NĂM MƯƠI CÂU HỎI ĐÁP QUAN TRỌNG CỦA HOA NGHIÊM

SỐ 1869

QUYỂN HẠ

Biên soạn: Sa-môn Trí Nghiễm chùa Chí Tướng ở núi Thái Nhất thuộc Chung Nam, đời Đại Đường

37. Ý nghĩa ba đời khác nhau, giải thích trong phẩm Ly Thế Gian:

Hỏi: Thời gian tồn tại của các giáo như thế nào?

Đáp: Theo giáo Tiểu thừa ba đời có pháp, theo giáo ba thừa có hiện tại trong ba đời, quá khứ, vị lai không có. Y cứ nghĩa chín đời của giáo Nhất thừa quá, vị, hiện tại và ba thời gian hiện tại, hiện tại là có, quá khứ, vị lai, hiện tại đều có, sáu đời quá, vị là không có. Chín đời đều có vì tương nhập, tương tức, nên được thành một câu chung, chung, riêng hợp thành mười đời, đời này dùng pháp bất tương ưng làm thể.

38. Nghĩa chướng, giải thích đầu tiên phẩm Phổ Hiền:

Hỏi: Các giáo nói về nghĩa chướng ra sao?

Đáp: Nếu y cứ các sử, triền nhơ của Tiểu thừa là danh số của chướng, thì tên chướng này chung cho Thỉ giáo của Ba thừa, gồm thì đi suốt qua giáo khác. Vì sao? Vì rằng hoặc danh đồng, nghĩa có sâu cạn, nên hai chướng hoặc, trí và phiền não sở tri chướng tám, tưởng quên hai mươi hai, vô minh, v.v… chính ở Thỉ giáo của Ba thừa. Ba chướng: tâm, thịt, da, hoặc của năm trụ địa, bốn chướng của xiển-đề, mười một chướng như vô minh v.v…, tánh phàm phu.

Các chướng này tiến thẳng lên quả vị Ba thừa, bao gồm Chung giáo, v.v…

Như trên, các hoặc, một hoặc, tất cả chướng, một đoạn tất cả đoạn. Đây là thuộc về giáo Nhất thừa, như dưới đây sẽ nói.

39. Nghĩa chướng riêng của Nhất thừa, cũng giải thích đầu tiên phẩm Phổ Hiền:

Hỏi: Trong phẩm Phổ Hiền y cứ vào pháp Phổ Hiền rất sâu xa,

rộng lớn, y cứ vào văn nào đầu tiên nói một sân thành trăm chướng?

Đáp: Theo giáo Tiểu thừa, một hoặc, một chướng, một đời, một nhẫn, một trí, một đoạn đắc, một diệt.

Y cứ giáo Ba thừa, giáo đầu tiên, danh đồng với trước, trong nghĩa, sâu cạn khác nhau. Nếu y cứ vào Chung giáo của Ba thừa, một hoặc, một chướng ba đời, một nhẫn, một trí, chẳng phải sơ, chẳng phải trung, hậu, đoạn đắc ba đời diệt.

Theo giáo Nhất thừa, một hoặc nhiều chướng, nhiều đời, một số, nhiều số, nhẫn đến nhiều số, nhẫn đến một số, nhiều số, trí nhiều số, trí một số. Một đoạn chẳng phải đầu, chẳng phải giữa, chẳng phải sau. Được chín đời diệt và phi đời diệt.

Nay, phẩm Phổ Hiền đầu tiên nói về chướng giận, y cứ vào ở đầu mà nói, muốn so sánh làm rạng rỡ pháp hạnh giải rộng lớn của Phổ Hiền.

40. Giải thích xứ thứ mười một trong tri thức, môn Đà-la-ni:

Hỏi: Trong kinh Hoa Nghiêm dùng môn Đà-la-ni để làm sáng tỏ tất cả pháp môn, tướng trạng ấy thế nào?

Đáp: Luận tự dẫn chương Tất-đàn, mười hai tiếng, A, v.v… ba mươi sáu chữ rưỡi ca v.v… Lấy âm thêm bán tự, lần lượt nhân nhau, thành tất cả mãn tự. Tướng chữ kia vẫn không rời âm chữ bổn, một trong nhiều. Vì trong nhiều có một, bán tự đầu và vì tiếng ban đầu nên là nhiều trong một. Trong một có chữ nhiều, vì âm có tự thể, nên một tức nhiều, nên nhiều tức một. Do tướng, v.v… của mãn tự, tức hư hoại, trở thành bán tự và vì âm đầu tiên, do Đà-la-ni pháp tự này, hàng trời, người đồng hiểu chung. Nêu lên pháp tự này vì lập pháp Đà-la-ni, nên có thể y cứ theo đó mà sử dụng. Pháp này được dùng nhiều ở Nhất thừa, chia ra dụng ở ba thừa, thừa khác chẳng phải rốt ráo.

41. Số môn thừa, danh không đồng nghĩa, cũng giải thích sau bốn mươi biện tài:

  1. Lại, theo các kinh luận nói: “Thừa có bốn thứ:
  1. Nhị thừa: là hai thừa Đại, Tiểu. Trong phương tiện, từ giáo thu hướng quả, chia làm hai.
  2. Ba thừa, nghĩa là Đại thừa, Trung thừa, Tiểu thừa. Trong phương tiện từ lý thành hạnh, chia làm ba.
  3. Theo Nhiếp luận là Nhất thừa, ba thừa, Tiểu thừa, nghĩa là trong môn giáo, trở thành căn cơ, tính dục, biểu thị rõ sự khác nhau giữa bản, mạt của pháp, vì khác nhau.
  4. Theo kinh Pháp Hoa thì: Ba thừa, Nhất thừa, là y cứ theo thể tướng của phần cõi, vì phương tiện rốt ráo khác nhau. Lại, nói theo số, nghĩa là số hai và ba đều chung cho ba, hai, vì ý nghĩa nên nói.

Nói hai chung cho ba, nghĩa là Đại thừa, Tiểu thừa, Thanh văn, Duyên giác, Nhất thừa, ba thừa.

Nói ba chung cho hai, có hai nghĩa: Đại thừa, Trung thừa, Tiểu thừa, Nhất thừa, ba thừa, Tiểu thừa, ý kia đều khác nhau, cứ như tư duy có thể biết. Lại, theo văn kinh dưới, hoặc một, hai, ba, hoặc bốn, nghĩa là Nhất thừa, Ba thừa; hoặc năm, nghĩa là Ba thừa, người, trời. Hoặc vô lượng, nghĩa là tất cả pháp môn, đây là nói theo Thỉ, chung.

42. Giải thích về sơ Tứ thiền ba địa, nghĩa bốn tầm tư:

Hỏi: Pháp quán bốn tầm tư của các giáo như thế nào?

Đáp: Kinh, luận đã nói quán tầm, tư, sơ lược có ba thứ:

  1. Bốn tầm tư.
  2. Sáu tầm tư.
  3. Ba tầm tư.

Cũng gọi là cầu biết. Đại môn có năm:

  1. Nêu tên gọi và giáo khởi ý.
  2. Giải thích về nghĩa quán tầm tư kia và chỉ rõ giới hạn chủ, khách khác nhau.
  3. Đối với ba tánh nói về thật giả của ba tánh đó.
  4. Nói sâu, cạn và đối với như thật, làm sáng tỏ giới hạn quán.
  5. Nói về vị, địa và hỏi, đáp dứt trừ nghi. Đầu tiên, nêu tên gọi và giáo, khởi ý, nghĩa là bốn tầm tư đầu tiên:
  1. Danh: nghĩa là chủ thể giải thích giáo pháp.
  2. Nghĩa: là nghĩa của đối tượng giải thích.
  3. Tự tánh, gọi là thể năng của danh nghĩa.
  4. Sai biệt là danh, nghĩa, tướng, hình.

Đối với các pháp vì khác nhau không đồng nên gọi là sai biệt.

Sáu tầm tư: Phân tích danh, nghĩa kia đều có tự tánh và sai biệt nên có sáu.

Ba tầm tư: hợp với danh, nghĩa, tự tánh và sai biệt, thì là ba, giáo khởi ý.

Hỏi: Vì sao lập bốn tầm tư?

Đáp: Vì người căn phẩm trung có hai kiến:

  1. Kiến hòa hợp.
  2. Kiến sai biệt.

Kiến hòa hợp, nghĩa và danh hòa hợp thành một.

Kiến sai biệt, nghĩa và danh đều có tự tánh. Có chủ thể tương ưng mà thể khác nhau. Bậc Thánh lập giáo nhằm đối trị bệnh người kia, khởi bốn tầm tư, chỉ bày danh nghĩa ban đầu, đối trị khác nhau ở trước, kiến hợp với tự tánh của danh, nghĩa kia và nghĩa khác nhau đối trị với kiến tương ưng thành một.

Hỏi: Phàm nói đối trị, tri chướng phải khác nhau. Người ngoài lập một pháp của chủ thể tri thì giới phân biệt thành nhiều pháp, biểu thị rõ một là giả và phô bày nhân không có gì bằng, nay sao lại nói chỉ bày hai danh, nghĩa để trị khác nhau, có đạo lý như thế hay không?

Đáp: Nếu đối với ngoại đạo và Ba thừa không y cứ hành đạo thì Như Lai sẽ quở trách. Nay, tầm tư này là Bồ tát tự quán, đối trị chung tất cả ngoại đạo, Nhị thừa và Bồ-tát. Hoặc vì thuận với hành đạo, nên khởi lên đối trị này. Vì sao? Vì phân biệt giới, phân tích đả phá, giả hợp và kiến tự tánh thì trái với hành đạo. Vì sao? Vì giả hợp tự tánh là duyên pháp tụ và trở thành phân biệt pháp giới, chính là pháp hư hoại, thành, hoại khác nhau, vì nhờ dựa vào duyên đều khác nhau, nên không trị nhau, là vì trong văn, khởi phân biệt xếp đặt một ít khác nhau của môn quán kia, như dưới đây sẽ nói đủ, hãy suy nghĩ.

Sáu tầm tư: Vì trị kiến khác nhau tức vì người căn cơ nhạy bén.

Ba tầm tư: đối trị hòa hợp và một kiến vì người căn cơ mềm mỏng. Vì sao? Vì mỗi người có kiến khác nhau, là vì kiến hạnh nên người hòa hợp một kiến, là ái hạnh.

Hai, giải thích nghĩa tầm tư kia và chỉ rõ phân chia giới hạn chủ, khách khác nhau. Như Nhiếp luận chép: Sao gọi là tầm tư? Nghĩa là tự tánh khác nhau giữa danh, nghĩa. Bồ-tát đối với danh chỉ thấy danh, đối với nghĩa chỉ thấy nghĩa. Đối với ngôn thuyết tự tánh của danh nghĩa, chỉ thấy ngôn thuyết tự tánh của danh nghĩa. Đối với ngôn thuyết khác nhau của danh, nghĩa, chỉ thấy ngôn thuyết khác nhau của danh nghĩa.

Đối với bốn chỗ này so lường, nghi ngờ, quyết định rõ ràng, nói môn tầm tư, cho nên tự tánh và khác nhau an định ngôn thuyết là hai pháp sau, vì quán tướng sâu. Nếu y cứ quán thật trong bốn pháp đều là ngôn thuyết.

Hỏi: Y cứ vào tướng quán nào biết được hai pháp sau là sâu chẳng phải cạn?

Đáp: Hai pháp danh, nghĩa, một khi thẳng đến kiến chấp không sâu nặng, tự tánh và sai biệt y cứ vào danh, nghĩa kia để chứng nghiệm thành chấp, nên thành rất nặng. Trái với quán trị, trở thành gia công tạo nghiệp mới quán hiện tiền, nên rất sâu. Văn này: Đối với danh chỉ thấy danh, v.v… nghĩa là Bồ-tát đối với danh thật đều chẳng thấy danh giả và không có danh, chẳng thấy danh thật; Về nghĩa, v.v… cũng vậy, chủ, khách được phân chia xếp đặt khác nhau, không làm chủ, lấy thật làm khách, lấy giả làm chủ, lấy thật làm khách. Vì sao? Do Nhiếp Luận nói: lấy vô sở hữu làm tự tánh.

Lại, quán danh, nghĩa chỉ giả lâp vì tầm tư nên biết được. Có dùng nhân làm chủ, lấy quả làm khách. Vì sao? Vì khách dựa vào chủ lập nên nương gá, nổi trôi, không có gốc rễ, chủ và khách làm nương tựa, được thành việc kia.

Vì sao biết được?

Vì làm nhân quả lẫn nhau, trở thành nghĩa chủ, khách. Nhiếp Luận chép: Danh, nghĩa làm khách lẫn nhau. Vì Bồ-tát thích ứng với tầm tư nên được biết.

Hỏi: Nếu nghĩa là nói ở đây thì vì sao Nhiếp Luận chép: Danh chẳng có cái có, đối với nghĩa là khách? Nghĩa không có sở hữu, đối với danh là khách. Nếu y cứ văn này thì vô sở hữu là nghĩa khách, vì sao lại nói không vô sở hữu làm chủ kia?

Đáp: Vì lời nói này chợt ẩn giấu, vì phân biệt có tánh với nghĩa không, đồng một thứ, không có lý, không thể có, khác với tướng này, khó tỏ bày, chỉ muốn nói thật thì can dự chưa quán, chỉ miệng nói không, mà chẳng biết phân chia xếp đặt, nên nay nêu danh để nói vô sở hữu thì biết là thật.

Tiếp theo sau nêu nghiêng về vô sở hữu, vì bản tánh của danh nghĩa này nên biết văn ở trước kia gọi là vô sở hữu và nghĩa vô sở hữu tức nói là thật.

Ở đây, y cứ vào quán cảnh trí tuệ để nói nên đáng suy nghĩ. Vì ba đối với ba tánh nói về sự phân chia, xếp đặt nên luận nói kệ: Danh và nghĩa làm khách lẫn nhau Bồ-tát thích ứng với tầm tư.

Nên quán hai duy lượng.

Và hai giả thuyết kia.

Từ đây sinh thật trí.

Lìa trần phân biệt ba.

Nếu thấy chẳng phải có.

Được nhập ba vô tánh.

Một hàng rưỡi kệ trước nói về quán vô tướng, kế có một câu:

“Nếu thấy chẳng phải có là nói về quán vô sinh”.

Ba được nhập ba vô tánh, một câu này nói về quán vô tánh.

Quán tướng như thế nào?

Dựa vào tánh y tha để dứt trừ tánh phân biệt. Y chỉ chân như kia dứt bỏ tánh y tha.

Khả năng dứt bỏ là sao?

Do danh, nghĩa không thật có, có thể phân biệt, cũng không thể là có. Vì sao? Vì nếu danh, nghĩa, đối tượng phân biệt là có, thì có khả năng phân biệt duyên danh, nghĩa này có thể nói là có. Do danh nghĩa chẳng có cái có, nhân duyên phân biệt đã nhất định là không, thì thể năng phân biệt cũng không. Phân biệt trong đây đã không, nói năng cũng không thật có, thì nhập tánh vô sinh của y tha. Bồ-tát nhận thấy có, không này là vô sở hữu thì nhập ba vô tánh phi an lập đế. Tánh phân biệt trong ba tánh này là thật, cũng tức là không. Tánh y tha là giả, chẳng phải thật, chẳng phải không. Một tánh chân thật là thật, không phải suông.

Quán bốn tầm tư, nếu nhập tánh phân biệt thì trần, đối tượng phân biệt là không, là thật, nên Thích luận nói: “Nếu Bồ-tát nhận thấy danh nghĩa lại làm khách lẫn nhau thì đã nhập vào tánh phân biệt danh nghĩa khác. Vì sao? Vì quán vô tướng chưa hoàn toàn thành vì chỉ khác với khi chưa quán nên nói là khác. Ở đây dù biết không có chưa phá hoại kiến thật, nên quán tầm, tư cũng ở trong thật. Nếu nhận thấy tự tánh của danh nghĩa là giả nói, chỉ phân biệt làm thể thì sẽ trở thành phân biệt quán vô tướng, mới được cuối cùng. Bấy giờ, tầm tư sở tri đều là không. Quán tầm tư nếu ở tánh y tha thì chẳng phải thật, chẳng phải trống rỗng, cũng có thể vì là già nên trong Nhiếp Luận y cứ vào tám dụ kia để giảng nói sự tương tự nọ.

Quán bốn tầm tư không nhập vô tánh. Vì sao? Vì phương tiện đầu tiên của pháp quán này. Nếu được bốn trí như thật thì mới nhập vô tánh nên được biết.

Nói sâu, cạn và đối với như thật quán rõ ràng phạm vi giới hạn. Văn luận nói: giải thích nghĩa tự tánh xong, dùng nghĩa rất sâu xa làm cảnh giới, dùng nghĩa này để cầu được biết hai môn danh nghĩa là nông cạn chẳng phải sâu, tự tánh và khác nhau là sâu chẳng phải cạn.

Nói quán như thật phân biệt, Thích Luận giải thích: Sao gọi là trí như thật được dẫn phát bởi tầm tư? Nếu Bồ-tát đối với danh đã tầm tư chỉ có danh về sau biết như thật chỉ có danh thì đây là biết quyết định danh không thật có.

Hỏi: Nếu danh quyết định không có tự thể thì vì sao lại đặt tên các pháp?

Đáp: Vì muốn cho chúng sinh dần nhập vào chánh lý, tưởng, kiến, ngôn thuyết, dựa vào nghĩa danh, tưởng và hiện chứng phát ngữ, giáo hóa người khác, giả lập tên khách. Vì không có pháp thật nên Thích luận chép: Nếu thế gian không an lập danh, sắc thì ở trong loại sắc sẽ không có một người nào có thể tưởng tượng loại này là sắc. Nếu không thể tưởng thì sẽ không thể tăng ích, nếu không chấp mắc thì sẽ không thể dạy bảo cho nhau biết.

Tầm, tư nghĩa nào đã dẫn phát trí như thật?

Đáp: Nếu Bồ-tát đối với nghĩa đã tầm, tư chỉ có nghĩa, về sau biết nghĩa như thật, là lìa tất cả ngôn thuyết, không thể nói năng, nghĩa là loại sắc, thọ, v.v… sắc chẳng phải sắc, chẳng thể nói pháp, phi pháp, chẳng thể nói có, không, chẳng thể nói là phải. Danh, nghĩa do tầm, tư đã dẫn trí như thật.

Trí như thật được dẫn do tự tánh tầm tư như thế nào?

Trong tự tánh ngôn thuyết của loại sắc đã tìm kiếm, suy nghĩ có ngôn thuyết, do ngôn thuyết nên loại này không phải tự tánh của loại kia, như tự tánh của loại kia thể hiện rõ ràng. Bồ-tát đã thông đạt đúng như thật loại này, như ảnh tượng ứng hóa, chẳng phải loại giống với loại biểu hiện rõ, đây gọi là trí như thật được tự tánh tầm tư đã dẫn phát.

Trí như thật được dẫn phát do tầm tư khác nhau. Nếu Bồ-tát đối với ngôn thuyết khác nhau đã tầm, tư chỉ có nói năng, đối với loại sắc, v.v… thấy khác nhau, ngôn thuyết không có hai nghĩa. Loại này chẳng phải có, chẳng phải không, do có thể nói thể không thành tựu, nên chẳng phải có, chẳng phải không phải có, do không thể nói thể thành tựu. Như phi sắc này, vì chân đế nên chẳng phải phi sắc, vì tục đế nên ở giữa là có sắc, nói năng, nên Bồ-tát biết đúng như thật nói năng khác nhau, không có hai nghĩa, đó gọi là tầm tư khác nhau đã dẫn trí như thật.

Bồ-tát quán như thế, v.v… tầm tư danh nghĩa này, giả lập tự tánh và sai biệt, suy lường, ngờ vực, quyết đoán rõ ràng như thế nói gọi tầm tư. Do tầm tư này quán danh nghĩa, nhất định không có sở hữu, gọi là trí như thật. Đây tức là hai nghĩa tầm, tư như thật khác nhau.

Nói về vị địa và hỏi đáp, dứt trừ nghi: Địa vị tầm, tư ở hai vị Noãn, Đảnh. Nếu y cứ Thời Gian Tu ở Thập tín và vị Thập giải. Địa vị của trí như thật ở tâm Nhẫn và pháp Thế đệ nhất. Nếu y cứ ở chương thời gian thì ở vị Thập hạnh, Thập Hồi Hướng nên Nhiếp luận chép: Bồ-tát đối với bốn thứ tầm tư, tu đạo phương tiện của hai thứ: Noãn, Đảnh. Trong bốn thứ trí như thật, tu đạo thế nào? Cho đến Thích luận chép: Duyên thức làm cảnh, hiểu biết không có trần, v.v… Đối tượng duyên đã không có thì chủ thể duyên sẽ không được sinh. Vì sự hiểu biết này nên có công năng chế phục diêt tưởng Duy thức. Duy thức đã diệt từ sát-na sau cuối, lại tiến tới sát-na thứ hai, liền nhập Sơ địa. Lại, chương Thời Gian Tu chép: Như đạo Thanh văn, trước kia có bốn phương tiện, gọi là Noãn, Đảnh, Nhẫn và pháp Thế đệ nhất, bốn vì địa tiền Bồ-tát cũng như đây, nghĩa là Thập tín, Thập giải, Thập hạnh, Thập hồi hướng, nên được biết.

Hỏi: Bồ tát nhận thấy ngôn thuyết tự tánh và ngôn thuyết khác nhau vì đều thuộc về nghĩa nên nói là tương ưng với nghĩa. Làm sao biết được danh, nghĩa làm khách lẫn nhau? Đây là văn luận với ý nghĩa như thế nào? Như người ngoài chấp danh, nghĩa đều có tự tánh và sai biệt, mỗi thứ đều tương ưng với hai pháp danh, nghĩa, tự tánh khác nhau, đây tức là nhà trạm khách, bình đẳng không nghiêng lệch. Làm sao biết được danh, nghĩa làm khách lẫn nhau?

Luận có ba cách đáp:

  1. Trước hết, đối với danh vì trí bất sinh nên chứng tỏ danh nghĩa, và thể khác nhau mà không tương ưng. Khi thể khác nhau thì không có pháp. Danh, nghĩa số đời đều như vậy. Nếu danh thể đồng với nghĩa và khi chưa nghe danh tương ưng, trí biết danh ở trong nghĩa, lẽ ra là thành. Vì hiện thấy trí biết nghĩa danh, trí biết danh bất sinh nên biết danh nghĩa vốn không tương ưng.
  2. Nghĩa thứ hai dẫn một, nhiều mâu thuẫn, để chứng minh danh, nghĩa khác nhau cũng không tương ưng, một nghĩa như chiếc bình nước khác đặt tên đều không đồng. Nếu danh và nghĩa tương ưng thì sẽ thành có, nghĩa là danh nhiều, chẳng phải một, nghĩa lẽ ra cũng nhiều. Vì sao? Vì một nghĩa tương ưng với nhiều danh thành có.
  3. Nghĩa thứ ba vì định khác với bất định nên hai tướng danh, nghĩa không được tương ưng. Vì danh không nhất định nên danh tương ưng với nghĩa cũng không nhất định, nghĩa lẽ ra cũng như thế.

Nước tây có pháp dùng một tên cồ, gọi chín nghĩa, cái gọi là chín, nghĩa là: lời nói, phương, đất, ánh sáng, bò, kim cương mắt trời, nước dùng một tên cồ để gọi chín nghĩa này.

Danh chắc chắn tương ưng với nghĩa: Khi gọi trời thì đất lẽ ra phải gọi theo, vì tương ưng với trời, pháp khác cũng như thế. Đã không có nghĩa này nên biết được hai pháp tương ưng thì điều này cũng không thành. Vì sao? Vì cũng mâu thuẫn với ba nghĩa trên.

Hỏi: Một khác với hai nghĩa tương ưng đều khác nhau, sao đồng mâu thuẫn với nghĩa một, ba?

Đáp: Dù danh đồng với lỗi mâu thuẫn với ba nghĩa đều khác nhau, cho nên được biết. Nếu danh và nghĩa một mà tương ưng thì trí thấy nghĩa cần phải là trí biết danh kia. Lại, nếu một nghĩa đã là một thì danh sẽ không nhiều. Lại, nếu một danh đã bất định thì nghĩa lẽ ra cũng như thế. Nếu danh khác với nghĩa mà tương ưng thì trí biết nghĩa sinh, trí biết danh lẽ ra cũng tức là sinh. Vì sao? Vì danh nghĩa khác nhau mà tương ưng. Lại, nếu khác thì danh đã là nhiều, nghĩa lẽ ra cũng nhiều, vì hai tướng đều khác nhau mà tương ưng.

Lại, nếu khác thì chín nghĩa là khác, tên một lẽ ra cũng phải thành chín. Vì sao? Vì tướng riêng của danh nghĩa, tương ưng thành cái có của chín nghĩa.

Các lý này đều nghiêng lệch, nói theo bốn tầm tư thì sáu tầm tư, v.v… và ba tầm tư đem so sánh có thể biết. Vì sao? Vì không vượt ngoài một, khác tương ưng thành có. Pháp khác có thể y theo giáo này, ở ba thừa cũng được dụng Nhất thừa. Vì sao? Vì pháp quán này tất cả xứ dụng thích ứng với pháp giới.

43. Giải thích đầu phẩm nói về vấn nạn, nghĩa nhân duyên như thật:

Hỏi: Bồ-tát đầu tiên khởi tu hành trước quán nhân quả như thật thành phương tiện nhập đạo. Nghĩa ấy như thế nào?

Đáp: Đại khái đại cương pháp Phật có hai thứ, gọi là chân tục, thuận theo quán thế đế thì nhập Đệ nhất nghĩa.

Tướng quán ra sao?

Pháp có nhiều môn, lại dựa vào đồng thời như thật làm nghĩa nhân quả lẫn nhau, nghĩa nhập nhân quả có hai lớp. Trong lớp thứ nhất có ba môn:

  1. Nói về lỗi che chở phân biệt.
  2. Nói về nghĩa nhập nhân quả.
  3. Nói ngược lại thì thành lỗi.

Đầu tiên là nghĩa che chở: Dựa vào chiếc đèn, ánh sáng và tim đèn cháy để nói, các việc thân, tâm, so sánh có thể hiểu.

Hỏi: Tim đèn cháy có sinh ra ngọn lửa, ánh sáng chăng?

Đáp: Không, vì tim đèn từ ngọn lửa sinh.

Ngọn lửa có sinh ra tim đèn không?

Đáp: Không, vì ngọn lửa từ tim đèn sinh.

Ngọn lửa có từ tim đèn sinh không?

Đáp: Không, vì ngọn lửa có thể sinh ra tim đèn.

Bấc đèn có từ ngọn lửa đèn sinh ra chăng?

Đáp: Không, vì bấc đèn có công năng sinh ra ngọn lửa.

Có thể không sinh ra chăng?

Đáp: Không, vì bỏ tim đèn thì ngọn lửa sẽ không có.

Sinh, bất sinh đi đôi với nhau phải không?

Đáp: Không, vì mâu thuẫn nhau.

Chẳng phải sinh, chẳng phải không sinh chăng?

Đáp: Không, vì trái với lý sinh như thật của nhân quả.

  • Giải thích xong môn thứ nhất.

Nghĩa thứ hai: Nhân là tim đèn, sinh ra quả ngọn lửa đèn. Nhân là nghĩa có. Vì có năng lực nên quả ngọn đèn từ nhân sinh là nghĩa không có. Vì nương tựa nhân tim đèn sinh nên ngọn đèn sinh tim đèn, trái với trước, có thể biết.

Quả ngọn đèn từ nhân tim đèn sinh, là nghĩa chẳng phải có. Vì không có tự thể nên tim đèn sinh ra ánh sáng, nhân của tim đèn, ngọn đèn là nghĩa chẳng phải không có, vì năng lực có. Câu khác, so sánh có thể biết.

  • Môn thứ hai đã xong.

Thứ hai, trái lại thì thành lỗi. Nếu nói nhân của tim đèn sinh, quả cũng có thể thường sinh, vì thường sinh ra quả, ngọn lửa đèn là tăng ích.

Nếu nói tim đèn bất sinh cũng có thể thường không sinh ra quả ngọn lửa đèn, vì chẳng có nhân không có, là tổn giảm. Ngọn đèn sinh ra tim đèn, như trước có thể biết.

Nếu nói vừa sinh vừa không sinh, là mâu thuẫn nhau. Nếu nói chẳng phải sinh, chẳng phải không sinh là nói suông, nghĩa khác so sánh với nghĩa này có thể biết.

  • Môn thứ ba đã xong.

Lớp thứ hai: Ba môn đồng với trước.

1. Môn thứ nhất:

Trước là nói theo nhân, sau là nói theo quả.

Hỏi: Nhân có hay không?

Đáp: Không, vì là nhân của quả, là duyên thành.

Nhân không có phải chăng?

Đáp: Không, vì sinh ra quả.

Nhân có, không là đi đôi chăng?

Đáp: Không, vì mâu thuẫn nhau.

Chẳng phải có, không chăng?

Đáp: Không, vì hiện thấy pháp sinh quả.

2. Y cứ vào quả để nói.

Hỏi: Quả có hay chăng?

Đáp: Không, là quả của người khác vì không có tự thể.

Quả là không có phải chăng?

Đáp: Không, vì là quả.

Vừa có, vừa không có phải chăng?

Đáp: Không, vì một quả, vì không mâu thuẫn nhau.

Chẳng phải có, chẳng phải không có chăng?

Đáp: Không, vì quả hiện có đã sinh.

Giải thích môn thứ nhất xong.

Nghĩa thứ hai: Nhân là nghĩa có, vì công năng sinh. Nhân là nghĩa không, vì là nhân của quả. Vì duyên thành nên nhân là nghĩa vừa có, vừa không. Vì nhân thành nên nhân là nghĩa chẳng phải có, chẳng phải không có, vì tùy thuộc lấy một nghĩa nhất định không thể được. Bốn môn của nghĩa quả so với trước nên biết.

Môn thứ hai đã xong.

3. Chấp thành lỗi:

Hỏi: Nhân sinh quả đâu có lỗi?

Đáp: Nếu sinh cũng có thể thường sinh, cũng có thể thường bất sinh.

Vì sao biết được?

Vì nếu sinh tức là thường sinh. Lại, nếu sinh thì hiện đã có quả của ngọn lửa đèn, là nhân năng sinh, tim đèn tức không có đối tượng sinh, nên là đoạn.

Nhân không sinh quả có lỗi gì?

Đáp: Cũng có hai lỗi, nếu nhân tim đèn không sinh tức ánh sáng, ngọn lửa đèn vì không có nhân, nên là thường. Lại, nếu tim đèn không sinh ra ngọn lửa đèn không có tự sinh, nhân lại không sinh, vì không thể có được, nên là đoạn. Vừa sinh, vừa không sinh, chẳng phải sinh, chẳng phải không sinh, so sánh để suy nghĩ. Nghĩa khác cứ như thế có thể biết.

Lại, tất cả nhân có sáu nghĩa:

  1. Không có năng lực, không chờ đợi duyên, vì từng niệm diệt.
  2. Có năng lực, không chờ đợi duyên, vì quyết định.
  3. Có năng lực, chờ đợi duyên, như vì dẫn làm sáng tỏ quả của mình.
  4. Không có năng lực không chờ đợi duyên vì quán nhân duyên.
  5. Có, không có năng lực chờ đợi duyên, vì theo đuổi đến mé trị.
  6. Không có năng lực chờ đợi duyên, vì đều có sức.

Hỏi: Chưa biết chờ đợi duyên, chờ đợi duyên gì?

Đáp: Đây là chờ đợi duyên ngoài: bếp lò, dầu, nước, đất v.v…, không nhân lấy sự nhân và sáu nghĩa của mình. Lại, kinh nói: Nhân của nhân, cũng nhân quả của nhân, quả của quả cũng là quả của quả, phân biệt nhân quả gần, xa, công dụng của năng lực có, không, là phân chia xếp đặt: nhân ban đầu là nhân gần. Lại nhân là duyên nhân. Cũng là nhân nhân: hai nhân do nhau. Quả quả, v.v… y cứ nhân hai quả do nhau mà thành. Nhân quả khác đối nhau thì không có tác dụng. Lại, duyên tăng thượng đối với quả tự tăng thượng, trở lại làm nhân gần, nên luận Tạp Tập hội chứng duyên xa nhập về nhân gần. Lại, luận Thành Duy Thức nói: nhân duyên, nghĩa pháp hữu vi gần, nói về quả mình. Thể này có hai:

  1. Hạt giống.
  2. Hiện hành.

Hạt giống, nghĩa là công năng khác nhau của các giới, địa của thiệm nhiễm, vô ký, công năng dẫn dắt, tiếp theo, công năng tự loại sau và khởi tự loại đồng thời hiện quả. Đây chỉ là đối với kia là nhân duyên hiện hành, nghĩa là bảy chuyển. Thức và tướng, kiến, tánh, giới, địa, v.v… đối tượng biến tương ưng trừ quả Phật thiện, vô ký rất kém, huân tập bản thức khác, sinh chủng tự loại. Đây chỉ đối kia là tánh nhân duyên.

Phẩm Tâm thứ tám vì không có đối tượng huân tập, nên không phải phân biệt đối tượng nương tựa, vì công năng huân tập riêng, vì rất sâu kín, nên không huân tập thành hạt giống, hiện hành đồng loại lần lượt đối nhau, vì đều chẳng phải nhân duyên tự chủng sinh. Tất cả loại khác lần lượt đối nhau cũng chẳng phải nhân duyên, vì không sinh gần.

Có thuyết nói: Hiện hạnh của loại đồng, loại khác, lần lượt đối nhau làm nhân duyên. Nên biết giả thuyết hoặc môn tùy chuyển hữu chỉ nói chủng là tánh nhân duyên, chủng ấy dựa vào làm rõ sự vượt hơn chẳng phải thuyết cùng tận lý.

Thánh nói: chuyển thức với A-lại-da vì lần lượt đối nhau làm nhân duyên nên ở đây làm sáng tỏ nhân quả, phân chia xếp đặt gần, xa rất rõ ràng. Sáu nghĩa kia và sự, lý nhân quả trước kia hình thành nhau, lại dùng sáu pháp để biểu thị rõ, cái gọi là chung thành chung nhân quả.

Nghĩa riêng thành riêng là chung.

Đồng tự, đồng thành là chung.

Khác với các nghĩa, khác với tự, vì làm rõ đồng.

Thành sự lý nhân quả là thành.

Làm hư hoại các nghĩa đều ở pháp mình vì không dời đổi bản tánh.

Duyên khởi đã thuật ra đều chung cho khắp tùy thuộc có sự thành, xem xét, suy nghĩ có thể hiểu.

Văn này ở Ba thừa, Nhất thừa mới cuối cùng. Vì sao? Vì thích hợp với pháp giới.

44. Giải thích đầu tiên hồi hướng thứ năm, nghĩa pháp sám hối:

Hỏi: Pháp sam hối của các giáo khác nhau như thế nào?

Đáp: Pháp này có bốn môn:

Thứ nhất là sám hối.

Thứ hai là khuyến thỉnh.

Thứ ba là tùy hỷ.

Thứ tư là hồi hướng.

Văn này ở Nhất thừa đi suốt qua dụng của Ba thừa. Thuyết minh rộng như luận Tỳ-Bà-Sa. Giáo Tiểu thừa, v.v… không có pháp này. Phương pháp diệt tội kia nói rộng như kinh luận.

Nếu là môn phát nguyện thì đều chung cho nhân quả, sự lý, đều có sự thành, nguyện chưa thành, sự, nguyện có thể so sánh hiểu rõ.

45. Nghĩa dụng Đà-la-ni, cũng giải thích trong mười một tri thức:

Hỏi: Các giáo tụng pháp chủ Đà-la-ni khác nhau như thế nào?

Đáp: Lợi ích của tụng chú là diệt tội, phước sinh, cho đến thành công dụng lợi mình, lợi người, chứng quả, v.v… Văn này ở Chung giáo của Ba thừa, chung cho công dụng Nhất thừa. Vì sao? Vì thích ứng pháp giới, Tiểu thừa không có giáo này. Lại có bốn thứ Đà-la-ni:

  1. Pháp.
  2. Nghĩa.
  3. Chú thuật.
  4. Nhẫn, cũng gọi là già nhẫn.

Biết tất cả nói năng, nghĩa tự tánh của tất cả pháp không thật có,

gọi là Đà-la-ni nhẫn, hai Đà-la-ni sau xuất xứ từ luận Địa Trì. Lại, mười Đà-la-ni là nghĩa văn Nhất thừa, như phẩm Ly Thế Gian chép: In dấu tướng, lập ra tướng, v.v… chữ khéo léo đều y cứ vào chú này mà biết.

46. Giải thích trong địa thứ sáu, nghĩa lược quán của Duy thức:

Hỏi: Trong các giáo nói về quán Duy thức bằng phương tiện thế nào?

Đáp: Người muốn tu quán trước phải gần gũi hai tri thức.

  1. Hạnh tri thức.
  2. Giải tri thức.

Y chỉ chỗ vắng lặng kia, tự thân thuận theo đối tượng tương ưng, giữ giới thật thanh tịnh, dốc lòng sám hối, cung thỉnh chư Phật mười phương, tất cả Hiền Thánh và vua thiện thần che chở xong.

Thân ngồi kiết già, tay trái để lên trên tay phải, thân thật ngay ngắn, nhắm mắt, điều hòa hơi thở, dùng lưỡi… chánh tâm dừng ở duyên cảnh, tướng đã hiện, biết tâm mình tạo ra sự phân biệt, theo hơi thở, tâm mình liền dừng lại. Nếu tâm chưa dừng lại, hãy dùng động tác không điều hòa, tu tập ban đầu. Trải qua ngày, tháng, tâm mình liền dừng. Tiếp theo liên tục trở thành định, đó là phương tiện. Nếu có tướng sự ma khởi thì đến trước đạo tràng sám hối, hành đạo, việc ma sẽ nhẹ dần, các nghi ngờ đến lúc này đều tiêu dứt.

Đối với giải tri thức, quyết đoán viêc ma kia, tâm chỉ muốn cho dứt bặt, đều phải sách tấn, hết lòng, thì sẽ thành tựu không hoài nghi, lười biếng thì không thành. Phiền não giảm ít là tướng quán thành.

Pháp quán này chung cho giáo Nhất thừa và Ba thừa. Đầu tiên, thuận với ba thừa, sau thuận với Nhất thừa, về sau sẽ thành thục, vì đầy đủ chủ, bạn.

47. Giải thích trong mười tâm sau Sơ địa, nghĩa quán Không:

Hỏi: quán Không như thế nào?

Đáp: Theo quán đầu tiên trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát y chỉ vào mười pháp, nghĩa là ba nghiệp thân, miệng, ý giới Phật, Pháp, Tăng dựa vào oai nghi mà mười pháp này đã áp dụng, đều như Duy thức quán trước đã nói, chỉ biết mười cảnh thuận theo một hiện tiền, biết tức là trống rỗng, không có tướng gốc, ngọn, tâm mình được dừng lại, tu tập lâu thì được sáng suốt, tương ưng với định. Pháp khác chẳng phải không chăng?

Đáp: Tất cả đều không, chỉ vì đầu tiên, người tu nhập quán pháp

khác bất tiện, vì năng lực tập nhiễm của hữu tình quá lâu xa, mạnh mẽ nên pháp khác không tiên, mà có nghi ngờ, làm bít lấp Nhất thừa. Duy thức quán nói về sử nghi: Trước quán Duy thức, sau thành chánh định, không khác với chỉ quán ra sao?

Y cứ vào chỉ quán thành một thứ tương tự, nay, y cứ vào cảnh giới phương tiện mà nói, nên có khác nhau. Các quán này là thể của chỉ quán. Nếu khi tùy theo bốn oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm trong việc lợi ích chúng sinh, tâm hình thành Duy thức trước kia và quán không, tâm được thích hợp, phiền não giảm ít, đều thuộc về giúp đạo. Quán này chung cho Nhất thừa và giáo Ba thừa, trong giáo Tiểu thừa không có. Nếu Tiểu thừa tạo nên không quán, cũng không giúp với nghĩa trên, vì họ chỉ được nhân không. Sơ lược có năm giải thích làm phương tiện giúp sức một cách thích đáng.

  1. Nói về chân như, vì biết như, nên tướng tâm liền dứt.
  2. Nói về tức không.
  3. Nói về Duy thức.
  4. Nói về vọng tưởng.
  5. Nói về duyên khởi.

Vận dụng năm giải thích này nhằm giúp đỡ thích đáng, hai quán liền sẽ hoàn thành. Lại, quán không này và sự phân chia xếp đặt hai cảnh Duy thức nói trên, khi không được như giải, thì sẽ trở lại thành cảnh vọng mà thôi.

Không kia có bốn, đều thành cảnh quán:

  1. Hư không hữu vi, vô vi.
  2. Không trạch số diệt.
  3. Tánh không, của giáo luận Thành Thật.
  4. Tánh không, của giáo Địa luận.

Đều thành cảnh quán, chỉ khác nhau ở chỗ sâu, cạn. Nếu phương tiện không cùng cực thì chỉ Nhất thừa là rốt ráo.

48. Giải thích đầu tiên hồi hướng thứ chín, cung kính nhìn nhận khắp nghĩa ác.

Hỏi: Trong người tập giáo nói về sự khác nhau của tám pháp Phật như thế nào?

Đáp: Vì tiêu diệt chứng bệnh xiển-đề trở thành Phổ kính nhìn nhận pháp ác có hai đoạn:

Đoạn thứ nhất nói về kính khắp, trong đó có tám đoạn:

1. Như Lai tạng, có hai:

  1. Pháp thuyết: Như Lai tạng là thể của tất cả chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn, Duyên Giác, cho đến chúng sinh trong sáu đường, v.v…
  2. Dụ thuyết, có năm đoạn:

Dụ như ao lớn A-nậu chảy ra tám con sông lớn. Sông dù khác nhau nhưng thể nước không khác. Tất cả phàm, Thánh dù khác nhau nhưng thể tạng không khác.

Dụ như cô đào hát có tài tạo ra mọi thứ khéo léo, hai khéo léo dù khác nhau nhưng thân không có khác nhau, như tất cả gạch đều do đất sét chế tạo thành gạch, dù khác nhau, nhưng thể đất không khác. Sự sinh tử y chỉ Như Lai tạng, Như Lai tạng tạo ra sự sinh tử, đây gọi là vì khéo nói ngôn thuyết thế gian, nên có sinh tử, chứ chẳng phải thể Như Lai tạng có sinh, có tử.

Dụ như sóng dựa vào nước, nước tức tạo ra sóng. Vì nhân duyên gió nên có sóng chứ chẳng phải thể nước có sóng.

Dụ như vàng ròng, dụng cụ trang nghiêm, mọi dụng cụ dù khác nhau nhưng thể vàng không khác, đều là một thứ vàng ròng. Tất cả phàm, Thánh đều không đồng, nhưng đều là một tạng.

Phật tánh: cũng là nêu cả pháp dụ, Phật tánh là nhân tố của tất cả phàm, Thánh. Tất cả phàm, Thánh đều từ Phật tánh mà được sinh trưởng. Dụ thuyết: dụ như sữa là nhân của lạc, tất cả lạc đều do sửa mà được sinh trưởng. Một chủng tương tự là Phật đương lai. Tất cả bốn chúng ác hiện tại thực hành hạnh lành thì đều sẽ thành Phật.

Phật tưởng Phật, tưởng tất cả chúng sinh đều tạo nên tưởng Phật.

Chân khắp, chánh khắp pháp Phật chớ luận. Học của người tà cũng được chân chánh, học của người chánh cũng được chân chánh. Vì sao? Vì thể của Như Lai tạng, Phật tánh chỉ là pháp cùng khắp, chỉ là pháp chân, ở giữa không có tà ma nào được xâm nhập vào đó, cho nên bất luận kẻ tà, người chánh đều có được chân chánh.

Pháp Phật không có danh, không có tướng, có hai thứ:

Thể của tất cả chúng sinh là Như Lai tạng. Vì chưa có danh từ chân Phật, nên gọi là chẳng có danh, vì chưa có ba mươi hai tướng tốt của chân Phật, nên gọi là không có tướng.

Thể của tất cả chúng sinh trong sáu đường, chỉ là Như Lai tạng, lại vì không có tên riêng, tướng riêng, nên gọi là không có danh, không có tướng.

Pháp Phật cứu vớt, dứt trừ căn bản của tất cả các kiến, có hai thứ:

Tất cả Như Lai tạng đều có tánh Thánh, chỉ kính trọng thể tánh đó, vì không gặp thiện, ác, tà, chánh ấy, nên gọi là pháp Phật cứu vớt, dứt trừ tất cả các kiến căn bản.

Thể của tất cả chúng sinh sáu đường là Như Lai tạng, không còn có pháp nào khác, chỉ kính trọng tạo ra bốn hạng Phật, vì không gặp việc thiện, ác của sáu đường, nên gọi pháp Phật cứu vớt dứt trừ các kiến căn bản.

Pháp Phật đều dứt trừ tất cả các đường ngôn ngữ: tất cả chúng sinh chỉ kính trọng thể tánh của Như Lai tạng, không nói đến tên của sáu đường thiện, ác nên gọi là pháp Phật dứt trừ tất cả các đường ngôn ngữ.

Pháp Phật của một người, một hạnh: Một người, tự thân chỉ là con người ác độc, một hạnh, như kinh Pháp Hoa chép: Bồ-tát Thường Bất Khinh chỉ thực hành một hạnh. Ngoài thân mình ra chỉ kính trọng tạo tác Như Lai tạng, Phật, Phật tánh, Phật đương lai tạo ra Phật, tưởng Phật, nên gọi là một hạnh.

Pháp Phật không có người, không có thực hành pháp Phật: Thân mình và người khác, tất cả chúng sinh đều là một Như Lai tạng, không có tự thể riêng, nên gọi là không có con người, không có thực hành pháp Phật.

Năm thứ không quan hệ, cùng tận pháp Phật có hai:

Muốn thực hành năm pháp này chỉ cần điều hòa vừa đúng.

Mình, người không quan hệ, không vì thân mình, không chung với thiện tà, qua lại đạo tục.

Không quan hệ gần, xa, không học căn đương lai, pháp Phật không qua lại chung.

Không quan hệ đạo, tục, tất cả đạo tục thiện tà không qua lại với bạn thân.

Không quan hệ sang hèn, tất cả kẻ sang, người hèn không cùng qua lại.

Không quan hệ phàm, Thánh, vì trong tất cả Thánh phần nhiều có tà ma, trong tất cả phàm đa số có chư Phật, Bồ-tát. Phàm phu vì mù bẩm sinh nên không thể phân biệt được, cho nên không quan hệ phàm Thánh, chỉ trừ nhân duyên của việc khó khăn phải đi ăn xin thì tạm thời qua lại chung không cuộc hạn.

Mình, người đều là Như Lai tạng, chỉ tạo ra một quán, không được tạo ra sự hiểu biết ở tâm mình người, gần xa, đạo tục, sang hèn, phàm, Thánh.

Trong tám đoạn này lại có hai nghĩa:

Phật Pháp của chúng sinh mù, điếc, câm bẩm sinh.

Phật pháp của người chết.

Thứ hai là nhận biết nghĩa ác như thế nào?

Đáp: Đoạn thứ hai, việc nhận biết nghĩa ác, ở trong đó có mười hai thứ:

Tâm người kia điên đảo, hay nhận lầm, thường nói những lời lẽ chê bai, nhạo báng, tâm duyên pháp Phật của cấp bậc thứ ba trở đi. Lại, tạo ra tâm khác tức là điên đảo vì thường nhận lầm.

Miệng chỉ được nói pháp Phật của Như Lai tạng, lại tạo ra ngữ khác, tức là thường buông ra lời lẽ chê bai.

Hai thứ thiện, ác, điên đảo có hai:

Tất cả tà ma tạo ra hình tượng Bồ-tát, chư Phật. Chúng sinh điên đảo thuận với tâm tham gốc, trong đó chỉ nhận thấy việc tốt đẹp của họ mà không biết là tà ma, không phải là chư Phật, Bồ-tát, không phải thiện, mà cho là thiện, nên gọi là điên đảo.

Tất cả chư Phật, Bồ-tát lẽ ra tạo các thứ chúng sinh, chúng sinh điên đảo. Nếu trái với tâm, tâm sở của mình, thì nổi cơn giận dữ, vì chỉ thấy sự xấu ác của mình, chư Phật, Bồ-tát thật ra chẳng phải ác, chẳng phải ác kiến, vì ác nên gọi là điên đảo.

Bốn thứ điên đảo trong, ngoài có hai:

Tham tà, đối với tất cả chỗ thuận tình, hoàn toàn chỉ nhận thấy điều tốt đẹp của mình, không có thiện thấy thiện, việc lành ít thấy việc lành nhiều, vì thiện gồm thâu ác đều tạo ra hiểu biết thiện nên gọi là điên đảo.

Sân tà, đối với việc trái tình, hoàn toàn nhận thấy việc xấu ác của mình. Không có ác kiến, ác nhỏ, ác nhiều, vì ác gồm thâu điều lành, vì đều tạo ra sự hiểu biết ác nên gọi là điên đảo.

Si tà, trong thiện được ác mà không hiểu biết, trong ác mất thiện mà không biết, nên gọi là si tà điên đảo.

Thần, quỷ, ma, phụ giúp tâm, chỉ khiến cho tất cả chư Phật, Bồ-tát và đạo tục thế gian gọi là tâm mình, tức là thần quỷ ma gá vào tâm.

Tất cả kinh, luật, luận thường nói, nói toàn điên đảo.

Bảy thứ điên đảo ác khác nhau:

Ba bậc thềm gọi là bực thềm thứ ba.

Ba nhóm, nhóm chánh định, nhóm bất định, nhóm tà định.

Pháp thuyết: Phật vì các Bồ-tát giảng nói nghĩa Đại thừa rất sâu kín, vì các Thanh văn nói nghĩa cạn gần, vì Nhất-xiển-đề nói nghĩa thế gian.

Dụ thuyết, như quyết định thọ không chết. Chết, sống không nhất định, nếu quyết định chết, thì thuốc thang không thể cứu chữa.

  1. Tăng không có hổ, thẹn.
  2. Người thứ nhất của sông Hằng, gọi là thường chìm.
  3. Rất nhiều quả địa ngục A-tỳ.

Kinh Lục Bộ chép: rất nhiều điên đảo có năm đoạn:

  1. Tất cả Phật không cứu được kiến chấp không: chúng sinh có kiến điên đảo, được gặp vô lượng vô biên chư Phật, ở chỗ chư Phật thực hành sáu Ba la mật, do học Phật pháp không xứng với căn cơ, chê bai Phật, pháp, tăng sẽ không khỏi đọa tất cả địa ngục A-tỳ trong mười phương, tất cả Phật không thể cứu giúp.
  2. Tất cả pháp không thể cứu giúp, có hai thứ: Một là Đại thừa, Tiểu thừa, mỗi thừa đều tụng được tám muôn bốn ngàn nhóm pháp. Do một niệm tâm ngờ vực người khác, Tỳ-kheo học mười hai đầu-đà, tức thì diệt ngần ấy gốc lành, đều đọa vào địa ngục A-tỳ, như kinh Đại Tập chép. Hai là người đọc tụng mười hai bộ kinh không khỏi chê bai Phật, hiện đời đọa vào tất cả địa ngục A-tỳ, như kinh Niết-bàn nói, nên gọi là tất cả pháp không cứu được.
  3. Tất cả tăng không cứu được.
  4. Tất cả chúng sinh không cứu được. Độ được sáu trăm bốn muôn ức môn đồ đệ tử, lại độ được chín mươi sáu thứ dị học ngoại đạo, hồi tâm hướng về Niết-bàn, không tránh khỏi sẽ đọa vào tất cả địa ngục A-tỳ ở mười phương.
  5. Tất cả dứt ác tu thiện không cứu được: Đại tinh tấn, đại trì giới, đại sám hối, đại không phải mình, chẳng phải người khác, không tự cao, khi dễ người khác, chẳng phải đệ tử Phật, thuộc về tăng không có hổ, không có thẹn.

Mười một bộ kinh nói tà, đều điên đảo. Mười một bộ kinh là:

  1. Kinh Ca-diếp.
  2. Như kinh Đại Tập Nguyệt Tạng Phần, giảng nói phẩm Pháp Tạng Tận, chánh pháp đều diệt.
  3. Như kinh A-hàm nói: chánh pháp tạng tận.
  4. Như kinh Đại Phương Quảng Thập Luân nói: Tất cả dân chúng đều khởi ở đoạn, thường.
  5. Như kinh Tát-Già-Ni-Càn Tử chép: Tất cả chúng sinh đều khởi ba thứ điên đảo.
  6. Như kinh Ma-ha Ma-da, văn quyển hai chép: Phật vị lai diệt độ một ngàn năm về sau, chỉ có hai tỳ-kheo học thực hành quán bất tịnh, đang ngồi thiền, không khởi tâm cao thấp, kia đây, phải quấy.
  7. Như kinh Đại Bát Niết-bàn chép: Thời mạt pháp, Nhất-xiển-đề và năm tội nghịch nhiều như đất đại địa.
  8. Như kinh Tối Diệu Thắng Định.
  9. Kinh Đại Vân.
  10. Kinh Phật Tạng nói: Người chân chánh chỉ có một, hai người.
Kinh Quán Phật Tam-muội Hải.

Bốn bộ kinh nói: ra khỏi điên đảo:

  1. Kinh Ma-ha-diễn nói ba độc điên đảo.
  2. Kinh Thắng-man nói hai kiến điên đảo.
  3. Kinh Tát-Già-Ni-Càn Tử nói ba thứ điên đảo: Một là tâm tham phi pháp, đối với mười nghiệp bất thiện sinh tâm ưa thích. Hai là tâm tham điên đảo, do nhờ sức mình, được thời tiết y chỉ, được các tài vật, không sinh tâm biết đủ, tìm mọi cách chiếm đoạt tài sản của người khác. Đó gọi là tâm tham điên đảo. Ba là tâm bị lưới tà pháp ràng buộc, đối với phi pháp sinh tưởng pháp này, đối với phi nghĩa sinh tưởng nghĩa này.
  4. Kinh Niết-bàn chép: Mọi thứ điên đảo.

Kinh Lưỡng Bộ chép: Toàn điên đảo.

  1. Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi chép: Hơn một ngàn năm, sắp đến thời kỳ Tượng pháp, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bàdi đã tạo ra mọi việc lành, cầu danh, cầu lợi không có một niệm tạo ra tâm xuất thế.
  2. Như kinh Phật Tạng chép: Tỳ-kheo tăng thượng mạn không có một niệm tâm cầu Niết-bàn, không có một niệm tâm xuất thế, tâm cầu Niết-bàn tức là hoàn toàn điều phục.

Kinh Lưỡng Bộ chép: Thường điên đảo.

  1. Thường chìm.
  2. Thường hành động ác.
  3. Thường bị triền phược vô minh ràng buộc.
  4. Tâm người kia điên đảo, thường nhận lầm.
  5. Thường ô nhiễm thân miệng.

Năm đoạn này nói trong kinh Niết-bàn.

  1. Tâm thường xa lìa, xả bỏ tất cả pháp vị chân thật.
  2. Thường bị phiền não và lưới hoặc tà kiến giăng mắc bủa vây, quy y sáu vị giáo chủ ngoại đạo, gây tổn thương, xả bỏ Thánh đạo.
  3. Thường nói lời chê bai.

Ba đoạn này nói trong kinh Thập Luận.

Ba mươi hai thứ bệnh nghiêng lệch: Mình, người đều thấy trụ trì chân chánh Phật pháp, lợi mình, lợi người, điên đảo, trong đó có ba mươi hai. Gồm có hai, bốn, một, năm; hai, sáu, một, bảy, một, bốn.

Danh tướng quên tưởng, bất tịnh nói pháp.

Hai, bốn: y chỉ người nào, y ngữ, y thức, y kinh bất liễu nghĩa.

Một, năm: Một là nghĩa mình, người, tự thân chỉ thấy mặt tốt của mình, đối với người chỉ thấy điều xấu ác của họ.

Hai là trên, dưới. Chấp không, chấp có, thấy chúng sinh chỉ muốn được học pháp Phật trên, không chịu học pháp Phật dưới.

Ba là riêng khắp, chỉ ưa học pháp riêng, không thực hành pháp khắp.

Bốn là thiện, ác, chỉ dứt ác ngoài thiện, không dứt ác trong thiện, chỉ tu thiện ngoài ác, không tu thiện trong ác.

Năm, là lợi mình, lợi người, chỉ thực hành lợi mình, không thực hành lợi người.

Một, sáu:

  1. Danh văn.
  2. Lợi dưỡng.
  3. Đồ chúng.
  4. Học rộng.
  5. Thế lực.
  6. Vượt hơn người khác.

Hai sáu:

  1. Tham.
  2. Sân.
  3. Si.
  4. Thần, quỷ, ma.
  5. Chấp không.
  6. Chấp có.

Một, bảy: Một, nghĩa là ràng buộc, đánh mắng, thưởng, phạt sâu chúng tăng và đuổi trở lại thế tục, diệt mất cả Tam bảo.

Hai là tà, chánh tạp loạn tận.

Ba là tất cả tám bộ trời, rồng ra khỏi nước.

Bốn, tất cả trời, rồng, thần, quỷ, ma, v.v… ác đua nhau vào nước kia mà ở. Diệt Tam bảo, giết chúng sinh, khiến tất cả chúng sinh đều làm tất cả điều ác, dù có phần ít chúng sinh tu thiện, ma ác vào tâm chúng gây trở ngại, vỡ tâm mà chết.

Năm, khiến tất cả người có duyên với Phật pháp sẽ không cùng tận.

Sáu, tất cả căn cơ sẽ không cùng tận.

Bảy, tất cả thuốc, bệnh sẽ không cùng tận.

Diệt Tam bảo, thành ba tai, đều điên đảo: Nay, hai nghĩa trên vì cứu vớt xiển-đề, hồi hướng Nhất thừa, kiêm thuận với ba thừa. Về mặt lý vì có thuận nên phụ lục.

Nghĩa Như Lai tạng: Theo kinh Đại Phương Đẳng Như Lai tạng chép: Ta dùng mắt Phật quan sát tất cả chúng sinh đều có trí Như Lai trong các phiền não. Mắt Như Lai, thân Như Lai, ngồi kiết già, vững chắc không lay động. Thí dụ dùng mắt trời kia nhìn xem thì thấy trong đóa hoa chưa nở có thân Như Lai đang ngồi kiết già, là giảng nói dụ cho bản tánh Như Lai tạng đầy đủ đức.

Thí dụ như có mật nguyên chất trong hốc cây, có vô số bầy ong bu xung quanh để giữ. Có người trí khéo léo đuổi ong, lấy mật, dụ cho giảng nói bổn đức bỏ nhiễm thành tịnh.

Ví như lúa tám cánh chưa chà vỏ, người ngu xem thường cho là có thể chà sạch trắng tinh, thường là để vua dùng, dụ này thuyết giảng tạng ở nhiễm đồng với người ngu khác với định.

Ví như vàng ròng rơi vào chỗ bất tịnh, chìm mất không thấy, trải qua nhiều năm vàng y không hư hoại, là dụ giảng nói tạng ở nhiễm khó hư hoại.

Ví như nhà người nghèo có hạt ngọc quý được chôn giấu, vì của báu nên không thể nói: Ta ở đây lại không có nói năng: không thể khai phát là dụ giảng nói tạng ở nhiễm, thiếu tịnh.

Ví như giống trong quả am-la không hư hoại, đem trồng dưới đất, trở thành đại thọ vương, dụ cho giảng nói về đức của tạng gặp duyên thành quả.

Ví như có người đem tượng vàng ròng đến các nước khác, đi qua những con đường nguy hiểm, sợ gặp bọn cướp chiếm đoạt, đem để trong bao, dùng vật đậy lại sao cho chúng không nhận biết, rồi vứt bỏ ở chỗ hoang vắng mà con người thấy cho là bất tịnh. Người có mắt trời biết có tượng thật liền lấy ra cho người khác kính lễ, dụ này giảng nói chân đức dứt trừ nhiễm, sinh niềm tin.

Ví như cô gái nghèo nàn xấu xí mà bồng đứa con trai sang trọng, trải qua nhiều giờ, người ta cho là hèn hạ, dụ này nói chuyển tưởng gặp chân thành trí.

Ví như thợ đúc, đúc tượng bằng vàng ròng. Đã đúc xong, mặt ngoài tượng dù bị cháy nám, nhưng tượng bên trong không biến đổi, mở khuôn ra sờ vào tượng, sắc vàng ròng vẫn rạng rỡ, dụ cho thuyết giảng trái nhiễm, quy chân, ứng với thể.

Nghĩa Phật tánh, lược có mười thứ, nghĩa là thể tánh, nhân tánh, quả tánh, nghiệp tánh, tương ưng tánh, hạnh tánh, thời sai biệt tánh và biến xứ tánh, bất biến tánh, vô sai biệt tánh.

Theo luận Phật Tánh, các bộ Tiểu thừa giải thích về các lối chấp khác nhau. Nếu nói theo bộ phân biệt thì tất cả phàm, Thánh, chúng sinh đều lấy không làm gốc. Sở dĩ phàm, Thánh, chúng sinh đều từ không mà có ra, vì không là Phật tánh. Phật tánh tức đại Niết-bàn. Nếu theo các bộ Tỳ-đàm, Tát-bà-đa thì tất cả chúng sinh không có tánh đều được Phật tánh, chỉ có tu đắc Phật tánh.

Phân biệt chúng sinh có ba hạng:

  1. Quyết định không có Phật tánh, hạng này không bao giờ được Niết bàn, là Nhất-xiển-đề, người phạm trọng cấm.
  2. Không quyết định có hay không có Phật tánh, vì nếu khi tu thì sẽ được, không tu tất nhiều không được, vì từ con người trở lên, vị chung của Hiền Thánh.
  3. Quyết định có Phật tánh tức người Ba thừa:
a. Thanh Văn từ khổ nhẫn trở lên tức được Phật tánh.

b Độc giác từ pháp Thế đệ nhất trở lên thì sẽ được Phật tánh.

c. Bồ-tát từ Thập Hồi hướng trở lên là quả vị bất thối được Phật tánh.

Hỏi: Kinh Nhân Vương nói: Hạnh trong nhẫn của ba hiền, mười Thánh, chỉ mình Phật là có khả năng cùng tận nguồn cội. Lại luận chép: Mười giải trở lên đã là bậc Thánh, nay, Thập Hồi hướng trở lên đều được Phật tánh, sao các kinh, luận nói khác nhau?

Đáp: Các luận thuyết khác nhau là vì sự mong muốn, căn cơ của hữu tình đều khác nhau, vì thuận theo một nghĩa để nói, cần phải so sánh, phối hợp để giải thích.

Luận Phật tánh này là nói theo Tiểu thừa và Sơ giáo hồi tâm, nếu về sau do phá chấp, trở thành chánh nghĩa, tức là Chung giáo, tức tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, y cứ hai không là đã làm sáng tỏ chân như.

Bốn câu Phật tánh của kinh Đại thừa Niết bàn: chẳng phải trong nghĩa của Tiểu thừa và người hồi tâm ban đầu tạo ra nghĩa bốn câu, mà tức là Phật tánh của Đốn giáo, Chung giáo và đại bát Niết-bàn, vẫn không phải là nghĩa Biệt giáo của Nhất thừa. Nghĩa bốn câu là:

Hoặc có Phật tánh, người xiển-đề có, người gốc lành không có,

nghĩa là y cứ vào hạnh để nói về tánh.

Hoặc có Phật tánh, người gốc lành có, người xiển-đề không có, nghĩa là y cứ vào vị để nói về tánh.

Hoặc có Phật tánh, cả hai người đều có, nghĩa là y cứ vào nhân để nói về tánh.

Hoặc có Phật tánh, cả hai người đều không có, nghĩa là y cứ vào quả để nói về tánh.

Hỏi: Nghĩa của xiển-đề là đoạn nhân gốc lành hiện tại, đâu có hiện hành tánh thiện phải không?

Đáp: Đây là nói theo vị. Đời này sinh gốc lành có thể cứu độ, vì có hiện hành tánh thiện. Đời khác sinh gốc lành, hiện kẻ không thể cứu độ, vì có hạt giống của nhân hạnh. Nghĩa này không đồng với tông Thanh văn.

Bốn vị này đều có hai thứ Phật tánh: Tánh đắc và tu đắc. Vì sao? Vì hai tánh này đồng với chỗ tâm tịnh tin hiểu, cho nên nói. Vì thành lẫn nhau. Hai thứ Phật tánh: Tánh đắc và tu đắc, không phải đầu tiên, giữa, sau vì gồm thâu sau, giữa, trước. Lại xét nghiệm văn kinh, Như Lai tạng là vì tiến thắng căn cơ Bồ-tát mà nói, Phật tánh vì thuần căn cơ của Thanh văn mà nói.

Trong đây đã nói Như Lai tạng, Phật tánh, dù y cứ vào sự khác nhau của các nghĩa, vì đều là giáo, đồng là nghĩa Nhất thừa. Vì sao? Vì thành pháp khắp, vì pháp khắp đã hoàn thành.

49. Giải thích sau phần thỉnh của Sơ địa, nghĩa bốn tông:

Hỏi: Trong giáo của Đại luận nói nghĩa của bốn tông, nghĩa tướng ra sao?

Đáp: Tây vực gọi là Tất-đàn, Hán dịch là Tông tất-đàn, có bốn:

  1. Tất-đàn thế giới. Thế là thời gian, giới là giới phần. Vì pháp lý khởi lên ở thời phần nên gọi là Tất-đàn thế giới.
  2. Tất-đàn mỗi mỗi đều vì con người: y cứ vào tánh dục, căn cơ trên, dưới thành thuyết đã nói, vì giới hạn phạm vi của chánh lý nên gọi là tất-đàn mỗi mỗi đều vì con người.
  3. Tất-đàn đối trị, y cứ vào hoặc để nói về trị nổi chìm ở dụng. Y cứ vào công dụng nhằm làm sáng tỏ đối trị, vì nói lên giới hạn phạm vi, nên gọi là tất-đàn đối trị.
  4. Tất-đàn Đệ nhất nghĩa, gồm thâu chung tất cả mười hai bộ kinh, tám muôn pháp tạng đều là chân thật, không có mâu thuẫn nhau. Cùng cực trong thuận với lý, gọi là tất-đàn Đệ nhất nghĩa.

Sao gọi là nghĩa Tất đàn thế giới?

Đáp: Vì pháp có từ nhân duyên hòa hợp, nên có, không tánh khác nhau. Ví như càng xe, trục xe, tay hoa bánh xe, vành bánh xe, v.v… vì hòa hợp nên có, không có chiếc xe riêng, con người cũng như thế, vì năm chúng hòa hợp nên có, không có con người riêng v.v… Vì thế giới nên có, vì Đệ nhất nghĩa nên không có, vì nhân duyên năm chúng có, nên có con người. Ví như vì nhân duyên sắc, hương, vị, xúc của sữa có, nếu sữa thật sự không có thì nhân duyên của sữa lẽ ra cũng không có. Nay, vì nhân duyên sữa thật có, nên sữa lẽ ra cũng có, chẳng phải như cái đầu thứ hai, tay thứ ba của một người không có nhân duyên mà có giả danh.

Tướng như thế gọi là Tất-đàn thế giới.

Thế nào là tất-đàn mỗi mỗi đều vì con người?

Quán tâm hạnh của con người mà nói pháp cho nghe, đối với một việc hoặc nghe, không nghe, như vì người không tin có tội, phước, nên rơi vào kiến diệt, vì họ nói sinh lẫn lộn thế gian, xúc lẫn lộn, thọ lẫn lộn, là người chấp có ngã, có thần, rơi vào chấp thường, nói là không có người được xúc, được thọ.

Sao gọi là Tất-đàn đối trị?

Có pháp thì đối trị có, thật tánh thì không có. Quán Bất tịnh ở trong bệnh tham dục gọi là pháp đối trị khéo léo, ở trong bệnh giận dữ thì không gọi là tốt đẹp, vì chẳng phải pháp đối trị.

Sao gọi Tất-đàn nghĩa bậc nhất?

Vì pháp chân thật mà chư Phật, Bích-chi-phật, A-la-hán đã thực hành, không thể phá tan.

Bà tất-đàn trên không chung, tất-đàn này thì chung cho tất cả, đường ngữ ngôn dứt, chỗ tâm hạnh diệt, khắp không có đối tượng nương tựa, không thị hiện các pháp, không có ban đầu, không có chính giữa, không có sau, không cùng tận, không hư hoại, gọi là tất đàn Nghĩa bậc nhất.

Từ trước đến nay văn nghĩa của tông ở Ba thừa, nghĩa chung cho Nhất thừa. Vì sao? Vì thích ứng với pháp giới. Nghĩa pháp giới khắp trở thành thế giới, khắp chung thành, mỗi mỗi đều vì con người, khắp chung thành đối trị, khắp chung thành nghĩa bậc nhất. Nói chung nếu từ môn, thì Tiểu thừa riêng cũng được có phần.

50. Giải thích phẩm Thập Tạng, ý nghĩa mười hai bộ kinh:

Hỏi: Mười hai bộ kinh giáo khác nhau như thế nào?

Đáp: Giáo để giải thích lý, y cứ vào mười hai bộ:

  1. Tu-đa-la: cõi này nói là khế kinh.
  2. Kỳ-dạ: Hán dịch là: Trùng tụng.
  3. Già-đà: Hán dịch là Bất trực thuyết.
  4. Hòa-già-la-na: Hán dịch là thọ ký.
  5. Ưu-đà-na, Hán dịch là vô vấn tự thuyết.
  6. Ni-đà-na, Hán dịch là nhân duyên.
  7. A-ba-đà-na, Hán dịch là thí dụ.
  8. Y-đế-mục-đa-già, Hán dịch là bổn sự.
  9. Xà-đà-già, Hán dịch là bản sinh.
  10. Tỳ-phật-lược, Hán dịch là phương quảng.
  11. A-phù-đà-đạt-ma, Hán dịch là vị tằng hữu.
  12. Ưu-ba-đề-xá, Hán dịch là luận nghĩa kinh.

Thể tánh của giáo này chung cho Nhị thừa, ba thừa. Gồm có sáu thứ:

  1. Thật.
  2. Thật tức không.
  3. Có thể giống nhau.
  4. Không thể giống nhau.
  5. Duy thức.
  6. Chân như.

Rộng như trong kinh, luận có nói.

Giáo của mười hai bộ kia, nếu nói theo Thừa thì sẽ có hai nghĩa:

  1. Nói về tướng chung: Nhất thừa, Tam thừa, Tiểu thừa đều có mười hai bộ.
  2. Nếu phân biệt nói thì Nhất thừa có một bộ, gọi là bộ Phương Quảng; có chín bộ, gọi là không có nhân duyên, thí dụ và luận nghĩa, như phẩm Kim Cương Thân nói: “Trong ba thừa có mười hai bộ. Lại nữa, có mười một bộ, vì trừ bộ Phương Quảng nên Địa trì nói: Trong mười hai bộ chỉ bộ Phương Quảng là tạng Bồ-tát, mười một bộ còn lại là tạng Thanh văn.

 

Hỏi: Vì sao nói như thế?

 

Đáp: Vì trong các giáo nói hai thừa và Ba thừa đều có hai nghĩa:

Nói hai thừa:

  1. Nói theo tánh chất, căn cơ của tâm ban đầu và hạt giống thì hồi tâm trở lên đều là tạng Thanh văn.
  2. Tiến thẳng trở lên, là tạng Bồ tát.

Cả hai nói theo hồi tâm đầu tiên, hạnh giải của tâm trên, thì Hồi tâm trở lên là tạng Bồ-tát, người chưa hồi tâm là tạng Thanh văn. Ba thừa y theo đây có thể biết.

Nay, bộ phận văn của luận Địa Trì là y cứ vào nghĩa thứ nhất này.

Trong Tiểu thừa có mười hai bộ, lại nói chín bộ, nghĩa là không có Phương Quảng, Vô vấn tự thuyết và Thọ ký, như kinh Pháp Hoa chép: nói ba thừa, Nhị thừa, v.v…

Vì sao có hai thuyết nói mười hai bộ?

Đáp: Vì đối tượng y cứ đối với giáo hưng thịnh làm sáng tỏ lý khác nhau, nên như một bộ Phương Quảng trong Nhất thừa, tức y cứ vào pháp gồm thâu, lại có chín bộ: nói theo giới hạn phạm vi thì do căn cơ tiểu dưới hình nên trong Ba thừa có mười hai bộ. Lại nữa, nói mười một bộ: Mười hai bộ y cứ vào pháp nhiếp, có mười một bộ, nghĩa là vì căn cơ đại trên hình. Người tiến thẳng có bộ Phương Quảng, người hồi tâm không có bộ Phương Quảng. Người khởi Hồi tâm kia vì lòng tin tăng thượng nên trong Tiểu thừa có mười hai bộ, tức là thuộc về pháp.

Có chín bộ, muốn bày tỏ pháp vượt hơn, căn cơ vượt hơn của Bồtát, nhằm nói lên Thanh văn, vì ngu phẩm hạ không đủ, pháp khác có thể y theo tìm cầu.

51. Trái với nghĩa y, giải thích sau phẩm tựa:

Nhận lấy pháp biện luận đạo và giải thích đầu tiên của phẩm địa, nhận lấy pháp của văn giải thích:

Hỏi: Sự khác nhau của Thánh giáo ẩn hiện khác nhau làm sao biết được phạm vi giới hạn của nghĩa văn?

Đáp: Nếu muốn hiểu nghĩa văn của Thánh giáo kia thì phải dùng tám thứ phương tiện, y cứ thì sẽ hiểu.

  1. Phương tiện bốn ý.
  2. Phương tiện bốn y.
  3. Phương tiện bảy so sánh âm thanh.. Phương tiện môn giải thích.
  4. Phương tiện hai giải thích.
  5. Phương tiện tự tướng, cộng tướng.
  6. Phương tiện nương vào tiếng.
  7. Phương tiện biện luận nghĩa được mất, lập phá, thành lượng, v.v…

Bốn ý đầu tiên:

  1. Tâm, ý bình đẳng và lý phổ biến.
  2. Ý của thời gian riêng vì nghĩa ở thời gian riêng.
  3. Ý nghĩa riêng vì nghĩa ở chứng riêng.
  4. Với ý ưa muốn của chúng sinh thuận theo ý muốn căn cơ của hữu tình mà nghĩa giáo có trước, sau không nhất định.

Bốn y:

  1. Khiến nhập y chỉ.
  2. Y chỉ lẫn nhau.
  3. Y chỉ đối trị.
  4. Y chỉ trở lại.

     

Y chỉ trở lại có năm:

  1. Trở lại đối nhau, vì nghĩa nhận lấy của hình tướng.
  2. Trở lại chữ tăng vì thêm chữ, hội nghĩa.
  3. Trở lại hội ý, vì dùng ý hội nhập nghĩa.
  4. Trở lại thế mượn, như dê đực, đấu sức nhau, đi trước mà lại bị ruồng đuổi.
  5. Trở lại sự khác lạ, ở dưới một danh có sự của hai nghĩa mà vì hội ý lấy chánh.

Bảy là so sánh âm thanh:

  1. Bổ-lư-sa-sa, dịch là tiếng tạo nghiệp của thế tục, như nói tiếng cây gỗ.
  2. Bổ-lư-tư đã phát ra tiếng nghiệp của chí giáo, như nói: cố suy nghĩ tiếng tạo nghiệp.
  3. Bổ-lư-tể-noa, tiếng đủ nghiệp, như nói dao gậy, công năng thành.
  4. Bổ-lưu-sa-da, tiếng đã thi vi, như nói bạn giúp nhau.
  5. Bổ-lưu-sa, tiếng chủ sở nhân, như nói vua, chúa, cha mẹ.
  6. Bổ-lư-sát-ta, tiếng thuộc về chủ, như nói: tôi tớ.
  7. Bổ-lưu-sát, tiếng nương tựa đã gọi, như nói: âm thanh, danh, vị, câu.

Lại, bảy tiếng so sánh:

Thứ nhất như thế gian đã nói thẳng.

Thứ hai là nói tức vị, do lời nói mà thành.

Thứ ba, khởi sự nói, dựa vào bản ngữ của vị.

Thứ tư, khởi sự nói là đối tượng lập.

Thứ năm, nhân vị của lý do, v.v…

Thứ sáu, tự thành do người khác.

Thứ bảy, tiếng giáo, chủ thể giải thích của đối tượng giảng nói.

Bị lệ thuộc, thích nghi, hãy suy nghĩ, so sánh.

Môn giải thích sáu thứ:

  1. Y chủ thích, như y chỉ ở thầy, làm sáng tỏ cho nghiệp của đệ tử.
  2. Trì nghiệp thích, nêu tác dụng để nói rõ lễ.
  3. Tương vi thích, như nêu mầu trắng để làm sáng tỏ mầu đen.
  4. Đa tài thích, như nêu mọi đức của người kia, nhằm làm rạng rỡ tông nghĩa.
  5. Lân cận thích, như nêu chánh nhân để làm rõ nghĩa của quả gần.
  6. Đới số thích, như đệ nhất nghĩa đế, nêu số thứ nhất để làm rõ sự vượt hơn.

Giải thích có hai thứ:

  1. Thuyên biểu, cũng gọi là thuyên trực, là làm rõ trực tiếp nghĩa.
  2. Ngăn ngừa thích, đề phòng sự khác lạ kia, chẳng phải để thành lập nghĩa này.

Phân chia xếp đặt tự tướng, cộng tướng, nghĩa tự tướng của người kia thích hợp với tướng tự thể của pháp thể. Cộng tướng, nghĩa là giả, giải thích nghĩa thật chung vì như tướng giả.

Biện luận nghĩa được mất, lập phá, v.v… rộng như bản dịch của Ngài La-thập: biện luận nghĩa được mất, lập phá, Chân Đế đã phiên dịch như thật luận, hai nhân rộng, lược giảng nói tức luận, v.v… do Đại Vực Long Thương-Yết-La đã sáng tạo, đủ chứng tỏ pháp kia.

Thanh có ba thứ:

  1. Tiếng người nam, tỏ bày trực tiếp tiếng, chủ thể đối trị.
  2. Tiếng người nữ, uyển chuyển phát ra tiếng chướng đối tượng trị.
  3. Tiếng phi nam, phi nữ, như nói tiếng đạo lý khác.

Y chỉ phương tiện ở trên được hội nhập Thánh giáo, thích ứng với nghĩa chân thật. Văn này ở Nhất thừa và ba thừa. Tông khác không đủ biểu thị rõ. Nếu không có tận cùng rốt ráo chỉ Nhất thừa. Vì sao? Vì thích ứng với pháp giới. Nếu theo văn khác nhau tức là Ba thừa.

52. Giải thích đầu tiên phẩm Thập Địa, nghĩa môn tục đế nhập Phổ Hiền:

Hỏi: Đế vương thực hành bao nhiêu giáo để vua được chứng pháp Phật Nhất thừa?

Đáp: Kinh Chánh Pháp Niệm giảng nói ba mươi bảy pháp cho nhà vua nghe:

  1. Tất cả quân chúng trong sạch tinh khiết.
  2. Y pháp thu thuế, nhận lấy.
  3. Thường ôm lòng nhẫn, không tức giận.
  4. Công bằng, ngay thẳng, khi quyết đoán sự việc không thiên vị.
  5. Thường cúng dường bậc tôn trưởng.
  6. Thuận với cũ y theo trước mà chấn hưng.
  7. Tâm bố thí không keo kiệt.
  8. Không gồm thâu người tu hành phi pháp.
  9. Không gần gũi tri thức thiện bất thiện.
  10. Khéo léo, cẩn thận, không lệ thuộc vào phụ nữ.
  11. Nghe các lời nói không tin tất cả.
  12. Ưa thích tiếng tốt, không tham tài vật.
  13. Lìa bỏ tà kiến.
  14. Thường nhân ái bố thí.
  15. Lời nói đẹp đẽ, ái ngữ.
  16. Nói lời như thật.
  17. Đối với các quan, nếu không có nhân duyên thì không tiến cử, không triệt hạ.
  18. Biết việc tốt, xấu của người.
  19. Thường ấn định một thời dụng biểu, thường gặp mọi người.
  20. Không ngủ nhiều.
  21. Thường không lười biếng.
  22. Bền chắc với bạn lành.
  23. Không gần gũi tất cả bạn vô ích.
  24. Giận, mừng không lay động.
  25. Không tham ăn uống.
  26. Tâm khéo suy nghĩ.
  27. Không đợi thời gian sau, thư thả mà làm.
  28. Dùng pháp làm lợi ích thế gian.
  29. Thường tu hành mười nghiệp lành.
  30. Tin ở nhân duyên.
  31. Thường cúng dường trời.
  32. Bảo vệ thích đáng cõi nước.
  33. Che chở vợ con thích đáng.
  34. Thường tu tập trí.
  35. Không ưa cảnh giới.
  36. Không để cho kẻ ác ở trong cõi nước mình.
  37. Đối với tất cả người dân, hoặc lộc, hoặc quả vị, y cứ theo pháp trước mà cho người.

53. Giải thích sau bốn mươi vô ngại, Nhất thừa được danh, ý:

Hỏi: Chủ ngữ của Nhất thừa vì có bao nhiêu ý nên nói?

Đáp: Có tám ý nên nói:

  1. Vì không nhất định tánh, căn cơ, vì Thanh văn chung cho nhân và quả nên nói Nhất thừa.
  2. Vì muốn quyết định tánh bất định của Thanh văn kia, Bồ-tát khiến họ không nhập Tiểu thừa, nên nói Nhất thừa.
  3. Y cứ vào pháp Đại thừa kia, chân như là một, các thừa đều y chỉ chân như, vì thể gồm thâu tướng, nên nói Nhất thừa.
  4. Y cứ vô ngã, lý không có chân như đã là pháp chung. Đại thừa, Tiểu thừa đều y cứ chung lý vô ngã, vì chung nên nói Nhất thừa.
  5. Y cứ giải thoát các loại Đại, Tiểu ra khỏi chướng phiền não. Vì y cứ ra khỏi chướng chung nên nói Nhất thừa.
  6. Y cứ vào tánh khác nhau, trong thân Thanh văn, trước tu chủng tánh Bồ-tát, sau nhập Thanh văn. Vì y cứ hai chỗ của tánh là chung nên nói Nhất thừa.
  7. Y cứ được hai ý. Có hai ở đây là hai ý ban đầu, ý Phật muốn gồm thâu tất cả hữu tình được đồng thể với ý ưa thích: Ta đã thành Phật, người kia cũng thành Phật. Vì y cứ ý ưa thích này nên nói Nhất thừa. Tự thể có pháp tánh làm tự thể.

Phật thứ hai, trước vì Thanh văn kia thọ ký, muốn phát ý ưa thích bình đẳng của Thanh văn: Chúng con và Phật đều bình đẳng không hai.

Phật vì ý này đều thọ ký bình đẳng với các Thanh văn.

Vì y cứ ý bình đẳng của Phật, nên nói Nhất thừa.

Nghĩa thứ hai, dưới một lời nói có hai nghĩa:

  1. Thanh văn thật gồm thâu ý ưa thích từ tự thể.
  2. Có Bồ-tát thật, danh đồng với Thanh văn và Bồ-tát hóa làm Thanh văn, ở dưới một thọ ký, có hai nghĩa, y cứ một thọ ký ý ưa thích nên nói Nhất thừa.

8. Y cứ vì ý hóa độ, Phật vì Thanh văn làm Phật Thanh văn, sở dĩ đồng với hàng Thanh văn là vì muốn cho người kia tu hạnh Thanh văn, nên hóa hiện đồng với Phật nhỏ, vì muốn nhiếp ngọn về gốc, nên nói: Thân này của ta tức là Nhất thừa.

Vì y cứ hay duyên tâm hóa độ nên nói Nhất thừa. Y cứ tám ý này bao gồm thừa Thanh văn, xưa nay là một, chỉ vì người Thanh văn không thấu đạt pháp mình, cho là có khác, ý ngu trụ hạnh Thanh văn, vì cái ngu ấy nên bị chư Phật quở trách.

Nay, đã được hàng Nhất thừa cứu độ, đối với chứng bệnh riêng này. Nghĩa văn nói trong nhiếp luận.

Lược nêu năm mươi câu hỏi đáp, để chung cho tướng giáo đại sáng tỏ. Các văn cứ so sánh có thể thấy. Đây là y cứ vào kinh Hoa Nghiêm để trình bày./.

Pages: 1 2