Đ a n g t i d l i u . . .

Nhân Quả Thú Vị

Nhân Quả Thú Vị

DIỆU ÂM NHÂN QUẢ

NHÂN QUẢ THÚ VỊ
Diễn đọc: Tạng Thư Phật Học

 

NHÂN QUẢ THÚ VỊ

Trừ những câu chuyện tôi thấy nghe tường thuật lại, gần đây khi đọc sách, báo tôi cũng phát hiện nhiều điều thú vị về nhân quả.

Chẳng hạn như vào một tối tháng 6 nâm 83, Texas nước Mỹ có một vị Trưởng tuần tra công lộ, tên Fobih (Phúc Tỷ), thấy một xe hàng chạy phạm luật trên đường siêu tốc, ông liền lái mô tô đuổi theo, ai dè không cần thận nên ông gặp tai nạn, chân bị thương nặng, máu tuôn xối xả và ông ngất đi, nằm dài trên vũng máu.

Một tài xế thấy vậy liền dừng xe, giúp cầm máu cho ông, nếu như không băng bó kịp mà cứ chờ cho tới khi xe cứu hộ tới thì nạn nhân do bị mất máu quá nhiều e có thể tử vong.

Năm ngày sau, Fobih đã bình phục và ngay lúc đang tuần tra thỉ ông nhận được thông báo khẩn cấp, nói trên đường số 80 xảy ra tai nạn xe nghiêm trọng.

Fobih vội đến hiện trường, thấy một người đang nằm hôn mê bất tỉnh trong xe. Do động mạch đùi phải bị đứt, máu tuôn không dứt. Fobih vội băng bó cầm máu cho nạn nhân. Sau đó nhìn kỹ, thì phát hiện người bị thương chính là ân nhân đã từng cứu ông mấy hôm trước. (Độc giả có thề xem trong “Đàm kỳ thuật dị” trang 63) để kiểm chứng).

Ngày 7 tháng 4 năm 1985, nhật báo “Dân Chúng” đăng một chuyện cảm động, ở Gia Nghĩa cỏ Lý tiên sinh hơn 10 năm nay âm thầm hành thiện. Mỗi lần thấy báo đăng tin những người bất hạnh, ông thường ẩn danh gởi tiền tài trợ. Có lần con cháu một gia đình láng giềng nghèo ở phía sau mặc dù có đạo đức và học vấn kiêm ưu, đã thi đậu vào trung học công lập Gia Nghĩa rồi nhưng không có tiền để học.

Lý tiên sinh biết được, sau đó liền ẩn danh tài trợ hằng tháng cho đến khi em ấy tốt nghiệp đại học. Sinh viên này sau đó được bộ giáo dục cấp học bổng qua Mỹ du học, cuối cùng vinh dự lấy bằng tiến sĩ Luật, hiện nay đã về nước phục vụ tại trường.

Lý tiên sinh khống chỉ giúp một người mà giúp rất nhiều sinh viên bất hạnh. Những tài trợ âm thầm trường kỳ của Lý tiên sinh, đã hỗ trợ đào tạo nuôi dưỡng anh tài không ít, thật là công đức vô lượng.

Bình thường ông sống rất cần kiệm, có lần một người bạn ghé thăm nhằm lúc ông ăn tối, thấy thức ăn ông chỉ toàn lả cơm rau đạm bạc, người bạn này bất giác rơi lệ. Không ai tin ông sống cực kỳ tiết kiệm, khắc khổ nhưng lại rộng tay trường kỳ cứu giúp người như thế.

Có lẽ nhờ Lý tiên sinh bình thường ưa tạo phúc bố thí, có nhân cách phẩm hạnh tốt, nên ba đứa con ông học vấn và nết hạnh rất ưu tú, tất cả đều đỗ đạt thành tài.

Đọc sử gần đây chúng ta thấy nhân quả báo ứng phi thường rõ rệt, thí như trăm năm trước người Anh đem một lượng nha phiến lớn vào nước Tàu, tàn hại sức khỏe đồng bào Trung quốc. Thì giờ đây, trăm năm sau, nhiều tập đoàn buôn lậu lại vận chuyển số lượng nha phiến lớn từ Á sang Anh, khiến dân nước họ gánh phải báo ứng. Đây gọi là cộng nghiệp nên bị lãnh chung.

Trước khi kết thúc, tôi xin kể cho độc giả nghe một câu chuyện có thực để thấy cuộc sống Ihêm ý nghĩa

Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland.

Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình, thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó.

Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu, cậu đang giãy giụa gào khóc.

Người nông dân liền cứu cậu bé.

Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé được cứu sống, ông ta nói:

-Tôi đến để cảm ân và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!

Fleming đáp:

– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi không nhận đâu!

Ngay lúc đó, cậu con trai khoảngio tuổi của Fleming bước vào.

Ông nhà giàu hỏi:

– Đây là con anh phải không?

– Vâng, Fleming trả lời đầy tự hào.

Vậy thì cho phép tôi đề nghị thế này. Hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau cậu sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.

Anh nông dân nghèo đồng ý.

Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học y Sainte-Marie ở London.

Nhờ có hoài bảo lớn lao, không ngừng phấn đấu. Cuối cùng tài năng của cậu được cả thế giới công nhận – Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming. Vào năm 1927, đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline

Vài năm sau, con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi, chính nhờ có thuốc pénicilline mà được cứu sống. Tên cậu là Winston Churchill, sau này là thủ tướng trứ danh nước Anh.

Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.

Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

Điều này chứng minh rằng:

«Hành thiện sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ nhận lại”. Vi vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức, vi đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và người chung quanh.

Hãy gửi cuốn sách này đến tất cả bạn bè. Cầu mong cuộc sống tất cả chúng ta sẽ tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Vân Hạc

0 0 Phiếu
Xếp Hạng Bài Viết
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình Luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận