LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 27
Phẩm 4: PHẨM GIẢ KIẾT CỦA PHẦN ĐẦU MỐI
(Phần hai)
Nếu miên một của người trong kiết kiến, nghi, giới đạo, thì người này có bao nhiêu kiết?
Đáp: Có mười.
Nếu miên một của loài người trong kiết dục nhiễm, giận dữ, thì người này có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, hoặc bảy.
Nếu miên một của người trong kiết vô minh, mạn, trạo cử, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thì người này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, hoặc năm.
Nếu trong pháp miên một của kiết kiến, kiết nghi, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, hoặc tám, hoặc bảy, hoặc sáu, hoặc năm.
Nếu trong pháp miên một của kiết giới đạo, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, hoặc tám, hoặc bảy.
Nếu trong pháp miên một của kiết dục nhiễm, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, hoặc sáu.
Nếu trong pháp miên một của kiết giận dữ, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, sáu hoặc năm.
Nếu trong pháp miên một của kiết sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, hoặc sáu.
Nếu trong pháp miên một của kiết vô minh, mạn, trạo cử, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, chín, tám, hoặc bảy, sáu, năm, hoặc bốn (pháp đã xong).
Nếu trong nhân, pháp miên một của kiến kiết, nghi, thì trong nhân pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, sáu hoặc năm.
Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết giới đạo, thì nhân pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy.
Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết dục nhiễm, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, chín, tám, hoặc bảy, hoặc sáu.
Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết giận dữ, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, tám, bảy, sáu, năm hoặc bốn.
Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, hoặc tám, hoặc bảy, hoặc sáu.
Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết vô minh, kiết mạn, trạo cử, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết?
Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, tám, hoặc bảy, sáu, hoặc năm, bốn.
Nếu sau cùng của dục, không phải sau cùng của dục, sau cùng không phải sau cùng, sự sinh mới không phải sự sinh mới , thì sinh sinh không phải sinh.
Sau cùng của dục, nghĩa là tâm sau cùng, không phải sau cùng của dục là trừ tâm sau cùng. Sau cùng là tâm sau cùng, không phải sau cùng là ở ấm này.
Sự sinh mới , nghĩa là tâm ban đầu, không phải sự sinh mới nghĩa là dứt trừ tâm ban đầu. Sinh nghĩa là ở ấm này, không phải sinh là chưa ở ấm này.
Như thế, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, loài người, loài trời, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu miên một trong kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu miên một trong kiết? Nếu chúng sinh qua đời trong địa ngục thì có bao nhiêu miên một trong kiết? Nếu chúng sinh không phải qua đời trong địa ngục, thì có bao nhiêu miên một trong kiết. Nếu chúng sinh mới vào địa ngục thì sẽ có bao nhiêu miên một ở trong kiết? Nếu chúng sinh đọa vào địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu miên một ở trong kiết? Nếu chúng sinh đọa vào địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu kiết của miên một? Nếu chúng sinh không phải đọa vào địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu kiết của miên một? Súc sinh, ngạ quỷ, loài người, loài trời, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như thế.
Nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, không phải mới đọa vào súc sinh, thì miên một có bao nhiêu kiết?
Nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh dục sau cùng (sắp qua đời) ở trong địa ngục, không đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, khi mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, không phải mới đọa trong súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, không đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh qua đời trong địa ngục mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh sau chết địa ngục, không phải mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh qua đời trong địa ngục, sinh trong súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh chết trong địa ngục, không phải đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh chết trong địa ngục, mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải qua đời trong địa ngục, không đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải chết trong địa ngục, không phải mới đọa vào loài súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sanh không phải chết trong địa ngục, chẳng đọa vào súc sanh thì miên một có bao nhiêu kiết?
Từ địa ngục đến ngạ quỷ, từ địa ngục đến cõi người, từ địa ngục đến cõi trời cũng như thế. Từ súc sinh đến ngạ quỷ, từ súc sinh đến cõi người, từ súc sinh đến cõi trời. Từ súc sinh đến địa ngục, từ ngạ quỷ đến cõi người, từ ngạ quỷ đến cõi trời, từ ngạ quỷ đến địa ngục, từ ngạ quỷ đến súc sinh. Từ cõi người đến cõi trời, từ cõi người đến địa ngục, từ cõi người đến súc sinh, từ cõi người đến ngạ quỷ. Từ cõi trời đến địa ngục, từ cõi trời đến súc sinh, từ cõi trời đến ngạ quỷ, từ cõi trời đến cõi người.
Từ cõi Dục đến cõi Sắc, từ cõi Dục đến cõi Vô sắc, từ cõi Sắc đến cõi Vô sắc, từ cõi Sắc, đến cõi Dục. Từ cõi Vô sắc đến cõi Dục, từ cõi Vô sắc đến cõi Sắc cũng như thế.
Phẩm 5: PHẨM HÀNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI
Địa của hành thân, hành miệng, hành ý.
Hỏi: Thế nào là hành thân?
Đáp: Nghĩa là hơi thở ra vào, gọi là hành thân.
Hỏi: Thế nào là hành miệng?
Đáp: Nghĩa là giác, quán, gọi là hành miệng.
Hỏi: Thế nào là hành ý?
Đáp: Nghĩa là tưởng, tư, gọi là hành ý.
Địa hành thân, từ thân có hơi thở ra vào, cho đến đệ Tứ thiền, gọi là địa của hành thân.
Hỏi: Thế nào không phải địa của hành thân?
Đáp: Từ thân không có hơi thở ra vào, đến đệ Tứ thiền, nếu vượt qua, gọi là không phải địa của hành thân.
Hỏi: Thế nào là địa của hành miệng?
Đáp: Ý thức cõi Dục, nếu cõi Sắc thì không nhất định. Nếu Sơ thiền và Sơ thiền gian thì gọi là địa của hành miệng.
Hỏi: Không phải địa của hành miệng là sao?
Đáp: Thân năm thức, nếu Nhị thiền, hoặc vượt qua, gọi là không phải địa của hành miệng.
Hỏi: Thế nào là địa của hành ý?
Đáp: Trừ hai định và một sinh, nếu chỗ khác thì gọi là địa của hành ý.
Hỏi: Không phải địa của hành ý là thế nào?
Đáp: Hai định và một sinh, đó không phải là địa của hành ý.
Hỏi: Hành của thân ở chỗ nào sinh không diệt?
Đáp: Từ không phải thân có hơi thở ra vào, cho đến thân có hơi thở ra vào. Nếu ở đệ Tứ thiền trở lên thì ở thân hành của xứ này sinh, không diệt.
Hỏi: Hành của thân ở chỗ nào diệt không sinh?
Đáp: Từ thân có hơi thở ra vào cho đến thân không có hơi thở ra vào. Nếu nhập đệ Tứ thiền, thì hành của thân ở xứ này diệt không sinh.
Hỏi: Hành của thân sinh diệt ở chỗ nào?
Đáp: Nếu ở chỗ có hơi thở ra vào, thì hành của thân ở chỗ này sẽ sinh diệt.
Hỏi: Hành của thân đối với hành của chỗ nào không sinh, không diệt?
Đáp: Ở trong thân không có hơi thở ra vào. Nếu ở đệ Tứ thiền, có thể vượt qua, gọi là hành của thân không sinh, không diệt.
Hỏi: Hành của miệng ở xứ nào sinh không diệt?
Đáp: Từ lìa thân năm thức cho đến ý thức, từ đệ Nhị thiền trở đi, ở xứ này, hành miệng sinh, không diệt.
Hỏi: Ở chỗ nào hành miệng diệt không sinh?
Đáp: Từ chỗ lìa ý thức, cho đến thân năm thức, nếu nhập đệ Nhị thiền, thì ở xứ này, hành miệng diệt, không sinh.
Hỏi: Hành miệng sinh, diệt ở chỗ nào?
Đáp: Nếu chỗ có giác, quán, thì chỗ đó, hành miệng sinh, diệt.
Hỏi: Ở chỗ nào hành miệng không sinh, không diệt?
Đáp: Ở trong thân năm thức, nếu đệ Nhị thiền, nếu vượt qua, thì ở xứ này, hành miệng sẽ không sinh, không diệt.
Hỏi: Hành ý ở xứ nào sinh, không diệt?
Đáp: Ở Nhị định trở lên, nếu ở xứ một lần sinh qua đời thì ở xứ này, hành ý sinh, không diệt.
Hỏi: Hành ý ở chỗ nào diệt, không sinh?
Đáp: Nếu nhập Nhị định và chỗ một lần sinh, thì ở chỗ này, hành ý diệt không sinh.
Hỏi: Hành ý sinh, diệt ở chỗ nào?
Đáp: Nếu hành ý ở chỗ này thì hành ý sinh, diệt.
Hỏi: Hành ý ở chỗ nào không sinh, không diệt?
Đáp: Nếu ở Nhị định, cho đến chỗ một lần sinh, thì ở chỗ này, hành ý không sinh, không diệt.
Phẩm 6: PHẨM XÚC CỦA PHẦN ĐẦU MỐI
Người ngu bị vô minh che lấp, hòa hợp với phiền não ái. Do pháp này, nên nhóm họp thành thân. Danh sắc kia duyên hai pháp sinh xúc.
Nay sẽ tập hợp môn chánh của xúc giả.
Xúc thân, xúc tâm, cho đến mười tám xúc, gọi là pháp xúc.
Hỏi: Thế nào là xúc thân?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với thân thức, gọi là xúc thân.
Hỏi: Thế nào là xúc tâm?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với ý thức, gọi là xúc tâm.
Lại nữa, nếu thân năm thức tương ưng với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức, gọi là xúc thân, nếu tương ưng với tâm, ý, thức, gọi là xúc tâm.
Sao gọi là xúc danh?
Đáp: Nếu xúc của tâm xúc, gọi là xúc danh.
Hỏi: Thế nào là xúc đối?
Đáp: Nếu xúc của xúc thân, gọi là xúc đối.
Hỏi: Thế nào là xúc ái?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với dục nhiễm, gọi là xúc ái.
Hỏi: Thế nào là xúc giận dữ?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với não, gọi là xúc giận dữ.
Hỏi: Thế nào là xúc minh?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với trí Thánh, gọi là xúc minh.
Xúc vô minh là thế nào?
Đáp: Nếu xúc bất thiện, không tương ưng với trí, gọi là xúc vô minh.
Hỏi: Thế nào là xúc của phần minh?
Đáp: Nếu xúc của phần minh, thì sinh minh, có thể khiến cho rộng lớn, gọi là xúc của phần minh.
Xúc của phần vô minh là thế nào?
Đáp: Nếu xúc của phần vô minh, thì sẽ sinh vô minh, có thể làm cho rộng lớn, gọi là xúc của phần vô minh.
Lại nữa, nếu xúc tương ưng với Thánh nhẫn, gọi là xúc của phần minh. Nếu xúc không phải Thánh thì tương ưng với phiền não, gọi là xúc phần vô minh.
Lại nữa, nếu xúc Thánh được quả trí, gọi là xúc của phần minh. Nếu xúc chẳng phải Thánh, hoặc thiện, vô ký, thì gọi là xúc của phần vô minh.
Hỏi: Thế nào là xúc Thánh?
Đáp: Nếu xúc vô lậu thì gọi là xúc Thánh.
Không phải xúc Thánh là sao?
Đáp: Nếu xúc hữu lậu thì gọi là không phải xúc Thánh.
Hỏi: Thế nào là xúc hữu lậu?
Đáp: Nếu xúc có nhiễm, gọi là xúc hữu lậu.
Hỏi: Thế nào là xúc vô lậu?
Đáp: Nếu xúc không có nhiễm, gọi là xúc vô lậu.
Hỏi: Thế nào là xúc có nhiễm?
Đáp: Nếu xúc có mong cầu, gọi là xúc có nhiễm.
Xúc không có nhiễm là sao?
Đáp: Nếu xúc không có mong cầu, gọi là xúc không có nhiễm.
Hỏi: Thế nào là xúc có mong cầu?
Đáp: Nếu xúc sẽ nhận lấy, gọi là xúc có mong cầu.
Hỏi: Thế nào là xúc không có mong cầu?
Đáp: Nếu xúc không phải sẽ nhận lấy, gọi là xúc không có mong cầu.
Hỏi: Thế nào là xúc sẽ nhận lấy?
Đáp: Nếu xúc có nhận lấy, gọi là xúc sẽ nhận lấy.
Hỏi: Thế nào là xúc không phải sẽ nhận lấy?
Đáp: Nếu xúc không có nhận lấy, gọi là xúc không phải sẽ nhận lấy.
Hỏi: Thế nào là xúc có nhận lấy?
Đáp: Nếu xúc có vượt hơn, gọi là xúc có nhận lấy.
Hỏi: Thế nào là xúc không có nhận lấy?
Đáp: Nếu xúc không có vượt hơn, gọi là xúc không có nhận lấy.
Hỏi: Thế nào là xúc có vượt hơn?
Đáp: Nếu xúc có nhận lấy thì gọi là xúc có vượt hơn.
Hỏi: Thế nào là xúc không có vượt hơn?
Đáp: Nếu xúc không có nhận lấy, gọi là xúc không có vượt hơn.
Lại nữa, nếu xúc này có xúc khác tốt đẹp hơn, gọi là xúc có vượt hơn. Nếu xúc này không có xúc nào khác tốt đẹp hơn, gọi là xúc không có vượt hơn.
Lại nữa, nếu xúc mà Như lai sinh ra, đối với tất cả pháp không trở ngại thấy biết, cho đến tự tại thành tựu. Ngoại trừ xúc này, nếu xúc khác, gọi là xúc có vượt hơn, nếu xúc mà trên đã loại trừ, gọi là xúc không có vượt hơn.
Hỏi: Thế nào là xúc thọ?
Đáp: Nếu xúc nội thì gọi là xúc thọ.
Hỏi: Thế nào là không phải xúc thọ?
Đáp: Nếu xúc ngoại, gọi là không phải xúc thọ.
Hỏi: Thế nào là xúc nội?
Đáp: Nếu xúc thọ, gọi là xúc nội.
Xúc ngoại là thế nào?
Đáp: Nếu xúc chẳng phải thọ, gọi là xúc ngoại.
Hỏi: Thế nào là xúc có báo?
Đáp: Nếu xúc là pháp báo, gọi là xúc có báo.
Hỏi: Thế nào là xúc không có báo?
Đáp: Nếu báo xúc, hoặc không phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là xúc không có báo.
Hỏi: Thế nào là xúc chung của phàm phu?
Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của phàm phu, thì phàm phu cũng sinh đắc, đó gọi là xúc chung của phàm phu.
Xúc không chung của phàm phu là sao?
Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của phàm phu, thì phàm phu không thể sinh đắc, gọi là xúc không chung của phàm phu.
Không phải xúc chung của phàm phu là thế nào?
Đáp: Nếu xúc là sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu cũng sinh đắc, gọi là không phải xúc chung của phàm phu.
Hỏi: Thế nào là không phải xúc không chung của phàm phu?
Đáp: Nếu xúc, sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu không sinh, không đắc gọi là không phải xúc không chung của phàm phu.
Hỏi: Thế nào là xúc chung của Thanh văn?
Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của Thanh văn, Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là xúc chung của Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là xúc không chung của Thanh văn?
Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của Thanh văn, Thanh văn sẽ không sinh, không đắc, gọi là xúc không chung của Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là không phải xúc chung của Thanh văn?
Đáp: Nếu xúc sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là không phải xúc chung của Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là không phải xúc không chung của Thanh văn?
Đáp: Nếu xúc là sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn không sinh, không đắc, gọi là không phải xúc không chung của Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là xúc như ánh chớp?
Đáp: Nếu một ít xúc dừng lại một ít, dừng lại một ít thời gian, một
ít như ánh chớp, dừng lại một ít, dừng lại một ít thời gian. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như ánh chớp.
Hỏi: Thế nào là xúc như kim cương?
Đáp: Nếu xúc dừng lại vô lượng, dừng lại trong thời gian vô lượng, như kim cương trụ vô lượng, trụ vô lượng thời gian. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như kim cương.
Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, dứt trừ phần ít phiền não, như tia điện lóe ra một ít lửa sáng từ trong đám mây, bóng tối tan biến nhanh chóng. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như ánh chớp.
Nếu sự cảm xúc nẩy sinh rồi, dứt trừ tất cả phiền não không sót. Phiền não hoặc thô hay vi tế, đều dứt diệt, như mũi kim cương khoan ngọc, đá, sẽ phá vỡ, đều được tự tại. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như kim cương.
Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả Ana-hàm, gọi là xúc như ánh chớp. Nếu xúc sinh rồi, được quả A-la-hán, gọi là xúc như kim cương.
Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả Ana-hàm, được Thanh văn, Bích-chi Phật, quả A-la-hán, gọi là xúc như ánh chớp.
Nếu xúc sinh rồi, hoặc xúc do Như lai sinh ra, sẽ thấy biết không có trở ngại đối với tất cả pháp, cho đến tự tại thành tựu, gọi là xúc như kim cương.
Hỏi: Thế nào là không nhất định được xúc?
Đáp: Nếu xúc được không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, gọi là xúc không nhất định được.
Hỏi: Thế nào là xúc nhất định được?
Đáp: Nếu xúc được quyết định được, không khó được, dễ gìn giữ, gọi là xúc nhất định được.
Hỏi: Thế nào là xúc hành khó gìn giữ?
Đáp: Nếu xúc được không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, không do sức tôn tự tại, không như điều mong muốn, không theo điều mong muốn, không được hết điều muốn, có hành vi khó sinh, khó được, như chèo thuyền nước ngược khó đi. Xúc cũng như thế, gọi là xúc có hành khó gìn giữ.
Hỏi: Thế nào là xúc không có hành, dễ gìn giữ?
Đáp: Nếu xúc được quyết định, được, không khó được, dễ được, cho đến như thuyền thuận nước dễ đi. Xúc cũng như thế, gọi là xúc không có hành, dễ gìn giữ.
Hỏi: Thế nào là xúc tu một phần?
Đáp: Nếu xúc sinh rồi, tưởng có ánh sáng, nhưng chưa thấy sắc.
Nếu thấy sắc, không tưởng có ánh sáng, gọi là xúc tu một phần.
Hỏi: Thế nào là xúc tu hai phần?
Đáp: Nếu xúc sinh rồi, tưởng có ánh sáng cũng thấy sắc, gọi là xúc tu hai phần.
Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, sinh trí, nhưng không dứt phiền não, nếu dứt phiền não, mà không sinh trí, gọi là xúc tu một phần. Nếu xúc sinh rồi, trí sinh, có thể dứt phiền não, gọi là xúc tu của hai phần. Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, tận trí sinh, không phải trí vô sinh, gọi là xúc tu một phần. Nếu xúc sinh rồi, tận trí, sinh và vô sinh trí, gọi là xúc tu hai phần.
Hỏi: Thế nào là xúc có dục?
Đáp: Nếu xúc có dục, người tương ưng với dục nhiễm, gọi là xúc có dục.
Xúc không có dục là gì?
Đáp: Nếu xúc lìa dục, con người không phải tương ưng với dục nhiễm thì gọi là xúc không có dục. Hỏi: Thế nào là xúc giận dữ?
Đáp: Nếu xúc có giận dữ, con người tương ưng với sự giận dữ, gọi là xúc giận dữ.
Hỏi: Thế nào là xúc không giận dữ?
Đáp: Nếu xúc lìa giận dữ, con người không tương ưng với giận dữ, gọi là xúc không giận dữ.
Hỏi: Thế nào là xúc có si?
Đáp: Nếu xúc có si, người tương ưng với si, gọi là xúc có si.
Hỏi: Thế nào là xúc không có si?
Đáp: Nếu xúc lìa si, con người không tương ưng với si, gọi là xúc không có si.
Hỏi: Thế nào là xúc một?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với thùy miên, thì sẽ không chung với nội, tương ưng với niệm diệt, huệ chưa thành tựu, không thể phân biệt pháp thiện, gọi là xúc một.
Hỏi: Thế nào là xúc lìa tan?
Đáp: Nếu xúc, tưởng, dục nhiễm, dục nhiễm chung, nhiều dục, thấy tịnh tương ưng với dục nhiễm, nhiễm chấp mắc kia trong năm dục bên ngoài, gọi là xúc lìa tan. Hỏi: Thế nào là xúc ít?
Đáp: Nếu xúc không nhất định, gọi là xúc ít.
Xúc nhiều là sao?
Đáp: Nếu xúc nhất định, gọi là xúc nhiều.
Hỏi: Thế nào là xúc bất định?
Đáp: Nếu xúc bất định, thì người không tương ưng với định, gọi là xúc không nhất định.
Hỏi: Thế nào là xúc định?
Đáp: Nếu xúc định, người tương ưng với định, gọi là xúc định.
Hỏi: Thế nào là xúc không giải thoát?
Đáp: Nếu xúc không giải thoát, người không tương ưng với giải thoát, gọi là xúc không giải thoát.
Hỏi: Thế nào là xúc giải thoát?
Đáp: Nếu xúc giải thoát, thì người sẽ tương ưng với giải thoát, gọi là xúc giải thoát.
Hỏi: Thế nào là xúc có hơn?
Đáp: Nếu xúc có hơn thì người có tương ưng với pháp hơn Hỏi: Thế nào là xúc không có vượt hơn?
Đáp: Nếu xúc không có vượt hơn, thì người không tương ưng với pháp hơn, gọi là xúc không có hơn.
Hỏi: Thế nào là xúc có giác?
Đáp: Nếu xúc có tương ưng với giác, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với giác, gọi là xúc có giác.
Xúc không có giác là thế nào?
Đáp: Nếu xúc không tương ưng với giác, không sinh chung với giác, không trụ không chung, không diệt không chung, thì gọi là xúc không có giác.
Hỏi: Thế nào là xúc có quán?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với quán, quán sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là xúc có quán.
Xúc không có quán là sao?
Đáp: Nếu xúc không tương ưng với quán, không sinh chung với quán, quán trụ không chung, diệt không chung, gọi là xúc không có quán.
Hỏi: Thế nào là xúc có hỷ?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với hỷ, sinh chung với hỷ, trụ, diệt chung thì gọi là xúc có hỷ.
Xúc không có hỷ là thế nào?
Đáp: Nếu xúc không phải tương ưng với hỷ, không chung với hỷ
sinh, không chung với hỷ trụ, không chung diệt, gọi là xúc không có hỷ.
Hỏi: Thế nào là xúc vị chung?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với lạc thọ, gọi là xúc chung.
Xúc xả chung là sao?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là xúc xả chung.
Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với nhẫn?
Đáp: Nếu xúc nhẫn sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là xúc tương ưng nhẫn.
Hỏi: Thế nào là xúc không phải tương ưng với nhẫn?
Đáp: Nếu xúc không phải sinh, trụ, diệt chung với nhẫn, gọi là xúc không phải tương ưng với nhẫn.
Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với trí?
Đáp: Nếu xúc chung với trí sinh, trụ, diệt chung, gọi là xúc tương ưng với trí.
Hỏi: Thế nào là xúc không phải tương ưng với trí?
Đáp: Nếu súc không phải sinh, trụ, diệt chung với trí, gọi là xúc không phải tương ưng với trí.
Hỏi: Thế nào là xúc của nhẫn đầu tiên?
Đáp: Nếu xúc Thánh vô lậu mà người Kiên tín, Kiên pháp đã tu, gọi là xúc của nhẫn đầu tiên.
Xúc của trí ban đầu là sao?
Đáp: Nếu xúc Thánh vô lậu mà người kiến đạo đã tu, gọi là xúc của trí ban đầu.
Hỏi: Thế nào là xúc của dục sau cùng?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với thức sau cùng, gọi là xúc của dục sau cùng.
Hỏi: Thế nào là xúc mới sinh?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với thức đầu tiên, gọi là xúc mới sinh .
Hỏi: Thế nào là xúc thiện?
Đáp: Nếu xúc tu, gọi là xúc thiện.
Hỏi: Thế nào là xúc bất thiện?
Đáp: Nếu xúc dứt, gọi là xúc bất thiện.
Xúc vô ký là thế nào?
Đáp: Nếu xúc thọ, hoặc không phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là xúc vô ký.
Hỏi: Thế nào là xúc học?
Đáp: Nếu xúc Thánh không phải Vô học, gọi là xúc học. Xúc Vô học là sao?
Đáp: Nếu xúc Thánh không phải học, gọi là xúc Vô học.
Hỏi: Thế nào là xúc phi học, phi Vô học?
Đáp: Nếu xúc chẳng phải Thánh, gọi là xúc phi học, phi Vô học.
Hỏi: Thế nào là xúc báo?
Đáp: Nếu xúc thọ nhận báo thiện, gọi là xúc báo.
Xúc của pháp báo là sao?
Đáp: Nếu xúc có báo, gọi là xúc của pháp báo?
Hỏi: Thế nào là xúc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Nếu xúc vô ký, không thuộc về phần ngã, gọi là xúc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Hỏi: Thế nào là xúc của kiến đoạn?
Đáp: Nếu xúc bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là xúc của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là xúc của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu xúc bất thiện, không phải kiến đoạn, gọi là xúc của tư duy đoạn.
Thế nào là xúc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Nếu xúc thiện, vô ký thì gọi là xúc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là xúc, nhân của kiến đoạn?
Đáp: Nếu xúc kiến đoạn, hoặc pháp báo của kiến đoạn, gọi là xúc, nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là xúc, nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu xúc tư duy đoạn, hoặc pháp báo của tư duy đoạn, gọi là xúc, nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là xúc chẳng phải nhân của kiến đoạn chẳng phải nhân của tu duy dứt?
Đáp: Nếu xúc thiện, hoặc pháp báo thiện, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là xúc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là xúc mềm mại?
Đáp: Nếu xúc bất thiện, gọi là xúc mềm mại.
Hỏi: Thế nào là xúc vừa chừng?
Đáp: Nếu xúc vô ký, gọi là xúc vừa chừng. Xúc bậc thượng là thế nào?
Đáp: Nếu xúc thiện, gọi là xúc bậc thượng.
Lại nữa, nếu xúc bất thiện, hoặc vô ký, gọi là xúc mềm mại. Nếu xúc không phải thiện của bậc Thánh, gọi là xúc vừa chừng. Nếu xúc vô lậu của bậc Thánh thì gọi là xúc bậc thượng.
Hỏi: Thế nào là xúc thô?
Đáp: Nếu xúc thuộc cõi Dục, thì gọi là xúc thô.
Xúc tế là sao?
Đáp: Nếu xúc thuộc cõi Sắc, hoặc không thuộc, gọi là xúc tế.
Hỏi: Thế nào là xúc vi?
Đáp: Nếu xúc thuộc cõi Vô sắc, gọi là xúc vi.
Lại nữa, thuộc cõi Sắc, gọi là xúc thô. Nếu thuộc về Không xứ, thuộc về Thức xứ, thuộc về Bất dụng xứ, hoặc không thuộc thì gọi là xúc tế. Nếu thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là xúc vi.
Lại nữa, nếu xúc thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc Không xứ, thuộc Thức xứ, thuộc bất dụng xứ, gọi là xúc thô. Nếu xúc không thuộc, gọi là xúc tế. Nếu xúc thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là xúc vi.
Hỏi: Thế nào là xúc lạc thọ?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với lạc thọ, gọi là xúc lạc thọ.
Hỏi: Thế nào là xúc khổ thọ?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với khổ thọ, gọi là xúc khổ thọ.
Hỏi: Thế nào là xúc bất khổ bất lạc thọ?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là xúc bất khổ bất lạc thọ.
Lại nữa, nếu xúc thọ báo vui, gọi là xúc lạc thọ.
Nếu xúc thọ báo khổ, gọi là xúc khổ thọ. Nếu xúc thọ báo không khổ, không vui, gọi là xúc bất khổ bất lạc thọ.
Lại nữa, trừ xúc bất khổ bất lạc thọ, nếu xúc khác là thiện, có báo, gọi là xúc lạc thọ. Nếu xúc bất thiện gọi là khổ thọ, Trừ xúc lạc thọ nếu xúc khác là Thiện có báo gọi là xúc, bất khổ thọ bất lạc.
Lại nữa, nếu xúc thiện có báo, gọi là xúc lạc thọ, nếu xúc bất thiện thì gọi là xúc khổ thọ, trừ xúc lạc thọ, khổ thọ, nếu là xúc khác, gọi là xúc không phải khổ, không phải lạc thọ.
Hỏi: Thế nào là xúc xứ hỷ?
Đáp: Nếu xúc mới khởi rồi, sinh hỷ, gọi là xúc xứ hỷ.
Hỏi: Thế nào là xúc xứ ưu?
Đáp: Nếu xúc mới khởi rồi, sinh ưu, gọi là xúc xứ ưu. Thế nào xúc xứ xả?
Đáp: Nếu xúc mới khởi rồi, sinh xả, gọi là xúc xứ xả.
Lại nữa, trừ xúc chỗ xả, nếu xúc khác là thiện, có báo, gọi là xúc
chỗ hỷ, hoặc xúc bất thiện, gọi là xúc của chỗ ưu, t xúc của chỗ hỷ, nếu xúc khác thiện, có báo, gọi là xúc của chỗ xả.
Lại nữa, nếu xúc thiện có báo, gọi là xúc của chỗ hỷ, nếu xúc bất thiện, gọi là xúc chỗ ưu. Trừ xúc chỗ hỷ, xúc chỗ ưu, nếu xúc khác, gọi là xúc không phải chỗ hỷ, không phải chỗ ưu.
Hỏi: Thế nào là xúc giác, có quán?
Đáp: Nếu xúc giác, có quán, tương ưng với định, gọi là xúc có giác, có quán.
Hỏi: Thế nào là xúc không có giác, có quán?
Đáp: Nếu xúc không giác, có quán, tương ưng với định, gọi là xúc không giác, có quán.
Hỏi: Thế nào là xúc không giác, không quán?
Đáp: Nếu xúc không có giác, không có quán, tương ưng với định, gọi là xúc không có giác, không có quán.
Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với không?
Đáp: Nếu xúc sinh, trụ, diệt chung với định không, gọi là xúc tương ưng với không.
Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với Vô tướng?
Đáp: Nếu xúc sinh chung, trụ, diệt chung với định vô tướng, gọi là xúc tương ưng với vô tướng.
Xúc tương ưng với vô nguyện là gì?
Đáp: Nếu xúc sinh, trụ chung, diệt chung với định Vô nguyện, gọi là xúc tương ưng với vô nguyện.
Hỏi: Thế nào là xúc của hiện báo?
Đáp: Nếu xúc tức sinh thì thuộc về phần ngã, nếu xúc đã khởi tạo tác, thành tựu, tức sinh, thì thọ báo thuộc về phần ngã, gọi là xúc hiện báo.
Hỏi: Thế nào là xúc của sinh báo?
Đáp: Nếu xúc sinh thuộc về phần ngã, nếu xúc đã khởi tạo tác, thành tựu không gián dứt sinh thọ báo, thì gọi là xúc sinh báo.
Xúc hậu báo là thế nào?
Đáp: Nếu xúc sinh thuộc về phần ngã, nếu xúc đã khởi tạo tác, thành tựu thọ báo của sinh lần thứ ba, thứ tư, hoặc hơn, gọi là xúc hậu báo.
Hỏi: Thế nào là xúc cho vui?
Đáp: Nếu quả vui của xúc, gọi là xúc cho vui.
Hỏi: Thế nào là xúc cho khổ?
Đáp: Nếu quả khổ của xúc, gọi là xúc cho khổ.
Hỏi: Thế nào là xúc không cho vui, không cho khổ?
Đáp: Dứt trừ xúc cho vui, cho khổ, nếu xúc khác, gọi là xúc không cho vui, không cho khổ.
Lại nữa, nếu xúc thiện, có báo, gọi là xúc không phải cho vui, nếu xúc bất thiện thì gọi là xúc cho khổ. Trừ xúc cho vui, cho khổ, nếu xúc khác, gọi là không phải cho vui, không phải cho khổ.
Hỏi: Thế nào là xúc của quả vui?
Đáp: Nếu báo vui của xúc, gọi là xúc của quả vui.
Xúc của quả khổ là thế nào?
Đáp: Nếu báo khổ của xúc, gọi là xúc của quả khổ.
Hỏi: Thế nào là không phải quả vui, không phải quả khổ?
Đáp: Xúc trừ quả vui, xúc của quả khổ, nếu xúc khác, gọi là xúc không phải quả vui, không phải quả khổ.
Lại nữa, nếu xúc thiện, có báo, gọi là xúc của quả vui, nếu xúc bất thiện có báo, gọi là xúc của quả khổ. Trừ xúc của quả vui, quả khổ, nếu xúc khác, gọi là xúc không phải quả vui, không phải quả khổ, báo vui của xúc, báo khổ của xúc, xúc chẳng phải báo vui, xúc chẳng phải báo khổ cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là xúc quá khứ?
Đáp: Nếu xúc sinh rồi diệt, gọi là xúc quá khứ.
Hỏi: Thế nào là xúc vị lai?
Đáp: Nếu xúc chưa sinh, chưa khởi, gọi là xúc vị lai.
Hỏi: Thế nào là xúc hiện tại?
Đáp: Nếu xúc sinh chưa diệt, gọi là xúc hiện tại.
Xúc của cảnh giới quá khứ là thế nào?
Đáp: Tư duy pháp quá khứ, nếu sinh xúc, gọi là xúc của cảnh giới quá khứ.
Hỏi: Thế nào là xúc của cảnh giới vị lai?
Đáp: Tư duy pháp vị lai, nếu sinh khởi xúc, gọi là xúc của cảnh giới vị lai.
Hỏi: Thế nào là xúc của cảnh giới hiện tại?
Đáp: Tư duy pháp hiện tại, nếu sinh xúc, gọi là xúc của cảnh giới hiện tại.
Hỏi: Thế nào là xúc của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?
Đáp: Tư duy pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, nếu sinh khởi xúc, gọi là xúc của cảnh giới không phải quá khứ, vị lai, hiện tại.
Hỏi: Thế nào là xúc thuộc về cõi Dục?
Đáp: Nếu xúc dục lậu, hữu lậu, gọi là xúc thuộc về cõi Dục.
Hỏi: Thế nào là xúc thuộc về cõi Sắc?
Đáp: Nếu xúc sắc lậu, hữu lậu, gọi là xúc thuộc về cõi Sắc.
Hỏi: Thế nào là xúc thuộc về cõi Vô sắc?
Đáp: Nếu xúc vô sắc lậu, hữu lậu, gọi là xúc thuộc về cõi Vô sắc.
Hỏi: Thế nào là xúc không lệ thuộc?
Đáp: Nếu xúc Thánh vô lậu, gọi là xúc không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là xúc của lòng từ chung?
Đáp: Nếu xúc từ, tâm giải cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, thì gọi là xúc của từ chung. Xúc của bi chung, xúc của hỷ chung, xúc của xả chung cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với lạc căn?
Đáp: Lạc căn sinh, trụ, diệt chung, gọi là xúc tương ưng với lạc căn. Xúc tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là xúc nhãn?
Đáp: Nếu xúc tương ưng với nhãn thức, gọi là xúc nhãn. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.
Lại nữa, duyên sắc, sinh nhãn thức, ba pháp hòa hợp sinh xúc, gọi là xúc nhãn. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với nhãn thức giới?
Đáp: Nếu xúc sinh, trụ, diệt chung với nhãn thức giới, gọi là xúc tương ưng với nhãn thức giới. Giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với giới ý?
Đáp: Nếu xúc sinh, trụ, diệt chung với ý thức, gọi là xúc tương ưng với giới ý, xúc tương ưng với giới ý thức cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là mười tám xúc?
Đáp: Lạc thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhãn, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế, gọi là mười tám xúc.
Phẩm 7: PHẨM GIẢ TÂM CỦA PHẦN ĐẦU MỐI
Tâm tánh thanh tịnh, bị khách trần làm nhiễm ô, vì phàm phu chưa nghe, nên không thể thấy biết như thật, cũng không có tu tâm, vì bậc Thánh nghe, nên thấy biết như thật, cũng có tu tâm, tánh tâm thanh tịnh, xa lìa cấu uế khách trần, phàm phu vì chưa nghe, nên không thể thấy, biết như thật, cũng không có tu tâm. Bậc Thánh vì nghe, nên có thể thấy biết như thật, cũng có tu tâm.
Nay sẽ gom góp chánh môn giả tâm:
Tâm Thánh, tâm chẳng phải Thánh, cho đến giới sáu thức, tâm của bảy thức giới.
Hỏi: Thế nào là tâm Thánh?
Đáp: Nếu tâm vô lậu, gọi là tâm Thánh.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải tâm Thánh?
Đáp: Nếu tâm hữu lậu, gọi là chẳng phải tâm Thánh.
Tâm hữu lậu là gì?
Đáp: Nếu tâm có nhiễm, gọi là tâm hữu lậu.
Hỏi: Thế nào là tâm vô lậu?
Đáp: Nếu tâm không có nhiễm, gọi là tâm vô lậu.
Tâm có nhiễm là gì?
Đáp: Nếu tâm có mong cầu, gọi là tâm có nhiễm.
Hỏi: Thế nào là tâm không có nhiễm?
Đáp: Nếu tâm không có mong cầu, gọi là tâm không có nhiễm.
Hỏi: Thế nào là tâm có mong cầu?
Đáp: Nếu tâm sẽ nhận lấy, gọi là tâm có mong cầu.
Tâm không có mong cầu là gì?
Đáp: Nếu tâm không phải sẽ nhận lấy, gọi là tâm không có mong cầu.
Hỏi: Thế nào là tâm sẽ nhận lấy?
Đáp: Nếu tâm có nhận lấy, gọi là tâm sẽ nhận lấy.
Tâm không phải sẽ nhận lấy là gì?
Đáp: Nếu tâm không có nhận lấy, gọi là tâm không phải sẽ nhận lấy.
Hỏi: Thế nào là tâm có nhận lấy?
Đáp: Nếu tâm có vượt hơn, gọi là tâm có nhận lấy.
Hỏi: Thế nào là tâm không có nhận lấy?
Đáp: Nếu tâm không có hơn, gọi là tâm không có nhận lấy.
Tâm có hơn là sao?
Đáp: Nếu tâm có nhận lấy thì gọi là tâm có hơn.
Tâm không có hơn là sao?
Đáp: Nếu tâm không có nhận lấy, gọi là tâm không có hơn.
Lại nữa, nếu đối với tâm này, còn có tâm khác vượt qua, tốt đẹp hơn, gọi là tâm có tinh đẹp vượt hơn.
Nếu đối với tâm tốt này, không có tâm tốt đẹp hơn, gọi là tâm không có hơn.
Lại nữa, nếu tâm mà Như Lai đã sinh, thấy biết không có ngăn ngại đối với tất cả pháp, cho đến tự tại thành tựu. Trừ tâm này ra, nếu tâm khác, gọi là tâm có hơn. Nếu không có tâm nào khác, gọi là tâm không có hơn.
Hỏi: Thế nào là tâm thọ?
Đáp: Nếu tâm nội, gọi là tâm thọ.
Chẳng phải tâm thọ là sao?
Đáp: Nếu tâm ngoại, gọi là tâm không phải tâm thọ.
Hỏi: Thế nào là tâm nội?
Đáp: Nếu tâm thọ, gọi là tâm nội.
Hỏi: Thế nào là tâm ngoại?
Đáp: Nếu tâm chẳng phải thọ, gọi là tâm ngoại.
Hỏi: Thế nào là tâm có báo?
Đáp: Nếu pháp báo của tâm, gọi là tâm có báo.
Tâm không có báo là sao?
Đáp: Nếu tâm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là tâm không có báo.
Hỏi: Thế nào là tâm chung của phàm phu?
Đáp: Nếu tâm phàm phu sinh đắc, phàm phu cũng sinh đắc, gọi là tâm chung của phàm phu.
Tâm không chung của phàm phu là thế nào?
Đáp: Nếu tâm không phải sinh đắc của phàm phu, phàm phu không thể sinh đắc, gọi là tâm không chung của phàm phu.
Tâm chung không phải phàm phu là sao?
Đáp: Nếu tâm sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu cũng sinh đắc, gọi là tâm chung không phải phàm phu.
Hỏi: Thế nào là tâm không chung không phải phàm phu?
Đáp: Nếu tâm là sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu không sinh, không đắc, gọi là tâm không chung của không phải phàm phu.
Hỏi: Thế nào là tâm chung của Thanh văn?
Đáp: Nếu tâm là sinh đắc Thanh văn, Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là tâm chung của Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là tâm không chung của Thanh văn?
Đáp: Nếu tâm không phải là sinh đắc của Thanh văn, Thanh văn không sinh, không đắc, gọi là tâm không chung của Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là tâm chung không phải Thanh văn?
Đáp: Nếu tâm sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là tâm chung không phải Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là tâm không chung không phải Thanh văn?
Đáp: Nếu tâm sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn không sinh không đắc, gọi là tâm không chung không phải Thanh văn.
Hỏi: Thế nào là tâm như ánh chớp?
Đáp: Nếu một ít tâm, dừng lại một ít, thời gian một ít, dừng lại một ít, như ánh chớp, dừng lại một ít, dừng lại thời gian một ít, gọi là tâm như ánh chớp.
Hỏi: Thế nào là tâm như kim cương?
Đáp: Nếu tâm dừng lại vô lượng, dừng lại trong thời gian vô lượng, như kim cương trụ vô lượng, trụ thời gian vô lượng, gọi là tâm như kim cương.
Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, dứt trừ một ít phần phiền não, như tia chớp từ trong mây phát ra một ít lửa sáng, bóng tối bị tiêu diệt rất nhanh, tâm cũng như thế, gọi là tâm như ánh chớp.
Nếu tâm sinh rồi, dứt trừ tất cả phiền não, phần não không còn sót, hoặc thô, hoặc vi, đều dứt diệt, như mũi khoan kim cương khoan ngọc, đá, đều xuyên thủng, gọi là tâm như kim cương.
Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả Ana-hàm, gọi là tâm như ánh chớp. Nếu tâm sinh rồi, được quả A-la-hán, gọi là tâm như kim cương.
Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả Ana-hàm, được Thanh văn, Bích-chi Phật, quả A-la-hán, gọi là tâm như ánh chớp. Nếu tâm sinh rồi, hoặc tâm do Như Lai sinh ra, sẽ thấy biết không có trở ngại đối với tất cả pháp, cho đến tự tại thành tựu, gọi là tâm như kim cương.
Hỏi: Thế nào là tâm không được định?
Đáp: Nếu tâm được, không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, gọi là tâm không nhất định được.
Hỏi: Thế nào là tâm được định?
Đáp: Trái với trên, gọi là tâm được định.
Hỏi: Thế nào là tâm có hành, khó gìn giữ?
Đáp: Nếu tâm được, không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, không có do sức tôn tự tại, không như điều mình đã muốn, không theo điều đã muốn, không được hết điều đã muốn, có hành khó sinh, khó được, như thuyền ngược nước khó đi, tâm cũng như thế, gọi là tâm có hành, khó gìn giữ.
Tâm không có hành, dễ gìn giữ, trái với trên, gọi là tâm không có hành, dễ gìn giữ.
Hỏi: Thế nào là tu tâm một phần?
Đáp: Nếu tâm sinh rồi, tưởng có sáng suốt, nhưng không thấy sắc, nếu thấy sắc, không tưởng có sáng suốt, gọi là tu tâm một phần.
Hỏi: Thế nào là tu tâm hai phần?
Đáp: Nếu tâm sinh rồi, tưởng có sáng suốt, cũng thấy sắc, gọi là tu tâm hai phần.
Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, sinh trí, nhưng không dứt trừ phiền não. Nếu dứt trừ phiền não, mà không sinh trí, thì gọi là tu tâm một phần.
Nếu tâm sinh rồi trí sinh, dứt được phiền não, gọi là tu tâm hai phần.
Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, tận trí sinh không phải trí vô sinh, gọi là tu tâm một phần. Nếu tâm sinh rồi, tận trí sinh và trí vô sinh, gọi là tu tâm hai phần.
Hỏi: Thế nào là tâm có dục?
Đáp: Nếu tâm có dục, người tương ưng với dục nhiễm, gọi là tâm có dục.
Hỏi: Thế nào là tâm không có dục?
Đáp: Nếu tâm lìa dục, người không tương ưng với dục nhiễm, gọi là tâm không có dục.
Hỏi: Thế nào là tâm có giận dữ?
Đáp: Nếu tâm có giận dữ, người tương ưng với giận, gọi là tâm có giận dữ.
Hỏi: Thế nào là tâm không giận dữ?
Đáp: Nếu người tâm lìa giận dữ, không phải tương ưng với sự giận dữ, gọi là tâm không giận dữ.
Hỏi: Thế nào là tâm có si?
Đáp: Nếu người tâm có si, là tương ưng với si, gọi là tâm có si.
Hỏi: Thế nào là tâm không có si?
Đáp: Nếu người tâm lìa si, không tương ưng với si, gọi là tâm không có si.
Hỏi: Thế nào là tâm một?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với thùy miên, thì sẽ không chung với nội, tương ưng với niệm diệt, huệ chưa thành tựu, không thế phân biệt pháp thiện, gọi là tâm một.
Hỏi: Tâm tán là sao?
Đáp: Nếu tâm dục nhiễm chung với dục nhiễm, tương ưng với dục nhiễm, nặng về dục, thấy thanh tịnh. Tâm người kia chấp đắm nhiễm của năm dục bên ngoài, gọi là tâm tán.
Hỏi: Thế nào là tâm ít?
Đáp: Nếu tâm bất định, gọi là tâm ít.
Hỏi: Tâm nhiều là sao?
Đáp: Nếu tâm định, gọi là tâm nhiều.
Hỏi: Thế nào là tâm bất định?
Đáp: Nếu người tâm không nhất định, thì không tương ưng với định, gọi là tâm bất định.
Hỏi: Thế nào là tâm định?
Đáp: Nếu người tâm định, tương ưng với định, gọi là tâm định.
Hỏi: Thế nào là tâm không giải thoát?
Đáp: Nếu người tâm không giải thoát, không tương ưng với sự giải thoát, gọi là tâm không giải thoát.
Hỏi: Tâm giải thoát là sao
Đáp: Nếu người tâm giải thoát, tương ưng với giải thoát, gọi là tâm giải thoát.
Hỏi: Thế nào là tâm có hơn?
Đáp: Nếu người tâm hơn, tương ưng với pháp vượt hơn.
Hỏi: Thế nào là tâm không có hơn?
Đáp: Nếu người tâm không có hơn, không tương ưng với pháp vượt hơn, gọi là tâm không có vượt hơn.
Hỏi: Thế nào là tâm có giác?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với giác, giác chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm có giác.
Hỏi: Thế nào là tâm không giác?
Đáp: Nếu tâm không tương ưng với giác, giác sinh,không chung, trụ không chung, diệt không chung, gọi là tâm không có giác.
Hỏi: Thế nào là tâm có quán?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với quán, giác sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm có quán.
Hỏi: Tâm không có quán là gì?
Đáp: Nếu tâm không tương ưng với quán, giác không sinh chung, không trụ chung, không diệt chung, gọi là tâm không có quán.
Hỏi: Thế nào là tâm có hỷ?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với hỷ, hỷ sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm có hỷ.
Hỏi: Tâm không có hỷ là gì?
Đáp: Nếu tâm không tương ưng với hỷ, hỷ không sinh chung, không trụ chung, không diệt chung, gọi là tâm không có hỷ.
Hỏi: Thế nào là tâm của vị chung?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với lạc thọ, gọi là tâm của vị chung.
Hỏi: Tâm xả chung là sao?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với bất khổ bất lạc thọ thì gọi là tâm xả chung
Hỏi: Thế nào là tương ưng với nhẫn.
Đáp: Nếu tâm nhẫn sinh chung, trụ chung, diệt chung, thì gọi là tâm tương ưng với nhẫn.
Hỏi: Không phải tương ưng với nhẫn là sao?
Đáp: Nếu tâm không phải sinh chung với nhẫn, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm không phải tương ưng với nhẫn.
Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với trí?
Đáp: Nếu tâm sinh chung với trí, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm tương ưng với trí.
Hỏi: Thế nào là tâm không phải tương ưng với trí?
Đáp: Nếu tâm không phải trí sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm không phải tương ưng với trí.
Hỏi: Thế nào nhẫn là tâm mới ?
Đáp: Nếu tâm Thánh vô lậu, Kiên tín, Kiên pháp đã tu, gọi là nhẫn là tâm mới .
Hỏi: Thế nào trí là tâm mới ?
Đáp: Nếu tâm Thánh vô lậu, người kiến đạo đã tu, đó gọi Trí là tâm mới .
Hỏi: Thế nào là tâm sau cùng của dục?
Đáp: Nếu thức sau cùng gọi la tâm sau cùng của dục.
Hỏi: Thế nào là tâm sinh mới ?
Đáp: Nếu tâm thức ban đầu, gọi là tâm sinh mới .
Hỏi: Thế nào là tâm thiện?
Đáp: Nếu tâm tu gọi là tâm thiện.
Hỏi: Tâm bất thiện là thế nào?
Đáp: Nếu tâm dứt gọi là tâm bất thiện.
Hỏi: Thế nào là tâm vô ký?
Đáp: Nếu tâm thọ, hoặc tâm không phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là tâm vô ký.
Hỏi: Thế nào là tâm học?
Đáp: Nếu tâm Thánh không phải Vô học, gọi là tâm học. Hỏi: Thế nào là tâm Vô học?
Đáp: Nếu tâm Thánh không phải học, gọi là tâm Vô học.
Hỏi: Thế nào là tâm phi học, phi Vô học?
Đáp: Nếu tâm chẳng phải Thánh, gọi là tâm phi học, phi Vô học.
Hỏi: Thế nào là tâm báo?
Đáp: Nếu tâm thọ, hoặc báo thiện, gọi là tâm báo.
Hỏi: Tâm của pháp báo là thế nào?
Đáp: Nếu tâm có báo gọi là tâm của pháp báo.
Hỏi: Thế nào là tâm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Nếu tâm vô ký, thì không thuộc về phần ngã, gọi là tâm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Hỏi: Thế nào là tâm kiến đoạn?
Đáp: Nếu tâm bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là tâm kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là tâm tư duy đoạn?
Đáp: Nếu tâm bất thiện, không phải kiến đoạn, gọi là tâm tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là tâm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Nếu tâm thiện, hoặc vô ký, gọi là tâm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là tâm nhân của kiến đoạn?
Đáp: Hoặc tâm kiến đoạn, hoặc pháp báo kiến đoạn, gọi là tâm nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là tâm nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Hoặc tâm tư duy đoạn, hoặc pháp báo tư duy đoạn, gọi là tâm nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là tâm chẳng phải nhân của kiến đoạn không phải nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Hoặc pháp báo của tâm thiện, hoặc tâm chẳng phải báo, không phải pháp báo, gọi là tâm chẳng phải nhân kiến đoạn, không phải nhân tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là tâm mềm mỏng?
Đáp: Nếu tâm bất thiện, gọi là tâm mềm mỏng.
Hỏi: Thế nào là tâm vừa chừng?
Đáp: Nếu tâm vô ký, gọi là tâm vừa chừng. Hỏi: Thế nào là tâm bậc thượng?
Đáp: Nếu tâm thiện, gọi là tâm bậc thượng.
Lại nữa, nếu tâm bất thiện, hoặc vô ký, gọi là tâm mềm mỏng, nếu tâm không phải thiện của bậc Thánh, gọi là tâm vừa chừng, nếu tâm của bậc Thánh vô lậu, gọi là tâm thượng.
Hỏi: Thế nào là tâm thô?
Đáp: Tâm thô là tâm thuộc về cõi Dục.
Hỏi: Thế nào là tâm tế?
Đáp: Tâm tế là tâm thuộc về cõi Sắc, hoặc không lệ thuộc, gọi là tâm tế.
Hỏi: Tâm vi là sao?
Đáp: Đó là tâm thuộc về cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu tâm thuộc về cõi Dục, hoặc tâm thuộc cõi Sắc thì gọi là tâm thô. Nếu tâm thuộc về Không xứ, thuộc về Thức xứ, thuộc về Bất dụng xứ, hoặc không lệ thuộc thì gọi là tâm tế. Nếu tâm thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là tâm vi.
Lại nữa, nếu tâm thuộc về cõi Dục, hoặc thuộc về cõi Sắc, thuộc về Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, gọi là tâm thô. Nếu tâm không thuộc, gọi là tâm tế. Nếu tâm thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là tâm vi.
Hỏi: Thế nào là tâm lạc thọ?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với lạc thọ, gọi là tâm lạc thọ.
Hỏi: Tâm khổ thọ là thế nào?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với khổ thọ, gọi là tâm khổ thọ.
Hỏi: Thế nào là tâm bất khổ bất lạc thọ?
Đáp: Nếu tâm tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là tâm bất khổ bất lạc thọ.
Lại nữa, nếu tâm thọ nhận báo vui, gọi là tâm lạc thọ, nếu tâm cam chịu báo khổ, gọi là tâm khổ thọ. Nếu tâm thọ nhận báo không khổ, không vui, gọi là tâm bất khổ bất lạc thọ.
Lại nữa, dứt trừ tâm bất khổ bất lạc thọ, nếu tâm khác, thiện có báo, gọi là tâm lạc thọ, nếu tâm bất thiện, gọi là tâm khổ thọ, trừ tâm lạc thọ, nếu tâm khác, thiện có báo, gọi là tâm bất khổ bất lạc thọ.
Lại nữa, nếu tâm thiện có báo, gọi là tâm lạc thọ, nếu tâm bất thiện, gọi là tâm khổ thọ. Trừ tâm khổ thọ, lạc thọ, nếu tâm khác, gọi là tâm không khổ, không lạc thọ.
Hỏi: Thế nào là tâm của chỗ hỷ?
Đáp: Nếu tâm mới khởi sinh mừng, gọi là tâm chỗ hỷ.
Hỏi: Thế nào là tâm của chỗ ưu?
Đáp: Nếu tâm mới khổ sinh lo, gọi là tâm chỗ ưu.
Hỏi: Thế nào là tâm của chỗ xả?
Đáp: Nếu tâm mới khởi sinh xả, gọi là tâm chỗ xả.
Lại nữa, trừ tâm chỗ xả, nếu tâm thiện khác, có báo, gọi là tâm chỗ hỷ. Nếu tâm bất thiện, gọi là tâm chỗ ưu. Trừ tâm chỗ hỷ, nếu tâm thiện khác, có báo, gọi là tâm chỗ xả.
Lại nữa, nếu tâm thiện có báo, gọi là tâm chỗ hỷ, nếu tâm bất thiện, gọi là tâm chỗ ưu, trừ chỗ hỷ chỗ ưu nếu tâm khác, gọi là tâm không phải chỗ hỷ, không phải chỗ ưu.
Hỏi: Thế nào là tâm có giác, có quán?
Đáp: Nếu tâm có giác, có quán, tương ưng với định, gọi là tâm có giác, có quán.
Hỏi: Thế nào là tâm không giác, có quán?
Đáp: Nếu tâm không giác, có quán, tương ưng với định, gọi là tâm không có giác, có quán.
Hỏi: Thế nào là tâm không giác, không quán? Nếu tâm không giác, không quán tương ưng với định, gọi là tâm không giác, không quán.
Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với không?
Đáp: Nếu tâm sinh, trụ, diệt chung với định Không, gọi là tâm tương ưng với không
Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với Vô tướng?
Đáp: Nếu tâm sinh, trụ, diệt chung với định Vô tướng, gọi là tâm tương ưng với vô tướng.
Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với Vô nguyện?
Đáp: Nếu tâm sinh, trụ, diệt chung với định Vô nguyện, gọi là tâm tương ưng với vô nguyện.
Hỏi: Thế nào là tâm hiện báo?
Đáp: Nếu tâm tức sinh thuộc về phần ngã, nếu tâm khởi tạo tác, thành tựu, tức sinh thuộc về phần ngã mà khởi tạo tác, cảm thọ báo, gọi là tâm hiện báo.
Hỏi: Thế nào là tâm sinh báo?
Đáp: Nếu tâm sinh báo, thuộc về phần ngã, nếu đã khởi tạo tác, thành tựu không gián dứt sinh thọ báo, gọi là tâm sinh báo.
Hỏi: Thế nào là tâm hậu báo?
Đáp: Nếu tâm sinh thì thuộc về phần ngã, nếu đã khởi tạo tác, thành tựu sinh thứ nhất, cho đến sinh thọ báo thứ tư, hoặc vượt qua, gọi là tâm hậu báo.
Hỏi: Thế nào là tâm cho vui?
Đáp: Nếu quả vui của tâm, gọi là tâm cho vui.
Hỏi: Tâm cho khổ là gì?
Đáp: Nếu quả khổ của tâm, gọi là tâm cho khổ.
Hỏi: Thế nào là tâm không cho vui, không cho khổ?
Đáp: Trừ tâm cho vui, cho khổ. Nếu tâm khác, gọi là tâm không cho khổ, không cho vui.
Lại nữa, nếu tâm thiện, có báo, gọi là tâm cho vui, nếu tâm bất thiện, có báo, gọi là tâm cho khổ, trừ cho khổ, cho vui, nếu tâm khác, gọi là tâm không cho khổ, không cho vui.
Hỏi: Thế nào là tâm của quả vui?
Đáp: Nếu là báo vui của tâm, gọi là tâm của quả vui.
Hỏi: Thế nào là tâm của quả khổ?
Đáp: Nếu báo khổ của tâm, gọi là tâm của quả khổ.
Hỏi: Thế nào là tâm không phải quả vui, không phải quả khổ, trừ tâm quả khổ, quả vui, nếu tâm khác, gọi là tâm không phải quả vui, không phải quả khổ.
Lại nữa, nếu tâm thiện có báo, gọi là tâm của quả vui, nếu tâm bất thiện có báo, gọi là tâm của quả khổ, trừ tâm của quả vui, quả khổ, nếu tâm khác, gọi là tâm không phải quả vui, không phải quả khổ, tâm của báo vui, tâm của báo khổ, tâm chẳng phải báo vui, khổ cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là tâm quá khứ?
Đáp: Nếu tâm sinh rồi diệt, gọi là tâm quá khứ.
Hỏi: Thế nào là tâm vị lai?
Đáp: Nếu tâm chưa sinh, chưa khởi, gọi là tâm vị lai.
Hỏi: Thế nào là tâm hiện tại?
Đáp: Nếu tâm sinh chưa diệt, gọi là tâm hiện tại.
Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới quá khứ?
Đáp: Tư duy pháp quá khứ, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới quá khứ.
Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới vị lai?
Đáp: Tư duy pháp vị lai, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới vị lai.
Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới hiện tại?
Đáp: Tư duy pháp hiện tại, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới hiện tại.
Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?
Đáp: Tư duy pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.
Hỏi: Thế nào là tâm thuộc về cõi Dục?
Đáp: Nếu tâm hữu lậu, dục lậu, gọi là tâm thuộc về cõi Dục.
Hỏi: Tâm lệ thuộc cõi Sắc là sao?
Đáp: Nếu tâm hữu lậu, sắc lậu, gọi là tâm thuộc về cõi Sắc.
Hỏi: Thế nào là tâm thuộc về cõi Vô sắc?
Đáp: Nếu tâm sắc lậu hữu lậu vô, gọi là tâm thuộc về cõi Vô sắc.
Hỏi: Tâm không thuộc là sao?
Đáp: Nếu tâm vô lậu của bậc Thánh, gọi là tâm không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là tâm từ chung?
Đáp: Nếu tâm từ, tâm giải cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tâm từ chung, tâm bi chung, tâm hỷ chung, tâm xả chung cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với lạc căn?
Đáp: Nếu tâm, lạc căn sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm tương ưng với lạc căn, tâm tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là sáu thức thân?
Đáp: Nhãn thức thân, cho đến thân ý thức.
Hỏi: Thế nào là nhãn thức thân?
Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy. Do bốn duyên này hòa hợp, thức đã sinh, đang sinh sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức thân, thân nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý thức cũng như thế, gọi là sáu thức thân.
Hỏi: Thế nào là bảy thức giới?
Đáp: Nhãn thức giới, cho đến giới ý thức.
Hỏi: Nhãn thức giới là thế nào?
Đáp: Nếu thức, nhãn căn, sinh cảnh giới sắc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới, giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là giới ý?
Đáp: Ý sinh pháp, tư duy pháp, nếu tâm ban đầu đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định gọi là giới ý.
Hỏi: Thế nào là giới ý thức?
Đáp: Không lìa cảnh giới của tâm kia, nếu tâm khác, giống với tâm kia đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý thức.
Phẩm 8: PHẨM THẬP BẤT THIỆN NGHIỆP ĐẠO CỦA PHẦN ĐẦU MỐI
Hỏi: Có bao nhiêu đạo nghiệp bất thiện?
Đáp: Có mười: sát sinh cho đến tà kiến.
Hỏi: Thế nào là sát sinh?
Đáp: Nếu người dùng tâm ác sát sinh, không biết xót thương, chuyên giết hại, gọi là sát sinh.
Hỏi: Thế nào là trộm cắp?
Đáp: Nếu người ở trong thôn, xóm và tron núi rừng, hoang vắng lấy trộm tài, vật của người khác, gọi là trộm cắp.
Hỏi: Tà dâm là thế nào?
Đáp: Nếu người nữ được sự giữ gìn của cha mẹ, anh em trai, chị em gái, tự gìn giữ, pháp vua gìn giữ, dòng họ gìn giữ, bà con, và các tri thức, cho đến nhận giữ tràng hoa, nếu phạm những người nữ này gọi là tà dâm.
Hỏi: Thế nào là nói dối?
Đáp: Nếu người không biết, nói biết, biết nói không biết, không thấy nói thấy, thấy nói không thấy. Hoặc vì bản thân mình, hoặc vì người khác, hoặc vì tài, vật, nên nói dối, gọi là nói dối.
Hỏi: Thế nào là nói hai lưỡi?
Đáp: Nếu người nghe ở chỗ này, đến chỗ kia nói, vì muốn phá hoại người này, hoặc nghe ở chỗ kia, đến nói ở chỗ này, vì muốn phá hoại người kia. Kẻ chưa phá, khiến cho phá, kẻ đã phá rồi, khiến cho họ bị tiêu tan hết, làm cho họ phải cách biệt, chia lìa, gọi là nói lưỡi đôi chiều (hai lưỡi).
Hỏi: Thế nào là nói lời hung dữ?
Đáp: Nếu người thốt ra lời thô tục, khốn khổ, bức thiết, người khác nghe rồi, không mừng, không hài lòng, gọi là nói lời hung dữ.
Hỏi: Thế nào là nói lời thêu dệt?
Đáp: Nếu người nói ra lời không đúng lúc, lời nói vô nghĩa, lời nói phi pháp, lời nói không điều phục, lời nói không vắng lặng, gọi là nói lời thêu dệt.
Hỏi: Tham dục là sao?
Đáp: Nếu người đối với tài vật của người, thôn xóm của người, sinh lòng hy vọng, muốn cho vật của người trở thành của mình, gọi là tham dục.
Hỏi: Thế nào là giận dữ?
Đáp: Nếu người nổi cơn giận dữ, muốn cho chúng sinh trước kia bị trói buộc, giam giữ, gây tổn hại chúng, làm cho chúng bị các khổ gia hại, gọi là giận dữ.
Hỏi: Tà kiến là thế nào?
Đáp: Nếu người tà kiến nói không có bố thí, không có cúng tế, không có nghiệp báo thiện ác, không có đời này, đời khác, không có cha mẹ, không có trời, không có chúng sinh, hóa sinh, không có Samôn, Bà-la-môn, đó gọi là tà kiến.
Hỏi: Sát sinh do nguyên nhân nào? Sát sinh vì lý do gì?
Đáp: Sát sinh do nhân tham, do nhân giận, do nhân si, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Sát sinh là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ, thần. Nếu quả báo thừa, sẽ sinh trong cõi người có tuổi thọ ngắn ngủi.
Hỏi: Trộm cắp do nhân nào? Trộm cắp là nhân gì?
Đáp: Trộm cắp do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Trộm cắp là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nguyên nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn lại sinh trong cõi người, thì tài vật bị tiêu hao.
Hỏi: Tà dâm do nhân gì? Tà dâm là nhân nào?
Đáp: Tà dâm do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Tà dâm là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người thì thường tranh chấp.
Hỏi: Nói dối do nhân gì? Nói dối là nhân nào?
Đáp: Nói dối do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói dối là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thường bị chê bai.
Hỏi: Nói lưỡi đôi chiều do nhân gì? Lưỡi đôi chiều là nhân nào?
Đáp: Lưỡi đôi chiều do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Lưỡi đôi chiều là nhân nào? Là nhân địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người với quyến thuộc thân hậu luôn oán ghét, ghanh tỵ, phá hoại lẫn nhau.
Hỏi: Nói lời hung dữ do nhân nào?
Đáp: Nói lời hung dữ do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói lời hung dữ là nhân nào? Nói lời hung dữ do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói lời hung dữ là nhân nào? Nói lời hung dữ là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì thường nghe những tiếng không vừa ý.
Hỏi: Nói lời thêu dệt vì lý do gì? Nói thêu dệt là nhân nào?
Đáp: Lời nói thêu dệt do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói lời thêu dệt là nhân nào? Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì lời nói không được quý trọng.
Hỏi: Sự tham dục do nhân gì?
Đáp: Tham dục do nhân kiết, do nhân sử, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Tham dục là nhân nào? Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì có nhiều việc rắc rối xảy ra.
Hỏi: Giận dữ do nhân gì? Giận dữ là nhân nào?
Đáp: Sự giận dữ do nhân kiết, do nhân sử, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Sự giận dữ là nhân nào? Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì bị nhiều người oán ghét.
Hỏi: Tà kiến do nhân gì? Tà kiến là nhân nào?
Đáp: Tà kiến do nhân kiết, do nhân sử, do nhân của pháp tâm, tâm sở.
Hỏi: Tà kiến là nhân nào?
Đáp: Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì cho là làm tốt.
Phẩm 9: PHẨM THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO CỦA PHẦN ĐẦU MỐI
Hỏi: Có bao nhiêu đạo nghiệp thiện?
Đáp: Có mười: không sát sinh cho đến chánh kiến.
Hỏi: Thế nào là không sát sinh?
Đáp: Nếu người lìa sát sinh, vứt bỏ dao gậy, biết hổ thẹn, từ bi, thương xót tất cả chúng sinh, gọi là không sát sinh.
Hỏi: Thế nào là không trộm cắp?
Đáp: Nếu người lìa trộm cắp, không trộm vật của người, gọi là không trộm cắp.
Hỏi: Thế nào là không tà dâm?
Đáp: Nếu người lìa tà dâm, người nữ đã được người khác gìn giữ, quyết không phạm dâm, gọi là không tà dâm.
Không nói dối là thế nào?
Đáp: Nếu người lìa nói dối: không biết, nói không biết, biết nói biết, không thấy, nói không thấy, thấy nói thấy không vì thân mình, không vì người, không vì tài vật mà tạo ra lời nói dối, gọi là không nói dối.
Hỏi: Thế nào là không nói lưỡi đôi chiều?
Đáp: Nếu người lìa nói lưỡi đôi chiều, việc gì được nghe, ở người này, không đến nói với người kia, vì không muốn phá hoại người này. Nghe người kia nói, không đến nói với người này, vì không muốn phá hoại người kia. Nếu kẻ phá hoại, thì muốn cho hòa hợp, người đã sống hòa hợp, muốn sao cho họ càng thêm hoan hỷ, cùng vui vẻ với nhau, gọi là không nói lưỡi đôi chiều.
Hỏi: Thế nào là không nói lời hung dữ?
Đáp: Nếu người xa lìa lời nói hung ác, bỏ hẳn lời lẻ thô lỗ, cọc cằn, nói lời mềm mỏng dịu dàng, được mọi người vui mừng, yeu mến, gọi là không nói lời hung dữ.
Hỏi: Không nói thêu dệt là gì?
Đáp: Nếu người nói hợp thời, lời nói chân thật, lời nói có nghĩa, nói lời điều phục, nói lời vắng lặng, nói lời tốt đẹp, thuận thời, gọi là không nói thêu dệt.
Hỏi: Thế nào là không tham?
Đáp: Nếu người lìa tham, không hy vọng tài, vật của thôn ấp người khác, nghi là ta có, gọi là không có tham.
Hỏi: Không giận là thế nào?
Đáp: Nếu người lìa sự giận dữ, tâm không muốn cho chúng sinh này bị giam cầm, trói buộc, tổn hại, phải chịu các khổ, gọi là không có giận.
Hỏi: Thế nào là chánh kiến?
Đáp: Nếu người chánh kiến, thì tin có bố thí, có cúng tế, cho đến đời có Sa-môn, Bà-la-môn, chánh kiến, chánh thú hướng, có chứng biết việc đời này, đời sau, gọi là chánh kiến.
Hỏi: Không sát sinh do nhân nào? Không sát sinh là nhân gì?
Đáp: Không sát sinh do nhân không tham, do nhân không giận dữ, do nhân không ngu si, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không sát sinh là vì nhân nào? Là nhân thọ vui trong loài người, trên cõi trời. Nếu quả báo thừa, sẽ sinh trong cõi người, được sống lâu.
Hỏi: Không trộm cắp do nhân nào? Không trộm cắp do nhân gì?
Đáp: Do không tham cho đến nhân của pháp tâm, tâm sở. Không trộm cắp là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa thì sinh trong cõi người, tiền của không hao tán.
Hỏi: Không tà dâm do nhân nào? Không tà dâm vì nhân gì?
Đáp: Không tà dâm do nhân không tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở, không tà dâm là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không có tranh chấp.
Hỏi: Không nói dối vì nhân gì? Không nói dối là nhân nào?
Đáp: Không nói dối vì nhân không có tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói dối là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không bị chê bai.
Hỏi: Không nói lưỡi đôi chiều là do nhân gì? Không nói lưỡi đôi chiều là do nhân nào?
Đáp: Không nói lưỡi đôi chiều là do nhân không tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói lưỡi đôi chiều là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, quyến thuộc thân hậu, không oán ghét, ganh tỵ, phá hoại nhau.
Hỏi: Không nói lời độc ác là nhân gì? Không nói lời độc ác là vì nhân nào?
Đáp: Không nói lời hung dữ là nhân không có tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói lời độc ác là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, thường được nghe âm thanh vừa ý.
Hỏi: Không nói lời thêu dệt là do nhân gì? Không nói thêu dệt là nhân nào?
Đáp: Không nói lời thêu dệt là do nhân không tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói thêu dệt là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa, thì sẽ sinh trong cõi người, lời nói được mọi người quý trọng.
Hỏi: Không có tham do nhân nào? Không có tham là nhân gì?
Đáp: Không có tham do nhân chuyên kính trọng, chuyên kính trọng do nhân của căn thiện, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không tham là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không có các việc rắc rối xảy ra.
Hỏi: Không có giận do nhân gì? Không có giận là nhân nào?
Đáp: Không có giận do nhân chuyên kính trọng, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không giận dữ là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không bị nhiều người oán ghét.
Hỏi: Chánh kiến do nhân nào? Chánh kiến là nhân gì?
Đáp: Chánh kiến do nhân chuyên kính trọng, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Chánh kiến là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không cho tà là điều tốt.