LUẬN THẬP ĐỊA KINH
Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân
Hán dịch: Đời Hậu Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 4
Địa 2: ĐỊA LY CẤU
Luận: Như thế là Bồ-tát đã chứng đắc chánh vị, nương nơi đạo xuất thế gian, nhờ vào giới thanh tịnh để nói về địa Ly cấu, là Địa thứ hai của bậc Bồ-tát. Giới thanh tịnh này có hai loại thanh tịnh:
- Thanh tịnh phát khởi.
- Thanh tịnh tự thể.
Thanh tịnh phát khởi là nói về mưới thứ tâm chánh trực.
Kinh: “Bấy giờ, đại Bồ-tát Kim Cang Tạng nói: Các Phật tử! Nếu Bồ-tát đã thành tựu đầy đủ Địa thứ nhất, muốn đạt được Địa thứ hai thì cho nên phát khởi mười loại tâm chánh trực. Những gì là mười? Đó là:
- Tâm chánh trực.
- Tâm mềm dịu.
- Tâm thuận hợp.
- Tâm thiện.
- Tâm vắng lặng.
- Tâm chân thật.
- Tâm không xen tạp.
- Tâm không mong cầu.
- Tâm thù thắng.
- Tâm lớn lao.
Bồ-tát sinh khởi mười tâm ấy thì hội nhập nơi địa Ly cấu, là Địa thứ hai của bậc Bồ-tát”.
Luận: Mười loại tâm chánh trực là dựa vào giới thanh tịnh để thành tựu giới tánh của tâm chánh trực, tùy chỗ cho nên tạo tác mà hành hóa tự nhiên. Tâm chánh trực lại có chín loại:
1. Tâm chánh trực mềm dịu; tức là cùng với ý vui mừng thực hành trì giới.
2. Tâm chánh trực thuận hợp; là diệu lực tự tại, cho nên tánh khéo trì giới không xen lẫn phiền não.
3. Tâm chánh trực thiện; tức là giữ gìn các căn, không để lầm lạc phạm giới, cũng như ngựa hay, tánh đã được điều phục.
4. Tâm chánh trực vắng lặng; là tâm đã được chế ngự, trở cho nên hòa dịu, không cao ngạo.
5. Tâm chánh trực chân thật; tức là có thể nhẫn chịu mọi thứ não hại, như vàng ròng.
6. Tâm chánh trực không xen tạp; tức là đối với mọi công đức đã đạt được không sinh chán đủ, dựa vào giới thanh tịnh để cầu đạt giới thù thắng, ưa thích tịch tĩnh.
7. Tâm chánh trực không mong cầu; là tâm không mong đạt những thế lực tự tại nơi các cõi.
8. Tâm chánh trực thù thắng; là vì tạo lợi ích cho chúng sinh cho nên không dứt bỏ các nguyện hữu lậu.
9. Tâm chánh trực lớn lao; tức là tâm tuỳ thuận nơi quả của các cõi mà không đắm nhiễm.
“Thanh tịnh tự thể” có ba loại giới:
- Giới thanh tịnh do xa lìa.
- Giới thanh tịnh do thâu nhiếp pháp thiện.
- Giới thanh tịnh do đem lại lợi ích cho chúng sinh.
– Giới thanh tịnh do xa lìa; tức là mười thiện đạo nghiệp. Từ lìa bỏ sát sinh cho đến chánh kiến, cũng gọi là thọ trì giới thanh tịnh.
– Giới thanh tịnh do thâu nhiếp pháp thiện; tức là đối với giới thanh tịnh do xa lìa làm đầu. Từ câu: “Bồ-tát tư duy: Chúng sinh bị đọa nơi các cõi ác đều do nhân duyên tập khởi là mười bất thiện nghiệp đạo” đến câu: “Vì vậy mình nên hành trì mười bất thiện đạo nghiệp với tất cả các loại thanh tịnh”.
– Giới thanh tịnh do đem lại lợi ích cho chúng sinh; tức là đối với giới thâu nhiếp pháp thiện làm đầu, từ câu: “Bồ-tát lại suy nghĩ: Mình xa lìa mười bất thiện nghiệp đạo, ưa thích pháp hành” cho đến: “Sinh tâm tôn kính …”.
Kinh: “Này các Phật tử! Bồ-tát trú nơi địa Ly cấu của Bồ-tát tự tánh thành tựu mười thiện nghiệp đạo, xa lìa hết thảy việc sát sinh, dứt bỏ đao gậy, không có tâm sân hận, có hổ có thẹn, đầy đủ tâm thương xót đối với tất cả chúng sinh, sinh khởi tâm an ổn, tâm Từ. Bồ-tát ấy hãy còn không có tâm xấu ác, gây não hại các chúng sinh, huống là đối với các chúng sinh kia mà khởi tưởng về chúng sinh, khởi tâm thô nặng, thân gây thêm não hại”.
Luận: Nói “Mười thiện nghiệp đạo, xa lìa hết thảy việc sát sinh”, là thị hiện chỗ hơn hết nơi lợi ích thù thắng của sự xa lìa. Dựa vào việc xa lìa sát sinh có ba loại lìa:
1. Lìa nhân. Như Kinh nói: “Dứt bỏ đao gậy, không có tâm sân hận, có hổ có thẹn, đầy đủ sự thương xót…”.
2. Lìa bằng cách đối trị. Như Kinh nói: “Đối với tất cả chúng sinh sinh khởi tâm an ổn, tâm Từ”.
3. Lìa do hành quả. Như Kinh nói: “Hãy còn không có tâm xấu ác, não hại chúng sinh, huống chi là đối với các chúng sinh khác…”.
– Ở đây, sát sinh có hai loại nhân:
- Nhân chứa nhóm.
- Nhân phát khởi.
Nhân chứa nhóm có hai loại là đao-gậy. Đao là tạo việc chém, chặt. Gậy là tạo việc đánh, đập. Như Kinh nói: “Dứt bỏ đao, gậy, cho đến chú thuật, các thứ thuốc, những vật dụng có thể giết hại, thảy đều xa lìa”.
Nhân phát khởi có hai loại là tham, sân, vì tài sản-lợi dưỡng mà tạo các nghiệp ác, cho đến mất mạng, tâm không xấu hổ, hối hận. Đối trị chúng, như Kinh: “Có hổ có thẹn”. Vì tham mà chúng sinh bắt bớ, nuôi dưỡng, cột nhốt nơi lồng, khiến sinh khổ não. Đối trị những điều ấy, như Kinh: “Đầy đủ sự thương xót”. Lìa hai loại đó cho nên gọi là lìa nhân.
– Lìa bằng cách đối trị có hai loại:
1. Tâm an ổn; đối với hết thảy chúng sinh luôn tạo lợi ích, dùng pháp thiện giáo hóa khiến họ trú nơi nẻo thiện, là nhân của Niết-bàn.
2. Tâm Từ, khiến cho các chúng sinh kia đạt được phước báo của hàng trời, người, dẫn đến quả an lạc của Niết-bàn. Như Kinh nói: “Đối với tất cả chúng sinh, sinh khởi tâm an ổn, tâm Từ”. Như vậy, ở trong nhân quả không cầu tìm điên đảo. Lìa tâm ngu si sát sinh để cúng tế… Đối trị các điều ấy thì gọi là lìa, cho nên gọi là lìa bằng cách đối trị. Bồ-tát là chủ thể lìa.
Nói chúng sinh; là chỉ rõ các chúng sinh, không phải thường, không phải đoạn, tùy theo nhân duyên của mạng căn, cho đến có được thọ mạng, trú ở đời. Chết thì dựa vào lực của nghiệp-phiền não, sinh trở lại vào đời vị lai.
– Lìa do hành quả có hai loại:
- Vi tế: Như tâm niệm làm não hại.
- Thô trọng: Như thân hành làm não hại.
Như Kinh nói: “Bồ-tát ấy hãy còn không có tâm xấu ác não hại các chúng sinh, huống là đối với các chúng sinh khác…”. Ở đây, hành thô trọng có năm loại:
- Thân: Như Kinh nói: “Khác”.
- Sự: Như Kinh nói: “Chúng sinh”.
- Tưởng: Như Kinh nói: “Tưởng về chúng sinh”.
- Hành: Như Kinh nói: “Nên khởi tâm thô trọng”.
- Thể: Như Kinh nói: “Thân gây thêm não hại”.
Kinh: “Lìa bỏ đối với việc trộm cướp vật dụng cần cho đời sống, thường tự cho là đầy đủ. Không huỷ hoại tài sản của kẻ khác. Nếu vật thuộc về người khác mà họ được sử dụng và có ý tưởng giữ gìn thì mình không sinh tâm trộm cắp. Bồ-tát ấy cho đến cọng cỏ-chiếc lá, không cho thì không lấy, huống chi là đối với các vật dụng, của cải khác”.
Luận: Dựa vào việc lìa trộm cướp, có ba loại lìa:
- Lìa nhân.
- Lìa bằng cách đối trị.
- Lìa do hành quả.
– Lìa nhân: Của cải mà chính mình không đủ. Đối trị điều ấy, như Kinh: “Các vật dụng-của cải thường tự cho là đầy đủ”.
– Lìa bằng cách đối trị: Đó là bố thí. Đối với của cải mà chính mình có, xả bỏ không vướng mắc, do không tham. Không huỷ hoại của cải thuộc vị lai, như Kinh: “Không huỷ hoại tài sản của kẻ khác”.
– Lìa do hành quả, có hai loại:
- Vật vi tế không cho, không lấy.
- Vật thô trọng không cho, không lấy.
Ở đây, chỉ rõ có năm loại:
- Thân: Như Kinh nói: “Nếu vật thuộc về kẻ khác”.
- Sự: Như Kinh nói: “Sự việc kẻ khác thọ dụng”.
- Tưởng: Như Kinh nói: “Kẻ khác có ý tưởng giữ gìn”.
- Hành; tức là tâm trộm cắp. Như Kinh nói: “Không sinh tâm trộm cắp”.
- Thể; tức là tính chất vi tế, thô trọng. Như kinh nói: “Cho đến cọng cỏ-chiếc lá, không cho thì không lấy, huống là…”.
Kinh: “Lìa bỏ tà dâm, tự cho là đủ đối với nhan sắc của vợ mình, không cầu tìm vợ kẻ khác, cầu tìm người nữ do người khác giữ gìn cùng vợ của kẻ khác. Mà bà con thân thuộc của họ luôn giữ gìn, hoặc có giới pháp che chở. Bồ-tát ấy cho đến không sinh tâm nhớ nghĩ để tham cầu, huống là cùng với người nữ làm việc tà dâm, hoặc lại hành sự không đúng chỗ”.
Luận: Dựa vào việc lìa tà dâm, có ba loại lìa:
- Lìa nhân.
- Lìa bằng cách đối trị.
- Lìa do hành quả.
– Lìa nhân: Như đối với vợ mình chưa đủ. Đối trị việc này, như Kinh: “Tự biết đủ về nhan sắc của vợ mình”.
– Lìa bằng cách đối trị: Phạm hạnh hiện tại thanh tịnh, không cầu nhan sắc của vợ thuộc vị lai. Như Kinh nói: “Không cầu tìm vợ người khác”.
– Lìa do hành quả; có hai loại:
- Vi tế; đó là trong tâm.
- Thô trọng, tức là thân tướng.
Thân tướng ở đây có ba loại:
- Không chánh đáng.
- Trái thời.
- Không đúng chỗ.
– Không chánh đáng (Bất chánh) là đối với người nữ được kẻ khác giữ gìn mà ở chung hoặc không ở chung. Ở chung; là do người khác giữ gìn. Không ở chung; là vợ của kẻ khác. Như Kinh nói: “Người nữ do người khác giữ gìn cùng vợ của kẻ khác”.
Bà con thân thuộc của họ luôn giữ gìn; tức là cha mẹ, người thân trong tộc họ giữ gìn, che chở. Trường hợp đã gả cho người khác thì họ có ý thức gìn giữ. Như Kinh nói: “Bà con thân thuộc của họ luôn giữ gìn”.
Người nữ; tức là chỉ rõ việc xa lìa, không phải là tên gọi người nữ nơi số lượng của chúng sinh.
– Trái thời; tức là chỉ rõ trái với thời gian tu phạm hạnh. Như Kinh nói: “Giới pháp che chở”.
– Không đúng chỗ (Phi xứ); tức là hành dâm không đúng nơi. Như Kinh nói: “Hoặc lại hành sự không đúng chỗ”.
Vi tế-thô trọng; tức là ý nghiệp và thân nghiệp, cả hai loại này đều xa lìa. Như Kinh nói: “Cho đến không sinh tâm nhớ nghĩ để tham cầu, huống là cùng với người nữ làm việc tà dâm”.
Kinh: “Lìa bỏ vọng ngữ, thường nói lời chân thật, chắc chắn, hợp thời đúng lúc. Bồ-tát ấy, cho đến trong mộng cũng không khởi ý che giấu sợ người khác thấy (Phú kiến) mà chấp nhận để người khác thấy (Nhẫn kiến), không có tâm muốn làm cho người khác nói lời dối trá, huống là cố ý nói dối”.
Luận: Dựa vào việc lìa vọng ngữ (nói dối), có hai loại lìa:
- Lìa bằng cách đối trị.
- Lìa do hành quả.
– Lìa bằng cách đối trị; tức là lìa nhân. Vì sao? Vì thân nghiệp kia có hai loại lìa. Còn trong nói dối thì không có sự việc bên ngoài, lại không có nhân khác. Như trong việc lìa sát sinh thì nơi nhân chứa nhóm có hai loại đao-gậy, là sự việc bên ngoài, như trong trường hợp đó đã nói lìa bỏ cả đao, gậy. Trong việc lìa bỏ nói dối thì không có hai loại sự việc bên ngoài của thân nghiệp kia.
– Không có nhân khác; tức là nhân của sát sinh như tham-sân-si…
– Nhân của nói dối; là tâm dối gạt kẻ khác cần phải xa lìa, thì nói lời chân thật, xác nhận lời nói chân thật như thế là đối trị tâm dối gạt kẻ khác, tức là lìa nhân. Dựa vào kia để sinh đây, cho nên nói là không có nhân khác. Như vậy, lìa bằng cách đối trị chính là lìa nhân.
Lại nữa, lìa bằng cách đối trị có ba loại:
- Nói lời thuận với tưởng. Như Kinh nói: “Thường nói lời chân thật.
- Khéo suy xét; là nói với đúng như sự việc. Như Kinh nói: Nói lời chắc chắn.
- Nói lời biết thời; tức là không khởi ý làm suy não thân mình và thân người khác. Như Kinh nói: “Nói lời hợp thời đúng lúc.”
– Lìa do hành quả:
- Vi tế.
- Thô trọng.
Như Kinh nói: “Bồ-tát ấy, cho đến trong mộng cũng không khởi ý che giấu sợ người khác thấy mà chấp nhận để người khác thấy, không có tâm muốn làm cho người khác nói lời dối trá, huống là cố ý nói dối.”
Trong giấc mộng; là vi tế.
Tạo cho nên; là thô trọng.
Che giấu sợ kẻ khác thấy… : Dễ hiểu. Trí kiến gọi là kiến.
Kinh: “Lìa bỏ nói hai lưỡi, là không có tâm phá hoại, không có tâm gây sợ hãi không có tâm gây não loạn. Nghe người này nói, không hướng tới kẻ kia nói lại để phá hoại người này. Nghe kẻ kia nói, không hướng tới người này nói lại để phá hoại kẻ kia. Không phá bỏ sự đồng ý. Đã phá hoại thì không khiến cho tăng trưởng. Không có tâm mừng về sự ly biệt. Không có tâm vui vì sự ly biệt. Không thích nói lời làm ly biệt. Không tạo ra lời nói ly biệt, hoặc thật hoặc chẳng thật”.
Luận: Dựa vào việc lìa nói hai lưỡi, có hai loại lìa:
- Lìa bằng cách đối trị.
- Lìa do hành quả.
Lìa bằng cách đối trị; tức là không làm điều phá hoại. Gồm hai: Một là Tâm, hai là Sự sai biệt. Tùy điều đã nghe ở đây, đi đến nơi khác mà nói. Hai loại này nêu rõ tâm tiếp nhận ghi nhớ mà khẩu nghiệp nói năng do tâm phá hoại. Như Kinh nói: “Nghe người này nói, không hướng tới kẻ kia nói lại để phá hoại người này. Nghe kẻ kia nói, không hướng tới người này nói lại để phá hoại kẻ kia”.
Sự sai biệt có ba loại:
- Thân phá hoại.
- Tâm phá hoại.
- Nghiệp phá hoại.
Thân phá hoại có hai loại: Một là chưa phá hoại, hai là đã phá hoại. Đối trị việc này, như Kinh: “Không phá hoại sự đồng ý. Đã phá hoại thì không khiến cho tăng trưởng”.
Tâm phá hoại cũng có hai loại: Một là chưa phá hoại thì muốn phá hoại, hai là đã phá hoại thì tuỳ hỷ. Đối trị việc này, như Kinh: “Không có tâm mừng về sự ly biệt. Không có tâm vui vì sự ly biệt”.
Nghiệp phá hoại cũng có hai loại: Một là vi tế, hai là thô trọng. Cả về lời nói thật và chẳng thật. Đối trị việc này, như Kinh: “Không thích nói lời làm ly biệt. Không gây ra lời nói làm ly biệt, hoặc thật hoặc chẳng thật.
Kinh: “Lìa bỏ lời nói thô ác đối với mọi lời nói. Đó là lời nói xâm hại, lời nói thô bạo, lời nói làm khổ kẻ khác, lời nói khiến kẻ khác sân hận, lời nói hiện tiền, lời nói không hiện tiền, lời nói bỉ ổi, lời nói dai dẳng, lời nói khiến người khác không thích nghe, lời nói khiến người nghe không vừa lòng, lời nói gây giận dữ bực bội, lời nói khiến lửa nơi tâm bốc cháy có thể thiêu đốt, lời nói khiến tâm nóng bức, lời nói không hòa ái, lời nói không vui thích, lời nói bất thiện, tự hoại thân mình mà cũng huỷ hoại thân kẻ khác. Những lời nói như vậy thảy đều lìa bỏ. Tất cả nói tuyệt vời vui tai. Đó là; lời nói đằm thắm, lời nói mềm mỏng, lời nói vi diệu, lời nói vui mừng khi nghe, lời nói ưa thích nghe, lời nói đi vào tâm can, lời nói thuận lý, lời nói được nhiều người yêu mến, lời nói được nhiều người vui mừng, lời nói hòa ái, lời nói khiến tâm hoàn toàn hoan hỷ, lời nói có thể làm cho tâm mình và tâm kẻ khác sinh niềm hoan hỷ kính tin. Thường nói những lời nói tuyệt vời như vậy”.
Luận: Dựa vào sự lìa bỏ lời nói thô ác, có hai loại lìa:
- Lìa do hành quả.
- Lìa bằng cách đối trị.
– Lìa do hành quả; tức là những lời nói gây tổn hại cho kẻ khác, có thể khiến cho kẻ khác giận dữ. Như Kinh nói: “Lời nói xâm hại, lời nói thô bạo, lời nói làm khổ kẻ khác, lời nói khiến kẻ khác sân hận”. Cả đoạn này, theo thứ tự, dùng phần sau giải thích phần trước. Những loại ấy, nghĩa là một nhưng tên gọi thì khác. Lại có: Lời nói đối mặt nhau, lời nói không đối mặt nhau, lời nói thô ác thường hành. Như Kinh nói: “Lời nói hiện tiền, lời nói không hiện tiền, lời nói bỉ ổi, lời nói dai dẳng”. Ở đây:
Lời nói hiện tiền: Thô mà không dứt.
Lời nói không hiện tiền là tế mà có gián đoạn.
Nói như vậy thì trái ngược với giới, có thể gây đau khổ cho kẻ khác, khiến kẻ khác sân hận. Như Kinh nói: “Lời nói khiến người khác không thích nghe, lời nói khiến người nghe không vui lòng”.
Phật ra lời nói không lợi ích là bởi vì tâm sân hận, ganh ghét dấy khởi, khiến mâu thuẫn với giới của kẻ khác. Như Kinh nói: “Lời nói gây giận dữ, bực bội”.
Khiến kẻ khác giận dữ, bực bội, có hai loại sự việc không lợi ích:
1. Chưa dấy khởi giận dữ thì có thể khiến sinh giận dữ, khi nghekhi nhớ cũng không thích-không vui trong lòng bế tắc. Như Kinh nói: “Lời nói khiến lửa nơi tâm bốc cháy có thể thiêu đốt, lời nói khiến tâm nóng bức, lời nói không hòa ái, lời nói không vui thích”.
2. Đã có thì niềm vui trong tâm ý của mình bị mất hẳn, khiến kẻ khác cũng mất hẳn. Như Kinh nói: “Lời nói bất thiện tự hoại thân mình mà cũng huỷ hoại thân kẻ khác “. Lìa bỏ những lời nói thô ác như vậy, gọi là Lìa do hành quả.
– Lìa bằng cách đối trị; tức là nói lời nói đằm thắm. Ở đây có hai loại: Một là lời nói không thô-không vội, hai là lời nói đáng vui thích. Như Kinh nói: “Lời nói mềm mỏng, lời nói vi diệu”. Trong đó:
Không thô, không vội; tức là thuộc về giới phần, thọ hành không dứt.
Vui mừng; tức là đáng vui thích.
Đáng vui thích có hai loại: Một là vui vẻ đáng vui thích, hai là an ổn đáng vui thích. Vui vẻ (lạc) là thuận theo hàng trời, người. An ổn là thuận theo thành Niết-bàn. Như Kinh nói: “Lời nói vui mừng khi nghe, lời nói ưa thích nghe, lời nói đi vào tâm can, lời nói thuận lý”.
Lại nữa, người trong chỗ oán-thân, khi nghe-khi nhớ lại có thể sinh niềm hoan hỷ. Như Kinh nói: “Lời nói khiến nhiều người yêu mến, lời nói được nhiều người vui thích”. Những lời nói như vậy có thể phát sinh hai loại lợi ích: Một là; người khác chưa sinh sân hận thì khiến họ không sinh, mà sinh hoan hỷ, lại có thể sinh khởi Tam-muội; hai là chưa sinh tâm bạn thân thì khiến phát sinh, tự mình đang làm, khiến người khác cũng hiện làm. Như Kinh nói: “Lời nói khiến tâm hòa ái, thích thú, lời nói khiến tâm hoàn toàn hoan hỷ, lời nói có thể làm cho tâm mình và tâm người khác sinh niềm hoan hỷ kính tin…”.
Kinh: “Lìa bỏ lời nói thêu dệt, thường dùng lời nói khéo tư duy, lời nói đúng lúc, lời nói chân thật, lời nói có ý nghĩa, lời nói đúng pháp, lời nói thuận đạo, lời nói đúng giới luật, lời nói trù tính theo thời gian, lời nói khéo nhận biết niềm vui thích của tâm. Bồ-tát ấy cho đến đối với vui đùa hãy còn không nói lời thêu dệt, huống hồ cố ý nói lời thêu dệt”.
Luận: Dựa nơi việc lìa lời nói thêu dệt, có hai loại lìa:
- Lìa bằng cách đối trị.
- Lìa do hành quả.
– Lìa bằng cách đối trị; tức là khéo nhận biết khi nói năng. Dựa vào lời nói đây kia, khuyên phát khởi nhớ nghĩ. Lúc tu tập nếu thấy các chúng sinh hành xử bất thiện thì khiến họ xả bỏ mà an trú nơi pháp thiện, tuỳ hoàn cảnh để nói lời giáo hóa. Như Kinh nói: “Lời nói luôn khéo tư duy, lời nói đúng lúc”.
Lại, lời nói không điên đảo, là dựa vào sự giảng dạy lần lượt, tuỳ thuận khi tu hành, nói năng đúng nghĩa đúng pháp. Như Kinh nói: “Lời nói chân thật, lời nói có ý nghĩa, lời nói đúng pháp”.
Lại dựa vào sự cử tội lần lượt, diệt trừ sự tranh chấp, lúc tu học, hành trì, lời nói đúng như pháp, lời nói đúng như kinh điển. Như Kinh nói: “Lời nói thuận đạo, lời nói đúng giới luật”.
Lại dựa vào lời nói thâu nhận, thuyết giảng pháp để thâu nhận, khi tu hành, lời nói đúng như oai nghi an trú, lời nói nêu ví dụ thuận theo nghĩa. Như kinh nói: “Lời nói trù tính theo thời gian, lời nói khéo nhận biết niềm vui thích của tâm”.
– Lìa do hành quả; có hai loại:
- Vi tế.
- Thô trọng.
Xa lìa hai loại ấy, gọi là Lìa do hành quả.
Vi tế-thô trọng như Kinh nói: “Bồ-tát ấy, cho đến đối với vui đùa hãy còn không nói lời thêu dệt…”.
Kinh: “Lìa bỏ tâm tham. Đối với tất cả tài sản vật dụng hiện có của kẻ khác, do kẻ khác thọ dụng, thì mình không sinh tâm tham. Không cầu, không mong cho nên không sinh tâm tham”.
Luận: Dựa vào tâm không tham, có ba loại:
- Sự.
- Thể.
- Sai biệt.
– Sự; là thuộc về phần thọ dụng. Ở đây có hai loại: Một là đã thâu nhiếp thọ dụng, hai là nghĩa đến thâu nhiếp thọ dụng. Như Kinh nói: “Đối với tất cả tài sản vật dụng vốn có của kẻ khác…”.
– Thể; có hai loại: Một là những điều kiện sử dụng như vàng-bạc… hai là sự việc thọ dụng cho đời sống; như thức ăn uống-y phục … Như Kinh nói: “Của cải do kẻ khác thọ dụng”.
Tánh không tham; là đối trị tâm tham. Như Kinh nói: “Không sinh tâm tham”.
– Sai biệt ở đây đối trị ba loại tham. Ba loại tham là:
- Hành theo nẻo mong muốn.
- Hành theo nẻo đạt được.
- Hành theo nẻo chiếm đoạt.
Đối trị những thứ ấy, như Kinh: “Không cầu, không mong, cho nên không sinh tâm tham”. Trong đó, hai loại đầu là vi tế, thứ ba là thô trọng.
Kinh: “Lìa bỏ tâm sân hận, đối với hết thảy chúng sinh thường khởi tâm Từ, tâm an ổn, tâm thương xót, tâm an vui, tâm lợi lạc, tâm thâu nhiếp làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Mọi vọng tưởng cấu uế vốn có như sân hận-ganh ghét-não hại thảy đều xa lìa. Tất cả các hạnh vốn có đều tuỳ thuận Từ Bi, khéo tu tập để thành tựu mọi công hạnh”.
Luận: Dựa vào việc lìa bỏ tâm sân, đối trị chướng ngại, là vì năm loại chúng sinh mà nói.
1. Đối với loại oán thù; Nên sinh khởi tâm Từ bi. Như Kinh nói: “Thường khởi tâm Từ”.
2. Đối với các chúng sinh làm ác: Như Kinh nói: “Sinh tâm an ổn”.
3. Đối với các chúng sinh bần cùng, xin ăn, khổ sở, Như Kinh nói: “Sinh tâm thương xót, tâm đem lại an vui”.
4. Đối với các chúng sinh ưa thích, đắm nhiễm nơi phiền não: Như Kinh nói: “Khởi tâm tạo lợi lạc”.
5. Đối với các chúng sinh phát tâm Bồ-đề, Bồ-tát càng siêng năng chịu khó nhọc vất vả trong việc hành trì vô lượng lợi ích. Như Kinh nói: “Khởi tâm thâu nhiếp làm lợi ích cho tất cả chúng sinh”.
Tâm Từ ấy… có sáu loại chướng ngại. Ở đây không phân biệt, cũng không mỗi mỗi đối chiếu. Đối với trường hợp chưa sinh oán thù thì có thể phát sinh. Đã sinh rồi thì tùy thuận làm cho tăng trưởng. Trường hợp chưa sinh thân thiện thì khiến cho chẳng sinh. Đã sinh rồi thì khiến không tăng trưởng. Nơi tự thân, pháp thiện chưa sinh thì khiến cho chẳng sinh. Đã sinh rồi thì khiến cho diệt mất. Đối với pháp bất thiện, chưa sinh thì khiến có thể sinh. Đã sinh rồi thì khiến cho tăng trưởng. Nơi thân người khác, sự việc không yêu thích chưa sinh thì khiến cho đã phát sinh. Đã sinh rồi thì khiến cho tăng trưởng. Sự việc yêu thích chưa sinh thì khiến cho không sinh. Đã sinh rồi thì làm cho tuỳ thuận. Như kinh nói: “Mọi thứ vọng tưởng cấu uế… vốn có như sân hận-ganh ghét-não hại thảy đều xa lìa”.
Nơi kinh này, theo thứ tự của câu văn đã nói đến vô lượng hành ác căn bản như sân hận… này cho nên nói đều cùng lìa bỏ những thứ ấy. Phần còn lại tuỳ theo chỗ nhớ nghĩ, tất cả đều dùng tâm Từ làm lợi ích. Như Kinh nói: “Hết thảy các hạnh vốn có đều thuận theo Từ Bi, khéo tu tập để thành tựu mọi công hạnh”.
Kinh: “Lìa bỏ tà kiến, thuận theo chánh đạo, trừ bỏ các loại xem tướng đoán chuyện lành dữ. Lìa giới kiến xấu ác, tu tập theo kiến chấp đúng đắn. Không gian dối, không dua nịnh, quanh co. Quyết định tin tưởng hoàn toàn đối với Tam bảo: Phật-Pháp-Tăng. Bồ-tát ngày đêm thường giữ gìn mười thiện nghiệp đạo như vậy”.
Luận: Dựa vào chánh kiến, có bảy loại kiến chấp cần đối trị. Những gì là bảy loại kiến chấp? Đó là
1. Kiến chấp bởi Thừa khác: Đối trị điều này, như Kinh: “Thuận theo chánh đạo”.
2. Kiến chấp do phân biệt hư vọng.
3. Kiến chấp do “Giới cấm thủ” cho là thanh tịnh: Đối trị điều ấy, như Kinh: “Trừ bỏ các loại xem tướng đoán việc lành dữ. Xa lìa kiến chấp của giới ác”.
Kiến chấp của giới xấu ác. Kiến chấp của giới xấu ác, là tự chấp lấy cái thấy của mình.
4. Tự cho là chánh kiến, đối trị điều này, như Kinh: “Tu tập theo kiến chấp đúng đắn”.
5. Kiến chấp do che giấu.
6. Kiến chấp vì trá hiện không thật. Đối trị điều này, như Kinh: “Không gian dối, không dua nịnh, quanh co”.
7. Kiến chấp vì không thanh tịnh; tức là kiến chấp của thế gian. Đối trị điều này, như Kinh: “Quyết định tin tưởng hoàn toàn đối với Tam bảo: Phật-Pháp-Tăng”.
Như vậy là đã nói về giới lìa bỏ tất cả các thứ.
Lại nói về giới do xa lìa, khiến cho thanh tịnh tăng trưởng, không gián đoạn, không thiếu sót, luôn hộ trì, như Kinh: “Bồ-tát ngày đêm thường giữ gìn mười thiện đạo như vậy. Như vậy đầy đủ tất cả các thứ cần xa lìa, thành tựu giới tánh. Lại chỉ rõ sự không gián đoạn, không thiếu sót, vì vậy tiếp theo nói về giới thanh tịnh do thâu nhiếp pháp thiện. Nghĩa là Bồ-tát suy nghĩ … như kinh theo thứ tự trình bày.
Kinh: “Bồ-tát suy nghĩ: Hết thảy chúng sinh rơi vào các cõi ác, đều do không xa lìa nhân duyên tập khởi của mười loại bất thiện nghiệp đạo. Do vậy, mình trước hết cho nên trú vào pháp thiện, cũng khiến cho người khác trú vào pháp thiện. Vì sao? Nếu người tự mình không hành thiện thì không có đủ hạnh thiện, vì người khác thuyết pháp khiến họ trú vào hạnh thiện, là điều không thể có”.
Luận: Rơi vào các cõi ác, có ba loại nghĩa:
- Dựa vào hành ác mà đi đến.
- Dựa vào nơi tự thân, có thể sinh ra khổ não.
- Thường rơi vào chốn có vô số tướng khổ.
Vì sao nói mười bất thiện nghiệp đạo? Tức là do thâu nhiếp đủ số lượng của tất cả các quả xấu ác, cho nên gọi là mười bất thiện nghiệp đạo. Thâu nhiếp đủ số lượng của tất cả các quả xấu ác, là nói về mười bất thiện nghiệp đạo.
Số là chỉ thâu nhiếp chọn lấy mười tên gọi.
Ác; là bất thiện. Quả là chịu rơi vào địa ngục-ngạ quỷ-súc sinh…, luôn luôn bị phá hoại.
Quả; là bị đọa nơi ba cõi ác (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh), thật đáng thương.
Đáo là đủ, tức là thâu nhiếp dẫn đến nghiệp.
Tập nhân là nhân tích tập, tức là thọ hành.
Bồ-tát xa lìa không có nhân điên đảo như vậy, nhờ đó dễ dàng hiểu rõ chúng sinh tự hành nghiệp ác, trú nơi chốn phi pháp, không thể xa lìa. Bồ-tát tư duy, có được sự tịch tĩnh sâu xa, muốn cứu độ các chúng sinh kia, tự nhận biết là có khả năng thực hiện được. Lại quán xét về chướng ngại, và sự đối trị với bất thiện nghiệp đạo cùng quả báo, thiện nghiệp đạo và quả báo, cùng sự thanh tịnh tối thượng để phát khởi tâm tăng thượng cầu học, tu tập, hành trì giới thanh tịnh do thâu nhiếp pháp thiện.
Kinh: “Bồ-tát ấy lại tư duy sâu xa: Do nhân duyên tập khởi mà hành mười bất thiện nghiệp đạo, nên bị rơi ba cõi ác. Do nhân duyên tập khởi mà hành mười thiện nghiệp đạo, cho nên được sinh trong cõi người, cho đến sinh nơi cõi Hữu Đảnh. Lại, trên mười thiện nghiệp này, cùng với trí tuệ quán xét, hòa hợp tu hành, nhưng do tâm hạn hẹp, tâm chán sợ ba cõi, do xa lìa Đại Bi, theo người khác nghe âm thanh mà thông đạt, nghe âm thanh mà ý hiểu rõ, thành thừa Thanh văn”.
Luận:
– Trí tuệ quán xét; là quán xét về Thật tướng. Cõi ác là Khổ. Bất thiện nghiệp đạo là Tập. Xa lìa bất thiện là Diệt. Đối trị bất thiện là Đạo. Lại nữa, cõi thiện là Khổ. Thiện nghiệp đạo là Tập. Lìa các sử kia là Diệt. Đối trị các sử là Đạo. Trí tuệ cùng quán xét, tu hành không phân biệt.
– Thanh văn có năm loại tướng:
- Tập nhân.
- Sợ khổ.
- Bỏ tâm.
- Nương tựa.
- Quán xét.
Tính chất hạn hẹp… như vậy là tâm Thanh văn.
Tập nhân; tức là tu hành căn thiện còn ít và mỏng, chỉ dựa vào lợi ích của tự thân. Như Kinh nói: “Tâm ấy hạn hẹp”.
Sợ khổ; Như Kinh nói: “Tâm chán sợ ba cõi”.
Bỏ tâm; là bỏ các chúng sinh. Như Kinh nói: “Xa lìa Đại Bi”.
Nương tựa; là nương vào sự giảng dạy trao truyền của thầy.
Quán xét; là nhớ nghĩ về âm thanh.
Thế nào là âm thanh? Tức là ngã và chúng sinh chỉ có tên gọi. Như vậy ngã và chúng sinh kia theo âm thanh mà lãnh hội. Hội nhập nơi chúng sinh vô ngã mà không phải là pháp vô ngã. Như Kinh nói: “Theo người khác nghe âm thanh mà thông đạt…”.
Kinh: “Lại trên mười thiện nghiệp đạo, thanh tịnh này, không theo người khác mà nghe, tự mình giác ngộ chánh pháp, không thể đầy đủ phương tiện Đại Bi, mà có thể thông đạt pháp nhân duyên sâu xa, thành Thừa Bích-chi-Phật”.
Luận: Bích-chi-Phật có ba loại tướng:
- Tự giác.
- Không thể thuyết pháp.
- Quán phần ít cảnh giới.
– Không nhờ Phật và các Bồ-tát thuyết pháp mà chỉ tự giác ngộ, như Kinh: “Không theo người khác mà nghe, tự mình giác ngộ chánh pháp”.
– Không khởi tâm nêu giảng, không kham nổi việc thuyết pháp, như Kinh: “Không thể đầy đủ phương tiện Đại Bi”.-
Quán xét các hành nơi cảnh giới của nhân duyên vi tế, như Kinh: “Nhưng có thể thông đạt pháp nhân duyên sâu xa, thành thừa Bích-chiPhật”.
Tập nhân, sợ khổ, xả bỏ chúng sinh, Bích-chi-Phật cũng có pháp ấy. Các sự việc thù thắng vốn có, trong đó đã nêu bày.
Kinh: “Lại trên mười thiện nghiệp đạo thanh tịnh tối thượng này đã đầy đủ tâm rộng lớn vô lượng, cho nên đối trị các chúng sinh khởi tâm thương xót, phương tiện mà thâu nhiếp, cho nên khéo phát khởi đại nguyện, không bỏ hết thảy chúng sinh, quán xét trí tuệ Phật rộng lớn. Địa Bồ-tát thanh tịnh. Ba-la-mật thanh tịnh, thành tựu việc hội nhập vào các hành sâu rộng”.
Luận: Bồ-tát có bốn loại tướng:
- Tập nhân.
- Dụng.
- Diệu lực.
- Chỗ dựa của địa (cảnh giới).
– Tất cả căn thiện được phát khởi mà hành trì, dựa vào tất cả chúng sinh để làm lợi ích, tâm Đại thừa rộng lớn vô lượng. Đây là tích tập về nhân. Như Kinh nói: “Lại trên mười thiện nghiệp đạo thanh tịnh tối thượng này đã đầy đủ tâm rộng lớn vô lượng”.
– Thấy các chúng sinh tạo tác nhân khổ và khi thọ quả khổ mà khởi tâm thương xót, dựa vào các chúng sinh ấy để làm lợi ích, đó là Dụng của Bồ-tát. Như Kinh nói: “Đối với các chúng sinh khởi tâm thương xót”.
– Diệu lực; tức là bốn Nhiếp pháp. Như Kinh nói: “Phương tiện mà thâu nhiếp”.
– Địa (cảnh giới) có ba loại: Một là, cảnh giới của tâm sâu xa thanh tịnh, được mang tên của mười đại nguyện. Như Kinh nói: “Khéo phát khởi đại nguyện”, hai là: Cảnh giới không thối chuyển, đạt được hạnh vắng lặng rồi nhưng không xả bỏ việc giải thoát cho chúng sinh. Như Kinh nói: “Không xả bỏ tất cả chúng sinh”. Ba là, cảnh giới thọ nhận quả vị lớn, vì vậy cần chứng đắc trí tuệ rộng lớn của Phật. Như kinh nói: “Quán xét trí tuệ Phật rộng lớn”.
Địa Bồ-tát thanh tịnh, Ba-la-mật thanh tịnh, thành tựu việc hội nhập với các hành sâu rộng. Trong này chỉ nói địa Bồ-tát rộng lớn, thành tựu đầy đủ các phương tiện. Vì sao lại nói địa thanh tịnh, Bala-mật thanh tịnh? Là vì có sự thanh tịnh hơn hết mà trên hết, là pháp thanh tịnh bậc nhất. Hiển bày chỗ thành tựu hạnh sâu rộng của Bồ-tát.
Đệ nhất nghĩa; là nghĩa của Ba-la-mật.
Kinh: “Lại trên mười nghiệp đạo thanh tịnh cao nhất này, là Nhất thiết chủng thanh tịnh là diệu lực của mười lực, tích tập tất cả pháp Phật khiến được thành tựu. Vì vậy mình phải cùng thực hành mười thiện nghiệp đạo, tu tập Nhất thiết chủng khiến đầy đủ thanh tịnh”.
Luận:
– Thượng thượng: Có bốn loại nghĩa làm rõ tính chất “Thượng thượng”:
- Diệt trừ.
- Xả bỏ.
- Phương tiện.
- Không chán đủ.
Bất thiện nghiệp đạo cùng tập khí được diệt trừ, cho nên nghiệp thiện thành tựu, tự tại.
Xả bỏ là đối với Thừa Thanh văn và Bích-chi-Phật.
Phương tiện; là tính chất thiện xảo nơi thừa Bồ-tát, không chán đủ đối với các thứ còn lại trong Nhất thiết trí màđạt trí tự tại. Nhất thiết chủng khiến càng thanh tịnh. Như Kinh nói: “Lại trên mười thiện nghiệp đạo thanh tịnh cao nhất này, là Nhất thiết chủng thanh tịnh, là diệu lực của mười lực, tích tập tất cả pháp Phật khiến được thành tựu. Vì vậy mình phải cùng thực hành mười thiện nghiệp đạo tu tập nhất thiết chủng khiến đầy đủ thanh tịnh”.
Hàng phục các thứ ma oán, làm tăng thượng cho hàng Tiểu thừa, hiển bày diệu lực của pháp Phật, nên biết. Tiếp theo trên là dựa vào tâm Đại Bi làm lợi ích cho chúng sinh, với giới tăng thượng. Có năm loại nghĩa:
- Trí.
- Nguyện.
- Tu hành.
- Tích tập.
- Tích tập quả.
– Trí có ba loại tướng:
- Sai biệt của thời.
- Sai biệt của quả báo.
- Sai biệt của quả do tập khí.
Kinh: “Bồ-tát ấy lại tư duy: Mười bất thiện nghiệp đạo này, kẻ tạo tác thuộc hạng nặng, là nhân duyên của Địa ngục, hạng trung bình là nhân duyên của Súc sinh, hạng nhẹ là nhân duyên của Ngạ quỷ. Trong đó, tội sát sinh có thể khiến cho chúng sinh bị đọa nơi ba đường dữ, nếu sinh nơi cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là thọ mạng ngắn ngủi, hai là nhiều bệnh tật. Tội trộm cắp cũng khiến cho chúng sinh bị đọa nơi ba đường ác, nếu sinh vào cõi người thì có hai loại quả báo: Một là bần cùng, hai là có của cải chung không được tự tại. Tội tà dâm cũng khiến cho chúng sinh bị đọa vào ba đường ác, nếu sinh nơi cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là vợ không trinh thuận, hai là vợ cùng tranh chấp chứ không theo tâm ý mình. Tội nói dối cũng khiến cho chúng sinh bị đọa nơi ba đường ác, nếu sinh vào cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là bị nhiều người phỉ báng, hai là luôn bị nhiều kẻ dối gạt. Tội nói hai lưỡi cũng khiến cho chúng sinh bị đọa vào ba cõi ác, nếu sinh làm người thì bị hai loại quả báo: Một là bị hàng thân thuộc phá hoại, hai là hàng thân thuộc đều là kẻ xấu ác thậm tệ. Tội nói lời thô ác cũng khiến cho chúng sinh bị đọa nơi ba cõi ác, nếu sinh vào cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là thường nghe các âm thanh xấu ác, hai là mọi nẻo nói năng luôn có sự tranh chấp kiện tụng. Tội nói lời thêu dệt cũng khiến cho chúng sinh bị đọa nơi ba cõi ác, nếu sinh vào cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là giảng điều chân chánh mà người nghe không tin nhận, hai là mọi ngôn thuyết vốn có đều không thể biện giải. Tội tham dục cũng khiến cho chúng sinh bị đọa nơi ba đường ác, nếu sinh vào cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là tham muốn về của cải không biết chán đủ, hai là nhiều mong cầu luôn không theo ý. Tội sân hận cũng khiến cho chúng sinh bị đọa nơi ba đường ác, nếu sinh vào cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là luôn bị kẻ khác tìm kiếm soi mói về chỗ hơn kém của mình, hai là thường bị kẻ khác gây não hại. Tội tà kiến cũng khiến cho chúng sinh bị đọa vào ba đường dữ, nếu sinh làm người thì bị hai loại quả báo: Một là thường sinh vào gia đình theo tà kiến, hai là tâm luôn quanh co, dua nịnh.
Này các Phật tử! Mười bất thiện nghiệp đạo như thế, đều là nhân duyên to lớn của mọi khổ đau
Luận:
– Sai biệt của thời; là dựa vào sự sai biệt về thượng-trung-hạ nơi nhân quả của bất thiện nghiệp đạo. Như Kinh nói: “Bồ-tát ấy lại tư duy: Mười bất thiện nghiệp đạo này, kẻ tạo tác thuộc hạng nặng, là nhân duyên của địa ngục…”.
Trước đã xét chung về nhân của bất thiện nghiệp đạo. Nay, xét riêng về quả báo của tất cả các chốn ác. Như Kinh nói: “Tội sát sinh có thể khiến cho chúng sinh bị đọa vào ba cõi ác… cho đến tội tà kiến cũng khiến cho chúng sinh…”.
– Quả của Tập khí; tức là nơi con người mỗi mỗi đều có hai loại quả. Như Kinh nói: “Nếu sinh nơi cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là thọ mạng ngắn ngủi, hai là nhiều bệnh tật”. Cho đến “Nếu sinh vào cõi người thì bị hai loại quả báo: Một là thường sinh vào nhà tà kiến, hai là tâm luôn quanh co dua nịnh”.
– Ở đây, sai biệt của quả báo theo thời gian là chỉ rõ sự khổ não sâu nặng. Chỉ rõ như thế nào? Thất nhấp là trong cõi Ngạ quỷ, là sâu. Hạng giữa lại càng thêm sâu. Hạng trên là càng sâu nặng hơn nữa.
– Sai biệt của quả do tập khí, tuỳ thuận đến trong cõi thiện. Hợp quán chung riêng về vô lượng khổ lớn trong cõi ác. Như Kinh nói: “Các Phật tử! Mười bất thiện nghiệp đạo như thế đều là nhân duyên to lớn của mọi khổ đau”. Thế nào là nguyện?
Kinh: “Bồ-tát lại suy niệm: Mình phải xa lìa mười bất thiện nghiệp đạo, vui với sự thích hành pháp hành”.
Luận: Nguyện: là vẫn vui với sự thực hành pháp Đại thừa, làm lợi ích cho chúng sinh, thâu nhiếp pháp thiện. Như Kinh nói: “Bồ-tát lại suy niệm” cho đến “vui thực hành pháp hành”. Thế nào là tu hành?
Kinh: “Bồ-tát xa lìa mười bất thiện nghiệp đạo, an trú nơi mười thiện nghiệp đạo, cũng khiến người khác an trú nơi mười thiện nghiệp đạo”.
Luận: Tu hành: là tự an trú nơi pháp thiện, xa lìa mọi chướng ngại kia. Tu hành đối trị thì cũng khiến cho chúng sinh trú nơi pháp thiện. Như Kinh nói: “Bồ-tát xa lìa mười bất thiện nghiệp đạo” cho đến “cũng khiến người khác trú nơi mười thiện nghiệp đạo”. Thế nào là tích tập?
Kinh: “Bồ-tát ấy, lại ở trong tất cả chúng sinh khởi tâm an ổn, tâm đem lại an lạc, tâm Từ, tâm bi, tâm thương xót, tâm làm lợi ích, tâm giữ gìn, tâm ngã, tâm sư, tâm sinh tôn kính”.
Luận:
– Tích tập: là dựa vào tâm Bi tăng thượng. Lại vì nhớ nghĩ đến chúng sinh cho nên sinh khởi mười loại Tâm. Lại nữa, tâm này là vì tám loại chúng sinh cho nên sinh khởi:
1. Đối với chúng sinh hành ác; muốn khiến họ trú nơi hành thiện. Như Kinh nói: “Sinh tâm an ổn”.
2. Đối với chúng sinh khổ não; muốn khiến họ có đủ an lạc không cùng tận. Như Kinh nói: “khởi tâm đem lại an lạc”.
3. Đối với chúng sinh oán ghét; không nghĩ đến việc gia tăng trả thù. Như Kinh nói: “khởi tâm Từ”.
4. Đối với chúng sinh bần cùng; muốn khiến xa lìa các thứ khổ ấy. Như Kinh nói: “Khởi tâm Bi”.
5. Đối với chúng sinh nhiều hoan lạc; muốn khiến họ không buông lung. Như Kinh nói: “Khởi tâm thương xót”.
6. Đối với các chúng sinh thuộc ngoại đạo; muốn khiến họ hiện tại tin tưởng với pháp Phật. Như Kinh nói: “Khởi tâm làm lợi ích”.
7. Đối với các chúng sinh đồng hành; muốn giúp họ không thối chuyển. Như Kinh nói: “Khởi tâm giữ gìn”.
8. Đối với hết thảy chúng sinh đã phát nguyện thâu nhiếp đạo quả Bồ-đề thì xem như là thân mình. Các chúng sinh ấy tức là thân mình. Như Kinh nói: “khởi tâm ngã”, nhờ vào nơi đạo Đại thừa, tiến tới tích tập đầy đủ công đức. Như Kinh nói: “Khởi tâm sư, tâm sinh tôn kính”.
– Tích tập quả; là thâu tóm của tâm Bi thù thắng mong càng thù thắng.
Lại nữa, dựa vào điên đảo tăng thượng” làm “người đứng đầu” đối với ba loại chúng sinh:
- Cầu Dục.
- Cầu Hữu.
- Cầu Phạm hạnh.
– Chúng sinh cầu Dục có hai loại:
- Lúc thọ dụng.
- Lúc theo đuổi tìm cầu.Thọ dụng có ba loại:
- Thọ dụng của cải không chung.
- Thọ dụng của cải không chán đủ.
- Thọ dụng của cải tích trữ.
Theo đuổi tìm cầu có hai loại:
- Theo đuổi tìm cầu quả báo hiện tại, quen theo các hành ác.
- Theo đuổi tìm cầu quả báo về sau, quen theo các hành thiện.
– Chúng sinh cầu Hữu cũng có hai loại:
- Sai biệt về đạo.
- Sai biệt về cảnh giới.
– Chúng sinh cầu Phạm hạnh cũng có hai loại:
- Tà kiến, như các ngoại đạo.
- Chánh kiến, như hàng Tiểu thừa, đồng pháp…
Các chúng sinh kia hướng tới đạo như thế, tuỳ thuận nhằm đối trị khiến họ an trú nơi chốn ứng hợp.
Thế nào là điên đảo bậc nhất?
Kinh: “Bồ-tát lại suy nghĩ như vậy: Các chúng sinh ấy rơi vào rừng rậm tà kiến, ý ác tâm ác, hành theo đạo ác. Mình nên khiến họ hành theo đạo chân thật, trú trong pháp như thật của đạo chánh kiến”.
Luận:
– Tà kiến, tức là bốn điên đảo. Điên đảo này, hai loại gọi là Ý ác, chuyên nghĩ về Hành. Hai loại gọi là Tâm ác, không chuyên nghĩ về Hành, tức là tưởng chấp về ngã tịnh. Vì đó không phải là chánh đạo, mà là nhân nơi hành của rừng rậm.
– Không phải là chánh đạo; là các thứ phiền não.
– Rừng rậm, là phiền não-kiết sử. Như Kinh nói: “Bồ-tát lại suy nghĩ: Các chúng sinh ấy rơi vào rừng rậm tà kiến, ý ác, tâm ác, hành theo đạo ác…”
Các chúng sinh kia nên tuỳ thuận dùng diệu pháp để đối trị theo nẻo chánh niệm, chánh kiến của pháp xuất thế gian. Như Kinh nói: “Mình nên khiến cho các chúng sinh kia hành theo đạo chân thật, trú trong pháp như thật của đạo chánh kiến”.
Kinh: “Các chúng sinh đều cùng phá hoại lẫn nhau, phân biệt ta, người, luôn tranh giành, đấu đá, ngày đêm sân hận bùng phát không dứt. Mình nên khiến họ an trú trong pháp Đại Từ vô thượng”.
Luận:
– Thọ dụng của cải không chung; là cùng phá hoại lẫn nhau. Phá hoại có hai loại:
- Đối oán ở trong tâm.
- Tranh giành, đấu đá trong lời nói.
Sự phá hoại như thế khiến luôn nhớ nghĩ, tạo báo thù, làm tăng trưởng các hành động hung dữ. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy cùng phá hoại lẫn nhau” cho đến “Ngày đêm sân hận bùng phát không dứt”.
Đối oán ở trong tâm, phân biệt ta-người: Câu này chỉ rõ sự tranh giành đấu đá ở trong lời nói.
Thường cùng tranh giành, đấu đá: Câu này chỉ rõ việc nhớ nghĩ, tạo thù, làm tăng trưởng các hành động hung dữ.
Ngày đêm sân hận bùng phát không dứt: Câu này chỉ rõ các chúng sinh kia nên tùy thuận, đem tâm Đại Từ tạo lợi ích để đối trị. Như Kinh nói: “Mình nên khiến cho các chúng sinh kia trú trong pháp Đại Từ vô thượng”.
Thế nào là thọ dụng của cải không chán đủ?
Kinh: “Các chúng sinh ấy tâm không biết chán đủ, luôn tìm cầu tài sản của kẻ khác, sinh sống theo tà mạng. Mình nên khiến cho các chúng sinh đó an trú trong ba nghiệp thân-khẩu-ý thanh tịnh của pháp chánh mạng”.
Luận:
– Thọ dụng của cải không biết chán đủ, có hai loại:
1. Tham lam ở trong tâm.
2. Ở nơi thân-miệng, dùng các phương tiện như cân-đong, nói dối để chiếm đoạt. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy tâm không biết chán đủ, thường mong cầu tài sản của người khác…”.
Các chúng sinh kia cho nên tuỳ thuận để đối trị khiến ba nghiệp thân-khẩu-ý thanh tịnh, tự sinh sống theo chánh mạng. Như Kinh nói:
“Mình nên khiến cho các chúng sinh đó an trú trong…”.
Thế nào là thọ dụng của cải tích trữ?
Kinh: “Các chúng sinh ấy chạy theo tham dục-sân hận-ngu si cho nên luôn bị vô số các thứ phiền não bùng cháy thiêu đốt, không thể dốc cầu phương tiện để giải thoát. Mình nên khiến họ diệt trừ tất cả lửa dữ phiền não, ở yên nơi chốn mát mẻ không sợ hãi”.
Luận:
Thọ dụng của cải tích trữ; bởi vì Thể của tham… vượt quá sự nhiễm đắm kia, cho nên đối với chỗ thọ dụng bị mất mát thì khởi tâm giận dữ.
Trong sự thọ dụng các thứ quý báu kia, phần nhiều ưa thích về cảnh giới cho nên luôn bị lửa phiền não đốt cháy dữ dội. Do không thấy lỗi lầm ấy cho nên không có ý cầu xuất ly. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy do chạy theo tham dục-sân hận-ngu si…”.
Các chúng sinh đó cho nên tuỳ thuận để đối trị, dứt trừ tất cả phiền não đạt đến nơi chốn mát mẻ. Như Kinh nói: “Mình nên khiến các chúng sinh kia diệt trừ hết thảy lửa dữ phiền não…”.
Thế nào là theo đuổi tìm cầu quả báo hiện tại, quen theo các hành ác?
Kinh: “Các chúng sinh ấy thường bị ngu si tối tăm, vọng kiến phủ dày, vô minh đen ngòm che lấp, cho nên đi vào nẻo rừng rậm phiền não mờ mịt, xa lìa ánh sáng trí tuệ, rơi vào chốn tăm tối, tùy theo chỗ thấy biết mà đã lần đến vô số đường hiểm ác. Mình nên khiến họ đạt được mắt tuệ thanh tịnh không chướng ngại, dùng mắt ấy để nhận biết về tướng như thật của tất cả pháp, đạt được trí nhận biết tất cả như thật không chướng ngại không theo kẻ khác”.
Luận:
– Theo đuổi tìm cầu quả báo hiện tại, đi theo các hành ác. Đã có ngu si tối tăm, vọng kiến phủ dày, vô minh đen ngòm che lấp, vượt quá vọng kiến về lạc, cho nên không thấy lỗi lầm của quả báo thật có nơi vị lai, cũng không thấy lỗi lầm của quả báo thật có nơi hiện tại. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy thường bị ngu si tối tăm…”.
– Ngu si; tức là tối tăm, mờ mịt.
– Vọng kiến; tức là ưa thích kiến chấp điên đảo.
– Phủ dày; là không thấy lỗi lầm của quả báo thật có nơi vị lai.
– Tăm tối (hắc ám); là không thấy lỗi lầm nơi quả báo thật của hiện tại.
Ngu si ấy, do tràn đầy mà khiến việc làm trở thành lỗi lầm và xa lìa nơi chốn của Trí vô lậu. Chúng gây chướng ngại cho hành thiện, thuận theo hành bất thiện. Như Kinh nói: “Đi vào nẻo rừng rậm phiền não hết sức tối tăm, xa lìa ánh sáng trí tuệ…”.
– Rừng rậm; là nhân khiến cho ngu si.
– Lớn (Đại); là đầy khắp, cho nên thọ nhận lỗi lầm đáp lại hết sức lớn. Như Kinh nói: “Rơi vào chốn tăm tối mênh mông”. Ở đây, “Đáp lại” là chỉ rõ về sự tăm tối. Như người đi trong tối tăm thì nơi nơi bị chướng ngại. Pháp tương tợ như thế.
Thọ nhận các sự việc đáp lại lớn chính là đi đến các cõi ác. Vì thế gọi là rơi vào chốn gây tạo nhiều nhân tội lỗi. Vào lúc lâm chung thấy rõ tướng ác báo, tâm sinh hối hận, thấy biết lỗi lầm. Như Kinh nói: “Tùy theo chỗ thấy biết mà đã đi đến vô số đường hiểm”.
– Thấy biết đường hiểm; tức là hối hận, nhận biết. Thấy biết về tướng của tội vốn có nhưng không thể tích tập để đối trị chúng theo chánh kiến.
– Tùy theo chỗ thấy biết kia; tức là vào lúc sắp qua đời, các chúng sinh kia thuận theo sự đối trị, nhờ vào pháp như thật khiến đạt được mắt tuệ thanh tịnh không chướng ngại. Như Kinh nói: “Mình nên khiến các chúng sinh kia đạt được mắt tuệ thanh tịnh không chướng ngại, dùng mắt tuệ ấy để nhận biết tướng như thật của tất cả pháp, đạt được Trí nhận biết tất cả như thật không chướng ngại, không theo kẻ khác”.
Thế nào là theo đuổi tìm cầu quả báo về sau, quen theo các hành thiện?
Kinh: “Các chúng sinh ấy thuận theo đường hiểm sinh tử nơi thế gian, mà bị rơi vào hầm sâu của ba cõi ác, bị cuốn vào lưới ác kiến, bị đủ thứ rừng rậm ngu si che lấp, chạy theo nẻo hư vọng tạo các hành điên đảo, luôn bị mù lòa cho nên xa lìa bậc Đạo sư có trí tuệ. Không phải là nơi chốn của đạo giải thoát mà tưởng là giải thoát, lầm lạc nơi cõi ma, bị các thứ giặc oán nắm giữ, xa lìa bậc đạo sư thiện xảo, đi vào chốn gai gốc của ý ma, lìa bỏ ý Phật. Mình nên cứu vớt họ với vô số các khổ, vượt khỏi mọi nẻo mạn của nơi thế gian, đặt yên họ ở chốn không sợ hãi, khiến an trú nơi thành lớn Nhất thiết trí”.
Luận:
Theo đuổi tìm cầu quả báo về sau, quen theo các hành thiện; là thuận theo lỗi lầm nơi đường hiểm. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy thuận theo đường hiểm sinh tử nơi thế gian…”.
Đường hiểm kia có ba loại:
- Tự thể.
- Chướng ngại.
- Tổn thất.
Tự thể; tức là thiếu hụt căn thiện của thế gian.
– Chướng ngại; có tám loại:
1. Cầu ra khỏi, nhưng lại thuận theo thế gian, bị đọa vào ba cõi ác. Như Kinh nói: “Bị rơi vào hầm sâu của ba cõi ác”.
2. Bị cuốn vào lưới; ở trong quả khổ mà vọng sinh an lạc. Như Kinh nói: “Bị cuốn vào trong lưới ác kiến”.
3. Bị các thứ rừng rậm tối tăm che phủ; bởi vì ngu si kia cho nên khiến bị che phủ. Vì họ nêu giảng về nhân của khổ mà không nhận biết. Như Kinh nói: “Bị vô số các thứ rừng rậm ngu si che phủ”.
4. Hành theo đường điên đảo, xả bỏ sự an lạc chân thật, vọng theo đạo tà. Như Kinh nói: “Chạy theo nẻo hư vọng, tạo các hành điên đảo”.
5. Chịu quả mù tối, tham đắm chỗ mù lòa của ái dục. Như Kinh nói: “Luôn bị mù lòa”.
6. Xa lìa bậc thầy dẫn đường, sinh trong cõi ác, và tạo các lỗi lầm như phóng dật…, tuy gặp đời có Phật mà không thấy không nghe. Như Kinh nói: “Xa lìa bậc Đạo sư có trí tuệ”.
7. Mong cầu Niết-bàn mà lại hướng tới nơi chốn khác; tức là đối với Phạm thiên … các hàng phạm hạnh nơi thế gian, cho là chánh kiến xuất thế gian. Như Kinh nói: “Không phải là nơi chốn của đạo giải thoát mà tưởng chấp là giải thoát”.
8. Đi theo cảnh giới của ma, giặc oán, tham đắm các dục, cướp hết công đức, khiến không tích tập. Như Kinh nói: “Lầm lạc theo cõi ma, bị các giặc oán nắm giữ”.
– Tổn thất; có ba loại:
1. Lìa bậc Đạo sư thiện, dựa vào cõi bất thiện. Như Kinh nói: “Xa lìa bậc Đạo sư thiện xảo”.
2. Nương dựa cảnh giới oán.Như Kinh nói: “Đi vào vùng rừng rậm của ý ma”.
3. Xa lìa nơi tạo ra thiện tri thức. Như Kinh nói: “Xa lìa ý Phật”. Các chúng sinh này cần phải tùy thuận để đối trị. Dùng pháp như thật, khiến ra khỏi thế gian, an trú nơi cõi Nhất thiết trí. Như Kinh nói: “Mình nên cứu vớt các chúng sinh kia đang bị vô số các khổ não, thoát khỏi mọi nẻo hiểm nạn của thế gian…”.
Thế nào là sai biệt về đạo?
Kinh: “Các chúng sinh đó bị sóng dữ của dòng thác lớn nhận chìm. Bị trôi nổi theo bốn dòng chảy: Dòng chảy của dục, dòng chảy của hữu, dòng chảy của kiến chấp và dòng chảy của vô minh. Bị cuốn theo nẻo chìm nổi của thế gian, đắm nơi sông lớn ái dục, quanh quẩn nơi dòng xoáy dữ dội, không thể quan sát đúng đắn. Luôn có những nhận biết xấu ác (dục, sân, não), hành ác càng rộng, mà bị La-sát nắm giữ trong biển nước Ái kiến, đã vào rừng dục, trở lại tìm cầu dục cho nên càng tham ái, đắm chấp sâu dày. Cõi đất ngã mạn đã thiêu đốt cháy khô họ, không ai có thể cứu giúp. Ở nơi xóm làng sáu nhập không thể khởi động. Tự lìa hành thiện, không người cứu độ chân chánh. Mình nên, đối với các chúng sinh kia khởi tâm Đại Bi, dùng diệu lực của căn thiện để cứu vớt họ, khiến có được tâm vô úy, vắng lặng không cấu nhiễm, lìa mọi sợ hãi, an trú nơi cõi báu của Nhất thiết trí”.
Luận:
Sai biệt về đạo của chúng sinh cầu Hữu; tức là chìm đắm nơi sông lớn lỗi lầm. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy bị sóng dữ của dòng thác lớn nhận chìm”. Sóng dữ nơi dòng thác lớn kia có ba loại:
- Tự thể.
- Khó ra khỏi.
- Mất mát. (Tổn thất).
– Tự thể có năm loại tướng:
1. Nước sâu vô lượng. Như Kinh nói: “Bị trôi nổi theo bồn dòng chảy (dục, hữu, kiến, vô minh).”
2. Trôi theo dòng chảy nơi thế gian, trôi mãi không dứt. Như Kinh nói: “Bị cuốn theo nẻo chìm nổi của thế gian”.
3. Bị chìm nơi biển nước Ái. Như Kinh nói: “Đắm nơi sông lớn ái dục”.
4. Trôi nổi bồng bềnh; niệm niệm không dừng cho nên không thấy bờ. Như Kinh nói: “Ở nơi dòng nước xiết, không thể quán xét đúng đắn”.
5. Rộng lớn; xuôi theo tham dục… nhớ nghĩ-nhận biết xấu ác (ác giác) càng rộng lớn. Như Kinh nói: “Luôn có những nhận biết xấu ác như dục-sân-não hại khiến hành ác càng rộng.
– Khó ra khỏi có bốn loại:
1. Chấp trước vào ngã-ngã sở như nhà ở, kho chứa, không thể lay động, lìa bỏ. Như Kinh nói: “Bị La-sát cầm giữ trong biển nước Ái kiến”.
2. Vào trở lại: Trước đã lìa bỏ dục, lại trở vào nẻo ấy, tăng lên trong sự nhớ nghĩ về dục. Như Kinh nói: “Đã vào rừng dục, trở lại cầu tìm dục”.
3. Bị vướng mắc; vào lúc thọ dụng, cầu tìm dục… luôn ưa thích, chấp trước. Như Kinh nói: “Cầu tìm trong sự thọ dụng dục, mà càng tham ái đắm chấp sâu dày”.
4. Ở nơi cồn-bãi; đối với sự thọ dụng, hành xử, cho ngã là hơn hết, như ba loại ngã mạn, tự cao, khinh chê kẻ khác. Như Kinh nói: “Cõi đất ngã mạn đã thiêu đốt cháy khô họ”.
– Mất mát (Tổn thất) có ba loại:
1. Tổn thất vì không ai cứu độ. Tức là ở trong cõi ác không có người cứu vớt.
2. Tổn thất vì không có ý ra khỏi. Ở trong cõi thiện không có tâm xuất ly. Như Kinh nói: “Ở nơi xóm làng của sáu nhập không thể khởi động”.
3. Tổn thất do đi đến xứ khác. Sinh vào các xứ nạn không gặp Phật ở đời. Như Kinh nói: “Tự lìa hành thiện, không có người hóa độ chân chánh”.
Các chúng sinh kia cần phải tùy thuận để đối trị, dùng pháp như thật khiến trú nơi cõi Nhất thiết trí. Như Kinh nói: “Mình nên, đối với các chúng sinh kia khởi tâm Đại Bi…”.
Thế nào là sai biệt về cảnh giới của chúng sinh cầu Hữu?
Kinh: “Các chúng sinh ấy bị giam giữ nơi lao ngục của thế gian, bị nhiều thứ khổ nạn, sầu não, vọng tưởng về yêu ghét trói buộc, lo buồn cùng hành, vòng khóa ái cột trói, vào nơi ba cõi, bị rừng rậm vô minh che phủ. Mình nên khiến các chúng sinh kia xa lìa hết thảy mọi thứ vướng mắc nơi ba cõi, giúp họ an trú nơi Niết-bàn vô ngại, lìa tướng”.
Luận:
Sai biệt về cảnh giới của chúng sinh cầu Hữu; tức là bị giam cầu nơi lao ngục lỗi lầm. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy bị giam giữ nơi lao ngục của thế gian”.
Lao ngục lỗi lầm này có năm loại theo đuổi, cho nên biết:
- Sự khổ.
- Của cải hết.
- Yêu thương ly biệt.
- Trói buộc.
- Chướng ngại.
Ở đây chỉ rõ về năm loại sai biệt của khó khăn.
1. Khó khăn về không bệnh. Tức là có nhiều thứ bệnh khổ, vọng tưởng sầu não. Như Kinh nói: “Bị nhiều thứ khổ nạn, sầu não, vọng tưởng”.
2. Khó khăn về cuộc sống. Ở trong sự việc yêu thích không yêu thích-luôn bị yêu ghét trói buộc. Như Kinh nói: “Yêu ghét trói buộc”.
3. Khó khăn về người thân. Người thân yêu ly tán, hoại diệt cho nên lo buồn càng tăng trưởng. Như Kinh nói: “Lo buồn cùng hành”.
4. Khó khăn về giới. Tuy sinh trong cõi Sắc-Vô sắc, tạm lìa xa phạm giới, nhưng không tránh khỏi giới và hành trái nhau, cùng bị ái dục sai khiến, trói buộc. Như Kinh nói: “Bị vòng khóa ái cột trói”.
5. Khó khăn về kiến chấp: Đạt được Trí thế gian, nhưng mâu thuẫn với sự che phủ, sai khiến của vô minh. Như Kinh nói: “Vào nơi ba cõi, bị rừng rậm vô minh che lấp”.
Các chúng sinh này cần phải tùy thuận để đối trị, dùng pháp như thật khiến họ an trú Niết-bàn vô ngại, lìa tướng. Như Kinh nói: “Mình nên khiến các chúng sinh kia xa lìa hết thảy mọi thứ vướng mắc nơi ba cõi…”.
Thế nào là tà kiến như các ngoại đạo?
Kinh: “Các chúng sinh ấy chấp trước sâu vào tướng ngã. Ở nơi hang ổ của năm ấm không thể tự ra khỏi. Hành bốn điên đảo, dựa vào sáu nhập làng xóm trống không, luôn bị bốn loại rắn độc là bốn đại xâm phạm-bức não, bị giặc oán năm ấm sát hại, mà nhận lấy vô lượng khổ não. Mình phải khiến cho các chúng sinh đó xa lìa hết thảy mọi chướng ngại, giúp họ an trú nơi trí đạo về Không-Vô ngã, tức là Niết-bàn diệt trừ tất cả chướng ngại”.
Luận:
Phạm hạnh tà như các ngoại đạo; tức là chấp giữ lỗi lầm của tướng ngã. Đây là kiến chấp căn bản của các kiến chấp khác. Như Kinh nói: “Các chúng sinh ấy chấp trước sâu vào tướng ngã”.
Những chúng sinh này muốn đến thành Niết-bàn, nhưng vì có ngã ở nơi ngôi nhà năm ấm không thể khởi động ra khỏi. Như Kinh nói: “Ở nơi hang ổ của năm ấm, không thể tự ra khỏi”.
Muốn hành đạo chánh, nhưng do điên đảo mà đi theo nẻo tà. Như Kinh nói: “Hành bốn điên đảo”.
Trú nơi làng xóm là sáu nhập, theo ngã kiến hư vọng. Như Kinh nói: “Dựa vào sáu nhập là xóm làng trống vắng”. Thọ nhận các khổ của sinh-lão-bệnh-tử. Ý muốn xa lìa mà không thể lìa được, luôn tùy thuộc nơi tự thân. Như Kinh nói: “Thường bị bốn loại rắn độc là bốn đại xâm phạm, bức não”. Kẻ oán là ấm mãi theo đuổi mà không buông bỏ. Như Kinh nói: “Bị giặc oán năm ấm sát hại”.
Luôn bị vô số các khổ đeo bám. Như Kinh nói: “Thọ nhận vô lượng các thứ khổ não ấy”.
Các chúng sinh kia cần phải tùy thuận để đối trị. Dùng pháp như thật, xa lìa hết thảy chướng ngại, khiến an trú nơi Niết-bàn. Như Kinh nói: “Mình nên khiến cho các chúng sinh kia…”.
Thế nào là phạm hạnh chân chánh như Tiểu thừa đồng pháp?
Kinh: “Các chúng sinh đó, do tâm nhỏ-hẹp-thấp mà không cầu Đại thừa. Tâm ấy xa lìa trí Nhất thiết trí vô thượng, cùng có xuất hành nhưng ưa thích Thừa Thanh văn và Bích-chi-Phật. Mình nên khiến cho các chúng sinh kia an trú nơi pháp Phật vô thượng, vi diệu, với ý nghĩa rộng lớn, sâu xa. Này các Phật tử! Bồ-tát thuận theo diệu lực của sự trì giới như vậy, cho nên khéo có thể phát khởi nhiều phương tiện hành hóa”.
Luận:
Phạm hạnh chánh hành; là cầu đạt Tiểu thừa với những lỗi lầm. Ý của Tiểu thừa này có hai loại:
1. Tâm nhỏ: Pháp Phật vi diệu, rộng lớn vô lượng, nhưng tâm ấy thối chuyển mà không thể chứng đắc.
2. Tâm hẹp: Đối với vô lượng chúng sinh, biếng nhác đối với việc tạo lợi ích. Như Kinh nói: “Các chúng sinh đó, tâm nhỏ-hẹp-thấp mà không cầu pháp Đại thừa”.
Lại dựa vào lỗi lầm của tâm nguyện Tiểu thừa, là nguyện nơi Tiểu thừa. Như Kinh nói: “Tâm ấy xa lìa trí Nhất thiết trí vô thượng, cho nên tu hành có lỗi lầm. Chúng sinh nơi tụ bất định thật sự có pháp Đại thừa xuất sinh, nhưng tu hành theo Tiểu thừa. Như Kinh nói: “Cùng có xuất hành (Hành trì để giải thoát) nhưng ưa thích Thừa Thanh văn, Bích-chiPhật”.
Các chúng sinh này cần phải tùy thuận để đối trị, dùng pháp như thật khiến trú nơi pháp Phật vô thượng, vi diệu, với tâm rộng lớn. Như Kinh nói: “Mình nên khiến cho các chúng sinh kia…”.
Dựa vào trì giới để hành hóa, đạt được diệu lực của giới ấy, cho nên có thể tạo ra các pháp thiện, khéo léo dấy khởi các hành thiện. Như Kinh nói: “Này các Phật tử! Bồ-tát thuận theo diệu lực của việc trì giới như vậy, cho nên khéo có thể phát khởi nhiều phương tiện hành hóa”.
Kinh: “Này các Phật tử! Bồ-tát ấy trú nơi địa Ly cấu của Bồ-tát xong, được thấy nhiều chư Phật. Do diệu lực của đại thần thông, diệu lực của đại nguyện, cho nên được thấy nhiều đến hàng trăm Đức Phậthàng ngàn Đức Phật, hàng trăm ngàn-hàng trăm ngàn na-do-tha Phật, hàng ức Phật-hàng trăm ức, hàng trăm ngàn ức-hàng trăm ngàn ức nado-tha Phật. Do diệu lực của đại thần thông-đại nguyện, Bồ-tát ấy khi thấy chư Phật, đều dùng tâm trên hết, tâm sâu xa, cung kính, tôn trọng, tán thán, cúng dường các thứ y phục, thức ăn uống, ngọa cụ, thuốc men, tất cả mọi vật cung cấp đều để phụng thí, dùng các thứ vật dụng tạo an lạc thượng diệu của Bồ-tát cúng dường chúng Tăng, đem căn thiện này đều nguyện hồi hướng đến đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Nơi trú xứ của chư Phật, sinh tâm cung kính trên hết, lại thọ nhận mười pháp thiện. Thọ nhận pháp thiện rồi, cho đến khi chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trong quá trình hành trì ấy hoàn toàn không thối thất.
Bồ-tát ấy, ở trong vô lượng kiếp, vô lượng trăm kiếp, vô lượng ngàn kiếp, vô lượng trăm ngàn kiếp, vô lượng ức kiếp, vô lượng trămngàn, vô lượng trăm ngàn ức kiếp, vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha kiếp, xa lìa tâm keo kiệt-ganh ghét-phá giới-cấu nhiễm, thực hành bố thí, trì giới thanh tịnh. Này các Phật tử! Ví như đem vàng thật đã được luyện xong trong phàn thạch, đun nóng, tách lìa mọi cáu bẩn, khiến vàng trở cho nên sáng sạch. Này các Phật tử! Bồ-tát trú trong địa Ly cấu này cũng lại như vậy. Ở trong vô lượng kiếp, cho đến vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha kiếp luôn xa lìa tâm keo kiệt-ganh ghét-phá giới-cấu nhiễm, thành tựu bố thí, trì giới thanh tịnh. Bấy giờ, Bồ-tát ở trong bốn Nhiếp pháp, chú trọng nhiều về ái ngữ, trong mười Ba-la-mật, dốc sức tăng trưởng giới Ba-la-mật, các Ba-la-mật còn lại đều tu tập đầy đủ, tùy sức và tùy phần. Này các Phật tử! Đó gọi là nói tóm lược về địa Ly cấu, là Địa thứ hai của đại Bồ-tát. Bồ-tát trú trong địa này, nhiều lần làm Chuyển luân Thánh vương, được pháp tự tại, bảy báu đầy đủ, có diệu lực tự tại, có khả năng dứt trừ cấu uế như phá giới của hết thảy chúng sinh, dùng phương tiện thiện xảo khiến các chúng sinh tu hành mười thiện nghiệp đạo. Hành trì nghiệp thiện thuộc bố thí- ái ngữ-lợi ích-đồng sự, các phước đức ấy không lìa niệm Phật-niệm Pháp-niệm Tăng và niệm Bồ-tát, niệm về hạnh của Bồ-tát-niệm Ba-la-mật, mười địa-lực không hoại-vô úy và pháp bất cộng của Phật, cho đến không lìa niệm đầy đủ về trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết chủng trí. Luôn sinh khởi tâm này: Mình phải đối với tất cả chúng sinh, là người đứng đầu-hơn hẳn-lớn lao-diệu-vi diệu, là trên, là vô thượng, là người dẫn dắt, là vị tướng, vị thầy, là bậc tôn quý, cho đến là chỗ dựa của trí Nhất thiết trí. Này các Phật tử! Bồ-tát này, nếu muốn lìa bỏ gia đình, siêng năng hành trì tinh tấn, thì ở trong pháp Phật liền có thể xả bỏ nhà cửa, vợ con, năm dục, được xuất gia rồi thì siêng năng, tinh tấn tu tập, trong khoảng một niệm đạt được ngàn Tam-muội, được thấy ngàn Phật, nhận biết ngàn thần lực của Phật, có thể làm chuyển động ngàn thế giới Phật, có thể đi vào ngàn thế giới Phật, có khả năng soi chiếu ngàn thế giới Phật, có thể giáo hóa chúng sinh nơi ngàn thế giới Phật, có thể thọ mạng ngàn kiếp, có thể nhận biết sự việc trong ngàn kiếp nơi đời quá khứ-vị lai, có thể khéo hội nhập ngàn pháp môn, có thể biến thân thành ngàn thân, nơi mỗi mỗi thân có thể hiện bày ngàn Bồ-tát dùng làm quyến thuộc. Nếu dùng nguyện lực tự tại tối thắng, thì nguyện lực của Bồ-tát còn vượt hơn số lượng ấy, thị hiện vô số thần thông, hoặc thân tướng, hoặc ánh sáng, hoặc thần thông, hoặc nơi mắt, hoặc cảnh giới, hoặc âm thanh, hoặc hành trì, hoặc trang nghiêm, hoặc gia hộ, hoặc tin tưởng, hoặc tạo tác. Các thứ thần thông ấy, cho đến vô lượng trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp cũng không thể tính biết”.
Luận:
– Ở đây, lợi ích của quả, đối chiếu về sự việc thù thắng, như nơi Địa thứ nhất đã nêu, địa này cũng như vậy. Chỗ có cùng chỗ không, cho nên biết.
– Sự việc thù thắng được nêu trong này; tức là từ vô lượng kiếp xa lìa tâm cấu uế của keo kiệt, ganh ghét, phá giới, thành tựu bố thí, trì giới thanh tịnh, cùng các sự việc thù thắng.
Nơi Địa thứ nhất, giới chưa thanh tịnh, thí cũng chưa thanh tịnh. Như vậy tại sao trong Địa thứ nhất nói về Bố thí Ba-la-mật tăng thượng, còn các Ba-la-mật khác thì không bằng? Rõ ràng là Bố thí Ba-la-mật kia, so với Địa thứ hai này, thì đã chuyển biến và thanh tịnh hơn, do đã lìa các thứ cấu uế như keo kiệt-ganh ghét-phá giới … Vì vậy địa này, tên gọi được giải thích là Lìa cấu uế. Trong Địa thứ nhất, vàng chỉ dùng lửa để luyện, loại trừ các cáu bẩn thô trọng bên ngoài như tham …, gọi là vàng luyện thanh tịnh. Nay ở tại địa này lại đặt vàng đã luyện trong phàn thạch, đun nóng để loại trừ cáu bẩn, làm sáng rõ tự thể, là tự tánh thanh tịnh đích thật, cho nên gọi là nghĩa giới tánh thanh tịnh.