LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁP UẨN TÚC
Tác giả: Tôn giả Đại Mục Kiền Liên
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 4
Phẩm 7: CHÁNH THẮNG, phần 2
2. Chánh thắng thứ hai: Vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện chưa sinh sẽ không sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm.
Thế nào là các pháp ác bất thiện chưa sinh?
Đáp: Nghĩa là năm thứ cái vị lai.
Thế nào là nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện chưa sinh sẽ không sinh nên hành chánh thắng (Chánh cần)?
Đáp: Nghĩa là: Có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý tư duy: “Cái tham dục kia có nhiều lỗi lầm tai họa, là pháp bất thiện, là điều của kẻ thấp hèn đã tin hiểu thọ trì. Còn Đức Phật và các đệ tử, các bậc Thiện sĩ hiền quý đều cùng chê trách chán lìa. Vì đấy là pháp làm hại mình, hại người, hại cả hai, có thể tiêu diệt trí tuệ, có thể ngăn trở loại ấy, có thể làm chướng ngại tịch diệt. Nếu thọ trì pháp đó tức không sinh thông tuệ, không dẫn đến Bồ-đề, không chứng đắc Niết-bàn”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thế dụng hết sức mạnh mẽ, không gì có thể ngăn cản, tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến cho các cái tham dục chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên khởi cùng khởi, sinh cùng sinh, tụ tập xuất hiện, vui mừng ưa thích, mong cầu tiến tới. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v…, nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do phát sinh sức siêng năng tinh tấn như thế, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành, tâm vui thích cùng hành, tâm gắng sức cùng hành, tâm không thấp kém cùng hành, tâm không tối tăm cùng hành, tâm xả cùng hành, tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên giữ vững tâm tu tập tám chi Thánh đạo, tức là chánh kiến cho đến chánh định. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Lại có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý suy nghĩ về công đức của hạnh xuất gia: “Xuất gia như thế là pháp chân thiện, là điều của hàng tôn thắng đã tin hiểu thọ trì v.v… nói rộng cho đến có thể chứng đắc Niết-bàn”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến các cái tham dục chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh. Phát khởi những mong muốn v.v… cho đến thúc đẩy tâm, giữ vững tâm: Đều như trước đã nói.
Lại có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý suy nghĩ: “Cái tham dục ấy như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến các cái tham dục chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh. Phát khởi những mong muốn v.v… cho đến thúc đẩy tâm, giữ vững tâm: Đều như trước đã nói.
Lại có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý suy nghĩ: “Diệt là tịch tĩnh, Đạo tức có thể xuất ly, giải thoát”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v…, nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến các cái tham dục chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các cái tham dục chưa sinh vĩnh viễn không sinh. Phát khởi những mong muốn v.v… cho đến thúc đẩy tâm, giữ vững tâm: Đều như trước đã nói.
Như cái tham dục, bốn thứ còn lại (sân giận, hôn trầm – thùy miên, trạo cử – ố tác, nghi) cũng như vậy. Có sai biệt là nên nói về tên gọi của mỗi thứ.
Lại có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý tư duy: “Các pháp ác bất thiện ấy có nhiều lỗi lầm tai họa, là pháp bất thiện, là điều của kẻ thấp hèn đã tin hiểu thọ trì v.v…, nói rộng cho đến không chứng đắc Niết-bàn”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v…, nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên khởi cùng khởi v.v… nói rộng cho đến mong cầu tiến tới. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do phát sinh sức siêng năng tinh tấn như thế, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành v.v… nói rộng cho đến tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên giữ tâm tu tập tám chi Thánh đạo, tức là chánh kiến cho đến chánh định. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh.
Lại có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý suy nghĩ về công đức của hạnh xuất gia: “Xuất gia như thế là pháp chân thiện, là điều của hàng tôn thắng tin hiểu thọ trì v.v… nói rộng cho đến có thể chứng đắc Niết-bàn”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh. Phát khởi những mong muốn v.v… cho đến thúc đẩy tâm, giữ vững tâm: Đều như trước đã nói.
Lại có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý suy nghĩ: “Các pháp ác bất thiện nầy như bệnh hoạn, như ung nhọt v.v… nói rộng cho đến là pháp biến hoại”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh. Phát khởi những mong muốn v.v… cho đến thúc đẩy tâm, giữ vững tâm: Đều như trước đã nói.
Lại có Bí-sô, vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên như lý suy nghĩ: “Diệt là tịch tĩnh, Đạo tức có thể xuất ly, giải thoát”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v…nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh sẽ không sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền ngăn trừ các pháp ác bất thiện theo một chủng loại chưa sinh vĩnh viễn không sinh. Phát khởi những mong muốn v.v… cho đến thúc đẩy tâm, giữ vững tâm: Đều như trước đã nói.
*
3. Chánh thắng thứ ba: Vì khiến các pháp thiện chưa sinh được sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm.
Thế nào là các pháp thiện chưa sinh?
Đáp: Nghĩa là bốn tĩnh lự, ba định vô sắc vị lai, cùng pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa.
Thế nào là khiến các pháp thiện chưa sinh được sinh nên hành chánh thắng (chánh cần)?
Đáp: Nghĩa là: Có Bí-sô, vì khiến tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh, nên như lý tư duy: “Có thể khiến cho tướng trạng của các hành nơi tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thế dụng vô cùng mạnh mẽ, không gì có thể ngăn cản, tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh.
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh, nên khởi cùng khởi, sinh cùng sinh, tụ tập xuất hiện, mong muốn vui mừng, hướng cầu hy vọng. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền khiến tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do đó liền khiến tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành, tâm vui thích cùng hành, tâm gắng sức cùng hành, tâm không thấp kém cùng hành, tâm không tăm tối cùng hành, tâm xả cùng hành, tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền khiến tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh, nên giữ vững tâm tu tập tám chi Thánh đạo. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ nhất chưa sinh được sinh.
Như tĩnh lự thứ nhất, tĩnh lự thứ hai cũng như vậy. Có sai biệt là nên nói về tên của loại ấy.
Lại có Bí-sô, vì khiến cho tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh, nên như lý tư duy: “Có thể khiến cho tướng trạng của các hành nơi tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh.
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh, nên khởi cùng khởi v.v… nói rộng cho đến hướng cầu hy vọng. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do đó liền khiến tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành v.v… nói rộng cho đến tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh, nên giữ vững tâm tu tập tám chi Thánh đạo. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba chưa sinh được sinh.
Như Tĩnh lự thứ ba cho đến Vô sở hữu xứ nói rộng cũng như vậy. Có sai biệt là nên nói về tên gọi của mỗi loại.
Lại có Bí-sô, vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh, nên như lý tư duy: “Có thể khiến cho tướng trạng của các hành nơi pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh.
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh, nên khởi cùng khởi v.v… nói rộng cho đến hướng cầu hy vọng. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do đó liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành v.v… nói rộng cho đến tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh, nên giữ vững tâm tu tập tám chi Thánh đạo. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa chưa sinh được sinh
*
4. Chánh thắng thứ tư: Vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ, không quên, tu tập đầy đủ, bội tăng rộng lớn khiến trí tác chứng, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm.
Thế nào là pháp thiện đã sinh?
Đáp: Nghĩa là bốn tĩnh lự, ba định vô sắc quá khứ, hiện tại, cùng pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa.
Thế nào là vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ, không quên, tu tập đầy đủ, bội tăng rộng lớn khiến trí tác chứng, nên hành chánh thắng (Chánh cần)?
Đáp: Nghĩa là: Có Bí-sô, vì khiến tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên như lý tư duy: “Có thể khiến cho tướng trạng của các hành nơi tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thế dụng hết sức mạnh mẽ, không gì có thể ngăn cản, tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên khởi cùng khởi, sinh cùng sinh, tụ tập xuất hiện, mong muốn vui mừng, hướng cầu hy vọng. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền khiến tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do đó liền khiến tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành v.v… nói rộng cho đến tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền khiến cho tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên giữ vững tâm tu tập tám chi Thánh đạo. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ nhất đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Như tĩnh lự thứ nhất, tĩnh lự thứ hai cũng như vậy. Có sai biệt là nên nói về tên gọi của mỗi loại.
Lại có Bí-sô, vì khiến cho tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên như lý tư duy: “Có thể khiến cho tướng trạng của các hành nơi tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v…, nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến cho tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên khởi cùng khởi v.v… nói rộng cho đến hướng cầu hy vọng. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do đó liền khiến tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành v.v… nói rộng cho đến tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì khiến cho tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên giữ vững tâm tu tập tám chi Thánh đạo. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến tĩnh lự thứ ba đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Như tĩnh lự thứ ba cho đến Vô sở hữu xứ nói rộng cũng như vậy. Có sai biệt là nên nói về tên gọi của mỗi loại.
Lại có Bí-sô, vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, không quên, tu tập đầy đủ, bội tăng rộng lớn khiến trí tác chứng, nên như lý tư duy: “Có thể khiến cho tướng trạng của các hành nơi pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng”. Tư duy như thế rồi, liền phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Đạo nầy gọi là pháp Chánh thắng có thể khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng. Người ấy đối với đạo như thế đã tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng
Phát khởi những mong muốn: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên khởi cùng khởi v.v… nói rộng cho đến hướng cầu hy vọng. Người ấy do phát khởi các thứ mong muốn như thế, nên liền khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Phát sinh sức siêng năng tinh tấn: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn v.v… nói rộng cho đến tâm ý luôn cố gắng không dừng. Người ấy do đó liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Thúc đẩy tâm: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên phát sinh sức siêng năng tinh tấn tu tập tâm hỷ cùng hành v.v… nói rộng cho đến tâm định cùng hành. Người ấy do tu tập tâm như thế, nên liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
Giữ vững tâm: Nghĩa là vì khiến cho pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng, nên giữ vững tâm tu tập tám chi Thánh đạo. Người ấy đối với đạo như thế đã giữ vững tâm tu tập, tu tập nhiều, nên liền khiến pháp thiện theo một chủng loại tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã sinh được bền trụ, cho đến trí tác chứng.
*
Hỏi: Vì sao 4 thứ nầy gọi là Chánh thắng?
Đáp: Nghĩa là do bốn pháp nầy không điên đảo nên gọi là Chánh. Có sức tăng thượng, đoạn ác tu thiện, nên gọi là Thắng.
Lại nữa, bốn pháp nầy là bình đẳng, chứ không phải là không bình đẳng, đúng thật chắc chắn, như chánh lý, không điên đảo, nên gọi là Chánh. Do tăng do thượng, do tối do diệu, đủ công năng lớn, nên gọi là Thắng.
Lại nữa, bốn pháp Chánh thắng nầy là giả kiến lập trên danh tướng để nêu bày, nên gọi là Chánh thắng, vì Hằng hà sa Phật và đệ tử đều cùng thiết lập tên gọi như thế.
Lại nữa, bốn pháp Chánh thắng nầy, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện chưa sinh sẽ không sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Vì khiến các pháp thiện chưa sinh được sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ, không quên, tu tập đầy đủ, bội tăng rộng lớn khiến trí tác chứng, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Đầy đủ công năng như thế, nên gọi là Chánh thắng, cũng gọi là Chánh đoạn, tức đoạn trừ các thứ biếng trễ.
***
Phẩm 8: THẦN TÚC, phần 1
Một thời, Đức Bạc-già-phạm ngụ tại khu vườn rừng Thệ Đa – Cấp Cô Độc, thuộc thành Thất-la-phiệt.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với chúng Bí-sô: Có 4 thần túc. Những gì là bốn?
- Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
- Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
- Thần túc Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
- Thần túc Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Đó gọi là bốn Thần túc.
*
1. Thần túc thứ nhất: Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu: Thế nào là Dục? Thế nào là Tam-ma-địa? Thế nào là Thắng? Thế nào là Thắng hành để gọi là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu?
Ở đây:
Dục: Nghĩa là dựa vào các pháp thiện tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã khởi dục (mong muốn), vui mừng ưa thích, mong cầu tiến tới, đó gọi là Dục.
Tam-ma-địa: Nghĩa là Dục tăng thượng đã khởi tâm trụ cùng trụ, trụ gần, an trụ, không tán, không loạn, thâu giữ đẳng trì, tánh tâm một cảnh, đó gọi là Tam-ma-địa.
Thắng: Nghĩa là Dục tăng thượng đã khởi tám chi Thánh đạo, đó gọi là Thắng.
Thắng hành: Nghĩa là: Như có Bí-sô dựa vào Dục quá khứ đạt được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Vì nhằm ngăn trừ các pháp ác bất thiện chưa sinh vĩnh viễn không sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Vì khiến các pháp thiện chưa sinh được sinh, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ, không quên, tu tập đầy đủ, bội tăng rộng lớn khiến trí tác chứng, nên phát khởi những mong muốn, phát sinh sức siêng năng tinh tấn, thúc đẩy tâm, giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín, hoặc khinh an, hoặc niệm, hoặc chánh tri, hoặc tư, hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Như dựa vào Dục quá khứ, dựa vào Dục vị lai, hiện tại, thiện, bất thiện, vô ký, thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến đạo đoạn, tu đạo đoạn, không đoạn v.v… nói rộng cũng như vậy.
Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi không Lạc dục (vui thích mong muốn), khởi suy nghĩ: “Ta nay không nên đối với các pháp thiện trụ nơi không Lạc dục. Theo lý ta nên đối với các pháp thiện trụ nơi Lạc dục”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Dục ác, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Dục ác. Theo lý ta nên đoạn trừ Dục ác, tu tập Dục thiện”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Dục ác cùng hành với tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Dục ác cùng hành với tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Dục ác cùng hành với tham sân si, tu tập Dục thiện cùng hành với không tham, không sân, không si”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tamma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Dục ác không lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Dục ác không lìa tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Dục ác không lìa tham sân si, tu tập Dục thiện lìa tham sân si”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi Lạc dục, khởi suy nghĩ: “Ta nay đối với các pháp thiện trụ nơi Lạc dục như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa đã nói ở trước, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Dục thiện, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Dục thiện như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Dục Tam-mađịa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Dục thiện cùng hành với không tham, không sân, không si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Dục thiện cùng hành với không tham, không sân, không si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Dục thiện lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Dục thiện lìa tham sân si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Dục đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Dục Tamma-địa. Người ấy đã thành tựu Dục Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Tất cả các thứ Dục Tam-ma-địa đều từ Dục sinh khởi, là nơi tụ tập của Dục, là chủng loại của Dục, là Dục đã sinh ra, nên gọi là Thần túc Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
*
2. Thần túc thứ hai: Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu: Thế nào là Cần? Thế nào là Tam-ma-địa? Thế nào là Thắng? Thế nào là Thắng hành để gọi là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu?
Ở đây:
Cần: Nghĩa là dựa vào các pháp thiện tạo nên do hạnh xuất gia và xa lìa đã khởi sức siêng năng tinh tấn, thế dụng hết sức mạnh mẽ, không gì có thể ngăn cản, tâm ý luôn cố gắng không dừng, đó gọi là Cần.
Tam-ma-địa: Nghĩa là Cần tăng thượng đã khởi tâm trụ cùng trụ, trụ gần, an trụ, không tán, không loạn, thâu giữ đẳng trì, tánh tâm một cảnh, đó gọi là Tam-ma-địa.
Thắng: Nghĩa là Cần tăng thượng đã khởi tám chi Thánh đạo, đó gọi là Thắng.
Thắng hành: Nghĩa là: Như có Bí-sô dựa vào Cần quá khứ đạt được Tam-ma-địa, gọi là Cần Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Như dựa vào Cần quá khứ, dựa vào Cần vị lai, hiện tại, thiện, bất thiện, vô ký, thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến đạo đoạn, tu đạo đoạn, không đoạn v.v… nói rộng cũng như vậy.
Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi Cần quá yếu kém, suy nghĩ: “Ta nay không nên đối với các pháp thiện trụ nơi Cần quá yếu kém. Theo lý ta nên đối với các pháp thiện trụ nơi Cần không quá yếu kém”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tamma-địa, gọi là Cần Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-mađịa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Cần ác, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Cần ác. Theo lý ta nên đoạn trừ Cần ác, tu tập Cần thiện”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Cần Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Cần ác cùng hành với tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Cần ác cùng hành với tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Cần ác cùng hành với tham sân si, tu tập Cần thiện cùng hành với không tham, không sân, không si”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Cần Tamma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Cần ác không lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay không nên sinh khởi Cần ác không lìa tham sân si. Theo lý ta nên đoạn trừ Cần ác không lìa tham sân si, tu tập Cần thiện lìa tham sân si”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tam-mađịa, gọi là Cần Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện trụ nơi Cần không thấp cho đến không quá kém, suy nghĩ: “Ta nay đối với các pháp thiện trụ nơi Cần như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Cần Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-mađịa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Cần thiện, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Cần thiện như thế thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Cần Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-mađịa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Cần thiện cùng hành với không tham, không sân, không si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Cần thiện cùng hành với không tham, không sân, không si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Cần Tam-ma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Lại có Bí-sô sinh khởi Cần thiện lìa tham sân si, suy nghĩ: “Ta nay sinh khởi Cần thiện lìa tham sân si thật là đúng lý”. Người ấy do sức tăng thượng của Cần đó nên được Tam-ma-địa, gọi là Cần Tamma-địa. Người ấy đã thành tựu Cần Tam-ma-địa rồi, vì nhằm đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh, nên phát khởi những mong muốn v.v… nói rộng cho đến vì khiến các pháp thiện đã sinh được bền trụ v.v… cho đến giữ vững tâm. Người ấy hiện có dục, hoặc cần, hoặc tín v.v… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hành. Tức Thắng hành nầy cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói, gọi chung là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
Tất cả các thứ Cần Tam-ma-địa đều từ Cần sinh khởi, là nơi tụ tập của Cần, là chủng loại của Cần, là Cần đã sinh ra, nên gọi là Thần túc Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu.
HẾT – QUYỂN 4