NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

QUYỂN BA

Chương tám

03 tháng 02, 1991

Hôm nay là buổi thuyết giảng thứ 120 về kinh Hoa Nghiêm phẩm Nhập Pháp Giới.

Kinh Hoa Nghiêm chúng ta có thể coi là một bộ kinh nói vồ diệu hữu, về vô số, vô lượng, còn kinh Đại Bát Nhã chính là kinh của hư không, của Chân Không. Trong Đại Đại Nha, có nhiều phẩm (khoảng bốn, năm phẩm) đức Phật nói về về thần lực của Bát Nhã. Tỷ dụ như có người nào ngồi tụng Bát Nhã, mà đằng xa có một số người muốn đến làm hại, khi tới gần rồi tự nhiên tâm ý thay đổi ma đi ra chỗ khác, không còn muốn làm hại nữa. Vì người ngồi tụng kinh Bát Nhã thường có nhiều quỉ thần hộ trì, như các vị Tứ Thiên Vương, Quỉ Thần Vương, La Sát Vương, Ma Hầu La Già Vương v.v… Vị nào cũng hay phát nguyện hộ trì cho những người tụng kinh Đai Đát Nhã hoặc kinh Đại Thừa.

Nay, xin trở về ngài Thiện Tài, trong đoạn Bồ Đề Tâm.

Đoạn này, ngài Di Lặc vẫn giảng tiếp về bồ đề tâm. Đoạn này rất hay và cần thiết, có đọc đi đọc lại càng tốt, vì sẽ có rất nhiều công đức, vì nói thẳng vào cái tâm lớn nhất và kỳ diệu.

KINH: Như có người giỏi vào biển lớn, tất cả loài thủy tộc không làm hại được, giả sử vào miệng cá Ma Kiệt cũng không bị cắn nuốt. Cũng vậy, đại Bồ Tát phát tâm bổ đề vào biển sanh tử.

GIẢNG: Ngay chúng ta đây, đã phát tâm bồ đề và cũng đang đi vào biển sanh tử. Tuy rằng chưa có gì ghê gớm lắm nhưng chính chúng ta đang đi giữa biển sanh tử, và vẫn muốn mang một thứ tâm muốn cải hóa biển sanh tử ấy.

KINH: Những nghiệp phiền não không làm hại được, giả sử vào trong pháp thiệt tế của Thanh Văn, Duyên Giác cũng chẳng bị họ làm lưu ngại.

GIẢNG: Ý đoạn này muốn nói rằng, một người giỏi đi biển, hay giỏi về chú thuật, hoặc người có sức ủng hộ của rồng khi đi vào biển không thể bị nạn, dù có bị cá Ma Kiệt cắn nuốt cũng không chết. Cũng vậy, người phát bồ đề tâm các nghiệp phiền não không làm hại được, và giả sử Bồ Tát mang bồ đề tâm đi vào pháp thiệt tế của hàng Thanh Văn, Duyên Giác cũng không bị lưu nạn. Trong kinh Đại Bát Nhã, Phật luôn luôn lưu tâm chúng ta đừng sa vào hàng Thanh Văn, Duyên Giác, vì các vị chỉ chứng được cái “Không” thôi, mà trong đạo Phật nói đó chỉ là cái “thiên Không,” (một cái Không bị thiên lệch), chứ không phải là rốt ráo Không, là Chân Không, (cũng được gọi là Chân Như). Trong Không định ấy, các vị Thanh Văn, Duyên Giác hưởng thú trầm không thú tịch, ngồi lâng lâng trong định mà không chịu tu lên, không chịu độ sanh, nên trong kinh nói khi một vị có bồ đề tâm thì không lạc vào hàng Thanh Văn, Duyên Giác nữa, vì đó là tâm cứu độ, không phải tâm tự lợi.

KINH: Như có người được thuốc an-thiện-na dùng thoa lên đôi mắt dù di trong nhân gian mà không ai ngó thấy. Cũng vậy, đại Bồ Tát dùng bồ đề tâm, có thể dùng thiện phương tiện nhập cảnh giới ma, nhưng tất cả chúng ma không thấy được.

GIẢNG: Trong Pháp giới này rất kỳ diệu, vì nó biến ảo khôn lường, nó có rất nhiều thứ thuốc kỳ dị mà chúng ta không có túc duyên gặp được. Cũng thế, đại Bồ Tát dùng bồ đề tâm dù có đi vào động La Sát, chúng có muốn ăn thịt cũng không thể được. Một là các vị quỉ thần tác động vào tâm thức của quỉ La Sát để họ tự nhiên khởi tâm từ bi, bỏ tâm ác mà đi chỗ khác. Hai là Bồ Tạt dùng tâm bồ đề che mắt khiến La Sát không nhìn thấy được Ngài. Như tôi vẫn nói ở ban kinh này, người tu như-huyễn-tam- ma-đề, lên đến mức độ khá, khi đến hạn phải chết, tử thần đến tìm hồn để bắt cũng không nhìn thấy được. Đó là điều mà, nếu ta suy tư lâu ngày, sẽ thấy không có gì gọi là hoang đường cả.

Nhân đây, tôi muốn nhắc một điểm giữa sự thật và huyền thoại hoang đường. Tất cả những điều trong kinh nói đều là sự thật, nhưng người đời không tin vì họ trụ ở một bình diện tâm thức khác. Khi tâm thức còn thấp, còn thô kệch, không nhìn thấy được, nên không thể tin được. Nhưng khi tâm thức lên mức độ cao hơn, vi tế hơn thì lúc đó tất cả những gì kinh nói đều thấy là đúng, và trái lại, lúc đó nếu quay lại nhìn ở bình diện thô kệch này thì thấy cảnh giới trần gian này, (như người, xe cộ, nhà lầu v.v…) đều là mộng ảo, chỉ còn là một mớ hào quang chập chùng, ẩn hiện. Sự thật và hoang đường chỉ khác nhau ở chỗ đó, ở mức độ tâm thức mà thôi.

KINH: Như Thiên Đế Thích cầm chầy Kim Cang đánh dẹp tất cả chúng A Tu La. Cũng vậy, đại Bồ Tát cầm giữ tâm bồ dề xô dẹp tất cả những ma ngoại đạo.

GIẢNG: Nếu ta mang tâm bồ đề đi bất cứ đâu, dù chúng ta chưa có thần thông thì các vị quỉ thần cũng phải gìn giữ cho chúng ta. Như ngài Đế Thích, đôi khi đánh nhau với A Tu La đuối quá, ngài tụng “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa” thì tự nhiên A Tu La phải chạy. Nhưng phải tụng đến mức nào đó tương ưng thì mới được, hay là những người trong xứ đều cùng đọc tụng thì mới hiệu lực.

Ở trên trời, A Tu La là một loài rất hiếu chiến và có nhiều thần thông, hay khiêu chiến với chưThiên cõi dục, nhưng trên ấy đánh nhau có một cái lạ là người không bị chết, vì sắc ấm dệt bằng một hào quang vi diệu hơn sắc ấm của người nhân thế, chỉ có sự đánh đập và chạy đuổi thôi.

KINH: Như có người uống thuốc diên mạng…

GIẢNG: Diên mạng là kéo dài sự sống…

KINH: Thời mãi mãi được tráng kiện chẳng già, chẳng ốm. Cũng vậy, đại Bồ Tát uống bồ dề tâm thời trong vô số kiếp thật hành bồ tát hạnh không nhàm mỏi, cũng không nhiễm trước.

GIẢNG: Đoạn kinh này, nhắc lại rằng bồ đề tâm là phương thức cho người nào muốn sống lâu, kéo dài thọ mạng của mình. Bên Mật Tông có một ngôi sao gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng Bồ Tát, nếu ai muốn sống lâu, nên cầu vị đó thì mạng sống có thể được kéo dài. Nhưng trong Hoa Nghiêm không nói đến những điều đó, vì đó là cầu những lợi thấp, mà nói ngay đến bồ đề tâm là cách thức cao nhất, nhưng cũng khó nhất đề có thể trụ thọ mạng, có thể vô số kiếp thật hành bồ tát đạo không nhàm mỏi, cũng không nhiễm trước, chúng ta đang tập tễnh đi trên con đường bồ tát đạo, đôi khi cảm thấy nhàm chán, nhọc mỏi, và nhiều khi phiền não vẫn còn bời bời, vì bồ đề tâm của chúng ta còn lắt lay, kém cỏi, khi có, khi không. Ngược lại, các vị đại Bồ Tát tâm bồ đề vững chắc, nên không bao giờ cảm thấy nhàm mỏi.

KINH: Như người giữ gìn thân thể, thời trước hết phải gìn giữ mạng căn. Cũng vậy, đại Bồ Tát hộ trì phật pháp thời phải hộ trì bồ đề tâm trước.

GIẢNG: Một người khôn ngoan, muốn giữ gìn thân thể thời phải giữ mạng căn. Rất tiếc, trong kinh không nói rõ mạng căn ở đâu cả. Nhưng theo sách thuốc ta thì có lẽ mạng căn ở chỗ Mệnh Môn giữa hai quả thận, nhưng không biết có đúng không. Người khéo giữ gìn mạng căn thì được sống lâu, cũng vậy, đại Bồ Tát giữ gìn bồ đề tâm có thể theo nguyện của mình mà trụ thọ mạng.

KINH: Như người nếu mạng căn dứt thời không thể làm lợi ích cho cha mẹ tôn thân. Cũng vậy, đại Bồ Tát nếu xả bỏ bồ đề tâm thời không thể làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, không thể thành tựu phật công đức.

GIẢNG: Nếu người tu hành xả bỏ bồ đề tâm đi thì sau chỉ còn được phước đức thường thôi, không làm được công đức lớn nữa. Công đức là cái đức ăn sâu vào tâm.

KINH: Như đại hải không ai làm hư hoại được. Cũng vậy, những nghiệp hoặc và tâm nhị thừa chẳng thể làm hư hoại được.

GIẢNG: Biển lớn kia có ai làm hư hại được nó? Cũng vậy, người có bồ đề tâm thì những nghiệp hoặc và tâm nhị thừa chẳng thể làm hư hoại được. Tâm nhị thừa là tâm chỉ nghĩ đến tự giải thoát cho mình thôi.

KINH: Như Vương Tử dầu chưa được tự tại nơi tất cả các quan, nhưng đã đủ vương Tướng nên chẳng đồng với tất cả các quan.

GIẢNG: Tuy rằng vị Vương Tử còn ít tuổi, kiến thức ở đời không bằng các vị quan, nhưng vì dòng dõi tôn thắng nên chẳng đồng với tất cả các quan.

KINH: Cũng vậy, đại Bồ Tát dầu chưa được tư tại trong tất cả nghiệp hoặc, nhưng đã đủ tướng bồ đề nên chẳng đồng với tất cả hàng nhị thừa, vì là chủng tánh Phật đệ nhất.

GIẢNG: Chưa được tự tại có nghĩa là chưa đủ trí huệ để xét soi như thế nào và đây là nghiệp hoặc gì. Tôi vẫn thường nói ở đây, nếu so sánh một vị sơ phát tâm bồ tát và một vị A La Hán thì về định lực và giới lực của Bồ Tát sơ phát tâm cũng giống như con đom đóm mà các vị A La Hán như mặt trời vậy, nhưng về huệ lực thì những vị sơ phát tâm lại hơn hẳn. Vì các vị A La Hán không tin diệu tâm, không tin tâm biến hóa và nhất là không tin rằng mình có thể độ sanh thành Phật được. Và Bồ Tát khi có bồ đề tâm thì không bao giờ còn bị rơi vào hàng nhị thừa nữa.

KINH: Như có thuốc được chú lực gia trì, nếu ai được thấy nghe cùng chung, thời tiêu diệt được tất cả bệnh. Cũng vậy, bồ đề tâm của đại Bồ Tát được tất cả thiện căn, trí huệ, phương tiện, nguyện, trí, đồng nhiếp trì, nếu có chúng sanh thấy, nghe, ở chung, ghi nhớ thời tất cả bệnh phiền não đều trừ diệt.

GIẢNG: Sỡ .dĩ chúng ta còn mang bệnh là vì chúng ta chưa đủ thiện căn và trí huệ. Nhưng nếu thiện căn lên cao, trí huệ thông suốt thì bệnh như đám mây nổi tự nhiên tan biến. Cũng như một người ngồi thiền khi thúc liễm thần thức rút lên thọ ấm, qua tưởng ấm mà bỏ rơi các sắc ấm thì bệnh không móc vào thân được. Nhưng khốn nỗi, chúng ta chưa làm được điều ấy, nên cứ phải chịu cảnh bệnh tật, khổ đau.

KINH: Như có người uống nước cam lồ, thân người này chẳng biến chẳng hoại. Cũng vậy, nếu đại Bồ Tát ghi nhớ gìn giữ bồ đề tâm thời thân nguyện trí rốt ráo chẳng hụi.

GIẢNG: Khi bồ đề tâm của đại bồ tát lớn rộng gần bằng pháp giới thì trụ thân mạng này bao iâu cũng được.

KINH: Như người máy bằng gỗ, nếu không có chốt thời ly tán chẳng vận động được. Cũng vậy, đại Bồ Tát nếu không bồ đề tâm thời công hạnh phân tán chẳng thể thành tựu tất cả phật pháp. Như Chuyển Luân vương có trầm hương bửu tên là Tượng Tạng, nếu đốt hương này thời bốn binh chủng của Luân vương đều bay lên không trung. Cũng vậy, đại Bồ Tát có bồ đề tâm, nếu phát tâm này thời tất cả thiện căn của Bồ Tát thoát hẳn tam giới đi trong trí vô vi của Như Lal.

GIẢNG: Chuyển Luân Vương thường có bảy bửu (bảy thứ quí giá nhất), trong đó hương bửu là một trong bảy bửu của vua Chuyển Luân. Khi vua Chuyển Luân muốn đánh dẹp châu khác thì ngài đốt hương tượng tạng này, tự nhiên cả người lẫn xe cùng tất cả bốn binh chủng đều bay lên hư không, sang châu nào vua muốn đánh dẹp. Cũng vậy, khi đại Bồ Tát có bồ đề tâm và làm cho tăng trưởng nẩy nở thì tất cả thiện căn của Bồ Tát đương là hữu lậu trong tam giới, trở thành thăng hoa vô lậu ra ngoài tam giới, đồng thời những thiện căn ấy đi trong trí vô vi của Như Lai, tức là nhập vào trí của Như Lai. Tôi cũng xin nhắc lại, kinh luôn luôn có nghĩa bóng và nghĩa thực, không bao giờ chỉ nói với một nghĩa tượng trưng. Nghĩa bóng là nói tâm thức vị Bồ Tát có bồ đề tâm lên cao vào trong trí vô vi của Chư Phật. Còn nghĩa thực là thực tình ở ngoài Vua Chuyển Luân khi đốt hương tượng tạng, có thể mang cả xe cộ, thân xác cùng quần thần bay lên hư không được. Đó là sự tương quan giữa trong và ngoài, giữa y báo và chánh báo, giữ thực và hư.

KINH: Như chất kim cang chỉ sản xuất từ mỏ kim cang hoặc mỏ vàng, chẳng phải sản xuất từ mỏ báu khác.

GIẢNG: Kim cang chỉ có thể sanh từ mỏ kim cang, tức từ mỏ đá thành kim cang, sau khi bị sức ép của lửa trong lòng đất lên đến một mức độ nào thì nó thành kim cang. Mỏ vàng cũng vậy, nếu sức nóng dưới lòng đất mạnh quá thì một số vàng có thể chuyển thành kim cang, còn những mỏ báu khác có lẽ không thể chuyển thành kim cang được.

KINH: Cũng vậy, bồ đề tâm của đại Bồ Tát chỉ phát sanh từ lòng đại bi cứu hộ chúng sanh, và từ cảnh giới thù thắng nhất thiết chủng trí, chẳng phải xuất sanh từ những thiện căn khác.

GIẢNG: Bồ đề tâm chỉ xuất sanh từ lòng đại bi, cùng với lòng cầu nhất thiết chủng trí (trí huệ bát nhã). Vì bồ đề tâm chính là bát nhã và đại bi, chỉ có hai tâm sở đó là cốt thiết của bồ đề tâm thôi.

KINH: Như cây vô căn chẳng có rễ mà nhánh, lá, bông, trái đều xum xuê.

GIẢNG: Trong kinh nói nhiều thứ thật lạ, chẳng cần phải nghĩ đâu xa, chỉ nói đến những loại cây mà từ xưa tới nay chưa ai hề nghe thấy, như cây vô căn chẳng hạn, không có rễ, không biết nó mọc như thế nào? mọc dưới đất hay lơ lửng trên không? nhưng tuy nó không có rễ, không bám hay nương tựa vào đâu, có thể chỉ nương vào hư không thôi, mà cành lá xum xuê, mà nó có thực đấy nhé! không phải chỉ có nghĩa tưởng tượng đâu. Còn nghĩa bóng của nó chính là tâm. Bồ tát phát bồ đề tâm tức là giống cây trên hư không, không dùng nước tưới bón, không dùng ánh sáng mặt trời để tăng trưởng mà chỉ tưới bón bằng lực tâm của mình thôi. Nương vào tâm lực vô trụ ấy, khi cây bồ đề tâm vững mạnh thì nó nở hoa, lá, cành trùm khắp pháp giới. Tuy gọi là vô căn, nhưng nó có tất cả các căn, vì tâm ở chu biến mọi nơi. Trong Phật pháp cần nhớ một điều này, khi nói đến vô trụ, tức là trở thành vô lượng trụ, còn khi có một vài trụ thì là hữu trụ (trụ trong một giới hạn nào đó).

KINH: Cũng vậy, bổ đề tâm của đại Bồ Tát vốn không căn vô sở đắc mà có thể trưởng dưỡng nhất thiết chủng trí thần thông đại nguyện che mát khắp thế gian.

GIẢNG: Càng vô sở đắc bao nhiêu càng trưởng dưỡng nhất thiết chủng trí, để có thần thông đại nguyện che mát khắp tất cả pháp giới. Nên khi ta làm một việc thiện càng vô hình tướng, vô trụ, càng ít người biết bao nhiêu, quỉ thần sẽ biết nhiều ngần ấy và thiện căn càng lớn. Tóm lậi, chớ nên khoe khoang điều thiện gì đã làm, vì khoe là hỏng lắm, vì càng khoe khoang, càng nói nhiều, công đức càng teo nhỏ lại.

KINH: Như chất kim cang chẳng phải chậu xấu, chậu bể đựng được, chỉ trừ chậu lành thật tốt.

GIẢNG: Không có văn chương nào trong kinh hay bằng đoạn này, ngài nói tất cả những kỳ bí, kỳ diệu của pháp giới khắp đều được phơi bày rất rõ. Kim cang là chất bồ đề tâm, phải là pháp khí tốt lắm mới có thể chứa đựng được bồ đề tâm ấy.

KINH: Cũng vậy, những chúng sanh hạ liệt tham, sân, phá giới, giải đãi, vọng niệm, vô trí, không thể chứa đựng bồ đề tâm, chỉ trừ Bồ Tát thâm tâm.

GIẢNG: Nếu trong tâm còn nhiều hoặc lậu, nhiều tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v… thì không thể chứa được bồ đề tâm, nếu có phát thì sau cũng bị rỉ lậu tiêu mất, nhưng cũng có thể phát lại. Trái lại, nếu bồ tát có thâm tâm, tức là tâm không tham sân si rĩ lậu thì chứa đựng bồ đệ tâm như chậu tốt đựng kim cang vậy.

KINH: Như kim cang có thể soi lủng các chất báu khác. Cũng vậy, bồ đề tâm có thể xuyên thấu tất cả pháp bảo.

GIẢNG: Nói một cách dễ hiểu, bồ đề tâm có thể xuyên qua tất cả các nghiệp lậu của chúng ta cũng như kim cang cắt được tất cả những vật cứng vậy.

KINH: Như kim cang có thể làm hoại tất cả các hòn núi. Cũng vậy, bồ đề tâm có thể phá vỡ nhữhg núi tà kiến.

GIẢNG: Tất cả những tà kiến từ xưa của chúng ta, khi phát bồ đề tâm dần dần những tà kiến bị tiêụ dung hết.

KINH: Như kim cang dầu đã bể nhưg các thứ báu khác vẫn không bằng. Cũng vậy, bồ đề tâm vì chí liệt mà có chút suy tổn, nhưng vẫn còn hơn tất cả công đức của hàng nhị thừa.

GIẢNG: Bồ Tát sơ phát tâm khi phát bồ đề tâm rồi, nếu có hành trì kém sút hoặc giải đãi không được đến mức ba la mật, nhưng công đức vẫn hơn hẳn hàng nhị thừa.

KINH: Như kim cang chẳng phải người phàm có được. Cũng vậy, chẳng phải những chúng sanh ý liệt mà có được bồ đề tâm.

GIẢNG: Dụ như một người chuyên cho vay lời cắt cổ, hay một người bán hàng hay nói điêu ngoa ngoài chợ, những hạng người đó đều thuộc hàng ý liệt, không thể nào có bồ đề tâm được.

KINH: Như kim cang, nếu là người chẳng biết rành chất báu thời không biết được công năng tác dụng của nó. Cũng vậy, người chẳng biết chánh pháp thời không biết được công năng tác dụng của bồ đề tâm. Như kim cang không gì làm tiêu diệt được. Cũng vậy, tất cả pháp không thể tiêu diệt được bổ đề tâm.

GIẢNG: Chúng ta chỉ có chút bồ đề tâm thôi, sau vì cớ nào đó, có thể quên đi để nó suy tổn, nhưng nếu thực chúng ta có phát bồ đề tâm, thì bồ đề tâm ấy vẫn tồn tại và sau này vẫn có thể nuôi dưỡng trở lại được. Nên ngài Di Lặc luôn luôn ví bồ đề tâm như kim cang, vì kim cang không gì có thể tổn hại được.

KINH: Như chày kim cang, những người có sức khỏe đều không cầm được, chỉ trừ người có sức đại-na-la-diên. Cũng vậy, bồ đề tâm, tất cả hàng nhị thừa đều không Cầm giữ được, chỉ trừ Bồ Tát có thiện lực kiên cố nhơn duyên quảng đại. Như kim cang, chỉ trừ đất kim cang, những chỗ khác không thể giữ chịu được. Cũng vậy, Thanh Văn, Duyên Giác đều không thể giữ chịu được bồ đề tâm, chỉ trừ người xu hướng Phật trí.

GIẢNG: Một vị A La Hán còn chưa mang nổi bồ đề tâm ấy, chỉ trừ người nào cầu nhất thiết chủng trí và lòng đại bi bình đẳng để có thể độ hết tất cả chúng sanh.

KINH: Như kim cang tế có thể giữ vững đại địa. Cũng vậy, bồ đề tâm có thể giữ vững hạnh nguyện bồ tát chẳng sa vào tam giới.

GIẢNG: Khoa học chưa biết, nhưng tuệ giác của nhà phật thì biết rằng trái đất này lưng lững, vững vàng không bị tan hoại vì dưới đất có một lớp gọi là lớp kim cang tế, gần chỗ của vua Diêm Vương. Lớp kim cang tế này rất cứng, có lẽ là do tất cả sức ép và sức nóng trong lòng trái đất, nó là cái cốt giữ trái đất này vững. Bồ đề tâm cũng thế, như lớp kim cang tế giữ chúng sanh đi trên con đường bồ tát đạo.

KINH: Như trên tòa kim cang trong Đại Thiên thế giới có thể giữ vững chư Phật ngồi đạo tràng, hàng ma, thành đạo Vô Thượng Chánh Giác, tất cả những tòa khác không kham được.

GIẢNG: Bất cứ vị Phật nào cũng vậy, thị hiện thành Phật dưới nhân thế, sau khi tu khổ hạnh, rồi tắm ở sông Ni Liên Thuyền, bước lên chỗ ngồi ở bồ đề đạo tràng, phát thệ chỉ xuống đất nói rằng: “Tơi sẽ ngồi đây không đứng lên nữa cho đến khi nào thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.” Rồi tự nhiên có người đến rải cỏ cho ngài ngồi, khoảng đất ở đó đều biến thành kim cang, để có sức chịu đựng một bậc Thế Tôn ngồi mà không bị tan vỡ, không những quán chiếu thành Vô Thượng Bồ đề còn phải hàng ma nữa, nên đất ở đó phải cứng ghê gớm như kim cang vậy, tất cả các tòa khác không thể kham được.

KINH: Cũng vậy, bồ đề tâm có thể giữ vững tất cả hạnh nguyện, các môn ba la mật, các nhẫn, các địa, hồi hướng, thọ ký, tu tập pháp bồ đề trợ đạo, cúng dường chư Phật, nghe pháp thọ hành của Bồ Tát, tất cả tâm khác không có công năng này.

GIẢNG: Bồ đề tâm tương tự như tòa kim cang, khiến cho vị Bồ Tát giữ vững những hạnh nguyện, đồng thời đạt được các môn ba la mật, cùng đạt được các nhẫn, Trong kinh Hoa Nghiêm có nói đến thập nhẫn: âm thanh nhẫn, như hưởng nhẫn, như diệm nhẫn, như hóa nhẫn, như hư không nhẫn v.v…, và các địa (từ sơ địa đến đệ thập địa), ngồi trên đó để hồi hướng, rồi để phóng hào quang thọ ký cho những vị tu hành, và tu tập 37 phẩm trợ đạo, cúng dường chư Phật, nghe pháp thọ hành của Bồ Tát mà tất cả những tâm khác không thể có những công năng này. Chỉ có tâm bồ đề mới đủ sức rộng, đủ sức sáng, đủ sức bền vững như kim cang để chứa đựng những biển công hạnh ấy.

KINH: Này thiện nam tử, bồ đề tâm thành tựu vô lượng vô biên nhẫn đến bất khả thuyết, bất khả thuyết công đức thù thắng. Nếu có chúng sanh phát tâm vô thượng bồ đề thời được công đức thù thắng như vậy. Vì thế nên ngươi (là ngài Thiện Tài) đã được lợi lành lớn, vì ngươi đã phát tâm vô thượng bồ đề cầu bồ tát hạnh, đã được công đức lớn như vậy.

GIẢNG: Tóm lại ngài Di Lặc nói lên công đức bất khả thuyết của bồ đề tâm, vì thế nên ngài mới ngợi khen.

KINH: Này thiện nam tử, ngươi hỏi Bồ Tát thế nào học bồ tát hạnh, thế nào tu bồ tát đạo. Ngươi nên vào trong lâu các Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm này, ngươi quán sát khắp nơi thời có thể biết rõ học bồ tát hạnh, học rồi thời thành tựu vô lượng công đức.

GIẢNG: Sau khi nói về công đức của bồ đề tâm cho Thiện Tài nghe, ngài bảo Thiện Tài nếu muốn biết thế nào học bồ tát hạnh, tu bồ tát đạo thì hãy vào Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm lâu các này. Ý ngài muốn nói rằng hãy đi vào Bạch Tịnh Thức của ngài, vì bạch tịnh thức ấy cũng ánh ra thành pháp giới và trong pháp giới ấy vẫn còn lại tất cả những hình ảnh về sự tu học của ngài và của vô lượng đại Bồ Tát khác từ xưa đến giờ.

KINH: Thiện Tài đồng tử cung kính hữu nhiễu Di Lặc Bồ Tát, rồi thưa rằng: “Xin Đại Thánh mở cửa lâu các cho tôi được vào.” Lúc ấy Di Lặc Bồ Tát đến trước cửa lâu các đàn chỉ ra tiếng, cửa liền mở. Bồ Tát bảo Thiện Tài vào.

GIẢNG: Đàn chỉ ra tiếng là búng tay một cái, sự búng tay ấy cũng có nghĩa là ngài thúc liềm thần thức đưa lên một bình diện trên, qua sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, qua cột gút của cái ngã, vào đến thức ấm sơ năng biến, rồi lặn sâu xuống đến bạch tịnh thức. Đó cũng là một cách ngài dạy Thiện Tài quán, đồng thời ngài cũng gia trì cho Thiện Tài để có thể vào được biển bạch tịnh thức đó, đồng thời nhập pháp giới. Nói một cách khác, Thiện Tài được ngài Di Lặc gia trì để nhập vào được pháp giới. Trong suốt các vị thiện tri thức mà Thiện Tài đã đi qua, nhất là sau ngài Bất Động Ưu Bà Di, hay ngài Ma Gia Phu Nhơn v.v… các ngài điều gia trì cho Thiện Tài nhập pháp giới cả, nhưng những vị trước gia trì còn nông hơn, đến khi gặp ngài Di Lặc thì mới lặn được sâu gần đến đáy, rồi đến ngài Phổ Hiền lúc đó Thiện Tài mới được nhập pháp giới trọn vẹn.

KINH: Thiện Tài rất hoan hỉ đi vào trong lâu các, cửa liền đóng lại. Thiện Tài thấy trong lâu các rộng vô lượng đồng như hư không…

GIẢNG: Bắt đâu từ đây kinh tả pháp giới, đồng thời cũng tả bạch tịnh thức của ngài Di Lặc. Trước hết kinh tả y báo sau đó mới tả đến chánh báo.

KINH: Vô số chất báu làm đất, vô số cung điện, vô số cửa cái, vô số cửa sổ, vô số thềm bậc, vô số lan can, vô số đường xá, tất cả đều bằng thất bửu. Vô số tràng, vô số phan, vô số lọng hàng liệt khắp nơi. Vô số chuỗi  báu, vô số chuỗi châu châu, vô số chuỗi xích châu châu, vô số chuỗi sư tử châu, thòng rũ khắp nơi.

GIẢNG: Đoạn kinh này có thể thử so sánh với hai chỗ, thứ nhất là Cực Lạc, thứ hai là chỗ của ngài Ma Gia Phu Nhơn, xem chỗ nào đẹp hơn, thanh tịnh hơn, nói cách khác là lặn sâu vào bạch tịnh thức hơn.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu so với cảnh giới Cực Lạc, cảnh giới nào thanh tịnh hơn, đẹp đẽ hơn?

PHẬT TỬ 1: Theo tôi thấy, có lẽ… có lẽ… thế giới Cực Lạc trang nghiêm hơn, vì ở nơi ấy, có đủ thứ chim hót, cây, cỏ cũng đều nói pháp, và có vẻ… thích hơn.

PHẬT TỪ 2: Còn theo tôi thì cả hai đều là.,, pháp giới cả, nên có lẽ… như nhau, không sai khác.

PHẬT TỬ 3: Tôi cũng đồng ý cô phật tử vừa trả lời. Có nghĩa là như nhau, cho xong chuyện, nghĩ mãi, khó quá, chẳng thể biết chắc được!

PHẬT TỬ 4: Theo tôi thì tôi chỉ thích Cực Lạc, nên cũng không cần đặt vấn đề chỗ hơn kém.

ĐÁP: Ở đây, không phải chúng ta so sánh để khen, chê chỗ nào hơn kém, mà chỉ là để hiểu mức độ nông sâu, thanh tịnh như thế nào thôi, tàng thức của các ngài gần như trùm pháp giới rồi, các ngài chỉ tùy duyên và nghiệp lực của chúng sanh đứng nhìn để hiện ra y báo tương đương.

Để trả lời tất cả, theo tôi nghĩ thì Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm của ngài Di Lặc sâu hơn. Vì sao ? Và thế nào thì được vãng sanh Cực Lạc? Khi còn sống, nếu ta có thể quán được và đi qua những tầng lớp của sắc ấm, thọ ấm, tựởng ấm, rồi đi qua hành ấm, vào đến bờ mé của thức ấm. Hoặc lúc chết, do diễn trình tự nhiên của thần thức, giựt lên phía trên, đi sâu vào đến bờ mé của thức ấm là tức là vào đến lớp hào quang của Cực Lạc. Không phải vì thế mà đức Phật A Di Đà kém ngài Di Lặc Bồ Tát đâu, chỉ vì ngài phải hiện thấp xuống thì chúng ta mới có cơ hội qua được, chứ cao quá, thanh tịnh quá, mà chúng ta căn cơ lại cạn cợt, nghiệp chướng sầu dầy, thì có thể nói, khó có thể được vãng sanh.

KINH: Vô số bán nguyệt, vô số dải lụa, vô số lưới báu dùng để trang sức. Vô số lục lạc báu gió động thành tiếng, rải vô số hoa trời đẹp, treo vô số tràng báu cõi trời, vô số lư hương báu trang nghiêm, rưới vô số bột chân kim, treo vô số gương báu, trải vô số y báu, giăng vô số trướng báu.

GIẢNG: Nếu ta giở kinh Quán Vô Lượng Thọ để đọc lại chỉ thấy tả cảnh cây, ao báu, chim hót chứ không dùng đến chữ “vổ số” như ở đây, thì chắc trong Tỳ Lô Giá Na Đại Lâu Các Trang Nghiêm của ngài Di Lặc sâu hơn và mênh mang hơn.

KINH: Trần thiết vô số tòa báu, vô số lụa báu trải trên tòa, vô số tượng đồng nữ bằng vàng diêm phù đàn, vô số hình tượng bằng nhiều thứ báu…

GIẢNG: Sau khi kinh nói vô số tràng phan báu, sau lại nói đến vô số tượng đồng nữ mà không nói đến tượng đồng nam, qua mấy trang sau mới thấy nói đến tượng đồng nam. Ở điểm này, tôi cũng chưa hiểu tại sao. Lời kinh thường mang theo một ý nghĩa nào đó, mà căn cơ chúng ta hạn hẹp chưa hiểu nổi, chứ không bao giờ kinh nói lời hư vọng. Như sau đây kinh kể có “vô số bản nguyệt…” Tại sao không nói mãn nguyệt (trăng tròn đầy) mà chỉ nói bán nguyệt mà thôi? Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu nổi. Khó thực!

Buổi giảng hôm nay cũng quá dài rồi, ai cũng mỏi mệt, tôi xin tạm dừng nơi đây, hẹn quí vị kỳ sau.

Xin cảm ơn quí vị.

HẾT QUYỂN BA.