LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 25
Phẩm 1: PHẨM BIẾN THUỘC PHẦN ĐẦU MỐI
(Phần Một)
Đầu mối hiện khắp nơi môn chánh pháp của mười duyên, có bảy chuyển, mười hạnh giải, tất cả pháp đồng nhập.
Mười duyên, nghĩa là duyên nhân, duyên vô gián, duyên cảnh giới, duyên y, duyên nghiệp, duyên báo, duyên khởi, duyên dị, duyên tương tục, Và duyên tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân?
Đáp: Nếu nhân của pháp, gọi là duyên nhân. Lại nữa, duyên nhân, nếu pháp chung, không phải có báo chung, gọi là duyên nhân. Lại nữa, duyên nhân, nếu pháp có duyên, hoặc pháp không có duyên, có báo, trừ đắc quả, nếu pháp khác không có duyên, báo thiện và bốn đại, gọi là duyên nhân.
Duyên vô gián là thế nào?
Đáp: Nếu pháp sinh là diệt thì gọi là duyên vô gián. Lại nữa, duyên vô gián, nếu pháp đã diệt, hoặc chưa diệt, nếu pháp ấm, giới, nhập đều có tự tánh tức sinh, hoặc trước đã diệt, ở hiện tại, gọi là duyên vô gián.
Sao nói là duyên cảnh giới?
Đáp: Duyên cảnh giới của tất cả pháp, như pháp tâm, tâm sở tương sinh, gọi là duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là duyên y?
Đáp: Nếu pháp có sự nương tựa, gọi là duyên y. Lại nữa, duyên y, nếu pháp nương pháp mà sinh, thì pháp này duyên vào pháp kia: dựa vào thân có nghiệp thân, nương tựa miệng có nghiệp miệng, nương tựa ý có nghiệp ý. Dựa vào bốn đại, có nghiệp thân, miệng, ý, dựa vào đất có hạt giống của nghiệp mầm mạ, mọi thôn xóm, sinh thôn xóm, cỏ thuốc, rừng rậm. Nương tựa tri thức xấu ác, mà sinh pháp ác bất thiện, dựa vào thiện tri thức, tức là sinh pháp thiện. Nương vào mắt, nương vào sắc, sinh ra nhãn thức và pháp tương ưng của nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý cũng như vậy. Dựa vào đại bên trong, sinh ra đại bên trong, dựa vào đại bên trong, sinh ra đại bên ngoài. Dựa vào đại bên trong, sinh ra đại bên trong, ngoài. Dựa vào đại bên ngoài, sinh ra đại bên trong. Dựa vào đại bên ngoài, sinh ra đại bên ngoài. Dựa vào đại bên ngoài, sinh ra đại bên trong ngoài. Dựa vào đại bên trong, ngoài, sinh ra đại bên trong. Dựa vào đại bên trong, ngoài, sinh ra đại bên ngoài. Dựa vào đại bên trong, ngoài, sinh ra đại bên trong ngoài. Diệt cũng như thế, gọi là duyên y.
Duyên nghiệp là sao?
Đáp: Nghiệp là nghiệp duyên, hoặc chẳng phải nghiệp là duyên nghiệp, hoặc nghiệp khác với nhân nghiệp sinh ra nghiệp, gọi là duyên nghiệp.
Duyên báo là thế nào?
Đáp: Nếu pháp có báo, gọi là báo duyên.
Duyên khởi là sao?
Đáp: Nếu pháp chủ thể khởi, đối tượng khởi, gọi là duyên khởi. Lại nữa, duyên khởi, nếu pháp tự khởi, có thể khởi thấm nhuần, tăng trưởng dòng chảy của người khác, nghĩa là như chuyên giết kiết (phiền não), căn thiện, căn bất thiện, ý thức, tưởng, tư, giác, bốn đại, gọi là duyên khởi.
Duyên khác là sao?
Nếu pháp cùng có, gọi là duyên khác.
Hỏi: Thế nào là duyên nối tiếp nhau?
Đáp: Nếu pháp tăng ích không dứt, gọi là duyên nối tiếp nhau. Lại nữa, duyên nối tiếp nhau, nếu pháp ban đầu sinh yếu, sinh kế là trung, sinh, sau là thượng, pháp yếu ban đầu đối với pháp thượng, là duyên nối tiếp nhau, gọi là duyên nối tiếp nhau.
Duyên tăng thượng là sao?
Đáp: Nếu pháp vượt hơn thì gọi là duyên tăng thượng. Lại nữa, duyên tăng thượng, nếu pháp đã tăng thượng, đã hướng đến, đã quay về, đã nghiêng hướng mà sinh, nếu do dục tăng thượng, do tinh tiến tăng thượng, do tâm tăng thượng, do tư duy tăng thượng, do tham tăng thượng, do giận dữ tăng thượng, do ngu si tăng thượng, do vô tham tăng thượng, do vô sân tăng thượng, do vô si tăng thượng, do giới tăng thượng, do tịnh tăng thượng, do huệ tăng thượng, do ngã tăng thượng, do thế gian tăng thượng, do pháp tăng thượng, do nhãn căn tăng thượng, do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn tăng thượng, dùng tăng thượng làm tăng thượng, do cảnh giới tăng thượng, do nương tựa tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là do dục tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp do dục vượt hơn mà sinh, thì dục kia sẽ làm duyên tăng thượng cho pháp, với tâm tăng thượng tinh tiến, tăng thượng tư duy tham lam, giận dữ ngu si, tăng thượng vô tham, vô sân, vô si, giới định, huệ tăng thượng cũng như vậy.
Ngã tăng thượng là gì?
Đáp: Như kinh Phật nói: Ba tăng thượng, ba tăng thượng là: Ngã tăng thượng, thế gian tăng thượng, và pháp tăng thượng. Ngã tăng thượng là thế nào? Như Tỳ-kheo hoặc ngồi ở ngoài trời dưới gốc cây, tâm khởi nghĩ pháp ác bất thiện, Tỳ-kheo nghĩ rằng: nếu ta ở chỗ vắng vẻ, ta sẽ tạo nghiệp ác bất thiện, làm nghiệp ác bất thiện rồi, tâm tự hối hận, Tỳ-kheo nghĩ rằng: Ta muốn giữ gìn giới cấm, thành tựu oai nghi. Nếu phạm giới vi tế, cũng sợ như kim cương, thuận học giới, hạnh, gọi là ngã tăng thượng. Tỳ-kheo vì ngã tăng thượng, nên dứt trừ pháp ác bất thiện, tu hành pháp thiện, thế nên gọi ngã tăng thượng.
Thế gian tăng thượng là sao
Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ngồi ở ngoài trời dưới cội cây, tâm nghĩ đến điều ác bất thiện, Tỳ-kheo tư duy: Tất cả chỗ cư trú ở thế gian, chỉ dừng lại ở cõi Trời hữu, với thiên nhãn thấy, biết tâm người khác, trời xa nhìn thấy ta, ta gần không thấy trời, tự nói với nhau: Quan sát người thiện nam này, do tín xuất gia, lìa làm pháp ác bất thiện. Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn dùng thiên nhãn thấy biết tâm người khác, ở xa thấy ta, ta ở gần không thấy. Các Sa-môn Bà-la-môn tự nói với nhau rằng: hãy xem thiện nam này, do niềm tin xuất gia, lìa hành pháp ác bất thiện.
Tỳ-kheo nghĩ rằng: Ta muốn giữ gìn giới cấm, thành tựu oai nghi. Nếu phạm giới nhỏ nhặt cũng sợ như kim cương, thuận với hạnh học giới, gọi là thế gian tăng thượng, nên dứt bỏ pháp ác bất thiện, tu hành pháp thiện, thế nên gọi thế gian tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là pháp tăng thượng?
Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ở ngòi trời dưới cội cây, nghĩ rằng: Đức Thế Tôn đã khéo tùy lúc nói pháp, người có trí huệ, thọ nhận, hướng đến Niết-bàn, pháp này không phải người hy vọng, người giận dữ, người thùy miên, người trạo cử, ăn năn, người nghi hoặc mà có thể thọ nhận. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Ta muốn gìn giữ giới cấm, thành tựu oai nghi, nếu phạm giới nhỏ nhặt cũng sợ như kim cương, thuận với hạnh học giới, gọi là pháp tăng thượng.
Tỳ-kheo vì pháp tăng thượng, nên dứt trừ pháp ác bất thiện, tu hành pháp thiện, cho nên gọi là pháp tăng thượng, như kệ nói:
Thế gian không chỗ khuất
Có thể gây nghiệp ác
Chỉ người tự chứng biết
Hoặc hư hoặc là thật.
Người không dối hơn
Cho nên không tự hủy
Nếu như có trái phạm
Biết mà không che giấu.
Người hiền cùng với trời
Lúc thấy đời làm ác
Vì đây, ta tu hơn
Thế gian, Tỳ-kheo hơn.
Pháp thù thắng thuận hạnh
Không lùi sụt pháp thật
Hàng ma, oai lực trội
Tự chứng, vắng lặng hơn.
Xa lìa, bỏ sáu tình
Diệt khổ, chẳng nhận hữu
Đã mất không trở lại
Xa lìa hẳn sinh chết
Đó gọi là ba tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn tăng thượng?
Đáp: Mắt thấy sắc, tư duy sắc, nhãn căn sinh cảnh giới sắc, nếu sinh tâm sở, nhãn căn của pháp này sẽ vượt hơn, gọi là nhãn căn tăng thượng. Nhĩ, tỷ, thiệt thân căn tăng thượng cũng như thế.
Ý căn tăng thượng là thế nào?
Đáp: Ý biết pháp, tư duy pháp, chủ ý căn dùng pháp làm cảnh giới. Nếu pháp sinh tâm sở, thì ý căn của pháp này sẽ vượt hơn, gọi là ý căn tăng thượng.
Tăng thượng làm tăng thượng là sao?
Đáp: Nếu pháp khởi đầu tiên, đến pháp sau tùy sử dụng, gọi là tăng thượng làm tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là cảnh giới tăng thượng?
Đáp: Tất cả cảnh giới như trong các sự được vượt hơn, gọi là cảnh giới tăng thượng.
Y tăng thượng là sao?
Đáp: Nếu tất cả pháp dựa vào, như sự dựa vào được vượt hơn, gọi là y tăng thượng.
Nhân có bao nhiêu duyên?
Đáp: Có bốn, bốn duyên là: Khởi, chung, tăng trưởng, và báo, gọi là nhân có bốn duyên, là nghĩa nhân sinh, như mẹ con.
Vô gián là nghĩa bổ xứ, như ngồi thế. Cảnh giới: nghĩa mục đích như mục tiêu của tên bắn. Y nghĩa là nghĩa vật, như nhà cửa. Nghiệp là nghĩa tạo tác, như sự tạo tác của sử. Báo: nghĩa lậu thấm nhuần, như cây trổ trái. Khởi: nghĩa sinh như mầm giống. Dị: nghĩa không lìa nhau, như quyến thuộc, nối tiếp, nghĩa là nghĩa tăng trưởng như của cải lâu dài. Tăng thượng là nghĩa tự tại như vua, duyên nhân, duyên vô gián, hoặc duyên nhân, tức là duyên vô gián, hoặc duyên nhân không phải duyên vô gián.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp nhân sinh là diệt, gọi là nhân duyên tức duyên vô gián.
Nhân duyên không phải duyên vô gián là thế nào?
Đáp: Nếu pháp nhân không phải sinh diệt, hoặc chưa diệt đó gọi là duyên nhân không phải duyên vô gián, chẳng phải duyên nhân, duyên vô gián, hoặc chẳng phải duyên nhân tức duyên vô gián, hoặc chẳng phải duyên nhân không phải duyên vô gián.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải duyên nhân tức duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân sinh, diệt, gọi là chẳng phải duyên nhân tức duyên vô gián.
Chẳng phải duyên nhân, không phải duyên vô gián là thế nào?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân, không phải sinh diệt, hoặc chưa diệt, thì gọi là chẳng phải duyên nhân, không phải duyên vô gián, duyên nhân, duyên cảnh giới. Hoặc duyên nhân tức duyên cảnh giới, hoặc duyên nhân không phải duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp nhân có cảnh giới thì gọi là duyên nhân tức duyên cảnh giới.
Duyên nhân không phải duyên cảnh giới là sao?
Đáp: Nếu pháp nhân không có cảnh giới thì gọi là duyên nhân không phải duyên cảnh giới, chẳng phải duyên nhân nơi duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải duyên nhân tức duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải duyên nhân, không phải duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải duyên nhân tức duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân có cảnh giới, gọi là chẳng phải duyên nhân tức duyên cảnh giới.
Chẳng phải duyên nhân không phải duyên cảnh giới là thế nào?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân không có cảnh giới thì gọi là chẳng phải duyên nhân, không phải duyên cảnh giới, duyên nhân, duyên y, tất cả duyên nhân, là duyên y chẳng phải duyên nhân, là duyên y không có.
Duyên nhân, duyên nghiệp, hoặc duyên nhân tức duyên nghiệp, hoặc duyên nhân chẳng phải duyên nghiệp.
Sao là duyên nhân tức duyên nghiệp?
Đáp: Nếu pháp nhân này là nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi là duyên nhân tức duyên nghiệp.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân chẳng phải duyên nghiệp?
Đáp: Nếu pháp nhân chẳng phải nghiệp, hoặc nghiệp không thể sinh nghiệp thì gọi là duyên nhân chẳng phải duyên nghiệp, chẳng phải duyên nhân là duyên nghiệp không có.
Duyên nhân báo duyên: hoặc duyên nhân tức duyên báo, hoặc duyên nhân chẳng phải duyên báo.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên báo?
Đáp: Nếu pháp do đây có báo, gọi là duyên nhân tức duyên báo.
Nhân duyên chẳng phải báo duyên là thế nào?
Đáp: Nếu pháp nhân không có báo thì gọi là duyên nhân chẳng phải duyên báo, chẳng phải duyên nhân là duyên báo không có.
Nhân duyên tức khởi duyên, hoặc duyên nhân tức khởi duyên, hoặc duyên nhân không phải khởi duyên.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức khởi duyên?
Đáp: Nếu pháp do đây khởi thì gọi là duyên nhân tức khởi duyên.
Nhân duyên chẳng phải khởi duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp nhân chẳng khởi, gọi là duyên nhân không phải khởi duyên, chẳng phải duyên nhân, là khởi duyên không có.
Duyên nhân tức duyên khác: hoặc nhân duyên tức duyên khác, hoặc nhân duyên không phải duyên khác.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên khác?
Đáp: Nếu pháp nhân là chung thì gọi là duyên nhân tức duyên khác.
Nhân duyên chẳng phải duyên khác là sao?
Đáp: Nếu pháp nhân không phải chung, thì gọi là nhân duyên, không phải duyên khác, chẳng phải nhân duyên là duyên khác không có.
Nhân duyên, duyên tương tục: hoặc nhân duyên tức duyên tương tục, hoặc nhân duyên không phải duyên tương tục.
Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên tương tục?
Đáp: Nếu nhân có tăng trưởng, cho đến sinh lần thứ ba, là duyên nhân tức duyên tương tục.
Nhân duyên không phải duyên tương tục là sao?
Đáp: Nếu nhân không có duyên tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì vẫn không thể, cho đến sinh lần thứ ba, gọi là nhân duyên không phải duyên tương tục, chẳng phải nhân duyên, là duyên tương tục không có.
Nhân duyên, duyên tăng thượng: hoặc nhân duyên tức duyên tăng thượng, hoặc nhân duyên không phải duyên tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là nhân duyên tức duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp nhân là tăng thượng là nhân duyên là duyên tăng thượng.
Nhân duyên không phải duyên tăng thượng là sao?
Đáp: Nếu pháp nhân không phải tăng thượng, gọi là nhân duyên không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nhân duyên, duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nhân duyên là duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nhân duyên, không phải duyên tăng thượng.
Sao chẳng phải nhân duyên là duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân là tăng thượng, gọi là chẳng phải nhân duyên tức duyên tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân duyên, không phải duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân, không phải tăng thượng, gọi là chẳng phải nhân duyên, không phải duyên tăng thượng.
Duyên Vô gián là duyên cảnh giới. Hoặc duyên Vô gián tức duyên cảnh giới, hoặc duyên vô gián không phải duyên cảnh giới.
Duyên Vô gián là duyên cảnh giới là thế nào?
Đáp: Nếu pháp sinh iệt, có cảnh giới, gọi là duyên vô gián là duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là duyên vô gián không phải duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp sinh diệt không có cảnh giới thì gọi là duyên vô gián không phải duyên cảnh giới.
Không phải duyên vô gián, duyên cảnh giới. Hoặc không phải duyên vô gián tức duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên vô gián không phải duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt có cảnh giới, gọi là không phải duyên vô gián là duyên cảnh giới.
Không phải duyên vô gián không phải duyên cảnh giới là sao?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, pháp đó không có duyên cảnh giới, gọi là không phải duyên vô gián, không phải duyên cảnh giới.
Duyên Vô gián, duyên y. Duyên vô gián là duyên y, không phải duyên vô gián là duyên y không có.
Duyên Vô gián, duyên nghiệp. Hoặc duyên vô gián tức duyên nghiệp. Hoặc duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp.
Duyên Vô gián tức duyên nghiệp là thế nào?
Đáp: Nếu pháp sinh diệt là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi là duyên vô gián tức duyên nghiệp.
Duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp là sao?
Đáp: Nếu pháp sinh diệt, pháp ấy chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là duyên vô gián, không phải duyên cảnh giới.
Không phải duyên vô gián nơi nghiệp duyên, hoặc không phải duyên vô gián tức nghiệp duyên, hoặc không phải duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là duyên nghiệp?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, là nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi là không phải duyên vô gián, là duyên nghiệp.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt pháp đó chẳng phải nghiệp. Nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là không phải duyên vô gián, chẳng phải duyên nghiệp.
Duyên Vô gián, báo duyên. Hoặc duyên vô gián là báo duyên.
Hoặc duyên vô gián chẳng phải báo duyên.
Sao nói duyên vô gián là báo duyên?
Đáp: Nếu pháp sinh diệt có báo, gọi là duyên vô gián tức báo duyên.
Duyên vô gián chẳng phải báo duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp sinh diệt pháp ấy sẽ không có báo, gọi là duyên vô gián chẳng phải báo duyên.
Không phải duyên vô gián báo duyên, hoặc không phải duyên vô gián tức báo duyên, hoặc không phải duyên vô gián chẳng phải báo duyên.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là báo duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh là diệt. Nếu chưa diệt có báo, gọi là không phải duyên vô gián, là báo duyên.
Không phải duyên vô gián chẳng phải báo duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt. Nếu chưa diệt, pháp ấy không có báo, gọi là không phải duyên vô gián, chẳng phải báo duyên.
Duyên vô gián là khởi duyên không có. Không phải duyên vô gián, khởi duyên. Hoặc không phải duyên vô gián là khởi duyên, hoặc không phải duyên vô gián, không phải khởi duyên.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là khởi duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, chưa diệt mà có thể khởi, gọi là không phải duyên vô gián, là khởi duyên.
Không phải duyên vô gián, không phải khởi duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt không phải khởi, gọi là không phải duyên vô gián, không phải khởi duyên.
Duyên vô gián là duyên khác không có. Không phải duyên vô gián là duyên khác. Hoặc không phải duyên vô gián là duyên khác, hoặc không phải duyên vô gián, không phải duyên khác.
Không phải duyên vô gián là duyên khác là sao?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt duyên chung này, gọi là không phải duyên vô gián, là duyên khác.
Không phải duyên vô gián, không phải duyên khác là thế nào?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt pháp đó không phải duyên chung này, gọi là không phải duyên vô gián, không phải duyên khác.
Duyên vô gián là duyên tương tục không có. Không phải duyên vô gián là duyên tương tục. Hoặc không phải duyên vô gián là duyên tương tục, hoặc không phải duyên vô gián, không phải duyên tương tục.
Thế nào không phải duyên vô gián là duyên tương tục?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt sự tăng trưởng này, cho đến có thể sinh lần thứ ba thì gọi là không phải duyên vô gián là duyên tương tục.
Không phải duyên vô gián, không phải duyên tương tục là sao?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, thì pháp đó không tăng trưởng. Nếu tăng trưởng không thể cho đến sinh lần thứ ba thì gọi là không phải duyên vô gián không phải duyên tương tục.
Duyên vô gián là duyên tăng thượng không có: Hoặc không phải duyên vô gián là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên vô gián, không phải duyên tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp không sinh diệt, nếu chưa diệt là tăng thượng, gọi là không phải duyên vô gián là duyên tăng thượng.
Không phải duyên vô gián, không phải duyên tăng thượng là sao?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, pháp đó không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên vô gián không phải duyên tăng thượng.
Duyên vô gián, nhân duyên: Hoặc duyên vô gián là nhân duyên, hoặc duyên vô gián chẳng phải nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là duyên vô gián là nhân duyên?
Đáp: Nếu pháp sinh diệt là nhân thì gọi là duyên vô gián là nhân duyên.
Duyên vô gián, chẳng phải nhân duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp sinh diệt, pháp đó chẳng phải nhân thì đó gọi là duyên vô gián chẳng phải nhân duyên.
Không phải duyên vô gián, nhân duyên: Hoặc không phải duyên vô gián là nhân duyên, hoặc không phải duyên vô gián, chẳng phải nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là nhân duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt thì gọi là không phải duyên vô gián là nhân duyên.
Không phải duyên vô gián, chẳng phải nhân duyên là thế nào?
Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt. Nếu chưa diệt, pháp kia chẳng phải nhân thì gọi là không phải duyên vô gián chẳng phải nhân duyên.
Duyên cảnh giới, y duyên. Duyên cảnh giới là y duyên không có, không phải duyên cảnh giới là y duyên không có.
Duyên cảnh giới, nghiệp duyên, hoặc duyên cảnh giới là nghiệp duyên, hoặc duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên:
Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là nghiệp duyên?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh nghiệp thì gọi là duyên cảnh giới là nghiệp duyên.
Duyên cảnh giới không phải nghiệp duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới, cảnh giới đó chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp thì gọi là duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên.
Không phải duyên cảnh giới, nghiệp duyên. Hoặc không phải duyên cảnh giới là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là nghiệp duyên?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh nghiệp thì gọi là không phải duyên cảnh giới là nghiệp duyên.
Không phải duyên cảnh giới không phải nghiệp duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp đó chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp thì gọi là không phải duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên.
Duyên cảnh giới, báo duyên. Hoặc duyên cảnh giới là báo duyên, hoặc duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên:
Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là báo duyên?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới có báo, gọi là duyên cảnh giới là báo duyên.
Duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới cảnh giới đó không có báo, gọi là duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên.
Không phải duyên cảnh giới, báo duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới là báo duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là báo duyên?
Đáp: Nếu pháp không có duyên cảnh giới, có báo, gọi là không phải duyên cảnh giới là báo duyên.
Không phải duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên là gì?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, thì pháp đó không có báo, gọi là không phải duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên.
Duyên cảnh giới, khởi duyên, hoặc duyên cảnh giới là khởi duyên, hoặc duyên cảnh giới không phải khởi duyên:
Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là khởi duyên?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là khởi, gọi duyên cảnh giới là khởi duyên.
Duyên cảnh giới không phải khởi duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới, pháp đó không phải khởi, gọi làduyên cảnh giới không phải khởi duyên.
Không phải duyên cảnh giới, khởi duyên. Hoặc không phải duyên cảnh giới là khởi duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới không phải khởi duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là khởi duyên?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là khởi thì gọi không phải duyên cảnh giới là khởi duyên.
Không phải duyên cảnh giới không phải khởi duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp đó không phải khởi, gọi là không phải duyên cảnh giới không phải khởi duyên.
Duyên cảnh giới, duyên khác, hoặc duyên cảnh giới là duyên khác, hoặc duyên cảnh giới không phải duyên khác:
Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là duyên khác?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là chung, gọi là duyên cảnh giới là duyên khác.
Duyên cảnh giới không phải duyên khác là sao?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới thì pháp ấy không phải chung, gọi là duyên cảnh giới không phải duyên khác.
Không phải duyên cảnh giới, là duyên khác. Hoặc không phải duyên cảnh giới là duyên khác, hoặc không phải duyên cảnh giới không phải duyên khác:
Không phải duyên cảnh giới là duyên khác là sao?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là chung, gọi là không phải duyên cảnh giới là duyên khác.
Không phải duyên cảnh giới không phải duyên khác là sao?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp ấy không phải chung, gọi là không phải duyên cảnh giới, không phải duyên khác.
Duyên cảnh giới duyên tương tục: Hoặc duyên cảnh giới là duyên tương tục, hoặc duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục.
Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là duyên tương tục?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là tăng trưởng này, cho đến có thể sinh lần thứ ba gọi duyên cảnh giới là duyên tương tục.
Duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục là sao?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới pháp đó không tăng trưởng nếu tăng trưởng thì không thể, cho đến sinh lần thứ ba thì gọi duyên cảnh giới không phải duyên tương tục.
Không phải duyên cảnh giới duyên tương tục, hoặc không phải duyên cảnh giới là duyên tương tục, hoặc không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục:
Thế nào là không phải duyên cảnh giới là duyên tương tục?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là tăng trưởng, cho đến sinh lần thứ ba thì gọi không phải cảnh giới là duyên tương tục.
Không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục là sao?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, thì pháp đó không tăng trưởng. Nếu tăng trưởng thì không thể, cho đến sinh lần thứ ba thì gọi duyên cảnh giới duyên tương tục không phải.
Duyên cảnh giới, duyên tăng thượng: Hoặc duyên cảnh giới là duyên tăng thượng, hoặc duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là tăng thượng, gọi là duyên cảnh giới là duyên tăng thượng.
Duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng là sao?
Đáp: Nếu pháp đó có cảnh giới pháp đó không phải tăng thượng, gọi là duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng.
Không phải duyên cảnh giới, duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên cảnh giới là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng.
Không phải duyên cảnh giới là duyên tăng thượng là sao?
Đáp: Nếu pháp đó không có cảnh giới là tăng thượng, gọi là không phải duyên cảnh giới, là duyên tăng thượng.
Không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng là thế nào?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, thì pháp đó không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng.
Duyên cảnh giới, nhân duyên: Hoặc duyên cảnh giới là nhân duyên, hoặc duyên cảnh giới, chẳng phải nhân duyên.
Duyên cảnh giới là nhân duyên là thế nào?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là nhân, gọi là duyên cảnh giới là nhân duyên.
Duyên cảnh giới chẳng phải nhân duyên là sao?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới, cảnh giới đó chẳng phải nhân, gọi là duyên cảnh giới chẳng phải nhân duyên.
Không phải duyên cảnh giới, nhân duyên. Hoặc không phải duyên cảnh giới là nhân duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới, chẳng phải nhân duyên.
Không phải duyên cảnh giới là nhân duyên là thế nào?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới gọi là không phải duyên cảnh giới là nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới, chẳng phải nhân duyên?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp đó chẳng phải nhân thì gọi là không phải duyên cảnh giới chẳng phải nhân duyên.
Duyên cảnh giới là duyên vô gián, hoặc duyên cảnh giới là duyên vô gián, hoặc duyên cảnh giới không phải duyên vô gián.
Duyên cảnh giới là duyên vô gián là thế nào?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là sinh diệt, gọi là duyên cảnh giới là duyên vô gián.
Duyên cảnh giới không phải duyên vô gián là sao?
Đáp: Nếu pháp có cảnh giới thì pháp ấy không phải sinh diệt, nếu chưa diệt thì gọi là duyên cảnh giới không phải duyên vô gián.
Không phải duyên cảnh giới, duyên vô gián. Hoặc không phải duyên cảnh giới làduyên vô gián, hoặc không phải duyên cảnh giới, không phải duyên vô gián.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là sinh diệt, gọi là không phải duyên cảnh giới là duyên vô gián.
Không phải duyên cảnh giới không phải duyên vô gián là sao,?
Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới pháp ấy không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, thì gọi là không phải duyên cảnh giới, không phải duyên vô gián.
Y duyên, nghiệp duyên, hoặc y duyên là nghiệp duyên, hoặc y duyên chẳng phải nghiệp duyên:
Thế nào y duyên là nghiệp duyên?
Đáp: Nếu pháp nương tựa là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi là y duyên là nghiệp duyên.
Y duyên chẳng phải nghiệp duyên là sao
Đáp: Nếu pháp nương tựa ở kia chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là y duyên chẳng phải nghiệp duyên, không phải y duyên là nghiệp duyên không có.
Y duyên, báo duyên, h.oặc y duyên là báo duyên, hoặc y duyên chẳng phải báo duyên. Sao nói y duyên là báo duyên, là pháp nương tựa có báo.
Sao nói là y duyên chẳng phải báo duyên?
Nếu pháp nương tựa chẳng phải báo, gọi là y duyên chẳng phải báo duyên, không phải y duyên là báo duyên không có.
Y duyên, khởi duyên, hoặc y duyên là khởi duyên, hoặc y duyên không phải khởi duyên:
Thế nào y duyên là khởi duyên?
Nếu pháp nương tựa là khởi, gọi là y duyên là khởi duyên.
Y duyên không phải khởi duyên là sao?
Nếu pháp nương tựa không phải khởi, gọi là y duyên không phải khởi duyên. Không phải y duyên là khởi duyên không có.
Y duyên, duyên khác, hoặc y duyên là duyên khác, hoặc y duyên không phải duyên khác:
Thế nào y duyên là duyên khác?
Nếu pháp nương tựa là chung, gọi là y duyên là duyên khác.
Y duyên không phải duyên khác là sao?
Nếu pháp nương tựa, pháp đó không phải chung, gọi là y duyên không phải duyên khác, không phải y duyên là duyên khác không có.
Y duyên, duyên tương tục. Hoặc y duyên là duyên tương tục, hoặc y duyên không phải duyên tương tục:
Y duyên là duyên tương tục là thế nào?
Nếu pháp dựa vào sự tăng trưởng, cho đến có thể sinh lần thứ ba, gọi là y duyên là duyên tương tục.
Y duyên không phải duyên tương tục là sao?
Nếu pháp dựa vào kia sinh, không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không thể, cho đến sinh lần thứ ba, gọi là y duyên không phải duyên tương tục, không phải y duyên là duyên tương tục không có.
Y duyên, duyên tăng thượng, hoặc y duyên là duyên tăng thượng, hoặc y duyên không phải duyên tăng thượng:
Thế nào là y duyên là duyên tăng thượng?
Nếu pháp nương tựa là tăng thượng, gọi là y duyên là duyên tăng thượng.
Y duyên không phải duyên tăng thượng là sao?
Nếu pháp nương tựa, pháp đó không phải tăng thượng, gọi là y duyên không phải duyên tăng thượng, không phải y duyên là duyên tăng thượng không có.
Y duyên, nhân duyên, hoặc y duyên là nhân duyên, hoặc y duyên chẳng phải nhân duyên:
Thế nào y duyên là nhân duyên?
Nếu pháp nương tựa là nhân, gọi là y duyên là nhân duyên.
Y duyên chẳng phải nhân duyên là sao?
Nếu pháp nương tựa chẳng phải nhân, gọi là y duyên chẳng phải nhân duyên, không phải y duyên là nhân duyên không có.
Y duyên, duyên vô gián, hoặc y duyên là duyên vô gián, hoặc y duyên không phải duyên vô gián:
Hỏi: Thế nào là y duyên là duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp nương tựa là sinh diệt, gọi y duyên là duyên vô gián.
Y duyên không phải duyên vô gián là sao
Đáp: Nếu pháp dựa vào duyên kia, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là y duyên không phải duyên vô gián, không phải y duyên là duyên vô gián không có.
Y duyên, duyên cảnh giới, hoặc y duyên là duyên cảnh giới, hoặc y duyên không phải duyên cảnh giới:
Y duyên là duyên cảnh giới là thế nào?
Nếu pháp nương tựa có cảnh giới, gọi y duyên là duyên cảnh giới.
Y duyên không phải duyên cảnh giới là gì?
Nếu pháp nương tựa không có cảnh giới thì gọi là y duyên, không phải duyên cảnh giới, không phải y duyên là duyên cảnh giới không có.
Nghiệp duyên, báo duyên, hoặc nghiệp duyên là báo duyên, hoặc nghiệp duyên chẳng phải báo duyên.
Thế nào nghiệp duyên là báo duyên?
Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp có báo, gọi là nghiệp duyên là báo duyên.
Nghiệp duyên chẳng phải báo duyên là thế nào?
Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp không có báo, gọi là nghiệp duyên chẳng phải báo duyên.
Chẳng phải nghiệp duyên, báo duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là báo duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải báo duyên:
Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là báo duyên?
Đáp: Nếu chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp có báo, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là báo duyên.
Chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải báo duyên là sao?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp không có báo, gọi là chẳng phải nghiệp duyên chẳng phải báo duyên.
Nghiệp duyên, khởi duyên, hoặc nghiệp duyên là khởi duyên, hoặc nghiệp duyên không phải khởi duyên.
Nghiệp duyên là khởi duyên là thế nào?
Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi nghiệp duyên, là khởi duyên.
Nghiệp duyên không phải khởi duyên là thế nào?
Nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, nghiệp ấy không phải khởi duyên, gọi là nghiệp duyên không phải khởi duyên.
Chẳng phải nghiệp duyên, khởi duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là khởi duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải khởi duyên:
Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là khởi duyên?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là khởi duyên.
Chẳng phải nghiệp duyên, không phải khởi duyên là sao?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp là không phải khởi, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải khởi duyên
Nghiệp duyên, duyên khác. Hoặc nghiệp duyên là duyên khác, hoặc nghiệp duyên không phải duyên khác.
Nghiệp duyên là duyên khác là thế nào?
Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp là chung, gọi là nghiệp duyên là duyên khác.
Nghiệp duyên không phải duyên khác là gì?
Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp không phải chung, gọi là nghiệp duyên không phải duyên khác. Không phải duyên khác, nghiệp duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên khác, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên khác.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là duyên khác?
Đáp: Nếu pháp không phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên khác.
Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên khác là sao?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp không phải chung, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên khác.
Nghiệp duyên, duyên tương tục, hoặc nghiệp duyên là duyên tương tục, hoặc nghiệp duyên không phải duyên tương tục.
Hỏi: Thế nào nghiệp duyên là duyên tương tục?
Đáp: Nếu pháp là nghiệp có thể sinh nghiệp, thì nói là tăng trưởng, cho đến có thể sinh lần thứ ba, gọi nghiệp duyên là duyên tương tục.
Nghiệp duyên không phải duyên tương tục làsao?
Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp không phải, tăng trưởng nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, gọi là nghiệp duyên không phải duyên tương tục.
Chẳng phải nghiệp duyên, duyên tương tục, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên tương tục, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tương tục:
Chẳng phải nghiệp duyên là duyên tương tục là thế nào?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là tăng trưởng, cho đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên tương tục.
Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tương tục là sao?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu sinh nghiệp không phải tăng trưởng. Nếu tăng trưởng sẽ không đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải duyên tương tục.
Nghiệp duyên, duyên tăng thượng, hoặc nghiệp duyên là duyên tăng thượng, hoặc nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng.
Hỏi: Thế nào là nghiệp duyên là duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp là tăng thượng, gọi là nghiệp duyên, là duyên tăng thượng.
Nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng là sao?
Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp không phải tăng thượng, gọi là nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng.
Chẳng phải nghiệp duyên, duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tăng thượng:
Sao nói chẳng phải nghiệp duyên là duyên tăng thượng?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là tăng thượng, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên tăng thượng.
Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tăng thượng là sao?
Nếu pháp là nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp không phải tăng thượng, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng
Nghiệp duyên, nhân duyên nơi nghiệp duyên là nhân duyên chẳng phải nghiệp duyên, nhân duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là nhân duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên chẳng phải nhân duyên.
Thế nào chẳng phải nghiệp duyên là nhân duyên?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là nhân, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là nhân duyên.
Chẳng phải nghiệp duyên chẳng phải nhân duyên là gì?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, chẳng phải nhân, gọi là chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải nhân duyên.
Nghiệp duyên, duyên vô gián. Hoặc nghiệp duyên làduyên vô gián, hoặc nghiệp duyên không phải duyên vô gián.
Sao nói nghiệp duyên là duyên vô gián?
Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp là sinh diệt, thì gọi nghiệp duyên là duyên vô gián.
Nghiệp duyên không phải duyên vô gián là sao?
Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là nghiệp duyên không phải duyên vô gián.
Chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên vô gián.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là sinh diệt, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián.
Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên vô gián là sao?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên vô gián.
Nghiệp duyên, duyên cảnh giới, hoặc nghiệp duyên là duyên cảnh giới, hoặc nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới.
Sao nói nghiệp duyên là duyên cảnh giới?
Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp có cảnh giới, gọi là nghiệp duyên là duyên cảnh giới.
Nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới là sao?
Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp không có cảnh giới, gọi là nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới.
Chẳng phải nghiệp duyên, duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới:
Thế nào nói chẳng phải nghiệp duyên là duyên cảnh giới?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp có cảnh giới, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên cảnh giới.
Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên cảnh giới là sao?
Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp không có cảnh giới, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới.
Nghiệp duyên, y duyên. Nghiệp duyên là y duyên, chẳng phải nghiệp duyên là y duyên, báo duyên là khởi duyên không có.
Chẳng phải báo duyên, khởi duyên, hoặc chẳng phải báo duyên là khởi duyên, hoặc chẳng phải báo duyên không phải khởi duyên:
Sao nói chẳng phải báo duyên là Khởi duyên?
Nếu pháp không phải báo là khởi, gọi là chẳng phải báo duyên là khởi duyên.
Chẳng phải báo duyên, không phải khởi duyên là thế nào?
Nếu pháp chẳng phải báo, không phải khởi, gọi là chẳng phải báo duyên không phải khởi duyên. Báo duyên là duyên khác không có.
Chẳng phải báo duyên, duyên khác, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên khác, hoặc chẳng phải báo duyên không phải duyên khác:
Hỏi: Thế nào là chẳng phải báo duyên là duyên khác?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo là chung, gọi là chẳng phải báo duyên là duyên khác.
Thế nào là báo duyên chẳng phải duyên khác?
Nếu chẳng phái báo chẳng phải chung thì đó gọi là chẳng phải báo duyên chẳng phải duyên khác.
Báo duyên là duyên tương tục không có.
Chẳng phải báo duyên, duyên tương tục, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên tương tục, hoặc chẳng phải báo duyên không phải duyên tương tục:
Thế nào chẳng phải báo duyên là duyên tương tục?
Nếu pháp chẳng phải báo là tăng trưởng đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải báo duyên là duyên tương tục.
Chẳng phải báo duyên, không phải duyên tương tục là sao?
Nếu pháp chẳng phải báo, không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì sẽ không đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên tương tục, Báo duyên là duyên tăng thượng không có.
Chẳng phải báo duyên, duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải báo duyên, không phải duyên tăng thượng.
Thế nào chẳng phải báo duyên là duyên tăng thượng?
Nếu pháp chẳng phải báo là tăng thượng, gọi là chẳng phải báo duyên là duyên tăng thượng.
Chẳng phải báo duyên, không phải duyên tăng thượng là thế nào?
Nếu pháp chẳng phải báo, không phải tăng thượng, gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên tăng thượng.
Báo duyên, nhân duyên. Báo duyên là nhân duyên, chẳng phải báo duyên, nhân duyên. Hoặc chẳng phải báo duyên là nhân duyên, hoặc chẳng phải báo duyên chẳng phải nhân duyên:
Hỏi: Thế nào chẳng phải báo duyên là nhân duyên?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo là nhân, thì đó gọi là chẳng phải báo duyên là nhân duyên.
Chẳng phải báo duyên chẳng phải nhân duyên là thế nào?
Nếu pháp chẳng phải báo, chẳng phải nhân, gọi là chẳng phải báo duyên chẳng phải nhân duyên.
Báo duyên, duyên vô gián, hoặc báo duyên là duyên vô gián, hoặc báo duyên không phải duyên vô gián.
Báo duyên là duyên vô gián ra sao?
Nếu pháp có báo là sinh diệt, thì sẽ gọi Báo duyên là duyên vô gián.
Báo duyên không phải duyên vô gián là thế nào?
Nếu pháp có báo không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là báo duyên không phải duyên vô gián.
Chẳng phải báo duyên, duyên vô gián, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên vô gián, hoặc chẳng phải báo duyên không phải duyên vô gián:
Hỏi: Thế nào là chẳng phải báo duyên là duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo là sinh diệt, thì đó gọi là chẳng phải báo duyên là duyên vô gián.
Chẳng phải báo duyên, không phải duyên vô gián là sao?
Nếu pháp chẳng phải báo, chẳng phải sinh diệt, nếu chưa diệt, thì gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên vô gián.
Báo duyên, duyên cảnh giới, hoặc Báo duyên là duyên cảnh giới, hoặc báo duyên không phải duyên cảnh giới:
Thế nào Báo duyên là duyên cảnh giới?
Nếu pháp có báo, có cảnh giới, thì đó gọi Báo duyên là duyên cảnh giới.
Báo duyên không phải duyên cảnh giới là thế nào?
Nếu pháp có báo, không có cảnh giới, gọi là Báo duyên không phải duyên cảnh giới.
Chẳng phải báo duyên, duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải Báo duyên, là duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải báo duyên, không phải duyên cảnh giới:
Hỏi: Thế nào là chẳng phải báo duyên là duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo có cảnh giới, thì đó gọi là chẳng phải báo duyên là duyên cảnh giới.
Chẳng phải báo duyên không phải duyên cảnh giới là sao?
Nếu pháp chẳng phải báo, không có cảnh giới thì gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên cảnh giới.
Báo duyên, y duyên. Báo duyên là y duyên, chẳng phải báo duyên là y duyên không có.
Báo duyên, nghiệp duyên, hoặc Báo duyên là nghiệp duyên, hoặc Báo duyên chẳng phải nghiệp duyên:
Báo duyên là nghiệp duyên là thế nào?
Nếu pháp có báo là nghiệp, nếu nghiệp sinh, gọi là Báo duyên là nghiệp duyên.
Nói Báo duyên chẳng phải nghiệp duyên là sao?
Nếu pháp có báo chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, đó gọi là Báo duyên chẳng phải nghiệp duyên.
Chẳng phải báo duyên, nghiệp duyên. Hoặc chẳng phải báo duyên là nghiệp duyên, hoặc chẳng phải báo duyên, chẳng phải nghiệp duyên:
Chẳng phải báo duyên là nghiệp duyên là thế nào?
Nếu pháp chẳng phải báo là nghiệp, nếu nghiệp sinh nghiệp, gọi là chẳng phải báo duyên là nghiệp duyên.
Chẳng phải báo duyên, chẳng phải nghiệp duyên là sao?
Nếu pháp chẳng phải báo, chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là chẳng phải báo duyên, chẳng phải nghiệp duyên.
Khởi duyên, duyên khác, hoặc khởi duyên là duyên khác, hoặc khởi duyên không phải duyên khác:
Hỏi: Thế nào là khởi duyên là duyên khác?
Đáp: Nếu pháp khởi là chung, đó gọi khởi duyên là duyên khác.
Khởi duyên không phải duyên khác là thế nào?
Nếu pháp khởi không phải chung, đó gọi là Khởi duyên không phải duyên khác.
Không phải khởi duyên, duyên khác, hoặc không phải khởi duyên là duyên khác, hoặc không phải Khởi duyên không phải duyên khác:
Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là duyên khác?
Đáp: Nếu pháp không phải khởi là chung, đó gọi không phải Khởi duyên là duyên khác.
Không phải Khởi duyên, không phải duyên khác là sao?
Nếu pháp không phải khởi, không phải chung, gọi là không phải khởi duyên, không phải duyên khác, Khởi duyên là duyên tương tục không có.
Không phải Khởi duyên, duyên tương tục, hoặc không phải Khởi duyên là duyên tương tục, hoặc không phải Khởi duyên không phải duyên tương tục.
Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là duyên tương tục?
Đáp: Nếu pháp không phải khởi là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải Khởi duyên là duyên tương tục.
Không phải Khởi duyên, không phải duyên tương tục là sao
Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải Khởi duyên, không phải duyên tương tục.
Khởi duyên, duyên tăng thượng. Hoặc Khởi duyên là duyên tăng thượng, hoặc Khởi duyên không phải duyên tăng thượng.
Khởi duyên là duyên tăng thượng là thế nào?
Nếu pháp khởi là tăng thượng, thì gọi là Khởi duyên là duyên tăng thượng.
Nói Khởi duyên không phải duyên tăng thượng là sao?
Nếu pháp khởi không phải tăng thượng, gọi là Khởi duyên không phải duyên tăng thượng.
Không phải Khởi duyên, duyên tăng thượng, hoặc không phải Khởi duyên là duyên tăng thượng, hoặc không phải Khởi duyên không phải duyên tăng thượng:
Không phải Khởi duyên là duyên tăng thượng là thế nào?
Nếu pháp không phải khởi là tăng thượng, đó gọi không phải Khởi duyên là duyên tăng thượng.
Không phải Khởi duyên, không phải duyên tăng thượng là sao?
Nếu pháp không phải khởi, không phải tăng thượng thì gọi là không phải khởi duyên, không phải duyên tăng thượng
Khởi duyên, nhân duyên, Khởi duyên là nhân duyên, không phải Khởi duyên, nhân duyên. Hoặc không phải Khởi duyên là nhân duyên, hoặc không phải Khởi duyên, chẳng phải nhân duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải Khởi duyên là nhân duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải khởi là nhân, thì sẽ gọi không phải Khởi duyên là nhân duyên.
Không phải Khởi duyên, chẳng phải nhân duyên là sao?
Nếu pháp không phải khởi, chẳng phải nhân, gọi là không phải Khởi duyên, chẳng phải nhân duyên.
Khởi duyên là duyên vô gián không có, không phải Khởi duyên, duyên vô gián. Hoặc không phải Khởi duyên là duyên vô gián, hoặc không phải Khởi duyên, không phải duyên vô gián:
Hỏi: Thế nào là không phải Khởi duyên là duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp không phải khởi là sinh diệt, gọi là không phải Khởi duyên là duyên vô gián.
Không phải Khởi duyên, không phải duyên vô gián là sao?
Nếu pháp không phải khởi, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải Khởi duyên, không phải duyên vô gián.
Khởi duyên, duyên cảnh giới, hoặc Khởi duyên là duyên cảnh giới, hoặc khởi duyên không phải duyên cảnh giới:
Thế nào Khởi duyên là duyên cảnh giới?
Nếu pháp khởi có cảnh giới, đó gọi Khởi duyên là duyên cảnh giới.
Khởi duyên không phải duyên cảnh giới là sao?
Nếu pháp khởi không có cảnh giới, gọi là Khởi duyên không phải duyên cảnh giới.
Không phải Khởi duyên, duyên cảnh giới, oặc không phải Khởi duyên, không phải duyên cảnh giới:
Hỏi: Thế nào là không phải Khởi duyên là duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp không phải khởi có cảnh giới, đó gọi là không phải Khởi duyên là duyên cảnh giới.
Không phải Khởi duyên, không phải duyên cảnh giới là thế nào?
Nếu pháp không phải khởi, không có cảnh giới, gọi là không phải Khởi duyên, không phải duyên cảnh giới.
Khởi duyên là y duyên, không phải khởi duyên là y duyên, khởi duyên nghiệp duyên, hoặc khởi duyên là nghiệp duyên, hoặc khởi duyên chẳng phải nghiệp duyên:
Khởi duyên là nghiệp duyên là thế nào?
Nếu pháp khởi là nghiệp sinh nghiệp, gọi là khởi duyên là nghiệp duyên.
Khởi duyên chẳng phải nghiệp duyên là sao?
Nếu pháp khởi chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là khởi duyên chẳng phải nghiệp duyên.
Không phải khởi duyên, nghiệp duyên, hoặc không phải khởi duyên là nghiệp duyên, hoặc không phải khởi duyên, chẳng phải nghiệp duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là nghiệp duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải khởi là nghiệp sinh nghiệp, gọi là không phải khởi duyên là nghiệp duyên.
Không phải khởi duyên, chẳng phải nghiệp duyên là thế nào?
Nếu pháp không phải khởi, chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh, chẳng phải nghiệp, gọi là không phải khởi duyên, chẳng phải nghiệp duyên.
Khởi duyên là báo duyên không có, không phải khởi duyên, báo duyên, hoặc không phải khởi duyên là báo duyên, hoặc không phải khởi duyên, chẳng phải báo duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là báo duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải khởi có báo, gọi là không phải khởi duyên, là báo duyên.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải khởi duyên, chẳng phải báo duyên?
Đáp: Nếu pháp chẳng phải khởi chẳng phải báo, đó gọi là chẳng phải khởi duyên, chẳng phải báo duyên.
Duyên khác là duyên tương tục, không có, không phải duyên khác, duyên tương tục, hoặc không phải duyên khác là duyên tương tục, hoặc không phải duyên khác, không phải duyên tương tục.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên tương tục?
Đáp: Nếu pháp không phải chung, là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên khác là duyên tương tục.
Không phải duyên khác, không phải duyên tương tục là sao?
Nếu pháp không phải chung, không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì sẽ không đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên tương tục.
Duyên khác, duyên tăng thượng, hoặc duyên khác là duyên tăng thượng, hoặc duyên khác không phải duyên tăng thượng Thế nào duyên khác là duyên tăng thượng?
Nếu pháp chung là tăng thượng, gọi là duyên khác, là duyên tăng thượng.
Thế nào duyên khác không phải duyên tăng thượng?
Nếu pháp chung không phải tăng thượng, đó gọi là duyên khác không phải duyên tăng thượng.
Không phải duyên khác, duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên khác là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên khác, không phải duyên tăng thượng:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp không phải chung là tăng thượng, gọi là không phải duyên khác là duyên tăng thượng.
Không phải duyên khác, không phải duyên tăng thượng là sao?
Nếu pháp không phải chung, không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên khác không phải duyên tăng thượng.
Duyên khác, nhân duyên. Duyên khác là nhân duyên, không phải duyên khác, nhân duyên, hoặc không phải duyên khác là, nhân duyên, hoặc không phải duyên khác chẳng phải nhân duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là nhân duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải chung là nhân, gọi là không phải duyên khác là nhân duyên.
Không phải duyên khác chẳng phải nhân duyên là sao?
Nếu pháp không phải chung, chẳng phải nhân, gọi là không phải duyên khác chẳng phải nhân duyên.
Duyên khác là duyên vô gián không có, không phải duyên khác duyên vô gián. Hoặc không phải duyên khác là duyên vô gián, hoặc không phải duyên khác không phải duyên vô gián:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp không phải chung là sinh diệt, gọi là không phải duyên khác là duyên vô gián.
Không phải duyên khác, không phải duyên vô gián là gì?
Nếu pháp không phải chung, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên vô gián.
Duyên khác, duyên cảnh giới, hoặc duyên khác là duyên cảnh giới, hoặc duyên khác không phải duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là duyên khác là duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp chung có cảnh giới, gọi là duyên khác là duyên cảnh giới.
Duyên khác không phải duyên cảnh giới là sao?
Nếu pháp không có chung cảnh giới, gọi là duyên khác không phải duyên cảnh giới.
Không phải duyên khác, duyên nơi cảnh giới. Hoặc không phải duyên khác là duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên khác, không phải duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp không phải có chung cảnh giới, gọi là không phải duyên khác là duyên cảnh giới.
Không phải duyên khác, không phải duyên cảnh giới là sao?
Nếu pháp không chung không có cảnh giới, gọi là không phải duyên khác không phải duyên cảnh giới.
Duyên khác, y duyên: Duyên khác tức là y duyên, không phải duyên khác là y duyên, duyên khác, nghiệp duyên, hoặc duyên khác là nghiệp duyên, hoặc duyên khác chẳng phải nghiệp duyên:
Hỏi: Thế nào là duyên khác là nghiệp duyên?
Đáp: Nếu pháp chung là nghiệp sinh nghiệp, gọi là duyên khác duyên nghiệp.
Hỏi: Thế nào là duyên khác chẳng phải nghiệp duyên.
Đáp: Nếu pháp chung chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp.
Không phải duyên khác, nghiệp duyên, hoặc không phải duyên khác là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên khác chẳng phải nghiệp duyên:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là nghiệp duyên?
Đáp: Nếu pháp không phải chung là nghiệp sinh nghiệp, đó gọi là không phải duyên khác là nghiệp duyên.
Không phải duyên khác, chẳng phải nghiệp duyên là sao?
Nếu pháp không phải chung, chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên nơi nghiệp.
Duyên khác là báo duyên không có. Không phải duyên khác, báo duyên, hoặc không phải duyên khác là báo duyên, hoặc không phải duyên khác chẳng phải báo duyên.
Không phải duyên khác là báo duyên, là thế nào?
Nếu pháp không phải có chung báo, gọi là không phải duyên khác là duyên báo.
Không phải duyên khác, không phải duyên báo là thế nào?
Nếu pháp không phải chung, chẳng phải báo, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên báo.
Duyên khác, khởi duyên, hoặc duyên khác là khởi duyên, hoặc duyên khác không phải duyên khởi:
Hỏi: Thế nào là duyên khác là khởi duyên?
Đáp: Nếu pháp chung là khởi, gọi là duyên khác là duyên khởi.
Duyên khác không phải duyên khởi là sao?
Nếu pháp chung không phải khởi, gọi là duyên khác không phải duyên khởi.
Không phải duyên khác duyên khởi, hoặc không phải duyên khác là duyên khởi, hoặc không phải duyên khác không phải duyên khởi:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên khởi?
Đáp: Nếu pháp không phải chung là khởi, gọi là không phải duyên khác là duyên khởi.
Không phải duyên khác, không phải duyên khởi là sao?
Nếu pháp không phải chung, không phải khởi, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên khởi.
Duyên tương tục là duyên tăng thượng không có. Không phải duyên tương tục, duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên tương tục là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên tương tục không phải duyên tăng thượng:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên tăng thượng?
Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì sẽ không đến sinh thứ ba là tăng thượng, gọi là không phải duyên tương tục là duyên tăng thượng.
Không phải duyên tương tục, không phải duyên tăng thượng là gì?
Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì sẽ không đến sinh lần thứ ba không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên tương tục, không phải duyên tăng thượng.
Duyên tương tục, nhân duyên. Duyên tương tục, nhân duyên không có. Không phải duyên tương tục là nhân duyên, hoặc không phải duyên tương tục là nhân duyên, hoặc không phải duyên tương tục chẳng phải nhân duyên:
Thế nào không phải duyên tương tục là nhân duyên?
Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì sẽ không đến sinh lần thứ ba là nhân, gọi là không phải duyên tương tục là nhân duyên.
Không phải duyên tương tục chẳng phải nhân duyên là sao?
Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì sẽ không đến sinh lần thứ ba chẳng phải nhân, gọi là không phải duyên tương tục, chẳng phải nhân duyên.
Duyên tương tục là duyên vô gián không có. Không phải duyên tương tục, duyên vô gián, hoặc không phải duyên tương tục là duyên vô gián, hoặc không phải duyên tương tục, không phải duyên vô gián.
Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên vô gián?
Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba là sinh diệt, gọi là không phải duyên tương tục là duyên vô gián.
Không phải duyên tương tục, không phải duyên vô gián là sao?
Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải duyên tương tục, không phải duyên vô gián.
Duyên tương tục, duyên cảnh giới. Hoặc duyên tương tục là duyên cảnh giới, hoặc duyên tương tục không phải duyên cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là duyên tương tục là duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba, có cảnh giới, gọi là duyên tương tục là duyên cảnh giới.
Duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới là sao?
Nếu pháp tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, không có cảnh giới, gọi là duyên tương tục không phải duyên cảnh giới.
Không phải duyên tương tục, duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tương tục là duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới:
Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên cảnh giới?
Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba có cảnh giới, gọi là không phải duyên tương tục là duyên cảnh giới.
Không phải duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới là gì?
Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba không có cảnh giới, gọi là không phải duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới.
Duyên tương tục là y duyên, không phải duyên tương tục là y duyên.