LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 28

Phẩm 10: PHẨM ĐỊNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI

(Phần một)

Năm chi định, năm trí định. Là Định nhớ nghĩ hơi thở vào, hơi thở ra chung, định của tưởng bất tịnh chung, định nhập hỏa, định thần túc chứng biết chung, định thiên nhĩ chứng biết chung, định tha tâm chứng biết chung, định túc mạng chứng biết chung, định minh tưởng chung, định vô gián, định căn, định lực, định chánh giác, định chánh, định tà, định Thánh, định chẳng phải Thánh, định hữu lậu, định vô lậu, định có nhiễm, định không có nhiễm, định có mong cầu, định không có mong cầu, định sẽ nhận lấy, định sẽ không nhận lấy, định có nhận lấy, định không có nhận lấy, định có hơn, định không có hơn, định có thọ nhận, định không có thọ nhận, định trong, định ngoài, định có báo, định không có báo, định chung của phàm phu, định không chung của phàm phu, định chung của không phải phàm phu, định của Thanh văn, định không chung của Thanh văn, định chung của không phải Thanh văn, định không chung của không phải Thanh văn, định như ánh chớp, định như kim cương, định không nhất định được, định nhất định được, định có hành khó gìn giữ, định không có hành, dễ gìn giữ, định tu một phần, định tu hai phần, định hữu tưởng, định Vô tưởng, định như sự, định tưởng nhớ, định lìa tưởng sắc, định không lìa tưởng sắc, định nhập hơn, định nhập khắp, định có giác, định không có giác, định có quán, định không có quán, định có hỷ, định không có hỷ, định của vị chung, định của xả chung, định tương ưng với nhẫn, định tương ưng với không phải nhẫn, định tương ưng với trí, định không tương ưng với trí, định Nhẫn là mới, định Trí là mới, định dục là sau cùng, định mới sinh, định thiện, định bất thiện, định vô ký, định học, định Vô học, định phi học, phi Vô học, định Báo định Báo pháp, định chẳng phải báo pháp, định kiến đoạn, định tư duy đoạn, định không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, định nhân của kiến đoạn, định nhân của tư duy đoạn, định, nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, định hạ, định trung, định thượng, định thô, định tế, định vi, định có giác, có quán, định không có giác, có quán, định không có giác, không có quán. Định Không, định Vô tưởng, định Vô nguyện. Định ba nguyện được, định không phải ba nguyện được. Thân nội quán định thân nội, thân ngoại quán định của thân ngoại, thân nội, ngoại, quán định của thân nội, ngoại, thọ trong quán định của thọ trong, thọ ngoài quán định của thọ ngoài, thọ trong, ngoài quán định của thọ trong ngoài. Tâm nội quán định của tâm nội, tâm ngoại quán định của tâm ngoại, tâm nội, ngoại quán định của tâm nội ngoại. Pháp nội, quán định của pháp nội, pháp ngoại quán định của pháp ngoại, pháp nội ngoại, quán định của pháp nội ngoại. Định của cảnh giới trong, định của cảnh giới ngoài, định của cảnh giới trong ngoài. Định của cảnh giới định trong, định của cảnh giới định ngoài. Định của cảnh giới chúng sinh, định của cảnh giới sắc, định của cảnh giới vô sắc. Định của cảnh giới chúng sinh, định của cảnh giới hữu vi, định của cảnh giới vô vi. Định của cảnh giới chúng sinh, định của cảnh giới pháp, định của cảnh giới Vô, định của cảnh giới chúng sinh. Định ít, định trung bình, định vô lượng, định của cảnh giới ít, định của cảnh giới trung bình, định của cảnh giới vô lượng. Định ít, cảnh giới ít, định ít, cảnh giới trung bình, định ít, cảnh giới vô lượng. Cảnh giới ít của định trung bình, cảnh giới trung bình của định trung bình, cảnh giới vô lượng của định trung bình, cảnh giới ít của định vô lượng, cảnh giới trung bình của định vô lượng, cảnh giới vô lượng của định vô lượng.

Định trụ một ít, định trụ trung bình, định trụ vô lượng. Định ít, trụ ít, định ít, trụ trung bình, định ít, trụ vô lượng, định trung bình, trụ ít, định trung bình, trụ trung bình, định trung bình, trụ vô lượng, định vô lượng, trụ ít, định vô lượng, trụ trung bình, định vô lượng, trụ vô lượng. Định quá khứ, định vị lai, định hiện tại. Định của cảnh giới quá khứ, định của cảnh giới vị lai, định của cảnh giới hiện tại. Định của cảnh giới chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.

Định thuộc cõi Dục, định thuộc cõi Sắc, định thuộc cõi Vô sắc, định không lệ thuộc. Tác định không phải ly, ly định không phải tác, tác, lìa định, cũng chẳng phải tác lìa tác, định nhận lấy, định phát ra, không phải phát ra, định nhận lấy, phát ra, không phải nhận lấy, cũng định không phải nhận lấy, không phải phát ra. Định có nhiễm, định không phải lìa nhiễm, lìa nhiễm, định không phải có nhiễm, có nhiễm, lìa nhiễm, cũng định không phải có nhiễm, không phải lìa nhiễm. Định có ách, định không phải lìa ách, định lìa ách, không phải có ách, định có ách, lìa ách, cũng định không phải có ách, không phải lìa ách. Định của quả trí, định không phải quả dứt, quả dứt, định không phải quả trí, quả trí, quả dứt, cũng định không phải quả trí, không phải quả dứt. Định của quả trí không phải quả đắc, định của quả đắc, không phải quả trí, định của quả trí, quả đắc cũng định không phải quả trí, không phải quả đắc.

Định tận không phải giác, định giác không phải tận, định tận, giác cũng là định chẳng phải tận, không phải giác. Định xét không phải giải, định giải không phải xét, định xét giải, cũng định không phải xét, không phải giải. Định của phần lùi sụt, định của phần trụ, định của phần tăng trưởng trí. Định của phần xét, định của phần lùi sụt, định không phần trụ, định phần trụ, không phải phần lùi sụt, định phần lùi sụt, phần trụ, cũng là định không phải phần lùi sụt, không phải phần trụ, định của phần lùi sụt, không phải phần tăng trưởng, định của phần tăng trưởng, không phải phần lùi sụt. Định của phần tăng trưởng, cũng là định không phải định phần lùi sụt, không phải định phần tăng trưởng, định của phần lùi sụt, không phải là phần xét. Định của phần xét không phải là phần lùi sụt, định của phần xét cũng là định không phải phần lùi sụt, không phải phần xét. Định của phần xét, không phải là phần lùi sụt, định của phần xét cũng là định không phải phần lùi sụt, không phải phần xét. Định của phần trụ, không phải phần tăng trưởng, định của phần tăng trưởng, không phải phần trụ, phần trụ, định của phần tăng trưởng cũng là định không phải phần trụ, không phải phần tăng trưởng. Định của phần trụ không phải phần xét, định của phần xét, không phải phần trụ. Định của phần trụ, phần xét cũng là định không phải phần trụ, không phải phần xét. Định của phần tăng trưởng, không phải phần xét, định của phần xét không phải phần tăng trưởng, định của phần tăng trưởng, phần xét, cũng là định không phải phần tăng trưởng, không phải phần xét.

Bốn niệm xứ, bốn chánh dứt, bốn thần túc, bốn thiền, bốn vô lượng, bốn định Vô sắc. Bốn hướng đạo, bốn quả, bốn tu định, bốn dứt.

Năm căn, năm lực, năm giải thoát nhập, năm cõi xuất, năm quán định, năm pháp sinh giải thoát.

Sáu niệm, sáu định, sáu cõi xuất, sáu pháp phần minh, sáu pháp của căn đẹp lòng, sáu chánh giác không có hỷ.

Bảy giác, bảy tưởng, bảy pháp cần có của định, tám Thánh đạo, tám giải thoát, tám thắng nhập, chín diệt, chín thứ đệ diệt định, chín tưởng, mười chánh pháp, mười nhập khắp, mười một giải thoát nhập.

Hỏi: Thế nào là năm chi định?

Đáp: Như Phật bảo các Tỳ-kheo: Hãy lắng nghe, lắng nghe cho kỹ!

Khéo suy nghĩ, ta sẽ vì các thầy nói về năm chi định của bậc Thánh!

Các Tỳ-kheo nói: Vâng, chúng con xin vâng lời Phật dạy.

Hỏi: Thế nào là được tu năm chi chánh định của bậc Thánh?

Đáp: Như Tỳ-kheo xa lìa dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Thân này ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp thân này, đều ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như thầy tắm gội tốt. Nếu đệ chết của thầy, dùng táo đậu để trong chậu, dùng nước rưới vào, rồi kỳ cọ, động tác này sẽ giúp cho sự thấm nhuần đầy khắp, không khô, không ướt, điều hòa cả trong lẫn ngoài.

Như thế, Tỳ-kheo thân ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, gọi là tu chi định đầu tiên trong năm chi của bậc Thánh.

Lại nữa, Tỳ-kheo diệt giác, quán, chánh tín nội, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh đệ Nhị thiền. Thân này định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân này đều định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như nước nơi hồ từ đáy hồ vọt ra, không từ phương Đông, phương Tây, phương Nam phương Bắc đến mà nước này phun lên từ đáy hồ, có thể làm cho sự thấm nhuần của ao tràn đầy khắp, không có giảm ít. Như thế, Tỳ-kheo! Thân này với định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân này định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít, nghĩa là tu chi định thứ hai trong năm chi định của bậc Thánh.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Hạnh lìa hỷ, xả, niệm chánh trí, thân thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền.

Thân này không có hỷ lạc, thấm nhuần đầy khắp. Thân này không có hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như ao hoa Ưubát-la, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Phân-đà-lợi, từ trong bùn mọc lên, chưa ra khỏi nước. Hoa này từ rễ đến đầu, từ đầu đến rễ, đều thầm nhuần chất lỏng, đầy khắp, không có giảm ít. Như thế! Tỳ-kheo! vô lượng hỷ lạc của thân này, sự thấm nhuần đầy khắp thân này. Sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, đây nói là chi định thứ ba của trong năm chi định của bậc Thánh.

Lại nữa, Tỳ-kheo dứt trừ khổ, vui, trước là diệt ưu, hỷ, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Thân này do tâm thanh tịnh, giải, hạnh khắp, thân này do giải, hạnh khắp của tâm thanh tịnh, không có giảm ít. Như người nam người nữ mặc áo trắng sạch phủ kín từ đầu đến chân từ chân đến đầu. Như thế Tỳ-kheo do giải hạnh của tâm thanh tịnh trùm khắp. Thân này do giải hạnh thanh tịnh trùm khắp không có giảm ít gọi là tu chi định thứ bốn trong năm chi định của bậc Thánh.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Khéo nhận lấy tướng quán, khéo tư duy, khéo hiểu, như người đứng nhìn người ngồi, như người ngồi nhìn người nằm. Cũng thế, Tỳ-kheo! Khéo nhận lấy tốt tướng quán, tư duy, khéo hiểu, đó gọi là tu chi định thứ năm trong năm chi của bậc Thánh. Như thế, Tỳkheo! Tu năm chi định của bậc Thánh, gần gũi thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm đã ưa muốn, liền sẽ được chứng, tự biết không có trở ngại, như ở chỗ ngả tư đường, có xe giá tốt, ngựa điều phục tốt, rồi có người cỡi, chế ngự tốt. Cỡi ngựa rồi, tùy ý tự tại. Như thế, Tỳ-kheo gần gũi năm chi định của bậc Thánh, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm ưa muốn, liền được chứng, tự tại vô ngại, như chiếc bình đựng nước chắc chắn không chảy, dùng đựng đầy nước sạch, để cho người dùng, như ý tự tại. Cũng thế, Tỳ-kheo gần gũi năm chi định của bậc Thánh, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm ưa muốn, tự tại không ngăn ngại. Như Tỳ-kheo, như nước đầy sông, cho con người uống, như người quyết định dùng, như ý tự tại, tùy đối tượng đã quyết định, tức phát ra. Như thế, Tỳ-kheo gần gũi năm chi định của bậc Thánh, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm ưa muốn, liền được chứng tự tại không trở ngại. Như Tỳ-kheo muốn thọ vô lượng ngần ấy thần túc rung chuyển mặt đất, có thể dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, tùy chỗ năng nhập, như phẩm Trí đã nói. Như Tỳ-kheo muốn thọ thiên nhĩ thanh tịnh, hơn người, nghe được tiếng nói của nhân, phi nhân, tùy chỗ mà nhập. Như Tỳ-kheo muốn thọ biết tâm của chúng sinh khác, thì có thể biết có tâm dục, như thật biết có tâm dục, người không có tâm dục, như thật biết không có tâm dục, cho đến tâm không có hơn, biết như thật tâm không có hơn, tùy đối tượng có thể nhập, như phẩm trí đã nói.

Như Tỳ-kheo muốn thọ sự nghĩ nhớ đến vô lượng thọ mạng đời trước, có thể nhớ lại một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, cho đến thành tựu hạnh này, tùy chỗ mà nhập, như phẩm Trí đã nói.

Như hiền Tỳ-kheo, muốn thọ thiên nhãn thanh tịnh, hơn người, có thể thấy sự sống chết của chúng sinh, cho đến như nghiệp báo, tùy chỗ mà nhập, như phẩm Trí đã nói.

Như hiền Tỳ-kheo, muốn thọ dứt hết hữu lậu, trở thành vô lậu, được tâm giải thoát, huệ giải thoát, hiện đời tự trí chứng hạnh thành tựu, sự sanh tử của ta đã dứt, phạm hạnh đã lập, phải làm đã làm rồi, không còn thọ thân sau, tùy chỗ có thể nhập.

Như thế, tu năm chi định của bậc Thánh, gần gũi, thường tu học rồi, được quả báo như thế.

Hỏi: Thế nào Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền?

Đáp: Như Tỳ-kheo, tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi của một chỗ, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, xa lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như thế, Tỳ-kheo đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền.

Như thế, cho đến quán thấy chết thi ở trên đống lửa, như một chi định của phẩm Đạo, đã nói rộng.

Lại nữa, Tỳ-kheo, nghĩ rằng: trong ta có dục nhiễm, biết như thật bên trong có dục nhiễm, nếu bên trong không có dục nhiễm, biết như thật bên trong không có dục nhiễm. Như dục nhiễm chưa sinh biết như thật chưa sinh, như dục nhiễm chưa sinh sinh, biết như thật sinh, như dục nhiễm sinh rồi dứt, như thật biết dứt, như dục nhiễm dứt rồi, biết như thật không còn sinh nữa. Bên trong có giận dữ, thùy miên, trạo cử, ăn năn, nghi cũng như thế.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền.

Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: Sắc, nhãn thức trong ta có dục nhiễm, giận dữ, biết như thật sắc nhãn thức nội có dục nhiễm, giận dữ, sắc, nhãn thức nội không có dục nhiễm giận dữ, như chưa sinh giận dữ dục nhiễm của sắc, nhãn thức, biết như thật chưa sinh, như chưa sinh nhãn thức, sắc, dục nhiễm giận dữ sinh, như thật biết là sinh. Như sinh dục nhiễm giận dữ của sắc, nhãn thật biết đã dứt rồi, biết như thật đã đoạn. Như sự giận dữ dục nhiễm của sắc, nhãn thật biết đã đoạn rồi, biết như thật không còn sinh nữa. Tiếng của nhĩ thức, hương của tỷ thức, vị của thiệt thức, xúc của thân thức, pháp của ý thức cũng như thế.

Quán không buông lung, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền.

Lại nữa, Tỳ-kheo, nghĩ rằng: trong ta có niệm chánh giác, biết như thật bên trong có niệm chánh giác, bên trong không có niệm chánh giác biết như thật trong ta không có niệm chánh giác. Như niệm chánh giác chưa sinh, biết như thật chưa sinh. Như niệm chánh giác chưa sinh mà sinh, như thật biết là sinh. Như niệm chánh giác sinh rồi, tu đầy đủ, biết như thật là đầy đủ, tu trạch pháp chánh giác, tinh tiến chánh giác, hỷ chánh giác, trừ (khinh an) chánh giác, định chánh giác, xả chánh giác cũng như thế.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, lìa pháp dục ác bất thiện như thế, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền.

Lại nữa, Tỳ-kheo biết như thật khổ khổ, tập khổ, diệt khổ, diệt đạo, như thật biết lậu, lậu tập, lậu diệt, đạo lậu diệt.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, nói là lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, hy sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền

Lại nữa, Tỳ-kheo vì tâm sợ hãi, nên thoát ra tất cả hữu vi, nhập cõi cam lộ, nhiệm mầu, vắng lặng, lìa tất cả hữu vi, ái tận, Niết-bàn.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, hy sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, lìa pháp dục ác bất thiện như thế, có giác, có quán hy sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền, cũng nói như thế.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo tư duy khéo, giải?

Đáp: Như Tỳ-kheo tất cả pháp hữu vi, như ở một chỗ, tư duy pháp hữu vi là vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, hoặc, hành, hoặc pháp tướng, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, nếu tướng pháp khéo nhận lấy tướng, khéo tư duy khéo, giải khéo, nhận thức, thuận với ý thức, duyên thức, phân biệt, thuận với phân biệt, duyên phân biệt.

Tỳ-kheo như thế khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu pháp hữu vi ở một chỗ, tư duy khổ này là mũi tên, ung thư, các bệnh khổ. Dựa vào duyên pháp hư hoại bất định, không đầy, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy duyên biết, duyên duyên của thọ, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già chết ưu bi, khổ não, các khổ nhóm họp.

Quán không buông lung như thế là đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hanh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu tướng pháp, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, hoặc hành, hoặc tướng pháp khéo nhận lấy tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, khéo nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt, thuận phân biệt, duyên phân biệt.

Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải như thế.

Lại nữa, Tỳ-kheo tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi ở một chỗ, tư duy pháp diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt: vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thì già chết, ưu, bi, khổ não các khổ nhóm họp điều diệt.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu thực hành pháp tướng, lìa pháp bất thiên dục ác, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu thực hành tướng pháp, khéo nhận lấy tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nhận thức tốt, nhận thức thuận, duyên thức, phân biệt thuận phân biệt, duyên phân biệt.

Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo tư duy, giải như thế,.

Lại nữa, Tỳ-kheo đi, biết vui đi, đứng biết vui đứng, ngồi biết vui ngồi, nằm biết vui nằm.

Như thế, thân vui trụ, như thật biết vui trụ.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu thực hành, hoặc pháp tướng, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu khéo thực hành tướng pháp, khéo nhận lấy tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, khéo nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt thuận phân biệt duyên phân biệt.

Tỳ-kheo, khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải như thế.

Lại nữa, Tỳ-kheo từ đi, lại, co, duỗi, cho đến vì tâm sợ hãi, nên thoát ra tất cả hữu vi, nhập cõi cam lộ cũng nói như thế, đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền cũng nói như thế.

Hỏi: Thế nào là khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải?

Đáp: Như Tỳ-kheo, tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi của một chỗ, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, khéo nhận lấy tướng pháp, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt thuận phân biệt, duyên với phân biệt.

Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải như thế.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi của một chỗ, từ tư duy là bệnh khổ: ung thư, mũi tên, cho đến vì tâm sợ hãi, nên thoát ra tất cả hữu vi, nhập cõi cam lộ. Sự vắng lặng này, tinh đẹp vượt hơn này, lìa tất cả hữu vi, ái dứt hết, đạt Niết-bàn.

Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt thuận phân biệt, duyên với phân biệt

Tỳ-kheo như thế khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải, đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền, cũng như trên đã nói.

Năm chi như thế, gọi là năm chi định.

Hỏi: Thế nào là năm trí định?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo tu định vô lượng sáng suốt, tỏ rõ. Các Tỳ-kheo, nếu tu vô lượng định sáng tỏ rồi, sẽ duyên sinh năm thứ trí. Năm thứ trí đó là: nếu có định hiện lạc, báo hậu lạc, duyên báo này sinh trí.

Nếu có định của bậc Thánh không có nhiễm, duyên định này sinh khởi trí.

Nếu có định không yếu kém, có thể gần gũi định này phát sinh

trí.

Nếu người có định, sẽ được vắng lặng, tốt đẹp vượt hơn, tu một mình trừ đắc, duyên định này phát sinh trí.

Nếu người có định, thì niệm nhập chánh niệm, khởi duyên định này phát sinh trí.

Thế nào là báo hậu lạc của định hiện lạc, duyên định này phát sinh trí?

Hỏi: Thế nào là định hiện lạc?

Đáp: Như Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu thân ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thì thân này đều ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như thầy khéo tắm gội, nếu đệ chết của thầy khéo tắm gội, dùng táo đậu tế đựng ở trong chậu, dùng nước rưới vào, điều hòa, tạo ra động tác đập vỗ. Chính do động tác này, làm cho sự thấm nhuần đầy khắp, không khô ráo, không ẩm ướt, trong, ngoài nhuận hòa.

Như thế, thân Tỳ-kheo ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân đều ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít.

Như Tỳ-kheo tăng ích thọ ly sinh, hỷ lạc, được vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chánh giác, vui của quả Sa-môn, vui Niết-bàn.

Định này như thế nên gọi là hiện lạc.

Lại nữa, Tỳ-kheo diệt giác quán, tín nội tịnh, nhất tâm, không giác, không quán, định sinh hỷ lạc thành tựu hành Nhị thiền. Như thân định sinh hỷ lạc sự thấm nhuần đầy khắp, thân này đều là định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít. Như hồ nước lớn bao quanh là núi, nước từ đáy vọt lên, không từ phương Đông, Tây, Nam, Bắc đến, mà từ hồ này sự thấm nhuần đầy khắp. Hồ này sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít. Như thế Tỳ-kheo thân định sinh hỷ lạc sự thấm nhuần đầy khắp. Thân này sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít. Như Tỳ-kheo tăng ích thọ không hỷ, vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chánh giác, vui quả Sa-môn, vui Niết-bàn. Định này như thế gọi là hiện lạc.

Lại nữa, Tỳ-kheo lìa hạnh hỷ, xả, niệm thân chánh trí thọ vui, như hạnh giải xả, niệm vui của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Nếu thân không có hỷ lạc, thì thấm nhuần tràn đầy khắp thân, sẽ không có nỗi vui mừng, sự thấm nhuần vẫn đầy khắp, không có giảm ít, như ao hoa Ưu-bát-la, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Cưu-đầu-ma, ao hoa Phânđà-lợi từ dưới bùn vừa nhô lên, chưa thể vượt khỏi mặt nước, các loài hoa này, hoặc rễ, hoặc đầu, sự thấm nhuần đầy khắp từ rễ đến đầu, từ đầu đến rễ, sự thấm nhuần đầy tràn cùng khắp, không có giảm ít.

Như thế, Tỳ-kheo, nếu thân không có nỗi vui mừng, thì sự thấm nhuần vẫn đầy khắp, thân này đều thấm nhuần, đầy khắp, không có giảm ít.

Như Tỳ-kheo tăng ích thọ nhận, không có vui mừng: được vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chánh giác, vui của quả Sa-môn, vui Niết-bàn.

Định này như thế nói là hiện lạc.

Lại nữa, Tỳ-kheo dứt khổ, dứt vui, trước hết, diệt nỗi lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu thân do tâm thanh tịnh, giải, hạnh khắp, thì thân này sẽ thanh tịnh, không có chỗ nào không khắp, như thân người nam, nữ mặc áo trắng sạch, trên, dưới đầy đủ, từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, không có chỗ nào không che kín. Như thế, nếu thân Tỳ-kheo do tâm thanh tịnh, giải, hạnh khắp, tất nhiên, thân này sẽ thanh tịnh, không có chỗ nào không khắp. Như Tỳkheo này tăng ích thọ nhận vui, vắng lặng, mầu nhiệm, vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chánh giác, vui của quả Sa-môn, vui Niết-bàn.

Định như thế, nói là hiện lạc.

Hỏi: Thế nào là báo vui sau của định?

Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy về vô thường, khổ, không, vô ngã, tư duy sự vắng lặng của Niết-bàn, được tâm định, trụ chánh trụ. Như Tỳkheo được định rồi, tức là được năm căn Thánh đầu tiên. Được năm căn bậc Thánh ban đầu rồi, với chánh quyết định trên, buông bỏ địa phàm phu. Nếu không được quả Tu-đà-hoàn, mà nửa chừng qua đời, thì không có việc này, không được quả Tu-đà-hoàn, tạo ra điều ác, gây nghiệp ác rồi, qua đời mà đọa vào ba đường dữ thì không có việc này.

Như Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, thường tu học rồi, kiến đoạn ba phiền não, được xúc chứng quả Tu-đà-hoàn, xúc chứng rồi, dứt khổ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ báo bảy lần sinh trong cõi người, cõi trời, dứt khổ còn lại sinh trong cõi người, cõi trời.

Định như thế, nói là báo của thú vui sau. Như Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, thường tu học rồi tư duy đoạn phần phiền não, giận dữ dục nhiễm, dứt phần phiền não dục nhiễm, giận dữ rồi, sẽ được xúc chứng quả Tư-đà-hàm, xúc chứng rồi, sẽ dứt khổ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ sinh trong cõi người, cõi trời, dứt hết khổ trong cõi người, cõi trời.

Định như thế, nói là báo của niềm vui sau. Như Tỳ-kheo gần gũi

định này, thường tu học, thường tu học rồi, tư duy đoạn dục nhiễm, giận dữ hết, không sót, không còn sót rồi, sẽ được xúc chứng quả A-na-hàm, xúc chứng rồi, sẽ dứt trư khổ trong cõi người, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Nếu thọ một lần sinh trên cõi trời, hoặc năm lần sinh, còn lại khổ trên cõi trời, đều dứt hết.

Định như thế, nói là báo của niềm vui sau. Như Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, thường tu học rồi, tư duy dứt hết phiền não của cõi Sắc, cõi Vô sắc, không còn sót, không còn rồi, được xúc chứng quả A-la-hán, xúc chứng rồi, dứt trừ khổ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trong cõi người, trên cõi trời.

Nỗi khổ của tất cả hữu, tất cả đạo, tất cả sinh, tất cả sự ràng buộc, tất cả phiền não kiết sử, đều dứt hết, không sót.

Định như thế nói là báo của niềm vui sau.

Hỏi: Thế nào là duyên định này sinh trí?

Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thì thấy, biết, giác chứng, nói là duyên định này sinh trí.

Hỏi: Thế nào là có Thánh định không có nhiễm, duyên đây sinh trí? Nói không phải Thánh định là gì?

Đáp: Nếu định hữu lậu thì định này không phải định của Thánh.

Lại nữa, không phải là định của Thánh, hoặc định Phi học phi Vô học, đây gọi là chẳng phải Thánh định.

Lại nữa, chẳng phải Thánh định, trừ định không, vô tướng, vô nguyện, nếu định khác, gọi là chẳng phải Thánh định.

Hỏi: Thánh định là thế nào?

Đáp: Nếu định vô lậu, gọi là Thánh định.

Lại nữa, Thánh định, nếu định học, Vô học thì định này nói là Thánh định.

Lại nữa, Thánh định là định không, vô tướng, vô nguyện, định này được nói là định của Thánh.

Hỏi: Do nghĩa nào nói là Thánh?

Đáp: Do dứt phiền não của các kiết tham dục, giận dữ, ngu si, nên nói là Thánh.

Hỏi: Thế nào là định có nhiễm?

Đáp: Nếu định có mong cầu thì gọi là định có nhiễm.

Lại nữa, định có nhiễm, nếu định phi học, phi Vô học, thì định này gọi là định có nhiễm.

Lại nữa, định có nhiễm, trừ định Không, Vô tướng, Vô nguyện, nếu định khác, thì đây gọi là định có nhiễm.

Hỏi: Do nghĩa nào mà có nhiễm?

Đáp: Nhiễm, nghĩa là ái. Ái ở trong định này được chánh đắc, duyên đắc, định cũng được chánh đắc, duyên đắc ở trong ái, đây gọi là định có nhiễm.

Hỏi: Thế nào là định không có nhiễm?

Đáp: Nếu định không có mong cầu, thì định này là định không có nhiễm.

Lại nữa, định không có nhiễm, nếu định học, Vô học, thì định này là định không có nhiễm.

Lại nữa, định không có nhiễm là định Không, Vô tướng, Vô nguyện.

Hỏi: Do nghĩa nào mà không có nhiễm?

Đáp: Nhiễm, nghĩa là ái, trong định ái, không đắc, không chánh đắc, không duyên đắc. Định trong ái, không đắc, không chánh đắc, không duyên đắc, đây gọi là định không có nhiễm.

Hỏi: Thế nào là duyên định này mà sinh trí?

Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, sẽ thấy biết, giác chứng, đây nói là duyên định này sinh trí.

Hỏi: Thế nào là người có định không yếu ớt, gần gũi duyên định này sinh trí?

Hỏi: Thế nào là người yếu đuối?

Đáp: Nếu người không có lòng tin, không có hổ thẹn, không học vấn, lười biếng, hay quên, không có huệ, đây là kẻ yếu đuối.

Lại nữa, yếu đuối là phàm phu, do nghĩa nào gọi là yếu đuối? Do chưa biết thân kiến, chưa dứt thân kiến, do nghĩa này, nên nói là kẻ yếu đuối.

Hỏi: Không phải kẻ yếu đuối là sao?

Đáp: Không yếu đuối, nghĩa là có đức tin, biết hổ thẹn, học rộng, siêng năng, tinh tiến, chuyên nghĩ nhớ, thông minh, đây là người không yếu đuối.

Lại nữa, không yếu đuối, nếu là Phật và đệ chết Thanh văn của Phật.

Hỏi: Do nghĩa nào gọi không yếu đuối?

Đáp: Do biết thân kiến, do dứt trừ thân kiến, do nghĩa này, nên nói là kẻ không yếu đuối.

Như thế, người không yếu đuối, được định, gần gũi tu học. Do nghĩa này, nên nói là người không phải người yếu đuối, được gần gũi.

Hỏi: Thế nào là duyên định này sinh trí?

Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thấy, biết, giác, chứng, thì gọi là duyên định này sinh trí.

Hỏi: Thế nào là có định vắng lặng, tốt đẹp vượt hơn, một mình tu trừ đắc, duyên đây sinh trí?

Hỏi: Thế nào là vắng lặng?

Đáp: Nếu quả báo chung của định, gọi là sự vắng lặng.

Hỏi: Thế nào là định tốt đẹp vượt hơn?

Đáp: Nếu định, có báo của bậc Thánh, có thể dứt trừ phiền não, gọi là định tốt đẹp vượt hơn.

Lại nữa, định vắng lặng, nếu Thánh định có báo, có công năng dứt trừ phiền não, gọi là định vắng lặng.

Lại nữa, diệu định vượt hơn, nếu quả báo chung của định, gọi là định tốt đẹp vượt hơn.

Lại nữa, trạng thái vắng lặng, tức là tốt đẹp vượt hơn, sự tốt đẹp vượt hơn, tức là trạng thái vắng lặng, đây nói là sự tốt đẹp vượt hơn của trạng thái vắng lặng.

Hỏi: Tu một mình là sao?

Đáp: Nếu tâm hoàn toàn định, trụ chánh chỉ, định ở chỗ một mình, gọi là Tu một mình.

Hỏi: Thế nào là định trừ đắc và định không trừ đắc?

Đáp: Nếu định đắc, bất định đắc, gọi là định không trừ đắc.

Hỏi: Thế nào là định trừ đắc?

Đáp: Nếu định được quyết định được, không khó được, gọi là định trừ đắc.

Hỏi: Thế nào là duyên đây sinh trí?

Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thấy, biết, giác, chứng, gọi là duyên sinh trí.

Hỏi: Thế nào là có định, chánh niệm nhập chánh niệm, khởi duyên đây sinh trí?

Đáp: Nếu chánh trí nhập chánh trí khởi, chánh trí nhập chánh trí khởi rồi, thì gọi là chánh niệm nhập chánh niệm khởi, chuyên thân niệm, nhập chuyên thân niệm, khởi, chuyên thân niệm nhập chuyên thân niệm khởi rồi, thì gọi là chánh niệm nhập chánh niệm khởi.

Hỏi: Duyên đây sinh trí là sao?

Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thấy, biết, giác, chứng, gọi là duyên đây sinh trí.

Năm trí ấy là năm trí định.

Hỏi: Thế nào là định hơi thở ra, hơi thở vào của niệm chung?

Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Tu niệm hơi thở ra, hơi thở vào, gần gũi, thường tu học, thường tu học rồi, được quả báo lớn, cho đến được cam lộ.

Hỏi: Thế nào là tu niệm hơi thở ra, hơi thở vào, gần gũi, thường tu học, thường tu học rồi, được quả báo lớn, cho đến được cam lộ?

Đáp: Như Tỳ-kheo trụ ở chỗ vắng lặng, trong rừng, dưới cội cây hoặc ở ngoài trời, ở trong hang núi, trải cỏ ở chỗ lộ thiên, hoặc ở trong gò mả, triền núi. Như Tỳ-kheo, sáng sớm vào xóm khất thực, ăn rồi, quá giờ ngọ, cất y bát, rửa chân, sau đó, Tỳ-kheo ngồi kiết già, thân ngay thẳng, buộc niệm, tư duy đoạn trừ hy vọng, tâm không hy vọng tham đắm hành. Đối với hy vọng tham chấp mắđắmc, được thanh tịnh, dứt trừ giận dữ, thực hành tâm từ, tâm xa lìa giận dữ, được thanh tịnh, dứt thùy miên, không có thùy miên, biết đúng về tưởng sáng, tâm lìa thùy miên, được thanh tịnh, dứt trừ trạo cử, ăn năn, không có hành vi trạo cử, ăn năn, nội tâm vắng lặng, lìa trạo cử, ăn năn, được thanh tịnh, dứt trừ nghi, không có hành vi ngờ vực, một định pháp thiện, tâm lìa hoài nghi, được thanh tịnh.

Như Tỳ-kheo dứt trừ năm cái, là tâm nhơ tổn hại, trí huệ, chánh niệm thở ra, chánh niệm thở vào. Như Tỳ-kheo thở ra dài, biết hơi thở ra dài, thở vào dài, biết hơi thở vào dài, thở ra ngắn, biết hơi thở ra ngắn, thở vào ngắn, biết hơi thở vào ngắn. Học tất cả thân, nhận biết hơi thở vào, học tất cả thân, nhận biết hơi thở ra. Học trừ hơi thở ra, hành vi của thân, học trừ hơi thở vào, hành vi của thân. Học hỷ, nhận biết hơi thở ra, học hỷ, nhận biết hơi thở vào, học lạc, nhận biết hơi thở ra, học lạc, nhận biết hơi thở vào. Học hành tâm, nhận biết hơi thở ra, học hành tâm, nhận biết hơi thở vào. Học trừ hành tâm, nhận biết hơi thở ra, học trừ hành tâm, nhận biết hơi thở vào. Học tâm, nhận biết hơi thở ra, học tâm, nhận biết hơi thở vào, học tâm hài lòng hơi thở ra, học tâm hài lòng hơi thở vào, học hơi thở ra của tâm định, học hơi thở vào của tâm định, học hơi thở ra của tâm giải thoát, học hơi thở vào của tâm giải thoát. Học hơi thở ra của quán vô thường, học hơi thở vào của quán vô thường, học hơi thở ra của quán lìa dục, học hơi thở vào của quán lìa dục, học hơi thở ra của quán diệt, học hơi thở vào của quán diệt, học hơi thở ra của quán xuất thế, học hơi thở vào của quán xuất thế.

Hỏi: Thế nào là chánh niệm thở ra, chánh niệm thở vào?

Đáp: Nếu hơi thở ra của chánh tri, hơi thở vào của chánh tri, hơi thở ra của chánh tri, hơi thở vào của chánh tri rồi, thì nói là chánh niệm thở ra, chánh niệm thở vào. Chuyên niệm hơi thở ra của thân, chuyên niệm hơi thở vào của thân, chuyên niệm hơi thở ra của thân, chuyên niệm hơi thở vào của thân rồi, đây nóigọi là chánh niệm thở ra, chánh niệm thở vào.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo, hơi thở ra dài, biết thở ra dài, hơi thở vào dài, biết hơi thở vào dài?

Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy hơi thở ra, hơi thở vào của pháp sinh trưởng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy hơi thở ra, hơi thở vào của pháp không sinh trưởng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh trưởng hơi thở ra, vào, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh trưởng nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh trưởng nhận biết hơi thở ra, vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh trưởng, nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải.

Như Tỳ-kheo tư duy pháp sinh trưởng, tư duy pháp hơi thở ra, vào, nếu không sinh, không tư duy pháp ấy, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh trưởng hơi thở ra, hơi thở vào, nhận biết pháp tư duy, nếu không sinh, không tư duy pháp kia, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra, hơi thở vào dài và nhận biết hơi thở ra, vào dài, được tâm vui mừng, đó gọi là hơi thở ra của Tỳ-kheo dài, biết hơi thở ra dài, hơi thở vào dài, biết hơi thở vào dài.

Hỏi: Thế nào là hơi thở ra, hơi thở vào dài?

Đáp: Nếu vô lượng hơi thở ra, vô lượng hơi thở vào, vô lượng hơi thở ra, vô lượng hơi thở vào rồi, thì nói là hơi thở ra dài, hơi thở vào dài, do lẽ hơi thở ra không nhanh chóng, hơi thở vào không nhanh chóng, hơi thở ra không chóng vội, hơi thở vào không chóng vội rồi, thế nên, gọi là hơi thở ra dài, hơi thở vào dài. Hơi thở ra, hơi thở vào không nhanh chóng liên tục, vì hơi thở ra, vào không nhanh chóng liên tục rồi, cho nên nói là hơi thở ra, vào dài. Thân không cố sức thở ra, thân không dốc sức thở vào, vì thân không ráng sức thở ra, thân không ráng sức thở vào rồi, nên nói là hơi thở ra, vào dài. Không nối tiếp hơi thở ra, hơi thở vào, vì không nối tiếp hơi thở ra, hơi thở vào rồi, nên nói là hơi thở ra, hơi thở vào dài, gọi là hơi thở ra, hơi thở vào dài. (một việc đã xong)

Hỏi: Thế nào là hơi thở ra ngắn, biết hơi thở ra ngắn, hơi thở vào ngắn, biết hơi thở vào ngắn?

Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn có thể sinh hơi thở ra, hơi thở vào ngắn khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh, nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, tư duy pháp sinh hơi thở ra, vào ngắn. Nếu không sinh, không tư duy pháp, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết, tư duy pháp hơi thở ra, vào ngắn. Nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, mà tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. hơi thở ra, vào ngắn và nhận biết hơi thở ra, vào ngắn, được vui mừng, nói là hơi thở ra ngắn, biết hơi thở ra ngắn, hơi thở vào ngắn, biết hơi thở vào ngắn.

Hỏi: Hơi thở ra, hơi thở vào ngắn là thế nào?

Đáp: Hơi thở ra hữu lượng, hơi thở vào hữu lượng, vì hơi thở ra hữu lượng, hơi thở vào có lượng rồi, nên nói là hơi thở ra, vào ngắn, vì hơi thở ra nhanh chóng, hơi thở vào nhanh chóng rồi, cho nên, nói là hơi thở ra, vào ngắn, vì hơi thở ra nhanh chóng liên tiếp, hơi thở vào nhanh chóng liên tiếp rồi, cho nên nói là hơi thở ra, vào ngắn. Thân cố sức thở ra, thở vào, thân cố sức thở ra, thở vào rồi, cho nên, nói là hơi thở ra, hơi thở vào ngắn. Hơi thở ra nối tiếp với hơi thở vào, vì hơi thở ra nối tiếp với hơi thở vào rồi, cho nên nói là hơi thở ra, hơi thở vào ngắn. Không thân trừ hơi thở ra, hơi thở vào, vì không thân trừ hơi thở ra, vào rồi, thế nên nói là hơi thở ra, vào ngắn, gọi là hơi thở ra, hơi thở vào ngắn. (hai việc đã xong).

Hỏi: Thế nào là học tất cả thân, nhận biết hơi thở ra, nhận biết tất cả hơi thở vào của thân?

Đáp: Như Tỳ-kheo lấy hơi thở, làm đầy tất cả thân rồi thở ra. Nếu bên trong của tất cả thân trống rỗng, thở vào, như thợ khéo thổi bong bóng, học trò của thợ thổi bong bóng, thổi cho bong bóng căng đầy rồi, đặt lên bàn, cho hơi xì ra. Nếu bong bóng đã hết hơi rồi, lại, mở miệng bong bóng ra, thổi không khí vào cho đầy.

Tỳ-kheo, cũng thế, khiến cho hơi thở đầy trong tất cả thân rồi, rồi thở ra. Nếu trong tất cả thân trống rỗng rồi, thì thở vào. Nếu tư duy pháp, tất cả thân sinh hơi thở ra, hơi thở vào, khéo nhận lấy pháp tướng, tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra, vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra, hơi thở vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải.

Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn có thể sinh nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra, vào trong tất cả thân, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy, nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra, vào trong tất cả thân và nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, được vui mừng, gọi là học nhận biết hơi thở ra của tất cả thân, học nhận biết hơi thở vào của tất cả thân. (ba việc đã xong).

Hỏi: Thế nào là học trừ hơi thở ra của hành vi thân, học trừ thở vào của hành vi thân?

Đáp: Hành vi thân, nghĩa là hơi thở ra, hơi thở vào có thô, có tế.

Hỏi: Thế nào là hành vi của thân thô?

Đáp: Nếu động tác của trạo cử, gọi là hành vi của thân thô.

Hỏi: Hành vi của thân tế là thế nào?

Đáp: Nếu vắng lặng, gọi là hành vi của thân tế.

Như Tỳ-kheo dùng hành vi của thân tế để điều phục hành vi của

thân thô, giáng xuống, vượt hơn, trừ phát ra của thân, như thợ khéo, học trò của thợ khéo, dùng then cửa nhỏ, phát ra then cửa lớn.

Như thế, Tỳ-kheo dùng hành vi của thân tế, để điều phục hành vi của thân thô, như người chạy đi, tư tư duy: “Vì lý do gì ta chạy? Ta nên đi thong thả”, bèn đi yên lành! Người này lại nghĩ: “Vì sao ta đi yên lành? Ta phải đứng lại”, bèn đứng lại. Người này lại nghĩ rằng: vì sao ta đứng? Ta nên ngồi”, bèn ngồi. Người này lại nghĩ: “Vì sao ta lại ngồi? Ta phải nằm”, bèn nằm xuống. Người này, như thế, trừ hành vi của thân thô, Thân cận hành vi của thân tế.

Tỳ-kheo như thế trừ bỏ hành vi của thân thô, Thân cận hành vi của thân tế. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh hành vi của thân thô, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng đó, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành vi của thân tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hành vi của thân tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành vi của thân tế, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải.

Nếu Tỳ-kheo tư duy pháp, trừ hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không trừ bỏ hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể trừ bỏ hành vi của thân thô, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp không tư duy của hành vi thân thô, nếu không sinh pháp tư duy, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy kia của hành vi thân tế, nếu không sinh, không tư duy pháp kia, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, trừ pháp tư duy của hành vi thân thô, nếu không trừ, không tư duy pháp thì có thể gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra, vào trừ hành vi của thân, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì có thể gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào trừ hành vi của thân, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì có thể gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, mà tư duy pháp nên tu, nên gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, trừ bỏ hơi thở ra vào, thuộc hành vi của thân, và nhận biết hơi thở ra vào, trừ bỏ hành vi thân, được vui mừng. Đây gọi là học hơi thở ra, hơi thở vào, trừ bỏ hành vi của thân. (bốn việc đã xong).

Hỏi: Thế nào là học hỷ, nhận biết hơi thở ra, học hỷ, nhận biết hơi thở vào? Hỏi: Thế nào là hỷ?

Đáp: Nếu tâm vui mừng hớn hở, gọi là hỷ. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn mà có thể sinh hỷ, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra, vào, khéo khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra, vào, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hỷ, thì khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hỷ, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hỷ, nhận biết hơi thở ra vào, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, nếu tư duy pháp không sinh, không tư duy pháp, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, tư duy pháp của hơi thở ra, vào, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, tư duy pháp, nhận biết hơi thở ra vào, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp, không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, mừng hơi thở ra, hơi thở vào, và mừng vì nhận biết hơi thở ra, vào được mừng, đẹp lòng, đây gọi là học hỷ, nhận biết hơi thở ra, học hỷ, nhận biết hơi thở vào. (năm việc đã xong).

Hỏi: Thế nào là học lạc, nhận biết hơi thở ra; học lạc, nhận biết hơi thở vào?

Hỏi: Thế nào là lạc?

Đáp: Nếu tâm thọ nhận vui với xúc ý lạc thọ, gọi là lạc. Như Tỳkheo tư duy pháp sinh niềm vui, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy không sinh lạc, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh niềm vui, thì sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh lạc, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh lạc, hơi thở ra, vào khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh lạc, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra, vào, khéo khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh niềm vui, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng đó, khéo khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp không sinh niềm vui, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh lạc, nhận biết hơi thở ra vào thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh lạc, tư duy pháp của hơi thở ra vào. Nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh niềm vui, tư duy pháp hơi thở ra vào. Nếu không sinh, không tư duy pháp, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh niềm vui, nhận biết hơi thở ra vào, tư duy pháp ấy, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, hơi thở ra vào của lạc và nhận biết hơi thở ra vào của lạc, được mừng, đẹp lòng, đây gọi là học lạc nhận biết hơi thở ra, học lạc nhận biết hơi thở vào. (sáu việc đã xong).

Hỏi: Thế nào là học hành tâm, nhận biết hơi thở ra, học hành tâm, nhận biết hơi thở vào?

Đáp: Hành tâm, nghĩa là tư tưởng có thô, tế.

Hành tâm thô là sao?

Đáp: Nếu hành tâm dao động, gọi là hành tâm thô.

Hành tâm tế là thế nào?

Đáp: Nếu hành tâm vắng lặng, gọi là hạnh tâm tế. Như hành tâm thô, hành tâm tế của Tỳ-kheo, dùng hành tâm tế để điều phục hành tâm thô, giáng xuống, vượt vượt hơn, dứt trừ ra, như thợ khéo, học trò của thợ khéo, dùng nêm nhỏ để nạy ra nêm lớn. Như thế, Tỳ-kheo dùng hành tâm tế để điều phục hành tâm thô.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy không sinh hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành tâm thô, thì sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu tư duy pháp, không sinh hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành tâm, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng hơi thở ra vào, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng của hành tâm kia, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh hành tâm, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, mà có thể sinh hành tâm, nhận biết hơi thở ra vào, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm thô không tư duy pháp. Nếu không sinh tư duy, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của hành tâm tế. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm, tư duy pháp, nhận biết hơi thở ra vào, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn.

Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra vào của hành tâm và nhận biết rõ hơi thở ra vào của hành tâm, được vui mừng, đẹp lòng, đây nói là học nhận biết hơi thở ra của hành tâm, học nhận biết hơi thở vào của hành tâm. (bảy việc đã xong).