LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC
Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 17

Phẩm 8: BẢY PHÁP, phần 2

* Bảy pháp không tốt: 1. Không tin. 2. Không hổ. 3. Không thẹn. 4. Biếng nhác. 5. Mất niệm. 6. Không định. 7. Tuệ ác.

1. Thế nào là không tin?

Đáp: Nghĩa là các thứ không tin, tánh không tin, tánh hiện tiền không tin, không tùy thuận, không ấn định chấp nhận, đã không vui nhận, sẽ không vui nhận, hiện không vui nhận, tâm không thanh tịnh. Đó gọi là không tin.

2. Thế nào là không hổ?

Đáp: Nghĩa là các thứ không biết xấu hổ, cho đến nói rộng. Đó gọi là không hổ.

3. Thế nào là không thẹn?

Đáp: Nghĩa là các thứ không biết hổ thẹn, cho đến nói rộng. Đó gọi là không thẹn.

4. Thế nào là biếng nhác?

Đáp: Nghĩa là tánh của các thứ tinh tấn thấp, tinh tấn kém, chán tinh tấn, sợ tinh tấn v.v…, nói rộng cho đến tâm biếng nhác, tánh biếng nhác, tâm không dũng mãnh, tánh không dũng mãnh. Đó gọi là biếng nhác.

5. Thế nào là mất niệm?

Đáp: Nghĩa là tánh của các thứ không niệm, hư niệm, mất niệm, niệm ở ngoài tâm. Đó gọi là mất niệm.

6. Thế nào là không định?

Đáp: Nghĩa là tánh của tâm tán loạn. Thế nào là tánh của tâm tán loạn? Tức là các tánh của tâm phân tán, tâm loạn động, tâm nhiễu loạn, tâm trôi nổi, tâm không chuyên nơi một cảnh, tâm không an trụ. Đó gọi là tánh của tâm tán loạn.

7. Thế nào là tuệ ác?

Đáp: Nghĩa là đối với những pháp được lựa chọn không như lý chấp cho là như lý. Đối với những pháp được lựa chọn như lý thì chấp cho là không như lý. Đó gọi là tuệ ác.

Bảy thứ như thế gọi là pháp không tốt. Do nhân duyên nào bảy thứ ấy gọi là pháp không tốt? Không tốt tức không phải là bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của hạng ấy nên gọi là pháp không tốt. Nghĩa là các pháp này không phải là biên vực có thể đạt, có thể được của bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của hạng sĩ ấy đã có, hiện có, nên nói bảy thứ ấy là pháp không tốt.

*

* Bảy pháp tốt: 1. Tin. 2. Hổ. 3. Thẹn. 4. Tinh tấn. 5. Niệm. 6. Định. 7. Tuệ.

1. Thế nào là tin?

Đáp: Nghĩa là các thứ tin, tánh tin, tánh hiện tiền tin, tùy thuận, ấn định chấp nhận, đã vui nhận, hiện vui nhận, sẽ vui nhận, tâm thanh tịnh. Đó gọi là tin.

2. Thế nào là hổ?

Đáp: Nghĩa là các thứ xấu hổ, tánh xấu hổ, cho đến nói rộng.

Đó gọi là hổ.

3. Thế nào là thẹn?

Đáp: Nghĩa là các thứ hổ thẹn, tánh hổ thẹn, cho đến nói rộng. Đó gọi là thẹn.

4. Thế nào là tinh tấn?

Đáp: Nghĩa là tánh của các thứ không phải tinh tấn thấp kém, cho đến nói rộng. Đó gọi là tinh tấn.

5. Thế nào là niệm?

Đáp: Nghĩa là các niệm, tùy niệm v.v…, nói rộng cho đến tâm tánh luôn sáng suốt ghi nhớ. Đó gọi là niệm.

6. Thế nào là định?

Đáp: Nghĩa là các thứ tâm trụ v.v…, nói rộng cho đến tâm tánh một cảnh. Đó gọi là định.

7. Thế nào là tuệ?

Đáp: Nghĩa là đối với các pháp được lựa chọn như lý, biết rõ là như lý. Đối với các pháp được lựa chọn không như lý, biết rõ là không như lý. Đó gọi là tuệ.

Bảy thứ như thế gọi là pháp tốt. Do nhân duyên nào bảy thứ ấy gọi là pháp tốt? Tốt nghĩa là bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của bậc ấy nên gọi là pháp tốt. Nghĩa là các pháp này chính là biên vực có thể đạt, có thể được của bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của bậc ấy đã có, hiện có, nên nói bảy thứ ấy là pháp tốt.

*

* Lại có bảy pháp không tốt: 1. Không biết pháp. 2. Không biết nghĩa. 3. Không biết thời. 4. Không biết lượng. 5. Không tự biết. 6. Không biết về chúng. 7. Không biết về Bổ-đặc-già-la có hơn có kém.

1. Thế nào là không biết pháp?

Đáp: Nghĩa là không nhận biết rõ về giáo pháp của Như Lai. Tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sự, Bản sinh, Phương quảng, Pháp hy hữu, Luận nghị v.v… Đó gọi là không biết pháp.

2. Thế nào là không biết nghĩa?

Đáp: Nghĩa là không nhận biết rõ về ngữ nghĩa của các thứ giáo pháp kia. Tức là ngữ như thế như thế, có nghĩa như thế như thế. Đó gọi là không biết nghĩa.

3. Thế nào là không biết thời?

Đáp: Nghĩa là không nhận biết rõ về đúng thời, không đúng thời. Tức là thời này nên tu tướng chỉ, thời này nên tu tướng cử, thời này nên tu tướng xả v.v… Đó gọi là không biết thời.

4. Thế nào là không biết lượng?

Đáp: Nghĩa là không nhận biết rõ về các thứ phần lượng. Tức là các phần lượng hiện có như các thức ăn uống, nếm nhai v.v…, hoặc các việc đi đứng, nằm ngồi, hoặc các việc thức ngủ, nói năng, im lặng, hoặc khi giải trừ phiền muộn v.v… Đó gọi là không biết lượng.

5. Thế nào là không tự biết?

Đáp: Nghĩa là không nhận biết rõ về tự mình đức nhiều, ít. Tức là tự mình hiện có hoặc tín hoặc giới, hoặc văn hoặc xả, hoặc tuệ hoặc giáo, hoặc chứng hoặc niệm, hoặc về tộc họ, hoặc về biện tài. Đó gọi là không tự biết.

6. Thế nào là không biết về chúng?

Đáp: Nghĩa là không nhận biết rõ về các chúng hội có hơn kém. Tức nhận biết đây là chúng Sát-đế-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Cư sĩ, đây là chúng Sa-môn, chúng ngoại đạo v.v… Ở trong các chúng ấy, ta nên đi đứng nằm ngồi như thế, nói năng như thế, im lặng như thế v.v… Đó gọi là không biết về chúng.

7. Thế nào là không biết về Bổ-đặc-già-la có hơn có kém?

Đáp: Nghĩa là không nhận biết rõ về các Bổ-đặc-già-la có đức hạnh hơn kém. Tức là các Bổ-đặc-già-la như thế như thế, có đức hạnh hoặc hơn hoặc kém như thế như thế. Đó gọi là không biết về Bổ-đặc-già-la có hơn có kém.

Bảy thứ như thế gọi là pháp không tốt. Do nhân duyên nào bảy thứ ấy gọi là pháp không tốt? Không tốt tức không phải là bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của hạng ấy nên gọi là pháp không tốt. Nghĩa là các pháp này không phải là biên vực có thể đạt, có thể được của bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của hạng sĩ ấy đã có, hiện có, nên nói bảy thứ ấy là pháp không tốt.

*

* Lại có bảy pháp tốt: 1. Biết pháp. 2. Biết nghĩa. 3. Biết thời. 4. Biết lượng. 5. Tự biết. 6. Biết về chúng. 7. Biết về Bổ-đặc-già-la có hơn có kém.

1. Thế nào là biết pháp?

Đáp: Nghĩa là nhận biết rõ đúng về giáo pháp của Như Lai. Đó là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sự, Bản sinh, Phương quảng, Pháp hy hữu, Luận nghị v.v… Đó gọi là biết pháp.

2. Thế nào là biết nghĩa?

Đáp: Nghĩa là nhận biết rõ đúng về ngữ nghĩa của các thứ giáo pháp kia. Tức là ngữ như thế như thế, có nghĩa như thế như thế. Đó gọi là biết nghĩa.

3. Thế nào là biết thời?

Đáp: Nghĩa là nhận biết rõ đúng về đúng thời, không đúng thời. Tức là thời này nên tu tướng chỉ, thời này nên tu tướng cử, thời này nên tu tướng xả v.v… Đó gọi là biết thời.

4. Thế nào là biết lượng?

Đáp: Nghĩa là nhận biết rõ đúng về vô số phần lượng. Tức là các phần lượng hiện có như các thức ăn uống, nếm nhai v.v…, hoặc các việc đi đứng, nằm ngồi, hoặc các việc thức ngủ, nói năng, im lặng, hoặc khi giải trừ phiền muộn v.v… Đó gọi là biết lượng.

5. Thế nào là tự biết?

Đáp: Nghĩa là nhận biết rõ đúng về đức của mình nhiều, ít. Tức là tự mình hiện có hoặc tín hoặc giới, hoặc văn hoặc xả, hoặc tuệ hoặc giáo, hoặc chứng hoặc niệm, hoặc về tộc họ, hoặc về biện tài. Đó gọi là tự biết.

6. Thế nào là biết về chúng?

Đáp: Nghĩa là nhận biết rõ đúng về các chúng hội có hơn kém. Tức nhận biết đây là chúng Sát-đế-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Cư sĩ, đây là chúng Sa-môn, chúng ngoại đạo v.v… Ở trong các chúng ấy, ta nên đi đứng nằm ngồi như thế, nói năng như thế, im lặng như thế v.v… Đó gọi là biết về chúng.

7. Thế nào là biết về Bổ-đặc-già-la có hơn có kém?

Đáp: Nghĩa là nhận biết rõ đúng về Bổ-đặc-già-la có đức hạnh hơn kém. Tức là Bổ-đặc-già-la như thế như thế, có đức hạnh hoặc hơn hoặc kém như thế như thế. Đó gọi là biết về Bổ-đặc-già-la có hơn có kém.

Bảy thứ như thế gọi là pháp tốt. Do nhân duyên nào bảy thứ ấy gọi là pháp tốt? Tốt nghĩa là bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của bậc ấy nên gọi là pháp tốt. Nghĩa là các pháp này chính là biên vực có thể đạt, có thể được của bậc Thiện sĩ. Đây là pháp của bậc ấy đã có, hiện có, nên nói bảy thứ ấy là pháp tốt.

*

* Bảy thức trụ: Những gì là bảy?

1. Như có hữu tình có sắc, có nhiều thứ thân, nhiều thứ tưởng, như loài người và một phần nẻo trời. Đó gọi là Thức trụ thứ nhất.

2. Lại có hữu tình có sắc, có nhiều thứ thân, một thứ tưởng, như trời Phạm chúng, kiếp sơ khởi trụ. Đó gọi là Thức trụ thứ hai.

3. Lại có hữu tình có sắc, có một thứ thân, nhiều thứ tưởng, như trời Quang Âm. Đó gọi là Thức trụ thứ ba.

4. Lại có hữu tình có sắc, có một thứ thân, một thứ tưởng, như trời Biến tịnh. Đó gọi là Thức trụ thứ tư.

5. Lại có hữu tình không sắc, vượt quá tất cả tưởng sắc, diệt tưởng có đối, không tư duy về các thứ tưởng, nhập nơi không vô biên, trụ đầy đủ nơi xứ không vô biên, như trời Không vô biên xứ. Đó gọi là Thức trụ thứ năm.

6. Lại có hữu tình không sắc, vượt quá tất cả xứ không vô biên, nhập nơi thức vô biên, trụ đầy đủ nơi xứ thức vô biên, như trời Thức vô biên xứ. Đó gọi là Thức trụ thứ sáu.

7. Lại có hữu tình không sắc, vượt quá tất cả xứ thức vô biên, nhập nơi vô sở hữu, trụ đầy đủ nơi xứ vô sở hữu, như trời Vô sở hữu xứ. Đó gọi là Thức trụ thứ bảy.

Như thế gọi là bảy Thức trụ.

Ở đây:

1. Có sắc: Nghĩa là hữu tình ấy đã nêu bày có sắc: Thân có sắc, có xứ có sắc, có giới có sắc, có uẩn có sắc, nên gọi là có sắc.

Hữu tình: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hẳn. Tuy các hữu tình là không thể đạt được, không thể thủ đắc, không thật có, không hiện hữu, nhưng dựa vào các uẩn, giới, xứ để giả lập hữu tình, có các tưởng cùng tưởng được thiết lập để nêu bày chuyển đổi. Đó là hữu tình, người, ý sinh, nho đồng, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, sĩ phu, Bổ-đặc-già-la, nên gọi là hữu tình.

Nhiều thứ thân: Nghĩa là hữu tình ấy có nhiều thứ thân hiển sắc, nhiều thứ tướng, nhiều thứ hình, không phải một thứ hiển sắc, không phải một thứ tướng, không phải một thứ hình, nên gọi là nhiều thứ thân.

Nhiều thứ tưởng: Nghĩa là hữu tình ấy có tưởng vui, tưởng khổ, tưởng không khổ không vui, nên gọi là nhiều thứ tưởng.

Như loài người và một phần nẻo trời: Tức chỉ rõ chung về loài người và các trời thuộc Dục giới, nên gọi là như loài người và một phần nẻo trời.

Đó gọi là thứ nhất: Tức là lần lượt thuận theo thứ lớp nối tiếp theo thứ tự là thứ nhất.

Thức trụ: Thế nào gọi là thức trụ? Tức ở đây là sự hệ thuộc gồm các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện có, nên gọi chung là Thức trụ.

2. Có sắc: Nghĩa là hữu tình ấy đã nêu bày có sắc: Thân có sắc, có xứ có sắc, có giới có sắc, có uẩn có sắc, nên gọi là có sắc.

Hữu tình: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hẳn. Tuy các hữu tình là không thể đạt được, không thể thủ đắc, không thật có, không hiện hữu, nhưng dựa vào các uẩn, giới, xứ để giả lập hữu tình, có các tưởng cùng tưởng được thiết lập để nêu bày chuyển đổi. Đó là hữu tình, người, ý sinh, nho đồng, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, sĩ phu, Bổ-đặc-già-la, nên gọi là hữu tình.

Nhiều thứ thân: Nghĩa là hữu tình ấy có nhiều thứ thân hiển sắc, nhiều thứ tướng, nhiều thứ hình, không phải một thứ hiển sắc, không phải một thứ tướng, không phải một thứ hình, nên gọi là nhiều thứ thân.

Một thứ tưởng: Nghĩa là các hữu tình ấy có thời, có phần. Khi kiếp sống của thế giới này sắp hoại, phần nhiều họ đều sinh lên trong chúng đồng phần nơi trời Quang âm, ở đấy có đầy đủ tâm ý và thân sắc, các căn không thiếu giảm, các chi phần viên mãn, hình tướng hiển bày thanh tịnh, vui mừng vì sự ăn uống, thọ mạng lâu dài, có thời có phần. Nơi thế gian ấy khi kiếp sống mới thành hình, ở trong khoảng không trung phía dưới có cung điện trống không bỗng nhiên hiện ra. Lúc này, có một hữu tình do thọ mạng đã hết, nghiệp đã dứt, phước đã tận, là người đầu tiên từ nơi chúng đồng phần của trời Quang âm chết đi, sinh xuống ở tại cung điện trống không của xứ Phạm thế, chỉ mỗi một mình, không có những kẻ hầu, nhưng thọ mạng lâu dài. Hữu tình này sống ở đấy trải qua thời gian rất lâu, bỗng nhiên sinh khởi ái dục và không vui, nên suy nghĩ: Làm sao để khiến các hữu tình khác sinh nơi đồng phần của ta làm bạn với ta! Trong lúc hữu tình này đang tâm nguyện ấy thì có một số hữu tình khác cũng do thọ mạng đã tận, nghiệp đã dứt, phước đã hết, nên lại từ chúng đồng phần của trời Quang âm chết đi, sinh xuống Phạm cung cùng làm bạn với hữu tình trước. Bấy giờ, hữu tình sinh trước suy niệm: Ta trước đây chỉ mỗi một mình, thọ mạng hết sức lâu dài, bỗng nhiên sinh ái dục và không vui, nên suy nghĩ làm sao để khiến các hữu tình khác sinh nơi đồng phần của ta làm bạn với ta. Trong lúc ta tâm nguyện như thế thì các hữu tình này liền sinh vào nơi đây, cùng ta làm bạn, thỏa mãn ý nguyện của ta. Vì thế nên biết loại hữu tình này là do ta hóa ra. Ta đối với loài ấy cùng các thế gian khác là kẻ tự tại, là kẻ tạo ra, hóa ra, sinh ra, khởi lên, đích thực là Tổ phụ. Khi đó, các hữu tình kia cũng suy nghĩ:

Chúng ta đã từng thấy ông ấy sống một mình ở đây trải qua thời gian vô cùng lâu dài bỗng nhiên phát sinh ái dục và không vui, nên khởi tâm nguyện mong có các hữu tình khác sinh nơi đồng phần của ta cùng làm bạn với ta. Lúc ông ấy dấy khởi tâm nguyện như vậy, thì chúng ta liền sinh vào cõi đó cùng chung số phần để cùng làm bạn với ông ấy. Do đấy, chúng ta chính là do ông ấy hóa ra. Đối với hữu tình và các vật nơi thế gian, ông ấy là bậc tự tại, là bậc tạo tác, biến hóa, sinh khởi, đích thực là Tổ phụ v.v… Nên gọi là một thứ tưởng.

Như trời Phạm chúng: Tức trong nghĩa này là hiển bày chung về các hữu tình sinh nơi trời Phạm chúng v.v…, có nhiều thứ thân nhưng chỉ có một thứ tưởng.

Kiếp sơ khởi trụ: Nghĩa là khi kiếp mới sinh thành.

Đó gọi là thứ hai: Tức là lần lượt thuận theo thứ lớp nối tiếp theo thứ tự là thứ hai.

Thức trụ: Thế nào gọi là thức trụ? Tức ở đây là sự hệ thuộc gồm các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện có, nên gọi chung là Thức trụ.

3. Có sắc: Nghĩa là hữu tình ấy đã nêu bày có sắc: Thân có sắc, có xứ có sắc, có giới có sắc, có uẩn có sắc, nên gọi là có sắc.

Hữu tình: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hẳn. Tuy các hữu tình là không thể đạt được, không thể thủ đắc, không thật có, không hiện hữu, nhưng dựa vào các uẩn, giới, xứ để giả lập hữu tình, có các tưởng cùng tưởng được thiết lập để nêu bày chuyển đổi. Đó là hữu tình, người, ý sinh, nho đồng, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, sĩ phu, Bổ-đặc-già-la, nên gọi là hữu tình.

Một thứ thân: Nghĩa là hữu tình ấy có một thứ thân hiển sắc, một thứ tướng, một thứ hình, không có nhiều thứ hiển sắc, không có nhiều thứ tướng, không có nhiều thứ hình, nên gọi là một thứ thân.

Nhiều thứ tưởng: Nghĩa là hữu tình ấy có tưởng vui, tưởng không khổ không vui, nên gọi là nhiều thứ tưởng.

Như trời Quang âm: Tức chỉ rõ chung cho các trời như trời Quang âm.

Đó gọi là thứ ba: Tức là lần lượt thuận theo thứ lớp nối tiếp theo thứ tự là thứ ba.

Thức trụ: Thế nào gọi là Thức trụ? Tức ở đây là sự hệ thuộc gồm các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện có, nên gọi chung là Thức trụ.

4. Có sắc: Nghĩa là hữu tình ấy đã nêu bày có sắc: Thân có sắc, có xứ có sắc, có giới có sắc, có uẩn có sắc, nên gọi là có sắc.

Hữu tình: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hẳn. Tuy các hữu tình là không thể đạt được, không thể thủ đắc, không thật có, không hiện hữu, nhưng dựa vào các uẩn, giới, xứ để giả lập hữu tình, có các tưởng cùng tưởng được thiết lập để nêu bày chuyển đổi. Đó là hữu tình, người, ý sinh, nho đồng, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, sĩ phu, Bổ-đặc-già-la, nên gọi là hữu tình.

Một thứ thân: Nghĩa là hữu tình ấy có một thứ thân hiển sắc, một thứ tướng, một thứ hình, không có nhiều thứ hiển sắc, không có nhiều thứ tướng, không có nhiều thứ hình, nên gọi là một thứ thân.

Một thứ tưởng: Nghĩa là hữu tình ấy chỉ có tưởng vui, nên gọi là một thứ tưởng.

Như trời Biến tịnh: Tức chỉ rõ chung cho các trời như trời Biến tịnh.

Đó gọi là thứ tư: Tức là lần lượt thuận theo thứ lớp nối tiếp theo thứ tự là thứ tư.

Thức trụ: Thế nào gọi là Thức trụ? Tức ở đây là sự hệ thuộc gồm các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện có, nên gọi chung là Thức trụ.

5. Không sắc: Nghĩa là hữu tình ấy đã nêu bày không sắc: Thân không có sắc, xứ, giới, uẩn đều không có sắc, nên gọi là không sắc.

Hữu tình: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hẳn. Tuy các hữu tình là không thể đạt được, không thể thủ đắc, không thật có, không hiện hữu, nhưng dựa vào các uẩn, giới xứ để giả lập hữu tình, có các tưởng cùng tưởng được thiết lập để nêu bày chuyển đổi. Đó là hữu tình, người, ý sinh, nho đồng, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, sĩ phu, Bổ-đặc-già-la, nên gọi là hữu tình.

Vượt quá tất cả tưởng sắc: Nghĩa là vượt quá tất cả tưởng tương ưng với nhãn thức thân.

Diệt tưởng có đối: Nghĩa là diệt các tưởng tương ưng với bốn thức thân.

Không tư duy về các thứ tưởng: Nghĩa là không có năm thức thân dẫn đến tương ưng với ý thức, duyên nơi sắc v.v… tạo vô số chướng ngại cho tưởng định.

Nhập nơi không vô biên, trụ đầy đủ nơi xứ không vô biên, như trời Không vô biên xứ: Nghĩa là hiển bày chung về trời Không vô biên xứ.

Đó gọi là thứ năm: Tức là lần lượt thuận theo thứ lớp nối tiếp theo thứ tự là thứ năm.

Thức trụ: Thế nào gọi là Thức trụ? Tức ở đây là sự hệ thuộc gồm các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện có, nên gọi chung là Thức trụ.

6. Không sắc: Nghĩa là hữu tình ấy đã nêu bày không sắc: Thân không có sắc, xứ, giới, uẩn đều không có sắc, nên gọi là không sắc.

Hữu tình: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hẳn, nói rộng như trước.

Vượt quá tất cả xứ không vô biên, nhập nơi thức vô biên, trụ đầy đủ nơi xứ thức vô biên, như trời Thức vô biên xứ: Nghĩa là hiển bày chung về trời Thức vô biên xứ.

Đó gọi là thứ sáu: Tức là thuận theo thứ lớp nối tiếp theo thứ tự là thứ sáu.

Thức trụ: Thế nào gọi là Thức trụ? Tức ở đây là sự hệ thuộc gồm các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện có, nên gọi chung là Thức trụ.

7. Không sắc: Nghĩa là hữu tình ấy đã nêu bày không sắc: Thân không có sắc, xứ, giới, uẩn đều không có sắc, nên gọi là không sắc.

Hữu tình: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hẳn, nói rộng như trước.

Vượt quá tất cả xứ thức vô biên, nhập nơi vô sở hữu, trụ đầy đủ nơi xứ vô sở hữu, như trời Vô sở hữu xứ: Nghĩa là hiển bày chung về trời Vô sở hữu xứ.

Đó gọi là thứ bảy: Tức là thuận theo thứ lớp nối tiếp theo thứ tự là thứ bảy.

Thức trụ: Thế nào gọi là Thức trụ? Tức ở đây là sự hệ thuộc gồm các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện có, nên gọi chung là Thức trụ.

*

* Bảy tùy miên: 1. Tùy miên dục tham. 2. Tùy miên sân. 3. Tùy miên hữu tham. 4. Tùy miên mạn. 5. Tùy miên vô minh. 6. Tùy miên kiến. 7. Tùy miên nghi.

1. Thế nào là tùy miên dục tham?

Đáp: Nếu đối với các dục có các thứ tham cùng tham v.v… cho đến nói rộng. Đó gọi là tùy miên dục tham.

2. Thế nào là tùy miên sân?

Đáp: Nếu đối với các hữu tình muốn gây tổn hại v.v…, cho đến nói rộng. Đó gọi là tùy miên sân.

3. Thế nào là tùy miên hữu tham?

Đáp: Nếu đối với sắc, không sắc, có các thứ tham cùng tham v.v… cho đến nói rộng. Đó gọi là tùy miên hữu tham.

4. Thế nào là tùy miên mạn?

Đáp: Là các thứ mạn nương dựa, nắm giữ v.v…, cho đến nói rộng. Đó gọi là tùy miên mạn.

5. Thế nào là tùy miên vô minh?

Đáp: Là đối với ba cõi đều không có trí. Đó gọi là tùy miên vô minh.

6. Thế nào là tùy miên kiến?

Đáp: Là năm thứ kiến, đó gọi là tùy miên kiến. Năm kiến là: Hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Năm kiến như thế gọi là tùy miên kiến.

7. Thế nào là tùy miên nghi?

Đáp: Là đối với các đế có do dự. Đó gọi là tùy miên nghi.

*

* Bảy sự không lầm lỗi: Những gì là bảy?

1. Bí-sô nên biết! Có đệ tử Phật ở chỗ Đức Như Lai tu tập gieo trồng các thứ tịnh tín, sinh căn, an trụ, không bị các Sa-môn, Bà-lamôn, hoặc Thiên, Ma, Phạm, hay thế gian khác dẫn dụ chiếm đoạt. Đó gọi là sự không lầm lỗi thứ nhất.

2. Lại nữa, Bí-sô nên biết! Có đệ tử Phật luôn an trụ nơi tịnh giới, siêng năng tinh tấn giữ gìn luật nghi biệt giải thoát, các phép tắc hành trì đều luôn đầy đủ, đối với các tội rất nhỏ đều khởi lo sợ lớn. Thọ học các Học xứ thường không hủy phạm. Đó gọi là sự không lầm lỗi thứ hai.

3. Lại nữa, Bí-sô nên biết! Có đệ tử Phật luôn gần gũi với các Thiện hữu, khéo kết làm bạn cùng khéo giao tiếp. Đó gọi là sự không lầm lỗi thứ ba.

4. Lại nữa, Bí-sô nên biết! Có đệ tử Phật thường vui thích ở nơi chốn thanh vắng, gồm đủ hai thứ xa lìa là thân xa lìa và tâm xa lìa. Đó gọi là sự không lầm lỗi thứ tư.

5. Lại nữa, Bí-sô nên biết! Có đệ tử Phật luôn an trụ nơi siêng năng tinh tấn, có uy thế, có chuyên cần, có dũng mãnh kiên trụ, đối với các pháp thiện luôn không bỏ nẻo hành tác. Đó gọi là sự không lầm lỗi thứ năm.

6. Lại nữa, Bí-sô nên biết! Có đệ tử Phật luôn an trụ nơi chốn đủ niệm, thành tựu tối thắng các thứ thường ủy nơi chi niệm, những việc làm và lời nói lâu xa đều có thể nhớ nghĩ. Đó gọi là sự không lầm lỗi thứ sáu.

7. Lại nữa, Bí-sô nên biết! Có đệ tử Phật luôn an trụ nơi chốn đủ tuệ, thành tựu các thứ tuệ, như tuệ thế gian có sinh diệt, Thánh tuệ, Xuất tuệ, tuệ khéo thông đạt, tuệ do các vị ấy tạo tác, chánh tuệ dứt hết khổ v.v… Đó gọi là sự không lầm lỗi thứ bảy.

Bảy thứ vừa nêu như thế gọi là bảy sự không lầm lỗi.

Ở đây:

1. Ở chỗ Đức Như Lai tu tập gieo trồng các thứ tịnh tín: Thế nào là Như Lai? Như Lai là bậc Ứng Chánh Đẳng Giác.

Thế nào là tịnh tín? Nghĩa là dựa vào nẻo xuất ly, xa lìa đã sinh các pháp thiện, các thứ tin tưởng, tánh tin tưởng, nói rộng cho đến tánh tâm thanh tịnh, nên gọi là tịnh tín. Tức tịnh tín này ở chỗ Đức Như Lai đã, đang hay sẽ tu tập gieo trồng, thế nên nói như trên.

Đó gọi là thứ nhất: Tức như trước đã nói.

Sự việc không lầm lỗi: Là có thể hiển bày sự thanh tịnh do đã đoạn dứt vĩnh viễn các lầm lỗi.

2. An trụ nơi tịnh giới: Thế nào là tịnh giới? Nghĩa là các nghiệp đã tạo tác. Tức là thân hành luật nghi, ngữ hành luật nghi và đời sống thanh tịnh. Đó gọi là tịnh giới. Nói an trụ: Nghĩa là thành tựu tịnh giới, tu hành các thắng hạnh, tiến đến chỗ khế hợp, nên gọi là an trụ.

Siêng năng tinh tấn giữ gìn Luật nghi Biệt giải thoát: Thế nào là Biệt giải thoát? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Đức Phật, Bạc-già-phạm, đã tự mình thấy biết, vì các vị Bí-sô, cứ mỗi nửa tháng thường tuyên thuyết các Khế kinh biệt giải thoát. Đó gọi là Biệt giải thoát.

Do nhân duyên nào nói các pháp ấy là Biệt giải thoát? Tức các pháp thiện tối thắng do đấy làm cửa vào, vì đấy là pháp đứng đầu, đấy là duyên thứ nhất, biệt hành biệt trụ, do đó nên lập tên là Biệt giải thoát.

Siêng năng tinh tấn giữ gìn luật nghi này: Nghĩa là đối với pháp Biệt giải thoát như thế luôn tùy hành tùy chuyển. Do đấy nên nói như vậy.

Các phép tắc hành trì đều luôn đầy đủ: Nghĩa là các chúng Bí-sô có năm thứ không phải là phép tắc và năm chốn không nên đi đến. Năm thứ không phải là phép tắc: a. Tội Tha thắng (Ba-ladi). b. Tội Chúng dư. c. Tội Đọa chử. d. Tội Biệt thú. đ. Tội Ác tác (Đột-cát-la). Năm chốn không nên đi đến: a. Cung vua. b. Nhà làm ác. c. Nhà dâm nữ. d. Nhà có âm nhạc. đ. Quán rượu. Các đệ tử Phật đối với năm thứ không phải là phép tắc, năm chốn không nên đi đến đã được nêu rõ ấy luôn vui thích xa lìa, từ bỏ, không bao giờ làm. Còn đối với các phép tắc chính đáng, các chốn hành đúng đắn thì luôn thành tựu đầy đủ.

Đối với các tội rất nhỏ đều khởi lo sợ lớn: Nghĩa là đối với tội rất nhỏ, khởi tưởng hết sức sợ hãi để tránh, do đấy nên nói như thế.

Thọ học các Học xứ (giới) thường không hủy phạm: Nghĩa là các đệ tử Phật không nên suy niệm: Ta đối với Học xứ như thế như thế nên siêng năng tu học. Ta đối với Học xứ như thế như thế không siêng năng tu học. Các đệ tử Phật nên thường suy nghĩ: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Bạc-già-phạm đã tự biết tự thấy phàm tất cả Học xứ đã được chế lập, Ta đều thọ học, luôn không hủy phạm.

Đó gọi là thứ hai: Tức như trước đã nói.

Sự việc không lầm lỗi: Là có thể hiển bày sự thanh tịnh do đã đoạn dứt vĩnh viễn các lầm lỗi.

3. Gần gũi với các Thiện hữu: Thế nào là Thiện hữu? Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng các đệ tử Phật đều gọi là Thiện hữu. Lại nữa, nếu có hữu tình đủ giới, đủ đức, cho đến nói rộng, nên gọi là Thiện hữu. Đối với các Thiện hữu ấy luôn gần gũi, cùng gần gũi, thân cận hết mực, tùy thuận phụng sự, cung kính cúng dường. Thế nên nói là gần gũi với các Thiện hữu.

Thế nào gọi là khéo kết làm bạn? Tức là đối với các thứ đoạn sinh mạng, không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, nói dối, hoặc uống các thứ rượu v.v… đều có thể xa lìa, dứt trừ, từ bỏ, chán ghét, hoàn toàn dứt trừ, nên gọi là thiện. Cùng với những người thiện ấy kết làm bạn bè, tùy thuận hướng đến chỗ thân tâm không hai, thế nên gọi là khéo kết làm bạn.

Thế nào gọi là cùng khéo giao tiếp? Tức là đối với người đủ tín, đủ giới, đủ văn, đủ xả, đủ tuệ, nên tùy chuyển tùy thuận, không chống trái, thế nên gọi là cùng khéo gieo tiếp. Lại nữa, nếu đối với người đầy đủ pháp thiện, xuất ly, xa lìa, luôn tùy chuyển tùy thuận gắn bó không chống trái, thế nên gọi là cùng khéo giao tiếp. Lại nữa, nếu đối với người đầy đủ pháp thiện, xuất ly, xa lìa, hoàn toàn ưa thích, mong muốn, vui mừng, yêu mến, đều đồng như thế, thế nên gọi là cùng khéo giao tiếp.

Đó gọi là thứ ba: Tức như trước đã nói.

Sự việc không lầm lỗi: Là có thể hiển bày sự thanh tịnh do đã đoạn dứt vĩnh viễn các lầm lỗi.

4. Vui thích ở nơi chốn thanh vắng: Thế nào gọi là vui thích ở nơi thanh vắng? Các nơi chốn xa xôi không có nhà cửa đều gọi là thanh vắng. Nếu ở nơi đó, luôn vui vẻ, mến thích, không sinh ưu tư, tâm không chán sợ, thế nên gọi là vui thích ở nơi chốn thanh vắng.

Gồm đủ hai thứ xa lìa là thân xa lìa và tâm xa lìa: Nghĩa là ở nơi chốn thanh vắng, có thể siêng năng tu học, nội tâm luôn lặng dừng, không lìa tĩnh lự, thành tựu diệu quán, ở nơi hoàn toàn vắng vẻ không có nhà cửa siêng tu tự nghĩa.

Có thể siêng năng tu học, nội tâm luôn lặng dừng: Nghĩa là ở nơi chốn ấy, có thể siêng năng tinh tấn tu học bốn thứ tĩnh lự của thế gian.

Chẳng lìa tĩnh lự: Nghĩa là nơi thế gian, bốn thứ tĩnh lự luôn siêng suy tư, không cho là thấp kém, không khiếp sợ, không dứt bỏ.

Thành tựu diệu quán: Nghĩa là đối với bốn thứ tĩnh lự của thế gian, luôn tương ưng với trí tuệ vi diệu, thành tựu đầy đủ.

Hoàn toàn vắng vẻ không có nhà cửa: Nghĩa là ở nơi chốn vắng vẻ xa cách nhà cửa, do sức lựa chọn tốt nên luôn vui vẻ mến thích, không sinh sầu lo, tâm không chán sợ, thân tâm tăng trưởng cùng các pháp thiện, thế nên nói là hoàn toàn vắng vẻ không có nhà cửa.

Siêng tu tự nghĩa: Nghĩa là các ái đã dứt trừ hết, đạt được Niếtbàn tịch diệt, gọi là nghĩa tối thượng, cũng gọi là tự nghĩa. Đối với nghĩa như thế siêng năng tu học, cầu mau chóng chứng đắc, thế nên nói là siêng tu tự nghĩa.

Đó gọi là thứ tư: Tức như trước đã nói.

Sự việc không lầm lỗi: Tức có thể chỉ rõ sự thanh tịnh nơi Tăng ngữ.

5. An trụ nơi siêng năng tinh tấn: Thế nào là tinh tấn? Nghĩa là đối với nẻo xuất ly, xa lìa, đã sinh ra pháp thiện, luôn siêng năng dũng mãnh, thế dụng luôn nỗ lực, tâm được thúc đẩy liên tục, không gì có thể ngăn cản được, đó gọi là tinh tấn. Do người ấy thành tựu tinh tấn như thế, nên đối với sự tu tập, có thể hành tác các thắng hạnh, tiến đến chứng nhập. Do đấy gọi là siêng năng tinh tấn.

Có uy thế: Là người ấy tinh tấn viên mãn thuộc phẩm thượng, nên gọi là có uy thế.

Có chuyên cần: Là chỉ rõ tinh tấn bền chắc, nên gọi là có chuyên cần.

Có dũng mãnh kiên trụ: Là do đã thành tựu sức tinh tấn nên dũng mãnh quyết định, kiên trụ, mạnh mẽ, nhanh nhẹn mà giữ lấy. Các thứ được giữ lấy đó đều là pháp thiện, không phải ác, nên tùy theo chỗ giữ lấy tướng giữ gìn không bỏ. Thế nên nói là có dũng mãnh kiên trụ.

Đối với các pháp thiện thường không bỏ nẻo hành tác: Nghĩa là đối với các pháp thiện không xả bỏ sự siêng năng dũng mãnh, tinh tấn vượt bậc không hề gián đoạn.

Đó gọi là thứ năm: Tức như trước đã nói.

Sự việc không lầm lỗi: Tức như trước đã nói rộng.

6. An trụ nơi chốn đủ niệm: Thế nào là niệm? Nếu dựa vào nẻo xuất ly, xa lìa đã sinh các pháp thiện, hiện có các niệm tùy niệm v.v…, cho đến nói rộng, đó gọi là niệm.

Thành tựu tối thắng các thứ thường ủy nơi chi niệm: Nghĩa là tám chi Thánh đạo gọi là thường ủy, niệm này là một trong tám chi đó, tức là chi chánh niệm.

Những việc làm và lời nói lâu xa đều có thể nhớ nghĩ: Nghĩa là do niệm này nên các việc từng hành tác không hề quên mất, mà khiến tâm ghi nhớ rõ.

Đó gọi là thứ sáu: Tức như trước đã nói.

Sự việc không lầm lỗi: Tức như trước đã nói rộng.

7. An trụ nơi chốn đủ tuệ: Thế nào gọi là tuệ? Nếu dựa vào nẻo xuất ly, nẻo xa lìa đã sinh các pháp thiện, đối với các pháp tướng có thể lựa chọn nên lựa chọn thật kỹ lưỡng v.v…, nói rộng cho đến hành Tỳ-bát-xá-na, đó gọi là tuệ. Nói an trụ: Là do đã thành tựu tuệ như thế, nên đối với các pháp tướng có thể hành tác các thắng hạnh thù thắng, tiến đến chứng nhập.

Thành tựu tuệ thế gian có sinh diệt: Thế nào gọi là thế gian? Nghĩa là năm thủ uẩn, đó là: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Kẻ ấy do đã thành tựu tuệ như thế, nên có thể nhận biết đúng như thật năm thủ uẩn này sinh khởi và biến hoại, do đó nên nói là thành tựu tuệ thế gian có sinh diệt.

Nói Thánh tuệ: Có hai thứ Thánh: Một là thiện nên gọi là Thánh. Hai là vô lậu nên gọi là Thánh. Tuệ này do có đủ hai thứ Thánh đó, nên gọi là Thánh tuệ.

Xuất tuệ: Là do đã thành tựu tuệ như thế, nên có thể xuất ly cõi Dục cùng có thể xuất ly cõi Sắc, cõi Vô sắc, nên gọi là Xuất tuệ.

Tuệ khéo thông đạt: Là do thành tựu tuệ như vậy, nên đối với các Đế khổ, tập, diệt, đạo và do các tướng khổ tập diệt đạo nên có thể thông đạt, khéo thông đạt, đều thông đạt riêng biệt từng thứ, nên gọi là tuệ khéo thông đạt.

Tuệ do các vị ấy tạo tác: Là do người ấy đã tu học đạo vô gián nên có được thắng tuệ. Ở đây gọi là tuệ do kẻ ấy hành tác.

Chánh tuệ dứt hết khổ: Thế nào là chánh? Đó là nhân, là môn, là lý sâu xa, là hành tướng, nên gọi là chánh. Tuệ diệt hết khổ: Năm thủ uẩn gọi là khổ. Do tuệ này có thể diệt hết năm thủ uẩn, cùng diệt hết, diệt hết khắp, chứng đắc sự diệt hết vĩnh viễn, nên gọi là tuệ diệt hết khổ.

Đó gọi là thứ bảy: Tức như trước đã nói.

Sự việc không lỗi lầm: Là như trước đã nêu.

Trong đây Đức Thế Tôn nói kệ:

Đủ tín, giới, thiện hữu

Ở chốn vắng tinh tấn

Thành tựu niệm, chánh tri

Gọi bảy sự không lỗi.

*

* Bảy pháp ngăn dứt tranh cãi: 1. Tỳ-nại-da hiện tiền. 2. Tỳnại-da nhớ nghĩ. 3. Tỳ-nại-da bất si. 4. Tỳ-nại-da cầu tự tánh. 5. Tỳnại-da giữ lấy lời nói của nhiều người. 6. Tỳ-nại-da giữ lấy lời mình nói. 7. Tỳ-nại-da như cỏ che phủ mặt đất. Như thế gọi là bảy pháp ngăn dứt tranh cãi.

Hỏi: Vì sao gọi bảy thứ ấy là pháp ngăn dứt tranh cãi?

Đáp: Tranh cãi nghĩa là đây kia cùng tranh chấp, kiện tụng, chống trái. Do bảy pháp này theo một thứ hiện tiền có thể khiến chỗ dấy khởi tranh cãi đó dừng lại, dứt trừ. Do nhân duyên ấy nên gọi là pháp ngăn dứt tranh cãi.

HẾT – QUYỂN 17