LUẬT DI SA TẮC BỘ HÒA HÊ NGŨ PHẦN

Hán dịch: Đời Lưu Tống, Tam tạng Phật Đà Thập người nước Kế Tân, cùng Trúc Đạo Sinh
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 13

 

Phần 2: GIỚI PHÁP CỦA TỲ KHEO NI

Đoạn 4: NÓI VỀ HAI TRĂM LẺ BẢY PHÁP ĐỌA (Tiếp Theo)

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni không an cư, du hành trong nhân gian, hoặc gặp đám giặc tháng tám, hoặc gặp các nạn nước, lửa. Các Tỳkheo-ni Trưởng lão thấy, bằng mọi cách quở trách: Tại sao gọi là Tỳkheo-ni mà không an cư kiết hạ, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào không hạ an cư, phạm Ba-dật-đề”. An cư: Có tiền an cư, hậu an cư. Nếu không có duyên sự gì mà đợi đến hậu an cư, phạm Đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu có tám nạn khởi thì không phạm.

Đã nói xong chín mươi pháp.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni an cư chỗ không có chúng Tỳ-kheo, có các điều nghi ngờ: Nên độ không nên độ, nên cho thọ giới không nên cho thọ giới, may y như pháp không như pháp, đối với giới luật có những điều nghi ngờ như vậy, không biết hỏi ai, lại bị ác nhân ngoại đạo khinh miệt lấn áp. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão thấy, nghiêm khắc quở trách, rồi bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, hỏi các Tỳ-kheo-ni: Thật sự các cô có như vậy không? Đáp: Bạch Đức Thế Tôn! Sự thật có như vậy. Bằng mọi cách Đức Phật quở trách: Trước đây, Ta há không nói tám kính pháp, Tỳ-kheo-ni phải nương theo chúng Tỳkheo để an cư hay sao! Sau khi quở trách, Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ kheo-ni nào không nương theo chúng Tỳ-kheo an cư, phạm Ba-dật-đề”. Tuy nương tựa theo chúng Tỳ-kheo mà không người giáo thọ thì phạm Đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu khi an cư, chúng Tỳ-kheo dời đi, hoặc qua đời, hay thôi tu, hoặc bị cường lực cưỡng chế, hoặc bệnh đều không phạm.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni an cư song vẫn du hành nên gặp các nạn lửa, giặc… Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão thấy, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Cũng như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào đang ở trong an cư mà du hành, phạm Ba-dật-đề”. Du hành: Từ xóm làng này đến xóm làng khác, nếu không có xóm làng thì đi nửa do-tuần, phạm Ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Tám nạn khởi thì không phạm.

Lúc đó, các Tỳ-kheo-ni an cư rồi, không đến trong Tỳ-kheo Tăng thỉnh tội thấy, nghe, nghi, không có người giáo giới, nên không thể học được giới luật, ngu tối không hiểu biết được gì. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bèn nghiêm khắc quở trách, rồi bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, hỏi các Tỳ-kheo-ni: Thật sự các cô có như vậy không? Đáp: Bạch Đức Thế Tôn! Sự thật có như vậy. Bằng mọi cách Đức Phật quở trách, nói: Trước đây, Ta há không nói tám kính pháp, Tỳ-kheo-ni an cư rồi nên đến trong chúng Tỳ-kheo thỉnh tội thấy, nghe, nghi hay sao? Quở trách rồi, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào an cư xong không đến trong Tỳ-kheo Tăng thỉnh tội thấy, nghe, nghi, phạm Ba-dật-đề”. Nếu Tăng không hòa hợp, không tập hợp được hoặc khi có tám nạn, không phạm.

Lúc ấy, các Trưởng giả mời Tỳ-kheo-ni Sai-ma đến an cư nơi thành Xá-vệ, với lời mời: Nếu nhận lời mời thì chúng con sẽ tùy thời cung cấp. Sai-ma nhận lời mời rồi đến ở luôn không đi nơi khác. Các Trưởng giả trách cứ: Chúng tôi cần làm bao nhiêu việc, các Tỳ-kheo-ni không biết trù lượng lại cũng không biết cách ra đi. Những người này thường nói ít ham muốn, biết vừa đủ, mà nay không nhàm chán. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào theo lời mời đến an cư rồi ở lại một đêm không đi, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiếtla. Nếu bị bệnh hoặc bị khủng bố, hay chưa mãn thời hạn mời, hoặc chẳng phải chỗ nhận sự mời an cư, không đi, không phạm.

Khi đó, các Tỳ-kheo-ni ở trong nước, du hành những nơi có sự khủng bố, không có kẻ cứu hộ, bị ác nhân cướp đoạt. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào ở trong nước, chỗ có sự khủng bố, không có người để nương nhờ, mà đi một mình, phạm Ba-dật-đề”. Tuy có số đông Tỳkheo-ni cùng đi mà không có bạch y làm bạn có sức mạnh thì gọi là đi một mình. Từ một xóm làng đến một xóm làng, nếu không có xóm làng thì đi nửa do-tuần là phạm Ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu có cấp nạn phải thoát chạy thì không phạm.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni ra khỏi quốc nội, đi nơi có sự khủng bố, cũng không có người cứu hộ, bị kẻ ác cướp đoạt, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào ra ngoài nước, nơi có sự khủng bố, không có người để nương tựa, đi một mình, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trên đã nói).

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni an cư tại Tinh xá do Tỳ-xá-khư-mẫu làm, an cư xong, không gửi gắm cho ai, bỏ chùa không ra đi. Sau đó chùa bị cháy, có người thấy, đến báo với Tỳ-xá-khư-mẫu: Tinh xá bà cất cho Tỳ-kheo-ni bị cháy. Tỳ-xá-khư-mẫu cho người ở đến cứu chữa, nên chưa cháy hết. Sau đó, các Tỳ-kheo-ni trở về lại, Tỳ-xá-khư-mẫu hỏi: Các cô ni có bị cháy thứ gì không? Các ni đáp: Chúng tôi bị cháy những thứ như vậy, như vậy. Những vật dư dùng bị cháy rất nhiều. Tỳ-xákhư-mẫu chê trách, nói: Tại sao an cư tại Tinh xá của tôi, lại không gửi gắm ai, bỏ đi, đến nỗi bị cháy, cháy nhiều vật dư dùng nhiều thế! Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào an cư rồi, không gửi gắm Tinh xá cho ai mà bỏ đi, phạm Ba-dật-đề”. Nếu không gửi gắm mà bước một chân ra ngoài cửa ngõ, phạm Đột-kiết-la, bước hai chân ra ngoài cửa ngõ, phạm Ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đến ở, hoặc không có người có thể gửi gắm thì không phạm.

Khi đó, các Tỳ-kheo-ni an cư tại Tinh xá của Tỳ-xá-khư-mẫu rồi, không trao trả Tinh xá mà bỏ đi. Sau đó, Tinh xá bị cháy, có người thấy nói với Tỳ-xá-khư-mẫu: Tinh xá của bà cất cho Tỳ-kheo-ni bị phát hỏa. Tỳ-xá-khư-mẫu nói: Để mặc cho nó cháy hết. Trước đây các Tỳ-kheoni đã không gửi gắm cho ai bỏ đi, bị cháy rồi, khi trở về nói đồ dư dùng bị cháy quá nhiều, gây tiếng xấu ác cho tôi. Tỳ-kheo-ni kia sau đó trở lại, Tỳ-xá-khư-mẫu hỏi: Khi các cô đi có để vật gì trong Tinh xá không? Các ni đáp: Không. Thí chủ chê trách tại sao khi đi không trả Tinh xá lại cho tôi để bị cháy hết như vậy! Nếu có nói với tôi thì tôi bảo vệ không đến nỗi cháy như thế. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào an cư xong, không trả Tinh xá lại cho thí chủ, bỏ đi, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trên đã nói).

Lúc ấy, Tỳ-kheo-ni dạo xem cung điện của nhà Vua và xem phòng triển lãm, rồi lại du ngoạn các nơi vui đùa, đến cả vườn hoa, bên ao nước. Những nơi đây khá đông người tụ tập để xem cảnh. Tỳ-kheo-ni nói với các nam tử: Các ông có thể tránh ra một tý, đừng đến gần chúng tôi. Các nam tử nói: Hạng người xui xẻo trọc đầu này, đã mặc áo cắt rọc, không nên đến nơi đây, mà đã đến đây tức là cầu nam tử tại sao lại bảo chúng ta tránh xa? Các nam tử bèn nắm tay kéo lôi, nói lời thô ác, dâm dục. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào đi dạo xem các thứ, phạm Ba-dật-đề”. Khởi tâm muốn đi và tạo phương tiện, phạm Đột-kiết-la. Nếu khởi sự đi thì mỗi bước phạm một Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu không vì sự mua vui mà đến xem thì không phạm.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cứ mỗi nửa tháng Bố-tát, không đến trong Tỳ-kheo Tăng cầu thỉnh thầy giáo giới, do không có người dạy giới nên ngu ám không biết gì, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bèn nghiêm khắc quở trách, rồi bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, hỏi các Tỳ-kheo-ni: Các cô thật sự có như vậy không? Đáp: Bạch Đức Thế Tôn! Sự thật chúng con có như vậy. Bằng mọi cách Đức Phật quở trách rồi, bảo các Tỳ-kheo-ni: Trước đây, Ta há không nói tám kính pháp, dạy các cô mỗi nửa tháng phải cầu thỉnh thầy giáo thọ hay sao? Quở trách rồi, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào nửa tháng không đến trong Tăng cầu thỉnh thầy giáo giới, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni không cầu thỉnh giáo giới, hối quá Đột-kiết-la. Nếu thỉnh mà không được hay bệnh thì không phạm.

Đã nói xong một trăm pháp.

Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Sai-ma qua đời, các Tỳ-kheo-ni xây tháp thờ cốt trong Tăng phường của Tỳ-kheo. Mỗi ngày Ba lần, quyết thuộc của Sai-ma đến đi quanh khóc kể: “Người cho tôi pháp, người cho tôi y thực, sàng tọa, tọa cụ, y dược, sao mà mới đây vĩnh biệt chúng tôi!!!”. Các Tỳ-kheo bực bội do việc ồn ào này làm trở ngại vấn đề tọa thiền, hành đạo. Khi ấy, Tôn giả Ưu-ba-ly lại đến Tăng phường, hỏi nơi Tỳ-kheo cựu trú: Tiếng gì ồn vậy? Người được hỏi trình bày sự việc. Tôn giả Ưu-ba-ly liền sai người đập phá tháp. Các Tỳ-kheo-ni nghe, cùng nhau luận bàn: Mỗi người chúng ta cầm gậy đến đánh Tỳ-kheo kia. Nếu cô nào không đến sẽ bị khai trừ. Nghị bàn rồi, họ liền mang gậy đến Tăng phường, thấy Tỳ-kheo bèn bao quanh muốn đánh, nhưng biết không phải đối tượng nên thôi. Họ tiến đến nơi đường hẻm, gặp Tôn giả Ưuba-ly, kẻ trước người sau, chặn đường đưa gậy lên muốn đánh. Tôn giả Ưu-ba-ly liền dùng thần lực bay đến chỗ Đức Phật, bạch lên Phật đầy đủ sự việc. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, hỏi các Tỳkheo-ni: Thật sự các cô có như vậy không? Đáp: Bạch Đức Thế Tôn! Sự thật có như vậy. Bằng mọi cách Đức Phật quở trách Tỳ-kheo-ni: Việc làm của các cô là phi pháp. Tại sao Tỳ-kheo-ni lại đánh Tỳ-kheo? Quở trách rồi, Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni vào trong trú xứ của Tỳkheo, phạm Ba-dật-đề”.

Có các Tỳ-kheo-ni trên đường đi thấy Tăng phường bỏ trống, muốn vào lễ bái mà không dám, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Nay cho phép các Tỳ-kheo-ni vào trong Tăng phường bỏ trống. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào vào trong trú xứ có Tỳ-kheo, phạm Ba-dật-đề”.

Có các Tỳ-kheo-ni có nhân duyên vào trong Tăng phường mà không dám, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Nay cho phép Tỳ-kheo-ni có nhân duyên cần vào Tăng phường thì bạch với Tỳ-kheo. Tỳ-kheo cho phép, sau mới vào. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào vào trú xứ có Tỳ-kheo mà không bạch với Tỳ-kheo, phạm Ba-dật-đề”.

Có các Tỳ-kheo-ni có nhân duyên muốn vào Tăng phường mà các Tỳ-kheo hoặc đang tọa thiền hoặc ngủ không bạch được, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Nay cho phép các Tỳ-kheo-ni vào Tăng phường thấy Tỳ-kheo liền bạch. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào vào trong trú xứ có Tỳkheo, thấy Tỳ-kheo mà không bạch, phạm Ba-dật-đề”.

Có Tỳ-kheo-ni khi có cấp nạn muốn chạy vào Tăng phường tránh nạn mà không dám, hoặc bị giặc cướp đoạt, hoặc bị thú dữ làm hại, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, bảo các Tỳ- kheo: Nay cho phép các Tỳ-kheo-ni, nếu khi gặp nạn nguy cấp được tùy tiện vào Tăng phường. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào vào trú xứ có Tỳ-kheo, thấy Tỳ-kheo mà không bạch, trừ khi gặp nạn nguy cấp, phạm Ba-dật-đề”. Nếu không thấy Tỳ-kheo, không thưa được mà vào, khi thấy Tỳ-kheo liền đến thưa. Tỳ-kheo kia nên tính toán, nếu khi có thể cho vào thì cho, nếu thấy không nên cho vào thì đừng cho. Thấy mà không bạch và không cho phép mà vào, phạm Badật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni, Đột-kiết-la.

Khi ấy, các Tỳ-kheo-ni chưa đủ mười hai tuổi (Tuổi đạo) mà nuôi đệ tử, không thể giáo giới, không thể quản lý, đệ tử ngu ám không biết gì, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào chưa đủ mười hai tuổi (Hạ) mà nuôi đệ tử, phạm Ba-dật-đề”. Không đủ mười hai tuổi: Là thọ giới chưa đủ mười hai năm. Nuôi đệ tử là vì người làm Hòa thượng. Nếu khởi tâm muốn nuôi chúng, cho đến Bạch-tứ-yết-ma chưa xong, phạm Đột-kiết-la, Bạch-tứ-yết-ma xong, Hòa thượng phạm Ba-dật-đề, các Ni Tăng khác phạm Đột-kiết-la.

Lúc đó, các Tỳ-kheo-ni tuy đủ mười hai tuổi mà câm ngọng, điếc đui có nhiều chứng bệnh, không có sự hiểu biết mà nuôi đệ tử, không thể giáo giới, không thể quản lý. Đệ tử ngu ám, vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bèn nghiêm khắc quở trách, rồi bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, hỏi các Tỳkheo-ni: Sự thật các cô có như vậy không? Đáp: Bạch Đức Thế Tôn! Thật sự chúng con có như vậy. Bằng mọi cách Đức Phật quở trách rồi, nói: Tại sao Tỳ-kheo-ni câm, ngọng, điếc, đui, đủ các thứ bệnh mà nuôi đệ tử, không đủ khả năng giáo giới, không thể quản lý, khiến đệ tử ngu si, không biết gì, không thể học giới. Quở trách rồi, Phật bảo các Tỳkheo: Nay Ta cho phép các Tỳ-kheo bạch nhị Yết-ma cho nuôi chúng. Tỳ-kheo-ni đó nên đến trong Tỳ-kheo-ni Tăng, cởi bỏ giày dép, mặc y chừa vai bên phải, quỳ gối, chấp tay, bạch:

A-di Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo-ni tên là… đã đủ mười hai tuổi, muốn nuôi chúng, đến xin Tăng pháp Yết-ma nuôi chúng. Lành thay Ni Tăng cho tôi pháp Yết-ma nuôi chúng. Xin như vậy Ba lần. Các Tỳ-kheo-ni nên tìm hiểu, quan sÁt-tỳ-kheo-ni này có thể nuôi chúng được hay không. Nếu không thể thì không nên cho pháp Yết-ma nuôi chúng. Nếu có thể thì nên cho. Ni Tăng nên sai một Tỳ-kheo-ni bậc Thượng tọa hay là ngang bằng bậc Thượng tọa biết pháp, biết luật, 312 xướng như sau:

A-di Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo-ni này tên… đủ mười hai tuổi muốn nuôi cô… làm đệ tử, nên đến xin Tăng pháp Yết-ma nuôi chúng. Nay Tăng cho pháp Yết-ma nuôi chúng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

A-di Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo-ni này tên… đã đủ mười hai tuổi, muốn nuôi cô… làm đệ tử, nên đến Tăng xin pháp Yết-ma nuôi chúng. Nay Tăng cho pháp Yết-ma nuôi chúng, A-di nào chấp nhận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.

Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni tên… pháp Yết-ma nuôi chúng rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào đủ mười hai tuổi, Tăng không cho pháp Yết-ma nuôi chúng, mà nuôi, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trên đã nói).

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cho người nữ đã có chồng chưa đủ mười hai tuổi (tuổi đời) thọ giới Cụ túc, ngu ám không biết gì, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cho người nữ đã có chồng, chưa đủ mười hai tuổi thọ Giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. Chưa đủ mười hai tuổi: Là tuy đã có chồng mà chưa đủ mười hai tuổi. Có chồng: Là đã trải qua đối với nam tử. (Ngoài ra như giới nuôi chúng đã nói).

Lúc ấy, các Tỳ-kheo-ni cho người nữ đã có chồng tuy đủ mười hai tuổi, nhưng câm ngọng, có nhiều chứng bệnh, thọ giới Cụ túc, ngu si vô trí, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta cho phép các Tỳ-kheo-ni Bạchtứ-yết-ma, cho người nữ có chồng, đã đủ mười hai tuổi, thọ giới Cụ túc. Người nữ muốn thọ giới Cụ túc kia nên đến trong Tỳ-kheo-ni Tăng, bạch: A-di Tăng lắng nghe! Tôi tên là… đã có chồng, đủ mười hai tuổi, cầu Hòa thượng hiệu… thọ giới Cụ túc. Nay đến Tăng xin thọ giới Cụ túc. Lành thay Tăng, cho con thọ giới Cụ túc. Cúi mong Tăng rủ lòng thương đối với con. Cầu xin như vậy Ba lần rồi. Các Tỳ-kheo-ni nên tìm hiểu nên cho hay không nên cho thọ. Nếu nên cho thì Ni Tăng nên cử một Tỳ-kheo tác Yết-ma, y như giới trước đã nói. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cho người nữ đã có chồng, đủ mười hai tuổi, thọ giới Cụ túc mà không được Tăng tác pháp Yết-ma cho phép, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trong giới nuôi chúng đã nói).

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cho đồng nữ chưa đủ mười tám tuổi thọ học giới, ngu ám vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cho đồng nữ, chưa đủ mười tám tuổi thọ học giới, phạm Ba-dậtđề”. Đồng nữ: Chưa từng trải qua với nam tử. Phát khởi ý muốn, tạo phương tiện, cho đến bạch nhị Yết-ma chưa đầy đủ, phạm Đột-kiết-la, bạch nhị Yết-ma rồi, Hòa thượng phạm Ba-dật-đề. Các ni sư khác đều phạm Đột-kiết-la.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni cho người đồng nữ, tuy đủ mười tám tuổi mà điếc ngọng, có nhiều chứng bệnh, thọ học giới, cho đến câu: Nay Ta cho phép các Tỳ-kheo-ni bạch nhị Yết-ma cho người đồng nữ đủ mười tám tuổi thọ hai năm học giới. Người muốn thọ học giới nên đến trong Tỳ-kheo-ni Tăng, bạch:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Con tên là… Hòa thượng của con hiệu là… Nay đến Tăng xin hai năm học giới. Lành thay, A-di Tăng cho con thọ hai năm học giới, rủ lòng thương đối với con. Xin như vậy Ba lần. Các Tỳ-kheo-ni khéo tìm hiểu, nên cho thọ hay không nên cho thọ. Nếu cho, nên sai một Tỳ-kheo-ni, y theo như giới trước Yết-ma. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, tuy đồng nữ đủ mười tám tuổi, Tăng không Yết-ma mà cho thọ học giới, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như giới trước đã nói).

Lúc ấy, vợ người thí chủ của Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà muốn cầu xuất gia. Thâu-la-nan-đà nói: Trước hết bà cho tôi y, tôi mới độ bà. Vợ thí chủ chê trách nói: Tôi là người thí chủ, tại sao đòi tôi cho y trước rồi sau mới độ! Không muốn độ thoát sinh, lão, bệnh, tử nơi tôi mà ngược lại đòi độ cái lợi về y áo nơi tôi! Những cô này không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào nói với phụ nữ bạch y: “Cho tôi y trước, tôi mới độ bà”, phạm Ba-dật-đề”. Tỳ-kheo nào nói với Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu người kia mắc nợ, đòi trả nợ rồi sau mới độ thì không phạm.

Khi đó, Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà nói với các Tỳ-kheo-ni: Cho tôi pháp Yết-ma nuôi chúng. Các Tỳ-kheo-ni nói: Như lời Phật dạy, người đủ điều kiện mới cho pháp Yết-ma nuôi chúng. Thâu-la-nan-đà bèn nói: Các Tỳ-kheo-ni làm việc theo thương, ghét, si, sợ. Sợ ai thì cho, ai không sợ thì không cho. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, các Tỳ-kheo-ni nói: Như lời Phật dạy, điều kiện để cho người pháp Yết-ma nuôi chúng thì cô không có, bèn chê trách các Tỳ-kheo-ni, phạm Badật-đề”.

Lúc ấy, các Tỳ-kheo-ni, khi giáo giới không đến nghe, khi Yếtma cũng không đến nghe, nên ngu ám vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào khi giáo giới và Yết-ma mà không đến nghe, phạm Ba-dật-đề”. Giáo giới: Là nói tám kính pháp… Yết-ma: Tức bạch yết-ma, bạch nhị Yết-ma, Bạch-tứ-yết-ma.

Đã nói xong một trăm mười pháp.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni có học giới ni đủ hai năm mà không cho thọ giới Cụ túc. Sau đó, học giới ni kia mắc phải trọng bệnh, câm ngọng điếc đui và nhiều bệnh khác, bị trở ngại nơi vấn đề thọ giới pháp. Đệ tử Tỳ-kheo-ni Sai-ma học giới đủ hai năm cũng không cho thọ giới Cụ túc. Sai-ma lại nói: Cô nên học thêm giới này. Sau đó, cô đệ tử mắc bệnh bạch lại, không biết giải quyết thế nào. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheoni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, Thức-xoa-ma-na, đủ hai năm hoc giới không có gì trở ngại, mà không cho thọ giới Cụ túc, lại nói: Cô học thêm giới này đã, phạm Badật-đề”.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni độ dâm nữ, không thọ giáo giới, ví như con trâu bị đau nơi vai không thể kéo xe được, khi mắc vào xe chỉ muốn ra khỏi gọng xe. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào độ dâm nữ, phạm Ba-dật-đề”. Khởi tâm cho đến Bạch-tứ-yết-ma chưa xong, phạm Đột-kiết-la, Bạch-tứ-yết-ma rồi, Hòa thượng phạm Ba-dật-đề, các ni sư khác phạm Đột-kiết-la. Người nữ kia nhàm chán thân xấu ác của người nữ mà độ thì không phạm.

Khi đó, các Tỳ-kheo-ni cho cô ni chưa đủ hai năm học giới thọ giới Cụ túc. Cô ni ngu ám vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bèn nghiêm khắc quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cho cô ni chưa đủ hai năm học giới, thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trong giới nuôi đệ tử đã nói).

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cho cô ni tuy đủ hai năm học giới, mà bị câm ngọng, điếc đui và các chứng bệnh khác, thọ giới Cụ túc. Các Tỳkheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trong giới đối với người nữ có chồng đủ mười hai tuổi đã nói). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, cô ni học giới đủ hai năm, Tăng không tác Yết-ma, cho thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trong giới nuôi đệ tử đã nói).

Khi ấy, các Tỳ-kheo-ni cho học giới ni chưa đủ hai năm, không học giới mà thọ giới Cụ túc, ngu ám, vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cho học giới ni đủ hai năm, không học giới mà cho thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trong giới nuôi đệ tử đã nói).

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni cho người nữ có thai thọ giới Cụ túc, khi vào thôn khất thực, các bạch y thấy chế giễu nói: Tỳ-kheo-ni này nặng mang nặng gánh nên cho thức ăn mau. Có người nói: Nên xem cái bụng của cô ta. Có người nói: Những cô này không tu phạm hạnh. Có người nói: Việc này xảy ra khi chưa xuất gia tu phạm hạnh. Họ chê trách các Tỳ-kheo-ni: Sao không đợi sinh rồi, sẽ độ họ xuất gia, đây là hủy nhục phạm hạnh. Các Tỳ-kheo-ni không biết nên độ, không nên độ, không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, cho người nữ có thai thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. Khởi tâm cho đến Bạch-tứ-yết-ma xong (Đều như trước đã nói). Nếu muốn cho thọ giới Cụ túc thì trước nên khám vú sữa, không có tướng có hài nhi thì không phạm. Nếu thọ giới rồi mới biết có thai cũng không phạm.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cho người đàn bà mới sinh thọ giới Cụ túc, một tay bưng bát, một tay bồng con đi khất thực. Các bạch y thấy chế giễu: Mau mau cho hai người ăn. Các bạch y dị nghị, chê trách. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cho đàn bà mới sinh thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. (Ngoài ra như trong giới nuôi đệ tử đã nói).

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni hằng năm đều độ đệ tử thọ giới Cụ túc. Đệ tử nhiều không thể giáo giới chu đáo, nhiều người ngu ám vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, năm nào cũng cho đệ tử thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. Tỳ-kheo-ni cách một năm mới được cho đệ tử thọ giới Cụ túc. (Ngoài ra như trong giới nuôi đệ tử đã nói).

Khi ấy, các Tỳ-kheo-ni trao giới Cụ túc cho đệ tử trong Tỳ-kheoni Tăng, để cách đêm rồi mới đến trong Tỳ-kheo Tăng thọ giới. Người thọ giới ở trong một đêm mắc phải sự trở ngại về cách đêm thọ giới, nên Tỳ-kheo Tăng không cho thọ giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào để cách đêm, cho đệ tử thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề”. Từ khi khởi tâm cho đến khi tướng mặt trời chưa xuất hiện, phạm Đột-kiết-la, tướng mặt trời xuất hiện, Hòa thượng phạm Ba-dật-đề, các Ni sư khác phạm Đột-kiết-la. Nếu Tăng không hòa hợp, không tập hợp được, và tám nạn khởi thì không phạm.

Lúc đó, các Tỳ-kheo-ni mới thọ giới Cụ túc, không phục vụ Hòa thượng, không có người giáo giới, ngu không biết gì, không thể học giới, các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào mới thọ giới Cụ túc, không phục vụ Hòa thượng sáu năm, hoặc sai người phục vụ, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoama-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu Hòa thượng không cần người phục vụ thì không phạm.

Đã nói xong một trăm hai mươi pháp.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cho đệ tử thọ giới Cụ túc rồi, không quản lý, không giáo giới, không dạy tụng tập, ngu ám vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào nuôi đệ tử trong sáu năm, không tự quản lý, không dạy người quản lý, phạm Ba-dật-đề”. Nếu đệ tử không chọn thọ giáo thì không phạm.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni cho đệ tử thọ giới Cụ túc rồi, không đưa họ đến chỗ cách xa bổn xứ, nam tử quen biết trước đây trông thấy sinh tâm nhiễm ô, trêu chọc, nói lời thô ác, dâm dục. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách, cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheoni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào nuôi đệ tử, tự mình không đem, hay không khiến người khác đem đi cách bổn xứ năm, sáu do-tuần, phạm Ba-dật-đề”. Bổn xứ: Là chỗ sinh hay chỗ lấy chồng. Nếu đệ tử không làm theo thì không phạm.

Lúc đó, các Tỳ-kheo-ni, người đồng học bệnh mà không chăm sóc, hoặc không sai người chăm sóc đúng lúc, đưa đến người bệnh qua đời. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, người đồng học bệnh, không tự mình chăm sóc, không sai người chăm sóc, phạm Ba-dật-đề”. Đồng học: Đồng Hòa thượng, A-xà-lê và thường cùng làm bạn. Thức-xoama-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu không cùng ở một chỗ thì không phạm.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni độ đệ tử đang bị lệ thuộc nhà người, các bạch y dị nghị nói: Các Tỳ-kheo-ni này không biết ai có thể độ, ai không thể độ. Các Cư sĩ có người nói: Nên đoạt lấy y bát, dẫn đến nhà quan. Có người nói: Vua Ba-tư-nặc có ra lệnh: Ai khinh suất Tỳ-kheo-ni sẽ bị trọng tội, nên mau mau thả họ đi, đừng để có ai biết. Mọi người đều nói: Các cô này không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào độ phụ nữ đang thuộc về của người, phạm Ba-dật-đề”. Thuộc về của người: Là thuộc về quan hay thuộc về người khác. Khi khởi tâm cho đến Bạch-tứ-yết-ma rồi (Cũng như giới trước). Nếu người chủ cho phép thì không phạm.

Khi ấy, các Tỳ-kheo-ni độ người nữ có bệnh trầm kha, không thể gắng sức học giới, ngu ám vô tri. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão biết, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào độ người nữ có bệnh trầm kha, phạm Ba-dật-đề”. Bệnh trầm kha: Là mùa nóng, mùa lạnh đều có bệnh. Từ khi khởi tâm độ cho đến Bạch-tứ-yếtma xong… (Cũng như giới trước đã nói). Nếu sau khi thọ giới rồi, mắc bệnh ấy thì không phạm.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni độ người đàn bà bị ràng buộc do chồng, bạch y chê trách, hoặc muốn đoạt y, hoặc muốn phóng thích… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Đều như trong giới độ phụ nữ thuộc quyền của người khac đã nói). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào độ phụ nữ thuộc quyền chồng của họ, phạm Ba-dậtđề”. Khi khởi tâm độ cho đến Bạch-tứ-yết-ma xong (Như giới trước đã nói).

Khi ấy, các Tỳ-kheo-ni độ người nữ có mắc nợ… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (đều như trong giới độ phụ nữ thuộc quyền của người đã nói). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheoni nào độ người nữ có mắc nợ, phạm Ba-dật-đề”. Khi khởi tâm độ, cho đến Bạch-tứ-yết-ma xong (Cũng như giới trước). Nếu người ấy nói: Sau khi xuất gia rồi sẽ trả, thì độ họ không phạm.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cùng nam tử đứng nơi chỗ tối tăm chuyện vãn với nhau, trái tim đắm say, nhiễm dục lớn nhanh, không còn vui thú với đời tu phạm hạnh, đưa đến tình trạng có người hoàn tục, hoặc làm ngoại đạo. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cùng nam tử đứng, nói chuyện chỗ tối tăm, phạm Ba-dật-đề”. Nếu nói chuyện chỗ tối tăm thì mỗi lời nói phạm một Ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Độtkiết-la. Nếu nghi là chỗ có sự sợ sệt, hoặc đèn tắt bất ngờ thì không phạm.

Lúc ấy, các Tỳ-kheo-ni tùy theo gia đình quen biết, khi đến, vội ngồi nơi giường của họ. Các bạch y dị nghị nói: Ta không ưa thấy những hạng người xui xẻo này, hạng người không biết chỗ nên ngồi, chỗ không nên ngồi, không có tác phong. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào không nói với người chủ mà vội ngồi trên giường của họ, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu người chủ bảo ngồi thì không phạm.

Khi đó, các Tỳ-kheo-ni tự tay cho bạch y và ngoại đạo nam tử thức ăn. Họ nghĩ: Chắc Tỳ-kheo-ni này có tâm nhiễm đắm nên cho ta thức ăn, bèn trêu chọc nói lời thô ác, dâm dục. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào tự tay cho ngoại đạo nam tử thức ăn, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoama-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu không tự tay cho và tự tay cho bà con, đều không phạm.

Đã nói xong một trăm ba mươi pháp.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni đến các bạch y nói tội lỗi của các Tỳkheo: Tỳ-kheo kia phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Các Tỳ-kheo nghe nổi giận không giáo giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách, rồi bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, hỏi các Tỳ-kheo-ni: Thật sự các cô có như vậy không? Bạch Đức Thế Tôn! Sự thật các con có như vậy. Đức Phật bằng mọi cách quở trách: Trước đây Ta không vì các cô nói tám kính pháp hay sao? Bằng mọi cách quở trách rồi, Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta vì các Tỳ-kheoni kiết giới. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào đến nhà bạch y nói lỗi của các Tỳ-kheo, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu bạch y trước đã có nghe mà hỏi, thì nên hỏi lại: Ngươi nghe thế nào? Nếu nói: Tôi nghe như vậy, như vậy. Các Tỳ-kheo-ni nghe cũng như vậy, sau đó đem sự thật mà trả lời thì không phạm.

Khi ấy, Tỳ-kheo-ni Chiên-đồ-tu-ma-na cùng người tranh chấp rồi tự đấm ngực, tự đánh trong người, la lớn, khóc than. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cùng người tranh chấp rồi, tự đánh thân mình, kêu khóc, phạm Ba-dật-đề”. Tự mình đấm ngực, tự mình đánh thân mình, mỗi cú đánh, đấm đều phạm một Ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni, phạm Đột-kiết-la.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni từ xa cùng nhau chỉ về Chiên-đồ-tu-mana nói đến việc cô ta tranh chấp. Chiên-đồ-tu-ma-na ngỡ rằng mình bị mắng chửi, bèn la to: Các Tỳ-kheo-ni mắng tôi. Các Tỳ-kheo-ni liền đến hỏi: Chúng tôi mắng cô như thế nào? Cô ta mù mờ không trả lời được. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bèn nghiêm khắc quở trách: Tại sao Tỳ-kheo-ni không lắng nghe rõ lời của người khác lại vọng nói là mắng mình… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào không nghe rõ lời nói của người mà nổi giận, nói sai sự thật đối với người khác, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni cùng nhau tranh cãi, mỗi người đều thốt lên lời thề: Nếu tôi như vậy sẽ bị đọa vào địa ngục, thọ tội như Điềuđạt, Cù Già Lê, tôi cũng thề như vậy. Còn nếu tôi không như vậy thì cô sẽ thọ tội như vậy. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào tự mình thề thốt, sự thật nhằm nguyền rủa người kia, phạm Ba-dật-đề”. Người lập lời thề, lời nguyền này, mỗi lời phạm một Ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-dini phạm Đột-kiết-la.

Khi ấy, các Tỳ-kheo-ni đổ nước tiểu, phân dơ ra ngoài tường rào làm bôi nhớp người và phi nhân. Lúc này, có Đại thần Bà-la-môn vừa bị cách chức, lại ra sức chay tịnh, thanh khiết thân tâm. Sáng sớm hôm đó, ông ta tắm rửa sạch sẽ, thoa hương, mặc y phục cũng được thoa hương thơm ngát, theo ý định đến Thiên miếu, để cầu được phục chức quan. Ông ta trùm đầu đi vì sợ phải thấy hạng người xui xẻo là đám cạo tóc, mặc y cắt rọc. Khi đến bên ngoài tường chùa, lại gặp ngay lúc các cô ni đổ phân và nước tiểu. Ông ta lãnh đủ các thứ này lên đầu và chảy ướt cả mình. Đầy sầu hận, ông ta nói: Ta sợ gặp hạng người không may mắn, nay lại bị đổ phân và nước tiểu đầy cả người, chắc chắn là số mạng của ta gặp phải chuyện không may. Dù vậy, ta cũng cần phải đến Vua Batư-nặc thưa kiện để trị đám nữ trọc đầu này. Nuốt giận, ông ta đành phải quay trở về, gặp một thầy tướng Bà-la-môn. Tướng sư Bà-la-môn hỏi: Tại sao phải nông nỗi này? Vị quan vừa bị cách chức kia trả lời đúng sự thật đã xảy ra. Ông thầy tướng nói: Đây là điềm rất may mắn, hôm nay ông sẽ được một ngàn quan và lại được phục chức cũ. Nào có được nguôi giận, quan Bà-la-môn bị cách chức kia mang cả thân hình bị nhớp nhúa ấy đến thẳng chỗ nhà Vua. Vua hỏi: Vì lý do nào như vậy? Vị quan trình bày lại sự việc, nhà Vua vỗ tay cười lớn và liền ra lệnh ban cho một ngàn quan tiền và cho phục chức cũ. Các quan tả hữu của nhà Vua dị nghị nói: “Quăng phân làm nhớp người ta chứ đâu phải có ý cầu đạo giúp người”. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào quăng phân nước tiểu ra ngoài rào tường, hay khiến người quăng, phạm Ba-dật-đề”. Thứcxoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni quăng rác bụi và thức ăn còn dư ra ngoài rào tường, làm nhơ nhớp chung cho người và phi nhân. Các bạch y thấy chê trách nói: Tại sao Tỳ-kheo-ni cách vạch tường mà quăng rác bụi làm nhơ nhớp. Những người này không biết pháp lịch sự. Các Tỳ-kheoni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau:

“Tỳ-kheo-ni nào quăng rác bụi và thức ăn dư ra ngoài tường vách hoặc sai người quăng, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la.

Khi đó, trước Tinh xá trong vườn của nhà Vua, đất rất bằng phẳng, có loại cỏ rất mềm mại, mọi người thường đến vui chơi nơi đó, làm loạn động sự tọa thiền, hành đạo của các Tỳ-kheo-ni, các Tỳ-kheo-ni bực dọc chán nản, bèn rủ nhau đại tiểu tiện trong ấy, làm cho nhơ nhớp, để mọi người khỏi tới. Sau đó mọi người đến vui chơi như thường lệ, bị dính nhớp cả tay cả chân, y phục và đồ đạc. Họ nổi giận nói: Ai lại đại tiểu tiện nơi đây thế này?! Có người nói là Tỳ-kheo-ni. Mọi người đều chê bai, nói: Những người này xuất gia tu hành đạo thanh tịnh, tại sao lại làm nhơ nhớp chỗ sạch sẽ, không để cho mọi người đến vui chơi như thế?! Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào đại tiểu tiện nơi cỏ sống, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu bị bệnh nguy cấp thì không phạm.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni lại quăng rác, bụi, thức ăn dư nơi vùng đất trước Tinh xá trong vườn của nhà Vua, để đuổi khéo mọi người. Các bạch y chê trách. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào quăng rác, bụi, thức ăn dư trên cỏ sống, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu quăng trong hầm, không phải chỗ sạch sẽ thì không phạm.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni ngủ đêm nơi nhà “Có thức ăn”, nghe tiếng khi vợ chồng họ giao hợp, sinh tâm ái dục nên không thích sống với đạo, có người hoàn tục, hoặc làm ngoại đạo. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào ngủ đêm nơi nhà có “Thức ăn”, phạm Ba-dật-đề”. Có thức ăn: Nơi nam nữ có tình tứ giao hội. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Độtkiết-la. Nếu có bệnh cần ở lại hay các nạn khởi thì không phạm.

Lúc này, các Tỳ-kheo hỏi các Tỳ-kheo-ni: Nhà bà… ở đâu? Con đường này đi về đâu? Các Tỳ-kheo-ni khinh mạn không trả lời. Các Tỳkheo giận trách cứ không giáo giới, nên ngu ám, vô tri, không thể học giới. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (Như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, Tỳ-kheo hỏi mà không trả lời, phạm Ba-dật-đề”.

Khi ấy, Lục quần Tỳ-kheo dùng lời thô ác hỏi Tỳ-kheo-ni. Tỳkheo-ni tuy trả lời mà ôm lòng xấu hổ, nên bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp hai bộ Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Nay cho phép các Tỳkheo-ni nếu Tỳ-kheo như pháp hỏi thì nên trả lời. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào, nếu Tỳ-kheo như pháp hỏi mà không trả lời, phạm Ba-dật-đề”. Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Nếu trước đó có sự xích mích với nhau, không cùng nói chuyện, không trả lời thì không phạm.

Đã nói xong một trăm bốn mươi pháp.

Lúc này, các Tỳ-kheo-ni cỡi xe đến nhà bạch y. Các bạch y chê trách nói: Các Tỳ-kheo-ni này như phu nhân của nhà Vua, như phụ nữ của nhà hào quý cỡi xe đi, không có nghi pháp. Các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão nghe, bằng mọi cách quở trách… cho đến câu: Nay Ta vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới (như trước). Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo-ni nào cỡi xe đi, phạm Ba-dật-đề”. Cỡi xe: Cỡi các loại xe voi, ngựa, cho đến mang guốc đều gọi là đi xe. Thức-xoa-ma-na, Sa-dini phạm Đột-kiết-la. Nếu già bệnh hay bị cường lực ép buộc, hay trên đường đi chân bị đau, đều không phạm.

Đã nói xong một trăm bốn mươi mốt pháp.