LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 3
Phẩm 3: PHẨM ẤM THUỘC PHẦN VẤN
Hỏi: Có bao nhiêu ấm?
Đáp: Có năm ấm.
Hỏi: Năm ấm là gì?
Đáp: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.
Sắc ấm là gì?
Đáp: Như sắc pháp đó gọi là sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm?
Đáp: Mười sắc nhập, hoặc pháp nhập nơi sắc thì gọi là sắc ấm.
Sắc ấm là gì?
Đáp: Là bốn đại, hoặc sắc do bốn đại tạo ra thì gọi là sắc ấm.
Sắc ấm là thế nào?
Đáp: Ba hành sắc, sắc có thể thấy, có đối, sắc có đối không thể thấy, sắc không có đối không thể thấy, đó gọi là sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm?
Đáp: Nếu sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp, cao, xa, gần, gọi là sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc pháp?
Đáp: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, sắc, thanh, hương vị xúc nhập. Thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân, miệng hữu lậu, giới không có giáo. Thân hữu lậu tiến thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, đó gọi là sắc pháp.
Hỏi: Thế nào là mười sắc nhập?
Đáp: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, sắc, thanh, hương, vị, xúc nhập, gọi là mười sắc nhập.
Hỏi: Thế nào là sắc của pháp nhập?
Đáp: Thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân, miệng
giới hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc của pháp nhập.
Bốn đại gồm có gì?
Đáp: Gồm Địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, gọi là bốn đại.
Sắc do bốn đại tạo ra là gì?
Đáp: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc do bốn đại tạo ra.
Sắc có đối có thể thấy là gì?
Đáp: Đó là Sắc nhập, được gọi là sắc có đối có thể thấy.
Sắc có đối không thể thấy là những gì?
Đáp: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thanh, hương, vị xúc nhập, gọi là sắc có đối không thể thấy.
Sắc không có đối không thể thấy là gì?
Đáp: Thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc không có đối, không thể thấy.
Sắc quá khứ là gì?
Đáp: Nếu sắc sinh rồi diệt, gọi là sắc quá khứ.
Sắc vị lai là thế nào?
Đáp: Nếu sắc chưa sinh, chưa xuất ra, đó gọi là sắc vị lai.
Sắc hiện tại là gì?
Đáp: Nếu sắc đã sinh, chưa diệt, gọi là sắc hiện tại.
Sắc nội là gì?
Đáp: Nếu sắc là thọ thì gọi là sắc nội.
Sắc ngoại là gì?
Đáp: Nếu sắc không phải thọ thì gọi là sắc ngoại.
Sắc thô là gì?
Đáp: Nếu sắc lệ thuộc cõi Dục, gọi là sắc thô.
Hỏi: Thế nào là sắc tế?
Đáp: Nếu sắc lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là sắc tế.
Hỏi: Thế nào là sắc thấp kém?
Đáp: Nếu sắc bất thiện, hoặc là pháp báo của sắc bất thiện, nếu sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, sắc không vừa ý thì gọi là sắc thấp kém.
Sắc cao thượng là gì?
Đáp: Nếu sắc thiện, hoặc pháp báo của sắc thiện, hoặc sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, sắc vừa ý, gọi là sắc cao thượng.
Sắc xa là gì?
Đáp: Nếu các sắc xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần bên, gọi là sắc xa.
Sắc gần là thế nào?
Đáp: Nếu sắc gần nhau, rất gần nhau, gần sát bên nhau thì gọi là sắc gần.
Thọ ấm là gì?
Đáp: Một thọ, thọ ấm, nếu tâm thọ, đó gọi là thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm?
Đáp: Hai thọ thọ ấm: thân thọ, tâm thọ, đó gọi là thọ ấm.
Thọ ấm là gì?
Ba thọ thọ ấm: Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ, đó gọi là thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm?
Đáp: Bốn thọ thọ ấm: Thọ lệ thuộc cõi Dục, thọ lệ thuộc cõi Sắc, thọ lệ thuộc cõi Vô sắc, thọ không lệ thuộc, gọi là thọ ấm.
Thọ ấm là gì?
Đáp: Năm thọ thọ ấm: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, gọi là thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm?
Đáp: Sáu thọ thọ ấm: Nhãn xúc thọ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, xúc thọ, đó gọi là thọ ấm.
Thọ ấm là gì?
Đáp: Bảy thọ thọ ấm: Thọ tương ưng với nhãn thức giới, thọ tương ưng với giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân, giới, ý thức, gọi là thọ ấm.
Thọ ấm là thế nào?
Đáp: Mười tám ý hành và ý thọ khác, đó gọi là thọ ấm.
Thọ ấm là gì?
Đáp: Ba mươi sáu câu tôn và ý thọ khác, đó gọi là thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thọ ấm?
Đáp: Một trăm lẻ tám thọ và ý thọ khác, đó gọi là thọ ấm.
Thọ ấm là gì?
Đáp: Nếu thọ quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp
kém, vượt hơn, xa, gần, gọi là thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là thân thọ?
Đáp: Nếu thọ tương ưng với thân thức, đó gọi là thân thọ.
Tâm thọ là gì?
Đáp: Nếu thọ tương ưng với ý thức, đó gọi là Tâm thọ.
Thân thọ là gì?
Đáp: Nếu thọ tương ưng với năm thức thân: là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, gọi là thân thọ.
Tâm thọ là gì?
Đáp: Nếu thọ tương ưng với ý thức, đó gọi là tâm thọ.
Lạc thọ là thế nào?
Đáp: Nếu lạc thọ của thân, tâm, đó gọi là lạc thọ.
Khổ thọ là gì?
Đáp: Nếu khổ thọ của thân, tâm đó gọi là khổ thọ.
Hỏi: Thế nào là phi khổ, phi lạc thọ?
Đáp: Nếu thân, tâm chẳng phải khổ, chẳng phải lạc thọ, gọi là phi khổ, phi lạc thọ.
Thọ lệ thuộc cõi Dục là gì?
Đáp: Nếu thọ (thọ nhận) dục lậu, hữu lậu, gọi là thọ lệ thuộc cõi Dục.
Thọ lệ thuộc cõi Sắc là gì?
Đáp: Nếu thọ sắc lậu hữu lậu, đó gọi là thọ lệ thuộc cõi Sắc.
Thọ lệ thuộc cõi Vô sắc là gì?
Đáp: Nếu thọ Vô sắc lậu hữu lậu, đó gọi là thọ lệ thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Thế nào là thọ không lệ thuộc?
Đáp: Nếu thọ vô lậu của bậc Thánh, gọi là thọ không lệ thuộc.
Lạc căn là gì?
Đáp: Nếu lạc thọ của thân, lạc thọ của nhãn xúc, lạc giới, lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt thân xúc, gọi là lạc căn.
Khổ căn là thế nào?
Đáp: Nếu khổ thọ của thân, khổ thọ của nhãn xúc, khổ giới, khổ thọ cũa nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc, gọi là khổ căn.
Hỷ căn là gì?
Đáp: Nếu lạc thọ của thân, tâm, lạc thọ của ý xúc là giới hỷ, gọi là hỷ căn.
Ưu căn là gì?
Đáp: Nếu khổ thọ của thân, tâm, khổ thọ của ý xúc là giới ưu, gọi là ưu căn.
Hỏi: Thế nào là xả căn?
Đáp: Nếu thân, tâm phi khổ, phi lạc thọ, phi khổ, phi lạc thọ của nhãn xúc, phi khổ, phi lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là giới xả, gọi là xả căn.
Thọ của nhãn xúc là gì?
Đáp: Nếu thọ tương ưng với nhãn thức, gọi là thọ nhãn xúc.
Hỏi: Thế nào là thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc?
Nếu thọ tương ưng với ý thức thì gọi là thọ của ý xúc.
Thọ của nhãn xúc là gì?
Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, sinh ra nhãn thức. Ba pháp hòa hợp xúc duyên xúc thọ, gọi là thọ của nhãn xúc.
Hỏi: Thế nào là thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc?
Đáp: Duyên ý, duyên pháp, sinh ra ý thức. Ba pháp hòa hợp xúc duyên xúc thọ, gọi là thọ của ý xúc.
Hỏi: Thế nào là thọ tương ưng với nhãn thức giới?
Đáp: Nếu thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với nhãn thức giới, gọi là thọ tương ưng với nhãn thức giới.
Hỏi: Thế nào là thọ tương ưng với giới ý thức, giới nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý?
Đáp: Nếu thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với giới ý thức, gọi là thọ tương ưng với giới ý thức.
Hỏi: Thế nào là mười tám ý hành?
Đáp: Đó là sáu hỷ, hành sáu ưu, hành sáu xả hạnh, sáu hỷ hạnh, sáu ưu hạnh, sáu xả hạnh như thế, gọi là mười tám ý hành.
Hỏi: Thế nào là trừ mười tám ý hành, ý thọ khác?
Đáp: Trừ mười tám ý hành, ý thọ khác, gọi là trừ mười tám ý hành, ý thọ khác.
Hỏi: Thế nào là ba mươi sáu câu tôn?
Đáp: Dựa vào sáu tham hỷ, dựa vào sáu xuất ly hỷ. Dựa vào sáu tham ưu, dựa vào sáu xuất ly ưu. Dựa vào sáu tham xả, dựa vào sáu xuất ly xả.
Dựa vào sáu tham hỷ là gì?
Đáp: Mắt biết sắc, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc tương ưng với dục nhiễm, đang được, sẽ được, đã được, quá khứ đổi thay, tiêu diệt, nhớ nghĩ sinh ra nỗi mừng, vui mừng như thế, gọi là dựa vào tham hỷ. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp, yêu, mừng vừa ý, yêu pháp tương ưng với dục nhiễm, đang được, sẽ được đã được, quá khứ đã biến diệt, nhớ nghĩ lại, sinh ra vui mừng. Sinh vui mừng như thế gọi là dựa vào tham hỷ, gọi là dựa vào sáu tham hỷ.
Dựa vào sáu xuất ly hỷ là gì?
Đáp: Sắc không có ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật sắc quá khứ vô thường, khổ, đổi thay như thế, quán như thật, sinh ra hỷ. Hỷ như thế, gọi là nương tựa xuất ly hỷ. Thanh, hương, vị, xúc, pháp không có ngã, biết vô thường, đổi thay khác, lìa dục, diệt, quán như thật pháp quá khứ như thế là vô thường, khổ, đổi thay. Quán như thật sinh ra hỷ, hỷ như thế, gọi là nương tựa xuất ly hỷ, đó gọi là dựa vào sáu xuất ly hỷ.
Dựa vào sáu tham ưu là gì?
Đáp: Mắt biết sắc, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc tương ưng với dục nhiễm, chưa được, sẽ được, đã được, thì đổi thay, diệt mất, nhớ nghĩ, sinh lo. Lo lắng như thế, gọi là dựa vào sự tham ưu. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp, yêu, mừng vừa ý, yêu pháp tương ưng với dục nhiễm, nay chưa được, sẽ được, đã được, biến đổi, tiêu diệt, nhớ nghĩ sinh ra ưu, ưu như thế, gọi là nương tựa tham ưu, tức gọi là dựa vào sáu tham ưu.
Dựa vào sáu xuất ly ưu là gì?
Đáp: Sắc vô ngã, biết vô thường biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật sắc quá khứ, sắc như đây là vô thường, khổ, đổi thay. Quán như thật rồi, đối với pháp thù thắng giải thoát vắng lặng, rất mong cầu đến lúc nào đó sẽ chứng nhập, như công hạnh các bậc Thánh đã thành tựu, duyên quán này sinh ra lo lắng. Sự lo lắng như thế được gọi là dựa vào sáu xuất ly ưu. Thanh, hương, vị, xúc pháp vô ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật pháp quá khứ như thế là vô thường, khổ, đổi thay. Quán như thật rồi, đối với pháp cao đẹp của giải thoát vắng lặng, rất mong cầu, đến một lúc nào đó sẽ chứng nhập, như các bậc Thánh đã thành tựu công hạnh. Duyên vào quán này mà sinh âu lo. Sự lo âu như thế, tức là dựa vào xuất ly ưu, đó gọi là dựa vào sáu xuất ly ưu.
Dựa vào sáu tham xả là gì?
Đáp: Mắt thấy sắc, người phàm phu sinh ra xả, ngu si như trẻ con, không thấy lỗi lầm tai hại, không biết báo. Như thế, không biết được xả, đối với sắc không có phương tiện, gọi là dựa vào tham, xa. Mắt thấy sắc, người phàm phu sinh ra xả, ngu si như trẻ con, không thấy lỗi lầm tai hại, không biết quả báo. Như thế, không biết được xả bỏ, đối với pháp không có phương tiện, đó gọi là dựa vào tham mà xả, gọi là dựa vào sáu tham xả.
Nương tựa sáu xuất ly xả là gì?
Đáp: Sắc vô ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật sắc quá khứ, sắc như thế là vô thường, khổ, biến đổi khác. Quán như thật rồi, sinh xả. Như thế, biết được xả đối với sắc có phương tiện, đó gọi là nương tựa xuất ly, xả. Thanh, hương, vị xúc pháp vô ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, tiêu diệt. Quán như thật pháp quá khứ như thế, là vô thường, khổ đổi thay khác. Quán như thật rồi, sinh xả. Như thế, biết được xả, đối với pháp có phương tiện, gọi là dựa vào sáu xuất ly xả.
Dựa vào sáu tham sinh hỷ, nương tựa sáu xuất ly sinh hỷ, như thế, dựa vào sáu tham ưu, dựa vào sáu xuất ly ưu, như thế, dựa vào sáu tham xả, dựa vào sáu xuất ly xả, như thế, hòa hợp như thế gọi là ba mươi sáu câu tôn.
Trừ ba mươi sáu câu tôn, ý thọ khác là gì?
Đáp: Trừ ba mươi sáu câu tôn, ý thọ khác, gọi là trừ ba mươi sáu câu tôn, ý thọ khác.
Một trăm lẻ tám thọ là gì?
Đáp: Ba mươi sáu câu tôn quá khứ, ba mươi sáu câu tôn vị lai, ba mươi sáu câu tôn hiện tại. Hòa hợp như thế, gọi là một trăm lẻ tám thọ.
Hỏi: Thế nào là trừ một trăm lẻ tám thọ, ý, thọ khác?
Đáp: Trừ một trăm lẻ tám thọ, ý thọ khác, gọi là trừ một trăm lẻ tám thọ, ý thọ khác.
Thọ quá khứ là gì?
Đáp: Nếu thọ sinh rồi diệt, gọi là thọ quá khứ.
Thọ vị lai là gì?
Đáp: Nếu thọ chưa sinh, chưa xuất, gọi là thọ vị lai.
Thọ hiện tại là gì?
Đáp: Nếu thọ sinh chưa diệt đó gọi là thọ hiện tại.
Hỏi: Thế nào là thọ trong?
Đáp: Nếu thọ là thọ, đó gọi là thọ trong.
Hỏi: Thế nào là thọ ngoài?
Đáp: Nếu thọ chẳng phải thọ, gọi là thọ ngoài.
Thọ thô là gì?
Đáp: Nếu thọ lệ thuộc cõi Dục, gọi là thọ thô.
Thọ tế là gì?
Đáp: Nếu thọ lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là thọ tế.
Thọ thấp kém là gì?
Đáp: Nếu thọ bất thiện, nếu thọ pháp báo bất thiện, nếu thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là thọ thấp kém.
Thọ cao đẹp hơn là gì?
Đáp: Nếu thọ báo của pháp thiện, hoặc thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, gọi là thọ cao đẹp hơn.
Thọ xa là gì?
Đáp: Nếu thọ các thọ xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần kề bên nhau, gọi là thọ xa.
Thọ gần là gì?
Đáp: Nếu thọ gần nhau, rất gần với nhau, gần bên nhau, đó gọi là thọ gần.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm?
Đáp: Một tưởng là tưởng ấm, nếu tưởng thức tưởng, rốt ráo thức tưởng, gọi là Tưởng ấm.
Tưởng ấm là gì?
Đáp: Hai tưởng là tưởng ấm: Tưởng tương ưng với thân thọ, tưởng tương ưng với tâm thọ đó gọi là tưởng ấm.
Thế nào là tưởng ấm?
Đáp: Ba tưởng là tưởng ấm: Tưởng tương ưng với lạc thọ, tưởng tương ưng với khổ thọ, tưởng tương ưng với phi khổ, phi lạc thọ, đó gọi là tưởng ấm.
Tưởng ấm là gì?
Đáp: Bốn tưởng là tưởng ấm: Tưởng lệ thuộc cõi Dục, tưởng lệ thuộc cõi Sắc, tưởng lệ thuộc cõi Vô sắc và tưởng không lệ thuộc tưởng, đó gọi là tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm?
Đáp: Năm tưởng là tưởng ấm: Tưởng tương ưng với lạc căn, tưởng tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, đó gọi là tưởng ấm.
Tưởng ấm là gì?
Đáp: Sáu tưởng là tưởng ấm: tưởng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm?
Đáp: Bảy tưởng là tưởng ấm: tưởng tương ưng với nhãn thức giới, tưởng tương ưng với giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, giới ý thức, đó gọi là tưởng ấm.
Tưởng ấm là gì?
Đáp: Tưởng tương ưng với mười tám ý hành, và thức tưởng các tưởng khác, của rốt ráo là thức tưởng, đó gọi là tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm?
Đáp: Tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn và thức tưởng, của tưởng khác là thức tưởng rốt ráo, đó gọi là Tưởng ấm.
Tưởng ấm là gì?
Đáp: Tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ và thức tưởng, của tưởng khác là thức tưởng rốt ráo, gọi là tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm?
Đáp: Nếu tưởng quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp, cao, xa, gần, gọi là tưởng ấm.
Tưởng tương ưng với thân thọ là gì?
Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với thân thọ, gọi là tưởng tương ưng với thân thọ.
Tưởng tương ưng với tâm thọ là gì?
Đáp: Nếu tưởng với tâm thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với tâm thọ.
Tưởng tương ưng với tâm thọ là gì?
Đáp: Nếu tưởng với tâm thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với tâm thọ.
Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với lạc thọ?
Đáp: Nếu tưởng và lạc thọ cùng sanh cùng, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là tưởng tương ưng với lạc thọ.
Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với khổ thọ, phi lạc phi khổ thọ?
Đáp: Nếu tưởng và khổ thọ, phi lạc phi khổ thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với khổ thọ, phi lạc phi khổ thọ.
Tưởng lệ thuộc cõi Dục là gì?
Đáp: Nếu tưởng dục lậu, hữu lậu, đó gọi là tưởng lệ thuộc cõi Dục.
Tưởng lệ thuộc cõi Sắc là gì?
Đáp: Nếu tưởng là hữu lậu, sắc lậu, đó gọi là tưởng lệ thuộc cõi Sắc.
Tưởng lệ thuộc cõi Vô sắc là gì?
Đáp: Nếu tưởng là hữu lậu, vô sắc lậu, đó gọi là tưởng lệ thuộc cõi Vô sắc.
Tưởng không lệ thuộc là gì?
Đáp: Nếu tưởng vô lậu Thánh, đó gọi là tưởng không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với lạc căn?
Đáp: Nếu tưởng với lạc căn cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là tưởng tương ưng với lạc căn.
Tưởng tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn là gì?
Đáp: Nếu tưởng với xả căn cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là tưởng tương ưng với phi khổ, phi lạc căn.
Tưởng sắc là gì?
Đáp: Nếu tưởng tương ưng với nhãn thức tưởng thì gọi là sắc tưởng.
Tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp là gì?
Đáp: Nếu tưởng tương ưng với ý thức tưởng đó gọi là tưởng pháp.
Tưởng sắc là gì?
Đáp: Với cảnh giới sắc, tư duy sắc, nếu tưởng thức tưởng, rốt ráo thức tưởng, gọi là tưởng sắc.
Hỏi: Thế nào là tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp?
Đáp: Với cảnh giới pháp thì tư duy pháp, nếu tưởng thức tưởng, rốt ráo thức tưởng, gọi là tưởng pháp.
Tưởng tương ưng với nhãn thức giới là gì?
Đáp: Nếu tưởng cùng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với nhãn thức giới, gọi là tưởng tương ưng với nhãn thức giới.
Tưởng tương ưng với giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý, giới ý thức là gì?
Đáp: Nếu tưởng với giới ý thức cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với giới ý thức.
Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với mười tám ý hành?
Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với mười tám ý hành, gọi là tưởng tương ưng với mười tám ý hành.
Tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành là gì?
Đáp: Thức tưởng của tưởng khác, rốt ráo thức tưởng, tưởng khác của tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành, gọi là tưởng rốt ráo thức, tưởng thức, tưởng khác của tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành, đó gọi là thức tưởng của tưởng khác rốt ráo thức tưởng, tưởng khác của tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành.
Tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn là gì?
Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với ba mươi sáu câu tôn, đó gọi là tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn.
Hỏi: Thế nào là trừ tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn, tưởng thức của tưởng khác, tưởng thức rốt ráo?
Đáp: Trừ tưởng khác của tưởng tương ưng ba mươi sáu câu tôn, đó gọi là trừ tưởng thức, tưởng rốt ráo thức, tưởng khác của tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn.
Tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ là gì?
Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với một trăm lẻ tám thọ, đó gọi là tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ.
Hỏi: Thế nào là trừ tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ, tưởng thức của tưởng khác, tưởng rốt ráo thức?
Đáp: Trừ tưởng khác của tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ, gọi là trừ tưởng rốt ráo thức, tưởng thức, tưởng khác của tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ.
Tưởng quá khứ là gì?
Đáp: Nếu tưởng sinh rồi diệt, đó gọi là tưởng quá khứ.
Hỏi: Thế nào là tưởng vị lai?
Đáp: Nếu tưởng chưa sinh, chưa xuất, đó gọi là tưởng vị lai.
Tưởng hiện tại là gì?
Đáp: Nếu tưởng sinh chưa diệt, gọi là tưởng hiện tại.
Hỏi: Tưởng nội là gì?
Đáp: Nếu tưởng thọ, gọi là tưởng nội.
Tưởng ngoại là gì?
Đáp: Nếu tưởng chẳng phải thọ, gọi là tưởng ngoại.
Hỏi: Thế nào là tưởng thô?
Đáp: Nếu tưởng lệ thuộc cõi Dục, gọi là tưởng thô.
Hỏi: Thế nào là tưởng tế?
Đáp: Nếu tưởng lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là tưởng tế.
Hỏi: Thế nào là tưởng thấp kém?
Đáp: Nếu tưởng bất thiện, nếu tưởng báo của pháp bất thiện. Nếu tưởng chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là tưởng thấp kém.
Hỏi: Thế nào là tưởng cao đẹp hơn?
Đáp: Nếu tưởng thiện, nếu tưởng báo của pháp thiện. Nếu tưởng chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, gọi là tưởng cao đẹp hơn.
Tưởng xa là gì?
Đáp: Nếu tưởng đến các tưởng xa, rất xa, không gần, không gần bên, đó gọi là tưởng xa.
Tưởng gần là gì?
Đáp: Nếu tưởng gần nhau, rất gần, gần bên nhau, đó gọi là tưởng gần.
Hành ấm là thế nào?
Đáp: Trừ thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, các pháp khác chẳng phải sắc, hữu vi, đó gọi là hành ấm.
Hỏi: Thế nào là hành ấm?
Đáp: Tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát không có tham, không giận dữ, không có si, thuận với tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, nghi, sợ, sử phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm.
Hỏi: Thế nào là thức ấm?
Đáp: Ý nhập, gọi là thức ấm.
Thức ấm là gì?
Đáp: Ý căn gọi là thức ấm.
Thức ấm là gì?
Đáp: Nếu tâm, ý, thức, sáu thức thân, bảy thức giới, đó gọi là thức ấm.
Hỏi: Thế nào là thức ấm?
Đáp: Nếu thức quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, hơn kém, xa, gần, gọi là thức ấm.
Sáu thức thân là gì?
Đáp: Nhãn thức thân, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thân ý thức.
Nhãn thức thân là gì?
Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy. Do bốn duyên này, mà thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức thân.
Hỏi: Thế nào là nhĩ thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân
Đáp: Duyên ý, duyên pháp, duyên tư duy. Do ba duyên này, nên thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đó gọi là thân ý thức, gọi là sáu thức thân.
Bảy thức giới là gì?
Đáp: Nhãn thức giới, giới nhĩ, giới tỷ thức, giới thiệt thức, giới thân thức và giới ý thức.
Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới?
Đáp: Nếu căn của nhãn thức sinh cảnh giới sắc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới.
Giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức là gì?
Đáp: Nếu căn của thân thức sinh cảnh giới xúc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là thân thức giới.
Giới ý là gì?
Đáp: Ý biết pháp, tư duy pháp. Nếu sở tâm đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý.
Hỏi: Thế nào là giới ý thức?
Đáp: Nếu thức tương tự không lìa cảnh giới kia và tâm tương tự khác đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý thức, gọi là bảy thức giới.
Thức quá khứ là gì?
Đáp: Nếu thức sinh rồi diệt, gọi là thức quá khứ.
Thức vị lai là gì?
Đáp: Nếu thức chưa sinh chưa xuất, gọi là thức vị lai.
Thức hiện tại là gì?
Đáp: Nếu thức sinh chưa diệt thì gọi là thức hiện tại.
Hỏi: Thế nào là thức nội?
Đáp: Nếu thức thọ gọi là thức nội.
Thức ngoại là gì?
Đáp: Nếu thức chẳng phải thọ, gọi là thức ngoại.
Hỏi: Thế nào là thức thô?
Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Dục, gọi là thức thô.
Thức tế là gì?
Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là thức tế.
Thức thấp kém là gì?
Đáp: Nếu thức bất thiện, hoặc pháp báo bất thiện của thức, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là thức thấp kém.
Thức cao đẹp là thế nào?
Đáp: Nếu thức thiện, hoặc pháp báo của thức thiện, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, đó gọi là thức cao đẹp hơn.
Thức xa là gì?
Đáp: Nếu nhận thức các thức xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần bên, gọi là thức xa.
Thức gần là gì?
Đáp: Nếu thức gần nhau, rất gần nhau, gần kề bên nhau, gọi là thức gần.
Năm ấm có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc?
Đáp: Một ấm là sắc, bốn ấm không phải sắc.
Hỏi: Thế nào là một sắc?
Đáp: Sắc ấm gọi là một sắc.
Hỏi: Thế nào là bốn ấm chẳng phải sắc?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm, gọi là bốn ấm chẳng phải sắc.
Hỏi: Năm ấm có bao nhiêu ấm có thể thấy, bao nhiêu ấm không thể thấy?
Đáp: Bốn ấm không thể thấy, một ấm có hai phần, hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy.
Hỏi: Thế nào là bốn ấm không thể thấy?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm, gọi là bốn ấm không thể thấy.
Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy?
Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy.
Sắc ấm có thể thấy là gì?
Đáp: Sắc nhập gọi là sắc ấm có thể thấy.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm không thể thấy?
Đáp: Trừ sắc nhập, sắc ấm khác không thể thấy, gọi là sắc ấm không thể thấy.
Năm ấm bao nhiêu ấm có đối, bao nhiêu ấm không có đối?
Đáp: Bốn ấm không có đối, một ấm có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối.
Bốn ấm không có đối là gì?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm, gọi là bốn ấm không có đối.
Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối?
Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối.
Sắc ấm có đối là gì?
Đáp: Mười sắc nhập gọi là sắc ấm có đối.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm không có đối?
Đáp: Sắc pháp nhập được gọi là sắc ấm không có đối.
Năm ấm có bao nhiêu Thánh, bao nhiêu chẳng phải Thánh?
Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải Thánh?
Đáp: Nếu sắc ấm hữu lậu, gọi là sắc ấm chẳng phải Thánh.
Sắc ấm chẳng phải Thánh là gì?
Đáp: Sắc thọ ấm gọi là sắc ấm chẳng phải Thánh.
Sắc ấm chẳng phải Thánh là thế nào?
Đáp: Nếu sắc ấm phi Học, phi Vô học, bốn sắc đầu trong mười sắc nhập gọi là sắc ấm chẳng phải Thánh.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm Thánh?
Đáp: Nếu sắc ấm vô lậu, gọi là sắc ấm Thánh.
Sắc ấm Thánh là gì?
Đáp: Nếu sắc ấm là Học, hoặc Vô học, người học đã lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc Kiên tín, hoặc Kiên pháp và người đường khác thấy lỗi lầm tai hại của hành, quán trạng thái vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não tu đạo. Bậc kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Bậc Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát, liền chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng được chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm Thánh.
Thọ ấm chẳng phải Thánh là gì?
Nếu thọ ấm hữu lậu, gọi là thọ ấm chẳng phải Thánh.
Thọ ấm chẳng phải Thánh là gì?
Nếu thọ thọ ấm thì gọi là thọ ấm chẳng phải Thánh.
Thọ ấm chẳng phải Thánh là gì?
Nếu thọ ấm phi học, phi Vô học, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải Thánh.
Thọ ấm Thánh là gì?
Đáp: Nếu thọ ấm vô lậu, gọi là thọ ấm Thánh.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm Thánh?
Đáp: Thọ ý xúc tương ưng với tín căn, gọi là thọ ấm Thánh.
Thọ ấm Thánh là gì?
Đáp: Nếu thọ ấm Học, hoặc Vô học, người học đã lìa kiết sử, cho đến muốn được chứng quả A-la-hán, nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc ý xúc, gọi là thọ ấm Thánh.
Tưởng ấm chẳng phải Thánh là gì?
Đáp: Nếu tưởng ấm hữu lậu, gọi là tưởng ấm chẳng phải Thánh.
Tưởng ấm chẳng phải Thánh là gì?
Đáp: Tưởng thọ ấm, gọi là tưởng ấm chẳng phải Thánh.
Tưởng ấm chẳng phải Thánh là gì?
Đáp: Nếu tưởng ấm phi Học, phi Vô học, thì tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị xúc, pháp, gọi là tưởng ấm chẳng phải Thánh.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm Thánh?
Đáp: Nếu Tưởng ấm Thánh vô lậu, đó gọi là Tưởng ấm Thánh.
Tưởng ấm Thánh là gì?
Đáp: Nếu tưởng ấm là tưởng pháp tương ưng với tín căn, gọi là Tưởng ấm Thánh.
Hỏi: Thế nào là Tưởng ấm Thánh?
Đáp: Nếu tưởng ấm Học, hoặc Vô học: người học lìa kiết sử, cho đến tức chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc tưởng pháp, gọi là tưởng ấm Thánh.
Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải Thánh?
Đáp: Nếu hành ấm hữu lậu, gọi là hành ấm chẳng phải Thánh.
Hành ấm chẳng phải Thánh là gì?
Đáp: Nếu hành thọ ấm, gọi là hành ấm chẳng phải Thánh.
Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải Thánh?
Đáp: Nếu hành ấm phi Học, phi Vô học, tư cho đến định Vô tưởng, gọi là hành ấm chẳng phải Thánh.
Hành ấm Thánh là gì?
Đáp: Nếu hành ấm vô lậu, thì gọi là hành ấm Thánh.
Hành ấm Thánh là gì?
Đáp: Nếu pháp tâm sở tương ưng với tín căn của hành ấm, hoặc duyên thuộc về hành ấm vô lậu đó gọi là hành ấm Thánh.
Hỏi: Thế nào là hành ấm Thánh?
Đáp: Nếu hành ấm của bậc Học, hoặc Vô học, người Học lìa kiết sử, cho đến liền chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si mê, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả đắc quả định Diệt tận, gọi là hành ấm Thánh.
Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải Thánh?
Đáp: Nếu thức ấm hữu lậu thì gọi là thức ấm chẳng phải Thánh.
Thức ấm chẳng phải Thánh là gì?
Đáp: Thức thọ ấm gọi là thức ấm chẳng phải Thánh.
Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải Thánh?
Đáp: Nếu thức ấm của phi Học, phi Vô học, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là thức ấm chẳng phải Thánh.
Thức ấm Thánh là thế nào?
Đáp: Nếu thức ấm vô lậu thì gọi là thức ấm Thánh.
Thức ấm Thánh là gì?
Đáp: Nếu thức ấm là giới ý thức tương ưng với tín căn, thì gọi là thức ấm Thánh.
Hỏi: Thế nào là thức ấm Thánh?
Đáp: Nếu thức ấm của bậc Học, hoặc Vô học, người học lìa kiết sử, cho đến liền chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm Thánh. Hữu lậu, vô lậu, có ái, không có ái, có mong cầu, không có mong cầu, sẽ nhận lấy, không phải sẽ nhận lấy, có nhận lấy, không có nhận lấy, có vượt hơn, không có vượt hơn, cũng như thế.
Năm ấm có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ?
Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm thọ? Đáp: Là sắc ấm trong.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm thọ?
Đáp: Nếu pháp nghiệp của sắc ấm, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, hương tốt đẹp của thân, không phải hương tốt đẹp, hương dịu dàng, không phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải vừa ý, thân nếm vị chua đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng mềm, tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm thọ. Sắc ấm chẳng phải thọ là gì?
Đáp: Nếu sắc ấm ngoài gọi là sắc ấm chẳng phải thọ.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải thọ?
Đáp: Nếu sắc ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần ngã, nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, hoặc thanh hương, vị xúc, hoặc xúc chạm bên ngoài, được thân thức nhận biết: thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm chẳng phải thọ.
Thọ ấm thọ là gì?
Đáp: Nếu trong ấm thọ gọi là thọ ấm thọ.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm thọ?
Đáp: Nếu pháp nghiệp của thọ ấm, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã là xúc thọ của nhãn, xúc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm thọ.
Thọ ấm chẳng phải thọ là gì?
Đáp: Nếu thọ ấm ngoài, gọi là thọ ấm chẳng phải thọ.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm chẳng phải thọ?
Đáp: Nếu thọ ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần ngã, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải thọ.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm thọ?
Đáp: Nếu tưởng ấm trong, gọi là tưởng ấm thọ.
Tưởng ấm thọ là gì?
Đáp: Nếu pháp nghiệp của tưởng ấm, là báo do phiền não sảnh sinh ra, thuộc về phần ngã, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị xúc pháp, gọi là tưởng ấm thọ.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm chẳng phải thọ?
Đáp: Nếu tưởng ấm ngoài, đó gọi là Tưởng ấm chẳng phải thọ.
Tưởng ấm chẳng phải thọ là gì?
Đáp: Nếu tưởng ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không thuộc về phần ngã tưởng sắc, tưởng thanh, hương vị, xúc, pháp, gọi là tưởng ấm chẳng phải thọ.
Hỏi: Thế nào là hành ấm thọ?
Đáp: Nếu hành ấm trong thì gọi là hành ấm thọ.
Hành ấm thọ là gì?
Đáp: Nếu pháp nghiệp của hành ấm là báo do phiền não sinh ra thuộc phần ngã, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến, tín, dục, niệm, sợ, sinh, mạng, đó gọi là hành ấm thọ.
Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải thọ?
Đáp: Nếu hành ấm ngoài, gọi là hành ấm chẳng phải thọ.
Hành ấm chẳng phải thọ là gì?
Đáp: Nếu hành ấm thiện, bất thiện, hoặc vô ký, không thuộc về phần ngã, trừ mạng, các hành ấm khác chẳng phải thọ, gọi là hành ấm chẳng phải thọ.
Hỏi: Thế nào là thức ấm thọ?
Đáp: Nếu thức ấm trong, đó gọi là thức ấm thọ.
Thức ấm thọ là gì?
Đáp: Nếu pháp nghiệp của thức ấm, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, từ nhãn thức, cho đến ý thức, đó gọi là thức ấm thọ.
Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải thọ?
Đáp: Nếu thức ấm ngoài, gọi là thức ấm chẳng phải thọ.
Thức ấm chẳng phải thọ là gì?
Đáp: Nếu thức ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không thuộc về phần ngã, từ nhãn thức, cho đến ý thức, gọi là thức ấm chẳng phải thọ, trong, ngoài cũng như thế.
Năm ấm có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?
Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm có báo?
Đáp: Trừ báo thiện của sắc ấm, còn sắc ấm thiện, bất thiện khác. Nếu tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, câu, nói năng, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm có báo.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm không có báo?
Đáp: Nếu sắc ấm chẳng có báo, chẳng có pháp báo, từ nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập cho đến thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập: sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm ái, không phải tiếng êm ái, với tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh ngoài, được nhĩ thức nhận biết, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, đó gọi là sắc ấm không có báo.
Thọ ấm có báo là gì?
Đáp: Nếu là pháp báo của thọ ấm thì gọi là thọ ấm có báo.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm có báo?
Đáp: Trừ báo thiện của thọ ấm, thọ ấm thiện khác, hoặc xúc thọ ý bất thiện, đó gọi là thọ ấm có báo.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm không có báo?
Đáp: Nếu báo của thọ ấm, hoặc thọ ấm chẳng phải báo, không phải pháp báo với xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm không có báo.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm có báo?
Đáp: Nếu là pháp báo của tưởng ấm, đó gọi là tưởng ấm có báo.
Tưởng ấm có báo là gì?
Đáp: Trừ báo của tưởng ấm thiện, tưởng ấm thiện khác hoặc tưởng của pháp bất thiện, gọi là tưởng ấm có báo.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm không có báo?
Đáp: Nếu tưởng ấm có báo, hoặc tưởng ấm chẳng có báo, chẳng phải pháp báo, với tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là tưởng ấm không có báo.
Hỏi: Thế nào là hành ấm có báo?
Đáp: Nếu pháp báo của hành ấm thì gọi là hành ấm có báo.
Hành ấm có báo là gì?
Đáp: Trừ báo thiện của hành ấm, hành ấm thiện khác, hoặc tư bất thiện, cho đến phiền não kiết sử, hai định, đó gọi là hành ấm có báo.
Hỏi: Thế nào là hành ấm không có báo?
Đáp: Hành ấm, nếu quả báo của hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, trừ không có tham, không giận dữ, nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác không có báo, đó gọi là hành ấm không có báo.
Hỏi: Thế nào là thức ấm có báo?
Đáp: Nếu pháp báo của Thức ấm thì gọi là thức ấm có báo.
Thức ấm có báo là gì?
Đáp: Trừ báo thiện của thức ấm, thức ấm thiện khác, hoặc giới ý thức, giới ý bất thiện, đó gọi là thức ấm có báo.
Thức ấm không có báo là gì?
Đáp: Nếu báo của thức ấm, hoặc thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là thức ấm không có báo.
Năm ấm có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm?
Đáp: Có một ấm là tâm, bốn ấm chẳng phải tâm.
Hỏi: Thế nào là một ấm là tâm?
Đáp: Thức ấm gọi là một ấm là tâm.
Hỏi: Thế nào là bốn ấm chẳng phải tâm?
Đáp: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, đó gọi là bốn ấm chẳng phải tâm.
Năm ấm có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng?
Đáp: Có hai ấm là tâm tương ưng, một ấm chẳng phải tâm tương ưng, một ấm không nói là tâm tương ưng chẳng phải tâm tương ưng, một ấm có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng.
Hai ấm tâm tương ưng là gì?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, gọi là hai ấm tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là một ấm chẳng phải tâm tương ưng?
Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm chẳng phải tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là một ấm không nói là tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng?
Đáp: Thức ấm gọi là một ấm không nói tâm tương ưng, không phải tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng?
Đáp: Hành ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc tâm tương ưng hoặc chẳng phải tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng của hành ấm?
Đáp: Nếu tâm sở tư của hành ấm, cho đến sử phiền não, gọi là tâm tương ưng của hành ấm.
Hành ấm chẳng phải tâm tương ưng là gì?
Đáp: Nếu hành ấm chẳng phải tâm sở sinh, cho đến định Diệt tận, gọi là hành ấm chẳng phải tâm tương ưng.
Năm ấm có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở?
Đáp: Có hai ấm là tâm sở, hai ấm chẳng phải tâm sở, một ấm có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.
Hai ấm là tâm sở là gì?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, gọi là hai ấm tâm sở.
Hỏi: Thế nào là hai ấm chẳng phải tâm sở?
Đáp: Sắc ấm, thức ấm gọi là hai ấm chẳng phải tâm sở.
Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở?
Đáp: Hành ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.
Hỏi: Tâm sở hành ấm là gì?
Đáp: Còn hành ấm nếu duyên theo tư cho đến sử phiền não thì gọi là hành ấm thuộc tâm sở.
Hành ấm chẳng phải tâm sở là gì?
Đáp: Nếu hành ấm không phải duyên sinh, cho đến định Diệt tận, gọi là hành ấm chẳng phải tâm sở.
Năm ấm có bao nhiêu ấm có duyên, bao nhiêu ấm không phải duyên?
Đáp: Có ba ấm có duyên, một ấm không phải duyên, một ấm có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên.
Hỏi: Thế nào là ba ấm có duyên?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có duyên.
Hỏi: Thế nào là một ấm không duyên?
Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm không duyên.
Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên?
Đáp: Hành ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên.
Duyên của hành ấm là gì?
Đáp: Nếu tâm sở tư của hành ấm, cho đến sử phiền não, đó gọi là duyên của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là hành ấm không duyên?
Đáp: Nếu hành ấm không phải do tâm sở sinh, cho đến định Diệt tận, gọi là hành ấm không duyên.
Năm ấm có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu chẳng phải tâm chung?
Đáp: Có hai ấm là tâm chung, một ấm chẳng phải tâm chung, hai ấm có hai phần hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung.
Hai ấm có tâm chung là gì?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, đó gọi là hai ấm có tâm chung.
Hỏi: Thế nào là một ấm chẳng phải tâm chung?
Đáp: Thức ấm gọi là một ấm chẳng phải tâm chung.
Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần, hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung?
Đáp: Sắc ấm và hành ấm là hai ấm có hai phần, hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung.
Tâm chung của sắc ấm là gì?
Đáp: Nếu tùy tâm chuyển tâm chung sinh, trụ chung diệt chung, giới của thân, miệng, hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ (khinh an), chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là tâm chung của sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là tâm không chung của sắc ấm?
Đáp: Nếu không tùy tâm chuyển biến, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, mười sắc nhập, sắc của tất cả pháp nhập, gọi là sắc ấm chẳng phải tâm chung.
Tâm chung của hành ấm là thế nào?
Đáp: Nếu hành ấm tùy tâm chuyển tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, tư cho đến sử phiền não, gọi là tâm chung của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là tâm không chung của hành ấm?
Đáp: Nếu hành ấm không tùy tâm chuyển tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, sinh, cho đến định Diệt tận thì gọi là tâm không chung của hành ấm. Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế.
Năm ấm có bao nhiêu ấm là nghiệp, bao nhiêu ấm chẳng phải nghiệp?
Đáp: Có ba ấm chẳng phải nghiệp, hai ấm có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp.
Ba ấm chẳng phải nghiệp là gì?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm chẳng phải nghiệp.
Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp hoặc chẳng phải nghiệp?
Đáp: Sắc ấm, hành ấm, đó gọi là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp.
Hỏi: Thế nào là nghiệp của sắc ấm?
Đáp: Nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, gọi là nghiệp của sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải nghiệp?
Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ, thiệt, thân nhập, hương, vị, xúc nhập, với sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng dịu dàng, không phải tiếng dịu dàng. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu tiếng bên ngoài, được nhĩ thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm chẳng phải nghiệp.
Hỏi: Thế nào là nghiệp của hành ấm?
Đáp: Tư gọi là nghiệp của hành ấm.
Hành ấm chẳng phải nghiệp là gì?
Đáp: Trừ tư, hành ấm khác, đó gọi là hành ấm chẳng phải nghiệp.
Năm ấm có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng?
Đáp: Có ba ấm là nghiệp tương ưng, một ấm không phải nghiệp tương ưng, một ấm gồm ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng có nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là ba ấm có nghiệp tương ưng?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là một ấm chẳng phải nghiệp tương ưng?
Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm chẳng phải nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là một ấm có ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng?
Đáp: Hành ấm gọi là một ấm gồm ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của hành ấm?
Đáp: Hành ấm, nếu tư tương ưng với xúc, cho đến sử phiền não, gọi là nghiệp tương ưng của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải nghiệp tương ưng?
Đáp: Nếu Hành ấm không tương ưng với tư, sinh cho đến định Diệt tận, thì gọi là hành ấm chẳng phải nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là hành ấm không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng?
Đáp: Tư gọi là hành ấm không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng.
Năm ấm có bao nhiêu nghiệp chung, bao nhiêu nghiệp không chung?
Đáp: Ba ấm có nghiệp chung, hai ấm có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung.
Hỏi: Thế nào là ba ấm có nghiệp chung?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có nghiệp chung.
Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung?
Đáp: Sắc ấm, hành ấm, gọi là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung.
Nghiệp chung của sắc ấm là gì?
Đáp: Nếu sắc ấm tùy nghiệp chuyển nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là nghiệp chung của sắc ấm.
Nghiệp không chung của sắc ấm là gì?
Đáp: Nếu sắc ấm không tùy nghiệp chuyển biến, nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, ba sắc đầu trong mười sắc nhập, gọi là nghiệp của sắc ấm?
Hỏi: Thế nào là nghiệp chung của hành ấm?
Đáp: Nếu hành ấm tùy nghiệp chuyển cộng nghiệp sinh trụ chung, diệt chung. Lại tâm định tư xúc, cho đến sử phiền não, định Vô tưởng, định Diệt tận, gọi là nghiệp chung của hành ấm.
Nghiệp không chung của hành ấm là gì?
Đáp: Nếu hành ấm không tùy nghiệp chuyển không cộng nghiệp sinh không chung trụ diệt không chung, với tâm bất định, tư duy, sinh, già chết, mạng, kiết, đắc quả, gọi là nghiệp không chung của hành ấm, tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế.
Năm ấm có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân?
Đáp: Có ba ấm là nhân, hai ấm có hai phần hoặc nhân, hoặc không phải nhân.
Hỏi: Thế nào là ba ấm có nhân?
Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có nhân.
Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần hoặc nhân, hoặc không phải nhân?
Đáp: Sắc ấm, hành ấm, gọi là hai ấm có hai phần hoặc nhân, hoặc không phải nhân.
Hỏi: Thế nào là nhân của sắc ấm?
Đáp: Nếu là pháp báo của sắc ấm thì gọi là nhân của sắc ấm.
Nhân của sắc ấm là gì?
Đáp: Sắc ấm thiện, hoặc bất thiện, và bốn đại tâm thiện, hoặc tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, và nhóm họp âm thanh, câu ngôn ngữ, địa, thủy, hỏa, phong đại, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có biểu hiện, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là nhân của sắc ấm.
Chẳng phải nhân của sắc ấm là gì?
Đáp: Nếu báo của sắc ấm chẳng phải báo của sắc ấm, chẳng phải pháp báo từ nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương vị nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải làm da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng dịu dàng, không phải tiếng dịu dàng, với tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh ngoài, được nhĩ thức nhận biết, trừ bốn đại, thân hữu lậu tiến thuộc về xúc nhập khác, đó gọi là chẳng phải nhân của sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là nhân của hành ấm?
Đáp: Hành ấm duyên hành ấm, không phải duyên có báo, trừ đắc quả, hành ấm khác chẳng phải báo thiện của duyên, tư cho đến phiền não kiết sử, hai định, đó gọi là nhân của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của hành ấm?
Đáp: Hành ấm duyên theo nghiệp không chung không có báo, sinh, già chết, mạng, được quả, gọi là hành ấm chẳng phải nhân.
Năm ấm, có bao nhiêu ấm có nhân, có bao nhiêu ấm không nhân?
Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả là hữu vi.
Năm ấm có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết?
Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết, tất cả thức, ý thức như sự nhận thức, tất cả giải, như sự thấy, biết tất cả rõ biết, như sự thấy biết.
Năm ấm có bao nhiêu dứt trí biết, có bao nhiêu chẳng phải dứt trí biết?
Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt
trí biết.
Hỏi: Thế nào là dứt trí biết của sắc ấm?
Đáp: Sắc ấm bất thiện, tâm bất thiện, khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là dứt trí biết của sắc ấm.
Sắc ấm chẳng phải dứt trí biết là gì?
Đáp: Sắc ấm thiện, vô ký, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương, vị, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm dịu, không phải tiếng êm dịu. Tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, hoặc thanh ngoài, được nhĩ thức nhận biết, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm chẳng phải dứt trí biết.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm dứt trí biết?
Đáp: Thọ ấm bất thiện, tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử, gọi là thọ ấm dứt trí biết.
Thọ ấm chẳng phải dứt trí biết là gì?
Đáp: Thọ ấm thiện, vô ký, xúc thọ của nhãn, xúc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải dứt trí biết.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm dứt trí biết?
Đáp: Tưởng pháp bất thiện của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm dứt trí biết.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm chẳng phải dứt trí biết?
Đáp: Tưởng ấm thiện, vô ký, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc pháp, gọi là tưởng ấm chẳng phải dứt trí biết.
Hỏi: Thế nào là hành ấm dứt trí biết?
Đáp: Hành ấm bất thiện, tư xúc tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử, gọi là hành ấm dứt trí biết.
Hành ấm chẳng phải dứt trí biết là gì?
Hành ấm thiện, vô ký, trừ nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác chẳng phải dứt trí biết, gọi là hành ấm chẳng phải dứt trí biết.
Hỏi: Thế nào là thức ấm dứt trí biết?
Đáp: Vì thức ấm là giới ý bất thiện, nên gọi là thức ấm dứt trí biết.
Thức ấm chẳng phải dứt trí biết là gì?
Đáp: Thức ấm thiện, vô ký từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm chẳng phải dứt trí biết, dứt, phi dứt cũng như thế.
Năm ấm có bao nhiêu ấm là tu, bao nhiêu ấm chẳng phải tu?
Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm tu?
Đáp: Sắc ấm, nếu tâm thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là sắc ấm tu.
Sắc ấm chẳng phải tu là gì?
Đáp: Đó là sắc ấm bất thiện, vô ký, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm dịu, không phải tiếng êm dịu. Tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển miệng giáo như âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh ngoài, được nhĩ thức nhận biết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm chẳng phải tu.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm tu?
Đáp: Xúc thọ ý của thọ ấm thiện, gọi là thọ ấm tu.
Thọ ấm chẳng phải tu là gì?
Đáp: Thọ ấm bất thiện, vô ký, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải tu.
Hỏi: Thế nào là Tưởng ấm tu?
Đáp: Tưởng pháp thiện của Tưởng ấm, gọi là Tưởng ấm tu.
Tưởng ấm chẳng phải tu là gì?
Đáp: Tưởng ấm bất thiện, vô ký, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là Tưởng ấm chẳng phải tu.
Hỏi: Thế nào là hành ấm tu?
Đáp: Hành ấm thiện, tư cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, gọi là hành ấm tu.
Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải tu?
Đáp: Hành ấm bất thiện, vô ký, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh, già chết, mạng, gọi là hành ấm chẳng phải tu.
Hỏi: Thế nào là thức ấm tu?
Đáp: Giới ý thức, giới ý của thức ấm thiện, gọi là thức ấm tu.
Thức ấm chẳng phải tu là gì?
Đáp: Thức ấm bất thiện, vô ký, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm chẳng phải tu.
Năm ấm có bao nhiêu ấm chứng, bao nhiêu ấm chẳng phải chứng?
Đáp: Tất cả chứng, như sự, thấy biết.
Năm ấm có bao nhiêu ấm thiện, bao nhiêu ấm bất thiện, bao nhiêu ấm vô ký?
Đáp: Tất cả đều có đủ ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm thiện?
Đáp: Nếu sắc ấm tu thiện, tâm khởi lên thân giáo miệng như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ thì gọi là sắc ấm thiện.
Sắc ấm bất thiện là gì?
Đáp: Nếu sắc ấm dứt tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo. Thân hữu lậu thì gọi là sắc ấm bất thiện.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm vô ký?
Đáp: Thọ của sắc ấm, sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm dịu, không phải tiếng êm dịu. Tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, tiếng ngoài, được nhĩ thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm vô ký.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm thiện?
Đáp: Nếu thọ ấm tu xúc thọ ý, gọi là thọ ấm thiện.
Thọ ấm bất thiện là gì?
Đáp: Thọ ấm dứt thọ của ý xúc, gọi là thọ ấm bất thiện.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm vô ký?
Đáp: Thọ ấm thọ nhận thọ ấm, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm vô ký.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm thiện?
Đáp: Nếu tưởng ấm tu tưởng pháp, gọi là tưởng ấm thiện.
Tưởng ấm bất thiện là gì?
Đáp: Tưởng ấm dứt tưởng pháp, gọi là tưởng ấm bất thiện.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm vô ký?
Đáp: Tưởng ấm thọ nhận tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là tưởng ấm vô ký.
Hỏi: Thế nào là hành ấm thiện?
Đáp: Hành ấm tu, tư cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, gọi là hành ấm thiện.
Hành ấm bất thiện là gì?
Đáp: Hành ấm dứt tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, đó gọi là hành ấm bất thiện.
Hỏi: Thế nào là hành ấm vô ký?
Đáp: Hành ấm thọ nhận hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sinh, già chết, mạng, gọi là hành ấm vô ký.
Thức ấm thiện là gì?
Đáp: Thức ấm tu giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm thiện.
Hỏi: Thế nào là thức ấm bất thiện?
Đáp: Thức ấm dứt giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm bất thiện.
Thức ấm vô ký là gì?
Đáp: Thức ấm thọ nhận thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm vô ký.
Năm ấm có bao nhiêu ấm học, bao nhiêu ấm Vô học, bao nhiêu ấm phi học, phi Vô học?
Đáp: Tất cả đều có đủ ba phần, hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc Phi học, Phi Vô học.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm học?
Đáp: Sắc ấm, nếu bậc Thánh là phi Vô học, đó gọi là sắc ấm học.
Sắc ấm học là gì?
Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, hoặc Kiên pháp, và người ở đường khác, nhận thấy lỗi lầm của hành, quán vắng lặng của Niết-bàn. Quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo. Người học đã kiến đạo, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền chứng quả Sa-môn. Nếu quả Tu- đà -hoàn, hoặc quả Tư-đàhàm, hoặc quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc thú hướng chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm học.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm Vô học?
Đáp: Về sắc ấm nếu bậc Thánh là phi học, gọi là sắc ấm Vô học.
Sắc ấm Vô học là gì?
Đáp: Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm phi học, phi Vô học?
Đáp: Sắc ấm không phải bốn sắc đầu trong mười sắc nhập của sắc thọ ấm bậc Thánh, gọi là sắc ấm phi học, phi Vô học.
Thọ ấm học là gì?
Đáp: Là thọ ấm của bậc Thánh phi Vô học.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm học?
Đáp: Thọ ấm học là xúc thọ ý tương ưng với tín căn, đó gọi là thọ ấm học.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm học?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử cho đến liền chứng quả A-na-hàm.
Nếu thật là người, hoặc thú hướng xúc thọ ý, đó gọi là thọ ấm học.
Thọ ấm Vô học là gì?
Đáp: Là thọ ấm của bậc Thánh phi học.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm Vô học?
Đáp: Xúc thọ ý tương ưng với tín căn của thọ ấm Vô học, đó gọi là thọ ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm Vô học?
Đáp: Người Vô học sắp được quả A-la-hán, cho đến liền đắc quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng xúc thọ ý, gọi là thọ ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm phi học, phi Vô học?
Đáp: Thọ ấm, chẳng phải Thánh thọ nhận thọ ấm nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của thọ ấm, gọi là thọ ấm phi học, phi Vô học.
Tưởng ấm học là gì?
Đáp: Tưởng ấm Thánh phi Vô học, gọi là tưởng ấm học.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm học?
Đáp: Tưởng pháp tương ưng với tín căn của tưởng ấm học, đó gọi là tưởng ấm học.
Tưởng ấm học là gì?
Đáp: Người Học đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm.
Nếu thật là người, hoặc thú hướng tưởng pháp, gọi là tưởng ấm học.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm Vô học?
Đáp: Tưởng ấm của bậc Thánh, phi học, gọi là tưởng ấm Vô học.
Tưởng ấm Vô học là gì?
Đáp: Tưởng pháp tương ưng với tín căn của tưởng ấm Vô học gọi là tưởng ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm Vô học?
Đáp: Người Vô học sắp được A-la-hán, cho đến liền đắc quả Ala-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng tưởng pháp thì gọi là tưởng ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm phi học, phi Vô học?
Đáp: Tưởng ấm không phải tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp của tưởng thọ ấm bậc Thánh, gọi là tưởng ấm phi học, phi Vô học.
Hỏi: Thế nào là hành ấm học?
Đáp: Hành ấm Thánh phi Vô học, đó gọi là hành ấm học.
Hành ấm học là gì?
Đáp: Pháp tâm sở tương ưng với tín căn của hành ấm học. Nếu pháp không phải duyên vô lậu, phi Vô học thuộc về hành ấm, gọi là hành ấm học.
Hỏi: Thế nào là hành ấm học?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng nếu xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định tâm xả, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm học.
Hành ấm Vô học là gì?
Đáp: Hành ấm Thánh phi học, gọi là hành ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là hành ấm Vô học?
Đáp: Pháp tâm sở tương ưng với tín căn của Vô học, hoặc pháp không phải duyên vô lậu phi học thuộc về hành ấm, gọi là hành ấm Vô học.
Hành ấm Vô học là gì?
Đáp: Người Vô học sắp được A-la-hán, cho đến liền đắc quả A-lahán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận tín với tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là hành ấm phi học, phi Vô học?
Đáp: Nếu hành ấm không phải tư duy thọ ấm Thánh, cho đến định Vô tưởng thì gọi là hành ấm phi học, phi Vô học.
Hỏi: Thế nào là thức ấm học?
Đáp: Nếu thức ấm Thánh phi Vô học, gọi là thức ấm học.
Thức ấm học là gì?
Đáp: Giới ý, giới ý thức tương ưng với tín căn của thức ấm học, đó gọi là thức ấm học.
Hỏi: Thế nào là thức ấm học?
Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm học.
Hỏi: Thế nào là thức ấm Vô học?
Đáp: Nếu thức ấm Thánh phi học, gọi là thức ấm Vô học.
Thức ấm Vô học là gì?
Đáp: Tín căn của thức ấm Vô học tương ưng với giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là thức ấm Vô học?
Đáp: Người Vô học sắp được A-la-hán, cho đến liền được quả Ala-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, nếu giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm Vô học.
Hỏi: Thế nào là thức ấm phi học, phi Vô học?
Đáp: Thức ấm chẳng phải nhãn thức cho đến ý thức của thức thọ ấm bậc Thánh, gọi là thức ấm phi học, phi Vô học.
Năm ấm có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Hỏi: Thế nào là báo của sắc ấm?
Đáp: Nếu sắc ấm thọ nhận báo thiện của sắc ấm, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt thân nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ âm thanh hay, không phải mọi âm thanh hay, tiếng dịu dàng, không phải tiếng dịu dàng, hương tốt đẹp của thân, không phải hương tốt đẹp, hương dịu dàng, chẳng phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, thân nếm thức chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm, tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là báo của sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là pháp báo của sắc ấm?
Đáp: Nếu sắc ấm có báo, gọi là pháp báo của sắc ấm.
Pháp báo của sắc ấm là gì?
Đáp: Trừ báo thiện của sắc ấm, sắc ấm khác là thiện, bất thiện, hoặc tâm thiện, nếu tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữ lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là pháp báo của sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Nếu sắc ấm vô ký, không thuộc phần ngã chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoại, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh, hương, vị, xúc ngoài, hoặc sự xúc chạm ngoài được thân thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Hỏi: Thế nào là báo của thọ ấm?
Đáp: Nếu thọ ấm thọ nhận xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, là báo thiện của thọ ấm, gọi là báo của tho ấm.
Pháp báo của thọ ấm là gì?
Đáp: Thọ ấm có báo, gọi là pháp báo của thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là pháp báo của thọ ấm?
Đáp: Trừ báo thiện của thọ ấm, xúc thọ ý thiện, bất thiện của thọ ấm khác, gọi là pháp báo của thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Thọ ấm vô ký, không thuộc về phần ngã: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Hỏi: Thế nào là báo của tưởng ấm?
Đáp: Nếu tưởng ấm thọ nhận tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp của báo thiện của tưởng ấm, gọi là báo của tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là pháp báo của tưởng ấm?
Đáp: Nếu Tưởng ấm có báo, gọi là pháp báo của tưởng ấm.
Pháp báo của tưởng ấm là gì?
Đáp: Trừ pháp thiện, bất thiện của tưởng ấm khác, gọi là pháp báo của tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Tưởng ấm vô ký, không thuộc về phần ngã, không phải tưởng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp gọi là tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Báo của hành ấm là gì?
Đáp: Hành ấm thọ nhận báo thiện của hành ấm, trừ không có tham, không giận dữ, còn tư, cho đến tâm xả sợ sinh, già chết, mạng, định Vô tưởng, được quả định Diệt tận, gọi là báo của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là pháp báo của hành ấm?
Đáp: Hành ấm có báo, gọi là pháp báo của hành ấm.
Pháp báo của hành ấm là gì?
Đáp: Trừ báo thiện của hành ấm, hành ấm khác là tư duy thiện, bất thiện, cho đến phiền não kiết sử và hai định, gọi là pháp báo của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Hành ấm vô ký, không thuộc về phần ngã tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sinh, già chết, gọi là hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Hỏi: Thế nào là báo của thức ấm?
Đáp: Nếu Thức ấm thọ nhận nhãn thức cho đến ý thức, báo thiện của thức ấm, gọi là báo của thức ấm.
Hỏi: Thế nào là pháp báo của thức ấm?
Đáp: Thức ấm có báo, gọi là pháp báo của thức ấm.
Pháp báo của thức ấm là gì?
Đáp: Trừ báo thiện của thức ấm, giới ý, giới ý thức thiện, bất thiện của thức ấm khác, gọi là pháp báo của thức ấm.
Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?
Đáp: Thức ấm vô ký, không thuộc về phần ngã, nhãn thức cho đến ý thức gọi là thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.
Năm ấm có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu ấm là tư duy đoạn, bao nhiêu ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Tất cả đều có ba phần, hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm kiến đoạn?
Đáp: Sắc ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, kiến đoạn tâm phiền não khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là kiến đoạn của sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của sắc ấm?
Đáp: Sắc ấm bất thiện, không phải kiến đoạn, tư duy đoạn, tâm phiền não khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay lại và miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện thân hữu lậu tiến, gọi là tư duy đoạn sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Sắc ấm thiện, vô ký, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, tiếng mềm dịu dịu dàng, không phải tiếng mềm dịu dịu dàng. Tâm thiện, vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhĩ thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của thọ ấm?
Đáp: Thọ ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn xúc thọ ý tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của thọ ấm.
Thọ ấm do tư duy đoạn là gì?
Đáp: Thọ ấm bất thiện không phải kiến đoạn, mà là tư duy đoạn xúc thọ ý tương ưng với phiền não, gọi là thọ ấm tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của thọ ấm thiện, vô ký, gọi là thọ ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Kiến đoạn của tưởng ấm là gì?
Đáp: Tưởng ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là tưởng pháp tương ưng với kiến đoạn phiền não, gọi là kiến đoạn của tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của tưởng ấm?
Đáp: Tưởng ấm bất thiện, không phải kiến đoạn, mà là tưởng pháp tương ưng với tư duy đoạn phiền não, gọi là tư duy đoạn của tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp của tưởng ấm thiện, vô ký, gọi là tưởng ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Hành ấm kiến đoạn là gì?
Đáp: Hành ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn phiền não, cùng lúc đều dứt, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, với tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, gọi là kiến đoạn của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của hành ấm?
Đáp: Hành ấm bất thiện, không phải kiến đoạn, mà là tư duy đoạn phiền não, cùng lúc đều dứt, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn với tâm vui mừng, tiến, tín dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, gọi là hành ấm tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là hành ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Hành ấm thiện, vô ký, trừ nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, gọi là hành ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của thức ấm?
Đáp: Nếu thức ấm bất thiện không phải tư duy đoạn, mà kiến đoạn giới ý, giới ý thức tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của thức ấm.
Hỏi: Thế nào là thức ấm tư duy đoạn?
Đáp: Thức ấm bất thiện, không phải do kiến đoạn, tư duy đoạn phiền não tương ưng với giới ý, giới ý thức, gọi là tư duy đoạn thức ấm.
Hỏi: Thế nào là thức ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Thức ấm thiện, vô ký, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.
Năm ấm có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, mấy nhân của tư duy đoạn? Mấy nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?
Đáp: Tất cả đều có ba phần, hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc nhân của không phải kiến đoạn không phải tư duy đoạn.
Thế nào là nhân kiến đoạn của sắc ấm?
Đáp: Báo của pháp kiến đoạn thuộc sắc ấm, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt thân nhập, thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, thân không phải tiếng tốt đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, không phải tiếng mềm dịu, thân không phải hương tinh đẹp, không phải hương dịu dàng, không phải hương vừa ý, thân nếm lấy vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, kiến đoạn nhân nơi tâm tập hợp khởi lên thân giáo, miệng như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là nhân của kiến đoạn của sắc ấm.
Thế nào nhân tư duy đoạn của sắc ấm?
Đáp: Pháp báo tư duy đoạn của sắc ấm, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh. Thân không phải tiếng tốt đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, không phải dịu dàng, thân chẳng phải hương tốt, chẳng phải hương dịu dàng không phải hương vừa ý, thân nếm lấy vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, tư duy đoạn nhân nơi tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là nhân tư duy đoạn của sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Sắc ấm thiện, pháp báo của sắc ấm thiện, sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt thân nhập, sắc tốt đẹp của thân, đoan nghiêm, làm da tươi đẹp, nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, hương tốt đẹp của thân, hương dịu dàng, mùi hương vừa ý, thân nếm vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, mịn, mềm, trơn, không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Tâm đã tập hợp khởi lên thân giáo miệng như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh, hương, vị ngoài, sự chạm thân bên ngoài, được thân thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu là không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là sắc ấm không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của thọ ấm?
Đáp: Thọ ấm, nếu kiến đoạn, là pháp báo kiến đoạn của thọ ấm, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là nhân kiến đoạn của thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của thọ ấm?
Đáp: Tư duy đoạn của thọ ấm, là pháp báo của tư duy đoạn của thọ ấm, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là nhân của tư duy đoạn của thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Thọ ấm thiện, pháp báo của thọ ấm thiện, thọ ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của tưởng ấm?
Đáp: Tưởng ấm bất thiện, không phải tương ưng của tư duy đoạn, mà kiến đoạn tưởng pháp tương ưng với phiền não, gọi là nhân kiến đoạn của tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của tưởng ấm?
Đáp: Tưởng ấm bất thiện không phải kiến đoạn, mà là tư duy đoạn tưởng pháp tương ưng với phiền não, gọi là nhân tư duy đoạn của tưởng ấm.
Tưởng ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn là gì?
Đáp: Nếu tưởng ấm thiện, pháp báo thiện của tưởng ấm, nếu tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là tưởng ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của hành ấm?
Đáp: Kiến đoạn của hành ấm, là pháp báo kiến đoạn của hành ấm, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, sinh, già chết, mạng, gọi là nhân kiến đoạn của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của hành ấm?’
Đáp: Nếu tư duy đoạn hành ấm là pháp báo tư duy đoạn của hành ấm, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh mạng, kiết, gọi là nhân tư duy đoạn của hành ấm.
Hỏi: Thế nào là hành ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu hành ấm là pháp báo thiện của hành ấm thiện, hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, trừ nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, gọi là hành ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.
Nhân kiến đoạn của thức ấm là gì?
Đáp: Thức ấm nếu kiến đoạn, là pháp báo kiến đoạn của thức ấm, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nhân kiếndứt của thức ấm.
Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của thức ấm?
Đáp: Tư duy đoạn của thức ấm, là pháp báo tư duy đoạn của thức ấm, nhãn thức, cho đến ý thức, gọi là nhân tư duy đoạn của thức ấm.
Hỏi: Thế nào là thức ấm không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Thức ấm thiện, pháp báo của thức ấm thiện, thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.
Năm ấm có bao nhiêu ấm lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu ấm lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu ấm lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu ấm không lệ thuộc?
Đáp: Tất cả đều có bốn phần, hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm lệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Hữu lậu, dục lậu của sắc ấm, nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Tâm sắp đế khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, hữu lậu, dục lậu, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, xúc ngoài, là hữu lậu, dục lậu, được nhận biết của thân thức, thân miệng dục lậu, hữu lậu, không phải giới, không có giáo, giới thân miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm lệ thuộc cõi Dục.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm lệ thuộc cõi Sắc?
Đáp: Sắc lậu của sắc ấm: nhãn nhập, nhĩ nhập, thân sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, da tươi đẹp, nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng hay, tiếng dịu dàng, thân có cảm giác mát lạnh, nhẹ, mịn, mềm, trơn. Tâm hành sắc khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, là sắc lậu, hữu lậu, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, xúc chạm ngoài, là sắc lậu hữu lậu, được thân thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu trừ, gọi là sắc ấm lệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm lệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Hữu lậu, vô sắc lậu của sắc ấm, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là sắc ấm lệ thuộc cõi Vô sắc.
Sắc ấm không lệ thuộc là gì?
Đáp: Nếu sắc ấm Thánh thì vô lậu, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là sắc ấm không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm lệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý hữu lậu, dục lậu của thọ ấm, gọi là thọ ấm lệ thuộc cõi Dục.
Thọ ấm lệ thuộc cõi Sắc ra sao?
Đáp: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý hữu lậu, sắc lậu của thọ ấm, gọi là thọ ấm lệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm lệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Xúc thọ ý hữu lậu, vô sắc lậu của thọ ấm, gọi là thọ ấm lệ thuộc cõi Vô sắc.
Thọ ấm không lệ thuộc là gì?
Đáp: Xúc thọ ý vô lậu Thánh của thọ ấm gọi là thọ ấm không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm lệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vi, xúc, pháp hữu lậu, dục lậu của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm lệ thuộc cõi Dục.
Hỏi: Thế nào là Tưởng ấm lệ thuộc cõi Sắc?
Đáp: Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp hữu lậu, sắc lậu của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm lệ thuộc cõi Sắc.
Tưởng ấm lệ thuộc cõi Vô sắc là gì?
Đáp: Tưởng pháp hữu lậu, vô sắc lậu của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm lệ thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm không lệ thuộc?
Đáp: Tưởng pháp vô lậu Thánh của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là hành ấm lệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Nếu xúc tư hữu lậu, dục lậu của hành ấm tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có si, thuận với tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh, già chết, mạng kiết, gọi là hành ấm lệ thuộc cõi Dục.
Hỏi: Thế nào là hành ấm lệ thuộc cõi Sắc?
Đáp: Nếu xúc tư hữu lậu, sắc lậu của hành ấm, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, nghi, sử phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết định Vô tưởng, gọi là hành ấm lệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Thế nào là hành ấm lệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Nếu xúc tư hữu lậu, vô sắc lậu của hành ấm, tư duy kiến huệ giải thoát không có si, thuận với tâm tín, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm tâm định, xả, nghi, sử phiền não, sinh, già chết, mạng kiết, gọi là hành ấm lệ thuộc cõi Vô sắc.
Hành ấm không lệ thuộc là gì?
Đáp: Xúc tư vô lậu Thánh của hành ấm, tư duy, giác quán, kiến hụê giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục không buông lung, niệm, tâm định, xả, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm không lệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là thức ấm lệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Nếu nhãn thức cho đến ý thức hữu lậu, dục lậu của thức ấm, gọi là thức ấm lệ thuộc cõi Dục.
Thức ấm lệ thuộc cõi Sắc là gì?
Đáp: Nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, ý thức hữu lậu, sắc lậu của thức ấm, gọi là thức ấm lệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Thế nào là thức ấm lệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Giới ý thức, giới ý hữu lậu vô sắc lậu của thức ấm, gọi là thức ấm lệ thuộc cõi Vô sắc.
Thức ấm không lệ thuộc là gì?
Đáp: Giới ý thức, giới ý vô lậu Thánh của thức ấm, gọi là thức ấm không lệ thuộc.
Năm ấm có bao nhiêu ấm quá khứ, bao nhiêu ấm vị lai, bao nhiêu ấm hiện tại, bao nhiêu ấm không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?
Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm quá khứ?
Đáp: Sắc ấm sinh rồi diệt, gọi là sắc ấm quá khứ.
Sắc ấm vị lai là gì?
Đáp: Sắc ấm chưa sinh, chưa xuất, gọi là sắc ấm vị lai.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm hiện tại?
Đáp: Sắc ấm sinh chưa diệt, gọi là sắc ấm hiện tại, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng như thế.