LUẬN BỘ CHẤP DỊ

Tác giả Đại Bồ-tát Thiên Hữu Hán dịch: Tam tạng Chân Đế, Đời Trần
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Sau Phật diệt trăm năm
Các đệ tử chấp khác
Tổn chánh pháp Như Lai
Và lợi ích chúng sinh
Đối kinh Bất liễu nghĩa
Chấp theo lời nên lỗi
Chúng sinh chán sợ
Nay y lý chánh giáo
Đại Bồ-tát Thiên Hữu
Quán khổ phát thệ lớn
Tâm bi định trí thắng
Xét chọn nghĩa đúng này
Ta thấy các chúng sinh
Theo mọi thứ nhận thức
Nên nói nghĩa chân thật
Trình bày đúng lời Phật
Nếu biết chánh giáo Phật
Thánh đế là căn bản
Nên chọn nghĩa chân thật
Như lấy vàng trong cát.

Được nghe như thế này: Sau khi Đức Phật Thế Tôn diệt độ vừa tròn một trăm năm, khác nào mặt trời sáng rực rỡ bị chìm sâu trong rặng núi cao. Sau khi Phật diệt độ khoảng một trăm mười sáu năm, thì ở nước 106 lớn tên là Ba-tra-lê Phất-đa-la có, vị vua trị vì cõi Diêm-phù-đề tên là A-du-kha. Nhà vua có cái lộng trắng che khắp cả thiên hạ. Trong lúc đó đại chúng lại phân chia gồm có bốn loại:

  1. Chúng đại quốc
  2. Chúng ngoại biên
  3. Chúng đa văn
  4. Chúng đại đức.

Cả bốn chúng này cùng luận về năm nhân duyên của ngoại đạo lập ra. Năm nhân duyên ấy như kệ nói là:

Người khác làm bẩn y
Vô minh nghi ngờ độ
Thánh đạo do lời hiển
Là chánh giáo của Phật.

Nhận xét chọn năm việc đó mà chúng chia thành hai bộ:

  1. Đại chúng bộ.
  2. Thượng tọa đệ tử bộ.

Đến khoảng trăm năm lần hai thì từ Đại chúng bộ lại chia ra ba bộ:

  1. Nhất thuyết bộ
  2. Xuất thế thuyết bộ.
  3. Khôi sơn trụ bộ.

Trong khoảng trăm năm lần hai này cũng từ Đại chúng bộ lập thêm môt bộ, gọi là Đắc đa văn bộ và cũng thời gian trăm năm lần thư hai đó Đại chúng bộ lại sinh thêm một bộ gọi là Phân biệt thuyết bộ. Đến khi vừa tròn hai trăm năm lần thứ hai này có một ngoại đạo xuất gia ở trong Đại chúng bộ, tên là Đại Thiên, thường sống một mình trên núi cao, tuyên nói về Đại chúng bộ có năm thứ chấp khác, rồi tự phân thành hai bộ:

  1. Chi đề sơn bộ.
  2. Bắc sơn bộ.

Như thế Đại chúng bộ có bốn năm lần phân chia và gồm có bảy bộ:

  1. Đại chúng bộ.
  2. Nhất thuyết bộ.
  3. Xuất thế thuyết bộ.
  4. Khôi sơn trụ bộ.
  5. Đắc đa văn bộ.
  6. Phân biệt thuyết bộ.
  7. Chi đề sơn bộ, bắc sơn bộ.

Về Thượng tọa đệ tử bộ thì vẫn giữ y suốt chừng ấy năm như thế. Nhưng đến trăm năm lần thứ ba thì có nguyên nhân nhỏ khiến chia thành hai bộ:

  1. Thuyết nhất thiết hữu bộ cũng gọi là Thuyết nhân bộ.
  2. Tuyết sơn trụ bộ cũng gọi là Thượng tọa đệ tử bộ.

Ở trong trăm năm lần thứ ba này thì từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ gọi là Khả trụ tử đệ tử bộ. Cũng ở trong trăm năm lần ba này từ Khả trụ tử bộ đệ tử lại lập thêm bốn bộ:

  1. Pháp thượng bộ.
  2. Hiền thừa bộ.
  3. Chánh lượng đệ tử bộ.
  4. Mật lâm trụ bộ.

Trong trăm năm lần ba này thì trừ thuyết Nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ Chánh địa, cũng trong thời gian này thì bộ Chánh địa lại sinh ra một bộ Pháp hộ. Bộ này tự nói Vật-già-la là Đại sư của ta. Cũng trong trăm năm lần ba này từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ Thiện tuế cũng gọi là bộ Ẩm quang đệ tử bộ. Đến trăm năm lần bốn thì từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ Thuyết độ, cũng gọi là Thuyết kinh bộ. Như thế Thượng tọa đệ tử bộ tất cả gồm có mười một bộ là:

  1. Thuyết nhất thiết hữu bộ.
  2. Tuyết sơn trụ bộ.
  3. Khả trụ đệ tử bộ.
  4. Pháp thượng bộ.
  5. Hiền thừa bộ.
  6. Chánh lượng đệ tử bộ.
  7. Mật lâm trụ bộ.
  8. Chánh địa bộ.
  9. Pháp hộ bộ.
  10. Thiện tuế bố.
  11. Thuyết độ bộ.

Các bộ này là chấp nghĩa gốc, chấp nghĩa có khác.

Tôi nay sẽ nói về chấp nghĩa gốc: Đại chúng bộ, Nhất thuyết bộ, Xuất thế thuyết bộ, Khôi sơn trụ bộ. Bốn bộ này là chấp nghĩa gốc. Các bộ này nói rằng: Tất cả Phật Thế Tôn đều xuất thế. Như Lai không có một pháp nào là hữu lậu. Những điều Như Lai nói ra đều là chuyển pháp luân. Như Lai dùng một thứ tiếng nói có thể nói tất cả pháp, lời nói của Như Lai đều đúng nghĩa. Sắc thân của Như Lai đều vô biên, oai đức thế lực của Như Lai không bao giờ giảm sút, thọ mạng của Như Lai là vô biên. Như Lai giáo hóa chúng sinh khiến sinh tâm tin ưa vui thích không biết chán Như Lai thường không ngủ nghỉ. Như Lai đáp câu hỏi không cần suy nghĩ. Những lời Như Lai nói ra đều khiến chúng sinh sinh tâm yêu thích. Tâm Như Lai luôn ở trong quán tịch tịnh bất động. Như Lai một tâm có thể thông suốt tất cả cảnh giới. Như Lai chỉ một sát-na thì tương ưng với trí Bát-nhã có thể hiểu biết tất cả pháp. Tận trí và Vô sinh trí của Như Lai luôn bình đẳng tùy tâm mà hoạt động cho đến khi nhập Vô dư Niết-bàn. Tất cả các Bồ-tát khi nhập ngày thai mẹ đều không có Kha-la-la, Át-phù-đà, Ty-thi, Già-ha-na, Xả-khư, Ba-laxả-già, Kê-xả-lư ma-na-khư… Khi Bồ-tát muốn ngày thai mẹ đều hiện hình voi trắng. Khi Bồ-tát ra khỏi thai đều từ hông bên phải của mẹ. Tất cả Bồ-tát đều không có tưởng tham dục, không có tưởng sân nhuế, không có tưởng bức não người khác. Nếu Bồ-tát có nguyện sinh ngày ác đạo thì do nguyện lực liền được sinh. Bồ-tát vì giáo hóa thành tựu chúng sinh nên ngày ác đạo, không bị nghiệp phiền não trói buộc, cho nên khi thọ sinh ngày đó thì tâm luôn nghiêm chính quán bốn Thánh đế, một trí thông suốt cả bốn Thánh đế và tướng của bốn Thánh đế. Trong năm thức có sắc nhiễm và tịnh. Ở cõi Vô sắc cũng có sáu thức. Năm căn chỉ là các khối thịt nên mắt không thấy sắc… cho đến thân không biết chạm xúc. Nếu tâm ở trong định thì Phật cũng có nói năng và luôn hàng phục tâm, luốn có nhiều thứ phá hại tâm. Thế nên phàm phu có trên dưới. Pháp đã thành tựu thì không có nơi chốn. Tu-lâu-đa a-ban-na, tâm và tâm pháp biết có tự tánh. Có A-la-hán phần lớn bị người khác lấy đồ bất tịnh làm bẩn y. A-la-hán còn có điều không biết vô tri, có nghi ngờ, có nhờ người khác cứu độ, Thánh đạo cũng do lời nói mà hiển bày. Nói khổ cũng là đạo, nói khổ cũng là nhân. Trí Bát-nhã tương ưng với Diệt khổ. Khổ thọ cũng là ăn, địa thứ tám cũng trụ lâu. Cho đến pháp tánh lui sụt. Tu-lâu-đa a-ban-na có lui sụt, còn bậc A-la-hán không lui sụt. Thế gian không có chánh kiến, thế gian không có tín căn, không có pháp vô ký. Nếu người nào nhập ngày chánh đinh thì tất cả các kết đều diệt mất. Tu-lâu-đa a-ban-na có thể tạo các điều ác chỉ trừ tội ngũ nghịch là không làm. Tất cả các kinh là liễu nghĩa. Pháp Vô vi có chín thứ:

  1. Tư trạch diệt.
  2. Phi tư trạch diệt.
  3. Hư không.
  4. Không xứ.
  5. Thức xứ.
  6. Vô sở hữu xứ.
  7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
  8. Mười hai nhân duyên sinh phần.
  9. Tám Thánh đạo phần.

Tâm tự tánh nó vốn Thanh tịnh chỉ bị khách trần vấy bẩn: Một là Tùy miên phiền não; hai Đảo khởi phiền não. Tùy miên phiền não không phải tâm, không phải tâm pháp, không có sở duyên. Tùy miên phiền não khác với Đảo khởi phiền não. Vì Tùy miên phiền não xa lìa tâm, còn Đảo khởi phiền não thì tương ưng với tâm. Quá khứ vị lai thì không, hiện tại thì có. Pháp nhập không thể biết, không thể nhận thức. Không có trung ấm. Tu-lâu-đa a-ban-na được định. Cả bốn bộ này là chấp nghĩa gốc.

Còn chấp nghĩa khác, thì Đại chúng bộ chấp nghĩa khác với ba bộ kia. Bốn Thánh đế đều là chân thật, có như như đối. Hạnh đáng khen là có khổ. Tự mình làm là có khổ, người khác làm là có khổ, cả hai cùng làm là có khổ, không phải cả hai cùng làm có khổ thì nương ngày nhân duyên mà sinh ra, có thứ không nương ngày nhân duyên mà sinh. Cùng trong một lúc có nhiều tâm hòa hợp giữa đạo và phiền não cùng khởi lên. Nghiệp và quả cùng khởi, chủng tử là mầm mống. Sáu căn bốn đại luôn đổi khác. Còn tâm và tâm pháp không đổi khác. Tâm tăng trưởng và biến khắp thân thể.

Nên biết là có các nghĩa như thế, các bộ tin ưa không đồng nhau, mỗi bộ đều có các chấp riêng, nên gọi là chấp nghĩa khác.

Đa văn bộ thì chấp nghĩa gốc rằng: Như Lai có năm thứ tiếng để nói, năm tiếng xuất thế là: Vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch tĩnh Niết-bàn. Năm tiếng này chính là đạo xuất thế. Còn các tiếng khác của Như Lai là đạo thế gian. Có bậc A-la-hán phần nhiều bị các kẻ khác lấy đồ bất tịnh làm bẩn y, phần nhiều A-la-hán có điều không biết có nghi ngờ, có do người khác đô, Thánh đạo cũng do lời nói hiển bày. Còn các chấp khác cũng giống như các chấp của Thuyết nhất thiết hữu bộ.

Về Phân biệt thuyết bộ thì chấp nghĩa gốc rằng: Khổ không phải là ấm. Tất cả nhập không thể thành tựu, tất cả pháp hữu vi đối đãi nhờ cậy nhau nên lập tên là khổ chứ thực không do sức người. Không có việc chết vô cớ. Các việc có được là từ nghiệp trước tạo nên. Nhân quả tăng trưởng hay sinh ra một nghiệp. Tất cả khổ đều từ nghiệp sinh ra. Thánh đạo do phước đức mà được chứ không phải do tu mà được. Các chấp khác cũng giống với các chấp của Đại chúng bộ.

Về Chi-đề sơn bộ và Bắc sơn bộ thì hai bộ này chấp nghĩa gốc, cho rằng: Bồ-tát không thoát khỏi ác đạo. Với Tẩu đẩu pha (Tốt-tổ-ba: Tháp Phật) mà cung kính cúng dường thì được phước ít. Có nhiều A-lahán bị người khác lấy đồ bất tịnh làm bẩn y. Bậc A-la-hán có nhiều thứ không biết có nghi ngờ, có người khác đô, Thánh đạo cũng do lời nói hiển bày. Còn các chấp khác thì giống với Đại chúng bộ.

Về Thuyết nhất thiết hữu bộ chấp nghĩa gốc cho rằng, tất cả đều có như nó đã có, hai pháp như thế gồm có tất cả quá khứ, hiện tại, vị lai. Cái hữu ấy một là dựa ngày chánh thuyết; hai là căn cứ ngày hai pháp; ba là căn cứ ngày có cảnh giới; bốn là căn cứ ngày có quả. Pháp nhập có ba thứ là nhận thức được, biết được, thông suốt được. Sinh, lão, trụ, vô thường là hành không tương ưng với tâm. Hành ấm thì bao gồm ba thứ hữu vi, ba thứ vô vi, ba tướng hữu vi, ba tướng vô vi. Trong bốn Đế là ba Đế là hữu vi, một đế là vô vi. Theo thứ lớp mà quán bốn đế. Nếu người muốn nhập chánh định thì tất là duyên với Không giải thoát môn. Vô nguyện giải thoát môn thì được nhập chánh định. Nếu ở Dục giới mà quán tương ưng với các hành thì được nhập ngày chánh định. Nếu người đã nhập ngày chánh định rồi thì trong mười lăm tâm gọi là hướng Tu-lâu-đa a-ban-na. Nếu tâm thứ mười sáu thì gọi là Tu-lâu-đa a-ban-na. Pháp thế đệ nhất là tâm một sát-na, với ba phương tiện thì có nghĩa lui sụt. Pháp thế đệ nhất không có nghĩa lui sụt. Tu-lâu-đa a-ban-na không có nghĩa lui sụt. Phần đông A-la-hán có nghĩa lui sụt. Tất cả A-la-hán phần lớn đều không đắc vô sinh trí rốt ráo. Hàng phàm phu cũng có thể bỏ dục và sân. Ngoại đạo cũng được năm thông, Trời cũng có Phu-lam-ma. Ở Thất định thì có giác phần, còn các định khác không có. Tất cả các định đều thuộc bốn Niệm xứ. Nếu không nương ngày định nhập ngày chánh định thì cũng được quả A-la-hán. Phần lớn nếu nương ngày tâm cõi Sắc và cõi Vô sắc mà được quả A-la-hán thì lại không được nhập ngày chánh định. Ở cõi Dục mà được nhập ngày chánh đinh thì cũng được quả A-la-hán. Phần lớn ở Uất-đa-la Cưu-lâu (Bắc Câu-lô châu) không có người lìa dục. Bậc Thánh nhân không sinh ngày cõi ấy. Thánh nhân cũng không sinh ngày cõi trời Vô tưởng, không cần theo thứ lớp của định vẫn được bốn quả Thánh đạo. Nếu người đã nhập chánh định nương ngày đạo thế tục mà được đến Bà-phàm-lý-đànhư-mị, A-na-già-mị, bốn Niệm xứ. Có thể nói tất cả pháp Tùy miên phiền não là tâm pháp nó không tương ưng với tâm. Tất cả Tùy miên phiền não có thể lập thành tên đảo khởi. Tất cả phiền não đảo khởi có thể lập làm tên đảo khởi mà không thể lập làm tên tùy miên. Mười hai duyên sinh là hữu vi, mười hai duyên sinh phần cũng có tùy A-la-hán đa hạnh. Nhiều A-la-hán cũng có phước đức tăng trưởng. Trong cõi Dục và cõi Sắc thì có Trung ấm. Khi năm thức hiện khởi thì sinh ra một dục mà không lìa dục. Năm thức chấp riêng, tướng không phân biệt. Có tâm và trợ tâm pháp tâm và trợ tâm pháp nhất định có cảnh giới. Tự tánh tâm không tương ứng với tâm không tương ưng với tự tánh. Thế gian có chánh kiến, thế gian có tín căn, có pháp vô ký. Phần lớn A-la-hán phần nhiều đều không có pháp hữu học. Tất cả A-la-hán đều được định, tất cả A-la-hán phần lớn khống đều chứng định. Phần lớn A-la-hán có nghiệp đời trước đều phải chịu báo. Tất cả phàm phu cũng có ở thiện tâm mà chết. Nếu người đang châu định thì nhất định không chết. Như Lai cùng các đệ tử dứt hết các hoặc không khác nhau. Từ bi của Như Lai không lấy chúng sinh làm cảnh giới. Nếu người có ý giải thoát mà chấp tướng chúng sinh thì không thành tựu được tất cả Định của Bồ-tát, mà là kẻ phàm phu còn đủ cả chín kiết. Nếu Bồ-tát đã nhập chánh định rồi nhưng chưa vượt khỏi địa vị phàm phu là vì chỗ chấp thủ còn tiếp nối, giả gọi là phàm phu. Tất cả hạnh Sát-ni-kha, không có pháp từ đời này đến đời sau, nương ngày đời mà mượn tên gọi là người Phất-già-la độ. Khi chánh pháp hoạt động thì các nhóm diệt hết không sót. Các ấm không đổi khác có định xuất thế. Có các giác là vô lậu. Có thiện là có nhân. Nếu người đang ở trong định thì không nói năng. Tám Thánh đạo phần gọi là pháp luân. Tất cả lời nói của Thế Tôn không phải đều là chuyển pháp luân. Một tiếng nói không nói đủ tất cả pháp. Tất cả lời nói của Như Lai không phải đều đúng nghĩa. Tất cả các kinh không phải đều là liễu nghĩa, có kinh bất liễu nghĩa. Thuyết nhất thiết hữu bộ chấp theo nghĩa gốc này. Lại có những chấp khác thì nhiều vô cùng.

Về Tuyết sơn bộ là chấp nghĩa gốc, cho rằng: Bồ-tát là phàm phu không có tham mà thọ sinh, không bị bào thai chướng ngại. Ngoại đạo không có năm thông. Trời không có Phu-lam-ma (tu phạm hạnh). Có nhiều A-la-hán bị người khác lấy đồ bất tịnh làm bẩn y, phần nhiều Ala-hán có điều không biết, có nghi lầm, có người khác đô, Thánh đạo cũng do lời nói mà hiển bày. Còn các chấp khác đều giống như Thuyết nhất thiết hữu bộ.

Về Khả trụ tử bộ chấp nghĩa gốc, cho rằng: Không phải chính năm ấm là người, không phải người khác năm ấm, vì gồm đủ ấm, giới, nhập nên lập giả danh là người. Có ba thứ giả: Một là gồm tất cả giả; hai là gồm một phần giả; ba là gồm giả diệt độ. Tất cả pháp Hữu vi đều diệt mất trong từng sát-na. Nếu lìa sắc thì không có một pháp nào từ đời này đến đời sau. Có thể nói là người có dời đổi. Ngoại đạo cũng có năm thông. Nếu người đang sinh năm thức thì không có dục mà cũng không lìa dục. Các kiết tương ưng với Dục giới sẽ do tu đạo mà phá tan. Nếu người hay đoạn dứt thì được lìa dục. Ở cõi Dục do kiến đạo đoạn dứt thì không phải thế. Nhẫn gọi là tướng của pháp Thế đệ nhất. Bốn vị này gọi là chánh định. Nếu người đã nhập chánh định thì ở mười hai tâm gọi là hướng Tu-lâu-đa a-ban-na đến tâm thứ mười ba thì gọi là quả Tu-lâu-đa a-ban-na. Tất cả chúng sinh có hai lỗi: Một là lỗi về ý; hai là lỗi về sự việc. Sinh tử có hai thứ nhân quan trọng nhất đó là phiền não và nghiệp. Có hai pháp là nhân giải thoát quan trọng nhất, đó là Tỳbát-xá-na và Xa-ma-tha. Nếu không nương ngày tự thể của tàm quý để làm tăng thượng duyên thì người này không làm đúng chánh pháp. Có hai thứ phiền não căn bản luôn tùy theo các hành của chúng sinh đó là vô minh và ái. Có bảy thứ chỗ thanh tịnh. Trí của Phật không tương ưng với giới… các cảnh vì nương nhờ duyên hiểu biết mà thấu suốt được tất cả pháp hoặc dùng diệt mà gồm nhiếp. Có sáu thứ ở cõi Sắc và Vô sắc không nhập ngày chánh định, Bồ-tát luôn sinh ở trong đó. Nếu đã sinh Tận trí và Vô sinh trí thì gọi là Phật. Kinh do Như Lai nói có ba nghĩa: Một là chỉ rõ lỗi lầm của sinh tử; hai là chỉ rõ công đức của giải thoát; ba là không chỉ rõ điều gì.

Khả trụ đệ tử bộ chấp theo nghĩa gốc này. Vì từ xưa nhân một bài kệ mà chia thành bốn bộ mới:

  1. Pháp thượng bộ.
  2. Hiền thừa bộ.
  3. Chánh lượng đệ tử bộ.
  4. Mật lâm trụ bộ.

Bài kệ ấy nói rằng:

Đã được giải thoát lại thối đọa
Đọa do tham trước mà trở lại
Đã được chỗ an đến vừa ý
Theo hạnh vui nên đến chỗ vui.

Về Chánh địa bộ chấp nghĩa gốc cho rằng: Không có quá khứ, vị lai chỉ có hiện tại và vô vi. bốn Thánh đế, khi quán cùng một lúc, nếu thấy được Khổ đế thì thấy được tất cả đế kia, thấy như đã từng thấy các đế. Tùy miên phiền não không phải là tâm, không phải là trợ tâm pháp và không có cảnh giới. Tùy miên phiền não khác với đảo khởi phiền não tùy miên phiền não thì không tương ưng với tâm. Còn đảo khởi phiền não thì tương ứng với tâm phàm phu không bỏ dục và sân giận ở cõi dục. Ngoại đạo không có năm thông. Trời không có Phu-lam-ma, không có trung ấm. Bậc A-la-hán phần nhiều phước đức không tăng trưởng. Nhóm năm thức có lìa nhiễm. Nhóm sáu thức tương ưng với giác quán. Có loại chúng sinh đầu tiên. Thế gian không có chánh kiến, thế gian không có tín căn, không có Định xuất thế. Giác quán không phải vô lậu. Có nhân không thiện. Tu-lâu-đa a-ban-na có pháp lui sụt. A-lahán phần lớn không có lui sụt. Đạo phần là thuộc bốn Niệm xứ. Pháp Vô vi có chín thứ:

  1. Tư trạch diệt.
  2. Phi tư trạch diệt.
  3. Hư không.
  4. Vô ngã.
  5. Thiện như.
  6. Ác như.
  7. Vô ký như.
  8. Đạo như.
  9. Duyên sinh như.

Thọ sinh là bắt đầu, chết là cuối cùng. Bốn đại năm căn, tâm và tâm trợ pháp đều có đổi khác. Trong đại chúng có Phật. Nếu cúng thí cho đại chúng thì được báo lớn. Nếu riêng cúng thí cho Phật thì công đức không bằng. Tất cả chư Phật và tất cả Thanh văn đều đồng một đạo, đồng một thứ giải thoát, tất cả hạnh Sát-ni-kha. Không có một pháp nào từ đời này đến đời sau.

Chánh địa bộ chấp nghĩa gốc này. Bộ này lại có chấp các nghĩa khác là: Có quá khứ, vị lai, có trung ấm. Pháp nhập có hai thứ là biết được và nhận thức được. Tác ý là chánh nghiệp, không có hai nghiệp thân và khẩu. Giác quán là pháp tương ưng. Đại Địa là kiếp Trụ. Cung kính cúng dường chùa tháp (Tẩu-đẩu-pha: Tốt-đổ-pha) thì không có báo. Tất cả Tùy miên phiền não luôn thường tại. Ba pháp ấm, giới, nhập đời luôn thường tại lìa pháp hiện đời. Kệ nói rằng:

Năm pháp là quyết định
Các khổ từ đó sinh
Vô minh tâm tham ái
Năm kiến và các nghiệp.

Các bộ có nghĩa gốc đều đồng nhau nhưng, vì chấp có khác nên chia thành nhiều bộ khác nhau.

Về Pháp Hộ bộ thì chấp nghĩa gốc cho rằng: Trong Tăng có Phật Thế Tôn và cung kính cúng dường các tháp chùa (Tẩu-đẩu-pha) thì có 11 thắng phước, cung kính cúng dường Đại chúng thì không bằng. Đạo của Phật khác với đạo của Thanh văn. Ngoại đạo không được năm thông. Phần nhiều thân A-la-hán là vô lậu còn các chấp khác thì đều giống với Đại chúng bộ.

Về Thiện tuế bộ thì chấp nghĩa gốc rằng: Pháp đã diệt, đã lìa bỏ thì không có, còn chưa diệt chưa lìa thì có. Nếu nghiệp quả đã thục thì không có, chưa thục thì có. Pháp hữu vi không lấy pháp quá khứ làm nhân mà lấy nhập hiện tại và vị lai làm nhân. Tất cả các hạnh là Sátni-kha. Pháp Hữu học thì có quả báo. Còn các chấp khác thì giống với các chấp của Pháp hộ bộ.

Về Thuyết độ bộ thì chấp nghĩa gốc rằng: Ấm là từ đời trước đến đời sau. Nếu lìa Thánh đạo thì các ấm không diệt mất. Ấm có gốc ngọn. Ở địa vị phàm phu cũng có Thánh pháp. Có người chân thật. Còn các chấp khác thì giống các chấp của Thuyết nhất thiết hữu bộ.

Từ xưa các điều nêu trong luận cũng có tên mười tám bộ nhưng chỉ do tiếng nói có lầm khác nên không giống như cũ. Nay vẫn cẩn thận riêng giữ tiếng cũ nước Thiên Trúc và vẫn lấy tên bộ luận đầu tiên là Đại chúng bộ… thứ lớp đối nhau mà phiên dịch, nếu dịch khác thì khó đầy đủ, như đã giải thích trong nghĩa sớ.

Trước hết chia làm hai bộ (tiếng Thiên Trúc gọi là bộ Ni-khadữ)

  1. Ma-ha tăng-kỳ-kha bộ.
  2. Tha-tỳ-lê-dữ bộ.

Sau đó từ Ma-ha tăng-kỳ-kha bộ lại chia ra làm ba bộ:

  1. Ỷ-kha-tỳ-dữ-bà-ha-lợi-kha bộ.
  2. Lư-câu-đa-la-bà-tha bộ.
  3. Cao-câu-lê-kha bộ cũng gọi là Cao-câu-chi-kha bộ.

Kế đó từ Ma-ha tăng-kỳ-kha bộ lại sinh ra một bộ tên là Bà-hốngthâu-chi-kha bộ. Kế đến cũng từ Ma-ha tăng-kỳ-kha bộ lại sinh ra một bộ tên là một Ba-la-nhã-xà-để bà-đà bộ.

Sau đó có ngoại đạo tên là Ma-ha-đề-bà xuất gia ở trong bộ Maha tăng-kỳ-kha tự chia thành hai bộ:

  1. Chi để dữ thế la bộ.
  2. Uất đa la thế la bộ.

– Bộ Tha-tỳ-dữ lại chia thành hai bộ:

  1. Tát-bà-a-tư- bà-đà bộ cũng gọi là Hê-đâu-bà-đà bộ.
  2. Ê-ma-bạt-đa bộ cũng gọi là Tha-tỳ-lê-dữ bộ.

Kế đó từ bô Tát-bà-a-tư-bà-đa bộ lại sinh ra một bộ tên là Bạt-tư-phất-lê-dữ bộ. Sau đó từ Bạt-tư-phật-để-lê-dữ bộ lại sinh ra một bốn bộ là:

  1. Đạt-mô-đa-lê-dữ bộ.
  2. Bạt-đà-dữ-ni-dữ bộ.
  3. Tam-ma-mi- để dữ bộ.
  4. Sơn-đà-già-lê-kha bộ.

Kế tiếp từ Tát-bà-a-tư-để-bà-đà bộ lại cho ra một bộ tên là Di-hyxá-bà-kha bộ. Sau đó từ Di-hy-xá-bà-kha bộ lại sinh ra mộtmột bộ tên là Đạt-ma-cập-đa bộ. Lại từ bộ Tát-bà-a-tư-để-bà-đà lại sinh ra một bộ tên là một Tô-bạt-lê-sa-kha bộ cũng gọi là Kha-thi-bi-dữ bộ. Kế đó lại từ bộ Tát-bà-a-tư-để bà-đà sinh ra một bộ tên là Tăng-thiên-lan-để-bàđà bộ cũng gọi là Tu-đan-lan-đa-bà-đà bộ.