắng giải và lực văn huân tập, tổn giảm nương dựa trong thức dị thục, phiền não huân tập tăng ích chỗ tu tập công năng của pháp tịnh. Lại nữa, do trụ nơi thắng giải văn huân tập có hổ thẹn, khiến cho phiền não ít phần hiện hành, hoặc không hiện hành.
“Chuyển thông đạt”, là các Bồ-tát đã chứng nhập đại địa, đối với chân và phi chân hiện hoặc không hiện, Trí vô phân biệt có hữu gián và vô gián mà hiện hành, hoặc lúc đó là chân hiện, khi nhập quán thì hoặc là phi chân hiện, khi xuất quán thì phi chân và chân trong hai thời nầy theo thứ tự của nó mà nói hiện và không hiện, hiện và bất hiện nầy cho đến sáu địa.
“Chuyển tu tập”, do sở tri chướng gọi là hữu chướng, vị chuyển y nầy cho đến mười địa các tướng đều không hiện, chỉ có chân mới hiển hiện.
“Chuyển quả viên mãn”, do cả thảy chướng gọi là vô chướng, vì mọi chướng vĩnh viễn không có, đắc hết thảy tướng thì tướng đều không hiển hiện, đắc tối thanh tịnh thì chân thật hiển hiện, dựa vào chuyển y nầy mà đối với hết thảy tướng đắc đại tự tại, đối với các tướng đắc tự tại, tùy chỗ ưa thích mà lợi lạc hữu tình.
“Chuyển thấp kém…”, lời văn đó dễ hiểu, khỏi phiền giải thích lại. “Chuyển quảng đại”, là đoạn tạp nhiễm mà không bỏ nó, vì trong sinh tử đạt vô ngã, đoạn các tạp nhiễm tức là trong đó thấy rõ tịch tĩnh mà không xả. “Trụ nơi chuyển thấp kém thì có lỗi gì…”, văn đó dễ hiểu. “Trụ nơi chuyển quảng đại thì có công đức gì…” là đối với tất cả pháp, đắc tự tại, đối với tất cả cõi thị hiện tất cả thân đồng phận, các thứ phương tiện thiện xảo điều phục, an lập chỗ hoá độ các hữu tình có chiêu cảm, đặt vào nơi sinh tối thắng và ba thừa. Sinh tối thắng, là xứ sinh an lạc của các thế gian. Phải biết đây là pháp công đức.
Luận nói: Trong đây có nhiều bài tụng:
Phàm phu che lấp chân,
Hoàn toàn hiển hư vọng,
Các Bồ-tát xả vọng,
Hoàn toàn hiển chân thật.
Phải biết hiển, bất hiển,
Chân nghĩa, phi chân nghĩa,
Chuyển y là giải thoát,
Tùy dục tự tại hành.
Trong sinh tử, Niết-bàn,
Nếu khởi trí bình đẳng,
Lúc đó do chứng nầy,
Sinh tử tức Niết-bàn.
Vì thế trong sinh tử,
Phi xả, phi bất xả,
Cũng tức là Niết-bàn,
Phi đắc, phi bất đắc.
Giải thích: Để hiển bày chuyển y nên lại nói nhiều bài tụng. “Phàm phu che lấp chân…”, là vì phàm phu chưa đoạn vô minh, chân nghĩa không hiển nên gọi là “Che lấp ”, vì lực vô minh nên tất cả hư vọng đều hiển hiện. Bồ-tát thì không như vậy, vì đã đoạn vô minh, thông đạt hư vọng đều là không có nên gọi là “Xả vọng”, chỉ có chân nghĩa hoàn toàn hiển hiện. Do đạo lý nầy phải biết “Phải biết hiển, bất hiển, chân nghĩa, phi chân nghĩa”, là chân nghĩa của Viên thành thật hiển hiện, phi chân thật nghĩa của Biến kế sở chấp đều không hiển hiện. “Chuyển y”, là phi chân nghĩa đều không hiển hiện, cả thảy chân nghĩa đều hiển hiện, nên gọi là chuyển y. “Là giải thoát”, thì chuyển y gọi là giải thoát. “Tùy dục tự tại hành”, là chuyển y nầy giải thoát tự tại. Đối với thế gian, đắc tùy dục hành, do tùy chỗ mong muốn mà chỗ tạo tác tự tại nên gọi là giải thoát, không giống như bị chém đầu xả ly thân mạng gọi là giải thoát. “Trong sinh tử, Niết-bàn, nếu khởi trí bình đẳng”, tự tánh Biến kế sở chấp gọi là sinh tử, tánh nầy tức vô tánh, vô tánh tức không, không tức Niết-bàn, là tánh Viên thành thật. “Do đó trong sinh tử, phi xả, phi bất xả…”, tức sinh tử là Niết-bàn nên gọi là phi xả, không có sinh tử trở lại gọi là tưởng chuyển, nên gọi là phi bất xả, không phải lìa sinh tử riêng đắc Niết-bàn nên gọi là phi đắc, ngay trong phi đắc nầy mà chứng Niết-bàn nên gọi là phi bất đắc.
Phần thứ 11, (Đoạn 1): QUẢ TRÍ KIA
Luận nói: “Như vậy đã nói quả đoạn thù thắng, quả trí thù thắng ấy làm sao thấy được? Phải biết là do ba thân Phật mà quả trí là thù thắng: 1. Do thân tự tánh. 2. Do thân thọ dụng. 3. Do thân biến hóa. Thân tự tánh trong đây là pháp thân của các Như Lai, vì nhất thiết pháp tự tại chuyển nơi chỗ nương dựa. Thân thọ dụng, là nương vào pháp thân chỗ hiển chúng hội của vô số chư Phật, lấy pháp lạc Đại thừa của cõi Phật thanh tịnh làm chỗ thọ nhận thân biến hóa cũng nương vào pháp thân, từ thiên cung Đỗ-sử-đa mà hiện và ẩn, thọ sinh, thọ dục, vượt khỏi thành xuất gia, đến chỗ tu khổ hạnh của các ngoại đạo, chứng đại Bồ-đề, chuyển đại pháp luân, nhập đại Niết-bàn”.
Giải thích: Do đoạn cái cần đoạn trừ mà đắc trí vô cấu vô ngại, gọi là đoạn thù thắng vô gián, tiếp theo nói quả trí thù thắng. Trong thân tự tánh, vì không phải giả mượn chỗ lập nên gọi là tự tánh, là chỗ nương dựa nên gọi là thân, pháp tánh tức là thân nên gọi là pháp thân, hoặc là chỗ dựa của các pháp gọi là pháp thân. Nói “Nhất thiết pháp tự tại chuyển chỗ nương dựa”, là đối với tất cả pháp đắc tự tại chuyển cũng là chỗ nương dựa nên gọi là nhất thiết pháp tự tại chuyển chỗ nương dựa, hoặc là nương vào giải thích trì nghiệp. Trong “Thân thọ dụng là nương vào pháp thân”, là do có kia nên có đây. “Chỗ hiển chúng hội của vô số chư Phật”, tức là có cõi Phật có đại Bồ-tát tụ tập nhiều như mây. Do đó mà hiểu rõ nên gọi là “Chỗ hiển”, tức là cõi tây phương cực lạc… “Lấy pháp lạc Đại thừa của cõi Phật thanh tịnh làm chỗ thọ nhận”, là trong cõi Phật thanh tịnh thọ dụng vô số pháp lạc Đại thừa, lãnh hội nghĩa lý, hoặc trong cõi Phật quốc độ thanh tịnh mà thọ dụng vô số các báu kim, ngân… chư Phật Bồ-tát lần lượt thọ dụng diệu pháp thân, lại thọ vô số nghĩa pháp của khế kinh, an lập tự tướng và cộng tướng. Cái gì là chỗ dựa, và cái gì dựa? Là trí vô cấu vô ngại trên, do lực tăng thượng của diệu trí nầy nên có thể khiến cho an trụ giải thoát bất khả tư nghì, đã nhập đại địa các đại Bồ-tát thì cõi Phật thanh tịnh pháp lạc Đại thừa tướng hiện trí sinh. Trong “Thân biến hóa cũng nương vào pháp thân”, như trước đã nói, là do quả trí lực thù thắng, từ thiên cung đỗ-sử-đa mà hiện và ẩn, cho đến nhập Niết-bàn. Điều nầy có thể khiến cho trong sự tương tục khác cùng với người thức đồng phận tương ưng sinh khởi.
Luận nói: “Trong đây nói một bài tụng:
Tướng chứng đắc tự tại,
Nương dựa và thâu giữ,
Đức sai biệt thậm thâm,
Niệm nghiệp minh chư Phật”.
Giải thích: Lược nêu nghĩa chung gọi là Ôn-đà-nam. “Chứng đắc…”, là nghĩa được nêu lên.
Luận nói: “Pháp thân của chư Phật lấy gì làm tướng? Phải biết, pháp thân lược có năm tướng”.
Giải thích: Ban đầu là nêu chung về tướng có năm thứ, sau lại thêm chuyển y… để giải thích riêng năm tướng.
Luận nói: “1. Chuyển y làm tướng, là chuyển diệt hết thảy chướng thuộc phần tạp nhiễm tánh Y tha khởi, chuyển đắc giải thoát hết thảy chướng, đối với pháp tự tại chuyển, hiện tiền phần thanh tịnh tánh Y tha khởi”.
Giải thích: “Chuyển diệt hết thảy chướng thuộc phần tạp nhiễm tánh Y tha khởi”, là chuyển phần tạp nhiễm nơi tánh Y tha khởi, tợ tướng của đối tượng giữ lấy và tướng của chủ thể giữ lấy, khiến vĩnh viễn không sinh. “Chuyển đắc giải thoát hết thảy chướng, đối với pháp tự tại chuyển hiện tiền phần thanh tịnh tánh Y tha khởi”, là chuyển đắc chỗ hiển chân như ly cấu nơi tánh thành thật của vô tánh đối tượng giữ lấy, chủ thể giữ lấy và đắc đối với tất cả pháp tự tại mà chuyển, nhân hiện tiền cực thành phần thanh tịnh tánh Y tha khởi.
Luận nói: “2. Pháp trắng được tạo thành làm tướng, là sáu Ba-lamật-đa viên mãn đắc mười tự tại. Trong đây thọ mạng tự tại, tâm tự tại, các vật dụng tự tại, đều do Thí Ba-la-mật-đa viên mãn, nghiệp tự tại, sinh tự tại, do Giới Ba-la-mật-đa viên mãn; thắng giải tự tại, do Nhẫn Ba-la-mật-đa viên mãn; nguyện tự tại, do Tinh tấn Ba-la-mật-đa viên mãn; thần lực tự tại thâu tóm của năm thông, do Tĩnh lự Ba-la-mậtđa viên mãn, trí tự tại và pháp tự tại, do Bát-nhã Ba-la-mật-đa viên mãn”.
Giải thích: “Pháp trắng được thành làm tướng” là chỗ đắc chuyển y của các Thanh-văn chỉ là chỗ hiển phiền não vĩnh viễn đoạn, không có pháp trắng được thành làm tướng. Nếu chỗ đắc chuyển y của Bồ-tát tu tập sáu Ba-la-mật-đa cực viên mãn, thì mười thứ tự tại của tự tánh pháp trắng lấy làm tướng của nó, trong lúc đó không có một niệm nào là phần vô ký, huống chi là phần nhiễm ô. Từ đây trở xuống giải thích mười tự tại. “Thọ mạng tự tại”, là tùy chỗ muốn mà có thể xả mạng. “Tâm tự tại”, là đối với sinh tử không có nhiễm ô. Lại nữa, tùy ý lạc có thể chánh vì người khác mà dẫn thâu nhiều thứ vật dụng, trong đó tự tại vận chuyển tâm nên gọi là tâm tự tại. “Các vật dụng tự tại”, là các thứ vật dụng ăn uống để nuôi sống, tùy ý ưa thích có thể tích tập. Nghĩa của các vật dụng và tư tài là một. “Do thí Ba-la-mật-đa viên mãn”, là do pháp thí, tài thí và vô uý thí viên mãn, như cái cần đắc là quả nầy. “Nghiệp tự tại”, là đối với các nghiệp đắc đại tự tại, chỉ làm thiện nghiệp, không làm nghiệp ác và nghiệp vô ký. Trong đó khuyến khích người làm thiện. “Sinh tự tại”, là đối với tất cả xứng chỗ sinh, như chỗ muốn của nó là hiện thọ sinh. “Do Giới Ba-la-mật-đa viên mãn”, hai tự tại là quả Thi-la, vì người đủ giới chỉ tạo thiện nghiệp. Lại nữa, chỗ nguyện của người đủ giới đều được thành tựu. “Thắng giải tự tại”, là đối với đất… mà phát khởi thắng giải khiến cho thành vàng…, như chỗ thắng giải mà đất… vàng… tùy theo thắng giải chuyển. “Do Nhẫn Ba-lamật-đa viên mãn”, vì tự tại nầy chính là quả của nhẫn, như nhân khi xưa ưa thích tu nhẫn, tùy theo chỗ ưa thích của tâm các hữu tình mà chuyển, bây giờ đạt được đất… Vàng… tùy theo thắng giải chuyển. “Nguyện tự tại”, là tùy theo chỗ nguyện mà tất cả sự được thành. “Do Tinh tấn Bala-mật-đa viên mãn”, tự tại nầy là quả của tinh tấn, do nhân khi xưa tu tinh tấn, đối với các sự lợi lạc của các hữu tình không có biếng trễ bỏ phế, nên đến bây giờ thì chỗ nguyện được tự tại. “Thần lực tự tại chỗ thâu tóm của năm thông”, là tùy ý lạc mà dẫn phát vô số thần thông tối thắng. “Do Tĩnh lự Ba-la-mật-đa viên mãn”, tự tại nầy là quả của tĩnh lự, do nhân khi xưa ưa thích tu định, nên tùy chỗ đáng làm của các hữu tình mà chứng nhập vô số tĩnh lự đẳng chí, đến hiện tại thì đắc chỗ khởi thần thông tự tại của định. “Trí tự tại”, là tùy chỗ có các thứ ngôn âm, trí hiện tiền. “Pháp tự tại”, là tùy theo ý lạc mà nói các pháp đáng tán thán của khế kinh. “Do Bát-nhã Ba-la-mật-đa viên mãn”, tự tại nầy là quả của Bát-nhã, do nhân khi xưa ưa thích tu tập huệ, tùy theo loại âm thanh mà nói chánh pháp, nên bây giờ được Bát-nhã thù thắng, khéo đạt ngôn âm, khéo nói chánh pháp.
Luận nói: “3. Vô nhị làm tướng, là có không vô nhị làm tướng, vì tất cả pháp là không có, nên chỗ hiển tướng của không là thật có. Hữu vi, vô vi, vô nhị làm tướng, không phải cái do nghiệp phiền não tạo tác. Tự tại thị hiện hữu vi làm tướng, Dị tánh, Nhất tánh, Vô nhị làm tướng, vì tất cả chỗ dựa của Phật vô sai biệt, nên vô lượng tương tục hiện đẳng giác. Trong đây có hai bài tụng:
Vì ngã chấp không có,
Trong đó không nương riêng,
Tùy năng chứng trước riêng,
Nên nêu bày có khác.
Chủng tánh dị, phi hư,
Viên mãn không ban đầu,
Vô cấu dựa vô biệt,
Nên phi nhất, phi đa.
Giải thích: “Có không vô nhị làm tướng”, là không phải hữu tướng, vì tất cả pháp Biến kế sở chấp đều không có, cũng không phải vô tướng, vì chỗ hiển tự tánh của không là có. “Hữu vi, vô vi, vô nhị làm tướng, không phải cái do nghiệp phiền não tạo tác, nên không phải hữu tướng”. Đối với nơi có thể thị hiện tợ pháp Hữu vi, đắc đại tự tại, nên niệm niệm thị hiện tợ hữu vi không phải tướng vô vi. “Dị tánh, nhất tánh vô nhị làm tướng”, vì thể pháp thân của Phật chính là nhất, nên không phải dị tướng, vô lượng chỗ dựa mỗi mỗi đều chứng riêng nên không phải nhất tướng, đồng thời nhất, vô nên gọi là tướng vô nhị. Lại lấy hai bài tụng để thâu tóm nghĩa như vậy khiến cho dễ hiểu. “Vì ngã chấp không có…”, là nếu tại nơi đó có ngã chấp của nó thì cho tự là ngã, cho bên ngoài là tha, tức là trong đó có phân biệt tự, tha, thử, bỉ mỗi mỗi khác. Trong pháp thân không có ngã chấp nên không có phân biệt, thử, bỉ, có, khác. Nếu vậy tại sao nói có nhiều Phật? “Tùychủ thể chứng trước riêng, nên nêu bày có khác”, là tùy vị năng chứng của Bồ-tát riêng khác mà nêu bày có khác. Tùy thuận danh ngôn của thế gian vô ngã nói đây là Thích-ca-mâu-ni, đây là Phật thắng quán… “Chủng tánh dị”, là bản tánh nhân có sai biệt, không phải chỉ có một vị Phật. Chủng tánh có hai thứ: 1. Chủng tánh bản tánh trụ, là vô thỉ đến nay sáu xứ thù thắng, lần lượt tương ưng chỗ đắc của pháp nhĩ. 2. Chủng tánh tập sở thành, là lực thiện hữu… từ trước đến nay luôn luôn luyện tập tạo thành, vì chủng tánh bản tánh trụ có sai biệt. Chủng tánh tập sở thành có nhiều chủng loại, vì nhiều chủng tánh, chấp chỉ có một vị Phật, không có Phật nào khác nữa là không đúng đạo lý. “Phi hư”, là có nhiều Bồ-tát nương vào chủng tánh trước, mỗi mỗi vị đều riêng tu tập tư lương Bồ-đề, nếu lìa một vị Phật một lần chứng Bồ-đề thì không có chỗ chứng nào khác, tu tập tư lương kia đáng lẽ trống rỗng không có quả là không đúng đạo lý. “Viên mãn”, là chư Như Lai đối khắp với chỗ hoá độ hữu tình mỗi mỗi riêng biệt mà thành lập chánh sự lợi ích an lạc, là đối với ba thừa như phải an lập. Nếu chỉ có một vị Phật, thì không thể an lập hữu tình đặt vào Phật thừa, vì không có vị Phật thứ hai, thì việc làm Phật sự của Như Lai không được viên mãn, nên quyết định phải thừa nhận có nhiều Phật. “Không ban đầu”, là các Như Lai trước khi xuất thế, cũng như sự sinh tử không có tối sơ, lìa tu tập tư lương kia thì tự nhiên thành Phật là không đúng đạo lý, vì lìa phụng sự Phật mà có thể tu tập tư lương là không đúng đạo lý. Do đấy, quyết định không phải chỉ có một vị Phật. Lại nữa, không nên chấp quyết định có nhiều Phật, vì chỗ dựa của vô cấu là vô sai biệt, pháp giới vô lậu gọi là chỗ dựa vô cấu, do trí thù thắng rốt ráo loại trừ khách trần cấu, trong chân pháp giới vô lậu nầy, không thể quyết định chấp chư Phật có khác nhau, nên chư Phật là phi nhất phi đa (không phải một, không phải nhiều).
Luận nói: “4. Thường trụ làm tướng, là tướng chân như thanh tịnh do bản nguyện dẫn khởi, sự nên làm không hẹn ngày xong”.
Giải thích: Hằng không biến dị, tiếp nối không dứt, nên nói thường trụ là tướng. Do ba nhân duyên thành lập tướng nầy. “Tướng chân như thanh tịnh”, đây là hiển tánh chân như thường không biến đổi, hiển thành quả Phật nói là tánh pháp thân. Nếu biến đổi thì không phải chân như, nên là thường trụ. “Do bản nguyện dẫn”, là các Như Lai trước hết đều phát đại nguyện như vầy: “Ta sẽ độ thoát vô lượng hữu tình, giúp họ bát Niết-bàn, ai chưa bát Niết-bàn thì được bát Niết-bàn, nguyện chỗ dẫn quả tương tục bất tuyệt, nên là thường trụ. Bản nguyện dẫn khởi nầy lìa tương tục, thì đạo lý của thường không thành. “Sự nên làm không hẹn ngày xong”, đại nguyện trên là sự nên làm không hẹn ngày xong, các loại hữu tình vô lượng vô biên, cho đến hữu tình tương tục bất tuyệt, sự đáng làm của Phật hằng không đoạn nên gọi là thường.
Luận nói: “5. Bất khả tư nghì là tướng, là chân như thanh tịnh tự nội chứng, không có thí dụ nào của thế gian có thể thí dụ được, vì không phải hành xứ của các tầm tư”.
Giải thích: “Tư nghì”, là nương vào đạo lý mà suy tư quan sát kỹ, khởi trí phân biệt chỗ thâu tóm của tầm tư để thí dụ chỗ hiển bày, chư Phật không phải xứ hành nầy nên bất khả tư nghì, vì vượt qua tất cả địa tâm tư, chỉ nên tin hiểu mà không nên xét bàn.
Luận nói: “Lại nữa, làm sao chứng đắc pháp thân đầu tiên như vậy? Là duyên vào tổng tướng nơi pháp Đại thừa với cảnh Trí vô phân biệt và trí Hậu đắc, khéo tu năm tướng, đối với tất cả địa khéo tập hợp tư lương, định kim cương dụ phá diệt các chướng vi tế khó phá, định nầy lìa tất cả chướng vô gián nên đắc chuyển y”.
Giải thích: Tín giải cũng gọi là mới đắc pháp thân, pháp hạnh cũng vậy, để lựa riêng với tín giải kia nên nói là hiện chứng đắc, chỉ nói chứng đắc không phải sinh khởi, vì thể thường trụ. “Duyên vào tổng tướng…”, nghĩa của câu nầy dễ hiểu. “Khéo tu năm tướng”, là vô sinh vô diệt, xưa nay tịch tĩnh, tự tánh Niết-bàn và vô tự tánh gọi là năm tướng. Lại nữa, tập hợp chung về năm tướng khéo tu làm thành năm quả là trong niệm niệm tiêu tan tất cả chỗ dựa thô trọng, lìa các thứ tưởng đắc lạc pháp uyển, có thể hiểu biết khắp vô lượng, vô phần hạn tướng, đại pháp quang minh thuận phần thanh tịnh, không có sự phân biệt, không có tướng hiện hành. Vì khiến cho pháp thân thành tựu viên mãn, có thể thâu nhận đúng các nhân thắng. “Phá diệt các chướng vi tế khó phá”, là hiển thị nhân của định kim cương dụ ví như kim cương, tánh nó kiên cố, có thể phá trừ các thứ khó phá, như vậy định nầy siêu vượt các loại định thấp, có thể phá trừ các thứ không khó phá nhiễm vô tri, có thể phát sinh trí đạo Vô thượng nên ví như kim cương. “Định nầy vô gián, lìa tất cả chướng nên đắc chuyển y”, do Trí vô phân biệt và trí Hậu đắc chứng chuyển y và đắc pháp thân của Phật.
Luận nói: “Lại nữa, pháp thân do bao nhiêu tự tại mà đắc tự tại? Lược do năm thứ: 1. Tự thân tướng hảo vô biên âm thanh và tướng vô kiến đảnh tự tại, vì chuyển y sắc uẩn. 2. Do vô tội vô lượng lạc trụ quảng đại tự tại, vì chuyển y thọ uẩn. 3. Do biện thuyết hết thảy danh thân cú thân văn thân tự tại, vì chuyển y tưởng uẩn. 4. Do hiện hoá biến dịch dẫn dắt đại chúng dẫn dắt pháp trắng tự tại, vì chuyển y hành uẩn. 5. Do trí viên cảnh, bình đẳng, quán sát thành chỗ tạo tác tự tại, vì chuyển y thức uẩn”.
Giải thích: Do chuyển y năm uẩn nên đắc năm tự tại. Các Thanhvăn, Độc giác sợ khổ nên đoạn các uẩn vĩnh viễn, giống như người ngu tự xả bỏ thân mạng. Nếu các Bồ-tát thâu tóm phương tiện xảo chuyển diệt sắc nơi năm uẩn có tội, chuyển khởi sắc nơi năm uẩn vô tội, giống như người bị bệnh phong hủi cầu lương dược, chuyển thân có bệnh thành thân không bệnh. Trong đây vì chuyển y sắc uẩn mà được thị hiện cõi Phật tự tại, như chỗ muốn hiện kim ngân nơi các cõi Phật thì có thể thị hiện tự thân tự tại, tùy chỗ tâm nghĩ đều có thể thị hiện. Trong các thứ hội đại tập đó, tùy chỗ hoá độ thích nghi của hữu tình mà mỗi mỗi đều hiện riêng. Đắc chủ thể thị hiện tướng hảo tự tại, là tùy chỗ ưa thích mà thị hiện các thứ diệu tướng hảo. Đắc chủ thể thị hiện vô biên âm thanh tự tại và tướng vô kiến đảnh tự tại, là thị hiện âm thanh của Phật vô lượng vô biên và thị hiện tướng đảnh của Phật không thể thấy. Vì chuyển y thọ uẩn, phải biết là đắc vô tội vô lượng lạc trụ quảng đại tự tại. Ở đây lìa phiền não nên gọi là vô tội, có rất nhiều nên gọi là vô lượng, vượt hơn tất cả lạc của ba cõi giới nên là lạc quảng đại. Vì chuyển y tưởng uẩn mà đắc chủ thể biện thuyết hết thảy danh thân cú thân văn thân tự tại, vì tướng của chủ thể giữ lấy là tự tánh của tưởng, do thâu tóm tư lương như vậy làm nhân mà chuyển đắc công chủ thể sai biệt như vậy, do công năng ấy có thể đối với các sự danh thân… tùy chỗ muốn có thể trụ tự tại. Vì chuyển y hành uẩn nên đắc chủ thể hiện hoá biến dịch dẫn dắt đại chúng dẫn dắt pháp trắng tự tại, vì tư trong hành uẩn rất thù thắng, do tư nầy nên đối với hiện hoá… tự tại. “Chủ thể chuyển hiện hoá tự tại”, là như chỗ muốn đó mà có thể hiện hoá một cách tự tại. “Biến dịch tự tại”, là như chỗ muốn đó mà chuyển biến đất… thành vàng… “Dẫn dắt đại chúng tự tại”, là như chỗ ưa thích của ý có thể dẫn dắt đại chúng của chư thiên. “Dẫn dắt pháp trắng tự tại”, là như chỗ ưa thích của ý mà khiến cho pháp vô lậu hiện tiền. “Do chuyển thức A-lại-da… tám sự thức uẩn, đắc bốn diệu trí như đại viên cảnh”, như số thứ tự hoặc tùy chỗ thích ứng, phải biết trong đây vì chuyển thức A-lại-da nên đắc trí đại viên cảnh, tuy cảnh được nhận biết không hiện tiền nhưng có thể không quên suốt vô hạn thời và xứ, đối với tất cả cảnh thường không ngu mê, hành vô phân biệt có thể khởi thọ dụng ảnh tượng của trí Phật. Vì chuyển mạt-na nhiễm ô nên đắc trí bình đẳng tánh, khi bắt đầu hiện quán thì trước tiên đã chứng đắc đối với vị tu đạo chuyển thanh tịnh trở lại, do đây mà an trụ Niết-bàn Vô trụ, đại từ đại bi hằng tương ưng, có thể tùy chỗ ưa thích mà hiện ảnh tượng của Phật. Vì chuyển ý thức mà đắc trí diệu quán sát, đầy đủ tất cả môn Đà-lani, môn Tam-ma-địa, cũng như bảo tạng, trong hội đại tập có thể hiện tất cả tác dụng tự tại, có thể đoạn các nghi, có thể tuôn mưa pháp. Vì chuyển năm thức nên đắc trí thành sở tác, rộng khắp mười phương tất cả thế giới, có thể hiện biến hóa từ thiên cung Đỗ-sử-đa ẩn mất cho đến Niết-bàn, có thể hiện trụ giữ sự lợi lạc của tất cả hữu tình.
Luận nói: “Lại nữa, phải biết pháp thân do bao nhiêu thứ xứ nương dựa? Lược do ba xứ:
1. Do nương dựa vô số Phật trụ. Trong đây có hai bài tụng:
Chư Phật chứng đắc năm tánh hỷ,
Đều do đẳng chứng nơi tự giới,
Lìa hỷ do không chứng giới nầy,
Nên người cầu hỷ phải cùng chứng.
Do chủ thể vô lượng và sự thành,
Pháp vị, nghĩa đức đều viên mãn,
Đắc hỷ tối thắng không có lỗi,
Vì chư Phật thấy thường vô tận.
2. Do vô số thân thọ dụng nương dựa, là chỉ vì thành thục các Bồtát.
3. Do vô số thân biến hóa nương dựa, phần nhiều là vì thành thục Thanh-văn, Độc giác”.
Giải thích: “Phải biết do bao nhiêu thứ xứ nương dựa”, đây là hỏi pháp thân cùng với bao nhiêu thứ pháp làm chỗ nương dựa. “Lược do ba thứ”, nói rộng tức là vô lượng công đức nương dựa, hiện tại là lược nói thì chỉ do ba xứ. “Do nương dựa vô số Phật trụ”, là do chỗ đắc pháp thân của các Như Lai cùng với các thứ thiên trụ, Thánh trụ, phạm trụ là chỗ nương dựa. Trong chư thiên trụ, Như Lai phần nhiều trụ tại đệ tứ tĩnh lự. Trong các Thánh trụ, Như Lai phần nhiều trụ tại môn giải thoát không. Trong các phạm trụ, Như Lai phần nhiều trụ tại bi. Như vậy vô số sở trụ của Như Lai là thù thắng hơn Thanh-văn, Độc giác. Để hiển chỗ chứng Niết-bàn của Như Lai thù thắng hơn chỗ đắc Niết-bàn của Thanh-văn, Độc giác nên nói tụng: Chư Phật chứng đắc năm tánh hỷ… “Chứng tự giới”, là chứng tự pháp giới, đối với tu trị nầy đang là khởi chứng nên gọi là “Đẳng chứng”. “Lìa hỷ” là nói các Như Lai chứng tự pháp giới, an trụ năm hỷ, chỗ chứng của các Thanh-văn, Độc giác cũng như bị chém đầu, Niết-bàn vĩnh viễn diệt mất, như vậy xa lìa hoan hỷ tối thắng. “Người cầu hỷ phải đồng chứng”, là các Bồ-tát siêng cầu năm hỷ thì phải chánh cầu chứng chân pháp giới nầy. Những gì là năm? Vì chỗ cầu là thắng hỷ nên tiếp theo nói “Do có thể vô lượng và sự thành…”, là vì nhân khác nhau nên chỗ hỷ cũng khác nhau. “Năng”, là gắng nhận. “Vô lượng”, là vượt hơn vô lượng số cát sông Hằng là cả thảy gắng nhận của chư Phật Như Lai, đồng nương pháp thân. Tất cả, hoà tạp đều bình đẳng không khác nhau, vì thấy khả năng vô lượng như vậy nên sinh đại hoan hỷ. “Và”, có nghĩa là cùng chung lại. “Sự”, là cái cần làm, là tất cả sự lợi lạc của hữu tình, tùynăng lực mà họ có, không đien đảo mà an lập vào ba thừa. “Thành”, là thành tựu, là làm thành, trải qua vô lượng thời, chỗ tạo tác sự nầy chuyển biến vô ngại. Do thấy có thể gánh vác, nên cái cần làm cũng vô lượng, nên sinh đại hoan hỷ. “Pháp vị”, là pháp vị Vô thượng của khế kinh, là chỗ đắc vị lý của chứng chân đế. “Nghĩa đức đều viên mãn”, là công đức của các thần thông… được viên mãn, do thấy pháp vị cũng vô lượng, thấy nghĩa viên mãn cũng vô lượng, thấy đức viên mãn cũng vô lượng mà sinh đại hoan hỷ. Lại có chỗ nói, “Nghĩa” là Niết-bàn, “Đức” là tùy chỗ khởi công đức của lạc, đều viên mãn nên cùng sinh đại hoan hỷ. “Đắc hỷ tối thắng không có lỗi, vì chư Phật thấy thường vô tận”, là các Như Lai thấy chân như trong tự thân là nhất vị, có khả năng bằng với vô lượng mà sinh đại hỷ. Dù nhập Niết-bàn nhưng cũng thường vô tận, nên nói “Tối thắng không có lỗi”. Ra khỏi tam giới nên gọi là tối thắng, phiền não chướng và đối tượng nhận thức chướng cùng với tập khí đều đã vĩnh viễn đoạn nên gọi là “Không có lỗi”. “Do vô số thân thọ dụng nương dựa…” là do pháp thân làm duyên tăng thượng mà thân thọ dụng kia được chuyển, nên gọi là nương dựa, không giống như nguyên lý ánh sáng mặt trời nương vào mặt trời, cùng với nghĩa thân biến hóa làm chỗ nương dựa, thì nghĩa đó cũng vậy. “Phần nhiều” là gồm thâu luôn Bồ-tát địa hạnh thắng giải, vì thắng giải của các Thanh-văn, Độc giác yếu kém, tuy thấy thân Phật nhưng không được thành thục. Bồ-tát mới hành nghiệp phải biết cũng vậy, các chúng Bồ-tát đã nhập đại địa thì không cần Hóa thân mới được thành thục, vì đã thông đạt pháp quảng đại sâu xa.
Luận nói: “Phải biết pháp thân do bao nhiêu sự thâu giữ của pháp Phật? Lược do sáu thứ: 1. Do thanh tịnh, là vì chuyển thức A-lại-da mà đắc pháp thân. 2. Do dị thục, là vì chuyển sắc căn mà đắc trí dị thục. 3. Do an trụ, là chuyển trụ của các hạnh dục, vì đắc trí trụ vô lượng. 4. Do tự tại, là chuyển vô số thâu nhận nghiệp tự tại, vì đắc tất cả thế giới vô ngại với trí thần thông tự tại. 5. Do ngôn thuyết, là chuyển tất cả ngôn thuyết hý luận kiến văn giác tri, đắc khiến tất cả hữu tình tâm hỷ biện thuyết trí tự tại. . Do cứu giúp, là trí chuyển cứu độ hết thảy tai hoạ tội lỗi, đắc cứu độ tất cả hữu tình với mọi tai hoạ tội lỗi. Phải biết pháp thân do đây nói sáu thứ đã thâu giữ pháp Phật này”.
Giải thích: Ngay nơi tự tánh thâu tóm để hiển tự tánh thâu giữ của pháp thân. “Do thanh tịnh”, do tự tánh thanh tịnh thâu giữ tự tánh pháp thân, vì chính pháp thân đó là thể thanh tịnh. Tịnh cái gì và chuyển cái gì mà được thanh tịnh? Để đáp câu hỏi nầy nên nói “Vì chuyển thức A-lại-da mà đắc pháp thân”, vì thức A-lại-da nắm giữ tất cả chủng tử tạp nhiễm, khi đối trị khởi thì chuyển diệt tất cả nhiễm chủng, như vậy mà chuyển đắc tùy thuận tất cả công đức vô tội viên mãn, ví như thuốc A-yết-đà của thế gian, có thể hoá giải các độc thành vô độc, nên gọi là chuyển. “Do dị thục”, là do pháp Phật dị thục thâu giữ tự tánh pháp thân. “Chuyển sắc căn”, là chuyển nhãn… chư căn hữu sắc. “Đắc trí dị thục”, là sự chuyển xả là dị thục, mượn nói là chuyển đắc, cũng gọi là dị thục. Như trước kia chỗ đắc các căn của dị thục, bây giờ là đắc trí thiện, mượn gọi là dị thục. “Do an trụ”, là do an trụ pháp Phật thâu giữ tự tánh pháp thân. “Chuyển trụ của các hành dục”, là đồng lấy hạnh thắng giải… Do chuyển các hành dục kia nên trí chứng đắc diệt dứt mọi tai hoạn của hữu tình. “Do tự tại”, là do pháp Phật tự tại thâu giữ tự tánh pháp thân. “Nghiệp thâu nhận”, là các nghiệp thương mãi, kinh doanh, nông nghiệp, vương nghiệp… Do chuyển các nghiệp đó mà chứng đắc thần thông vô ngại tự tại. “Do ngôn thuyết”, là do pháp Phật ngôn thuyết thâu giữ tự tánh pháp thân, do chuyển tất cả kiến văn giác tri ngôn thuyết hý luận, mà chứng đắc kiến văn giác tri tự tại, do đây mà chứng đắc đến hết thảy hữu tình diệu trí tâm hỷ. “Do cứu độ”, là do pháp Phật cứu độ thâu giữ tự tánh pháp thân. “Tai hoạ tội lỗi”, là như thế gian quốc vương… đã sinh ưu khổ, hoặc uy lực của thân hữu, hoặc lực tài bảo, có thể tiêu trừ, do chuyển các thứ đó nên chứng đắc diệu trí dứt trừ mọi thứ tai họa tội lỗi của tất cả hữu tình. Trí chuyển bỏ như vậy sáu thứ thế pháp, chuyển đắc như vậy sáu thứ pháp Phật.
Luận nói: “Pháp thân chư Phật phải nói có khác hay phải nói không khác? Vì chỗ dựa ý lạc và nghiệp không khác nhau, nên phải nói không khác, vì vô lượng nương vào thân mà hiện đẳng giác, nên phải nói có khác. Như nói pháp thân và thân thọ dụng của Phật cũng vậy. Vì ý lạc và nghiệp không khác nhau, nên phải nói không khác không do nương dựa, vô sai biệt nên vô lượng nương dựa, vì sai biệt chuyển. Phải biết thân biến hóa cũng nói như thân thọ dụng”.
Giải thích: Pháp thân của chư Phật nương vào ý lạc và tác nghiệp vô sai biệt nên không có khác nhau, vì chân như của chư Phật không có khác nhau. Tất cả đều vì lợi ích an lạc cho mọi hữu tình, ý lạc đồng nên ý lạc vô sai biệt, tất cả đều đồng lấy lợi tha làm thù thắng mà hiện Đẳng chánh giác Bát Niết-bàn… vì vô số tác nghiệp nên nghiệp không khác nhau. “Vì vô lượng nương vào thân mà hiện đẳng giác, nên phải nói có khác”, là do vô lượng sự riêng biệt nương vào thân, Bồ-đề-tátđoả hiện thành Phật đều khác nhau, như trước đã nói rộng, pháp thân và thân thọ dụng cũng vậy. Đây là nói ý lạc và nghiệp không khác nhau, mà không phải nói nương dựa không có sai biệt, vì vô lượng nương dựa sai biệt chuyển, là trong tất cả thế giới riêng, quốc độ, chúng hội, danh hiệu, thân lượng, tướng hảo, thọ pháp lạc… của chư Phật mỗi mỗi đều bất đồng, nên phải biết thân biến hóa của Phật cũng như vậy.
Luận nói: “Phải biết pháp thân có bao nhiêu đức tương ưng? Là công đức của tối thanh tịnh, bốn vô lượng giải thoát, thắng xứ, biến xứ, nguyện trí không tránh, bốn vô ngại giải, sáu thần thông, ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi tùy hảo, bốn hết thảy tướng thanh tịnh, mười lực, bốn vô uý, ba bất hộ, ba niệm trụ dứt trừ tập khí, pháp không quên mất đại bi, mười tám pháp Phật bất cộng, hết thảy tướng diệu trí… tương ưng”.
Giải thích: Trong đây là hiển bày hết thảy công đức thanh tịnh thù thắng của chư Phật Thế Tôn chung với Thanh-văn, Độc giác.
“Tối thanh tịnh”, là hiển công đức nầy vĩnh viễn đoạn phiền não chướng và đối tượng nhận thức chướng khởi trong thân, như vậy phải biết câu nói tối thanh tịnh có khắp trong mỗi mỗi công đức.
“Bốn vô lượng”, là duyên vô lượng hữu tình làm cảnh, là từ bi hỷ xả.
“Giải thoát”, là tám giải thoát, chỗ gọi là hữu sắc quán các sắc.
“Thắng xứ”, là tám thắng xứ.
“Biến xứ”, là mười biến xứ.
“Nguyện trí không tranh”, đổi lại là vô sai biệt.
“Bốn vô ngại giải”, là pháp vô ngại giải, nghĩa vô ngại giải, huấn từ vô ngại giải, biện thuyết vô ngại giải.
“Sáu thần thông”, là như ý thần thông đứng đầu, lậu tận thông đứng sau.
“Ba mươi hai tướng đại sĩ ”, là có tướng diệu luân in trong tay chân…
“Tám mươi tùy hảo”, là mũi cao thẳng…
“Bốn hết thảy tướng thanh tịnh”, là chỗ dựa thanh tịnh, đối tượng duyên thanh tịnh, tâm thanh tịnh và trí thanh tịnh.
“Thập lực”, là trí lực xứ phi xứ, trí lực nghiệp dị thục, trí lực tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí, trí lực căn hơn kém, trí lực vô số thắng giải, trí lực vô số giới, trí lực hành khắp cõi, trí lực túc trụ tùy niệm, trí lực sinh tử, trí lực lậu tận.
“Bốn vô uý”, là chư Phật Thế Tôn tự phát lời thành thật nói: “Ta là bậc chánh đẳng giác chân thật, nếu có người vấn nạn: Đối với pháp như vậy là bất chánh đẳng giác. Với câu vấn nạn đó, ta chánh kiến không điều kiện, là đệ nhất vô uý”. Lại phát lời thành thật: “Ta là bậc chân thật dứt hết các lậu, nếu có người vấn nạn: Các lậu như vậy như vậy chưa tận. Ta đối với vấn nạn chánh kiến không điều kiện, là đệ hai vô uý”. Lại phát lời thành thật: “Ta vì đệ tử thuyết giảng đạo xuất ly, nếu có người vấn nạn: Tu đạo như vậy không phải là chánh thoát khổ. Ta đối với vấn nạn đó chánh kiến không điều kiện, là đệ ba vô uý”. Lại phát lời thành thật: “Ta vì đệ tử nói pháp ngăn chận nhiễm chắc chắn là ngăn chận, nếu có người vấn nạn: Tuy nhiễm nhưng pháp đó không thể là chướng. Ta đối với vấn nạn đó chánh kiến không điều kiện, là đệ bốn vô uý”. Trong bốn thứ nầy đều phải nói rộng, vì thấy rõ vấn nạn kia không có điều kiện mà đắc đại an ổn, vì đắc an ổn nên đều không có chỗ kinh sợ.
“Tam bất hộ”, là các Như Lai hết thảy thân nghiệp thanh tịnh hiện hành đều thanh tịnh. Hiện hành thân nghiệp lo sợ người khác biết, nên cần phải bảo hộ, che giấu, như vậy gọi là đệ nhất bất hộ, như nói thân nghiệp ngữ nghiệp ý nghiệp, cũng như vậy mà là ba bất hộ.
“Ba niệm trụ”, là khi các Như Lai giảng chánh pháp, một loại đệ tử cung kính lắng tai, trụ, phụng giáo, tinh tấn tu hành pháp, tùypháp hành, Như Lai đối với đệ tử kia không vui không mừng tâm không hớn hở. Một loại đệ tử không sinh cung kính, trái nghịch nói rộng như trên, Như Lai đối với đệ tử đó không sinh nóng giận, không sinh bất nhẫn, không phải không bảo hộ nhận giữ. Một loại đệ tử cũng sinh cunh kính, cũng không cung kính, cho đến nói rộng, Như Lai đối với các đệ tử đó tâm không hai, là tâm không vui mừng cũng không nóng giận, đối với họ, Ngài trụ vào diệu xả cho tất cả.
“Diệt trừ tập khí”, là vĩnh viễn dứt trừ, tuy không có phiền não nhưng có chỗ làm tương tợ phiền não, như các sự nhảy múa…
“Pháp không quên mất”, là đối với sự lợi lạc các hữu tình chánh niệm chánh tri không quá thời hạn.
“Đại bi”, là đối với hữu tình lợi lạc, ý lạc đại nghĩa phải giảng nói.
“Mười tám pháp bất cộng của Phật”, có nghĩa là bất đồng, có nghĩa là không cùng chung, tức là các Như Lai không có sai ầm như Ala-hán. Tuy tận các lậu, nhưng đó khất thực, do đó vào thành ấp xóm làng thì A-la-hán cùng một lúc đi chung với voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ cùng bước đi hay dừng, hoặc cùng một lúc, chân đạp buội gai, các rắn độc đang bò quanh quẩn dưới chân, hoặc cùng một lúc vào các nhà và các làng ấp như vậy, không nương vào chánh lý mà khởi ngữ ngôn, hoặc trong rừng hoang dã, bỏ đường tốt mà đi đường xấu; hoặc cùng với oán tặc, sư tử, mãnh thú, và vợ con người khác đồng đi hay dừng. Hết thảy lầm lỗi của các A-la-hán như vậy, chư Phật đều không có.
Lại nữa, các Như Lai không có âm thanh vội vàng còn A-la-hán, hoặc cùng một lúc đi dạo trong rừng rồi quên mất đường về, hoặc vào nhà trống to tiếng kêu gọi, hoặc do tội lỗi của tập khí không nhiễm, hả miệng nhe răng mà cười hô hố, các A-la-hán với âm thanh vội vã như vậy, chư Phật đều không có.
Lại nữa, các Như Lai không lãng quên thất niệm, còn A-la-hán có bất nhiễm ô, chỗ tạo tác lâu xa, chỗ nói lâu xa, các niệm quên mất, như vậy chư Phật đều không có.
Lại nữa, các Như Lai không có các thứ tưởng, còn A-la-hán đối
với sinh tử hữu dư, hoàn toàn khởi tưởng cực chán ngán; đối với Niếtbàn vô dư hoàn toàn khởi tưởng cực tịch tĩnh. Như Lai đối với sinh tử hữu dư và Niết-bàn vô dư kia, không có tưởng sai biệt, mà trụ xả tối thắng.
Lại nữa, các Như Lai không có tâm bất định, còn A-la-hán, thì phải thâu giữ tâm mới định, khi xuất định thì liền bất định, Như Lai đối với tất cả phần vị đó đều không có tâm bất định.
Lại nữa, các Như Lai đều lựa mới bỏ, còn A-la-hán không dùng trí huệ để chọn lựa các sự lợi lạc của hữu tình mà lại vứt bỏ, Như Lai không có chuyện không chọn lựa mà xả bỏ.
Lại nữa, các Như Lai không có sáu thứ thối thất như dục… như Ala-hán trong khả năng làm thanh tịnh hoàn toàn sở tri chướng có vị đắc thối (chưa đắc mà thối chuyển), là chí dục thối, tinh tấn thối, niệm thối, định thối, huệ thối, giải thoát thối, sáu thối chuyển như vậy chư Phật đều không có.
Lại nữa, các Như Lai nơi thân ngữ ý nghiệp có trí dẫn đường đi trước, tùy theo trí mà chuyển, còn A-la-hán thì hoặc là trong một lúc thân nghiệp thiện chuyển, hoặc trong một lúc nghiệp vô ký chuyển, ngữ nghiệp và ý nghiệp, phải biết cũng vậy. Ba nghiệp của Như Lai trí làm tiền đạo, tùytrí chuyển nên không có vô ký, vì các trí khởi nên gọi là trí làm tiền đạo, trí đồng thời làm nên gọi là tùytrí chuyển.
Lại nữa, các Như Lai đối với cảnh của ba đời, hoặc biết hoặc thấy đều không nhiễm không ngại, còn A-la-hán đối với các sự trong ba đời, không phải tạm khởi tâm thì liền hiểu được, nếu thấy nếu biết thì có vướng mắc, không thể tất cả đều hiểu rõ, thấy biết đều có ngại. Như Lai đối với các sự trong ba đời, khi tạm khởi tâm thì liền biết rõ khắp tất cả cảnh giới, nên thấy biết đều không có vướng mắc, không có ngại. Do nhân duyên nầy mà mười tám thứ mỗi mỗi đều gọi là pháp Phật bất cộng.
Tất cả tướng diệu trí: Là ở trong tất cả Uẩn, Giới, Xứ đều giỏi nhận biết. Tất cả hành tướng: Là đồng với vô lượng công đức khác, tương ưng với pháp thân.
Luận nói: “Trong đây có nhiều bài tụng:
Giải thích: Trong pháp thân nầy có thể nương vào các công đức bất cộng, lấy đạo lý của các câu kết nơi môn tán tụng để phân biệt khai thị.
Luận nói:
Thương xót các hữu tình,
Khởi hoà hợp xa lìa,
Thường không bỏ lợi lạc,
Bốn ý lạc quy lễ.
Giải thích: Hiện tại trong tụng nầy hiển bốn vô lượng. “Thương xót các hữu tình”, là câu tổng quát. Khởi “Ý lạc hoà hợp”, là hiển từ vô lượng, muốn khiến cho hữu tình vui vẻ hoà hợp. Khởi “Ý lạc xa lìa”, là hiển bi vô lượng, vì muốn khiến cho hữu tình xa lìa các khổ. Khởi “Ý lạc thường bất xả”, là hiển hỷ vô lượng, vì muốn khiến cho hữu tình không xả lợi lạc. Khởi “Ý lạc lợi lạc”, là hiển xả vô lượng, vì muốn khiến cho hữu tình xả phiền não tùy miên của lạc thọ… mà không xả hữu tình. Lại nữa, trụ trong xứ gọi là xả, duyên công đức nầy mà quy y kính lễ pháp thân Phật, nên gọi là quy lễ. Các bài tụng còn lại căn cứ theo tụng nầy, tất cả phải biết.
Luận nói:
Giải thoát hết thảy chướng,
Mâu-ni thắng thế gian,
Trí chu biến sở tri,
Tâm giải thoát quy lễ.
Giải thích: “Giải thoát hết thảy chướng”, câu nầy hiển giải thoát của chư Phật thù thắng hơn Thanh-văn, Độc giác. “Mâu-ni thắng thế gian”, câu nầy hiển thị thắng xứ của chư Phật thù thắng hơn Thanh-văn, Độc giác. “Sở tri trí chu biến”, câu nầy hiển thị biến xứ của chư Phật thù thắng hơn Thanh-văn, Độc giác, không giống như Thanh-văn thừa và Độc giác thừa ở đây chính có tám thứ giải thoát, tám thứ thắng xứ, mười thứ biến xứ, có giải thoát trước rồi mới có thắng xứ, có thắng xứ trước rồi mới có biến xứ. Do môn nầy nên tác ý tư duy giải thoát mọi thứ chướng, thù thắng hơn tất cả thế gian, trí trùm khắp tất cả cảnh. “Tâm giải thoát”, có đủ ba đức như trên là tâm lìa trói buộc.
Luận nói:
Năng diệt các hữu tình,
Hết thảy hoặc không sót,
Trừ phiền não có nhiễm,
Thường xót thương quy lễ”.
Giải thích: Tụng nầy hiển bày về vô tránh, trí thế tục làm tánh, không đồng với chỗ đắc vô tránh của Thanh-văn sắp vào thành ấp mà quán sát trước: “Nếu có một hữu tình đang duyên thân ta, tùy theo thân mà khởi một thứ phiền não tranh chấp, thì liền không vào thành ấp đó”. Như Lai thì quán thấy tuy các hữu tình đang duyên thân Phật mà khởi các thứ phiền não, nếu họ có thể gánh vác thọ nhận sự hoá độ của Phật, thì Phật liền đến với họ dùng phương tiện điều phục họ, khiến diệt trừ phiền não. “Năng diệt các hữu tình, hết thảy hoặc không sót”, là không giống như trụ định vô tránh của Thanh-văn, phương tiện xa lìa không khiến cho tự thân khởi ít hữu tình sinh duyên phiền não, chỉ có điều phục phiền não hữu sự của cõi Dục, không phải các phiền não khác nữa. Chư Phật thì không phải vậy, phương tiện có thể diệt trừ tất cả phiền não của tất cả hữu tình, khiến không còn thừa sót. “Trừ phiền não”, là chỉ hại phiền não mà không hại hữu tình có nhiễm. Thường xót thương”, nếu chư hữu tình có phiền não nhiễm, thì chư Phật thường xót thương mà không trách hại. Như có tụng nói:
Như chú quỷ, lương dược,
Trị chỗ mị của quỷ,
Chỉ trách hại quỷ mị,
Không phải người bị mị.
Như vậy đại bi tôn,
Trị chỗ mị phiền não,
Chỉ trách hại phiền não,
Không trách hại hữu tình.
Luận nói:
Vô công dụng, vô trước,
Vô ngại, thường định tịch,
Trong tất cả vấn nạn,
Năng giải thích quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển nguyện trí hơn hẳn Thanh-văn, Độc giác, vì năm tướng là vô công dụng nên không có nhiễm chấp, vì vô ngại nên thường tịch định, vì tất cả nghi ngờ vấn nạn đều có thể giải thích. Chỗ đắc nguyện trí của các Thanh-văn, Độc giác thì tùy chỗ nguyện mà nhập định, chỉ biết có cảnh giới nầy mà không biết các cảnh giới khác. Chư Phật thì không như vậy, do trí vô công dụng không khởi công dụng, như Mạt-ni, thiên nhạc, tùy nguyện mà có thể nhận biết tất cả cảnh giới, do trí vô trước đối với cảnh của đối tượng nhận thức đều không bị ngưng trệ, do trí vô ngại đoạn phiền não chướng gồm luôn tập khí, do thường tịch định mà định chướng đoạn. Như có tụng nói:
Na-già hành tịch định,
Na-già trụ tịch định,
Na-già tọa tịch định,
Na-già ngọa tịch định.
Do chỗ phát nguyện trí vi diệu nầy mà trong tất cả thời khéo có thể giải thích tất cả vấn nạn.
Luận nói:
Nơi chỗ dựa chủ thể y,
Chỗ nói ngôn và trí,
Năng thuyết huệ vô ngại,
Thường khéo thuyết quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị bốn vô ngại giải. “Chỗ dựa”, là các giáo pháp, tức là các khế kinh. “Chủ thể dựa”, là nghĩa lý được nêu giảng . Hai thứ như vậy đều gọi là được nói, vì là do nghiệp tạo tác. Hai thứ “Ngôn và Trí” đều là chủ thể giảng. “Chủ thể giảng”, là tác giả, làm đầy đủ các chỗ phát khởi. “Huệ vô ngại”, trong đây là trí vô thối chuyển. “Thường khéo nói”, là do đủ bốn thứ vô ngại giải nên có thể thường khéo nói. Nếu đối với chỗ dựa mà có giác huệ vô ngại, thì gọi là pháp vô ngại, đối với môn pháp dị không có trở ngại. Nếu đối với chủ thể dựa mà có giác huệ vô ngại, thì gọi là nghĩa vô ngại, vì đối với tự tướng và cộng tướng của tất cả pháp không có trở ngại, hoặc vì đối với nghĩa lí sâu xa của các pháp khác không có trở ngại. Nếu đối với những lời nói đó mà có giác huệ vô ngại, thì gọi là huấn từ vô ngại, vì đối với vô số ngôn từ của mỗi mỗi cảnh giới riêng trong các quốc độ, tùy tự lần lượt dị tưởng, tùy nói mà không có trở ngại. Hoặc vì đối với các pháp huấn thích, ngôn từ không có trở ngại. Nếu trong trí phân tích các pháp mà có giác huệ vô ngại, thì gọi là biện thuyết vô ngại, vì trong khả năng biện biệt các pháp trí không có trở ngại.
Luận nói:
Vì các hữu tình kia,
Mà hiện, tri, ngôn hạnh,
Qua lại và xuất ly,
Bậc khéo giáo, quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị sáu thần thông. “Vì các hữu tình kia”, đây là câu nêu tổng quát, “Bậc thiện giáo” trong mỗi mỗi câu đều có. “Thiện”, là khéo diệu. “Giáo”, là lời dạy, vì khiến cho thắng tấn nên nói lời dạy vi diệu, gọi là bậc khéo giáo. “Hiện bày thiện giáo”, là như ý thông, tùy chỗ thích ứng hoá độ mà đến đó hiện đại thần biến khéo chỉ dạy các hữu tình kia. “Từ ngôn thiện giáo”, là thiên nhĩ thông, là nghe xa, trụ tất cả âm thanh của ngôn từ có nghĩa, như chỗ thích ứng của hữu tình vì họ thuyết pháp. “Tri hành thiện giáo”, là tâm sai biệt thông, biết tâm hơn kém, khéo chỉ dạy các hữu tình. “Tri vãng thiện giáo”, là trí thông túc trụ tùy niệm, vì thông đạt quá khứ khéo chỉ dạy hữu tình. “Tri lai thiện giáo”, là trí thông sinh tử, thấu đạt vị lai khéo chỉ dạy các hữu tình. “Tri xuất ly thiện giáo”, là trí thông lậu tận, vì biết đoạn phiền não, khéo chỉ dạy hữu tình kia.
Luận nói:
Các chúng sinh thấy tôn,
Đều xét biết thiện sĩ,
Tạm thấy liền tin sâu,
Bậc khai đạo quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị các tướng tùy hảo, pháp thân là chỗ dựa của hiện tướng hảo, ngay trên tướng hảo mà quy lễ pháp thân. “Các chúng sinh thấy tôn, đều xét biệt thiện sĩ”, là tất cả thế gian đều do thấy đức Thế Tôn có đủ các tướng tùyhảo, đều xét biết là bậc thiện sĩ. “Các chúng sinh”, là thâu tóm chung những người có thể thọ giáo hoá thời đó và sau nầy. “Tạm thấy liền tin sâu”, là chỉ mới thấy qua Thế Tôn có đủ tướng hảo thì liền thanh tịnh tin sâu, biết đó là bậc thiện khai đạo của thế gian.
Luận nói:
Thâu nhận trụ trì xả,
Hiện hoá và biến dịch,
Đẳng trì, trí tự tại,
Tùy chứng đắc quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị bốn nhất thiết tướng thanh tịnh. “Thâu nhận trụ trì xả”, là hiển chỗ dựa thanh tịnh, nương vào tĩnh lự như chỗ muốn, tùy thích dài ngắn mà có thể đối với tự thân thâu nhận giữ chắc hay buông bỏ đều tự tại. Hiện hoá và biến dịch”, là hiển đối tượng duyên thanh tịnh, hoá làm các thứ sắc chưa từng sinh gọi là hiện hoá, chuyển biến các thứ sắc đã từng sinh, thành kim, ngân… gọi là biến dịch, vì đối với tất cả phẩm loại biến hóa nầy đều đắc tự tại. “Đẳng trì trí tự tại”, là hiển tâm thanh tịnh, tùy theo chỗ muốn mà môn Tam-mađịa tự tại chuyển, mỗi mỗi sát-na như ý ưa thích của nó có thể nhập các định. “Trí tự tại”, là hiển trí thanh tịnh, như chỗ muốn môn Đà-la-ni mà nhận giữ tự tại. “Tùy chứng đắc”, là tùy theo đây chứng đắc bốn thanh tịnh trên.
Luận nói:
Phương tiện quy y tịnh,
Và Đại thừa xuất ly,
Đối với chúng sinh cuồng,
Bậc hàng ma, quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển mười lực, là đối với phương tiện của các nghiệp nơi cõi thiện và cõi ác, quy y với tịnh thế và tịnh xuất thế, là xuất ly Đại thừa trong bốn thứ nghĩa. Chúng sinh ma cuồng. Ở đây hiển nói nghiệp dụng của mười lực có thể hàng phục ma kia. “Phương tiện”, nơi cõi thiện là các nghiệp thiện, phương tiện nơi cõi ác là các nghiệp bất thiện. Khi tuyên thuyết các phương tiện của cõi như vậy, thì ma trong đó cuồng hoặc mà trụ, nói: “Không phải như vậy, cùng với thuyết đó trái nhau”. Nói: “Nghiệp bất thiện làm phương tiện của cõi thiện”. Nói: “Các nghiệp thiện làm phương tiện của cõi ác”. Hoặc nói: “Tất cả đều là vô nhân”. Hoặc nói: “Tất cả là tự tại thiên… Làm nhân”. Lực xứ và lực phi xứ có thể phá trừ các thuyết kia. Huấn thích từ, xứ gọi là nguyên do, có chỗ dung chứa thọ nhận. Nếu không có nguyên do, không có chỗ dung chứa thọ nhận thì gọi là phi xứ. Nói không có xứ thì không có dung chứa các loại chúng sinh. Vô nhân và nhân ác mà có được, thì điều ấy lại là thế nào? Do đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh, là vô minh duyên hành… không phải là Tự tại thiên, khiến cho thứ tự được sinh. “Quy y”, là các nghiệp, như nói thế gian đều do tự nghiệp, nghiệp làm chỗ dựa, nghiệp làm chỗ quy y. Khi nói nghiệp nầy thì các ma trong đó cuồng hoặc mà trụ, rộng nói như trên. Do trí lực dị thục của nghiệp thứ hai có thể phá trừ các thuyết kia không có gì cản nỗi, là chỗ phân biệt cao thấp hơn kém của nghiệp nơi các hữu tình, không phải do vô nhân hay tự tại thiên, nói rộng như trên. “Tịnh”, là thế gian tịnh và xuất thế gian tịnh, tạm thời rốt ráo chế phục các phiền não, vĩnh viễn trừ bỏ tùy miên. Do các tĩnh lự, đẳng trì đẳng chí và Thánh đạo, nên khi nói tịnh nầy thì ma trong đó cuồng hoặc mà trụ, nói rộng như trên. Do trí lực của đẳng trì đẳng chí, có thể điều phục các thuyết kia không có chỗ trở ngại. “Và Đại thừa xuất ly”, đây là hiển nghiệp dụng chỗ tạo tác của các lực khác, là khi nói Đại thừa rốt ráo xuất ly quả Phật thì ma trong đó cuồng hoặc mà trụ, nói: “Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng nầy rất khó đắc, nên cầu xuất ly cứu cánh của Thanh-văn”. Do bảy lực nầy có thể hàng phục các thuyết kia không có gì trở ngại.
Luận nói:
Năng thuyết trí và đoạn,
Xuất ly chủ thể chướng ngại,
Tự tha lợi, phi dư,
Ngoại đạo phục quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị bốn vô sở uý. “Năng thuyết trí”, là
Phật nói lời thành thật rằng: “Ta là bậc Chánh Đẳng Giác chân thật”, tức là pháp biến tri tất cả. “Trí năng thuyết đoạn”, là Phật nói lời thành thật: “Ta là bậc Chân thật dứt hết các lậu”, tức là phiền não và các lậu vĩnh viễn tận. Như vậy hai thứ nương vào tự lợi mà nói. “Năng thuyết xuất ly”, là Phật nói lời thành thật rằng: “Ta vì đệ tử mà giảng pháp xuất ly, là xuất ly chân thật”. “Năng thuyết chủ thể chướng ngại”, là Phật nói lời thành thật: “Ta vì đệ tử mà giảng pháp có thể ngăn chận, là chân thật có thể ngăn chận”. Như vậy hai thứ nương vào lợi tha mà nói, bốn thứ như vậy gọi là tự tha lợi. “Phi dư ngoại đạo phục”, là hiển lìa kinh sợ, giải thích nghĩa không sợ hãi, không phải điều mà các ngoại đạo khác có khả năng đè bẹp, do đó mà không sợ.
Luận nói:
Ở chúng năng phục thuyết,
Xa lìa hai tạp nhiễm,
Vô hộ, không quên mất,
Thâu ngự chúng quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị hộ, niệm trụ. “Ở chúng chủ thể phục thuyết”, là ở trong đại chúng có thể hàng phục điều kẻ khác nói vì thân nghiệp và mọi oai nghi đều không có xấu ác phải che giấu vì sợ kẻ khác chê bai, cho nên sống trong chúng có khả năng hàng phục kẻ khác nói. Như vậy là thuyết minh ba thứ bất hộ. “Xa lìa hai tạp nhiễm”, là cung kính nghe và không cung kính nghe, vì trong chúng đệ tử khéo trụ niệm, xa lìa yêu, giận, là thuyết minh ba thứ niệm trụ, do không hộ và không quên mất nầy, có thể khéo gom về dẫn dắt các chúng đệ tử.
Luận nói:
Khắp tất cả hành trụ,
Vô phi viên trí sự,
Tất cả thời biến tri,
Bậc thật nghĩa quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị dứt trừ tập khí. “Khắp tất cả hành trụ”, là hành khất thực hoặc nơi xóm làng, hoặc nơi thành ấp, hoặc qua lại kinh hành dưới cây, bốn oai nghi của thân an tịnh mà trụ. “Vô phi viên trí sự”, là sự trói buộc mà làm những việc như Trạo cử… như tôn giả đại Mục-kiền-liên, trong năm trăm đời thường làm loài khỉ lớn. Do bị tập khí đó trói buộc nên dù lìa phiền não nhưng khi nghe nhạc thì nhảy nhót như khỉ. Có một vị Độc giác, xưa kia trong nhiều đời đã từng làm dâm nữ, đời nay các tập khí còn sót, nên có khi trang điểm mặt. Các loại như vậy không phải là sự nên làm của Nhất thiết trí. Đức Thế Tôn đều không có, đó gọi là công đức bất cộng của Như Lai. “Tất cả thời biến tri bậc thật nghĩa”, không giống như ngoại đạo Bồi-thích-noa ông ta, không phải là bậc Nhất thiết trí chân thật, nên nói Như Lai chính là bậc Nhất thiết trí thật nghĩa, thuận theo pháp kết tụng nên nói về điên đảo. Hoặc câu nghĩa nầy trước sau mỗi mỗi đều khác. “Tất cả thời biến tri”, câu nầy hiển Phật là bậc hết thảy trí. “Bậc thật nghĩa”, câu nầy hiển Phật là bậc có thật nghĩa, như người có gậy thì gọi là bậc cầm trượng.
Luận nói:
Các hữu tình lợi lạc,
Việc làm không quá thời,
Sự tạo tác không hư,
Không quên mất quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị pháp không quên mất. “Lợi lạc các hữu tình, việc làm không quá thời”, là Phật Thế Tôn nếu có cần được giáo hoá, hoặc lúc đó có việc phải làm, thì Ngài liền vì họ ngay trong lúc ấy, làm việc đáng làm, rốt cuộc không mất thời cơ. Như có tụng nói:
Ví như nước biển lớn,
Thuỷ triều phải đúng thời,
Phật thương xót chúng sinh,
Cảm đến thường không mất.
“Sự tạo tác thường không hư”, là việc làm của Phật không phải trống không, không kết quả. “Không quên mất”, là việc làm đúng thời, thường không quên mất.
Luận nói:
Ngày đêm thường sáu lần,
Quán tất cả thế gian,
Cùng đại bi tương ưng,
Lợi lạc ý quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển đại bi, ý lạc lợi ích an lạc làm thể. “Đại”, là chứng tư lương phước đức viên mãn, vì khiến cho thoát ba khổ làm hành tướng, vì hữu tình nơi ba cõi làm đối tượng duyên, vì tâm bình đẳng đối với các hữu tình, vì quyết định không có pháp nào hơn pháp nầy. “Ngày đêm thường sáu lần, quán tất cả thế gian”, đây là hiển nghiệp dụng tạo tác của đại bi, là Phật Thế Tôn đối với các phần ngày đêm, mỗi mỗi ba thời quán tất cả thế gian, ai tăng pháp thiện, ai giảm pháp thiện, ai thiện căn thuần thục, ai thiện căn chưa thuần thục, ai có thể đảm nhận pháp khí thắng sinh, ai có thể đảm nhận thắng sinh định thắng, ai là kẻ gánh vác Phật thừa, ai là gánh vác các thừa khác. Như vậy…
Luận nói:
Do hành và do chứng,
Do trí và do nghiệp,
Trong tất cả ba thừa,
Bậc tối thắng quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển mười tám Bất pháp Phật cộng. “Do hành”: Đây là nói do khi hành tất cả sự nghiệp, Như Lai không có sai lầm, cho đến không có không chọn lựa mà xả. “Và do chứng”, khi trụ nơi sáu thứ vô thối chuyển, là dục vô thối cho đến thứ sáu là giải thoát vô thối. “Do trí”, là đối với ba đời trí kiến vô trước, vô ngại mà chuyển. “Và do nghiệp”, tức là nghiệp thân ngữ ý của Như Lai. Trí là tiền đạo, tùy theo trí mà chuyển. “Trong tất cả ba thừa bậc tối thắng”, đây là hiển Phật đối với tất cả Thanh-văn thừa và Độc giác thừa Ngài là tối thù thắng, vì cùng với công đức của mười tám pháp bất cộng tương ưng đầy đủ.
Luận nói:
Do ba thân chí đắc,
Đủ tướng đại Bồ-đề,
Hết thảy xứ tha nghi,
Bậc tối thắng quy lễ.
Giải thích: Tụng nầy hiển thị hết thảy tướng nơi tánh diệu trí. Hết thảy hành tướng đều là nhận biết rõ chân chánh nên gọi là diệu trí nhất thiết tướng. Thể của diệu trí nầy gọi là tánh của diệu trí nhất thiết tướng, tức là nhất thiết cảnh giới đối tượng nhận thức, là thể của trí nhất thiết hành tướng thù thắng. “ba thân”, là thân tự tánh… Do ba thân nầy mà rốt ráo đắc đủ tướng nơi diệu trí vô cấu vô ngại, tự tánh quả đại Bồ-đề. “Đủ tướng”, là đầy đủ hết thảy tướng, có chỗ nói… mười sáu thứ hành tướng như vô thường… Gọi là hết thảy tướng, Bồ-đề dùng mười sáu tướng đó làm nhân đầu tiên. Có kinh luận khác lại nói: “Ngay mười sáu tướng nầy và tất cả các pháp khác đều không có tự tánh, không sinh không diệt, bản lai tịch tịnh, tự tánh Niết-bàn tướng vô sở đắc gọi là hết thảy tướng. Có chỗ khác lại nói: “Không phải trong đây nói trị các phẩm loại tướng của chỗ đối trị, nhưng nói tất cả nghĩa lợi viên mãn, như châu như ý có đủ hết thảy tướng. Ta nay quán hết thảy tướng nầy tức là phẩm loại của tất cả chướng được đoạn trừ. Tại sao vậy? Vì vĩnh viễn đoạn phẩm loại của nhất thiết chướng, là đoạn tất cả phẩm sở tri chướng và đoạn tất cả phẩm tập khí. Lại nữa, đủ tướng đại Bồ-đề nầy tức là chánh tri về tất cả cảnh tướng, cho nên có khả năng đoạn tất cả nghi của người khác. “Hết thảy xứ”, là nghi của người khác trong tất cả thế gian, tức là hết thảy nghi hoặc trong nhân, thiên, đối với tha nghi đều có thể đoạn, do đấy có thể đoạn tất cả tác dụng nghi hoặc của nhân, thiên để hiển diệu trí nhất thiết tướng thù thắng.
Luận nói: “Pháp thân chư Phật tương ưng với công đức như vậy, lại cùng với các tự tánh nơi nghiệp nhân quả khác tương ưng chuyển. Vì công đức tương ưng, do đó phải biết pháp thân của chư Phật là công đức Vô thượng. Trong đây có hai bài tụng:
Tôn thành thật thắng nghĩa,
Tất cả địa đều xuất,
Đến trên các chúng sinh,
Giải thoát các hữu tình.
Đức vô tận, vô đẳng,
Tương ưng hiện thế gian,
Và chúng hội được thấy,
Không thấy các nhân thiên.
Giải thích: Pháp thân tương ưng với công đức nầy, lại tương ưng với sáu công đức khác. Đây là lược nêu nghĩa của hai bài tụng để giải thích. “Tôn thành thật thắng nghĩa”, là pháp thân của Phật là thắng nghĩa thành thật, chỗ hiển của chân như thì nghĩa nầy tức là nói công đức tương ưng của tự tánh pháp thân, nói lực sai biệt tương ưng không có lỗi, ví như nói đức nóng của lửa tương ưng. “Tất cả địa đều xuất”, là địa Cực hỷ… cho đến tất cả mười địa đều là nghĩa xuất ly, đây là nhân của thắng nghĩa thành thật. “Đến trên các chúng sinh”, là Nhất thiết trí tánh đối với các hữu tình là thù thắng, đây tức là quả của thắng nghĩa thành thật. “Giải thoát các hữu tình”, tức là nghiệp của thắng nghĩa thành thật. “Đức vô tận, vô đẳng tương ưng”, là cùng với các công đức tương ưng và hệ thuộc lẫn nhau, vô biên mười tám Pháp Bất cộng, mười Lực, bốn Vô uý…, đức vô tận vô đẳng tương ưng. “Hiện thế gian và chúng hội được thấy”, là thân biến hóa xuất hiện tại thế gian và thân thọ dụng ở trong đại chúng hội, cả hai đều có thể thấy. “Không thấy chư Nhân, Thiên”, là pháp thân của Phật không phải điều mà Trời, người có thể thấy. Đây là nói ba thân sai biệt của Thế Tôn để hiển nghĩa chuyển. Chuyển là sự chuyển biến sai biệt của Thể tánh, trong ba thân, có hai thân có thể thấy, một thân thì không thể thấy.