LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Phẩm 5: PHẨM CĂN THUỘC PHẦN VẤN

Hỏi: Có bao nhiêu căn?

Đáp: Có hai mươi hai căn.

Hỏi: hai mươi hai căn là những gì?

Đáp: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri dục tri căn, tri căn và dĩ tri căn.

Hỏi: Thế nào là nhãn căn?

Đáp: Nhãn nhập gọi là nhãn căn.

Hỏi: Thế nào là nhãn căn?

Đáp: Nhãn giới gọi là nhãn căn.

Hỏi: Thế nào là nhãn căn?

Đáp: Mắt là sắc tịnh do bốn đại tạo, thuộc một phần của ngã gọi là nhãn căn.

Nhãn căn là gì?

Đáp: Mắt là sắc tịnh quá khứ, vị lai, hiện tại, do bốn đại tạo, thuộc một phần của ngã gọi là nhãn căn.

Hỏi: Thế nào là nhãn căn?

Đáp: Nếu mắt thuộc một phần của ngã thâu gồm sắc đã thấy, đang thấy, sẽ thấy không nhất định. Nếu mắt, thuộc một phần của ngã thâu gồm ánh sáng sắc đã đến, đang đến, sẽ đến không nhất định, gọi là nhãn căn.

Nhãn căn là gì?

Đáp: Nếu mắt thuộc một phần của ngã thâu gồm sắc đã đối, đang đối, sẽ đối không nhất định. Nếu mắt thuộc một phần của ngã thâu gồm sắc đã đối, đang đối, sẽ đối không nhất định, gọi là nhãn căn. Nếu mắt không có ngăn ngại thì mắt này là nhãn nhập, là nhãn căn, là nhãn giới, là ruộng, là vật, là cửa, là kho tàng, là đời, là tịnh, là suối, là biển, là rót vào, là cháy sém, là nước chảy ngược, là ghẻ lở, là trói buộc, là mặt trời, là vào phần của ngã, là bờ bên này, là nội nhập. Mắt thấy sắc, gọi là nhãn căn. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn cũng như thế.

Nữ căn là gì?

Đáp: Nếu là nữ, thì có tánh nữ, hình nữ, tướng nữ, gọi là nữ căn.

Hỏi: Thế nào là nam căn?

Đáp: Nếu là người nam, thì có tánh nam, hình nam, tướng nam, gọi là nam căn.

Mạng căn là gì?

Đáp: Tuổi thọ gọi là mạng căn.

Hỏi: Thế nào là mạng căn?

Đáp: Nếu chúng sinh trụ thì gọi là mạng căn.

Mạng căn là gì?

Đáp: Các chúng sinh, trong các chúng sinh không sau cùng, không lùi sụt, không mất, không lúc chết, chưa đi qua, tồn tại, gìn giữ, gọi là mạng căn.

Hỏi: Thế nào là lạc căn?

Đáp: Nếu thân lạc thọ, thì mắt tiếp xúc với lạc thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với lạc thọ, giới lạc, gọi là lạc căn.

Khổ căn là gì?

Đáp: Nếu thân khổ thọ, mắt tiếp xúc với khổ thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với giới khổ, khổ thọ, gọi là khổ căn.

Hỏi: Thế nào là hỷ căn?

Đáp: Nếu tâm lạc thọ, ý tiếp xúc với giới hỷ của lạc thọ, gọi là hỷ căn.

Hỏi: Thế nào là ưu căn?

Đáp: Nếu tâm khổ thọ, ý tiếp xúc với giới ưu của khổ thọ, gọi là ưu căn.

Hỏi: Thế nào là xả căn?

Đáp: Nếu thân, tâm không khổ, không lạc thọ, mắt tiếp xúc với không khổ, không lạc thọ, tai, mũi, lưỡi, thân ý tiếp xúc với giới xả không khổ không lạc thọ, gọi là xả căn.

Ý căn là gì?

Đáp: Ý nhập gọi là ý căn.

Hỏi: Thế nào là ý căn?

Đáp: Thức ấm gọi là ý căn.

Ý căn là gì?

Đáp: Nếu tâm ý, thức, sáu thức thân, bảy thức giới, gọi là ý căn.

Thế nào là ý căn?

Đáp: Nếu thức quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp, cao, xa gần, gọi là ý căn.

Sáu thức thân là gì?

Đáp: Nhãn thức thân, thân nhĩ, tỷ, thiệt, ý thức thân.

Hỏi: Thế nào là nhãn thức thân?

Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy, do bốn duyên này, nên thức sinh, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức thân.

Nhĩ thức thân, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân là gì?

Đáp: Duyên ý, duyên pháp, duyên tư duy, do ba duyên này, nên thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, bất định, gọi là thân ý thức, gọi là sáu thức thân.

Hỏi: Thế nào là bảy thức giới?

Đáp: Đó là giới nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thân, giới ý, giới ý thức.

Nhãn thức giới là gì?

Đáp: Nếu nhãn căn của thức sinh, đối với cảnh giới sắc đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là giới của nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức?

Đáp: Nếu thân căn của thức sinh, đối với cảnh giới của xúc đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới thân thúc.

Giới ý là gì?

Đáp: Ý biết pháp, nghĩ đến pháp. Nếu tâm ban đầu đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý.

Hỏi: Thế nào là giới ý thức?

Đáp: Nếu thức tương tự không lìa cảnh giới của thức kia, và tâm thức tương tự khác đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý thức, đây gọi là bảy thức giới.

Thức quá khứ là gì?

Đáp: Nếu thức sinh rồi diệt, gọi là thức quá khứ.

Hỏi: Thế nào là thức vị lai?

Đáp: Nếu thức chưa sinh, chưa xuất ra, gọi là thức vị lai.

Thức hiện tại là gì?

Đáp: Nếu thức sinh chưa diệt, gọi là thức hiện tại.

Hỏi: Thế nào là thức trong?

Đáp: Nếu thức thọ nhận gọi là thức trong.

Thức ngoài là gì?

Đáp: Nếu thức chẳng phải thọ gọi là thức ngoài. Hỏi: Thế nào là thức thô?

Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Dục, gọi là thức thô.

Thức tế là gì?

Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là thức tế.

Hỏi: Thế nào là thức thấp kém?

Đáp: Nếu thức bất thiện, hoặc pháp báo bất thiện của thức, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là thức thấp kém.

Thức vượt hơn là gì?

Đáp: Nếu thức thiện, hoặc pháp báo của thức thiện, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, gọi là thức vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là thức xa?

Đáp: Nếu thức xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần bên, gọi là thức xa.

Thức gần là gì?

Đáp: Nếu thức gần nhau, rất gần nhau, gần kề bên nhau, gọi là thức gần.

Hỏi: Thế nào là tín căn?

Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc Kiên tín, Kiên pháp, cho đến người, các loài khác nhận thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn. Quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa hiểu muốn hiểu, chưa được muốn được, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Bậc kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn. Nếu quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả Ana-hàm, Bậc Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, lìa phiền não, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài hoặc tín nhập, tín rốt ráo, nhập tín chân, nhập tín tâm tịnh, gọi là tín căn.

Tiến căn là gì?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài với, thân tâm xuất phát vượt qua, có thể nhẫn, không tụt hậu, với sức siêng năng, tinh tiến, không rời, không lười biếng, trễ nải, chậm chạp, với năng lực tinh tiến, tiến giác, chánh tiến, gọi là tiến căn.

Hỏi: Thế nào là niệm căn?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Như thật là người, hoặc các loài, nếu nhớ nghĩ, niệm vi tế, nhớ nghĩ thuận, nhớ nghĩ trụ, không quên, nhớ nghĩ nối tiếp nhau không lỗi, không bị mất, không chậm lụt, căn không chậm lụt, sức niệm niệm, niệm giác, chánh niệm, gọi là niệm căn.

Định căn là gì?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Như thật là người hoặc các loài, nếu tâm trụ, chánh trụ, chuyên trụ tâm, lạc không tán loạn, dựa vào niệm, chỉ có định, lực định, định học, chánh định, gọi là định căn.

Hỏi: Thế nào là tuệ căn?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Như thật là người hoặc các loài, nếu lựa chọn trong pháp, chọn lựa lại, lựa chọn cuối cùng, trạch pháp, tư duy giác ngộ thấu đạt tướng mình tướng người, tướng chung, tư duy, gìn giữ, biện minh, tiến đến phân biệt tuệ, trí kiến, thuật phương tiện giải thoát, ánh sáng ngọn lửa, ánh sáng rực rỡ, tuệ nhãn, tuệ lực, trạch pháp, chánh giác không mỏng yếu, gọi là tuệ căn.

Vị tri, dục tri căn là thế nào?

Đáp: Người Kiên tín, Kiên pháp. Hoặc pháp, vô lậu Thánh không phải căn, mà được gọi là căn Trừ. Xúc tưởng tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, trong vị tri dục tri căn thì gọi là vị tri, dục tri căn.

Hỏi: Thế nào là tri căn?

Đáp: Người kiến học. Hoặc pháp, vô lậu Thánh không phải căn, được gọi là căn Trừ. Xúc tưởng tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ trong tri căn thì gọi là tri căn.

Dĩ tri căn là gì?

Đáp: Quả A-la-hán của bậc Vô học. Hoặc pháp vô lậu Thánh không phải căn, được gọi là căn Trừ. Xúc tưởng tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp chánh mạng, chánh thân trừ trong dĩ tri căn thì gọi là dĩ tri căn.

Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc?

Đáp: Có bảy căn là sắc, mười một căn chẳng phải sắc, bốn căn có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là bảy căn có sắc?

Đáp: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, gọi là bảy căn có sắc.

Mười một căn chẳng phải sắc là gì?

Đáp: Mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, gọi là mười một căn chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc?

Đáp: Tiến căn, vị tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc.

Sắc của Tiến căn là gì?

Đáp: Thân xuất phát vượt qua, gọi là sắc của Tiến căn.

Hỏi: Thế nào là Tiến căn chẳng phải sắc?

Đáp: Tâm xuất phát vượt qua, gọi là Tiến căn chẳng phải sắc.

Sắc của Vị tri, dục tri căn là gì?

Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là sắc của Vị tri, dục tri căn.

Hỏi: Thế nào là Vị tri, dục tri căn chẳng phải sắc?

Đáp: Tưởng, tư xúc tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là Vị tri, dục Tri căn chẳng phải sắc.

Sắc của Tri căn là gì?

Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là sắc của Tri căn.

Hỏi: Thế nào là tri căn chẳng phải sắc?

Đáp: Tưởng, xúc tư, tư duy giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, gọi là Tri căn chẳng phải sắc.

Sắc của Dĩ tri căn là sao?

Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là sắc của Dĩ tri căn.

Hỏi: Thế nào là Dĩ tri căn chẳng phải sắc?

Đáp: Tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, gọi là Dĩ tri căn chẳng phải sắc.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn có thể thấy, bao nhiêu căn không thể thấy?

Đáp: Tất cả đều không thể thấy.

Hai mươi hai căn, bao nhiêu căn có đối, bao nhiêu căn không có đối?

Đáp: Bảy căn có đối, mười lăm căn không có đối.

Hỏi: Thế nào là bảy căn có đối?

Đáp: Nhãn căn cho đến nam căn, là bảy căn có đối.

Mười lăm căn không có đối là gì?

Đáp: Mạng căn cho đến Dĩ tri căn, là mười lăm căn không có đối.

Trong hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn Thánh, bao nhiêu căn chẳng phải Thánh?

Đáp: Có tám căn là Thánh, mười một căn chẳng phải Thánh, ba căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là tám căn Thánh?

Đáp: Tín căn cho đến Dĩ tri căn gọi là tám căn Thánh.

Mười một căn chẳng phải Thánh là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn và Ưu căn, gọi là mười một căn chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là ba căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh?

Đáp: Hỷ căn, Xả căn, Ý căn, gọi là ba căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh.

Hỷ căn chẳng phải Thánh là gì?

Đáp: Vì Hỷ căn hữu lậu, nên là Hỷ căn chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là hỷ căn chẳng phải Thánh?

Đáp: Hỷ căn lạc chẳng phải của người Học và Vô học, mà là Ý Tiếp xúc sinh lạc thọ là hỷ căn chẳng phải Thánh.

Hỷ căn Thánh là gì?

Đáp: Hỷ căn vô lậu, là hỷ căn Thánh.

Hỏi: Thế nào là hỷ căn Thánh?

Đáp: Hỷ căn, Tín căn tương ưng với Ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn Thánh.

Hỷ căn Thánh là gì?

Đáp: Hỷ căn học, hoặc người Học, Vô học, lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người cũng như loài khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa kiết sử. Người kiến học, hoặc Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tưđà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, hoặc ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn Thánh.

Hỏi: Thế nào là Xả căn chẳng phải Thánh?

Đáp: Xả căn hữu lậu, gọi là Xả căn chẳng phải Thánh.

Xả căn chẳng phải Thánh là gì?

Đáp: Xả căn không phải của bậc Học, Vô học, mà nhãn tiếp xúc cảnh bất khổ bất lạc thọ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là xả căn Thánh?

Đáp: Xả căn vô lậu gọi là xả căn Thánh.

Xả căn Thánh là gì?

Đáp: Tín căn Xả căn tương ưng với ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn Thánh.

Hỏi: Thế nào là xả căn Thánh?

Đáp: Xả căn của Học, Vô học, người đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn Thánh.

Ý căn chẳng phải Thánh là gì?

Đáp: Ý căn hữu lậu gọi Ý căn chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là Ý căn chẳng phải Thánh?

Đáp: Thức thọ ấm, gọi là Ý căn chẳng phải Thánh.

Ý căn chẳng phải Thánh là gì?

Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của ý căn chẳng phải Học, và Vô học, gọi là Ý căn chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là Ý căn Thánh?

Đáp: Ý căn vô lậu gọi là ý căn Thánh.

Ý căn Thánh là thế nào?

Đáp: Tín căn Ý căn tương ưng với Ý giới, ý thức giới gọi là Ý căn Thánh.

Hỏi: Thế nào là ý căn Thánh?

Đáp: Ý căn của Học, Vô học, người đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc với ý giới, ý thức giới gọi là Ý căn Thánh. Hữu lậu, vô lậu, có ái, không có ái, có mong cầu, không có mong cầu, sẽ nhận lấy, sẽ không nhận lấy, có nhận lấy, không có nhận lấy, có vượt hơn, không có vượt hơn, cũng như thế.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu thọ, bao nhiêu không phải thọ?

Đáp: Có tám căn là thọ, tám căn chẳng phải thọ, sáu căn có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ.

Thế nào là tám căn có thọ?

Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn gọi là tám căn có thọ.

Tám căn chẳng phải thọ là gì?

Đáp: Tín căn cho đến Dĩ tri căn gọi là tám căn chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là sáu căn có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ?

Đáp: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, gọi là sáu căn có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ.

Lạc căn thọ là gì?

Lạc căn nội gọi là lạc căn thọ.

Hỏi: Thế nào là lạc căn thọ?

Đáp: Pháp nghiệp của lạc căn là báo do phiền não sinh ra thuộc một phần của ngã, nhãn tiếp xúc sinh lạc thọ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là lạc căn thọ.

Lạc căn chẳng phải thọ là gì?

Đáp: Như nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt thân xúc sinh lạc thọ ngoài lạc căn gọi là lạc căn chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là Khổ căn thọ?

Đáp: Trong Khổ căn, gọi là Khổ căn thọ.

Khổ căn thọ là gì?

Đáp: Pháp nghiệp của khổ căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc một phần của ngã, gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thân tiếp xúc sinh khổ thọ gọi là khổ căn thọ.

Hỏi: Thế nào là khổ căn chẳng phải thọ?

Đáp: Như nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân tiếp xúc sinh khổ thọ bên ngoài Khổ căn gọi là khổ căn chẳng phải thọ.

Hỷ căn thọ là gì?

Đáp: Là trong Hỷ căn, gọi là Hỷ căn thọ.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn thọ?

Đáp: Pháp nghiệp của Hỷ căn là báo do phiền não sinh ra thuộc một phần của ngã gồm ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn thọ.

Hỷ căn chẳng phải thọ là gì?

Đáp: Bên ngoài Hỷ căn gọi là Hỷ căn chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là hỷ căn chẳng phải thọ?

Đáp: Hỷ căn thiện, bất thiện, hoặc vô ký thì không phải là phần của ngã thâu gồm Ý tiếp xúc sinh lạc thọ thì gọi là hỷ căn chẳng phải thọ.

Ưu căn thọ là gì?

Đáp: Trong Ưu căn, gọi là Ưu căn thọ.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn thọ?

Đáp: Pháp nghiệp của ưu căn, là báo do phiền não sinh ra phần của Ngã thâu gồm Ý tiếp xúc sinh Khổ thọ thì gọi là Ưu căn thọ.

Hỏi: Thế nào là ưu căn chẳng phải thọ?

Đáp: Ngoài Ưu căn, gọi là ưu căn chẳng phải thọ.

Ưu căn chẳng phải thọ là gì?

Đáp: Ưu căn thiện, bất thiện, hoặc vô ký không phải là phần của Ngã thâu gồm Ý tiếp xúc sinh Khổ thọ gọi là ưu căn chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là Xả căn thọ?

Đáp: Trong Xả căn gọi là Xả căn thọ.

Xả căn thọ là gì?

Đáp: Pháp nghiệp của xả căn, là báo do phiền não sinh ra thuộc phần của ngã thâu gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc sinh bát khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn thọ.

Hỏi: Thế nào là Xả căn chẳng phải thọ?

Đáp: Ngoài Xả căn gọi là xả căn chẳng phải thọ.

Xả căn chẳng phải thọ là gì?

Đáp: Xả căn, nếu vô ký, thiện, bất thiện, không thộc phần ngã gồm thâu nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là Ý căn thọ?

Đáp: Trong Ý căn gọi là Ý căn thọ.

Ý căn thọ là gì?

Đáp: Pháp nghiệp của Ý căn là báo do phiền não sinh ra thuộc phần ngã gồm nhãn thức cho đến Ý thức gọi là Ý căn thọ.

Hỏi: Thế nào là ý căn chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu ngoài ý căn gọi là ý căn chẳng phải thọ.

Ý căn chẳng phải thọ là gì?

Đáp: Ý căn thiện, bất thiện, vô ký, không thuộc phần ngã gồm thâu nhãn thức, cho đến ý thức gọi là ý căn chẳng phải thọ. Trong, ngoài cũng như thế.

Hai mươi hai căn, bao nhiêu căn có báo, bao nhiêu căn không có báo?

Đáp: Một căn có báo, mười căn không có báo, mười một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo.

Hỏi: Thế nào là một căn có báo?

Đáp: Vị tri dục tri căn gọi là một căn có báo.

Mười căn không có báo là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn gọi là mười căn không có báo.

Hỏi: Thế nào là mười một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo?

Đáp: Trừ Vị tri dục tri căn, còn lại từ hỷ căn cho đến dĩ tri căn, gọi là mười một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo.

Hỷ căn có báo là gì?

Đáp: Pháp báo của hỷ căn, gọi là hỷ căn có báo.

Hỏi: Thế nào là hỷ căn có báo?

Đáp: Hỷ căn, trừ báo thiện, còn lại là ý thiện, bất thiện tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là hỷ căn có báo.

Hỷ căn không có báo là gì?

Đáp: Hỷ căn có báo, hoặc hỷ căn chẳng phải báo là không phải pháp báo, không phải ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là hỷ căn không có báo.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn có báo?

Đáp: Pháp báo của Ưu căn, gọi là Ưu căn có báo.

Ưu căn có báo là gì?

Đáp: ý thiện, bất thiện của Ưu căn tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là Ưu căn có báo.

Ưu căn không có báo là gì?

Đáp: Ưu căn hoặc báo, hoặc chẳng phải báo là không phải pháp báo, không phải ý tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là Ưu căn không có báo.

Hỏi: Thế nào là Xả căn có báo?

Đáp: Pháp báo của Xả căn, gọi là Xả căn có báo.

Xả căn có báo là gì?

Đáp: Xả căn, trừ báo thiện, còn lại là ý thiện, bất thiện của Xả căn tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn có báo.

Hỏi: Thế nào là Xả căn không có báo?

Đáp: Xả căn hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, là không phải pháp không phải nhãn nhỉ tị thiệt thân ý, tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ,gọi là Xả căn không có báo.

Ý căn có báo là gì?

Đáp: Pháp báo của Ý căn gọi là ý căn có báo.

Hỏi: Thế nào là Ý căn có báo?

Đáp: Trừ báo thiện của ý căn còn lại là, giới ý thức, giới ý thiện, bất thiện của ý căn, gọi là ý căn có báo.

Ý căn không có báo là gì?

Đáp: Báo hoặc chẳng phải báo của Ý căn, không phải pháp báo, không phải nhãn thức cho đến ý thức, gọi là Ý căn không có báo.

Hỏi: Thế nào là Tín căn có báo?

Đáp: Pháp báo của Tín căn, gọi là Tín căn có báo.

Tín căn có báo là gì?

Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, bậc Kiên tín, Kiên pháp, người và các loài thấy lỗi của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán khổ, tập, diệt, đạo chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não, người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, nếu thật là người hoặc thú hướng tín, nhập tín rốt ráo, nhập chân tín, lòng tin tịnh, gọi là tín căn có báo.

Hỏi: Thế nào là Tín căn không có báo?

Đáp: Báo của Tín căn gọi là Tín căn không có báo.

Tín căn không có báo là gì?

Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc tâm giải thoát liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài tín nhập rốt ráo tín, nhập chân tín, lòng tin tịnh, gọi là tín căn không có báo. Tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là Tri căn có báo?

Đáp: Pháp báo của Tri căn gọi là tri căn có báo.

Tri căn có báo là gì?

Đáp: Người Kiến học, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán Khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, được định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Tri căn có báo.

Hỏi: Thế nào là Tri căn không có báo?

Đáp: Báo của Tri căn gọi là Tri căn không có báo.

Tri căn không có báo là gì?

Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, với trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, sẽ được quả Samôn. Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Tri căn không có báo.

Hỏi: Thế nào là Dĩ tri căn có báo?

Đáp: Pháp báo của Dĩ tri căn, gọi là Dĩ tri căn có báo.

Dĩ tri căn có báo là gì?

Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo. Nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Dĩ tri căn có báo.

Hỏi: Thế nào là Dĩ tri căn không có báo?

Đáp: Báo của Dĩ tri căn gọi là Dĩ tri căn không có báo.

Dĩ tri căn không có báo là gì?

Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Dĩ tri căn không có báo.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là tâm, bao nhiêu căn chẳng phải tâm?

Đáp: Một căn là tâm, hai mươi mốt căn chẳng phải tâm.

Hỏi: Một căn thuộc tâm là sao?

Đáp: Ý căn là một căn thuộc tâm.

Hai mươi mốt căn chẳng phải tâm là thế nào?

Đáp: Trừ ý căn, tất cả căn còn lại đều chẳng phải tâm.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là tâm tương ưng, bao nhiêu căn chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Chín căn là tâm tương ưng, tám căn chẳng phải tâm tương ưng, một căn không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng, bốn căn có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là chín căn thuộc tâm tương ưng?

Đáp: Trừ Ý căn, Tiến căn còn lại từ Lạc căn cho đến Tuệ căn, gọi là chín căn thuộc tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là tám căn chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn, gọi là tám căn chẳng phải tâm tương ưng.

Một căn không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng là gì?

Đáp: Ý căn gọi là một căn không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Tiến căn, Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dĩ tri căn, gọi là bốn căn có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng.

Thế nào là tâm tương ưng của Tiến căn?

Đáp: Tâm sở của Tiến căn, tâm xuất phát vượt qua, gọi là tâm tương ưng của Tiến căn.

Tiến căn chẳng phải tâm tương ưng là sao?

Đáp: Tiến căn chẳng phải tâm sở, thân xuất phát vượt qua, gọi là Tiến căn chẳng phải tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng của Vị tri, dục tri căn?

Đáp: Vị tri, dục tri căn, nếu tâm sở tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm tương ưng của trị tri, dục tri căn.

Hỏi: Thế nào là Vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Do Vị tri, dục tri căn, chẳng phải tâm sở, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, nên gọi là Vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm tương ưng.

Thế nào là tâm tương ưng của Tri căn?

Đáp: Tri căn, nếu tâm sở tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm tương ưng của tri căn.

Hỏi: Thế nào là Tri căn chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Tri căn chẳng phải tâm sở, đắc quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải tâm tương ưng. Dĩ tri căn cũng như thế.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở?

Đáp: Có chín căn là tâm sở, chín căn chẳng phải tâm sở, bốn căn có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Thế nào là chín căn thuộc tâm sở?

Đáp: Trừ Ý căn và Tiến căn còn lại từ Lạc căn đến Tuệ căn gọi là chín căn thuộc tâm sở.

Chín căn chẳng phải tâm sở là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn, Ý căn, gọi là chín căn chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở?

Đáp: Tiến căn, Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dĩ tri căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.

Tâm sở Tiến căn là gì?

Đáp: Tiến căn, nếu duyên tâm xuất phát vượt qua gọi là tâm sở Tiến căn.

Thế nào là Tiến căn chẳng phải tâm sở?

Đáp: Tiến căn không phải duyên thân xuất phát vượt qua gọi là tiến căn chẳng phải tâm sở.

Tâm sở của Vị tri, dục tri căn là gì?

Đáp: Vị tri, dục tri căn duyên tưởng, xúc, tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm sở của Vị tri, dục tri căn.

Hỏi: Thế nào là Vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm sở?

Đáp: Vị tri, dục tri căn, không phải duyên chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm sở.

Tâm sở của Tri căn là gì?

Đáp: Tri căn duyên tưởng, xúc tư, tư duy giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm sở của Tri căn.

Hỏi: Thế nào là Tri căn chẳng phải tâm sở?

Đáp: Tri căn không phải duyên đắc quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải tâm sở. Dĩ tri căn cũng như thế.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là duyên, bao nhiêu căn không phải duyên?

Đáp: Mười căn là duyên, tám căn không phải duyên, bốn căn có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên.

Hỏi: Thế nào là mười căn là duyên?

Đáp: Trừ Tiến căn còn lại từ Lạc căn khác cho đến Tuệ căn và Ý căn, gọi là mười căn có duyên.

Tám căn không phải duyên là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn không phải duyên.

Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên?

Đáp: Tiến căn, Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dĩ tri căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên.

Duyên của Tiến căn là gì?

Đáp: Tâm sở của Tiến căn xuất phát, vượt qua, gọi là duyên của Tiến căn.

Hỏi: Thế nào là Tiến căn chẳng phải duyên?

Đáp: Tiến căn chẳng phải tâm sở thân xuất phát vượt qua, gọi là Tiến căn không phải duyên.

Duyên của Vị tri dục tri căn là gì?

Đáp: Vị tri dục tri căn, hoặc tâm sở tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là duyên của Vị tri, Dục tri căn.

Hỏi: Thế nào là Vị tri dục tri căn không phải duyên?

Đáp: Là chẳng phải tâm sở, mà là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh thân trừ của Vị tri dục tri căn gọi là Vị tri dục tri căn không phải duyên.

Duyên của Tri căn là gì?

Đáp: Là tâm sở tường, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là duyên của Tri căn.

Tri căn không phải duyên là gì?

Đáp: Tri căn chẳng phải tâm sở đắc quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là tri căn không phải duyên. Dĩ tri căn cũng như thế.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung?

Đáp: Mười căn là tâm chung, chín căn là tâm không chung, ba căn có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung.

Hỏi: Thế nào mười căn là tâm chung?

Đáp: Trừ Ý căn, Tiến căn còn lại từ Lạc căn đến Vị tri dục tri căn, gọi là mười căn có tâm chung.

Chín căn là tâm không chung là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn và Ý căn, gọi là chín căn có tâm không chung.

Hỏi: Thế nào là ba căn có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung?

Đáp: Tiến căn, Tri căn, Dĩ tri căn gọi ba căn có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung.

Đáp: Tâm chung của Tiến căn là gì?

Đáp: Nếu Tiến căn tùy tâm chuyển tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, tâm xuất phát vượt qua, gọi là tâm chung của Tiến căn.

Hỏi: Thế nào là tâm không chung của Tiến căn?

Đáp: Tiến căn không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thân xuất phát vượt qua, gọi là tâm không chung của Tiến căn.

Tâm chung của tri căn là thế nào?

Đáp: Tri căn tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, tưởng trụ chung, diệt chung, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là tâm chung của Tri căn.

Hỏi: Thế nào là tâm không chung của tri căn?

Đáp: Nếu Tri căn không tùy tâm chuyển biến, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là tâm không chung của tri căn. Dĩ tri căn cũng như thế. Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là nghiệp, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp?

Đáp: Mười chín căn chẳng phải nghiệp, ba căn có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là mười chín căn chẳng phải nghiệp?

Đáp: Nhãn căn cho đến Tuệ căn gọi là mười chín căn chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là ba căn có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp?

Đáp: Vị tri, dục tri căn, Tri căn, Dĩ tri căn, gọi là ba căn có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của Vị tri dục tri căn?

Đáp: Tư duy chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, gọi là nghiệp của Vị tri dục tri căn.

Vị tri dục tri căn chẳng phải nghiệp là gì?

Đáp: Xúc, tưởng, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng trừ, dục, tâm không buông lung, xả, chánh thân trừ, gọi là vi tri dục tri căn chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của Tri căn?

Đáp: Tư, chánh ngữ chánh nghiệp, chánh mạng, gọi là nghiệp của Tri căn.

Tri căn chẳng phải nghiệp là gì?

Đáp: Xúc tưởng tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chánh thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải nghiệp. Dĩ tri căn cũng như thế.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Có mười căn là nghiệp tương ưng, tám căn là chẳng phải nghiệp tương ưng, một căn có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, ba căn gồm ba phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng.

Thế nào là mười căn có nghiệp tương ưng?

Đáp: Trừ Tiến căn còn lại từ Lạc căn đến Tuệ căn và Ý căn, gọi là mười căn là nghiệp tương ưng.

Tám căn chẳng phải nghiệp tương ưng là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn chẳng phải nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một căn có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tiến căn gọi là một căn có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là ba căn gồm ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dĩ tri căn, gọi là ba căn có ba phần:

hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng.

Nghiệp tương ưng của tiến căn là sao?

Đáp: Tâm tương ưng tư của Tiến căn, xuất phát vượt qua, gọi nghiệp tương ưng của Tiến căn.

Tiến căn chẳng phải nghiệp tương ưng là sao?

Đáp: Tiến căn không phải tương ưng tư, thân xuất phát vượt qua, gọi là tiến căn chẳng phải nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của Vị tri dục tri căn?

Đáp: Tương ưng tư của Vị tri dục tri căn, xúc tưởng tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là nghiệp tương ưng của Vị tri dục tri căn.

Vị tri dục tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng là sao?

Đáp: Vị tri dục tri căn không phải tư tương ưng với chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Vị tri, Dục tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là Vị tri dục tri căn không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tư gọi là Vị tri dục tri căn, không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng.

Nghiệp tương ưng của Tri căn là gì?

Đáp: Tương ưng tư của Tri căn, xúc, tưởng, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là nghiệp tương ưng của Tri căn.

Hỏi: Thế nào là Tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tri căn không phải tương ưng tư, đắc quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng.

Tri căn không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng là gì?

Đáp: Tư gọi là Tri căn không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Dĩ tri căn cũng như thế.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn là nghiệp chung, bao nhiêu căn là nghiệp không chung?

Đáp: Mười hai căn có nghiệp chung, tám căn có nghiệp không chung, hai căn có hai phần: hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung.

Hỏi: Thế nào là mười hai căn có nghiệp chung?

Đáp: Lạc căn cho đến Vị tri dục tri căn gọi là mười hai căn có nghiệp chung.

Tám căn có nghiệp không chung là sao?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn có nghiệp không chung.

Hai căn có hai phần: hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung là sao?

Đáp: Tri căn, Dĩ tri căn, gọi là hai căn có hai phần: hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung.

Hỏi: Thế nào là nghiệp chung của Tri căn?

Đáp: Tri căn tùy nghiệp chuyển nghiệp chung sinh trụ chung, diệt chung, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là nghiệp chung của Tri căn.

Nghiệp không chung của Tri căn là gì?

Đáp: Tri căn không theo nghiệp chuyển nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, đắc quả, gọi là nghiệp không chung của Tri căn. Dĩ tri căn cũng như thế. Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là nhân, bao nhiêu căn chẳng phải nhân?

Đáp: Mười hai căn là nhân, tám căn chẳng phải nhân, hai căn có hai phần: hoặc nhân, hoặc phi nhân.

Hỏi: Thế nào là mười hai căn là nhân?

Đáp: Lạc căn cho đến Vị tri dục tri căn gọi là mười hai căn là nhân.

Tám căn chẳng phải nhân là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là hai căn có hai phần: hoặc nhân, hoặc phi nhân?

Đáp: Tri căn, Dĩ tri căn là hai căn có hai phần: hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là nhân của Tri căn có?

Đáp: Tri căn duyên, tri căn không phải duyên có báo, trừ đắc quả còn lại từ báo của tri căn: tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là nhân của Tri căn.

Tri căn chẳng phải nhân là sao?

Đáp: Tri căn không phải duyên, không có báo, nghiệp không chung, đắc quả, gọi là chẳng phải nhân của Tri căn.

Dĩ tri căn cũng như thế.

Hai mươi hai căn, bao nhiêu căn có nhân, bao nhiêu căn không có nhân?

Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả đều có đầu mối, tất cả có duyên, tất cả hữu vi.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng phải biết?

Đáp: Tất cả đều là biết, thấy, biết như sự.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu thức, bao nhiêu chẳng phải thức?

Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức như sự nhận thức.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu giải, bao nhiêu không phải giải?

Đáp: Tất cả đều là giải, như sự thấy biết.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu rõ biết, bao nhiêu không phải rõ biết?

Đáp: Tất cả đều là rõ biết, như sự thấy biết.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu là do đoạn mà trí biết, bao nhiêu là do chẳng phải đoạn mà trí biết?

Đáp: Mười tám căn chẳng phải đoạn mà trí biết, bốn căn có hai phần: hoặc do đoạn mà trí biết, hoặc chẳng phải đoạn mà trí biết.

Hỏi: Thế nào là mười tám căn chẳng phải đoạn mà trí biết?

Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn, Tín căn cho đến Dĩ tri căn, là mười tám căn chẳng phải đoạn mà trí biết.

Bốn căn có hai phần: hoặc đoạn mà trí biết, hoặc chẳng phải đoạn mà trí biết là sao?

Đáp: Đó là Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, gọi là bốn căn gồm hai phần: hoặc đoạn mà trí biết, hoặc không phải đoạn mà trí biết.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn do đoạn mà trí biết?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh lạc thọ của Hỷ căn bất thiện, gọi là Hỷ căn do đoạn mà trí biết.

Hỷ căn chẳng phải do đoạn mà trí biết là gì?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh lạc thọ của Hỷ căn thiện, vô ký, gọi là Hỷ căn chẳng phải do đoạn mà trí biết.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn do đoạn mà trí biết?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh khổ thọ của Ưu căn bất thiện, gọi là Ưu căn do đoạn mà trí biết.

Ưu căn chẳng phải đoạn mà trí biết là gì?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh khổ thọ của Ưu căn thiện, vô ký, gọi là Ưu căn chẳng phải do đoạn mà trí biết.

Hỏi: Thế nào là Xả căn do đoạn mà trí biết?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ của Xả căn bất thiện, gọi là Xả căn do đoạn mà trí biết.

Xả căn chẳng phải đoạn mà trí biết là gì?

Đáp: Nhãn tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ của xả căn thiện, vô ký, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn chẳng phải do đoạn mà trí biết.

Hỏi: Thế nào là ý căn do đoạn mà trí biết?

Đáp: Giới ý thức, giới ý của Ý căn bất thiện, gọi là ý căn do đoạn mà trí biết.

Ý căn chẳng phải đoạn mà trí biết là gì?

Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của ý căn thiện, vô ký, gọi là ý căn chẳng phải đoạn mà trí biết. Đoạn chẳng phải đoạn cũng như thế.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn là tu, bao nhiêu căn chẳng phải tu?

Đáp: Có tám căn là tu, mười căn chẳng phải tu. Bốn căn có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu.

Hỏi: Thế nào là tám căn là tu?

Đáp: Tín căn cho đến dĩ tri căn, gọi là tám căn là tu.

Mười căn chẳng phải tu là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn, gọi là mười căn chẳng phải tu.

Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu?

Đáp: Hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, gọi là bốn căn có hai phần:

hoặc tu, hoặc chẳng phải tu.

Hỷ căn tu là gì?

Đáp: Hỷ căn nếu thiện, ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn tu.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn chẳng phải tu?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh lạc thọ của hỷ căn không phải thiện và vô ký, gọi là Hỷ căn chẳng phải tu.

Ưu căn tu là sao?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh khổ thọ của ưu căn thiện, gọi là ưu căn tu.

Hỏi: Thế nào là ưu căn chẳng phải tu?

Đáp: Xúc ý khổ thọ của ưu căn bất thiện, vô ký, gọi là Ưu căn chẳng phải tu.

Xả căn tu là thế nào?

Đáp: Ý tiếp xúc sinh, bất khổ bất lạc thọ của Xả căn thiện, gọi là Xả căn tu.

Hỏi: Thế nào là Xả căn chẳng phải tu?

Đáp: Nhãn của Xả căn bất thiện, vô ký tếp xúc sinh, bất khổ bất lạc thọ và nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn chẳng phải tu.

Ý căn tu là gì?

Đáp: Giới ý, giới ý thức của ý căn thiện, gọi là ý căn tu.

Hỏi: Thế nào là ý căn chẳng phải tu?

Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của ý căn bất thiện, vô ký, gọi là ý căn chẳng phải tu.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là chứng, bao nhiêu căn không phải chứng?

Đáp: Tất cả đều chứng, như sự thấy biết.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu căn bất thiện, bao nhiêu căn vô ký?

Đáp: Tám căn là thiện, mười căn vô ký, bốn căn gồm ba phần: hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Thế nào là tám căn thiện?

Đáp: Từ Tín căn đến Dĩ tri căn, gọi là tám căn thiện.

Hỏi: Thế nào là mười căn vô ký?

Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn gọi là mười căn vô ký.

Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký?

Đáp: Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, gọi là bốn căn gồm ba phần:

hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Hỷ căn thiện là gì?

Đáp: Hỷ căn nếu tu Ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn thiện.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn bất thiện?

Đáp: Hỷ căn nếu đoạn, Ý tiếp xúc sinh lạc thọ gọi là hỷ căn bất thiện.

Hỷ căn vô ký là gì?

Đáp: Hỷ căn thọ nhận lạc thọ của xúc ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của hỷ căn, gọi là hỷ căn vô ký.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn thiện?

Đáp: Ưu căn nếu tu, Ý tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là ưu căn thiện.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn bất thiện?

Đáp: Ưu căn nếu đoạn, Ý tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là ưu căn bất thiện.

Ưu căn vô ký là gì?

Đáp: Ưu căn tiếp nhập khổ thọ của xúc ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của ưu căn, gọi là Ưu căn vô ký.

Hỏi: Thế nào là Xả căn thiện?

Đáp: Xả căn nếu tu, Ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn thiện.

Xả căn bất thiện là gì?

Đáp: Xả căn nếu đoạn, Ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn bất thiện.

Hỏi: Thế nào là Xả căn vô ký?

Đáp: Xả căn thọ nhận xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý bất khổ bất lạc thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của xả căn, gọi là xả căn vô ký.

Ý căn thiện là gì?

Đáp: Ý căn tu giới ý, giới ý thức, gọi là ý căn thiện.

Hỏi: Thế nào là ý căn bất thiện?

Đáp: Ý căn dứt giới ý, giới ý thức, gọi là ý căn bất thiện.

Ý căn vô ký là gì?

Đáp: Nếu ý căn thọ nhận nhãn thức cho đến ý thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của ý căn, gọi là ý căn vô ký.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là học, bao nhiêu căn Vô học, bao nhiêu chẳng phải học, chẳng phải Vô học?

Đáp: Có hai căn là Học, một căn là Vô học, mười một căn là chẳng phải học, chẳng phải Vô học, năm căn có hai phần: hoặc Học, hoặc Vô học, ba căn gồm ba phần: hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc chẳng phải học, chẳng phải Vô học.

Hai căn Học là gì?

Đáp: Vi tri dục tri căn và Tri căn gọi là hai căn Học.

Thế nào là một căn Vô học?

Đáp: Dĩ tri căn gọi là một căn Vô học.

Mười một căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học là gì?

Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn, Ưu căn, gọi là mười một căn chẳng phải học,chẳng phải Vô học.

Hỏi: Thế nào là năm căn có hai phần: hoặc Học, hoặc Vô học?

Đáp: Tín căn, Tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn, gọi là năm căn có hai phần: hoặc hoặc Học, hoặc Vô học.

Ba căn gồm ba phần: hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc chẳng phải học, chẳng phải Vô học là gì?

Đáp: Hỷ căn, Xả căn, Ý căn, gọi là ba căn gồm ba phần hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc chẳng phải học, chẳng phải Vô học.

Hỏi: Thế nào là Tín căn học?

Đáp: Người Hữu học chưa lìa kiết sử, tâm Thánh nhập Thánh đạo, nếu Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Bậc kiến học, hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát thì liền chứng quả Sa-môn, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tín nhập tín, rốt ráo tín, chân tín, nhập chân tín, tâm tịnh, gọi là tín căn học.

Tín căn Vô học là thế nào?

Đáp: Người Học muốn được A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tín nhập tín, rốt ráo nhập tín, chân nhập tín, tâm tịnh, gọi là Tín căn Vô học. Tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn học?

Đáp: Nếu Hỷ căn là pháp của bậc Thánh chẳng phải Vô học, gọi là Hỷ căn học.

Hỷ căn học là gì?

Đáp: Tín căn của Hỷ căn học tương ưng với lạc thọ của xúc ý, gọi là hỷ căn của bậc Học.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn học?

Đáp: Người Học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, hoặc kiên pháp và người, các loài thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Bậc Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Samôn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, hoặc thật là người, hoặc các loài có ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn Học.

Hỷ căn Vô học là gì?

Đáp: Hỷ căn, nếu của Thánh chẳng phải Học, thì gọi là Hỷ căn Vô học.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn Vô học?

Đáp: Tín căn của Vô học hỷ căn tương ưng với lạc thọ của xúc ý, gọi là Hỷ căn Vô học.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn Vô học?

Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, có lạc thọ của xúc ý, gọi là Hỷ căn Vô học.

Hỷ căn chẳng phải Học, chẳng phải Vô học là gì?

Đáp: Hỷ căn không phải lạc thọ xúc ý của bậc Thánh, gọi là Hỷ căn chẳng phải Học, chẳng phải Vô học.

Hỏi: Thế nào là Xả căn Học?

Đáp: Xả căn, nếu của Thánh chẳng phải Vô học, thì gọi là Xả căn Học.

Xả căn Học là thế nào?

Đáp: Tín căn của Xả căn Học tương ưng với bất khổ bất lạc của xúc ý, gọi là Xả căn Học.

Hỏi: Thế nào là Xả căn Học?

Đáp: Người Học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc các loài, có xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn Học.

Xả căn Vô học là gì?

Đáp: Xả căn bậc Thánh chẳng phải học, gọi là Xả căn Vô học.

Hỏi: Thế nào là Xả căn Vô học?

Đáp: Tín căn của xả căn Vô học tương ưng với bất khổ bất lạc của xúc ý, gọi là Xả căn Vô học.

Xả căn Vô học là gì?

Đáp: Người Vô học sắp được quả A-la-hán, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, có xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn Vô học.

Hỏi: Thế nào là xả căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học?

Đáp: Xả căn không phải xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ của bậc Thánh, xúc bất khổ bất lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý, gọi là xả căn chẳng phải Học, chẳng phải Vô học.

Ý căn Học là thế nào?

Đáp: Ý căn của bậc Thánh phichẳng phải Vô học, gọi là Ý căn Học.

Hỏi: Thế nào là Ý căn Học?

Đáp: Ý căn của bậc Thánh phi Vô học, gọi là ý căn học.

Ý căn học là gì?

Đáp: Tín căn của Ý căn Học tương ưng với giới ý, giới ý thức, gọi là Ý căn Học.

Hỏi: Thế nào là Ý căn Học?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc giới ý, giới ý thức, gọi là Ýcăn Học.

Ý căn Vô học là gì?

Đáp: Ý căn Thánh chẳng phải Học, gọi là Ý căn Vô học.

Hỏi: Thế nào là ý căn Vô học?

Đáp: Tín căn của ý căn Vô học tương ưng với giới ý thức, giới ý, gọi là ý căn Vô học.

Ý căn Vô học là gì?

Đáp: Người Vô học sắp được quả A-la-hán, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài với giới ý, giới ý thức, gọi là ý căn Vô học.

Hỏi: Thế nào là ý căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học?

Đáp: Ý căn không phải nhãn thức cho đến ý thức của thọ, ấm thức của bậc Thánh, gọi là ý căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn báo, bao nhiêu căn pháp báo, bao nhiêu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Có tám căn là báo, một căn là pháp báo, bảy căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hai căn có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, bốn căn gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là tám căn là báo?

Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn, gọi là tám căn là báo.

Một căn là pháp báo là sao?

Đáp: Vị tri dục tri căn gọi là một căn là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là bảy căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo?

Đáp: Trừ Vị tri dục tri căn, còn lại từ Tín căn đến Dĩ tri căn, gọi là bảy căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo.

Hai căn có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì?

Đáp: Lạc căn, khổ căn, gọi là hai căn có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, gọi là bốn căn gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của Tín căn?

Đáp: Tín căn không có báo, gọi báo của Tín căn.

Báo của Tín căn là gì?

Đáp: Người Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người Vô học sắp được quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tín nhập tín, rốt ráo, nhập tín, chân tín nhập chân, tín tâm tịnh, gọi báo của tín căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Tín căn?

Đáp: Tín căn có báo, gọi là pháp báo của Tín căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Tín căn?

Đáp: Người học lìa kiết sử tâm Thánh nhập đạo Thánh, Kiên tín, Kiên pháp, và người, các loài thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo chưa được, muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Vô học sắp được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc tín nhập tín, rốt ráo, nhập tín, chân tín, nhập chân tín, tâm tịnh, gọi là pháp báo của Tín căn. Tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn cũng như thế.

Báo của Tri căn là thế nào?

Đáp: Tri căn không có báo gọi là báo của Tri căn.

Hỏi: Thế nào là báo của tri căn?

Đáp: Người kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là báo của tri căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Tri căn?

Đáp: Tri căn có báo gọi là pháp báo của Tri căn.

Pháp báo của Tri căn là gì?

Đáp: Người Hữu học thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là pháp báo của tri căn.

Hỏi: Thế nào là báo của Dĩ tri căn?

Dĩ tri căn không có báo gọi là báo của Dĩ tri căn.

Báo của Dĩ tri căn là thế nào?

Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc Địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là báo của Dĩ tri căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Dĩ tri căn?

Đáp: Dĩ tri căn có báo gọi là pháp báo của Dĩ tri căn.

Pháp báo của Dĩ tri căn là gì?

Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc các loài với tưởng tư xúc tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng trừ dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, gọi là pháp báo của Dĩ tri căn.

Hỏi: Thế nào là báo của Lạc căn?

Đáp: Lạc căn thọ nhận gọi là báo của Lạc căn.

Báo của Lạc căn ra sao?

Đáp: Pháp nghiệp của lạc căn là báo do phiền não sinh ra thuộc về phần ngã, lạc thọ của xúc nhãn, lạc thọ của xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, gọi là báo của Lạc căn.

Hỏi: Thế nào là Lạc căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Lạc căn vô ký, không phải thuộc về phần ngã của lạc thọ của xúc nhãn, lạc thọ của xúc nhĩ, tỷ, thân, , gọi là lạc căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Báo của Khổ căn là gì?

Đáp: Khổ căn thọ nhận, gọi là báo của Khổ căn.

Hỏi: Thế nào là báo của Khổ căn?

Đáp: Pháp nghiệp của Khổ căn, là báo do phiền não sinh ra: khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhĩ, tỷ, thiệt thân, thuộc về phần ngã gọi là báo của Khổ căn.

Hỏi: Thế nào là Khổ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Khổ căn vô ký, không phải khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhĩ, tỷ, thiệt thuộc về phần ngã, gọi là Khổ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Báo của Hỷ căn là gì?

Đáp: Hỷ căn thọ nhận lạc thọ của xúc ý, báo thiện của Hỷ căn, gọi là báo của Hỷ căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Hỷ căn?

Đáp: Hỷ căn có báo gọi là pháp báo của Hỷ căn.

Pháp báo của Hỷ căn là gì?

Đáp: Trừ báo thiện của Hỷ căn còn lại là lạc thọ của xúc ý thiện, bất thiện của Hỷ căn, gọi là pháp báo của Hỷ căn.

Hỷ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì?

Đáp: Hỷ căn vô ký, không phải lạc thọ của xúc ý, thuộc về phần ngã, gọi là Hỷ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của Ưu căn?

Đáp: Ưu căn thọ nhận gọi là báo của Ưu căn.

Báo của Ưu căn là gì?

Đáp: Pháp nghiệp của Ưu căn là báo do phiền não sinh ra, khổ thọ của xúc ý thuộc về phần của ta, gọi là báo của Ưu căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Ưu căn?

Đáp: Ưu căn có báo gọi là pháp báo của Ưu căn.

Pháp báo của Ưu căn là gì?

Đáp: Khổ thọ của xúc ý thiện, bất thiện của Ưu căn, gọi là pháp báo của Ưu căn.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Ưu căn vô ký không phải khổ thọ của xúc ý thuộc về phần ngã, gọi là Ưu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của Xả căn?

Đáp: Xả căn thọ nhận xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý bất khổ bất lạc thọ, báo thiện của Xả căn, gọi là báo của Xả căn.

Pháp báo của Xả căn là sao?

Đáp: Xả căn có báo gọi là pháp báo của Xả căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Xả căn?

Đáp: Trừ báo thiện của Xả căn còn lại là bất khổ bất lạc thọ của xúc ý thiện, bất thiện của Xả căn, gọi là pháp báo của Xả căn.

Xả căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì?

Đáp: Xả căn vô ký không phải xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý bất khổ bất lạc thọ, thuộc về phần ngã gọi là Xả căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của Ý căn?

Đáp: Ý căn thọ nhận nhãn thức, cho đến ý thức, báo thiện của ý căn, gọi là báo của Ý căn.

Pháp báo của Ý căn là gì?

Đáp: Ý căn có báo gọi là pháp báo của Ý căn.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của Ý căn?

Đáp: Trừ báo thiện của Ý căn còn lại là giới ý thức, giới ý thiện, bất thiện của Ý căn, gọi là pháp báo của Ý căn.

Ý căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì?

Đáp: Nếu Ý căn vô ký không phải nhãn thức cho đến ý thức thuộc về phần ngã, gọi là Ý căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn kiến đoạn, bao nhiêu căn tư duy đoạn, bao nhiêu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Mười tám căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, bốn căn gồm ba phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là mười tám căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn, Tín căn, cho đến Dĩ tri căn, gọi là mười tám căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, là bốn căn gồm có ba phần:

hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của Hỷ căn?

Đáp: Bất thiện của hỷ căn không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn phiền não tương ưng xúc ý lạc thọ, gọi là kiến đoạn của Hỷ căn.

Tư duy đoạn của Hỷ căn là sao?

Đáp: Hỷ căn bất thiện không phải kiến đoạn tư duy đoạn xúc ý lạc thọ tương ưng với phiền não, gọi là tư duy đoạn của hỷ căn.

Hỷ căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn là gì?

Đáp: Xúc ý lạc thọ thiện của vô ký, Hỷ căn, gọi là Hỷ căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của Ưu căn?

Đáp: Ưu căn bất thiện, không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn khổ thọ của xúc ý tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của Ưu căn.

Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Ưu căn?

Đáp: Ưu căn bất thiện, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn xúc ý khổ thọ tương ưng với phiền não, gọi là tư duy đoạn của Ưu căn.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Xúc ý khổ thọ thiện, vô ký của Ưu căn, gọi là Ưu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Kiến đoạn của Xả căn là gì?

Đáp: Xả căn bất thiện, không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn tương ưng với phiền não xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là kiến đoạn của Xả căn.

Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Xả căn?

Đáp: Xả căn bất thiện, không phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn tương ưng với phiền não xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là tư duy đoạn của Xả căn.

Hỏi: Thế nào là Xả căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý bất khổ bất lạc thọ của Xả căn thiện, vô ký, gọi là Xả căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Kiến đoạn của Ýcăn là gì?

Đáp: Ý căn bất thiện, không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn tương ưng với phiền não, ý giới, ý thức, gọi là kiến đoạn của Ýcăn.

Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Ý căn?

Đáp: Ý căn tương ưng với bất thiện, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, tương ưng với phiền não, giới ý, giới ý thức, gọi là tư duy đoạn của Ý căn.

Ý căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn là gì?

Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của Ý căn thiện, vô ký, gọi là Ýcăn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu căn là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Có chín căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, có mười ba căn gồm cả ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là chín căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Lạc căn, Tín căn, cho đến Dĩ tri căn, gọi là chín căn chẳng

phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là mười ba căn gồm ba phần, hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Trừ Lạc căn còn lại từ Nhãn căn đến Ý căn, gọi là mười ba căn gồm ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn.

Nhân kiến đoạn của Nhãn căn là thế nào?

Đáp: Pháp báo kiến đoạn của Nhãn căn là Nhãn căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là nhân của kiến đoạn của Nhãn căn.

Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của Nhãn căn?

Đáp: Nhãn căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, pháp báo tư duy đoạn của Nhãn căn, gọi là nhân của tư duy đoạn của Nhãn căn.

Hỏi: Thế nào là Nhãn căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Pháp báo thiện của nhãn căn là Nhãn căn trong cõi người, trên cõi trời, gọi là Nhãn căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn, nữ căn, nam căn cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là nhân của kiến đoạn của Khổ căn?

Đáp: Khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhĩ, tỷ, thiệt thân, báo pháp kiến đoạn của Khổ căn, gọi là nhân của kiến đoạn của Khổ căn.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Khổ căn?

Đáp: Khổ căn, hoặc khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhĩ, tỷ, thiệt thân, pháp báo của tư duy đoạn, gọi là nhân tư duy đoạn của Khổ căn.

Hỏi: Thế nào là Khổ căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Pháp báo thiện của Khổ căn, khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của khổ căn, gọi là Khổ căn không phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của Hỷ căn?

Đáp: Hỷ căn nếu là lạc thọ xúc ý của kiến đoạn, thì gọi là nhân kiến đoạn của Hỷ căn.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Hỷ căn?

Đáp: Xúc ý lạc thọ tư duy đoạn của Hỷ căn, gọi là nhân tư duy đoạn của Hỷ căn.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Pháp báo thiện của Hỷ căn, nếu Hỷ căn lạc thọ xúc ý, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là Hỷ căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của Ưu căn?

Đáp: Kiến đoạn của Ưu căn là khổ thọ xúc ý, pháp báo kiến đoạn của Ưu căn, gọi là nhân kiến đoạn của Ưu căn.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Ưu căn?

Đáp: Tư duy đoạn của Ưu căn là khổ thọ xúc ý, pháp báo tư duy đoạn của Ưu căn, gọi là nhân tư duy đoạn của Ưu căn.

Hỏi: Thế nào là Ưu căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Ưu căn thiện, báo pháp của ưu căn thiện, khổ thọ xúc ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của Ưu căn, gọi là Ưu căn không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của Xả căn?

Đáp: Kiến đoạn của Xả căn, xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, báo pháp kiến đoạn của Xả căn, gọi là nhân của kiến đoạn của Xả căn.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Xả căn?

Đáp: Tư duy đoạn của Xả căn, xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, báo pháp tư duy đoạn của Xả căn, gọi là nhân của tư duy đoạn của Xả căn.

Hỏi: Thế nào là Xả căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Xả căn thiện, pháp báo thiện của Xả căn, xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, bất khổ bất lạc thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của Xả căn, gọi là Xả căn không phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Nhân kiến đoạn của Ý căn là gì?

Đáp: Kiến đoạn của Ý căn, nhãn thức cho đến ý thức, pháp báo kiến đoạn của Ý căn, gọi là nhân kiến đoạn của Ý căn.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Ý căn?

Đáp: Tư duy đoạn của Ý căn, nhãn thức cho đến ý thức, pháp báo tư duy đoạn của Ý căn, gọi là nhân của tư duy đoạn của Ý căn.

Hỏi: Thế nào là Ý căn không phải nhân của kiến đoạn, không

phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Ý căn thiện, pháp báo của Ý căn thiện, nhãn thức cho đến ý thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của Ý căn, gọi là Ý căn không phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu căn hệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu căn không hệ thuộc?

Đáp: Sáu căn hệ thuộc cõi Dục, tám căn không hệ thuộc, bốn căn có hai phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại, một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc, hai căn gồm bốn phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là sáu căn hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Tỷ căn, Thiệt căn, Nữ căn, Nam căn, Khổ căn, Ưu căn, gọi là sáu căn hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là tám căn không hệ thuộc?

Đáp: Tín căn cho đến Dĩ tri căn, gọi là tám căn không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Nhãn căn, Nhĩ căn, Thân căn, Lạc căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Mạng căn gọi là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc?

Đáp: Hỷ căn gọi là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là hai căn gồm bốn phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc?

Đáp: Xả căn, Ý căn, là hai căn gồm bốn phần hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là Nhãn căn hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Nhãn căn dục lậu, Nhãn căn hữu lậu, gọi là Nhãn căn hệ thuộc cõi Dục.

Nhãn căn hệ thuộc cõi Sắc là gì?

Đáp: Nhãn căn sắc lậu, Nhãn căn hữu lậu, gọi là Nhãn căn hệ thuộc cõi Sắc. Nhĩ căn, Thân căn cũng như vậy.

Hỏi: Thế nào là Lạc căn hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Lạc căn dục lậu hữu lậu, lạc thọ của xúc nhãn, lạc thọ xúc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, gọi là Lạc căn hệ thuộc cõi Dục.

Lạc căn hệ thuộc cõi Sắc là gì?

Đáp: Sắc lậu của Lạc căn, lạc thọ của xúc nhãn lạc thọ của xúc nhĩ, thân hữu lậu, gọi là Lạc căn hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là Mạng căn hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Dục lậu của Mạng căn, thọ dục hành hữu lậu, gọi là Mạng căn hệ thuộc cõi Dục.

Mạng căn hệ thuộc cõi Sắc là gì?

Đáp: Sắc lậu của Mạng căn, tuổi thọ của sắc hành hữu lậu, gọi là Mạng căn hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là Mạng căn hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Vô sắc lậu của Mạng căn, tuổi thọ của hành vô sắc hữu lậu, gọi là Mạng căn hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là hỷ căn hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Dục lậu của Hỷ căn, lạc thọ của xúc ý hữu lậu, gọi là Hỷ căn hệ thuộc cõi Dục.

Hỷ căn hệ thuộc cõi Sắc là gì?

Đáp: Sắc lậu của Hỷ căn, lạc thọ của xúc ý hữu lậu, gọi là Hỷ căn hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là Hỷ căn không hệ thuộc?

Đáp: Hỷ căn Thánh, lạc thọ xúc ý vô lậu, gọi là Hỷ căn không hệ thuộc.

Xả căn hệ thuộc cõi Dục là gì?

Đáp: Dục lậu của Xả căn, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhãn, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân hữu lậu, gọi là xả căn hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là Xả căn hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Xả căn, nếu sắc lậu, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhãn hữu lậu, bất khổ bất lạc thọ của xúc ý, xúc nhĩ, thân, gọi là xả căn hệ thuộc cõi Sắc.

Xả căn hệ thuộc cõi Vô sắc là gì?

Đáp: Xả căn Vô sắc lậu, xúc ý hữu lậu bất khổ bất lạc thọ, gọi là

xả căn hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là Xả căn không hệ thuộc?

Đáp: Xả căn Thánh, giới ý thức, giới ý vô lậu, xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn không hệ thuộc.

Ý căn hệ thuộc cõi Dục là gì?

Đáp: Ý căn dục lậu, nhãn thức hữu lậu, cho đến ý thức, gọi là Ý căn lệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là Ý căn hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Ý căn sắc lậu, nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, ý thức hữu lậu, gọi là ý căn hệ thuộc cõi Sắc.

Ý căn hệ thuộc cõi Vô sắc là gì?

Đáp: Ý căn Vô sắc lậu, giới ý thức, giới ý hữu lậu, gọi là Ý căn hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là Ý căn không hệ thuộc?

Đáp: Giới ý thức, giới ý vô lậu của Ý căn Thánh, gọi là Ý căn không hệ thuộc.

Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn quá khứ, bao nhiêu căn vị lai, bao nhiêu căn hiện tại, bao nhiêu căn không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?

Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Thế nào là Nhãn căn quá khứ?

Đáp: Nhãn căn sinh rồi diệt gọi là quá khứ.

Nhãn căn vị lai là gì?

Đáp: Nhãn căn chưa sinh, chưa có ra, gọi là vị lai.

Hỏi: Thế nào là nhãn căn hiện tại?

Đáp: Nhãn căn sinh chưa diệt, gọi là hiện tại.

Nhĩ căn cho đến Dĩ tri căn cũng như thế.