LUẬN ĐẠI THỪA DUY THỨC
SỐ 1589
Thiên Thân Bồ Tát tạo.
Trần Chân Đế dịch.
LỜI TỰA
Duy thức luận là cảnh giới sâu xa của chư Phật, không phải Nhị thừa, phàm phu biết được. Tuy nhiên, luận nầy trước sau nói rõ ba thứ “không”. Những gì là ba? Một là con người vô ngã là “không”. Hai là “Thể” các pháp nhân duyên là “không”. Ba là chân thật trở về Phật tánh là “không”.
Ngã “không” bởi ngã vốn tự nó không có, nhưng người phàm phu ngu si điên đảo, chấp lầm có ngã trong năm ấm. Sao biết không có? Vì phàm phu dựa vào tâm, thức vọng tưởng phân biệt nên trong pháp nhân duyên của năm Ấm thấy có Ngã, nhưng tướng Ngã trong năm Ấm nầy thật sự không thể có được. Nếu vậy, dùng trí tuệ quán một, hai Ấm trong năm Ấm, rồi lìa cả hai thì “thể” thật của nó không thể có được, khác nào sừng thỏ! Nếu có ngã là đồng nhất với năm Ấm, thì phải thấy năm ấm là thấy Ngã, hoặc khác, hoặc hòa hợp với năm Ấm cũng thấy Ngã như vậy. Thế nào là không có Ngã đồng nhất với năm Ấn? Vì có lỗi thường, vô thường. Nếu Ngã với năm Ấm là một, (đồng nhất) thì năm Ấm vô thường, Ngã cũng phải vô thường, hoặc Ấm thường thì Ngã cũng phải thường. Nếu Ngã với Ấm là (hai) thì sẽ có một phía Ngã là thường, một phía Ấm là vô thường hoặc ngược lại. Nếu thoát rời hai tính chất Thường, Vô Thường mà có Ngã tồn tại riêng, thì cũng không hợp lý. Bởi tướng riêng của Ngã ấy không thể nào có được. Vì vậy, thật sự không có thần Ngã. Người biết như thế gọi là hội nhập vô ngã “không”.
Thể của pháp nhân duyên là “không”: Tức nói các sắc v.v… là pháp do nhân duyên sinh tùy thuộc nhân duyên thế tục mà khởi. Thế nào là nhân duyên tùy thuận thế tục khởi? Nghĩa là như người thế gian thấy trâu, khởi tưởng trâu, không khởi tưởng ngựa, thấy ngựa khởi tưởng ngựa, không khởi tưởng trâu. Thấy trong tất cả pháp sắc… cũng thế. Thấy gậy khởi tưởng gậy, không khởi tưởng sắc, thấy sắc khởi tưởng sắc, không khởi tưởng gậy. Như củi, lửa đối đãi nhau không có “thể” thật. Vì lìa củi lại không có lửa thật, lìa lửa lại không có củi thật. Ở củi lại không có lửa thật, vì lìa lửa lại không có củi thật. Ở củi lại không có lửa thật có thể làm nhân cho củi, vì lìa lửa lại không có củi thật có thể làm nhân cho lửa. Mà thấy lửa tạm gọi là củi, thấy củi tạm gọi là lửa, vì đối đãi nhau thành. Như thế, năng thành, sở thành không lìa nhân năng thành mà có sở thành, không lìa nhân sở thành mà có năng thành. Như củi, lửa năng thành, sở thành cũng thật sự không có. Đó gọi là thể của pháp nhân duyên là “không”.
Pháp Chân như là “không”, có nghĩa là “thể” của Phật tánh thanh tịnh từ xưa nay nhất định. Nên kinh nói: “Phật tánh gọi là Đệ nhất nghĩa “không”. Nói đến “Không” là nói đến thể tánh, không có muôn hình vạn trạng (tướng) đó là không có các pháp hữu vi sắc… của thế gian. Nhưng không phải giống như pháp vô tánh (pháp không có tự tánh), vì nó là thể pháp Chân như. Thế nên, kinh nói: “Bỏ Tám Giải thoát gọi là Không, Bất không.” Do đó không giống như rỗng không, không có pháp. Nếu quán như thế thì gọi la hiểu rõ pháp Chân như “không”.
Duy Thức luận nói duy thức, ấy là làm rõ chỉ có nội tâm không có cảnh giới bên ngoài như sắc, hương… Làm sao biết được? Như người mắt mờ vọng thấy lông quặm, các sắc đủ loại: thành Càn-thát-bà… thật ra, không có cảnh giới hiện trước, chỉ hư vọng mà thấy có các cảnh giới bên ngoài của chúng sinh như thế… cho nên nói là duy thức.
Nếu vậy, chỉ nên nói phá sắc, không nên nói phá tâm?
Đây cũng có ý nghĩa. Vì tâm có hai loại: 1. Tâm tương ưng; 2. Tâm bất tương ưng. Tâm tương ưng là vọng thức vô thường hư vọng phân biệt, tương ưng với các kiết sử phiền não, gọi là Tâm tương ưng. Tâm bất tương ưng có nghĩa là tâm thường trụ Đệ nhất nghĩa đế, từ xưa nay là một tướng tự tánh tâm thanh tịnh. Nay nói phá tâm, tức chỉ phá Tâm tương ưng phiền não, không phá tâm Phật tánh thanh tịnh. Nên được gọi là phá tâm vậy.
LUẬN ĐẠI THỪA DUY THỨC
Tụng nêu:
Tu đạo Bất cộng tha,
Năng thuyết (Phật) nghĩa vô đẳng.
Đảnh lễ lý Đại thừa,
Sẽ nói lập và phá.
Pháp vô lượng Phật tu,
Trừ chướng và căn bản,
Duy thức tự tánh tĩnh,
Người mê, kém chẳng tin.
Trong pháp Đại thừa lập nghĩa: Tam giớii chỉ do Thức, như Kinh nói: “Này Phật tử! Tam giới chỉ có tâm”. Tâm Ý và Thức là tên gọi chung nhau. phải biết tâm nầy có Pháp tương ưng. Nói “Duy” (chỉ duy nhất) là loại trừ cảnh trần như sắc ….
Tụng:
Thật không có ngoại trần,
Chỉ (là) Thực tợ trần sinh
Cũng như người mắt mờ
Thấy lông, hai mặt trăng …
Trong pháp Đại thừa, lập nghĩa: “Cảnh trần bên ngoài không hề có thật. Nếu như thế tại sao thấy có cảnh trần bên ngoài (ngoại trần): Vì để chứng minh nghĩa nầy cho nên nói: “Vì tự trần thức sinh”. Nghĩa là do tương tự trần chuyển hiện; chúng sinh ở trong cảnh trần không có mà thấy có cảnh trần. Để làm rõ nghĩa thức này cho nên lập thí dụ: Như mắt có bệnh và nhãn căn tán loạn, trong chỗ không có vật mà nhận thức giống tựa như có hai mặt trăng và bóng nước ở trên mặt đường làm Nai khát nước tìm đến v.v… nghĩa Duy Thức cũng như vậy. Cho nên, Tam giới thật ra không có ngoại trần, nhưng Thức chuyển mà ngoại trần hiển hiện. Tam Tánh và Nhị đế đồng với Vô tánh tánh, gọi là Phi An lập.
(Không sai biệt, lìa mọi danh tướng …) Tụng:
Xứ, Thời đều không định,
Không tương tục, không định,
Việc làm đều không thành,
Nếu chỉ (Duy) Thức không Trần.
Kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? Nếu lìa Lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp), mà Thức của các sắc… sinh, không phát sinh từ Lục 3 trần thì nguyên do nhân gì, thức nầy có Xứ được sinh, không phải tất cả Xứ đều được sinh? Trong Xứ nầy, hoặc hai thường sinh, hoặc thường không sinh? Nếu có nhiều người đồng một Thời cùng một Xứ thì Thức đó không nhất định tương tục sinh, không phải tùy thuộc một người? Như người mắt bị mờ, thì thấy lông và thấy hai mặt trăng, còn những người khác thì không thấy? Lại nguyên nhân gì những cảnh trần như tóc, ruồi nhặn… mà người mắt mờ nhìn thấy thì Thức không thể tạo thành tác dụng, còn các Trần khác thì có tác dụng? Lại nữa, những sự ăn uống, y phục, độc dược, dao gậy… nhận được trong mộng, thì Thức không thể tạo tác thành tác dụng, còn các vật khác thì có thể tạo thành? Lại nữa, thành Càn-thát-bà thật ra là không có, thì thức không thể tạo thành tác dụng, những thành khác thì có thể tạo tác thành. Nếu đồng là không có cảnh trần, thì bốn nghĩa trên tại sao thức sanh không đồng? Cho nên, nếu lìa trần thì bốn nghĩa định xứ, định thời, bất định tương tục và tác sự đều không thành! Không phải là không thành mà do nghĩa của các quyết định xứ… thành cũng như mộng. Tại sao? Vì trong mộng lìa các trần mà vẫn có xứ, hoặc thấy quốc gia, vườn, nam nữ… không phải tất cả xứ, hoặc trong xứ đó có khi thấy, có khi không thấy mà không luôn thường thấy. Cho nên lìa trần thì quyết định xứ, quyết định thời được thành lập. Ví như loài ngạ quỉ tương tục bất định, đối với loài khác, thì ngạ quỷ tương tục bất định được thành. Tại sao được thành? Vì loài khác thấy đó là dòng sông nước chảy, nhưng loài Ngạ quỷ thì thấy như một cái bồn đựng đầy mủ máu. Tất cả, ngạ quỷ đồng nghiệp báo, thì tất cả đều thấy mủ đầy khắp trong sông, không phải một, mà thấy các sông khác đầy phẩn uế, cũng như thế. Hoặc thấy có người cầm dao cầm gậy ngăn cản bảo hộ không cho đến gần. Như vậy lìa cảnh trần chỉ có thức tương tục, bất định mà được thành lập, cũng như trong mộng mà có các sự tác hại. Như trong mộng, không có việc dâm nam nữ thật, nhưng có xảy ra tướng bất tịnh tiết lậu, đó là sự tác hại của mộng được thành. Các sự tạo tác bởi Thức cũng như thế. Cho nên qua các thí dụ nầy, mỗi mỗi đều có thí dụ bốn nghĩa của Xứ, Thời… được thành tựu.
Ví như địa ngục, tất cả đều do đồng nghiệp báo địa ngục, cũng có bốn nghĩa được thành lập. Thế nào là được thành? Như những người thọ tội trong xứ địa ngục thì đồng thấy lính ngục, đó là Xứ nhất định, cùng lúc thấy bị bức hại, lãnh chịu đó là Thời nhất định, thấy chó, quạ, núi… ép đến, bình đẳng thấy không phải một sự thọ nhận bức hại cũng như thế. Thật sự không có lính ngục, nhưng do đồng nghiệp báo tăng thượng duyên nên thấy như vậy. Các Xứ khác cũng như thế, do thí dụ chung nầy mà bốn nghĩa được thành.
Tại sao lính ngục, chó, quạ… không được chấp nhận là chúng sinh thật? Vì không thuận hợp lý lẽ là chúng sinh, do đó là lính ngục, không thành người thọ tội trong nẻo Địa ngục, cho nên giống như Địa ngục mà không thể tiếp nhận các khổ. Bởi vì nếu ngục tốt… là chúng sinh tức tội nhân kia thì sẽ tổn hại lẫn nhau làm sao phân biệt đây là chúng sinh Đại ngục, kia là ngục tốt? Hoặc như ngục tốt đồng hình mạo và lực lượng với chúng sinh Địa ngục thì không có nghĩa kinh sợ lẫn nhau. Hơn nữa, nơi Địa ngục đất bằng sắt nóng đỏ, thường lửa rực nóng, nếu lính ngục là chúng sinh Địa ngục thì còn không thể chịu nổi khổ thiêu đốt, huống gì có thể bức hại người khác ở trong đó?
Nếu ngục tốt… không phải là chúng sinh Địa ngục, thì tại sao được sinh vào Địa ngục? Tại sao súc sinh được sinh lên cõi Thiên? Như vậy Địa ngục, Súc sinh và Ngạ quỷ từng loại sinh trong Địa ngục thì gọi là lính ngục? Việc đó không đúng.
Tụng nêu:
Như súc sinh sinh Thiên,
Địa ngục không tạp nghiệp (nghiệp thuần ác)
Nên báo khổ (trong) Địa ngục,
Súc sinh kia chẳng thọ.
Nếu sinh sinh lên cõi Thiên, thì đó là do tạo nghiệp hỗn tạp nên có thể cảm nhận lấy, sinh khởi quả báo vui về thế giới, sinh trong đó thọ quả báo vui của Trời. Lính ngục… thì không như thế, nên không nhận quả báo khổ của Địa ngục, cho nên Súc sinh và Ngạ quỷ không có lý để được sinh vào Địa ngục.
Tụng nêu:
Do nghiệp của tội nhân,
Thấy như (tương tợ) lính ngục… sanh,
Nếu cho kia biến đổi
Sao chẳng cho Thức biến?
Do nghiệp báo của người địa ngục mà thấy tứ đại từng loại sinh các thứ sai biệt hiển hiện sắc tướng hình lượng khác nhau của lính ngục… gọi là lính ngục… Sự đổi khác cũng như thế, hoặc hiển hiện cử động tay chân, phát ra việc kinh sợ, khởi các sự sát hại, hoặc có hai quả núi giống như trâu dê, chợt húc chợt lìa, trong rừng cọc sắt bén nhọn, hoặc hạ thấp hoặc dựng cao. Nếu cho rằng không phải không có sự này thì tại sao không thừa nhận do thức khởi nghiệp, tạo có đổi khác, mà nói tứ đại có đổi khác này? Cho nên.
Tụng nói:
Nghiệp huân tập trong thức,
Chấp quả sinh bên ngoài,
Do đâu xứ huân tập
Chẳng nói quả trong đây?
Bởi nghiệp của tội nhân trong Địa ngục, thường thấy các tứ đại tụ hội sinh khởi và sự đổi khác của nó như vậy. Thật ra, nghiệp nầy huân tập trong thức tương tục của người địa ngục, không ở các xứ khác. Xứ huân tập nầy chính là thức làm cho đổi khác tựa như lính ngục… là quả báo của nghiệp, mà không thể chấp nhận tại bản xứ, không do huân tập mà có nghiệp quả sinh. Vì lý do gì mà khởi chấp như vậy? Vì A-hàm nói: “Thật có các Nhập của sắc v.v… Nếu chỉ có thức chuyển tương tự các cảnh trần như sắc… Sinh khởi, không có các cảnh trần bên ngoài như sắc… thì Phật, Thế Tôn không nói như vậy? Không đúng như vậy! Vì không phải Ý của A-hàm Phật nói như vậy.
Tụng nêu:
Phật dạy có sắc nhập…
Để độ người chấp Ngã
Tùy thuận ý riêng nói
Như nói loài hóa sinh
Như Phật Thế Tôn nói có chúng sinh Hóa sinh, do có ý riêng cho nên nói thế. Đó là căn cứ ở sự tương tục không đoạn cho đến đời sau.
Lại nữa, Phật nói:
“Không chúng sinh và Ngã,
Nhưng pháp có nhân quả”.
Do những cách nói sai biệt này, biết đều là có ý riêng về giáo pháp mà Phật muốn chỉ dạy: Do đó. Phật nói trong Kinh A-hàm “Thật có các Nhập của sắc…” Cũng như sau. Nghĩa là để hóa độ thích nghi cho những chúng sinh nên Phật nói Nhập của sắc… Đây là nói dựa vào Ý của giáo A-hàm, còn ý riêng thế nào?
Tụng nêu:
Chính chủng tử thức sinh
Hiển hiện khởi tợ trần,
Để thành nội ngoại nhập,
Nên Phật nói hai này.
Kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? Tự trần thức từ loại chủng tử của chính nó, thù thắng biến dị sinh. Chủng tử đó và tự trần hiển hiện làm tự sắc thức sinh phương tiện môn. Phật Thế Tôn thứ tự nói, nhãn nhập, sắc nhập, cho đến tự xúc thức. Từ chính chủng tử đến biến dị sai biệt sinh nên chủng tử và tự xúc đó hiển hiện làm xúc thức sinh phương tiện môn, cho nên Phật Thế Tôn nói là thân nhập và xúc nhập. Nếu căn cứ nghĩa nầy nói Nhập thì có lợi ích gì?
Tụng:
Nếu người nương giáo đây,
Được nhập người vô ngã,
Nhờ biệt giáo năng trừ,
Phân biệt nhập Pháp “không”.
Nếu Phật Thế Tôn do nghĩa nầy mà nói các Nhập, thì các đệ tử thọ nhận sự giáo hóa sẽ được hội nhập lý Người “Không”. Từ chỉ có sáu đôi mà sáu Thức sinh, không có một pháp nào gọi là người thấy, người tiếp xúc. Nếu biết nghĩa nầy nói về Người “không”, thì các đệ tử Hóa độ được hội nhập ngã của người là “không”. Do có ý riêng nói là do nói Duy thức giáo để được hội nhập Ngã của Pháp là “không”. Thế nào là được hội nhập Pháp “không”? nghĩa là tất cả pháp chỉ do Thức sinh tương tự sắc trần v.v… không có một pháp nào là tướng của sắc v.v… Nếu biết rõ như vậy thì được hội nhập lý Pháp “không”.
Nếu tất cả pháp xưa nay hoàn toàn không có thì Duy Thức cũng phải không có. Tại sao được thành lập? Không phải tất cả pháp xưa nay không có, là nói pháp “không” không phải biết nghĩa như thế mà gọi là hội nhập Pháp “không”. Nếu như vậy thì làm thế nào được hội nhập Pháp “không”? Đó là do trừ bỏ phân biệt tánh tướng mà được hội nhập Pháp “không”, như phàm phu phân biệt tướng của các pháp sở hữu. Do tướng của pháp này là taất cả pháp rỗng không, không có gì, gọi đó là pháp “không”. Không phải do là cảnh giới của không thể diễn nói (bất khả ngôn) mà nói chư pháp “không”. Như Duy Thức này là do phân biệt riêng có Thức, thì thể tánh của nó không hề có thật, đó gọi là “không”. Nếu hiểu rõ do lý được thành lập Duy Thức, thì hội nhập Ngã của Pháp là “không”; chứ không phải do bác bỏ tất cả pháp là “không” có. Nếu không như vậy, thì một Thức riêng biệt phải thành tựu cảnh của Thức riêng ấy, nghĩa của Duy Thức sẽ không thành, và Thức Trần thật có. Làm sao có thể tin là do nghĩa nầy, Phật Thế Tôn nói: “Nhập của sắc v.v… là có, không do thật có”. Nhập của sắc v.v… là cảnh giới của nhãn thức… do lý như vậy nên nghĩa trên nói đáng được tin nhận?
Tụng nói:
Ngoại Trần và Lân hư,
Không (là) một cũng không khác,
Tụ cũng chẳng phải Trần,
Nên chẳng thành Lân hư.
Kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? Muốn làm rõ nghĩa mà phái Tỳ Thế sư đã chấp đều là không đúng. Họ chấp Lân hư là một phần sắc hữu, nó đồng nhất với cảnh trần sắc nhập v.v… của nhãn thức v.v… hoặc nói riêng khác với cảnh trần, hoặc nó hòa hợp với cảnh trần làm một. Vì thể riêng của nó trong những trường hợp trên đều không thể nhận thấy, nhiều Lân hư tụ hội lại cũng không thể nhận thấy và Lân hư không thể thành một vật vì lông lẻ.Tại sao không thành?
Tụng nói:
Đồng thời sáu cùng tụ
Lân hư thành sáu phương,
Nếu sáu đồng một xứ
Lượng tụ như Lân hư.
Có sáu Lân hư từ sáu phương đến, cùng với một Lân hư cùng tụ tập, một Lân hư đó không thành một vật, vì có sáu phương Phần. Xứ của một Lân hư Xứ, thì Lân hư phương khác không được trụ. Nếu xứ của một Lân hư tức là xứ của sáu Lân hư thì tất cả Lân hư đồng một xứ, thì tất cả tu vật lượng đồng Lân hư, lại không vượt qua lẫn nhau; giống như lượng Lân hư, thì tu lại cũng không phải thấy được. Nếu ông nói Lân hư không được tụ tập, không có Phương, Phần, nên lỗi nầy không có. Lân hư và tụ đó tương ưng lẫn nhau. Sư Tì-bà-sa nước Kế-Tân nói như vậy: Nếu hỏi ông: “Như ông nói vật của tụ Lân hư, thì tụ nầy không khác với Lân hư ư?
Tụng:
Nếu Lân hư không hợp,
Hợp trong tụ thuộc gì?
Lại không có Phương Phần,
Lân hư, tụ không thành.
Nếu Lân hư không có hoà hợp, thì hoà hợp nầy trong Tụ thuộc pháp nào? Nếu ông nói Lân hư được hoà hợp lẫn nhau, thì nghĩa nầy không đúng. Tại sao vậy? Vì Lân hư không có Phương, Phần. Nếu hoà hợp đã không thành, thì còn gì có giả gọi là tụ! Phải nói như vầy: Tụ có Phương, Phần. Nếu nghĩa hoà hợp không thể lập, không có Phương Phần, thì Lân hư làm sao hoà hợp được thành! Cho nên Lân hư không thành một vật. Lân hư hoà hợp, hoặc có thể đúng, hoặc có thể không đúng, hiện nay không luận.
Tụng:
Nếu vật có Phương, Phần,
Không nên thành một vật.
Phần của Lân hư phương Đông khác với năm phương khác, cho đến Phần của Hạ phương cũng như vậy. Nếu Phần có khác, tức phần của tụ, Phần của Lân hư, với Thể khác nhau thì làm sao được thành một vật?
Tụng:
Bóng che lại thế nào?
Nếu một Lân hư không có Phương, Phần, thì chính khi mặt trời mọc, tại sao một bên có bóng? Tại sao hỏi như vậy? Bởi Lân hư không có Phần riêng thuộc về lúc bị mặt trời soi chiếu. Lại nữa, Lân hư nầy (ánh sáng chiếu) cùng với Lân hư kia (bóng che) nếu cùng không có Phương phần, thì tại sao che chướng nhau? Lại tại sao? Lân hư nầy không có các Phần ở xứ khác, chữ xứ đó tương hợp, Lân hư khác đến thì che chướng? Nếu không có chướng thì tất cả Lân hư sáu phương đồng một xứ, lượng của tất cả tụ đồng với Lân hư, nghĩa nầy đã nói như trước. Bóng và vật che ấy, thuộc về tụ không thuộc về Lân hư tại sao không thừa nhận nghĩa này? Ông nay thừa nhận tụ là có khác Lân hư phải không? Do đó nói bóng che thuộc tụ chăng?
Tụng:
Nếu đồng thì không hai,
Nếu tụ không khác Lân hư, thì bóng và vật che nầy không thuộc về Tụ. Tại sao vậy ? Vì chỉ có tưởng phân biệt mà gọi đó là tụ. Thế thì tại sao lại dùng để suy lường đó là thể tướng của các trần như sắc v.v… mà chưa bị phá vỡ (phân tích)? Cái gì là Thể của trần? Nếu nói là Cảnh giới của nhãn và các loại màu xanh… thì nghĩa nầy phải nên xem xét. Cảnh giới của nhãn và các loại màu xanh… nầy nếu ông chấp làm Thể của Trần, thì nó là nhiều vật hay một vật? Nếu như thế thì có lỗi gì ?
Nếu nhiều thì lỗi của nó như trước. Nếu một thì cũng có lỗi.
Như tụng nói:
Nếu một, (thì) không hành tiếp
Đã và chưa phải cùng
Không có nhiều, loại riêng
Và vi tế phải thấy!
Nếu tất cả màu sắc xanh vàng không có cách biệt, tức chấp cảnh giới của nhãn là một vật, thì không có bước đi thứ tự, khác nhau trên mặt đất, hoặc hạ xuống một bước thì đi khắp tất cả, hoặc nơi nầy đã đến, nơi kia chưa đến phải cùng một lúc đều thành. Thế nhưng không thể có việc ấy. Tại sao vậy? Vì trong một thời gian, nếu là một vật thì không nên vừa có cái đã, vừa có cái chưa được, không nên có nhiều loại khác nhau như quân lính voi ngựa v.v… cũng không nên có nhiều sự riêng khác. Tại sao vậy? vì xứ của một vật, mà có nhiều vật sai biệt ở trong đó, thì sao được thành là một? Hơn nữa, nếu là một thì sau có hai chỗ đến, trung gian thì trống rỗng? Lại nữa, loài thủy trùng rất nhỏ, cùng màu sắc, cùng đại cũng phải được thấy, bởi vì cảnh là một vật. Nhưng điều này không thể thấy được. Nếu do tướng khác nhau các trần của sắc…, mà ông chấp có vật riêng, nhưng không do đó mà có nghĩa riêng, nếu vậy thì quyết định căn cứ riêng từng loại của Lân hư, phải phân biệt sự khác nhau của Trần tức Lân hư không thành một vật. Năm trần như sắc…. mà không phải cảnh giới của nhãn, do đó nghĩa Duy thức được thành.
Các trần, lấy thức và thức pháp làm thể, vì lìa năng thủ và sở thủ cho nên không có thêm, vì lập chánh nhân quả cho nên không có bớt, không có vô nhân và bất bình đẳng nhân. Nhị “không” và mười hai duyên sinh tức là tự tánh của nó. Như Kệ nói: “Là có, là không, do nương vào các lượng, quyết định đúng sai (có,không). Trong tất cả lượng thì chứng lượng là tối thắng”. Như vậy nếu trần thật không có trần thì chứng trí như đây làm sao được phát khởi? mà gọi là: “Ta chứng như đây? Tụng đạp: chứng trí như trong mộng.
Như khi mộng, thì lìa trần mà thấy các sắc núi, cây… Không có ngoại trần, chứng trí cũng như vậy.
Tụng nêu:
Lúc đó như chứng trí,
Lúc đó không thấy trần,
Làm sao trần được chứng?
Như ông nói, khi chứng Trí khởi là Ta chứng như vậy, trong lúc nầy thì ông không được thấy Trần, chỉ có ý thức phân biệt, nhãn thức đã diệt, Trần đó làm sao được chứng? Nếu có người nói sát-na diệt, sau đó, nghĩa là người nầy chấp sắc, cho đến xúc đã chấm dứt. Như vậy hỏi: Nếu không phải sở lượng của năm thức, thì ý không thể nhớ giữ, cho nên năm Trần quyết định là số lượng của năm thức. Người lượng (Năng lượng) tức là thấy (kiến phần), cho nên sáu Trần như sắc… mới gọi là sở chứng.
Đáp: Nghĩa đó không đúng ! Nghĩa là nói trước đã chứng Trần, sau đó mới nhớ giữ. Tại sao? Tụng nêu: Như Thức tương tự Trần.nghĩa là lìa sáu cảnh trần như sắc v.v… mà sáu Thức như Nhãn thức v.v… khởi tương tự sáu như trước đã nói. Tụng nêu: Từ đây sinh nhớ giữ.
Từ thức tương tự trần có ý thức phân biệt này cùng với nhớ giữ. tương ưng, nên cảnh trần sau đó sinh khởi trong Ý thức tương tự như cách phân biệt trước đây, do đó không thể chấp do nhớ giữ phát khởi, chứng Trần. Nghĩa là trước đã do Thức chứng trần.
Hoặc như trong mộng, khi không có trần mà thức được khởi nhận biết. Nếu như thế thì giống như người đời tự biết Thức trong mộng không có trần cũng nên tự biết thức khi thức dậy không có trần. Đã không có việc nầy, nên biết cảnh trần được thấy khi thức, khác với được thấy trong mộng Lại nữa, mộng còn có nghĩa khởi lại, khi thức thì không như thế. Cho nên, không phải tất cả không có trần.
Đáp: Câu nói nầy không phải chứng cứ.
Tụng nêu:
Mộng thấy, Trần chẳng có
Chưa thức, không thể biết.
Như vậy, do hư vọng phân biệt tập quen thuần thục nên người thế gian thấy giống như trong mộng thấy cảnh trần không phải thật mà cho là thật có. Khi thức dậy thì mới có thể hiểu rõ như thật cảnh trần ở trong mộng là không có thật. Như vậy, nếu người quán hành tu đạo xuất thế đối trị đạt được vô phân biệt trí, nhập kiến vị thấy rõ phi an lập Thánh đế, đạt được giác ngộ, thì lúc đó trí vô phân biệt và hậu đắc thanh tịnh thế trí, thấy đúng như lý sáu trần thật không có gì cả. Nghĩa nầy bình đẳng, tức hoặc do thức tương tục chuyển biến thù thắng nên chúng sinh cũng do sáu tự trần đã khởi thành.
Nếu thật sự không từ trần mà sinh, thì do đâu có việc phụng sự bạn thiện, bạn ác, người dạy bảo, người nghe nhận, và thành tựu tà định chánh định của chúng sinh? Vả lại người thân cận, pháp được thuyết cũng thật sự không có?
Tụng đáp:
Vì tăng thượng lẫn nhau,
Nên hai thức chánh tà.
Tất cả chúng sinh do thức tăng thượng lẫn nhau, có hai thứ thức nhất định thành tựu, hoặc là chánh định, hoặc là tà định. Lẫn nhau, là tự tha cùng chung thành tựu tự sự và tha sự. Thế cho nên, Thức có công năng tương tục thù thắng hơn có thể sinh không từ ngoại trần khởi.
Nếu như thức trong mộng không có cảnh giới và thức khi thức dậy cũng như vậythì tại sao hai người mộng và thức, hành thiện, tạo ác có hai quả khổ và vui trong vị lai không đồng?
Tụng nêu:
Quả mộng do ngủ hoại,
Nên quả thức bất đồng.
Ngủ là chánh nhân, có thể khiến cho tâm trong mộng không có quả báo, do ngủ mê làm hư, tâm yếu không thể thành nghiệp thiện, ác.
Hỏi: Nếu tất cả chỉ có thức, thì không có thân và ngôn ngữ, thì tại sao các súc sinh trâu dê, không phải bị đồ tể giết hại mà chết? Nếu súc sinh kia chết không phải do đồ tể làm, thì đồ tể tại sao bị tội sát sinh?
Đáp: Tụng nêu:
Do tha thức biến đổi,
Nên việc chất được thành,
Như người bị thất tâm,
Do tâm lực của quỉ…
Cũng như tâm biến đổi của các quỉ thần, làm cho người khác mất niệm, hoặc bị mộng, hoặc bị quỉ ám… các sự biến đổi được thành. Lại nữa, tâm nguyện của người có thần thông, có các sự như vậy, như Bà-lana Vương được mộng, do tâm nguyện của Đại Ca-chiên-diên. Lại nữa, do tâm giận của Tiên nhân A-lan-nhã, mà Tỳ-ma-chất-đa-la vương thấy các sự kinh sợ. Như vậy do thức kẻ khác làm biến đổi, nó có khả năng cắt đứt mạng sống của hữu tình khác. Do sự nầy, đồng loại tương tục bị cắt đứt gọi là chết. Nghĩa nầy phải nên biết. Lại nữa:
Tụng nêu:
Tại sao rừng Đàn-đà,
Trống vắng do Tiên sân?
Nếu do thức kẻ khác biến đổi tăng thượng, không làm chúng sinh chết, thì sao đức Thế Tôn, thành lập tôi của tâm là rất nặng, rất lớn. Và Phật hỏi Trưởng giả Ưu-ba-ly rằng: “Này Ông đã từng nghe không, tại sao rừng Đàn-đà-kha, rừng Ca-lăng-già, rừng Ma-đăng-già, vắng ngắt và thanh tịnh”? Trưởng giả đáp: “Thưa Cù-Đàm! Đã từng nghe do tâm giận của Tiên nhân.
Tụng nêu:
Tôi tâm Phật rất nặng,
Nếu vậy làm sao thành?
Nếu ông chấp có các quỉ thần kính ái Tiên nhân, nên chúng sinh bị sát hại này, không do tâm giận của Tiên nhân, như thế tại sao nghiệp này thuộc tâm, phạt nặng đại tội, hơn thân khẩu? Vì do tâm giận của Tiên nhân mà có nhiều chúng sinh chết như vậy nên tâm bị phạt nặng thành đại tội.
Nếu tất cả chỉ có thức, thì người có tha tâm thông biết tâm kẻ khác hay là không biết? Nếu như thế thì có nguyên nhân gì? Nếu không biết thì tại sao đắc tha tâm thông? Nếu biết thì tại sao nói thức không có cảnh giới?
Trí người tha tâm thông,
Không biết cảnh thế nào?
Như biết tự tâm mình,
Không biết như cảnh Phật.
Cảnh do của tha tâm trí, biết tại sao không bằng do vô trí? (vô phân biệt trí) Như “thể” “của cảnh” không thể liễu nói (bất khả ngôn) hành cảnh giới của Phật thì Tha tâm trí không thể biết. Hai cảnh giới này không thể do tha tâm trí mà được hiển hiện, bởi còn năng thủ và sở thủ phân biệt chưa diệt. Cho nên, lý của Duy thức nầy không cùng tận, chọn lựa phẩm loại thì rất sâu không đáy.
Thành tựu lý Duy thức ,
Tôi tạo tùy khả năng,
Như lý và Như lượng,
Khó nghĩ cảnh của Phật.
Chúng ta khởi tất cả công dụng, cũng không thể nghĩ bàn được lý này. Lý nầy không phải đối tượng duyên của giác quán. Ai có khả năng thông đạt khắp hết cảnh này? Thì thấu rõ cảnh giới của Phật. Tại sao vậy? Chư Phật Thế Tôn hiểu biết mọi pháp một cách vô ngại, như lượng như lý, cảnh nầy, chỉ là cảnh của Phật.
Bà-tẩu-bàn-đậu Bồ-tát, Tạo xong Duy thức luận.
Pháp Sư Bồ-đề-lưu-chi, trước kia ở phương Bắc dịch ra Duy Thức Luận, Tuệ Khải đời nhà Trần, năm Thiên Gia thứ tư, ngày mười sáu tháng giêng năm Quí Mùi, tại chùa Chế Chỉ Quảng Châu, thỉnh Tam Tạng Pháp sư Câu-la-na-tha dịch lại Luận này. Vừa dịch, vừa giảng, đến ba tháng năm ngày mới xong. Luận nầy ở nước ngoài vốn có Nghĩa Sớ, phiên dịch được hai quyển, Tam Tạng Pháp sư lại dịch thêm bản văn gốc, tuệ Khải ghi chú, cũng được hai quyển. Cuối cùng có Pháp sư Tăng Nhẫn, từ Tấn An mang cựu bản đến Phiên Ngung, tuệ Khải lấy bản văn mới đối chiếu so sánh với cựu bản. Đại ý đại khái giống nhau, nhưng kệ thì có khác. Giải thích bằng văn trường hàng, từ ngữ phiền phức, nghĩa lý thiếu sót. Phần đầu luận không có đoạn văn quy kính. Người có học thức muốn thích nghi nên tìm. Nay chỉ sao lại phần văn, đặt ở sau luận nầy, để cho người xem được dễ dàng. Luận nầy là chánh 35 nghĩa của Phật pháp, thịnh hành hoằng bá ở nước ngoài.
Sa-Môn Tuệ Khải ghi:
Tu đạo Bất cộng tha,
Năng thuyết (Phật) nghĩa vô đẳng (Vô thượng)
Đảnh lễ lý Đại thừa ,
Sẽ nói lập và phá.
Pháp,Vô lượng Phật tu,
Trừ chướng và căn bản.
Duy thức tự tánh tĩnh,
Người mê, kém chẳng tin.
Thật không có ngoại trần, (cảnh trần)
Chỉ (là) Thức tợ trần sinh,
Cũng như người mắt mờ,
Thấy lông, hai mặt trăng v.v…
Xứ, Thời đều không định,
Không tương tục bất định,
Việc làm đều không thành,
Nếu chỉ (Duy) Thức, không trần.
Thì nghĩa Xứ, Thời… thành,
Như mộng, như ngạ quỷ,
Với tương tục bất định
Đều đồng thấy sông mủ…
Như mộng sự tác hại, (việc tổn hại…)
Lại ví như địa ngục,
Tất cả thấy lính ngục…
Thấy chung chịu bức hại.
Như súc sinh sinh Thiên,
Địa ngục không tạp nghiệp (nghiệp thuần ác)
Nên báo khổ (trong) địa ngục,
Súc sinh kia chẳng thọ.
Do Nghiệp của tội nhân,
Thấy như (tương tự) lính ngục… sanh
Nếu cho kia biến đổi
Sao chẳng cho Thức biến?
Nghiệp huân tập trong thức,
Chấp quả sinh ở ngoài,
Do đâu xứ huân tập
Chẳng nói quả trong đây?
Kinh (giáo) dạy có sắc Nhập…
Để độ người chấp Ngã
Do tùy ý riêng nói,
Như nói có hóa sinh.
Chính chủng tử thức sinh
Hiển hiện khởi tợ trần,
Để thành nội, ngoại Nhập, N
ên Phật nói hai này.
Nếu người nương giáo đây
Đã nhập người vô ngã,
Nhờ Biệt giáo năng trừ ,
Phân biệt nhập pháp không.
Ngoại trần và Lân hư,
Không (là) một cũng không khác,
Tụ cũng chẳng phải trần,
Nên chẳng thành Lân hư.
Đồng thời sáu cùng tụ
Lân hư thành sáu phương,
Nếu sáu đồng một xứ,
Lượng tụ như Lân hư.
Nếu Lân hư không hợp,
Hợp trong tụ thuộc gì?
Lại, không có Phương,
Phần, Lân hư, Tụ không thành.
Nếu vật có Phương, Phần,
Lại chằng thành một vật.
Bóng, che là tại sao ?
Nếu đồng thì không hai,
Nếu một, (thì) không thứ tiếp,
Đã và chưa phải cùng
Không có nhiều loại riêng
Và vi tế phải thấy!
Chứng trí như trong mộng.
Lúc ấy như chứng trí,
Lúc ấy chẳng thấy trần,
Làm sao trần được chứng?
Nếu nói Thức tợ trần,
Từ đây sinh nhớ giữ,
Mộng thấy trần chẳng có
Chưa thức không thể biết.
Vì tăng thượng lẫn nhau,
Nên hai thức chánh, tà.
Thức (trong) do do ngủ hoại,
Nên quả tỉnh, mộng khác
Do tha thức biến đổi,
Nên việc chết được thành.
Như người bị thất tâm…
Do tâm lực của quỉ…
Tại sao rừng Đà-đà
Trống vằng do Tiên sân?
Tâm nghiệp, tội phạt nặng
Nếu vậy làm sao thành?
Trí người tha tâm thông,
Không biết cảnh thế nào
Như biết tự tâm mình,
Không biết như cảnh Phật.
Thành tựu lý Duy Thức ,
Tôi tạo tùy khả năng,
Như lý và Như lượng,
Khó nghĩ Cảnh và Phật.