LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁP UẨN TÚC
Tác giả: Tôn giả Đại Mục Kiền Liên
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 5

Phẩm 8: THẦN TÚC, phần 2

3. Thần túc thứ ba: Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu: Thế nào là Tâm? Thế nào là Tam-ma-địa? Thế nào là Thắng? Thế nào là Thắng hành để gọi là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu?

Ở đây:

Tâm: Nghĩa là dựa vào pháp thiện tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã khởi tâm ý thức, đó gọi là Tâm.

Tam-ma-địa: Nghĩa là Tâm tăng thượng đã khởi tâm trụ cùng trụ, trụ gần, an trụ, không tán, không loạn, thâu giữ đẳng trì, tánh tâm một cảnh, đó gọi là Tam-ma-địa.

Thắng: Nghĩa là Tâm tăng thượng đã khởi tám chi Thánh đạo, đó gọi là Thắng.

Thắng hành: Nghĩa là: Như có Bí-sô dựa vào Tâm quá khứ đạt được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Như dựa vào Tâm quá khứ, dựa vào Tâm hiện tại, vị lai, thiện, bất thiện, vô ký, thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến đạo đoạn, tu đạo đoạn, không đoạn v.v… nói rộng cũng như vậy.

Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi Tâm quá yếu kém, khởi suy nghĩ: “Ta nay không nên đối với các pháp thiện trụ nơi Tâm quá yếu kém. Theo lý ta nên đối với các pháp thiện trụ nơi Tâm không quá yếu kém”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-mađịa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Tâm ác, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Tâm ác. Theo lý ta nên đoạn trừ Tâm ác, tu tập Tâm thiện”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tamma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Tâm ác cùng hành với tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Tâm ác cùng hành với tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Tâm ác cùng hành với tham sân si, tu tập Tâm thiện cùng hành với không tham, không sân, không si”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Tâm ác không lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Tâm ác không lìa tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Tâm ác không lìa tham sân si, tu tập Tâm thiện lìa tham sân si”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tamma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi Tâm không yếu kém, khởi suy nghĩ: “Ta nay đối với các pháp thiện đã trụ nơi Tâm không yếu kém như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Tâm thiện, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Tâm thiện như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Tâm thiện cùng hành với không tham, không sân, không si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Tâm thiện cùng hành với không tham, không sân, không si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Tâm thiện lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Tâm thiện lìa tham sân si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Tâm đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Tất cả các thứ Tâm Tam-ma-địa đều từ Tâm dấy khởi, là nơi tụ tập của Tâm, là chủng loại của Tâm, là Tâm đã sinh ra, nên gọi là Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

*

4. Thần túc thứ tư: Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu: Thế nào là Quán? Thế nào là Tam-ma-địa? Thế nào là Thắng? Thế nào là Thắng hành để gọi là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu?

Ở đây:

Quán: Nghĩa là dựa vào pháp thiện được tạo nên do hạnh xuất gia, xa lìa, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng, lựa chọn tận cùng, nhân đấy đã hiểu rõ, cùng hiểu rõ, hiểu gần, thông đạt sáng tỏ thẩm xét tường tận, tuệ giác soi rõ hành Tỳ-bát-xá-na, đó gọi là Quán.

Tam-ma-địa: Nghĩa là Quán tăng thượng đã khởi tâm trụ cùng trụ, trụ gần, an trụ, không tán, không loạn, thâu giữ đẳng trì, tánh tâm một cảnh, đó gọi là Tam-ma-địa.

Thắng: Nghĩa là Quán tăng thượng đã khởi tám chi Thánh đạo, đó gọi là Thắng.

Thắng hành: Nghĩa là: Như có Bí-sô dựa vào Quán quá khứ đạt được Tam-ma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Như dựa vào Quán quá khứ, dựa vào Quán vị lai, hiện tại, thiện, bất thiện, vô ký, thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến đạo đoạn, tu đạo đoạn, không đoạn v.v… nói rộng cũng như vậy.

Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi Quán không kỹ, suy nghĩ: “Ta nay không nên đối với các pháp thiện trụ nơi Quán không kỹ. Theo lý ta nên đối với các pháp thiện trụ nơi Quán kỹ lưỡng”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Quán ác, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Quán ác. Theo lý ta nên đoạn trừ Quán ác, tu tập Quán thiện”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tam-mađịa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-mađịa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Quán ác cùng hành với tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Quán ác cùng hành với tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Quán ác cùng hành với tham sân si, tu tập Quán thiện cùng hành với không tham, không sân, không si”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Quán ác không lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Quán ác không lìa tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Quán ác không lìa tham sân si, tu tập Quán thiện lìa tham sân si”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi Quán kỹ, khởi suy nghĩ: “Ta nay đối với các pháp thiện trụ nơi Quán kỹ như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tamma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tamma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Quán thiện, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Quán thiện như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Quán thiện cùng hành với không tham, không sân, không si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Quán thiện cùng hành với không tham, không sân, không si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Lại có Bí-sô sinh khởi Quán thiện lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Quán thiện lìa tham sân si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Quán đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Quán Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Quán Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v…, nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

Tất cả các thứ Quán Tam-ma-địa đều từ Quán dấy khởi, là nơi tụ tập của Quán, là chủng loại của Quán, là Quán đã sinh ra, nên gọi là Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.

*

Hỏi: Vì sao 4 thứ trên gọi là Thần túc?

Đáp: Ở đây, Thần: Nghĩa là thần hiện có, đã có tánh thần, sẽ có tánh thần, đang có tánh thần. Pháp kia tức là biến một thành nhiều, hoặc nhiều thành một, hoặc hiện hoặc ẩn, trí kiến đã biến. Các vật ngăn ngại dày cứng như tường gạch vách đá v.v…, thân có thể chui qua không chút trở ngại. Hoặc đi nơi hư không, hoặc có thể vào sâu nơi lòng đất, hoặc hiện hoặc mất tự tại vô ngại, chuyển biến tự tại, diệu dụng khó lường, nên gọi là Thần. Túc: Nghĩa là đối với pháp ấy tinh chuyên tu tập, không gián không đoạn, cho đến thành tựu, có thể sinh khởi pháp ấy, có thể làm chỗ dựa cho pháp ấy, nên gọi là Túc.

Lại nữa, bốn thắng định nầy cũng gọi là Thần, cũng gọi là Túc, thế dụng thật khó lường, có thể làm chỗ dựa cho thắng đức.

Lại nữa, bốn thần túc là giả kiến lập, theo danh tưởng ngôn thuyết gọi là Thần Túc. Phật cùng đệ tử nhiều hơn cát sông Hằng, đều cùng thiết lập tên gọi như thế.

Lại nữa, bốn thần túc tức là bốn Tam-ma-địa Dục, Cần, Tâm, Quán đã nói trước đây với thắng hành thành tựu, gọi chung là Thần Túc.

***

Phẩm 9: NIỆM TRỤ, phần 1

Một thời, Đức Bạc-già-phạm ngụ tại khu vườn vừng Thệ Đa – Cấp Cô Độc, thuộc thành Thất-la-phiệt.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với chúng Bí-sô: Ta sẽ vì các Bí-sô lược nói về sự tu tập 4 pháp Niệm trụ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp).

Nghĩa là như có Bí-sô, đối với nội thân nầy, tuần tự quán về thân, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian. Đối với ngoại thân nầy, tuần tự quán về thân, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian. Đối với nội ngoại thân nầy, tuần tự quán về thân, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian. Đối với nội, ngoại của ba thứ Thọ, Tâm, Pháp, nói rộng cũng như vậy.

Là hiện tu tập 4 pháp Niệm trụ, các Bí-sô quá khứ, vị lai tu tập 4 pháp Niệm trụ nên biết cũng như vậy.

*

1. Niệm trụ thứ nhất:

Thế nào là đối với nội thân nầy, tuần tự quán về thân, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Nội thân: Nghĩa là tự thân hiện đang nối tiếp hoạt động, đã được không mất.

Đối với nội thân nầy, tuần tự quán về thân: Nghĩa là: Như có Bí-sô, đối với nội thân nầy, từ chân đến đầu, tùy theo từng nơi, từng bộ phận quan sát tư duy về vô số các thứ bất tịnh đầy những uế tạp. Tức là trong thân nầy chỉ có các thứ như tóc, lông, răng, móng cáu bẩn, da, thịt, gân, mạch máu, xương tủy, xương đùi, thận, tim, phổi, gan, mật, ruột, dạ dày, mỡ lỏng, óc não, màng nhầy, máu mủ, mỡ bụng, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, hai tạng sinh thục, đại tiểu tiện. Lúc tư duy về các tướng bất tịnh như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng, lựa chọn tận cùng, nhân đấy đã hiểu rõ, cùng hiểu rõ, hiểu gần, thông đạt sáng tỏ thẩm xét tường tận, tuệ giác soi rõ hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội thân, cũng gọi là Thân niệm trụ.

Thành tựu quán nầy, hiện hành, tùy hành, hành khắp, tùy hành khắp, chuyển động, hiểu rõ về hành, nên gọi là Trụ.

Người hành quán nầy, có thể phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thế dụng dũng mãnh, khó ngăn cản được, tâm ý luôn cố gắng không dừng. Lại có thể đối với pháp ấy thêm nhanh chóng, tháo vác, gọi là đầy đủ Chánh cần.

Người hành quán nầy, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Lại có thể đối với hành tác nầy đã sinh khởi thắng tuệ, chuyển thành thượng phẩm, thượng thắng, tột cùng, có thể viên mãn, viên mãn tận cùng, gọi là đầy đủ Chánh tri.

Người hành quán nầy, đủ niệm, tùy niệm, chuyên niệm, ức niệm, không quên, không mất, không sót, không lầm, tánh không mất pháp, tánh ghi tâm sáng, gọi là đầy đủ Chánh niệm.

Đối với các cảnh dục khởi các thứ tham cùng tham, cầm nắm, cất giữ, phòng hộ, chấp chặt, yêu mến, say đắm, ham thích, mong cầu, nội tâm trói buộc, tụ tập các khổ, là chủng loại tham, sinh ra tham, gọi chung là Tham.

Tiếp xúc thuận theo ưu thọ, tâm khởi lo buồn, thọ nhận không bình đẳng, thuộc về lo lắng, gọi chung là Ưu.

Người hành quán nầy, khi tu pháp quán, đối với hai thứ tham ưu của thế gian đã khởi, có thể đoạn trừ, nhận biết khắp, xa lìa, xa lìa cùng tận, điều phục, điều phục cùng tột, diệt trừ hết hẳn, nên gọi là Trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian.

Lại có Bí-sô, đối với nội thân nầy quan sát tư duy về các giới sai biệt. Nghĩa là nơi thân ấy chỉ có các thứ giới như đất, nước, lửa, gió, không và thức. Lúc tư duy về tướng của các giới như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội thân, cũng gọi là Thân niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, đối với nội thân nầy quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là nơi thân ấy như bệnh hoạn, như ung nhọt, như mũi tên độc não hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã, luôn chuyển động không dứt, mệt mỏi suy khốn, là pháp mất mát hư tán, nhanh chóng không dừng, luôn suy tổn, không thường hằng, không thể tin giữ, là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của thân như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội thân, cũng gọi là Thân niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Thế nào là đối với ngoại thân nầy, tuần tự quán về thân, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Ngoại thân: Nghĩa là tự thân nếu ở trong sự nối tiếp hiện có, chưa được đã mất, cùng với các thân tướng hiện có của hữu tình khác.

Đối với ngoại thân nầy, tuần tự quán về thân: Nghĩa là: Như có Bí-sô, đối với bên trong thân của người khác, từ chân đến đầu, tùy theo từng nơi, từng bộ phận quan sát tư duy về vô số các thứ bất tịnh đầy những cấu uế. Tức là trong thân nầy chỉ có các thứ như tóc, lông, răng, móng v.v… nói rộng cho đến đại tiểu tiện. Lúc tư duy về các tướng bất tịnh như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về ngoại thân, cũng gọi là Thân niệm trụ.

Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, đối với bên trong thân của người khác quan sát tư duy về các giới sai biệt. Nghĩa là nơi thân kia chỉ có các thứ giới như đất, nước, lửa, gió, không và thức. Lúc tư duy về tướng của các giới như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lượng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về ngoại thân, cũng gọi là Thân niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, đối với bên trong thân của người khác quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là nơi thân kia như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của thân như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về ngoại thân, cũng gọi là Thân niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Thế nào là đối với nội ngoại thân nầy, tuần tự quán về thân, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Nội thân: Tức như trước đã nói. Ngoại thân: Tức đều như trước đã nói. Hợp chung hai thứ gọi là Nội ngoại thân.

Đối với nội ngoại thân nầy, tuần tự quán về thân: Nghĩa là: Như có Bí-sô, hợp cả thân mình và thân người khác chung làm một nhóm, từ chân đến đầu, tùy theo từng nơi, từng bộ phận quan sát tư duy về vô số các thứ bất tịnh đầy những cấu uế. Tức là nơi thân đây kia chỉ có các thứ như tóc, lông, răng, móng v.v… nói rộng cho đến đại tiểu tiện. Lúc tư duy về các tướng bất tịnh của thân như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội ngoại thân, cũng gọi là Thân niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, hợp cả thân mình và thân người khác chung làm một nhóm, quan sát tư duy về các giới sai biệt. Nghĩa là nơi thân đây kia chỉ có các thứ giới như đất, nước, lửa, gió, không và thức. Lúc tư duy về tướng của các giới như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội ngoại thân, cũng gọi là Thân niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, hợp cả thân mình và thân người khác chung làm một nhóm, quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là nơi thân đây kia như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của thân như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… nói rộng cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội ngoại thân, cũng gọi là Thân niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

*

2. Niệm trụ thứ hai:

Thế nào là đối với nội thọ nầy, tuần tự quán về thọ, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Nội thọ: Nghĩa là tự thọ hiện đang nối tiếp hoạt động, đã được không mất.

Đối với nội thọ nầy, tuần tự quán về thọ: Nghĩa là: Như có Bí-sô, đối với nội thọ nầy quan sát tư duy về các tướng của thọ ấy. Tức lúc thọ nhận vui, nhận biết đúng như thật là ta thọ nhận vui. Lúc thọ nhận khổ, nhận biết đúng như thật là ta thọ nhận khổ. Lúc thọ nhận không khổ không vui cũng như thế. Khi thân thọ nhận vui, nhận biết đúng như thật là thân ta đã thọ nhận vui. Khi thân thọ nhận khổ, nhận biết đúng như thật là thân ta đã thọ nhận khổ. Khi thân thọ nhận không khổ không vui cũng như thế. Lúc tâm thọ nhận vui, lúc tâm thọ nhận khổ, lúc tâm thọ nhận không khổ không vui, cũng đều nhận biết đúng như thật. Khi thọ nhận có vị vui, khi thọ nhận có vị khổ, khi thọ nhận có vị không khổ không vui, cũng đều nhận biết đúng như thật. Lúc thọ nhận không có vị vui, lúc thọ nhận không có vị khổ, lúc thọ nhận không có vị không khổ không vui, cũng đều nhận biết đúng như thật. Khi thọ nhận vui dựa vào tham đắm, khi thọ nhận khổ dựa vào tham đắm, khi thọ nhận không khổ không vui dựa vào tham đắm, cũng đều nhận biết đúng như thật. Lúc thọ nhận vui dựa nơi xuất ly, lúc thọ nhận khổ dựa nơi xuất ly, lúc thọ nhận không khổ không vui dựa nơi xuất ly, cũng đều nhận biết đúng như thật. Khi tư duy về các tướng của nội thọ như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội thọ, cũng gọi là Thọ niệm trụ.

Thành tựu quán nầy, hiện hành, tùy hành v.v… cho đến hiểu rõ về hành, gọi là Trụ.

Người hành quán nầy, có thể phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… cho đến: Lại có thể đối với pháp ấy thêm nhanh chóng, tháo vác, gọi là đầy đủ Chánh cần.

Người hành quán nầy, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn v.v… cho đến có thể viên mãn, viên mãn tận cùng, gọi là đầy đủ Chánh tri.

Người hành quán nầy, đủ niệm, tùy niệm v.v… cho đến tánh ghi tâm sáng, gọi là đầy đủ Chánh niệm.

Đối với các cảnh dục khởi các thứ tham cùng tham v.v… cho đến là chủng loại tham, sinh ra tham, gọi chung là Tham.

Tiếp xúc thuận theo ưu thọ, tâm khởi lo buồn, thọ nhận không bình đẳng, thuộc về lo lắng, gọi chung là Ưu.

Người hành quán nầy, khi tu pháp quán, đối với hai thứ tham ưu của thế gian đã khởi, có thể đoạn trừ, nhận biết khắp v.v… cho đến diệt trừ hết hẳn, nên gọi là Trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian.

Lại có Bí-sô, đối với nội thọ nầy quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là các thọ ấy như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của thọ như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội thọ, cũng gọi là Thọ niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Thế nào là đối với ngoại thọ nầy, tuần tự quán về thọ, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Ngoại thọ: Nghĩa là tự thọ nếu ở trong sự nối tiếp hiện có, chưa được đã mất, cùng với các thọ hiện có của hữu tình khác.

Đối với ngoại thọ nầy, tuần tự quán về thọ: Nghĩa là: Như có Bí-sô, đối với các thọ của người khác quan sát tư duy về các tướng của ngoại thọ. Lúc thọ nhận vui, thọ nhận khổ, thọ nhận không khổ không vui, đều nhận biết đúng như thật v.v… nói rộng cho đến lúc thọ nhận vui, khổ, không khổ không vui dựa nơi xuất ly, đều nhận biết đúng như thật. Lúc tư duy về các tướng của ngoại thọ như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về ngoại thọ, cũng gọi là Thọ niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, đối với ngoại thọ nầy quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là các thọ ấy như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của thọ như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về ngoại thọ, cũng gọi là Thọ niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Thế nào là đối với nội ngoại thọ nầy, tuần tự quán về thọ, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Nội thọ: Tức như trước đã nói. Ngoại thọ: Tức đều như trước đã nói. Hợp chung hai thứ gọi là Nội ngoại thọ.

Đối với nội ngoại thọ nầy, tuần tự quán về thọ: Nghĩa là: Như có Bí-sô, hợp cả thọ của mình và người khác chung làm một nhóm, quan sát tư duy về các tướng của thọ nơi mình và người khác. Lúc thọ nhận lạc thọ, khổ thọ, thọ nhận thọ không khổ không lạc, đều nhận biết đúng như thật v.v…, nói rộng cho đến lúc thọ nhận lạc dựa nơi xuất ly, thọ nhận khổ dựa nơi xuất ly, thọ nhận không khổ không lạc dựa nơi xuất ly, đều nhận biết đúng như thật. Lúc tư duy về các tướng của thọ như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội ngoại thọ, cũng gọi là Thọ niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, hợp cả thọ của mình và người khác chung làm một nhóm, quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là các thọ đây kia như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của thọ như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội ngoại thọ, cũng gọi là Thọ niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

*

3. Niệm trụ thứ ba:

Thế nào là đối với nội tâm nầy, tuần tự quán về tâm, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Nội tâm: Nghĩa là tự tâm hiện đang nối tiếp hoạt động, đã được không mất.

Đối với nội tâm nầy, tuần tự quán về tâm: Nghĩa là: Như có Bí-sô, đối với nội tâm nầy quan sát tư duy về các tướng của tâm ấy. Nơi nội tâm có tham, nội tâm lìa tham, nơi nội tâm có sân, nội tâm lìa sân, nơi nội tâm có si, nội tâm lìa si, cũng đều nhận biết đúng như thật. Nơi nội tâm có tụ, nội tâm có tán, nơi nội tâm có chìm đắm, nội tâm có thúc đẩy, nơi nội tâm có nhỏ nhặt, nội tâm có lớn lao, nơi nội tâm có lay động, nội tâm không có lay động, nơi nội tâm không tĩnh, nội tâm tĩnh, nơi nội tâm không định, nội tâm định, nơi nội tâm không tu, nội tâm có tu, nơi nội tâm không giải thoát, nội tâm giải thoát, tất cả cũng đều nhận biết đúng như thật. Lúc tư duy về các tướng của nội tâm như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội tâm, cũng gọi là Tâm niệm trụ.

Thành tựu quán nầy, hiện hành, tùy hành v.v… cho đến hiểu rõ về hành, gọi là Trụ.

Người hành quán nầy, có thể phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… cho đến: Lại có thể đối với pháp ấy thêm nhanh chóng, tháo vác, gọi là đầy đủ Chánh cần.

Người hành quán nầy, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn v.v… cho đến có thể viên mãn, viên mãn tận cùng, gọi là đầy đủ Chánh tri.

Người hành quán nầy, đủ niệm, tùy niệm v.v… cho đến tánh ghi tâm sáng, gọi là đầy đủ Chánh niệm.

Đối với các cảnh dục khởi các thứ tham cùng tham v.v… cho đến là chủng loại tham, sinh ra tham, gọi chung là Tham.

Khi tiếp xúc thuận theo ưu thọ, tâm khởi lo buồn, thọ nhận không bình đẳng, thuộc về lo lắng, gọi chung là Ưu.

Người hành quán nầy, khi tu pháp quán, đối với hai thứ tham ưu của thế gian đã khởi, có thể đoạn trừ và nhận biết khắp v.v… cho đến diệt trừ hết hẳn, nên gọi là Trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian.

Lại có Bí-sô, đối với nội tâm nầy quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là các tâm ấy như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của tâm như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội tâm, cũng gọi là Tâm niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Thế nào là đối với ngoại tâm nầy, tuần tự quán về tâm, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Ngoại tâm: Nghĩa là tự tâm nếu ở trong sự nối tiếp hiện có, chưa được đã mất, cùng với các tâm hiện có của hữu tình khác.

Đối với ngoại tâm nầy, tuần tự quán về tâm: Nghĩa là: Như có Bí-sô, đối với các tâm của người khác quan sát tư duy về các tướng của ngoại tâm. Nơi ngoại tâm có tham nhận biết đúng như thật là tâm ấy có tham v.v… nói rộng cho đến nơi ngoại tâm có giải thoát thì nhận biết đúng như thật là tâm ấy có giải thoát. Lúc tư duy về các tướng của ngoại tâm như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về ngoại tâm, cũng gọi là Tâm niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, đối với ngoại tâm nầy quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là các tâm ấy như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của tâm như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về ngoại tâm, cũng gọi là Tâm niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Thế nào là đối với nội ngoại tâm nầy, tuần tự quán về tâm, trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian?

Nội tâm: Tức như trước đã nói. Ngoại tâm: Tức cũng như trước đã nói. Hợp cả hai thứ đó gọi chung là Nội ngoại tâm.

Đối với nội ngoại tâm nầy, tuần tự quán về tâm: Nghĩa là: Như có Bí-sô, hợp cả tâm mình và tâm người khác chung làm một nhóm, quan sát tư duy về các tướng của tâm mình và tâm người khác. Nơi tâm có tham thì nhận biết đúng như thật là tâm có tham v.v… nói rộng cho đến nơi tâm có giải thoát thì nhận biết đúng như thật là tâm có giải thoát. Lúc tư duy về các tướng của tâm như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội ngoại tâm, cũng gọi là Tâm niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

Lại có Bí-sô, hợp cả tâm mình và tâm người khác chung làm một nhóm, quan sát tư duy thấy có nhiều lỗi lầm tai họa. Nghĩa là các tâm ấy như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại. Lúc tư duy về các lỗi lầm tai họa của tâm như thế, đối với các pháp đã khởi đều lựa chọn, lựa chọn kỹ lưỡng v.v… cho đến hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Tuần tự quán về nội ngoại tâm, cũng gọi là Tâm niệm trụ. Trụ đầy đủ nơi chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ mọi tham ưu của thế gian: Đều như trước đã nói.

HẾT – QUYỂN 5