LUẬN CHUYỂN THỨC
(Trích trong Vô Tướng Luận)
SỐ 1587
Dịch Phạm-Hán: Đời nhà Trần, Tam Tạng Pháp Sư Chân Đế
Thức chuyển có hai thứ:
- Chuyển tạo thành chúng sinh.
- Chuyển tạo thành pháp.
Tất cả Sở duyên không ngoài hai thứ nầy, hai thứ này thật ra không có, chỉ là Thức chuyển thành hai tướng đó mà thôi!
Tiếp theo thuyết minh Thức Năng duyên có ba thứ:
- Quả báo Thức, tức là A-lê-da Thức.
- Chấp Thức, tức là A-đà-na Thức.
- Trần Thức, tức là Lục Thức.
Quả báo Thức được dẫn bởi phiền não, nghiệp nên gọi là Quả báo; cũng gọi là Bản Thức, vì là chỗ y chỉ của tất cả chủng tử pháp hữu vi; cũng gọi là Trạch Thức, vì là chỗ cư trú của tất cả chủng tử và cũng gọi là Tạng Thức vì là chỗ ẩn nấp của tất cả chủng tử.
Hỏi: Tướng và Cảnh của Thức nầy là gì ?
Đáp: Tướng và Cảnh không thể chia riêng, chúng là một Thể không khác nhau.
Hỏi: Nếu như thế thì làm sao biết là có?
Đáp: Do Sự nên biết có Thức nầy, vì Thức nầy có khả năng sinh tất cả sự quả báo của phiền não nghiệp. Ví như Vô minh, trong khi đang khởi, thì Tướng và Cảnh của Vô minh này có thể phân biệt được không?
Nếu có thể phân biệt thì chẳng phải gọi là Vô minh, nếu không thể phân biệt thì chẳng nên có vô minh. Nhưng Vô minh ấy có, không phải không có; bởi cũng do có các sự như Dục, Sân mà… biết có Yô minh. Bản Thức cũng vậy, Tướng và Cảnh có gì khác nhau, nhưng do các Sự cho nên biết chúng có khác. Căn cứ trong Thức nầy, có đủ tám thứ khác nhau, là xứ y chỉ v.v… đầy đủ như trong phẩm nghĩa của chín thức đã nói.
Lại nữa, Thức này cùng với năm thứ Tâm pháp tương ưng là:
1.Xúc. 2. Tác ý. 3. Thọ. 4. Tư duy. 5. Tưởng.
Xúc là do ba sự: Căn, Trần, Thức hòa hợp sinh ra. Tác ý là tâm thường trong trạng thái đông, vận hành. Tâm hằng động, hành gọi là Tác ý, Thọ chỉ là Xả thọ. Tư duy là suy nghĩ, lường xét việc có thể hành động hay không thể hành động thúc giục tâm trở thành tà hoặc thành chánh. Tác ý ví như ngựa chạy, Tư duy như người cưỡi. Ngựa chỉ đi thẳng, không khả năng tránh né chỗ sai, nhưng người cỡi khiến nó lìa sai đến đúng. Tư duy cũng như thế, có thể giúp cho Tác ý lìa hành phóng túng. Tự tánh của Thức nầy với Tâm pháp chỉ là vô ký, niệm niệm hằng lưu chuyển như sóng cuộn và nước, Bản Thức thì như nước chảy, năm pháp như sóng cuộn. Sóng nước ây vẫn còn mãi cho đến chứng đắc quả A-la-hán cũng chưa hết, Thức năng biến thứ nhất (Quả báo Thức).
Nương duyên vào Thức nầy mà có Chấp Thức thứ hai. Thức nầy lấy chấp trước làm Thể và tương ưng với bôn hoặc là:
- Vô minh. 2. Ngã Kiến. 3. Ngã Mạn. 4. Ngã Ái.
Tự tánh của Thức nầy là Hữu phú vô ký, cũng có năm thứ Tâm pháp tương ưng, tên gọi giông như năm trước, nhưng năm pháp trước thì tế, năm pháp nầy thì thô. Thức nầy cùng với pháp tương ưng, đến vị A- la-hán mới rốt ráo diệt hết, nhập Vô tâm định cũng đều được diệt hết; nếu Kiến đế hại làm tổn giảm phiền não Thức và tâm pháp đạt được mười sáu hành tướng của đạo xuất thế thì rốt ráo diệt hết, nếu có phần thừa sót lại chưa diệt hết thì chỉ thuộc Tư duy. Đây gọi là Thức thứ hai:
Chấp thức(chấp thức).
Thức thứ ba: Trần Thức: Thức chuyển tương tự Trần, lại thành sáu thứ Thức chuyển tương tự Trần, như trước đã nói. Thể của nó chung cả ba tánh, tương ưng với mười loại tâm pháp, mười Thiện, mười Ác, đại Hoặc, tiểu Hoặc và đều có đủ ba thứ Thọ.
Mười loại tâm pháp là năm thứ Xúc, Tác ý, Thọ, Tư duy, Tưởng là thô nhất so với ở hai loại thức. Và năm thứ: 1. Dục. 2. Liễu. 3. Niệm. 4. Định. 5. Tuệ. Trong đây nói Liễu thì dịch thuyết minh là thuộc Tâm sở Giải thoát.
Mười Thiện: 1. Tín. 2. Tu (thẹn). 3. Tàm (xấu hổ). 4. Vô tham. 5. Vô sân. 6. Tinh tấn. 7. Y (khinh an). 8. Không Phóng dật. 9. Không bức não. 10. Xả. Mười Thiện nầy khắp trong tất cả tam giới, là tâm và tâm sở không lưu chuyển sinh tử, cũng gọi là Đại địa, pháp sinh tử cũng là tự tánh thiện, trái ngược đây là tự tánh tức mười ác.
Đại Hoặc có mười thứ: 1. Dục. 2. Sân. 3. Si. 4. Mạn. 5. Năm loại Kiến (Thân, Biên, Tà, Kiến Thủ, Giới Thủ). 10. Nghi.
Tiểu Hoặc có hai mươi bốn thứ: 1. Phẫn hận. 2. Kết oán. 3. Phú tàng. 4. Không bỏ ác. 5. Tật đo (ghanh ghét). 6. xẻn tiếc. 7. Lừa dối. 8.Ninh hót. 9. Say đắm. 10. Bức nao. 11. Không hổ.12. Không thẹn. 13. Bất y (không khinh an). 14. Trạo hý (đùa cợt). 15. Bất tín. 16. Biếng nhác. 17. Phong dật. 18. Thất niệm. 19. Tán loạn. 20. Bất liễu. 21. Ưu hối. 22. Thuỳ miên. 23. Giác. 24. Quán.
Trong Tiểu Hoặc nầy bao gồm hai thứ Biến hành:
- Tác ý Biến hành.
- Bất Biến hành.
Năm thức ( nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân thức) tùy theo nhân duyên hoặc khởi cùng lúc hoặc thứ tự với thức thứ sáy Ý thức. Thức thứ bảy chấp Thức và Thức thứ tám A-lê-da Thức. Căn lây tác ý làm nhân, Cảnh trần bên ngoài làm duyên, nên Thức được khởi. Nghĩa là: Nếu trước tác ý muốn giữ lây hai trần sắc và thanh, thì sau đó hai thức nhãn và nhĩ cùng khởi một lúc để được hai trần. Nếu tác ý muôn đến một một nơi nào đó để xem sắc, nghe tiếng, ngửi hương thì sau đó cũng đồng một lúc, ba thức cùng khởi để được ba trần, cho đến cùng một lúc đủ cả năm thức cùng khởi, cũng như thế. Hoặc trước sau thứ tự mà khởi. Chỉ khởi một thức, thì chỉ được một trần, đó đều là tùy nhân duyên, cho nên không đồng. Như thế bảy thức đều tương ưng dấy khởi, trong A-lê-da- thức như nhiều ảnh tượng đồng loạt hiển hiện trong gương, cũng như nhiều lượng sóng đồng tụ tập trên một dòng nước.
Hỏi: Ý thức không khởi ở nơi nào?
Đáp: Trừ sáu trường hợp: Vô Tưởng định, Vô Tưởng Thiên, ngủ sâu không mộng, say rượu, hôm mê, chết trng chốc lát, còn lại những trường hợp khác đều có ý thức hiện khởi. Như vậy, thức chuyển không thể tách rời hai ý nghĩa: 1. Năng phân biệt. 2. Sở phân biệt. (cảnh). Cảnh phân biệt nếu đã không có, thì năng phân biệt cũng không có, không có cảnh để bám vào thì thức không sinh khởi. Vì nghĩa đó cho nên nghĩa Duy Thức được thành.
Hỏi: Nghĩa nào thành lập nghĩa Duy Thức?
Đáp: Ý chính là vì trừ bỏ chấp cảnh, chấp tâm, hiện tại cảnh giới vốn đã không có, chỉ có thức lại cũng không còn, chính là nói nghĩa Duy thức được thành. Đây la nổi phẩm tịnh, phiền não và cảnh giới đều không có. Lại nữa, nói nghĩa Duy thức được thành, tức nói Thức là chủng tử của tất cả pháp, như vậy, như vậy mà tạo tác xoay chuyển ở tự thân theo đuổi lẫn nhau, khởi các thứ phân biệt và sở phân biệt. Do nghĩa nầy nên lìa ngoài Thức mà có các sự thì không thành. Đây tức là nói phẩm bất tịnh, chỉ trừ bỏ chấp cảnh hiện tại, nhưng chưa nói rõ việc không có thức.
Giải thích: Nhất thiết chủng tử thức là nói: A-lê-da Thức, là chủng tử của các pháp và chủng tử của bảy Thức còn lại. Chủng tử của bảy Thức còn lại đều có thể sinh ra tự loại và vô lượng các pháp, gọi chung là “Nhất thiết pháp chủng tử Thức ”.
“Như vậy, như vậy”, là do các Thức nầy có khả năng xoay chuyển tạo tác vô lượng các pháp, hoặc chuyển làm Căn, hoặc chuyển làm Trần, hoặc chuyển làm Ngã, hoặc chuyển làm Thức. Những loại bất đồng này chỉ là do thức tạo ra, nên gọi là “tạo tác xoay chuyển như vậy như vậy ”.
“Ở tự thân tha, thân theo đuổi lẫn nhau”, tức đôi với tự thân thì chuyển làm thân năm ấm: từ sắc âm cho đến Thức âm. Đối với thân khác thì chuyển làm người oán, thân, và không oán thân, mọi thứ bất đồng; từ năm ấm của mình nhìn ra thì kia là tha. Như vậy tự và tha chuyển làm trước và sau lẫn nhau không đồng. Cho nên nói “theo đuổi lẫn nhau”, mọi cảnh được tạo ra đều hoàn toàn nhờ vào Thức mà không có cảnh nào khác.
Nói: “Khởi các thứ phân biệt”, là trong mỗi thức đều có đủ Năng và Sở. Năng phân biệt tức là Thức. Sở phân biệt tức là Cảnh, tính chất của Năng là thánh Y tha, tính chất của Sở là tánh phân biệt. Cho nên nói “Khởi các thứ phân biệt và sở phân biệt. Do nghĩa nầy nên lìa ngoài thức thì không có cảnh riêng được thành lập. Nhưng nghĩa Duy (chỉ) có thức được thành lập vốn chưa nói rỏ việc từ bỏ thức, trừ bỏ mê hoặc nhiễu loạn, cho nên gọi là Phẩm Bất tịnh.
Hỏi: Phải trừ bỏ cảnh, giữ lại Thức, mới có thể gọi là nghĩa chỉ có thức, Cảnh và Thức đều trừ bỏ thì Thức nào có thể thành?
Đáp: Lập Duy thức luận là luôn luận bàn đi đến việc trừ bỏ chấp Cảnh, giữ lại tâm cho đến cuối cùng cũng bỏ cả tâm. Trừ bỏ chấp cảnh là muốn làm cho tâm rỗng lặng, không có gì chấp trước, đó mới là ý chính. Cho nên, Cảnh và Thức đều trừ bỏ hết, thì nghĩa Duy Thức được thành. Hơn nữa Cảnh, Thức này đều trừ bỏ hết tức đó là Thật tánh, Thật tánh tức là A-ma-la Thức (Vô cấu thức), cũng có thể cuối cùng bỏ cả cảnh, Thức để luận về A-ma-la Thức.
Như Ký việt: (Thành Duy Thức Luận Ký): Do hai loại nghiệp đời trước huân tập và hai thứ tập khí, có thể làm Tập đế, tạo thành sinh, tử. Hai thứ nghiệp đời trước huân tập tức là chủng tử của các nghiệp: 1. Nghiệp đời trước đã huân tập. 2. Nghiệp đời trước huân tập chấp giữ. Nghiệp đời trước đã huân tập tức là Sở phân biệt, là Tánh phân biệt. Nghiệp đời trước huân tập chấp giữ tức Năng phân biệt, là Tánh Y Tha. Sở là Cảnh, Năng là Thức. Hai thứ nghiệp nầy gọi là Tương tự Tập đế,
vì thường được năm Âm sinh. Hai thứ Tập khí, tức là các phiền não:
- Tướng Tập khí.
- Thô trọng Tập khí.
Tướng tức là Thể của phiền não, là tánh Y tha, thường thân giữ những tướng mạo hiện ra trước. Thô trọng tức là Cảnh của phiền não, là Tánh phân biệt, vì cảnh giới thô hiển. Hai thứ phiền não nầy gọi là Chân thật tập đế, vì có thể tích tập khiến cho năm ấm vị lai. Do đây mà gọi là hai loại Tập đế. Tương tự và chân thật. Nếu nghiệp đời trước đã hết thì lại thọ biệt báo, có thể an lập sinh tử.
Giải thích: “Hai thứ nghiệp đời trước huân tập”, thì chủng tử của mỗi loại đều có đủ hai nghĩa. Sở phân biệt tức là Nghiệp đời trước đã huân tập, Năng phân biệt tức là Nghiệp đời trước huân tập chấp giữ. Sở tức là tánh phân biệt, vì có thể tạo tác sinh khởi pháp môn chủng tử, nên nói pháp môn nầy gọi là nghiệp đời trước đã huân tập, có tên nhưng không có Thể. Năng tức là tánh Y tha, chính là chủng tử phát khởi nghiệp, gọi là nghiệp đời trước huân tập chấp giữ, có Thể nhưng không chân thật. Hai thứ Tập khí cũng vậy, phiền não của mỗi thứ đều có hai nghĩa, Sở phân biệt tức là Tập khí thô trọng dấy khởi pháp môn của phiền não, có tên nhưng không có Thể. Năng phân biệt chính là Thể của phiền não, (Tướng Tập khí) cũng có Thể nhưng không chân thật, là tánh Y tha. Nhưng ở đây, thuyết minh tánh phân biệt và tánh Y tha về tên gọi khác với trong Tam Vô tánh. Trong tam Vô Tánh gọi tánh phân biệt là Tướng loại, tánh Y tha là Thô trọng. Vì ngay nơi Thể của tánh phân biệt có Tướng loại đó, có khả năng tạo tác pháp môn của phiền não, cho nên nói tên là phiền não. Tánh Y tha chính là Thể của phiền não, vì có thể bị quả báo sinh tử cho nên gọi là Thô trọng. Hiện tại trong đây, vì thuyết minh tánh phân biệt và Tướng loại thô hiển, cho nên gọi là Thô trọng. Tánh Y tha thường chấp giữ các Tướng loại trước, cho nên gọi là Tướng. Mỗi cách gọi đều có ý riêng, muốn chuyển thành tên gọi theo Tam Vô Tánh cũng được! Như Ký viết nói: Phân biệt như vậy như vậy. Nếu phân biệt các loại như vậy như vậy, thì các loại như vậy gọi là tánh phân biệt, Tánh nầy chỉ có Danh, chỗ hiển Thể của Danh thật ra không có, Thể bị hiển nầy cũng không có. tánh phân biệt nầy nhờ vào đối tượng khác nó mà khởi, cho nên đặt tên là tánh Y tha, hai tánh nầy trước và sau chưa từng lìa nhau, tức là tánh Chân thật.
Nếu lìa nhau thì nghĩa Duy Thức không thành, vì có cảnh và thức khác nhau. Do không lìa nhau cho nên Duy thức không có cảnh giới, vì không có cảnh giới cho nên Thức cũng trở nên không có. Do Cảnh không có, Thức không có, cho nên nghĩa Duy Thức mới được thành lập. Vì thế, cho nên, tánh trước đối với tánh sau, không phải một, cũng không phải
khác.
Hỏi: Nếu quyết định là một hay là khác thì có lỗi gì?
Đáp: Tánh Phân biệt và tánh Y tha quyết định là một, thì tánh phân biệt quyết định các pháp vĩnh viễn đều thuộc về ngũ pháp nên tánh Y tha cũng sẽ vĩnh viễn không có. Nếu như thế thì không có các pháp giải thoát, sinh tử, thiện, ác, giới luật, nhưng điều đó thì không thể có! Đã không thể như vậy, thì tánh Phân biệt và Y tha không được quyết định chúng là một. Nếu quyết định chúng là khác nhau, thì tánh phân biệt sẽ không thể trừ bỏ tánh Y tha. Bởi vì quán xét tánh phân biệt là không có gì thật có mới thây tánh Y tha cũng không có gì thật có.
Vì thế cho nên không được quyết định là khác. Lại nữa, nếu tánh Phân biệt quyết định chúng là khác với tánh Y tha, thì Thể của tánh phân biệt phải quyết định là có, không phải là vĩnh viễn không có, có đương nhiên khác với không có, đâu cần gì luận khác! Cho nên, chỉ nói chúng không là một, không là khác, không thể quyết định chúng là một hay khác.
Như pháp vô thường cùng với pháp hữu vi, cũng không được quyết định chúng là một, khác. Trước không sau có, hoặc trước có sau không, là nghĩa vô thường. Năm ấm là pháp Hữu vi. Nếu vô thường cùng với pháp hữu vi quyết định chúng là một, thì vô thường là không có, tất cả pháp Hữu vi cũng đều không có. Nhưng đã không phải đều không có, cho nên không được quyết định chúng là một. Nếu quyết định chúng là khác, thì khi quán vô thường, không phải quán chung với pháp hữu vi, vì quán chung nên không được quyết định chúng là khác. Do vậy, cũng không là một, không là khác. Thế thì tất cả pháp đều như vậy, như sắc, thanh, hương… cùng với bình, chậu cũng không là một, không là khác. Nếu sắc cùng với bình quyết định là một, thì hương… không thành bình, bình là chân thật. Nếu sắc quyết định là khác với bình, thì thấy sắc không thể thấy chung với bình. Do đó không thể quyết định chúng là một, là khác.
Nói là cả hai (vừa là một, vừa là khác) cũng như vậy; nếu không thấy tánh Phân biệt thì không thấy tánh Y tha. Cho nên, không phải một, không phải khác. Tuy nhiên tất cả các pháp bao gồm chỉ có ba Tánh, ba Tánh nầy gồm thâu hết các pháp, nên đức Như Lai vì chúng sinh thuyết chư pháp Vô tánh, cũng có ba loại. Ba tánh như trước, đã nói; trong đó tánh đầu là tục đế, một tánh sau là Chân đế. Hai đế Chân và Tục này gồm thâu tất cả các pháp.
Tam Vô tánh là tức là không lìa (tức bất ly) ba tánh trước.
Tánh Phân biệt (kế đạc) gọi là Vô Tướng tánh, vì không có Thể tướng.
2. Tánh Y tha gọi là Vô Sinh tánh, vì Thể, Nhân và Quả đều không có gì thật có, Thể tương tự tương của cảnh trần. Trần tức là tánh Phân biệt, phân biệt đã không có thì Thể cũng không có Nhân cũng không có, về Nhân vốn do tánh phân biệt làm Cảnh, mới có thể phát sinh Quả, Thức, Cảnh giới đã không có, thì làm thế nào sinh ra Quả? Ví như chủng tử (hạt giống) có thể sinh mầm, nếu chủng tử không có, thì mầm từ đâu sinh! Cho nên gọi là Vô Sinh tánh.
3. Tánh Chân thật ( Viên thành thật tánh) Vô Tánh tánh (Không có tự tánh). Có hai loại (1) không có tự tánh của Có, là dựa trên Người và Pháp có mà nói. (2) Không có tự tánh của “Không có ” là dựa trên Người và Pháp đều rỗng không (Nhị không) mà nói. nghĩa là phủ định cả hai: tự tánh của “Có” và “Không có” gọi trùng lên là Vô Tánh tánh. Tam Vô tánh nầy là sự nhìn nhận chân thật, chính xác (chân thật đế) về tất cả pháp, vì nó lìa Hữu cho nên gọi là Thường. Vì muốn làm rõ Tam Vô tánh nầy cho nên thuyết minh nghĩa của Duy Thức.
Nếu trí tuệ của người tu đạo chưa an trụ vững ở nghĩa Duy thức nầy, thì không thể xa lìa, diệt trừ phiền não, Hoặc do Tùy miên của hai thứ chấp (Người và Pháp) miên sinh ra, vì căn bản phiền não chưa diệt. Do nghĩa nầy cho nên lập Nhất Thừa để giúp cho học Bồ-tát đạo. Nếu nói rằng chỉ có thức rồi hiện tiền khởi chấp thức nầy, thì có hai trường hợp: Nếu chưa lìa chấp thì chưa thể hiểu rõ, hội nhập vào lý Duy thức.
Nếu đạt được trí tuệ thì không duyên lại cảnh nầy, cả hai chấp (thức, cảnh) không hiển hiện, lúc đó hành giả được gọi là hội nhập lý Duy thức. Tại sao vậy? Vì do tu quán thuần thục, loạn chấp đã hết, lúc đó chẳng phải tâm, chẳng phải cảnh, trí đó gọi là Vô Phân biệt trí của đạo xuất thế, ra Cảnh và Trí không có khác nhau, gọi là Như Như Trí, cũng gọi là Chuyển y, tức xả bỏ chổ nương dựa tạo thành sinh tử, chỉ dựa Như Lý, cả chấp và thô trọng đều diệt hết. Thô trọng tức là tánh Phân biệt, Chấp tức là tánh Y tha, cả hai thứ nầy đều diệt hết. Đó gọi là không còn giới hạn, lưu chuyển (Vô lực giới), là không thể tư duy, là Thiên chân thật, là quả Thường trù, là an lạc xuất thế, là Giải thoát thân, là Pháp thân trong ba Thân Phật.
Giải thích: “Không lìa diệt được quả, phiền não hoặc do tùy miên của hai chấp sinh ra, tức là Kiến và hoặc và Tư hoặc, hai thứ chấp này có thể tạo thành chủng tử sinh phiền não Hoặc, Vô lượng tâm, tâm sở như nói ở trên. Hơn nữa, phiền não Hoặc đều lấy Bản Thức làm căn bản (gốc) của nó, nếu gốc chưa diệt thì chi nhánh chưa thể diệt hết.
Như Kinh Thắng-Man nói: “Vô minh trụ địa (căn bản vô minh) không đoạn thì không cứu cánh, vô biên Tứ trụ địa không đoạn thì không cứu cánh”.
“Nếu đạt được trí tuệ không duyên lại cảnh nầy, thì cả hai (chấp chúng sanh và pháp) Nhị chấp không hiển hiện”. Cảnh nầy tức là cảnh Duy Thức. Duy (chỉ có) thức thì tán loạn. Bởi không có cảnh, cho nên thức không có. Thức nầy đã không có thì tâm năng duyên (chủ thể duyên) Duy thức cũng không có. Vì thế, cho nên nói cả hai không hiển hiện. Hai loại chấp này cũng chỉ là diễn đạt hai cảnh hiện tại do Thức hiển hiện, cảnh ấy vốn đã không có cho nên mới gọi là rốt ráo chỉ do Thức chuyển mà thôi./.