LUẬN CHIẾT NGHI

Tỳ-kheo Sư Tử, người Tây Vức, ở chùa Đại Từ Ân tại Kim Đài thuật lại và chú giải.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN: SỰ THẤY BIẾT KHÁC NHAU

Chương này nhận sự thấy biết khác nhau nên có khác nhau, vì thế gọi là sự thấy biết khác nhau.

Khách nói: Như lời ông nói thì Phật đạo cao quý, không Thánh nào trên:

Đây là do ở chương hai và chương ba, nói Pháp thân của Phật rộng lớn, Quả Thánh cực tôn, vì thế mà hỏi vậy.

Hoặc có người nói: Giáo lý của Phật, văn từ dồi dào, luận thuyết sâu xa, nghĩa cú rộng lớn, chỉ thú kín mầu, mênh mông trùm khắp, khó tin khó dùng, do vậy mà phỉ báng, thì tại vì sao?

Nghĩa là Phật dạy như vậy rất khó tin khó dùng, do đó mà có sự phỉ báng, là tại sao vậy.

Diệu Minh nói: mùi vị ngon nhất khó điều thích cho vừa miệng mọi loài, âm thanh của nhiều loại nhạc khó hợp với tai quần chúng. Như loài giun ăn đất nên cam chịu sống dưới đất, đâu biết có sự hòa hợp của năm vị. Chó heo ăn phẩn thì thấy phẩn ngon, đâu biết có mùi vị của sự lên men. Thật thương xót cho người không biết, nếu biết thì chắc hẳn không ăn. Nếu giun đất cho ăn năm vị, chó heo cho ăn phẩn lên men, nên chắc chắn nó sẽ phản đối và cho đó là chất độc, vì sao? Vì không thích hợp với sự bổ dưỡng của nó. Như loài giun mà thả vào ao dơ nước bẩn, loài chó heo mà cho nó bả rượu nước gạo, nhất định nó sẽ chuyển mình cựa quậy, vẩy đuôi phấn chấn, rất là vui thích. Tại sao? Bởi vì hợp với sự nuôi dưỡng chúng nó:

Chuyển mình cựa quậy tức dáng mạo loài giun chuyển động, vẫy đuôi hớn hở là bộ dạng vui thích của loài heo chó.

Vả lại, Thừa Vân là nhạc hoàng đế, Hàm Trì là nhạc vua Hạ, Cửu Thiều là nhạc vua Thuấn, Đại Hoạch nhạc vua Than, Đại Võ là nhạc vua Chu Võ, v.v… là những thứ nhạc rất hay. Nếu điều thích phối hòa cả năm âm, khởi tấu những khúc nhạc hay của cửu thành, ca vinh những nét đẹp của tiên vương, như mến luyến chim phụng vây quanh, mừng vi mây nổi, rưới nước cam lô, suối nguồn ngọt ngào tuôn chảy, các thứ chim phụng hoàng bay lại, cầm thú đua nhau nhảy múa:

Vua Nghiêu bảo ông quỳ khải tấu khúc nhạc, đánh gõ đá, trăm thú kéo nhau nhảy múa, thổi ống tiêu thiều chim phụng hoàng bay lại.

Nếu muốn xướng họa, hẳn không biết ứng đối thế nào? Vì sao? Vì trái với những gì đã nghe.

Như năm thứ nhạc nói trên muốn ứng họa, thì không thể được. Vì trái khác với những gì thường nghe.

Nếu khúc nhạc dùng bằng âm điệu của Trịnh Vệ, ca vinh theo phong cách thế tục, khúc hợp thường quen, vận hiệp với Ba Ca. Khiến người nghe hẳn không đợi chỉ dạy mà tự biết ứng họa. Vì sao? Vì thích hợp với những gì đã nghe.

Ca khúc của Trịnh Vệ là những âm tiết dâm đãng, hợp với thói quen của thế tục, như Ba Ca biết ứng họa càng nhiều. Vì sao? Vì thuận theo những gì đã biết.

Lại nữa, vua Thuấn, vua Võ, đáng tôn xưng là bậc Thánh, nhưng Dương Chu vẫn theo báo thù vậy.

Trong Liệt Tử nói: Dương Chu nói: Thuấn cày đất ở Hà Dương, đào luyện ở Lôi Trạch, tay chân còn không được tạm nghỉ, miệng bụng không có được thức ăn ngon, không được cha mẹ thương, anh em khó gần gũi, năm ba mươi tuổi, không trình mà cưới vợ. Đến lúc nhận ngôi của vua Nghiêu, thì tuổi đã lớn trí đã suy, không tài buôn bán, bèn trao ngôi cho Võ, sống an nhàn đến khi chết, đó là cùng độc của trời, người vậy. Cổn trị đất, nước, công tục chẳng thành, giết các chim rừng. Võ dựng nghiệp giữ gìn danh dự, chỉ khổ lòng do đất, sinh con không tên tự, qua cửa chẳng vào, thân thể khô gầy, tay chân mệt nhọc, đến lúc nhận ngôi của vua Thuấn, làm nên cung thất, sống an nhàn đến chết. Đó là sự buồn khổ của Trời, người.

Đức như Trọng Ni, đáng tôn xưng là bậc hiền, nhưng Hoàn Đồi vẫn theo để hại.

Luận ngữ nói: Hoàn Đôi muốn hại Khổng Tử, Khổng Tử nói: Trời sinh Đức ở ta, Hoàn Đồi sao bằng ta được.

Tang Thương người nước Lỗ hủy báng Mạnh Tử.

Mạnh Tử nói: ông họ Tang làm sao khiến cho ta không gặp?

Công Bá Liêu mách bảo Trọng Do:

Công Bá Liêu người nước Lỗ, Trọng Do tức Tử Lộ. Luận Ngữ chép: Bá Liêu mách bảo Tử Lộ với Lý Tôn.

Những người ấy như ngửa mặt phun nước bọt lên trời, chỉ luống làm dơ mặt mình:

Đem việc Dương Chu báo thù, hủy báng vua Thuấn, vua Võ, Hoàn Đôi hại Khổng Tử, Tang Thương hủy báng Mạnh tử, Bá Liêu mách bảo Tử Lộ v.v… dụ như sự hủy báng Phật của khách, đâu khác gì ngửa mặt phun nước bọt lên trời, chỉ luống tự làm dơ mặt mình.

Hễ người nghe nhạc, nghe thanh thương mà cho đó là cung chủy, lỗi chẳng do gẩy dây đàn mà vì nghe nhưng không chịu xét, người tìm ngọc thấy Hòa Bích mà cho đó là võ phu, giá rẻ chẳng phải tại vật báu nơi cửa ải mà vì người thấy không biết rõ.

Hòa Bich. Sử ký nói: Tạp hòa được ngọc Phác ở Kinh sơn, đem dâng Sở Văn Vương và Võ Vương, cả hai vua đều chặt chân, sau đem dâng Thành Vương, bảo người thợ làm ngọc dũa mài, quả thật được ngọc đẹp, gọi là của báu Liên thành. Võ phu là tên loại đá giống như ngọc. Nếu cho Hòa Bích là võ phu, thì chẳng can hệ gì ngọc giá rẻ, mà là do người thấy không biết rõ.

Thần rắn có thể chặt đứt rồi nối liền lại được, nhưng không thể làm cho người chẳng chặt:

Trong Dị vật chí nói: thần rắn bị chặt đứt mà nối liền lại được.

Rùa linh xét biết được họa phước của người, nhưng tự mình không tránh khỏi tai họa bị mổ xẻ.

Liệt Tử nói: Tống Nguyên Quân mộng thấy một người tóc bạc nói: “Tôi là người đánh cá ở Thanh Giang hà bá, xin anh cứu giúp”. Tỉnh giấc đi tuần ra ngoài quả thấy nộp được con rùa trắng tròn năm thước, ông muốn nó sống để bốc xem, bèn nói: rùa có bảy mươi hai vòng, dùng để bói tốt xấu. Như vậy thì tuy có thể bói được sự tốt xấu của người, nhưng không thể tự thoát khỏi tai họa bị mổ xẻ.

Chí đạo rộng lớn, các bậc Thánh cực lực đề xướng, kinh sách sâu mầu xuất thế, người thế tục chẳng thể biết được. Vì khen ngợi thì quý, phỉ báng thì khinh rẻ.

Giáo điển của bậc Đại Thánh, những hạng người dưới ca ngợi thì quý, phỉ báng thì khinh thường.

Thực hành hay không thực hành đều có thời.

Thực hành hay không thực hành đều có thời vận của họ, như Khổng Tử không có ngôi vị làm thầy vua.

Tin hay không tin cũng tùy cơ hội.

Tin hay không tin chỉ tại nơi cơ hội, như Đạo Chích không vâng theo sự chỉ dạy của Khổng Tử.

Thí như vác kim để san bằng núi Thái Hành, vác sỏi đá để lấp biển sâu, ấy thật rất tốn công và nhọc sức.

Sự hủy báng Phật của khách, thí như có người mang vác kim châm, muốn san bằng núi Thái Hành, vác sỏi đá mà lấp biển lớn, công lực như thế thật là khổ nhọc, khó khăn.

 

CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM: TÙY NGHI

Chương này nhân tùy thuận hợp nghi mà đáp nên gọi là “Tùy Nghi”.

Khách nói: ông nói Phật giáo, nghĩa cao như núi Thái, Lý thông suốt như sông biển, văn tợ như chọn gấm, câu như lựa vàng, vậy sao không dùng kinh Phật để trả lời những điều tôi hỏi, mà lại dùng kinh thi kinh thư, trích lấy điểm dị đồng mà trả lời như thế?

Diệu Minh nói: Mâu Tử bảo rằng: người khát nước không cần phải xuống sông, xuống biển mà uống, người đói không cần phải ăn mới no. Đạo là do người có trí tuệ lập nên, biện luận là do người thấu đạt mà thông suốt, sách là do người hiểu mà truyền bá, tôn thờ là do người thấy được tỏ rõ. Tôi biết ông hiểu ý ấy, nên trích dẫn mà trình bày. Nếu nói lấy kinh Phật trả lời với ông thì thí như người mù mà chỉ cho thấy vật năm mầu, người điếc mà khởi tấu khúc nhạc năm âm vậy. Vả lại, Sư Nhượng thầy của Sư Văn, Bá Nha Hồ ba thúc Dạ. Những người khéo đánh trống, gảy đàn thời xưa, họ học tuy khẩn thiết, nhưng không thể thành khúc nhạc không dây.

Hồ Ba trống đàn mà chim múa cá liệng. Sư Nhượng là thầy của Sư Văn chỉ vỗ đàn, đang mùa xuân, đánh dây thương đề với lại Nam Lã tiết tháng tám, gió mát chợt thổi đến, cỏ cây thành thật, đến mùa thu mà đánh dây chủy để đóng giáp chung, mới tiết tháng hai mà gió ấm từ từ trở về, cỏ cây tươi tốt, đang giữa mùa hè mà đánh dây vũ để vời Hoàng Chung. Đến tháng 11, sương tuyết giao rơi, sông ai chảy xiết, đến đông mà đánh dây trưng để kích Sinh tân, đang tiết tháng 5, nắng nóng gay gắt, băng cứng chảy tan, sắp chung mạng thì đánh cung mà gồm cả bốn dây thì mến luyến, gió vây quanh, vui mừng mây ùn đến, cam lồ rưới xuống suối nước ngọt tuôn trào. Tuy khéo thao tác như thế nhưng chẳng thể thành khúc điệu không dây.

Cam Tháo, Phi Vệ, Kỷ Xương Phùng Mông, Bố Thả là những người giỏi bắn cung tên ngày xưa, tài nghệ của họ tuy như Thần, nhưng không thể dương cung không dây.

Liệt tử nói: Cam Tháo là người tài giỏi bắn cung ngày xưa, hễ dương cung là thú gục chim rơi. Học trò là Phi Vệ học ở Cam Tháo mà khéo giỏi hơn thầy. Kỷ Xương lại học bắn cung ở Phi Vệ, về sau có tiến bộ trong nghề nghiệp, Kỷ Xương muốn giết Phi Vệ, hai người cùng dương cung bắn lẫn nhau, hai mũi tên trúng nhau rơi giữa đường… Họ tuy giỏi bắn cung tên như thần, mà không thể dương cung không dây 2 vậy.

Hồ Hạc tuy ấm nhưng không thể sưởi ấm người chết.

Lông da Hồ Hạc tuy ấm áp nhưng không thể sưởi ấm người chết.

Nước, đất tuy thấm nhuần nhưng không thể thấm nhuần cây không có rễ.

Nước đất tuy thấm nhuần, nhưng khó thấm cây không rễ.

Phật pháp tuy tốt đẹp tinh nhuần, nhưng không thể rót vào tai người không có niềm tin.

Phật Pháp tuy là hay ho, nhưng không thể giáo hóa dắt dẫn vào tai người không tin.

Ông chưa dốc lòng tin đạo nên có lắm sự mê mờ nghi hoặc. Tôi đâu dám đem diệu chỉ của bậc Đại Thánh để trả lời điều ông hỏi! Ngày xưa, Công Minh Nghi khảy đàn tai trâu.

Thanh giác là tai trâu, tai trâu không nghe tiếng được, chỉ dùng sừng để nghe, nên nói khảy đàn tai trâu.

Nó vẫn cúi đầu ăn như cũ, chẳng phải trâu không nghe, mà là chẳng hợp với tai nó vậy.

Trâu ấy vẫn cúi đầu gặm cỏ như cũ.

Bèn chuyển sang làm tiếng côn trùng, tiếng trâu nghé kêu.

Chuyển làm tiếng loài trùng nhặng bay lại, tiếng trâu nghé kêu gọi tìm mẹ.

Trâu liền vẫy đuôi vểnh tai, dẫm đạp chân mà nghe. Vì sao? Vì thích hợp với cái biết của nó.

Trâu nghe tiếng ấy, bèn vẫy động đuôi, vểnh dựng hai tai, bốn chân lay động dẫm đạp, để nghe tiếng ấy. Vì sao như vậy? Đại khái là thuận theo cái biết của nó nên như vậy.

Chính vì thế, nên tôi đem kinh thi, kinh thư để trả lời đế giúp ông dễ hiểu vậy.

Không đem kinh Phật để trả lời. Nhân vì ông thông hiểu sáu kinh, sách của các nhà hiền triết, cho nên trích dẫn đó, giúp ông được dễ hiểu vậy.

 

CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU: PHÂN BÀY HƠN KÉM

Chương này, nhân khách nêu Vương Kiều, Tiêu Sử cùng với Cadiếp Ma-đằng và Trúc-pháp-lan để so sánh hơn kém nên gọi là “phân bày hơn kém”.

Khách nói: Vương Kiều và Tiêu Sử là hai vị tiên.

Vương Kiều, người sống vào thời Hậu Hán, làm Diệp Huyện lệnh, mỗi khi hiển bày thần dị, cỡi le le mà bay qua lại. Tiêu Sử là người ở thời Tần Mục Công, giỏi thổi sáo, vợ chồng theo chim phượng hoàng mà bay đi.

Ma-đằng và Trúc-pháp-lan là hai vị tăng. Đạo phong của họ bằng nhau chăng?

Ý khách hỏi: Đạo Đức của hai vị tiên và hai vị tăng ấy có bằng nhau chăng?

Diệu Minh nói: Hãy thôi, đừng nói điều ấy.

Mong được an nhiên, tôi không muốn đất bằng phẳng mà dậy cơn sóng gió cao ngàn trượng.

Không đáng được nên gọi là mong. Mong hãy để bình yên vô sự, bỏ đi sự luận bàn cao thấp hơn kém, không thì chính là không gió mà nổi sóng.

Khách nói: Mong lược nên điều giống nhau để khai mở chỗ ngu tối cho tôi.

Ý khách nói: lược nêu bày một vài điều giống nhau để khơi mở sự bế tắc trong đầu tôi vậy.

Diệu Minh nói: Phàm đi thuyền phải biết nước cạn sâu:

Người đi thuyền cần biết chỗ sâu cạn của thế nước.

Ngồi xe phải biết sự cao thấp của đất.

Người lái xe phải biết rõ sự cong thẳng cao thấp của mặt đất.

Người học đạo phải biết sự hơn kém của người:

Người học đạo phải biết sự hơn kém của người làm thầy, nếu không phân biệt hơn kém thì khó rõ chánh tà.

Tôi là kẻ tầm thường mặc chiếc áo vuông làm Thích tử:

Tôi chỉ là một vị tăng tầm thường vậy.

Sự thấy biết rất hạn hẹp như nhìn qua ống sáo.

Như nhìn qua ánh sáng trong lỗ ống sáo ống tiêu, rất hạn hẹp, không đủ sáng suốt.

Như vách tường không hay biết:

Không học không biết như vách tường.

Chỉ là ánh sáng đóm lửa nhỏ không thể chiếu xa.

Chước hỏa nghĩa là đóm lửa nhỏ, lời nói khiêm nhường: Tôi chỉ như đóm lửa nhỏ, ánh sáng ít, dùng để soi chiếu trong đêm đen thì không thể soi rọi xa được.

Đâu dám bình phẩm Đạo phong cao thấp của các bậc Tiên Đức?

Đã như đóm lửa nhỏ soi qua lỗ ống tiêu, ống sáo, đâu dám bàn luận về đạo đức của các bậc Tiền bối?

Nhưng vì Bồ Lao ngậm tiếng, bởi có hình dài khuấy động, thì chớ nên buồn phiền vì tiếng ấy.

Ở biển có cá lớn tên là Kình, cũng trong biển có con thú lớn tên là Bồ Lao. Bồ lao rất sợ cá Kình, mỗi lần cá Kình vẫy đạp thì Bồ lao liền rống lớn tiếng. Vì thế, trên quả chuông làm hình Bồ lao, và trên mõ làm hình cá Kình. Nên người hỏi như cá Kình, và người đáp như sự lớn tiếng của Bồ lao.

Thương thay! Chó của Kiệt Trụ đáng để sủa vua Nghiêu:

Dực thiện Bác Thánh gọi là Nghiêu. Lại nói khéo thực hành Đức nghĩa gọi là Nghiêu. Thương thay là lời than. Kiệt và Trụ là hôn chúa, Nghiêu Thuấn là Thánh quân. Chó của Kiệt Trụ tuy biết chủ của nó, mà không biết sự hôn mê của chủ. Tuy Nghiêu Thuấn là bậc Minh triết, chó không biết được sự thánh minh ấy cho nên sủa. Phật dụ như Vua Nghiêu, người phỉ báng Phật dụ như chó.

Bọn Dương mặc đủ để phỉ báng vua Thuấn, và những kẻ thế tục ngày nay, phần nhiều là đồng bầy chạy theo, không thẩm xét Thánh Đạo giai vị cao thấp mà phỉ báng vậy:

Nhân Thánh oai minh gọi là Thuấn, Dương Chu phỉ báng Thuấn. Nay Phật được dụ như Thuấn, và kẻ phỉ báng Phật dụ như Dương Chu. Bọn thường tục sống ngày nay như bầy chó. Cho thấy chủ mất đi vùi thành khối bèn cong đuôi chạy theo. Nói khách không thể bình luận thẩm xét Thánh đạo có giai cấp, trên dưới khác nhau, cũng như yên ổn được sự ngang bằng của yếu kém.

Mịt mờ không thể biện luận:

Tâm mịt mờ và không thể biện biệt được sự cao thấp.

Giả sử có có sự trong sáng mà bình luận để đi đến sự thật, mà chỉ theo sự mê hoặc, đâu thể vâng theo ư?

Giả sử như ngày nay có người thấu đạt như gương sáng, bình luận để đi đến chỗ chân thật không luống dối, mà theo chúng bọn cho đó là mê hoặc, thì làm sao có thể vâng tin và đạt được đại đạo của bậc Thánh?

Hãy ngồi yên, tôi sẽ nói cho ông nghe.

Mời khách ngồi mà nói với họ.

Ma-đằng là một vị tăng, đối với Đạo thì thông đạt rõ tứ Đế, trí thì đầy đủ ba Minh.

Trí tuệ soi sáng minh bạch thì có ba: thấy rõ đời kiếp trước, thấy rõ mọi sự sinh tử và thầy rõ các lậu hết sạch.

Đạt được sáu thứ thần thông, đầy đủ tám pháp giải thoát, có khả năng bay đi qua lại, thay đổi hình thể.

Bay đi qua lại tức là thần thông, thay đổi tức là biến hóa. Hình thể là thân hình tướng mạo.

Hoặc biến thành già nua.

Thuyết văn nói: bảy mươi tuổi gọi là Lão, khúc lễ nói tám mươi – chín mươi tuổi gọi là mạo.

Hoặc hiện hình dáng như Nhụ Hài.

Thuyết văn nói: Biết đi mà ăn bú sữa gọi là Nhụ, mới sinh gọi là Hài.

Hoặc diệt hoặc sinh

Hoặc hiện chết đi, hoặc hiện sống còn.

Dài ngắn tự tại.

Diên là dài, xúc là ngắn, đã có thần thông thì dài ngắn tùy ý.

Lại có khả năng lay động trời đất.

Lay động thì động đến trời đất.

Dời đổi núi non.

Thay đổi chuyển đời núi non.

Ngăn lấp sông biển.

Ngăn sông lấp biển.

Nhảy vào nước lửa.

Xuống nước không bị chìm, nhảy vào lửa không bị cháy.

Ngàn muôn biến hóa, không thể cùng tận.

Tuân Tử nói: “Thay đổi chất cũ gọi là biến, biến đổi hình mạo gọi là hóa”. Có đến muôn ngàn sự biến hóa như vậy, không cùng tận.

Do năng lực thìên Định giúp sức, không gì không làm được.

Thần thông diệu dụng ấy là do năng lực của định huệ, không việc gì không làm được.

Nếu ai gặp được mà cúng dường thì hiện đời có đầy đủ của cải, tuổi thọ và sang trọng.

Đối với sức diệu dụng của Ma-đằng và Trúc Pháp Lan, tất cả chúng sinh gặp được mà cúng dường thì hiện đời này đầy đủ các thứ của 2 báu, sống lâu và giàu sang.

Đâu chỉ cùng với cỡi chim le, ngồi lưng chim phụng, đồng ngày mà nói.

Thần thánh như thế, đâu chỉ cùng như ngồi giá chim le, cỡi lưng loan phụng, lũ quỷ ngàn năm không chết, so sánh mà luận bàn.

Tam Hoàn mà so sánh với Tam Vương.

Lấy đây mà so sánh. Sử ký nói: Tam Hoàn tức Mạnh Tôn, Quý Tôn và Thúc Tôn vậy, đều là con cháu của Hoàn Công. Tam Vương gồm Hạ, Thương và Chu là ba đời vua Thánh. Vương Kiều và Tiêu Sử được dụ như Tam Hoàn, Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dụ như Tam Vương.

Năm Bá sánh ví với năm Đế.

Sử Ký nói: Năm Bá tức là Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Tống Nhượng Vương và Sở Trang Vương. Năm Đế tức là Thiếu Hạo, Hiên Viên, Cao Tân, Đường Nghiêu và Ngũ Thuấn vậy. Năm Đế được dụ như Ma-đằng và Trúc-pháp-lan. Năm Bá được dụ như Vương Kiều và Tiêu Sử.

Đó đều là những vị vua, mà không có giai cấp?

Tuy năm Bá năm Đế đều là vua cả, nhưng chẳng lẽ không có giai cấp cao thấp ư?

Dương Hóa sánh với Trọng Ni.

Dương Hóa là bề tôi của nhà họ Quý. Khổng Tử là Tổ của văn chương ngàn năm, là thầy của muôn đời vua chúa.

Dương Chu, Mặc Địch sánh với Tuân Tử, Mạnh Tử.

Mạnh Tử nói: Dương Chu chỉ biết mến thân mà không biết nghĩa tạo nên thân, nên không vua vậy. Mặc Địch thì kiêm ái mà không sai khác. Xem người thân cũng như mọi người không khác, đó là không cha vậy. Nên không cha, không vua thì đạo làm người đã dứt mất.

Đó điều là những nhà Nho, mà không thứ lớp ư? Từ Phước sánh với Hà Thượng.

Tần Kỷ nói: Từ Phước là Đạo Sĩ luyện tập tu tiên. Tần Thỉ Hoàng bảo đem đồng nam, đồng nữ ra biển để tìm thuốc thần tiên bất tử, thuyền ra giữa biển đến nỗi bị chìm. Hà Thượng tức Hà Thượng Công, là người mà Hán Văn Đế tôn thờ làm thầy.

Quan Doản sánh với Lão Đam.

Sử Ký và Liệt Tiên Truyện nói: Doãn Hỷ ở ải Hàm Cốc là quan Đại Phu của nhà Chu, Lão Tử đi về hướng Tây, tới cửa ải thì thọ học hai chương đạo đức với Doãn Hỷ.

Đó đều là những đạo sĩ, mà không cấp bậc ư?

Từ Phước, Doãn Hỷ sánh với Hà Thượng Công. Lão Tử đều nói là kẻ sĩ có đạo, chẳng lẽ không có cấp bậc cao thấp ư?

Gò đống mà sánh với núi Thái.

Điệt là đất ùn đống do kiến dồn lại, núi Thái là một trong năm núi lớn ở Trung Quốc. Sánh đạo đức của Vương Kiều và Tiêu Sử với Ma-đằng và Trúc-pháp-lan, cũng như so sánh gò đất do trùng kiến ùn lại với núi Thái.

Vũng nước trên đường mà sánh với sông biển.

Vũng nước trên đường là nước không nguồn, đâu thể sánh với nước sông biển được.

Các loài thú chạy mà so với Kỳ Lân.

Các loài thú như nai hươu đâu thể sánh ví với Kỳ Lân Các loài chim bay mà sánh với Phượng Hoàng.

Những loài chim như se sẻ… đâu thể sánh bằng với Phụng Hoàng.

Đó đều là loài vật, mà không sai khác ư? Da dê mà sánh với da cọp.

Vãi sợi loang lổ mà sánh với tơ lụa gấm vóc.

Ban trữ là vải bố loang lổ màu trắng. Miên tú, theo khảo Công Ký nói: kim tuyến dệt vẽ gọi là miên, năm mầu có đủ gọi là tú.

Đó đều là văn vẽ, chẳng lẽ không khác nhau ư? Hễ là thánh hay phàm. Phàm thánh hai đường không thể lẫn lộn.

Mạnh Tử nói: Lớn mà hóa gọi là Thánh, Vận Nghĩa nói: khinh nhỏ thường tục gọi là phàm. Nên phàm thánh hai đường, không thể xen lẫn, lộn lạo nhau.

Cho nên có Đại Thánh, tiểu thánh, thượng phàm, hạ phàm.

Phàm, thánh đều có đẳng cấp.

Đại thánh thì quy về Giác Hoàng.

Giác Hoàng tức là Phật, nên tôn xưng Phật là Đại Thánh.

Tiểu thánh thì còn ở ứng chân.

Tức bốn quả thánh nhỏ vậy. (= bốn quả Thanh Văn).

Ma-đằng, Trúc Pháp Lan ta tôn sùng là Tiểu thánh.

Ma-đằng và Trúc Pháp Lan là Tiểu Thánh trong Phật giáo.

Phàm, là danh từ để gọi những ai chưa phải là thánh. Thượng Phàm thì gồm cả các trời.

Thượng phàm là dân chúng ở các cõi trời.

Hạ phàm thì chỉ cho triệu dân.

Mười ức gọi là triệu, là chỉ cho nhân dân trang thế gian.

Tuy Vương Kiều, Tiêu Sử có thể giữa ban ngày mà bay bỗng nhẹ nhàng, nhưng chưa thể xếp vào các trời, giả sử có xếp vào cũng chẳng phải là Thánh. Dám lấy đạo đức phàm tình ấy mà sánh với bậc Thánh ư? Nếu quả thật lấy việc cỡi loan, ngồi lưng phụng mà tôn xưng đó là thánh, thì Trọng Ni Lão Đam chẳng phải là thánh. Bởi vì thánh là thông vậy.

Đã là bậc Thánh thì tất cả đều thông đạt. Chẳng phải đối với ai hễ cỡi ngồi trên lưng chim, loan phụng thì tôn xưng đó là thánh.

Phàm là thường vậy.

Phàm thường là phàm tục tầm thường.

Vắng lặng bất động, cảm mà bèn thông, biến hóa không thể sánh ví, oai linh chẳng thể so lường. Gọi đó là Thánh.

Hệ Từ nói: Vắng lặng Bất Động là lý của tâm, cảm mà bèn thông là dụng của thể.

Mịt mờ mà sinh.

Nghĩa là sinh mà không biết từ đâu đến.

Mê man mà chết.

Nghĩa là chết mà chẳng biết đi về đâu.

Lo toan việc ăn mặc.

Doanh doanh là qua lại không thôi. Nghĩa là người tham lam ăn mặc.

Lo lắng việc danh lợi.

Luận ngữ nói: Quân tử luôn bình thản, tiểu nhân thường lo toan.

Dáng mạo lo lắng không thôi. Nghĩa là người tham danh tham lợi.

Đều là sống, đều là chết.

Thường tục ở đời vì tham danh lợi ăn mặc, nên đều sống trong sinh tử.

Xem thường việc sống chết.

Coi sống chết là việc tầm thường.

Nên gọi đó là phàm.

Do đó mà gọi là phàm.

Vả lại, người ở cõi trời sắp chết, năm tướng suy hiện và có sự tức giận trên nét mặt.

Kinh Nhân Quả chép: Người ở cõi trời thân sạch, không dính bụi dơ, có ánh sáng rực rỡ, tâm thường vui vẻ, không gì chẳng thích ý. Đến lúc Phước hết thì năm tướng suy hiện, đó là: – Hoa trên mũ héo rụng, – Hai nách đổ mồ hôi, – Không thích chỗ ngồi, – Quyến thuộc chia lìa, và – Ánh sáng trên thân tự biến mất, nên nét mặt nổi lên tức giận, nghĩa là phiền não tức giận hiện trên nét mặt.

Đều gọi đó là tham danh lợi cõi trời mà không sửa đổi xả bỏ.

Tất cả các vị trời đều do tham danh lợi sung sướng ở các cõi trời ấy mà không thể sửa đổi xả bỏ.

Thì sao chẳng là phàm phu cho được. Than ôi! Kia là những kẻ ít nghe biết, trí hẹp hòi.

Lễ Ký nói: Học một mình không bạn bè, gọi là cô đơn ít học.

Trên đây đều là những người sống ở cõi trời, đều xếp họ vào hàng thánh.

Song trong Phật giáo thì chỉ mới cởi bỏ áo thế tục để mặc áo nâu sồng, không ai chẳng vỗ tay mà cười sự sai lầm ấy.

Trong đạo Phật của ta thì chỉ mới cởi bỏ chiếc áo thế tục và mặc vào chiếc áo nâu sồng nhỏ bé. Không ai chẳng vỗ tay cười sự bàn luận sai lầm ngông cuồng ấy.

 

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY: BÀN VỀ VIỆC BIẾT TRƯỚC

Chương này, nhân dự biết ở Tây Vức có Phật ra đời nên gọi là: Bàn về dự biết trước.

Khách nói: Như Ông nói về Đức Phật, đạo Ngài rộng lớn như thế. Vậy xin hỏi trước giấc mộng của Hán Minh Đế, còn ai biết nữa chăng?

Trước lúc Hán Minh Đế mộng thấy người vàng bay vào nơi sân điện, thử hỏi còn ai biết phươn Tây có Phật nữa không.

Diệu Minh nói: Ông hỏi thật là xa xôi.

Liêu là xa thẳm; xa xôi vậy.

Xưa kia, vào thời vua Chu Chiêu Vương năm thứ 2, ngày mồng 0 tháng tư năm Giáp Dần, ban đêm thấy có ánh sáng rực rỡ chiếu soi ở sân cung điện, vua bèn hỏi Thái tử Tô Do rằng:

Thái tử là quan thông hiểu về các hiện tượng trong trời đất.

“Đêm qua thấy có ánh sáng chiếu soi ở sân cung điện, đó là điềm lành gì vậy?” Tô Do đáp: “Ở phương Tây có vị thánh mới ra đời. Đó là điềm linh hiển hiện”. Vua hỏi: Vậy ở nước ta có chuyện gì chăng?

Ở tại nước ta, không biết có chuyện xấu tốt gì chăng.

Tô Do đáp: “Nay thì hoàn toàn vô sự, một ngàn năm sau thì giáo pháp của vị thánh ấy truyền khắp cõi này”.

Tô Do nói: Một ngàn năm sau, các kinh giáo đã nói được lưu truyền đến nước này.

Vua bèn ghi khắc việc đó vào bia đá.

Về sau, bèn khắc sự việc đó vào bia đá.

Và dựng ở đền Nam Giao.

Chôn dựng tại đền Nam Giao, nơi cúng tế trời để đợi sự kiểm nghiệm.

Đến thời Hậu Hán vua Minh Đế, năm Giáp Tý, nhằm niên hiệu Vĩnh Bình thứ bảy, chỉ mới một ngàn năm.

Tập sự ghi: Niên hiệu Vĩnh Bình thứ tư nhằm năm Tân Dậu, vua Minh Đế mộng thấy Phật, đến năm Mậu Thìn, tức niên hiệu Vĩnh Bình thứ 11 thì Đạo Phật truyền đến Trung Hoa.

Đó là điều biết trước thứ nhất.

Điều nói rõ trên đây là việc biết trước thứ nhất.

Lại nữa, thời vua Chu Mục Vương năm thứ 52, vào giữa tháng 02 năm Nhâm Thân, có cầu vồng soi suốt từ Nam chí Bắc, suốt đêm không tan.

Ánh sáng cầu vồng, ánh sáng ấy xuyên suốt cả Nam Bắc, ngày đêm không tan.

Vua hỏi Thái Tử Hỗ Đa rằng: “Đó là điềm lành gì vậy?”. Hổ Đa đáp: Ở phương Tây có bậc Đại Thánh diệt độ nên hiện tướng ấy vậy.

Tập sự ghi: Mục Vương tên là Mãn, con của Chiêu Vương, làm vua 55 năm. Năm Nhâm Thân là năm thứ 52, ngày rằm tháng 02 năm ấy, Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn.

Vua nói: ta thường lấy đó làm lo, nay đã diệt mất rồi. Ta đâu còn gì phải lo nữa? Hỗ Đa nói: Vua đâu cần phải lo gì. Ở thời trước Thái Tử Tô Do đã từng khắc ghi ở bia đá, nói rằng một ngàn năm sau, thanh giáo mới lưu truyền khắp Trung Quốc, đến nay, mới chỉ bảy mươi chín năm. Vua đâu phải lo gì? Đó là điều biết trước thứ hai. Thương Thái Tể hỏi Khổng Tử rằng: Thầy có phải là Thánh không?

Hỏi Khổng Tử có phải là bậc thánh hay chăng.

Khổng Tử nói: Thánh thì Khâu tôi đâu dám.

Khâu là tên của Phu Tử. Đâu dám là lời khiêm nhường.

Khâu tôi là người học rộng biết nhiều. Lại hỏi: Ba vua là thánh phải không? Khổng Tử đáp: Ba vua là người khéo nhậm trí dũng.

Khéo hay nhậm dụng trí dũng để trị đời.

Còn có phải thánh chăng, thì Khâu tôi không biết.

Thánh hay chẳng phải thánh, Khâu tôi không biết.

Lại hỏi: Năm Đế là Thánh có phải không? Khổng Tử đáp: Năm đế thì khéo nhậm nhân nghĩa.

Khéo hay nhậm dụng nhân nghĩa để cái trị dân trong nước.

Còn có phải thánh chăng, thì Khâu tôi không biết.

Còn có phải thánh hay chăng, Khâu tôi không biết.

Hỏi: Ba Hoàng là Thánh có phải không?

Ba hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Hiên Viên.

Khổng Tử đáp: Ba Hoàng khéo nhậm nhân thời.

Khéo nhậm dụng nhân thuận thời cơ.

Còn có phải thánh chăng, thì Khâu tôi không biết.

Thánh hay không phải thánh Khâu tôi cũng không biết.

Thương Thái Tể giật mình nói: Vậy thì ai là bậc thánh?

Thái Tể cho rằng: Ba Hoàng, năm Đế, ba Vương đều chẳng phải là bậc Thánh, vậy ai là bậc Thánh, do đó mà giật mình.

Khổng Tử mấp máy giây lát.

Động dung (= mấp máy) là im lặng mà tâm nghĩ tưởng, dáng bộ mắt mày giao động mà thân yên tĩnh.

Nói: ở phương Tây có bậc thánh, không trị mà không loạn.

Đây là nói điềm lành lớn vô vi của Đức Như Lai. Nghĩa là không dùng pháp độ để trị mà tự không rối loạn.

Không nói mà tự kính tin.

Chẳng dùng ngôn giáo để khuyến hóa mà tự kính tin.

Không giáo hóa mà tự thực hành.

Chẳng phải giáo hóa mà tự thực hành theo đạo ấy.

Mênh mông thay! Mọi người chẳng biết gọi là gì.

Mênh mông là hình ảnh rộng lớn thênh thang. Nên Diệu đạo của Đức Như Lai mọi người không biết gọi là gì?

Khâu tôi nghi đó là bậc thánh, không biết thật là bậc thánh hay thật không phải thánh?

Phu Tử có ý suy tôn, chữ vi (= là) ở đây là từ bất định.

Đó là điều biết trước thứ ba. Thời Doanh Chính tức Tần Thỉ Hoàng Đế, có hai mươi bảy vị Phạm tăng như Thất-lợi-phòng v.v… đến đất Tần.

Lúc ấy, Thỉ Hoàng Đế mới gấp việc thôn tính thất hùng tranh thắng.

Thất hùng là: Tần, Tề, Yên, Triệu, Hàn, Ngụy và Sở.

Đang lúc binh pháp đánh nhau, không rãnh để tôn sùng kính tin.

Đang lúc binh lính mặc áo giáp đánh trận, không rãnh rỗi mà tôn sùng kính tin.

Trái lại cho là quỷ quyệt hư dối.

Chúa Tần trái lại cho đó là quỷ quyệt lọc lừa luống dối. Bèn đem Thất-lợi-phòng v.v… giam giữ và cấm đoán.

Bèn dẫn Thất-lợi-phòng v.v… đến bệ lao mà ngăn cấm.

Tối lại, có vị thần nhân mặc áo giáp vàng từ trên không trung xuống, dùng chày vàng đánh và dùng cái khóa để dẫn các vị tăng đi. Đó là điều biết trước thứ tư.

Hán Hộ Tả Đô Thủy Sứ Lưu Hướng nói: Tôi xem xét tàng thư, lục tìm Thái Sử khắc vẽ đồ hình các vị tiên. Từ thời Hoàng Đế về sáu tới đời thứ sáu cho đến nay, thành đạt đạo tiên có hơn bảy trăm vị, xét thật đạt thì có một trăm bốn mươi sáu vị, trong đó có bảy mươi bốn vị đã thấy kinh Phật. Đó là điều biết trước thứ năm. Thời Tiền Hán Võ Đế, niên hiệu Nguyên Thú thứ ba, ở phía Tây nam thành Trường An, đào hồ Côn Minh:

Vua muốn đánh nước Tỳ Minh, người nước đó giỏi đánh đường thủy, nên đào hồ để tập trận.

Gặp tro đen, hỏi Đông Phương Sóc. Đông Phương Sóc nói: Vấn đề ấy thần không biết. Bệ hạ có thể hỏi các vị tăng Ấn độ ở Tây Vực, thì sẽ biết rõ. Vua bèn sai người đi hỏi. Vị tăng đáp: Đó là tro chứa nhóm từ thời kiếp hoại. Đó là điều biết trước thứ sáu.

Vả lại, Khổng Tử sinh ở Đông Chu, Đức Phật thì sinh ở Tây Vức, cách nhau xa vời, song sự hiểu biết âm thầm sâu kín, kiểm nghiệm như đích thân thấy. Nếu chẳng phải đồng thanh tương ứng thì ai có thể dự biết xa vời như thế ư?

Quẻ văn trong Chu Dịch nói: Quả chín mươi lăm là rồng bay giữa trời, người căn tánh bén nhạy thấy được bậc đại nhân. Vậy là thế nào? Khổng Tử nói: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

 

CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM: TÔN KÍNH PHẬT

Chương này, nhân vĩ khách mới kính tin Phật, nên gọi là: “Tôn kính Phật”.

Khách hỏi : Trọng Ni trong lòng hiểu rõ về bậc Năng nhân (đức Phật). Thức có âm là chí, nghĩa là biết rõ, tuy không nói ra song trong nội tâm hiểu biết rất rõ. Tiếng Phạm là Thích Ca. Trung Hoa dịch là Năng nhân. Thương Thái tể hỏi Phu Tử có biết về Phật.

Đã được nghe như vậy, xin hỏi: Lão Đam có biết Tây Vực có bậc Thánh như thế hay không?

Lại xin hỏi Lão Tử có biết ở phương Tây có Phật thánh hay không?

Diệu Minh nói: Tốt thay, lời ông hỏi! Ngày trước, tôi thường đến cung Hoa Thanh.

Ở huyện Lâm Đồng tại núi Quắc Bảo có cung Hoa Thanh.

Đạo sĩ Hồng Mông Lão Nhân mời tôi lên gác Ngọc Nữ. Mở kho kinh, đem hòm đựng đạo tịch lục ra xem, thấy được một quyển tên là “Tây Thăng kinh”, đọc văn trong đó có viết: “Thầy ta đến giáo hóa ở Tây Trúc, khéo nhập nê-hoàn”.

Nê-hoàn tức là Niết-bàn.

Tôi hỏi Hồng Mông: Có phải chỉ cho Đức Phật không? Hồng Mông nói: “Tôi không dám quả quyết như vậy”. Tôi nói: “Nếu chẳng phải chỉ cho Đức Phật thì ai là thầy của Lão Tử”. Lại được Cổ Đạo Nguyên Hoàng Lịch nói: Ở Tây Vực có Cổ Hoàng tiên sinh, tức là thầy của ta.

Nếu nói như thế thì đều chỉ cho Đức Phật. Bởi vì, Lão tử biết Tây Trúc có bậc thánh, nên ba lần tôn xưng như thế.

Khéo vào nê-hoàn, đến giáo hóa ở Thiên Trúc.

Nhân khéo vào Nê-hoàn mà đến giáo hóa năm trước ở Thiên Trúc.

Nay đã trở về với nguyên thần, trở lại vô danh.

Nói Phật nhập Niết bàn nơi rừng Ta-la song thọ, nay đã trở về với cội nguồn, phục hồi nhiệm mầu vô danh.

Dứt mất thân hình, không đầu không cuối.

Dứt mất thân hình là trở về với lý vô thỉ vô chung.

Dài dẳng còn mãi, nay ta nên đi tìm.

Dài dẳng còn mãi, nên Lão Tử nói: nay ta nên đi, đó chính là lúc đi đến ải Hàm Cốc.

Lại gặp được “Đạo Sĩ Pháp Luân Kinh” chép: “Nếu thấy Sa-môn, suy nghĩ vô lượng, nguyện sớm hiện thân, để tu tập chân Phật. Nếu thấy hình tượng Phật, suy nghĩ vô lượng, nên mong cầu tất cả đều vào pháp môn, thông hiểu pháp độ, được đạo như Phật”. Lại gặp được “Linh Bảo Tiêu Hồn An Chí Kinh” chép: “Đạo lấy trai giới làm đầu, siêng năng thực hành sẽ thành Phật, nên lập ra chiếc cầu pháp lớn, độ khắp các chúng sinh”.

Chữ chư (= các) là trợ từ “ư”.

Lại gặp được “Kim Khuyết Triều Nguyên Kinh” chép: “Nguyện hái hoa Ưu-đàm, nguyện đốt hương chiên đàn cúng dường ngàn Đức Phật, Đảnh lễ Phật Định Quang, Con sao sinh quá muộn, Phật sao Diệt Độ mau, không thấy Đức Thích-ca, trong lòng thường buồn khổ. . .”

Lúc tôi ở tại Bắc Kinh, ở cung Đàm Tế tại hiên Tây bắc có bức họa đồ trên vách, thấy một vị tăng ngồi và một người đang đảnh lễ. Tôi hỏi các đạo sĩ ở cung ấy bức họa đồ ấy có ý nghĩa thế nào? Vị Đạo Sĩ nói: Đó là Đàm Tế chân Quân, nhờ đó đảnh lễ Phật Định Quang làm thầy.

Thầy trong Đạo Nho chúng ta là Trọng Ni người nước Lỗ, thầy của Trọng Ni là Lão Đam.

Trong chương Khổng Tử gia Ngũ thương chu, Khổng Tử nói: thời chu có Lão Đam thông rõ nay là thầy của ta. Đã hỏi lễ và khen ngợi rằng: Lão Tử còn tôn kính.

Tôi không biết thầy của Lão Đam ở trời tây, khéo vào vô vi.

Năm xưa tôi chưa rõ việc này, không biết Lão Đam tôn kính thầy ở trời tây khéo vào vô vi, tức là Phật.

Cúi đầu đảnh lễ Đấng Chánh Giác.

Tiếng phạn gọi là Tam-bồ-đề, Hán dịch là Chánh Giác, tức là Phật.

Thầy của tôi, là bậc thầy trong các thầy.

Nên cúi đầu đảnh lễ đấng Chánh giác Thế tôn, là thầy của tôi, bậc thầy trong các thầy.

Đối với lời nói này phải hiểu cho đúng đắn.

Nói như vậy, cần nên hiểu rõ ý ấy.

Lão Đam cũng biết cõi nước ở trời Tây có Phật là bậc Thánh, được gọi là sáng tỏ. Sao riêng ông không biết ư? Lão Đam Thái thượng sinh ở phía đông Trung Hoa, Đức Phật Thích Ca thị hiện ở trời Tây.

Lão Tử sinh ở phía Đông Trung Quốc, Đức Phật sinh ở trời Tây.

Địa vức cách nhau hơn năm muôn dặm, thời gian năm tháng cách biệt gồm mười sáu đời vua.

Thời Chu Định Vương năm thứ hai, nhằm ngày rằm tháng hai năm Bính Thìn, Lão Tử ra đời. Đã trải qua mười sáu đời vua là Lịch cung, ý, Hiếu, Di, Lệ, Định, U, Bình, Hoàn, Trang, Hy, Tuệ, Tương, Hạng, Khuông, tất cả là ba trăm bốn mươi lăm năm.

Tuy địa vực khác nhau và thời đại cũng cách biệt mà ra đời. Với sự âm thầm khế hội, miên mật như thế, nếu chẳng phải là trí tuệ của bậc thánh thì sao có thể soi xét tới đạo đức huyền diệu tương đồng, ai có thể sánh như vậy được ư?

 

Pages: 1 2 3 4 5