NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA

Sa-môn Tuệ Lâm tu hạnh dịch kinh thời Đại Đường soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 13

(Âm từ quyển ba mươi bảy đến hết quyển năm mươi lăm gồm mười chín quyển.)

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 37

尸羅 Thi la: Đường gọi là giới, hoặc gọi là luật, hoặc gọi chung là tạng giới luật.

不怯 Bất khiếp: Cố Dã Vương nói: khiếp là sợ khiếp, Khảo Thanh nói khiếp là nhát, Thuyết Văn viết bộ khuyển, nghĩa là rất sợ, chữ hội ý. 异唾 Di thóa: Chánh thể viết bộ tỷ và chữ đệ, hoặc viết chữ đồ. Vận Anh gọi là nước mũi. Trong kinh viết chữ di, Thuyết Văn viết nhầm vi trong sách chữ di và chữ đệ lẫn lộn nên có sự nhầm lẫn này, song có công dụng như nhau. Nay Ngọc Thiên, Khảo Thanh và Vận Anh đều giống. Các nhà soạn sách đều lấy âm di, Chu Dịch Túy Quái nói: than khổ khóc lóc lấy chữ đó là m chứng minh, đó cũng là nước dãi, chữ dưới là thóa, Thuyết Văn gọi là nước miếng, Khảo Thanh gọi là nước dịch trong miệng.

犛牛 Mao ngưu: kinh Hải Sơn nói núi Phan hầu có giống thú hình giống như con trâu bốn ngón, chân nó mọc lông nên gọi là mao ngưu. Quách Phác chú nói: lưng, chân, bụng và đuôi trâu đều có lông dài.

Thuyết Văn nói dân tộc Di ở Tây Nam có sâu dài gọi mao ngưu.

Ô-ba-tố-ca: (tiếng Phạn) cổ dịch: Ưu-ba-bà-ca hoặc gọi là Ưu-bàtắc đều đọc nhầm, Đường gọi là cận thiện nam, Luật hữu bộ gọi là cận sự nam, cũng gọi là cận túc nam là người gần gũi Tam bảo ở gần để phụng sự, hoặc gọi là thanh tín sĩ, thiện túc nam là nghĩa dịch.

嗚疤斯伽 Ô-ba-tư-ca: Đường dịch là cận thiện nữ hoặc gọi là cận

sự nữ, nghĩa giống như trước đã giải, vì mang theo bộ nữ nên gọi là Tư- ca. Cổ dịch là Ưu-ba-di-ca, hoặc gọi Ưu-bà-di-ca. Cổ dịch là Ưu-ba-dica hoặc gọi Ưu-bà-di.

Bất ngạnh: Vận Anh nói: ngạnh là cứng cỏi. Tục viết chữ ngạnh bộ thạch cũng như chữ này.

Bất sáp: Vương Dật chú sở từ nói: sáp là khó, Quách Phác chú Phương ngôn nói sáp là rít, Thuyết Văn gọi là không trơn. Bốn bộ chỉ, viết ngược hai chữ, viết ngay hai chữ là chữ hội ý. Văn kinh chỉ viết hai bộ phận là sai, có chữ hai bộ chỉ và bộ thủy là chữ thông dụng nhưng không phải chánh thể.

Dị giải:

Dị thức:

Yết-la-tần-ca: hoặc gọi A-lăng-tần-ca, Tàu dịch là chim có tiếng hót rất hay.

流湧 Lưu dũng: Thuyết Văn gọi là nước chảy bộ thủy âm thốt. Thuyết Văn viết hai bộ thủy và chữ lâm. Nay viết chữ lưu này là sai chữ dũng. Theo Cố Dã Vương nói: sóng vỗ gọi là dũng, Thuyết Văn nói dũng là vọt lên.

Hanh cán: Bát Nhã thảo mộc nói: hanh, Thuyết Văn gọi là nhánh chính. Bộ thảo âm bình. Cán, Thuyết Văn gọi là nhánh cây, bộ can và chữ ngạn, hoặc bộ mộc và bộ can, hai chữ này đều là khứ thanh, nay lấy âm trên.

Phân tích: hoặc viết bộ phiến.

Phả tri: hoặc viết chữ phả bộ hiệt. Cố Dã Vương nói: phả là không thể, là từ ngữ. Thuyết Văn gọi là lời răn dạy trong nhà.

Nhất đích: hoặc viết bộ sước. 洄復 Hồi phục: Tự Thư nói hồi phục là dáng nước xoáy.

Huỳnh hỏa: là tên côn trùng, Nhĩ Nhã viết bộ hỏa là tia lửa. Quách Phác nói loài côn trùng ban đêm bay thì dưới bụng phát ra ánh sáng. Lễ ký Nguyệt Lệnh nói: ngày đại thử cỏ rục biến thành đom đóm. Vận Anh viết chữ huỳnh ở bộ hỏa.

Đinh liệu: Chu Lễ chú nói: ở ngoài cửa gọi là hỏa chúc, trong cửa gọi là đinh liệu. Vì nó đốt lửa chiếu sáng cho mọi người. Trịnh Huyền nói: địa chúc. Bộ hỏa âm liệu.

Thiệm-bộ Nại-đà-kim: (tiếng Phạn) chữ thiệm gồm bộ bối âm chiêm, chữ nại là bộ thủ âm nại. Tiếng Phạn gọi là tên của màu vàng ròng, cổ gọi là diêm phù đàn kim. Khởi thế nhân bổn kinh nói: nước ở bờ biển của Châu thiệm bộ này có vàng ròng. Trên bờ biển có cây thiệm bộ. Chuyển Luân Thánh Vương ra đời sai quỷ thần lấy vàng này sử dụng cho nên nhân gian thường có vàng này, nó vô cùng quý giá hơn tất cả các loại vàng khác.

Y khâm: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: cổ ác, cũng gọi là vạt áo. Thuyết Văn gọi là chỗ kết khuy áo. Bộ y âm cấm.

Tô-yết-đa: tiếng Phạn, là một trong những tôn hiệu của Đức Như Lai, Tàu dịch là Thiện thê, cựu gọi là Tu-già-độ, cũng gọi là Tu-già-đa, lại gọi Tu-già-đà. Ở đây có ba nghĩa, một là tán đức, hai là bất hồi, ba là viên mãn, đều một.

Mục-chỉ-lân-đà: (tiếng Phạn) là tên một ngọn núi. Ngọn núi này có lớn nhỏ khác nhau. Cổ gọi là mục chơn lâm đà đều là biến chất. Chính Phạn âm là mẫu chỉ lân na, Tàu gọi là thoát, ngọn núi này có rồng cũng tên này.

Nhứt sát na khoảnh, Mâu hô-đa-la khoảnh, Nhất la-bà khoảnh: khoảnh, Khảo Thanh gọi là chút ít, Tập Huấn gọi là cận trong phút chốc, sát-na la-bà mâu-hô la-đa đều là danh từ thời phần của Ấn Độ. Sát-na có hai thuyết nói đến, Câu-xá luận nói một trăm hai mươi sát-na là bằng sát-na lượng hiệp, kỳ thật là vậy. Mâu-hô-la-đa hoặc gọi môhô-luật-đa, luận gọi là tu duệ diêm, sách nói mô là chợt, đều là một tên. Các bộ luận như câu-xá, bà-sa đều nói rõ âm nghĩa này. Trong quyển ba và mười nói rất đầy đủ.

Hiển xưởng: Khảo Thanh nói xưởng là khai, là sáng, là lộ rõ, là đứng ở chỗ đất cao mà trông.

Thanh thúy: Khảo Thanh gọi là màu xanh ngọc, bộ vũ âm tốt.

Ca-giá-lân địa (tiếng Phạn) Đường gọi là chiếc áo mịn màng nhẹ mỏng.

Cà-sa: Khảo Thanh gọi là áo lông mà kết hoa văn, nó vốn âm của người hồ, xứ này không có, chánh dịch là áo tơ lụa.

Miên nhục: là cái nệm cỏ, bộ y.

Chi bì:

Ỷ chẩm: chẩm là cái gối lớn, lấy vải kết thành vật mềm để ngồi dựa.

Ôn-bát-la-hoa: hoa sen xanh, cựu gọi là ưu-bát-la.

Bát-đặt-ma-hoa: hoa sen hồng hoặc gọi là hoa sen vàng.

Câu-mẩu-na-hoa: hoa sen đỏ, màu đỏ thẩm, màu như ánh lửa.

Bôn-trà-lợi hoa: là hoa sen trắng, màu như tuyết, cựu gọi là phânđà-lợi.

Anh phát:

A-để-mục-đa-ca: cựu gọi là A-đề-mục-đa-gia, chánh gọi là A- địa mục đắc-ca, kỳ thật là một loại hoa thôi. Trung Quốc không có hoa này.

Chiêm-bác-ca: cựu gọi là phủ tư-ca, hoặc gọi là chiêm-ba, cũng gọi là chiêm bồ, hoặc gọi là hoa chiêm ba, đều là tiếng khác của tiếng địa phương. Đây gọi là hoa sắc vàng, Đại luận nói: cây hoa vàng, thêm cao lớn, hoa cũng rất thơm, mùi hương của nó bay theo gió rất xa.

Tô-mạt-xa: mạt, cựu gọi là Tô-ma-na, hoa của nó màu vàng trăng đỏ rất thơm, mới cao ba bốn thước thì xung quanh rũ lá xuống giống như cái lông.

Bà-sử-ca: cựu gọi là bà-sư-ca.

A-bu-ca-ba Thát-la-ca La-ni.

Đát-la-ni: các loại hoa trên đều ở xứ Ấn Độ hoa rất thơm, kinh nói sơ lược thôi. Trung Quốc không có hoa này.

Ủy-túy: Khảo Thanh gọi là buồn phiền.

Câu-chi: tiếng Phạn là tên pháp số, kinh Hoa Nghiêm nói một trăm lạc-xoa là một câu tư.

Tăng khứ phần, ca-la phần, già-nô-na phần, khu ba-ma phần, ưuba thi thương phần, năm đoạn Phạn ngữ trên đều là danh từ pháp số, nhiều lần, rộng dần cho đến nhiều vô lượng, lấy số đó để thí dụ cho các vị tiểu nhân. Thanh văn dù có thần, không vô lượng cũng không thể bì kịp với một phần thần lực của Như Lai.

Phiêu nhiên: âm nghĩa cũ gọi là mau chóng. Quảng Nhã gọi là gió vù vù, là tiếng gió thổi lá rụng.

Phệ phong tăng-già: là danh từ chỉ cho phong tai nổi lên, sức gió mạnh này có thể hủy hoại thế gian.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 38

Tiêu thức: văn thông dụng mới: bày tỏ, ra hiệu gọi là tiêu. Thuyết Văn gọi tiêu là thức. Quế Uyển Châu Tùng nói: thức là dáng cờ bay, bộ cân âm tiêu. Văn kinh viết bộ hỏa là sai, là kiểu lửa bay vậy. Chữ dưới là thức, Quảng Nhã nói thức là cờ hiệu, sử ký nói: người cầm cờ đỏ, Khảo Thanh nói là m dấu trên đầu cờ, văn thông dụng nói: là m dấu riêng gọi là thực, Thuyết Văn là giải thích giống như Quảng Nhã, bộ cân âm thí hoặc viết chữ chí, cũng như văn kinh viết bộ hỏa, là xí nghĩa là lửa cháy mạnh, chẳng phải nghĩa kinh.

Hiệp hệt: Cố Dã Vương nói: hiệp là hẹp, không rộng. Văn kinh viết bộ khuyển thành chữ hiệp là sai, chính là thói quen của chó ngựa. Chẳng phải ý kinh, chánh âm viết bộ phụ, bộ phương âm hiệp vậy, chữ liệt Khảo Thanh gọi là yếu là nhỏ, chữ hội ý.

Tuần hoàn: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: tuần là theo, Khảo Thanh gọi là thuận, thiện. Quách phác lại nói tuần là bộ sước. Thuyết Văn gọi tuần là tuần hành, bộ sước âm thuẫn. Lại nói chữ thuẫn gốm bộ hán, bộ thập và bộ mục kết hợp văn kinh viết bộ nhơn là sai rất nhiều. Chữ hoàn, Quách Chú Chu lễ nói: hoàn là xoay vòng, Trịnh huyền gọi là vây quanh nhiễu vòng.

Độn căn: Thiên Thương Hiệt nói, độn là ngơ ngáo, như thuần chú sử ký nói: ngu độn giống như không biết phân biệt. Thanh Loại gọi là không linh lợi là chữ hình thanh.

Tam-ma bát-để: (tiếng Phạn) Đường gọi là định hoặc gọi là đẳng chí, là mới nhập định.

Hỗn loạn: hỗn, Khảo Thanh gọi là nước chảy mạnh. Loạn, Tả truyện nói: con người phân lại đạo đức là m loạn, loạn khởi thì tai họa xảy ra, Khảo Thanh gọi là lẫn lộn, là m nghịch. Lý Tư Thư Đàm Sơn Bi viết bộ thốn, Thuyết Văn viết bộ hựu, loạn là loạn trị, bộ ất là ất trị.

Anh đoạt: kinh viết từ bộ ương viết chữ anh là sai, âm ương là không sáng, vì không phải nghĩa kinh.

Độc thích:

Hôi tểnh: phương ngôn gọi từ cửa ải đi về cùng Tây Tần Tấn, đốt củi không hết gọi là tẩn, Thuyết Văn nói tẩn là đốt củi còn sót lại, tổn là bộ duệ bộ hỏa, nay viết chữ âm tận là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 39

Di thích: Khảo Thanh gọi là vui vẻ, hòa hợp, thích là an lạc, thiện.

Ngạo mạn: Khảo Thanh gọi là kiêu căng, phóng đảng, hoặc viết bộ nữ.

Đồ bính: Trịnh chú lễ ký nói: đào là đi, Vương Dật chú sở từ nói đào là trốn, Thuyết Văn gọi là vong, Ngọc Thiên nói bính là chạy tứ tán, hoặc viết bộ túc.

Chư kính:

Hoàng trì: Thiên Thương Hiệt nói: thành dưới hào. Thuyết Văn gọi là thành trì, có nước gọi là trì, không có nước gọi là hoàng. Bộ phụ âm hoàng.

Ủng bế: Thiên Thương Hiệt nói ủng là giữ gìn, là chữ hình thanh, chữ bế bộ môn và chữ tài.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 40

Tẩn khiển: Tư Mã Mưu chú Trang Tử nói: tẩn là bỏ sử ký nói tẩn là bài trừ. Khảo Thanh nói là rơi rụng, chữ hình thanh.

Bì quyện: dã quỳ chú quốc ngữ bịnh mõi mệt. Khảo Thanh nó bì là rất, nộn. Chữ quyện theo Khổng chú Thượng thư nói: quyện là giải đãi, Cố Dã Vương gọi là ngừng.

Kiển ngật: Thượng nói: kiển là nhỏ, phương ngôn nói kiển cũng như ngật, hoặc viết bộ hổ, hoặc viết bộ liễu, hoặc viết chữ khiển bộ ngôn một bên dùng như chữ ngật. Khảo Thanh gọi là khó nói, ngượng ngịu, mới nói ra được. Văn thông thường gọi là nói không lưu loát gọi đó là kiển ngật hoặc bộ khiếm.

Động tật: toán văn nói: đồng là mau lẹ, thông tục văn gọi là nói quá gọi là dư đồng. Khảo Thanh gọi là lời nói đùa, lời và khí đều mau lẹ, kinh viết bộ chu thành chữ đều là sai.

Trần độc: Thiên Thương Hiệt nói độc là cấu uế. Quảng Nhã gọi là mông, hoặc viết bộ nữ, hoặc viết bộ sước, nghĩa đồng nhau.

Tài uế:

Khiếp đạn: hoặc viết chữ khiếp bộ khuyển. Trịnh Tiễn Thi nói: khiếp là khó, Hàn Thi nói: ố, Quảng Nhã gọi là kinh hãi, Thuyết Văn gọi là rất sợ bộ tâm âm khứ.

Hoàng ly: Phương ngôn nói hoàng ly là con vàng anh. Từ Quan trung đi về phương Tây gọi là hoàng li. Tục gọi là vàng anh, hoặc nói là chim sẻ tước, Quảng Chí gọi là hoàng li lưu. Tiệp đối: tiệp là nhanh.

 

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 41

Huyên hoa: hoặc viết huyên bộ khẩu, cổ viết hai bộ khẩu, Quảng Nhã nói huyên là tiếng chim kêu, Thanh Loại nói huyên cũng như hoa, Ngọc Thiên gọi là chí, chữ hoa cũng như huyên, cùng sách răn nhau.

Du siểm: đã giải ở trước, cựu dịch là không phân biệt phải trái mà nói gọi là du, nói ra những lời dự tính trong lòng gọi là siểm.

Kiêu sức: là chữ thông dụng, chính là bộ thủ. Trịnh Chú lễ ký nói hiệu là giả dối, vọng sức. Khảo Thanh gọi là dỉnh, là cẩn thận.

Căng phạt: Trịnh Chú Lễ ký nói: căng là tự tôn tự đại, Hề Pháp nói tự hiền gọi là căng, Thuyết Văn viết bộ mâu, nay văn kinh viết chữ lịnh là sai.

Quyên xả: Khảo Thanh nói quyên là bỏ, Thuyết Văn nói bộ thủ âm quyên.

Bác trục: Quảng Nhã nói bác là đánh, Vận Thuyên gọi là nắm tay, Thiên Thương Hiệt gọi là đến. Thanh Loại gọi là bắt, Thuyết Văn gọi là tố trí, bộ thủ đọc lược âm bác, chữ chuyên, chữ phổ, chữ thốn. Văn kinh viết chữ chuyên là sai.

Chữ tục theo Cố Dã Vương nói: trục là đuổi theo, xua đuổi, Thuyết Văn gọi là đi.

Đào bính: đã giải ở trước.

Cao khiếu: tả truyện gọi là tiếng rú của loài sói, báo. Khảo Thanh gọi là tiếng kêu của loài cầm thú, Thuyết Văn gọi cao là bao, bộ khẩu âm cao, chữ khiếu, Vận Anh gọi là hô lớn.

Đồn trữ: Thiên Thương Hiệt nói đồng là chỗ ở của heo. Thuyết Văn nói đồn là nhà xí. Chữ hội ý, trữ theo Thuyết Văn là heo mọc nhiều lông, chữ hình thanh, văn kinh viết bộ khuyễn là chữ thông dụng.

Vô trí mô: Thuyết Văn gọi là gân nằm trong thịt, bộ nhục âm mô.

Chi ngưỡng: Mao Thi truyện nói: chi là kinh, bộ y âm thị ngưỡng, Thuyết Văn gọi là trông ngóng, bộ chủy âm tiết.

Quan kiện: Thuyết Văn gọi là lấy cây chắn cửa bộ môn âm quan, Ngọc Thiên nói: nay gọi là các chốt cửa, chữ kiện Trịnh chúng Chu Lễ nói: kiện là cái then khóa, Thuyết Văn gọi là các xuyên tai đỉnh, hoặc viết chữ kiện có bộ mộc cũng tương đương, phương ngôn nói từ cửa đi về phía đông gọi là kiện. Từ cửa đi về Tây gọi là thược.

Nật cận: Nhĩ Nhã nói nật cũng như cận, Đỗ chú tả truyện nói nật là thân, Nhĩ Nhã nói ni là cực, Khảo Thanh nói cực là số kinh.

Khôi hội: khôi là sư, hội là cắt, đều là chữ hình thanh.

Linh ngữ: là tên của nhà ngục thời Chu.

Trất cốc: Trịnh chú chu Lễ nói: ở dưới chân gọi là đất, trói ở tay gọi là cốc. Nhĩ Nhã nói cốc là thẳng. Thuyết Văn gọi trất là cái cùm chân, cho nên nói ở sát đất. Cốc là cái cùm tay, cho nên để cáo trời, đều là chữ hữu hình, tả thanh. Trịnh Huyền nói: người bị cáo nêu tên và tội lên để là m sáng tỏ.

Như cầu: sách nói cầu là quả bóng da, hoặc đi bộ hoặc cỡi ngựa lấy gậy đánh qua lại để tranh nhau, để giải trí, là chữ hình thanh, văn kinh viết chữ cúc.

Khai tịch: chữ khai là bộ bái, chữ tịch, Thuyết Văn gọi là mở cửa, bộ tỵ, đều là chữ hình thanh.

Kiêu cao: bộ tâm, âm kiêu, là chữ thông dụng.

Khiếp hạ: Ngọc Thiên nói: khiếp là sợ hãi, hoặc viết theo bộ khuyển, Đỗ lâm nói: vì rất sợ chó nên gọi là bộ khuyễn.

Thiêu nhãn: Thanh Loại nói thiêu là quyết (móc), Vận Anh gọi là phế bỏ, loại trừ, Thuyết Văn từ bộ thủ âm diêu.

Nguyệt túc: là tên của loại hình ngày xưa, kinh sử cùng nói khác nhau, hoặc gọi là phì, là bắt chuối chân, hình đều là một, có người dân vượt tường leo vào cổng ăn trộm, hình phạt bị cắt chân, Khảo Thanh gọi là chặt chân, hoặc viết thêm bộ túc, Thuyết Văn viết bộ đao, bộ nguyệt.

Tần túc: quyển hai đã dịch.

A-già-lợi-da: (Phạn ngữ) Đường gọi là quỹ phạm sư hoặc gọi là giáo thọ sự, cựu gọi là A-xà-lê.

U-uất: Khảo Thanh nói: quanh co, Thuyết Văn gọi là khuất, chữ hình thanh, chữ uất. Khổng chú Thượng thư nói: uất là buồn bả. Quảng Nhã gọi là u uất, Khảo Thanh gọi là suy nghĩ miên man, bộ lâm và uất kết hợp.

Biếm thối: Trịnh Chú Chu Lễ nói biếm là giảm. Hà Hưu chú Công Dương truyện gọi là tổn, Mao Thi truyện gọi là trụy lạc, hoặc viết chữ ti.

Đà-na: (Phạn ngữ) Đường dịch là nhẫn nhục, hoặc gọi là an nhẫn.

Tỳ-lợi-da: Đường dịch là tinh tấn hoặc gọi là dũng tiến.

Bát-la-nhã: đọc lầm từ âm Phạn, chính âm Phạn là hợp âm của bát-la và chỉ nương, Đường gọi là tuệ hoặc trí tuệ.

Hào thiện: giá chú quốc ngữ nói hào là ngon. Mao Thi truyện nói:

là hạt đậu. Tiên gọi hèm rượu. Khảo Thanh gọi là thuộc loại bánh trái. Thuyết Văn viết như chữ đạm, chữ này thuộc bộ nhục âm hào. Chữ thiền theo Trịnh Huyền nói thiện là tốt. Nay, thức ăn sang trọng gọi là thiện, Thuyết Văn viết bộ nhục.

Xa thừa:

Xa lộ: Thích Danh nói: người xưa nói âm xa như trong lời nói và việc là m là lý do đối xử với người. Chữ lệ, Thích Danh nói: lộ cương như xa, nói và thực hành ở nơi con đường.

Yêu thỉnh: Đỗ chú tả truyện nói yêu là yêu cầu, giá chú Quốc ngữ nói: yêu là cầu, Hán Thư ngữ nghĩa nói: yêu là giá, Thuyết Văn viết bộ sước.

Dũng lệ: Dương Hùng Thái Huyền kinh nói: quyết chí dứt khoát gọi là dũng. Hễ pháp nói: quân thân vì nhân nghĩa gọi là dũng, biết sẽ chết mà không tránh né gọi là dũng, Thuyết Văn gọi là dũng khí, bộ lực âm dũng. Chữ lệ theo Đỗ chú tả truyện nói: cùng sách tấn lẫn nhau gọi là lệ, chữ thông dụng xưa nay nói lệ là khuyến khích. Bộ lực âm lệ.

Tát phiệt nhã (âm Phạn): không đúng, chánh Phạn âm là tác phược chỉ nhương. Đường dịch là nhất thiết trí, cựu dịch là tát-bà-nhã.

Tủy não: Thuyết Văn gọi chất mỡ trong xương. Chữ hình thanh, não nghĩa là chất tủy trong đầu, hình tượng cũng như chữ hình thanh, bộ nhục âm não.

Đề hồ: bộ thực âm để, kinh viết chữ hổ là sai. Đề hồ tức là chất tinh trong tô, bất luận mùa đông mùa hạ thường trong vắt không đóng rết, có thể dính vào da thịt người, hoặc viết bộ dậu thành chữ đề hồ cũng được.

Hạo xỉ: Nhĩ Nhã nói hạo là trắng, bộ tự âm cáo kinh viết bộ hạch, chữ thông dụng chữ xỉ là chữ hình thanh.

Phưởng: Khảo Thanh nói các thứ dệt bằng tơ đông đặc mềm nhũn gọi là phưởng. Tích Nhĩ Nhã nói tích là kết. Tích lủy Thuyết Văn gọi là tiếp tục, lụa sông là chữ hình thanh.

Phưởng tiển: Trịnh chú lễ nói: tiển là sợi tơ gai hoặc viết chữ tuyến.

Nhất lũ: lũ cũng như tuyến.

Đố tâm: Trịnh Huyền Chú Mao Thi nói: tỏ vẻ ra bên ngoài gọi là đố. Thuyết Văn gọi là vợ ghen chồng, bộ nữ âm hộ. Văn kinh viết bộ thạch là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 42

Ô-ba-đà-na: (tiếng Phạn) Đường dịch là Thâm giáo sư. Cổ dịch là Hòa thượng, vốn là âm Hồ, Tàu dịch là Bác sĩ.

Trữ thủy: Đỗ chú tả truyện nói trữ là chủ, chứa cất, Thuyết Văn gọi là tích bộ bối âm trữ.

Điên cuồng: Vận Anh nói: bịnh điên, văn tự tập lược nói cơ thể trúng gió, nhập vào tạng nên mắc bịnh, hoặc viết bộ nạch.

Ung tiết: văn Tự Tập Lược nói: bịnh nhọt, máu huyết trong người không thông gọi là ủng, còn gọi là tiết, nghĩa là bị rôm sảy, Khảo Thanh gọi là tọa tiết.

Thư tiển: Tập Lược nói: bịnh lâu ngày thành ung thư. Tiển, Thuyết Văn gọi là hắc là o. Nhan Nhị nói: nay có hai loại hắc là o, lang ben. Ác lệ: Trịnh Chú chu lễ nói: dịch khí bất hòa mà thành bịnh, Quách Phác chú Sơn Hải kinh nói: quá khốc liệt. Tự Thư gọi là bịnh phong hủi, tục viết chữ lại là sai, Thuyết Văn gọi là bịnh nan y, bộ nạch, chữ vạn. Có chỗ viết bộ hán, là chữ thông dụng nhưng không khớp nghĩa kinh.

Tẩy trạc: Mao Thi truyện nói: trạc là giặt rửa, Thuyết Văn gọi là giặt địa, bộ thủy âm trạch.

Đào sư: Tập Huấn nói đào là cái lò nung, âm diêu, nghĩa là cái lò nung vôi, ngói và các thứ đồ dùng, chính là âm đào. Khảo Thanh gọi là nặn đất là m bếp. Trong kinh viết bộ phụ, phụ là cái gì, đây là chữ dùng truyền thống.

Đình thực: Tống Trung chú Thái Huyền kinh nói đình là hòa hợp như thuần hóa, Chú Hán Thư nói: cầm lên, bộ thủ âm đình. Còn viết bộ thổ là sai, thực Khổng chú Thượng thư nói: đất mầu mỡ gọi là thực thích danh nói đất màu vàng mà mịn gọi là thực. Thực là bùn nhuyễn, ngự chú Lão Tử cũng nói: đình là hòa, thực là đất thợ gốm trộn đất là m đồ gốm, bộ thổ âm trực.

Ngưng đích: Khổng chú Thượng thư nói ngưng là thành, Trịnh chú lễ ký gọi là kiên cố. Địch nói: sương đóng thành băng (sương phủ dày nước dưới âm độ thì ngưng tụ). Thuyết Văn gọi là nước đá, bộ băng âm nghi, chữ nghi bao gồm bộ chảy, bộ thỉ bộ sở. Chữ đích, Thuyết Văn gọi là giọt nước, bộ thủy âm tích.

Bào mạt: là bọt nước.

Đôn xúc: hoặc viết chữ đôn, từ hình cũng giống vậy. Thanh Loại nói đôn là đồng, Tự Thư viết bộ thủ, Thuyết Văn viết chữ khuyết bộ chi âm hưởng.

Mậu dịch: Cố Dã Vương nói: mậu là giao dịch. Nhĩ Nhã gọi là chợ, thương trường, chỗ mua bán. Kinh viết chữ tư là sai. Thuyết Văn gọi là trao đổi hàng hóa, bộ bối âm mâu.

Phôi thành: Thuyết Văn nói phôi là ngói nung chưa chín, bộ thổ âm phủ.

Phi phế: phế là trừ bỏ.

Lạc đà: còn gọi thác đà, sách viết chữ thác, văn kinh viết chữ trác là sai. Đà là tên loài gia súc của phương Bắc. Quách Phác chú kinh Sơn Hải nói trên lưng của lạc đà có cục thịt nổi, sức nó gánh một ngàn cân, một ngày đi ba mươi bảy dặm, có thể biết chỗ có nước suối. Hai chữ này đều là chữ hình thanh.

Ha hiết: hoặc viết chữ ha bộ ngôn, Chu Lễ nói: người bất bình sợ quở trách và phạt. Cổ văn viết bộ chỉ trên chữ khả. Chữ hiết, văn kinh viết chữ khát là sai, Quảng Thương nói hiết cũng như ha, Quảng Nhã gọi là phẫn nộ, Thuyết Văn gọi là lớn tiếng quát tháo giận dữ, bộ khẩu âm yết.

Nhất hoạch: Hoàng Quách chú Chu Lễ nói: hoạch là cái chảo kho thịt. Quảng Nhã gọi là các vạc. Thuyết Văn gọi là cái đỉnh âm huề, bộ kim và đọc lược chữ hoạch.

Tỏa quái: Ngọc Thiên nói tỏa là chặt đứt. Quái, Quảng Nhã gọi là nan, Tự Thống gọi là thái nhỏ thịt sống, Thuyết Văn cũng vậy, bộ nhục âm hội.

Cứ giải: Thiên Thương Hiệt nói: cái cưa, Thuyết Văn gọi là cái đẻo gỗ, chữ cứ gần bộ kim âm cư. Còn chữ thương và chữ đường.

Giáp trá: Khảo Thanh nói giáp là đê (trấn) bộ thổ âm yểm. Chữ trá: hoặc viết chữ sạ, Thuyết Văn gọi là cấp bách, bộ trúc âm sạ, âm nghĩa cũ gọi là ống trúc.

Tiên trượng: Vương Ngọc nói: dùng roi da để đánh người mắc tội. Khảo Thanh gọi là noa (bắt kẻ có tội), Thuyết Văn gọi là xua đuổi, bộ cách âm tiện, Quảng Nhã nói tiên là cứng cáp, cổ văn viết bộ nhơn và chữ văn là chữ hội ý.

Mị ngôn: Khảo Thanh nói: lời nói trong giấc ngủ, văn thông tục viết: lời nói trong mộng gọi là mị, Thuyết Văn gọi là lời nói mờ.

Ngu tráng: còn gọi là trảng. Tập Huấn nói: ngu đần gọi là tráng, Khảo Thanh nói tinh thần không sảng khoái, Thuyết Văn gọi là ngu, bộ tâm âm tráng.

Phẩn loạn.

Ngu ngãi: Thiên Thương Hiệt nói: không có thì gọi là ngãi, Phương ngôn gọi là lần thần.

Ngươn ngôn: âm nghĩa quyển ba trong phẩm một trăm tám mươi mốt của kinh Bát-nhã đã dịch.

Khu dịch: Thiên Thương Hiệt nói: đi theo sau gọi là khu, Quảng Nhã nói khu chạy vạy.

Tà dịch: Khảo Thanh nói: tịch là một bên, là tránh là lầm lẫn, bộ nhơn âm tị.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 43

Nghịch lữ: Thuyết Văn gọi là ngưỡng, bộ sước âm nghịch. Chữ trữ, Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói lữ là khác. Đỗ chú tả truyện nói nghịch lữ là quán trọ, Thuyết Văn gọi lữ là ân đội năm trăm người.

Trung yểu: Đỗ chú tả truyện nói chặt ngắn lại gọi là yểu, âm nghĩa cũ gọi không hết số gọi là yểu, Thuyết Văn gọi là ủy khuất, đầu lớn, mình cong, bộ tân, âm yêu.

Luy trái: Thuyết Văn nói luy là bịnh, bộ dương âm luy, chữ trái theo Thiên Thương Hiệt nói trái là phiền nhiễu, hoặc viết.

Tiệp tuệ: Khảo Thanh nói tiệp là hiện, là nhanh chóng, tiệp cũng như tuệ, Thuyết Văn viết bộ thủ âm kiến.

Nghĩ nhiên: Tự chỉ nói: gọi là đỉnh núi cao ngất, bộ sơn âm nghi, chữ ngật chữ nghi bộ chủy âm thỉ.

Liêu lệ:

Bất ủ: Quảng Nhã nói ủ là cong, Khảo Thanh gọi là còng lưng. Nhĩ Nhã viết chữ lũ gọi là ủ lũ, bộ nhơn âm khu.

Tài ngạt: Nhĩ Nhã nói ngạt là dư, Thuyết Văn gọi là chặt cây còn sót, bộ mộc bộ dương. Văn kinh viết bộ dương là sai hoặc bộ mộc thành chữ cổ, cây không đầu là chữ hình thanh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 44

Bi yết: Thuyết Văn gọi là phòng ăn, Tự Thư nói khí nghẽn trong cuống hầu ăn không xuống, Vệ Hoành viết bộ thực.

Kỵ đăng: nghĩa là cái đồ ngồi nhỏ.

Hắc bác: gọi là lang lỗ, trên thân con vật có vằn đen, vằn trắng.

Trọng đảm: bộ thủ âm đảm, nếu viết bộ mộc là sai.

Sơn dứu: Tập Huấn nói: giống loài khỉ vượn. Sở Từ nói: chỗ ở của khỉ vượn. Thiên Thương Hiệt nói: giống như con ly có thể bắt chuột, xứ Hà tây chưa rõ thuyết này.

Viên hầu: Sơn Hải Kinh Vương nói núi ở Đường, đình có nhiều vượn trắng. Quách Phác nói: giống như loài khỉ nhưng lớn hơn, cánh tay dài và kêu rất bi ai. Còn con hầu tức là vượn, nay gọi là hầu tôn gọi là hồ tôn.

Côn trùng: côn chính là viết hai bộ trùng, văn Tự Tập Lược nói:

côn Tập Huấn nói côn là tên chung của loài côn trùng. Trùng, Nhĩ Nhã nói loài có chân gọi là trùng, nay văn kinh viết tắt một bộ trùng là sai.

Bất tiếu: Quảng Nhã nói: tiếu là tựa như, loại. Thuyết Văn nói xương thịt giống nhau gọi là tiếu. Lễ ký nói: người không có nhân đức gọi là bất tiếu, văn kinh viết bộ tiểu bộ nhục.

Toát ma: Vận Thuyên nói: nắm tay lại, bộ thủ âm toát, loát.

Thô hoành: đã giải ở trước.

Khỉ hội: Thuyết Văn nói: vải có thêu hoa văn, chữ hội, theo Khổng chú Thượng thư nói hội là năm sắc. Trịnh chú luận ngữ nói hội là hội họa, hoặc viết chữ hội.

Bất tí: là chê trách, xỉa mói.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 45

Tha hiết: chánh thể viết chữ đà, chữ dưới là hiết, kinh viết chữ hạt là sai, âm hạt ở trước đã giải.

Văn mang: ở trước đã giải thích.

Phần đổi: Khảo Thanh nói đổi là oán mà còn giận tức.

Tiên sác: Nhĩ Nhã nói tiển là tên của loại trúc. Quách Phác nói:

giống như ống tiêu mà nhỏ có thể dùng để thả. Phương ngôn nói: từ cửa ải đi về hướng tây gọi binh là tiển. Chữ sác ở dưới, Quảng Nhã gọi là (thuẫn) mâu. Ty Thương nói: mâu dài trượng tám. Sanh nhai: nhai là bờ ruộng.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 46

Nhi huề: Ngọc Thiên nói: huề là nắm. Thuyết Văn nói huề là nhấc lên, bộ thủy âm huê, âm đồng như Khảo Thanh, chữ huề bộ triệt giống như chữ quan.

Kiêu dũng: Quảng Nhã nói kiêu là mạnh. Hứa Thúc Trọng chú Hoài Nam Tử nói: kiêu là nhanh nhẹn, Thuyết Văn viết bộ mã âm nhiêu.

Kháng cự: Khảo Thanh nói kháng là chống cự là ngăn đón, kháng là cực. Trương cưỡng cao, Thuyết Văn gọi là cán, chữ cự Khảo Thanh gọi là hãn, chống lại bộ thủ âm cự.

Kinh địch: Quảng Nhã nói kinh là vũ, Khảo Thanh gọi là rất mạnh, Thuyết Văn gọi là lực lưỡng, bộ lực âm kinh, chữ địch đã giải ở trước.

Thân nhân: Nhĩ Nhã nói tình cha gọi là nhân, lại nói tình thân thuộc của anh em. Bạch Hổ Thông nói: người phụ nữ do chồng mà thành, cho nên gọi phu là nhân, chữ hội ý.

Đoàn vãng: Trịnh chú lễ ký nói: đoàn là giữ kỹ, vo tròn, Quảng Nhã gọi là nắm lấy, bộ thủ âm đoàn. Chữ dưới là vãng, Thanh Loại nói vãn là dẫn, héo hoặc viết chữ văn bộ xa.

Tỏa nhục: Trịnh Chú Lễ ký nói tỏa là bẻ, Thuyết Văn gọi là dẫn dắt, bộ thủ âm tọa, chữ nhục, giá chú Quốc ngữ nói: nhục là sĩ nhục. Thuyết Văn viết bộ thốn, như thời nông dân xưa, dưới thời mất mùa bị túng quẩn trên thì bị đinh đao tàn sát nên bị nhục.

Phẩn nhuế: Trịnh Chú Lễ ký nói: tràn đầy uất hận, Thuyết Văn gọi là muộn (buồn phiền) đầy tràn, bộ tâm âm quý, chữ muộn âm muộn, chữ phần âm bôn.

Thương khứ: (tiếng Phạn) cổ dịch là sương khứ, hoặc thương khứ, hoặc viết hoài khứ đều đọc nhầm âm Phạn. Đường gọi là doanh bối (buôn bán đồ quý) hoặc vết là hà, là tên khác.

Táp thực: Khảo Thanh viết chữ tế, đưa vào miệng nếm, bộ khẩu âm táp, âm táp Thuyết Văn viết chữ tạm. Văn kinh viết chữ án, chữ này có hai âm, Ngọc Thiên phiên âm sáp, chẳng phải ý kinh, nay không lấy, chữ thực viết bộ cao, kinh viết bộ cấn.

Bất hoàng, hoặc viết chữ hoàng là rộng rãi, cúp giúp ý nói không nhàn rỗi.

Cưu-bàn-trà: (Phạn ngữ) tên loại quỷ, hoặc gọi cung-bàn-trà, hoặc viết cung-bàn-trà đều là một, Tàu dịch thân hình giống như đông qua (dưa đông). Loại quỷ này âm nhưỡng to lớn thường vác trên lưng để đi.

Kinh ngạc: chữ thông dụng, hoặc viết chữ ngạc không có bộ tâm, hoặc viết chữ ngạc có bộ ngôn, nghĩa là lời nói ngay thẳng. Bộ tâm âm ngạc, Thuyết Văn viết chữ ngạc hai bộ khẩu và bộ hồ.

Ô-đàm-bạt-la: (tiếng Phạn) là tên một loại hoa, cựu gọi là hoa ư-đàm-ba-la, hoặc gọi hoa ưu-đàm-bà-la, lá giống như lá lê, quả như nắm tay, vị của nó ngọt, không có hoa mà kết trái, có khi có hoa mà khó thấy được, cho nên trong kinh lấy đó là m thí dụ cho nhưng vật gì hiếm có vậy.

Hà-la-hổ-la: cổ dịch là yết-la-hổ-la, hoặc gọi là khổng-la, hoặc gọi la khổng, hoặc nói la đàm, hoặc nói la hầu la, đều là tiếng Phạn gọi là chướng, lấy ngày sanh để đặt tên, lại gọi là phú chướng. Vì sáu năm nằm trong bụng mẹ bị bào thai che chường. Kinh nói bảy năm ở trong thai mẹ, một là do nghiệp đời trước, hai là do duyên đời này, da-du-đàla mang thai thì Thái tử xuất gia sáu năm khổ hạh mới chứng quả. Trong sáu năm đó da-du buồn khổ, thân thể mỏi mệt không thể sanh được. Khi Thái tử thành đạo rồi da-du-đà-la vui mừng nên thân thể bình phục, mới có sức sinh con. Cho nên từ đầu đến cuối trải qua bảy năm Như Lai trở về nước bảy ngày, trước tiên là độ la-hầu-la xuất gia.

Pháp tự: Hà Hưu chú Công Dương truyện nói: tự là ăn, Bạch Hổ Thông nói tự là nối dõi. Nhĩ Nhã nói tự là tế lễ, Thi Bách Thần Miêu đều nói là tự, Thuyết Văn nói tế mùa xuân là tự, bộ thị âm tư.

Ô-cầm-nị-sa: (Phạn ngữ) là đỉnh đầu của Như Lai, cổ gọi là Ôncầm-ni-sa, hoặc gọi uất-cầm-ni-sa. Tàu dịch là búi tóc, theo Vô Thượng Y kinh nói: thịt trên đỉnh đầu tự nhiên nhô lên thành búi tóc.

Giải phế: Hoặc viết chữ giải là giải đãi, âm giá là sai, chữ phế theo Vận Anh nói: phế là ngừng, nghỉ, bỏ, dừng lại, bộ nghiễm, kinh viết bộ nạch là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 47

Sư phó: Cố Dã Vương nói: phó là phụ là gần gũi nhau. Thẩm xét đạo cha con, vua tôi để dạy bảo gọi là phó, Thuyết Văn gọi là giúp nhau, bộ nhơn âm phủ.

Kỳ thỉnh: Trịnh Chú chu lễ nói: kỳ là cầu đảo. Mao Thi truyện nói kỳ là cầu, là báo Nhĩ Nhã gọi là bảo, Thuyết Văn viết bộ thị âm cân đọc tắt.

Quán xá: Cố Dã Vương nói là tên của quán trọ. Chu lễ nói năm mươi dặm có một hầu, hầu là quán, trong quán có người tiếp đãi, đưa đơn, Thuyết Văn viết bộ thực âm quan, hoặc viết chữ quán bộ xá.

Tặng cầu: Cố Dã Vương nói: cất chứa của cải gọi là tàng Thuyết Văn nói tạng là thiện, bộ thần âm tụng, chữ cầu, Vận Thuyên nói: nhận của cải một cách bất chính gọi là cầu. Thuyết Văn nói lấy của cải đút lót pháp gọi là cầu, bộ bối âm cầu.

Tỏa cốt: Quảng Nhã nói tỏa là liên, Tự Thư nói là vòng tròn, Thuyết Văn gọi là tiếng ngọc, bộ ngọc âm tỏa.

Tiên lưu: Giá Nghi Tân Thư viết chữ này, Thuyết Văn viết chữ khiếm, là nước dãi, chữ hình thanh.

Hoặc nghiêu: Thuyết Văn viết chữ niết (cắn đứt) hoặc viết chữ giảo cũng được.

Hoặc niết: Thuyết Văn nói niết là cắn. Bộ xỉ âm khiếp.

Điều hước: Quảng Nhã nói điều là lừa dối, là cầu mong, là túi (tiếng kêu). Hước Mao Thi truyện nói hước là vui vẻ, Nhĩ Nhã gọi là đùa giỡn, Quách Phác nói vui đùa với nhau, Thuyết Văn nói hước tức là hí, đều là chữ hình thanh.

Vị khích: cái lỗ hổng trên tường, trên vách gọi là khích. Bộ phụ hai bộ tiểu ghép với một chữ viết, là chữ hội ý.

Đạm bạc: Khổng chú Thượng thư nói: đạm là an phương ngôn nói đạm là tĩnh, Thuyết Văn bộ tâ và đọc lược chữ cam, chữ dưới là bạt. Quảng Nhã nói bạc là tĩnh Thuyết Văn gọi là vô vi, bộ tâm âm bạch.

Oánh sức: Vân Anh nói: mài giũa gọi là oánh, Khảo Thanh gọi là vật phát sáng. Tục dùng bộ ngọc là sai, Thuyết Văn gọi là khí cụ, bộ kim đọc lược âm oánh.

Bảo kịch: Khảo Thanh nói cái guốc gỗ, Thiên Thương Hiệt nói giày đan bằng gai. Nay dép cỏ dưới có gai, Thuyết Văn gọi là lược, bộ ký âm chi.

Thuần nùng: Quảng Nhã nói: thuần là tưới, Trịnh Chú Lễ ký nói thuần là rót, Khảo Thanh gọi là thấm nhuần, lộ ra rất nhiều, chữ nùng là chữ hình thanh.

Năng quyên: quyên là vứt bỏ.

Tồn cứ: hai chữ có nghĩa như nhau, tồn là ngồi bình chữ bát, cứ là ngồi xoạc chân ra.

Nhất đoàn: Thanh Loại nói đoàn là nắm, Khảo Thanh gọi là nắm lấy, nương cậy. Chữ chính của cổ kim là đoàn có bộ vi.

Tốt-đỗ-ba: cổ dịch là sổ-đầu-bà, còn gọi là thâu-bà, hoặc gọi là suất bà, tháp bà đều đọc trại từ âm Phạn chứ không đúng. Đây chính là tháp thờ xá lợi Phật, hoặc đệ tử Phật như Thanh văn, Duyên giác và Chuyển Luân Thánh Vương khi chết được nhập tháp đều gọi là tháp. Tháp xây bằng đá hoặc bằng gạch hoặc pháp gỗ, hoặc gọi cái mã vuông, hoặc gọi là miếu đều một nghĩa mà thôi.

Cơ thích: Quảng Nhã nói cơ là can ngăn, là hỏi, Trịnh chú lễ ký nói cơ là thăm dò, Thuyết Văn gọi là chê bai, bộ ngôn âm cơ. Chữ dưới là thứ: Mao Thi truyện nói thứ là trách. Hàn Thi nói thử là sai, Quảng Nhã nói thứ là oán, là sách, thích danh gọi sách viết tên họ để trình lên vua gọi là thử Thuyết Văn nói vua giết đại phu gọi là thứ. Bộ đao âm thúc, âm thúc và chữ thích giống nhau, tự như nói cây táo hoang có gai nhọn.

Y bạc: Vương Dật chú sở từ nói: bạc là dừng, Cố Dã Vương nói nay chỗ thuyền đổ bến gọi bạc.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 48

Thời phược-ca: (tiếng Phạn) Tàu dịch là , năng hoạt, hoặc nói cánh hoạt. Cổ dịch là thời bà, hoặc gọi là già-bà đều là một.

Tụy tiết: Văn Tự Tập Huấn nói: bên trong bị sưng mủ, còn gọi là nhọt.

Hào tố: Khảo Thanh nói: khóc lớn, tiếng thống thiết, Thuyết Văn nói bào là kêu gọi, bộ hào âm hổ. Văn kinh viết chữ hiệu là chữ thông dụng. Chữ tố, là chữ thông dụng, Ngọc Thiên nói tố là kêu oan, Thuyết Văn gọi là tố cáo, bộ ngôn âm mật.

Tư súc: Khảo Thanh nói súc là tích lũy. Âm nghĩa xưa dịch là hàng hóa. Tài sản chữ đúng xưa nay sử dụng là tích tụ. Bộ hòa âm súc, có khi viết chữ súc bộ thảo.

Phương tu: Chu Lễ nói: dùng đồ ăn ngon lên cho vua gọi là tu, Trịnh Chu nói: thức ăn ngon gọi là tu. Quách Phác chú Phương ngôn nói: thức ăn chín, Thuyết Văn gọi là dâng lên bộ dương, dương là dâng lên, bộ sửu, sửu cũng là âm.

Cừu nhất: là chữ tạm dùng, chánh thể viết chữ cừu có bộ sước và chữ cầu. Mao thi nói: quân tử thảo cầu vỏ hiền của người quân tử. Truyện nói: cầu thất, Nhĩ Nhã gọi là thuật hợp, Quách Phác gọi là đối hợp. Thuyết Văn gọi là tụ hiểm, bộ sước âm cầu, văn kinh viết chữ cừu, nghĩa là oán thù, cừu oán, chẳng hợp nghĩa. Chữ thất Khảo Thanh gọi là đôi, bối. Vận Anh nói là phối hợp, Thuyết Văn nói bốn trượng là một thất, bộ phương âm thất là hợp với nghĩa trong tạng.

Khổ luân: Quách Phác chú Phương ngôn nói: luân là sợi tơ trắng, nay vùng Giang đông gọi chung là luân. Tống Trung chú Thái Huyền kinh nói: luân là luân lạc, Thuyết Văn gọi là sợi tơ màu xanh sẫm, bộ mịch âm luân.

Khương-yết-la: (Phạn ngữ) là danh từ pháp số, căn cứ Câu-xá luận: trong sáu mươi loại pháp số, có chỗ gọi căng yết la. Vì nước này cửu chương hợp lại để tính thì tương đương với một trăm vạn ức. Nếu lấy tiểu số ở nhân gian để tính thì thật là khó.

Tỳ-già-ma: là tên thuốc quý ở núi Tuyết sơn.

Đình quán: Hán vì Tần chế mười dặm đặt một cái đình để người đi đường dừng nghỉ.

Tài xuất: Quảng Nhã nói tài là tạm, Cố Dã Vương nói chỉ có thể, không lâu.

Thôn khư: Tập Huấn nói: thôn là tụ lạc, chữ chính xưa nay viết bộ mộc âm thốn. Chữ khư, Quảng Nhã nói khư là ở, phong tục thường gọi khư là hư, Chu Lễ nói khư là lư, bộ thổ âm hư.

Hoát nhiên: Quảng Nhã nói hoát là rỗng không. Tự Thư nói hoát là lớn. Ngọc Thiên nói hoát là độ lượng lớn, Thuyết Văn nói hoát là chữ hình thanh, Khảo Thanh nói hoát là rộng mở, Thuyết Văn gọi là hư không, bao la, chữ đại bộ tuế, chữ hình thanh.

Khai sích: đều là chữ thông dụng, văn kinh viết chữ tích là sai, đã có chữ khai tức là hợp, Khảo Thanh viết chữ xích, xích là khai mở.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 49

Lỗ phác: Khảo Thanh nói: lỗ là vụng về, Quảng Nhã gọi là thông. Luận ngữ gọi là ngu độn, Thuyết Văn viết bộ ngư, bộ bạch. Chữ phác: Vương Dật chú Lão Tử nói: phác là chơn chất, Khổng chú Thượng thư gọi là trì, Thuyết Văn gọi là gỗ nguyên, bộ mộc âm bốc. Khảo Thanh nói: phàm vật gì chưa điêu khắc chạm trổ đều gọi là phác.

Ma-ha-nặc-già-na lực: âm xưa gọi là tên của thần sức mạnh lộ thân hình.

A-mạt-la-quả: cựu dịch đó là quả A-ma-la cũng gọi là quả A-malặc, lá giống như lá táo. Hoa của nó trắng, quả nhỏ như hồ đào. Vị nó chua chua ngọt ngọt, có thể dùng là m thuốc. Trong kinh nói như quả am-ma-lặc trong tay.

Tam-ma hất-đa: Tàu dịch là đẳng dẫn, nghĩa là bình đẳng dẫn các công đức để khiến cho đệ tử chứng nhập.

Tam-ba bán-na: vừa muốn nhập định gọi là tam-ma bát-để, đang ở trong định gọi là tam-ma bán-na, là tên khác của trước sau khi vào định.

Ca-ha-phệ-la: tiếng Phạn là danh từ thời phần.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 50

Muôn nhãn: Khảo Thanh nói: mở mắt nhắm mắt là đã thay đổi, tục gọi chữ thuấn, hoặc chữ huyên.

Vô nhiễu: cổ văn viết chữ vô có bộ hỏa ở dưới, Khảo Thanh nói nhiễu là nắm quyền, phiền não, vì việc này mà phiền việc xưa do tham muốn nên như vậy.

Thuyết Văn gọi là loạn, bộ thủ âm ma. Văn kinh viết bộ ưu là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 51

Ế-mộc: ế là mắt bịnh, kinh viết bộ vũ cũng được, nhưng không phải chữ này. Khảo Thanh nói ế là che, đây chữ mạc tức là mạc của mắt.

Thủy bào: là bọt nước.

Ba tiêu:

Hứu-hương: Thuyết Văn nói lấy mũi để ngữi gọi là hưu.

Trù nghị: Khảo Thanh nói trù là đo, lường, nghị. Khảo Thanh gọi là thương lượng, bàn bạc.

Nột-độn: bao hàm chú Luận ngữ nói: nột là chậm chạm, Thuyết Văn gọi là nói không ra lời. Thiên Thương Hiệt nói độn là ngu đần, Thanh Loại gọi là không lanh lợi, bộ kim âm độn.

Ngạnh-sáp: Khảo Thanh nói ngạnh là cứng rắn…, bộ mộc âm canh, chữ sáp đã giải ở trước.

Quan-thược: Khảo Thanh nói quan là cách, trở ngại là đóng, Thuyết Văn nói lấy cây chắn cửa, bộ môn âm quan, chữ thược. Khảo Thanh nói thược là cái khóa, Thuyết Văn gọi là khóa, là chốt cửa, bộ môn âm dược, chữ nẫu.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 52

Tài phẩn: Khảo Thanh nói tài là trồng trọt, là nguy hiểm là bắt đầu, bộ mộc âm tai.

Quỷ trá: Quảng Nhã nói: quỷ là lừa dối, quỷ quyệt, Thuyết Văn gọi là trách. Chữ trá Tự Thư nói trá là giả dối, vọng không thật.

Doanh xưng: Cố Dã Vương nói doanh là hợp tác, Thuyết Văn gọi là kinh doanh, Khảo Thanh gọi là kết giá để lợp nhà, chữ hội ý.

Chế đa: (tiếng Phạn) Tàu gọi là tụ tướng nghĩa là chất đá xây lên cao là m tướng, cựu gọi là chi đề, hoặc gọi là chế để hoặc gọi là chỉ đề, hoặc gọi là phù đồ đều phiên dịch theo Phạn ngữ. Đây chính là nơi ghi lại dấu vết Như Lai giáo hóa, mỗi nơi như vậy đặt một cái tháp, hoặc gọi là tốt-đỗ-ba.

Thao thiết: Đỗ chú tả truyện nói: tham của gọi là thao, tham ăn gọi là thiết.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 53

Sách lệ: Khảo Thanh nói: sách là roi, gậy. Tự Thư gọi là các thẻ, Thuyết Văn gọi là roi ngựa, bộ trúc âm thúc.

Lượng nạn: Phương ngôn nói là m cho nhiều người tin gọi là lượng, Khảo Thanh nói: do niềm tin mà vươn lên, lượng là sáng suốt, Thuyết Văn gọi là tín, bộ ngôn đọc tắt âm lương.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 54

Thông duệ: Bát-nhã nói: duệ là biết, Tập Huấn gọi là thánh, tuệ.

Thuyết Văn gọi là hiểu thấu đáo.

Đề-khấp: Vận Thuyên nói đề khóc ra nước mắt.

Ngạnh yết:

Ni-kiện-trà thư-uế-la-bà luận (Trí luận ngoại đạo thế tục).

Mê-già-phạt-sai-tất-già.

Yết-lợ-xa Bát-na: tên của kim loại, uể ra nó tương đượng với bốn trăm đồng một hạt. Trong luật Nhất Thiết Hữu Bộ nói cũng giống như gọi vàng này. Viên nó tròn như đâu giang.

Tê-trì: đã giải thích.

Tạ Như Lai: Khảo Thanh nói tạ là cái chiếu của Như Lai.

Sy-trách: Quảng Nhã nói: sy là nhẹ, loạn. Thích danh gọi là si, Thanh Loại gọi là ngây ngô, Khảo Thanh gọi là xú ác, Thuyết Văn nói sy là buồn cười, tên của côn trùng, bộ trùng âm hủy. Trong kinh viết chữ sy đó là sai. Trách, Khảo Thanh gọi là trưng, cầu, kinh viết chữ trách, chính thể viết bộ bối âm thúc.

Đạo niếp: Quảng Nhã nói đạo là đi. Lưu Triệu chú Công Dương truyện nói: thực hành Thuyết Văn gọi là dẫm đạp, bộ túc âm điểu, chữ niếp gọi là xen bước, phương ngôn gọi là leo lên, Thiên Thương Hiệt gọi là bước gần, Thuyết Văn nói dẫm xéo, bộ túc âm niếp.

Công cự: Khảo Thanh gọi là nhanh chóng, sợ hãi. Thuyết Văn gọi là truyện, quẩn bách, bộ sước âm cừ.

Đà-đô: (Phạn ngữ) Đường nói pháp giới sinh ra tạp thân Như Lai, linh cốt xá lợi sinh ra từ pháp giới tánh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 55

(xuất Thai Tạng hội thứ mười ba, gồm hai quyển, đây là quyển Thượng).

Bộ thời: giờ thân là xế chiều.

Hàm tật: sách nói nhuận, hàm là mùi vị, chữ hình thanh.

Nghĩ yêu: Tập Huấn nói: nghị lớn là nhện nước, nhỏ là phù du. Thuyết Văn gọi là khơi, chữ hình thanh hoặc viết là nga.

Đà khẩu: là tên của loài súc vật, tục gọi là lạc đà, có thể cõng một ngàn cân.

Xa viên: chữ viên là tượng hình, âm viên.

Xa trục: hai đầu trục gắn hai cái chốt có thể chế là m bánh xe, văn Tự Tập Lược nói trục để giữ bánh xe.

Đăng duẫn: các loài mọc rậm như trúc.

Mạch mang: Thuyết Văn gọi là lúa mọc hoang, mùa thu trồng sâu, cho nên gọi là mạch.

Đa thế: thế là rơi.

Lưu dận: Thuyết Văn nói: con cháu nối dõi, dọi là dận, bộ nhục, chữ lưu âm thốt.

Ca-la-la: (Phạn ngữ) khi mới thọ thai, đó là tinh dịch của người cha.

Sanh trùng: Nhĩ Nhã nói con có chân gọi là trùng, văn kinh viết bộ trùng là sai, chữ mượn dùng, chánh âm hủy.

Càn xiêu: Quảng Nhã nói xiêu là ăn, Ty Thương nói rang lúa mạch gọi là xiêu, chánh thể viết bộ dậu, Quế Uyển Châu Sùng nói chở lương thực gọi là xiêu.

Nhuận ốc: là rót vào.

Tư mô

Trù lạc: lạc là cao sữa.

Chư pháo: Vận Thuyên nói: trên mặt mọc những nốt đỏ.

Khai phẩu: Tập Huấn gọi là chia cắt.

Chưởng man: kinh viết từ chữ vạn viết thành man, chánh thể viết chữ văn bộ xa.

Kiên ngạnh

Tràng mãn

Ngẫu ti: ngó san, chữ ti gồm hai bộ mịch.

Khẩn phưởng tuyến.

Hư lụy.

Bách cấn: Thuyết Văn gọi là sức mạnh của cơ bắp.

Giao lạc: Quách Phác nói: lạc là vòng quanh, Nhĩ Nhã nói lạc là quấn cuộn, luân là dây thao, chữ hình thanh.

Chi phái:

Thương khiếp: (Phạn ngữ) Đường gọi là doanh, tức là tên nhạc cụ thái thường, giống như sừng trâu, thổi lớp thành tiếng.

Diêu sư: diêu là thợ gốm, diêu là lò nung.

Mao ngưu: là loại trâu của xứ Di tây nam.

Chuyên

Phú tế

Túc căn

Bác hữu: Thuyết Văn gọi là giáp vai, bộ nhục âm bác, văn kinh viết bộ nhục là sai.

Lặc nhị thập tứ: Thuyết Văn gọi là hai mươi bốn cái xương sườn, bộ nhục âm lực.

Xúc lâu: Thuyết Văn gọi là xương trên đỉnh đầu. Hai chữ đều bộ cốt âm thục và lâu, đều chữ hình thanh.

Bì phu: Thuyết Văn nói da người.

Điều quân: quân là điều, chữ hội ý.

Lung manh

Ấm á:

Luyên tích: sách nói, chân tay bị khèo.

Hữu hiếp: Thuyết Văn gọi là xương sườn, ba bộ lực, kinh viết ba bộ đao là sai.

Cách nang: cách là da, nang là cái túi.

Sàng tháp: sàng là cái giường để nằm, bộ mộc âm phiến, tháp là cái giường hẹp mài dài.

Bác ngưu: Thuyết Văn gọi là bóc, lột. Quảng Nhã nói là lột da.

Văn manh: Thuyết Văn nói con nhặng gọi là côn trùng cắn người, bộ dân, bộ trùng.

Trượng chùy: Quảng Nhã nói chùy là đánh, vỗ. Chữ trượng là bộ mộc, chữ chùy là bộ thủ.

Tiên thát: tiên là cái roi giục ngựa. Quảng Nhã nói thát là đánh, Thượng Thư nói không siêng năng đối với đạo nghiệp thì lấy tay đánh.

Thỉ kế: là tên của côn trùng trong thân người. Thuyết Văn gọi là lấy lưỡi liếm thức ăn âm kế, Trịnh chú lễ ký nói: kết búi tóc.

Hữu ngạc: chữ biến thể, chính là viết chữ ngạc bộ nhục. Vận Thuyên nói: ngạc là đoạn trên nóc dộng gọi là ngạc.

Y đảm: đảm là mật ở nép trong lá gan, bộ nhục âm đảm.

Y chỉ: nem có lẫn xương.

Vi địch: bộ thảo và bộ hỏa kết hợp với bộ khuyển.

Y tỳ:

Thố phúc: Thuyết Văn nói đó là tên của một giống thú, đầu nó giống như đầu con voi, vì đọc lược chữ tượng, phía sau là đuôi thỏ. Chữ phúc, Cố Dã Vương nói: phúc bao gồm ngũ tạng, Thuyết Văn gọi là cái bụng, bộ nhục âm phức.

Ức trức: ức là trước ngực, trứu Khảo Thanh gọi da nhăn.

Phong gian: bệnh phong.

Thế thóa: Thuyết Văn nói: từ trong mắt chảy ra gọi là thế, chính là viết bộ tỷ, bộ đệ. Thóa Thuyết Văn gọi là chất dịch từ trong mộng tiết ra.

Lâm lịch: tiện khó vì bệnh khó đi cầu.

Giới lại: vì bệnh phong hủi.

Ung thu: bịnh ung thư.

Huyền thích: bệnh phong hàn thấm vào trong tạng.

Trỉ lũ: một thứ nhọt loét ở trong ngoài hậu môn.

Đàm bệnh: bệnh đờm, khí lạnh tụ trong cổ.

Qua đả: soi ngựa, đánh, gỗ, bộ mộc bộ thỏ.

Sở phát: thát là đánh bằng roi vọt, bộ thủ và âm đạt.

Sửu giới: Khảo Thanh nói sửu là cái cùm tay, cái cùm tay gọi là sửu, cái cùm chân gọi là giới, đều là bộ mộc.

Già tỏa: Ngọc Thiên nói già là trong cổ, bộ mộc chữ tỏa, Khảo Thanh gọi là xiềng xích, lấy vòng móc liền nhau, bộ kim âm tỏa, văn kinh viết chữ quả là sai.

Nhị nhĩ: Vận Anh nói: nhị là cắt xéo, lỗ mũi, lỗ tai. Thuyết Văn gọi là bộ tỉ, bộ đao.

Nguyệt thủ: Thuyết Văn gọi nguyệt là tuyệt, cắt tay chân, bộ đao âm nguyệt.

Tường tiệm: Khảo Thanh nói tường là tường thấp ngăn lại, bộ phiến, văn kinh viết bộ thổ, chữ tiệm. Vận Anh gọi là cái hầm nhỏ, xung quanh xây thành bao lại, Thuyết Văn viết bộ thổ âm tâm.