NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

QUYỂN MỘT

Chương năm

April 10th, 1990

Kính thưa Đại Đức trụ trì cùng chư vị đạo hữu…

Hôm nay là buổi thuyết giảng thứ 105 về kinh Hoa Nghiêm tại chùa này… Lần trước chúng ta đã đến vị thiện tri thức thứ mười tức là vị Đồng Nữ Từ Hạnh.

Trong việc đi sâu vào không hải, đi sâu vào tàng thức sơ năng biến, đến chỗ đáy tàng của tâm thức ấy, trong lộ trình đó, các vị thiện tri thức đều chỉ dạy chúng ta một thứ đó là Đại Bát Nhã, Đại Bi và vô sở cầu hạnh. Dù trong kinh nói rất nhiều hình thái, mầu sắc, nhiều pháp môn và giải thoát môn, nhưng chung quy đi đến cùng thì vẫn chỉ có Bát Nhã, Đại Bi và vô sở cầu hạnh mà thôi.

Tác động của Bát Nhã trong tâm thức là thế nào? Tức là quán chiếu tất cả sự vật, quán mình, quán người, và pháp giới, rồi sau đó chia chẻ các vật thành những vi trần, thành lân hư trần để tiêu dung vào biển không hải ấy. Vậy thì tác động cốt thiết của Bát Nhã là chia chẻ.

Còn tác động cốt thiết của Đại Bi là gì? Là tụ tập. Một khi hành giả chia chẻ những thứ đó thành bụi hào quang rồi, thì các vị lại phải tụ tập các bụi hào quang lại, hợp thành những làn sóng, rồi hiện tướng lên, thành những tướng người, sắc thân, cảnh giới v.v… để độ sanh. Nên tóm lại, tác động của tâm thức cốt thiết có chừng đó thôi, trong khi làm hai tác động ấy, tâm hành giả phải giữ bình lặng đến chỗ vô sở cầu hạnh thì mới đạt đến mức tuyệt vời. Vì vậy, việc hiện hóa thân vô lượng, cảnh giới vô lượng phải do đại bi, tụ tập lại mới được. Nếu ta nhìn thế gian này, thông thường phàm nhân và cả khoa học cũng làm những tác động đó, nhưng làm khác với các vị Đại giác. Thí dụ như khi khoa học khảo xét các cực vi đi vào vật lý, hạt tử, thì cũng chia chẻ sự vật thành nguyên tử, âm điện tử, dương điện tử, trung hòa tử, thành nhiều hạt tử nhỏ v.v…

Đó cũng là một thứ chia chẻ, nhưng không phải là một hành động bát nhã. Vì sao? Vì khoa học còn chấp những thứ bị chia chẻ đều là thật có, nên khoa học chỉ làm tác động của một trí thông minh thế gian thôi, không phải là tác động của bát nhã. Còn về việc tụ tập, khoa học cũng có hành động tụ tập, tỷ dụ như khi họ muốn làm một cái xe, họ cũng tụ tập bằng cách mang các thứ ráp nối lại, từng phần một để tạo nên cái xe, sau đó cho dòng điện và xăng chạy vào, và điện và xăng cũng là thức biến. Song sự tụ tập này không phải là do đại bi, ngược lại nó do sự chấp ngã cùng tham ái thường tình của thế gian, và không biết cái đó là huyễn. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cũng làm tác động tụ tập và chia chẻ luôn luôn mà không hề biết, và vẫn vấp vào tâm tham ái, không có bát nhã và đại bi. Đồng thời phải nhận rằng khoa học tạo nên nhiều thứ máy, và cũng có những thần thông nho nhỏ. (Những điều này, ta cũng cần biết, vì một khi hiểu đạo Phật thì phải rọi ánh sáng trí huệ vào tất cả nhân gian và pháp giới này để có thể lồng những thứ đó vào tuệ giác của nhà Phật). Chẳng hạn như telephone cũng là một thứ “thiên nhĩ thông” của khoa học, xa mây nghìn cây số cũng nghe được tiếng nói của người thân, hoặc hệ thống truyền hình chiếu từ các nước, ta có thể dùng TV để thấy được, đó là “thiên nhãn thông.” Hoặc một hỏa tiễn bay nhanh và rất xa, thì cũng hơi giống như “thần túc thông.” Nhưng giữa khoa học và nhà Phật khác nhau ở chỗ nào? ở chỗ khoa học chưa dùng được những quang minh (radiations) cực kỳ vi tế và mầu nhiệm của Tâm lực, chỉ dùng được những quang minh thô kệch của vật tức sắc ấm thôi, mà chính khoa học cũng không hiểu được vật là quang minh, vì nó đã tụ lại và hiện tướng rồi. Khoa học cũng chưa hiểu hư không là gì, thời gian là gì, chưa vào được Thọ ấm, Hành ấm, Thức ấm (vì chưa biết Thiền định). Vì vậy, những thần thông nhỏ của khoa học không tự tại, vì phải dùng những ngoại vật ráp nối vào nhau để tạo nên thần thông ấy. Tuy nhiên, khoa học có thể làm cho nhiều người trông thấy, và sử dụng những “thần thông” ấy, như ai ai cũng có thể mở TV để xem, có thể dùng xe đi đây đi đó v.v… Nhưng trong kinh lại tả về đại tự tại lực của chư Phật như trong chúng hội Pháp Hoa chẳng hạn, Phật gia trì và nâng cao tâm thức của chúng hội lên, khiến cả chúng hội đều có thiên nhãn thông, nhìn thấy các cõi thông suốt nhau không ngăn ngại. Thiên nhãn thông nhà Phật rất ghê gớm, vì sao? Vì dùng ngay tâm lực, là cái cỗi nguồn tinh lực nguyên sơ trong pháp giới này, mà không dùng những ngoại vật ráp nối, đồng thời dùng tâm niệm để khởi lên tức khắc. Nhưng con đường đi đến chỗ dụng tâm tuyệt vời đó rất khó, phải cần thiền định nhiều kiếp, có khi đến a tăng kỳ kiếp mới đạt đến mức viên dung ấy. Trái lại, khoa học chĩ cần vài ba chục năm thì có thể phát minh ra nhiều thứ máy rồi. Nên tuy gọi là “thần thông,” nhưng chúng ta phải hiểu hai thứ “thần thông” khác nhau là như vậy.

Nếu chúng ta làm một con đường vòng đi qua ngoại vật, thì chúng ta sẽ đạt đến chỗ của khoa học ngày nay, nghĩa là chóng vánh và dễ được, nhưng rất hạn hẹp và nhiều phiền não. (Phiền não vì lo trả tiền, lo máy hỏng, tâm không yên ổn như lòng người xã hội ngày nay). Nhưng phần đông người đời hay thích những cái có kết quả ngay, vì sao? Vì họ không đủ sự kiên tâm đi con đường dài xa cần khổ của sự tu tập từ kiếp này qua kiếp khác. Phải là người có một lòng tin ghê gớm lắm mới có thể đi con đường Phật đạo, nhưng đến một ngày nào đó, đức A Di Đà hay ngài Quán Thế Âm đưa tay tiếp dẫn thì lúc đó, con đường sẽ thênh thang, dễ dàng, ít ám chướng và tình nhiễm. Tỷ dụ như nói về bệnh, khoa học cũng chĩ mò mẫm chữa được chút đĩnh mà thôi, vì thuốc là gì? Đó chính là sự tụ họp của sắc ấm, tức là một sự lác động bề ngang, mà ta nên nhớ rằng tât cả pháp giới này phụt lên từ điểm không hư, tạo nên thức ấm, rồi hành ấm, rồi tưởng ấm, rồi thọ ấm cuối cùng mới đến sắc ấm. Nên chữa theo khoa học là chữa theo bề ngang, sở dĩ chữa ngang là vì khoa học không dùng được tâm lực, chưa vào được hành ấm, ngay cả tưởng ấm khoa học vẫn còn rất lơ mơ, nên thuốc của khoa học có thể gọi là thuốc của Ma Vương. Tâm lực của chúng ta chỉ theo nghiệp lực phụt lên thôi, chứ chúng ta chưa thể chi phối được nó. Nhưng một khi, nếu dùng tâm lực chữa được thì bệnh tật sẽ khỏi hẳn. Còn như dùng thuốc của Ma Vương chữa theo bề ngang, thì chỉ đỡ được đôi chút, sau lại trở lại, đó là chưa kể đến vân đề side eííect của thuốc đó. Vì nếu ta dùng thuốc này để chữa một bệnh nào đó, thì nó chữa được bệnh đó rồi, lại có thể gây ra một bệnh khác, nên cứ quanh quẩn phải dùng hết thứ thuốc này đến thuốc kia.

Chúng ta hiểu như thế, và nói ra như thế, nhưng chúng ta vẫn phải dùng thuốc của Ma Vương, vì sao? Vì tâm lực của chúng ta còn tồi quá, chưa lên được đến thọ ấm huống chi là lên đến hành âm, nên khó thể tự chữa được, về kinh Phật, cần hiểu rõ về năm ấm, thì nhìn pháp giới mới rõ được, mà về sau, dùng con mắt trí huệ đó nhìn tât cả pháp thế gian, từ tôn giáo, đến các môn học thế gian, các sự chuyển động lăng xăng của tâm thức, chúng ta có thể định giá rất rõ, biết cái nào cao, cái nào thấp, cái nào là hữu hạn, cái nào vô hạn, ngay cả khi ta nói chuyện với một người, ta có thể hiểu tâm thức người đó đang đứng ở mức độ nào, tâm tư ra sao, sự hiểu biết của họ thế nào. về triết học, ngay cả thuyết Thượng Đế cũng đúng đấy, nhưng chỉ đúng ở mức độ chưa tuyệt vời thôi, và tùy theo lối nhìn của chúng sanh mà thấy pháp giới này có một sắc thái nhưthế nào. Tỷ dụ như có người nghĩ rằng vũ trụ này là do những vị quĩ thần cai quản, nên họ phải thờ và lễ lạy, thì cũng được, vì các vị đó cũng có vai trò riêng của họ, họ cũng có một ít thần thông và có thể giúp đỡ họ được chút đỉnh. Giống như một người thường dân đi cung kính mấy anh lính lệ để xin vào thăm tù, nhưng anh lính đó không giúp họ được bao nhiêu, không thể thả thân nhân họ ra khỏi tù. Lên cao hơn thì cung kính vị quan huyện, may ra quan huyện có thể thả được người thân của họ, nhưng vẫn không có thể cứu chuộc được tội nặng. Chỉ khi nào lên đến vua thì lúc đó mới có thể làm được nhiều việc. Tất cả những tôn giáo và những triết học là thế, chỉ tùy theo lối nhìn mà thôi. Vì vậy đạo Phật luôn luôn nhấn mạnh đến ngũ nhãn, mà các tôn giáo khác không hề biết đến, có chăng chỉ biết đến thiên nhãn là cùng. Ngay đến cái huệ nhãn cũng còn không biết chứ đừng nói là pháp nhãn. Không phải chúng ta nói đây để chê bai tôn giáo khác đâu, nhưng nói để gây lòng tin cho người nghe, là về những tôn giáo khác thì thiên đường của họ chỉ ở những tầng trời Dục giới hay sắc giới, chưa ra khỏi ba cõi. Vì thế, chư Phật mới xuất hiện nơi đời bên Ấn Độ, vì ở đó rất nhiều người tu hành, dụng công và cần khổ, giữ những giới cấm rất gay go nhưng lệch lạc, như nằm trên gai, đi trên than hồng, đứng co chân v.v…, và những Ihứ đó vẫn không đưa hành giả đến sự giải thoát.

Bây giờ xin trở về với phẩm nhập pháp giới…

Trước khi đi vào kinh, chúng tôi xin tóm tắt qua về lộ trình của Thiện Tài đi tìm cầu thiện tri thức trong những kỳ giảng qua. Bắt đầu là ngài Đức Vân, nếu ta phân tích dần dần thì chỉ thấy các ngài dạy toàn là Bát Nhã và Đại Bi chứ không có gì khác cả, ngài Đức Vân dạy Thiện Tài một pháp môn là pháp môn Niệm Phật, Chúng ta cũng phải nhớ một điều, trong kinh nói đến 53 vj thiện tri thức tức là tượng trưng cho 53 bậc từ sơ trụ dốn Đẳng Giác, nhưng đó chỉ là hình tướng thôi, còn thực trong kinh rất linh động, vì vị tu có thể vượt một lúc hai, ba bậc được hay có thể thọ giáo 2, 3 vị thiện tri thức về cùng một bậc đó cũng được, vì trong kinh có nhiều vị dạy trùng nhau lắm. Điểm thứ hai là tất cả Bồ Tát đạo chĩ có 10 độ thôi, thì tất cả các vị thiện tri thức này đều tu 10 độ cả, nhưng trong mười độ đó, hành giả trội hơn hẳn về một độ nào đó thì sẽ đắc giải thoát môn về độ đó. Thí dụ có vị tu về bố thí, sau ngài đắc giải thoát môn như “vỗ tận tạng phúc đức” chẳng hạn, nhưng ngài vẫn tu 10 độ. Có vị tu về tâm từ, đó là hạnh nguyện chính, nhưng ngài vẫn song song tu cả 10 độ. Vì vậy, ta không nên chia chẻ ra một cách thứ bực quá đáng, như nói là ở vị thiện tri thức đầu là chĩ ở sơ trụ mà thôi, hay vị thứ hai là nhâ’t thiết ở nhị trụ, hoặc tu bố thí, rồi trì giới, rồi nhẫn nhục v.v… điều đó có vẻ không đúng lắm với ý kinh. Vì sao? Vì các vị đi trên con đường Bồ Tát đạo thường đều tu cả 10 độ, nhưng các vị chọn cho mình một độ chính yếu, tùy theo căn cơ sở thích, thì sẽ đắc được giải pháp môn và tam muội đó. Giải thoát môn tức là tam muội. Trong tam muội có nhiều đà la ni, nhiều khả năng, nhiều diệu đức nở ra trong tâm thức các ngài…

Trở về ngài Đức Vân, ngài dạy môn “Niệm nhát thiết chư Phật cảnh giới quang minh,” tức là dạy niệm Phật để được niệm Phật tam muội. Quán Phật tức dùng tâm tưởng mình quán đức Phật hiện lên trong tâm tưởng của mình, tức là đến mức độ tưởng ấm. Nhưng khi chúng ta thấy đức Phật hiện lên như vậy cũng chưa phải là đức Phật thật đâu, vì đó chỉ là Phật theo tâm tưởng của mình thôi. Khi nào hành giả đưa tâm tưởng sâu vào đến hành ấm rồi thức ấm, thì lúc đó, tự nhiên đức Phật hiện tới tàng thức đó, và hai vị Phật, Phật ở ngoài tâm và Phật ở trong tâm sẽ nhập một, lúc đó cái nhị biên mới được xóa bỏ, mà chỉ còn có một Phật mà thôi. Và Phật này có thể độ mình được. Ta cần phải hiểu điều đó, vì nhiều vị tu thiền cứ nói rằng “duy tâm tịnh độ,” nhưng duy tâm tịnh độ thì hành giả cũng phải khởi ông Phật trong tâm lên trước đã, vào đến tàng thức rồi thì vị Phật ở ngoài mới có thể nhập một vào vị Phật trong tâm được, vì vậy, lên đến tột cùng thì trở thành bình đẳng vô nhị. Và tịnh độ mới duy tâm. Nhưng chúng ta thường thường quán chiếu rất kém, chỉ tu được trì danh thôi… Ngài thứ nhì là ngài Hải Vân, tức là vào đến “cửa bể của tâm.” Ngài kể cho Thiện Tài nghe mà chưa gia trì cho Thiện Tài gì cả, ngài chỉ kể rằng: “Ta ngồi nơi đây quán cái biển này, và luôn suy tư rằng đại hải này sâu thế nào, rộng thế nào, có gì lớn hơn và sâu hơn biển này không, và trong biển hàm chứa tất cả châu báu, chúng sanh thân to lớn, và biển không bao giờ đầy, vơi. Tất cả nước trên thế gian đổ vào biển cũng không bao giờ đầy cả. Quán trong mười hai năm, một chu kỳ viên mãn, thì biển đó mọc lên một đại bửu liên hoa, tức là pháp giới này,” như vậy, ngài dạy Thiện Tài quán giả. chi có đạo Phật mới nói rằng pháp giới này giống một bông liên hoa thôi, vì Phật nhãn của ngài lớn quá, ngài nhìn rõ nó như một đóa hoa để trên bàn tay mà thôi… Ngài thiện tri thức thứ ba là ngài Thiện Trụ, ngài đi trên hư không, Thiện Trụ tức là giữ tâm rất khéo, đi giữa sắc và không, giữa quán giả và quán không, như con chim bay hai cánh mà không lệch bên nào. Nên ngài dạy cho Thiện Tài giữ cái tâm chẳng có, chẳng không… Ngài thứ tư là ngài Di Già, là một vị CƯ sĩ, dạy cho Thiện Tài tụng chú, dạy cho Thiện Tài biết tất cả pháp giới này khởi lên từ những diệu âm nguyên sơ, cần làm sao khiến tâm thức mình chuyển động bập bềnh đúng theo tần số của những âm thanh nguyên sơ đó mà chư Phật hằng tụng, như vậy hành giả sẽ dễ nhập vào diệu tâm. Bốn vị này, dạy cho Thiện Tài gần như là đủ những con đường tu chính… Đến ngài thứ 5 là ngài Trưởng Giả Giải Thoát, Thiện Tài đi từ ngài Di Già đến ngài Trưởng Giả Giải Thoát mất 12 năm, cũng là một chu kỳ viên mãn của sự tu tập, tôi đoán trong 12 năm này, Thiện Tài tụng chú và quán chiếu miên mật theo lời dạy của 4 vị thiện tri thức. Tới ngài Giải Thoát, gọi tên là “Giải Thoát” vì ngài trung quán song chiếu giữa giả và không rất thuần thục rồi, nên ngài “nhập pháp giới” ngay cho Thiện Tài trông thấy, ngài nhập pháp giới bằng cách hiện vô số thế giới trong thân mình một cách rõ ràng… Rồi đến vị Hải Tràng Tỳ Kheo, tức là vị thiện tri thức thứ 6, thấy ngài ngồi bất động trong 6 tháng, ngài hiện tất cả những hóa thân vô lượng từ dưới chân, lên đến đầu gối, rồi eo, rồi lưng, rồi ngực, rồi mắt, rồi trán v.v…, có nghĩa là ngài dạy Thiện Tài môn hóa thân vô lượng, vì phải có hóa thân vô lượng mới độ sanh được, Bồ Tát đại sỹ bao giờ cũng đạt tới Pháp thân đại sỹ, hóa hiện sắc thân vô lượng. Rồi đến vị thiện tri thức là ngài Hưu Xả Ưu Bà Di. Vị này chỉ nhắc Thiện Tài có một câu thôi, đó là khi đi trên con đường Bồ Tát đạo, cốt yếu là “Hưu Xả,” hưu là hượm lại, xả là bỏ, có nghĩa là không bao giờ xả bỏ Bồ Đề Tâm. Ở đây, ngài không dạy cho Thiện Tài pháp môn nào cả, mà chỉ dạy cho Thiện Tài luôn luôn phải giữ Bồ Đề Tâm. Đến ngài thứ 8 là một vị ngoại đạo tiên ông tên là Tỳ Mục Cù Sa. Trong kinh Phật, nhiều vị ngoại đạo không phải thật là ngoại đạo, mà là những vị Bồ Tát thị hiện ở trong ngoại đạo, vì sao? Vì phải thị hiện đồng sự với họ, cũng tu như họ để độ sanh để chuyển hóa họ. Vì vậy, đức Phật ra đời các đại đệ tử của ngài đều từ ngoại đạo ra cả. Bắt đầu từ ngài Ca Diếp và đồ chúng của ngài kéo về hơn một nghìn người, rồi đến ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v… Vì khi đức Phật thọ sanh xuống nhân thế, thì các đệ tử của ngài, do tu với ngài từ nhiều kiếp trước, cũng theo ngài thọ sanh như chùm nho, mỗi vị tản mát vào trong ngoại đạo… Trở về với kinh, ngài Tỳ Mục Cù Sa là vị đầu tiên đưa Thiện Tài vào 5 tam muội, ở đây, vì Thiện Tài đã quán không, giả và trung khá thuần thục rồi, cũng là vẫn vào cái biển tâm ấy thôi, nhưng tùy theo mức độ nông sâu mà nhìn hay đắc được một vài tam muội hay nhiều tam muội, ở đây, chúng tôi xỉn nhắc lại một chút về “biển tâm,” vì nó có rất nhiều tên gọi, mỗi tên gọi lại mang theo một ý nghĩa riêng. Nó có thể gọi là biển Diệu Tâm, là chân Như, Pháp Tánh, Phật Tánh, Tột Không, Như Thật Bất Không, cũng gọi là Như Lai Tạng Xuất Triền, xuống thấp nữa vì có vọng thì gọi là Như Lai Tạng Tại Triền, rồi Tàng thức sơ năng biến… Đến vị thiện tri thức kế tiếp là một vị ngoại đạo, là ngài Thắng Nhiệt Bà La Môn. “Thắng Nhiệt” là cái lửa tối thắng, khi Thiện Tài đến thấy vị này đốt một đống lửa lớn, dưới là núi đao, núi đao tượng trưng cho phiền não tà kiến, lửa là dụ cho trí huệ. Tu hành là phải dùng 5 trí huệ của giới, định, huệ, giải thoát, v.v… để tiêu trừ những tà kiến. Và trong khi Thiện Tài từ trên cao nhảy vào núi đao, thì đắc được mây môn tam muội, như “Thiện Trụ tịch tĩnh tam muội.” Tức là lúc đó Thiện Tài trung quán đã giỏi lắm rồi, vì “thiện trụ” tức là khéo trụ giữa cái có và cái không, không nghiêng về bên nào cả. Đến vị thiện tri thức thứ 10 là ngài Từ Hạnh, đó là một vị Đồng Nữ. Ngài cho Thiện Tài xem cung điện của ngài tức là xem cái tàng thức sơ năng biến biến thành những y báo trang nghiêm, vào đó thây mặt gương rất nhiều, tượng trưng cho Bát Nhã và cảnh giới râ’t nhiều tượng trưng cho Đại Bi…

Đó là tóm tắt những vị thiện tri thức mà chúng ta đã đi qua trong những kỳ giảng trước. Thì đây, chúng ta lại tiếp tục cuộc hành trình đi vào tâm thức của Thiện Tài để gặp thêm những vị thiện tri thức kế tiếp. Bốn vị này cũng đều tu về bố thí cả. Thế mới biết, trong con đường Bồ Tát đạo, hành bố thí rất quan trọng, vì nó mở hết cả mọi đường, cũng như việc niệm Phật vậy. Tôi xin đọc mấy câu của Đồng Nữ Từ Hạnh nói về sự chứng đắc của mình.

Kinh:

Này thiện nam tử, đây là môn “Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm.”

Giảng:

“Bát Nhã” là Bát Nhã, còn “phổ trang nghiêm” là Đại Bi, để trang nghiêm y báo và độ sanh. Và sau khi ngài đắc tam muội ấy, thì có trăm vạn đà la ni, những năng khiếu của tâm nỏ ra như hoa, biết tất cả Phật pháp. Như là… môn nghiệp bất thất hoại đà la ni, năng khiếu biết tất cả những nghiệp báo v.v…

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một nước tên là Tam Nhãn. Xứ đó có một Tỳ Kheo tên là Thiện Kiến. Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bổ Tát đạo.

Giảng:

“Tam Nhãn” là ba con mắt, “Thiện Kiến” là khéo nhìn. Ý nghĩa đoạn kinh này là vị thiện tri thức đây có nhiều thứ mắt lại khéo nhìn tất cả những thiện hạnh. Ngũ nhãn là nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn, ở đây, kinh nói đến tam nhãn, tức là huệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn, không cần nói đến nhục nhãn và thiên nhãn, vì các vị này và Thiện Tài đều có thiên nhãn cả rồi, và ở đây, Thiện Tài phải tới đó tu sao để có được huệ nhãn, rồi pháp nhãn, sau cùng đạt được đến Phật nhãn.

Kinh:

Bấy giờ Thiện Tài suy gẫm hạnh của Bồ Tát an trụ rất sâu, pháp của Bồ Tát chứng râ’t sâu, chỗ của Bồ Tát nhập rất sâu. Suy gẫm chúng sanh vi tế rât sâu, thế gian nương nơi tướng mà trụ rất sâu, hạnh của chúng sanh làm rất sâu, tâm lưu trú của chúng sanh rất sâu, chúng sanh như quang ảnh rất sâu…

Giảng:

Chúng sanh như quang ảnh rất sâu…, cho ta thấy rõ tất cả toàn là quang minh, phải lặn vào biển quang minh để thấy tất cả chúng sanh chập chờn biến hiện ra sao.

Kinh:

Chúng sanh danh hiệu rất sâu, chúng sanh ngôn thuyết rất sâu.

Giảng:

Chúng ta thường chỉ thấy cái tâm theo bề mặt của nó mà không lường được bề sâu. Khi một hành giả đi sâu vào tâm thức, thì sẽ thây rõ tất cả những quang minh biến hiện. Lúc đó hành giả sẽ thấy những danh hiệu hay ngôn thuyết, đó chỉ là những bập bùng quang minh và chúng ăn rể ở rất sâu…

Kinh:

Thiện Tài đi lần qua phương Nam đến nước Tam Nhãn, tìm Tỳ Kheo Thiện Kiến. Thấy Tỳ Kheo ấy đi kinh hành trong rừng, tuổi trẻ dung mạo xinh đẹp, tóc xanh biếc xoay về phía hữu không rối, đảnh đầu có nhục kế, da màu huỳnh kim, cổ có ba ngân, trán rộng bằng phẳng…

Giảng:

Đoạn kinh này, tả về chánh báo của vị thiện tri thức rất đẹp, có lẽ ngài có khoảng 28 hay 30 tướng tốt của đức Phật.

Kinh:

Lòng Đại Bi giáo hóa chúng sanh không tạm bỏ. Vì muốn lợi lạc tất cả chúng sanh, vì muốn khai thị pháp nhãn Như Lai. Vì noi theo đường Như Lai đi, chẳng chậm, chẳng mau, đi kinh hành kỹ chắc.

Giảng: đi kinh hành chẳng chậm, chẳng mau… tức là không rơi vào hữu biên, vì đi mau cũng sai, chậm cũng sai. Trong khi vị này đi kinh hành thì có vô lượng Thiên Long Bát Bộ, chủ Phương Thần theo hầu. Đi kinh hành, chúng ta vẫn phải hiểu theo hai nghĩa, nghĩa đen là ngài vẫn đi kinh hành thật, nghĩa tượng trưng là tâm ngài qua lại không ngừng giữa sanh tử và Niết Bàn, giữa Bát Nhã Chân Không và Đại Bi Diệu Hữu. Lúc nào cũng nhớ đến bi nguyện để độ sanh. Ta cũng nên nhớ một điều, phần lớn những tướng tốt mà các vị tu hành có được thường là do bố thí cả, nếu có một thân căn đẹp như thiên thần đều do tu bố thí mà ra. Phần đông những tướng tốt của chư Phật cũng là do bố thí cả.

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử đến chỗ Thiện Kiến Tỳ Kheo đảnh lễ chắp tay cúi mình thưa rằng: Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, cầu Bồ Tát hạnh. Tôi nghe đức Thánh khéo khai thị những đạo Bồ Tát, xin vì tôi mà dạy thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo?

Thiện Kiến Tỳ Kheo nói: Này thiện nam tử, ta tuổi còn trẻ xuất gia chưa được lâu. Trong đời này, ta tịnh tu phạm hạnh ở chỗ 36 hằng hà sa đức Phật…

Giảng: ở đây, trong kinh nói lên hai khía cạnh, câu đầu là nói theo thế gian, dùng con mắt thịt để nhìn, thì thây ngài còn trẻ thật, xuất gia chưa lâu, nhưng kỳ thực trong vô lượng kiếp ngài đã tu lâu lắm rồi. Mà trong kiếp này, tuy rằng ngài mới thọ sanh ít lâu, nhưng thâm tâm của ngài tu rất sâu, tưởng chừng tu qua 36 hằng hà sa chư Phật. Tâ’t cả là ở vấn đề tâm thức…

Kinh:

Hoặc có chỗ đức Phật ta tu một ngày một đêm, hoặc có chỗ đức Phật ta tu bảy ngày bảy đêm, nửa tháng, một tháng, một năm, trăm năm…, một kiếp, nửa đại kiếp…, nhẫn đến bất khả thuyết, bất khả thuyết đại kiếp.

Giảng: Câu đầu, ngài nói theo thời gian thông thường tức là theo thế đế, dùng con mắt thịt để nhận biết, câu sau ngài nói theo đệ nhát nghĩa đế, theo pháp nhãn và Phật nhãn.

Kinh:

Này thiện nam tử, lúc ta kinh hành trong một niệm, tất cả mười phương đều hiện tiền, vì trí huệ thanh tịnh vậy. Trong một niệm tất cả thế giới đều hiện tiền, vì đi qua bất khả thuyết, bất khả thuyết thế giới vậy…, trong một niệm bất khả thuyết, bất khả thuyết chúng sanh sai biệt hạnh thảy đều hiện tiền, vì đầy đủ mười trí lực vậy…

Giảng: ở đây, kinh nói đến chữ “hiện tiền,” vậy chúng ta hiểu chữ “hiện tiền” này ra sao? Tôi xin nhắc rằng trong phẩm thứ bảy của Pháp Hoa, phẩm “Hóa thành dụ,” cũng có nói đến chữ “hiện tiền,” nói rằng ngài Đại Thông Trí Thắng Như Lai thủa xưa ngồi dưới Bồ Đề đạo tràng trong mười kiếp mà Phật pháp không “hiện tiền,” nên phải tu thêm nữa sau mới hiện tiền. Chúng ta thì không có cái gì gọi là hiện tiền cả, chỉ có thể trông thấy một khúc rất nhỏ của pháp giới này thôi, như trông thấy một cái cây, đến khi cái cây ấy đi qua trôi vào quá khứ thì chúng ta lại không trông thấy nó nữa, tức là nó không còn hiện tiền dưới mắt chúng ta nữa. Còn chư Phật và chư Đại Bồ Tát thì các ngài trông thây cái gì cũng hiện tiền cả, từ quá khứ, hiện tại, vị lai, từ vật xa cũng như vật gần, từ cõi này đến cõi khác v.v… Như vậy là các ngài đã hóa giải được không gian và thời gian. Nhưng tại sao các ngài lại hóa giải được? Là vì các ngài đã lặn sâu vào trong cái tàng thức ấy, đến một mức độ viên dung nào đó thì mọi vật đều hiện tiền cả, cũng như tôi vẫn nói có một điểm không hư ở giữa, chung quanh như một trái cầu, chúng ta chỉ nhìn thấy được một khúc bìa mé nào đó của trái cầu thồi mà không đứng được vào giữa của trái cầu ấy, vì vậy, mọi vật đều không hiện tiền, vì vậy mới có quá khứ, hiện tại, vị lai v.v… Hiện tiền tức là hóa giải được không gian và thời gian, muốn hóa giải điều đó thì phải lặn sâu vào tàng thức đứng ở nơi trung tâm không hư, lúc đó mới nhìn thấy được tất cả. Vì vậy, chư Phật biết hết tất cả những quá khứ, hiện tại, vị lai, các ngài lại còn nói rằng, quá khứ đi vòng trở lại, quanh co thành vị lai… Như trong bài kệ ngài Phổ Hiền nói:

Vị lai trong quá khứ, Hiện tại trong vị lai, Tam thế lẫn thấy nhau Biên tế bất khả đắc…

Trở về với kinh, với vị thiện tri thức Thiện Kiến. Sau khi ngài dạy tất cả đều hiện tiền như vậy, ngài mới nói với Thiện Tài rằng, ta được môn “Bồ Tát tùy thuận đăng,” nghĩa là vị Bồ Tát làm một cây đèn sáng tùy thuận chúng sanh để soi sáng. Như vậy, ngài đã tu bố thí rất nhiều kiếp, và trong kiếp này ngài bố thí pháp rất nhiều, tùy theo căn cơ sở thích của chúng sinh mà soi sáng.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một nước tên là Danh Văn. Trong bãi sông của xứ đó có một Đồng Tử tên là Tự Tại Chủ. Ngươi đến đó hỏi, Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo?

Giảng: Chúng ta đã đến được vị thiện tri thức thứ 12, ở xứ Danh Văn. Danh Văn là có cái danh mà không có thực thể, tức là thế gian này. Thế gian này chỉ là “danh văn” thôi, như ta gọi cái này là cái bàn, kia là cái cây, cái nhà, ông A, ông B v.v… tất cả đều là danh ngôn cả, mà thực ra không có một vật gì là thật cả, tất cả chỉ là ảnh tượng thôi. Người thế gian vì cùng một cộng nghiệp nên trông giống như vậy, thì cũng gọi như nhau, chứ kỳ thực nó chẳng có gì cả, chỉ là những đốm quang minh chập chờn hội tụ ảnh hiện, tùy theo nghiệp lực của mỗi loài chúng sanh chiêu cảm làm hiện một ảnh tượng. Vì vậy, tất cả thế gian gọi là “danh văn.” Cũng như ngày xưa đức Di Lặc được gọi là “Danh Tướng Tỳ Kheo” vì ngài mê mải về danh tướng quá, không hiểu rằng những thứ đó bên trong chỉ là như như mà chúng ta không hề hay biết. Danh văn cũng là cái dòng sinh tử, trong đó có một bãi sông, tức là cái sông sinh tử, trên bãi sông ây có một vị đồng tử đương rong chơi ở đó…

Kinh:

…(Bỏ một đoạn kinh nói về sự suy tư của ngài Thiện Tài sau khi từ giã thiện tri thức Thiện Kiến…) …Thiện Tài Đồng Tử thọ giáo nơi Thiện Kiến Tỳ Kheo, nhớ nghĩ thọ trì suy gẫm tu tập biết rõ quyết định, được ngộ nhập pháp môn đó… chúng Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà vây quanh trước sau đi theo Thiện Tài Đổng Tử.

Giảng: Ngộ nhập pháp môn tùy thuận đăng. Ta cũng nên để ý rằng, lúc mới bắt đầu đi tìm cầu thiện tri thức, không thấy có Thiên, Long, Bát Bộ theo hầu Thiện Tài, bây giờ thì lại có, tức là Thiện Tài đã đi khá sâu vào Bát Nhã và Đại Bi rồi, và trong kinh có nói Thiện Tài hiện thân tất cả chỗ sau này lại nói ngài hiện thân tùy loại, tức là càng ngày càng cao, vì vậy có Thiên Long Bát Bộ theo hầu.

Kinh:

Đến nước Danh Văn, Thiện Tài tìm Tự Tại Chủ Đồng Tử… Thấy đồng tử này trên bãi sông cùng 10,000 đồng tử gom cát để chơi…

Giảng: VỊ này chỉ là một đồng tử thôi, nhưng lại có tên Tự Tại Chủ, tức là khá cao. Ở đây, ta cũng có thể hiểu theo hai nghĩa, đến đó gặp một vị đồng tử thật, đương gom cát để chơi, nhưng đồng thời cũng vẫn có nghĩa tượng trưng, đó là cái sông sinh tử, ngài đứng bên con sông sinh tử đó, “gom cát để chơi” tức là đếm những phiền não của chúng sanh.

Kinh:

Thiện Tài đến đảnh lễ chân Tự Tại chủ Đồng Tử, hữu nhiễu vô lượng vòng cung kính chắp tay thưa rằng: Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo, xin đức Thánh giảng cho.

Tự Tại Chủ Đồng Tử nói: Này thiện nam tử, thưở xưa, ta ở chỗ Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử học những pháp thơ số toán ấn v.v… Liền được ngộ nhập nhất thiết công xảo thần thông trí pháp môn.

Giảng: “Nhất thiết trí công xảo thần thông trí pháp môn” tức là tất cả các pháp thế gian ta đều biết hết. Trong đạo Phật có nhiều môn học, thường là chia ra năm môn, môn thứ nhát là “thanh minh,” tức là học về âm thanh, nói cho rõ hơn là học về chữ Phạn, về văn phạm, vì chữ Phạn là do diệu âm mà lập. Thứ hai là môn học “công xảo minh,” biết tâ’t cả những công xảo, nghệ thuật của thế gian. Thứ ba là “y minh,” chữa các thứ bệnh. Thứ tư là “lý số,” tất cả lý số tử vi đều thông hết cả. Thứ năm là “nhân minh” tức là về luận lý. Ngài Tự Tại Chủ Đồng Tử kể rằng, xưa ta ở nơi Văn Thù Sư Lợi học tất cả những pháp của thế gian, gọi là “nhát thiết công xảo thần thông trí pháp môn.”

Kinh:

Ta nhơn pháp môn này nên được biết những pháp thơ số toán ấn giới xứ ở thế gian, cũng có thể chữa lành tất cả những bệnh phong, điên, ôm, gầy, quỉ mị dựa v.v…, cũng có thể tạo lập thành ấp tụ lạc vườn rừng, đền đài, cung điện, nhà cửa, cũng khéo điều luyện những tiên dược, cũng khéo kinh doanh tất cả sự nghiệp ruộng nương, buôn bán,… ta lại khéo phân biệt biết thân tướng chúng sanh, làm lành, làm dữ, sẽ sanh cõi lành, sẽ sanh cõi ác… (Bỏ một đoạn kinh nói về những biết của ngài về các pháp ở thế gian)… Này thiện nam tử, ta cũng biết Bồ Tát toán pháp. Như là một trăm lạc xoa làm một câu-chi. Câu-chi lần câu-chi làm một a-giu-đa. A-giu-đa lần a-giu-đa làm một na-do-tha. Na-do-tha lần na-do-tha làm một tần-bà-la… dần dần đến bất khả thuyết, bất khả thuyết…

Giảng: Chỗ này, tôi đã giảng trong phẩm a-tăng-kỳ, nói về những con số. Bên Ấn có khoảng độ 64 danh từ nói về những con số rất lớn, đại khái như bất khả xưng, bất khả sổ, bất khả lượng, vô lượng, vô biên, bất khả thuyết, bất khả thuyết v.v… ở đây, ngài Tự Tại Chủ Đồng Tử nói lại một đoạn của đức Phật nói trong phẩm a-tăng-kỳ, đi từ chỗ câu-chi, lên đến chỗ bất khả thuyết, bất khả thuyết. Tôi vẫn nói rằng, sở dĩ chúng ta chưa đếm nổi những con số rất lớn, như có bao nhiêu giọt nước trong biển, hoặc số vi trần trong một ngọn núi, hay là số chúng sanh trong một cõi, những con số đó rất lớn mà người phàm với tâm lượng nhỏ hẹp thì không thể nào tưởng tượng nổi. Nhưng đối với các vị tu hành, càng ngày càng lên cao, như các vị Thanh Văn tâm đã lớn hơn một chút nên có thể đếm được khá nhiều, nhưng đến con số vô lượng thì vẫn không thể đếm được, tỷ dụ như trong rừng có bao nhiêu lá? Khi một hành giả mở tâm lượng lớn ra, thì tất cả các vật đều ở trong ấy cả. Vì vậy, chỉ có các bậc Đại Bồ Tát và chư Phật mới có thể đếm nổi mà thôi. Cái đó gọi là số vô lượng. Cũng xin nhắc là ở đây, có 2 thứ vô lượng, một thứ vô lượng trên thực tế vì người thế nhân không thể đếm được nên gọi là vô lượng, nhưng chính là nó có lượng, vì các vị tu hành cao thì có thể biết. Còn vô lượng thật mà không ai có thể đếm được thì chỉ có chư Phật mới biết mà thôi.

Kinh:

Này thiện nam tử, ta dùng Bồ Tát toán pháp này để toán đống cát rộng lớn vô lượng do tuần, đều biết trong đó có bao nhiêu hạt cát. Cũng có thể toán biết phương Đông có tất cả bao nhiêu thế giới sai khác thứ đệ an trụ chín phương kia cũng như vậy.

Giảng: Không những ngài có thể đếm những hạt cát ở thế giới này, còn đếm được ở tất cả mười phương thế giới. Cũng có thể nói rằng, nghĩa tượng trưng là ngài ngồi đếm những phiền não của chúng sanh.

Kinh:

Ta cũng có thể toán biết mười phương có tất cả bao nhiêu thế giới, rộng, hẹp, nhỏ, lớn, danh hiệu, trong đó có bao nhiêu tên của tất cả kiếp, tên của tất cả Phật, tên của tất cả chúng sanh, tên của tất cả nghiệp, tên của tất cả Bồ Tát, tên của tất cả đế lý, ta đều biết rõ… Này thiện nam tử, ta chỉ biết một pháp môn nhất thiết công xảo đại thần thông trí quang minh này.

Giảng: Nghe ngài kể như vậy, ta có thể nghĩ ngài là một vị Bồ Tát ở bậc đệ ngũ địa, vì địa thứ 5 biết tất cả những công xảo của thế gian. Nhưng ngài này chắc là hơn nữa, vì ngài còn biết các cõi và các thứ phiền não của chúng sanh. Để chữa trị và răn dạy… Đó cũng là hạnh bố thí.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một thành lớn tên là Hải Trụ. Trong thành ấy có một Ưu Bà Di tên là Cụ Túc. Ngươi đến đó hỏi Bổ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo? Thiện Tài Đồng Tử nghe lời trên đây, cả mình rởn ốc, hoan hỉ vô lượng, được tâm tín mến hi hữu, thành tựu tâm rộng lớn lợi ích chúng sanh, đều có thể thây rõ tất cả chư Phật thứ đệ xuất thế. Đều có thể thông đạt pháp luân trí huệ thâm thanh tịnh. Nơi tất cả các loài đều tùy loại hiện thân…

Giảng: Lúc này, Thiện Tài đã có thần thông rất lớn, “…nơi tất cả các loài đều tùy loại hiện thân…” nhưng chưa đến mức độ các vị Bồ Tát cao.

Kinh:

Bấy giờ Thiện Tài quán sát tư duy lời dạy của thiện tri thức, dường như biển lớn nhận nước mưa to không nhàm đủ.

Giảng: Tâm của Thiện Tài lúc này đã mở rộng, có bao nhiêu giải thoát môn mà các vị thiện tri thức dạy ngài đều lãnh hội, như kinh nói, “tâm mở rộng như biển lớn nhận nước mưa vậy…”

Kinh:

…(Bỏ một đoạn…) Thiện Tài đi lần đến thành Hải Trụ, tìm đến nhà ưu Bà Di Cụ Túc…

Giảng: Trong kinh dùng ngôn từ rất rõ, “thành Hải Trụ” là gì? Tức là phải trụ trong cái biển tâm ấy. Còn Cụ Túc là gì? Là đầy đủ, trong tâm đó, chỉ có một điểm không hư ấy thôi, nhưng đầy đủ tất cả mọi thứ. Khi một hành giả tu lâu, dần dần sẽ nhìn thấy được cái tâm rất lạ lùng, mầu nhiệm, trong tâm đó đầy đủ mọi thứ, và hành giả có thể móc ra vô lượng thứ, như một cõi châu báu, hoặc cả ngàn thiên nữ v.v… Đủ chứng tỏ rằng, tất cả đều do tâm biến hóa. Trở về kinh, vị thiện tri thức này chuyên về hạnh bố thí.

Kinh:

Thiện Tài vào nhà, thây Cụ Túc ưu Bà Di ngồi trên tòa báu, tuổi lớn xinh đẹp đoan trang đáng kính, mặc y phục trắng, rũ tóc, không đeo chuỗi ngọc…

Giảng: Mỗi đoạn trong kinh tả đều mang ý nghĩa riêng của nó. Những vị tu hành đến mức này rồi tất nhiên là phải rất xinh đẹp, vì thân căn là diệu sắc thân, chứ không còn thân thô kệch như phàm phu chúng ta nữa, nó được dệt bằng những thứ quang minh vi tế. ở đây, cũng có hai nghĩa, có một vị ưu Bà Di với diệu sắc thân trang nghiêm như vậy, đồng thời đây cũng là một mức độ thức tâm sắp chuyển thành Bạch tịnh thức hay Vô cấu thức. Vì vậy, kinh tả vị này ngồi đoan trang, mặc y phục trắng, tức là bắt đầu chuyển thành Bạch tịnh thức, còn chữ “rũ tóc” và không đeo chuỗi ngọc là sao? Là để nói rằng tất cả thân hình mô tả đều là chân, là trang nghiêm kỳ diệu, không cần trang điểm nữa.

Kinh:

Thân tướng của Ưu Bà Di này oai đức quang minh, trừ Phật và Đại Bồ Tát không ai bằng được. Trong nhà để mười ức tòa ngồi, hơn cả nhơn thiên. Đây đều là do nghiệp lực Bồ Tát hiện thành. Trong nhà không có y phục, đồ uống ăn và không có tất cả đồ tư sanh khác. Chỉ trước mặt Ưu Bà Di này để một cái bát nhỏ.

Giảng: Tức là vị này đi vào Bạch tịnh thức đã khá cao rồi, trong nhà hết sức đẹp đẽ trang nghiêm, có mười ức tòa ngồi, nhưng không có y phục, đồ uống ăn chỉ có một cái bát nhỏ thôi. Có nghĩa rằng, tâm của ngài đến chỗ hư tâm, chĩ riêng một cái để lại, đó là cái điểm không hư ấy, hiện tướng thành cái bát nhỏ. Và cái bát nhỏ đó rất “cụ túc,” có thể móc ra tất cả các thứ cần dùng của chúng sanh để bố thí, nhưng ở đây, vẫn còn hình tướng là cái bát nhỏ đó.

Kinh:

Lại có một vạn đồng nữ xinh đẹp như thiên nữ vây quanh, những diệu bửu trang sức nơi thân, lời nói dịu dàng người nghe đều vui đẹp.

Giảng: Một vạn đồng nữ tức là một vạn diệu đức trong tâm ngài nở ra, nhưng cũng đồng thời có một vạn đồng nữ thật ở chung quanh ngài, vì kinh luôn luôn có hai nghĩa. Vào đến chỗ đó, thì tất cả đều kỳ diệu trang nghiêm và rất an lạc. Đoạn kinh này rất dài, chúng tôi chỉ xin đọc lược…

Kinh:

Người thấy thân các đồng nữ này thời đều lìa tham nhiễm. Người nghe tiếng các đồng nữ này thời đều vui mừng hớn hở…

Giảng: Nếu có ai thấy được các đồng nữ này đều không khởi tâm tham dục nữa. Vì sao? Như trong thế gian này, khi ta nhìn thấy một người nữ, hoặc một người nam, nếu người đó xinh đẹp, ta hay khởi tâm Ưa thích, vì sao? Vì người ấy còn nhiều chủng tử tình nhiễm, và những chủng tử ấy có thể giao thoa với sự rung động quang minh của người đối diện, nên người đối diện kia mới khởi tâm Ưa thích. Còn nếu vị đó, đã tắt hết dòng tham ái, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, thì người đối diện cũng khởi tâm cung kính, hoan hỷ và lìa hết mọi tham ái, đó chỉ là cái lẽ tương ứng mà thôi. Nên trong kinh, có nhiều vị nữ nhân, khi người khác nhìn vào không hề khởi tâm tham dục.

Kinh:

Này thiện nam tử, ta được môn giải thoát Bồ Tát vô tận công đức tạng. Có thể ở trong một cái bát nhô này, tùy theo sở thích của tất cả chúng sanh, mà xuất hiện các thứ đồ uống, ăn ngon lành, làm cho họ đều được no đủ cả…

Giảng: ở đây, ngài đã vào được sâu trong tàng thức ấy và có thể sử dụng cái vô cùng tận cụ túc của biển tâm để làm hạnh bố thí, làm lợi ích tất cả chúng sanh.

Hỏi: Xin ông vui lòng giải thích tại sao Thiện Tài khi đến vị thiện tri thức này, mới nghe bà ta nói một vài lời Thiện Tài lại thấỵ người rởn ốc?

Đáp: Thiện Tài sau khi nghe pháp môn của vị thiện tri thức nói, thường thường ngài có mấy lối cảm nhận. Lối thứ nhất là ngài cảm thấy vô cùng hoan hỷ, rởn ốc. Đó là pháp hỷ và cũng là sự cảm thông thiền duyệt. Thứ hai là ngài rơi lệ, buồn khóc. Buồn khóc đây, không phải là người bi cảm, mà vì nghĩ đến cái ơn lớn của chư Đại Bồ Tát độ sanh không mỏi nhàm, nên ngài rơi nước mắt. Cũng như ngài Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang, nghe pháp hay quá, nên rơi nước mắt. Đó đều là những mức độ của pháp hỷ.

Kinh:

Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn giải thoát vô tận phước đức tạng này.

Giảng: Khi nào chúng ta đọc kinh, lễ Phật hay làm một hạnh lành nào, mà khởi tâm thâm trọng quảng đại hồi hướng, tâm vừa bát nhã vừa đại bi, thì ngay trong sát na đó, tâm hồi hướng của chúng ta cũng có thể lọt được vào trong biển diệu tâm, và về sau phước đức ấy sẽ rộng lớn như hư không vậy. Nên việc hồi hướng rất quan trọng, ở đây, vị thiện tri thức này đã đắc môn “Giải thoát vô tận phước đức tạng” là vị này có thể thường trụ trong mức độ thâm sâu ấy của diệu tâm, để khởi lên các diệu dụng để độ sanh.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một thành tên là Đại Hưng. Trong thành có một cư sĩ tên Minh Trí. Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo…

Giảng: “Đại Hưng” tức là đã thành tựu lớn rồi. Vị thiện tri thức trên là Cụ Túc, còn vị này là Minh Trí. Trong mười độ của Bồ Tát, độ cuối cùng là độ Trí, nên trí huệ rất quan trọng.

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử đảnh lễ chân Cụ Túc ưu Bà Di, hữu nhiễu vô lượng vòng, chiêm ngưỡng không nhàm từ tạ mà đi. Bấy giờ Thiện Tài đã được vô tận trang nghiêm phước đức tạng giải thoát môn, suy gẫm phước đức đại hải đó, quán sát phước đức hư không đó, đến phước đức tụ đó, lên núi phước đức đó, nhập vực phước đức đó, tịnh xe phước đức đó, thấy kho phước đức đó, vào cửa phước đức đó, đi đường phước đức đó, tu giống phước đức đó…

Giảng: “…tu giống phước đức đó…, “tức là tu theo hạnh hồi hướng vô trước, vô phước giải thoát vào được tàng thức ấy, phước đức về sau như hư không, không bao giờ hết được.

Kinh:

Thiện Tài đi lần đến thành Đại Hưng tìm Cư Sĩ Minh Trí. Với thiện tri thức lòng rât khát ngưỡng.

Đem thiện tri thức huân tập tâm mình. Nơi thiện tri thức trí muốn kiên cố. Phương tiện tìm thấy thiện tri thức lòng chẳng thối chuyển. Nguyện được phụng thờ chư thiện tri thức tâm không mỏi lười. Vì biết do y chỉ thiện tri thức mà được thành mân các pháp lành. Vì biết do y chĩ thiện tri thức nên có thể sanh những phước đức. Vì biết do y chỉ thiện tri thức nên có thể thêm lớn công hạnh. Vì biết do y chỉ thiện tri thức nên chẳng do người khác dạy mà tự mình có thể thờ kính tất cả thiện hữu. Lúc Thiện Tài tư duy như vậy được thêm lớn thiện căn.

Giảng: Khi chúng ta nghĩ đến chư Phật thấy hoan hỷ, nghĩ đến những vị thiện tri thức thấy biết ơn, vì sự hoan hỷ và biết ơn đó, khiến chính mình được những thiện căn, và khi Thiện Tài càng buồn khóc rơi lệ bao nhiêu thì thiện căn càng lớn.

Kinh:

Thanh tịnh thâm tâm, thêm căn tánh, lợi đức bổn, thêm đại nguyện, rộng đại bi, gần nhất thiết trí, đủ đạo phổ hiền, chiếu sáng tất cả chánh pháp của chư Phật. Thêm lớn thập lực quang minh của chư Phật. Thiện Tài thấy Cư Sĩ Minh Trí tại ngã tư đường chợ…

Giảng: Vị thiện tri thức này ngồi ngay giữa chợ để bố thí, “… ngồi giữa ngã tư chợ trên tòa thất bửu, ngồi tòa vô số bửu trang nghiêm…”, ngồi giữa ngã tư chợ khiến ta thấy rằng, tâm trí vị thiện tri thức này rất cao, bình đẳng rất nhiều, vì “thõng tay vào chợ” mà tâm vẫn an nhiên bất động. Sau đó Thiện Tài đảnh lễ ngài Cư Sĩ và cầu học Bồ Tát đạo. Sau khi ngài Cư Sĩ tán thán tâm bồ đề với Thiện Tài, thì đây tôi xin đọc tiếp.

Kinh:

Này thiện nam tử, ta được môn giải thoát tùy ý xuất sanh phước đức tạng. Phàm chỗ cần dùng đều thỏa mãn cả.

Giảng: ở vị thiện tri thức này, chúng ta thấy có vẻ lên thêm một mực về bố thí. Vì trước là vị Cụ Túc, ngài ngồi trong nhà để bố thí, còn vị này thì ra giữa chợ, tức là tâm thức đi sâu hơn đến cái tâm bình đẳng, bất động, và ngài lại được môn giải thoát “tùy ý xuất sanh phước đức tạng,” thì theo tôi nghĩ, ngài có nhiều tự tại, vì “tùy ý” hóa hiện để bố thí.

Kinh:

Cư Sĩ nói xong, có vô lượng chúng sanh từ các phương, các thế giới, các quốc độ, các thành ấp, hình loại khác nhau, chỗ mến thích chẳng đồng, số đông vô biên đều do Bồ Tát nguyện lực thủa xưa, đều vân tập đến, đều riêng có chỗ mong muốn mà cầu xin.

Giảng: Vô số chúng sanh các cõi đến vì do nguyện lực xưa của ngài. Xưa kia trong nhiều kiếp tu hành đã nguyện về hạnh bố thí như thế, tùy theo ý nguyện của chúng sanh theo chỗ sở cầu mà làm toại ý, đến kiếp này ngài thành tựu hạnh nguyện lớn ấy nên chúng sanh tới để cầu xin.

Kinh:

Bây giờ Cư Sĩ Minh Trí biết đại chúng đã đông đủ, nhiếp niệm giây lát ngước mắt ngó lên hư không. Liền đó, theo chỗ cần dùng của đại chúng mỗi đồ cần dùng đều từ trên không rơi xuống, làm cho tất cả chúng đều được đầy đủ theo ý muốn.

Giảng: ở đây, chúng tôi xin nhắc rằng trong kinh Hiền Ngu có kể ngài Đại Thí là con vua trông thấy dân chúng nghèo quá, xin vua cha mở kho để bố thí, bố thí mãi cũng không đủ, lúc đó ngài nghĩ rằng ta phải ra biển, xuống Long Cung tìm hòn ngọc Như Ý để mang về bố thí. Ngài Đại Thí chính là tiền thân của đức Phật, nếu ta trộm so sánh ngài Đại Thí và vị CƯ sĩ Minh Trí thì thây rằng, vị CƯ sĩ Minh Trí này cao hơn một bậc, vì sao? Vì ngài Đại Thí phải nhờ đến hạt châu Như Ý, tức là nương vào cái có hiện tướng, do thần thông của Long Vương kết lại thành hạt châu, (đó gọi là báu vật của Bồ Tát), nên còn thua xa các ngài thiện tri thức ở đây, vì sao? Vì các ngài này đã vào đến vô tận tạng của biển tâm rồi, nên chỉ cần nhiếp niệm giây lát ngước mắt ngó lên hư không là có thể móc ra đủ mọi thứ cần dùng để bố thí. Ngài đã đi sâu trong tàng thức, sử dụng được sự biến hóa không cùng của diệu tâm ấy, để có thể hóa hiện tất cả những đồ vật cần dùng mà không cần đến ngoại vật… Sau đó, vị Cư sĩ vì người mà thuyết pháp.

Kinh:

Cư Sĩ Minh Trí vì Thiện Tài Đồng Tử mà hiện bày cảnh giới Bồ Tát bất tư nghi giải thoát rồi bảo rằng: Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn giải thoát tùy ý xuâ’t sanh phước đức tạng này…

Giảng: Rõ ràng, tất cả các vị thiện tri thức làm gì? Chỉ là hiển bày cảnh giới trong tâm thức của mình cho Thiện Tài xem, không phải để khoe đâu vì các ngài đã lìa hết ngã rồi. Nhưng để cho Thiện Tài thấy rằng, con đường tu hành càng đi sâu vào tâm thức càng hóa hiện chập chùng như vậy, tu càng lâu thì tự nhiên tâm lực sẽ phổ vào tất cả những y báo chung quanh.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một thành lớn tên là Sư Tử Cung. Nơi đó có một Trưởng Giả tên là Pháp Bửu Kế.

Giảng: Thành Sư Tử Cung tức là cái cung của tâm mình, tức là vào gần đến một mức độ thành tựu viên mãn nào đó, có một vị tên Pháp Bửu Kế, vị này có viên hạt châu dắt trên mái tóc, viên ngọc đó tức là pháp bảo. VỊ này là một CƯ sĩ.

Kinh:

Thiện Tài Đổng Tử vui mừng hớn hở, cung kính tôn trọng giữ lễ đệ tử đối với cư sĩ.

Giảng: Câu này có thể giải thích một cách hơi sai khác nhau, thí dụ như Thượng Tọa Thanh Từ ông y cứ vào câu này để nói rằng, Thiện Tài là một người xuất gia, nhưng vẫn lễ vị Cư sĩ này. Nhưng trong kinh thường để nhiều chỗ lơ lửng, không quyết xác một điều gì nhất định, nên nghĩa trong kinh cũng rất biến hóa để tùy theo tâm thức mỗi người.

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử ở chỗ Minh Trí cư sĩ được nghe môn giải thoát này rồi, thời du hành biển phước đức đó… Thiện Tài đi lần đến thành Sư Tử tìm Trưởng Giả Bửu Kế, thấy trưởng giả này ở trong chợ. Thiện Tài vội đến đảnh lễ nơi chân trưởng giả, hữu nhiễu vô số vòng, chấp tay cung kính thưa rằng: Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo…

Giảng: Xin nhắc lại rằng, đầu tiên, khi Thiện Tài đến gặp thiện tri thức Tỳ Mục Cù Sa thì được 5 tam muội, đến ngài Thắng Nhiệt được 2 tam muội, còn vị trưởng giả này lại cầm tay Thiện Tài dắt đến chỗ ông ở, chỉ nhà của ông bảo Thiện Tài xem, tức là ngài muốn chỉ cho Thiện Tài thây sự biến hiện của tâm thức mình biến thành những y báo bên ngoài, và cái gì cũng trang nghiêm cả.

Kinh:

Thiện Tài thấy nhà cửa của trưởng giả thanh tịnh quang minh làm bằng chơn kim, vách băng bạch ngân, điện bằng pha lê, lưu ly bửu mầu biếc,… nhà đó rộng rãi mười từng, tám cửa…

Giảng: Mười từng là mười độ, tám cửa là tám con đường giải thoát, tức là bát chánh đạo…

Kinh:

Khi đã vào nhà, Thiện Tài theo thứ đệ mà quán sát. Thấy từng dưới hết thí những đồ uống ăn, thấy từng thứ hai thí những bửu y, thấy từng thứ ba bố thí tất cả đồ báu trang nghiêm, thấy từng thứ tư thí những thể nữ và tất cả trân bửu thượng diệu, thấy từng thứ năm có chư Bồ Tát nhẫn đến ngũ địa Bồ Tát vân tập diễn nói các pháp lợi ích chúng sanh, thành tựu tất cả đà la ni môn các tam muội ấn, các tam muội hạnh, trí huệ quang minh, thấy từng thứ sáu có chư Bồ Tát đều đã thành tựu trí huệ thậm thâm, minh liễu thông dạt nơi pháp tánh, thành tựu môn tổng trì tam muội quảng dại không chướng ngại, chỗ làm vô ngại chẳng trụ hai pháp, ở trong bất khả thuyết diệu trang nghiêm đạo tràng mà cùng tập hội phân biệt hiển thị môn bát nhã ba la mật: những là môn bát nhã ba la mật tịch tịnh tạng…, môn bát nhã ba la mật chẳng thể động chuyển…, môn bát nhã ba la mật ly dục quang minh,… môn bát nhã ba la mật phổ nhãn xả đắc,… môn bát nhã ba la mật nhập tất cả thế gian hải, v.v…

Giảng: ở vị thiện tri thức thứ 6 là ngài Hải Tràng Tỳ Kheo nói rằng, ngài đắc được môn gọi là “Phổ Nhãn xả đắc,” tức là “Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh cảnh giới quang minh,” tức là “Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm,” còn vị này thì đắc được nhiều môn bát nhã ba la mật, (tôi chỉ đọc lược mà không đọc hết được, muốn biết thêm, quí vị về nhà mở kinh để đọc cho hết), vì vậy ta nên hiểu rằng, mỗi tâm thức làm óng ánh lên một thứ về Bát Nhã và về đại bi, vị nầy, tâm thức ngài óng ánh lên nhiều thứ. Tâ’t cả những môn bát nhã này đều dính liền với đại bi cả…

Kinh:

Tầng thứ bảy có chư Bồ Tát được như hưởng nhẫn,… tầng thứ tám có vô lượng Bồ Tát cùng hội họp trong đó, đều được thần thông không còn thối đọa,… tầng thứ chín chư Bồ Tát nhất sanh bổ xứ tập hội trong đó,… tầng thứ mười chư Phật Như Lai ngự đầy trong đó…

Giảng: Vị thiện tri thức này, có lẽ ở mức độ Đẳng Giác. Sau khi quán sát, Thiện Tài hỏi rằng do duyên gì mà thành chúng hội thanh tịnh này, tức là thành tựu tất cả cảnh giới của chư đại Bồ Tát và chư Như Lai, và gieo căn lành gì mà được báo như vậy? Ngài trưởng giả trả lời một câu rất hay, tôi xin đọc lược cho quí vị nghe qua…

Kinh:

Này thiện nam tử, ta nhớ thưở quá khứ quá Phật sát vi trần số kiếp, có thế giới tên là Viên Mãn trang nghiêm. Phật hiệu vô biên quang minh pháp giới phổ nhãn trang nghiêm vương Như Lai, đầy đủ mười hiệu. Đức Phật đó vào thành, ta tấu nhạc và đốt một nén hương cúng dương. Ta đem công đức ây hồi hướng ba chỗ. Một là xa lìa tất cả nghèo cùng khốn khổ. Hai là thường thấy chư Phật và thiện tri thức, ba là hằng nghe chánh pháp.

Giảng: Vị này chỉ tấu một bản nhạc và thắp một nén hương để cúng dường Phật thôi mà được phước báo như thế này. Trong đoạn kinh này thật khó hiểu,… ta nhớ thưở quá khứ quá Phật sát vi trần số kiếp…, tức là ở đây cũng có hai nghĩa một là ngài đã tu lâu lắm rồi từ rất xa xưa, hai là ngài vào được tam muội rất sâu… ta tấu nhạc và đốt một nén hương cúng dương…, tức là ngài tấu nhạc theo lối trong kinh Hoa Nghiêm phẩm thập địa ở địa thứ chín và địa thứ mười. Nghĩa là vị Bồ Tát đó ngồi quán chiếu như huyễn, dùng tâm lực của mình làm khởi lên từ các lỗ chân lông những âm thanh vi diệu để cúng dường Phật, đồng thời khiến tất cả các cõi những loài hữu tình và vô tình đều phát những diệu âm, như thế mới gọi là tấu nhạc. Đồng thời ngài lại đốt một nén hương, đó là nén hương này có ngũ phần pháp thân, tức là có đủ giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. Làm như vậy xong, ngài chĩ hồi hướng đến ba chỗ, là xa lìa tâ’t cả nghèo cùng khốn khổ; có nghĩa rằng, trong Phật pháp, một người “nghèo cùng khốn khổ” là người không có Bát Nhã, không Đại Bi, không có tam muội, nên ỏ đây, nghĩa là ngài xin được về sau có 7 thánh tài, và vô lượng thánh tài, ngài không cần đến của cải thế gian, mà chỉ xin được đầy đủ trang nghiêm Bát Nhã và Đại Bi và tam muội. Còn chỗ thứ hai là thường thấy chư Phật và thường nghe chánh pháp thì rõ nghĩa rồi không cần phải giảng thêm.

Kinh:

Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn giải thoát Bồ Tát vô lượng phước đức bửu tạng này…

Giảng: Vị thiện tri thức trên đây thì được môn “Vô Tận Tạng Phước Đức,” vị sau được “Tùy Niệm Xuất Sanh phước đức,” còn vị này được môn “Bồ Tát vô lượng phước đức bửu tạng,” đủ thấy rằng dần dần có mức độ đi lên.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một nước tên Đằng Căn.

Giảng: Đằng Căn, căn là rễ, đằng là xoáy, quán. Cái rễ xoáy sâu xuống đất. Có nghĩa rằng Bồ Tát vào tam muội xoáy sâu tâm thức mình trong biển tâm.

Kinh:

Nước đó có thành tên là Phổ Môn. Trong thành có một trưởng giả tên là Phổ Nhãn.

Giảng: ở đây, cũng vẫn là thiện kiến, khi lặn sâu vào tàng thức thì nở ra nhiều thứ mắt.

Kinh:

Thiện Tài đi lần đến nước Đằng Căn, tìm hỏi thành Phổ Môn. Dầu trải qua nhiều gian lao nhưng chẳng nề nhọc, chỉ nhớ lời dạy của thiện tri thức, nguyện thường được thân cận để phụng thờ cúng dường, sách tấn chư căn, lìa những phóng dật.

Giảng: Tu hành tức là “sách tấn chư căn,” giữ năm căn của mình không phóng dật, vì sao? Vì các căn thường thường hay hướng ra ngoài đắm nhiễm với trần, Bồ Tát phải kéo những căn ấy lại đưa vào trong, “đằng căn” vì thế. Thiện Tài sau khi đảnh lễ và cầu học Bồ Tát đạo thì vị này nói rằng ngài biết được tất cả các căn bệnh của chúng sanh, những là phong, đàm, nóng, cổ độc, quỷ mỵ dựa, v.v… có những bệnh về thân, cũng có những bệnh về tâm, có những người tham dục thì ngài dạy họ môn quán bất tịnh, sân hận dạy quán từ bi, v.v…

Kinh:

Này thiện nam tử, ta lại khéo biết phương pháp hòa hiệp tất cả thứ hương. Những là vô đẳng hương, tân đầu ba la hương, vô thắng hương, giác ngộ hương, a lô na bạt để hương, kiên hắc chiên đàn hương, ô lạc ca chiên đàn hương, trầm thủy hương v.v…

Giảng: Có những thứ hương đốt ra, thân căn không bị phóng dật nữa, không chạy theo ngoại vật, đó là nghĩa bên ngoài, nghĩa bên trong là một pháp môn tu để giữ những căn đó không phóng dật.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một thành lớn tên là Đa La Tràng.

Giảng: “Đa La Tràng” tức là cây đa la kết thành tràng.

Kinh:

Có một vua tên là Vô Yểm Túc…

Giảng: Vô Yểm Túc là không mỏi nhàm, có nghĩa rằng vị này tu hành Bồ Tát đạo không mỏi nhàm. Vị này y báo rất trang nghiêm, ngài là một vị vua ngồi xử những tội nhân.

Kinh:

Vô Yểm Túc Vương có thế lực lớn, có thể làm khuất phục chúng khác, không ai địch lại,… Trước mặt nhà vua hai bên có mười vạn lính mạnh, hình ác, y phục xấu, tay cầm binh khí, xăn tay trợn mắt, ai ngó thấy cũng phải kinh sợ. Những chúng sanh phạm pháp hoặc trộm vặt người, hoặc hại mạng người, hoặc xâm phạm vợ người, hoặc tà kiến, hoặc khởi sân hận v.v… vua tùy theo chỗ họ phạm mà trị tội, hoặc chặt tay chân, hoặc cắt tai mũi, hoặc chém đầu, hoặc lột da, v.v… vô lượng sự hành hình độc ác như vậy…

Giảng: Đây là lần thứ hai Thiện Tài khởi lòng nghi, ngài nghĩ rằng sao lại có vị tu Bồ Tát đạo độc ác đến như thế? Cũng như kỳ trước, vừa khởi lòng nghi thì có các vị chư Thiên hiện ra và giải thích cho Thiện Tài, vì Thiện Tài là bậc tu đã cao, nên có nhiều chư Thiên theo hầu, nên sự cảnh giác rất nhanh. Sau đó, nhà vua cầm tay Thiện Tài và cho xem cung điện của mình, cũng thế, cũng rất trang nghiêm, và giải thích cho Thiện Tài nghe rằng: Tất cả hành hình độc ác như thế đều là thị hiện cả, vì dân chúng ở đây tâm rất thô xấu, nên phải thị hiện cảnh khủng khiếp như thế để cho họ khởi tâm sợ hãi mà không làm ác nữa. Chứ thực ra, từ vô lượng đời, vua tu như huyễn tam muội, không bao giờ vua muốn não hại một chúng sanh nào cả, huống là giết họ. Vị này tu theo “như huyễn tam muội,” nên được “Bồ Tát Như Huyễn giải thoát,” nên những việc ngài làm chỉ là phương tiện độ sanh mà thôi. Phương tiện độ sanh rất quan trọng, đó là độ thứ bảy của mười độ trong Bồ Tát đạo. Độ sanh mà thiếu phương tiện thì cũng hỏng, mà phương tiện chính là phải có những đà la ni để hiểu biết căn cơ chúng sanh, và biến hóa được nhiều. Nên tất cả những cảnh chết chóc, giết người đều là biến hóa và thị hiện cả.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có thành tên là Diệu Quang. Nhà vua tên Đại Quang. Ngươi qua đó hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.

Giảng: Diệu Quang, và Đại Quang cũng vẫn chỉ về quang minh vừa diệu vừa rộng lớn, nhà vua này tu theo tâm Từ, vì ngài đắc được môn giải thoát “Bồ Tát Đại Từ Tràng.” Vị này đi trên con đường Bồ Tát đạo, ngài tu cả mười độ, nhưng ngài chuyên chội hơn hết về tâm từ. Mà tâm từ rất ghê gớm, vì khi ngài nhập từ tam muội, thì tất cả cỏ cây, núi sông đều ngả ngọn về ngài, các loài chúng sanh trong các cõi đều bỏ tâm ác. Cũng như khi đức Phật nhập tâm từ, có con voi say chạy đến ngài mà không sao cả, con voi say phải quì mọp hàng phục. Một thí dụ khác là đức Phật nhập từ tam muội, ngài chữa cho 500 tên cướp bị khoét mắt sau đó mắt sáng trở lại như cũ. Nên phải hiểu, tâm từ lên đến mức độ cao thì rất là thần biến và ghê gớm. Đó là một môn tu vừa Đại Bi vừa là Bát Nhã.

Nam Mô Vô Ngại Quang Như Lai

HẾT QUYỂN I