NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 92

Từ quyển thứ sáu cho đến hết quyển thứ mười.

ÂM ĐỘC CAO TĂNG TRUYỆN

QUYỂN 6

Trù nhân âm trên trường lưu Mao Thi Truyện cho rằng: Trù cũng gọi là mật, tức dày đặc, thẳng như tóc, Thiên Thương Hiệt cho rằng: Trù là đông nhiều, sách Thuyết Văn cho rằng: Trù là đông đún nhiều, chữ viết từ bộ hòa thanh chu.

Mô khải âm trên là mưu Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Mô là phép tắc, khuôn mẫu, sách Thuyết Văn giải thích: Mo là quy cách mẫu mực, chữ viết từ bộ thủ thanh mạc âm dưới khanh ngu lại cũng là âm nhai mại Quảng Nhã cho rằng: Khải là lau chùi. Tự Thư cho rằng: Sờ mó, cũng là lau chùi sạch sẽ, sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc thanh giai.

Tạ dược âm dưới dương chước tên người.

Chưng mạch âm trên lấy chữ chưng chữ thượng thanh, âm dưới ninh đích văn trước Cao Tặng Truyện trong quyển thứ bảy đã giải thích đầy đủ rồi.

Thúc nhiên âm trên thương nhục văn trước Cao Tăng Truyện trong quyển thứ sáu đã giải thích đầy đủ rồi.

Mê lạp âm trên mích bệ Độc Nhược Mê chú giải sách Chu Lễ rằng: Mê là con hươn con. Sách Thuyết Văn viết từ bộ lộc thanh nhị âm dưới liêm triếp Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Săn bất ngoài đồng ruộng gọi là liệp. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ khuyển thanh lạp âm lạp đồng với âm trên.

Ngự vũ âm dưới vu củ cùng với chữ vũ cũng đồng âm. Mao Thi Truyện giải thích rằng: Vũ là nhà ở, chỗ cư trú, sách Thuyết Văn giải

thích rằng: Chữ viết từ bộ miên thanh vũ hoặc là viết từ bộ nghiểm viết thành chữ vũ cũng đồng với âm miên là âm miên.

Kiêm khoáng âm trên hiệp kiêm sách Thuyết Văn cho rằng: Kiêm là hợp gợp sợi tơ lại dệt thành tấm lụa màu chữ viết từ bộ mịch thanh kiêm kiêm viết đúng là chữ kiêm âm dưới quách hoàng Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: Khoáng là thuộc bông tơ sách Thuyết Văn cho rằng: Khoáng là bông làm tơ kéo tơ, chữ viết từ bộ mịch thanh quảng.

Tiểu lục âm trên ngư tiểu Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Tiểu giống như diệt sạch, tiểu trừ, sách Thuyết Văn viết từ bộ lực thanh sào âm dưới long thúc Tự Thư cho rằng: Lục là giết sạch. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Chịu nhục, sách Thuyết Văn viết từ bộ qua thanh mậu âm mậu ngược lại âm lực cứu.

Lâm quyết âm dưới là quyết sách Vận Lược cho rằng: Quyết là nói lời chia biệt, cùng với người đã chết chia biệt thiên thu, tức là lúc lâm chung nói lời vĩnh biệt.

Nhụ mộ âm trên nhu tuất Tự Thư cho rằng: Nhụ giống như thuộc về, sách Thuyết Văn cho rằng: Nhụ là đứa bé có thể dạy được, tức là trẻ thơ chữ viết từ bộ tử thanh nhu âm nhu là tu.

Kiết ngược lại âm cổ bát Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Kiết giống như rơm rạ, Ngọc Thiên cho rằng: Bông lúa đã rụng hết còn lại cọng rơm, âm cảo ngược lại âm cao lão sách Thuyết Văn viết chữ giai văn cổ viết chữ kiết.

Vị chức âm trên lê trí sách Phương Ngôn cho rằng: Vị là đến Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Vị là nhìn xem, sách Thuyết Văn viết từ bộ thảo thanh vị sách Khảo Thanh cho rằng: Lại từ bộ thủy viết thành chữ vị âm đồng với âm trên.

Quân hà âm trên quẫn vân âm quẫn ngược lại âm quân vẫn Lưu Triệu chú giải Công Dương Truyện rằng: Quân là con hươu, sách Thuyết Văn viết từ bộ lộc thanh khuân âm khuân là âm quận Tự Thư cho rằng:

Hà là con hươu đực, sách Thuyết Văn cho rằng: Hà là con hươu cái, sách Hạ Chí cho rằng: con nai cởi bỏ cái sừng, chữ viết từ bộ lộc thanh hà âm hà là âm giá giả Văn Truyện viết chữ hà tục tự thường hay dùng.

Phù vụ âm trên bổ vô Cố Dã vương cho rằng: Phù tức là con vịt trời, văn trước trong quyển thứ ba đã giải thích rồi âm dưới mong bốc cũng là âm vụ Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Vụ cũng là con vịt, sách Thuyết Văn cho rằng: Vụ là con thiên nga, chữ viết từ bộ điểu thanh vụ.

Ưng chiên âm trên ức lăng Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện

rằng: Ưng la loại chim ưng hung dữ. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ điểu thanh ưng âm dưới chương nhiên sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ điểu thanh chiên Mục Thiên Tử Truyện cho rằng: cũng là giống diều màu xanh vàng mỏ cong.

Dã ảo âm dưới áo bảo sách Thuyết Văn cho rằng: Ảo là tiếng xưng gọi người đàn bà sống lâu nhiều tuổi, chữ viết từ bộ nữ thanh ôn âm ôn ngược lại âm ô hồn.

Đồ diệp âm trên đổ mô Quảng Nhã giải thích rằng: Đồ giống như là mưu tính, đo lường, âm đạt là âm đạt sách Thuyết Văn cho rằng: Diệp giống như là cái tráp đựng văn tự chữ viết từ bộ phiến thanh diệp âm diệp là âm diệp, theo sách giản đồ diệp hoặc là viết từ bộ trúc hoặc là bản nghĩa khiến từ bộ phiến viết thành chữ diệp Văn Truyện viết từ bộ ngôn viết thành chữ diệp là chẳng phải, gọi là diệp giống như trộm kẻ trộm chẳng phải bổn nghĩa này, nay không dùng.

Điềm dũ âm trên diệp kiêm sách Phương Ngôn cho rằng: Điềm tĩnh, sách Thuyết Văn cho rằng: Cũng là an tĩnh, chữ viết từ bộ tâm đến bộ điềm thanh tĩnh âm điềm đồng với âm trên, âm dưới du chu Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ rằng: Dũ là nhan sắc, vui vẻ, ôn hòa, Quảng Nhã cho rằng: Vui vẻ vui mừng, sách thức viết từ bộ tâm thanh du.

Tật du âm dưới là du Cố Dã Vương cho rằng: Du gọi là tật bệnh nhỏ, nhẹ lành khỏi bệnh, chữ viết từ bộ tật thanh du.

Siêm quốc ngược lại âm trên lạt chiêm Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Siêm là nhòm ngó hầu hạ, chăm sóc, sách Thuyết Văn cho rằng: Nhìn xem, chữ viết từ bộ kiến thanh chiêm.

Trữ linh âm trên trừ lữ Mao Thi Truyện cho rằng: Trữ là đứng lâu. Tự thư cho rằng: Chữ viết từ bộ lập viết thành chữ trữ cùng với chữ trữ đồng nghĩa. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ trừ âm trữ là âm trừ âm dưới lịch đinh văn trước trong quyển thứ ba đã giải thích rồi.

Đạm chi âm trên đàm cảm văn trước Cao Tăng Truyện quyển thứ mười đã giải thích rồi, Văn Truyện viết chữ cảm tục tự thường hay dùng.

Liên cấm âm dưới cầm cấm văn trước Cao Tăng Truyện đã giải thích rồi, trong quyển thứ ba.

Mang khiêu âm trên đúng là chữ mang âm dưới khương lược Hứa Thúc Trọng chú giải rằng: Khiêu là giày cỏ, Thiên Thương Hiệt cho rằng: Khiêu là giày dép, guốc gỗ âm cùng với âm khước này cũng đồng, sách Thuyết Văn cho rằng: Giày dép, chữ viết từ bộ lý tóm lược thanh kiêu.

Thăng nam âm trên thăng chứng âm dưới là man tên bộ kinh.

Khảm lẫm âm dưới lạp âm lạp âm cảm Tự Thư cho rằng: Khảm lẫm là đất không bằng, sách Khảo Thanh cho rằng: Đất ngoài quan ải gồ ghề, gập ghềnh, Cổ Thi cho rằng: Khảm lẫm là nhiều khổ đau, lận đận âm lạp là âm lạp.

Vu hành âm trên hung vu Tư Mã Bưu chú giải rằng: Vu giống như là nhìn mà không biết gì, Thiên Thương Hiệt cho rằng: Căng mắt ra mà nhìn, sách Thuyết Văn cho rằng: Vu vì bệnh u buồn trầm uất mắt nhìn xa xăm, chữ viết từ bộ mục thanh vu Văn Truyện viết từ bộ nhật viết thành chữ hu là sách viết sai. Âm dưới đúng là chữ hành sách Khảo Thanh cho rằng: Theo chữ hành là cái sừng đến bộ đại gọi là con trâu húc vbào người thì là ngang ngạnh, một cây trên sừng tức hoành giống như ngang chữ hội ý, Văn Tự Điển nói: Chữ viết từ bộ hạnh thanh giác đúng là chữ hành.

Tiếu ngạo âm trên tiếu tiều Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Tiêu gọi là cong cái lưỡi lên mà thổi ra tiếng. Theo chữ tiếu ngạo đó là đi du phương đây đó, thanh nhàn nơi hoang dã mà ngâm nga, thổi sáo, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ khảm viết thành chữ tiêu nay thông dụng viết chữ tiều cũng dồng nghĩa, âm dưới ao cáo sách Bát-nhã cho rằng: Ngạo là phóng đãng, chữ viết từ bộ nhân thanh ao Văn Truyện viết từ bộ khẩu viết thành chữ ngạo là chẳng phải.

Tất suất âm trên là tất âm dưới suy luật sách Lễ Ký Nguyệt Lịnh cho rằng: Con dế sinh ra năm ngày mà trên vách tường, Mao Thi Truyện cho rằng: Con dế đến mùa thu nó kêu. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Loài côn trùng đến mùa thu kêu. Tất suất hai chữ đều viết từ bộ thủy đều thanh tất suất âm cung ngược lại âm cộng ngung.

Chiên chúc âm trên chiến chiên Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Chiên tức là cháo nhừ, sách Thuyết Văn cho rằng: Cũng đồng nghĩa cháo chữ viết từ bộ thực thanh chiên âm mi là âm mi.

Hồ khẩu âm trên là hồ sách Nhĩ Nhã cho rằng: Hồ cũng là cháo lỏng. Quách Phác chú giải rằng: Hồ cũng là cháo, sách Thuyết Văn cho rằng: Cũng gọi ăn gởi nằm (888) nhờ là hồ khẩu chữ viết từ bộ thực thanh hồ.

Áo túy âm dưới tuy túy sách Chu Dịch cho rằng: Thuần túy, tinh túy, sách Thuyết Văn cho rằng: Túy là không tạp chữ viết từ bộ mể thanh túy.

Thể luy âm dưới lụy truy Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Luy  là ốm yếu. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Bệnh hoạn, sách Thuyết Văn cho rằng: Gầy ốm, chữ luy âm loa ngược lại âm lực ngoa.

Tạ huệ âm dưới huề khuê tên người.

Tý tài âm trên tử di Cố Dã Vương cho rằng: Tý gọi là tài vật tự riêng trong nhà, sơn sinh ra nhiều, Quảng Nhã cho rằng: Tý là hàng hóa, sách Thuyết Văn viết từ bộ bối thanh thử.

Trần tử âm dưới truy sử sách Thuyết Văn cho rằng: Tử giống như là căn bả, chữ viết từ bộ thủy thanh tể âm điện ngược lại âm điềm luyến.

Tiền trạc âm trên tiển tiên Văn Tự tập Lược cho rằng: Tẩy rửa áo cho sạch bùn, âm dưới tràng giác Quảng Nhã cho rằng: Tẩy rửa Mao Thi Truyện cho rằng: Tẩy giặt, Cố Dã Vương cho rằng: Tắm gội sách Thuyết Văn cho rằng: Giặt giũ, chữ viết từ bộ thủy thanh trạc âm trạc là âm thác.

Giải hoán âm trên giai mại giải là phán ra, tách ra, chữ viết từ bộ đao từ con dao tách bỏ cái sừng con trâu, chữ hội ý, âm dưới hoàn quản Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Hoàn gọi là tẩy rửa, Lưu Triệu chú giải Công Dương Truyện rằng: Trừ bỏ đi cấu bẩn, gọi là hoán sách Thuyết Văn viết chữ hoán Tự Thư viết từ bộ cán viết thành chữ hoán âm nghĩa đều đồng.

Nhuyễn kỹ âm trên nhu nhuyễn sách Chu Lễ cho rằng: Nhuyễn là mềm mại, sách Thuyết Văn viết từ bộ nhi thanh khuyển Văn Truyện viết từ bộ xa viết thành chữ nhuyễn tục tự dùng chẳng phải, âm dưới ky lý.

Trù mậu âm trên trụ lưu Mao Thi Truyện cho rằng: Trù mậu giống như là dũng mãnh vải bó buộc lại quấn quanh, sách Thuyết Văn viết từ bộ mịch thanh trù âm dưới mỹ ưu Mậu giống như sai lầm, là mười dây bó buộc xiết chặc lại, chữ viết từ bộ mịch thanh mậu âm mậu là âm lực cứu âm khiết ngược lại âm kiết.

Thô sáp âm trên thông hồ sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ ba bộ lộc chữ hội ý. Nay tóm lược viết chữ thô Cố Dã Vương cho rằng: Thô gọi là không tốt đẹp, Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Thô giống như không tinh thuần, âm dưới sâm tập sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ chỉ hai bộ chánh, hai bộ ngược, sách cho rằng: Chữ hội ý, Văn Truyện viết chữ sáp là chẳng phải.

Canh nan âm trên canh hạnh Mao Thi Truyện cho rằng: Danh là bệnh, Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Canh là có hại, sách Nhĩ Nhã cho rằng: Thẳng thắn, sách Thuyết Văn cho rằng: Núi Du Sơn có cây chẻ ra hai trán hai, cành cây, chính giữa đâm thẳng lên, chữ viết từ bộ mộc thanh canh Văn Truyện viết từ bộ ngư thích thành chữ cánh tục tự thường hay dùng.

Pháp xưởng âm dưới xương ngưỡng tên người Văn Truyện viết chữ xưỡng là sai lầm.

Lạc hoang âm trên lạc âm dưới hoang theo chữ lãng hoang đó là loài chó sói có nhiều mưu mô xảo nguyệt, nghĩa đó là không thật, chữ lãng hợp lại viết chữ lạc Văn Truyện dùng chữ lãng là chẳng phải. Tự Thư cũng không dùng chữ này.

Nhất lộc âm dưới tũng mộc sách Thuyết Văn cho rằng: Lộc là cái rương làm bằng tre, chữ viết từ bộ trúc thanh lộc.

Hước chi âm trên hương khước văn trước trong quyển thứ năm đã giải thích đầy đủ rồi.

Sảnh tương âm dưới tưởng dương sách Niết-bàn cho rằng: Tương là cái rương màu đỏ, thanh tre màu, Hán Thư cho rằng: Tấm thẻ phù của người phục dịch làm bằng thẻ tre.

Cưỡng hãn âm dưới hàn đán sách Thuyết Văn cho rằng: Dũng mãnh, hung hăng chữ viết từ bộ tâm thanh hãn.

Quỷ nỗi âm trên quỳ vị Mao Thi Truyện cho rằng: Quỷ là cạn kiệt. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Nghèo nàn, trong tủ không còn của cải, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ phương thanh quý âm phương là âm phương âm dưới nô ổi Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ rằng: Nổi là đói khát, Thiên Thương Hiệt cho rằng: Đói khổ, sách Thuyết Văn viết từ bộ thực thanh nổi.

Bàn khuyết âm dưới khuyển duyệt Mao Thi Truyện cho rằng: Khuyết là xong hết thôi nghĩ. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Khuyết là chung cuộc, rốt cuộc Thiên Thương Hiệt cho rằng: Xong rồi sách Thuyết Văn viết từ bộ môn thanh quý.

Tương tuần âm dưới là tuần Tự Thư cho rằng: Hoặc là viết chữ tuần tuần giống như đi xem xét, khảo sát, sách Thuyết Văn cho rằng: Tuần gọi là dùng dây tơ quấn quanh lại chữ viết từ bộ mịch thanh xuyên.

Diêu cử âm trên tất diêu Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Diêu gọi là gió bão từ trên mà xoáy xuống sách Thuyết Văn cho rằng: Diêu là nổi lên lắc lư chữ viết từ bộ phong thanh diêu âm diêu là âm phiêu.

Châm manh âm trên chấp nhậm Quảng Nhã cho rằng: Chân là đâm vào theo chữ chân manh đó lấy chánh pháp để trị tà kiến, như châm manh là bệnh tật lâu đời cố chấp, sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh hàm nay thông dụng từ bộ thập viết thành chữ châm tục tự thường hay dùng. Âm dưới mạch canh sách Thuyết Văn cho rằng: Con mắt không có con ngươi, chữ viết từ bộ mạc thanh manh.

Du chỉ âm trên du chu Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Du là dưới bụng, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ nhục thanh du âm dưới đúng là chữ chỉ Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Chỉ là tốt đẹp.

 

ÂM ĐỘC CAO TĂNG TRUYỆN

QUYỂN 7

Tầm tương âm trên tợ lâm sách Thuyết Văn cho rằng: tầm là kéo mối tơ liên tục không dứt, chữ viết từ bộ kỹ bộ công bộ kệ đến thốn phân ra sửa chữa, chữ hội ý, chữ chuyển chú âm dưới tưởng dương Thích Danh cho rằng: Tương là lụa màu mở gà xưa nay Chánh Tự cho rằng: Chữ viết từ bộ mịch thanh tương.

Tấn vân âm trên tân tín Xuân Thu Truyện cho rằng: Tấn vân thị là địa danh, sách Thuyết Văn viết chữ từ bộ mịch thanh tấn Văn Truyện viết từ bộ thủ viết thành chữ tấn là chẳng phải.

An đổ âm dưới đô lỗ Cố Dã Vương cho rằng: Đổ là vách tường nhiều lớp. Sách Thuyết Văn cho rằng: Vách tường có năm bảng là đổ chữ viết từ bộ thổ thanh giả tám thước gọi là bản.

Thanh mậu âm trên đúng là chữ thượng thanh, sách Thuyết Văn cho rằng: Âm thanh chữ viết từ bộ nhĩ thanh khánh âm khánh ngược lại âm khẩu lãnh âm dưới mâu hầu Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Giống như gắng sức, cùng với chữ mậu nghĩa cũng đồng, sách Thuyết Văn viết từ bộ tâm thanh mậu âm mậu đồng với âm trên. Hoặc là viết chữ mâu viết thành chữ mậu.

Phúc huệ âm trên là phúc văn trước Cao Tăng Truyện đã giải thích đầy đủ rồi trong quyển thứ mười một âm dưới làhuệ Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Huệ là cỏ thơm, xưa nay Chánh Tự viết từ bộ thảo thanh huệ.

Nữu lỗ ngược lại âm trên nữ cửu Quảng Nhã cho rằng: Nữu là buộc gút lại, Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Nữu là vải lụa buộc mủ trên chót mũi nhỏ, chỗ xỏ xuyên qua giữ nón mũ không bị gió bay, sách Thuyết Văn cho rằng: Sợi dây tơ lụa, chữ vừa vừa từ bộ mịch thanh sửu lại gọi là buộc kết lại mà có thể mở ra được âm dưới lô đổ sách Thuyết Văn cho rằng: Lỗ là bắt được làm tù binh, chữ viết từ bộ quân đến bộ lực âm quán là âm quan sách Thuyết Văn cho rằng: Viết từ bộ nhất ngang, bộ quán chữ tượng hình.

Hành lỗ âm trên đúng là chữ hành Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Hành là ngang dọc, Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Bằng phẳng sách Thuyết Văn viết từ bộ nhục đến bộ đại thanh hành Văn Truyện viết từ bộ ngư viết thành chữ hành là sai, âm dưới là lỗ Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Lỗ là cái thuấn to lớn âm tuần là âm thuận sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ mộc thanh lỗ cũng viết chữ lỗ âm nghĩa đều đồng.

Khưu tĩnh âm dưới tình dĩnh Tự thư viết đúng từ bộ phụ viết thành chữ tĩnh Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Tĩnh đó là chỗ đào xuyên qua đất làm hang, hầm có nước, mà gài bẩy bắt cầm thú, Quảng Nhã cho rằng: Tĩnh tức là cái hầm, sách Thuyết Văn cho rằng: Tĩnh là cái hầm rơi xuống, chữ viết từ bộ phi thanh tĩnh văn cổ viết từ bộ thủy viết thành chữ tĩnh hoặc là viết từ bộ huyệt viết thành chữ tĩnh đều đồng.

Liêu quỳnh ngược lại âm trên liễu tiều Quảng Nhã cho rằng: Liêu là xa xôi sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ xước thanh liêu âm liêu đồng với âm trên, âm dưới hoàn sính Lưu Triệu chú giải Cốc Lương Truyện cho rằng: Đúng từ bộ phộc viết thành chữ quỳnh âm quỳnh là âm dinh tìm cầu chưa toại nguyện, cũng gọi là xa xôi, sách Thuyết Văn cũng cho rằng: Tìm cầu danh vọng, chữ viết từ bộ quỳnh bộ nhân trong huyệt chữ chuyển chú âm phộc ngược lại âm liệt.

Đê lệ âm trên chỉ âm dưới lệ Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Để lệ đều là đá mài dao văn trước trong quyển thứ ba giải thích rồi.

Ngôn nghệ âm dưới ngự đệ Bì Thương cho rằng: Nghệ là gặt lúa thu hoạch đem về, Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Cái lưỡi liềm cắt cỏ. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Chữ viết từ bộ đao thanh nghệ.

Thái hiệt âm dưới hiền kiết Tự Thư cho rằng: Hiệt giống như xắn vạt áo lên. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Vén tay áo lên chữ viết từ bộ thủ thanh hiệt.

Bối giáp âm trên đúng là chữ bối từ bộ bắc đến nhục âm dưới là giáp Ngô Việt Xuân Thu cho rằng: Xuyên qua bả vai. Thích Danh cho rằng: Giáp là nói thông suốt bao gồm thích hợp, âm hạp là âm hợp gọi là cùng với hong ngực tương hội cho nên gọi là hạp xưa nay Chánh Tự 98 cho rằng: Đồng nghĩa. Chữ viết từ bộ giáp đến bộ nhục thanh nhục.

Tuấn thường âm trên tuân tuấn Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Tuấn là vô cùng khác biệt, Ngọc Thiên, Tự thu cùng cho rằng: Chữ tuấn đồng như trước Cao Tăng Truyện trong quyển thứ sáu đã giải thích rồi, âm dưới là thường Hàn Thi Truyện cho rằng: Thường là quần dưới gọi là thường Bạch Hổ Thông cho rằng: Thường là chướng ngại, chỗ gọi là từ chướng ngại mà che đậy, sách Thuyết Văn viết chữ thường là quần dưới.

Xế bàn ngược lại âm trên xương nhuế Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Xuế là lông nhuyễn mịn, sách Thuyết Văn cho rằng: Xế là lông thú đẹt thành áo khoác ngoài, chữ viết từ ba bộ mao chữ hội ý.

Phục sảnh âm dưới tình tánh Quảng Nhã cho rằng: Sảnh là mang lệnh vâng theo, cũng là kêu gọi. Sách Thuyết Văn cho rằng: Kêu gọi triệu tập chữ viết từ bộ kiến thanh sảnh.

Tuệ phi âm trên là tuệ Quách Phác chú giải rằng: Tuệ nhớ nghĩ tinh tường, đồng ý.

Tắc tái ngược lại âm trên sơ sắc, Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Tắc gọi là rất có lợi, sách vận lược cho rằng: Cái mân bày đầy vật, sách Thuyết Văn cho rằng: Cày xới đất gieo trồng cấu lúa, chữ viết từ bộ điền đến bộ nhân đến bộ cửu cửu tức là núi cao nguy hiểm. Kinh thủ âm trên là kình văn trước Cao Tăng Truyện trong quyển thứ hai đã giải thích rồi. Vô dịch âm dưới doanh ích Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Dịch là nhàm chán, sách Thuyết Văn cho rằng: Biếng nhác, chữ viết từ bộ phộc thanh dịch âm dịch đồng với âm trên, Văn Truyện viết từ bộ khiếm viết thành dịch là chẳng phải.

Tát môn âm trên mật Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Cửa làm bằng cỏ, cửa rơm. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Tất cũng là cỏ sách Thuyết Văn viết từ bộ trúc thanh tất.

Khuê đậu âm trên khuế huề sách Lễ Ký Nhu Hành giải thích rằng: Khoét màn che chắn ngang cửa lớn và cửa sổ, Trịnh Huyền màn che chắn ngang cửa lớn và cửa sổ, Trịnh Huyền chú giải rằng: Đậu là khoét lỗ hỏng, khe hở, theo chữ khuê đậu đó là thuộc cửa sổ nhỏ, sách Thuyết Văn viết từ bô trùng dưới bộ thổ âm đậu.

Huỳnh huỳnh ngược lại âm quý vinh Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Huỳnh là cô đơn. Mao Thi Truyện cho rằng: Quỳnh là không có chỗ nương nhờ, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ tấn đến bộ quỳnh thanh tĩnh âm tấn là âm tín âm quỳnh ngược lại âm huyệt vinh.

Bẩm nhiên âm trên lâm cẩm Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: Bẩm giống như cung kính. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Bẩm là lo sợ nguy hiểm, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ tâm thanh bẩm âm bẩm ngược lại âm bỉ cẩm.

Hội hội ngược lại âm hoài nội Thiên Thương Hiệt cho rằng: Hội hội là loạn, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ tâm thanh quý.

Tiểu nhuế âm dưới nhu nhuế Tự Lâm cho rằng: Nhuế là con ểnh ương ở dưới giếng, Cố Dã Vương cho rằng: Nhuế tức là loài côn trùng thích cắn người, gọi là ngậm nọc độc hại người sách Thuyết Văn cho rằng: Tần gọi là nhuế Sở gọi là vân âm vấn là âm văn âm nhuế đồng với âm trên.

Hôn mộng âm trên hồ côn Quảng Nhã cho rằng: Hôn loạn. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Hôn là không biết gì, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ tâm thanh hôn âm dưới mặc bằng Mao Thi Truyện cho rằng: Mộng là mơ hồ, mê loạn, Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Mộng mắt mơ hồ không rõ, chữ viết từ bộ tâm thanh mộng âm mộng đồng với âm trên.

Tao phách âm trên là tao âm dưới phổ mạc Hứa Thúc Trọng cho rằng: Tao là căn rượu, Phách cũng là căn bã của rượu đã lọc rồi còn lại căn. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Tao phách hai chữ đều từ nghĩa cặn bã của rượu, còn dư lại, chữ viết đều từ bộ mể đều thanh tao bạch.

 

ÂM ĐỘC CAO TĂNG TRUYỆN

QUYỂN 8

Triệu doanh âm trên đúng là chữ triệu âm dưới là doanh tên người.

Canh ký âm trên cách mảnh sách Nhĩ Nhã cho rằng: Canh là cành cây thẳng. Đều Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ mộc thanh cánh âm dưới hoài ngãi Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Ký là (889) thanh gạt ngang để đo lường. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ mộc thanh ký.

Loa lũ âm trên lô qua theo chữ loa lũ đó là xắp xếp có thứ tự có trước có sau, theo sách Thuyết Văn cho rằng: Loa là tốt đẹp, chữ viết từ bộ kiến thanh loạn âm loạn là âm loạn âm dưới lung chủ Cao Tăng Truyện trong quyển thứ hai đã giải thích rồi.

Dụng khư âm trên đúng là chữ dụng sách Thuyết Văn cho rằng: Dụng là làm chữ viết từ bộ bốc trong vi bộ hoằng theo văn cổ hoặc là viết chữ dụng âm nghĩa đều đồng. Nay thông dụng viết chữ dụng âm dưới khước ngư Hàn Thi Truyện cho rằng: Khư giống như là bỏ đi, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ y thanh khứ.

Mân nga âm trên mật bân ngược lại âm dưới ngã ca theo chữ mân nga đó là tên riêng của núi sông. Xem Quận Quốc Chí, mân nga hai chữ đều tên của núi.

Chỉ trích âm trên đúng là chữ chỉ âm dưới đinh lịch sách Khảo Thanh cho rằng: Chỉ trích là vạch bày ra sự thật.

Tống vĩ âm trên là chữ tông sách Khảo Thanh cho rằng: Tông là con ngựa có đuôi chuột, cũng viết từ bộ mã viết thành chữ tông âm dưới là chữ vi âm lạp là âm lạp.

Khôi nhiên âm trên ngoại Ổi sách Thuyết Văn cho rằng: Khôi là núi cao, lổm chổm, không bằng phẳng, chữ viết từ bộ sơn thanh quỷ.

Thuyên cách âm trên là thuyên văn trước Cao Tăng Truyện trong quyển thứ nhất đã giải thích rồi.

Bất lộc âm dưới nung cốc Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Lộc là lọc bỏ đi hết nước cặn bã dơ, Văn Tự Điển nói: Chữ viết từ bộ thủy thanh lộc.

Cự trừ yểm âm trên cự cư âm kế là trừ theo chữ cự trừ yểm đó là nay lấy cỏ khô làm chiếu tre làm nhà, sách Nhĩ Nhã cho rằng: Cự trừ là cỏ may, làm chiếu, âm phế là âm phế âm dưới là hàm Quảng Nhã cho rằng: Yểm là nhà. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Yêm là nhà tranh. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ nghiểm thanh âm nghiểm là âm nghiêm.

 

ÂM ĐỘC CAO TĂNG TRUYỆN

QUYỂN 9

Luân tháp âm trên lô hồn âm dưới tham đáp Thích Danh cho rằng: Tháp tức là cái giường, hẹp mà dài. Tháp tức nay gọi là cái giường. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ mộc thanh tháp âm tháp đồng với âm trên.

Chấp thâu âm trên dúng là chữ chấp Tự Thư cho rằng: Chấp là cầm nắm giữ lấy, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ kích đến bộ thiệp cũng là thanh âm kích là âm kích âm thiệp ngược lại âm nữ thiệp âm dưới thâu Bì Thương cho rằng: Thâu là đá mà lại giống như vang mà chẳng phải vang. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ kim đến bộ thâu thanh tĩnh.

Quán thủ ngược lại âm trên quan uyển sách Thuyết Văn cho rằng: Quán là chậu rửa tay, chữ viết từ bộ cửu bộ thủy đến bộ mảnh chữ hội ý. Xem trước đã giải thích tồi, âm cửu là âm cúc.

Mạo trâm ngược lại âm trên mao bao Tự Thư viết đúng là chữ mạo Trịnh Tiễn chú giải sách Thượng Thư Đại Truyện rằng: Mạo là che đậy, Văn Tự Điển nói rằng: Mao là cái mũ cũng là để đội trên đầu, chữ viết từ bộ cân thanh mạo hoặc là viết từ bộ y viết thành chữ mao âm mao đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới tập sâm Thiên Thương Hiệt cho rằng: Cây trâm cài đầu, âm kế la âm kê sách Thuyết Văn cho rằng: Viết đúng không phải chữ kê là cây trâm cài đầu, chữ tượng hình. Cũng từ bộ trúc viết thành chữ trâm âm trâm nghĩa cũng đều đồng. Văn Truyện viết chữ bề tục tự thường hay dùng.

Phi đạo âm dưới đạo Văn Truyện Bổn Nghĩa vốn hợp dùng chữ đạo, nghĩa phải trái không dùng. Nay hợp dùng từ bộ huyền viết thành chữ độc là thứ cờ ngày xưa có cấm lông chim chẳng phải bổn nghĩa này nên không lấy dùng.

Tĩnh lạc âm trên đúng là chữ tĩnh Chu Thư cho rằng: Hoàng đế ban đào giếng lấy nước, thế bổn cho rằng: Bá tánh Bách ích đào giếng, Vương Bậc chú giải sách Chu Dịch rằng: Làm thông giếng. Bạch Hổ Thông cho rằng: Nhân vì đào giếng bá tánh đến lấy nước nên làm chợ mua bán đổi chác cho nên nơi nào có chợ là có giếng nước, sách Thuyết Văn cho rằng: Tám nhà làm một cái giếng, âm dưới lang các Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: Lạc là sợi dây quân quanh, chữ viết từ bộ mịch thanh các.

Khoa nhiếp âm trên khoa hóa văn trước quyển thứ tư đã giải thích rồi Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Khoa gọi là bước qua vượt lên trên, sách Thuyết Văn cho rằng: Vượt qua, chữ viết từ bộ túc đến thanh khoa âm dưới niêm triếp âm niêm ngược lại âm ni chiêm sách Phương Ngôn cho rằng: Nhiếp là đi lên. Quảng Nhã cho rằng: Mang giày dép, sách Thuyết Văn cho rằng: Giẫm đạp lên, chữ viết từ bộ túc thanh niếp.

Ký lịch âm dưới là lịch sách Thuyết Văn cho rằng: Lịch là đá vụn, đá nhỏ, chữ viết từ bộ thạch thanh lạc.

Ô trì âm trên là ô sách Khảo Thanh cho rằng: Ao nước không chảy, chữ viết từ bộ thủy thanh ô.

Khào đoan âm trên khảo cao sách Khảo Thanh cho rằng: Khào là chỗ tận cùng của xương cốt ở mông đít, sách Thuyết Văn viết từ bộ thi thanh cửu âm dưới đúng là chữ đoan sách Thuyết Văn cho rằng: Đoan là thẳng, chữ viết từ bộ lập thanh đoan âm đoan đồng với âm trên.

Tu tập âm trên đúng là chữ tu âm dưới là xâm nhập Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Tập gọi là sửa chữa them vào, bổ sung vào sách Thuyết Văn viết từ bộ thảo thanh tập âm tập đồng với âm trên.

Liên manh âm dưới mạch canh Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Manh là cái mền đóng trên rui nhà để móc ngói, sách Thuyết Văn viết từ bộ ngõa đến bộ mộng thanh tĩnh.

Tánh du âm sửu hộ họ người.

Xuân sân ngược lại âm trên lặc luân âm dưới sắc trân tên họ người.

Đàn khê âm trên đường hàn sách Quân Quốc Chí cho rằng: Tên Nhương Châu Khê âm dưới từ bộ thủy viết thành chữ khuê tục tự thường hay dùng. Âm dưới đúng là chữ khê sách Thuyết Văn cho rằng: Nước chảy không có cống rãnh gọi là khê, tức là nước chảy, gọi là khê chữ viết từ bộ cốc thanh khê Văn Truyện viết âm trên là đàn là sai, từ bộ ế viết thành chữ đàn là chẳng phải, âm dưới từ bộ thủy viết thành chữ hề tục tự thường hay dùng.

Bái chú âm trên nôi bối Văn Tự Tập Lược cho rằng: Bái là mưa lớn, sách Thuyết Văn viết từ bộ vũ thanh bái âm bái là âm bối.

Nghịch lưu âm trên tô lộ sách Thuyết Văn cho rằng: Nước chảy ngược dòng trở lên, âm trên gọi là nghịch từ bộ thủy thanh nghịch âm nghịch là âm xích.

Tuệ hằng ngược lại âm dưới ca đặng danh tăng.

Vũ pháp ngược lại âm vu vũ tên của pháp sư, Thiên Thương Hiệt cho rằng: Vũ là giống như thuần hào Trịnh Huyền chú giải Lễ Ký rằng: Phổ khắp sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh vũ.

Thiện sư âm trên xương diễn Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Thiện là sợi dây dài rộng, sách Thuyết Văn cho rằng: Thiện giống như sợi dây nịch, thắc lưng, chữ viết từ bộ mịch thanh thiện âm thiện là âm thiện.

Bản đảng ngược lại âm trên ban giản Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Bản nay gọi là mục lục sách sổ hộ tịch, tự ghi ngày sinh, tháng đẻ lên trên sổ sách, danh sách đến đăng ký ghi vào hằng vạn người, Văn Tự Điển viết từ bộ phiến thanh phản Văn Truyện hoặc là viết chữ sư là sai, âm dưới đường đảng Tự Thư cho rằng: Viết đúng từ bộ manh viết thành chữ đảng sách Khảo Thanh cho rằng: Đảng giống như là trừ bỏ, theo chữ bản đảng đó là giống như trừ bỏ bộ sổ hộ tịch. Xóa bỏ tên họ trong bộ sổ.

Nghê thường ngược lại âm trên nghệ kê Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Nghê đó ráng mây có màu sắc, giống như là rồng, Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Cầu vồng gọi là nghê, cong lên bầu trời chữ viết từ bộ vũ đến nhi thanh tĩnh nói nghê thường đó là thần tiên bay đi áo phất phơ như cầu vồng có màu sắc.

Vô sướng âm dưới sương lượng sách Thuyết Văn cho rằng: Sướng là sáng sủa hơn vượt qua, chỗ cao thoáng Văn Truyện viết chữ sách viết sai.

Điền du ngược lại âm trên điện niên Cố Dã Vương cho rằng: Săn bắt cầm thú trong đầu ruộng du điền tên gọi chung giăng lưới bắt giữ cầm thú, sách Thuyết Văn viết từ bộ phộc thanh điền.

Ung hí ngược lại âm ung cung Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Ung đó dâng thức ăn đã nấu chín, phàm là người khách không nhiều dâng thức ăn đem đến phải che đậy lại gọi là lễ, sách Thuyết Văn cho rằng: Thức ăn nấu chín, chữ viết từ bộ thực thanh cung Trụ Văn viết từ bộ cung viết thành chữ cung âm dưới hy ký Trịnh Huyền hy ký Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Biếu tặng con vật đã giết rồi gọi là hy Bì Thương cho rằng: Biếu tặng thức ăn, Tự Thư cho rằng: Dâng thức ăn bậc trên. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thực thanh khí.

Tư phù ngược lại âm trên tá tư Mao Thi Truyện cho rằng: Tư gọi là giăng lưới săn bắn thỏ, Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã cho rằng: Tư giống như là lưới che trùm lên. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Lưới bủa bắt thỏ, chữ viết từ bộ võng thanh thư âm dưới phụ mưu Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Giăng lưới bắt thú gọi là phù sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ võng thanh bồi Văn Truyện viết chữ phù là chẳng phải.

Tăng chước âm trên tắc tăng Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Lấy dây bược vào mũi tên bắn đi gọi là tăng chữ tăng từ bộ thỉ hoặc là viết từ bộ vũ viết thành chữ tăng tăng là buộc mũi tên bảy phần ba phía trước, còn bốn phần phía sau. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thỉ thanh tăng âm dưới dương nhược Cố Dã Vương cho rằng: Chước là sợi dây buộc mũi tên vào cây cung, sách Thuyết Văn cho rằng: Dưới tức sợi tơ sống sợi chỉ dài, chữ viết từ bộ mịch thanh kích âm kích, âm kích là âm dược lại cũng viết chữ chước âm mịch là âm mích âm lủ ngược lại âm long chủ.

Nguyên chiếu âm dưới diêu chiếu tên của bậc sư phụ cao tăng tuệ, âm bậc ngược lại âm bì mật.

Thoát sĩ âm dưới sư nhĩ Mạnh Tử cho rằng: Nhìn thiên hạ bỏ đi như là bỏ giày dép dưới chân, nghĩa cởi bỏ giày dép, sách Khảo Thanh viết chữ sĩ tức là thực dép cỏ, không giữ lấy gót chân, cũng là từ bộ cách viết thành chữ sĩ sách Thuyết Văn viết chữ sĩ là thuộc giày dép, chữ viết từ bộ túc thanh lệ.

Cổn miên âm trên cổ bổn sách Chu Lễ cho rằng: Lễ phục của tiên vương. Trịnh Chúng chú giải rằng: Cổn là áo thêu rồng Trịnh Huyền, Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Áo đen mà lại thuê rồng, sách Thuyết Văn cho rằng: Cũng là áo thêu rồng, vạt áo dưới thuê chữ phúc có một con rồng uốn khúc, từ dưới lên trên, chữ viết từ bộ y thanh công âm dưới mi biện Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Miễn là trên đầu có trang sức, sách Thuyết Văn viết từ bộ viết thanh miễn âm viết là âm viên.

Dung phạm âm trên dục chủng ngược lại âm dưới phạm thuyên Hán Thư cho rằng: Giống như kim loại ở trong lò đúc chỗ đập giả, duy trì thiết chì, sách Thuyết Văn cho rằng: Dung là lò đúc dụng cụ, làm cho đồng tiêu chảy thành khuôn đúc, chữ viết từ bộ kim thanh dung.

Triêm khối âm trên chiêm Ngọc Thiên cho rằng: Loại cỏ làm nhà, Cố Dã Vương cho rằng: Nhà giống như có tang gọi là lấy cỏ che làm nhà, sách Lễ Ký cho rằng: Gọi là lúc có tang cha mẹ. Ngày xưa lúc có tang cha mẹ dùng cỏ khô đan thành chiếu, dùng hòn đất làm gối, bày tỏ sự đau khổ, Văn Tự Điển nói: Lấy cỏ khô làm chiếu, chữ viết từ bộ thảo thanh xâm cùng với Văn Truyện viết chữ triêm nghĩa lược đều đồng, sâm triêm đều đồng âm âm tịch ngược lại âm tình dạ ngược lại âm dưới khô ngoại sách Thuyết Văn viết từ bộ thổ thanh khảm âm khảm ngược lại âm khẩu phạm hoặc là viết chữ khối đều đồng âm.

Nhẩm nhiễm âm trên nhâm tẩm âm dưới nhi diễm sách Vận Lược cho rằng: Nhẩm nhiễm là loại cơ có màu sắc, theo chữ nhẩm nhiễm như nay là lãng phí thời gian, lần lựa qua ngày, sách Thuyết Văn cho rằng: Theo chữ nhẩm nhiễm chữ viết từ bộ thảo thanh nhậm chữ nhiễm từ bộ thảo thanh nhiễm âm chu đồng âm thảo là âm thảo.

Chương phủ âm trên chước dương Hán Thư cho rằng: Chương là tên của sông. Sông chương có hai: Một là thanh chương; hai là trọc chương. Sông Trọc chương xuất phát từ thượng nguồn sông Đặng Trường Tử, huyện Lộc Cốc hang núi phía đông đến huyện Nghiệp chảy vào sông Thanh Chương, sông này nước thường nóng nhiệt, cho nên gọi là phủ thủy tức nước sôi. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ thủy thanh phủ âm hổn ngược lại âm hồ bổn.

Viêm nhục âm trên chữ viêm sách Thuyết Văn giải thích viêm là lửa cháy lan. Theo ngọn lửa cháy ngùn ngục, cho nên sách Nguyệt Lịnh giải thích rằng: Thần lửa của vua Diêm Đế thâu lấy bao vây làm mềm. Sách Ngọc Chúc Bảo Điển nhục thâu là nước đồng sôi rót vào. Theo chữ viêm nhục tức là lửa thiêu đốt từ mùa hạ đến mùa thu, gọi là viêm nhục, sách Thuyết Văn cho rằng: Nhục là bay cỏ khô thiêu đốt mầm cỏ tươi mới mọc, chữ viết từ bộ thảo thanh nhục Trục Văn viết từ bộ mang âm mang là âm mang.

Phó yên âm trên phù vụ Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Phó là đến. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ ngôn thanh bốc Tự Thư cũng viết từ bộ tẩu viết thành chữ phó lại cũng từ bộ túc viết thành chữ phó hoặc là từ bộ xước viết thành chữ phó âm nghĩa đều đồng.

Mạo ngạn âm trên viên bao Mao Thi Truyện cho rằng: Mạo là tuấn tú, dung mạo đẹp đẻ, Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Trong giới kẻ sĩ gọi là tuấn giống như là râu tóc. Quảng Nhã cho rằng: Râu tóc nhiều người to lớn, sách Thuyết Văn viết từ bộ tiêu thanh mao âm tiêu ngược lại âm tất tiêu ngược lại âm dưới ngôn kiến Bì Thương cho rằng: Ngạn là kẻ sĩ tài giỏi. Thống Tự cho rằng: Kẻ sĩ khéo léo có tài, văn chương lỗi lạc, sách Nhĩ Nhã cho rằng: Kẻ sĩ văn vẻ trao chuốt đẹp đẽ gọi là ngạn sách Thuyết Văn viết từ bộ văn thanh hán âm hán là âm hán chữ văn đúng là chữ văn từ bộ sam đến bộ văn âm sam là âm sam.

Thường sổ âm dưới là sở sách Hoài Nam Tử giải thích rằng: Núi tuyết có cây cột trụ kê lên chống thấm ướt. Hứa Thúc Trọng cho rằng: Người nước Sở gọi đá kê chân cột là sở xưa nay Chánh Tự viết từ bộ thạch thanh sở âm tích là âm tích theo chữ sổ tức là đá để neo thuyền khi đỗ bến, âm đĩnh là âm đinh ninh.

Tông hạt âm dưới nhàn tiết Tự Thư cho rằng: Viết đúng là chữ khiên theo Tả Truyện cho rằng: Chốt đầu trục xe chỗ vô dầu mở cho trơn. Theo Thanh Loại cho rằng: Chỗ mấu chốt dẫn dắt chiếc xe, sách Thuyết Văn cho rằng: Trục thẳng chỗ mấu chốt dẫn chiếc xe, chữ viết từ bộ suyển suyển tức là chống trái lại với nhau, chữ hội ý Văn Truyện viết từ bộ xa viết thành chữ hạt nay thông dụng viết (890) từ bộ kim viết thành chữ hạt lại cũng viết chữ tiết âm nghĩa đều đồng.

Huyên náo âm trên là huyên sách Thuyết Văn cho rằng: Viết đúng là huyên từ bộ ngôn thanh quán âm quán là âm quán Văn Truyện viết từ bộ huyên viết thành chữ huyên hoặc là từ bộ khẩu viết thành chữ 70 huyên đều tục tự thường hay dùng. Ngược lại âm dưới ninh giáo sách Thuyết Văn viết từ bộ nhân dến bộ thị chữ hội ý Văn Truyện viết chữ náo tục tự thường hay dùng.

Sạn tích ngược lại âm trên tế nhãn Quảng Nhã cho rằng: Sạn là tước gọt vót nhọn, thanh Loại cho rằng: sang bằng. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ đao thanh tàn âm tàn là âm tàn.

Củ chưng âm trên củ ngu Quảng Nhã cho rằng: Củ giống như là phép tắc khuân mẩu. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ thủ thanh cầu âm dưới là chữ dưng chữ thượng thanh. Ngọc Thiên viết từ bộ cũng viết thành chữ thăng sách Bát-nhã giải thích Thăng là nhổ lên, Quảng Nhã cho rằng: Thâu, tóm thâu, sách Thuyết Văn cho rằng: thăng là giơ cao lên chữ viết từ bộ thủ thanh thăng.

Lâm lộc âm dưới long đốc trung hữu chú giải sách Lễ Ký rằng: Lộc là rừng dưới chân núi, sách Thuyết Văn viết từ bộ lâm thanh lộc. Yểm cách âm dưới canh ngạch Lý Lâm Phủ chú giải sách Nguyệt Lịnh rằng: Xương khô gọi là cách sách Thuyết Văn cho rằng: Xương cầm thú gọi là cách chữ viết từ bộ cốt thanh cách.

Đệ thăng âm trên đế lễ sách Thuyết Văn viết từ bộ xước đến thanh sĩ âm sĩ là âm đại y văn trước trong quyển thứ tư đã giải thích rồi.

Ky quyệt ngược lại âm trên phàm y âm dưới quyên duyệt Trịnh Tiến chú giải sách Luận Ngữ rằng: Quyệt giống như dối trá. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Quyệt là không thẳng thắn, nói lời không thật, sách Thuyết Văn cho rằng: Khinh khi kẻ dưới, chữ viết từ bộ ngôn thanh quyết âm duật ngược lại âm quỷ duật.

 

ÂM ĐỘC CAO TĂNG TRUYỆN

QUYỂN 10

Cố miến ngược lại âm trên cổ lộ Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Cố giống như quay lại nhìn, Thiên Thương Hiệt cho rằng: Con mắt nhìn quanh. Quảng Nhã cho rằng: Hướng theo, sách Thuyết Văn cho rằng: Quay đầu nhìn lại, ngoáy lại nhìn, chữ viết từ bộ hiệt thanh cố âm cố đồng với âm trên, âm dưới miên điền sách Thuyết Văn cho rằng: Niếm giống như liếc nhìn, chữ viết từ bộ mục thanh âm miến là âm miên biến Văn Truyện viết chữ miến tục tự viết sai.

Đào bính âm trên là đào âm trên là đào Quảng Nhã cho rằng: Đào

trốn tránh, sách Thuyết Văn cho rằng: Tiêu mất, chữ viết từ bộ xước thanh đào Văn Truyện viết chữ đào tục tự thường hay dùng. Âm dưới bách mảnh Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Bính là chạy tán loạn. Tự Thư cho rằng: Cũng là chữ viết từ bộ túc viết thành chữ bính bính giống như là chạy lung tung. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ xước thanh bính.

Tự sủy âm dưới sơ ủy sách Thuyết Văn cho rằng: Sủy là đánh giá đo lường, chữ viết từ bộ thủ thanh đoan âm đoan là âm đoạn.

Tề tiêu âm dưới bỉ miêu sách Nhĩ Nhã cho rằng: Tiều giống như là hàm thiếc, Quách Phác chú giải rằng: Hàm thiếc ngựa đặt một bên miệng ngựa, như dây cương, sách Khảo Thanh cho rằng: Tiêu là cái máng cho ngựa uống nước, sách Thuyết Văn cho rằng: Tiêu là hàm thiếc ngựa, chữ viết từ bộ kim thanh bao âm bao cũng là từ bộ giác viết thành chữ tiều âm nghĩa đều đồng với âm trên, Văn Truyện viết chữ tiều tục tự thường hay dùng.

Kiếm hạch âm dưới hành cách sách Nhĩ Nhã cho rằng: Cuống lông chim gọi là hạch Quách Phác chú giải rằng: cuống lông chim, sách Thuyết Văn cho rằng: Cọng lông chim, chữ viết từ bộ vũ thanh cách âm cách là âm cách.

Tùy hán ngược lại âm trên tùy quy Quảng Nhã cho rằng: Tùy là theo đuổi theo, sách Khảo Thanh Thiết Vận cho rằng: Tùy là tên của nước, sách Thuyết Văn viết từ bộ xước thanh tuy âm tùy đồng với âm trên. Theo chữ tùy đều là tên nước.

Tinh vụ âm trên đúng là chữ tinh sách Thuyết Văn cho rằng: Tinh là đều nhau, bằng nhau, chữ viết từ hai bộ lập vu phó Mục Thiên Tử Truyện cho rằng: Vụ là ngựa chạy mau phi nhanh, Quảng Nhã cho rằng: chạy loạn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mã thanh vu âm vụ là âm vũ.

Kình nghê ngược lại âm trên cạnh nghinh sách Hoài Nam Tử cho rằng: Kình là cá voi, xem thấy sao chổi là cá xuất hiện. Thống Tự cho rằng: Kình là cá lớn trong biển. Hứa Thúc Trọng chú giải rằng: Kình con cá lớn trong biển chữ viết từ bộ ngư thanh cũng từ bộ kình viết thành chữ kình tục tự thường hay dùng. Âm dưới nghệ kê Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Kình nghê là con cá to lớn, Cố Dã Vương cho rằng: Con cá lớn ăn con cá bé, sách Thuyết Văn cho rằng: Là con cá lạt có nhỏ, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ ngư thanh nghê âm nghê đồng với âm trên.

Tư siểm âm trên đúng là tư âm dưới siểm viêm Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Siểm là nhìn trộm. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Siểm là dòm ngó hậu hạ, sách Thuyết Văn viết từ bộ kiến thanh chiêm.

Chiết đông âm trên chiên nhiệt Thống Tự cho rằng: Sông Chiết Giang xuất phát từ quận hội kê, sách Khảo Thanh cho rằng: Cũng là tên sông. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Chữ viết từ bộ thủy thanh chiết.

Để khoáng âm trên chỉ văn trước quyển thứ bảy đã giải thích rồi, âm dưới hổ mãnh Quảng Nhã cho rằng: Thiếc đồng quặng còn nguyên chất gọi là khoáng sách Thuyết Văn cho rằng: Khoáng là đồng thiếc nguyên chất chữ viết từ bộ thạch thanh khoáng lại cũng viết chữ quan âm đồng với âm trên.

Đông âu âm dưới điểu hầu Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: Nay đến huyện Vĩnh Nĩnh gần bãi biển. Tức là biển Đông Âu, phía bên trái của biển, sách Thuyết Văn viết từ bộ ngõa thanh âu âm đồng với âm trên.

Tông tích âm dưới tinh lịch theo Thanh Loại cho rằng: Tích là chứa công đức sức lực. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Tích là chứa nhóm. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ lực thanh tích.

Đồng sấn âm dưới sơ cận sách Thuyết Văn viết từ bộ xỉ thanh thất văn trước Cao Tăng Truyện đã giải thích rồi, trong quyển thứ hai.

Giam tỵ âm trên cổ hàm văn trước Cao Tăng Truyện trong quyển thứ tám đã giải thích đầy đủ rồi, âm dưới manh tỷ âm manh là âm mặc băng Cố Dã Vương cho rằng: Mặc là yên tĩnh không có tiếng ồn ào, sách Thuyết Văn viết từ bộ khuyển thanh mặc Tự thư cũng viết từ bộ viết viết thành chữ mặc âm đồng với âm trên.

Tỉ thư âm trên tư tử trong quyển thứ nhất trước đã giải thích đầy đủ rồi.

Hữu huỳnh âm dưới huỳnh định sách Dương Tử Vân Cam Tuyền Phú cho rằng: Giống như là nước chảy yếu trong suốt thấy đáy, sách Văn Tự Điển cùng với Ngọc Thiên đều đồng viết từ bộ thủy thanh huỳnh.

Luyến tích âm trên liệt viên theo Thanh Loại cho rằng: Luyến là bệnh. Cố Dã Vương cho rằng: Luyến gọi là thân thể co quấy lại cong rút lại, sách Khảo Thanh cho rằng: Bệnh tay chân, Văn Tự Điển nói chữ viết từ bộ tật thanh luyến Tự Thư cho rằng: Chữ viết từ bộ thủ viết thành chữ luyến hoặc là viết từ bộ suyển viết thành chữ luyến âm nghĩa đều đồng, Văn Truyện viết từ bộ túc viết thành chữ luyến tục tự viết chẳng phải. Âm dưới tinh tích sách Vận Lược cho rằng: Chân bị què không thể đi được. Cố Dã Vương cho rằng: Gọi là chân nghiêng lệch teo khô. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Nghĩa cũng đồng, chữ viết từ bộ túc thanh tích sách Thuyết Văn cho rằng: Đúng là từ bộ chỉ viết thành tích âm nghĩa đều đồng.

Cố tật âm trên là cố sách Thuyết Văn viết đúng từ bộ cổ viết thành chữ cố sách Lễ Ký cho rằng: trên thân có tật bệnh, văn trước Cao Tăng Truyện quyển thứ chín đã giải thích đầy đủ rồi.

Át xỉ âm trên là ác âm dưới xỉ giác Ứng Thiệu chú giải sách Sử Ký rằng: Át xỉ là thúc bách gấp gáp. Lại gọi là người dân đen nắm chặc vào quá vội vàng nghiệp lực, ma nghiệp, Bì Thương cùng với Thanh Loại đều cho rằng: Bức bách, gấp gáp. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhân thanh ác âm dưới xỉ xưa nay Chánh Tự viết từ bộ túc thanh xỉ cho nên Hán Thư cho rằng: Át xỉ là dáng vẻ gấp gáp vội vàng.

Trịch khuynh âm dưới hồ các Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: hạc là cho cạn kiệt, khô cạn Tự Thư cho rằng: Khô sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ thủy thanh cố.

Chung lũ âm dưới cụ canh Mao Thi Truyện cho rằng: Chung lũ là rất nghèo hèn, Văn Truyện cho rằng: Lục giống như là không có lễ nghĩa, sách Nhĩ Nhã cho rằng: Nghèo khổ Tự thư cho rằng: Trống rổng, sách Thuyết Văn viết từ bộ huyệt thanh lũ âm lũ là âm lậu.

Tầng nghiển âm trên tằng lăng Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: Tằng là nhiều tầng lớp, Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Liên lụy với nhau nối liền với nhau, sách Thuyết Văn cho rằng: Tằng là nhà nhiều tầng, chữ viết từ bộ thi thanh tằng âm dưới ngôn kiển Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Nghiển là núi nhỏ nằm trên ngọn lớn, liền nhau, gọi là nghiển. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: đồng nghĩa chữ viết từ bộ sơn thanh hiến.

Kỹ nghi ngược lại âm trên chi củ di Mao Thi Truyện cho rằng: Kỹ nghi là biết ý, Trịnh Huyền, Trịnh Tiễn cho rằng: Kỹ nghi là ý tự nhiên có chỗ biết, sách Thuyết Văn viết từ bộ sơn thanh kỹ chữ kỹ viết đúng từ nửa bộ trúc âm dưới ngưng cước Mao Thi Truyện cho rằng: Nghi là nhận biết Trịnh Huyền, Trịnh Tiễn cho rằng: Nghi là tự nhiên có chỗ biết phân biệt, sách Khảo Thanh cho rằng: Nghi là đứa trẻ sinh ra biết tự nhiên mà có biết sách Thuyết Văn cho rằng: Đứa trẻ nhỏ biết tự nhiên, chữ viết từ bộ khẩu than nghi Văn Truyện viết từ bộ sơn viết thành chữ nghi là chẳng phải lại viết chữ nghi âm đồng với âm trên.

Hào hàm âm trên hiệu giao Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hào là núi lấp bít vùng đất yếu hiểm Đỗ Dự chú giải Tả

Truyện rằng: Hào hàm là núi ở huyễn Mãnh Trì phía tây, sách Thuyết Văn viết từ bộ sơn thanh hào âm dưới là hàm Ban Cố Tây Đô Phú Truyện cho rằng: Ở phía trái Cự Hàm Cốc có hai núi cản trở, sách Thuyết Văn viết từ bộ cung thanh thích âm cung ngược lại âm ha cảm sách Khảo Thanh cho rằng: Hàm là tên vùng quan ải.

Tinh uyên âm trên là tịnh âm dưới y huyền danh tăng. Văn trước Cao Tăng Truyện quyển thứ hai đã giải thích rồi.

Uyển nhãn âm trên ô hoàn Bì Thương cho rằng: Uyển giống như tước vót gọt, Quảng Nhã cho rằng: Cũng đồng nghĩa, Bì Thương cho rằng: Viết đúng từ bộ đao viết thành chữ uyển sách Thuyết Văn cho rằng: Uyển là chọn lựa chữ viết từ bộ đao thanh tử âm tử là âm uyển tục tự thường hay dùng.

Tăng trù âm dưới trực lưu danh tăng.

Đình kích ngược lại âm trên định ninh Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Đình là tiếng nổ sấm sét nhanh Thiên Thương Hiệt cho rằng: Tiếng sấm sét chớp Vương Bậc chú giải sách Chu Dịch rằng: Đình là tiếng sám nổ điện chớp, chữ viết từ bộ vũ thanh đình.

Trách ải âm trên tranh cách Bì Thương cho rằng: Theo luật định viết chữ trách tức là chật hẹp, bức bách Tự Thư viết đúng từ bộ trúc viết thành chữ trách Trịnh Chúng giải thích sách Chu Lễ rằng: Trách là vùng biên ải chật hẹp, sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ trách từ bộ trúc thanh sạ sách Khảo Thanh cùng với Thanh Loại cho rằng: Chữ viết từ bộ huyệt viết thành chữ trách gọi là chật hẹp, nhỏ hẹp. Lại viết chữ trách âm đồng với âm trên. Âm dưới ách giới Quảng Nhã cho rằng: Củ là hẹp Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Ải là nơi biên giới nguy hiểm, chật hẹp, Cố Dã Vương cho rằng: Ải giống như bức bách. Sách Thuyết Văn cho rằng: Đồng nghĩa chữ viết từ bộ phụ thanh ích cũng từ bộ ách viết thành chữ ải tục tự thường hay dùng.

Tự chích âm dưới chinh thạch văn trước Cao Tăng Truyện quyển thứ mười đã giải thích đầy đủ rồi.

Nhân phế âm trên ế trân Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Nhân là chìm đắm đọa lạc, rơi xuống sách Thuyết Văn cho rằng: Chìm chữ viết từ bộ thủy thanh chân âm nhân là âm nhân Văn Tự Tập Lược và Vệ Hoằng đều viết từ bộ thủy thanh nhân xưa nay Chánh Tự viết từ bộ nhân âm đều đồng.

Tiện nhĩ ngược lại âm dưới nhi chí Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Nhĩ là xẻo tai Quảng Nhã cho rằng: Nhĩ là cắt xẻo bỏ, sách Thuyết Văn cho rằng: Nhĩ là cắt bỏ tai, chữ viết từ bộ đao thanh nhĩ.

Hầu lạp âm trên hầu cấu đều Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ thực viết thành chữ hầu Văn Tự Tập Lược cho rằng: Hầu là thức ăn khô. Sách Khảo Thanh cho rằng: Viết chữ hầu gọi là lương thực, âm dưới lập Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Gạo làm thức ăn gọi là lạp sách Thuyết Văn cho rằng: Lạp tức là hạt gạo, chữ viết từ bộ mể thanh lập âm kham ngược lại âm tam cảm Văn cổ viết từ bộ thực viết thành chữ lạp âm đồng với âm trên.

Chiên trang âm dưới trang trạng chữ khứ thanh Hứa Thúc Trọng giải thích rằng: Trang giống như bó buộc, sách Thuyết Văn cho rằng: Trang là gói vào bên trong, chữ viết từ bộ y thanh trang.

Cứ ngạo âm trên cứ ngự Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Cứ là kêu ngạo Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Cứ là không cung kính, sách Thuyết Văn cho rằng: Cứ là không khiêm nhường, chữ viết từ bộ nhân thanh cứ âm dưới ao cáo Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Ngạo mạn phóng đãng. Quảng Nhã cho rằng: Khinh nhờn, sách Thuyết Văn cho rằng: Cứ viết từ bộ nhân đến bộ ao thanh ao ao viết đúng chữ ao.

Yên hàm âm trên yến kiên Thiên Thương Hiệt cho rằng: Chữ viết từ bộ khẩu viết thành chữ yên cùng với chữ yên là cuống họng. Theo Thanh Loại cho rằng: Yết hầu, đều Khảo Thanh cho rằng: Cũng từ bộ nhục viết thành chữ yên gọi là yết hầu. Văn cổ viết từ bộ khẩu viết thành chữ yên âm đều đồng, sách Thuyết Văn cho rằng: Cũng là cuống họng chữ viết từ bộ khẩu thanh nhân âm dưới hàm cảm gọi là má. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hiệt thanh hàm âm ích là âm ách âm di là âm di âm hiệt là âm hiệt.

Tăng nhiếp đạn âm trên chiêm diệp Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Nhiếp là e sợ lo sợ sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ tâm thanh nhiếp âm dưới đàn thư Trịnh Huyền Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Đạn là sợ sệt Quảng Nhã cho rằng: Kiêng kỵ xấu ác chữ viết từ bộ tâm thanh đan.

Hùng kiệt âm dưới kiền nghiệt Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Kiệt là người kiệt xuất hơn ngàn người sách Thuyết Văn viết từ bộ nhân thanh kiệt âm kiệt đồng với âm trên.

Giang thần âm dưới thuận xuân Mao Thi Truyện cho rằng: Thần là bến nước, chỗ tàu thuyền đậu, sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh thần âm kiêm ngược lại âm nghiêm liễm.

Kháp chu quan âm trên khẩu giáp, (891) sách Thuyết Văn cho rằng: Kháp là dụng tâm vừa vặn, thích hợp đúng lúc, lại cũng gọi là thảo đáng, các chữ trong sách đều không có chữ này.

Chinh cổ âm trên chích doanh Mao Thi Truyện cho rằng: Chinh giống như cái chiêng, lấy sự yên tỉnh, Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: Cái chuông gọi là chinh sách Thuyết Văn cho rằng: Chinh là cái chập chả, chữ viết từ bộ kim thanh chinh ngược lại âm dưới cô ngọ Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Tiếng trống, chữ viết từ bộ đậu thanh phộc từ bộ bán đến bộ trúc âm đậu là âm trúc cú.

Trạm lộ ngược lại âm trên trạch giảm Mao Thi Truyện cho rằng: Trạm là dày đặc tràn trề, chỉ sương móc nhiều sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy đến thanh thậm âm dưới lộ Hàn Thi Ngoại Truyện cho rằng: Lộ là sương che phủ, Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Lộ là sương thấm ướt, gọi là nước dịch yêu chỗ vạn vật, chữ viết từ bộ vũ thanh lộ.

Hy thần âm trên hứa y Mao Thi Truyện cho rằng: Hy là khô ráo. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ nhật thanh hy.

Ế vu ngược lại âm trên anh nghệ sách Nhĩ Nhã cho rằng: Ế là chôn giấu Quách Phác chú giải rằng: Ế gọi là cất giấu vật nhỏ nơi u tối, sách Thuyết Văn viết từ bộ tật thanh thổ âm hiệp là âm hiệp Văn cổ viết chữ ế âm nghĩa đều đồng.

Hàm tước âm dưới tương tước Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: Tước là nhai, Quảng Nhã cho rằng: Tước giống như cho ăn, sách Thuyết Văn cho rằng: Cắn múc, chữ viết từ bộ khẩu thanh tước chữ tước viết đúng là chữ tước.

– Độc Cao Tăng Truyện quyển thứ hai từ quyển thứ sáu cho đến hết quyển thứ mười.