NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 19

– Kinh Âm Đại Phương Quảng Thập Luân – tám quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Đại Tập Tu Di Tạng – hai quyển – Huệ Lâm
– Kinh Đại Tập Đại Hư Không Tạng – tám quyển – Huệ Lâm
– Kinh Hư Không Dựng Bồ tát – hai quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Hư Không Tạng Bồ tát – một quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Hư Không Tạng Bồ tát Thần Chú – một quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Hư Không Tạng Bồ tát Văn Trì – một quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Quán Hư Không Tạng Bồ tát – một quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Hư Không Tạng Bồ tát Vấn Thất Phật – một quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Bồ tát Niệm Phật Tam muội – sáu quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Phương Đẳng Niệm Phật Tam muội – mười quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Bát Chu Tam muội – ba quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Đại Tập Hiền Hộ – năm quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Vô Ngôn Đồng Tử – hai quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Đại Tập Thí Dụ Vương – hai quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Đại Bi – tám quyển – Huệ Lâm.
– Kinh A-sai-mạt – bảy quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Bảo Nữ Sở Vấn – ba quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Vô Tận Ý Bồ tát – sáu quyển – Huệ Lâm.
– Kinh Tự Tại Vương Bồ tát – hai quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Phấn Tấn Vương Sở Vấn – hai quyển – Huyền Ứng.

Bên phải là hai mươi mốt kinh bảy mươi mốt quyển.

 

KINH ÂM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN 1

Tuấn lưu: Ngược lại âm tuân tuấn. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: tuấn là cống rảnh. Quảng Nhã cho rằng: đầy tràn ra ngoài. Sách Tập Huấn cho rằng: nước chảy mạnh sách Thuyết Văn cho rằng: nước tuôn ra, bắn ra, thoát ra. Chữ viết từ bộ đến bộ tuấn thanh tĩnh. Hoặc là viết chữ tuấn này, cũng viết chữ tuấn này cũng đồng.

Sử lưu: Ngược lại âm sư lợi Thiên Thương Hiệt giải thích rằng:

nước chảy mau. Sách Khảo Thanh cho rằng: quá mau. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mã thanh sử.

Chẩn cấp: Ngược lại âm chơn nhẫn, chơn nhận, hai âm. Tóm lại cũng thông dụng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: chẩn là giàu có. Quách Phác chú giải rằng: giàu có của cải cứu giúp. Sách Khảo Thanh cho rằng: đem của ra cứu giúp, cho, cứu tế người nghèo. Sách Vận Thuyên cho rằng: ban tặng, hoặc viết chữ chẩn này, chữ tượng hình.

A-ba-ma-la: tiếng Phạn đọc sai, lược bớt, không đúng. Đúng Phạn âm gọi là A-bả-bà-ma – hai âm hợp lại. Tổng gọi tên của quỉ Hàmngược-la.

Ký biệt: Ngược lại âm bỉ liệt, là việc của Đức Phật tuần tự thọ ký cho các hàng đệ tử.

 

KINH ÂM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN

QUYỂN 2

Đang hoàn: Âm trên là đang. Bông tai. Ngược lại âm dưới là hoàn. Vận Anh Tập cho rằng: loại ngọc bội, tức là cái khuyên tai, hình như giống cái vòng tròn của bánh xe. Tức báu vật để trong sức nơi tai.

Hoàn xuyến: Âm trên là hoàn, nghĩa là vòng xuyến đeo nơi tay, hoặc là lấy răng của con voi là m cái vòng, hoặc là lấy bảy báu là m như là đồng, hoặc là dùng kim, ngân, vàng bạc là m các vòng xuyến. Ngược lại âm dưới là xuyên huệ. Xuyến cũng gọi là cái vòng, đều vật báu dùng là m trang sức đeo nơi tay.

Trí mật: Ngược lại trì lợi. Sách Khảo Thanh cho rằng: vẽ lên bức họa trắng rất tỉ mỉ tinh mật. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: chữ trí cũng giống như chữ mật, tinh tế kỹ càng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: sợi dây tơ nhỏ mịn gọi là trí. Quách Phác chú giải rằng: dùng dây tơ lụa nhỏ viền tay áo rất đẹp, tỉ mỉ, sợi tơ trắng mịn, chữ hình thanh.

Thôi sơn : Ngược lại âm tha lợi. Sách Khảo Thanh cho rằng: thôi là đẩy ra trừ bỏ đi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ đến bộ chuy, thanh tĩnh.

Dục áp: âm giáp. Sách Tập Huấn cho rằng: trấn áp, đè xuống.

Chữ hội ý.

 

KINH ÂM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN

QUYỂN 3

Tam-ma-bạt-đề: Tiếng Phạn hoặc gọi là Tam-ma-bạt-đề. Đường Huyền Trang cho rằng: tên gọi khác nhau của từng bước đến với định tâm.

Hào thiện: Ngược lại âm trên là hiệu giao, văn thường hay dùng viết đúng là chữ hào này. Theo sách Vận Thuyên cho rằng: hào là thịt băm chín để khô. Sách Khảo Thanh cho rằng: thuộc lọai quả phơi khô. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: cái thớt, cái mân để tam sinh (bò, heo, dê) lúc cúng tế. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mâm cúng tế rất linh đình thịnh soạn. Trịnh Huyền chú giải rằng: thức ăn ngon, thịnh soạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: cho ăn. Chữ viết từ bộ nhục thanh hào. Âm dưới là thiện. Văn thường hay dùng, viết đúng là chữ thiện này. Cố Dã Vương cho rằng: nay vật gì đẹp gọi là chân thiện. Sách Vận Anh cho rằng: giết con vật lấy thịt. Sách Thuyết Văn cho rằng: thức ăn đầy đủ, chữ viết từ bộ nhục thanh thiện.

Xạ hương: Ngược lại âm thời dạ. Quách Phác chú giải kinh Sơn hải rằng: loài thú tên xạ hương, giống như con hoẳng, mà nó ở sâu trong núi hiểm trở, dưới bụng nó có cái túi, trong miệng nói có răng bằng đều, trong túi này có mùi thơm, không có răng thì không có mùi thơm. Trong kinh văn viết hương này là chẳng phải vậy.

Cổ khách: âm trên là cổ. Trịnh Tiển chú giải sách Chu Lễ rằng:

bán các vật gọi là mãi. Ở một chỗ bán gọi là cổ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ngồi mua đi bán lại. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: cổ là mua bán các vật quí, rẽ tiền. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cổ là chợ. Bạch hổ thông cho rằng: cổ là bền chắc, giữ lấy vật chắc chắn đợi người dân đến bán cầu lấy lợi. Chánh Tự xưa nay cho rằng: ngồi mua

bán tiêu thụ các vật. Chữ viết từ bộ bối, thanh cổ, âm cổ là âm cổ. Sách Thuyết Văn cho rằng, chữ cổ là người tự có bệnh ung tế, giống như bên phải, bên trái che dấu hình thể của mình. Trong kinh văn viết hộ là chẳng phải.

Đảo sư : Ngược lại âm trên đao lão. Sách Vận Anh cho rằng: đảo là xây dựng thiết lập. Xưa viết đảo, văn thường hay dùng viết đảo này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là sư trạch. Lại âm sở mại. Sách Vận Anh cho rằng: sư là lưới võng. Sách Khảo Thanh cho rằng: dụng cụ là m bằng trúc dùng đựng thuốc. Chữ viết từ bộ trúc thanh sư.

Cứ mạch: Ngược lại âm cụ can. Sách Vận Anh cho rằng: cứ mạch là loại cỏ. Tức là loại cỏ mọc um tùm. Chữ viết từ bộ thảo thanh cứ, hoặc là viết chữ cứ này cũng thông dụng.

Bại hựu: Ngược lại âm trên là bài mãi. Đỗ Dự chú giải tả truyện rằng: cỏ giống như lúa ma mà chẳng phải lúa ma. Âm dưới là dậu. Mao Thi Truyện cho rằng: hựu giống như cây lúa mà chẳng phải lúa, đợi đến chà vỏ ra mới biết là khác. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ hình thanh. (T23)

Toại ký: Ngược lại âm tùy túy. Sách Vận Anh cho rằng: bông lúa theo Mao Thi Truyện cho rằng: bông lúa tươi tốt. Thống Tự cho rằng: bông lúa mạch tươi tốt sum suê, hoặc là viết huệ, cũng viết toại. Vệ Hoằng viết huệ, cũng viết toại. Vệ Hoằng viết toại. Phan Cung viết quyển thứ tư chữ toại này đều thông dụng.

Điền tuấn: Ngược lại âm tôn tuấn. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: xưa người dạy dân là m ruộng gọi là tuấn. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tuấn là người là m ruộng, quan trông coi ruộng đất chữ hình thanh.

Vãn tiển: Ngược lại âm vạn phản, dẫn dây cung bắn, chữ viết từ bộ thủ.

Tháp bỉ: Ngược lại âm đàm hạp, nghĩa là dẫm đạp lên.

Kha-lam-trủng-gian : tiếng Phạn. Đông nhiều quá thành loạn, nơi phần mộ.

Dục-phốc: lộc mạc. Sách Vận Anh cho rằng: hai tay đánh ném xuống đất gọi là phốc.

Thỉ-tức: Ngược lại âm thời nhĩ. Sách Vận Thuyên cho rằng: dùng lưỡi liếm lấy vật. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thiệt thanh thị, hoặc là viết, lại viết năm thể chữ thỉ này đều là người xưa tùy theo tự ý mà viết vậy.

Bổng lộc: Ngược lại âm trên là phùng dụng. Sách Khảo Thanh

cho rằng: bổng là tiền lương, vâng lệnh. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ nhơn thanh phụng, chữ phụng sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ phong đến bộ thủ. Nay theo lệ sách viết sai, lược bớt âm phong là âm phong.

– Quyển 4 không có âm để giải thích

 

KINH ÂM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN

QUYỂN 5

Biên truyền: Ngược lại âm trên là tất miên, âm dưới là truyện.

Cước thúc: Ngược lại âm trên là cạnh ức. Ngược lại âm dưới là thử tích. Trên là thuộc loại nhị chủng, thuộc tà kiến ngoại đạo.

Tróc lãm mã nhất mao. Ngược lại âm lặc cảm. Trong biển lớn có nước tên La Sát. Nước La Sát kia, quỉ rất đông, thường ăn thịt sát hại sinh mạng con người. Bồ tát vì có lòng từ bi lớn, hóa là m thiên mã bay đến nước kia để cứu độ con người kia thoát khỏi cảnh bị sát hại ăn thịt, việc này thuật đầy đủ trong kinh Phật bổn hạnh tập, và trong kinh Chánh Pháp Niệm v.v… đều đồng nói. Đây chỉ nói sơ lược vậy.

 

KINH ÂM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN

QUYỂN 6

Thiệt cấm: Ngược lại âm cầm cấm. Âm nghĩa trước đây trong kinh Địa Tạng Thập Luận đã giải thích đầy đủ rồi. Trong đây không lập lại nữa vậy.

 

KINH ÂM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN

QUYỂN 7

Triển đoạn : Ngược lại âm nữ triển cũng trong âm nghĩa trước đã giải thích đầy đủ rồi. Âm dưới đoạn, đoạn tức là cắt đứt lìa đoạn tuyệt.

Triển trừ : Cũng là âm nữ triển. Tư Mã Bưu chú giải Trang Tử rằng: triển là đạp lên. Quảng Nhã cho rằng: bước đi, đạp lên, cũng với chữ triển trước nghĩa thông dụng cho nên không nói lại nữa.

– Quyển 8, văn không khác có thể giải thích.

KINH ĐẠI TẬP TU DI TẠNG

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Văn manh: Ngược lại âm trên là vật phân. Ngược lại âm dưới mãnh canh. Sách Khảo Thanh cho rằng: tên của loài côn trùng. Theo Thanh Loại cho rằng: manh giống như con ruồi mà lớn hơn. Sách Thuyết Văn cho rằng: văn manh là ruồi muỗi chích người, loại côn trùng biết bay. Văn hoặc từ bộ trùng viết thành chữ văn. Lại viết văn, hoặc viết văn đều là chữ cổ. Chữ manh từ bộ trùng thanh manh. Trong kinh văn viết manh văn thường hay dùng cũng thông dụng lưu hanh lâu rồi vậy, nên khó mà sửa đổi âm côn là âm côn.

Hoàng trùng : Ngược lại âm trên là độ quang. Sách Khảo Thanh cho rằng: loài côn trùng ăn bông lúa. Sách Lễ Ký cho rằng: hoàng là loài châu chấu sâu bọ gây tại hại cho mùa màng. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hoàng là loài châu chấu sinh sản rất nhiều. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh hoàng. Ngược lại âm dưới trục dung. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: có chân gọi là trùng, không chân gọi là trỉ, loại côn trùng không có chân. Sách Thuyết Văn viết bộ trùng từ ba bộ trùng âm trùng. Ngược lại âm huy quỷ, âm trung là âm chung âm trỉ là âm trỉ.

Hiểm khoáng : Ngược lại âm trên là khảm liễm. Sách Khảo Thanh cho rằng: hiểm trở, nguy hiểm, chữ viết từ bộ phụ thanh hiểm. Ngược lại âm dưới là khổ hoảng. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khoảng đất trống, nơi đồng hoang. Thiên Thương Hiệt cho rằng: nơi hoang dã, bãi tha ma. Quảng Nhã cho rằng: rộng lớn chữ viết từ bộ thổ thanh quảng, cũng có viết từ bộ nhựt cũng thông dụng.

Ông úy : Ngược lại âm trên ốc khổng. Ngược lại âm dưới vĩ luật. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Ông là cây cỏ mọc xanh tốt xum xuê. Chánh Tự xưa nay đều viết từ bộ thảo. Ông ủy đều là thanh vậy.

Quảng hiệp : Ngược lại âm hàm giáp Cố Dã Vương cho rằng: Hiệp là khe núi, vùng đất hẹp giữa hai ngọn núi Chánh Tự xưa nay viết từ bộ phụ thanh hiệp. Ngược lại âm kiêm hiệp, hoặc là viết thiển là địa danh ở vùng đất gọi là Thiểm tây Trung Quốc, dùng chữ sai lầm. Trong kinh viết từ bộ khuyển viết thành chữ hiệp cũng sai dùng chẳng phải bổn chữ này.

Nhập nhứt đậu quái : Ngược lại âm khẩu ngoại. Lâm Tự cho rằng: quái là một cây thô cứng, chắc chắn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hòa thanh hội.

Thô quảng : hổ mãnh. Theo chữ quảng đó cũng giống như tính hung ác dữ dằn. Sách Thuyết Văn cho rằng: con chó hung tợn, dữ dằn, không có thể đến gần được, chữ viết từ bộ khuyển thanh quảng.

Tao ế: Ngược lại âm trên tảng đáo. Ngược lại âm dưới khải kê. Câu chú Đà-la-ni.

Tai bạo: Ngược lại lợi. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: khí dương là m khí âm bức bách là m cho ngưng trệ cho nên là m ra mưa đá. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa tuyết, chữ viết từ bộ vũ thanh bao chữ tai. Trong kinh văn viết tai này cũng là văn thông dụng thường hay dùng.

Đễ chế : Ngược lại âm dưới là xương chế.

Bi khảm : Ngược lại âm kham lâm.

Kiện tha: Tiếng Phạn kiến tha. Xưa dịch là chất phác. Chánh Phạn âm gọi là hiến đà cũng là câu chú chơn ngôn.

Tỳ mê kỷ : Âm dưới là khi, cũng là tiếng Phạn, không đúng âm.

 

KINH ĐẠI TẬP TU DI TẠNG

QUYỂN HẠ

Khiết độc: Ngược lại âm nghiên kiết. Sách Lễ Ký cho rằng: không được nhai xương. Sách Thuyết Văn cho rằng: cắn nhai trong miệng, chữ viết từ bộ xỉ thanh khiết, âm kiết ngược lại âm khan sách.

Diêm bộ sư : Ngược lại âm trên là thời diệm, âm dưới là sử chơn câu trong chữ.

Khê cốc: Ngược lại âm khảii kê. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nước chảy bắn lên gọi khê. Sách Thuyết Văn cho rằng: khe nước trên núi không có chỗ thông chảy gọi là khe chữ viết từ bộ cốc thanh khê.

Lạo dật: Ngược lại âm lao đáo. Sách Khảo Thanh cho rằng: nước mưa rơi xuống tràn ngập lụt. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: lạo là nước chảy cuồn cuộn. Theo sách Lễ ký cho rằng: nước mưa, chữ viết từ bộ thủy thanh liệu. Phạn âm, ngược lại âm lực chiêu.

Bệ ma dầu: Ngược lại âm trên bế mê. Sách Khảo Thanh cho rằng:

bệ ma tên của loại thuốc, giống như hạt trang chuế, dài như mỏ con chó, cho nên gọi là tên, hoặc là viết bề. Trong kinh viết từ bộ đậu viết thành chữ bề này. Sách Thuyết Văn cho rằng: hạt đậu lưu. Đây chẳng phải nghĩa của kinh vậy.

Ái quyến : Ngược lại âm quyết hiển. Theo Thanh Loại cho rằng:

giảng lưới để bắt. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy dây bắt. Văn Tự Điển nói chữ viết từ bộ võng thanh quyến hoặc là viết chữ quyến này nghĩa cũng đồng.

Chất đốn : Ngược lại âm tri lợi. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: chất đốn giống như vấp té ngã ngữa. Quảng Nhã cho rằng: chất là đạp lên. Sách Thuyết Văn viết từ bộ túc thanh chất, hoặc là viết từ bộ chuyên viết thành chuyên, âm chuyên.

 

*******

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

Chùa Hưng Thiện, Tam Tạng Bất Không dịch Sa môn Huệ Lâm soạn.

QUYỂN 1

Bất yểm : Ngược lại âm nhất sái. Sách Khảo Thanh cho rằng: yểm là mệt mõi, buồn khổ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hán thanh yểm, âm hán là âm hạn. Chữ yêm từ bộ cam đến bộ nhục, đến bộ khuyển có nghĩa là con chó thấy thịt ngọt không bao giờ nhàm chán.

Phấn tấn : Ngược lại âm trên là phân vấn. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: phấn lay động. Quảng Nhã cho rằng: phấn chấn, thư thái. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: vật có nhiều sức mạnh phấn tấn, hưng phấn lên, cho nên cho rằng tên gọi vậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: trác nghĩa là giống như bay lên. Chữ viết từ bộ chuy trong chữ điền, chữ chuy ngược lại âm nhung duy chuygọi là con chim mở bộ lông cánh ra tự bay lên. Cho nên chữ phấn từ bộ duy.

Tô-mê-lô-sơn : Tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: núi Diệu cao, hoặc gọi là núi Diệu quang, lại cũng gọi là núi Tu-di. Cũng là tiếng Phạn đều tên của một quả núi.

Dũng xuất : Ngược lại âm trên là dung thũng. Lưu Triệu chú giải Công Dương Truyện rằng: nước bắn vọt lên. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh dũng âm dũng đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ túc viết thành chữ dũng này, nghĩa là vượt lên chẳng phải nghĩa của kinh.

Trụ đối diện niệm. Xưa dịch kinh ý trong tiếng Phạn. Tên Bát Chu Tam muội hoặc dịch là : chư Phật thành tựu hiện tiền, lời nói này của chư Phật nhanh chóng tương ưng, tức là trong khoảnh sát na, giây phút ngắn, nhập vào thần thông hiện tiền thắng định, dùng trong Phạn văn gọi là khéo léo, có thể bao quát nhiều nghĩa. Quốc độ này khó là người phiên dịch kinh không đủ, hoặc gọi là thần thông Tam muội, hoặc gọi là nhất hạnh Tam muội, mỗi mỗi nghĩa đều gọi là phần ít vậy.

Vô hạnh thần thông : âm hành là âm hạnh canh. Tên gọi khác nghĩa là không trói buộc, không nhanh chóng mà mau chóng, không đi mà tới. Tức là nghĩa này vậy.

Tam-ma-bát-đễ : tiếng Phạn. Đường Huyền Trang dịch là đẳng chí, tức là tên khác của định vậy.

Duy nhiên : Ngược lại âm trên là di quí. Chữ mượn âm, sách Điển Lễ cho rằng: duy là ứng từ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: duy là cung kính tất cả.

Ni-dạ-ma-vị: Tiếng Phạn gọi là cõi của Bồ tát Bất Thối Chuyển.

 

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

QUYỂN 2

Môn khổn: Ngược lại âm khổ bổn. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: giới hạn của cửa, cửa hẹp. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ môn thanh khổn.

Ô-đà-nam: Tiếng Phạn. Đường Huyền Trang gọi là câu kệ, hoặc là dấu chân để lại.

Bạo lưu: Ngược lại âm trên bổ vị. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: nước mưa rơi xuống tụ hợp lại bạo lưu. Sách Thuyết Văn cho rằng: đột nhiên mưa đến nhanh chóng, chữ viết từ bộ thủy đến bộ bạo thanh bạo. Âm thốt. Ngược lại âm thôn nột.

 

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

QUYỂN 3

Vô ế : Ngược lại âm ư kế. Sách Phương Ngôn cho rằng: ế là ngăn đậy. Sách Vận Anh cho rằng: ngăn che. Quảng Nhã cho rằng: bị chướng ngại. Sách Thuyết Văn cho rằng: đậy lên phủ lên. Chữ viết từ bộ vũ thanh y, âm ế đồng với âm trên.

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

QUYỂN 4

Ca-chỉ-lật-na-miên: cũng gọi là ca-chân-lân-đễ. Tên loài chim ca thụy. Thân của nó nhỏ, lông mềm mại, chẳng phải loại bông thường, lông rất nhẹ tốt đẹp, giống như bông tơ lụa, mỏng có thể lấy là m áo hoặc là m màn xe giá cho vua Chuyển Luân Thánh Vương ngự giá. Đây là loại trang phục. Nay tuy có chim này, nhưng chẳng phải loại chim kia. Lông của nó thô xấu, không thể dùng là m bông sợi.

Phân phúc: Ngược lại âm trên phương văn. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: phân là loại cỏ thơm. Sách Phương Ngôn cho rằng: hòa với mùi thơm. Quách Phác chú giải rằng: hòa điệu thoe mùi thơm gọi là phân hương cỏ thơm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo thanh phân. Ngược lại âm dưới là bằng mục. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: phúc là hương thơm. Chánh Tự xưa nay viết tự hương thanh phục âm phúc đồng với âm trên.

Pha tri ca: Tiếng Phạn. Tên của vật báu. Đây người phiên dịch không đúng. Gọi là loại nước rất tinh khiết, sách trong suốt sáng lấp lánh, không có chút cấu bẩn, có bốn màu sắc khác nhau, màu xanh, hoặc màu hồng, hoặc màu tím khác biệt, đây là vật quí của thần linh. (T2).

Bần quỹ: Ngược lại âm quỳ vị. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: quỹ phạt, thiếu thốn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: quỹ là cạn kiết hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phương thanh quí, âm phương là âm phương. Trong kinh văn viết từ bộ thực viết thành chữ quĩ, nghĩa khác biệt chẳng nghĩa của kinh văn vậy.

Khỏa hình : Ngược lại âm tân ngỏa, chữ mượn âm. Cố Dã Vương cho rằng: khỏa cởi áo ra để lộ cánh tay trần, vốn âm hư quả. Nay không lấy âm này.

Anh chư tật bệnh: Ngược lại âm trên là y doanh. Sách Vận Thuyên cho rằng: Anh là gặp gỡ, trói buộc. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nữ, thanh anh, âm anh đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ tật là chẳng phải.

Nại-lạc-ca: Tiếng Phạn. Ngược lại âm trên nô cát, tên của địa ngục.

Song dũ : Ngược lại âm sở song. Sách Khảo Công Ký cho rằng: cửa sổ khoét trên tường gọi là dủ, cửa sổ khoét trong nhà gọi là song. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ tượng hình. Viết bộ võng hựu viết song.

Văn thường hay dùng viết từ bộ phiến viết thành chữ dũ. Trong kinh văn viết từ bộ huyệt đều chẳng phải chánh thể.

Mâu kích : Ngược lại âm trên là mạc hậu. Sách Khảo Thanh cho rằng: viết đúng là chữ mâu, là loại cây giáo cán dài, chữ tượng hình. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây giáo dài một trượng hai thước, dùng là m binh xa đánh giặc hoặc là viết mâu này, lại viết mâu này. Trong kinh văn viết chữ mâu là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là song thúc. Quảng Nhã cho rằng: cây kích cũng giống cây mâu. Chánh Tự xưa nay cho rằng: cây kích dài một trượng tám thước. Chữ viết từ bộ mâu thanh tiêu. Trong kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ kích. Văn thường hay dùng là chẳng phải.

 

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

QUYỂN 5

Bất huyễn: Ngược lại âm huyền quyên. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: huyễn là nhìn. Cố Dã Vương cho rằng: ngày nay người ta liếc mắt cùng nhau ra mật hiệu gọi là huyễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt dao động. Chữ viết từ bộ mục thanh huyễn, âm huyễn đồng với âm trên.

Câu trả: Ngược lại âm trên cẩu hậu. Quảng Nhã cho rằng: Câu là móc lấy ra dẫn ra. Ngược lại âm dưới là tảng quả. Sách Khảo Thanh cho rằng: tỏa liên kết vòng tròn sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đều từ bộ kim đều thanh câu tỏa. Đồng với âm trên.

Hoàn bỉ: Ngược lại âm trên là hoàn mạn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: hoàn là xâu xuyên suốt qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ đến bộ hoàn thanh tĩnh.

 

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

QUYỂN 6

Kiêu cuống : Ngược lại âm trên kiêu yêu. Sách Tập Huấn cho rằng: kiêu là dối trá, lừa dối. Cố Dã Vương cho rằng: giả danh xưng gọi là kiêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: kiêu là chuyên quyền. Chữ viết từ bộ thỉ thanh kiêu. Chữ kiêu từ bộ yêu. Nay văn thường hay dùng, từ bên phải viết chữ kiêu này là sai vậy.

 

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

QUYỂN 7

Bất thuyết : Ngược lại âm khuyển duyệt. Thiên Thương Hiệt cho rằng: khuyết là hao tổn, tổn giảm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phữu đến bộ quyết thanh tĩnh. Âm phữu ngược lại âm phủ cẩu.

Táo động : Ngược lại âm tao áo. Cố Dã Vương cho rằng: táo cũng giống như chữ động. Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ rằng: táo đó là không yên tịnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ túc thanh táo âm táo ngược lại âm tao đáo.

Tích vi : Ngược lại âm tinh tích. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: phân tích. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc thanh cân.

Nhất trích : Ngược lại âm đinh lịch. Sách Thuyết Văn cho rằng:

giọt nước nhỏ xuống gọi là trích. Chữ viết từ bộ thủy thanh thí. Hoặc là viết từ trích này. Trong kinh văn viết từ bộ đế viết thành chữ đế. Ngược lại âm đinh kế. Đế nghĩa là dòng nước chảy xuống chẳng phải nghĩa của kinh. E rằng người viết sai lầm vậy.

Khổng khích : Ngược lại âm ngự nghịch. Quảng Nhã cho rằng:

khích là khe nức. Sách Thuyết Văn cho rằng: trên vách tường có lỗ hở nhỏ đường nức nhỏ. Chữ viết từ bộ phụ thanh khích chữ khích từ hai bộ tiểu kẹp lại bộ bạch. Trong kinh văn viết từ bộ sàu viết thành chữ khích này là chẳng phải.

 

KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG

QUYỂN 8

Nhiễm hiệt: Ngược lại âm trên nhi diễm. Sách Chuyên Nhã cho rằng: nhiễm ô, dơ, nước đục. Sách Khảo Thanh cho rằng: nhiễm trước. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy vải tơ lụa nhuộm thành màu sắc đậm, chữ viết từ bộ thủy thanh nhiễm. Ngược lại âm dưới là hiền kiết. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: buộc lại, quấn lại rồi đem nhuộm xong mở ra là m đường viền có vân, có sọc. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ mịch thanh hiệt.

Đồng bộc : Ngược lại âm trên là đồ hồng. Ngược lại âm dưới là bồ bốc. Sách Khảo Thanh cho rằng: đồng là người đầy tớ trai, dùng để sai khiến. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ đồng cũng giống như chữ bộc là người đầy tớ, chữ bộc là theo cũng gọi là đồ đệ. Nghĩa là người là m việc công gọi là thần sĩ, là m việc trong nhà gọi là bộc. Chữ viết đều từ bộ nhơn, đều thanh đồng bộc, âm bộc là âm bốc.

Mậu dịch : Ngược lại âm mạc hậu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mua bán. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: là cái chợ. Sách Thuyết Văn cho rằng: dịch là trao đổi tài vật cũng gọi là mậu. Chữ viết từ bộ bối thanh mậu. Trong kinh văn viết mậu. Văn thường hay dùng âm mậu là âm khấu.

Lưu thoán : Ngược lại âm thôn loạn. Cố Dã Vương cho rằng: thoán cũng giống như là bỏ trốn. Sách Thuyết Văn cho rằng: ẩn trốn, ẩn núp. Chữ viết từ bộ thữ thanh huyệt.

Khẩn-ca-la : Ngược lại âm kinh dẫn.

Nhị-mạt-la : Ngược lại âm kinh dẫn.

A-xúc-bà : Âm xúc. Ngược lại âm cát lục. Ba câu trên đây đều là tiếng Phạn. Gọi là pháp số.

Tủng lật : Ngược lại âm trên là lật dũng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: tủng là sợ hãi. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: lo sợ, sợ hãi. Ngược lại âm dưới là lân thất. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: sợ run, lo sợ, hoảng sợ, buồn bả. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: kính cẩn. Sách Thuyết Văn cho rằng: đều từ bộ tâm đều là thanh tủng lật.

 

******

KINH HƯ KHÔNG DỰNG BỒ TÁT

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Không dựng: Văn cổ viết dăng, cũng đồng. Ngược lại âm dực chứng. Theo chữ bao hàm thật gọi là dựng. Dựng tức là mang bào thai, đứa con trong bụng.

Cương thạch: Ngược lại âm cư lương. Đất biến là m đá, giống như màu xanh vậy. Văn thông dụng cho rằng: đất có nhiều đá nhỏ. Cũng gọi là đá vụn, sỏi.

Bảo tuyến : Văn cổ viết tiển cũng đồng. Ngược lại âm tư tiện. Sách Thuyết Văn cho rằng: tuyến là sợi chỉ để may áo.

Vi huệ : Lại viết chữ huệ, hai thể hình đều đồng. Ngược lại âm tư duệ. Sách Thuyết Văn cho rằng: ấu trùng tơ tằm trắng nhỏ, vải mịn. Phàm vải mịn mà thưa đó gọi là huệ.

Tê ngưu : Ngược lại âm tiên hề. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: hình như giống con trâu nước, bụng to lớn, chân có ba móng màu đen, hai sừng, thích ăn cỏ non, cũng có một sừng vậy.

Thành hoàng : Ngược lại âm hồ quang hào bao quanh thành, không có nước gọi là hoàng.

 

KINH HƯ KHÔNG DỰNG BỒ TÁT

QUYỂN THƯỢNG

Bối đại : Lại viết bối này cũng đồng. Ngược lại âm bồ bối. Cùng nhau làm trái ngược lại. Cố Dã Vương cho rằng: bối gọi là xả bỏ tướng là m trái lại phản nghịch. Quảng Nhã cho rằng: bối là phía sau lưng. – Quyển sau (quyển hạ) không có âm để giải thích

 

*******

KINH HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT

Huyền Ứng soạn.

Trừng tề : Ngược lại âm tổ kế. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa tạnh gọi là tề. Tề cũng giống như bầu trời quang đãng.

Mao đới : Ngược lại âm như chí. Văn thông dụng cho rằng: sợi lông dùng là m trang sức gọi là mao. Giống như trang sức cán đao.

Bặc kiềm : Ngược lại âm bồ bắc. Ngược lại âm dưới là cự diêm.

Cổ lậu: Ngược lại âm cư khỉ.

Đô địch : Ngược lại âm trên là đô ngã.

*******

KINH HƯ KHÔNG TẠNG BỒ-TÁT THẦN CHÚ

Huyền Ứng soạn.

Tát-bà: Ngược lại âm bồ-hà bổ-hà hai âm, dựa theo chữ bà gọi trắng phau.

Lưu mâu.

*******

KINH HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT NĂNG MÃN

CHƯ NGUYỆN CẦU VĂN TRÌ PHÁP

Huệ Lâm soạn.

Kháp tu : Ngược lại âm trên là khổ giáp. Ngược lại âm dưới dật du.

Quán tẩy : Ngược lại âm trên quan hoán. Cố Dã Vương cho rằng: tắm rửa giặt giũ đều gọi là quán. Sách Thuyết Văn cho rằng: tắm, rửa tay. Chữ viết từ bộ cữu bộ thủy đến bộ mãnh.

 

*******

KINH QUÁN HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT

Huệ Lâm soạn.

Khưu-tẫn: Ngược lại âm tất tấn. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: tẩn là phế bỏ đi. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh tân. Trong kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ tẫn chữ thông dụng.

Thanh xí: Ngược lại âm trên là thất tinh. Ngược lại âm dưới trắc sự. Giải thích tên gọi là xé hoặc gọi là hổn, là nhà vệ sinh, chuồng heo. Sách Thuyết Văn cho rằng: hỗn cũng là nhà xí, mà xí cũng là thanh, hai chữ đều đồng nghĩa là nơi nhơ nhớp, nhà xi. Chữ thanh viết từ bộ vi thanh thanh. Chữ xí viết từ bộ nghiễm thanh tắc, âm vi là âm vi âm hỗn. Ngược lại âm hồn ổn, âm nghiễm là âm nghiêm.

 

*******

KINH HƯ KHÔNG TẠNG BỒ-TÁT VẤN THẤT PHẬT ĐÀ-LA-NI CHÚ

Huệ Lâm soạn.

Tiễn kiết : Ngược lại âm trên là tiên tiễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiễn là sợi chỉ khâu, hoặc là viết chữ tuyến. Trong kinh văn viết chữ đình là chẳng phải vậy.

Chủy luyện: Ngược lại âm trên thị chi. Sách Phương Ngôn cho rằng: chủy là cái thìa cũng gọi là chủy này. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ chủy thanh thị. Trong kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ thị, sách Khảo Thanh cho rằng: mài trên đá, là cây thanh cửa ngang, chẳng phải nghĩa của kinh văn. Ngược lại âm dưới là cố. Quảng Nhã cho rằng: luyện là tuôn ra, thoát ra. Thiên Thương Hiệt cho rằng: cởi bỏ, giữ lấy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ đẩu thanh luyến. Kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ quyện, là âm quyền, chẳng phải nghĩa của kinh, âm luyến. Ngược lại âm lực chuyên.

Kết bì: Ngược lại âm kiên xỉ. Sách Thuyết Văn cho rằng: kết cảnh. Loại cỏ thân dùng là m thuốc, tên của loại cỏ thuốc. Chữ viết từ bộ mộc thanh kết âm cảnh. Ngược lại âm cổ hạnh.

Hài ngẫu : Ngược lại âm trên hộ giai. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hài hòa, hòa hợp. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: cũng là hòa hợp. Sách Thuyết Văn cho rằng: hợp theo. Chữ viết từ bộ ngôn thanh giai. Ngược lại âm dưới là ngũ khẩu. Bác Nhã cho rằng: ngẫu cũng giống như là một đôi. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: một đôi vợ chồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ lỗi, thanh ngẫu, âm lỗi ngược lại âm lôi đối.

Đồng hàm : Ngược lại âm dưới là hạn thâm. Quảng Nhã cho rằng: cây kim châm vào. Cố Dã Vương cho rằng: hàm chỗ gọi là bó buộc ngăn chặn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỗ gọi là may vá. Chữ viết từ bộ kim thanh hàm, hoặc là viết hàm cũng viết chữ châm thích, âm thích là âm thích, nghĩa là cây kim châm, hoặc là cây kim vá may.

 

*******

KINH PHẬT THUYẾT BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Huyền Ứng soạn

QUYỂN 1

Thích nhĩ : Ngược lại âm trên là lô khác. Ngược lại âm dưới là trắc gia. Tiếng Phạn. Tên của vị Thanh văn đệ tử Phật.

Trụ dẫn: Ngược lại âm trên trù hựu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: trụ tức là đời sau. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: trụ dẫn là con cháu nối dõi, thừa kế. Sách Thuyết Văn cho rằng: thừa kế. Chữ viết từ bộ nhục đến thanh do. Ngược lại âm dưới dần chẫn. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: dẫn cũng giống như chữ tự nghĩa là thừa kế, nối tiếp theo sự nghiệp tổ tiên. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: dẫn là thừa kế. Sách Thuyết Văn cho rằng: dẫn đó gọi là con cháu cùng nhau thừa kế, tiếp tục. Chữ viết từ bộ nhục đến bộ bát đó cũng giống như con trưởng, cũng giống như lớp lớp nối theo sau.

 

KINH PHẬT THUYẾT BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 2

Phân vân : Ngược lại âm trên nhất lân. Ngược lại âm dưới là vu căn, gọi là nguyên khí, nghĩa là nguyên khí mù mịt, trời đất hòa nhập chưa có phân ra. (T2)

Đình lưu : Ngược lại âm dịch kinh. Bì Thương cho rằng: nước không chảy gọi là đình.

Phái biệt : Ngược lại âm phổ mại. Sách Thuyết Văn cho rằng: dòng nước chảy quanh co khác biệt. Quảng Nhã cho rằng: nước tự phân ra mà chảy.

———————————-

KINH PHẬT THUYẾT BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 3

Phân vệ : Đây nói là sai. Nói cho đúng là tân trà dạ. Đây dịch là đoàn người ăn xin. Gọi là đi khất thực.

Kinh kỳ : hoặc viết chữ tư cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm cự y.

Sách Chu Lễ cho rằng: vuông một ngàn dặm gọi là đất của vua, của quốc gia, vùng đất của vua cai trị, vùng gần kinh thành, đất có giới hạn.

Chiếp phục : Ngược lại âm đồ hiệp sách Nhĩ Nhã cho rằng: chiếp là sợ hãi. Quách Phác cho rằng: tức là lo sợ, sợ hãi, kinh phục, âm nhiếp, ngược lại âm chi thiệp.

 

KINH PHẬT THUYẾT BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 4

Truy hận : Ngược lại âm dư loại. Sách Khảo Thanh cho rằng: trụy là oán giận. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: oán. Sách Thuyết Văn cùng với sách Nhĩ Nhã đều cho rằng đồng nghĩa oán giận, chữ viết từ bộ tâm thanh đối.

Đoàn thực : Ngược lại âm đồ quan. Cố Dã Vương cho rằng: Đoàn đó là khiến cho cùng nhau hòa hợp. Sách Lễ Ký cho rằng: không thể đoàn nhất. Sách văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh chuyên.

 

KINH PHẬT THUYẾT BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 5

Sang vưu : Ngược lại âm hữu cầu. Sách Khảo Thanh cho rằng: vưu là bệnh. Gọi là nút ruồi trên da. Chánh Tự xưa nay cũng gọi là bệnh, chữ viết từ bộ tật thanh vưu, hoặc viết từ bộ nhục, viết thành chữ vưu. Âm phúc lại ngày nay không lấy âm này.

Trần buộn : Ngược lại âm bồn vấn. Sách Khảo Thanh cho rằng: buộn là bụi trần nhơ nhớp bay đến. Sách Giai Uyển Chu Tòng cũng cho rằng: buộn là bụi trần, sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ thanh phân.

 

KINH PHẬT THUYẾT BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 6

Dần khoách: Ngược lại âm du nhuận. Sách Lã Thị Xuân Thu cho rằng: vạn đời cũng giống như một nháy mắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt mở ra nháy mắt nhiều lần. Chữ viết từ bộ mục thanh dần, hoặc là viết thuấn. Trong kinh văn viết huyễn là chẳng phải nghĩa của kinh.

Quật tĩnh : Ngược lại âm quần vật. Cố Dã Vương cho rằng: quật nghĩa là khai phá đất. Quảng Nhã cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh khuất.

 

*******

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN 1

Mi tranh: Ngược lại âm mi bi gọi là sà ngang gác trên cửa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh. Ngược lại âm dưới là thác canh. Quách Phác cho rằng: tranh là cột hai bên cổng. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: cây cột gác trên cửa hẹp gần bên ao nước. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc thanh trường âm khổn, ngược lại âm bi ổn.

Xu hạp: Ngược lại âm là xúc chu Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: cánh cửa nhà. Gọi là cái then cửa cái chốt giữ cửa, gài cửa đó để là m chắc chắn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chốt cửa. Chữ viết từ bộ mộc thanh xu. Ngược lại âm dưới là hàm lạp. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: gọi là hạp tức cánh cửa, phân cửa. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: dùng cây gỗ là m cánh cửa gọi là hạp, dùng trúc bện là m cánh cửa gọi là phên. Sách Thuyết Văn cho rằng: hạp là cánh cửa riêng biệt. Chữ viết từ bộ môn thanh hạp.

Xí chơn: Ngược lại âm đồ kiên. Thiên Thương Hiệt cho rằng: chơn là tắc nghẽn. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghĩa cũng đồng Thương Hiệt giải thích. Chữ viết từ bộ huyệt, thanh chơn.

Khôi vĩ: cũng viết chữ khôi. Ngược lại âm cổ hồi. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: quỹ là đẹp, đầy đủ. Ngược lại âm dưới là vi quỹ. Bì Thương cho rằng: vĩ đại lớn lao. Sách Thuyết Văn cho rằng: hai chữ rất lạ đều từ bộ nhơn đều thanh quỹ vĩ. Trong kinh văn viết từ bộ ngọc viết thành chữ khôi vĩ cũng thong dụng.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 2

Đình truyện: Ngược lại âm đồ đinh. Ngược lại âm dưới là trực luyến. Đời nhà Hán nhân vì Tần Vương cho thiết lập, mười dặm một cái ngôi đình, gọi là Đình Lưu, nghĩa là quan tuần đi đến trao đổi văn thư nghĩ lại đình này.

Tiêm tẩn: Ngược lại âm trên là tiếp quán. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: giữa nước Ngô, Sở gọi dập tắc lửa là tiêm. Ngược lại âm dưới là tợ tấn. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: đốt lửa cháy còn dư lại tro tàn gọi là tẩn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: gọi là đốt gỗ còn dư lại tro. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đều từ bộ hỏa đều là thanh tiêm duật. Bổn kinh viết từ chữ tiêm, viết thành chữ là chẳng phải. Từ chữ tận viết thành chữ tẩn là văn thông dụng thường hay dùng.

– Quyển thứ ba, trước không có âm.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 4

Vô kiển : Ngược lại âm cư triển. Sách Phương Ngôn cho rằng: kiển là nói thẳng. Sách Sở Từ cho rằng: nói không có thông lợi, gọi là kiển, nghĩa là nói ngọng. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ ngôn đến chữ kiển thanh tĩnh. Cũng viết chữ kiển này.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 5

Tê phá : Lại viết chữ tê này cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm tiên hề. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tê là bệnh nói giọng yếu ớt. Đông Tề gọi là giọng khàn khàn gọi là . Theo Thanh Loại cho rằng: bệnh đau nhức. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ khẩu, thanh lê. Lại viết tê này nghĩa đều đồng.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 6

Môn nghiệt : Lại viết chữ nghiệt này, cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm ngư liệt. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thanh gỡ cắm thẳng giữa cổng tức là chặn cửa lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ môn. Thanh nghiệt, âm nghiệt đồng với âm trên.

Ti dịch: Ngược lại âm tân di. Sách Tự Thư cho rằng: ti dịch là người đầy tớ, nô bộc, cũng gọi là người thấp hèn. Chánh Tự xưa nay cho rằng: là người sinh sống ở vùng đất xa xôi hẻo lánh là m nghề nô bộc, là m người sai khiến. Chữ viết từ bộ nghiễm thanh tư. – Quyển thứ bảy, trước không có âm.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 8

Pháp triệu : Ngược lại âm đồ đao. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Triệu cũng giống như chữ cổ, nghĩa là cái trống, nhưng mà nhỏ hơn, giữ hai oán đong đưa, lắc lư. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ cách thanh triệu. Viết đúng là triệu, cũng viết ba thể chữ triệu đều đồng nghĩa. Sách trụ văn viết triệu này.

Mạn đà: Ngược lại âm mạc bàn. Theo Kinh Văn nói rằng: tên cái ao của cõi trời Đao Lợi. Đây là tiếng Phạn. Nhưng theo âm này không cầu chữ nghĩa. Nếu theo chữ tức là nế mạn chữ quái lạ không phải nghĩa kinh.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 9

Cai nghiệt: Ngược lại âm khẩu giới. Quảng Nhã cho rằng: lửa cháy hừng hực. Chánh Tự xưa nay nghĩa cũng đồng. Chữ viết từ bộ hỏa thanh khác.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI

QUYỂN 10

Niêm ô: Lại viết chữ niêm cũng đồng. Ngược lại âm nữ chiêm. Sách Tự Thư cho rằng: niêm là chất keo dính vào. Sách Thuyết Văn cho rằng: cùng nhau vướng mắc. Chữ viết từ bộ thử thanh chiêm, âm niêm là âm hồ.

Thương lẫm: viết đúng là chữ lẫm. Ngược lại âm lực thậm. Sách Thuyết Văn cho rằng: lẫm là cái kho chứa thóc cứu tế. Trong Tông miếu có nhiều kho chứa lúa gạo để cứu tế. Vua nói rằng: Trẫm lấy thóc từ trong kho ra cứu tế dân nghèo cho nên gọi là lẫm. Chữ viết từ bộ nhập đến hồi. Trong giống như cái nhà có cửa phên gọi là lẫm, hoặc là viết từ bộ hán, bộ hòa viết thành chữ lẫm, cũng đồng với bổn kinh.

Ẩm tỉ: Ngược lại âm dưới là sư tử. Gọi là ngọc ấn của vua. Tỉ là là m tin cũng gọi là thần khí. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ viết thành chữ tỉ. Nay viết từ bộ ngọc viết thành chữ tỉ.

 

*******

KINH BÁT CHU TAM MUỘI

Huệ Lâm Tân soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Khả mậu: Ngược lại âm mạc hậu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mậu dịch mua bán trao đổi. Sách Vận Anh cho rằng: trao đổi hàng hóa. sách Thuyết Văn cho rằng: trao đổi tài vật. Chữ viết từ bộ bối thanh mậu. Văn cổ viết chữ mậu. Trong kinh văn viết chữ mậu này là chẳng phải.

Hoa thuyết: Ngược lại âm trên là hoa. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hoa là nói ồn ào huyên náo. Sách Khảo Thanh cho rằng: là m ầm ĩ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh hoa. Trong kinh viết từ bộ khẩu là chẳng phải.

Du siểm : Ngược lại âm trên du chu. Sách Trang Tử cho rằng: không lựa chọn phải quấy mà nói gọi là du. Thiên Thương Hiệt cho rằng: siểm là nịnh hót theo ý của người. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: du cũng giống như siểm. Chữ viết từ bộ ngôn thanh du. Trong kinh viết chữ du này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là sữu nhiễm. Gọi khác đi là người quân tử giao kết trên không nịnh hót, giao kết dưới không trêu đùa bỡn cợt. Hà Hựu cho rằng: siểm là nịnh hót. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: siễm gọi là nghiêng mình lấy từ dưới. Sách Trang Tử cho rằng: hy vọng ý mong cầu mà nói lời siễm nịnh. Thời nay dùng theo lệ, sách viết lược bớt. Triện văn viết đúng thể từ chữ siểm này viết thành chữ siểm. Nay theo viết lượt bớt.

Tứ ngưng : Ngược lại âm ngộ câu. Sách Vận Thuyên cho rằng: trong góc nàh. Sách Khảo Thanh chẳng thể : bốn góc gọi là ngung. Sách Thuyết Văn cho rằng: gót chân chữ viết từ bộ phụ thanh ngung. Trong kinh văn viết từ bộ sơn viết thành chữ ngung, chỗ hiểm yếu chân núi, cũng gọi là nơi mặt trời mọc. Sách Thượng Thư cho rằng: ngung là cái hóc nơi mặt trời mọc.

 

KINH BÁT CHU TAM MUỘI

QUYỂN TRUNG

Khinh dị: Lại viết chữ dị nay. Nay viết chữ dị này cũng đồng. Ngược lại âm dĩ cổ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: dị khinh thường ngạo mạn, cũng gọi là bình dị, đơn giản.

Hạc áp : Ngược lại âm hồ khác. Loài chim này giống như chim trĩ, lớn hơn, tính nó thích đánh nhau đến chết mới thôi, cho nên các võ sĩ đội mũ trên đầu có gắn lông chim trĩ này để lấy là m tượng trưng. Kinh Sơn Hải cho rằng: ở núi Huy chư có nhiều chim hạc, người ta lấy cái lông chim này cấm trên đầu cũng xuất ra bộ tộc, đảng phái. Ngược lại âm dưới là áp, là loại gia súc nuôi, con vịt lội dưới nước.

Báng san : Ngược lại âm sở gian. Thiên Thương Hiệt cho rằng: san là chê bai. Sách Luận ngữ cho rằng: kẻ ác ở hạng thấp hàn mà chê bai người trên. San báng là lời nói chê bai hủy nhục kẻ khác, chữ viết đều từ bộ ngôn.

Giao long : tiếng Phạn gọi là cung Tỳ-la, có con cân gọi là giao long. Bế đứa con gọi là rồng mẹ. Giao long gọi là rồng con, con rồng này hình trạng nó giống như con cái đuôi con rùa, da của nó có hạt châu tròn. Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: giao giống như con rắn mà lại có bốn chân nhỏ, đầu nhỏ cổ có màu trắng anh lớn, mười năm mới đẻ trứng, một cái trứng lớn như một – hai hộc, khi nở con ra có thể có thần lực nuốc cả con người.

Da quặc : Âm trên lại viết hà. Ngược lại âm cổ hà. Ngược lại âm dưới là cư phược. Gọi là con khỉ mẹ to lớn, khéo vồ chụp người thích liếc ngó.

KINH BÁT CHU TAM MUỘI

QUYỂN HẠ

Quyên phi : Ngược lại âm nhuế duyên. Mao Thi Truyện cho rằng: quyên là loài côn trùng nhỏ nhất, thuộc loại con phù du.

Noãn động : Ngược lại âm trên là văn doãn. Thống Tự cho rằng: noãn là loài côn trùng bò lúc nhúc, có chân gọi côn trùng, không chân gọi là noãn. Quảng Nhã viết noãn hoặc là viết noãn. Sách Thuyết Văn cho rằng: động là nhung nhúc. Chữ viết từ bộ trùng thanh nhuyễn.

Quĩ vi : Ngược lại âm trên quỳ vị. Sách Vận Anh cho rằng: dâng thức ăn cho người trên, biếu tặng thức ăn, hoặc là viết từ bộ quỹ viết thành chữ quỹ đều là chữ hình thanh.

Câu-lợi : tiếng Phạn, tức là các kinh đều gọi là câu-tri, danh pháp số. Đây gọi là hàng trăm hàng vạn.

Na-thuật : cũng là tiếng Phạn, hoặc gọi là na-do-ta, hoặc gọi là na-du-đa. Đây gọi là trăm ngàn vạn.

Du-tuần : cũng là tiếng Phạn hoặc gọi là do-tuần, hoặc gọi là do diên hoặc gọi là du-xà-na. Đúng Phạm âm gọi là du-thiện-na. Từ xưa quân của Thanh Vương đi một ngày lộ trình, lấy toán pháp mà tính tức ba mươi dặm. (T26)

Cơ nhục : Ngược lại âm trên cư nghi tức là cơ thể bắp thịt.

 

*******

KINH ĐẠI TẬP HIỀN HỘ BỒ-TÁT

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN 1

Hiền lộ: Trong các kinh, hoặc ở trong Phạm ngữ, đều gọi tên là Bạt-đà-bà-la. Tức là vị Phật đương thời trong thành Vương Xá. Có vị trương giả tên là Hiền hộ, vị Bồ tát trong hàng bạch y. tức là ở trong hiền kiếp, đương lai ngàn vị Phật, vị Phật thứ nhất thưa hỏi Phật nói kinh này.

Nhất đoàn: Ngược lại âm đoạn lạc. Sách Bát Nhã cho rằng: tay nắm lấy khiến dẫn dắt nhau đi. sách Khảo Công ký ghi rằng: hoặc là viết đoàn nghĩa là đoàn viên.

Táo thích: Ngược lại âm trên là tao táo. Sách Luận ngữ cho rằng: táo là không yên tịnh. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: táo là lo buồn. Sách Vận Thuyên cho rằng: vội vàng, tính nóng nảy. Sách Tập Huấn cho rằng: động tâm. Chữ viết từ bộ túc thanh táo âm táo. Ngược lại âm tảng đáo. Ngược lại âm dưới là thanh diệc. Quảng Nhã cho rằng: thích là lo buồn ưu tư, suy nghĩ, hoặc là viết chữ thích. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thanh thích. Sách Thuyết Văn cho rằng: lại nói chữ thích viết từ bộ việt âm việt là âm việt từ bộ tống thanh tĩnh.

 

KINH ĐẠI TẬP HIỀN HỘ BỒ-TÁT

QUYỂN 2

Ngoan ngai: Ngược lại âm trên là ngũ quan. Tả Truyện cho rằng:

tâm không có phép tắc nghĩa đức trong kinh gọi là ngoan. Văn cổ viết chữ ngoan. Quảng Nhã cho rằng: ngoan là đần độn chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là nhai giải. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ngu độn không biết gì hết. Sách Phương Ngôn cho rằng: bệnh phong, ngu si, hoặc là viết. Giải thích dùng cũng đồng như trên. Sách Thuyết Văn cho rằng: con ngựa ngu si đần độn, chỉ biết kéo xe, chữ viết từ bộ mã, thanh ai.

“Máu từ chối không trở về tim nữa.

Hãy xin người tha thứ lỗi lầm nhau” (T26)

Ngận tệ: Ngược lại âm trên ngận khẩn. Sách Khảo Thanh cho rằng: ngận tức là rất hận. Sách Vận Thuyên cho rằng; ngận là đến. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ xích thanh cấn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ cấn viết từ bộ mục đến bộ chủy. Nay theo lệ sách nhân viết bộ thảo viết lược, âm xích. Ngược lại âm sữu xích, âm khẩn. Ngược lại âm khổ bổn. Ngược lại âm dưới là tỳ duệ. Sách Khảo Thanh cho rằng: tệ là hư hoại, xấu tệ, giống như cái áo đã rách nát bại hoại.

Xi tiếu : Ngược lại âm trên là chủy chi, chữ viết từ bộ trùng thanh xi chữ cổ. Ngược lại âm dưới tiếu diệu, chữ viết từ bộ trúc đến bộ yêu đến bộ khẩu đó văn thường hay dùng.

Khu biệt : Ngược lại âm khúc câu. Sách Khảo Thanh cho rằng: giới hạn của khu vực. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: năm mươi nhà gọi là một khu. Quách Phác chú giải rằng: 2 là số, số 2 là khu, mà dùng chú giải sách Luận ngữ rằng: giống như cây cỏ các loại khác biệt nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: theo phẩm loại khác biệt nhau. Chữ viết từ bộ phương âm phương là âm ẩn yên. Ngược lại âm trên là hề đệ.

 

KINH ĐẠI TẬP HIỀN HỘ BỒ-TÁT

QUYỂN 3

Lô năng: Lại viết bổ bài hai thể hình cũng đồng, ngược lại âm bạch ung. Gọi là ống thiết trong nhà dùng để thổi lửa khiến cho lửa cháy lên.

Tư tuần: Ngược lại âm tư tôn. Tuần là hỏi. Tả Truyện cho rằng: hỏi thăm, khéo hay hỏi thăm thân mật là tuần. Khéo hay hỏi thăm đường đạo là tử. Đỗ Dự chú giải rằng: tuần là hỏi thăm bà con thân thích.

Ngập Đa: đây là tên con của người Cư sĩ. Theo chữ ngược lại âm ngư cập.

Khiếp tứ : Ngược lại âm kiêm diệp. Ngược lại âm dưới tư sử. Sách Thuyết Văn cho rằng: cái rương đựng quần áo dụng cụ gọi là tử. Sách Lễ Ký cho rằng: cái tre nhỏ cũng đồng. Lại Trịnh Huyền chú giải rằng: đều là dùng cụ đựng thức ăn, tròn gọi là đan, vuông gọi là tứ âm đan là âm đan.

 

KINH ĐẠI TẬP HIỀN HỘ BỒ-TÁT

QUYỂN 4

Anh thủy: Ngược lại âm ư canh. Sách Phương Ngôn cho rằng: cái bình miệng nhỏ mà bụng lại to.

Tán trợ: Ngược lại âm tử đán. tán trợ giúp, cũng gọi là tôn trọng khen ngợi.

Khanh tương: Lại viết thân. Ngược lại âm khổ canh, âm dưới lại viết thương thương hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm thất dương. Quảng Nhã cho rằng: “Kham tương đều là tiếng vàng ngọc khùa leng keng, lanh canh, boong boong”. Chữ hình hình thanh.

– Quyển 5 : Văn không khác, chữ khó âm có giải thích.

 

*******

KINH VÔ NGÔN ĐỒNG TỬ

Huyền Ứng soạn

QUYỂN THƯỢNG

Vĩ vĩ: Ngược lại âm vi phỉ, vĩ vĩ cũng giống như vi vi, nghĩa là gắng sức mà tiến lên.

 

KINH VÔ NGÔN ĐỒNG TỬ

QUYỂN HẠ

Nhẫm nhược: Lại viết chữ nhẫm ngày cũng đồng. Ngược lại âm nhi thậm. Loại cây cỏ có thân hình mềm mại. Quảng Nhã cho rằng: nhẫm là mềm yếu, cũng gọi là ôn nhu chữ dưới viết đúng nghi là nhược, là mềm yếu.

 

KINH ĐẠI TẬP THÍ DỤ VƯƠNG

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Lại đọa: Ngược lại âm trên lan tổ. Ngược lại âm dưới đồ ngọa. Sách Đông Quán Hán Ký cho rằng: lại đọa đó là riêng không thấy sự lao nhọc. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: đọa là giải đãi, biếng nhát. Sách Thuyết Văn cho rằng: Lại cũng là giải đãi, biếng nhát. Chữ viết từ bộ nữ thanh lại, hoặc là viết chữ lại nay. Chữ đọa là không cung kính chữ viết từ bộ tâm, thanh đọa âm đọa đồng với âm trêm hoặc là viết chữ đọa này, lại viết chữ đọa này đồng với quyển hạ.

Khải giáp: Ngược lại âm khai cải. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: lấy kim loại là m áo giáp chê thân gọi là khải. Sách Thuyết Văn cho rằng: khải cũng là áo giáp. Chữ viết từ bộ kim thanh khải âm khải là âm khởi.

Phiêu tướng: Ngược lại âm thất phiêu. Cố Dã Vương cho rằng: Phiêu cũng giống như trôi chảy. Sách Thuyết Văn cho rằng: nổi bồng bềnh trên mặt nước, chữ viết từ bộ thủy, thanh phiêu, âm phiêu. Ngược lại âm tất diêu.

 

KINH ĐẠI TẬP THÍ DỤ VƯƠNG

QUYỂN HẠ

Nhược can đồng: Ngược lại âm động đông. Sách Thuyết Văn cho rằng: chặt ống tre, chữ viết từ bộ trúc thanh dũng.

Khanh khảm : Ngược lại âm trên là khác canh. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: là cái hầm, hố sâu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: cái hang, hốc, khe, nước sâu, tràn ngập. Ngược lại âm dưới khổ cảm. Sách Chu Dịch cho rằng: khảm là chỗ trũng. Sách Thuyết Văn cho rằng: đều từ bộ thổ thanh khang, khảm âm khang. Ngược lại âm khang lãng.

Khuyết nhai: Ngược lại âm khuyễn duyệt. Thiên Thương Hiệt cho rằng: khuyết là hao tổn, tổn giảm. Ngược lại âm dưới là nhã giai. Sách Khảo Thanh cho rằng: khe vách núi, bên bờ sườn núi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ khuyết viết từ bộ phữu thanh quyết, chữ nhai, từ bộ ngũ thanh giai.

Cức thúc: Ngược lại âm trên là căn ức. Sách Phương Ngôn cho rằng: cức là cây cỏ có gai. Người giữa sông Hoài gọi là cỏ gai. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cức là cây táo chua. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây táo nhỏ mọc sum xuê. Chữ viết từ hai bộ thúc. Trong kinh văn viết đều từ bộ một bộ thúc là sai. Ngược lại âm dưới là thư tứ. Cố Dã Vương cho rằng: da cây bên ngoài có gai nhọn rất bén. Sách Thuyết Văn cho rằng: giống như cây có lá nhọn. Trong bổn kinh viết từ bộ đao viết thành chữ lạt là sai lầm, nghĩa chữ lạt là cắt vỡ vết thương ra, đây chẳng phải nghĩa kinh vậy.

Dục chú: Ngược lại âm chu thú. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: mưa đúng thời tiết vạn vật nào trên mặt đất mà không sinh trưởng tươi tốt sinh sôi nảy nỡ. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa đúng thời tiết, cho nên nước mưa rót vào vạn vật xanh tốt. Chữ viết từ bộ thanh chú, âm chú là âm chú.

Cân cốt tủy: Ngược lại âm trên là cẩn hân. Sách Thuyết Văn cho rằng: cân là sức mạnh của bắp thịt. Chữ viết từ bộ nhục, bộ trúc. Trúc là loại thực vật có nhiều gân xương. Theo bộ lực, lực là giống như nhiều gân xương là có nhiều sức mạnh. Trong kinh viết từ bộ thảo đến bộ giác, viết thành chữ cân là chẳng phải vậy. Ngược lại âm dưới là tuy thúc. Sách Thuyết Văn viết chữ tủy này cho rằng: chất mỡ trong xương. Chữ viết từ bộ cốt đến bộ tùy thanh tĩnh. Chữ viết đúng thể là từ chữ tùy viết thành chữ tủy, âm tủy. Ngược lại âm hứa quy.

Ly ngưu: Lại cũng viết mao, âm. Lại cũng âm mao. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: ở núi Phiên hầu có loài thú, hình trạng của nó giống như con trâu, cao bốn thước, có mọc lông gọi là con ly ngưu là loài bò có lông đuôi rất dài. Quách Phác chú giải rằng: trên lưng, đầu gối đều có lông dài. Sách Thuyết Văn cho rằng: ở Tây Nam Di có loại bò có lông dài chữ viết từ bộ ngưu, thanh ly âm ly. Ngược lại âm lực chi, lại cũng viết chữ mao này.

Thiêu nhãn: Ngược lại âm thiếu diêu. Theo Thanh Loại cho rằng:

thiêu là nhặt ra, chọn lựa ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh triệu âm quyết, ngược lại âm quyên huyết.

Mạt đoàn: Âm trên là mạt. Cố Dã Vương cho rằng: mạt gọi là bọt nước nổi trên mặt nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh mạt. Ngược lại âm dưới là đoàn. Quyển trước kinh hư không tạng Bồ tát vấn Phật – quyển thứ tư đã giải thích rồi.

Thủy bào: Ngược lại âm phổ bao. Sách Khảo Thanh cho rằng: bào là bong bóng nổi lên mặt nước. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh bao.

 

 

 

 

KINH ĐẠI AI

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN 1

Khai vị: Ngược lại âm vi bĩ. Sách Quốc ngữ cho rằng: vi là cái cửa, mà cùng với Giã Quỳ giải thích rằng: vi là cửa mở, sự mở mang. Chữ tịch giốn như là mở ra. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ môn thanh vi.

Điển trì : Ngược lại âm thiên điển. Sách Tập Huấn cho rằng: điển là vẫn đục. Lại gọi là dơ uế cấu bẩn nước đục, âm miễn. Ngược lại âm niên điển.

Đình liệu : Ngược lại âm dưới là lịch điều. Sách Lễ Ký cho rằng:

việc lớn của quốc gia, cùng đốt đuốc trước sân cháy sáng cả vùng. Trịnh Chúng cho rằng: liệu là đốt đuốc. Lấy cây, cỏ gai để ngoài cửa là m cây đuốc lớn. Để ở bên trong cửa gọi là cây nến trong sân nhà, đều cho rằng chiếu, giống như là sáng ban ngày. Lại gọi là cây đuốc trước cửa cháy lan ra đất. Trong kinh văn viết từ bộ kim, viết thành chữ đình là chẳng phải. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: đỉnh là thuộc về cây cuốc. Quảng Nhã cho rằng: đỉnh là cái lưỡi cây, tức là nông cụ, nghĩa này rất quái lạ chẳng phải ý nghĩa của kinh văn vậy.

 

KINH ĐẠI AI

QUYỂN 2

Ngộ mị : Âm trên là ngộ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ngộ là tỉnh dậy. Thiên Thương Hiệt cho rằng: trong khi ngủ có nói chuyện mà biết gọi là ngộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết từ chữ ngộ thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới là di tí. Cố Dã Vương cho rằng: nghỉ ngơi, ngủ, ngủ rất say. Sách Thuyết Văn cho rằng: nằm nghỉ. Chữ mi viết tĩnh lược, thanh vị.

Khôi dị: Ngược lại âm trên cổ hồi. Bì Thương cho rằng: khôi là viên ngọc đẹp lạ quý hiếm. Sách Khảo Thanh cho rằng: viên ngọc lớn mà đẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ y thanh khôi. Trong kinh văn viết từ bộ quý viết thành chữ hội là chẳng phải.

Ngu tráng: Ngược lại âm dưới là trác giáng. Sách Huấn Toán cho rằng: tinh thần phiền muộn, buồn bực không thoái mái. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: theo vị quan trung trực nhìn Bá Di là thẳng thắn, cương trực. Sách viết từ bộ tâm đến bộ bối âm tráng ngược lại anh giáng, âm mang ngược lại âm mang hạng.

Đạm phạ : Ngược lại âm trên là đạm. Ngược lại âm dưới là phổ bá. Trong kinh nói rằng: lo lắng nơi chơn cảnh, mà sợ sệt nơi điềm tĩnh.

Trong kinh viết từ bộ thủy là chẳng phải.

Hà thử : Âm trên là hà, âm dưới từ.

Cường khái : Ngược lại âm trên khương lượng. Ngược lại âm dưới khổ cãi. Gọi là tiếng khóc lớn, khái là tiếng than thở, viết đúng khương khái. Trong kinh viết cường khái là sách viết sai, không thành chữ.

Chất ngại : Ngược lại âm trên là trắc lợi. Cố Dã Vương cho rằng: chất là bị vấp ngã. Quảng Nhã cho rằng: hư ọai cũng gọi là vấp tế ngã nhào. Chữ viết từ bộ túc thanh chất.

 

KINH ĐẠI AI

QUYỂN 3

Cấp cấp : Âm cập. Sách Lễ Ký cho rằng: cấp cấp nghĩa là giống như có chỗ đuổi theo mà không kịp. Cố Dã Vương đuổi theo mà không kịp. Cố Dã Vương cho rằng: chữ cấp cấp giống như chữ cấp cấp này, nghĩa là tình hình gấp gáp nguy ngập. Sách Thuyết Văn cho rằng: cấp là đi vội vàng, gấp vội. Chữ viết từ bộ xích thanh cập, hoặc là viết từ bộ nhơn viết thành chữ cấp âm cấp. Sách Khảo Thanh cho rằng: bị trói buộc nơi tâm, hứng thú nơi việc. Trong kinh văn viết từ bộ thủy viết thành chữ cấp này là sách viết sai.

Tham san : Ngược lại âm dưới là thiên kiết. Sách Khảo Thanh cho rằng: tham ăn gọi là san.

Hoảng hốt : Ngược lại âm trên hoang quảng. Âm dưới là hốt. Trong kinh văn viết từ hoang viết thành chữ hoang này là chẳng phải.

Tích liệt : Âm trên là bách. Lại âm nam mịch. Gọi là vung tay đấm ngực.

 

KINH ĐẠI AI

QUYỂN 4

Noãn liệt : Ngược lại âm trên là nô loạn. Sách Khảo Thanh cho rằng: noãn là khiếp sợ, khiếp nhược. Chữ viết từ bộ tâm thanh noãn, hoặc là viết từ bộ viết thành chữ noãn cũng đồng nghĩa. (T27)

Hằng nhơn : Ngược lại âm cương đặng. Sách Tập Huấn cho rằng: hằng là quá xa. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hằng là biến khắp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc viết thành chữ hằng, nghĩa chữ hằng là càng mạnh mẽ. Thời nay dùng chữ hằng này, vốn là văn cổ, chữ hằng này theo sách Thuyết Văn cho rằng: trên dưới mỗi mỗi đều là chữ nhất, hằng chữ chỉ ý.

 

KINH ĐẠI AI

QUYỂN 5

Hạo xú : Hai chữ đều đồng. Ngược lại âm hào lão. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hạo là mặt trời mới mọc sáng. Sách Thuyết Văn cho rằng: mặt trời mới mọc nhô lên, chữ viết từ bộ nhựt thanh cáo, hoặc là viết từ bộ bạch viết thành chữ hạo. Dưới là chữ xú. Sách Khảo Thanh cho rằng: nguyên khí không có màu sắc, không có mùi vị, gọi là ban ngày. Sách Thuyết Văn cho rằng: quay về ngày Đại nhựt. Chữ viết từ bộ đại. Văn cổ viết khứu này. Ngày nay dùng theo gọi là một ngày. Văn thường hay dùng.

Lung lệ: Ngược lại âm trên cung đồng. Âm dưới là lệ, theo chữ “lung lệ”. Đó là cang cường cứng rõi khó giáo hóa.

Cung khác: Âm trên là chữ cung. Từ bộ tâm thanh cung. Âm dưới chữ khác, ngược lại âm khang các. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khác là cung kính. Văn cổ viết từ bộ khác viết thành chữ khác cũng là chữ tượng hình, cũng là chữ hội ý.

Trùng nghị: Ngược lại âm dưới là nghi ỷ. Hoặc là viết chữ khải. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khải là con kiến càng, con kiến càng lớn, chữ này không định thể, trước các nhà Nho tùy ý viết, hoặc từ bộ trùng viết thành chữ nghị. Lại cũng viết chữ ngã.

Lân thương: Ngược lại âm luyện điền. Sách Tập Huấn cho rằng: lân thương xót. Sách Khảo Thanh cho rằng: ai là đau xót, thương xót.

Văn thường hay dùng viết chữ lân này. Trong kinh văn viết từ bộ mễ viết thành chữ lân này là chẳng phải, sách viết sai, không thành chữ.

 

KINH ĐẠI AI

QUYỂN 6

Phiếm lưu : Ngược lại âm trên là phù phạm. Sách Khảo Thanh cho rằng: phiếm phạm. Sách Khảo Thanh cho rằng: phiếm là nổi trên mặt nước, hoặc là viết chữ phiếm. Sách Thuyết Văn cho rằng: phiếm này là bọt bong bóng nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh thanh phạt.

Xuy sanh : Ngược lại âm thanh kinh. Tên của loại nhạc khí. Ở đời vốn gọi là viện, viết là sanh nghĩa thân giống như phụng hoàng, đúng là âm điệu cung nguyệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: vật sanh cho nên giống loài vật thông suốt được mà sanh, cho nên gọi là sanh, lớn đó là mười chín ống trúc, nhỏ đó là mười ba ống trúc ghép lại. Trong kinh văn viết sanh này là chẳng phải vậy.

Ôn thủ : Ngược lại âm ôn muộn. Sách Thuyết Văn cho rằng: ôn là chìm xuống. Chữ viết từ bộ thủ đến bộ ôn thanh tĩnh.

Chiêm đường : Âm trên là chiêm. Tên của loại cây thơm hương thọ. Ở vùng Quảng châu có loại cây này đốt lá có mùi rất thơm.

 

KINH ĐẠI AI

QUYỂN 7

Ngu ngai : Ngược lại âm nhai giải. Trong quyển thứ hai trước đã giải thích đầy đủ rồi.

Thiêu trá : Ngược lại âm tri giá. Lửa cháy có tiếng nổ lớn.

Lừ kỳ : Ngược lại âm lặc chư. Sách Khảo Thanh cho rằng: sừ là bày tỏ thoải mái, khai mở ra. Sách Vận Thuyên cho rằng: phân tán, chữ viết từ bộ thủ thanh lự.

Đãi đắc : Thái nại. Sách Tập Huấn cho rằng: đãi là đến kịp lúc. Trong kinh viết chữ đãi này là chẳng phải nghĩa kinh.

 

KINH ĐẠI AI

QUYỂN 8

Bằng các : Ngược lại âm trên là bạch manh. Sách Khảo Thanh cho rằng: bằng là quán trọ. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ mộc thanh bằng. Kinh văn viết từ bộ bình viết thành chữ bình là chẳng phải.

Cường bá : Ngược lại âm ba mạ. Sách Thuyết Văn cho rằng: mặt trăng bắt đầu mọc, tức là ngày rằm ánh sáng mặt trăng tròn đầy tỏa ra. Sách Tập Huấn cho rằng: Người đứng đầu tức là vua. Thống Tự cho rằng: lâu dài. Chữ viết từ bộ nguyệt thanh bá. Văn cổ viết chữ bà này là chẳng phải.

 

*******

KINH A-SAI-MẠT

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN 1

A-sai-mạt: Tiếng Phạn. Đây dịch không hết ý, là tên của vị Bồ tát.

Hạo hạo hạo hạo: Kinh này và kinh trước “Đại Ai Đẳng”. Đều là Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch. Từ nghĩa lý chất phác vụng về, lời không dịu dàng. Hạo hạo là sách viết trùng lắp đó, nghĩa là vô lượng vô biên không ngằn mé, không thể nghĩ lường sự rộng lớn vô biên.

Quặc liệt : Ngược lại âm oanh hiệu. Âm dưới là liệt. Đây cũng là văn thường hay dùng lời còn bàn bạc nghĩa hủy hoại.

Thánh triết : Ngược lại âm triển liệt hoặc là viết chữ triết này nghĩa là trí huệ, cũng là chữ cổ.

Trích mạc : Ngược lại âm đinh lịch.

Bao quả : Âm quả, từ bộ y thanh quả.

 

KINH A-SAI-MẠT

QUYỂN 2

Đễ đột : Ngược lại âm đinh lễ, hoặc là viết từ bộ ngưu viết thành chữ đễ. Ngược lại âm dưới độn nột. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ huyệt đến bộ khuyển, chữ hội ý.

Hào soạn : Ngược lại âm trên là hiệu giao. Âm dưới là soạn. Văn trước đã giải thích đầy đủ rồi.

Bất tồn cứ : Ngược lại âm cự ngư, gọi là cấp tốc nhanh chóng.

 

KINH A-SAI-MẠT

QUYỂN 3

Điềm phạ : Ngược lại âm đình gian ngược lại âm dưới là phổ bá.

Thô cử đô bác : Ngược lại âm trên là thương hồ. Văn thường hay dùng, viết đúng từ ba bộ lộc. Chữ thô cử đó là nói tóm lược. Âm bác, ngược lại âm bang giác. Quảng Nhã cho rằng: bác là sáng rõ. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: bác là thấy, nhìn thấy. Sách Hán Thư cho rằng: bác là biết một dễ dàng, rõ ràng.

 

KINH A-SAI-MẠT

QUYỂN 4

Ma-ha: Ngược lại âm mạc khả. Sách Tam Thương cho rằng: Ma là nhỏ bé, cũng gọi là rất nhỏ. Gọi là loài côn trùng nhỏ bé. Trong kinh văn có viết thái thái là chẳng phải.

Hung thụ: Văn cổ viết từ bộ đậu viết thành chữ thục. Ngược lại âm thù chủ. Gọi là thằng nhỏ, cũng gọi là người hèn mọn hung tợn.

Chu trương : viết đúng hợp là chữ trù trương : Ngược lại âm trương lưu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trù trương là nói dối, lừa dối, đánh lừa, cũng gọi là là m cho mê hoặc. Trong kinh viết chu âm chu là chu nhu tức là người lùn, thấp kém. Lại âm dưới viết trương. Ngược lại âm lặc lương, trương này nghĩa là cuồng điên chẳng phải nghĩa của kinh.

Thản nhiên: Ngược lại âm tha đản. Sách Thuyết Văn cho rằng: thản là an. Quảng Nhã cho rằng: thản là bằng phẳng. Trong kinh văn viết thản là chẳng phải.

Quyến luyến: Ngược lại âm cư viện. Ngược lại âm dưới là lực quyến. Nghĩa chữ quyến luyến đó là cố nhìn theo không muốn rời xa.

Trong kinh văn viết chữ quyện này là chẳng phải.

Phân ra: Ngược lại âm phổ hóa. Sách Thuyết Văn cho rằng phân là loại cỏ thơm. Ba là hoa của cây cỏ. Theo Thanh Loại cho rằng: lấy hoa rất nhiều.

Đại du: Ngược lại âm dư chu. Sách Phương Ngôn cho rằng: nước Đông Tề gọi là du là gần sát bên, cũng gọi là cứng cõi mạnh mẽ, như thế thuận theo mưu tính.

– Quyển 5 không có âm để giải thích

 

KINH A-SAI-MẠT

QUYỂN 6

Nhũ bộ: Ngược lại âm bổ mộ. Chỗ gọi là nhai thức ăn trong miệng rồi nhổ ra gọi là bộ. Tức là bú, chữ viết từ bộ khẩu thanh bổ.

Thống dưỡng : Ngược lại âm dương chưởng, hoặc là viết từ bộ trùng viết thành chữ dương tức là bệnh ngứa. Trong kinh văn viết chữ dưỡng này là chẳng phải.

 

KINH A-SAI-MẠT

QUYỂN 7

Dụ thuật : Ngược lại âm trên do thủ âm dưới tuần luật. Dụ thuật là lần lần dạy bảo, dẫn dắt, cùng nhau khuyên bảo. Trong kinh văn viết ưu tuất là chẳng phải nghĩa của kinh.

Thôn lạc : văn thường hay dùng viết chữ lạc này cũng đồng. Ngược lại âm lực các. Quảng Nhã cho rằng: chỗ ở yên ổn, người đông chỗ ở gọi là thôn.

 

*******

KINH BẢO NỮ SỞ VẤN

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Hầu lương : Ngược lại âm hồ cấu. Sách Khảo Thanh cho rằng: hầu là cơm khô. Trong kinh văn viết từ bộ mễ viết thành chữ hầu, là không thành chữ, chẳng phải nghĩa.

 

KINH BẢO NỮ SỞ VẤN

QUYỂN TRUNG

Thảng tạng : Ngược lại âm thang lang. Sách Tập Huấn cho rằng: là cái kho chứa của cải.

 

KINH BẢO NỮ SỞ VẤN

QUYỂN HẠ

Cúc mẫn: Ngược lại âm cung lục. Cúc là nuôi dưỡng, thương yêu, dạy bảo, âm mẫn. Ngược lại âm mỹ vẫn, mẫn là thương xót, thống khổ.

Dật dật: Ngược lại âm sở lân. Sách Thuyết Văn cho rằng: dật dật là chạy tới chạy lui, cũng gọi là tề chỉnh.

Hoàn siễm Ngược lại âm hồ gian. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhàn nhã, cũng gọi là yên tịnh. Nay đều viết chữ nhàn này.

 

*******

KINH VÔ TẬN Ý BỒ-TÁT

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN 1

Bất thuấn: Ngược lại âm thủy nhuận, nghĩa là chớp mắt, nháy mắt. Trong kinh văn viết từ bộ huyễn đến bộ mục viết thành chữ huyễn là chẳng phải.

Liên miên : Âm trên là liên, nghĩa là tương tục không gián đoạn.

 

KINH VÔ TẬN Ý BỒ-TÁT

QUYỂN 2

Tỳ diện : Ngược lại âm phổ mễ. Sách Thuyết Văn cho rằng: bì là nghiêng đầu. Kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ tỳ là chẳng phải.

Liệu trịch : Ngược lại âm liệu điệu, gọi là quăng ném ra xa.

Bất ỷ : Âm y, người xưa dùng chữ quái lạ, đúng với nghĩa của kinh là chuẩn hợp là viết chữ y là nương tựa.

Hải đảo : Ngược lại âm đạo lão, sóng lớn trong biển gọi là đào.

Khứu tương : Ngược lại âm hương cứu. (T28) Sách Thuyết Văn cho rằng: Dùng mũi chính là để ngữi gọi là khứu. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ khứu là chẳng phải.

Thấp tương : Ngược lại âm thâm nhập. Sách Thuyết Văn cho rằng: âm u ẩm thấp. Chữ viết từ bộ thủy, một gọi là bị che khuất, vùng đất bị che khuất là lại có nước, cho nên ẩm ướt. Trong kinh văn viết thấp này là chẳng phải.

– Quyển 3: không có âm giải thích.

 

KINH VÔ TẬN Ý BỒ-TÁT

QUYỂN 4

Khuyến đốc : Văn thường hay dùng viết đúng là chữ đốc. Ngược lại âm đông lộc. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đốc là giám sát, xem xét là đúng. Cũng gọi là nhiếp chánh. Chức quan nhiếp chánh. Sách Phương Ngôn cho rằng: đốc lý, giám sát.

Khuy năn: Ngược lại âm trên là quỵ vi. Sách Thuyết Văn cho rằng: hao tổn khí. Sách Khảo Thanh cho rằng: bị rơi xuống, thương tổn. Ngược lại âm dưới là nô giản. Sách Khảo Thanh cho rằng: nản là đỏ mặt vì hỗ thẹn, xấu hổ, mắc cỡ hoặc là viết chữ nãn này, chữ hội ý. Quyển , 6 : hai quyển văn âm không khác.

 

*******

KINH TỰ TẠI VƯƠNG BỒ-TÁT

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Quán giáp: Ngược lại âm trên là cổ loạn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: quán là xuyên suốt qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ vô âm quan. Âm dưới là giáp. Sách Phương Ngôn cho rằng: xưa gọi là mũi tên nhỏ mà dài. Trong hố có hai lỗ, đó gọi là áo giáp. Quách Phác chú giải rằng: áo giáp có mũi tên đục là m hai lỗ trống. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ kim thanh giáp.

Nhất cúc hoa : Ngược lại âm cung lục. Sách Thuyết Văn cho rằng: cúc là túm lấy gom lấy. Lại cũng gọi là tay cong lại bưng lấy vật, xưa viết chữ cúc này hoặc là viết cúc, cũng viết chữ cúc. Lại cũng viết chữ cữu đều thông dụng.

Khứu giả : Ngược lại âm hứa cứu. Sách Thuyết Văn cho rằng: dùng mũi chính là để ngữi gọi là khứu. Chữ viết từ bộ tỵ thanh xú. Văn cổ viết khứu này. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết chữ khứu văn thường hay dùng.

– Quyển hạ – không có chữ có thể giải thích.

 

*******

KINH PHẤN TẤN VƯƠNG BỒ-TÁT SỞ VẤN

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Bố hách : Ngược lại âm hồ giá. Trịnh Huyền chú giải Mao Thi Truyện rằng: gọi là dọa nạt người ở cách xa. Bì Thương cho rằng: dáng mạo giận dữ. Sách Phương Ngôn cho rằng: giận nhau, tranh nhau. Chánh Tự xưa nay từ bộ tiết thanh hách, âm hích ngược lại âm hồ kích.

Thỉ niệu : Chánh Tự viết từ bộ thi thanh thỉ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ niệu từ bộ vỉ đến bộ thủy. Văn thường hay dùng viết niệu này, nghĩa là nước tiểu, đi tiểu.

– Quyển hạ – không có chữ để giải thích.