NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 21

Sa-môn Tuệ Uyển đời Đường soạn, Âm Nghĩa Kinh Hoa Nghiêm và lời tựa. Từ quyển một đến hết quyển 60.

Đệ nhất nghĩa đế, quả thật là lời dạy chân thành của pháp tánh, ly ngôn. Vì có biển mới có thuyền. Nên lấy danh cú tự thanh làm bản chất của từng tướng. Sắc, hương, vị, xúc là tự thể trụ trì. Ô hô! Vượt thoát dòng ngôn lự, hội ngộ cảnh thấy nghe. Thảy nhờ công sức quyền xảo phương tiện của đấng pháp vương. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh quả thật có thể bao quát hết các giáo điển trong pháp giới và trùm suốt hết các thuyết của Phật cảnh. Còn như văn từ sai sót chánh nghĩa khó tỏ, chân kiến không sanh, tìm nguồn mất lối, cho nên đến chỗ gần để vươn tới xa. Từ nơi cạn mà đến chỗ sâu, xưa nay đâu chẳng do đại đạo này, lại còn áp dụng theo âm nghĩa. Soi trong đục phải nhờ gương sáng, giải thích ngôn từ để biết chỉ quy. Sửa sai lầm để bước vào thềm bậc, mở chốt nghi. Còn như chần chừ nhầm ở ngã ba ba đường bèn trở thành như trẻ con.

Thiên sách: Thuyết Văn nói sách là phù mệnh nghĩa là bậc thượng thánh tín nhiệm trao tước vị cho là chữ tượng hình.

Tạo hóa quyền dư: tạo là tạo tác, hóa là biến hóa. Nhĩ Nhã nói quyền dư là bắt đầu nghĩa là buổi sơ khai trời đất biến hóa ra vạn vật.

Thiên đạo: Nhật, nguyệt, tinh, thần, âm, dương biến hóa gọi đó là Thiên đạo. Dịch nói: Càn đạo biến đổi vậy.

Quy long hệ tượng: Đời vua Nghiêu có thần kim quy đội địa đồ nổi lên. Đời vua Thuấn cảm rồng vàng mang địa đồ đến. Hệ là hệ từ là hai thứ trọng thập dực mà Khổng Tử trình bày về dịch.

Nhân văn: Dịch nói: Xem thiên văn để biết thời tiết thay đổi. Xem nhân văn để hóa thành nam nữ, quân thần, cha con, tôn ti trên dưới trong thiên hạ, gọi đó là nhân văn.

Vạn bát thiên tuế: Căn cứ theo tuổi Giáp tý của Đế vương: Thiên hoàng thị trị vì vạn tám ngàn năm, địa hoàng thị trị chín ngàn năm. Nhân hoàng trị bốn ngàn năm trăm năm. Có bổn ghi: Tam hoàng đều trị vì một vạn tám ngàn năm.

Đồng lâm hữu tiệt chi khu: Mao Thi Truyện nói hữu tiệt là chỉnh tề. Nghĩa là người trong thiên hạ đều ăn mặc chỉnh tề, khu là khu vực. Thất thập nhị quân. Đồng Mã Tương Như Phong Thiền Thư rằng: Kế thiều hạ sùng hiệu mật lược khả đạo là bảy mươi hai vua. Quản Tử nói người xưa Phong Thái Sơn Thiện Lương Phủ có bảy mươi hai nhà, Lương Phụ Thái Sơn xuống Tiểu Sơn. (Thiền âm thiện phụ âm phủ).

Nhân mê tứ thần: Nhân mê nghĩa là người mê tứ nhãn, Tư Ích Kinh nói.

1- Vô sanh nhẫn, vì các pháp không đến 2- Vô diệt nhẫn, vì các pháp không đi. 3- Nhân duyên nhẫn, vì các pháp do nhân duyên sanh. 4- Vô trụ nhẫn, vì tâm vô dị tương tục.

Gia triền ngũ cái: Gia triền nghĩa là nhà nhà vây quanh, ngũ cái là tham, nhuế, hôn trầm, thùy miên, trạo cử, ác tác.

Thứu Nghiễm Tây Phong: Thứu nghiễm là núi Linh Thứu, Tây Phong theo Quảng Nhã phong là dựng đứng, nghĩa là ngọn Linh Thứu kia sừng sững nằm ở Tây Vực.

Siêu Từ Đại Nhi Cao Thị: Lão Tử nói: Trong địa vực có từ đại, nghĩa là Thiên địa vương đạo, nay nói Phật xuất hiện trong địa vực nên nói siêu từ đại.

Hỗn thái không: Thuyết Văn nói hỗn là hỗn độn âm dương chưa phân rõ cùng chung một khí. Nay nói pháp môn Hoa Nghiêm lượng đồng Thái Hư, chữ hỗn có khi viết

Thao thừa: Vận Thuyên nói thao là kính cẩn, ở đây ý nói tự nhún mình để tiếp nhận lời thọ ký.

Ngọc ỷ: Trịnh Huyền chú Lễ Ký nói: ỷ là cái chắn gió, đem ngọc trang trí vào đó nên gọi là ngọc ỷ. Châu Lâm nói: Thiên tử treo tấm ỷ lên cửa phòng để che chướng.

Hải yến: Thuyết Văn nói yến là an, ý là nói xa gần đều tin cậy.

Nên nói là hà thanh hải yến.

Thù trinh: Thuyết Văn trinh là may mắn, Thương Hiệt Thiên gọi là tốt lành.

Bối diệp: Bối nghĩa là lấy lá cây bối đa viết kinh. Diệp là giản diệp tức là tên chung của kinh sách.

Thời trăn tuế hợp: thời nghĩa là từ thời, tuế là một năm, trăn nghĩa là đến. Thuyết Văn nói hợp là lộ ra ngoài.

Việt mạc: mạc là sa mạc, ý nói các nước từ xa xôi băng qua sa mạc đến đây dâng hiến.

Hiến sâm: Ngọc Thiên nói: Sâm là của báu.

Giá hiểm hàng thâm: giá là treo đồ trên cao, Thuyết Văn nói hàng là thuyền vuông, ý nói các nước phương xa đến đều băng ngàn vượt hiểm.

Khánh: Mao Thi Truyện nói: khánh là hết sạch.

Hãn trắc: hãn hiếm, trắc là lường.

Khuy du: Tả Truyện Phục Kiền nói: Khuy là nhón chân mà nhìn. Châu Lâm nói dòm dỏ có ý mong đợi. Nay nói Nhị thừa ở trong pháp này tuyệt hy vọng.

Long: Trịnh Huyền chú Lễ Ký nói: Long là hưng thạnh, là nhiều.

Ải: biên ải.

Triệu: bắt đầu.

Viện: là làm, phàm làm việc gì cũng gọi là viện.

Miến duy: Giả Quỳ chú Quốc Ngữ nói miến là nhớ. Việt dĩ: lời mở đầu.

Bút tước: Hán Thư Vệ Thanh Hoắc Quang Truyện nói: Tước là tước, bút là bút, âm nghĩa nói tức là gọt bỏ đi, bút là thêm vào. Có sách nói rằng chữa lại văn tự gọi là bút tước.

Đàm: Nhĩ Nhã nói đàm là kéo dài, Quách Phác gọi là nhánh nhóc bò tràn lan.

Thức: Đỗ chú Tả Truyện nói: Thức là dùng.

Thiện: Thuyết Văn nói thiện là sửa chữa lại. Châu Lâm nói hễ sửa lại cái gì cho mới đều gọi là thiện.

Khuếch pháp giới chi cương vực:

Phương ngôn nói: mở rộng ra, Trịnh Huyền chú Chu Lễ nói cương cũng như giới. Mao Thi Truyện nói cảnh là cương, vực và quản vực. Thuyết Văn nói vực là phong lại.

Châu hàm chi bí: Châu là châu như ý, ở đây dụ cho Bát-nhã. Hàm là cái rương, ở đây dụ cho thân Phật. Nghĩa là Bát-nhã ở trong thân Phật giống như châu như ý ở trong rương. Bí là sâu kém tức chỉ Bát-nhã, cho nên quyển 64 Đại Trí Độ Luận nói Bát-nhã là châu như ý, xá-lợi của Phật là rương tráp, trong xá-lợi tuy không có Bát-nhã nhưng được Bát-nhã huân thành, cho nên được sự cung kính cúng dường, chữ bí, có người viết bộ hòa, âm mật nghĩa là cỏ thơm.

Di thập phương: Hán Thư Thập Chú nói di là tràn đầy.

Tam phục: Trịnh Huyền Tiền Mao Thi Truyện nói phục là trở lại.

 

QUYỂN 1: THẾ CHỦ DIỆU NGHIÊM PHẨM

Ma-kiẹt-đề quốc: Còn gọi là Ma-già-đà hoặc Ma-kiẹt-đà, hoặc gọi Mặc-kiẹt-đề, từ này có nhiều cách gọi, do y theo tám chuyển thanh mà gọi hơi khác. Nhưng ý nghĩa đại khái không khác nhau. Có người dịch ma là bất, kiệt-đề là chí, ý nói nước kia cử binh hùng tướng mạnh mà không xâm phạm đến được. Lại có người nói ma là biến, kiệt-đề là thong tuệ, ý nói người thông tuệ đi khắp cả nước. Lại có người nói ma là lớn, kiệt-đề là thể, ý nói trong năm nước Ấn Độ, nước này lớn nhất, thống nhiếp các nước còn lại, cho nên gọi là đại thể. Lại có người giải thích ma là vô, kiệt-đề là hại, ý nói nước này không có phép hành trình. Có người phạm tội đáng xử tử thì chỉ đặt vào rừng lạnh thôi.

A-lan-nhã pháp: Còn gọi là A-lan-na, chính gọi là A-lạn-nhượng. Hán phiên dịch thành vô tránh thanh, nhưng có ba loại, một là Đạt-ma A-lan-nhã, tức là sở tướng này vậy, nghĩa là các pháp xưa nay vắng lặng vô tác, do đó mà gọi pháp này là A-lan-nhã xứ. Xứ đây là trong tràng Bồ-đề.

1. Ma-đăng-già A-lan-nhã nghĩa là trong nghĩa địa, cách thôn xóm một Câu-lô-xá, tiếng của trâu rống không nghe được.

2. Đàn-đà-già-lan-nhã tức là bãi sa mạc.

Bồ-đề tràng trung: Bồ-đề, Hán dịch là giác. Tràng, Hán Thư âm nghĩa nói gò đất cao ban cho đất bằng phẳng gọi là tràng. Nơi đây để cho bậc thần kỳ dạo chơi.

Chánh giác: Theo các sách, chữ giác là từ chữ học, chữ học là từ chữ giác, chữ giác là từ chữ hiếu.

Ma-ni: chính gọi là Mạc-ni. Mạc là mạc-la, đây gọi là cấu bẩn, bùn, ly, ý nói vật báu này trong sáng không bị cấu bẩn làm dơ. Lại nói Ma-ni, Hán gọi là tăng trưởng, nghĩa là chỗ có châu báu này ắt tăng thêm oai đức, cựu dịch là như ý, tùy ý, dịch theo nghĩa. Vũ vô tận bảo.

Quang Mậu: Nhĩ Nhã nói: Cây như tùng bá gọi là mậu. Quách Phác chú nói nhánh lá sum suê. Hán Thư Âm nghĩa mậu là xanh tốt.

Nhất thiết: Thuyết Văn nói, Nhất thiết là cùng khắp là đầy đủ, nên chữ thiết phải viết bộ thập. Thuyết Văn nói thập là con số cuối cùng có người viết chữ, là chữ thông tục.

Lưu ly vi cán: Lưu ly (tiếng Phạm) nói cho đủ là Phệ-lưu-da. Hán gọi là bất viễn sơn nghĩa là Tây Vực có núi cách thành Ba-la-nại không xa món báu này xuất phát từ xứ ấy cho nên lấy đó đặt tên. Cán, Tự Thư cán là cái chui. Theo Khổng An Quốc chú Thư Đỗ chú Tả Truyện và Khám Ngọc Thiên đều từ chữ là cây can lộc.

Bảo điệp phô sơ: Hán thư âm nghĩa nói phô sơ là phân bố. Thuyết Văn nói phô sơ là lan xung quanh, chữ Ngọc Thiên viết bộ kinh viết bộ là nhầm.

Nghiêm lệ: Vương Dật chú Sở Từ nói nghiêm là trang nghiêm.

Mao Thi Truyện nói lệ là.

Túy ảnh: Dịch nói túy là hội tụ. Mao Thi Truyện nói túy là tập.

Anh lac () kinh có viết hai chữ đều nhầm là một loại ngọc thạch, âm giống nhưng không phải dùng chữ này.

Đường tạ: Nhĩ Nhã nói xà là dài, có gỗ gọi là thọ. Quách Phác chú nói trên đài xây phòng. Đỗ Dự chú Tả Truyện nói tạ là sàn nhà.

Giai thiết hộ dũ: Ngọc Thiên nói them bước lên giảng đường gọi là bậc cấp. Quảng Nhã gọi là thềm, hai bên đường xếp lại.

Bị thể: Lưu Triệu chú Nghĩa Lễ nói: bị là xong đầy đủ, nghĩa là trọn thể nghiêm trang.

Oánh chúc: Quảng Nhã oánh là mài, nghĩa là gọt giũa châu ngọc làm cho nó sáng bóng. Thương Hiệt Thiên nói chúc là chiếu nghĩa là chiếu rọi sáng rực.

Diệu âm hà sướng vô xứ bất cập: Nhĩ Nhã nói hà là xa xôi. Quảng Nhã nói sướng thông thong đạt kịp đến.

Oai quang hách dịch: Quảng Nhã nói hách là rực rỡ dịch nghĩa là thạnh.

Mỹ bất hàm đổ: Châu Lâm nói mỹ là vô, đổ là thấy.

Bất tư nghì kiếp: kiếp (tiếng Phạm) nói cho đủ là Yết-lạp-ba. Hán dịch là thời gian dài.

Kim cang tề: Theo Phạm bản tề là thịt, chữ tề phải viết bộ nhục.

Văn kinh viết chữ tề là bằng nhau, chẳng phải chữ tề này.

Tỳ-lô-giá-na: Theo tiếng Phạm chữ tỳ phải đọc là vế. Hán dịch là chủng chủng. Tỳ-lô-giá-na là quang minh chiếu. Phật bằng thân trí dùng vô số ánh sáng chiếu soi chúng sanh, hoặc nói là tỳ biến, Lô-giá- na là ánh sáng chiếu khắp, nghĩa là Phật dùng thân tử vô ngại quang minh chiếu khắp sự lý vô ngại pháp giới.

Tôn nghiêm: Châu Lâm nói: Tôn có thể kính Trịnh Huyền chú Lễ Ký nói nghiêm đáng sợ. Mao Thi Truyện nói nghiêm là uy nghiêm.

Na-la-diên: Hán dịch là kiên cố.

Tu-di Quang Phạm: Tu-di nói cho đủ là Tô-mê-lô. Hán dịch là Diệu Cao. Tiếng Phạm nói cho đủ là Phạm ma, Hán phiên dịch là thanh tịnh.

Chiên-đàn: Hán gọi là ban vui, nghĩa là chiên-đàn trắng có thể trị bịnh nóng sốt, chiên-đàn đỏ có thể trừ bịnh phong thủng đều là loại thuốc trừ bịnh an thân cho nên gọi là ban vui.

Thái Vân: Thượng Thư nói: Dùng năm sắc hiển bày năm màu. Cố Dã Vương nói thái là sắc, màu sắc mây nên gọi là Thái vân.

Trạc cán: Hứa Thúc Trọng Chú Hoài Nam Tử nói trạc là dẫn, nghĩa là dẫn ra, Tự Lâm nói cán là tay cầm.

Quýnh diệu: Nhĩ Nhã nói huýnh là xa xôi.

Nhân từ hựu vật: Khổng Tử viết trong Dịch: Hựu là giúp đỡ. Vật là sinh mạng hữu tình, nghĩa là làm việc lợi lạc cứu giúp hữu tình hàm thức.

Chủ giá thần: Quảng Nhã nói: Chủ là thủ. Mã Dung Chú Luân Ngữ nói, trồng ngũ cốc ở ruộng rẫy có thần giữ gìn không bị hao tổn. Hoàn kế.

Triền phục: Tam Thương nói: phục là sâu, nghĩa là chỗ nước xoáy của sông biển vậy.

Thọ Diêu: Phương Ngôn nói: Diệu là không tinh tế. Quách Phác nói diêu là

A-tu-la: hoặc nói A-tố-la. A Hán dịch là vô, diệu, la là hý, loài này tuy giống chư thiên mà không đẹp bằng chư thiên. Theo Bà-sa luận dịch là phi thiên. Vì loài này thuộc Thiên Thú nhưng nhiều siểm trá không có thật đức như trời, cho nên nói là phi thiên, như người làm ác gọi là phi nhân. Cựu dịch là người không uống rượu đó là người dịch nhầm. Nghĩa là trong tiếng Phạm Tốt-lợi gọi là tửu mà âm Tố-la gần với từ A,không nên nói là bất tửu, đây là sai lầm lớn. Theo Phạm bổn A-tu-la: đa thanh gọi là A-tố-lạc, ít thanh gọi là nhiên, đều đồng một tên gọi.

La-hầu: La, Hán dịch là nhiếp, hầu là não. Tu-la có thể ẩn nhiếp ánh sáng mặt trăng, mặt trời, khiến cho các thiên khổ não. Hoặc nói La-hổ-na. Hán dịch phổ văn, nghĩa là mặt trăng, trời chiếu khắp đến cõi này cho nên thiên hạ nghe danh nó.

Tỳ-ma Chất-đa-la: Tỳ-ma, Hán dịch tơ, Chất-đa-la là chủng chủng, nghĩa là loài Tu-la này rất giỏi huyễn thuật có thể dùng một sợi tơ giả làm tất cả mọi chuyện. Lại nói Tỳ-ma, Hán gọi là biến không, Chất-đa-la là chủng chủng nghiêm nghi, nghĩa là loài Tu-la này lúc đấu với Đế Thích chuẩn bị nghiêm chỉnh binh khí quân trượng, đầy khắp hư không.

Ca-lầu-la: Hoặc gọi là Yết-lộ-trà. Hán dịch là lúc bị ăn thịt kêu lên tiếng bi thương. Loài chim này khi bắt được rồng, trước tiên khoét bụng ăn thịt, rồng vẫn còn sống nên kêu tiếng bi thảm, hoặc nói đại tố hạng điểu, nghĩa là loài chim này thường chứa rồng đầy bụng. Cựu gọi là kim xí, diệu xí là nói về tên còn hình chẳng dịch ngược lại, nhưng cánh nó có nhiều sắc báu, chẳng phải chỉ có màu vàng.

Khẩn-na-la: Khẩn, Hán dịch là nghi, Na-la dịch là người. Nghĩa là hình dáng vị thần này giống như người nhưng trên đầu có một sừng. Nay người thấy sinh nghi nên nói có phải người không? Hoặc nói Na-la, Hán dịch là trượng phu, khẩn là giống như hoàn. Vì hình dáng nó như người mà miệng giống như trâu, khiến người thấy sinh nghi nên gọi là nghi nhân. Cựu gọi là ca nhạc thần.

Ma-hầu-la-già: Ma-hầu, Hán dịch là lớn, La-già là đi bằng bụng ngực. Loai này thuộc về loài rồng. Cựu gọi là thần mãng xà.

Dạ-xoa: Hán gọi là khổ hoạt, hoặc gọi là tự tế lại nói là nhanh chóng.

Tỳ-sa-môn: Nói cho đủ là Tỳ-thất-la. Hán dịch là Đa văn, nghĩa là vị vua này phước đức nhiều, ở trong chỗ tri thức, hoặc nói Tỳ biến, Sa- môn văn, nghĩa là các nơi đều nghe tiếng, nghĩa giống cách dịch trước. Hoặc nói Tỳ là y. Tên của vị vua này nói cho đủ là Khất-la, trong lúc Phật đang thuyết pháp cho chúng, vị vua này đắp ca sa vào trong chúng, chúng đều ngạc nhiên bảo nhau rằng y là Sa-môn, y là Sa-môn. Từ đây đặt tên là Sa-môn vậy.

Khí tượng: Phong tục ký nói trượng là tên chung của binh gậy.

Tỳ-lâu-bác-xoa: Nói cho đủ làTỳ-lộ-ba-ha-ngật-xoa. Tỳ là chủng chủng, Lộ-ba là sắc, Ba-ha-ngật-xoa là căn, nghĩa là lấy vô số các sắc để trang nghiêm các căn. Lại nói tỳ là chủng chủng, lộ là sắc. Ba-ha- ngật-xoa là mục, nghĩa là mắt ấy có nhiều sắc trang nghiêm.

Ta-kiệt-la: Hán gọi là biển.

Đức-xoa-ca: Hán gọi là năng hại nơi sở hại. Đưc-xoa là sở hại, ca là âm năng hại. Loài rồng này lúc giận lên thì se sẻ nhìn người vật đều đuổi cho đến chết. Cựu gọi là rồng nhiều lưỡi, do nó nói nhiều nên gọi là đa thiệt, chẳng phải trong miệng nó có nhiều lưỡi.

Cưu-bàn-trà:

Càn-thát-bà: Hán dịch là thực hương hoặc nói tầm hương, nghĩa là loài này tìm mùi thơm để ăn qua chỗ hội vui chơi ấy để tìm thức ăn. Cựu gọi là nhạc thần, chẳng phải dịch đúng.

Thích-ca Nhân-đà-la: Thích-ca chính là Nhạc-yết-la. Hán dịch đế, Nhân-đà-la là chủ, xưa nay dịch đồng với họ Phật, vọng xưng là hết sức sai lầm.

Tu-dạ-xoa: Tu là thiện, Dạ-xoa là thời, ý nói ánh sáng của chư thiên kia chói rực, khó phân biệt đêm ngày, nhưng nhìn thấy hoa nở, khép lại để phân biệt giờ giấc.

Đâu-suất-đà: Nói cho đủ là San-đâu-suất-đà. Đây gọi là Hỷ lạc tập, y theo Câu-xá có ba nghĩa một là hỷ sự, hai là tụ tập, ba là du lạc. Cựu gọi là hỷ cụ, hoặc nói tri túc.

Hoa nhị: Ngọc Thiên nói: Nhị là đầu đen của đài hoa. Viết ba bộ tâm, có người viết ba bộ chỉ là sai.

Thi khí: Nói cho đủ là thi khí na. Hán gọi là hữu kế hay đỉnh kế.

 

QUYỂN 2: PHẨM DIỆU NGHIÊM

Vi khải nan tư: Thuyết Văn nói khải là khai.

Đà-la-ni: Hán dịch là tổng trì.

Bất đường quyên: Đường là hư luống, quyên là bỏ.

Vô luân thất: Ngọc Thiên nói luân là loại.

Ngô tư đạo: Nhĩ Nhã nói tư là này.

Thập lực tối điển: Nhĩ Nhã nói điển là diệt.

Nang thế: Nhĩ Nhã nói nang là lâu, nghĩa là lâu xa.

Tâm trì đãng: Quảng Nhã nói trí là chạy. Thuyết Văn nói đãng là phóng túng, chữ đãng đúng đúng ra phải viết văn kinh viết thì thông với chữ cổ

Bất-tùy-ma: ma là tiếng Phạm, nói cho đủ là ma-la. Hán dịch là chướng ngại thiện, hoặc nói là phá hoại thiện.

Dụ hối: Thuyết Văn nói dụ là giáo. Lưu Hiến Chú dịch nói hối là dạy bảo.

Tỷ vô si hoặc: Khổng An Quốc chú Thư nói: Tỷ là khiến.

Ích kỳ tinh sảng: Lưu Hiến chú Dịch nói: Tinh là linh hồn. Thuyết Văn nói sảng là sáng suốt, nghĩa là mở mang tâm linh cho sáng suốt linh lợi.

 

QUYỂN 3: PHẨM DIỆU NGHIÊM

Ấm trạch

Tư Vinh Vận Phố nói Tư là nhuận. Thích Danh nói vinh là ánh sáng rưc rỡ, nghĩa Tư Vinh là quang nhuận.

Địch trừ: Thuyết Văn nói địch là rửa sạch.

Ủi an: Hán Thư Ứng Thiệu Chú nói: Từ bộc trên vỗ về kẻ dưới là ủi, dưới được bề trên an ủi gọi là an.

Nhất-sát-na trung: Sát-na là từ nhanh nhất trong sát-na. Nhân Vương Kinh nói: Chín mươi sát-na trong một niệm, một sát-na có chín trăm lần sanh diệt. Lại nữa, Câu-xá Luận nói một trăm hai mươi sát-na là một sát-na, sáu mươi sát-na là một lạp-phược, ba mươi lạp-phược là một tu-du, ba mươi tu-du là một ngà đêm, ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm.

Si ế thường mông hoặc: Phương Ngôn nói: ế là ái: Châu Lâm nói ái là tế. Văn Tự Tập Lược nói ế là màng mắt. Công Dương Truyện nói mắt có đồng tử mà không thấy được. Si nghĩa là tuệ nhãn bị chướng ngại không thấy được chân lý, thường sinh nghi hoặc.

Phiêu luân: Ngọc Thiên nói luân là chìm.

Úy đồ: đồ là con đường, nghĩa là ba đường ác đáng sợ hãi nên gọi là úy đồ.

Đại danh văn: Châu Lâm nói văn là tiếng tăm đồn đi. Nghĩa là danh tiếng.

Ký văn sở ký: Đỗ Dự chú Tả Truyện nói ký là kịp.

Vô ương số: Vương Dật chú Sở Từ nói ương là sạch hết.

Quyết định, chữ quyết là bộ băng không phải bộ thủy, chữ quyết có bộ thủy một bên là chỉ cho dòng nước chảy Phả tư nghì: Tự Thư nói phả là không thể.

Thế gian kỳ độ.

Võng bất quân, Nhĩ Nhã nói: Võng là vô.

Nhất thiết trí đạo mỹ bất tuyên: Châu Lâm nói: Mỹ là vô, Nhĩ Nhã nói tuyên là hiển thị, còn gọi là phân minh, còn gọi là biến thông, hành thí.

Bà điều: Chánh viết là Mạt-lê, Hán dịch là có sức Thiêm-mạt-la là tên loại cây ở bờ biển gần Tây Vực, Hán dịch là Hoàng Tạp Sắc, chim cánh vàng nếu bay đến thì đậu trên đó.

Khoáng kiếp: Quảng Nhã nói: Khoáng là lâu, nghĩa là lâu xa.

Luân vĩnh tịch: Quảng Nhã nói luân là. Nhĩ Nhã nói Vĩnh là lâu dài, tịch là đêm, nghĩa là do ở trong cõi sanh tử thường ngu si tối tăm nên nói là đêm dài.

Thi-lợi-dạ-thần: Hán dịch là phổ hiện kiết tường.

Pháp cự: Thuyết Văn nói: Cự là bó củi lại rồi đốt gọi là đại chúc (bó đuốc lớn), Châu Lâm nói cột cỏ, bện cỏ rơm lại đốt để chiếu sáng. Khắc điển: Nhĩ Nhã nói khắc là có thể, điển là diệt.

 

 

QUYỂN 4: PHẨM DIỆU NGHIÊM

Mâu-ni: Hán dịch là Tịch Mặc.

Phật-sát: Nói cho chính xác là Hột-sai-đát-la, Hán dịch là ruộng đất.

Vô yểm túc.

Lăng nhiên: Thuyết Văn nói lãng là sáng.

Quái ngại: Tự lược nói quái là chướng ngại.

Tam-muội: nói cho đủ là Tam-ma-địa, Hán dịch là đẳng trì, nghĩa là xa lìa hôn trầm, trạo cử nên gọi là đẳng làm cho tâm duyên vào một cảnh nên gọi là trì.

Tuyền Giang.

Phái trạch thanh viêm thử: Văn Tự Tập Lược nói phái là mưa lớn. Lưu Hi Chú Mạnh Tử nói: mưa xuống sầm sầm (phái nhiên chú vũ). Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: Viêm là khí vậy khô nóng. Thuyết Văn nói là nóng bức.

Điềm di tối thắng đạo: Khổng An Quốc chú Thượng Thư nói:

Điềm là an, Nhĩ Nhã nói di là vui.

Quyên trừ: Nhĩ Nhã nói quyên là sạch sẽ, nghĩa là tịnh khiết.

Giai tùng hóa: Trịnh Tiễn Thi nói: Tùng là theo. Châu Lâm nói:

Giáo dục cho thành người ở trên mà thay đổi tập tục ở dưới gọi là hóa.

Hiểm bì bất tu đức: Mao Thi Tự nói: Bên trong có chí hướng đến bậc hiền mà không có tâm gian hiểm. Thương Hiệt Thiên nói bí là xiểm khúc.

Vô giãi đãi.

Du-tu-di: Tự Lâm nói, du là vượt qua.

Như thế sanh manh tốt vô đổ: Tốt là cuối cùng là chết.

Như manh cổ: Tam Thương nói mù mắt nên gọi là cổ. Thích Danh nói cổ nghĩa là lúc ngủ mắt nhắm lại như da trống, chữ này mà viết bộ bì là sai.

Di luân: Hán Thư nói: Thu lượm gọi là Di luân, giống như cái bọc, giống như ba lô.

Danh dự: Mao Thi Truyện nói là tiếng xưng hô tốt đẹp do người ban cho.

Minh chúc: Chúc là nhìn.

 

QUYỂN 5: PHẨM DIỆU NGHIÊM

Như xuyên vụ: Hán Thư Âm Nghĩa nói: Vụ là dạy loạn xạ. Ở đây ý nói nhờ thực hành Phật sự ở vô biên Phật hải. Nay ngồi nơi đạo tràng, Bồ-tát tranh nhau phụng cúng như trăm sông chảy về biển.

Kim Cang Tề.

Vô di ẩn: di là dư, ẩn là chứa.

Ỷ lệ song: Trương Thích Chú rằng: Câu văn trên linh quang bảo điện. Tiểu Nhã nói lệ là sáng rực, ý nói song cửa có sắc màu chiếu sáng rỡ.

Đặc minh: Nhan Chú Hán Thư: Đặc là chỉ.

Điền sức diệu hoa: Điền là thềm bậc, Hán Thư Huân Vương nói, nghĩa là châu ngọc lót dưới tòa để trang sức. Chu Lễ có ngọc chấn dài một tấc do các loại ngọc lẫn lộn. Nay kinh viết từ bộ thành, chữ điền là bít lấp.

Di thản: Mao Thi Truyện nói di là dễ, nghĩa là giản dị. Quảng Nhã nói thản là bằng phẳng.

Quang oánh: Trịnh Tiên Thi nói: Quang là Vinh Thiết Vận nói oánh là sức, nghĩa là lấy hoa quý để trang sức tòa Phật. Thuyết Văn Tự Thống oanh lại viết là

Thế Tôn ngưng quý: Dịch nói: quân tử lấy chánh vị để giữ mặn. Vương Dật chú rằng: ngưng là vô nghiêm chỉnh. Túy là nhìn, nghĩa là nghiêm cẩn mà nhìn. Mạnh Tử nói úy là sắc mặt tươi tắn. Ngọc Thiên nói: Nhìn một cách đứng đắn sáng suốt.

Bỉnh nhiên: Thương Hiệt Thiên nói bỉnh là sáng rỡ.

Môn thát: Hán Thư Tập Chú nói thát là cửa nhỏ.

Đổng khải: Ngọc Thiên nói: đổng là thông đạt.

Đống trử: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: Đống là rui nhà.

Diệu hương phần uân: Vương Dật chú Sở Từ nói: Phần uân là hưng thạnh, đầy mùi thơm.

Thọ ký: Ký là đường rẽ. Tự Thư viết nhánh cây mọc bủa ngang đầu ra. Nay văn kinh viết có bộ là sai.

Tranh tủng trạc: Thiết Vận nói tủng là cao. Thương Hiệt Thiên nói trạc là rút, nghĩa là kéo nhánh cây trên cao.

Nư trùng vân: mật ám.

Di phúc: Hán Thư Âm Nghĩa, nói di là đầy nghĩa là che trùm khắp.

Tương tỳ ánh: Trịnh Huyền chú Lễ Ky nói Tỳ là che ngăn, Nhĩ Nhã nói Tỳ là bóng râm, Tự Thư nói: chiếu một bên nghĩa là cùng ngăn, cùng chiếu nhau, như sự lẫn lộn của năm sắc.

 

QUYỂN 6: PHẨM NHƯ LAI HIỆN TƯỚNG

Diêm-phù-đàn kim: nói cho đủ: Nhiễm bộ Nại-đà, đây là tên con sông ở Tây Vực, con sông ấy gần cây Diêm-nại-đà vàng xuất phát từ con sông ấy, ở đây con sông nhờ cội cây mà được gọi tên. Vàng do con sông mà được tên. Hoặc nói Diêm-phù quả diệp điểm vật thành vàng nhờ dòng chảy vào sông nhiễm đá thành vàng Diêm-phù-đàn này, sắc lá đỏ, vàng xen lẫn tía.

Ưu-bát-la hoa: Nói cho đủ là Ni-la-ổ-bát-la-ni. La Hán gọi là màu xanh, Ô-bát-la là tên loài hoa, lá nó hẹp dài gần dưới thì nhỏ tròn, hướng lên lá hơi nhọn. Mắt Phật hơi giống, trong kinh phần nhiều lấy hoa này, làm thí dụ.

Pha lê sắc: chính là nói: Thúy phi chí ca, hình nó nhỏ giống như thủy tinh ở xứ này, nhưng có loại đỏ loại trắng.

Phổ chấn: chính phải viết nghĩa là chấn động kinh viết chữ là dơ lên.

Bích-chi Phật Địa: Bích-chi, tiếng Phạm nói cho đủ là Ty-cần-chi- để-ca, Hán gọi là mỗi mỗi Phật độc hành là giác, cựu gọi là Độc giác, chính vì ý nghĩa này nên gọi là Duyên giác người dịch lầm lấy Phạm ngữ đặt là Bát-la-để-ca, Hán phiên dịch là duyên, cho nên Trí Độ Luận quyển 18 chung với hai loại trên.

Thiêm nhiên tọa: Nhĩ Nhã nói thiêm là đều. Tiểu Nhã nói thiêm là đồng. Như nói không cái nào không như vậy.

Khắc chừng: Nhĩ Nhã nói khắc là có thể.

Pháp giới chu lưu vô bất biến: lưu biến khắp nên gọi là chu lưu. Hoặc phúc hoặc bàng trụ.

Chu văn thập phương: Trịnh chú Lễ Ký nói: Chu là biến, Châu Lâm nói, văn là đã nghe được.

 

QUYỂN 7: PHẨM PHỔ HIỀN TAM-MUỘI

Bao nạp: Chữ còn viết là

Bát Niết-bàn: Nói cho đủ là Bát-lợi Niết-bàn-na nghĩa là Bát-lợi là phổ, cứu cánh Niết là xuất Bàn-na là phiền não kết, ý nói các phiền não kết rốt cuộc được thoát ly.

Ngã rào: Thuần chú Hán Thư nói tào là bối.

 

PHẨM THẾ GIỚI THÀNH TỰU

Chí dục quảng đại, Luận Ngữ chú: Chí là mộ, mộ là mong muốn vui sướng.

Phiền não nhiễu trực: Khổng An Quốc chú Thư nói nhiễu là loạn, kinh văn viết không có bộ là sai.

Hoặc tu hoặc đoản: Quảng Nhã nói: Tu là dài. Văn kinh viết chữ nghĩa là thịt thói ướp thính cho khô rồi làm nem, đó là dùng sai chữ.

Huyền phúc trụ: nghĩa là cái trang thái đổ xuống.

Tuân phục: Trịnh Phác nói tuân là tuần hành. Trịnh Tiên Thi nói phục là trở lại, nghĩa là qua lại nhiều lần.

Vô tạm dĩ: Quảng Nhã nói dĩ là dừng.

Tam duy cap bát ngung: Quảng Nhã nói duy là góc. Trịnh Huyền chú Công Ký nói ngung là góc.

Cộng mỹ: Chữ cộng là bộ không phải bộ chữ mỹ bộ chứ không phải bộ hỏa.

Nhất nhất khu phần: Mã Dung Chú Luận Ngữ nói khu là phân biệt.

Bách ải: Bách là gồm sát, ải là giáp.

 

QUYỂN 8: PHẨM HOA TẠNG THẾ GIỚI – I

Trân thảo la sanh tất phân phức: Nhĩ Nhã nói trân là đẹp, Giả Quỳ chú Quốc Ngữ nói trân là quý báu, nghĩa là cho quý báu là cỏ rác. Sở Từ nói la sanh ở đường. Vương Dật chú rằng la là liệt mã sanh.

Bất khả tự hoại: Hán Thư Âm Nghĩa nói tự là hủy hoại.

Điến tố kỳ hạ: Nhĩ Nhã nói điến là cặn. Quách Phác chú: điến.

Lan thuẫn: Thuyết Văn nói lan là lan can. Vương Dật chú Sở Từ nói: dọc là lan can, ngang là chấn song che mái.

Phân-đà-lợi: Hán gọi là hoa sen, cũng gọi là hoa bách diệp.

Thi-la-tràng: (Theo Phạm ngữ): Thi-la. Hán gọi là thanh lương. Nếu nói Thức-la, Hán dịch là ngọc, nghĩa là lấy ngọc làm tràng phướn, gọi là Thi-la-tràng.

Cạnh tấu: Nhĩ Nhã nói tấu là tiến, làm.

Hương thủy trừng đình: Tỳ Thương nói: nước lặng gọi là đình đình giống như trạm. Văn kinh viết bộ là sai.

Viên tường liễu nhiễu: Mao Thi Truyện nói: viên là tường. Thuyết Văn nói liễu là quấn quanh, nghĩa là bao bọc xung quanh.

Hồi phục: Hồi là xoay lại, phục là sâu nghĩa là chỗ sâu thẳm của sông biển. Tức chỗ nước xoáy.

Đàm thiện hình: Thượng Thư nói: làm ba cái đàn bằng cá thiện. Khổng chú nói: quét dọn đất để tế lễ gọi là thiện, chọn đất bằng để tế gọi là đàn. Hàn Thi Truyện nói thiện giống như thản là đất bằng.

Khiếp-lặc-ca-hình:

Nhân-đà-la: Hán dịch là lưới trời.

Ta-bà: Hán dịch là kham nhẫn.

Hình chữ vạn: nay theo chữ tiếng Phạm chính là tướng của người có đức vốn chẳng đúng. Nhưng trong kinh trên dưới căn cứ bản Hán gồm mười bảy chữ đều gọi là chữ vạn. Theo văn Phạm có hai mươi tám tướng tức bốn trong tám tướng. Nghĩa là ba tướng, Thất-lợi-mạtsai Nan-đề-ca-vật-đa-tắc chuyển Tất-để-ca. Bổn nhượng Ca-tra lại có Bát-đặc mang Chiết-ngật-la bạn Chiết-la v.v… Tuy trong Hoa tạng hai phẩm Hồi Hướng có sủ dụng nó để biết không nhầm. Ở đây không liệt vào con số. Lại nữa chẳng phải tướng của một sắc, nay nói rõ sự dị đồng, nghĩa là quyển thứ 8 có một tướng Thất-lợi-mạt-sai, quyển 9 có ba tướng, Nan-đề-ca-vật-đa, Thất-lợi-mạt-sai và Thất-lợi-mạt-sai quyển 22 có một tướng là Tắc-phược Tất-để-ca. Thứ 27 có năm tướng: Thất-lợi-mạt-sai, Tắc-phược Tất-để-ca, Nan-đề-ca-vật-đa, Thất-lợi- mạt-sai, Nan-đề-ca-vật-đa. Quyển 48 có ba tướng: Tắc-phược Tất-để- ca, Thất-lợi-mạt-sai, Thất-lợi-mạt-sai. Quyển 57, 58, 63, 65 v.v… đều có một tướng Thất-lợi-mạt-sai. Nếu cẩn thận y theo Phạm bản gồm có hai mươi tám tướng, có đủ như trong San Định Ký đã nói.

 

QUYỂN 9: PHẨM HOA TẠNG THẾ GIỚI – II

 

Thế giới danh Thi-lợi: Hán dịch là thù thắng, cũng gọi là kiết tường.

Thành quách: Phong tục thông nói: Thành gọi là thạnh, quách gọi là. Nghĩa là chứa đựng rộng rãi.

Trạng như tứ châu: Nhĩ Nhã nói: Vùng đất có thể ở trong nước gọi là châu. Nay tứ thiên hạ đều ở trong tứ đại hải, nên nói cho đủ là châu. Nói hạng như tứ châu Đông châu hình tròn như mặt trời. Tây châu hình bán nguyệt. Nam châu Bắc rộng Nam hẹp. Bắc châu hình vuông vức.

Sư tử tần thân: Mao Thi Truyện nói: tần là mau chóng. Thân là chuỗi, nghĩa là người có sự mệt mỏi. Từ chân tay, lưng ngực, trái phải, trên dưới, hoặc gắng sức hoặc thư giản để tự giải mệt mỏi, những từ này đều từ tiếng Phạm, như trong San Định Ký đã nói.

Long uyên: Khổng An chú Luận Ngữ nói uyên là đầm.

Quán tập: Trịnh Tiên Thi nói: Quán là thói quen. Thiên Thành Bảo đáp: Đỗ Dự chú Tả Truyện nói đáp là tường phòng của người nữ.

 

QUYỂN 10: PHẨM HOA TẠNG THẾ GIỚI – III

Quỷ độ: Giả Quỳ chú Quốc Ngữ nói: Quỷ là pháp độ. Trịnh Huyền chú Chu Lễ nói độ là số thước tấc, quỷ nghi có nấc nên gọi quỷ độ.

Phật hiệu Bà-la Vương: Bà-la, Hán gọi là kiên cố cũng gọi là tối thắng.

Tuyệt luân: Trinh Chú Nghi Lễ nói luân là so sánh kiết tường ác: Thượng Thư Truyện nói: kiết là thiện. Đỗ chú Tả Truyện nói tường là điềm tốt xấu. Giả chú Quốc Ngữ nói tướng giống như tượng. Hà Thừa Vựng Yếu nói ở trên gọi là tướng, ở một bên là duy, bốn bên hợp lại như cung điện gọi là ác.

Sùng sức bảo phê nghê: Trịnh chú Khảo Công Ký nói: sùng là cao. Quảng Nhã nói phê nghê là tướng nữ. Thương Hiệt Thiên nói nghê là trên thành nhỏ mà bằng. Theo Giả chú Quốc Ngữ chữ viết. Đỗ chú Tả Truyện viết, Quảng Nhã viết. Nay văn kinh viết chữ nghê theo Thanh Loại nói ở trong mui xe mà còn cầm dù. Lại còn viết chữ là xung quanh năm chú nghé trông, hoặc nói trong xe nhìn chăm chú ra ngoài.

Tú xuất: Quốc Ngữ nói tú là xuất chúng, có thì tốt. Cố Dã Vương nói tú là đẹp.

Như chúng hội: Trịnh chú Luận Ngữ nói: hội là thêu thùa.

Kiếp thiêu:

Kiên ngạnh.

Diêm-la giới: Diêm-la nói cho đủ là Diệm-ma-la-thát: Hán gọi là ngăn lại, nghĩa là ngăn người tội đứng để họ làm nữa.

Kim cang chữ.

Hải bạn:

Toan sơ: Thuyết Văn nói toan là chua, sở giống như đoạn, nghĩa là thân chịu đau đớn kịch liệt không thể sờ chạm được như răng nếm vị chua quyết không thể gồm vật được, hoặc nói toàn là đau ê sở là hình phạt bằng gậy. Bị gậy đánh đau đớn. Lại nói toan là nhức xương. Sở là răng gãy, ý nói chịu những nỗi đau khổ xương tỷ không thẻ xúc chạm.

 

QUYỂN 11: PHẨM TỲ-LÔ-GIÁ-NA

Nãi văng: Thuyết Văn nói nãi là lời nói nối câu. Quảng Nhã nói nãi là qua. Trùng Ngôn Huấn Nghĩa nói giống như thanh tịnh.

Bất khả kỷ cực: Quảng Nhã nói kỷ là ghi nhớ. Trịnh chú Lễ Ký nói cực là tận, nghĩa là ghi nhớ không thể cùng tận.

Na-do-tha: theo phương này Hoàng đế số pháp có ba bậc. Nếu theo bậc dưới phải là triệu này, bậc trung là nhị, bậc thượng là cấu như phẩm A-tăng-kỳ có giải thích.

Tùng quảng: Mạnh Khang chú Sử Ký nói Nam Bắc là dọc, Đông Tây là ngang, ngang là rộng.

Lâu Lỗ khiếp địch giai tất sùng lệ. Thiết Vận nói phòng ngự ở trên thành gọi là Lỗ vây quanh thành xây một đài cao để chống được đã cao lai đẹp nên gọi là sùng lệ.

Tiệm: Thuyết Văn nói tiệm là cái hầm. Văn kinh viết có bộ thủy là nhầm.

Ba-đầu-ma-hoa: chính gọi là Bát-đặc-mang, Hán gọi là hoa sen đỏ.

Túy chỉ: Mao Thi Truyện nói túy là tập hợp.

Thành ấp tể quan: Tả Thi Truyện nói: ấp là đô, có tông miếu của các tiên, quân gọi là kinh đô, không có gọi là ấp, Khổng An chú Luận Ngữ nói tể là nhà quan. Vận Bổ nói Tể là chủ. Tức là quan lại làm chủ trong thành ấp.

Tứ cù đạo: Nhĩ Nhã nói: Thông một mặt là đạo lộ, hai mặt gọi là đường rẽ, ba phía gọi là kịch bàng, bốn phía gọi là cù năm gọi là khang, sáu mặt gọi là trong, bảy mặt gọi là kịch, tam mặt gọi là sùng kỳ, chín mặt gọi là quỳ nhiên. Vì đường có nhiều lối nên gọi là tứ đạt.

Kỹ nhạc: Thiết Vận nói kỹ là nữ ca kỹ. Tỳ Thượng nói: Kỹ là cô gái đẹp. Vì cho cô gái đẹp làm thú vui nên gọi là kỹ nhạc. Văn kinh viết bộ thủ một bên, chữ kỹ của kỹ nghệ. Có người viết bộ chẳng phải nghĩa kinh.

Cân ngự nhữ Bảo thừa: Tấn Thư Dư Phục Chí nói khăn xe của Chu Lễ lớn đỏ để chầu triều, lớn trắng là đồ binh. Trịnh Huyền chú Chu Lễ nói khăn như áo. Y nghĩa là tấm vải thêu đậy lên xe, Quảng Nhã nói ngự là ngự giá. Phu nhân thải nữ: Các cô gái được tuyển chọn phong tục thông nói: nơi lục cung các cô tỳ nữ có đến hàng ngàn. Thiên tử cùng vui chơi với các cô, Thừa tướng chọn các cô thiếu nữ ở các làng quê chừng mười ba trở lên hai mươi trở xuống, mảnh mai trinh trắng để chở vào tấn cung nên gọi là Thái nữ, phu nhân là người trưởng thành nên nói là phu nhân.

Tầm diệc khứ thế: Đỗ chú Tả Truyện nói: Tầm là nối tiếp là nối tiếp sau đó.

Tụ lạc: Vệ Thiệu Hán Thư nói: Làng nhỏ cho các dân cư ở gọi là tụ lạc.

Y hổ: Nhĩ Nhã nói hổ là nương tựa. Hàn Thi Truyện nói hổ là nương cậy.

 

QUYỂN 12: PHẨM DANH HIỆU NHƯ LAI

Chiêm-bặc hoa: Hán gọi là hoa màu vàng, hoa nó rất thơm nhưng nhỏ như hột dành dành.

A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề: chữ miệu viết theo âm Phạm phải viết là được. A Hán gọi là vô, Nậu-đa-la là thượng. Tam-miệu là chánh, tam là biến, đẳng. Bồ-đề là giác. Nói tóm lại là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chữ nậu, xưa nay trong kinh luận phần nhiều viết âm nậu. Theo tiếng Phạm giống với nhập thanh ở phương này, chứ không phải khứ thanh, cho nên chữ này phải viết bộ thị chứ không viết bộ lời.

Thích-ca Mâu-ni: Thích-ca dịch là Năng. Mâu-ni là Tịch Mặc, ý nói ba nghiệp xa lìa nơi tranh luận.

Cù-đàm thị: Nói cho đủ là Cù-đáp-ma. Cù, Hán dịch là địa. Đáp- ma là tối thắng, nghĩa là ngoai cõi trời ra, trong thế gian này họ này là cao quý nhất, nên nói địa tối thắng. Hoặc nói Cù-đàm-di hoặc nói Kiều- đàm-di hoặc nói Cù-di, đều là tiếng kêu của người nữ.

Giác-la-bạt-na: Giác nói cho đủ là giác Thấp-phất-la: Hán dịch là tự tại. Bạt-na là tiếng lớn. Nghĩa là Phật gọi đại tự tại. Tu tý: (đã giải) ở trước.

Phong ích: Thuyết Văn nói ích là đựng đầy bình.

Hoặc danh tánh siêu mại. Theo Phạm bản nói: Yết-đế-ngật-lan- đà-tắc chuyển Phạc-bà nói Yết-đế-ngật-lan-đà là vượt qua. Tắc chuyển là tự, Phạc-bà là tánh, nghĩa là thể tánh mình vượt qua. Thuyết Văn nói mại là đi xa, viễn là quá xa.

Hoặc danh giản ngôn từ: Thượng Thư nói Từ còn gọi giản yếu, Khổng An chú nói: giản là lược.

Tiễn thiểu: Giả chú Quốc Ngữ nói: Tiễn là ít, (quả) quả còn gọi là bạt.

Thược:

 

PHẨM TỨ THÁNH ĐẾ

Tháo động: Trịnh chú Luận Ngữ nói: Tháo là không an tịnh.

Cừu đối: Nhĩ Nhã nói cừu là thù, Khổng An chú Thư nói: Cừu là oán, ý nói gặp nhau ở ngoài đường như thù oán, vì xa lìa chướng.

Tư đãi: Khảo Công Ký nói: Tư là lấy, Vương Dật chú Sở Từ nói đãi là nên, ý nói khổ đế là thứ lộn theo lúc nóng lạnh đói khát nên phải tìm lấy.

Bỉ tiện: như Thuần Chú Hán Thư nói bỉ là quê hèn.

Phá noãn: nghĩa là khổ báo sạch hết mới hiển diệt đế, cho nên gọi diệt đế là phá noãn, trong kinh có từ phá noãn, tức là phá vỏ trứng sanh tử mới hiển hiện diệt đế.

Năng quặc thế: Thương Hiệt Thiên nói: quặc là vồ lấy. Thuyết Văn nói quặc là chộp lấy. Quảng Nhã nói thế là cắn, ý nói do tạo tập tổn hại căn lành xuất ly chân thật, ở đây giống như sư tử vồ cắn, chữ quặc, văn kinh viết bộ khuyển một bên là rất lầm lẫn. Hoa Nghiêm Xà- lê Cộng Tam Tạng Phúc Khám. Bản Phạm này nói: Tợ đa. Hán nói: Sư tử vẫn kêu theo nghiệp dụng, nên phiên là quặc thế.

Hỗn trọc: Thiết Vận nói hờn là dục, trọng ngôn huấn nghĩa cón nói: thanh tịnh.

Phôi: bình gốm chưa nung.

Phẫn độc: Giả chú Quốc Ngữ phẫn là đầy. Trịnh chú Lễ Ký nói phẫn là tức giận sục sôi.

Kinh hãi: Quảng Nhã nói hãi là khởi, hễ người giật mình thì tâm họ khởi dậy.

Nặc-tỳ: Quảng Nhã nói: nặc là ẩn. Đỗ chú Tả Truyện nói nặc là ẩn, tỳ là bịnh. Nghĩa là bịnh hoạn phiền não được ẩn tàng trong khổ đế.

Ngạo mạn: Đỗ chú Tả Truyện nói: ngạo là bất kính, chữ ngạo này trong văn kinh viết bộ tâm đứng một bên là sai.

Sử lưu: Thương Hiệt Thiên nói: Sử là nhanh chóng chữ này trong văn kinh viết chính là tên ngựa, chẳng phải ý kinh.

 

QUYỂN 13: PHẨM QUANG MINH GIÁC

Diêm-phù-đề: chính gọi là Thiêm-bộ-đề. Thiệm-bộ là tên cây, đề gọi là châu. Nghĩa là trên Thiên Sơn có ao A-nậu, phía Nam có cội cây lớn gọi là Thiệm-bộ lá nó trên rộng dưới hẹp, châu Nam này giống như nó, nên lấy đó đặt tên.

Phất-bà-đề: Nói cho đủ là Bố-lỗ-bà Tỳ-đề-ha. Bố-lỗ-bà Hán dịch là sơ, nghĩa là chỗ mặt trời mới mọc, nghĩa là phương Đông, tỳ là thắng, đề-ha là thân.

Cù-đà-ni: Nói cho đủ A-bát-lợi Cù-đà-ni. A-bát-lợi, Hán gọi là hướng Tây, hoặc nói bát chấp mãng, Hán dịch là hậu nghĩa là chỗ lúc mặt trời sắp lặn. Cù là trâu, Đà-ni là chất. Nghĩa là lấy trâu để đổi đồ dùng, như phương này dùng tiền.

Uất-đơn-việt: nói cho đủ là Uẩn-thát-la Cú-lư-uẩn-thát-la là thượng, thắng. Câu-lô là sở tác, nghĩa là người ở châu kia đối với việc họ đã làm đều không tốt bằng ta.

Văn-thù-sư-lợi: nói đúng là Mạn-thù-thất-lợi. Thù, Hán dịch là diệu. Thất-lợi là đức.

Trượng phu: Đại Tái Lễ nói: trượng là trưởng tạo, phu là phù. Ý nói trưởng dưỡng vạn vật. Bạch Hổ Thông nói: phu là đỡ, chống đỡ bằng đạo. Trượng phu là dáng người. Tả Truyện nói tấn hiền đạt năng gọi là trượng phu. Quảng Nhã nói nam tử gọi là trượng phu là hành giả nổi tiếng.

Cám thanh: Châu Lâm nói: sắc xanh thẫm má đỏ phân nửa gọi là cám.

Hý tiếu:

Ngộ thế gian: ngộ là tỉnh, nghĩa là làm cho thế gian đều tỉnh giấc ngủ sanh tử.

Trần lụy: Trịnh Huyền chú nói lụy là ràng buộc. Nghĩa là lục trần làm nhiễm ô tâm như bụi dính vào người liền bám không thể rớt ra được cho nên gọi chung là trần lụy. Chữ trần từ chữ thứ và thổ. Thể thứ là nhiều, nghĩa là nhiều bụi thành trần, chữ hội ý, người nay đa số viết bộ lộc và trần, cúng dường hiểu được nghĩa của nó.

 

PHẨM BỒ-TÁT VẤN MINH

Hiểu ngộ quần mông: Quảng Nhã nói: hiểu là nói, Trịnh chú Lễ Ký nói quần là đông. Hàn Khang Bá chú Dịch nói: mông muội là nhỏ bé, Thuyết Văn nói mông là đồng mông, ý nói phàm phu đối với đạo chưa có sự hiểu biết như trẻ đồng mông Bồ-tát giáo hóa làm cho khai ngộ.

Duy nhân: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: duy là tiếng nói phát loạn. Chu Lễ nói đức trời gọi là nhân, nghĩa là như người có đức dưỡng dục như trời. Thì gọi người đó là nhân.

Thoan lưu cạnh bôn: Thuyết Văn nói: nước cạn chảy trên cát gọi là thoan. Lại nói thoan là nước chảy xiết. Nhĩ Nhã nói: qua đi.

Trường phong: Tứ đôi. Tự Uyển nói: Gió cuồn cuộn nổi dậy, gọi là trường phong.

Cổ phiến: Trịnh chú Nghi Lễ nói: Cổ là vỗ, phiến là lay đọng, chữ cổ trong kinh viết bộ một bên, chính là chuông trống.

Cỏ quan mộc nhân: Hàn Khang chú Dịch: Khu cơ là then chốt của bộ máy. Theo chữ cơ tức là khu cơ, vật dùng chuyển động bộ máy, nghĩa sâu kín, ý nói người gỗ vô tâm nhưng dùng then chốt kín mật mà khéo vận dụng, khiến cho người dù nghiệp thể đều vô dụng mà có thể sanh vô số quả báo.

Tùng hạt: Trịnh chú Nhĩ Nhã nói: Hạt là chim con cần mẹ. Đào ba:

A-yết-đà dược: A Hán dịch là phổ, Yết-đà gọi là khứ, ý nói người uống thuốc này thì có thể loại trừ hết các bịnh trong thân. Lại nói A là vô, Yết-đà là bịnh vì uống thuốc này rồi không còn bịnh gì nữa.

Tỳ-lam phong: chính là nói Phệ-lam-bà. Phệ là tán, lam-bà là sở chí, ý nói nơi nào có gió này thổi thì đều tan hoại. Lại nói Tỳ là không, Lam-bà là tù, nghĩa là ngọn gió này thổi rất nhanh. Cựu dịch là gió lốc, phong luân dưới thủy luân ấy cũng cùng tên với gió này.

Tiêu thấp: Thuyết Văn nói tiêu là củi chữ thấp văn kinh viết không có bộ thổ chính là tên sông ở quận Bình Nguyên.

Như toan quý: Toan là lấy lửa từ cây gỗ, túy là lấy lửa từ trong gương. Hoài Nam Tử nói ánh sáng chiếu thấy mặt trời thì nóng mà thành lửa. Thấy mặt trăng thì lạnh mà thành nước.

Hách nhật

Hài trừu: Phương Ngôn nói trừu là tuổi nhỏ.

Mang thảo tiễn: mang thảo là tên loại cỏ. Đỗ Sắc Tây Vực đã có nói, Giang Đông cũng có nhiều loại này, hình nó như da cỏ lau, thể chất mềm mại.

Niếp: là giẫm đạp.

Thọ nỗi: Thuyết Văn nói nỗi là đói rét, bộ thực và chữ văn kinh viết một bên: chữ ủy là chăn nuôi.

Cơ đổ: Giả Quỳ nói: Cơ là nền tảng. Công Dương Truyện nói năm tấm ván là một đổ. Hà Hưu nói tám thước là bản, một đổ gồm bốn mươi thước. Nay bắt đây xây dựng tường. Cơ là móng của cung thất.

Suất thổ hành đái ngưỡng: Nhĩ Nhã nói: Suất là theo, Ngọc Thiên nói đái là vui thích phụng thờ người trên. Nghĩa là dân chúng được giáo hóa ai cũng ưa thích phụng sự.

 

QUYỂN 14: PHẨM TỊNH HẠNH

Xa-ma-tha: Hán dịch là ngưng lại, cũng gọi là tịch tịnh, nghĩa là chánh định lìa hôn trầm.

Tỳ-bát-xá-na: Hán dịch là chủng chủng quán sát nghĩa là chánh tuệ quyết trạch.

Ỷ giác: Yêm Sư Văn Tuyển Âm Nghĩa nỏi ỷ là đẹp. Ngọc Thiên Cố Dã Vương nói: Ỷ là khen đẹp lại viết là (huy), Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói huy là diễm lệ mà xem thường mỹ. Nay giác chi nhờ định gia hạnh hàng phục hôn trầm trạc cử. Nên dần định thân tâm khinh mỹ được an hòa tức là nghĩa khinh mỹ nên đắc định. Chẳng những tâm an điều hòa mà thân cũng tươi tắn.

Đàn Ba-la-mật. Nói cho đủ là Đàn-na Ba-la-mật-đa. Đàn-na Hán dịch: thí. Ba-la-mật là bỉ ngạn. Đa là đáo, nghĩa là có thể đến bờ kia, năm độ Ba-la-mật đồng chuẩn theo đây mà giải thích.

Thi Ba-la-mật. Thi-la Hán gọi là Thanh Lương.

Sằn-đề: Hán dịch là an nhẫn.

Tỳ-lê-da: gọi là tinh tấn.

Thiền-na: Hán gọi là Tịnh Lự nghĩa là tịnh tâm tư lự, cựu dịch là tư duy tu.

Bát-nhã: Hán dịch là tuệ. Tây Vực nói tuệ có hai tên, một là Bát- nhã, hai là Mạt-để-trí, chỉ có tên thư nhất gọi là Nặc-na là tên Trí Độ thứ 10.

Tăng-già-lam: nói cho đủ là Tăng-già-la-ma. Tăng là tăng chúng, Già-la-ma là viên hoặc nói chốn lạc trú của chúng tăng.

Xả chư tội ách: Châu Lâm nói ách là tay đòn xe. Nay các tội đặt trên thân ví như con trâu kéo cày nặng, ở nhà nhiều hệ lụy như con trâu bị cái ách. Thoát tục vào đạo như tháo ách.

Ca sa: Nói cho đủ là ca sa sa duệ. Hán gọi là nhiễm sắc y. Tây Vực người đời ai cũng mặc áo màu trắng.

Thiệu long: Thiết Vận nói Thiệu là kế thừa. Trịnh chú Lễ Ký nói long là thạnh, nghĩa là kế thừa sự nghiệp tổ tông và làm cho hưng thạnh.

Thống lý: Hán Thư Thần Toản chú: thống là tổng. Ngọc Thiên nói: lý là trị, ý nói nhiếp trị chung hết.

Xà-lê: nói cho đủ là A-xà-lê: Hán dịch là quỷ phạm sư, nghĩa là làm khuôn thước phép tắc cho đệ tử. Nhưng có năm loại xà-lê: 1 Yết- ma; 2 Oai nghi; 3 Y chỉ; 4 Thọ kinh; 5 Thập giới. Tây Vực lại có quân trí xà-lê.

Kiểm thúc: Nhan Chú Hán Thư: kiểm là cục nghĩa là thâu gom lại không để phân tán, văn xưa theo luận kiểm nghiệm nay theo nghĩa kiềm chế.

Tăng-già-lê: chính là Tăng-yết-để, đây gọi là hòa hợp y nghĩa là phải hai lớp hợp thành.

Phệ chư phiền não: Tam Thương nói phệ là cắn.

Can chưởng: Thuyết Văn nói can là chậu rửa tay.

Phát chỉ: Tự Lâm nói chỉ là chân.

Bí trạch: Thuyết Văn nói: đào đất thông nước gọi là ao, chứa nước là cái vũng.

Tú chiêu: Thuyết Văn nói chiêu là cái ao.

Cấp tỉnh: Quảng Nhã nói cấp là lấy, lấy nước để vào hồ.

Viên phố: Thương Hiệt Thiên nói: trồng cây gọi là viên, trồng rau gọi là phố.

Vân trừ: Vận phố nói canh là cây. Mao Thi Truyện nói canh là dọn cỏ.

Đầu-đà: nói cho đủ là Đổ-đa. Hán dịch là đẩu tẩu nghĩa là lìa bỏ chuyên vụ thiểu dục tri túc. Mười hai hạnh đều có thể trừ bỏ phiền não.

Xú lậu: Ngọc Thiên nói xú là xấu tệ, nghĩa là thấy dung nhan xấu xí.

Sa-môn: Sa-ca-mãn-nang. Hán gọi là chỉ tức. Dừng mọi pháp bất thiện. Còn gọi là cù lao: nghĩa là làm tất cả việc vất vả khổ cực. Còn gọi là nghe nhiều huân tập làm sự nghiệp. Còn nói ca sa nghĩa chỉ tức, ý nói ca sa có sức ẩn, dừng mọi điều bất an.

Bà-la-môn: Hán gọi là xả ác pháp. Còn gọi là tịnh hạnh

Tháo hạnh: Vương Dật chú Sở Từ nói tháo là chí, Ngọc Thiên nói giữ chí trong sạch gọi là tháo.

Giáp vị: Quảng Nhã nói vị là chỗ đựng và tiêu hóa thức ăn.

Khải trượng: Thuyết Văn nói: Khải là áo giáp. Phong Thổ Ký nói trượng là tên chung của mâu giáp. Nhan Chú Hán Thư nói trượng là binh khí cầm trong tay, chữ này phải viết bộ, văn kinh viết bộ chữ trượng này là gậy, hoặc bộ là nhầm.

Bất kiêu oai nghi: Giả chú Quốc Ngữ nói: làm việc không đúng pháp của Tiên vương, gọi là kiêu. Ngọc Thiên nói kiêu là giả, dối trá. Nay nói oai nghi chân thật không có tướng dối trá. Chữ này phải viết bộ, văn kinh viết bộ chữ này theo Vương Dật chú Sở Từ gọi là trực. Nhĩ Nhã nói là dũng. Thương Hiệt Thiên gọi là chánh. Những nghĩa này đều trái ý kinh.

Lâm tẩu: Trịnh Huyền chú Chu Lễ: đầm không có nước gọi là tẩu. Lại nói tẩu là đầm lớn. Lại nói đầm ít nước. Hàn Thi Truyện nói trong đầm có chim thú ở gọi là tẩu.

Thô trách.

Phúng tụng: Trịnh Huyền chú Chu Lễ nói: phúng là thuộc làu, có âm tiết là tụng.

Phật tháp: tháp là tiếng Phạm, hoặc nói là Thâu-bà, gọi là Tốt-đổ- ba, Hán dịch là lăng mộ.

Nhược phạn thực thời. Thuyết Văn nói phạn là ăn, nghĩa là ăn bánh, tên khác của nhai cắn.

 

PHẨM HIỀN THỦ BỒ-TÁT (Thượng)

Ma-ha-diễn: nói cho đủ là Ma-ha-diễn-na. Ma-ha Hán dịch là đại. Diễn-na là thừa.

Kiêm lợi: văn Tự Tập Lược nói: kiêm là cùng với nghĩa là Bồ-tát tự lợi rồi còn lợi tha, cho nên nói kiêm lợi.

Hoàng diệu: Thuyết Văn nói hoàng là sáng. Quảng Nhã nói hoàng la huy hoàng, có khi viết

Huyến hoán: Trịnh chú Nghi Lễ nói: Huyến là văn sức. Hà Yến Chú Luận Ngữ nói hoán là sáng.

Kiếp trung cơ cẩn: Nhĩ Nhã nói lúa không chín gọi là cơ, ngũ cốc không chín là cẩn. Cốc Lương Truyện nói: một cốc không thăng gọi là khiểm, nhị cốc không thăng gọi là cơ. Tam cốc không thăng gọi là cẩn. Tứ cốc không thăng gọi là khang, ngũ cốc không thăng gọi là đại tẩm. Thăng là lên, thành. Mặc Tử nói nhất cốc không thu gọi là cẩn. Nhị cốc không thâu gọi là hạn. Tam cốc không thâu gọi là hang. Tứ cốc không thâu gọi là ngạ. Ngũ cốc không thâu gọi là cơ cẩn. Ngũ cốc: Lễ Ký Nguyệt Lịnh nói: Lúa, đậu, nếp, mè, bắp.

Khiếp:

Tỳ-lạc-sắc: Khổng An chú Thư: Tỳ là khiến cho.

Sở hào thượng: hào là ưa thích, Nhan chú Hán Thư nói thượng là chuộng.

Ly huyên hội: Quảng Nhã nói hội là loạn.

Nhã tư uyên tài: Mao Thi Truyện nói uyên là sâu.

Thị yết thiên miếu: Thương Hiệt Thiên nói: Thị là hiện, Nhĩ Nhã nói: Yết là thỉnh mời nghĩa là thị hiện cầu thỉnh linh miếu của thiên thần.

Tôn cừ.

Bẩm tà: Khổng chú Thư nói: Bẩm là thọ.

 

QUYỂN 15: PHẨM HIỀN THỦ BỐ TÁT (Hạ)

Bộc lưu: Thuyết Văn nói: bộc là mưa lớn, nghĩa là trời đổ mưa ùn ùn, lũ lụt từ các dòng sông, vách núi đổ về.

Thuyền phiệt: Phương Ngôn nói phiệt là bè nổi. Tấn Tần đều nói giống nhau.

Hủy ti: Thuyết Văn nói tỷ là.

Đãi thành: Trịnh chú Lễ Ký nói đãi là kịp nghĩa là dự bị việc kịp.

Chẩn: Đỗ chú Tả Truyện nói: Chẩn là cứu giúp.

Tuệ thí: Quảng Nhã nói tuệ là ban cho.

Trân soạn: Nhĩ Nhã nói soạn là ngon.

Qua kiếm kích: Nhĩ Nhã nói qua là kích móc câu. Thuyết Văn nói: qua là cái kích đầu bằng. Thanh Loại nói đỉnh là con thoi. Hứa Thúc Trong chú Hoài Nam Tử nói tùng là cái mâu nhỏ, vùng Ngô Dương Giang Hoài Nam Sở nói mâu là cái đỉnh. Theo Luận Ngữ bình cái qua là đầu một bên nhọn, kích là hai bên nhọn.

Hồ thỉ: Thuyết Văn nói hồ là cung gỗ, Khảo Công Ký nói chuốt gỗ gọi là thỉm tức là cái tên, chữ hồ trong văn kinh viết bộ một bên.

Xa dư: Ngọc Thiên nói Dư là tên chung của xe.

Hà huống: Huống phải viết hai chấm một bên. Văn kinh viết ba chấm. Thuyết Văn nói chữ huống này là nước lạnh lẽo, hoàn toàn trái với nghĩa kinh.

Tu-du: (đã giải) ở trước.

Bại nhục: Ngọc Thiên nói nhục là trắc trở. Tả Tư Ngô Đô Phú nói: Nhục là chặt đứt.

Đồ lữ: Khổng An chú Thư nói đồ là đông, lữ giống như. Quảng Nhã nói lữ là bạn.

Thoán nặc: Ngọc Thiên nói thoán là chạy trốn. Quảng Nhã nói nặc là ẩn.

Thích-đề-hoàn: Phạm âm này giống như quyển I ở trước, người

xưa nhầm viết chữ thật lầm lỗi quá sâu.

Cẩn: Thuyết Văn nói cẩn là mới có thể.

Ưu túy: Phương Ngôn nói túy là thương, nghĩa là dung mạo tổn thương.

Bị giáp: Quảng Nhã nói bị là thêm. Nghĩa là thêm vào thân.

Quyên vông: Châu Lâm nói, quyên nghĩa là lấy lưới lưới chim.

Đao-lợi thiên: Đao-lợi là tiếng Phạm, chính gọi là Đát-lị-da-đát- lị-xa. Đát-lị-da, Hán dịch là Tam, Đát-lị-xa là tạp (30) nghĩa là bốn phương trên đỉnh núi Tu-di đều có tám thành lớn. Trong đó có một thành lớn là cung của Đế Thích ở. Tổng số có ba mươi ba nơi. Cho nên theo chỗ đó mà đặt tên.

Ma-hê-thủ-la: Ma-hê-thấp-phiệt-la. Ma-hê là đại. Thấp-phiệt-la là tự tại. Nghĩa là ông vua này ở cõi đại thiên được tự tại.

Vô sở cự: Khổng An chú Thư cự là đến. Ngọc Thiên nói cự là suy cách, Phương Ngôn nói cách là dừng. Nay văn kinh viết bộ.

Kha tuyết sắc: Ngọc Thiên nói: Kha là loại được chiết xuất từ ngọc trai ở dưới biển nó trắng như tuyết, cho nên lấy đó đặt tên cho ngựa.

Mã não: theo mã não tiếng Phạm gọi là A-thấp-ma-yết-ba. A- thấp-ma Hán dịch là mã, pha, yết-ba là não, tạng. Nếu nói A-thấp-ma- yết-ba Hán gọi là Thạch tạng. Vì loại bảo bối này xuất phát từ loại đá, lấy tên đó mà gọi âm mã đọc lộn qua thạch, âm tạng lạm thành não.

Nên đọc nhầm là mã não.

Đa-la hoa: có dịch ở quyển 33.

Mạn-đà-la: Hán dịch là duyệt ý hoa, còn gọi là hoa nhiều màu, cũng gọi là nhu nhuyễn thanh còn gọi là hoa thiên diệu.

Kê-la-đa-la: Kê-la nói cho đủ là Kê-tát-la, Hán gọi là nhụy hoa. Đa-ma nói cho đủ Đa-ma-la. Hán gọi là thiên hoa, nghĩa là mùi thơm ấy xuất phát từ nhụy hoa trên trời.

Bà-lợi-sư-ca: Hán gọi là loại hoa nở lúc trời mưa, lấy hoa hòa với nước mưa làm hương. Theo tiếng Phạm: Bà-lợi-sư Hán gọi là mưa, ca là thời, loại hoa này phải đến lúc mua mới sanh nên gọi như vậy.

Mạt-lợi hương: Mạt-lợi là tên loài hoa, hoa ấy màu vàng ròng, chẳng phải nói Mạt-lợi là màu vàng.

 

QUYỂN 16: PHẨM THĂNG TU-DI ĐỈNH

Trí phổ quang minh tạng: Quảng Nhã nói trí là đặt nghĩa là an trí vào trong tạng ấy.

Thập thiên tầng cấp: theo tiếng Phạm nghĩa là siêu xuất vượt bậc.

Thập thiên tăng ỷ: Thuyết Văn nói tăng là tên chung của lụa, lụa có hình vẽ, thêu gọi là ỷ Thích Danh gọi là ỷ là xiên vẹo, đường hoa văn không thuận, dọc ngang ngoằn ngoèo.

Ca-diếp: nói cho đủ là Ca-diếp-ba. Hán dịch là Ẩm Quang, là tên của một dòng họ. Vì Phật giáng sanh trong họ này nên lấy đó đặt tên.

Câu-na Mâu-ni: gọi cho đúng Ca-na-ca-mâu-ni. Ca-na, Hán gọi là sắc vàng. Mâu-ni là tiên, vì Phật là đại tiên, thân màu vàng ròng nên gọi Phật là Tiên sắc vàng.

Ca-la-cưu-đà: nói cho đủ là Ca-la-cưu-thôn-đà, Hán gọi là việc đáng đoạn đã đoạn.

Tỳ-xá-phù: nói cho đúng là Ty-thấp-bà-bộ. Tỳ-bà Hán gọi là biến nhất thiết. Bộ là tự tại, nghĩa là biến khắp tất cả đều tự tại hoặc dịch là Nhất thiết hữu.

Thi khí: gọi cho đúng là thức khí na, Hán gọi là trì kế hoặc hữu kế.

Tỳ-bà-thi: Hán gọi là tịnh quán hoặc gọi là thắng quán cũng gọi là thắng kiến hoặc gọi là chủng chủng quán.

Phất-sa: gọi đúng là Bột-sa, Hán gọi là tăng oai.

Đề-xá: gọi cho đúng là Để-sa. Theo Huấn Tự ở Tây Vực nói: Để là Để-la-na, Hán gọi độ. Sa là diêu sa, Hán gọi là thuyết, nghĩa là thuyết pháp độ người.

Ba-đầu-ma: gọi đúng là Bát-đặc-man, Hán gọi là Hoa sen đỏ.

 

PHẨM KỆ TÁN TRÊN ĐỈNH TU-DI

A-lô-na hoa: Hán gọi là lúc mặt trời sắp mọc tướng màu hồng, sắc hoa ấy giống như vậy nên lấy đó đặt tên là hoa sen đỏ.

Na-la-đà hoa: Na gọi đúng là Nại-la, Hán gọi là người. Đà là Đà- la, Hán gọi là trì, hương của loài hoa ấy rất thơm, mọi người ai cũng thích, cho nên họ ưa cầm hoa này.

Tánh nhĩ: nhĩ cũng như thử. Như thử là lời ấn khả, cho nên Châu Lâm nói là nhĩ.

Ninh thọ: Ngọc Thiên nói ninh là lời nguyện.

Vĩ tai: Thuyết Văn nói vĩ là kỳ lạ. Thiết Vận nói Vĩ là lớn. Ngọc Thiên nói tai là trợ từ cuối câu.

 

PHẨM BỒ-TÁT THẬP TRỤ

Hư nhàn: Vô vi là hư, vô sự là nhàn.

Yến tẩm: Nhan Chú Hán Thư nói yến là an tức.

Giáo chiêu: Nhĩ Nhã nói chiêu là chỉ đạo Quách Phác nói giáo là dẫn dắt.