LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 56

Phẩm 5: NÓI VỀ TÙY MIÊN

(PHẦN 12)

Như thế là đã nói về việc đối trị các hoặc, tu có thể đối trị trong vị thắng tấn, các hoặc đã dứt có phải dứt lại không? Chỗ đắc đã lìa trói buộc, có đắc lại lần nữa chăng? Tụng rằng:

Các hoặc không dứt lại

Ly hệ, có đắc lại

Tức trị quả sinh đắc

Luyện căn trong sáu thời.

Luận nói: Các hoặc đã dứt do được phần mình, vì đạo Vô gián, ấy là dứt hẳn tức khắc, thời gian sau lìa lui sụt, không có nghĩa đoạn lại, vì dứt rồi, dứt lại, hóa ra vô ích.

Chỗ đắc ly hệ dù không thuận theo lý của đạo thắng tấn dần, mà khi đạo tiến, chấp nhận có lý khởi lại đắc vượt hơn ly hệ, thuộc về đạo, nên khi đạo xả đắc, ly hệ kia cũng xả đắc, nên các ly hệ có lý đắc lại. Ở đây căn cứ chấp nhận có. Về thời gian gồm có sáu, nghĩa là: Trị, đạo, khởi, đắc, quả, luyện căn.

Nói đối trị sinh, là nói chung hai nghĩa: Nếu y cứ theo trụ đối trị nầy, có công năng chứng đạt, gọi là đạo Vô gián, Nếu y cứ theo trụ đối trị nầy, ngay khi chứng đạt, gọi là đạo Giải thoát. Nói đắc qua, nghĩa là đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán.

Nói rèn luyện căn. Nghĩa là các căn tăng tấn. Do sáu thời nầy được đạo chưa từng có, xả đạo từng đắc, ly hệ, nên nói đắc quả. Đã không có sai khác, như thâu nhiếp bốn quả, lẽ ra phải thâu nhiếp luyện căn, vì khi chuyển căn, tất nhiên được quả, đâu cần nhọc sức nói luyện căn nầy? Vì biểu thị sự rèn luyện căn khác với quả đắc đoạn hoặc, nên ngoài đắc quả, nói rèn luyện căn không có lỗi. Nhưng đắc ly hệ, tùy theo đối tượng thích ứng, có đủ sáu thời, cho đến chỉ hai, nghĩa là lệ thuộc cõi Dục kiến bốn đế dứt và sắc, Vô sắc kiến ba đế dứt, chỗ đắc ly hệ gồm đủ sáu thời. Sắc, Vô sắc Kiến đạo đế dứt, chỗ đắc ly hệ chỉ đủ năm thời. Do lúc đối trị sinh tức vì đắc quả, nên nói đắc quả rồi, không nói là trị sinh. Tu đạo đoạn năm phẩm cõi Dục, ly hệ, cũng năm thời đắc, trừ quả Dự lưu. Đắc ly hệ của phẩm thứ sáu, chỉ bốn thời, khi đắc quả trị sinh, vì không có riêng khác, nên phẩm thứ bảy, thứ tám cũng chỉ bốn thời. Trong bốn đắc quả, trừ hai quả trước, đắc ly hệ phẩm thứ chín, chỉ ba thời, cũng khi trị sinh, tức vì đắc quả, nên trong đối tượng dứt của tu cõi Sắc, Vô sắc, chỉ trừ ly hệ thứ chín Hữu đảnh. Ly hệ khác cũng chỉ ba thời. Vì trừ ba trước trong bốn quả đắc, nên đắc phẩm thứ chín, Hữu đảnh chỉ có hai thời, vì đắc quả trị sinh đồng một thời. Ở đây, là nói theo căn tánh chậm lụt, nếu căn cứ căn nhạy bén, thì trừ đắc luyện căn trong các vị trước.

Há không phải là tám địa chấp nhận đạo thế tục đoạn, nên chia làm hai thứ khi đối trị sinh, được không?

Thuyết nầy nói vì đắc dần dần, hoặc ở đây chỉ vì căn cứ đắc vô lậu. Nếu căn cứ vượt thứ lớp thông suốt qua đắc hữu lậu, thì trong tám địa nhiễm của đạo thế tục, tùy theo lìa ít nhiều. Người nhập đạo Thánh, đắc được ly hệ, tùy căn cơ thích ứng, có đủ sáu thời, cho đến chỉ một thời. Vì căn tánh nhạy bén, nên khi trừ luyện căn, nghĩa là trước hết dứt năm phẩm trong cõi Dục, người nhập kiến đế, năm phẩm do Kiến đạo đoạn, ly hệ đắc, đủ sáu thời, nghĩa là có hai thứ khi tự trị sinh và lúc đắc quả, nên bốn thành sáu. Năm phẩm do Tu đạo đoạn, đắc ly hệ, chỉ năm thời trừ quả Dự lưu. Trước dứt sáu phẩm nhập kiến đế, nghĩa là sáu phẩm do Kiến đạo đoạn, ly hệ, cũng đắc năm thời trừ một như trước. Sáu phẩm do Tu đạo đoạn kia ly hệ, chỉ đạo thế tục đắc khi trị sinh, tất nhiên không khởi đối trị vô lậu kia là thuộc về đạo của hướng, quả Nhất lai. Không phải khi quả trụ khởi đạo hướng kia, vì trụ quả vượt hơn, không khởi thua kém, nên trước đoạn tám phẩm nhập kiến đế, tám phẩm do Kiến đạo đoạn ly hệ kia cũng đắc năm thời, trừ một như trước. Sáu ly hệ trước do Tu đạo đoạn kia, chỉ một thời gian được như trước, nên biết. Bảy, tám ly hệ buộc chỉ đắc bốn thời, nghĩa là hai trị sinh và hai đắc quả. Trước dứt chín phẩm, dựa vào địa Vị chí nhập kiến đế, nghĩa là chín phẩm ly hệ do Kiến đạo đoạn, cũng đắc bốn thời như trước đã nói, nên biết. Dựa vào địa căn bản nhập kiến đế, nghĩa là chín phẩm ly hệ do Kiến đạo đoạn kia, cũng đắc cùng lúc như trước, nên biết. Căn bản không phải đối trị dứt cõi Dục nên nếu căn cứ vào

Vị chí, nếu căn cứ ở căn bản, thì chín phẩm ly hệ do Tu đạo đoạn kia, cũng đắc cùng lúc như trước nên biết. Tất nhiên không khởi đối trị vô lậu kia, vì thuộc về đạo hướng, quả Bất hoàn. Trước dứt bảy địa trên nhập kiến đế, nghĩa là kiến ba đế kia dứt bảy địa, ly hệ cũng đắc bốn thời, như trước nên biết. Kiến đạo đế, dứt bảy địa ly hệ, chỉ đắc ba thời, nghĩa là một trị sinh và hai đắc quả, vô lậu trị sinh, tức vì đắc quả. Bảy địa ly hệ do Tu đạo đoạn kia, chỉ đắc ba thời, nghĩa là hai trị sinh và một đắc quả, người lìa đủ tám địa nhập đạo Thánh, dứt hoặc Hữu đảnh trong vị kiến, tu, kiến ba đế dứt ly hệ ba thời, nghĩa là một trị sinh và hai đắc quả, Kiến đạo đế dứt, ly hệ hai thời, do khi trị sinh, tức vì đắc quả, nên tu tám đoạn phẩm ly hệ hai thời, nghĩa là hai trị sinh và một đắc quả. Ly hệ thứ chín chỉ đắc một thời gian, do khi trị sinh, tức vì đắc quả, nên các phần lìa nhiễm trong vị kiến, tu tiến tới dứt nhiễm khác. Căn cứ ở đây, nên nói: Vì sao khi chứng được quả sau, đắc lại thời gian ở trước đã dứt lìa trói buộc? Do chí giáo, nghĩa là trong Khế kinh, căn cứ chánh lúc được quả A-la-hán, nói ra như thế, nên biết như thế, nên thấy như thế. A-la-hán kia từ tâm dục lậu đắc giải thoát, cho đến nói rộng. Vì trong vị nầy cũng được Pháp trí Vô học, nhàm chán đối trị v.v… cõi Dục, biết được ly hệ kia cũng nên đắc trở lại. Trước nói sáu phẩm cõi Dục, chín phẩm nhập kiến đế, nghĩa là người kia trước Tu đạo đoạn sáu, chín ly hệ, không đắc vô lậu, vì không bao giờ được, tạm thời không được ư?

Lẽ ra quyết định nói người kia không bao giờ được?

Há không chứng đắc A-la-hán, lúc ấy tất nhiên đắc, tất cả lìa trói buộc, do kiến Tu đạo đoạn ở trước. Nếu đã dứt lìa trói buộc lúc trước, thì sẽ đắc vô lậu. Thời nay xả, nghĩa là đối vị người kia (A-la-hán) nay đã đắc được vô lậu. Nếu trước đã không có, thì nay cũng không có. Khi đắc ly hệ, chỉ tự trị khởi. Và vì khi bỏ đạo kém, được vượt hơn, nên các hữu trước hết, nương tựa tĩnh lự căn bản, nhập kiến đế, khi được Vô học, đâu thể lại từ tâm dục được giải thoát. Căn cứ dựa vào Vị chí, nhập kiến đế và vì theo thứ lớp mà nói, nên không có lỗi.

Hoặc các vị chứng đắc A-la-hán, nhất định thuộc về phẩm Pháp trí Vô học, nhàm chán đối trị, do đó thường nhàm chán cõi Dục. Nay, kết cõi Dục không có khả năng trói buộc nữa.

Vì căn cứ phẩm pháp trí Vô học nầy, nên mới nói A-la-hán kia từ tâm dục lậu được giải thoát. Tức giải thích Khế kinh đã nói: Quả A-lahán đã dứt trừ hẳn giận dữ. Căn cứ nhàm chán, kinh kia nói là dứt.

Nếu vậy, thì vì sao dẫn Khế kinh nầy để khi chứng quả sau, sẽ được lìa trói buộc trước.

Kinh nói từ tâm dục lậu được giải thoát, tức có đủ hai nhân, vì có một nhân, nghĩa là đối với dục, lìa đắc trói buộc. Đắc vô lậu vì có hai nhân, nên nói tâm thoát ly dục lậu.

  1. Đắc Vô học kia lìa đắc ly hệ.
  2. Đắc Vô học kia nhàm chán đối trị.

Nếu không đắc thì chỉ do một nhân, nên nghĩa Khế kinh nầy đều thành lập. Về nghĩa lý trong kinh nầy, như trước đã nói.

Lại, làm sao biết được hai cõi A-la-hán đã lìa trói buộc? Tất nhiên là bỏ đắc Hữu học, được đắc Vô học không phải cõi Dục ư?

Vị Hữu học, nhất định trước hết phải đắc ly hệ kia, nghĩa là nếu trước, phải lìa không có nhiễm hiện có, khi thuận theo nương tựa địa nào nhập kiến đế, thì vô lậu dứt đối trị, đã dứt trừ các kiến của hai cõi. Đối tượng dứt của kiến kia là một đoạn trị, dứt tức khắc, nên khi Kiến đạo của địa trên hiện ở trước, thì là vì Tu đạo của địa dưới ở vị lai, nên Tĩnh lự biến khắp của địa dưới có công năng làm trị dứt của địa trên.

Há không là đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ hay sao?

Căn cứ vào định v.v… thứ ba kia khi nhập kiến đế, lẽ ra tu Kiến đạo của địa trên ở vị lai, vì đồng đối trị dứt Hữu đảnh. Không đúng, vì người chưa lìa nhiễm của địa nầy, tức là khi dựa vào địa nầy nhập kiến đế, kiến đế dứt của tự cõi và cõi trên, khi kiến mỗi một đế, có công năng đoạn tức khắc, như có nhiễm của định thứ tư chưa lìa, khi dựa vào định thứ tư nhập kiến đế, dứt trừ tức khắc nhiễm do Kiến đạo đoạn của năm địa, cho đến khi chưa lìa nhiễm sơ Tĩnh lự, khi dựa vào sơ Tĩnh lự nhập kiến đế, dứt trừ tức khắc nhiễm do Kiến đạo đoạn của tám địa, vì địa trên không hề có đoạn nhiễm của địa dưới, nên không phải Tĩnh lự thứ tư và thứ ba v.v… nhưng về pháp đối trị thì tất cả đều đồng. Do đó, đã lìa nhiễm thứ ba v.v… khi dựa vào Tĩnh lự thứ ba v.v… nhập kiến đế, mặc dù chủ thể trị của địa trên mình nhưng không phải thường đồng với đối tượng trị của địa dưới, nên dựa vào địa dưới, không thể tu địa trên. Các vị phàm phu dùng đạo thế tục để dứt trừ đối tượng của kiến. Lìa trói buộc hiện có chỉ do thế lực Kiến đạo của địa dưới, đối với đắc vô lậu của tự địa trên mình khởi. Nghĩa là dựa vào Kiến đạo của địa trên hiện tiền, thì tu Kiến đạo của địa dưới ở vị lai. Do thế lực của Kiến đạo ở địa đó, lìa trói buộc của địa dưới, đắc vô lậu vì không phải địa trên. Do đó, vị Hữu học chắc chắn phải thuộc khắp cõi Sắc, Vô sắc, Kiến đạo đoạn, ly hệ đắc, vô lậu đắc không phải cõi Dục, lý đó được thành. Cõi Dục chỉ Kiến đạo đoạn của địa Vị chí.

Há không nên như định thứ tư v.v… chẳng phải đối trị địa dưới của định thứ ba v.v…?

Nhưng Kiến đạo của định thứ tư hiện tiền có công năng tu tất cả Kiến đạo thuộc về địa dưới ở vị lai. Do năng lực của đạo kia đối với đắc vô lậu, đắc ly hệ, do Kiến đạo đoạn của các địa dưới.

Cũng thế, căn bản dù không phải đối trị cõi Dục, nhưng Kiến đạo của địa căn bản hiện tiền, lẽ ra phải tu tất cả Kiến đạo thuộc về địa Vị chí ở vị lai. Do năng lực của đạo kia, lẽ ra đắc vô lậu, đắc ly hệ do Kiến đạo đoạn cõi Dục.

Sự so sinh nầy không bình đẳng. Kiến đạo có hai:

  1. Đối trị cõi Dục.
  2. Đối trị cõi trên.

Đối trị cõi Dục có ba, nghĩa là đối trị dứt, đối trị nhàm chán và đối trị phần xa. Đối trị cõi Sắc, Vô sắc có ba thứ cũng vậy.

Trong ba đối trị cõi Dục, đối trị dứt trước nhất, chỉ thuộc về Vị chí, đối trị còn lại, có ở khắp cả sáu địa.

Ba thứ đối trị trên đều có ở sáu địa, nhưng Kiến đạo của đối trị dứt hai cõi trên, chỉ có công năng đối trị nhiễm của địa trên mình. Kiến đạo đối trị khác, cũng đối trị địa dưới. Địa trên dù không phải đối trị dứt của địa dưới, nhưng khi Kiến đạo trên, hiện ở trước, tu khắp Kiến đạo của địa dưới ở vị lai, vì địa dưới và địa trên vì đồng đối tượng trị, nên không có Kiến đạo đối trị dứt cõi Dục, có thể đồng một đối trị với căn bản, có thể Kiến đạo của địa căn bản hiện ở trước, có công năng tu Kiến đạo đối trị dứt, pháp Kiến đạo đoạn cõi Dục, thuộc về địa Vị chí ở vị lai.

Do năng lực của đạo kia, có khả năng đắc ly hệ, đắc vô lậu của Kiến đạo đoạn cõi Dục, nên thuyết kia đã dẫn làm so sánh không bình đẳng. Các đối trị phần xa, nhàm chán cõi Dục của địa căn bản, ba thứ đối trị cõi Sắc, cõi Vô sắc, Kiến đạo hiện ở trước, trở lại tu thuộc địa vị chí ở vị lai.

Như thế, hai thứ, ba thứ đối trị không phải do vị lai, vì năng lực đối trị xa nhàm chán cõi Dục, ấy là đắc vô lậu lìa đắc trói buộc do Kiến đạo đoạn của cõi Dục, chỉ có năng lực dứt trừ đối trị, vì có thể dứt trừ đắc trói buộc mà đắc, nên các việc lìa dục trước, nếu người dựa vào định Vị chí, nhập kiến đế, đối trị phần xa tai hại nhàm chán cõi Dục, Kiến đạo hiện ở trước cũng tu vị lai. Đối trị dứt cõi Dục, đạo của địa trị dứt cõi Dục vì đang hiện ở trước.

Do lý như thế, không phải trước tiên người lìa dục nhập kiến đế, đều ở cõi Dục Kiến đạo đoạn đắc vô lậu đắc ly hệ, các người lìa dục nhập kiến đế trước, rốt ráo không chấp nhận Tu đạo đoạn ở cõi Dục, tất cả đắc vô lậu, đắc ly hệ. Vì Vị Chí thâu nhiếp Tu đạo đoạn cõi Dục, đối trị dứt gồm thâu Tu đạo vô lậu, hiện tiền trong thân quả Bất hoàn và tu vị lai, đều phi lý, vì về lý, không chấp nhận có quả Bất hoàn ở trong thân, mà vì có hai đạo hướng Nhất lai, Bất hoàn, nên các hữu tình trước lìa nhiễm Vô sở hữu, nhập đạo Thánh, chỉ trừ Bồ-tát ngoài ra, các hữu tình khác, cũng nhất định ở hai cõi, tất cả Tu đạo đoạn, đắc ly hệ, đắc vô lậu, đều phải Tu đạo đoạn ở hai cõi tự đạo quả vượt hơn, vì hiện tiền khắp.

Với nghĩa lý như thế, lấy gì để chứng biết?

Nói bậc Thánh sinh Tĩnh lự thứ tư, các địa trở lên, nhất định thành lạc căn. Và nói bậc Thánh sinh ở Vô sắc, chắc chắn tham hữu sắc đều dứt, vì được biết khắp.

Vì sao Bồ-tát không cũng như thế?

Không do gia hạnh tất cả công đức, vì hiện ở trước, nên như định diệt v.v… nghĩa là Thanh văn, Độc giác không có công sức tự tại, có thể vượt qua gián đoạn, khởi các đạo đối trị, muốn chứng đạo sau, thì phải nhờ ở đạo trước, dùng gia hạnh mới có khả năng chứng. Bồ-tát cũng có khởi công sức siêu việt, vì ở trong các pháp liên tiếp nhau, được trí thù thắng và gia hạnh rộng.

Nếu vậy, thì Bồ-tát nên đối với Kiến đạo, không khởi phẩm Pháp trí, chỉ khởi phẩm loại trí, vì nhân đồng với trước, nên không có việc như thế. Ở uẩn sắc, Vô sắc có trí vô ngã sinh, do có chấp thọ uẩn, dùng trí vô ngã làm trước, hoặc địa của nghiệp đầu tiên ở phẩm pháp loại, theo thứ lớp trong quán, từng ra sức tu xuyên suốt. Kế sau, quán khổ, pháp thế đệ nhất, có hiện quán khổ, Kiến đạo nối tiếp sinh, vì tất cả đều nhậm vận khởi như trước. Hoặc ở địa vị phàm phu từ vô thỉ đến nay, thường do thế gian có trí lừa dối, xem thường quán sát khổ, tập, diệt, đạo cõi Dục, cõi Sắc, nên dù đã dứt hoặc do Kiến đạo đoạn của hai cõi Dục, cõi Sắc, mà vì dùng trí không có lừa dối của xuất thế, lập lại sự quán sát khắp. Bồ-tát cũng Tu đạo đối trị kia, lìa các nhiễm chấp, tùy chúng thích ứng về sau, Kiến đạo sinh, đến vị trụ quả, chương ngại quả vượt hơn ở trước đã trừ, được đạo quả vượt hơn, điều nầy có lỗi gì?

Sở dĩ thừa nhận nghĩa như vậy, là vì đã khéo đi suốt qua phẩm mười môn, nói cũng khéo an lập. Bồ-tát thành tựu Tu đạo đoạn phẩm hạ, lý vô vi không nên như thế? Vả lại, người trụ quả thì đắc đạo phi quả trái với Tỳ-bà-sa không phải khi trụ quả chưa hướng đến quả sau có thể có nghĩa đã được không phải đạo quả. Lại, về lý, thì không phải vị trị dứt nầy, hiện ở trước, làm sao vị hiện ở ở trước lại có thể được đạo trị dứt nầy ở vị lai. Lại, nhận thấy, dần dần đắc quả. Về sau, khi 50 thành tựu đạo quả thù thắng, đạo thuộc về quả, thì không hiện hành. Các lìa nhiễm chấp, ở trước đến khi đắc quả, nếu có, cũng được lý đạo quả vượt hơn thì quả kia thâu nhiếp đạo, nên không bao giờ hiện hành. Lại, không phải trụ Hữu đảnh, Kiến đạo đế dứt, khi dứt đối trị, cũng có được lý đối trị dứt, do các Tu đạo đoạn cõi Dục. Lại, khi đạt được đạo quả cao hơn, tùy theo sự thích ứng, cũng được các đạo thế tục, vì đạo thế gian, xuất thế gian lệ thuộc với nhau. Nếu trước lìa nhiễm, tùy theo chỗ thích ứng, sau Kiến đạo sinh, đến vị trụ quả vị, tất nhiên, cũng sẽ đạt được đạo quả cao xa, nghĩa là khi chứng đắc Dự lưu, nên tu trí thế tục, vì đồng đối trị, nên đồng lìa chướng. Do đó, ta nói ly hệ v.v… phù hợp với giáo, thuận với lý, là khéo an lập, tức đối với lìa trói buộc, trong vị của các quả kia. Đắc biết khắp, gọi là tùy theo sự cao hơn để lập biết khắp có hai:

  1. Trí biết khắp.
  2. Dứt biết khắp.

Trí biết khắp, nghĩa là thể tức là tuệ.

Có thuyết nói: Đây là có cả hữu lậu và vô lậu.

Tuệ hữu lậu. Nghĩa là trừ thắng giải, tương ưng với tác ý. Thế gian khác, phân biệt pháp tánh, hay nhận lấy tự tướng, cộng tướng của các pháp, văn, tư tạo thành và Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất v.v… tuệ do tu tạo thành.

Tuệ vô lậu. Nghĩa là tuệ Kiến đạo, Tu đạo, đạo Vô học xuất thế gian. tuệ hữu lậu trước, thuận với trí vô lậu, vì tánh hiện quán, nên cũng gọi là biết khắp, như Khế kinh nói: Khi ta tư duy đúng lý như thế, thật hiện quán sinh, ấy là biết già chết do sinh nên có. Lại nói: Đối với một pháp, chưa thấu suốt, chưa biết khắp, ta nói là không thể tạo ra bờ mé khổ, vì không phải tuệ vô lậu biết khắp tất cả pháp. Cho nên, trí biết khắp cũng thông suốt tuệ hữu lậu, chỉ có tuệ vô lậu là trí biết khắp, là ý chính trong tông ta đã thừa nhận. Như nói: Vì đối với pháp chưa hiện quán, khởi hiện quán, nên tư duy nhận lấy uẩn, không phải do nghe v.v… mà thành tuệ tục có thể chứng, được quả Dự lưu đến quả A-la-hán, nói là vì được chín căn Dự lưu v.v…

Lại, trong Khế kinh Chuyển Pháp Luân nói: Vì tuệ vô lậu biết khắp khổ v.v… Nên biết đây tức là vị tri, đương tri căn, nhưng Bồ-tát nói: Hiện quán thật sinh, nghĩa là tuệ ở thế gian, giả đặt danh từ hiện quán, vì hành tướng kia chuyển biến, giống như hiện quán. Nói rằng đối với một pháp chưa thông đạt v.v… Nghĩa là căn cứ ở pháp nầy, nếu chưa biết khắp, chướng khổ cùng tận, nghĩa là vì mật thuyết không có lỗi, nên nhất định tuệ vô lậu mới được gọi là biết khắp.

Đoạn biết khắp: Thể tức ly hệ, là chủ thể biết khắp, nên gọi là biết khắp.

Là tên khác của trí, vì sao gọi là dứt? Vì quả trí nầy, nên như nghiệp hiểu là quả, nghĩa là Khế kinh nói: Sáu xứ gọi là nghiệp, là quả nghiệp. Lại, nói: vô vi, lẽ ra là quả, gọi là giải, vì là quả giải. Biết như thế khắp, gọi là dứt không có lỗi.

Nếu vậy thì quả nhẫn lẽ ra không phải biết khắp?

Sư Tỳ-bà-sa giải thích như thế nầy: Các Nhẫn đều là quyến thuộc, của Trí nên đối với chỗ tạo tác của Nhẫn, đặt tên trí tác, như việc quan làm, cũng được gọi việc vua làm.

Có sư khác giải thích: Các đạo Giải thoát đối với đối tượng đắc, dứt cũng có công năng, vì có công năng gánh vác, gìn giữ đối với dứt, đắc, sao cho đắc của các trói buộc không sinh lại. Do đó quả Nhẫn có nghĩa quả trí.

Cách giải thích nầy không đúng, vì nói các dứt chỉ là các đạo Vô gián, vì quả sĩ dụng của ly hệ. Hoặc đẳng trì kim cương dụ tương ưng với vô lậu. Sức trí thông tuệ, có công năng nhóm hợp chung các dứt, vì vô lậu ly hệ mà đắc, nên bấy giờ, quả Nhẫn cũng thành quả trí. Dần dần đắc quả, đều được quả Nhẫn của Nhất lai, Bất hoàn. Vô vi đã trở thành quả trí, nên thừa nhận ba thứ như thân kiến v.v… thuận với kết phần dưới dứt trừ hẳn, vì vô vi gọi quả trí, nên sẽ nói ba pháp khác vì là quả trí, nên mỗi dứt đạt được ly hệ, lập chung một biết khắp. Cả hai đều không đúng, vì có lỗi rất rộng, rất lược. Nếu như vậy, thì thế nào? Tụng rằng: Dứt biết khắp có chín

Sơ, nhị Dục đoạn một

Hai một hợp thành ba

Cõi trên ba cũng thế

Năm còn thuận phần dưới

Cõi Sắc, đều dứt ba.

Luận nói: Các dứt lập chung chín thứ biết khắp, chỉ lập chín duyên như sau sẽ nói. Chín thứ biết khắp là gì? Vả lại, phiền não v.v… do kiến đế dứt, lệ thuộc ba cõi, đoạn lập sáu biết khắp, nghĩa là bộ sơ nhị lệ thuộc cõi Dục, đoạn lập một biết khắp. Nói bộ sơ nhị, tức biểu thị đối tượng dứt của kiến khổ, kiến tập. Hai bộ kế là đoạn, mỗi bộ đều lập một biết khắp. Nói hai bộ kế là chỉ rõ kiến diệt, Đạo đoạn, như cõi Dục ba, cõi trên cũng như thế, nghĩa là thuộc về hai cõi Sắc, cõi Vô sắc, cũng

sơ, nhị dứt một, hai đều một hợp ba. Còn lại Tu đạo đoạn ở ba cõi, các phiền não v.v… đoạn, lập ba biết khắp, nghĩa là dứt phiền não v.v… do Tu đạo đoạn, lệ thuộc cõi Dục. Lập một biết khắp, nên biết tức là năm kết thuận phần dưới, đều biết khắp vì lập trước. Dứt phiền não v.v… do Tu đạo đoạn, thuộc cõi Sắc. Lập một biết khắp. Nên biết đây tức là đều biết khắp sắc ái. Dứt phiền não v.v… do Tu đạo đoạn, lệ thuộc cõi Vô sắc, lập một biết khắp, tức tất cả kết mãi mãi đều biết khắp. Biết khắp nầy hợp với trước, lập thành một, nên ba ở đây, sáu trước, lập chung chín biết khắp.

Như trong Kiến đạo, chỉ có phiền não v.v… do Kiến đạo đoạn, dứt được tên biết khắp. Như thế, trong Tu đạo, cũng chỉ Tu đạo đoạn không phải một, hay chỉ vì Tu đạo đoạn có hai mà có cả kiến, tu?

Đã nói bao gồm trước mà kiến lập, sẽ nói hai thời gian nhóm hợp biết khắp. Nếu khác với đây thì không nên nói năm kết thuận phần dưới biết khắp hết tất cả.

Vì sao pháp Kiến đạo đoạn của cõi Sắc, cõi Vô sắc dứt, hợp lập biết khắp mà trong dứt của Tu đạo đoạn, đều kiến lập riêng? Như đối trị khởi mà kiến lập, nghĩa là như các uẩn cõi Sắc không có ngã, các uẩn cõi Vô sắc không có ngã cũng như thế, do Kiến đạo đoạn kia không có sự đồng, vì chẳng phải thân đều có, nên đối trị cũng đồng. Như Đẳng chí thù thắng trong Vô sắc, Đẳng chí cõi Sắc thì không đúng. Tu đạo đoạn kia vì có sự riêng đối trị không đồng, thế nên lập riêng.

Như thế, đã lập chín thứ biết khắp, nên nói ở trong đó có bao nhiêu quả đạo nào? Tụng rằng:

Trong đó, quả nhẫn sáu

Còn ba là quả trí

Tất cả, quả Vị chí

Căn bản năm hoặc tám

Quả biên Vô sắc một

Ba căn bản cũng thế.

Quả tục, hai Thánh chín

Pháp trí ba, loại hai

Quả phẩm pháp trí sáu

Quả phẩm loại trí năm.

Luận nói: Ở trong chín thứ biết khắp nầy, trước nên nói về đạo làm quả sai khác cho trí nhẫn, quả Nhẫn có sáu, nghĩa là lệ thuộc ba cõi, Kiến đạo đoạn, pháp dứt, có sáu thứ biết khắp. Quả trí có ba, nghĩa là thuận phần dưới, đều biết khắp ái sắc, tất cả kết. Do ba biết khắp nầy là quả Tu đạo. Do đó đã nói về quả của kiến, Tu đạo, làm quả riêng cho địa tĩnh lự, nghĩa là quả của các tĩnh lự, vị chí có đủ chín, nghĩa là đây làm chỗ nương tựa dứt cho tất cả. Quả Tĩnh lự căn bản năm hoặc tám.

Nói năm: Sư Tỳ-bà-sa nói: Tĩnh lự căn bản, vì không phải trị dứt cõi Dục.

Nói tám: Tôn giả Diệu Âm nói: Tĩnh lự căn bản cũng trị dứt cõi Dục, trừ thuận với kết phần dưới, dứt biết khắp, vì Tĩnh lự kia chỉ là quả Vị chí, không chấp nhận tu đối trị dứt kia, nên Trung gian Tĩnh lự, như thuyết căn bản.

Há không là y chỉ Tĩnh lự căn bản?

Khi nhập kiến đế, cũng tu vị lai, căn cứ địa Vị chí, đạo trị dứt cõi Dục, vì được trị dứt, lẽ ra cũng chứng minh căn bản kia. Pháp Kiến đạo đoạn cõi Dục, vô lậu dứt, ly hệ đắc, đâu thể nói căn bản chỉ được năm quả?

Sự vấn nạn nầy không đúng, vì đối tượng tu bấy giờ, dựa vào đối trị dứt của địa Vị chí, nghĩa là chỉ dứt đối trị của cõi Sắc, Vô sắc, địa căn bản, đã không có thể làm đối trị dứt cõi Dục. Vị hiện khởi kia làm sao có thể Tu đạo trị dứt cõi Dục?

Do trị dứt vị chí đã tu kia, chỉ vì trị cõi trên, nên quả chỉ có năm, lại nói: làm sao biết khởi đối trị khác.

Tất nhiên không có khả năng Tu đạo đối trị khác, vì tông đã nói, nghĩa là đối với tư duy, lựa chọn, trước là lìa nhiễm sắc nhập kiến đế, đến sắc trong vị tu đều biết khắp. Vì nói có đắc, không đắc nên có người nói: Khi đã nói lìa nhiễm không xứ, cũng tu các địa Tĩnh lự vị lai. Chẳng lẽ không là đã nói đối trị khác, tu khác?

Lời vấn nạn nầy không đúng. Vì không phải thành chứng, nên nói khi dứt Không xứ, tu Tĩnh lự, chỉ là tu đối trị của Vô sắc ở vị lai, không phải đối trị cõi Sắc làm chứng.

Há thành pháp nầy mà chứng pháp khác, không tu trị khác?

Có thuyết nói: Chứng nầy đều không thành. Vì đối tượng tu trong Kiến đạo, Tu đạo khác nhau, nghĩa là Kiến đạo của định thứ tư hiện ở trước. Chỉ tu Kiến đạo sáu địa vị lai, Tu đạo hiện khởi sở tu không đúng. Lại, một đạo Vô gián trong Kiến đạo, dứt tức khắc tám địa, Tu đạo không đúng.

Lại, đối tượng tu kia có đồng phần, không đồng, hành trí khác nhau. Thế nên, đối tượng tu của Kiến đạo với Tu đạo kia đều khác.

Lại, trong Tu đạo, cũng có vị hiện ở trước của đối trị khác, Tu đạo trị khác, như khi lìa cõi Dục, tu các loại trí, khi lìa cõi Sắc, Vô sắc, tu Pháp trí Khổ, Tập, nên vị Kiến đạo, về lý lẽ ra cũng như thế.

Lại, tĩnh lự căn bản cũng có thể trị cõi Dục, như Đức Thế Tôn nói: Sáu nương xuất ly hỷ làm nhân nương tựa trụ, bèn có thể lìa bỏ. Xuất ly nương tựa ưu … cho đến nói rộng.

Nói lìa bỏ ở đây là nói lìa dục nhiễm, không phải Tông thừa nhận ở biên địa có hỷ căn. Do hỷ căn nầy cực thành, Tĩnh lự căn bản, trị được cõi Dục.

Thế nên, quả địa tĩnh lự căn bản có tám biết khắp.

Trong đây, có sư khác bác bỏ thế nầy: Chẳng phải không hiện khởi sức của đạo trị dứt, chủ thể dẫn vô lậu, ly hệ, được sinh, gọi là được biết khắp, như khi hai quả: Quả Sa-môn, như đắc của đạo thế tục, dù tu vô lậu trị dứt ở vị lai, nhưng không nói là được quả Sa-môn.

Như thế, Tĩnh lự căn bản hiện ở trước, giả sử Tu đạo trị dứt cõi Dục vị lai, mà không do Tu đạo kia dẫn dắt ly hệ đắc, nên không thể được tám quả biết khắp. Sự việc nầy không có lý sâu xa vì thừa nhận địa vị Thánh vận dụng đạo thế tục, khi lìa các nhiễm, được hai đắc ly hệ của vô lậu, thế tục, vì thế nên không phải hai trí thế tục, vô lậu vị lai đều có vận hành. Vì sức của đạo vô lậu vị lai có công năng dẫn vô lậu, ly hệ đắc sinh, chứ không phải quả Sa-môn, cũng không thành chứng, an lập nhân quả đối với đắc vô lậu, ly hệ đắc, về lý đều có khác.

Nói đạo thế tục khi được hai quả, có khi không gọi là quả Sa-môn, là vì thời gian hiện tại, chứ không phải nghĩa quả vị lai kia. Vô lậu dứt trừ đắc, vì dứt đắc chướng ngại, nên bấy giờ, tất nhien khởi vô lậu dứt trừ đắc.

Đắc vô lậu nầy cũng do vô lậu vị lai dẫn khởi, làm sao thành chứng?

Lại, đạo thế tục khi được hai quả, cũng thừa nhận chỗ đạt được gọi quả là Sa-môn, đạo Giải thoát, vô lậu vị lai v.v… cũng đượcgọi là quả Sa-môn nghĩa là khi đạo thế tục được hai quả, đạo Giải thoát vô lậu vị lai vì đồng chướng ngại dứt trừ đắc, nên đắc đều hiện khởi. Quả ấy là quả Sa-môn nào? Là quả Sa-môn hiện vị lai, nghĩa là khi đạo thế tục hiện ở trước, là đã có đắc vô lậu, được gọi đạo hiện tại. Đạo đó là quả đẳng lưu của đạo nầy, cũng là quả sĩ dụng của đạo vị lai, vì nhân Tương ưng, câu hữu có ở khắp đời.

Kinh chủ kia dùng quả sĩ dụng làm quả Sa-môn kia, nên các pháp vô vi vì siêu việt ba đời, nên gọi là quả Sa-môn, lý nào có thể ngăn dứt?

Do đó, thuyết kia chấp Tĩnh lự căn bản, quả của tám biết khắp, lý ấy lại thành. Tuy nhiên, thật sự không thành vì chứng đó sai. Vả lại, thuyết kia đã nói, nghĩa là định thứ tư, Kiến đạo hiện ở trước, chỉ tu Kiến đạo của sáu địa vị lai, thì Tu đạo hiện khởi, đối tượng tu khác, việc nầy không thành chứng, nghĩa là mặc dù sở đã tu không đồng, nhưng đều có chỉ vì tu trị cõi trên, nên dù địa đã tu, nhưng ít có không đồng. Lý nào tức khiến tu đối trị khác? Vì khi lìa đạo trị Hữu đảnh khởi, mặc dù tu vị lai dựa đạo chín địa, nhưng không thể dùng tu khác nhau, tức khiến chủ thể kia tu đối trị khác. Không đúng, thì hành giả kia lẽ ra Tu đạo thế tục. Lại, tức do đó, ở trong Kiến đạo, dù một sát-na, dứt tức khắc tám địa, mà Tu đạo trị tám địa, chẳng phải khác, tùy theo dứt ít, nhiều thường tu đồng trị. Lại, do tu đồng phần, không đồng phần, tướng tu có khác trong Kiến đạo, Tu đạo, tức chứng Kiến đạo, không tu vị lai, lý đạo đối trị khác khéo được thành lập. Kiến đạo đã tu chỉ vì đồng phần, như khi nhẫn tập v.v… hiện ở trước. Mặc dù trước đó đã được trí nhẫn khổ v.v… không phải vì trị đối tượng dứt như kiến tập v.v… nên ở trong vị nầy không thể tu vị kia. Nhưng đạo của địa khác, có thể tu ở đây là đạo của vị nầy vì đồng đối trị. Hoặc vị Kiến đạo dù tu vô lượng công đức ở vị lai, nhưng ở vị Nhẫn, tu nhẫn, không phải pháp khác, ở trong vị trí, chỉ có thể tu trí.

Như thế, nhẫn trí còn không tu lẫn nhau huống chi tu vị lai? Nghĩa là đạo đối trị khác có thể thành lập. Lại, trong Tu đạo, cũng nhất định không có nghĩa trị khác hiện khởi, tu đối trị khác. Mặc dù các loại trí khi lìa cõi Dục, khi lìa cõi Sắc, Vô sắc, tu pháp trí khổ, tập mà không phải dứt đối trị, vì không phải đối trị, nên tu pháp trí nầy.

Vì sao tu do nhân nuôi lớn?

Trong phẩm nói về trí, sẽ chỉ rõ.

Lại, Kinh chủ kia đã dẫn kinh Ý cận hành, căn cứ nơi ưu, hỷ hiện thấy trong gia hạnh, vì đối nhau trị, nên nói cũng không có lỗi. Hoặc người tu quán, do trước hiện thấy sự ham vui dựa vào ưu, có thể bị bức não. Sau, so sánh quán xuất ly kia dựa vào hạnh ưu đã đồng với trước, cũng bị bức não khắp, tức hân hoan, diệu hỷ của sơ định hiện ở trước. Nhân hỷ nầy siêng năng Tu đạo trị dứt trừ ưu, nên nói nhân hỷ, có công năng lìa bỏ ưu. Hoặc xuất ly dựa vào ưu, Vô gián đối trị dứt, chấp nhận diệu hỷ của sơ Tĩnh lự hiện ở trước, chất chứa hỷ nầy ở tâm, mật thuyết hiện tại. Xuất ly dựa vào ưu, hỷ gần, có công năng đối trị nhau, vì muốn an ủi, khuyên dụ gặp xuất ly ưu. Người bị bức não, vì làm cho yên ổn, thư thái, nên Tĩnh lự căn bản đối với tất cả thứ nhất định không có khả năng dứt đối trị cõi Dục. Ai bỏ hạnh vui, dựa vào khổ, siêng năng tu vì muốn chứng đắc ba quả Sa-môn?

Do lý như thế, sư Tỳ-bà-sa nói về quả biết khắp Tĩnh lự căn bản chỉ có năm. Trong đây, ta có khả năng quyết định lựa chọn rộng lần nữa, e vì xa nghĩa gốc, nên lại thôi.

Làm quả riêng cho địa Vô sắc: Nghĩa là quả của địa bên Vô sắc chỉ có một, nghĩa là nương tựa vào đạo địa phần gần của Không xứ, vì được quả biết khắp ái sắc hết, nên Thánh dựa vào đạo tục, xa lìa các vị nhiễm, đắc được quả đoạn, cũng gọi là biết khắp, vì đắc vô lậu đắc ly hệ ba quả căn bản trước, cũng chỉ là một, nghĩa là dựa vào ba căn bản trước của Vô sắc, được quả tất cả đều biết khắp.

Vì thế, do đó đã nói về Tĩnh lự Vô sắc đều được quả biết khắp nhiều, ít riêng khác. Làm quả riêng khác cho Tục, Thánh đạo. Nghĩa là hai quả tục, đạo, tức sức tục, đạo, chỉ có công năng đạt, được thuận với hết kết phần dưới và quả biết khắp ái sắc hết, nên quả Thánh đạo có chín, nghĩa là sức Thánh đạo, cho đến khả năng vượt qua hai Hữu đảnh, nên biết hai trong chín là quả chung, bảy quả không chung, chỉ vì quả Thánh, nên làm quả riêng cho pháp loại trí.

Quả pháp trí ba, nghĩa là sức pháp trí có thể dứt Tu đạo đoạn của ba cõi, Quả loại trí hai, nghĩa là sức loại trí đoạn Tu đạo đoạn của sắc, Vô sắc. Làm quả riêng cho phẩm pháp, loại nghĩa là quả phẩm pháp trí có sáu: Tức là sáu quả mà pháp trí, pháp nhẫn trước đã được.

Quả của phẩm loại trí có năm: Tức là năm quả mà loại trí, loại nhẫn đã được. Phẩm là nói thâu nhiếp chung trí và nhẫn. Bốn trong sáu phẩm pháp là quả không chung. Ba thuộc pháp nhẫn, một thuộc pháp trí, hai là quả chung, nghĩa là hai sau cuối song song, thuộc hai thứ trí: Pháp, và loại, ba trong năm phẩm loại là quả không chung, đều thuộc về loại nhẫn. Hai là quả chung, nghĩa là hai nghĩa sau cùng, như trước đã giải thích.

Vì sao mỗi đạo đã được dứt, không mỗi đạo đều lập làm một biết khắp?

Vì khi dứt hẳn, nói là biết khắp, như Khế kinh nói: Nay ta vì ông tuyên nói biết khắp, cho đến nói rộng.

Trong đây, những gì gọi là biết khắp?

Nghĩa là tham dứt hẳn, giận dứt hẳn, si dứt hẳn, cho đến nói rộng. Nói dứt hẳn, là nói rõ chỗ đắc bị dứt đều không có tùy chuyển mới gọi làbiết khắp.

Sao gọi là dứt có tùy theo ràng buộc? Sao gọi là dứt không có tùy theo ràng buộc?

Đoạn đủ ba thứ, hoặc bốn thứ duyên, gọi là không có tùy theo ràng buộc, không dứt đủ gọi là có, nghĩa là hoặc có dứt dù được đắc ly hệ, mà vì thiếu đắc khác, nên chấp nhận trở lại xả hẳn. Hoặc có dứt đắc khác dù sinh, chưa thiếu phần đầu của sinh tử bền chắc. Do nhiễm của tám địa, dù thường từng lìa, vì chưa thể thiếu sinh tử kia, nên trở lại rơi vào ngục đường ác. Hoặc lại có đoạn, dù cũng thiếu phần đầu sinh tử kia, nhưng phiền não khác ràng buộc chưa dứt trừ, đối với nghĩa dứt hẳn chưa được viên mãn. Hoặc có dứt ràng buộc khác cũng dứt trừ, mà cũng chưa có thể vượt qua cõi bị lệ thuộc, vì hoặc đồng loại chưa dứt đến mức không còn, đối với nghĩa dứt hẳn, cũng chưa viên mãn.

Như thế, các dứt gọi là có tùy theo ràng buộc. Thế nên ở dứt kia, không lập biết khắp, chỉ đủ ba, bốn duyên trong chín phẩm, dứt không tùy theo ràng buộc, có thể lập biết khắp.

Sao là duyên đủ? Tụng rằng:

Được vô lậu đoạn đắc

Và thiếu hữu thứ nhất

Diệt hai nhân vượt cõi

Nên lập chín biết khắp.

Luận nói: Pháp Kiến đạo đoạn, vì dứt đủ ba duyên, ấy là lập biết khắp. Pháp Tu đạo đoạn, vì dứt đủ bốn duyên, nên mới lập biết khắp. Pháp Kiến đạo đoạn, dứt đủ ba duyên, nghĩa là đắc vô lậu, ly hệ đắc. Vì thiếu Hữu đảnh, vì diệt hai nhân. Phàm phu trong đây, mặc dù cũng có lìa nhiễm tám địa, gọi diệt hai nhân, mà dứt không phải biết khắp, vì thiếu hai duyên khác. Vị kiến Thánh đế, các dứt thứ hai, thứ ba sátna. Mặc dù có vô lậu, ly hệ đắc mà hai duyên khác thiếu, chưa lập biết khắp. sát-na thứ tư, thứ năm dù cũng thiếu Hữu đảnh mà hai nhân chưa diệt, không lập biết khắp. Kiến tập dứt, vì nhân chưa diệt. Vị tập pháp trí, hai bộ cõi Dục dứt, vì đủ ba duyên, nên được gọi là biết khắp. Vị pháp loại trí của năm sát-na sau, vì dứt trừ đủ ba duyên, nên đều được gọi là biết khắp.

Pháp Tu đạo đoạn, dứt trừ đủ bốn duyên. Ba duyên như trên, vượt cõi thứ tư, nghĩa là địa chưa siêu việt của bậc Thánh trong các cõi. Thánh kia đã dứt đắc, chỉ đủ hai duyên. Nếu đã vượt qua địa, chưa vượt qua cõi, Thánh kia đã dứt, cũng vẫn thiếu một duyên. Nếu khi vượt qua cõi (giới), bốn duyên mới đủ. Tùy theo sự thích ứng với dứt đắc kia, được gọi là biết khắp.

Há không ứng hợp với năm duyên? Nghĩa là thêm lìa đều có trói buộc.

Có thuyết khác nói: Duyên nầy tức diệt có hai nhân. Và duyên vượt qua cõi, không nên nói riêng.

Nếu vậy, cũng chớ lập duyên vượt qua cõi, vì vượt qua cõi, cũng tức diệt hai nhân. Hai nhân đều trói buộc, mặc dù dựa vào một vật, mà sự trói buộc với nhân, nghĩa là chúng đều khác, nghĩa là ở năm bộ, khiến khởi gọi là nhân, tức ở trong đó, chủ thể ràng buộc, gọi là trói buộc. Vả lại, Khổ trí sinh, Tập trí chưa sinh. Dù hai bộ không có sức khiến khởi lẫn nhau mà có công năng lần lượt làm tánh Nhân, nghĩa hoặc ràng buộc do kiến tập dứt như xưa, vì nghĩa ràng buộc do kiến khổ dứt đều không có, nên chẳng phải diệt hai nhân, tức là lìa đều có trói buộc. Lại, không thể nói nghĩa nhân tức trói buộc, vì vô lậu duyên hoặc không lệ thuộc nhóm người khác. Do đó, hai thứ của tông ta đều nói. Nay, không nói, tức chỉ có thể nói: Nói đây, kia tự thành không thể nói không có khác. Nghĩa thể vì rộng, Vả lại, nói hai nhân, dù vượt qua vị cõi, nhưng đều diệt hai nhân, mà khi diệt hai nhân không phải đều vượt qua cõi. Cho nên, ngoài diệt hai nhân, lập riêng vượt qua cõi, diệt hai nhân của ba địa, vì chưa lập biết khắp. Ai thành tựu bao nhiêu biết khắp? Tụng rằng:

Trụ kiến đế là không

Hoặc thành một đến năm

Tu thành sáu, một, hai

Vô học chỉ thành một.

Luận nói: Trong vị phàm phu dù thể lìa nhiễm, cho đến tám địa không thành biết khắp. Trong vị Thánh, người dựa vào định Vị chí, nhập kiến đế, từ đầu tiên cho đến vị tập pháp nhẫn cũng không biết khắp, đến vị tập pháp trí, tập loại nhẫn, chỉ thành tựu một, đến vị tập loại trí, diệt pháp nhẫn, thì thành tựu hai, đến vị diệt pháp trí, diệt loại nhẫn, thì thành tựu ba, đến vị diệt loại trí, đạo pháp nhẫn, thì thành tựu bốn. Đến vị đạo pháp trí, đạo loại nhẫn, thì thành tựu năm.

Dựa vào định căn bản, nhập kiến đế. Nghĩa là dến tập loại nhẫn, cũng không có biết khắp, vị sau tùy theo sự thích ứng như lý tư duy, lựa chọn. Trụ vị Tu đạo, người chưa lìa Dục, Đạo Loại trí làm đầu tiên, cho đến chưa được hoàn toàn lìa nhiễm cõi Dục. Và lìa cõi Dục lui sụt đều thành tựu sáu đến hoàn toàn lìa dục vì lìa cõi Dục, đạo Giải thoát thứ chín là trước nhất, cho đến là đạo Vô gián sau cùng của cõi Sắc.

Người trước lìa dục từ Đạo Loại trí, cho đến chưa khởi, đạo tận trừ sắc, trước chỉ thành một biết khắp, nghĩa là thuận với tận trừ phần dưới.

Từ ái sắc tận và vị Vô học, khởi triền sắc lui sụt cũng một như trước.

Có ái sắc. Nghĩa là từ ái sắc vĩnh viễn tận. Trước hết, người lìa sắc, từ khởi đạo tận sắc, đến khi chưa hoàn toàn lìa ái Vô sắc, thành hai: Tận trừ phần dưới, tận trừ ái sắc, từ Vô học lui khởi sụt triền Vô sắc thành hai tên biết khắp. Như trước nói trụ vị Vô học chỉ thành tựu một nghĩa là biết khắp dứt tất cả kết dứt hẳn. Nếu căn cứ căn bản, khi Đạo Loại trí nhập chánh quyết định, tất cả dứt của Vô học kia cũng thuận dứt phần dưới được gọi là biết khắp sao thừa nhận quả căn bản, chỉ có năm biết khắp?

Chỉ pháp Kiến đạo đoạn của cõi Sắc, Vô sắc dứt, là được tên biết khắp kia, nên không có lỗi.

Vì sao chỉ Vô học nầy cũng được tên kia?

Vì chứng đắc dần quả Bất hoàn, nghĩa là trên đoạn nầy, đặt tên kia. Lại, trước hết, tục, đạo đã dứt phần dưới. Nay, sức Thánh đạo khiến không bao giờ sinh, nên đoạn chỗ đạt được kia giả, nói là quả nầy, nay thật sự không được dứt biết khắp cõi Dục. Cho nên, trong đây, nên tạo ra bốn luận chứng: nghĩa là nếu sắp được dứt, nghĩa là cũng sắp được biết khắp ư?

Hoặc có khi sắp được dứt, chẳng phải sắp được biết khắp. Nghĩa là trong các vị, sắp đã được dứt, chưa đối với dứt kia, sắp lập biết khắp. Hoặc sắp được biết khắp, không phải sắp được dứt. Nghĩa là người chưa lìa cõi Dục, nhập kiến đế, đối với tập pháp nhẫn trong vị chánh diệt, các pháp dứt do kiến khổ dứt cõi Dục, đoạn, sắp được biết khắp vì các duyên đủ, không phải sắp được đoạn, vì trước đã được. Ở trong vị chánh diệt của tập loại nhẫn, các pháp do kiến khổ dứt của hai cõi, trước đã có, lìa dục. Nếu người dựa vào căn bản nhập kiến đế, thì trong vị chánh diệt của ba loại nhẫn sau, tùy theo chúng thích ứng các thứ đã dứt trước của người kia, pháp Kiến đạo đoạn của cõi Sắc, Vô sắc dứt. Pháp do kiến, Tu đạo đoạn của cõi Dục kia, đoạn, đối với tất cả vị, không phải sắp được đoạn, vì trước đã được, nên không phải sắp được biết khắp. Vì đây không phải trị kia, nên, nếu người dựa vào định vị chí, nhập kiến đế, thì trong vị chánh diệt của ba pháp loại nhẫn, tùy theo chúng thích ứng các thứ đã dứt trước của, người kia, pháp do Kiến đạo đoạn của cõi Dục, sắc, cõi Vô sắc, dứt. Ở vị Tu đạo, lìa nhiễm cõi Dục, trong vị chánh diệt của Vô gián thứ chín. Kiến đạo đoạn của ba cõi và pháp Tu đạo đoạn của tám phẩm cõi Dục, đoạn, lìa trong vị chánh diệt của Vô gián thứ chín của định tứ tư. Chín phẩm của ba trước. Tám phẩm của thứ tư, trước hết lìa sắc: Pháp Tu đạo đoạn chín phẩm của bốn địa, đoạn. Trong vị chánh diệt của định kim cương, tấc cả dứt của pháp Tu đạo đoạn chín phẩm của bốn địa. Trong vị chánh diệt của Kim cương dụ định, tấc cả dứt của pháp đối tượng vị trước đều đoạn. Hoặc sắp được đoạn, cũng sắp được biết khắp, nghĩa là trong các vị sắp được đoạn, cũng đối với dứt kia sắp lập biết khắp. Nói các vị để chỉ đạo Vô gián, pháp sở đoạn của mình, sắp được gọi là biết khắp, như người chưa lìa cõi Dục, nhập kiến đế, ở trong vị chánh diệt của tập pháp nhẫn, pháp do kiến tập dứt của cõi Dục dứt, ở trong vị chánh diệt của tập loại nhẫn, pháp do kiến tập dứt của hai cõi dứt. Như thế, cho đến ở trong vị chánh diệt của đạo loại nhẫn, pháp do Kiến đạo đoạn của hai cõi dứt, đối với người lìa nhiễm chấp, nhập kiến đế, như trước nên tư duy.

Trong vị Tu đạo đối với lìa cõi Dục. Lúc nhiễm Hữu đảnh của Tĩnh lự thứ tư, pháp được dứt do Vô gián thứ chín dứt. Hoặc không phải sắp được dứt, không phải sắp được biết khắp, nghĩa là trừ các tướng đã nói như trước.

Vì sao quả A-la-hán, Bất hoàn, gom chung các đoạn, lập một biết khắp? Tụng rằng:

Vì vượt cõi, đắc quả

Hai xứ tập, biết khắp.

Luận nói: Vì đủ hai duyên, nên đối với dứt đã đắc, tập chung, kiến lập thành một biết khắp:

  1. Vượt qua cõi.
  2. Đắc quả.

Nói tập: Là nghĩa hợp nhất. Nếu đối với Vô sắc, phần lìa nhiễm, nên được quả Dự lưu, vì đã hoàn toàn lìa nhiễm, nên được quả A-lahán. Nếu ở cõi Dục, có phần lìa nhiễm, nên đắc quả Nhất lai. Vì hoàn toàn lìa nhiễm, nên được quả Bất hoàn. Nếu ở cõi Sắc, phần lìa, hoàn toàn lìa, đều không đắc quả, chỉ đối với hai xứ, đầy đủ hai duyên, nghĩa là khi đắc quả, vì cũng tức vượt qua cõi, nên A-la-hán và quả Bất hoàn nhóm họp các đoạn đã đắc lập thành biết khắp.

Bấy giờ, vì khởi chung một vị đắc, nên khi hai quả khác, đắc dù một vị nhưng chưa vượt qua cõi. Khi ái sắc tận, dù là vượt qua cõi, nhưng vì không có đắc một vị, nên đối với vị kia không nhóm hợp biết khắp, phải là đủ hai duyên, mới tập hợp chung.

Ai xả ai được? Có bao nhiêu thứ biết khắp? Tụng rằng:

Xả một, hai, năm, sáu

Đắc cũng vậy, trừ năm.

Luận nói: Nói bỏ một. Nghĩa là từ Vô học và ái sắc tận, hoàn toàn lìa lui sụt cõi Dục. Nói bỏ hai là các Bất hoàn từ ái sắc tận khởi lui sụt triền ràng buộc dục và người tu hành kia khi đạt được quả A-lahán, trước lìa cõi Dục, nương tựa định căn bản, người nhập kiến đế, khi đạo loại nhẫn nói xả năm. Kinh chủ giải thích rằng: Nghĩa là trước lìa vị Đạo Loại trí cõi Dục. Ở đây, chỉ nên nói khi Đạo loại nhẫn, khi Đạo Loại trí, A-la-hán kia đã xả.

Nói được, xả vì căn cứ sắp nói. Lại, lẽ ra phải phân biệt nói người dựa vào định Vị Chí, nhập kiến đế, nếu là người dựa vào căn bản, nhập kiến đế, thì đối với dứt cõi Dục, không được vô lậu, ly hệ đắc, nên không được pháp Kiến đạo đoạn cõi Dục, đoạn, ba thứ biết khắp. Không phải nói trước kia không thể được, nay xả. Nói xả sáu, nghĩa là, tất cả bậc Thánh khi chưa lìa cõi Dục chứng đắc Bất hoàn, đắc cũng như thế ấy, nghĩa là có đắc một, đắc hai, đắc sáu.

Nói đắc một, nghĩa là vị thắng tấn, trong chín thứ vị tập loại nhẫn v.v… và từ Vô sắc khởi triền lui sụt cõi Sắc.

Nói đắc hai, nghĩa là từ Vô học khởi các triền lui sụt cõi Vô sắc.

Nói đắc sáu, nghĩa là Bất hoàn lui sụt không được năm tức về lý, không chấp nhận. Nghĩa là người trước lìa dục, dựa vào định vị chí nhập kiến đế, khi đạo loại nhẫn bỏ năm thứ biết khắp, được quả Bất hoàn. Quả nầy, nếu lui sụt, có thể được năm biết khắp. Vì sự lui sụt nầy đã không có, nên chẳng chấp nhận được năm.

Há không là thắng tấn khi được quả Thánh, đối với các vô vi, lại khởi đắc vượt hơn. Vừa có thể gọi đắc đâu thể bỏ?

Biết khắp căn cứ ở dứt thật hiển nhiên thường thành tựu. Chỉ nay lại căn cứ trong chín biết khắp. Nếu được tên gọi khác, tên gọi cũ liền mất, gọi là xả cũng không có lỗi.