LUẬN HIỂN THỨC

SỐ 1618

Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Chân Đế Đời Trần
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tất cả ba cõi chỉ có thức. Cái gì là thức? Ba cõi có hai thứ thức: 1. Hiển thức. 2. Phân biệt thức.

1. Hiển thức: Tức là bản thức. Thức nầy chuyển làm năm trần, bốn đại…

2. Phân biệt thức: Tức là ý thức, trong hiển thức mà phân biệt về loài người, loài trời, dài, ngắn, lớn, nhỏ, nam, nữ, cây cỏ, dây leo, các vật… mà phân biệt tất cả pháp. Nhóm thức nầy phân biệt pháp trần, gọi là phân biệt thức. Ví như nương vào gương mà bóng của sắc được hiện khởi, duyên theo hiển thức như vậy mà phân biệt thức được khởi. Nếu phân biệt đó khởi, thì an lập lực huân tập đối với thức A-lại-da. Do năng lực huân tập nầy mà bản thức vị lai được sinh, duyên bản thức vị lai nầy mà hiển thức vị lai và phân biệt thức vị lai được khởi, do nghĩa nầy mà sinh tử không có trước sau. Vì để nói lên nghĩa ấy, trong Kinh Giải Tiết (Giải Thâm Mật) Phật nói kệ:

Hiển thức khởi phân biệt
Phân biệt khởi huân tập
Huân tập khởi hiển thức
Nên trôi lăn sinh tử.

Cái gọi là huân tập có hai thứ: 1. Chấp trước tánh phân biệt. 2. Quán sát tu tập tánh chân thật. Do hai nghĩa nầy nên gọi là huân tập.

Huân tập thứ nhất là thêm lớn thức A-lê-da. Thức A-lê-da được thêm lớn, có đầy đủ các công năng, có thể sinh sáu đường, thọ sinh các thức, vì nghĩa đó nên sinh tử tròn đầy.

Huân tập thứ hai gọi là quán tập tánh chân thật. Huân tập nầy có thể trừ chấp trước tánh phân biệt, là huân tập thứ nhất bị tổn hoại, thức A-lê-da cũng bị tổn, thức A-lê-da đã bị tổn thì thức thọ sinh cũng bị tổn, vì thức A-lê-da có thể sinh ba cõi, do bị tổn cho nên được ba cõi chuyển y, nghĩa của chuyển y nầy có đủ năm thứ, như trong diệt tướng sai khác có giải thích. Hiển thức có chín thứ: 1. Thân thức. 2. Trần thức. 3. Dụng thức. 4. Thế thức. 5. Khí thức. 6. Sổ thức. 7. Bốn thứ nói năng thức. 8. Tự tha dị thức. 9. Thiện ác sinh tử thức. Theo thứ lớp phân biệt riêng thức có hai thứ trong chín thứ trên: a. Hữu thân giả thức. b. Thọ giả thức.

1. Thân thức: Là chuyển thành tương tự thân, nên thức gọi là thân thức. Tương tự là sự chấp tướng mạo của thân, tương tự thân mà không phải chân thật, nên gọi là tương tự thân. Thức nầy có thể khởi thân tương tự, nên gọi là thân thức, tức là năm căn. Các thứ trần khác và tám thức cũng như vậy, tức là nghĩa duy thức. Cái gọi là thân thức, có năm thứ, tức là nhãn căn, giới… gọi là thân thức chung cho năm căn.

2. Trần thức: Có sáu thức: cõi sắc… cho đến thức trần, gọi chung là ứng thọ thức.

3. Dụng thức: Có sáu thứ là nhãn thức giới… tức là sáu thức, đại luận gọi là chánh thọ thức.

4. Thế thức: Có ba thứ, tức là ba đời, quá khứ, vị lai và hiện tại. Lại nữa, sinh tử nối tiếp không dứt, nên gọi là thế (đời).

5. Khí thức: Đại luận gọi là xứ thức, tóm lược tức là khí thế giới, là bốn đại và năm trần bên ngoài, nói rộng tức là mười phương ba cõi.

6. Số tức, tức tính toán lường xét.

7. Bốn thứ nói năng thức, là bốn thứ thấy, nghe hay biết, tất cả nói năng không ngoài bốn thứ nầy, nếu không nói thấy, tức là nói nghe. Hay biết cũng vậy.

8. Tự tha dị thức, là nương vào xứ mà mỗi thứ đều khác nhau, sáu đường bất đồng. Nương vào xứ, là nương vào thân. Thân sáu cõi, tức là tự tha dị thức.

9. Thiện ác sinh tử thức, là tất cả sinh tử không lìa hai đường, đường. Thiện là trời người. Đường Ác là bốn cõi dưới. Hai đường thiện ác nầy không lìa sinh tử, sinh diệt không dứt.

Lại nữa, a. Hữu thân giả thức, là sự che lấp của ngã kiến. Thức nầy bị tham ái ngã kiến che phủ, nên thọ sinh trong sáu cõi. Thức nầy làm thân sinh tử. Nếu có thức ấy, tức là có thân thức. Thức ấy nếu dứt, thì thân sinh tử dứt. Ngã kiến sinh tất cả thịt hoặc, tham ái sinh tất cả da hoặc, cho nên có thân sinh tử. Nếu lìa tham ái và ngã kiến, thì không có da phiền não và thịt phiền não. Nếu không có da và thịt phiền não, tức là không có thân trong ba cõi, thân thức thọ sinh tử. b. Thọ giả thức: Ý giới gọi là thọ giả. Thức tức là ba thứ ý thức: 1. Thức A-lê-da, là tế phẩm ý thức, hằng thọ quả báo, không chung với thiện ác, chỉ là vô phú vô ký. 2. Thức đà-na, là trung phẩm ý thức, chỉ thọ thân quả báo của phàm phu. 3. Thường sở minh ý thức, là thô phẩm ý thức, thọ chung quả ba tánh thiện ác vô ký. Năm thức cũng vậy, ba phẩm ý thức nầy, có cả quả báo của năng thọ dụng, nhưng luận nầy y theo sự hưng và phế , gọi thức A-lê-da là thọ giả thức. Lại nữa, thức A-lê-da là sự chấp ngã của phàm phu, do đà-na chấp thức A-lê-da làm cảnh của ngã, năng chấp chính là Đà-na, bảy thức là thể của ngã kiến. Thức phân biệt có hai thứ: 1. Hữu thân thức. 2. Thân giả thức. Hợp chung gọi là ý căn. Gốc chính nhiễm ô tức là thức Đà-na. Hai thứ đó thứ lớp duyên thể của ý căn, tức là duyên bản thức làm ngã cảnh, tự ra khỏi duyên đó thì tướng hiển rõ. Hiển thức có chín thứ, như hiển thức trên chỉ là A-lê-da, nếu là thức phân biệt thì là đà-na và ý thức. Đà-na thì phân biệt ngã, ý thức thì phân biệt muôn pháp. Ý thức có ba thứ phân biệt, năm thức chỉ có tự tánh phân biệt, huân tập có bốn thứ phương tiện: 1. Nhẫn. 2. Danh. 3. Tướng. 4. Thế đệ nhất pháp. Nhẫn, có hai thứ: a. Rộng. b. lược. Tất cả chúng sinh đều mê lầm nơi tánh chân thật, hiện tại tu tập trước quán rộng, sau đó quán sơ lược được nhập chân thật. Điều nói quán rộng, tức là quán bốn đế. Khổ và tập tức là tục đế của phàm phu, diệt và đạo tức là chân đế của Bậc thánh, mỗi thứ đều có chín thứ, quán khổ có chín phần, tức là ba cõi, mỗi thứ đều có ba đời, cho nên thành chín phần. Lại nữa, cõi dục có một, cõi sắc có bốn, cõi vô sắc có bốn, cho nên thành chín thứ. Tập đế có chín phần, tức là chín kiết phần, diệt chín kiết phần nầy làm thành chín diệt đế. Đạo đế có chín phần, là chín thứ tam-ma-đề thứ tự, tức là chín định thứ tự. Kế đó quán sơ lược, trước hết quán khổ đế làm tám loại, là quán tứ đại và tứ danh. Tứ đại là sắc ấm, tứ danh tức là bốn ấm sau, lấy làm tám loại, là diệt tám tà thì liền gọi là tám loại diệt. Đạo đế có tám loại, là tu bát thánh đạo, lấy làm đạo đế, kế đó lại quán sơ lược làm bảy thứ. Sáu đường và trung ấm. Tập có bảy thứ, tức là bảy kiết sử. Kiết sử có bảy thứ là: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. 4. Mạn. 5. Nghi. 6. Kiến. 7. Dục cõi dục, gọi là dục sử, cõi sắc và cõi vô sắc gọi là hữu sử, hợp chung thành bảy thứ sử. Diệt có bảy thứ sử, gọi là bảy thứ diệt. Đạo đế có bảy thứ tức là thất giác phần, kế đó sơ lược quán khổ làm sáu thứ, là sáu thứ nội nhập. Tập có sáu thứ, là sáu thứ tham ái, tức là sáu trần sinh ra sáu thứ tham, diệt sáu thứ tham là diệt. Đạo có sáu thứ, là sáu thứ ra khỏi giới (cõi): 1. Ra khỏi sát, là tha sân tu từ giới (cõi tu từ do sân của người khác. 2. Ra khỏi bức não, là sân tu bi giới (cõi tu bi do sân. 3. Ra khỏi ganh ghét, là sân tu hỷ giới. 4. Ra khỏi tham, là dục tu xả giới. 5. Ra khỏi giác quán, là huân tu niệm xuất nhập tức giới (cõi huân tập tu niệm hơi thở ra vào). 6. Ra khỏi vô minh hoặc, là tu vô ngã giới. Sáu thứ nầy gọi là cõi ra khỏi.

Kế là quán sơ lược khổ thành năm thứ tức là năm ấm, tập làm năm thứ tức là năm cái, diệt năm cái (ngăn che) nầy làm thành năm thứ diệt. Đạo có năm thứ, tức là năm căn, năm căn tức là năm lực. Kế đó quán sơ lược khổ có bốn thứ tức là bốn niệm xứ, là thân thọ tâm pháp. Tập có bốn thứ, tức là bốn thủ, cũng tức là bốn lưu. Bốn thủ, thủ chỉ là tham, có bốn thứ tham, tức thủ có bốn thứ: 1. Dục thủ. 2. Kiến thủ. 3. Giới thủ. 4. Ngã ngữ thủ. Ngã ngữ thủ, là nội thủ duyên theo nội năm ấm. Tham cõi sắc, cõi vô sắc, tám thiền định và nội pháp gọi là ngã ngữ thủ, thủ trong đó gọi là ngã ngữ thủ. Nếu tham cõi Dục trần gọi là ngoại pháp gọi là dục thủ. Dục thủ là chúng sinh đoạn kiến, ngã ngữ thủ là chúng sinh thường kiến. Duyên sự của hai pháp nầy khởi kiến thủ và giới thủ, thủ thường kiến duyên lý mà khởi bốn thủ nầy, là tư lương của thọ. Nói về thọ và ái có ba thứ: 1. Xa lìa tham ái, tức là tất cả chúng sinh trong ba đường dữ. 2. Cầu đắc tham ái, là trời người, tức là cho đến ba không. 3. An trụ tham ái, tức là phi tưởng phi phi tưởng, là Niết-bàn. Như bốn thứ thủ gọi là tập đế, diệt bốn thủ thì gọi là bốn diệt đế. Đạo đế có bốn là bốn niệm xứ, tức là bốn thứ Bát-nhã, quán thân thông đạt khổ đế, quán thọ thông đạt tập đế, quán tâm thông đạt diệt đế, quán pháp thông đạt đạo đế, quán thân là thô, quán thô của thân ba cõi là khổ, quán lạnh nóng… của thân cõi Dục là khổ, quán bốn oai nghi của thân cõi Sắc là khổ, quán tâm của cõi vô sắc niệm niệm không trụ là khổ. Quán thọ thông đạt tập đế, tất cả tham ái của chúng sinh duyên thọ mà khởi, nếu không có thọ tham thì không sinh, cho nên quán thọ thông đạt tập đế. Nếu quán tâm thông đạt diệt đế, là tất cả chúng sinh an trụ ngã kiến trong tâm,cho nên chúng sinh chấp ngã kiến thì không tin có diệt, chỉ do thức đà-na chấp thức A-lê-da là một, là thường, thể ngã chẳng phải diệt, vì quán tâm phi ngã nên tin có diệt, vì xả ngã kiến, quán cả người và pháp đều là vô ngã, nên quán tâm thông đạt diệt đế. Quán pháp thông đạt đạo đế, là pháp có hai thứ là phẩm tịnh và phẩm bất tịnh. Quán phẩm bất tịnh là khổ và tập, pháp tịnh là diệt và đạo. Lại phẩm bất tịnh tức là tất cả các hoặc, phẩm tịnh là tất cả trị đạo, phải thông đạt đạo đế, kế đó quán khổ có ba thứ, tức là quán ba cõi là khổ, quán cõi dục là khổ khổ, quán cõi sắc là hoại khổ, sinh và trụ không ngừng, khi vui bị hoại thì liền khổ cho nên gọi là hoại khổ, quán cõi vô sắc là hành khổ, ba thời sinh trụ và hoại đều là khổ, nhưng chúng sinh có hai cõi, đường ác là khổ và đường lành là vui, xả hai biên nầy gọi là Niết-bàn. Tâm nầy có hành có động, cho nên vô thường, cho nên khổ. Tập có ba thứ, tức là tam độc. Lại ba thứ thân kiến, giới thủ và nghi. Thân kiến, là chúng sinh vướng mắc thân kiến, chấp có thường vui ngã tịnh cho nên ở trong sinh tử, không tu đạo xuất thế. Giới thủ, là chúng sinh không chịu tu chánh đạo. Nghi, là nghi ngờ không quyết định rõ diệt của diệt đế. Ba thứ phiền não nầy tức là ba diệt đạo. Ba là giới định tuệ.

Kế đó quán sơ lược khổ có hai thứ, là thân và tâm, lại cũng là danh và sắc. Tập có hai thứ, là vô minh và tham ái trong mười hai nhân duyên, dứt hai thứ nầy thì thành hai thứ diệt. Đạo đế có hai thứ là định và tuệ, kế đó lược quán khổ là một, là vô thường, là khổ. Tập là tư duy bất chánh, diệt tư duy nầy làm diệt. Đạo là thân niệm xứ, tức là quán chung bốn niệm xứ, gọi là thân niệm xứ. Lại nữa, nghĩa nếu tự tư duy làm đạo đế thì tư duy bất chánh làm diệt đế, vì muốn cho thật tuệ rõ ràng nên khởi hai thứ quán rộng và lược để quán khổ. Tất cả pháp làm phần cho đến một phần, ba đế còn lại cũng vậy. Ngữ ngôn và phân biệt huân tập có bốn thứ phương tiện xứ. Ngữ ngôn huân tập, là từ nhẫn, danh, cho đến tự tánh pháp xứ. Cái gọi là xứ, tức là danh làm sở và cảnh giới làm xứ. Phân biệt huân tập từ tướng đến đệ nhất tất cả tu đắc pháp. Tất cả tu đắc pháp xứ, là từ hạ phẩm tướng đến thượng phẩm tướng đệ nhất tất cả làm xứ. Nếu người nương vào danh để xét chọn, gọi là ngữ ngôn huân tập. Nếu người lìa nghĩa trực tiếp xét chọn danh cú… thì gọi là phân biệt huân tập, là hiển thức sau khi hiển hai thức. Hai thức là: 1. Bốn thứ nói năng thức. 2. Tự tha sai khác thức. Hiển hai thức nầy còn lại bảy thứ thức và phân biệt thức. Tám thứ thức nầy duyên ngữ ngôn huân tập mà được khởi. Lại nữa, hai thức là: 1. Thân thức. 2. Thọ giả thức và tự tha dị thức. Ba thức nầy duyên thân kiến huân tập mà được sinh. Lại nữa, thức thiện ác sinh duyên hữu phần huân tập mà được sinh khởi. Như vậy các thức gọi là tất cả ba cõi chỉ có thức (nghĩa sơ lược chín thức, lần thứ ba hợp chung để lựa riêng văn và nghĩa, có hai phần: 1. Nói về thể của thức. 2. Nói về dụng thức. Trích ra từ Luận Duy Thức).

Dưới đây là phần thứ nhất nói về thể thức.

Luận chép: Tất cả ba cõi chỉ có thức.

Hỏi: Tất cả pháp chỉ là ba cõi, thì đâu cần dùng hai câu nói?

Đáp: Có hai nghĩa: 1. Phần đoạn là ba cõi thay đổich, là giới ngoại, bốn thứ sinh tử là tất cả. 2. Nói rộng tất cả.

Hỏi: Thế nào gọi là mười phương?

Đáp: Mười phương không phải ba cõi, gọi là tất cả ba cõi, hiện tại luận nầy là chỉ có thức, là bảy thứ tử (chết) ở trên là sự hiển hiện của duy thức, vì lìa thức thì không có thể riêng, cho nên nói ba cõi chỉ có thức. Giới là nghĩa tự tánh, tự tánh có hai thứ: 1. Nghĩa bất tạp, là dục tánh khác với sắc, sắc chẳng phải vô sắc. 2. Tánh là nghĩa không chuyển đổi, dục làm dục, sắc làm sắc, vô sắc làm vô sắc. Thiện ác cũng vậy, ba tánh không chuyển đổi làm nghĩa. Chỉ có thức, vì lìa thức thì không có cảnh riêng. Do thức thấy có tự trần, lìa thức thì trần không có tự thể.

Luận chép: “Thế nào là thức? Là cái gọi ba cõi”.

Giải thích: Trước đã nói về lìa thức không có ba cõi, ở đây chỉ nói lìa ba cõi không có thức. Lại nữa, trước đã nói về dụng của hai thức.

Luận chép: “Thức có hai thứ: 1. Hiển thức. 2. Phân biệt thức”.

Giải thích: Loại thứ nhất là bản thức, bản thức hiển bày sáu trần. Thức thứ hai là sáu thức, sáu thức phân biệt đây khác với kia. Lại nữa, loại thứ nhất là nói về sở duyên, loại thứ hai nói về năng duyên. Ngay trên hiển thức có hai thứ hồi chuyển: 1. Hồi chuyển làm sáu trần. 2. Hồi chuyển làm năm căn. Kế đó phân biệt thức hồi chuyển làm tợ ngã, như vậy ý chấp hai thức cho là ngã, tức là đà-na và ý thức cùng làm ngã kiến. Đà-na chấp bản thức khởi thể tướng của ngã, ý thức phân biệt cho là ngã có chủng chủng dụng sai khác, cho nên tất cả pháp chẳng phải có chẳng phải không, vì sáu trần có sáu thức cho nên không thể quyết là không, lìa sáu thức thì không có sáu trần, cho nên không thể nhất định là có. Lại nữa, tất cả pháp không thể nhất định nói có, cũng không thể quyết định nói không, nhân và pháp hai ngã không thật cho nên không thể nói là có có, nhân pháp hai không cho nên không thể nói không. Lại nữa, nghĩa tất cả pháp nhất định có cũng nhất định không, nhân pháp quyết định không, hai không của nhân pháp quyết định có. Ba nghĩa nầy đều cùng nói lên tục là có, nói lên chân là không. Dưới đây là phần thứ hai nói về dụng của thức.

Luận chép: “Thức phân biệt nầy nếu khởi, thì an lập huân tập lực trong thức A-lê-da”.

Giải thích: Lực huân tập, là ví như đốt hương xông ướp y phục, thể của hương diệt mất mà hương thơm vẫn còn trong y phục. Hương nầy chẳng thể nói là có, vì thể của hương đã diệt mất, chẳng thể nói là không, vì mùi hương vẫn còn, cho nên gọi là huân. Như sáu thức khởi thiện ác, vẫn còn lưu giữ lại lực huân tập trong bản thức, có thể đắc quả báo vị lai thì gọi là hạt giống, hoặc nghĩa của tiểu thừa, bộ chánh lượng gọi là không mất, ví như bằng khóan, nên Phật nói kệ:

Các nghiệp không mất
Trong vô số kiếp
Đến khi tu tập
Trả báo chúng sinh.

Bộ Ma-ha tăng-kỳ-kha gọi là nhiếp thức, tức là bất tương ưng hành, ví như tụng kinh, lần thứ nhất chưa được, tụng lần thứ hai gồm nhiếp lần thứ nhất trước, như vậy cho đến mười lần tụng khi thông lợi rồi thì liền gồm nhiếp chung chín lần trước, như vậy thức ban đầu có thể thay đổi ở lần tụng thứ nhất, cho đến lần thứ chín thay đổi trong lần thứ mười, lần thứ mười có thể thâu gồm chín lần trước, tức là ứng dụng thay đổi của lần tụng thứ mười nầy gọi là nhiếp thức. Vì có chín ứng dụng trước, cho nên không mất chín ứng dụng trước. Bộ tát-bà-đa gọi là đồng tùy đắc. Đồng, là cùng với số, xứ, thời… tương ưng thêm lớn. Tùy, là cùng với ba tánh không ngăn ngại nhau. Đắc, nghĩa là không mất. Đồng thời không mất, tùy cũng không mất, ví như ma-đẩu-lâu, Hán dịch là du hoa, lấy nước nhựa của cành nhánh gọi là nước nhựa đỏ, chấm mađẩu-lâu lên râu của hoa, râu hoa đồng thời đỏ, sau đó kết trái đến khi chín thì có màu đỏ xuất hiện, gọi là đồng thời tu đắc. Màu đỏ đến quả không mất nên gọi là đồng, đồng với trước có màu đỏ xuất hiện, gọi là đồng tu đắc. Vì màu đỏ đến quả không mất nên gọi là đồng. Từ trước đến nay, từ nay về sau không mất nên gọi là tùy. Tùy sau rốt mà hiển nên gọi là đắc. Hoặc tỳ-lê bộ gọi là hữu phần thức. Hữu, có ba hữu, tức là ba cõi, cũng có bảy hữu: 1. Trung hữu. 2. Sinh hữu. 3. Nghiệp hữu. 4. Tử hữu. Năm cõi Dục hữu. 6. Cõi sắc hữu. 7. Cõi vô sắc hữu. Cõi Dục và cõi sắc có đủ bốn hữu, hoặc cõi vô sắc không có trung hữu. Trung hữu, theo chánh biện gọi là hướng sinh xứ. Xứ, có nhân duyên gọi là xứ, như chi hữu của mười hai nhân duyên,là sự hữu nên sự đó là hữu, là sự sinh nên sự đó sinh. Hữu là nhân, nhân có hai thứ: 1. Tiền thời nhân. 2. Đồng thời nhân. Như hạt quít sinh mầm là tiền thời nhân, mầm sinh thì có đều là quít, là đồng thời nhân. Hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, thọ… đều là đồng thời nhân. Lý do nói “là sự hữu cho nên sự đó là hữu”, là phá nghĩa sinh hữu của ngoại đạo. Nghĩa của ngoại đạo nói: “tất cả chúng sinh từ trời tự tại ngã hữu nên sinh tử là hữu”, câu nói đồng với nghĩa của nội đạo, nhưng hiện tại luận nầy phá là do nhân trước sinh mà được sinh: “trời tự tại của ông không có, chẳng phải sinh ra sinh tử, vì hữu là sinh, không được là hữu”, cho nên không được là hữu mà là hữu, do đó Phật lập nghĩa “là sự hữu tức là hữu sinh”. “trời tự tại của ông là hữu, chẳng phải là sinh”, sinh không đồng với nghĩa của nội đạo, cho đến từ thế tánh vi trần… sinh cũng như vậy. Lại nữa, ngoại đạo lập vô nhân có quả, quả tự nhiên sinh cho nên phá ngoại đạo, vật nầy hữu là nhân hữu cho nên quả chính là sự. Lý do nói về hai nghĩa, là nói về nhân duyên có đủ cho nên được sinh. Nếu vật nầy là hữu cho nên vật nầy hữu, là nói về duyên, vật nầy sinh nên vật nầy sinh, là nói về nghĩa của nhân. Hữu phần, là sinh xứ, tức là sinh nhân và sinh duyên, thể của hữu phần thức nầy là quả báo pháp quyết định, là tự tánh vô ký.

Bốn Hữu là: 1. Từ chi thức đến sáu tuổi là sinh hữu. 2. Từ bảy tuổi trở lên, năng phân biệt sinh thành thục khởi tham cho đến chưa xả mạng là nghiệp hữu. 3. Tử hữu, chỉ một niệm trong hữu tức trung ấm. 4. Ngay nghiệp trung hữu, sáu thức khởi ba thứ nghiệp, là ba nghiệp thiện, bất thiện và bất động, thì chỗ thâu nhiếp sáu thức của hữu vi và hữu vi hữu phần thức tự lui sụt, vì do lực dụng thâu nhiếp của hữu phần thức còn tồn tại.

Hỏi: Vì sao lập hữu phần thức?

Đáp: Trong một thời kỳ sinh thường duyên một cảnh. Nếu sinh cõi trời, cõi người thì thức nầy thấy các thứ lầu gác… các sự quả báo, nếu khởi dụng thô của sáu thức che ngăn, thì không hay biết dụng của thức nầy. Nếu sinh đường ác, thì thức nầy chỉ duyên theo xe lửa… nếu quả báo khởi dụng của sáu thức mạnh mẽ thì không hay biết duyên của thức nầy. Nếu sáu thức của cõi dục duyên cảnh dục, thì phàm phu không thể hay biết, cho đến cõi Vô Sắc cũng vậy. Nếu các thức của cõi Vô Sắc diệt, thì dụng của phần thức nầy hiển hiện, như A-lê-da và ý thức.

Luận chép: “Hạt giống”, đây là nối tiếp, thay đổi, có thể chiêu cảm quả báo vị lai, gọi là hạt giống, nối tiếp mà không có thay đổi thì cũng không phải hạt giống. Nếu chỉ có thay đổi mà không có nối tiếp, thì cũng không phải hạt giống. Nối tiếp thay đổi mà không hề rời nhau nên thành hạt giống, như sắc trắng cùng với con ốc (loa) không phải nhất không phải dị, nếu sắc trắng là ốc, thì ốc không có ba thứ trần, nếu sắc trắng khác với ốc, thì chỉ thấy sắc trắng mà không thấy được con ốc, đã không thể nói quyết định là khác, vì không khác cho nên gọi là ốc trắng. Nối tiếp thay đổi cũng vậy, cho nên thành hạt giống, duyên nơi lực huân tập nầy mà bản thức vị lai được sinh.

Giải thích: Duyên theo lực huân tập, nếu hạt giống thành thì bản thức được sinh, duyên hiển thức vị lai thì lục thức phân biệt vị lai được sinh, do đó sinh tử không có trước sau. Nếu lìa phiền não nghiệp thì không được sinh, nếu sinh tử có tiền phần thì riêng có xứ của tiền phần chúng sinh khởi phiền não nghiệp chiêu cảm tiền phần xứ. Đã không có tiền phần chúng sinh khởi nghiệp, thì không có tiền phần sinh tử, biết sinh tử không có bắt đầu. Bốn nghĩa nói về vô (không có): 1. Phi bổn, nếu chúng sinh bắt đầu là vô, sau là hữu, thì vô nầy không làm gốc của hữu, vì có hai thứ lỗi: a. Nếu vô thì không thể sinh hữu sau, nếu có thể sinh hữu thì không phải vô. b. Lỗi bình đẳng, nếu hoa trong hư không sinh ra hữu sự, có thể được từ vô sinh hữu. 2. Không thấy lìa dục chúng sinh mà sinh, vì sinh tử không có bắt đầu. Nếu sinh tử ban đầu không có tham dục… sau mới có tham dục… thì A-la-hán lìa dục không có dục, cũng lẽ ra phải sinh dục, vì là A-la-hán thì càng không sinh dục, nên biết sinh tử không có bắt đầu. 3. Tu hành phạm hạnh thì vô dụng, nên sinh tử không có bắt đầu. Tất cả bậc thánh tu tám thánh hạnh, vì diệt khiến cho không sinh mà tu phạm hạnh, người lìa dục thì lại không sinh diệt, cho nên biết sinh tử không có bắt đầu. 4. Sinh tử có hai thứ: a. Đường ác. b. Đường lành. Thiện ác đó do nhân của hai thứ thiện ác, không nên không có nhân, là sinh tử có bắt đầu là đường lành hay đường ác, nếu đường lành mà chưa có nhân thiện, nếu đường ác mà chưa có nhân ác, thì lìa hai đường lành và ác thì lại càng không có cõi thứ ba, cho nên biết không có bắt đầu.

Vấn nạn: Bắt đầu, là tự nhiên không dùng nhân duyên, sau mới cần nhân duyên, nếu vậy thì nghĩa đó không đúng, có hai lỗi: 1. Tức là lý không bình đẳng cho nên hai thứ nhân quả không tương tự. Nếu ông nói sinh tử không do nhân, sau đó mới do nhân, thì không bình đẳng, vì bắt đầu và sau đó đều là sinh tử. Vì sao? Một là do nhân và một là không do nhân. 2. Bất tương tự, là quả cũng có nhân, nhân cũng có nhân, nhân quả đều có nhân cho nên được tương tự. Nếu tương tự thì có thể sinh đồng loại. Nếu ông cho rằng trước vô nhân, thì sau cũng lẽ ra vô nhân. Nếu trước vô nhân sau có nhân, thì không thể sinh. Nếu có thể sinh thì đậu lẽ ra sinh lúa, lúa cũng lẽ ra sinh đậu, nhưng không phải như vậy, cho nên biết tiền làm hậu, quả làm nhân của ông. Nhân trước không thành nhân. Phật nói kệ, câu đầu là hiển thức, tức là A-lêda, A-lê-da là quả báo thức. Thức phân biệt tức là phiền não thức, là từ quả báo thức khởi thức phiến não, thức phiến não tức là đà-na… câu kế nói về từ phiền não khởi thức, thức khởi huân tập, huân tập tức là công năng của nghiệp, có thể chuyển biến bản thức thành hạt giống. Câu kế đó nói về từ nghiệp khởi quả báo. Câu kế đó tổng kết sinh tử trôi lăn. Trôi lăn, là vì bất định, hoặc nhân chuyển thành quả, hoặc quả chuyển thành nhân.

Cái gọi là huân tập có hai thứ, dưới đây để nói lên hai nghĩa: 1. Hiển sinh tử phương tiện gọi là tà, cũng gọi là trái nghịch. 2. Nói lên Niết-bàn phương tiện gọi là chánh, cũng gọi là thuận theo chấp trước. Tánh phân biệt, là tất cả các pháp đều có ba thứ tánh: 1. Tánh phân biệt. 2. Tánh y tha. 3. Tánh thành thật. Tánh phân biệt, là sự hiển các pháp của danh ngôn. Tánh y tha, là sự hiển bày đạo lý nhân quả của tất cả pháp. Tánh chân thật, là tánh như như của tất cả pháp. Phân biệt, vô tướng là tánh của nó. Y tha, vô sinh là tánh của nó. Cái gọi là tánh, là tự nó có năm nghĩa: 1. Nghĩa tự tánh chủng loại, là nghĩa tất cả bình áo… không lìa chủng loại bốn đại, đồng là bốn đại tánh, là nghĩa tự tánh. 2. Nghĩa tánh nhân, là sự duyên theo đạo lý của tất cả bốn niệm xứ thánh pháp, vì duyên theo đạo lý nầy có thể sinh thánh pháp, cũng là nghĩa của nhân. 3. Nghĩa sinh, nếu vật vô sinh thì tánh không thể thấy, nghĩa sinh có thể thấy nên tánh thuận với sinh. Năm phần Pháp thân là nghĩa sinh tánh, chánh thuyết của Như Lai nếu chúng sinh tin ưa thì sinh ba thứ tín: a. Tin có đạo lý chân thật. b. Tin đắc công đức của năm phần Pháp thân. c. Tự lợi lợi tha công đức đầy đủ năm phần Pháp thân. Năm phần thân sinh thì hiển bày tánh chí đắc, cho nên năm phần Pháp thân sinh thì lấy sinh nầy làm nghĩa của tánh. 4. Nghĩa bất hoại, tánh tại phàm phu thì bất nhiễm, ở thánh thì bất tịnh, nên gọi là bất hoại. 5. Nghĩa tạng bí mật, gần gũi thì hạnh tịnh, trái lại thì xa lìa. Pháp nầy khó đắc vì ẩn kín, nên gọi là bí mật, tức là nghĩa tạng. Sinh có bốn thứ: 1. Xúc sinh, là nam nữ giao hội có con. 2. Khứu sinh, là giống đực giống cái của các loài bò dê có tâm dục, giống đực dùng mũi ngửi căn của giống cái thì liền có con. 3. Sa sinh, là như loài chim gà… giống cái khởi tâm dục thì vùi thân trong cát bụi, mà có trứng… sinh con. 4. Thanh sinh, như các loài chim hạc, chim công… có tâm dục khi nghe tiếng con đực kêu thì cũng sinh trứng sinh con, tất cả khi sinh trứng thì không thể ăn được, vì đều mở ra con. Tánh phân biệt là vô hữu không, vì phân biệt vô pháp có thể được, tánh y tha là bất như không, vì như vậy mà phá sở chấp, tánh chân thật là tự tánh không, vì không có hai ngã nhân pháp, là tự tánh không. Lại nữa, tánh phân biệt như hoa đốm, là cực vô, tánh y tha khác với hoa đốm, tợ huyễn hóa, phi không hữu vô, vì quán tánh y tha chẳng phải hữu không phải vô, có thể được đạo thành thánh không vô là đoạn quán, không vô không thể đắc đạo thành thánh. Tánh phân biệt của tất cả phiền não riêng chấp trước, tánh chân thật của tất cả pháp dục vui quán tập, chấp trước quán tập hai thứ nầy thuộc tánh y tha, hai thứ pháp nầy gọi là huân tập: 1. Phiền não hạt giống huân tập. 2. Đạo hạt giống huân tập. Huân tập thứ hai thì thêm lớn bản thức, vì đồng loại. Bản thức duyên nơi như như mà khởi bốn sự chê bai, là luống dối huân tập, hạt giống phiền não đồng là luống dối, cho nên huân tập có thể thêm lớn bản thức, ví như vị ngọt có thể thêm lớn cho vị lạt, vị lạt cũng là tánh của vị ngọt, vì đồng tánh cho nên có thể thêm lớn. Đầy đủ các công năng, là nói về nghiệp có bốn thứ: 1. Bị tác bất bị trưởng, như người lợi trí gặp tri thức ác khởi các nghiệp bất thiện gọi là bị tác, nhưng liền ăn năn hối hận cho nên không bị lớn thêm. 2. Bị trưởng bất bị tác, như người hổ thẹn, tùy theo người tu hành, thiện nầy càng được thêm lớn rộng gọi là bị trưởng, không thể tự khởi tâm đó nên gọi là bất bị tác. 3. Vừa tác vừa trưởng, như người làm nghiệp thiện, lại thường tập quen, nghiệp thiện nầy chuyển rộng lớn. 4. Bất tác bất trưởng, là nghiệp thiện vô lậu càng thêm lớn quả báo sinh tử thì gọi là tác giả, vì vô lậu có thể trừ tác giả sinh tử nên không thêm trưởng. Ba thứ trước là nghiệp, một loại sau là phi nghiệp. Ngay trong ba thứ trước, lấy câu thứ ba cũng tác cũng trưởng, nên nói đầy đủ các pháp. Có thể sinh vào sáu đường là có thể đắc quả báo sinh tử của sáu đường, sinh nhân của A-lê-da thức, sinh tử tròn đầy thân nầy là nhân huân tập phương tiện, cho nên sinh tử thành, do đó nói nghĩa của nhân nầy là sinh tử tròn đầy. Quán tập thứ hai là tánh chân thật, quán ba thứ vô tánh, gọi là quán tập tánh chân thật. Quán có bốn dụng: 1. Trừ quán. 2. Diệt quán. 3. Chứng quán. 4. Tu quán. Quán như như là tánh của khổ đế, ba đế kia cũng vậy, quán bốn đế như như có đủ bốn dụng, quán như như diệt khổ diệt tập, quán như như thì liền chứng diệt, hiểu rõ như như tức là tu đạo. Có thể trừ chấp trước đối với tánh phân biệt, là phân biệt trong vô mà làm hữu. Quán chân thật, là hiển bày hữu, vô và tự tánh trái nhau nên gọi là trừ. Tánh phân biệt là đệ nhất huân tập bị tổn hoại, là hiện tại bị tổn, vị lai bị hoại, nếu tổn tập đế thì khổ cũng bị tổn. Thức A-lê-da bị tổn, là vốn có bảy lớp khổ đế, ba cõi là ba lớp, ba lớp bị tổn rồi, thức A-lê-da là gốc thọ báo, tuy không có sở dẫn của hoặc nghiệp, không nhập lại ba cõi mà sinh, nhưng đối với bốn thứ sinh tử ở giới vô lưu mà thọ sinh, như vậy cho đến không có sinh tử vị, vì A-lê-da bị tổn cho nên thọ sinh cũng bị tổn. Vì sao? Vì hiển thức là thức phân biệt, nhân hiển thức bị tổn, cho nên biết thức phân biệt cũng bị tổn, đây là phân biệt nhân ngã và các thức của sáu trần. Lại nữa, đã dứt hết rồi thì làm sao ngừng dứt bị tổn? Luận nầy nói bị tổn, là y theo phẩm tịnh , phẩm tịnh nầy và bản thức đồng thời dứt hết. Từ câu: “Là A-lê-da có thể” trở xuống, là nói có thể dứt trừ.