NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 25

Mùa đông năm Nhâm Thân khai nguyên thứ 21 soạn tại chùa Trí Cự núi Nam Thái Nhất.

Thích Vân Công soạn dịch, Sa-môn Tuệ Lâm san bổ lại.

 

ÂM NGHĨA QUYỂN THƯỢNG VÀ LỜI TỰA

KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN

Kinh Niết-bàn là do Tây chủ Tự Cừ Mông Tốn đời Bắc Lương vào năm ba Huyền Thỉ Thỉnh sa-môn Thiên Trúc là pháp sư Đàm-vô- la-sấm và Sa-môn Đạo Cao Tuệ Lăng v.v… đồng dịch. Pháp sư lúc mới đến chưa rành tiếng Hán, ba năm sau học làu tiếng địa phương. Văn chương lưu loát, giàu sức sáng tạo. Nên văn kinh này người sau chẳng ai kế tục sự nghiệp pháp sư phiên dịch. Chỉ có bộ kinh trên là chưa đủ, lại qua Vu Điền tìm bảo quốc gốc ba lần dịch nói xong. Công phu ấy đến năm mười Huyền Thỉ mới được hoàn tất. Chính là chỗ cùng tột của nguồn cội, lời lẽ mầu nhiệm rốt cùng. Là minh châu, kim cương, bảo tạng vậy. Trộm nghĩ kinh là mẹ Phật, Phật là thầy của trời người. Pháp nhờ người hoằng, người là pháp khí. Tức là ba loại Bát-nhã, văn tự đứng đầu, mười hai chân thuyên, Tu-đa-la xếp trước. thí như mười ao xuân người ta tranh nhau tìm châu báu, ắt nhờ vào am từ. Y văn học nghĩa hội ý, phải nhờ định giáo tìm điều để cầy bổn, nương sáng tìm về nguồn. So sánh văn kinh mà không có định bản. Lại xem âm nghĩa của các nhà phiên dịch. Truyền trao nhau đại khái phạm ngữ chưa dịch, đối với tự thể của tiếng địa phương vẫn còn chứa nhiều lẽ đúng sai, bèn khiến gạt ra nơi thủ mộc, buồn bã loạn tâm. Khăn cỏ quân nơi quả viên quan trọng sữa chữa, chỉnh lý lại văn viết. Dùng để tu bổ vào chỗ trái ngộ ngụ đồng viết và hiểu là thức. Lật tung mọi lớp mây thủ mê muội, cung kính với ý kinh này dùng ba điểm, không hết, bát hằng, không đến. Lấy da làm giấy xương làm bút dám trọn hết lòng thành khẩn. Mong nắm được con dao của tiên nương tìm giọt sữa của tân y. rồi xem Thuyết Văn để định chữ tra vận tập để tìm âm huấn. Phần nhiều căn cứ vào Ngọc Thiên phạm trước tiên nhờ kim giảm làm âm nghĩa hai quyển dùng làm tư ký. Bấy giờ chưa dám lưu hành. Mong người đồng lòng xem rõ chỉ bảo cho.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 1: THỌ MẠNG

Tuệ Lâm nói Vân Công soạn, lời tuy sườn rà nhưng có chương cú nay lấy đó làm chuẩn không mất ý kinh cho phiên âm ấy hơn các nhà phiên âm khác. Cho nên ba mười sáu quyển Nam Niết-bàn từ nay trở đi cùng sử dụng âm nghĩa này. Y theo lời soạn của Ngài Vân Công chỉ có Đà-la-ni và luận chữ Phạm sơ sài không thích hợp. Tuệ Lâm nay y cứ vào bản phạm dịch là chánh giác.

Đại giả: Thương Hiệt Thiên nói đại là tổng tụ biến, Chu Dịch nói: Lớn thay sự khởi đầu của càn khôn vạn vật: Trong kinh tự thích rằng lớn gọi là tánh ấy thường rộng lớn.

Bát giả: Từ này là tiếng Phạm trong kinh dịch là nhập, chứng y theo sách thì chỉ có hai âm ban và bàn. Nay theo Phạm âm mượn làm âm bát.

Niết-bàn: Hán dịch là viên tịch. Nghĩa là ba điểm viên y tứ đức viên quả. Kim cang bảo tạng trọn vẹn không thiếu đây là nghĩa viên trừ khử hẳn nhị chướng hằng thanh tịnh lam nhiễm chánh thể duyên chân đây là nghĩa viên tịch.

Kinh giả: Phạm gọi là Tu-đa-la Hán dịch đủ năm nghĩa, luận kệ nói kinh y dữ dùng tuyền thằng mặc tuyến diệp xuyên nghĩa là Tu-đa-la thậm thâm vi diệu nghĩa nay chỉ lấy một phần nghĩa đầu.

Thọ mạng: Thuyết Văn nói thọ là lâu mệnh. Nội thích nói thọ tức là phần hạn. Mạng là liên trì Như Lai thọ mạng y vào chứng thức vô cấu mà thành lập thọ tức mạng.

Phẩm giả: Phẩm là loại, chính là loại của thiên chương.

Câu-thi-na-thành: Tiếng Phạm tên của một thành ở Tây vực. Đường gọi là Thành Nhuyễn Chương ở vùng Trung Thiên Trúc, chu vi hơn mười dặm.

A-lợi-la-bạt-đề-hà: Tiếng Phạm chính phạm âm: A-nhi-đa nhược để, tên của con sông ở Tây Vực. Đường gọi: Vô Thắng Văn Ngôn Bố- la-phược-để. Đường nói, song hữu kim, đây là mỹ xưng.

Sa-la-song thọ: Nước kia cũng gọi là Cao Viễn Lâm, Tây Vực Ký nói: bốn cây thật cao ở bên bờ Tây con sông. Cây ấy giống như cây sồi mà da xanh lá trắng mướt, ánh sáng phát ra đọng lại thành hương như chỗ Như Lai nhập Niết-bàn.

Tương dục Niết-bàn: Ngọc Thiên nói tương là tiến đến.

Đẳng thị chúng sanh: Ngọc Thiên nói thị là nhìn chiêm.

Như-La-hầu-la: Hán dịch là phú chướng nghĩa là lúc tu-la che mặt trăng thì sanh ra Ngài, lại thuở xưa vì lấp hang chuột nên ở trong thai sáu năm mới sinh.

Vi tác quy y:

Ốc xá thất trạch: Thuyết Văn nói ốc là củ. Hà Hưu chú Công Dương nói: xá là chỉ Bạch Hổ Thông nói thất là thật.

Thần triêu: Nhĩ Nhã nói thần là sáng sớm Thích Danh nói thần là thân. Vận Anh nói lúc sáng sớm.

Phủ lê: phả chỉ ca. Hán dịch ngọc nước dạng như thủy tinh màu đỏ pha trắng. Đại luận nói qua một ngàn năm thủy hóa thành pha lê châu. Mã não: Tự Thư nói loại ngọc trong đá.

Tam thiên đại thiên: Một thứ thiên hạ là một mặt trời mặt trăng chiếu đến gọi là một thế giới. Thiên thế giới này gọi là một tiểu thiên. Một tiểu thiên là một trung thiên… một thiên trung. Thiên là một đại thiên, cho nên tam thiên đại thiên, con số ấy cả trăm ức ức.

Hào khốc: Hào là gào, kêu.

Thế khấp: Thế là khóc ra nước mắt. Khấp là khóc không ra tiếng mà nước mắt rơi.

Ngạnh ế (đã giải).

Chấn động: Song lâm chiêu tập đều có dị tướng ban đầu là thanh tướng theo âm loại của nó, kế đến có tướng ánh sáng xuất hiện ở trước của. Đây là tướng đất chấn động thứ ba. Nếu chỉ có âm thanh không có ánh sáng thì người điếc không nghe, chỉ có ánh sáng không có âm thanh thì người mà không thấy cho nên phải chấn đọng khắp chiêu cảm kẻ hữu chuyên là mật ý của Như Lai.

Nhất kiếp: Phạm gọi là kiếp ba, Hán dịch là phân biệt. Kiếp có ba loại khác nhau có nói trong chương khác.

Ca-chiên-diên: Thuộc chủng tộc hớt tóc.

Bạt-câu-la: Hán dịch là Thiện Dung. Nghĩa là dung nghi của Tôn giả này rất tuấn tú.

Ưu-ba-nan-đà: Hoặc gọi là bạt-nan-đà.

Chiến điệu: Điệu là đông.

A-la-hán: Hán dịch là vô sanh, sát tặc, nghiệp kết, đã hết vượt khỏi ba cõi

Đèn đắc:

Sấu khẩu tháo thủ: Ngọc Thiên nói súc miệng gọi là sấu, rửa tay gọi là táo. Ở đầu gọi là mộc (gội) ở mặt gọi là ở thân gọi là dục (tắm) ở chân gọi là tẩy.

Ba-la-xà-hoa: Hoa màu đỏ.

Câu-đà-la-nữ: Hán dịch là hảo phúc.

Vi bất đoạn tuyệt:

Giải vị giải giả: Giải là tán, ngộ.

Ưu-bà-tắc: Hán dịch là cận sự nam thọ trì tam quy ngũ giới.

Hằng-đa-sa: Ao vô nhiệt não, phía nam chảy ra sông Hằng giá chảy vào Trung Ấn rồi vào Nam Hải.

Thân nhạo đối trị.

Thiệu tam bảo chủng: Kế thừa đãi.

Ký tự sung túc:

Phục năng sung túc: túc là thành đầy. Nghĩa là tự mãn mình thành ích cho người. Tả Truyện nói để túc Chí Văn để túc ngôn.

Xà-tỳ: Xà-duy hoặc trà-tỳ, cổ gọi là da tuần Hán dịch là phần thiểu.

Giáo hương: Nương vào cây mà sống loại huân lục bạch giác.

Ưu-bát-la-hoa: Hán dịch là hoa sen xanh.

Câu vật đầu hoa: Hoa sen vàng.

Ba-đầu-ma-hoa: Hoa sen đỏ, cọng hoa có lông nhọn.

Phân-đà-lợi-hoa: Hoa sen trắng.

Kiều-xà-da: Ngũ Phần Luật nói. Nó được lấy từ loại dã trùng kết sợi làm áo.

Sô-ma: Hoa cỏ nhuyễn.

Viên phúc: Ách treo trên đầu trâu.

Thất bảo: Vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, trân châu đỏ, mã não.

Xí điền: Châu ngọc nhiều sắc, xen lẫn pha lộn trong đó.

Tuấn tật: Nhanh, vội.

Tiêu sắc:….

Bát công đức thủy: Câu-xá luận nói: Một là ngọt, hai là lạnh, ba là mềm, bốn là nhẹ, năm là thanh tịnh, sáu là không hôi, bảy là khi uống không hại cổ, tám là uống rồi không hại ruột.

Ca-lăng-già-y: Ca-lăng-già là tên nước, Ba-hòa-la là tên y.

Trướng hận: Ngọc Thiên nói: Trướng là vọng hận, Quảng Nhã nói hận là buồn.

Khâm-bà-la-y: Loại áo dệt bằng tơ lụa đủ loại, thuộc y phục của ngoại đạo.

Ưu-bà-di: Hán dịch là cận sự nữ, người thọ tù tam quy ngũ giới.

Tỳ-xá-khư-ưu-bà-di: Tỳ-xá-khư tên của một ngôi sao, cô này nhận đó đặt tên, ngũ phần luật gọi là lộc tử mẫu.

Đáp thực: Chữ thông tục, Vận Anh nói nấm thức ăn.

Khước địch: Ngọc Thiên nói địch là đối. Gắn cột trụ đá lên thành để chống địch.

Lâu lỗ: Lâu Thuyết Văn nói nhà lầu có mái che, Thích danh nói lỗ là lộ. Trên không có mái che.

Sở ố: Ngọc Thiên nói ố là chán ghét.

Khiếu khổng: Thuyết Văn nói khiếu là lỗ trống, Thương Hiệt Thiên nói khổng là lỗ nhỏ.

La-sát: Hán dịch là ác quỷ, loài ăn thịt uống máu người đi trên hư không hoặc dưới đất rất nhanh

Y-lan: nói cho đủ là Y-na-hạt-la. Hán dịch là cây rất hôi.

Họa thủy: Ngọc Thiên nói họa là phần giới. Nếu nói theo âm hoạch nghĩa là hình tượng chẳng phải ý kinh, nay lấy nghĩa trước.

Xí hiêu: Ngọc Thiên nói là hữu lưu, tức loài cú tai mèo. Nếu nó kêu lên thì dân chúng biết có họa sắp đến. Hiêu Thuyết Văn gọi là loài chim bất hiếu. Chim non lớn lên ăn thịt mẹ rồi mới bay đi.

Điêu thứu: Thương Hiệt Thiên nói chim mỏ vàng, thứu âm tựu, loài chim màu đen đẻ nhiều con, ngày xưa ở phương nam có loài chim này gọi là thứu, đầu vàng, mắt đỏ đầy đủ năm sắc.

Hoại tử: Thuyết Văn nói tử là quở trách Trịnh Huyền nói miệng hủy báng là tử. Phá hoại sanh tử: Hoại là cố sức phá khiến cho nó rách nát. Nếu âm hoại thì mặc tình phá. Nay lấy nghĩa trước.

Tỳ-xá-ly: Tên thành ở Trung Ấn, gọi đúng là Phệ-xá-lê, chu vi năm mươi dặm, cung thành 4,5 dặm. Ly-xa-tử chính là mễ chiêm bà vương chủng.

Diêm-phù-đề: cũng gọi là Viêm Phù cũng gọi là Thiêm Bộ Viêm

Phù. Tên cây là tên của cây. Cây này ở bờ Bắc câu Đương đoạn kỳ thiệt: Đoạn là cắt đứt.

Tứ mã tư: Thuyết Văn nói: một xa giá dùng bốn con ngựa. Luận Ngữ nói Tề Cảnh Công có ngựa Thiên tứ Mã bốn chục ngàn xe.

Túng quảng: Nghĩa là nam bắc là túng đông tây là quảng.

Đa-la-thọ: Theo Tây Vực ký nói, thân cây như cây cọ. Cao 6,70 thước, quả chín thì đỏ giống như quả lựu ở nước ta miền đông ấn nhiều người hái để ăn.

A-xà-thế: Hán dịch là vinh sanh oán, cũng gọi là Bà-la-lưu-chi, Hán dịch là chiết chỉ cũng gọi là thiện kiến.

Tuấn tật như: tuấn là nhanh vội.

Huân tu: Thiết Vận gọi là hơi lửa, có khi viết chữ huân bộ thảo, đồng âm nhưng nó là hương cỏ, chẳng phải nghĩa này. Ngọc Thiên nói Trịnh chú Chu Lễ là sửa đổi trang sức. Văn kinh viết chữ đồng âm nhưng chữ đó là nam.

Như báo: Ngọc Thiên nói khí âm dương chuyên kết đọng lại thành bào.

Cam thiện: Thiện là thức ăn ngon, người gặp thức ăn ngon đều gọi là trân thiện.

Lưu ky: Là tên gọi ở Thiên Trúc, Phạm gọi là Phê-lưu-ly-da. Hán dịch là Cạn Sơn Bảo. Nghĩa là gần thành Ca-tù-la. Tịnh Tam Tạng nói: báu sắc xanh, Hán Thư nói xuất phát từ Kế Tân. Kinh nói không cho lưu ly giống như thủy tinh.

Ỷ sáng: (đã giải)

Nan-đà-bạt-đà-la: Hán dịch là hoan hỷ hiền hoan hỷ, hai con rồng này là anh em.

Tỳ-sa-môn-vương: Hán dịch là đa văn, tức Thiên Vương ở phương Bắc.

Càn Thát Bà: Tân dịch là kiện thát phược. Hán dịch là tầm hương tức thần âm nhạc.

Ca-lâu-la: Tân kinh nói Yết lộ trà. Hán dịch là diệu xí điểu.

Khẩn na-la: Hoặc nói. Châm-đà-la. Hán dịch là Ca Thần, âm thanh ấy rất hay. Pháp chánh hoa nói: Thiên tử hòa âm cũng là nghi thần. Vì đầu nó có sừng cũng gọi là nhân phi nhân.

Ma-hầu-la-già: Tân dịch: Mạc-hô-lạc-ca. Hán dịch là hunh hành thần, tức là đại mãng xà.

A-tu-la: Hoặc gọi là A-tu-luân. Tân gọi là A-tố-lạc, Hán dịch là vô tửu thần. Cũng gọi là phi thiên. Hải Long Vương kinh nói vô tửu thần thường ôm lòng ác độc, thường đấu tranh với Đế Thích.

Diêm-bà-lợi: Hán dịch là đại ty thần.

Bà-na-bà-thần:

Bạt-đề-đạt-đa: Bạt-đề là hiền đạt, đa là thọ, tức hiền thọ vương.

La-sát-khả-úy: La-sát âm phạm là khả úy, đường phạm cũng rõ.

Loài quỷ này phi rất nhanh răng bén có thể ăn thịt người.

Nhạo hương vương: Nhạo là yêu thích.

Tham sắc quỷ mị: Tên của những La-sát nữ. Nó cướp tinh khí của người. Đã phát tâm trong hội pháp hoa, nay đến song lâm khởi lòng buồn thương.

Thiên chư dâm nữ: Ngọc Thiên nói dâm là du ký, thiết vận gọi là xinh đẹp.

Lam-bà-nữ: theo kinh Pháp Hoa. Mười la-sát nữ có tên lam bà, Hán dịch là thừa.

Uất-bà-thi-nữ: Hán dịch là tự tại.

Đế lộ chiêm: Hán dịch là ma thắng.

Phồn thân: Phồn là thiêu, hai bộ mộc để làm củi, chất ở trên, bộ hỏa đặt ở dưới để đốt, chữ hội ý.

Phù nhạn là loài chim nước.

Tiệp thát bà điểu:….

Ca-lan đà điểu: Từ âm thanh mà đặt tên.

Bà-ý-ca: Hán dịch là lạc kiến.

Ca-lăng-tần-già: Âm thanh rất hay khi nó hót chấn động cả núi rừng. Giọng hót hòa nhã âm dịu người nghe không biết chán, Già-bà-già-bà điểu: Hán dịch là mênh mệnh điểu.

A-tăng-kỳ: Hán dịch là vô ương số, theo kinh Hoa Nghiêm phẩm Tăng-kỳ, đại số gồm có một trăm hai mươi, từ trăm ngàn trăm ngàn gọi là một câu chi, như vậy bội bội kế nhau đến trăm lần mới là A-tăng- kỳ.

Ông uất: Ý nói cây cỏ mọc um tùm.

Ấm tế nhựt quang: Nghĩa là không sáng. Chiêm bà hoa: Hoa màu vàng thật thơm.

Táo xướng kỹ nhạc: Ngọc Thiên nói xướng là diễn tuồng hát xướng. Kỹ là nhạc nữ, Tỳ Thương nói kỹ là mỹ nữ. Kinh viết chữ là tài nghệ có người viết chữ sai ý kinh.

Bạch hộc bạch hạc: Ngọc Thiên nói, nó tợ như ngỗng mà màu vàng trắng. Lại như hoàng bộc hình giống con hạc.

Điêu văn khắc lữ: Thuyết Văn nói điêu là giọt giũa, Ngọc Thiên gọi là trang sức.

Lan thuấn: (đã giải)

Uất đơn việt quốc: Cũng gọi là Bắc Câu Lê Châu Hán dịch là cao thượng địa. Bốn mặt vuông như mặt người thọ mười ngàn tuổi. Nhiều thú vui như ở trời, nhưng không nghe được Phật pháp, nên nó thuộc nạn xứ.

Đao lợi thiên: Hán dịch là Tam Thập Tam Thiên ở trên đỉnh Tu Di, bốn bên đều có các cõi trời. Thiên Vương Đế Thích ở chính giữa, hợp thành ba mươi ba cõi.

Thích Đế Hoàn Nhân: Nói cho đủ là Thích-Ca-đề-bà-nhân-đà-la. Thích-ca là năng nhân, Đề-bà là thiên, Nhân-đà-la là chủ.

Đàn-ba-la-mật: Nói cho đủ là Đàn-na-ba-la-mật-da. Đàn-na là bố thí, Ba-la-mật là bỉ ngạn. Đa là giáo, nghĩa là ly tướng hanh đàn được đến bờ Niết-bàn bên kia.

Mạn-đà-la-hoa: Hán dịch là viên hoa. Ma-ha-mạn-đà là đại viên hoa cũng gọi là thích ý đại thích ý.

Mạn-thù-sa-đẳng: Hán dịch là nhu nhuyễn đại nhu nhuyễn.

Tán-đa-ni-ca: Hán dịch là tịch tịnh hoa.

Ba-lợi-chất-đa-thọ-hoa: Hán dịch là hương biến thọ nghĩa là cây cành rễ nhánh hoa quả đều có thể xông khắp trời Đao lợi.

Chí đẳng lục thiên: Trên đỉnh Dục giới là cõi Tha hóa tự tại thiên.

Tỳ-ma-chất-đa-la: Cựu gọi là tịnh tâm hoa khuy cỏ pháp sư gọi là kỹ họa bảo bức.

Câu-tỳ-đà-la-thọ-hoa: Hán dịch là phá tha.

Thượng chí hữu đỉnh: Phạm chúng thiên trên đỉnh Dục giới.

Ma-ba-tuần: Tiếng Phạm nói cho đủ là phược Ma-la-ba-tỳ-tuần. Phược là thiên, Ma-la là chướng ngại, Ba-tỳ-tuần là tội ác. Nghĩa là loại này sanh thiên cung, chỉ khích lệ người lâm ác. Khiến họ thối thiện căn không lìa khỏi Dục giới.

Cung nỏ khởi trượng: Thuyết Văn nói cung là lấy gần dòm xa. Nỏ là phẫn nộ còn gọi là then chốt xuất phát. Khởi là giáp. Trượng là kích.

Mâu-sát-mâu: Thuyết Văn nói mâu dài hai trượng đặt trong binh xa. Sác dài trượng tám.

Kim chùy việt phủ: Chùy là dùi sắt. Thuyết Văn gọi là sắt là kim loại đen. việt Thuyết Văn gọi là cái búa lớn.

Quyên sách: Quyên là nắm dây để kéo lấy.

 

MA VƯƠNG BA TUẦN HIẾN PHẬT ĐÀ LÀM

Tuệ Lâm

Hằng nhĩ dã tha sai kế trá trá la sá kế lao lỗ lệ ma giá lao lệ ha la ma la đa nha sa phược giá.

Như quy tạng lục: Quy có đầu đuôi bốn chân gọi là lục xứ. Nếu ai xâm phạm thì nó chui đầu vào trong võ. Sáu căn cúng sanh chạy nhày bên ngoài, giặc xâm phạm thì tự thủ can môn như rùa chui vào vỏ Du siểm: Dua nịnh gọi là du siểm.

Sa-bà thế giới: Cũng gọi là Tố-ha, Hán dịch là kham nhẫn, do nhiều oán tật nhưng các khán giả ở trong kham nhẫn vất vả, năm khởi, sáu giác.

Ma-hê-thủ-la: Nói cho đủ la Ma-hê-thập-Phật-la Hán dịch là đại tự tại ở cõi Sắc cứu cánh.

Chiến lật: Lật là sợ hãi.

Sấn diệt: Nghĩa là chết.

Văn Thù Sư Lợi: Hán dịch là Diệu Kiết Tường

Vô biên thân: Ngoại quán thân phần kiến có khứ lai nội thấy đồng hư không chẳng lường bờ mé.

Hương khí phần phức: Mùi thơm phưng phức chân kim vi song.

Mai quỷ vi địa: Thuyết Văn gọi là Hỏa Tề Châu. Theo vật dị chí hỏa bốc tới châu, dạng như Vân Mẫu, sắc như ngọc ích. Sáng như đuốc, tản ra như cánh ve, xếp lại như băng trong gian vô khống khuyết.

Khương lang: Quách Chú Nhĩ Nhã nói năm mất mùa thì bọ hung xuất hiện.

Phúc khác: Tam thiên nói phúc là con rắn màu như lụa có rắn rất độc. Khác là con rệp, văn kinh nhầm là con mọt trong gỗ.

Thập lục chủng hạnh ác nghiệp giả: Nghĩa là nuôi heo, dê, gà, chó v.v.. cho mập rồi bán.

Cập-nhất-xiển-đề: Người Đoạn Thiện Căn Kinh nói vì không đủ niềm tin nên gọi là Nhất-xiển-đề. Vì chướng đời vị lai nên gọi là vô tánh, vì rốt cuộc cũng đắc nên gọi hữu tánh.

Kinh cức: Cức là cây gai.

Diện môn sở xuất: Diện môn của Như Lai phóng quang triệu tập người hữu duyên trở về từ mộng nghĩa là trở về từ sự hiểu biết là mộng.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 1

Thuận đà: Hoặc gọi là chuẩn đa. Hán dịch là giải diệu nghĩa.

Quyển 2 kinh Nê Hoàn nói: Hoa Thị Tử, thuần là họ, hoa là con.

Sát lợi: Hoặc gọi Sát Đế Lợi.

Bà-la-môn: Thiện kiến luật nói: Thường tu tịnh hạnh bác học đa văn cao hiền.

Tỳ-xá: Người mua bán kiếm lời.

Thủ đà: Chủng tộc hạ tiện, rõ dịch.

Trừ khử: Ngọc Thiên nói trừ là loại bỏ.

Châu ngột: Chu là rễ cây, cây không có nhánh là ngột.

Sa-lỗ:

Thừa cấp là cứu giúp ủng hộ.

Dực đắc: Ngọc Thiên gọi la hi vọng may mắn.

Vô thương pháp vũ:

Vũ nhữ thân điền.

Tiên dĩ thông đạt.

Sơ thành đạo dỉ phá từ mà. Vô thường khổ vô ngã, bất tịnh.

Nhị mục ngưu nữ.

Nan-đà.

Nan-đà-ba-la: Hán dịch là ý lực.

Danh bất hư xưng.

Tùng nghĩa lập danh.

Ưu đàm hoa: Hán dịch là hy hữu hó cũng gọi là ứng hiện điềm lành.

Nam Mô Thuần Đà: Nam mô là quy mạng, Thuần Đà là thỉnh chủ, chúng bèn quay về.

Quyên trừ: Quách Phác nói quyên là trừ. Ách có bốn loại. Dục, hữu, kiến, vô minh.

Phược: Có bốn: Tham, sân, giới thủ, thân thủ, như thị quán hạnh.

Khinh miệt: Là xem thường người khác nhược thị hạnh giử.

Tước lộc: Ngọc Thiên nói vua chế tước lộc có năm cấp. Công, hầu, bá, tử, nam. Lại gọi lộc là vật ban thưởng.

Thiệu tục: Nối tiếp không ngừng.

Sô thảo: Để nuôi súc vật.

Khất cái: Hành khất.

Phong thích: Âm thích là tây quan, âm hác là Sơn Đông, còn âm triệt.

Kỳ thủy phiêu tật: Nước chảy nhanh.

Tu du: Là chốc lát, theo câu xá luận, bản hạnh tập.v.v.. nói thời gian nhỏ nhất là một Sát-na, một trăm hai mươi Sát-na là một hằng

Sát-na, sáu mươi hằng Sat-na là một La-bà. Ba mươi La-bà một Mâu- hô-lật-đa, ba mươi mâu Hô-là một ngày đêm. Theo Đại Tập Kinh một ngày một đêm có ba mươi Tu-du là Mâu-hô-lật-đa. Kinh nói từ lúc mặt trời mọc. Thấy bóng người dài chín mươi sáu thước là Tu-du thứ nhất.

Sa-la-sa-điểu: Hán dịch là cùng hành, cũng gọi là Bạch Hạc.

A-mâu-đạt-trì: Hán dịch là vô nhiệt não. Bồ-tát ở trong núi tuyết làm thân sống để lợi vật.

Tiên giác kỹ nghệ, nghệ có sáu loại: Lễ, nhạc, bắn, cỡi ngựa, thư số.

Chu quýnh toản chuyển:

Khôi hội: Tức là đồ tể.

Kinh ngữ (đã giải)

Diêm phù đề: Diêm phù là tên cây, đề là tên châu. Tân dịch là thiệm bộ châu.

Ly ư bát nạn:

Đắc nhâm thân nan.

Phê nghề: Tỳ Thương, Quảng Nhã đều nói tường thành nhỏ.

Kỵ tỏa: Kỵ là cái dòm đầu ngựa, còn gọi là kiểm chế, tỏa là khóa.

Ngũ nhập thất phiền não hệ phược: Theo minh tịnh tướng kinh: ngũ trụ phiền não nặng nhẹ khác nhau. Một tụ mười phẩm thì thành năm mươi sáu. Lại theo thất phược, một là sắc, tâm, tam tam muội phược. Sáu nhân duyên phược, bảy chuyển pháp luân phược. Tỉnh ngộ chi tâm: Nghĩa là trừ sạch cơn mê Miễn huyền: Ngọc Thiên gọi là loạn. Không sáng.

Kiêu mạn cống cao: Ngọc Thiên nói tự buông lung là kiêu, lăng mạ người gọi là mạn, tước khi mạn là cống. Khởi tâm là cao.

Ngươn ngạc: Thương Hiệt Thiên nói ngươn là đần độn. Tả Truyện nói tâm không nói tâm không theo phép tắc là ngoan, miệng không nói lời hung ác là ngạc.

Phụng bổng lộc: Ngọc Thiên nói phụng là cho.

Sư phạm: Mật Pháp nói: Tôn nghiêm đang sợ làm sư. Khuôn phép mẫu mực là phạm.

Tứ thập bát niên: Bồ-tát Thích Ca lúc mới xuất gia theo Uất-đầu- lam-phất học từ thiền bát định, tức lấy từ thiền làm bốn mươi tám định.

Bát định làm tám năm.

Bát chủng thuật:

Trị thân, trị mắt, trị ung nhọt, trị trẻ nhỏ, trị quỷ ma, trị độc, trị thai, chiêm tinh xem kinh Niết-bàn

Giáo nhữ y pháp:

Si ngãi: Ngọc Thiên gọi là vô tri ngẫu thành ư tự: Nhĩ Nhã gọi là gặp mạch thức: Các sách đều không có chữ thức này. Theo viện hiếu tự phổ thư bọ qua âm thức. Là chữ khang, lúa mạch.

Ẩm uỷ đều thích:

Trừ dũ: Dũ là bớt bịnh.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 3

Thân anh trường bịnh: Anh là triền nhiễu. Nghĩa là bị bịnh bức não thân.

Tẩm ngọa: Ngủ

Tật đốc: Đốc là dày, nặng.

Trách sách vô sở: Thuyết Văn nói sách là tìm. Ngọc Thiên gọi là trưng bày tìm lỗi cũ.

Ni-ha-ca-diếp: Hán dịch là Đại Ẩm Quang, dòng họ Bà-la-môn. Ma-ha là đại.

Dĩ thử nhị duyên: Một là Thuyết Văn không kham nhận sự phó chúc. Hai là Bồ-tát kham nổi nên giữ.

Đa-la-tự-lạc: Đa-la là Lê-vi. Truyện nói phía Đông thành Câu-thi là thôn Lê-vi.

Ấu trĩ: Trĩ là nhỏ.

Ca-lân-đề: Hán dịch là bảo khả ái. Loài chim nước tức ngỗng vịt.

Bát-đại-hà: Hằng hà Chiêm-phù-la. Tát-la, Bạt-đề, Ma-ha, Tân- đầu. Bác-xoa. Tất-đà.

Thái bạch: Là kim tinh, Tây phương.

Tuế tinh: Là mộc tinh ở phương Đông. Thuyết Lãn nói trên tinh vạn vật xếp vào số tuổi tinh ấy trải qua hai mươi tám đêm, diễn khắp âm dương. Mười hai tháng một lần. Ngọc Thiên nói theo lịch gọi là ngũ tinh là năm bước cho nên chữ tuế từ chữ bộ.

Thiên ý thọ: Chư thiên có cây tùy ý trời chuyển theo sở cầu đều toại nguyện.

Diêm phù kim: (đã giải) Bất năng phí quá:

Tại tình ổi xứ: Nghĩa là nơi ẩn náu.

Giáo chiếu: Nghĩa là dạy dỗ.

Đề hồ: Chất dịch trong ở trong tô. Kinh viết chẳng phải chánh thể.

Sao lược: Nghĩa là cưỡng đoạt của người nếu cướp lấy thì dùng chữ

Câu dịch: Nghĩa là lấy sữa. Tán diêu: Nghĩa là cách lấy tô Thử thường pháp xứng.

Vân hà hành tưởng:

Tu-đa-la: Hán dịch là khế kinh… Ban tuyên: Ban bố khắp

Quả lõa: Trái cây là quả, trái cỏ gọi là lõa, lại nói mọc ở đất liền gọi là quả, quả mọc dưới nước gọi là lõa.

Đăng mân: Mất ngủ. Thường hữu hy vọng. Chúng vọng đô tức

Cam tô bát vị: Ngọt, đắng, chua, cay, mặn, nhạt. Hai loại, một là không đắng nên ngọt, hai là không chua nên ngọt, hợp lại thành tám.

Trữ hoại: Ngọc Thiên nói là thớt thịt, chẳng phải ý kinh, phải viết

Tam muội: Nói cho đủ là tam ma địa. Hán dịch là đẳng trì, nghĩa là lìa hôn trầm trạo cử để tâm tục vào một cảnh.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 4

Thâm thúy: Thuyết Văn nói thúy là xa sâu xa.

Nhũ dưỡng: Ngọc Thiên nói nhũ là sanh chim nuôi con gọi là phu, thú nuôi con gọi là nhũ.

Anh nhi: Tam Thương nói: Nữ gọi là anh, nam gọi là nhi. Thích Danh nói nói mới sanh lại nữa người nữ mang thai gọi là anh, sanh ra nuôi dưỡng nên gọi là anh nhi.

Đa-hàm: Trang tử nói: Ăn vào vỗ bụng mẹ mớm cho con ăn sợ không tiêu nên lo sợ. Niệm Phật biết được ý. Không phù hợp với ý kinh.

Nay không lấy

Yểu thọ: Thuyết Văn gọi là khúc, chiết nghĩa là không hết thiên môn.

Hào lư: Theo tôn tử nên của kinh mười hốt là một ty, mười ty là một hào, mười hào là một lư, mười lư làm một phân, mười phân là một tấc, mười tất là một thước, mười thước là một trượng, mười trượng là một dẫn.

Tam chủng tịnh nhục: một là không thấy giết, hai không nghe sát, ba là không nghi sát.

Thập chủng bất định: y theo thập tạng luận tính, mà người hai là rồng, ba là sư tử, bốn là voi, năm là ngựa, sáu là trâu, bảy là lừa, tám là khỉ, chín là rắn, mười là chó.

Cửu chủng thanh tịnh: Chính là thấy nghe, nghi đều có tiền phương hậu khởi và chánh thể hợp thành chín loại.

Kiều-đạt-da: Ngũ phần luật nói: làm bằng tơ tằm, nghĩa là tằm nuôi hay tằm rừng đều được.

Yếu thị ngoại sắc: Nghĩa là lấy màu xanh đen mộc lan nhuộm làm đổi sắc.

Kha bối: (đã giải) ở trước

Bĩ cách: (đã giải)

Trữ tụ: (đã giải)

Bị thuyền: Bị là mang, văn kinh viết chữ mở ra, chẳng phải nghĩa này.

Ni kiềm tử: Hán dịch là vô phược, ngoại đạo lõa thể không bị vướng bận ăn mặc, là người thiểu dục tri túc Như nhiểu tứ khử: Tự Lâm gọi là rình. Kính thiết: Nghĩa là sao hỏa tan

Chiêm tướng tinh túc: Chiêm là quán sát, tinh có năm, tinh túc hai mươi sáu, túc như trong đại tập có nói.

San hô: Hán thư nói san hô xuất phát từ kế tân. Thuyết Văn nói san hô là báu sắc đỏ sanh ở đáy biển hoặc trên núi đá

Học chư kỹ nghệ: Nghệ là tài năng. Tây phương có lục nghệ đó là kế nhạc xạ thủ thư số. Tây phương là là học ngũ minh. Đó là nhân minh, thanh minh, y phương minh, công xảo minh, nội minh.

Chủng thực: Trồng các cây.

Cổ đạo: Nghĩa là trùng độc hại người. Chú huyễn: Tụng chú mê hoặc người

Tư mạn: Tư là thêm mạn là dài, văn kinh viết chữ là bại, chẳng phải nghĩa này.

Du đầu đàn vương: Trịnh Pham Vương.

ma-da-phu nhân: Hán dịch là đại thuật. Ngọc Thiên nói phu là tiếng mỹ xưng của người nam. Vợ nhờ đức chồng mà thành nhân nên gọi là phu nhân.

Tiệm tiệm nhi đoạn:

Đoạn chư ác dĩ.

Đa-thâu-đà-la:

Hưởng lịch tử khôi.

Tố tại hậu cung: Tố là gốc

Giác lực: Giác là lượng, thử. Văn kinh viết là chữ tổ, thô sơ, chẳng phải ý kinh.

Đào gia thâu: Thương Hiệt Thiên nói nhà thợ gốm, nắn đúc rồi mới nung.

Đoạn thủ nhất thiết: Ngọc Thiên gọi là cắt.

Bách bức diêm phù: Trong thế giới tam thiên đại thiên này gồm cả trăm ức. Theo kinh nói ức có ba loại, cách tính khác nhau. Nếu y theo số thấp, thì mười vạn là một ức, tính cả vạn ức. Nếu y theo số lớn thì vạn vạn là một ức, chỉ có mười ức số không đủ. Nay theo kinh Hoa Nghiêm một trăm lạc xoa là một ức nên có một trăm ức.

Lâm vi ni viên: Hán dịch là nhạc thắng lan quang. Là tên thiên nữ.

Ngày xưa du hóa (dạo chơi) ở vườn này nên nhân đó đặt tên.

Nhập thiên tự: Tự là nơi tế lễ.

Ma-hê-thủ-la: Đại tự tại thiên ở sắc cứu cánh.

Sư tử đang: Ngọc Thiên nói trang sức đeo tai.

Tấn đạt thái tử: Phạm gọi tất đa. Hán dịch là nhất thiết nghĩa thành.

Hàng phục ma quan: Quan là vương là chủ. Ma là thiên chủ cõi tha hóa

Mộc thương: Hai chốt gỗ là thương. Văn kinh viết chữ vương, chữ tương là tiếng kinh, chẳng phải nghĩa kinh.

Bác dị:

Như diêm phù đề: (đã giải).

Đông phất vu đãi: Hán dịch là thắng thân châu.

Tây cù-đà-ni: Hán dịch Ngưu hóa châu, xứ ấy không có tiền, chỉ lấy trâu hóa giá.

Bắc uất đơn việt: Hán dịch là thắng sở tác nghĩa là người kia làm gì đều vô ngã vượt trội hơn ba châu lúa.

Đăng lô: Lô là lò lửa.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 5

Hữu bí mật tạng:

Hà dĩ cố như mãn nguyệt: Từ đây trở xuống có mười bảy chữ tàng (bình thanh) bốn chữ kế bình thanh.

Tỳ-già-la-luận: Đại luận của ngoại đạo, Hán dịch là vô dụng.

Thương vưu: Là bị thủng ngoài da.

Thiệt tắc quyện túc: Nay theo Ngọc Thiên chữ quyện có ba âm, quyện là thâu lại. Quyển là quyển sách, còn âm kiên là co lại. Nay văn kinh lấy âm này.

Bát đại nhân giác: Thiểu lục, trí túc, tịch tịnh, tinh tấn, chánh ý, chánh định, chánh huệ, không lý luận.

Đâm nộ si là nam độc.

Phụ dĩ diệu lược: Phụ, cân, thuốc bôi, văn kinh viết nhiều chữ trái ý kinh.

Tứ bách tứ bịnh: Đại thủy hỏa phong là tứ đại, gió nhẹ đất nặn, hỏa rỗi thủy, lặng trái nhau, gọi là bốn con rắn độc. Một đại không điều hòa một trăm lẻ một bịnh sinh, bốn đại không điều hòa thì sanh bốn trăm lẻ bốn bịnh, Thanh đi chi xứ.

Tốn đắc hung vấn.

Phá nhi thanh tê: Tê là tiếng ngói.

Như tỳ ma tử: Quách Phác nói hạt đậu, văn kinh viết là tên loài trùng, không phải loại cỏ. Nhựt hộc: Sáng Chấm bạo:

Khư-đà-la: Hán dịch là khanh thọ, ý nói giống cây sầu đông, thuyết này sai.

Nhị thập ngủ hữu: Từ châu tứ ác thú và lục dục thiên, vô tưởng phạm, trịnh, cư từ không và tứ thiền.

Bà sư hoa: Cựu gọi là Đằng Hoa. Phạm gọi là Bà-lợi-sư-ca, Hán dịch là hạ chí hoa.

A-ma-lặc: Hán dịch là vô cấu, bản nam viết là ha-lê-lặc là nhầm. Tam Tạng Thức Tịnh nói: A-ma-lặc-ca thuốc sáp đắng. Hình như quả táo nhỏ, nếu nói A-ma-la-am một la hình như cây dưa, lớn như con chim, vị ngọt, hoặc sống như chín, chín như sống nên kinh nói sống chín khó phân.

Ung thư:

Phiếm trường: Thuyết Văn nói phiếm là nỗi, trời nhanh.

Hình cán:

Trá hợp:

Môn khổn (đã giải)

Tứ chủng độc xà: Xúc độc, răng độc, khí độc, kiến độc. Tam thiêu:

Ma-ha-ba-xà-ba-đề: Hán dịch là Đại Ái Đạo di mẫu của Phật cũng gọi là đại thắng sanh chủ.

Kiều đàm di: Bà-sa-luận nói vương chủng này dịch là diệt ác trừ họa cho dân. Di-là gọi cho người nữ, là chị em của mẹ.

Cốc tích hạ: Tức chứa lúa.

Cù-sư-la: Hán dịch là diệu âm thanh. Hình dài ba thước, chứng Sơ quả.

Đảng dỉ ngũ phược: Đầu, hai tay, hai chân trói một chỗ.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 6

A-kiệt-đà-dược: A là phổ, kiệt đà là khử, ý nói mài thuốc này trừ khỏi các bịnh. Lại nói A là vô kiệt đà là giá. Ý nói thuốc này công hiệu cao, giá đáng vô lượng.

Xâm nhiễu:

Nộ thiệt: Phương Ngôn nói thiệt là xấu. Quách Phác gọi là tánh nóng nảy.

Hổ báo: Thuyết Văn nói báo tựa hổ mà có vằn tròn.

Hùng: Ngọc Thiên nói loài thú giống như heo mà ở trên núi, tay nó giống tay người.

Bi: Nhĩ Nhã nói giống con heo mà lông vàng trắng, Quách Phác gọi là con thú đầu dài chân cao mạnh mẽ, có thể quật ngã cây cối.

Sài lang: Ngọc Thiên nói nó thuộc loài chó thú rừng, chân giống chân chó.

Thô sáp:

Tắng ố

Canh lượng: Trong kinh phần nhiều viết hai chữ

Chánh pháp dư bát thập niên: Y theo Đại tập kinh. Sau khi Như

Lai diệt độ chánh pháp trụ thế một ngàn năm, kể cũng chín trăm hai mươi năm rồi thì còn tám mươi năm.

Tiền tứ thập niên: Kể từ chín trăm hai mươi mốt đến chín trăm sáu mươi khoảng giữa là bốn mươi năm.

Oan oán gia: Vận tập gọi là oan khuất, oán là hận,

Thù khích: Thù là đối đầu, báo thù, khích là chia sẻ, văn kinh phần nhiều viết chữ thù bộ dậu.

Cầu thỉnh chúng tăng: Chữ thỉnh chung cả ba âm nếu dùng bình thanh thì có nghĩa là nhận vật ban thưởng, nếu dùng từ thượng thanh thì có nghĩa là thăm hỏi. Nếu dùng chữ khứ thanh thì có nghĩa là mời gọi, nay chữ thỉnh tăng trong đây phải dùng chữ mời gọi. Chữ chánh thể là đều y theo Ngọc Thiện.

Đê bài:

Trữ quân: Trữ là đủ, đi khảo sát các ấp khuyên học gọi là nho phó quân.

Chiên-đà-la: Hán dịch là người hiểm ác, tức là kẻ đồ tể.

Soán cư: Ngọc Thiên nói soán là đoạt cưỡng đoạt ngôi báu.

Thủ la: Dấy binh để phòng thủ giặc cướp.

Nhược quan: Lễ nói người con trai đến tuổi hai mươi thì đội mũ. Tỉnh ngộ: Thoát khỏi cơn say.

Tịch địa: Ngọc Thiên gọi là té ngã.

Thập vật: Tam Thượng nói: thập là tụ tập. Tạp dụng cụ để nuôi sốn.

Đê đường: Ngọc Thiên nói đê là cầu, là phóng hộ chướng.

Xuyên huyệt: Xuyên là phá.

Lâm lậu: Tam Thương gọi là nước nhỏ xuống nam kinh có viết chữ xâm để thay chữ dưới là sai. Bát bất tịnh vật:

  1. Nô tỳ, hầu tớ
  2. Voi. Ngựa, trâu, dê
  3. Ruộng, quán, xá.
  4. Kho chứa,
  5. Vàng bạc, châu báu
  6. Xe cộ, xa giá
  7. Buôn bán, đổi chác
  8. Nuôi chứa các loại.

Tám loại này có một nhà giải thích khác.

Ca-la-ca-thọ: Hán dịch quả màu đen hình như châm đầu.

Chân đầu ca quả: Cổ dịch hình như quả thị ở xứ này.

Vân trừ: Trừ cỏ, chữ này xuất phát từ chữ lỗi. Ngọc Thiên nói dụng cụ làm ruộng có thể phát cỏ. Nguyệt Linh nói giữa xuân cỏ vân bắt đầu mọc, hoàn toàn trái ý kinh,

Tài hữu: Tài là chỉ, yếu, không thiếu. Quảng Nhã viết chữ tài là tạm, Tam Thương nói tài là vừa thấy.

Huyền mãi: Đi buôn bán.

Tịnh bất cúng dường: Tịnh là và, đồng thời văn kinh viết là sai. Cơ cẩn: Nhĩ Nhã nói theo Cốc Lương Truyện. (đã giải) ở trước

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 7

Hữu tứ ma cố: Ma là có sư nói bậy tà kiến kinh luật, nghĩa là ma- sư, đệ tử, tà luật, tà luật kinh.

Du như lạp sủ: Dụ các thú đến gần để bẩy lưới.

Mã não:

Sính thê: Cưới hỏi, Nhĩ Nhã nói sinh là hỏi.

Phủ phục: Cái chảo lớn.

Trị áp: Quảng Nhã nói áp là đè xuống, văn kinh viết là sai

Cổ tửu: Quảng Nhã nói cổ là bán rượu cũng có khi viết là tên loại nước chẳng phải nghĩa này.

Hạn tề: Tam thương gọi là chia đều.

Cổ để: Tam thương gọi là dê đực.

Khôi náo: Khôi là loạn, niệu là tạp nhạp. Chữ này bộ thị chữ nhân, chữ bội ý. Văn kinh phần nhiều viết chữ, trong cửa có chợ, không phải chữ bội ý.

Tương kháp: Giỏ tre đựng quần áo.

Cách si:

Đại trì: Trì là đến, Thuyết Văn gọi là đưa đến, Tam Thương gọi là đào, dữ.

Vi đà thiên: Âm phạm: Tư-kiếm-đà-đề-bà. Tư-kiến-đà Hán dịch là âm. Đồ-bà là thiên, vi và kiến lộn nhau nên viết thư vậy.

Ca-chiên-diên-thiên: Là dòng họ Bà-la-môn.

Đa-la-thọ: Hán dịch là trùng nghĩa là lá lá xếp lên nhau, hoặc gọi là cây tâm lung giống như cây cọ.

Thường kiều: Quảng Nhã gọi là giơ lên. Quách nói kiều là khiểng chân lên.

Vi kịch: Thuộc loại giày dép, Thuyết Văn nói kịch có loại bằng cỏ, bằng bông.

Liệu trị: Dứt bịnh liệu là trị.

Ma-ha-lăng-già: Hán dịch là đại giá y, lạc vị.

Hửu hương: Thuyết Văn gọi là ngửi bằng mũi, văn kinh phần nhiều viết là tục truyền chẳng phải chữ chính.

Anh hài: Ngọc Thiên gọi là bé nhỏ, nuôi dưỡng trẻ nhỏ có khi viết Ngọc Thiên gọi là trẻ nhỏ cười, chẳng phải nghĩa này.

Câu tịch: Thanh văn gọi không đi được.

Lung bì:

Tương phác: Tranh nhau.

Mộc thung: Quách Phác nói thung là ống tre. Thuyết Văn gọi là chặt tre. Ngọc Thiên nói là Hán Nguyên Đế thổi ống tiêu.

Lợi cù: Thuyết Văn gọi là cái bừa.

Thanh tịnh hành xứ:

Bá vượng: Trịnh Huyền nói không. Có bổng lộc mà làm vua gọi là bá.

Bộ khuất: Người Ngô cho bộ khuất là loài tằm, phương ngôn gọi là bộ. Lại gọi là bộ khuất. Nay rõ ràng loài trùng này là loại sâu đo. Bò bò co chân mà chân trước bám vật mới di chuyển chân sau. Kinh dụ cho ngoại đạo chán dưới ưu trên, lấy một bỏ một, không lìa đoạn thường kiến, như sâu đo.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 8

Tháo nghệ.

Kim bề:

Nga nhạn: Ngọc Thiên nga là con ngỗng mà nhỏ hơn. Nghi lễ nói bay như nhạn.

Phảng phất: Nghĩa là tương tợ, thấy mơ hồ, hoặc viết Thuyết Văn

Đại bác: tùy thương gọi là thuyền lớn dài hai mươi tượng, chở sáu ngàn bảy trăm người.

Noãn nhược: Tam Thương nói noãn là yếu.

Nghệ ngôn đao đao: Văn Thông thường gọi là mờ, Thuyết Văn gọi là nói lúc ngủ. Thanh Loại gọi là bất giác nói bậy.

Tranh xúc: Thuyết Văn gọi là cây trụ. Hà Thừa Thiên Soán Văn nói: tranh là xúc văn kinh viết là sai.

 

THỨ BIỆN VĂN TỰ CÔNG ĐỨC CẬP XUẤT SANH THỨ ĐỆ

– Tuệ Lâm soạn

Phạm kinh nói A-sát-la, đường phiên là văn tự. Nghĩa thích rằng: Vô dị lưu chuyển hoặc nói vô tân. Bằng danh cú văn thân có thể diễn giải vạn pháp bí mật của chư Phật sai khác. Nghĩa lý vô cùng, nên nói là vô tân. Hoặc nói Thường Trụ. Thường trụ chữ Phạm chỉ được gọi văn tự các nước khác nhau, ý này nói gì. Như Đông Di, Nam Man Tây Nhung, Bắc Địch và Văn Trí các nước Hồ đều là tiểu thánh kém tài. Theo ngôn ngữ địa phương diễn Thuyết Văn tự. Sau đó khi gặp tam tai kiếp tận thì mai một hết không còn gì chỉ có văn phạm này theo phạm thiên trên dưới kiếp trước kiếp sau đều dùng một chữ phạm có mười hai chữ là chữ phiên ra dần mở rộng ra ba mươi bốn chữ gọi là tự mẫu chỉ có bốn chữ gọi là trợ thanh. Gọi là chữ phạm cũng có năm âm như giọng cổ, răng, môi, lưỡi v.v… chính là năm thanh ca, tả… lại có năm âm tức ca, khư, nga, già. Nghinh cho đến phá, phả… đều từ sâu cho đến cạn, cũng giống như ngũ âm cung, thương, giác… ở nước này. Trong năm âm lại có năm hành tướng tham cứu có thể rõ trong đục, xem xét để tỏ nặng nhẹ, hai khí âm dương để rõ sự khác nhau của vạn loại. Cho nên dịch nói xem thiên văn để xét thời biến, xem thiên văn để hóa thành thiên hạ chánh nghĩa này. Kinh nói mười bốn âm là chủ dịch kinh Đàm Vô Sấm y theo văn tự nước Quy Tư lấy bỏ khác nhau. Dùng chữ khác nhau nếu theo âm các nước trong Thiên Trúc thật ra không phải như thế. Nay trình bày như bên phải, người trí cần xét rõ.

A

Á

Y

Y ích

Ô

Ô: răng ngậm không mở.

Ái

Áo

Áo

Ám Ác

Mười hai chữ trên là cách phiên từ chữ Phạm. Ngoài mười hai âm này thêm bốn chữ để phụ thêm xảo thanh thêm văn, chỗ sử dụng văn phiên âm mà không biết dùng. Dùng cũng không được. Như A là thượng thanh hỏi cong lưỡi A khó dùng lại lấy khứ thanh dẫn sức ngắn, thanh lực khứ thanh không chuyển lưỡi. Bốn chữ này tức trong kinh cổ dịch lỗ, lưu lô, số. Sau đó ba mươi bốn chữ gọi là tự mẫu.

Ca Na
Khư Đà
Nga Nẵng
GiáNghinh Phả Ba
Tả Ma
Tha
Ta
Đã
Nưỡng La
Trá La-Sa
Va
Ca
Trà Sạ
Noa Ta
Đa Ha

Tha

Khất sạ:

Ba mươi bốn chữ trên gọi là tự mẫu. Chữ đã chữ la trở xuống chín chữ là thanh quy về gốc. Từ ngoài hướng vào trong chữ Phạm đã âm ở trên đều y vào âm trung thiên mà phiên ra. Chỉ vì cổ dịch không rõ ràng càng thêm lầm lẫn nghi nan cho hàng hậu học. Kinh này vào thời Bắc Lương ở một nước nhỏ năm bốn thuyền thỉ, năm kế là Ất Mão nhằm năm mười một Nghĩa Hy nhà Đông Tấn. Pháp sư Đàm Vô Sấm ở Cô Tàng y theo văn tự bản Hồ nước Quy Tư dịch kinh này, bàn lấy bỏ những âm chỉ bất đồng với Trung Thiên, khác nhau mười bốn âm. Bỏ nhầm hai âm ám, ố. Lấy nhầm lễ, lưu, lo, lâu là số, cho nên mười bốn chữ ấy chưa rõ dùng như thế nào. Chữ phiên ra này của Trung Thiên và Quy Tư khác nhau khá xa. Lại không theo sự chỉ dạy của thầy, chưa rõ dùng văn tự Trung Thiên vì trái xa nên có sự nhầm lẫn này. Than ôi! Đã hơn ba trăm tám mươi năm rồi mà không ai có khả năng cải chánh lại lỗi lầm này. Ngày xưa pháp sư Thích Đạo An làm đế sư thời Đông Tấn có nói rằng: dịch kinh có ngũ thất tam bất dị. Lời ấy quả thật như đà, luận người thì thấy xa biết rộng. Từ đó có thể thấy thất cũng như lỗi. Với cách nói này. Tuệ Lâm thuở nhỏ cũng từng thọ theo tây học sĩ, xưng tụng là có học. Luận về văn tự nước Quy Tư thật sự cũng không hiểu, dùng chữ phiên Lễ, lưu, lô lâu cũng không trừ hai thanh ám, ố. Tức ngày nay thấy có tự mẫu Quy Tư Hiệp với Phạm Vẫn chỉ dùng mười hai âm, lấy ám, ố làm thanh phiên tất cả chữ không biết ai nói bậy như vậy. Sửa đổi lệ thường nói nhầm mười bốn ấm, thật không có nghĩa lý. Thật ra chỉ có bốn chữ. Ất, át

Lực lực, khứ thanh, chưa biết lúc thường dùng phải một phen dùng phụ thanh dẫn thanh bậc tài cao học rộng thông thạo có thể dùng được bốn chữ này. Những kẻ sơ học mơ hồ và những bọn tầm thường thật không biết cách dùng. Ba mười bốn tự mẫu ấy người dịch kinh gọi là bán tự. Đủ biết thông hiểu thầy trao ngang hông nói bậy. Phàm trong văn cú có âm thanh không thoát ra miệng, gọi là bán tự. Nay lược nêu ra ba chữ để chứng minh nghĩa ấy: Tát, va, tức gồm chữ la. Giữa hai chữ Bà-va âm la gọi là bán tự. Nếu sách phạm để chữ la, một nữa trên đầu chữ va như nói một ta tức cuối mẫu tự, bao gồm chữ Na Na là bán tự tiếng Phạm để chữ Na trên chữ ta. Cho nên Na là bán tự. Như nói giữa hai chữ Đạt-ma gồm có âm la. Chữ la trong Phạm văn, một nữa đặt trên chữ ma. Thì la gọi là bán tự. Lấy ba câu này làm thí dụ thì các câu khác cũng tương tự như thế. Cớ sau nguồn gốc tất cả văn tự trong tự mẫu căn bản có thể tự trong tự mẫu căn bản có thể chứa đựng cái đẹp của các đức, Nghĩa Mẫu nói không xiết mà lại phỏng theo bán tự, đủ biết là không hiểu. Nếu nói giống như người này, tự thân đã là bán tự, nghĩa không trọn vẹn đâu thể biến ra tất cả các chữ. Từ đó suy ra văn dịch không rõ ràng lần lượt truyền nhau lầm lẫn không thể y cứ, người viết Phạm văn thỉnh cầu phạm bổn và đến tham vấn Phạm tăng mới biết đã luận đều đúng như vậy. Phạm thiên đã diễn tự mẫu rõ ràng mạch lạc. Nay lại nói sơ về sự phát sanh lầm lượt dùng mười hai chữ trước làm thanh thế, đem mỗi chữ mỗi chữ của tự mẫu dịch làm một chữ. Lại sanh mười một chữ gồm chữ gốc nữa thành mười hai chữ. Như vậy lần lượt phiên ba mươi bốn chữ gọi là một lần, đem chữ đã thêm ba mươi bốn chữ, y theo từng cách phiên ở trước lại thành một phen bỏ chữ đã, đem chữ la thêm ba mười bốn chữ, y theo mười hai chữ trước phiên thành một chữ sanh ra mười hai chữ, ba mươi bốn chữ phiên thành bốn trăm tám mươi chữ làm một lần, kế đến đem chữ la chữ phược, giá, nghinh, nương, noa, nẵng, man chuyển đổi thành thêm mười hai phen dùng thì đủ thôi. Cũng phải nhờ thầy trao mới biết thứ lớp câu cú, văn phong, tóm lại trong mười hai lần đều trọn đủ, nếu lần lượt thêm vào tuy vô cùng vô tận, nghĩa lý khớp nhau, thanh tự trái ngược, ở đời ít dùng, chỉ dùng mười hai từ trước Lại dùng tám chuyển thanh, luận cú thì trọn đủ, tất cả thanh vận ở đời có vô số sai biệt gọi là lời y vào từ mà biện, thanh y vào thanh lập nghĩa tự, tức là hỗ trợ thanh nghĩa lẫn nhau có muôn thứ sai biệt như thế, có tựa rườm rà mà không lẫn tạp, rộng mà dễ hiểu. Đây chính là Phạm Thiên Thánh Vương đã tuyền Ngũ Thông Thần Tiên. Thuật sĩ cao tài hiểu rõ hiểu sơ gồm cả trăm nhà, mỗi mỗi diễn trí lực tạo mọi thanh luận, danh luận, số luận.v.v.. không bao giờ nói hết được sự mầu nhiệm ấy thế nên chư Phật trong tiền kiếp hậu kiếp xuất hiện ở đời chuyển diệu pháp luân đều y vào phạm văn này diễn bày mới hết nét đẹp của nó. Cho nên trong kinh Đại-tỳ-lô-giá-na có tự luân mạn Đà-la phẩm, đọc tụng hơn năm mươi chữ này, công đức vô lượng vô biên, có thể khiến cho ba nghiệp của chúng sanh thanh tịnh nhất định thành vô lượng Bồ-đề.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 9

Ca-lân-đề-điểu: Tiếng phạm, Hán dịch chim thật dễ thương.

Uyên ương: Loài chim ở dưới nước. Sắc vàng đỏ, loài chim này có đôi có cặp. Không có đôi thì không bay, cho nên lấy loài chim này dùng cùng đi có đôi.

Kim khoáng: Thuyết Văn nói đồng thiết phác thạch. Trịnh Huyền nói phác thạch ý nói vàng ngọc ở trong đá chưa được tôi luyện.

Thạnh hạ thủy tương.

Khuyết doanh: Thuyết là tổn, giảm.

Nguyệt thực: Mặt trời lên đúng quỹ đạo thì mặt trăng ăn, tưu ai thích danh: Mặt trời trăng khuyết, mặt trời ăn xâm phạm vào lần như sâu ăn cỏ cây.

Tuệ tinh: Nhĩ Nhã nói tuệ tinh là cán súng. Thích Danh nói ánh

sáng của sao mờ mờ như chổi. Cho nên nhân gian gọi là sao chổi.

Tư hạ: Quảng Nhã gọi là sai khiến. Tự Thư nói tư là sai dịch.

Bố cự: Quảng Nhã gọi bố là sợ hãi, cự là mau chóng, văn kinh viết chữ cự bộ tâm cũng được.

Đồi phụ: Đều là gè đối.

Bà-la trường thọ: Hán dịch là Bạch Thứu.

Ni-ca-la-thọ: Hán dịch là Bất hắc, bất thời.

Khư-đà-la: Khanh thọ cây ấy cứng chắc. Mật trí:

Ba mươi hai tướng: Quyển ba của thập trụ Bà-sa. Quyển mười chín Du-già, hội thắng thiên vương của đại Bát-nhã, kinh Bảo-nữ, Bồ- tát Địa tạng kinh và kinh này, nói đủ ba mươi hai tướng, văn nhiều không tiện ghi rõ.

Tám mươi vẻ đẹp: Quyển bảy thập trụ Bà-sa, quyển bốn mươi tám Du-già, hội thắng thiên vương. Kinh Vô Thượng Y quyển hai nói đủ tám mươi vẻ đẹp này.

Khinh đạo: Ngọc Thiên đạo là giẫm lên.

Bất nặc: Ngọc Thiên nói nặc là ẩn.

Uat chửng: Lý Tuấn Chú Nhĩ Nhã nói uất là khí đầy, khí lửa bốc lên.

Giải bát chủng nhạc: Trị thân, trị mắt, trị vết thương, trị trẻ nhỏ, trị tà ma, trị độc, trị thai bịnh, chiêm tinh, ở dưới như Kỳ-bà đã nói.

Nhũ bộ: Mớm cho ăn, ý nói từ miệng nhai cơm đút cho ăn, kinh viết chữ bộ có bộ nhựt là ăn nhiều.

Sang báo: Sang là bị thương, văn kinh viết bộ tật là chữ thông tục. Chữ báo là mặt thủng.

Đái hạ: Tự Lâm nó người nữ mắc bịnh xích bạch. Quang trung phần nhiều dùng âm. Tam thương gọi là bịnh lậu. Thích Danh nói biết bị là đãi.

Sao tiền trứ hậu: Trứ là xứ cũng gọi là lập.

Am-la-quả: Đây không có ai dịch chính xác, hình như quả dưa. Vị thơm ngọt, sống chín khó phân.

Tiên-đà-bà: Trịnh Tam Tạng nói: Đó là thuốc muối. Xuất phát từ bờ sông Tín Độ, lấy con sông đặt tên. Nay kinh nói là tứ thật. Đây là dụ cho tướng thần có trí, dùng cùng thời.

Bà-la-xà-thọ: Cây hoa đỏ.

Ca-ni-ca-thọ: Nói đủ là Ni-ca-hoạch-la-ni-ca. Hán dịch là nguyệt.

Hoạch la là tác.

A-thúc-ca-thọ: Hán dịch là vô ưu.

Ba-trá-la: Trùng diệp thọ.

 

ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN KINH

QUYỂN 10

Từ tế: Nhĩ Nhã nói: Tế lễ, lễ ký vương giả là quần tánh lập mười lễ. Nghĩa là chư hầu có năm lễ, thái phu ba lễ. Sĩ có hai, thứ dân có một lễ.

Khinh táo: (đã giải)

Khẩu sưởng: Sưởng là bại, người sở gọi chữ bại một lời hay là sưởng.

Hào soạn: Bữa ăn ngon.

Trướng ương: Thuyết Văn nói ương ương bất phục. Thương Hiệt Thiên nói ương là oán hận.

Đường quyên: Đường là luống, quyên là bỏ.

Ma-già-đà-quốc: Phạm ngữ, nghĩa dịch Ma là vô, già đà là hại. Y nói phap luật nước này không hành phạt người phạm tộ bằng án tử hình. Đưa đến rừng lạnh mặc tình họ sống chết.

Lại giải thích ma là lớn, già đà là thể trong năm nước Ấn Độ, nước này lớn nhất thống nhiếp các nước nên gọi là đại thể.

Mãn túc bát đẩu: Nước Ma-già-đà này ở giữa trong các bộ dùng luật trời để trị. Các phương khác không nhất định, mà y vào đây làm chuẩn tắc…

Ô-giác-chí: Giác chí loài chim này lông trên đầu dựng đứng giống như sừng thuộc loại gà rừng, loài chim này ăn chim ắt không ở chung.

Thất diệp hoa: Hoa có bảy ngấn giống như tay người hoa ấy hôi hám.

Bà sư hương: Hoa ấy thơm phức, Hán dịch là đằng hoa.

Xâm hoại:

Thuyết thập tam kệ giả: Phàm nêu sáu đều thệ có sáu dòng kệ, một kệ kết thành mười ba.

Di duyệt: Nhĩ Nhã nói di là vui.

Xu đại: Thuyết Văn nói xu là đẹp, sắc đẹp Thích Danh nói vào triều đại Triệu, ngụy yến gọi bảo là xu.

Hoàn dị: Kỳ, vĩ, đẹp, lạ.

Tệ ác: Tánh xấu, nóng nảy.

Thổ hài tại địa: Hạt trong quả.

Chữ danh Câu-da-ni: Tây Ngưu Hóa châu.

Chẩn chi: Thuyết Văn nói chẩn là chìm. Tam Thương gọi là hầu, Thanh Loại gọi là nghiệm.

 

NGOẠI ĐẠO CỬU THẬP NGŨ CHỦNG GIAI THÚ ÁC ĐẠO

Tuệ Lâm soạn

Ngoại đạo là tà kiến xấu tệ không chịu nỗi, nói tỉ mỉ về sở hành sở chấn đều khác nhau, nay chỉ nêu sơ lược để làm rõ sự sai biệt. Đó là thắng luận, số luận chấp ngã chấp thường, năm thứ nóng đốt thân, đánh đập nằm gai bôi tro, cho ăn, xiềng chân, lõa hình, nhịn đói, nhảy xuống sông, gà chó v.v..mặt các loại cỏ hoang, phóng lửa lao từ trên vực xuống, điên loạn, học các tà kinh không lợi ích, vất vả không được giải thoát, vì thế kinh nói đều rơi vào đường ác. Du-già quyển sáu, bảy, Hiển Dương quyển chín, mười. Quảng biện tông đồ như hai luận kia. Giới cấm sở chấp để biển tướng nên nhiếp chung các luận chỉ là mười sáu như trong kệ nói:

Chấp trong nhân có quả

Hiện rõ có khứ lai

Ta thường tạo nhân xưa

Các pháp thật, tự tại

Biên vô biên loạn đảo

Chấp vô nhân đoạn không

Tối thắng tịnh kiết tường

Gọi mười sáu dị luận

Tôn trong nhân có quả

Tôn từ duyên hiển rõ

Tôn xưa nay thật có

Tôn chấp ngã thật có

Tôn cũng đều thường luận

Tôn xưa tạo nhân luận

Tôn tự tại đẳng nhân

Tôn thật là chánh pháp

Tôn biên vô biên luận

Tôn bất tử loạn đảo

Tôn chấp vô nhân luận

Tôn chấp thất đoạn luận

Tôn nhân quả đều không

Tôn vọng chấp tối thắng

Tôn vọng chấp thanh tịnh

Tôn vọng chấp kiết tường.

Nhữ dĩ: Thương Hiệt Thiên nói: Nhứ là như, Đại Đái Lễ nói nhứ là nhân, Thanh Loại gọi là con người có tâm dung thứ vật

Tông tập: Tam Thương nói tông là lý nghĩa là máy quay sợi xe chỉ lại để dệt. Khiến cho khai hợp thành văn giống như học tập cũng vậy, công biển nghệ thành.

Phi nhất thiết chúng sanh tận y ẩm thực tồn: Theo Khổng Tử Gia nói: Loài chỉ uống mà không ăn là ve, loài chỉ ăn mà không uống là tằm. Không ăn không uống là phù du, có ăn có uống là con người, súc vật, cho nên kệ trước tạm nói chúng sanh chứ chẳng phải là phổ biến. Luy tiệc:

Thứ thích: Cây cỏ gai chích người như dao kiếm, mâu đâm người bị thương. Vì chữ này theo dạng cổ là thúc.

Mâu sóc (đã giải) ở quyển một.