NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

– Kinh Âm Như Huyễn Tam muội – hai quyển – Huệ Lâm soạn.
– Kinh Thiện Trụ Ý Thiên Tử – ba quyển – Huệ Lâm soạn.
– Kinh Thái Tử Loát Hộ – một quyển – Huệ Lâm soạn.
– Kinh Thái Tử Hòa Hưu – một quyển – Huệ Lâm soạn.
– Kinh Đại thừa Hiển Thức – hai quyển – Huệ Lâm soạn.
– Kinh Huệ Thượng Bồ tát Vấn Đại Thiện Quyền – hai quyển – Huyền Ứng soạn.
– Kinh Đại thừa Phương Đẳng Chiếu Huệ – một quyển – Huệ Lâm soạn.
– Kinh Di Lặc Bồ tát Sở Vấn Bổn Nguyện – một quyển – Huệ Lâm soạn.
– Kinh Phật Di Nhật Ma Ni Bảo – một quyển – Huyền Ứng soạn.
– Kinh Thắng Man Sư Tử Hống Nhứt Thừa Đại Phương Tiện, Phương Quảng – một quyển – Huyền Ứng soạn.
– Kinh Tỳ-da-sa Vấn – hai quyển – Huyền Ứng soạn.
– Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập – ba mươi quyển – Huyền Ứng soạn
– Đại Tập Nhựt Tạng Phần – mười quyển – Huyền Ứng soạn.
– Đại Tập Nguyệt Tạng Phần – mười quyển – Huyền Ứng soạn.

– Bên phải mười lăm kinh trên – sáu mươi quyển.

 

KINH ÂM NHƯ HUYỄN TAM-MUỘI

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN THƯỢNG

德鎧 Đức Khải: Ngược lại âm khai đại 開代. Sách Khảo Thanh cho rằng: khải là mũ trụ dùng khi ra trận. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: dùng kim loại là m da che thân gọi là khải 鎧. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là áo giáp. Chữ viết từ bộ kim 金, đến bộ khải 愷, thanh tĩnh 省.

宴居 Yến cư: Ngược lại âm yên kiến 煙見. Trịnh Huyền chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: yến 宴 là nhàn nhã. Sách Thuyết Văn cho rằng: yến là an, cũng gọi là tịnh. Chữ viết từ bộ mịch, thanh yến. Kinh văn viết yến 燕 này, người xưa mượn âm dùng. Nghĩa cũng thông dụng.

愚戇 Ngu tráng: Ngược lại âm trác hàng 卓降. Sách Khảo Thanh cho rằng: tinh thần không sảng khoái. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: theo Quản Trọng nhìn Bá Di thì gọi là tráng vậy, là tính thẳng thắn, cương trực nóng nảy. Sách Thuyết Văn ghi rằng: tráng là ngu muội. Chữ viết từ bộ tâm thanh tráng, âm tráng là âm cống 貢.

悌牴 Đễ đột: Ngược lại âm trên là đinh thể 丁禮. Sách Chiến Quốc sách ghi rằng: đễ 抵 là xúc chạm, va chạm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: điều hòa, đồng nhau. Chữ viết từ bộ ngưu, thanh đễ 氏, âm để đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là đồ cốt. Quảng Nhã cho rằng: đột là xung đột với nhau. Theo sách văn Tự Dũ Thuyết cho rằng: chữ viết từ bộ thủ 手, thanh đột 突. Kinh văn viết đột này cũng thông dụng.

恭恪 Cung khác: Ngược lại âm khang các 康各. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khác là cung kính, thành kính. Sách Thuyết Văn viết từ bộ khách đến bộ tâm viết thành chữ khác là chữ cổ, hoặc là viết khác. Xưa nay chữ viết đúng là tự bộ tâm 心, thanh các 各.

憺怕 Đạm phạ: Ngược lại âm trên là đàm cảm 談敢. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: đạm là yên tĩnh, điềm tĩnh. Quảng Nhã cho rằng: thản nhiên. Sách Thuyết Văn cho rằng: an nhiên, chữ viết từ bộ tâm, thanh đảm. Ngược lại âm dưới là phổ bá. Quảng Nhã cho rằng: phạ là an tịnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: không lo nghĩ. Chữ viết từ bộ thanh bạch. Kinh văn viết bá là chẳng phải vậy.

Ngu ai 愚騃: Ngược lại âm nhai giải 崖解. Chữ thượng thanh. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ai là không biết, Bì Thương cho rằng: là ngu ngốc. Sách Thuyết Văn cho rằng: con ngựa đi có sức mạnh lực lưỡng. Chữ viết bộ mã thanh ai. Âm ngật ngược lại âm thố ngật.

千妊 Thiên khái: Ngược lại âm cải hài 改孩. Toán kinh nói rằng: mười vạn gọi là ức, mười ức gọi là triệu, mười triệu gọi là kinh, mười kinh khái; danh pháp số. Xưa nay chữ đúng cho rằng: con số lớn, chữ viết từ bộ nữ thanh khái. Kinh văn viết từ bộ thổ là dùng sai vậy.

汲引Cấp dẫn: Ngược lại âm trên là kim cấp 金岌. Quảng Nhã cho rằng: cấp là lấy nước, múc nước. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ cấp cũng giống như chữ dẫn. Nghĩa là dẫn nước, lấy nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh cấp.

以檛Dĩ quá: Ngược lại âm trên là trắc qua 陟瓜. Sách Khảo Thanh cho rằng quá là đánh, gõ, dùng chày đánh nện. Theo Thanh Loại cho rằng: dùng chày đập. Xưa nay Chánh Tự ghi rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh quá. Sách Thuyết Văn viết từ bộ trúc viết thành chữ quá là chữ cổ.

傀琦 Quỷ kỳ: Ngược lại âm trên là cổ huýnh 古迴. Sách Tập Huấn ghi rằng: là sức mạnh vĩ đại. Sách Giai Uyển Chu Tông cho rằng: đầy đủ. Chữ quỷ kỳ đó là viên ngọc đẹp. Sách Thuyết Văn ghi rằng: to lớn vĩ đại. Chữ viết từ bộ nhơn 人 đến bộ quỷ 鬼, thanh tĩnh 省. Trong kinh văn viết từ bộ ngọc viết thành chữ quỷ 瑰, là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy. Ngược lại âm dưới là kỳ 奇. Bì Thương cho rằng: quỷ là to lớn kỳ lạ tráng kiện, khôi ngô. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ ngọc 玉 thanh kỳ 奇.

姿豔 Tư diễm: Ngược lại âm thị tư 姊私. Sách Tự Thư cho rằng: tư dáng vẻ, dung mạo. Thiên Thương Hiệt cho rằng: dung mạo xinh đẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: thể cách dáng vẻ. Chữ viết từ bộ nữ thanh tư 次. Ngược lại âm dưới là quán chiêm 鹽贍. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: diễm là nhan sắc đẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: tốt tươi, lâu dài. Chữ viết từ bộ hạp. Văn kinh viết từ bộ sắc viết thành chữ điềm này cũng là văn thường hay dùng. Âm hạp là âm hợp 合, từ bộ đại 大 đến bộ huyết 血.

兜術天 Đâu thuật thiên: đây là tiếng Phạn nói sai, lược. Chánh Phạn âm gọi là 睹史多天Đỗ-sử đa thiên. Đường Huyền Trang giải thích rằng: Tri Túc Thiên vị vua trời này đã nhiều lần, nhất sanh bổ xứ là m Bồ tát.

馳騁 Trì sính: Ngược lại âm trực tri 直知. Ngược lại âm dưới là sắc dĩnh ○ 郢. Cố Dã Vương cho rằng: trì là chạy. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: chữ sính cũng giống như chữ trì. Quảng Nhã cho rằng: trì sính đều chạy mau. Sách Thuyết Văn đều viết từ bộ mã 馬, viết thành chữ trì 馳, thanh tĩnh 省, âm sính, ngược lại âm thất đinh 匹丁 thanh sính 甹.

疇匹 Trù thất: Ngược lại âm trực lưu 直留. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: trù là các loại, các thứ. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: bốn người gọi là trù, hai người gọi là thất, chữ viết từ bộ điền 田, thanh trù 壽.

妍好 Xu hảo: Ngược lại âm trên là xương chu 昌朱. Mao Thi Truyện cho rằng: xu 妍 là người con gái đẹp. Sách Phương Ngôn cho rằng: con khỉ mặt người. Giữa thời đại nước Ngụy, Yến gọi người con gái đẹp là xu 妍. Sách Thuyết Văn cũng đồng với sách Phương Ngôn, chữ viết từ bộ nữ 女 thanh chu 朱.

床榻 Sàng tháp: Ngược lại âm trên là trạng trang 狀莊. Ngược lại âm dưới là thổ hợp 吐合. Giải thích tên gọi là sàng 床, nghĩa là cái giường hẹp mà dài. Gọi là tháp 榻. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ mộc 木 thanh tháp, âm tháp đồng với âm trên.

棚閣 Bằng các: Ngược lại âm tự minh 白萌. Quảng Nhã cho rằng: bằng cũng giống như chữ các. Sách Thuyết Văn cho rằng: quán trọ, khách sạn.

蠲除 Quyên trừ: Ngược lại âm quyết huyền 決玄. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: quyên là sạch, thanh khiết. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: quyên cũng giống như là trừ, là tẩy trừ sạch sẽ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xúc 蜀, thanh ích 益. Chữ hội ý bộ trùng ở trong, ích 益 đúng là chữ ích 益.

稽顙 Khể tảng: Ngược lại âm khê lễ 溪禮. Mượn chữ dùng. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khể là cái đầu, đầu sát tận đất, cúi đầu sát đất. Trịnh Tiển chú giải sách Chu Lễ rằng: cúi đầu sát đất để mà lạy, lễ bái. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ 首, thanh mẫu văn cổ viết đúng thể là khể thủ. Trong kinh văn viết chữ khể, vốn là âm kê, theo tương truyền mượn dùng lâu ngày thành quen vậy. Ngược lại âm dưới là tảng lang. sách Phương Ngôn cho rằng: tảng là cái trán. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: chữ khể tảng nghĩa là dập đầu sát đất lễ bái.

老耄 Lão mạo: Ngược lại âm dưới là mạc báo 莫報. Theo Vận Anh Tập cho rằng: chữ mạo cũng giống như chữ lão. Đỗ Dự chú giải tả Truyện rằng: mạo là loạn. Sách Lễ Ký cho rằng: tám mươi tuổi chín mươi tuổi gọi là mạo. Trịnh Huyền chú giải rằng: mạo cũng giống như mê muội, hay quên. Cổ văn viết chữ mao. Sách Thuyết Văn viết từ bộ lão đến chữ cao thanh tĩnh. Nay văn thông dụng viết từ bộ lão.

女氂 Cao ly: Ngược lại âm trên là tạng cao 號高. Âm dưới là lực tri 力知. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: hào là cái lông nhỏ dài mà nhọn bén rất cứng. Theo kinh Cửu Chương Toán nói rằng: phàm là trọng lượng để đo lường, đầu tiên là hốt 忽, mười hốt là ty, mười ty là hào, mười hào là ly. Hai chữ đều từ bộ mao. Chữ hình thanh.

 

KINH ÂM NHƯ HUYỄN TAM-MUỘI

QUYỂN HẠ

悒悒 Ấp ấp: Ngược lại âm trên là thai lai. Ngược lại âm dưới là ngã cái. Sách Khảo Thanh cho rằng: thai ngai 佁礙 là ngu si. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: đần độn ngu ngốc. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhơn thanh đài, chữ ngại từ bộ thạch thanh nghi. Kinh văn viết thái ngại đó là mượn âm để dùng.

損秏 Tổn hao: Ngược lại âm hồ đáo 呼到 Thiên Thương Hiệt ghi rằng: hao là đồ vật bị bể chảy ra nên hao. Sách Vận Thuyên cho rằng: giảm bớt. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuộc giống lúa dẻo. Chữ viết từ bộ hòa, thanh mao.

狂悖 Cuồng bội: Ngược lại âm khuông vương 劬王 Ngược lại âm dưới là bồ một. Cố Dã Vương cho rằng: cuồng là ngu si đần độn, một con người vạm vỡ lực lưỡng mà không biết luân lý. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: cuồng vọng, dối gạt, xúc chạm, va chạm. Trịnh Huyền chú giải Lễ Ký rằng: bội là phản nghịch. Quảng Nhã cho rằng: bội là loạn sách. Thuyết Văn viết từ bộ khuyển thanh vương. Chữ bội từ bộ tâm thanh bội, âm bội là âm bối.

所漂 Sở phiêu: Ngược lại âm thất diêu 匹遙 Cố Dã Vương cho rằng: chữ phiêu cũng giống như chữ lưu, nghĩa là trôi nổi trên mặt nước. Sách Thuyết Văn ghi rằng: phiêu cũng là nổi trên mặt nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh phiêu. Kinh văn viết chữ phiêu này là sai. Âm phiêu ngược lại âm tất diêu.

弘雅 Hoằng nhã Ngược lại âm trên là hồ hoằng 胡 肱. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: chữ hoằng cũng giống như chữ quảng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hoằng cũng là to lớn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ cung, thanh tư âm tư ngược lại âm cổ hoằng.

霑污 Triêm-ô: Ngược lại âm triếp liêm 輒廉. Sách không thể cho rằng thấm ướt. Quảng Nhã cho rằng: triêm là ngâm vào nước. Cố Dã Vương cho rằng: chữ triêm cũng giống như nhu nghĩa là thấm ướt. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ vũ, thanh triêm. Kinh văn viết triêm này cũng là văn thường hay dùng.

霍然 Hoắc nhiên: Ngược lại âm hoang quách 荒郭. Sách Khảo Thanh cho rằng: nhanh chóng. Cố Dã Vương cho rằng: bỗng nhiên vụt đến. Sách Thuyết Văn viết hoắc, hoặc là viết hoắc này. Kinh văn viết chữ hoắc này là chẳng phải.

矛戟 Mâu kích: Ngược lại âm mạc hậu 莫候. Ngược lại âm dưới là kinh nghịch 京逆. Sách Thuyết Văn ghi rằng: mâu là loại cây giáo dài hai trượng, làm nơi phía trước kinh xa, hoặc viết cao là cây lau. Sách Phương Ngôn cho rằng: nay trong cây kích có mũi nhọn, gọi là cây hùng kích. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ mâu là tượng hình, của chữ kích, nghĩa từ cái cán của cây mâu, vót nhọn. Chữ viết từ bộ qua, âm cán, ngược lại âm cổ đản. 痛蛘 Thống dưỡng: Ngược lại âm dưới là dương chưởng 羊掌. Quảng Nhã cho rằng: trên da rất ngứa. Sách Khảo Thanh cho rằng: hơi đau. Sách Lễ Ký viết chữ dưỡng này gọi là dưỡng là không có cảm giác là con bọ chét cắn lúc sáng sớm. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trên da có bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: con bọ chét cắn ngứa. Chữ viết từ bộ trùng, thanh dương.

班宣 Ban tuyên: Ngược lại âm trên là bát loan 八蠻. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ban bố trải khắp. Lại nói rằng kế tiếp Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: ban cho tước vị. Sách Phương Ngôn cho rằng: xếp hàng. Sách Thuyết Văn cho rằng: phân định viên ngọc tốt, chữ viết từ bộ đao là phân ban, cùng với âm ngoan đồng.

煌煌 Hoàng hoàng: Ngược lại âm hoẳng quang 晃光. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hoàng hoàng là sáng tỏ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ánh sáng. Sách Thuyết Văn cho rằng: ánh sáng chói lọi. Chữ viết từ bộ hỏa thanh hoàng.

亙然Hằng nhiên: Ngược lại âm kha đặng 柯鄧. Sách Phương Ngôn cho rằng: hằng là đến tột cùng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hằng là biến khắp. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: dẫn dắt mau chóng, vượt qua thông suốt. Chữ viết từ bộ nhị đến bộ chu. Nay viết chữ hằng cũng là thông dụng thường hay dùng.

鮮薄 Tiên bạc: Ngược lại âm tiên tiển 仙剪. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tiên là ít, hiếm có. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: cũng là hiếm thấy, ít có. Chữ viết từ bộ thậm. Chữ Chánh Thể là từ bộ thị đến bộ thiếu, viết thành chữ tiên, hoặc viết từ bộ ngư, đến bộ dương viết thành chữ tiên. Âm nghĩa đều đồng nhau. Ngược lại âm dưới là bàng bác. Thiên Thương Hiệt cho rằng: bạc là nhỏ. Giải thích tên gọi là vật thô sơ. Quảng Nhã cho rằng: xuyên suốt qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo, thanh bạc.

報償 Báo thường: Ngược lại âm thương lượng 商亮. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: chữ thường cũng giống như chữ báo. Quảng Nhã cho rằng: đáp lại, báo đáp. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trở lại, còn lại, hãy còn. Chữ viết từ bộ nhơn thanh thường.

擣香 Đảo hương: Ngược lại âm đao lão 刀老. Theo Thanh Loại cho rằng: đắp đất, nên đất cho cứng. Theo Khảo Thanh cho rằng: bỏ vào cối giã. Sách Thuyết Văn ghi rằng: tay nắm chày mà đập, nện. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh đảo 壽.

僥倖Kiêu hãnh: Ngược lại âm trên là kiểu nhiêu 皎堯. Ngược lại âm dưới là hành cảnh 行耿. Sách Khảo Thanh cho rằng: kiêu là chẳng phải phân mà cầu mong. Sách Lỗ Ký cho rằng: hy vọng. Sách Tế Ung Độc Đoạn cho rằng: ngăn ngừa thân ái yêu mến, thân đó gọi nắm giữ. Sách Lễ Ký Khổng Tử nói rằng: kẻ tiểu nhân là m việc mạo hiểm lấy sự kiêu ngạo làm nơi bảo thủ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh kiêu âm kiêu là âm sái, hoặc viết từ bộ xước viết thành chữ kiêu. Trong kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ kiêu văn thường hay dùng là chẳng phải bổn chữ đúng. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ hãnh từ bộ nhơn thanh hãnh hoặc viết từ bộ nữ viết thành chữ hãnh, hoặc là viết hãnh này cũng thông dụng.

 

*******

KINH THIỆN TRỤ Ý THIÊN TỬ

Huệ Lâm soạn.

QUYỂN THƯỢNG

皆樂 Giai Lạc: Ngược lại âm ngũ giáo 五教. Sách Khảo Thanh cho rằng: nguyện.

坑澗 Khanh giản: Ngược lại âm khách canh 客耕. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khanh 坑 là gò đất lớn, đất hoang. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: khanh là ao nước, hố sâu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: vực sâu, cũng gọi là cái hầm. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thổ thanh khanh. Âm khanh là âm cang. Ngược lại âm dưới là gian án. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khe nước nhỏ trên núi gọi là giản. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh gian.

Phụ cửu: Ngược lại âm trên là đô hồi 都回. Ngược lại âm dưới là phù vụ. Theo sách Thanh Loại cho rằng: phụ là đống đất nhỏ. Sách Thuyết Văn ghi rằng: cũng là ụ đất nhỏ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đất cao bằng phẳng gọi là phụ. Quảng Nhã cho rằng: đống đất không có đá gọi là phụ. Sách Thuyết Văn cho rằng: đều là chữ tượng hình. Kinh văn viết chữ phụ này, lại cũng viết chữ phụ này đều là văn thông dụng thường hay dùng.

黠慧Hiệt huệ: Ngược lại âm nhàn bát 閑八. Sách Phương Ngôn cho rằng: chữ hiệt 黠 cũng giống như chữ huệ 慧. Sách Khảo Thanh cho rằng: lanh lợi, thông minh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hắc 黑 thanh kiết 吉. Ngược lại âm dưới là huynh giai 熒桂.

輦輿 Liễn dư: Ngược lại âm trên là lực triển 力展. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: trong hậu cung của vua, vua ngồi xe kéo từ từ đi ra khỏi cung. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: xe kéo có người kéo gọi là liễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phu đến bộ xa, chữ xa trong chữ phu dẫn trước. Âm phu là âm bán. Ngược lại âm dưới là dư chư. Theo Tả Truyện cho rằng: là việc gánh vác trách nhiệm của những kẻ sĩ và tôi thần đối với vua, cũng gọi là dư luận. Đỗ Dư chú giải rằng: dư là số đông, đám đông. Tô Lâm chú giải Hán Thư rằng: dư là cây đòn xe, khiên kiệu xe đi, ý nói dư là xe kéo. Sách Thuyết Văn chữ viết từ bộ xa đến bộ dư. Thanh âm dữ là âm dư.

稱稱 Xưng xứng: Ngược lại âm trên là xỉ chứng 齒證. Ngược lại âm dưới là xỉ chưng. Chữ trên là khứ thanh, chữ dưới là bình thanh. Quảng Nhã cho rằng: xưng là đo lường cân lường. Sách Thuyết Văn cho rằng: cân nhắc, tuyển chọn quan lại ngày xưa. Chữ viết từ bộ hòa 禾 thanh xưng. Kinh văn viết bình 秤 là văn thường hay dùng.

擲杖處 Trịch trượng xứ: Ngược lại âm trên là trình kích 呈戟. Quảng Nhã cho rằng: là cứu giúp. Sách Thuyết Văn cho rằng: là ném, chữ viết từ bộ thủ 手 thanh trịnh 鄭.

覺寤 Giác ngộ: Ngược lại âm trên là giác 角, âm dưới là ngũ 五, cố 故. Sách Bát Nhã cho rằng: giác là biết. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ngộ cũng là giác. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: ngũ mà vẫn biết nói ra gọi ra gọi là ngộ. Sách Thuyết Văn viết ngộ thanh tĩnh, thanh ngộ. Trong kinh văn viết từ bộ huyệt viết thành chứ ngộ là chẳng phải vậy.

 

KINH THIỆN TRỤ Ý THIÊN TỬ

QUYỂN TRUNG

柱杖 Trụ trượng: Ngược lại âm trên là chu lâu 誅縷. Sách Thuyết Văn cho rằng: là cây cột chống đỡ. Chữ viết từ bộ mộc thanh chủ. Sách Khảo Thanh cho rằng: chữ chủ là lấy một điểm là m âm cùng với âm trên đồng.

跳故 Khiêu cố: Ngược lại âm thích diêu 逖遙. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: Khiêu là cái chân bước không kịp. Thiên Thương Hiệt cho rằng: chân bước thông suốt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ túc thanh thanh khiêu.

恥媿 Sĩ quý: Ngược lại âm quỉ vị 鬼位. Đỗ Dư chú giải sách Tả Truyện rằng: quí là hổ thẹn, xấu hổ. Sách Bát Nhã cho rằng: chữ quý cũng giống như chữ sĩ là hổ thẹn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh quỉ. Kinh văn viết từ bộ tâm, viết thành chữ quí này cũng thông dụng, hoặc là viết chữ quý này cũng viết chữ quý này cũng thông dụng; hoặc là viết chữ quý này cũng viết chữ quý đều chẳng phải.

娛樂 Ngô lạc: Ngược lại âm trên là ngộ câu 遇俱. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ngô cũng là lạc. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh ngô. Ngược lại âm dưới là ngũ giáo.

戲樂 Hý lạc: Ngược lại âm trên là hy ký 希寄. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hý là là m trò hài hước. Quách Phác chú giải rằng: gọi là làm trò đùa cợt, tiếng nói ríu rít. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ qua thanh hý. Trong kinh văn viết từ hý viết thành chữ hý này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là lạc hy, là âm hy.

嫉妒 Tật đố: Ngược lại âm trên là tần tất. Ngược lại âm dưới là đô cố. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: hại người liền gọi là tật, hại sắc gọi là đố. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ nữ thanh hộ, âm hộ. Có từ bộ thạch đến bộ hậu đều là chẳng phải vậy.

不缺戒 Bất thuyết giới: Ngược lại âm khuyển duyệt 犬悅. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khuyết là hao tổn. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ phửu thanh quyết. Trong kinh văn viết từ bộ thùy 垂 viết thành chữ khuyết 缺 cũng thông dụng.

羸劣 Luy liệt: Ngược lại âm trên là lực truy 力追. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: luy là bệnh gầy yếu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ốm yếu suy nhược. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là mõi mệt. Chữ viết từ bộ dương thanh luy âm luy ngược lại âm lực quả.

遞互 Đệ hỗ: Ngược lại âm trên là đề lễ 提禮. Trịnh Huyền chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: đệ là thay phiên nhau. Sách Khảo Thanh cho rằng: thay thế. Sách Thuyết Văn cho rằng: chuyển đổi. Chữ viết từ bộ xước thành đệ, âm xước, ngược lại âm sữu lược, âm đệ ngược lại âm thiên y. trong kinh văn viết chữ đệ này cũng là văn thông dụng thường hay dùng chẳng phải.

無秉作 Vô bỉnh tác: Ngược lại âm binh vĩnh 兵永. Mao Thi Truyện cho rằng: bỉnh là nắm giữ, cũng là coi giữ. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: giữ lấy thi hành, cầm bắt Quảng Nhã cho rằng: cầm nắm, trợ giúp, coi sóc lo liệu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hựu đến bộ hòa. Chữ hội ý tuy nắm giữ một bông lúa gọi là bỉnh.

 

KINH THIỆN TRỤ Ý THIÊN TỬ

QUYỂN HẠ

糞埽 Phân tảo: Âm trên là phân vấn 分問. Sách Tập Huấn cho rằng: tảo trừ, quét dọn sạch sẽ, vật dơ uế dưới đất gọi phân. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trừ bỏ. Chữ viết từ bộ cũng, nghĩa là hai tay đẩy ra dọn dẹp phân dơ gọi là phân. Hứa Thúc Trọng cho rằng: giống như hạt gạo mà chẳng phải hạt gạo văn cổ viết chữ thỉ. Hai chữ thập, âm tảo, âm thôi, ngược lại âm thổ lôi, âm khí ngược lại âm bán mạn, hoặc viết từ bộ thổ đến bộ khí viết chữ khí này là chữ cổ. Cũng viết chữ hoặc là viết phân. Kinh văn viết từ bộ dị, hoặc là viết từ bộ hắc viết thành chữ phân đều là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là tảng đáo. Quảng Nhã cho rằng: tảo là quét dọn trừ bỏ. Chữ viết từ bộ thổ trửu thanh tĩnh, hoặc là viết từ bộ thủ viết thành chữ tảo cũng là chữ thượng thanh, âm trữu, ngược lại âm chu tửu.

抖藪 Đẩu tẩu: Ngược lại âm trên là đắc cửu 得. Âm dưới là tảng hậu 桑厚. Sách Khảo Thanh cho rằng: đẩu tẩu là người hăng hái phấn chấn. Sách Thuyết Văn cho rằng: hất tung lên, rũ bụi trên chiếc áo. Chữ viết từ bộ thủ thanh đẩu. Âm Phạn gọi là đỗ-ba, hoặc gọi là đầu-đà. Đường Huyền Trang cho rằng: đẩu-tẩu là Sa môn Thích Tử hành hạnh viễn ly, ít muốn biết đủ, không tham, không chấp trước, không vướng mắc nơi thân thông trang sức, hành hạnh khổ kinh văn viết giản là chọn lựa là chẳng phải, chữ viết từ bộ thủ, chữ hình thanh.

檬钝 Mong độn: Ngược lại âm trên là mong khổng. Sách Khảo Thanh cho rằng: mong cũng như là người không có trí huệ, chữ viết từ bộ tâm thanh mong. Chữ mong từ bộ bội, đến bộ thỉ. Kinh văn viết mong hoặc là viết mong đều là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là đồ đốn. Như Thuần chú giải sách Sử Ký rằng: chữ thuần cũng giống như chữ ngoan. Độn là người không có sắc bén không có tư chất thông minh. Thiên Thương Hiệt cho rằng: độn tức là ngu si. Theo Thanh Loại cho rằng: độn là không có nhạy bén. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh độn, âm động ngược lại âm đồ hồn.

刀塊 Đao khối : Ngược lại âm khôi ngoại. Sách Khảo Thanh cho rằng: đống đất, hoặc là viết khối này là chữ cổ, âm cũng đồng đất cao, âm bức là âm bị bức.

 

*******

KINH THÁI TỬ LOÁT HỘ

Huyền Ứng soạn.

刷護 Loát hộ: Ngược lại âm huyên bát. Sách không thể cho rằng: loát ? là cạo. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: loát là chà sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ đao loát thanh tĩnh. Âm loát đồng với âm trên, âm thuyên ngược lại âm loát quan.

羅阅 La duyệt: Ngược lại âm duyên tuyết.

頦頰 Hài giáp: Ngược lại âm dưới là kiêm diệp. Cố Dã Vương cho rằng: bên mặt dưới mắt trước lỗ tai tức là gò má. Sách Thuyết Văn viết từ bộ giáp thanh hiệt.

蟻飛 Nghị phi: Ngược lại âm trên là nghi ỷ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: lớn thì gọi là con phù du, nhỏ gọi là con kiến. Loại kiến này chẳng phải là một lại có nhiều tên gọi khác nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng, thanh nghị, hoặc là viết khải này.

蝡動 Nhuyễn động: Uyên duẩn : Kinh Sơn Hải cho rằng: ở trên núi nơi chỗ ẩm ướt loại côn trùng màu đỏ ở trên cây gọi tên là nhuyễn. Sách Trang Tử nói rằng: nhuyễn là loài côn trùng bò lúc nhúc. Sách Thuyết Văn cũng đồng với sách Trang Tử, chữ viết từ bộ trùng, thanh nhuyễn.

囉駝 La-đà: Ngược lại âm thang lạc. Âm dưới là đạt-hà. Tên là hồ súc. Nay gọi là lạc đà vậy. Kinh Sơn Hải nói rằng: hiệu là sơn đa lạc đà. Cố Dã Vương cho rằng: cái túi thịt của con lạc đà có thể cõng nặng mà đi rất xa. Quách Phác chú giải rằng: đi ba trăm dặm có thể biết chỗ có nước suối. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: ở đất Hồ có nuôi rất nhiều con lạc đà. Chữ viết đều từ bộ mã. Thác đà đều là thanh, chữ thác từ chữ thác nay tĩnh lược âm thác, ngược lại âm hồn khổn, âm thác là âm thác.

 

*******

KINH THÁI TỬ HÒA HƯU

Huệ Lâm soạn.

馓蓋 Tản cái: âm đình tảng. Cố Dã Vương giải thích rằng: tản tức là câu. Sách Hán Thư cho rằng: khi trời mưa lớn, cầm vươn ra mà che. Tản cái tức là cây dù che mưa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch thanh tán. Ngược lại âm dưới là cai hại, sách Thuyết Văn cho rằng khổ chữ viết bộ thảo, thanh hạp, âm hạp là âm hợp. Chữ viết từ bộ đại đến bộ huyết. Kinh văn viết từ bộ dương viết thành chữ cái là văn thường hay dùng.

蜎飛 Quyên phi: âm trên là huyết duyên. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: con bọ gậy, là loài ấu trùng bò lúc nhúc. Cũng là loài ấu trùng của giống bướm, ngài. Sách Thuyết Văn viết từ bộ trùng thanh quyên âm quyên, ngược lại âm nhất quyên.

諷誦 Phúng tụng: âm trên là phu phong. Âm dưới là từ dụng. Quyển trước trong kinh Bảo Tích đã giải thích đầy đủ rồi.

囉矑 La lô: âm trên là lực qua. Ngược lại âm dưới là lực tru. Sách Thuyết Văn cho rằng: là tức là con lừa đực, con ngực cái sinh ra. Lại gọi là giống như con ngựa mà tai nó dài hơn, hai chữ đều từ bộ mã đều là thanh lụy lô.

 

*******

KINH ĐẠI THỪA HIỂN THỨC

QUYỂN THƯỢNG

Huệ Lâm soạn.

醒悟 Tỉnh ngộ: âm tinh đình. Sách Khảo Thanh cho rằng: hết say. Cố Dã Vương cho rằng: trừ bỏ cái say. Sách Quốc ngữ cho rằng: tỉnh mà vui mừng. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ dậu, thanh tỉnh. Ngược lại âm dưới là ngữ cố.

轟鬱 Oanh Uất: âm trên là hồ manh. Sách Sử Ký cho rằng: tiếng nổ đoành đoành, ầm ầm, oành oành như ở số đông trong ba quân. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: tiếng nổ đoành đoành của đạn bắn ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiếng la hét của đám quân xa. Chữ viết từ ba bộ xa cũng viết oan oanh hoành, ba chữ tượng thanh. Ngược lại âm dưới huy húc. Sách Nhĩ Nhã cho rằng chữ uất cũng giống như chữ Hỷ. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: Đại tráng sĩ sức mạnh phi thường. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây ở trong rừng mọc um tùm, chữ viết từ bộ lâm uất, thanh tĩnh. 鹯褥 Chiên nhục: âm chi nhiên. Ngược lại âm dưới là như chúc. Nghĩa là loại mền bằng lông len.

繒其 Tăng kỳ: âm trên là tình dang. Ngược lại âm dưới khứ ỷ. Bốn chữ trên đây văn trước đã giải thích rồi.

犄枕 Ỷ chẩm: âm trên là y hỷ. Ngược lại âm dưới là chương nhậm. Gọi là tơ lụa có màu sắc dùng là m cái gối chuyển mền, vật dùng là m cho người quí phái dựa hai bên phải và trái là cái gối dựa.

惟莫 Duy Mạc: Âm trên là vi, âm dưới là mạc, hai chữ đều từ bộ cân.

擐欄 Hoán lan: âm trên là hoan quán. Ngược lại âm dưới là lặc thả. Hoán lan cũng giống như ánh sáng ngọn lửa rực rỡ chói lọi.

Anh sức: âm trên là y doanh. Sách Thuyết Văn viết anh này tức là người phụ nữ hiển lộ vật trang sức cho đẹp. Chữ viết từ hai bộ bối. Kinh văn viết từ bộ y viết thành chữ anh. Sách Tự Thư cho rằng không vò chữ này, chẳng phải chữ. Ngược lại âm dưới là thặng chức. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: sức đó là biểu lộ tình cảm. Sách Thuyết viết sức từ bộ cân thanh thưc. Một gọi là tượng trưng cho trang nhã, đẹp của người phụ nữ. Kinh văn viết từ bộ thị viết thành chữ sức là chẳng phải. Âm loát, ngược lại âm sương quát, âm tượng là âm tượng.

衒欐 Huyền lệ : Âm trên là huyền quyên. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: huyền là cái áo màu đen. Sách Khảo Thanh cho rằng: huyền đẹp. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: cái áo dài để mặc cho xác chết gọi là huyền. Cái áo sợi dây buộc lại, chữ viết từ bộ y thanh huyền.

嫻婉 Nhàn uyển: Ngược lại âm uy viễn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: uyển là theo. Chữ uyển cũng giống như là hâm mộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: hòa thuận, nhịn nhường. Chữ viết từ bộ nữ thanh uyển.

間碘 Gian điền: Âm điền, hoặc là khứ thanh cũng thông dụng. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: đồ trang sức của phụ nữ hình hoa bằng kim loại, trên có khảm vàng. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: đồ trang sức mạ vàng của phụ nữ để đội trên đầu. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy cái vòng báu để trang sức, chữ hình thanh.

颻颺 Diêu dương: Âm trên là diêu. Sách Khảo Thanh cho rằng: gió là m rung động vật, gió cuốn bay đi, vật lay động. Ngược lại âm dưới là dương. Sách Tập Huấn cho rằng: cũng là gió trốc lên, tung lên, bay lên đều là chữ hình thanh. Âm phong là âm phù.

峒舶 Đồng bạc: Ngược lại âm bàn mạt. Sách chữ cổ là không có chữ bạc này. Thời gần đây mới có xuất hiện. Thống Tự cho rằng: tên của loại nhạc cụ, giống như là cái bình có miệng nhỏ, đối với nhau mà đánh gõ. Sách Khảo Thanh cho rằng: giống như là cái điệp tử chồng chất lên nhiều miếng, trên lưng có mũi, lấy hai cái miệng mà đánh gõ ra tiếng, là sự hòa chúng đây mà là m nhạc vui. Chữ hình thanh, âm bạc đồng với âm trên.

躥囂 Thoan hiêu: Ngược lại âm trên là hương biểu. Trong kinh Đại Bát Nhã âm nghĩa quyển trước đã giải thích đầy đủ rồi. Cũng viết là huyên. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ huyên này là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là hương yêu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hiêu là gây ồn ào. Tiếng ồn chỗ đông người. Quảng Nhã cho rằng: hiêu hiêu là hình dung từ. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiếng phát ra từ loại nhạc cụ. Chữ viết từ bộ hiệt thanh khí âm khí là âm trang lập, văn cổ viết từ hai bộ khẩu, viết thành chữ hiêu.

鮮葩 Tiên ba: Ngược lại âm bạch ba. Sách Thuyết Văn cho rằng: ba là loại hoa của cây cỏ, hoặc viết là ba. Sách Hán Thư viết chữ ba này là tĩnh lược. Chữ hình thanh.

昭磧 Chiêu tích: Ngược lại âm chiến nhiệt. Sách Khảo Thanh cho rằng: ánh sáng mặt trời làm sáng tỏ. Cũng viết chữ tích. Sách Thuyết Văn giải thích: sáng rõ ràng, nỗi oan ức được là m rõ ràng, sáng tỏ. Chữ viết từ bộ nhựt thanh tích.

峻搋 Tuấn trỉ: Ngược lại âm trên là điêu tuấn. Khảo Thanh cho rằng: ở trên núi cao gọi là tuấn, viết đúng là chữ tuấn này, họăc viết từ bộ nhơn. Ngược lại âm dưới là trì lý. Sách Khảo Thanh cho rằng: núi đứng riêng cao sừng sững. Sách Ngọc Thiên cho rằng: dừng chân lại núi phía trước, âm trù là âm trừ.

楼櫓 Lâu lỗ: Âm trên là lâu, âm dưới là lỗ. Theo chữ lâu đó vách tường thành trên cao gọi chiến lâu, là để ngăn chặn giặc. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Lỗ đó là cây thuẫn lớn, nay gọi là chiến cách vậy, chữ hình thanh.

寶輅 Bảo lộ: âm lô cố. Sách Sử Ký cho rằng: lộ là chiếc xe có người kéo. Sách Tự Thư cho rằng: có người đẩy. Sách Thuyết Văn cho rằng: là chiếc xe có cái linh ở phía trước có cây đòn khiên. Lộ cũng là loại xe quí báu. Âm thôi ngược lại âm sĩ lôi.

剖淅 Phẩu tích: âm trên là phổ hệu. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: phẩu là mỗ phá ra. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: phân ở trong ra, phanh ra. Sách Thuyết Văn viết từ bộ đao thanh phẩu, âm phẩu, ngược lại âm khẩu luân. Ngược lại âm dưới là tinh diệc. Khổng Anh Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: tích cũng là phân ra. Sách Thuyết Văn cho rằng dùng cây đập phá ra, chữ hội ý hoặc là viết chữ tích này văn thông dụng thường hay dùng.

屣履Tỷ Lý: Ngược lại âm trên là sư tử, âm dưới là lý. Văn trước đã giải thích đầy đủ rồi. 視瞬Thị thuấn: Âm thuấn.

竅穴 Khiếu huyệt: Ngược lại âm khinh điếu. Trịnh Huyền chú giải sách lễ ký rằng: khiếu là cái lỗ. Trịnh Tiển chú giải sách Chu Lễ rằng: Dương Khiếu có bảy, âm khiếu có hai. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ huyệt, thanh âm khiếu là âm khiêu.

肩髆 Kiên bác: Ngược lại âm bổ mạc. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: bộ xương, âm cách là âm cách tức là bộ xương đùi, cũng là xương cánh tay. Sách Thuyết Văn ghi rằng: ở giữa giáp xương vai. Chữ viết từ bộ cốt đến bộ bác, thanh tĩnh.

譫謔 Đàm hước: Ngược lại âm dưới là hư ngược. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đàm là nói chuyện tiếu vui cười pha trò hài hước. Quách Phác chú giải rằng: cùng nhau là m trò hài, khéo nói hài mà không có ác ý. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh hước.

譅遁 Sáp thuẫn : Ngược lại âm sở giáp. Ngược lại âm tợ sung. Cố Dã Vương cho rằng: mỏ chim đang mổ thức ăn. Sách Sử ký cho rằng: mụt nhọt hút mủ ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ khẩu thanh duẫn. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: sáp thuẫn hai chữ đều từ bộ khẩu thanh sáp duẫn.

作繭 Tác kiển: Ngược lại âm kiên hiển. Sách Khảo Thanh cho rằng: là cái kén của con tằm. Sách Lễ ký cho rằng: ở đời người phụ nữ bình thường nuôi tằm kéo kén dệt lụa nuôi chồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: kéo tơ tằm dệt áo, chữ viết từ bộ mịch đến bộ trùng đến bộ miên âm miên là âm miên.

纏菓 Triền quả: Ngược lại âm qua khuyển. Cố Dã Vương cho rằng: chữ quả cũng giống như chữ bao. Sách Thuyết Văn cho rằng: gói lại quấn chặt, cột chặt chữ viết từ bộ y thanh quả.

或甜 Hoặc điềm: Ngược lại là âm thiểm điệm. Sách Gia Ngữ nói rằng: mổ ra mà ăn chất ngọc ngào như là mật ong. Quảng Nhã cho rằng: điềm là ngọt. Sách Thuyết Văn nói rằng: là ngon. Chữ viết từ bộ thiệt, thanh cam.

 

KINH ĐẠI THỪA HIỂN THỨC

QUYỂN HẠ

删液 San dịch : Ngược lại âm trên là tô quán. Quảng Nhã, Thương Hiệt cho rằng: chất mỡ. Sách Tự Lâm cho rằng: cũng là mỡ. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ nhục san thanh tĩnh.

堅哽 Kiên cánh: Ngược lại âm ngạch cánh. Sách Khảo Thanh cho rằng: kiên là bền chắc. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: cánh là kiên cố lâu bền. Xưa nay Chánh Tự cho rằng chữ viết từ bộ cách thanh cánh.

及樲 Cập nhị: Ngược lại âm ni trí. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nhị là có nhiều chất béo. Sách Thuyết Văn cho rằng là chất mỡ. Chữ viết từ bộ nhục, thanh nhị.

植之 Thực chi: Ngược lại là âm thừa chức. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: thực là đặt bày, sắp xếp. Sách Phương Ngôn cho rằng: trồng cây, dựng đứng thẳng. Lại sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh trực.

蚊蜹 Văn nhuế: Ngược lại âm trên là vật phân. Ngược lại âm dưới nhu nhuệ. Cố Dã Vương cho rằng: là loài ấu trùng nói hay vào ở trong rượu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước Tần gọi là nhuế tức là con bọ mắc, muỗi kim. Lại nói rằng nó bay tới cắn chích người rồi bay đi. chữ viết từ bộ trùng văn. nhuế, đều là thanh nhuế đồng với âm trên.

捲搐 Quyển súc: Ngược lại âm trên là cự viên. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: quyển là sức cuộn cuốn tròn vật lại. Theo Hàn Thi Ngoại Truyện cho rằng: rút thanh kiếm lại, co rút lại. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ thanh quyển. Ngược lại âm dưới là sở lục. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mịch thanh túc.

寳璫 Bảo đang: Ngược lại âm huân lang. Giải thích tên gọi là cái vòng châu ngọc đeo nơi tai gọi là đang. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngọc thanh đang.

炫煥 Huyễn hoán: Ngược lại âm trên là huyền quyên. Quảng Nhã cho rằng: huyễn là sáng. Bi Thương cho rằng: ánh sáng chiếu. Sách Thuyết Văn cho rằng: huyễn cũng giống như chữ hoán, nghĩa sáng rực rỡ, chữ viết từ bộ hỏa thanh huyền.

瑢恫 Dung đồng: Ngược lại âm đồ dung. Sách Hán Thư cho rằng: khuôn đúc kim loại, giống như lò luyện kim là m cho nóng chảy ra, có chỗ cũng gọi là chú. Âm nghĩa gọi là đúc tiền. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh dung.

掬中 Cúc trung: Ngược lại âm cung lục. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trong tay bưng đầy đủ gọi là cúc. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: cúc là bưng trong tay. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ mễ thanh bao, âm bao là âm bao. Tự Thư cho rằng: chữ viết đúng là chữ cúc này. Kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ cúc này cũng là văn thường hay dùng.

爆裂 bộc liệt: Ngược lại âm trên là bao nhi. Quảng Nhã cho rằng: chữ bộc cũng giống như chữ nhiệt. Sách Khảo Thanh cho rằng: thiêu đốt củi tre phát ra tiếng nổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa thanh bộc. Ngược lại âm dưới là liên triết. Quảng Nhã cho rằng: liệt phân ra mức ra. Cố Dã Vương cho rằng: liệt cũng giống như chữ tích, nghĩa là phá ra. Sách Thuyết Văn viết từ bộ y thanh liệt, hoặc là viết chữ liệt. Kinh văn viết từ bộ lực viết thành chữ liệt là chữ lệ chữ lệ cũng giống như chữ cường, chữ này chẳng phải nghĩa của kinh.

斬截 Trảm tiệt: Ngược lại âm tiền sức. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: là cắt, xén gọt bớt cho bằng đều nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiệt là đoạn ra, chữ viết từ bộ qua thanh tước. Trong kinh văn viết từ bộ thổ, viết thành chữ tiệt này là văn thường hay dùng.

齧脣Khiết thần : Ngược lại âm nghiên kiết. Sách Lễ Ký cho rằng:

không có xương để cắn. Sách Thuyết Văn ghi rằng: khiết là cắn. Chữ viết từ bộ xỉ thanh kiếp. Âm kiếp, ngược lại là âm khan kiết.

羂索 Quyến tác: Ngược lại âm quyên sung. Theo Thanh Loại cho rằng: quyến là giăng lưới bắt. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: giăng lưới bắt thỏ. Chữ viết từ thanh võng, hoặc là viết từ bộ mịch viết thành chữ quyến âm quyến, ngược lại âm nhuế duyên, cũng viết từ bộ khẩu.

貯而 Trữ nhi : Ngược lại là âm tru lữ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: trữ là cái kho cất chứa đồ vật. Cố Dã Vương cho rằng: trữ là chỗ chứa rất nhiều đồ vật, đầy đủ. Sách Thuyết Văn cho rằng: trữ là cất chứa. Chữ viết từ bộ bối thanh trữ, âm là âm chữ.

韋盧 Vi lô : Ngược lại âm vi quỹ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng:

cây lau gọi vi. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây lau lớn, chữ viết từ bộ thảo, thanh vĩ. Ngược lại âm dưới là lữ tru. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lô là cái nhà. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nghiễm thanh lô.

 

*******

KINH HUỆ THƯỢNG BỒ-TÁT VẤN ĐẠI THIỆN HUYỀN

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN THƯỢNG

 

振于 Chấn vu: cổ văn viết hai chữ chấn tượng hình cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm chư dẫn. Sách Tiểu Nhỉ Thất ghi rằng: chấn là cứu giúp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chấn là nâng lên, đưa lên, cũng gọi là đi lên, chữ viết từ bộ thủ.

蟾及 Thiềm cập: Theo Thanh Loại cho rằng hoặc là viết chữ thiềm này cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm thời diệm. Theo Thanh Loại cho rằng: thiềm là trợ giúp. Sách Tự Thư cho rằng: thiềm là đầy đủ, gọi là chung quanh đều đầy đủ.

過闋 Quá khuyết: Tam Thương cho rằng: cổ văn viết chữ khuyết này cũng đồng nghĩa ngược lại âm khổ huyệt. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Tất cả mọi việc đều xong xuôi kết thúc gọi là khuyết. Khuyết cũng gọi là dừng lại nghỉ ngơi. Kết cuộc sau dung.

雨濟 Vũ tế: âm tử nghệ. Văn thông dụng cho rằng: mưa đã tạnh, đã dứt gọi là tế. Nay người ở Nam dương gọi mưa dừng là tích.

殚盡 Đàn tận: âm đa an. Sách Thượng Thư cho rằng: cố hết sức lực. Văn Tổ chú giải rằng: đàn tận là hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngạt, âm ngạt ngược lại âm ngũ cát.

Lụy tiết: âm lực truy. Ngược lại âm dưới là tức diệt. Lụy đó nghĩa là phiền lụy. Tiết nghĩa là câu thúc tội nhân lại, là lấy dây trói lại.

摧拉 Tồi lạp : hoặc là viết tồi cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm lực đáp. Quảng Nhã cho rằng: tồi là bỏ ra, phá ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: lạp là bại, thất bại, bẻ gãy. 蔭庇 Âm tí: Lại viết ngược, cũng đồng. Ngược lại âm ư cấm. Ngược lại âm dưới là tất lợi. Chữ âm nghĩa là che đậy cỏ. Tí là tự che đậy thêm. Sách Thuyết Văn cho rằng: tự che đậy.

堪偕 Kham giai: Ngược lại âm cổ hài. Mao Thi Truyện cho rằng: cùng sống với con cho đến già. Mao Thi Truyện cũng cho rằng: đều cùng, sức mạnh đều nhau.

迄今 Hất kim: Ngược lại âm hư khất. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hất là đến.

Tứ định: Âm định. Lại cũng là âm điện. Theo sách Thanh Loại cho rằng: là loại nồi đồng có chân gọi là đình không có chân gọi là đăng.

 

KINH HUỆ THƯỢNG BỒ-TÁT VẤN ĐẠI THIỆN HUYỀN

QUYỂN HẠ

半粒 Bán lạp: Âm lập. Văn thông dụng cho rằng: là loại ngũ cốc gọi là lạp, đậu gọi là tạo, âm tạo. Ngược lại âm bức cấp, kinh văn viết tạo này là chẳng phải vậy.

 

*******

KINH ĐẠI THỪA PHƯƠNG ĐẲNG CHIẾU HUỆ

Huệ Lâm soạn.

逮敎 Đãi giáo: Ngược lại âm đường nại. Sách Khảo Thanh cho rằng: kịp đến trước. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: theo thói quen đến chỗ giàu sang mà hôi. Sách Thuyết Văn viết từ bộ xước, âm xước ngược lại âm sửu lược. Thanh đãi, âm đãi, ngược lại âm đại nội.

偸於 Du ư: Ngược lại âm dương chu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: du là vượt qua Quảng Nhã cho rằng: du là vượt qua sông lớn. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: vượt qua. Chữ viết từ bộ túc thanh du.

善權 Thiện quyền: Ngược lại âm viễn viên. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: nắm quyền bính trong tay, cũng gọi là bằng. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: quyền là quả cân, chữ viết từ bộ thủ thanh quyền, âm quyền là âm hoàn.

 

*******

KINH DI-LẶC BỒ-TÁT SỞ VẤN BỔN NGUYỆN

Huệ Lâm soạn.

牛齒 Ngưu xỉ : Ngược lại âm thủy chi. Sách Nhỉ Thất cho rằng: xỉ ngưu là nhai. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhổ ra mà nhai lại. Chữ viết từ bộ xỉ thanh đài.

如嗃 Như hạc: Ngược lại âm hàn khác là loại mãnh điểu. Kinh Sơn Hải cho rằng: ở trên núi Thuy chư có rất nhiều chim hạc. Quách Phác chú giải rằng: giống như chim trỉ mà lớn hơn, lông màu xanh đều có lông sừng cứng. Tính thích đá nhau cho đến chết mới dừng, trên có lông đen. Sách Hán Thư cho rằng: âm nghĩa gọi là chim hạc. Có thể lấy lông đuôi của nó là m mũ đội cho các võ sĩ là m tượng trưng cho sức mạnh. Sách Thuyết Văn viết từ bộ điểu thanh hạc.

Tủy não: Ngược lại âm trên là tuy chủy. Sách Khảo Thanh cho rằng: chất mỡ trong xương. Xưa nay Chánh Tự hoặc là viết từ bộ cốt đến bộ tùy, thanh tĩnh.

Qua phốc: Ngược lại âm trên là trúc qua. Ngược lại âm dưới là khổ bốc. Quảng Nhã cho rằng: phốc là đánh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh phốc, âm phốc là âm bốc.

 

*******

KINH PHẬT DI NHẬT MA NI BẢO

Huyền Ứng soạn.

儌覬 Kiêu ký: Lại viết chữ kiêu này. Sách Thuyết Văn lại viết chữ kiêu này đều đồng. Ngược lại là âm cổ nhiêu. Nghĩa là nhiêu là hy vọng khác đi, hy vọng hoàn tất, xong việc.

天晴 Thiên tình: Lại viết chữ tinh sinh, hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm tật doanh. Nghĩa là trời mưa đã tạnh. Trong kinh văn viết là chẳng phải thể chữ.

蟲虫 Đố trùng: Ngược lại âm đinh cố. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mọt trong gỗ đục khoét khúc gỗ, giống như con mọt trắng nó ăn xuyên qua các đồ vật của người phá cho hư hoại.

譁名 Hoa danh: Ngược lại âm hồ qua. Gọi là nói ầm ỷ, lời nói huyên náo, nói la hét là m ồn, âm nao, ngược lại âm nả giao.

遊 Du thi: Ngược lại là âm dĩ chu. Không lựa chọn phải quấy mà nói gọi là du. Ngược lại âm dưới là đại khả. Sách Toán Văn cho rằng: người ở Sung châu lấy sự lưa dối, dương dương tự đắc gọi là tha. Âm tha là âm thang hòa, cũng là trốn tránh.

Tích dịch: Ngược lại âm thất diệc. Trốn tránh nơi hẻo lánh. Cũng gọi là lạ hiếm thấy, quái lạ.

 

*******

KINH MA DIỄN BẢO NGHIÊM

Huệ Lâm soạn.

調疑 Điều nghi: Ngược lại âm tinh hý. Thiên Thương Hiệt cho rằng: nghi là khinh khi. Quảng Nhã cho rằng: điều nghi. Cố Dã Vương cho rằng: là tiếng nói ríu rít, líu lo. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh nghi, âm trù là âm trắc giao.

絞人Giảo nhơn: Ngược lại âm giao xảo. Sách Khảo Thanh cho rằng: buộc cuộn tròn lại. Sách Sử Ký ghi rằng: lấy vải buộc mũ, dây tua mũ, sợi tơ để buộc xử giảo người. Sách Thuyết Văn cho rằng: sợi dây ngũ sắc, chữ viết từ bộ mịch thanh giao.

剌除 Thích trừ: Ngược lại âm đinh lịch. Theo Thanh Loại cho rằng: thích là vất bỏ, cởi ra. Lại gọi là cạo tóc cạo bỏ râu tóc. Theo văn Tự Điển nói chữ viết từ bộ đao thanh dịch.

誼計 Nghị kế: Ngược lại âm nghi kỷ. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: nghị là chế ra các việc thích nghi. Sách Ích Pháp cho rằng: điều con người không có mau chóng gọi là nghị. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh nghi, hoặc là viết chữ nghi này, ý nghĩa cũng thông dụng.

 

*******

KINH THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA

ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG QUÃNG

Huyền Ứng soạn.

尒炎 Nhĩ viêm: Chánh Tự viết là diêm. Ngược lại âm dĩ thiềm. Tiếng Phạn, đây dịch là sở tri, chỗ biết.

莫利Mạc lợi: Ngược lại âm mạc bát. Theo sách Tây vức ghi. Đây

dịch là nhân như thế nào, mà được quả báo như thế ấy.

阿歈阇A-du-xà: Ngược lại âm qua chu. Đây dịch là không thể đánh nước kia.

 

*******

KINH TỲ-DA-SA VẤN

QUYỂN THƯỢNG

Huyền Ứng soạn.

訓狐 Huấn ha: Người ở Quảng tây gọi là huấn hầu. Ở Sơn đông gọi là huấn cô tức là con chim tu hú, cũng gọi là chim câu khách, ban ngày núp trong bụi rậm, ban đêm thì đi ăn, cho rằng giống chim quái lạ.

Kinh văn viết tận hồ là chẳng thể vậy.

訐蠅 Can dăng: Ngược lại âm cổ hản. Ngược lại âm dưới là dữ chứng. Văn thông dụng cho rằng: trên mặt có nổi nốt đen gọi là can dăng, là điểm đen, Quảng Nhã cho rằng: mặt đen. Kinh văn viết can dăng này là chẳng phải.

 

KINH TỲ-DA-SA VẤN

QUYỂN HẠ

兇譍 Hung ưng: Lại viết chữ ưng này cũng đồng. Ngược lại âm ư ngưng. Sách Thuyết Văn cho rằng là ngực, gọi xương phần trên của vú.

Ủy điểu: Ngược lại âm ư nguy. Ngược lại âm dưới là ư ngôn. Loại dây leo có gai. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây thuốc lá, mọc chằng chịt um tùm. Quảng Nhã cho rằng: rất tươi tốt.

耳噱 Nhĩ cự : Loại vòng ngọc đeo tai. Kinh văn viết hoàn, là tên của loại ngọc.

纎長 Tiêm trưởng: Ngược lại âm tưởng liêm, nói tiêm tức là nhỏ bé mịn, rất nhỏ li ti gọi là tiêm. Kinh văn viết chữ tiêm. Ngược lại sở hàm tức liêm, hai âm. Sách Thuyết Văn cho rằng: tay cầm nắm giữ lấy, cầm một tay gọi là bả. Kinh văn viết chữ phì chữ này chẳng phải nghĩa đây dùng, cận tự vậy.

 

*******

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN 1

(Ở đây chỉ có 29 quyển)

降注 Giáng chú: Ngược lại âm chi dụ. Sách Thuyết Văn cho rằng:

chú là tưới, đất có nước mặn, có muối. Trong kinh văn viết từ bộ vũ viết thành chữ chú này là chẳng phải.

靥人Yểm nhơn: Ngược lại âm ư nhiễm. Tên của loài quỉ. Tiếng Phạn gọi là ô tô mạn. Đây dịch là chữ yểm là uyển, cũng gọi là yểm miên, nghĩa là bên trong không may mắn tốt đẹp. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tay đè ấn tâm của người hợp gọi là yểm. Chữ viết từ bộ Hán âm Hán, ngược lại âm hồ cán. Thanh âm của người Sơn đông là ư diệp.

– Quyển 2, 3, trước không có âm.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 4

迦陵蘋伽 Ca-lăng-tần-già: Trong kinh hoặc là viết Ca-lăng-tầngià; hoặc gọi là da-lan-già, hoặc gọi là yết-la-tần-ca, hoặc nói là tỳ-già. Đều là Phạn âm, chuyển đọc sai. Chữ ca-lăng đó là tốt, chữ tùy đó gọi là âm thanh hay, là con chim hót rất hay.

命命 Mạng mạng: Tiếng Phạn nói đó ba điểu. Đây dịch là con chim mạng mạng.

Lương hữu: Ngược lại âm lực trương, gọi là lương tức thiện, mà lương cũng gọi là hiền. Ngược lại âm dưới là cổ văn viết là hữu hữu hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm vưu cứu. Tâm Tự cho rằng hữu là trợ giúp.

Đa-già-la-lương: Đây dịch là căn bản, cội gốc mùi hương, gọi là ma la bạt hương. Đây dịch cửu diệp hương, nhữu để hoa để. Ngược lại âm trực thi, đây dịch là hoa tương ưng.

– Quyển 5, trước không có âm.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 6

七卓 Thất trác: Ngược lại âm tri giác. Gọi là trác việt: là siêu việt, lỗi lạc, cao siêu. Giải thích tên gọi là nhấc cao lên tức là chân nhấc cao lên có chỗ cao siêu, lỗi lạc vậy.

庭燎 Đình liệu: Ngược lại âm đao điếu. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: liệu là cây nêu ở trước cửa, cũng gọi là cây đuốc, ở bên trong cổng gọi đình là sân. Cây nêu chỗ chiếu sáng, giống như là sáng rõ ràng. Trong kinh văn viết định liệu, hai chữ tượng hình, lại viết định đều chẳng phải vậy.

摩洟 Ma-di: Gọi đúng là ma-đát-lý-ca. Đây gọi là bổn mẫu, là giác bổn, cho nên lấy tên vậy thôi.

– Quyển 7, trước không có âm

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 8

不肖 Bất tiêu: Ngược lại âm tiên diệu. Sách tiểu Nhĩ Nhã cho rằng: bất tiếu là không giống, gọi là không giống như trước gọi là bất tiếu, gọi là loại quá ác. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhục thanh tiểu.

Vỹ hoa: Ngược lại âm tử quỷ. Âm dưới là vi liệp. Sách Thuyết Văn cho rằng: vỹ là ánh sáng đỏ rực. Sách Phương Ngôn cho rằng: rất khô ráo. Kinh văn viết chữ vỹ hoa là chẳng phải thể chữ vậy. (T13).

耐磨 Nại-ma: Ngược lại âm nô đại, gọi là có thể kham nhận chịu. Cố Dã Vương cho rằng: nại giống như có thể. Thiên Thương Hiệt cho rằng: nại là nhẫn nhịn.

穿押 Xuyên áp: Ngược lại âm cổ giáp. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: áp là bổ thêm vào. Gọi là áp là đè xuống câu thúc, ép. Trong kinh viết giáp này là chẳng phải.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 9

援助 Viện trợ: Ngược lại âm vu quyến. Gọi là dựa vào sự cứu giúp. Nên nói là viện trợ nâng đỡ lên cứu giúp người thiếu thốn, khổ gặp lúc khổ ngặt.

窯師Diêu sư : Ngược lại âm dư chiêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: diêu là lò gốm, nung đốt gạch ngói. Văn thông dụng cho rằng: lò gốm gọi là diêu.

– Quyển 10 không có âm giải thích.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 11

村同 Thôn đồng: Ngược lại âm đồ côn. Tự Thư cho rằng: chữ đồng cũng giống như chữ thốn. Quảng Nhã cho rằng: đồng là nơi tụ tập đông đảo. Ngược lại âm tường câu.

Ma-nạp: Hoặc gọi là ma-nạp-bà, hoặc gọi là ma-na-bà, họăc gọi là na-la-ma-na, đều là tiếng Phạn, chuyển đọc sai vậy. Đây dịch là Mâu thiếu tịnh hạnh, cũng gọi là người vậy.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 12

輜锥 Truy trùy : Ngược lại âm trực truy. Trong kinh hoặc là viết truy trì. Theo bổn tiếng Phạn gọi là tý-thác-truy-trĩ. Chữ trùy trĩ là dùng cái chày mà đánh, hoặc gọi là đàn, hoặc gọi là đồng. Đây người phiên dịch không đúng, giống như kia không có lấy đá mà ném vào chuông được, cho nên chữ trùy trĩ lẫn lộn với nhau, lấy làm sai vậy đã lâu rồi.

羅差 La-sai: hoặc nói là lạc-sa, là sai. Nên gọi lặc-xoa. Đây dịch là màu sắc, hoặc gọi là sắc trà.

Kêu-xà-da: đây dịch là trùng y, gọi là dùng bông tơ tằm hoang dã mà là m y đắp mặc, nên gọi là câu xá. Đây gọi tạng, gọi là chứa trong con tằm, trong cái kén. Đây tức là hoang dã, tằm hoang dã.

趍走 Xu-tẩu: Lại viết xu này cũng đồng nghĩa. Ngược lại là âm xúc du. Giải thích tên: đi mau gọi là xu, chạy nhanh gọi là tẩu.

圊廁 Thanh xí: Ngược lại âm thất anh. Quảng Nhã cho rằng: thanh là cái chuồng heo, nhà xí (nhà vệ sinh) đều là tên riêng của nhà xí. 瓌異 Khôi dị: Lại viết chữ hai chữ khôi đều đồng nghĩa. Ngược lại là âm cổ huýnh. Nghĩa đẹp kỳ lạ gọi là. Quảng Nhã cho rằng: viên ngọc to lớn lạ lùng.

禦之 Ngự chi: văn cổ viết ngự, cũng đồng. Ngược lại âm ngư cử nghĩa là cản ngăn. Theo Tả Truyện: cũng gọi dừng lại ngăn lại. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: ngăn cấm.

娑咩 Sa-mị: Ngược lại âm di nhĩ. 喽洺 Lâu minh: Ngược lại âm lạc khẩu. Ngược lại âm dưới là nô định.

婆娢 Bà-đễ: Ngược lại âm đinh lễ. La-đề: Ngược lại âm tiên lễ. 婆鯔 Bà-tri: Ngược lại âm trực tri.

– Quyển 13,14, trước không có âm để giải thích.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 15

劫波育 Kiếp ba dục : Hoặc nói kiếp bối đó là sai, nói cho đúng là ca-ba-la tên là cao xương, là loại lông len có thể lấy là m vải. Ở nước Kế Tân lấy phía Nam, lớn đó trở thành cây đại thọ, lấy phía Bắc hình trạng nhỏ, như là đất có cỏ có ngũ cốc, mỗ lấy ra như là cây liễu, cây bông, mà lấy tơ có thể dệt là m vải. Âm ngược lại âm nữ trân.

搂積 Lâu tích: Ngược lại âm lực cự, lâu là cong lại. Ngược lại âm dưới là bi mịch. Tích nghĩa là què chân không có thể đi được, chữ viết từ bộ chỉ.

跛蹇 Bả kiển: Lại viết bả, cũng đồng. Ngược lại âm bổ ngã. Ngược lại âm dưới là cư miễn. Sách Tự Tâm cho rằng: Bả kiển : là thọt chân đi không có ngay được.

搲面 Oa diện: Ngược lại âm nhất qua. Quảng Nhã cho rằng: oa là chỗ thấp trủng. Kinh văn viết, ngược lại âm nhất hồ chữ ô nghĩa là cái ao hồ, chẳng phải nghĩa đây dùng.

櫨欂 Lô bạc: Ngược lại âm lai đô. Ngược lại âm dưới là bình bích. Sách Thuyết Văn cho rằng: bạc lô là cây cột trụ trên xà nhà. Tam Thương cho rằng: cây cột trên xà nhà. Tam Thương cho rằng: cây cột vuông ở trên. Người ở Sơn đông, Giang nam đều gọi là cây đà ngang. Chỗ mộng bộ phận được dục đề ráp vào lỗ, mộng tròn lỗ vuông, ý nói không ăn khớp với nhau. Âm nhuế ngược lại âm cổ hề.

贻懌 Di dịch: cổ văn viết di, cũng đồng. Ngược lại âm vực chi. Ngược lại âm dưới là dĩ ích. Sách Nhĩ Thất cho rằng: di dịch là vui vẻ, đẹp lòng. Trong kinh văn viết là tân dịch, chữ dịch đây chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.

鋻領 Giám lĩnh : văn cổ viết giam cũng đồng. Ngược lại âm công sam. Sách Phương Ngôn cho rằng: giám sát, cũng gọi là xem duyệt xét. Kinh văn viết giám là chẳng phải nghĩa đây cùng.

脘轄 Quản hạt: Ngược lại âm cổ hoản, dưới lại viết vũ hạt hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm hồ hạt. Sách Phương Ngôn ghi rằng: mở cánh cửa bên qua bên tây gọi là quản, cũng gọi là hạt, gọi là chốt đầu trụ xe, lấy chốt gài đầu trục xe. Kinh văn viết từ bộ trúc viết thành chữ quản là chẳng phải thể vậy.

鞧靷 Thu dẫn: Lại viết thi trĩ, hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm trực nhẫn. Gọi là sợi dây cột mũi trâu.

旒幢 Lưu tràng: Sách Tự Thư viết chữ lưu này cũng đồng. Ngược lại âm lữ chu. Gọi là loại cờ có cắm lông chim ở đầu cân, mà người đi xứ ngày xưa thường cầm theo để tỏ ý tôn kính. Cờ của vua có mười hai tua, cờ của các chư hầu có chín tua.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 16

憔季 Tiều quý: văn cổ viết chữ quý này cũng đồng. Ngược lại âm kỳ quý. Sách Tự Lâm cho rằng: quý là tim đập mạnh vì sợ hãi. Sách Thuyết Văn cho rằng: hơi thở không định.

蚩笑 Xi tiếu: Ngược lại âm xích chi. Sách Thiên Thương Hiệt cho rằng: khinh nhờn, xem thường. Kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ xi là chẳng phải thở.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 17

郁鳩 Uc-cưu: Ngược lại âm ư lục. 鳩氂 Cưu-ly: Ngược lại âm lực tri. 腲期 Ủy-kỳ: Ngược lại âm ư phí. 曬婆 Sái-bà: Ngược lại âm lực tri.

– Quyển18,19, trước không có âm.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 20

唏涤 Hy địch: Ngược lại âm hồ kỷ.

喽梨 Lâu lê: Ngược lại âm lực khẩu. Kinh văn viết lâu là chẳng phải.

斫愀 Chước thu: Ngược lại âm tửu do.

畢伽 Tất-già: Ngược lại âm tư thất. Kinh văn viết tất, là chẳng phải thể.

Đề thương: Ngược lại âm nhi dương.

Tát-đà: Ngược lại âm đồ đa. Kinh văn viết đà này là chẳng phải.

茂阤 Mậu-đà: Ngược lại âm thổ hồ. Trong kinh văn viết đà là chẳng phải.

遯奔 Độn bôn: Nay lại viết độn lộc, hai chữ tượng hình. Ngược lại âm đồ đốn. Độn nghĩa là chạy trốn. Quảng Nhã cho rằng: độn là trốn tránh lánh nạn.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 21

刀戟 Đao kích: Ngược lại âm cự nghịch. Sách Tự Lâm cho rằng: kích là có cán dài sáu thước loại binh khí ngày xưa.

确藎 Xác tận: Ngược lại âm khổ giác. Sách Mạnh Tử cho rằng: xác là cái tháp mỏng nổi trên đất. Nay cũng lấy đây là m thí dụ. Xác là bệnh ốm gầy. Ngược lại âm khổ giác. Văn thông dụng gọi là vật cứng chắc bền gọi là xác. Nay lấy đây đề chí nghĩa trên.

奎星 Khuê tinh: Ngược lại âm khẩu thôi. 婁星 Lâu tinh: Ngược lại âm lực hậu.

昂星 Ngang tinh: Ngược lại âm vong bào.

Chủy tinh: Ngược lại âm tử di. Âm Ngô lại là túy duy. Âm Tần là tham tinh, là trên đầu có ba ngôi sao nhỏ.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 22

嘻涤 Hy địch: Ngược lại âm hư cơ.

Cứu chu: Ngược lại âm trúc lưu.

婆柨 Bà thị: Ngược lại âm xương thị. 阤阤 Đà đà: Ngược lại âm thử hề. 淫婆 Dâm bà: Ngược lại âm dĩ châm. Trong kinh văn viết dâm, là chẳng phải vậy.

至酖 Chí Đam: Ngược lại âm hồ đam. Trong kinh văn hàm là chẳng phải.

比他 Tỷ tha: Ngược lại âm bì mỹ.

薜荔 Bệ lệ: Ngược lại âm bổ tế. Âm dưới là lực kế. Nói cho đúng là bế lệ đa. Đây dịch là tổ phụ, hoặc nói là ngạ quỷ, là trong loài ngạ quỷ rất kém.

尼旐 Ni triệu: Ngược lại âm đồ đao (T1). 籃廁 Lam xí: Ngược lại âm ư lục.

酡男 Đà nam: Hoặc là viết hai chữ nam tượng hình cũng đồng nghĩa, ngược lại âm nữ hàm.

將那 Tướng na: Ngược lại âm sửu thượng. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ trướng là chẳng phải vậy.

兵革 Binh cách: Ngược lại âm cổ hoạch. Việc trong quân lữ gọi là: binh cách cũng gọi là binh khí, có nhiều phức tạp lộn xộn, da dậy bao kiếm v.v…

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 23

桌桌 Trác trác: Ngược lại âm trắc giác. 兜仇 Đâu cừu: Ngược lại âm đô hậu. Ngược lại âm dưới cự ngưu.

羅异 La-di: Ngược lại âm thi tử.

薜扶 Bệ phù: Ngược lại âm thất duẫn. Du nam: Ngược lại âm ư lục. 伽恨 Già hận: Ngược lại âm lực thượng.

Đê la: Ngược lại âm đinh hề. Kinh văn viết cẩn là chẳng phải.

Diên thực: Ngược lại âm thi diên. Âm dưới là thời lực. Diên là đất mền dùng đem hòa trộn trong nước. Thực là đất sét, chỉ vùng hoang vắng xa xôi, nơi làm đồ gốm.

– Quyển 24,25, trước không có âm giải thích.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 26

手探 Thủ thám: Ngược lại âm tha hàm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: dung tay từ xa để lấy tin tức gọi là thám.

苓裎 Linh sính: Ngược lại âm lịnh đinh. Âm dưới là thất đinh, Tam Thương cho rằng: linh sính cũng như chữ liên hệ, nghĩa là cô độc không nơi nương tựa.

– Quyển 27, không có âm giải thích.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 28

贻蘘 Di nhương: Ngược lại âm việc chi, âm dưới là nhi dương.

Hãm khứ: Ngược lại âm ư lục. Âm dưới là khương giá. Kinh văn viết từ bộ đậu viết thành chữ hãm này là chẳng phải.

榲磨 Ốt ma: Ngược lại âm nhất ngột. 勩比 Duệ tỷ: Ngược lại âm cự mục.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

QUYỂN 29

迦睇 Ca-đệ: Ngược lại âm tha đệ. Một âm nữa là đồ kế. Dựa theo chữ hé mắt mắt nhìn gọi là đệ.

霖雨 Lâm vũ: Ngược lại âm lực kim, nghĩa là mưa dầm từ ba ngày sắp lên gọi là lâm.

係心 Hệ tâm: Văn cổ viết là hệ kế. Hai chữ tượng hình, cũng đồng. Ngược lại âm khể nghệ. nghĩa là nối kết lại, buộc, bó lại, cột chặt lại.

 

*******

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN 1

僧伽藍 Tăng-già-lam: Xưa dịch là thôn. Đây gọi là sai. Nói đúng là Tăng-già-la-ma. Cũng gọi là chúng viên, nghĩa là nơi tăng chúng ở.

生挑 Sanh thiêu: Ngược lại âm tha nhiêu. Theo Thanh Loại cho rằng: thiêu là gánh, chọn lựa. Cũng gọi là dùng tay cầm nắm giữ lấy vật, âm quyết ngược lại âm ô huyệt.

俱蘭吒花 Câu-lan-trá hoa: Hoặc nói là câu-lan-trà hoa. Đây dịch là hoa có màu sắc hồng.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 2

逋沙 Bô-sa: Ngược lại âm thị ngũ. Lại cũng viết bổ-câu-sa, hoặc nói là phú-lưu-sa đều sai. Nói cho đúng là phú-lô-sa. Đây gọi là Sĩ phu, hoặc nói là Đại phu. Trong kinh luận viết là bổ là sai vậy.

仳必 Tỷ-tất: Ngược lại âm thất thị.

羅磨 La-ma: Ngược lại là âm ngô-khả. 羅迷 La-mê : Ngược lại âm ngô-hạ. 復哆 Phục-đa: Ngược lại âm đô-ngã. 級跛 Cấp-bả: Ngược lại âm tô-hợp. 娑谁 Sa-thùy: Ngược lại âm vu-cưu.

咽鋧 Yên hiện: Ngược lại âm nhân hiền.

鉢多 Bát-đa: Ngược lại âm đồ-khả. 拨斤 Bát-cân: Ngược lại âm lực khả.

波异 Ba-di: Ngược lại âm thị hề.

三妈 Tam mụ: Ngược lại âm vong cổ.

庢价 Chí giới: Ngược lại âm sĩ nhất, âm dưới là hồ giới. 惡期 Ác-kỳ: Ngược lại âm cư-khỉ. 捽侜 Tốt-chu: Ngược lại âm tảng một. 诂娄 Hỗ-lâu: Ngược lại âm nhất vũ, âm dưới là lặc khẩu.

Y-la: Ngược lại âm lực-ca.

Hệ-tỳ: Ngược lại âm bình đệ.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 3

Yểm-câu: Ngược lại âm ô-căm.

Si-đề: Ngược lại âm sung-chi.

Na-đề: Ngược lại âm tha-lệ.

Tần-bà-nhân: Theo kinh Phật bổn hành nói là tần-bà-la. Đây dịch là số đương thập thế.

Bồi-bi: Ngược lại âm bồ khẩu, bồ lai, hai âm.

A-nhẫn: Ngược lại âm nữ chẩn.

Bệ-điệt: Ngược lại âm phò tất. Âm dưới là đồ kiết.

Gian quỹ: Ngược lại âm cư mỹ. Quảng Nhã cho rằng: quỹ là kẻ trộm. Theo Tả Truyện cho rằng: ở trong lấy gọi là gian, ở ngoài lấy gọi là quỹ.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 4

螻嗛 Lâu hàm: Lại viết lâu cũng đồng. Ngược lại âm lực hậu. Bì Thương cho rằng: lâu là xương đầu. Ngược lại âm dưới là hồ cảm. Sách Phương Ngôn cho rằng: hàm là xương gò má, xương hàm.

腥臊 Tinh tao: Lại viết chữ tinh cũng đồng. Ngược lại âm tiên đinh. Dưới lại viết táo cũng đồng. Ngược lại là âm thừa lao, văn thông dung cho rằng: mùi tanh của cá gọi là tinh, mùi tanh của thú gọi là tao, âm giả là âm da. Tinh tao hai chữ đều từ bộ nhục. Trong kinh văn viết từ bộ nguyệt đó là người viết sách viết sai lầm.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 5

缧晰 Luy tích: văn cổ viết chữ dục cũng đồng. Ngược lại âm tài diệc. Sách Thuyết Văn ghi rằng: tích là gầy ốm cũng gọi là mỏng manh.

Dăng thư : Ngược lại âm thất dư. Tam Thương cho rằng: con ruồi con nhặng rút rỉa trong thịt gọi là thư tức là con giòi. Trong văn kinh viết từ bộ trùng viết thành chữ thú. Ngược lại âm tử dư. Con giòi, con nhặng, con kiến, con rít. Lại viết chữ thư này lâu ngày thành ung. Hai chữ tượng hình đều chẳng phải nghĩa của kinh vậy.

得臛 Đắc hoắc: Ngược lại là âm hồ các. Dương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nấu canh có rau gọi là canh, không có rau gọi là hoắc tức là canh thịt.

蔔擠 Bặc tê: Ngược lại âm trên là bằng bắc. Ngược lại âm dưới là từ tây. Lại viết chữ tê này cũng đồng. Đây thuộc về loại nước tương, xì dầu, tương giấm, chỗ gọi là hòa với gia vị rất nhỏ gọi là tô, bao gồm các loại thực vật. Nay ở Trung Quốc đều gọi là tê là gi vị. Ở Giang nam nói tóm tắt là thực vật.

昔剽 Tích phiêu: Ngược lại là âm tường truyền lực thậm hai âm. Nói cho đúng là cây cột chống đỡ trong nhà gọi là đông cũng gọi là lương, là cây cột chính giữa nhà, hoặc nói là cực là cây đòn dông, đòn tay chính giữa nốc nhà.

稉住 Canh trụ: Ngược lại âm trên là lặc canh. Cũng là âm sĩ mạnh. Nay gọi là cây cột phụ, cây xuyên nhà. Trong kinh viết chữ trường là chẳng phải thể.

任振 Nhậm chấn: Ngược lại là âm thư lân. Người phụ nữ mang thai gọi là chấn. Sách Hán Thư Mạnh Khang cho rằng: âm chấn tức là thân. Nay phần nhiều lấy chữ chấn viết thành chữ thân cả hai chữ đều thông dụng.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 6

凍愒 Đống yết: Lại viết hai chữ yết tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm ư hiết. Gọi là bị thương nhiệt, phiền muộn mà chết.

石捞 Thạch liệu: Ngược lại âm lực điêu. Liêu là ném quăng. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ sào, tương với chữ kích là đánh gõ.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 7

刪刪 San san: Ngược lại là âm sở gian. Tên của Long vương. Dựa theo chữ và thanh loại cho rằng: san định.

抃中 Biện trung: Ngược lại âm, bổ định, ty biện hai âm. Quảng Nhã cho rằng: chuồng heo, nhà xí (nhà vệ sinh).

乳哺 Nhũ bộ: Ngược lại âm bồ lộ. Tự Lâm cho rằng: bộ là bú nhai thức ăn. Cũng gọi là nhai thức ăn trong miệng.

不憚 Bất đạn: Ngược lại âm đồ thả. Mao Thi Truyện cho rằng: lẽ nào dám phóng túng, nên chăm chú vào một chỗ, nên e dè cẩn thận gặp việc khó, cũng gọi là sợ sệt.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 8

Nhơn yểm: Ngược lại âm ô nghiệt. Nốt ruồi đen. Sách Thuyết Văn cho rằng: nốt đen bên trong.

翌軫 Dực chẩn: Ngược lại âm di chức. Âm dưới là chi nhẫn. Ở phương Bắc gọi là túc, tức là sao túc. Chữ vực cũng gọi là vực là cánh chim.

嗟訐 Ta kiết: Ngược lại tô kế, tảng nga hai âm. Đây là thiên hỏa, họ Ta-kiết-lợi-đa-tà-ni.

拓地 Thác địa: văn cổ viết can thác. Hai chữ tượng hình. Nay viết là thác cũng đồng. Ngược lại âm tha các, nghĩa là khai thác đất đai.

剛毅 Cương nghị: Ngược lại âm ngư ký. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghị là có quyết định, cương quyết. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: là đích xác, hết lòng, quả quyết, gọi là nghị.

親暱 Thân nặc: Lại viết chữ nặc này, cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm nữ lật. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thân cận, gần gũi. Lại gọi là quá thân mật, thân mật cũng giống như thân cận nhiều lần.

秒綆 Sao cảnh: Văn cổ viết ngao, tiên, thủ, trâu bốn chữ tượng hình. Nay người dân chính xác thực là muốn hong khô dưới ánh nắng mặt trời, hoặc là ráng cho khô. Cổ văn viết chữ này cảm thấy rất kỳ lạ. Viết chữ yên này cũng đồng. Ngược lại âm sơ giảo. Sách Phương Ngôn cho rằng: rang nướng sào, dưới lửa là m cho khô. Âm luân, ngược lại âm bì bức.

愼儆 Thận cảnh: Văn cổ viết chữ cảnh cảnh. Hai chữ tượng hình đều đồng. Ngược lại là âm cư ảnh. Gọi là răn bảo, trách phạt đối với người có lỗi, cũng gọi là canh phòng thận trọng. Quảng Nhã cho rằng: cảnh giác, không an.

嘲戲 Trào lý: Lại cũng viết là trù, cũng đồng nghĩa, Ngược lại âm trúc bao. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: trù là đùa cợt, chọc ghẹo, cùng nhau bỡn cợt là m trò đùa vui.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 9

蜎飛 Quyên phi: Ngược lại âm ư toàn. Sách Tự Lâm cho rằng: loài côn trùng, bò lúc nhúc, hoặc là viết mân. Ngược lại là âm hô toàn, loài côn trùng biết bay.

桁悈 Hành giới: Ngược lại âm hồ lang. Ngược lại âm dưới là hồ giới. Văn thông dụng cho rằng: câu thúc người có tội lại gọi là hành giới. Nghĩa là cột xuyên qua cây, cộng thêm chân vào gọi là cùm chân, cây càm lớn gọi là hành.

他扅 Tha di: Âm thị. Ngược lại âm thị di. Dựa theo chữ sách Nhĩ Thất cho rằng: di là chỗ nương dựa.

慬慬 Cần cần: Ngược lại âm tích cốt. Quảng Nhã cho rằng: là chuyên cần, siêng năng Bì Thương cho rằng: là sức mạnh, gắng sức lực.

喫趕 Khiết cảm: Ngược lại âm khẩu tích, gọi là cắn thức ăn, nhai thức ăn mà ăn.

 

KINH ĐẠI TẬP NHỰT TẠNG PHẦN

QUYỂN 10

壜身 Đàm thân: Theo Thanh Loại viết chữ hai chữ đàm, tượng hình. Giải thích chữ cổ, văn cổ viết chích hoán, cũng hai chữ tượng hình. Nay lại viết chữ đàm cũng đồng. Ngược lại âm tường liêm. Văn thông dụng giải thích rằng: lấy nước sôi nhổ bõ đi cái lông gọi là đàm. Kinh văn viết hãm. Theo sách Thuyết Văn cho rằng các âm trên đầu là âm dư thiềm. Lại là âm dương chiêm, gọi là phóng hỏa đốt cháy, âm hãm là chẳng phải nghĩa trong kinh dùng vậy.

嗽於 Thấu ư: Lại viết thấu này đồng. Ngược lại âm sơn giác. Gọi là hấu huẫn nghĩa là súc miệng, ho. Kinh văn viết từ bộ khẩu viết chữ thấu này là văn thường hay dùng.

刀臜 Đao trâm: Lại viết chữ khâm khâm hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm tru kim gọi là cái chày đá đập sắt thép.

珞口 Lạc khẩu: Ngược lại âm lực các. Gọi là người nấu nướng, giũ giặt các vật gọi là lạc.

Trong kinh văn viết lạc. Ngược lại âm thức chước là chẳng phải nghĩa của kinh dùng vậy.

 

*******

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN 1

La đề: Ngược lại âm ô lễ. Lại viết chữ hề, dựa theo chữ nghĩa Quảng Nhã cho rằng: ứng thanh.

Trường xúc: Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ đường trụ là cây cột chống đở. Ngược lại âm trụ canh. Theo chữ tóm tắt viết chữ trường. Ngược lại âm trượng canh, gọi trường va chạm, xúc chạm. Lại gọi là trong lòng lân lân cảm xúc, âm xúc ngược lại là âm nữ xung.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 2

Tề cổ: Nay ở trong Thanh Lạc có loại trống này. Mặt trống rất phẳng bằng, cho nên gọi là tế cổ.

劍皷 Kiếm cổ: Ngược lại âm lực chiêm. Gọi là lấy ngói là m da bịt hai mặt trốn, dùng cây gậy đánh, gõ. Trong kinh văn viết hợp, nghĩa là cái chậu lớn.

矛躦 Mâu toàn: Lại viết hai chữ mâu tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm mạc hậu. Sách Thuyết Văn ghi rằng: cây mâu dài hai trượng, là m nơi binh xa quân lính đánh giặc. Ngược lại âm dưới là thất loạn. Quảng Nhã cho rằng: toàn gọi là cây thương kích nhỏ hơn cây mâu. Nay ở Giang nam lấy làm thấm nước mài đá cho bén, người thợ dùng là m rèn thép, âm diên là âm dăng, âm hề ngược lại là âm khẩu hề. Trong kinh văn viết hề này là chẳng phải thể vậy.

咀佞 Tha nịnh: Ngược lại là âm thất dư. Gọi là thư nghĩa ghen tỵ. Ngược lại âm dưới là nô định. Gọi là nịnh hót nói lời mê hoặc không chân thật. Chữ viết từ bộ nữ đến bộ nhân. Sách Luận ngữ cho rằng: là người ác, gian nịnh, nghĩa đây tức là từ bộ nữ. Theo Tả Truyện cho rằng: là người cô quả cô đơn không có vợ, không thể là m việc cha, anh được, nghĩa đây tức là từ bộ nhơn.

凳祚 Đăng tộ: Ngược lại âm tổ cố. Tộ tức địa vị, phước lộc, cũng gọi là phúc là nh, điều may mắn tốt là nh.

狡猾 Giảo hoạt: Ngược lại âm cổ ảo. Ngược lại âm dưới là hồ quát. Sách Phương Ngôn cho rằng: phàm là đứa trẻ nhỏ mà có nhiều nghịch ngợm. Gọi là giảo hoạt, hoạt cũng gọi là loạn. Tam Thương cho rằng: thông minh mà ác xấu ác.

Phật nhưng: Lại viết hai chữ nhưng tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm nhi lăng. Quảng Nhã cho rằng: nhưng là nhiều lớp. Là nguyên nhân là chính vì vậy.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 3

塵曀 Trần ế: Cổ văn viết chữ ế này cũng đồng. Ngược lại âm ư kế. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: trời âm u mờ mịch, tối lờ mờ. Giải thích tên gọi là đó cũng gọi là bị ngăn che. Cũng gọi là không có sáng sủa sạch sẽ.

怨讎 Oán thù: Ngược lại âm thị chu. Tam Thương cho rằng: tình cờ gặp nhau gọi là thù. Thù là đối địch với nhau. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thù nhiều kiếp.

鼕鼠 Đông thử: Trụ văn viết chữ đông cũng đồng. Ngược lại âm chi cung. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đông cũng giống như thử nghĩa là con chuột. Sách Thuyết Văn cho rằng: tức là con văn báo, giống chuột. Kinh văn viết trung, âm chung, tên của loài côn trùng là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.

訓狐 Huấn cô: Ngược lại âm dưới là hộ cô, tức là loài chim tu hú, tên khác nữa là con chim cú mèo. Binh văn viết huân hồ là chẳng phải thể vậy.

土枭 Thổ kiêu: Ngược lại âm cổ điêu là con chim có tiếng kêu quái ác. Sách Thuyết Văn cho rằng: là loài chim bất hiếu, vì giống chim này ăn thịt mẹ, nên gọi là bất hiếu. Kinh văn viết thố diều, hoặc là viết ngốc diều là chẳng phải vậy.

痿茂 Ủy mậu: Ngược lại âm ư vị. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: ủy là loài cây cỏ mọc sum xuê. Ủy cũng gọi mậu bị che kín rậm rạp.

期尅 Kỳ khắc: Ngược lại âm cự tắc. Âm dưới là khẩu lặc. Nói là lúc đương thời, tất nhiên vậy. Kinh văn viết là kỵ là chẳng phải.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 4

蕃息 Phiền tức: Ngược lại âm phụ viên. Phiền tức là ẩm ướt sanh sôi nảy nở ra rất nhiều, tràn đầy tắc nghẽn. Nay ở Trung Quốc gọi là sanh nở không ngừng con đàn cháu đống. Ngược lại là âm thất vạn. Đồng thời sanh sôi nảy nở cũng viết chữ nhậm này.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 5

羅陛 La bệ: Ngược lại âm phổ nghệ. Hệ cán: Ngược lại âm hồ kế, âm dưới là công danh. 海島 Hải đảo: Văn cổ viết đảo này cũng đồng. Ngược lại âm, đô đạo, đô giao hai âm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Ở trong biển mà có cái núi mọc lên có thể nương dựa dừng nghĩ gọi là đảo. Giải thích tên gọi là đảo, là người có thể chạy đến nơi này, cũng nói rằng nơi đảo có rất nhiều chim, nhân vật đến vui thú cùng với chim vậy.

迦利 Ca-lợi: Hoặc tên là Ca-lợi vương. Trong luận hoặc là viết già-lam-phù, nói cho đúng là yết-lợi-vương. Đây dịch là Hích Tránh Vương (vua thích gây chiến tranh đánh nhau).

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 6

佉伽 Khư-già: Lại viết khát già, đều sai. Nói cho đúng là yết-già. Đây dịch là con bò lang lỗ, là con bò có nhiều đám lông khác nhau. Âm yết. Ngược lại là âm khư yết.

裡訶 Lý ha: Lại viết chữ lý này cũng đồng. Ngược lại âm tức lý. Tên là Thiên đồng nữ, đồng nữ ở cõi trời.

疲灤 Bì lạc: Ngược lại là âm tân bì. Ngược lại âm dưới là phổ mạc là ao lớn lạc là tên của một con sông ở tỉnh Sơn đông Trung Quốc, cũng là tên của một con sông ở U châu Trung Quốc, tên của sông ở tỉnh Hà bắc điện. Âm điện là điện, nay thông dụng cũng gọi là tên của con sông vậy. Kinh văn viết bạc là ao hồ. Đây là mượn âm, chẳng phải thể.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 7

純浄 Thuần tịnh: Ngược lại âm thời quân gọi là chuyên nhất, không có khó khăn. Sách Phương Ngôn cho rằng: thuần là tốt đẹp, là rộng lớn. Kinh văn viết thuần này. Sách Thuyết Văn cho rằng: rót rượu. Lại viết thuần nông : là chất phác, hiền là nh thật thà. Nghĩa là chữ thuần này vẫn là một nghĩa.

尸托 Thi thác: Lại viết thác xà hai chữ tượng hình đồng. Ngược lại lặc giá tên là Càn-thát-bà. Ngược lại là âm việc chu vực cứu hai âm. đây gọi là tên của loài rồng.

嘣懼 Băng cụ: Ngược lại âm mạc quang.

悾伽 Không già: Ngược lại âm, vong hội, hoắc hòa hai âm.

憩婆 Điềm bà: Ngược lại âm cửu nghiêm.

里河 Lý hà: Ngược lại âm tức lý. 黟罰 Y-càn: Ngược lại âm nhất hề.

讁罰 Trích phạt: Ngược lại âm đô cách. Văn thông dụng cho rằng: phạt tội gọi là trích. Lâm Tự cho rằng: tội lỗi đáng quở trách. Sách Thuyết Văn cho rằng: tội nhỏ gọi là phạt, phạt cũng gọi là chiết phục cho chừa bỏ vậy.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 8

婆速 Bà tốc : Ngược lại âm tảng hậu, tảng cốc, hai âm. Dựa theo chữ gọi là tưới nước cho cỏ cây mọc sanh tốt gọi là tốc.

蕾皷 Lôi cổ : Ngược lại âm lực hồi. Sách Chu Lễ cho rằng: lôi cổ là loại trống để cúng tế thần. Trịnh Huyền cho rằng: lôi cổ có tám mặt trống vậy.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 9

闔薜 Hạp bệ: Ngược lại âm thị giám. Ngược lại âm dưới là bồ mê, tên của nước.

鳣善 Thiện thiện: Ngược lại âm thời chiến. Sách Hán Thư cho rằng: vốn tên nước là Lâu Xà. Bởi vì tương truyền rằng: ông vua nước này chém đầu con mình, về sau lại dựng nước lấy tên là thiện thiện. Lại lấy quốc hiệu là Ô Kỳ, gọi là nước Nam Dương rồi sau đó mở mang ra ngoài rất rộng lớn.

Di-la: Ngược lại âm Ô-hề. Tên của vua A-tu-la.

 

KINH ĐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG PHẦN

QUYỂN 10

Giá đạt: Ngược lại âm Lai hạt. Tên của nước. Dựa theo chữ sách Vận Tập cho rằng: tự đát, nói không đúng.

日葓 Nhựt hồng: Ngược lại âm hồ công. Âm theo Giang đông là phùng. Sách Nhĩ Nhã âm nghĩa rằng: nổi lên hai đường màu sắc rất đẹp, gọi là hùng hùng gọi là hồng, đó là âm hùng hùng là điện chớp tên đới đông, tức là cầu vồng.

皮鷁 Bì nghịch: Ngược lại âm bì mỹ. Ngược lại âm dưới là sĩ cách. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: bì là hủy hoại nghịch là nứt ra. Quảng Nhã cho rằng: nghịch là phân ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ đến nghịch, âm xích.