KINH THỦ LĂNG NGHIÊM NGHĨA SỚ CHÚ

QUYỂN 9

Sa môn Tử Tuyền ở Trường Thủy soạn tập

(Phần 1)

Nói về cõi sắc:

Vì trong cõi này, y báo và chánh báo cao quý, từ sự cao quý này mà đặt tên, gọi chung là Phạm Thế, Phạm là thanh tịnh, vì lìa dục nhiễm nên được thiền định, vì tán động khác nhau nên cảnh giới này có mười tám tầng trời. Như Luận Câu-xá nói: Ba tĩnh lự đều có ba, tĩnh lự thứ tư có tám, tức là trừ Vô Tưởng. Theo Đại Chúng bộ, thì đồng với kinh này, tức thêm Vô Tưởng.

Văn có ba:

1. Chỉ chung:

Nầy A-nan! Tất cả chúng sinh ở thế gian này tu tâm mà không nhờ vào thiền định thì không có trí tuệ. Nói chung điều này, người tu tâm phải nhờ thiền định, sau mới phát tuệ. Định tuệ ngang bằng mới gọi là Tĩnh lự. Nếu không như vậy thì không thể gọi là Thiền. Ý nói trong bốn vị này đều do thiền mà có tuệ. Nhưng trong đó chiết phục mê hoặc, thói quen sai, hàng phục có khác. Cho nên chia ra các cõi trời, ở dưới tự giải thích, hoặc có thể văn này y theo người thế gian không tu thiền định vô lậu, không phát chánh tuệ vô lậu, thì phải chiêu cảm quả báo Tứ thiền không thể ra khỏi. Kẻ phàm phu tuy nói tu thiền, những chỉ quán sáu hành sự hữu lậu, không lìa luống dối nên không gọi là Thiền na. Như văn dưới nói: Ba dòng cao quý này tuy chẳng phải tu Tam-mađịa chân thật. Lại nói, chỉ giữ được thân không hành dâm dục v.v… lại ở dưới kết luận rằng: Đây đều do không rõ diệu giác minh tâm, chứa vọng phát sinh, vọng có ba cõi v.v… 2. Trình bày giải thích, có bốn.

1. Sơ thiền, có hai:

  1. Giải thích, có ba:

a.1) Trời Phạm Chúng:

Chỉ giữ gìn thân không làm việc dâm dục. Hoặc đi hoặc ngồi tưởng niệm đều không, ái nhiễm bất sinh, không ở lại cõi Dục. Người này ngay đó thân làm bạn với trời Phạm Chúng, như thế gọi là trời Phạm Chúng. Chuyên ý ở đây cho nên nói chỉ giữ gìn thân.

Tưởng niệm đều không: Do thực hành sáu hạnh, nhàm chán cõi Dục ở dưới là vì khổ thô chướng, ưa lên cõi Sắc vì là tịnh diệu. Cho nên hàng phục được cõi Dục, hoặc gọi là ái nhiễm bất sinh. Bởi vậy khi qua đời liền sinh lên cõi Sắc. Cho nên nói không ở lại cõi Dục. Đây chính là khổ thô không khởi, tướng tịnh hiện tiền, tức là tịnh định, ở đây sống bằng ngửi mùi vị, nên gọi là Phạm Chúng, tức là sở cảm của phàm phu tu hành sáu hạnh hàng phục hoặc.

a.2) Trời Phạm Phụ:

Dục tập đã dứt, lìa dục tâm hiện, đối với các luật nghi ưa thích thuận theo. Người này ngay đó thực hành được phạm đức, đó gọi là trời Phạm Phụ. Đã hàng phục hoặc cõi Dục, nên gọi là dục tập đã dứt, được lên Sơ thiền, tâm định hiển hiện, cho nên nói lìa dục tâm hiện. Đây là kết luận ở trên.

Đối với các v.v… trở xuống là nói về tầng trời này, định cộng giới ưa thích thuận theo phạm hạnh thành tựu, ngừa lỗi không mất. Đây là gồm hộ luật nghi tịnh giới thành đức, giúp cho Phạm chủ, nên gọi là

Phạm Phụ

a.3) Trời Đại Phạm:

Thân tâm diệu viên, oai nghi không thiếu, giới cấm thanh tịnh, lại thêm ngộ rõ.

Người này ngay đó có khả năng thống lãnh Phạm chúng, làm chủ Đại Phạm. Gọi là trời Đại Phạm.

Thiền quán dần dần cao siêu, thọ sinh mầu nhiệm, nên gọi là thân tâm tròn mầu. Lại có giới đức nên nói oai nghi không thiếu, đây là kết ở trước.

Thanh tịnh v.v… trở xuống là nói về tầng trời này, ở trong định, giới phát tuệ ngộ rõ. Đây là tuệ biết được lời người, có thể làm Phạm Chủ thống nhiếp Phạm Chúng.

Theo luận Câu-xá nói: Oai nghi sáng tỏ độc nhất an trụ, không có tầm, chỉ có định lực chiêu cảm nên.

Hai tầng trời dưới đều có tầm từ. Lại kiếp Hoại, sau đó đến kiếp Thành, ngoại đạo không lường được nên chấp là Thường. Lại do khởi niệm thấy có sinh lên cõi trời, bèn chấp năng sinh thế gian là chủ của một nhân.

b) Kết.

Nầy A-nan! Ba dòng cao quý này tất cả khổ não không thể ép ngặt được. Tuy chẳng phải tu Tam-ma-địa, nhưng trong tâm thanh tịnh, các lậu bất động, gọi là Sơ thiền.

Đã lìa tám khổ cõi Dục cho nên nói không thể ép ngặt được. Nhưng là phục hoặc sáu hành nên gọi là chẳng phải Tam-muội chân thật. Người tu hành chân chánh không hiện thân ý ở ba cõi, tuy được cao siêu, tướng định hiện tiền, rõ ràng tự biết nhưng không chấp đắm. Nay ở đây tuy được thanh tịnh dường như Tam-ma-địa, nhưng vì không hiểu rõ, nên đắm mê mùi vị để thọ sinh, sẽ lìa dục tán tâm thô động, cho nên nói các lậu bất động.

Bởi vậy kết luận rằng: Ba dòng cao quý này gọi là Sơ thiền. Luận Câu-xá nói: Ly Sinh hỷ lạc địa là lìa cõi Dục, tạp ác sinh được vui khinh an, nhưng Sơ thiền này được công đức có năm chi lâm:

  1. Giáo
  2. Quán
  3. Hỷ
  4. Lạc

. Chi nhất tâm, hành tướng như trong Thiên Thai Pháp Giới.

Thứ Đệ có nói.

2. Nhị thiền, có hai:

  1. Giải thích, có ba:
    1. Trời Thiểu Quang:

Nầy A-nan! Kế là Phạm Thiên, gồm nhiếp các vị trời ở cõi Phạm, tròn đầy phạm hạnh, tâm lặng bất động, tịch trạm sinh ra ánh sáng, như thế gọi là trời Thiểu Quang. Vua là Phạm chủ, cho nên nói thống nhiếp, đầy đủ giới định tuệ, cho nên nói phạm hạnh tròn đầy. Đây là kết luận ở trước.

Lắng tâm v.v… trở xuống là nói tầng trời này tâm định càng cao siêu. Cho nên nói tâm lắng bất động. Định quang phát sáng, cho nên nói tịch sinh ánh sáng, cõi Nhị thiền trở lên vì lìa giác, quán nên không có lời nói. Nhưng vì tâm định phát ra ánh sáng, vì ánh sáng hơn kém nên chia ra vị thứ ấy. Cõi trời này tướng hỷ mới phát sinh nhưng ánh sáng tuệ còn kém nên gọi là trời Thiểu Quang.

    1. Trời Vô Lượng Quang:

Ánh sáng sáng chói, chiếu soi vô lượng, khắp các thế giới mười phương, khắp thành lưu ly, gọi là trời Vô Lượng Quang. Từ trời Thiểu Quang ở trước, lại phát ra nhiều ánh sáng, ánh sáng càng tăng thân, gọi là ánh sáng sáng chói, tướng ánh sáng tròn sáng, chiếu khắp các thế giới mười phương.

Cảnh theo ánh sáng trùm khắp thành lưu ly. Do định tăng dần, ánh sáng định phát chiếu không có bờ mé, gọi là trời Vô Lượng Quang.

    1. Trời Quang Âm:

Hít giữ viên quang, thành tựu giáo thể, phát hóa thanh tịnh, ứng dụng vô tận, gọi là trời Quang Âm.

Hít lấy giữ gìn vô lượng ánh sáng thanh tịnh, để biểu thị cho lời nói, gọi là giáo thể. Tầng trời này tiêu biểu cho lìa các thô trọng, nên gọi là phát hóa thanh tịnh. Tùy cơ chỉ bày đều hiểu rõ, nên gọi là ứng dụng vô tận. Vì cõi Nhị thiền không có năm thức, chỉ dùng ánh sáng để biểu thuyên, lấy ánh sáng làm tiếng nói nên gọi là trời Quang Âm. b) Kết.

Nầy A-nan! Ba dòng cao quý này, không bị tất cả lo buồn ép ngặt, tuy chẳng phải chánh tu Tam-ma-địa chân thật nhưng trong tâm thanh tịnh, thô lậu đã hàng phục, nên gọi là Nhị thiền.

Nhị thiền của tầng trời thứ ba lại hơn vị ở dưới, cho nên gọi là dòng cao quý. Vì đắc cực hỷ nên nói là tất cả lo buồn không thể ép ngặt.

Cõi Sơ thiền tuy được chí hỷ nhưng cực hỷ chưa sinh, nơi thân vì thô, chỉ được lìa khổ, nhưng còn có ưu hỷ đối nhau. Nay cõi Nhị thiền này nước định thấm nhuần, tâm tuệ phát sáng. Chi hỷ điều hòa, lo buồn chẳng sinh, gọi là Định sinh hỷ lạc địa. Thô lậu đã hàng phục nghĩa là thích lên chán xuống, nên gọi là Phục, vì không dứt nên gọi là Vô lậu.

Nhưng một địa này có đủ bốn chi lâm.

  1. Nội tịnh.
  2. Hỷ
  3. Lạc
  4. Nhất tâm, hành tướng như thường.

3. Tam thiền, có hai:

  1. Giải thích, có ba:

a.1) Trời Thiểu Tịnh.

Nầy A-nan! Người trời như thế, ánh sáng tròn đầy thành âm thanh, phân tích âm bày diệu, phát thành tinh hành, vắng lặng an vui. Đó gọi là trời Thiểu Tịnh. Hai câu đầu nhiếp ở trên, phi âm v.v… trở xuống là nói về tầng trời này, nghĩa là bày rõ năng thuyên của giáo thể, để hiển lý mầu sở thuyên, thành hạnh mầu sở hành. Do ba tuệ này phát ra cái vui cao quý cho nên đều thông, Định tuệ hơn trước chi lâm càng cao siêu.

Nói vui vắng lặng: Nghĩa là diệt tướng hỷ ở trước mà sinh tịnh lạc. Vì tướng hỷ thô động nên dị thục này thích yên lặng tịch tĩnh, gọi là vắng lặng, Tướng định còn kém nên gọi là Thông, bắt đầu được lạc này chưa rộng khắp nên gọi là Thiểu tịnh, Tịnh cũng gọi là Tĩnh. Có chỗ cũng gọi là trời Thiểu Tĩnh.

a.2) Trời Vô Lượng Tịnh:

Tịnh không hiện tiền, dẫn phát vô bờ mé, thân tâm nhẹ nhàng, thành vui vắng lặng. Đó gọi là trời Vô Lượng Tịnh.

Tịnh không tức là tĩnh lạc. Tâm định càng cao siêu, dẫn phát lạc này làm cho nó không có bờ mé. Lạc đã vô bờ mới thành tựu nghĩa tịnh lạc, đó gọi là triệt ý địa lạc. Khắp thân nhẹ nhàng gọi là Vô Lượng Tịnh.

a.3) Trời Biến Tịnh:

Thế giới thân tâm tất cả tròn sạch, tịnh đức thành tựu, cao siêu hiện tiền, trở về vắng lặng, lạc loại này gọi là trời Biến Tịnh.

Trước tuy triệt ý địa lạc nhưng chỉ ở thân tâm nên chưa gọi là trùm khắp. Nay thì trùm khắp y báo và chánh báo, lạc tịnh viên dung, thế giới thân tâm chẳng nơi nào không khắp, cao quý vui sướng đề thành tịnh đức.

Nói cao siêu tức là tịnh lạc này, là chỗ cao siêu mà hành giả kia nương. Vì chứng lạc này nên gọi là trở về.

b) Kết luận:

Nầy A-nan! Ba dòng cao quý này, có sự thuận theo lớn lao, thân tâm an ổn, được vô lượng vui. Tuy chẳng phải chánh tu Tam-ma-địa chân thật nhưng trong tâm an ổn, vui mùng đầy đủ gọi là Tam thiền.

Nói đầy đủ thuận theo hoàn toàn là: Thuận theo thắng định, là lìa ưu, hỷ.

Ưu hỷ mong vui đều là chán ghét, chỉ là trái cảnh, cho nên nói không thuận theo.

Nay sự vui sướng này là bậc nhất của thế gian, lại người không có lỗi mới là nghĩa thuận theo đầy đủ.

Trong tâm an ổn vui mừng đều đủ, nghĩa là ý địa dị thục thuận theo tự tại. Cực vui ở đây tinh ròng không xen lẫn, nên nói là đều đủ. Vì cõi Tam thiền này tên là địa Ly hỷ diệu lạc, ở địa này chi thiền này có đủ năm thứ.

  1. Xả.
  2. Niệm3.
  3. Tuệ.
  4. Lạc
  5. Chi nhất tâm.

4. Tứ thiền:

Nhưng một địa này nghiệp báo chung chỉ có ba phẩm, cảm xuống tầng trời thứ ba. Trời Vô Tưởng này chỉ là quả báo riêng của trời Quảng Quả. Cảnh giới phàm phu cùng tột ở đây.

3. Năm Bất Hoàn:

Tự là bậc Thánh tạp tu tĩnh lự, giúp cho trời Quảng Quả cho nên nghiệp làm cho năm phẩm cao quý. Chỉ đối với Quảng Quả, thân quả báo chung sinh lên năm tầng trời kia không giống với phàm phu. Do hướng xuống riêng một đoạn.

Văn có hai:

1. Bốn căn bản, có hai: 1) Giải thích, có bốn: a) Trời Phước Sinh:

Nầy A-nan! Trời, người không ép ngặt thân tâm, nhân khổ đã hết, lạc không thường trụ, lâu ngày sẽ hoại, sinh ra hai tâm khổ vui cùng lúc đều xả, tướng thô nặng diệt, tánh tịnh phước sinh, đó gọi là trời Phước Sinh.

Năm câu đầu kết trước sinh sau.

Luận Câu-xá nói: Thiền thứ tư lìa tám tai hoạ, đó là tầm tư, khổ lạc, ưu hỷ và hơi thở ra vào. Lại không bị ba tai khuấy động nên gọi là địa Bất Động. Nay nói không ép ngặt tức là lìa vị khổ dưới.

Nhân khổ v.v… trở xuống là giải thích lý do không ép ngặt. Tầm, tư, ưu, hỷ là nhân khổ.

Nay đã lìa cho nên không ép ngặt, lạc không thường trụ là nói riêng chi lạc để đối với khổ trước. Tam thiền tuy được triệt ý địa lạc nhưng không thường trụ, chắc chắn phải có hoại, hoại là khổ thành, đây gọi là khổ Hoại.

Khổ lạc v.v… trở xuống là nói về tầng trời này. Nay thiền thứ tư này khổ vui đều xả, vì mỗi địa đều nhàm chán xuống chỗ chướng khổ thô, thích lên tịnh diệu.

Bỏ v.v… trở xuống là khổ lạc gọi là tướng thô nặng diệt, được định của địa trên gọi là tịnh phước tánh sinh. Vì thiền định này chỉ một xả thọ là thể của phước, đã lìa nhiễm cõi dưới nên gọi là Tịnh phước.

b) Trời Phước Ái:

Xả tâm viên dung, thắng giải thanh tịnh, phước không ngăn che, được thuận theo khéo léo cùng đến đời vị lai, thế gọi là trời Phước Ái.

Chỉ một xả thọ và tâm định viên dung, xả tất cả các pháp khổ vui, ở trong tâm xả vẫn sinh thắng giải, đối với quyết định này có thể ấn khả giữ gìn không bị duyên khác dẫn dắt, nên gọi là thắng giải thanh tịnh. Do năng lực của thắng giải, đối với định cao siêu viên dung này ưa thích thuận theo, làm cho định cao siêu này không còn trở ngại, tùy tâm tự tại, thọ dụng vô cùng. (chín trăm bốn mươi bốn) Cho nên nói được thuận theo khép léo đến tận đời vị lai.

Hỏi: Tuổi thọ của thiền hữu lậu này có hạn, làm sao đến tận đời vị lai được?

Đáp: Ở đây y theo được quả báo thiền định là sống lâu, trải qua vô số kiếp nên nói là đến tận đời vị lai, chẳng phải nói theo hậu báo.

Lại thiền định này tuy là hữu lậu nhưng có công năng thuận theo khéo léo tu hành. Y theo thiền thứ tư mà dẫn phát định, huân tập thiền vô lậu, tu định nguyện trí vô tránh biên tế, dưới năm Na-hàm cũng y theo định này khởi hữu lậu, vô lậu tạp tu tĩnh lự.

Nếu phàm phu được nên không còn tiến tu, tức là cho tuổi thọ có hạn. Nếu bậc Thánh tu thì được tận đời vị lai thì chung cho hai hướng này, phàm Thánh đồng tu.

  1. Trời Quảng Quả:

Nầy A-nan! Từ trong tầng trời này có hai ngã rẽ, nếu đối với tâm trước vô lượng tịnh quang, phước đức viên dung, tu chứng mà trụ, đó gọi là trời Quảng Quả, ở tầng trời Phước Ái chia làm hai hướng.

    1. Thẳng đến đạo là đến trời Quảng Quả.
    2. Xa với đạo là đến trời Vô Tưởng.

Đây là nêu, ở dưới giải thích, nếu từ phát tâm đến nay không dính mắc vào sự suy tính khác, thẳng tu căn bản, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, huân xông phước đức của Thiền lìa xuống địa nhiễm, đầy đủ bốn vị, đến phước ái này thắng định càng tăng, cảm được phước rộng, được sinh vào chỗ cao quý, nên gọi là trời Quảng Quả.

  1. Trời Vô Tưởng:

Nếu đối với tâm trước, chán cả khổ vui, nghiên cứu tinh tế xả bỏ tâm nối nhau không xen hở, tròn đầy cùng cực thì xả bỏ đạo. Thân tâm đều diệt, tâm lự tro ngưng trải qua năm trăm kiếp: đây chính là nói.

Nếu có suy tính khác, sáu hạnh hàng phục hoặc, dần dần xả bỏ, đến tầng trời Phước Ái đắc xả viên dung, xả tâm nối nhau, trùm khắp cùng xả đạo. Tâm xả cũng quên không chấp thân tâm, nên gọi là đều diệt.

Chấp Vô Tưởng này là Niết-bàn, dùng tâm xả này làm phương tiện nhập định Vô Tưởng. Lúc đầu xả tâm thô, nhập vào tâm nhỏ nhiệm, lại xả tâm nhỏ nhiệm vào tâm nhỏ nhiệm hơn. Từ tâm nhỏ nhiệm hơn này

thường tu không ngừng nghỉ liền nhập Vô Tưởng, đây đều là nhân tu.

Tâm lự trở xuống tức là Vô Tưởng báo, khi qua đời quả báo sinh lên trời Vô Tưởng này, thọ năm trăm đại kiếp, tâm tưởng không hành nên gọi là tro ngưng. Người này lấy sinh diệt làm nhân, không thể khai ngộ tánh bất sinh diệt, nửa kiếp đầu diệt, nửa kiếp sau sinh, đó là trời Vô Tưởng. Ở đây xếp vào luống dối, chẳng hiểu rõ thể của vọng tưởng là không, bèn chấp sinh diệt khổ nhọc, chán sinh diệt này lại cầu bất sinh diệt. Cho nên nói lấy sinh diệt làm nhân, xả sinh thú hướng bất sinh, chưa phải là thật bất sinh, thấy thức thứ sáu tạm như vậy. Không hành như cá gần nước, không biết sinh diệt nhỏ nhiệm, vọng cho là Niết-bàn, chẳng phải chân Niết-bàn, cho nên nói không thể khai ngộ tánh vô sinh diệt.

Nửa kiếp đầu v.v… trở xuống lại giải thích hành tướng, quả báo kia, theo Luận Câu-xá dẫn Bà-sa giải thích là trong vị sinh tử kia. Nhiều khi có tưởng, mới sinh lên tầng trời này, trải qua nửa kiếp mới vào vô tưởng dị thục, gọi là nửa kiếp đầu diệt. Khi sắp vô thường thì từ dị thục mà ra, trải qua nửa kiếp có tâm, sau đó mới chết, gọi là nửa kiếp sau sinh. Trong sự sinh diệt hoàn toàn vô tưởng, nên gọi là trời Vô Tưởng.

Kết.

Nầy A nan! Bốn thắng lưu này tất cả cảnh khổ vui của thế gian không thể nào lay động. Tuy chẳng phải địa Bất động chân thật, có tâm sở đắc, công dụng thuần thục gọi là Tứ Thiền. Đệ Tứ Thiền này lìa tám nạn hơn các địa dưới. Nên gọi là Bất Động địa. Nhưng có kiếp số, tuổi thọ hết phải xả bỏ nên nói chẳng phải bất động chân thật.

Luận Câu-xá nói: Nhưng bình kia vô thường, vì tình đều sinh diệt, phàm phu tu định, mê đắm mùi vị thọ sinh. Nên gọi là có sở đắc. Định tuệ ngang bằng xả bỏ khổ vui, hơn các tầng trời dưới nên gọi là công dụng thuần thục.

2) Năm tầng trời Bất Hoàn, có ba: a) Nêu bày:

Nầy A-nan! Trong đó lại có năm tầng trời Bất Hoàn, tập khí chín phẩm ở cõi dưới, đồng thời dứt hết, khổ vui đều mất, dưới không bói toàn chỗ ở, cho nên xả tâm, an lập chỗ ở trong chúng đồng phần.

Tập khí chín phẩm là: cõi Dục, Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền mỗi loại có chín phẩm. Chủng hiện đều vô, nên gọi là Diệt tận. Đây là bậc Thánh dứt, nên gọi là Diệt. Chẳng đồng với phàm phu tạm thời hàng phục nên gọi là Diệt. Tập khí đã không, khổ vui đều mất, lìa sự ràng buộc ở cõi dưới cho nên không bốc cư. Nhưng chưa tiến lên dứt

hoặc của thiền thứ tư. Cho nên đối với tâm xả trong chúng đồng phần lập riêng chỗ ở.

Vì khi tu thiền, hữu lậu xen lẫn vô lậu, cho nên chỗ ở riêng này mà luận Câu-Xá nói: Tạp tu tĩnh lự năm phẩm khác nhau, sinh lên năm tầng trời Tịnh Cư, năm phẩm khác nhau là: phẩm hạ, phẩm trung, phẩm thượng, phẩm thượng thắng, phẩm thượng cực, hành tướng như chỗ khác có nói.

  1. Giải thích tướng, có năm:
    1. Trời Vô Phiền:

Nầy A-nan! Khổ vui đều dứt, tâm đấu tranh không giao nhau, đó gọi là trời Vô Phiền.

Tâm khổ vui đều dứt, dịch đối đều mất, thân đối đãi đã không. Cho nên nói không giao. Không giao nên không phiền. Mới dứt hai tâm khổ vui thân đối đãi, tạp tu phẩm đầu, hơi lìa chướng định, gọi là Vô Phiền.

Phiền là chướng. Nhưng cõi trời ở dưới cũng lìa khổ vui mà không gọi là Vô Phiền. Vì phàm phu thích chán tạm hàng phục, chẳng phải dứt hẳn, ở đây y theo rốt ráo bất sinh, cho nên được tên gọi này.

    1. Trời Vô Nhiệt:

Nỏ tên độc hành, cứu giao vô địa, đó gọi là trời Vô Nhiệt.

Cơ là cái nỏ, quát là mũi tên, chỗ mũi tên nhận dây, đều dụ chỉ cho một tâm xả, mặc ý tự tại đi khắp, nên nói là độc hành, không tương ứng với hai cảnh trái thuận. Cho nên nói Nghiên giao vô địa. Tầng trời này dùng trung phẩm tạp tu tĩnh lự, tuệ dụng thanh tịnh rỗng rang, đều lìa chướng định, tạm được mát, nên gọi là Vô Nhiệt.

    1. Trời Thiện Kiến:

Các thế giới mười phương diệu kiến tròn đầy lóng trong, không có cát bụi, giống như tất cả bụi nhơ, đó gọi là trời Thiện Kiến.

Các thế giới mười phương chỉ một tâm xả, chiếu soi mầu nhiệm tròn đầy, vắng lặng. Cho nên nói diệu kiến tịch khắp. Trần giống như chướng tuệ, bụi nhơ là chướng định, tạp tu phẩm thượng, công vô lậu mê đắm, chướng định tuệ đều quên, nên thấy được mầu nhiệm, vắng lặng thế giới mười phương, nên gọi là Thiện Kiến.

b.) Trời Thiện Hiện:

Tinh kiến hiện tiền, un đúc vô ngại, gọi là trời Thiện Hiện. Un đúc là luyện, khuôn đất gọi là Đáo, nung vàng gọi là Đúc. Tĩnh lặng đã hiện rõ, công định tuệ đã khắp, nên có thể nung luyện tự tại, hiển hiện vô tận, nên nói là Thiện Hiện.

b.) Trời Sắc Cứu Cánh.

Rốt ráo các căn cơ, cùng tận tánh sắc tánh, nhập vào vô bờ mé, gọi trời Sắc Cứu Cánh.

c) Rốt ráo là cùng tột.

Quần cơ là các căn cơ mầu nhiệm, lại bỏ không theo có, nghĩa là lý chưa hình thành. Nay tầng trời này cùng đến bờ mé, sắc lý chưa thành hình, nên gọi là rốt ráo quần cơ.

Tận cùng tánh sắc tánh, tức là thể tánh, suy đến nguyên thể của sắc tánh. Ý hai câu trước phần nhiều là ví dụ ở đây. Hoặc câu trước biết duyên sắc cùng tận, câu sau y theo đại chủng cùng tận, chia ra tầng trời này nhập vào Không xứ, nên gọi là không bờ mé.

Vì không là chỗ nương của đại chủng, nên gọi là sắc rốt ráo, như Mã Thắng hỏi Phật: Bạch Đức Thế tôn! Tánh của bốn đại phải ở vị nào mới dứt hết không còn?

Phật đáp: Không xứ cận phần chính là ở tầng trời nầy.

Kết thắng.

Nầy A-nan! Cõi trời Bất Hoàn này bốn vị vua trời ở cõi Tứ thiền kia chỉ có kính nghe, không thể thấy biết. Như nay ở thế gian, đất ở chốn hoang vắng núi sâu, đạo tràng của bậc Thánh đều là chỗ ở của A-la-hán, người thô tục thế gian không thể nào thấy. Tiếng Phạm là ANa-hàm, Hán dịch là Bất Hoàn, cõi trời này là chỗ ở của các bậc Thánh cũng gọi là Tịnh Cư, chẳng đồng với chỗ ở của phàm phu hữu lậu, vì định lực cao siêu nên y báo cũng cao siêu, đồng ở cảnh giới thế gian đều khác, nêu ví dụ rất dễ hiểu.

Tổng kết:

Nầy A-nan! mười tám tầng trời này, ở một mình không giao thiệp, không phải lụy suốt đời, từ đây trở xuống gọi là cõi Sắc: Thuần là do thiền định thiện tưởng chiêu cảm, không có dục đối của hữu tình. Cho nên nói ở một mình không giao thiệp, còn có sắc ngại, nên gọi là chưa suốt đời lụy, ba cõi Vô Sắc, bốn cõi Vô Sắc, vô nghiệp quả sắc này định nhiều tuệ ít chán xuống sắc ngại, tưởng không vô biên, kế nhàm chán Không xứ, cho đến nhàm chán Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Niết-bàn rốt ráo, có bốn loại này, phân ra vị thứ, tuy là quả sắc vô nghiệp nhưng có định quả sắc làm sở y của thức. Do sinh có bốn loại, y theo đồng phần và mạng làm cho tâm nối nhau. Kinh khác nói: Văn trước cũng nói các vị trời cõi Vô Sắc phát nguyện hộ trì chú.

Văn có hai:

1) Giải thích, có hai:

  1. Nói về cảm báo, có hai:
    1. Chỉ cho hồi tâm không nhập.

Lại nữa, A-nan! Từ trong bờ mé của sắc Hữu đảnh này chính giữa lại có hai ngã rẽ đây là nêu.

    1. Hữu là Sắc. Đảnh là rốt ráo. Sắc ở đây trụ gọi là bờ mé của Sắc.

Đường rẽ: một là ra khỏi ba cõi tức là người hồi tâm, che lấp, hai là nhập vào đường Vô Sắc, tức là người tánh nhất định che lấp. Nếu phàm phu ngoại đạo không vào năm tầng trời này tức là vào hai tầng trời Quảng quả và Vô Tưởng, không ở hai chỗ này che lấp có hạn. Như ở dưới tự biết.

Nếu đối với tâm xả phát minh trí tuệ, ánh sáng tuệ viên thông liền qua khỏi trần giới, thành A-la-hán, nhập vào thừa Bồ-tát, đó gọi là đại A-la-hán hồi tâm, đây là nói về hồi tâm. Nếu ở trong thiền Hữu đảnh nên nói tâm xả, phát trí vô lậu, thuận dứt bốn địa, ba mươi sáu phẩm câu sinh phiền não ở cõi trên, chứng được Vô học, vẫn lại hồi tâm hướng về đạo Đại thừa, không còn vào những chỗ như Không thức v.v… Vì không có địa hoặc trên, nhưng hồi tâm nhập vào Đại thừa, có sâu có cạn. Nhưng tùy theo phá hoặc có sâu cạn, loại này vẫn là lạc tuệ Nahàm. Cho nên được tuệ quang viên thông, ra khỏi cõi trần.

  1. Cõi Vô sắc:

Nói về loại người nhập vào khác nhau, có hai:

Nói riêng bốn tầng trời, có bốn:

1. Không xứ:

Nếu đối với tâm xả, xả chán thì thành tựu, biết thân là ngại, dứt ngại vào không, đó gọi là Không xứ. Hai câu đầu là nhiếp trước. Tâm xả, có hai:

  1. Hữu đỉnh.
  2. Vô tưởng.

Nếu đối với Hữu đảnh, dùng đạo vô lậu dứt hoặc hữu đảnh, dứt ngại nhập không, đây là định Na-hàm, tức là Thanh Văn định tánh.

Nếu đối với trời Quảng Quả Vô Tưởng, dùng đạo hữu lậu hàng phục hoặc nhập không, cũng gọi là tâm xả, tức là phàm phu ngoại đạo. Vì hai tầng trời này đều ở tâm xả cùng một địa. Biết thân v.v… trở xuống là nói về tầng trời này, dứt trừ ngại là nói cũng có cả hai loại trước. Nhưng hành nhân chán lo sắc pháp, như lao ngục, tâm dục chưa lìa tức tu quán trí phá sắc pháp, vượt qua tất cả sắc tướng, diệt tướng hữu đối, không nghĩ về các thứ tướng, nhập vô biên không xứ, tâm tương ưng với

hư không, gọi là định Không xứ.

2. Thức xứ:

Các ngại đã tiêu, vô ngại không dứt, trong đó chỉ giữ lại thức Alại-da hoàn toàn nương vào nửa phần sâu kín của thức mạt-na, đó gọi là Thức xứ.

Câu đầu kết luận về Không xứ ở trước, câu kế là phá Không nhập Thức, cái vô của tiêu phá cũng quên, nên nói là vô ngại vô diệt. Đây là chỉ quán thức, để phá không. Trong đó v.v… trở xuống là giải thích. Chỉ giữ lại thức A-Lại-da hoàn toàn mạt-na. Hai thức Mạt-na và A-lại-da này lại nương nhau. Tánh định, pháp ngu hoàn toàn không biết có, rõ ràng tự giữ lại.

Nửa phần sâu kín tức là thức thứ sáu. Nay giữ lại một duyên rưỡi của thức, không lưu lại phần duyên sắc không, nên nói là nửa phần. Vì thức thứ sáu này sắc tâm đều duyên, cho nên để lại một nửa.

Khi hành nhân nhập định này, nhàm chán hư không vô biên, duyên thường thì tán, có công năng phá định, tức xả hư không, chuyển tâm vô thức, tâm tương ứng với thức pháp, nên gọi là Thức xứ định.

  1. Vô sở hữu xứ:

Không sắc đã mất, thức tâm đều diệt, mười phương vắng lặng không có chỗ đến. Đó gọi là Vô Sở Hữu Xứ Không xứ Vô Sắc mà còn không. Thức xứ quên không mà còn thức, đều gọi là sở hữu. Nay không thức này đều quên, cho nên nói không sắc đã quên thức tâm đều diệt. Hai câu này trước phá ba pháp, mười phương v.v… trở xuống là nói về hành tướng. Mười phương là các pháp. Sắc không, sở duyên, thức tâm v.v… chẳng có một pháp nào còn, nên nói là vắng lặng. Sở duyên đã vắng lặng, năng duyên không hiện hành, cho nên nói hướng về chỗ không đến. Vì hành nhân nhàm chán thức ba đời, vô biên duyên nhiều thì tán loạn, có công năng phá định. Cho nên xả duyên thức, chuyển tâm y theo pháp Vô sở hữu, tâm tương ứng với pháp vô sở hữu. Gọi là định Vô Sở hữu xứ.

Nhưng nay người tu Đại thừa phần nhiều lạm dụng định này. Nhưng tất cả tâm vô trước, vô sở hữu đều không có một vật, tức là Đại thừa, giống như không ngơ, mà không biết, khéo liễu đạt các cảnh giới thiền, đoạn phục trải qua các thứ lớp đạo phẩm như gương đại viên xem xét, đối với muôn tượng không sai lầm, mới là thiền chân tu của Đại thừa.

  1. Phi phi tưởng xứ:

Thức tánh bất động, dùng diệt để nghiên cứu tận cùng, ở trong vô

0 tận, phát minh tánh tận, như còn không còn, hoặc tận, không tận gọi là Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.

Hai câu đầu chỉ cho thể sở y, câu đầu là nêu cả hai, thức tánh là nêu có tưởng nhỏ nhiệm.

Bất động: Nêu lên tư tưởng không thô.

Câu kế, chuyển giải thích nghĩa bất động, Vô Sở Hữu Xứ, còn dụng tâm nghiên cứu cùng tột làm cho không duyên với thức tâm, tương ưng với pháp Vô Sở Hữu. Nay tầng trời này, nghiên cứu cùng tận tâm diệt, hàng phục làm cho bất động. Cho nên nói dùng diệt để nghiên cứu cùng tột. Đối với không ở dưới giải thích về hành tướng, là nương vào chỗ bất động của thước nầy, cho nên nói trong sự vô tận, giải thích là vô tưởng. Cho nên nói phát tuyên tận tánh, tuy thấy hết mà thức còn. Cho nên nói hoặc tận hoặc bất tận. Tuy kiến còn mà không khởi. Cho nên như còn mà không còn. Do nghĩa này nên gọi là Phi tưởng Phi phi tưởng. Đây là tưởng thô của thức thứ sáu không khởi.

Nhưng có phần tế và A-lại-da trôi chảy không dừng, cho nên y theo nghĩa này để đặt tên.

Theo Luận Câu-xá nói: Ba Vô Sắc trước y theo hạnh mà được tên. Địa Hữu đảnh này y theo đương thể đặt tên. Hành nhân khi nhập định này, chán ghét tưởng Vô sở hữu xứ như chỗ si mà có tưởng, như ung như nhọt, tức là xả bỏ Vô sở hữu xứ, duyên niệm với pháp Phi hữu tưởng, phi vô tưởng, tâm tương ưng với pháp này. Cho nên nói Phi hữu tưởng Phi vô tưởng.

Nói chung về hai loại.

Đây là cùng tận cái không, chẳng cùng tận lý không, diệt sắc chấp không, phi chân tánh không, vọng cho là tận, cho nên nói: bất tận. Vì không thể diệt tâm trí nguội lạnh như tro.

Nói ở đây là chỉ chung có bốn tầng trời.

Từ trời Bất Hoàn, Thánh đạo cùng tột, loại này gọi là A-la-hán bất hồi tâm độn, tức là từ trời Sắc Cứu Cánh, xả bỏ thành tựu, biết thân là ngại, dứt ngại nhập không. Đã không khai ngộ trí tuệ liền dứt hoặc, trên thành tựu quả Vô học, hồi tâm hướng về Đại thừa. Tức là thành đạo vô lậu tiệm thứ chán bỏ, tùy định chiêu cảm quả thì sinh lên bốn tầng trời này, thọ báo kiếp số mới dứt hoặc địa hữu đảnh, thành A-la-hán, nên gọi là độn.

Nói không hồi tâm: Là nói theo đối tiền lợi căn, chẳng phải rốt ráo không hồi tâm, đã nói như trước. Hoặc từ các vị trời Vô Tưởng của ngoại đạo, tận cùng không chẳng quy về, mê lậu không nghe, lại vào trôi lăn.

Nếu từ Vô tưởng, dùng đạo hữu lậu, thích lên chán xuống, dần dần đến Phi tưởng. Cho rằng hữu lậu này được hiểu là vô vi, bèn cho là Niết-bàn, đến đây không tiến, vì không nghe rộng về Thánh giáo, không hiểu hành tướng tu chứng hữu lậu và vô lậu, khi qua đời đều theo nghiệp mà sanh đến các cõi.

Nói từ Vô Tưởng đến: Chính là trời Quảng Quả đến đồng địa với Vô tưởng, đối với năm tầng trời Thánh này gọi là ngoại đạo, giống như ngoại đạo này cho nên nói từ Vô Tưởng đến. Nếu thật nhập vào Vô Tưởng, thì chắc chắn thối đọa không tiến tu được.

Theo Kinh luận giải thích ngoại đạo Vô tưởng, nghiệp hết thì đọa.

Vì không có nghĩa sinh lên.

Nói về sự khác nhau giữa vua và quan:

Nầy A-nan! Trên tầng trời này mỗi vị, trời chính là nghiệp quả phàm phu đều trả, khi trả hết thì vào luân hồi, Thiên Vương kia chính là Bồ-tát dạo chơi trong Tam-ma-đề, dần dần tăng tiến, hồi hướng vào con đường tu hành của Thánh luân. Bốn không, trời, người chính là nghiệp báo. Bốn vị vua trời kia là quyền hóa. Lấy nhập định Đại Thừa Thủ-lăng-nghiêm làm dục, du hý bốn thiền, bốn không các Tam-muội thành Phật sự.

Hỏi: Vua bốn Thiền ở trước cũng là quyền hóa chung với phàm phu phải không?

Đáp: Vua bốn Thiền thiên ở trước gồm cả phàm Thánh. Như văn trước nói: Năm tầng trời Bất Hoàn, vua trời bốn Thiền, chỉ có kính nghe không thể thấy biết.

Nay nói theo một phần phàm phu, cho nên biết gồm cả hai.

Kết luận chỉ bày:

Nầy A-nan! Trời bốn không này, thân tâm dứt hết, định tánh hiện tiền, không có nghiệp quả sắc, từ đây đến hết gọi là cõi Vô Sắc.

Thân tâm dứt hết: Nghĩa là sắc thân đều dứt, tâm ấy hoặc cùng tận, không cùng tận, vọng cho là cùng tận.

Định tánh hiện tiền: Có định quả sắc, nếu không có sắc này thì bốn tâm nương vào đâu, cho nên biết có.

Tổng Kết về luống dối:

Nầy A-nan! Ở đây đều không hiễu rõ về Diệu giác minh tâm, chứa vọng phát sinh, vọng có trung quán ba cõi, vọng tùy theo bảy đường nhận chìm đắm bổ-đặc-già-la, đều từ loại này. Nếu không biết chân như một pháp như thật, nhận lầm chỗ rõ ràng, phân biệt đã sinh, từ vọng chứa vọng. Cho nên nói không hiểu rõ. Phải biết người tu thiền quán không thông đạt pháp môn này, hoặc Không xứ, hoặc Vô Sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ, lay động trải qua sáu muôn, tám muôn đại kiếp, thân tâm vắng lặng, quả báo hết rồi lại đọa, gọi chung là nạn trời Trường Thọ.

Đích thân Phật giảng nói, đâu thể không tin rõ. Bổ-đặc-già-la, Hán dịch la-sác-thủ-thú.

Cõi Tu-la:

Lại nữa A-nan! Trong ba cõi này lại có bốn thứ A-tu-la, hoặc ở đường quỷ, dùng năng lực để hộ pháp, nương thần thông mà nhập vào hư không. Loại A-tu-la này từ Noãn mà sinh, thuộc về đường quỷ. Nếu ở cõi trời hết đức thì đọa, ở gần với mặt trời mặt trăng. A-tu-la này từ thai sanh ra, thuộc về đường người. Có vua Tu la giữ gìn thế giới, năng lực mãnh mẽ không sợ hãi, có khả năng đánh nhau với Phạm Vương và trời Đế-thích, bốn vị vua trời. Loại A-tu-la này do biến hóa mà có, thuộc về đường trời.

Nầy A-nan! Chỉ có một phần tu-la thấp hèn, sống dưới đáy biển lớn, chìm trong hang biển, sáng dạo chơi trên hư không, tối xuống biển ngủ, loại A-tu-la này do khí ẩm mà có, thuộc về đường súc sinh.

Kinh Pháp Hoa, Lăng-già cũng nói có bốn thứ A-tu-la giống như ở đây. Nói về A-tu-la, có chỗ cho là trời, có chỗ cho là quỷ đều không rõ ràng, kinh này nói có thể làm tiêu chuẩn.

Kết luận về nhân vọng để khuyên lìa, có hai:

1. Kết nhân vọng có bốn:

  1. Kết luận chung về luống dối:

Nầy A-nan! Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người và thần tiên, trời cho đến Tu-la như thế: Là kết luận chỉ ra các đường:

Nghiên cứu tinh thông bảy đường, đều là các tướng hữu vi đắm chìm, đối với bản tâm tròn sáng vô tác, đều như hoa đốm trong hư không, vốn không có sự mê đắm. Nhưng một luống dối không có gốc rễ kết thành luống dối, nghiên cứu tinh thông vẫn tìm kỹ. Vọng tưởng chịu quả báo đọa vào bảy đường, vọng tưởng theo nghiệp nhân bảy đường. Nhân quả vọng này đều là vô minh, tướng rỗng không hữu vi, chẳng thật có. Nếu mong tròn sáng thì như hoa đốm trong hư không, vốn không thật có thì cội gốc đâu mà thật có ư?

  1. Chỉ bày chung về nghiệp nhân:

Nầy A-nan! Các chúng sinh này không biết bổn tâm nên phải chịu sự luân hồi này, trải qua vô lượng kiếp không được chân tịnh. Đây là chỉ bày vọng tưởng thọ sinh, đều do thuận theo sát đạo dâm. Trái với ba thứ này thì chẳng sinh sát, đạo, dâm. Đây là chỉ bày vọng tưởng theo nghiệp. Có tên là loài quỷ, không gọi là đường trời, tướng có không lại khởi tánh luân hồi, là kết thúc trôi lăn.

Lược chỉ nêu hai đường là: đường quỷ và đường trời trong bốn ác ba thiện, tướng có không đối đãi nhau, thành khuynh đạt lẫn nhau, thăng lên rồi lại đọa xuống, xoay vần không có sự bắt đầu.

  1. Hiển chánh tu hành:

Nếu người khéo phát khởi Tam-ma-đề thì nhiệm mầu thường vắng lặng, có không cả hai đều không, không hai cũng dứt, bất sát sinh, bất trộm, bất tà dâm còn không có, huống chi là làm những việc sát đạo dâm: Nếu phát Tam-muội, chỉ thấy một thế bí tàng của ba đức là diệu Bát nhã, pháp thân thường trụ, là giải thoát vắng lặng. Có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải sinh tử, không hai cũng dứt, chẳng phải Niết-bàn, chỉ một lý thật tướng trung đạo, lìa tướng thật không còn pháp khác. Cho nên nói làm sao gây ra những việc sát, đạo, dâm.

  1. Chỉ riêng kết lại:

Nầy A-nan! Không dứt ba nghiệp, đều có riêng tư nên có chúng đồng phần riêng, chẳng phải chỗ bất định, từ vọng phát sinh, sinh vọng không có nhân thì không thể tìm tòi nghiên cứu. Ba thứ sát, đạo, dâm tùy theo người gây riêng nên nói là mỗi người riêng tư, việc gây ra đều đồng, nên nói là đồng phần, nghiệp khổ đối nhau, chắc chắn chẳng khác nhau. Cho nên nói chỗ nhất định (chín trăm bồn mươi bảy) tức là chỗ chiêu cảm.

Đã gọi là vọng vì sao nói có nhân, cho nên không tìm tòi nghiên cứu. Đây là kết thúc lời đáp. Văn trước là có chỗ nhất định, lại là tự nhiên, kia kia phát nghiệp, mỗi người đều có lời hỏi thọ nhận riêng.

2. Khuyên dứt trừ:

Ông tu hành muốn được Bồ-đề thì phải dứt ba hoặc, không dứt hết ba hoặc thì dù được thần thông đều là công dụng hữu vi của thế gian. Tập khí không dứt thì rơi vào đường ma, muốn dứt vọng nhưng luống dối càng thêm, Như-lai nói là người đáng thương xót. Ông tự gây ra vọng, chẳng phải lỗi của Bồ-đề, nói như vậy là nói đúng, nếu nói khác đi thì là ma nói. Nếu dứt ba hoặc thì là chánh khuyên.

Ở trước nói vì ba duyên dứt nên ba nhân chẳng sinh, tánh cuồng tự dứt tức là Bồ-đề v.v… từ bất tận tử v.v… trở xuống là nói lỗi của bất đoạn. Tu thiền không giữ giới chính là nghiệp ma, dùng vọng tu vọng,

thật đáng thương xót. Từ chữ ông Vọng v.v… trở xuống là chỉ lại kết đáp, để chỉ bày chánh tà.

Trước hỏi rằng: Đạo này là xưa nay tự có hay do chúng sinh vọng tập mà sinh khởi?

Nay kết đáp rằng: Ông vọng tự tạo chẳng phải lỗi của Bồ-đề chính là dùng câu trước trả lời câu hỏi sau, câu sau trả lời câu hỏi trước.

Phần thứ bảy của văn lớn:

Trình bày thiền-na hiện cảnh. Cảnh giới này là người tu hành do tiệm tu giới, định, tuệ mà có năng lực, bên trong động phiền não, bên ngoài động quỷ vương. Trong quán hạnh thì năm uẩn dần dứt, từ thô đến tế, khi dứt một ấm thì có mười cảnh giới bị cảnh kích phát, hoặc phiền não, hoặc nghiệp chủng, hoặc tà tư, hoặc ma trời, quỷ thần vv… trong thiền hiện các tướng lạ mà phát ra, nếu hành nhân không có trí tuệ học rộng thì không thể biết được, liền chấp đắm, trái mà cho là phải. Trước tuy tu chánh rồi trở vào đường tà, Phật thương xót hạng này nên không hỏi mà nói. Nhưng các kinh luận nói sẽ ngồi thiền, kế cũng nói lược, nói rộng nhỏ nhiệm không gì hơn kinh này. Thiên Thai Chỉ Quán, hoặc dẫn kinh thiền nói về cảnh giới ma, cũng trích ra ít phần.

Văn có hai:

1. Như-lai không hỏi tự nói, có ba.

  1. Như-lai nói: có ba.
    1. Kết trước sinh sau.

Tức thời Như-lai liền bãi pháp tòa, ở trên tòa sư tử, vịn ghế bảy báu, sửa lại tư thế ngồi rồi lại tựa vào ghế, bảo đại chúng và A-nan rằng:

Nhà dịch kinh này trình bày: Phật bảo A-nan, bảy đường đã nói xong. A-nan im lặng, chúng cũng không có lời nào, nên trụ nói pháp cho nên nói bãi pháp tòa, nhưng thiền phát cảnh giới, chẳng phải bậc Nhất thiết trí thì không ai biết được. Nếu không nói cho thì đời sau người tu hành sẽ gặp nạn này. Cho nên lại tựa ghế từ bi hiển bày sự thương xót sâu xa.

Các ông là người hữu học Duyên giác, Thanh văn ngày nay hồi hướng đến đại Bồ-đề Vô thượng Diệu giác. Nay ta đã nói pháp tu hành chân chánh, ông vẫn chưa biết việc ma nhỏ nhiệm khi tu Xa-ma-tha, tỳ-bà-xá-na: Là pháp tu hành chân chánh, tức là hai nghĩa quyết định ở trước, Quán Âm Quán Môn, trong giới, ngoài chú, gờm chánh giải ở trước, đều là phương pháp tu hành nhập giác.

    1. Chỉ mê bày lỗi, có hai:
  • Nhận biết cảnh ma:

Cảnh ma hiện tiền, ông không thể biết, gội rửa tâm không chân chánh, rơi vào tà kiến, hoặc ông là ấm ma, hoặc là ma trời, hoặc đắm trước quỷ thần, hoặc gặp li mị, trong tâm không sáng tỏ, nhận giặc làm con, tu diệu quán trí, tẩy rửa chướng cấu ở bên trong, cho nên nói gội rửa tâm. Do ma dẫn khởi phân biệt niệm mê đắm, cho nên nói là không chân chánh. Ấm ma: Thường nói là bốn ma, đó là ma phiền não là nhân sinh tử. Ma năm Ấm là ma chết, là quả của sinh tử. Ma trời, là duyên sinh tử. Nay nói quỷ thần v.v…tức là quyến thuộc của ma. Như kinh Niết-bàn nói: Đều là đời trước phạm trọng cấm cho đến các thiên khác mà hiện. Đây là hạt giống nghiệp nhân bị kích động mà sinh.

Bởi thế hành nhân trước phải phân biệt cho rõ ràng.

  • Thủ chứng ít

Lại ở trong đó được ít cho là đủ. Như Tỳ-kheo ít học đệ tứ thiền nói càn là mình đã chứng quả Thánh, thọ báo ở cõi trời đã xong, tướng suy hiện tiền, chê bai La-hán, thọ thân đời sau, đọa ngục A-tỳ.

Trí luận nói: Tỳ-kheo này không tìm tòi nhiều kinh luận, y theo tâm tu hành, không có trí tuệ nghe rộng, không biết địa vị ba cõi của các thiền. Chỉ siêng năng không ngừng nghỉ, chứng đắc Sơ thiền gọi là Sơ quả, cho đến Tứ thiền, lìa tám nạn bèn cho mình đã chứng quả Ala-hán.

a.3) A-la-hán, Hán dịch là Vô sinh.

Ta đã chứng quả Vô Sinh, đã lìa sinh tử phần đoạn trong ba cõi, việc làm đã xong, bèn không tiến tu. Đến khi vô thường, trung ấm Tứ thiền thấy có chỗ sinh bỗng nhiên sanh tâm chê bai: “Ta nghe La-hán đã được Vô sinh, ngày nay vì sao lại có chỗ sinh. Nếu thế, Phật nói La-hán đều là luống dối, cho nên biết không có được Niết-bàn. Do đó, khởi chê bai, quyết định tà kiến, Trung ấm ở cõi trời diệt thì đọa vào ngục A-tỳ.

b) Khuyên lắng nghe hứa nói:

Ông nên lắng nghe, nay ta phân biệt kỹ cho ông hiểu.

A-nan lắng nghe: A-nan đứng dậy, cùng các bậc Hữu học ở trong hội vui mừng đảnh lễ lắng nghe lời từ bi dạy bảo, như văn kinh, có chép.

Chánh là phân biệt, có ba:

1. Nói chung, có ba:

1. Nói chung về chân vọng, có hai:

  1. Hiển rõ thể của chúng sanh đồng với Phật:

Phật bảo A-nan! Và các đại chúng: Mười hai loại sinh trong các thầy nên biết! thế giới hữu lậu, bổn giác diệu minh giác viên tâm thể, không khác với các Phật ở mười phương, diệu thế nhất chân, vốn không hai tướng.

Văn trước chép: Ta và Như-lai chân diệu tịnh tâm tròn đầy không hai. Đây là ba thứ: Tâm, Phật và chúng sinh không khác nhau.

  1. Nói về mê vọng thành khác, có hai:

b.1) Mê chân vọng khởi:

Do ông vọng tưởng mê lý là lỗi lầm, si ái phát sinh, phát sinh mê khắp, cho nên có tánh không, hóa thành mê không ngừng, có thế giới sinh, thì các cõi nước nhiều như cát bụi ở khắp mười phương này chẳng phải là vô lậu, đều là ngu mê, do vọng tưởng an lập, đây là chánh nói. Vô minh vọng tưởng mê lý chân thường thành ra bốn hoặc. Chỉ lược nêu hai thứ. Cho nên nói si ái phát sinh.

Nếu đối đủ thì trước do không biết như thật về chân như pháp nhất tức là ngã si. Kế là mê chỗ thấy có tướng tức là ngã kiến, tướng đã hiện chấp không bỏ tức là ngã ái. Nương đây làm thể chuyển tăng thô hiển, tức là ngã mạn.

Kinh Lăng-già nói: Bảy thức sinh diệt, Như-lai tạng không sinh diệt, hòa hợp hai thứ này thành thức A-lại-da.

Đây là thành thức bên trong, nên nói là mê khắp, cho nên có, v.v… trở xuống là khí cụ bên ngoài. Thì đây v.v… trở xuống là chỉ lại, chẳng phải vô lậu. Lại nói lên tịnh độ của Chư Phật tức là do gương trí hiện.

Duy Thức nói: Trí Đại viên cảnh có công năng hiện ra, sinh ra thân cõi bóng trí. Nay hữu lậu này đều là vọng an lập. Nên biết hư không sinh trong tâm ông giống như áng mây hiện trên bầu trời xanh, huống chi các thế giới trong hư không ư. Đây là kết luận chỉ bày.

Văn trước nói: Hư không sinh trong đại giác như hòn bọt trong biển, phát vi trần cõi nước hữu lậu đều nương vào hư không mà sinh.

Văn dưới nói: Cho đến hư không đều từ vọng tưởng an lập, cho nên nói huống chi thế giới này ở trong hư không ư?

b.2) Ngộ chân thì vọng dứt:

Các thầy mỗi người phát chân về nguồn, thì các thế giới ở mười phương này đều tan mất vì sao nói trong hư không có cõi nước mà không rung chuyển.

Văn trước nói: Bọt nước diệt, hư không vốn là không, huống chi ba cõi, nên biết chúng sinh công nghiệp vời lấy cọi nước và hư không.

Một người bỏ vọng về chân, thỉ giác mới biết hợp bổn giác.

Nói chiêu cảm là theo vọng tan mất.

Văn trước nói các khí thế gian ngay đó hóa thành tri giác vô thượng. Nhưng người phát chân, khi hợp giác tuy chỉ thấy giác, mà không có vọng sinh.

Vọng vô sinh này chưa phát chân thấy là thật có, vọng ấy cảm vời cùng khắp cõi nước. Vì sở liễu của trí đâu không rung chuyển. Do đó Chư Phật thành đạo rung chuyển các thế giới, chắc chắn không luống uổng.

2. Chỉ bày riêng về hàng ma, có hai:

  1. Đưa đến quỷ hưng thạnh, có hai:

a.1) Do ngộ mà động mả, có hai:

  • Nói rõ:

Các thầy tu thiền, tu Tam-ma-đề, Bồ-tát và các đại A-la-hán vô lậu mười phương, tâm tinh thông tập, ngay đó vắng lặng, đây là nói về ngộ.

  • Sức cũng là tu, tập là hợp.

Trong một pháp giới, thì tâm, chúng sinh và Phật đồng thể. Phật chứng rốt ráo, Bồ-tát và La-hán cũng đã phần chứng. Nay Tam-muội đồng với sở chứng kia, dung hợp một thể, vọng xứ toàn giác. Nên nói ngay đó vắng lặng.

Tất cả ma vương, quỷ thần và các trời phàm phu, thấy cung điện biến mất, ngã đổ, mặt đất rung chuyển, đất nước tung toé, thảy đều sợ hãi, đây là làm động ma. Phàm phu tối tăm, không biết dối lừa, bọn kia đều được năm thứ thần thông, chỉ trừ lậu tận, đây là phân biệt. Ma và các vị trời đều tu thiền định, cho nên được năm thần thông, phàm phu phiền não chưa hề hàng phục cho nên nói là tối tăm. Các Ma Vương kia làm chủ cõi Dục thống nhiếp cõi nước này để làm chỗ ở, thống nhiếp hữu tình để làm dân chúng. Cho nên người đắc đạo chắc chắn ra khỏi cõi ma, cùng cảm cõi nước chắc chắn nghiêng đổ.

a.2) Nói lại:

Luyến trần lao này, làm sao khiến ông phá nát chỗ ấy. Như văn có chép. Chánh làm trở ngại. Bởi vậy quỷ thần và các thiên ma, võng lượng yêu tinh lúc ở trong Tam-muội đều đến khuấy rối ông. Thiêm: Là đều, những việc khác như văn kinh có chép: b) Nói về hàng phục, có hai:

b.1) Nói về thuận, có hai:

  • Dẫn dụ nói rộng:

Nhưng bọn ma kia tuy có giận dữ trong trần lao, nhưng trong diệu giác của ông như gió thổi ánh sáng, như dao chặt nước, rõ ràng không xúc chạm nhau. Ông như nước sôi, kia như băng cứng, khí nóng đến gần không có mặt trời cũng tiêu tan, luống chi dựa vào thần lực chỉ là khách, thành tựu phá loạn do chủ nhân năm ấm trong tâm ông. Nếu chủ nhân mê thì khách được dịp phá hoại. Định Thủ-lăng-nghiêm trí tuệ thật tướng như ánh sáng, như nước, như nước sôi, như chủ, gió dao, băng khách làm sao động được? Đây là dùng đạo lực thanh tịnh, phá tâm ma tối tăm ở trước, như hư không vô ngại, vật đâu thể cản trở, hoặc một niệm động như chủ tâm mê, khách được dịp, liền thành phá loạn, không bao giờ thành tựu.

  • Kết khuyên hàng phục:

Đương xứ thiền-na giác ngộ không mê hoặc, thì việc ma kia không làm gì được ông, tối tan thì vào sáng, các tà kia đều chịu khí tối tăm, sáng phá được tối, gần tự tiêu tan, làm sao dám quấy rối thiền định. Hai câu đầu là khuyên y theo bổn tu sửa đổi trí tuệ quán sát, cho nên kia v.v… trở xuống là nói ma không có dịp làm hại. Một người phát chân, cả thế giới đều tan mất. Nay nhập vào Tam-muội đâu không rung chuyển ma sao? Nếu nhập sâu vào thiền định chỉ quán tướng thật thì cõi ma cõi Phật, như một không khác, sinh tử Niết-bàn, núi sông, đất đai đều là tướng cuồng lao luống dối như hoa đốm trong hư không. Cho nên nói đâu dám quấy rối thiền định.

b.2) Hiển bày ngược lại:

Nếu không ngộ rõ sẽ bị mê mờ, cho nên A-nan chắc chắn là đệ tử của ma, thành tựu người ma, hết lòng khai ngộ làm cho biết bị ma mê hoặc.

Năm ấm làm mê, ma được dịp làm hại.

Cho nên luận chánh lý nói: Năm uẩn chứa nhóm các nhân bất thiện. Giống như bọn cướp núp trong núi, bấy giờ xuống nhân gian cướp đoạt tài vật. Nên biết nếu quán phá được chỗ nương của năm ấm ma thì ma tự tan biến.

3) Dẫn việc làm chứng.

Như Ma-đăng-già là thấp hèn, kia chỉ có chú phá luật nghi của Phật, trong tám muôn hạnh chỉ hủy một giới, vì tâm thanh tịnh vẫn chưa chìm mất, đây là đọa toàn thân bảo giác của ông, như quan tể tướng bỗng gặp tài sản của người lấy làm của công, xoay vần tan tác, không thể thương xót cứu giúp. Thì là thấp kém, thù là khác, tức là thấp kém khác thường, quỷ ma nhìn nhau, ma hơn thì quỷ thua. Nay Đăng-già là người, nhưng có năng lực của chú, chẳng có năm thần thông, hoặc nhìn vào ma tức là trong thấp kém lại là thấp kém.

Kia chỉ là chú v.v… trở xuống là giải thích tướng thấp kém, y theo Ma-đăng-già, tâm mong cầu rất cạn cợt chỉ muốn hủy một giới dâm của ông, do ông vô tâm, vẫn không thành phạm.

Đoạn nầy chính là v.v… trở xuống là nói ma hơn, đây là nói về ma.

Ma muốn làm cho Tam-muội của ông không thành tựu trôi lăn pháp thân tuệ mạng tan biến hết sạch. Như quan Tể phụ phạm pháp nước bị chém chết không có bổng lộc, thật đáng thương xót.

2. Nói riêng, có năm:

1. Phá sắc ấm, có ba:

  1. Tướng tận chưa tận, có hai:

a.1) Nói về bờ cõi:

Nầy A-nan! nên biết ông ngồi đạo tràng dứt bỏ các niệm, nếu niệm ấy hết thì đều lìa niệm tất cả tinh minh, động tĩnh không dời, nhớ quên như một: Là chỉ bày phương tiện nhập chánh định. Như thế văn trước xoay vần luống dối này, sinh diệt hàng phục trở lại nguồn giác, tức văn này nói: dứt bỏ các niệm.

Kinh Viên Giác cũng nói: Bất cứ lúc nào cũng không khởi vọng niệm, không khỏi phân biệt, cho nên nói niệm hết. Lìa niệm tinh minh tức văn trước nói được giác vốn sáng, không có tánh sinh diệt là nhân cho tâm địa. Động niệm không dời là giải thích hành tướng của lìa niệm, vào dòng quên sở, cảnh không thể theo, cho nên nói động tĩnh không dời. Do lắng các niệm, phân biệt hơi lặng. Cho nên nói nhớ quên như một.

Luận Khởi Tín nói: dừng tất cả tướng của cảnh giới, nay kinh nầy nói dứt bỏ các niệm, hai duyên năng sở kinh luận đều nêu.

Phải trụ chỗ này nhập vào Tam-ma-đề, nương phương tiện trước nhập vào chánh định. Nên biết nương vào chỗ lìa niệm này đi sâu vào chánh thọ.

Như người mắt sáng ở chỗ rất tối tăm tinh tánh diệu tịnh, tâm chưa phát sáng, đây gọi là phạm vi sắc ấm, chính là nói chưa tận sắc ấm. Tâm vào chánh định như người mắt sáng, chưa phá sắc ấm như chỗ rất tối tăm.

Tinh tánh diệu tịnh: Là tâm định hiển hiện.

Tâm chưa phát sáng: Là tuệ chưa sinh khởi, phạm vi là bờ cõi đều bị một tầng trời che lấp, nên nói là vũ, Vũ là che lấp.

Nay hai chữ sắc ấm là đồng với bờ cõi. Vì đồng một ấm che lấp

70 sắc riêng. Nêu ví dụ này nói lên ở trong đó.

a.2) Nói về tướng tận:

Nếu mắt sáng suốt, mười phương mở rộng, không còn u tối, gọi là sắc ấm hết, chính là nói. Trước đã nói mắt sáng, này lại thầm phá cho nên không u tối.

Sắc đã chất ngại, ngăn cách không thông, cho nên thành u tối. Nay định tuệ khai ngộ, phá sự che lấp, mở rộng hiển rõ nên gọi là ấm hết. Người này có khả năng vượt qua kiếp trược. Quán lý do này, vọng tưởng vững chăc, làm gốc, là kết thúc lợi ích. Vượt qua kiếp trược, vì kiếp trước là thể của sắc ấm, trước hết một niệm năng sở mới lập, tức là không kiến không phân, nên gọi là kiếp trược, tức là từ không mà chợt có, có tức là sắc. Nay phá sắc ấm, bởi vậy vượt qua vọng tưởng bền chắc, tức là giác minh chấp chặt, chất ngại bèn trở thành thể của sắc, nên nói là bền chắc.

Hỏi: Sắc ấm thô hiển, trong quán trước phá kiếp trược rất nhỏ nhiệm, làm sao được siêu vượt kiếp?

Đáp: Vì khi khởi không có trước sau, cho nên khi phá gồm cả thô tế. Văn không viết rườm rà cho nên thấy sinh khởi có thứ lớp. Lại sắc ấm thuộc về hiện tướng, hiện tướng chính là bổn thức. Nay sắc ấm phá tức là hiện tướng phá. Hiện tướng phá tức là động bổn thức, bổn thức đâu chẳng phải Kiếp trược. Cho nên được siêu, lành thay! tâm ban đầu có công năng phá vô minh từng phần.

  1. Nói về hiện cảnh, có mười.
    1. Thân có khả năng thoát khỏi sự ngăn ngại.

Nầy A-nan! Phải ở đây nghiên cứu tinh ròng diệu minh, bốn đại không dệt, trong đó ít chọn lựa, thân vượt ra sự ngăn ngại, đây gọi là tinh minh, chảy đầy cảnh trước. Đây chỉ là công dụng tạm được, như thế, chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho mình chứng Thánh gọi là cảnh giới lành, nếu có tâm cho mình chứng Thánh, thì rơi vào các tà, đối với Tam-muội, nghiên cứu tinh thông diệu minh nguyên thể không có tướng sắc ấm. Do nghiên cứu này, quán sâu lý này cho nên được bốn đại không dệt vào nhau. Trong chốc lát thân vượt ra khỏi chướng ngại, như đi trên hư không, đây là tâm không có chủ hình. Bốn đại mất chất, quán tâm vô ngại, chảy khắp các trần ở trước, công dụng tạm thời được như thế, chẳng phải chứng Thánh, nếu biết đây là công lực của thiền, thì không có lỗi, nên nói là cảnh lành. Nếu bỏ chung hết là ma thì đè nén công dụng thiện. Nếu nói là Thánh lại chưa dứt hoặc, cho nên làm cho thức lành mà không lấy bỏ, ở dưới đều mô phỏng theo đây

    1. Thân lấy ra giun sán:

Nầy A-nan! Lại dùng tâm này nghiên cứu tinh ròng diệu minh, thấu suốt trong thân ấy. Người này bổng nhiên lấy giun sán từ trong thân ra mà vẫn như cũ, không hề tổn thương. Đây là gọi là tinh minh chảy khắp hình thể, đó chỉ thực hành tinh chuyên tạm được như thế chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho mình là chứng Thánh, thì gọi là cảnh giới lành. Nếu cho mình đã chứng quả Thánh thì rơi vào các tà, trùng giun ở trong bụng. Quán tâm tinh minh, bên trong dung thông thân thể. Bốn đại bên trong do quán mà biến, lấy ra được giun sán trong thân mà không tổn hại. Cảnh này hiện tiền không sinh lấy bỏ tức là cảnh lành, không như vậy thì rơi vào đường tà.

    1. Nghĩa sâu kín nghe hư không nói pháp:

Lại dùng tâm này nghiên cứu tinh thông bên trong và ngoài, khi ấy tinh thần ý chí hồn phách, trừ chấp thọ thân, ngoài ra đều thiệp nhập làm khách chủ lẫn nhau. Bổng ở trên hư không nghe tiếng nói pháp hoặc nghe mười phương đồng phô bày nghĩa sâu kín, đó gọi là tinh phách lìa hợp với nhau. Thành tựu giống lành, tạm được như thể không phải chứng Thánh, không cho là mình chứng Thánh, nếu thì gọi cảnh giới lành, nếu cho là mình chứng Thánh thì rơi vào các tà. Mới đến khách chủ, rõ cảnh phát lý do.

Gan của chủ gọi là Hồn

Phổi của chủ gọi là Phách.

Lá lách của chủ gọi là Ý.

Thận của chủ gọi là chí.

Tim của chủ gọi là tinh thần.

Căn thân, hạt giống đều là chỗ chấp thọ thứ tám, định tâm nghiên cứu tinh thông, trong ngoài chỉ không nên làm cho chủ thần bên trong không nơi nương tựa lưu xuất ra ngoài, mất sự nương nhau ấy, cho nên nói làm khách chủ lẫn nhau.

Bốn câu bỗng ở trong hư không xuống v.v… là nói về phát tướng.

Đây là trước tu tập hạt giống văn tuệ, định lực kích động, trong thiền phát sinh, liền nương vào thần hồn mà hiện nói pháp.

Đây gọi là v.v… trở xuống là Kết phán tà chánh, lìa hợp tức là khách chủ, hoặc lìa tâm chủ và khách đối với gan v.v… Ngoài ra như văn kinh có chép.

b.) Phật ngồi đài hoa:

Lại dùng tâm này lắng trong bày tỏ, bên trong phát ra ánh sáng, khắp mười phương là màu sắc Diêm-phù-đàn, tất cả chủng loại hóa thành Như-lai. Lúc ấy, bỗng thấy Tỳ-lô-giá-na ngồi đài Thiên Quang có ngàn vị Phật vây quanh, trăm ức cõi nước và hoa sen cùng lúc xuất hiện. Đây gọi là tâm hồn linh ngộ, tâm sở nhiễm sáng suốt chiếu soi các thế giới, tạm được như thế, chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho mình là chứng Thánh thì gọi là cảnh giới lành, nếu có tâm cho mình là chứng Thánh thì rơi vào các tà.

Ba câu đầu nói bên trong do quán tuệ, tâm định lắng tịnh, hiển bày sáng suốt, ánh sáng bên trong phát tướng bên ngoài thì biến.

Câu mười phương v.v… trở xuống tức là bên ngoài hiện tướng ấy, vì trước huân tập nên gọi là hạt giống lành, bóng nhiễm mà đến cho nên thấy mười phương như chủng loại vàng đều là Phật, tâm niệm bất động, đây phải tự diệt, nếu sinh chấp chặt, thì chánh định khó còn. Như tu niệm Phật Tam-muội, cảnh này hiện tiền hợp với Tu-đa-la gọi là Tự thân chứng. Nếu tu quán cây mà thấy hình Phật cũng không phải chân thật, vì tâm cảnh không tương ưng, huống chi tu Tam-muội Nhất tướng pháp giới chân như, có điều chấp trước đâu chẳng phải tà hay sao?

Câu nầy gọi là v.v… là kết phán chánh tà.

Linh ngộ sở nhiễm: Linh là lành, trước huân nhiễm viên đốn giác tuệ, ngộ biết chúng sinh xưa nay là Phật, hạt giống này do định kích phát, cho nên hiện tướng này như văn khác.

b.) Trên hư không hiện sắc báu.

Lại dùng tâm này nghiên cứu tinh thông diệu minh, quán sát không thôi, đè nén hàng phục, chế chỉ vượt lên, lúc ấy bỗng nhiên hư không mười phương thành mầu bảy báu, hoặc mầu trăm báu, đồng thời trùm khắp, không có trở ngại, xanh vàng đỏ trắng đều hiện. Đó gọi là vượt qua phần công lực, tạm được như thế, chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho mình là chứng Thánh, gọi là cảnh giới lành, nếu cho là mình chứng Thánh thì rơi vào các tà. Trong định nghiên cứu, quán sát càng sâu, chế chỉ đã qua, sắc báu hiện từng phần, vốn là chế chỉ phân biệt. Nay do qua phần cảnh khác lại sinh, trái với tâm, đâu chẳng phải việc ma hay sao?

Nay khởi tâm chấp trước, tự nhiên tiêu mất. Như văn trước nói không chấp trước đều là huyễn, pháp chẳng phải huyễn còn không sinh, pháp huyễn làm sao lập?

b.) Thấy vật trong tối:

Lại dùng tâm này nghiên cứu thấu suốt không loạn, bỗng hợp với ban đêm, ở trong nhà tối thấy nhiều vật chẳng khác gì ban ngày. Nhưng vật trong nhà tối cũng không mất. Đó gọi là tâm bí mật lắng trong, thấy khắp chỗ tối, tạm được như thế, chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho mình là chứng Thánh gọi là cảnh giới lành, nếu có tâm cho mình là chứng Thánh thì rơi vào các tà, ở trong định nghiên cứu ánh sáng tâm lóng lặng, do lắng lặng bỗng nhiên phát ra cái thấy. Trong bóng tối thấy vật, vật là cảnh thật, vì thế không tùy theo định mà xuất nhập, có không, cho nên nói cũng không dứt trừ tâm lắng trong sâu kín, là quán tâm sâu kín lóng lặng, ánh sáng thanh tịnh đã thanh tịnh, cảnh tối không ẩn, cho nên đêm thấy vật, ngộ thì không lỗi.

b.7) Tổn thương thân thể mà không biết:

Lại dùng tâm này viên nhập vào hư không, bốn thể bỗng nhiên đồng với cỏ cây, lửa đốt dao chặt không hề hay biết, lại là ánh lửa không thể đốt cháy, dù cắt thịt cũng như chặt cây, đó gọi là các trần đều, tánh bày bốn đại một bề nhập thuần, tạm được như thế chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho mình chứng Thánh thì đó là cảnh giới lành, nếu cho là mình chứng Thánh thì rơi vào các tà. Viên là khắp, nhập quán tức là đạt, vì tâm định này rõ khắp tất cả, thân mình vật khác đều là vắng lặng, đây là tâm viên dung, suy nghĩ vắng lặng, chấp thọ không hiện hành, bốn đại năm trần bỗng nhiên bày ra, đã không nên chấp, cắt chặt như hư không, niệm tưởng thuần nhất nên tạm được như thế.

b.8) Quán khắp các cõi:

Lại dùng tâm này thành tựu công đức của tâm thanh tịnh, công dụng tột cùng, bỗng thấy mười phương núi sông đất đai đều thành cõi Phật, đầy đủ bảy chất báu, ánh sáng cùng khắp. Lại thấy hằng sa các Như-lai đầy khắp hư không, lâu đài cung điện. Dưới thấy địa ngục, trên thấy cung trời, không hề chướng ngại. Đó gọi là ngưng tưởng chán thích ngày càng sâu mà hóa thành. Chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho mình chứng Thánh thì đó là cảnh giới lành, nếu có tâm cho mình là chứng Thánh thì rơi vào các tà, chán uế thích tịnh, các tưởng gom mhóm bất động, công phu viên định sâu xa,chiêu cảm cảnh mầu nầy, tâm thức thông linh, nhờ định mà công phát, bay ra khỏi cái thấy ngăn ngại, xa gần đều như vậy, công lực ép ngặt mạnh, chẳng phải nhân diệu chứng.

b.9) Nhìn thấy phương khác vào ban đêm:

Lại dùng tâm nầy nghiên cứu sâu xa, bỗng trong đêm tối, nhìn thấy phương khác, chợ giếng ngõ hẻm, thân tộc, quyến thuộc từ xa, hoặc nghe họ nói chuyện, đó gọi là ép bức tâm cùng cực mà có ra, cho nên thường ngăn cách mà thấy, chẳng phải chứng Thánh, nếu không có tâm chứng Thánh thì gọi là cảnh giới lành, nếu nghĩ là mình chứng Thánh thì rơi vào đường tà: Thức tâm thông suốt linh thiêng, nhờ định mà công năng khai phát, thoát ra khỏi cái thấy cách ngại, xa gần đều như thế, do công năng bức ép cùng cực, chứ chẳng phải do khéo chứng.

b.10) Thân thể thay đổi:

Lại dùng tâm này nghiên cứu tinh tế cùng cực, thấy thiện tri thức, hình thể đổi dời, ít chọn các thứ biến đổi vô cớ, đó gọi là tâm tà, bao hàm gặp ly mỵ, hoặc gặp ma trời vào trong tim gan mình, vô cớ nói pháp, thông đạt nghĩa mầu, chẳng phải chứng Thánh, không có tâm cho là mình chứng Thánh thì việc ma tan biến, nếu có tâm cho mình chứng Thánh thì rơi vào các tà. Người này từng có hạt giống tâm tà, hợp cảnh ma ngoài, do đó mà đến, nhưng chương này chẳng phải cảnh giới lành, thuần là ma quỷ, không giống với văn trước, đều gọi là hạt giống lành, khởi tâm cho là chứng mới thành ma.

Kết khuyên mở mang truyền bá:

Nầy A-nan! Hiện cảnh mười thứ thiền như thế đều là dụng tâm và sắc ấm giao nhau, cho nên hiện việc này, chúng sinh ngu mê không tự so lường, gặp nhân duyên này thì mê muội không tự biết, cho là chứng Thánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục Vô gián, các thầy sau khi Như-lai diệt độ trong thời Mạt pháp nên truyền bá nghĩa này, không để cho ma trời có dịp làm hại, che chở giúp đỡ thành đạo vô thượng. Đây là đối với quán hành.

Sắc ấm sẽ hết hoặc chưa hết dụng tâm khác nhau, có mười cảnh nầy, nếu không biết thì đều cho là chứng Thánh thì bị ma mê hoặc, vì thế Phật khuyên chỉ bày cho đời sau.

Hỏi: Đây không phải là quán môn năm ấm thứ lớp làm sao được ấm thứ lớp rõ hết cảnh này?

Đáp: Quán tuy tướng chung đồng quán năm ấm có tế có thô. Thô phải hết trước. Thí như giặt áo chất dơ thô tẩy đi trước. Ấm này đã chứa nhóm, do vọng mà thành, vọng hết tự nhiên ấm diệt, từ thô đến tế lý phải như vậy.

 

 

(Phần 2)

Thí thọ ấm, có ba:

1. Tướng tận, chưa tận, có hai:

  1. Nói về phạm vi:

Nầy A-nan! Người thiện nam kia tu Tam-ma-đề, Xa-ma-tha, thân sắc ấm hết, tâm thấy Chư Phật, rõ ràng như trong gương hiện rõ bóng mình. Nếu có sở đắc, mà chưa thể dùng, giống như người ma, tay chân rõ ràng, thấy tâm không mê hoặc, tâm xúc khách tà mà không xao động. Đây gọi là phạm vi thọ ấm.

Sắc ấm cùng tận: Là trong chỉ quán, quán năm ấm, quán tâm thuần thục không bị sắc làm ngăn ngại, cho nên nói ấm cùng tận.

Tâm thấy Chư Phật: Hiện rõ trong quán diệu giác minh tâm, là tướng của sắc cùng tận mà tánh của sắc hiện, trong quán tạm thấy, chẳng phải thấy chân thật. Cho nên như bóng trong gương, có sở đắc tức là tâm thấy Chư Phật ở trước, đã là quán tâm khắp ảnh mà duyên, chẳng phải quán chứng, cho nên chưa thể dùng. Vì dùng thọ ấm làm lãnh thọ, đích thân chứng thì sẽ có diệu dụng, chưa phá thọ dụng như người ma. Vì sắc ấm cùng tận cho nên tâm sẽ thấy Phật, như thấy nghe không mê hoặc. Thọ ấm khách tà vẫn còn, động lực diệu dụng chưa thể bị thọ che lấp cho nên nói phạm vi.

  1. Nói về sự cùng tận:

Nếu lỗi ma dứt sạch, tâm lại lìa thân trở lại quán mặt mình, đi đứng tự do không còn trở ngại, gọi là thọ ấm cùng tận, người này có khả năng vượt qua kiến trược, quán lý do đó, vọng tưởng rỗng sáng, cho đó là gốc.

Tâm mình lìa thân: vì khách tà không xúc chạm, tâm đối với căn môn được tự tại, không bị chướng ngại về lỗi ma cho nên sẽ phản chiếu mặt mình. Đây là nói thấy nghe có dụng. Hai câu đi đứng v.v… trở xuống là nói tay chân có dụng. Trên đây là y theo dụ mà hiển. Nếu y theo pháp, vì thọ ấm cùng tận cho nên tâm mất lãnh nạp. Đã không thể lãnh thọ, thì không có pháp được lãnh. Tâm pháp đã mất thì được tự tại.

Vượt khỏi kiến trược: Vì căn thân là thể của kiến trược, thấy nghe biết che lấp làm cho chướng ngại đất nước gió lửa, xoay vần làm cho hay biết. Đây là tướng chấp thọ vẫn trở thành chất của căn, thọ vọng lãnh nạp chấp cho là mình. Vi kiến là suy cầu chấp lấy làm nghĩa. Do thọ lãnh cảnh trước, chấp đắm sinh theo, thọ ấm đã mất tức là vượt khỏi kiến trược, tâm biết rõ thì lãnh nạp cùng khắp, cho nên nói vọng tưởng rỗng sáng.

2. Nói về hiện cảnh, có mười:

  1. Thấy chúng sanh sanh tâm thương xót:

Nầy A nan! Người thiện nam này ở trong đây được sáng suốt mầu nhiệm, tâm họ phát minh, bên trong đè nén quá phần, bỗng ở chỗ ấy sinh tâm từ bi vô cùng, như thế cho đến quán thấy muỗi mòng giống như con đỏ, tâm sinh thương xót, bất giác rơi lệ: Đây là bày chánh. Trong Xa-ma-tha ánh sáng của định phát hiện, cuồng tuệ đã khởi. Bên trong đè nén quá phần, hạt giống ưu bi trong tàng thức bỗng nhiên hiện khởi. Hễ thấy các loài chúng sinh đều coi như con đỏ do mình sinh ra. Con đỏ là con trẻ. Ở đây gọi là công dụng đè nén quá phần, ngộ thì không có lỗi, chẳng phải chứng Thánh, biết rõ không mê lâu ngày tự tiêu mất. Nếu cho rằng mình chứng Thánh thì có con ma buồn thảm nhập vào tim gan người ấy, thấy người thì thương xót, khóc lóc vô hạn, mất đi chánh thọ, phải chịu đọa lạc, đây là phán kết. Ánh sáng của tâm bỗng hiện bên trong đè nén thái quá, hạt giống ưu bị phát sinh, chẳng phải chứng Thánh, nếu chấp thì thành ma, kia đều mô phỏng theo đây.

  1. Dõng chí bằng bậc Thánh:

Nầy A-nan! Lại trong định kia các người thiện nam thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm rõ ràng, tướng tốt đẹp hiện tiền, cảm kích quá phần, bỗng ở trong đó sinh ra mạnh mẽ vô hạn, tâm mình lanh lợi, chí bằng với Chư Phật. Nghĩa là ba tăng-kỳ một niệm có thể vượt khỏi, sắc tận thì thọ hiện, là tướng cao quý của định, trước chưa hề được nay đã được, bèn sinh cảm kích. Cảm cách quá phần chí mạnh mẽ liền phát, là nói ba kỳ một niệm có thể vượt khỏi, là ta bằng Phật không khác.

Đây gọi là công dụng xâm lấn quá phần, ngộ thì không lỗi, chẳng phải chứng Thánh, biết rõ không mê, lâu ngày tự tiêu trừ, Nếu cho là mình chứng Thánh thì có con ma cuồng nhập vào tim gan mình, thấy người thì khoe khoang, ngã mạn không ai bằng, tâm người ấy cho đến trên không thấy Phật, dưới không thấy có ai, mất đi chánh thọ, theo đó mà đọa lạc, Lăng là bọc người lại Suất là tự cường.

Tự thấy tướng cao quý, do đây mà cảm kích nên có đời này. Đó là hạt giống ngã mạn từ vô thỉ bị kích phát mà sinh, ngộ thì không lỗi.

  1. Tâm khao khát nhớ lại:

Lại các người thiện nam ở trong định này thấy sắc ấm tiêu mất, thọ ấm rõ ràng, tiến lên thì không có chứng điều gì mới, quay lại thì mất chỗ chứng cũ, trí lực suy vi, vào trong đọa địa, quay lại không thấy, trong tâm bỗng sinh khao khát, bất cứ lúc nào cũng nhớ lại không tán mất, đem điều này cho là động tướng tinh tiến, thọ ấm chưa không.

Tiến tới trước thì không có chứng điều gì mới: Nghĩa là sắc ấm đã cùng tận. Lùi trở lại thì mất chỗ cũ, nghĩa là lần lượt mất đọa. Ở hai cái cột không có chỗ nương tựa. Gọi là trong đọa địa, đã ở chỗ này tâm không sai lầm, bèn sinh ra nhớ lại, cho đó là Tinh tấn.

Đây gọi là tu tâm không có tuệ tự có lỗi, ngộ thì không lỗi, không phải chứng Thánh. Nếu cho là mình chứng Thánh thì có con ma nhớ nhập vào tim gan mình, sáng chiều buộc tâm một chỗ, mất đi chánh thọ (chánh định), sẽ đắm chìm theo đó. Nếu đối với sắc thọ tận hay chưa tận, dùng tuệ vô tướng quán sát thể của ấm vốn tự bất sinh, nay thì không diệt, chỉ một thật tướng. Như thế thì đâu có mối lo không có điều chứng mới, mất chỗ cũ? Ở đây thì không như vậy, cho nên thành lỗi mình.

  1. Nghi tự quả thành:

Lại các người thiện nam ở trong định kia thấy sắc ấm mất, thọ ấm hiện rõ ràng, năng lực tuệ hơn định, mất đi lanh lợi, do các tánh cao siêu nhớ ở trong tâm, tâm mình đã nghi là Lô-xá-na, được ít cho là đủ, mất đi lanh lợi. Nghĩa là lanh lợi hơn tuệ, tâm ôm ấp thắng tánh, nghi là Lô-xá-na, lại không cầu tiến, được ít cho là đủ.

Đây gọi là dụng tâm quên mất thường quán xét nhập vào tri kiến, ngộ thì không lỗi, không phải chứng Thánh, nếu cho là mình chứng Thánh, thì có con ma thấp kém dễ biết đủ nhập vào tim gan mình, thấy người tự nói tội được Vô thượng đệ nhất nghĩa đế, mất đi chánh định, phải đọa theo đó. Vì định lực nhỏ nên quên mất thường xét, năng lực tuệ nhiều nên chìm vào tri kiến, tức là mất đi sự bén nhạy ở trước. Đây chính là thắng giải bỗng sinh khởi hạt giống kiến thủ chấp kém là hơn, cho nên đây là hiện.

  1. Ý lo buồn ép ngặt:

Lại các người Thiện nam ở trong định kia thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm

rõ ràng, điều chứng mới chưa được cho nên tâm đã mất, trải qua hai mé tự sinh gian hiểm, tâm bỗng nhiên sinh nỗi lo vô tận, như ngồi giường sắt, như uống thuốc độc, tâm không muốn sống, thường nhờ người hại mạng mình để sớm được giải thoát. Hai mé là hai điều chưa chứng đã mất, chắc chắn không có phương tiện để an nhẫn tâm mình bèn thành lo buồn, không chịu đựng được trong cuộc sống.

Đây gọi là tu hành mất phương tiện, ngộ thì không lỗi, không phải chứng Thánh, Nếu tự cho là mình chứng Thánh thì có con ma một phần thường ưu lo, nhập vào tim gan mình, tay cầm đao kiếm tự cắt thịt mình, muốn xả bỏ thân mạng. Hoặc thường lo lắng đi vào núi rừng không thích nhìn thấy ai, mất đi chánh thọ, phải đọa theo đó. Hạt giống hối não bị kích động mà sinh, tu không có phương tiện cho nên dẫn đến ma quỷ. Như luật Tứ Phần nói: Các Tỳ-kheo tu quán bất tịnh bên sông Bà-Cầu, nhàm chán quá đỗi dùng dao tự hại, là do ma sai khhiến như vậy, ngộ thì không có lỗi.

  1. Sinh tâm vui mừng:

Lại các người thiện nam ở trong định này thấy sắc ấm tiêu trừ, thọ ấm rõ ràng, ở trong thanh tịnh, khi tâm an ổn, rồi bỗng nhiên tự có tâm hỷ phát sinh vô tận. Trong lòng vui thích không thể tự kiềm chế. Đây gọi là khinh an, không có tuệ tự làm chủ. Ngộ thì không lỗi, không phải chứng Thánh. Nếu cho là mình chứng Thánh thì có con ma một phần thích hỷ lạc, nhập vào tim gan mình, thấy người thì cười, tự ca tự múa ở bên đường. Tự cho là đã được giải thoát vô ngại. Mất đi chánh thọ, sẽ bị chìm đắm. Khinh an là thiền chi. Tuy do định mà sinh, phải dùng tuệ để quán sát, bỗng nhiên con ma hạt giống trạo cử quá phần, thích hỷ lạc do đây mà được dịp làm hại.

  1. Vô cớ ngã mạn:

Lại các người thiện nam ở trong định kia thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm rõ ràng, tự cho là đã đủ, bỗng vô cớ sanh tâm ngã mạn. Như thế cho đến mạn và quá mạn, hoặc tăng thượng mạn, hoặc ty liệt mạn cùng lúc phát sinh. Trong tâm còn khinh thường các Đức Như-lai trong mười phương, huống chi hàng Thanh Văn, Duyên giác thấp kém. Ở đây có bảy mạn, cậy mình lăng nhục người, là tánh cống cao, gọi là Ngã mạn. Cho mình bắng người gọi là mạn, cho mình hơn người gọi là quá mạn, người hơn mình mà cho là mình hơn là mạn quá mạn, chưa đắc cho là đắc gọi là Tăng thượng mạn.

Tuy biết thấp kém nhưng lại tỏ ra tự kiêu căng gọi là Ty liệt mạn, khinh hủy kinh tượng là Tà mạn. Bảy thứ mạn này do trong thiền định bỗng sinh thắng kiến, không có tuệ giác chân chánh, cho nên sinh khởi.

Đây gọi là kiến thắng, không có tuệ tự cứu. Ngộ thì không có lỗi, không phải chứng Thánh, nếu cho là mình chứng Thánh thì có con ma một phần đại ngã mạn, nhập vào tâm người ấy, không lễ tháp miếu, đốt hủy kinh tượng, nói với đàn việt rằng đó là vàng, đồng hoặc là cây đất. Kinh là lá cây, hoặc là hoa điệp, nhục thân chân thường không tự cung kính lại tôn sùng tượng đất, tượng gỗ, thật là điên đảo. Người tin đều này, nên phá hủy tan nát, chôn bỏ dưới đất, làm nghi lầm chúng sinh, vào ngục Vô Gián, mất đi chánh định, sẽ bị đọa lạc. Người ngu tu thiền đều rơi vào chấp này, đều là hạt giống ma. Không biết ý tượng giáo của Như-lai. Lại Trụ trì đời Mạt pháp y theo nhân tượng giáo, xuất gia học đạo nương đây mà tu, ma phá hoại nhân kính tin, khiến hủy kinh tượng, cho nên kinh Lăng-già nói; nếu Phật không nói, thì giáo hoại diệt, nếu giáo hoại diệt thì có ai tu hành đắc đạo. Người ngu không thấy văn này, nêu hoàn toàn chê bai Phật không nói, cho nên biết nếu không nói pháp thì mười hai bộ kinh ngay đây sẽ tiêu diệt. Nên biết người hủy kinh tượng là ma quỷ nhập vào tâm họ, là tà kiến nghiêm trọng. Nên phải khéo xem xét, chớ có đồng như hủy báng này.

  1. Mau được nhẹ nhàng:

Người thiện nam ở trong định kia thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm rõ ràng, đối với tinh minh ngộ lý tròn đầy được thuận theo hoàn toàn, tâm họ bỗng sinh ra vô lượng khinh an, rồi nói thành Thánh, được tự tại hoàn toàn. Trong tinh minh tức là trong định tròn đầy vắng lặng chiếu soi. Trong định phát tuệ, tạm khế hợp với lý, gọi là ngộ lý sâu xa tròn đầy. Tướng lý trí rõ ràng không còn chống trái, nên nói là thuận theo, thuận theo nên thân tâm như huyễn, bèn cho là thành Thánh.

Đây gọi là do tuệ mà được thanh tịnh khinh an, ngộ thì không lỗi, chẳng phải chứng Thánh. Nếu cho mình là chứng Thánh thì có con ma một phần thích thanh tịnh khinh an, nhập vào tâm họ, tự cho đã đầy đủ, không còn cầu tiến. Đây phần nhiều là do Tỳ-kheo ít học, làm nghi lầm chúng sinh đọa vào địa ngục A-tỳ, mất đi chánh theo sẽ bị đọa lạc.

Tự cho đầy đủ không cầu tiến: Nghĩa là không học tu thiền, thứ lớp không khéo thông đạt hành tướng của chi thiền. Tạm được khinh an liền cho là thành Thánh. Tỳ-kheo ít học ở một mình đều có, đời đời trôi lăn, huân thức thành nhân, tùy loại mà theo nhau, cuối cùng khó liễu ngộ.

  1. Lầm nhập tâm không:

Các người Thiện nam trong định ấy thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm rõ ràng, trong sự giác ngộ tỏ được tánh sáng suốt rỗng không, trong đó bỗng nhiên hướng về diệt hẳn, bác bỏ không có nhân quả, hoàn toàn nhập vào không, tâm không hiện tiền, cho đến tâm sinh trưởng sự hiểu biết đoạn diệt.

Được tánh sáng suốt rỗng không, tức là y theo định tròn đầy, phát ra không tuệ, ngộ lý tánh không, y theo đây khởi chấp, thành chấp không một cách sai lầm. Cho nên bác bỏ nhân quả, sinh ra hiểu biết đoạn diệt.

Đây là do không có phương tiện, liền sinh tà kiến. Ngộ thì không lỗi, chẳng phải chứng Thánh, nếu cho là mình chứng Thánh thì có con ma không nhập vào tâm, rồi chê bai người trì giới cho là Tiểu thừa. Bồ-tát ngộ Không, đâu có trì phạm. Người ấy thường được đàn việt tín tâm, uống rượu ăn thịt, làm nhiều việc dâm uế, vì năng lực ma nhiếp thọ người ấy không sinh nghi ngờ chê bai, tâm quỷ nhập vào lâu, hoặc ăn phần tiểu và uống rượu v.v… tất cả đều không, phá luật nghi của Phật, người nhầm mắc tội, mất đi chánh niệm, sẽ bị đọa lạc. Đây là bên trong do tà kiến, bên ngoài dẫn dắt ma không.

Kinh Đại Bát-nhã nói: Ma có khả năng nhập vào tâm của tất cả chúng sinh, làm cho chúng sinh quy y với bọn ma như keo như sơn, chặt tay chặt chân không cho là khó, vì năng lực của quỷ nên người đều tin phục.

Kinh Pháp Hoa nói: Đắm mê pháp luống dối, giữ chắc thọ không xả bỏ, chê bai người trì giới. Loại ma này thời nào cũng có chúng xuất hiện. Nam Sơn nói: Giới là Tiểu thừa, khuyên làm cho xả bỏ, lại không chịu xả, khuyên cho giữ gìn, lại không chịu giữ đâu chẳng phải tương ứng với phiền não, cuối cùng khó có thể can ngăn, ma lực làm mê hoặc, ai có thể biết được.

10. Cuồng thành tham dục:

Các người thiện nam ở trong định kia thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm rõ ràng, mùi vị rỗng sáng thâm nhập vào tim vào xương. Tâm họ bỗng có sự thọ sinh vô hạn, thọ phát cuồng mạnh, trở thành tham dục, mùi vị rỗng sáng là ái trước, vào chỗ sắc ấm tận trong thiền cho là cảnh cao siêu. Do đây mà khởi ái, không có tuệ quán sát thì dẫn dắt hạt giống tham dục mà phát khởi, trở thành tham dục. Đây gọi là cảnh định an thuận nhập vào tâm, nhưng không có trí tuệ tự giữ mà lầm vào các dục. Ngộ thì không có lỗi, chẳng phải chứng Thánh, nếu cho là mình chứng

Thánh thì có con ma dục nhập vào tâm họ, hoàn toàn nói dục là đạo Bồđề, giáo hóa các người tại gia bình đẳng hành dục. Người hành dâm ấy gọi là người trì pháp. Vì năng lực của quỷ thần ở thời Mạt pháp nhiếp kẻ phàm ngu đến cả trăm người. Như thế cho đến một trăm, hai trăm, hoặc năm sáu trăm, nhiều đến cả ngàn muôn. Vì tâm ma nên tự sinh chán lìa thân thể mình, oai đức đã không có, bị mắc vào nạn vua, làm cho chúng sinh nghi ngờ lẫm lẫn thì mắc vào ngục Vô Gián, mất đi chánh định, sẽ bị đọa lạc, loại tham dục này như lửa gặp củi bỗng nhiên phát ra, con ma dục được dịp làm hại, do đây mà nhập vào tâm. Như Tỳ-kheo ở trong rừng bỗng nhiên dục phát, không thể trốn tránh mà hành dâm với ngựa chết, do định mà dẫn ma. Loại ma này thu nhiếp các phàm ngu đến cả ngàn muôn người, dục vốn thuận theo tham, vì ma lừng lẫy, phàm phu ngu hoặc mê đắm, việc gì cũng theo. Lại ma do vọng khởi bổn tánh bất thường, thế lực hết thì chán sống, bỏ thân do nạn.

3. Kết khuyên mở mang truyền bá:

Nầy A-nan! Mười loại hiện cảnh của thiền-na như thế đều là dụng tâm thọ ấm giao nhau cho nên hiện ra việc này. Chúng sinh ngu mê không tự suy nghĩ, gặp nhân duyên này mê mờ không tự biết cho đã là lên bậc Thánh, thành tội nói dối nghiêm trọng, đọa ngục Vô Gián, các thầy sau khi ta diệt độ phải truyền khai nghĩa này cho chúng sinh thời Mạt pháp được khai ngộ, không cho ma trời được dịp làm hại, bảo vệ che chở để giúp họ thành Vô thượng đạo.

Thọ ấm giao nhau: Không thể có định, tuệ ngang bằng, khéo léo an nhẫn. Đã mất phương tiện, niệm khác liền sinh. Do đó cho nên có mười thứ cảnh giới, đều là bên trong thì tâm giao nhau, bên ngoài dẫn dắt các ma.

Nếu biết được điều đó thì không rơi vào tà kiến.

Phá tưởng ấm, có ba:

1. Tướng tận, chưa tận, có hai:

1. Nói về phạm vi:

Nầy A-nan! Người thiện nam kia tu Tam-ma-đề thọ ấm đã cùng tận, tuy lậu chưa cùng tận, tâm lìa thân như chim ra khỏi lồng, đã có khả năng thành tựu, từ thân phàm phu này lên đến sáu mươi giai vị Thánh của Bồ-tát, được thân ý sinh, tùy theo đó mà đến chỗ vô ngại.

Trong quán, vì hàng phục hoặc chưa dứt hoàn toàn nên nói lậu chưa cùng tận.

Tâm lìa thân: Nghĩa là thọ ấm đã phá, không có chấp thọ. Quán tâm tự tại, như chim ra khỏi lồng, nghĩa là không có chướng ngại.

Đã có thể lên đến địa vị Thánh: Đây là người lợi căn viên đốn

được thọ ấm, phá các ấm tùy phá. Đối với thân phàm phu này có thể nhập vào Thánh vị, được thân ý sinh: Nghĩa là không bị ma mê hoặc làm cho lui sụt. Nếu là kẻ độn căn lại phá các ám dưới, tùy theo chỗ chưa cùng tận vẫn còn có việc ma, không được vô ngại. Nay nói theo người lợi căn thì là kẻ rất độn, phá bỏ thức ấm, được các căn dùng lẫn nhau, mới nhập vào Càn Tuệ. Hoặc lấy trước sau so với trung gian, hợp chỗ tưởng hành cùng tận cũng nói nhập vào Thánh vị. Người trung căn kinh nầy không nói, vì văn lược bỏ. Thí như có người ngủ say nói mớ, người này tuy không biết gì khác, nhưng lời nói ấy đã thành ấm vận thứ lớp, làm cho người không ngủ đều ngộ lời nói. Đây gọi là bờ cõi của tưởng ấm, đây là ví dụ cho năng lực quán của người độn căn yếu kém. Tuy thọ ấm cùng tận nhưng có phần thành tựu Thánh vị. Nhưng không phá tưởng ấm cho nên như người ngủ say nói mớ.

Âm vận thứ lớp: Như có phần thành tựu Thánh vị không có sở tri riêng: Nghĩa là tưởng ấm che lấp. Người không ngủ, nghĩa là như người lên Thánh vị, thì biết người này đã có phần thăng tiến lên Thánh vị.

Kinh Bát-nhã nói: Như-lai biết người này sẽ được thành tựu Anậu Bồ-đề.

Hỏi: Khi phá sắc ấm đã là thành tựu quán hạnh, vì sao không nói lên Thánh vị?

Đáp: Sắc ấm tuy phá, nhưng chưa thể phá tâm, cho nên chưa lên Thánh vị. Vì nó rất thô, thọ ấm là bốn tâm làm đầu, cho nên phá thọ ấm được nói là bước lên sáu mươi Thánh vị.

Hỏi: Nếu nói phá sắc là thô nên không nói, nay phá thọ ấm mong ở tưởng hành cũng tức là thô, vì sao được nói lên Thánh vị?

Đáp: Tuy mong ấm khác cũng tức là thô nầy nhưng các ấm thọ, tưởng, hành, thức đồng là tâm pháp cho nên nếu người lợi căn phá thọ thì ba ấm cũng bị phá theo, không đồng với người độn căn phá sắc, chưa thể phá tưởng. Vì sức quán yếu cho nên ở trong phạm vi, lại giải thích trong dây không chia ra lợi độn nhưng chỉ nói Thánh vị này được thọ cùng tận, tức có thể đã đủ phần Thánh vị thăng tiến. Như kẻ sĩ đã được đỗ đạt thì sẽ có đủ phần quan vị. Nhưng (chím trăm năm mươi ba) chỉ đợi làm việc chính, công đức hơn kém mới trình bày dụng.

2. Nói về tướng cùng tận:

Nếu động niệm cùng tận, tưởng mông lung tiêu trừ, đối với tâm giác minh như phải bỏ bụi nhơ, một vòng sinh tử chiếu suốt đầu đuôi, nên gọi là tưởng ấm cùng tận.

Tưởng là chấp tướng, nghĩa là trước phải an lập cảnh phân rõ tướng, mới được tùy theo đó mà khởi các thứ danh ngôn. Niệm duyên không dứt gọi là phù động. Niệm chính là tưởng. Tưởng mông lung đã dứt, quán tâm càng thanh tịnh cho nên nói như trừ bỏ bụi nhơ.

Một vòng sinh tử nghĩa là loại hành ấm, đầu đuôi: Là gốc ngọn.

Vì hành là chuyển dời, mà chuyển dời chính là sinh diệt, nay không có tưởng ngăn ngại cho nên gốc ngọn đều hiện, tức là thể của sinh diệt hiển bày. Quán tâm thì thấy rõ, cho nên nói là viên chiếu.

Người này sẽ vượt qua phiền não trược, quán sát lý do ấy, dung thông vọng tưởng cho là gốc, tất cả phiền não lấy tưởng làm gốc, quấy nhiễu thân tâm, cho đến não loạn chân tánh, nên gọi là trược. Như văn trước nói: nay ông nhớ biết tụng tập, tánh phát tri kiến, dung hiện sáu trần, lìa trần cảnh không có tướng, lìa giác không có tánh. Tướng dệt thành vọng gọi là phiền não trược. Nay tưởng ấm cùng tận thì trược này cũng vượt qua.

Dung thông vọng tưởng: Tưởng có thể dung biến, thân tùy theo tâm. Tâm nghĩ me chua thì trong miệng ra nước miếng, dung thông chất ngại, nên gọi là dung thông.

2. Nói về hiện cảnh, có mười:

1. Tham cầu khéo léo, có hai:

  1. Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại.

Nầy A-nan! Người Thiện nam kia, thọ ấm rỗng rang,không gặp tà lự, định viên phát sáng trong Tam-ma-địa, tâm ái tròn sáng, suy nghĩ tinh nhuệ, tham cầu khéo léo. Tâm ái sinh khởi, mầu nhiệm vắng lặng, tà lự là mười thứ tâm, niệm trước là phát sinh tâm bi mạnh mẽ.

Ái tròn sáng là mê đắm cảnh định. Nhuệ: Là bén nhạy, tôi rèn tâm ái bén nhạy làm cho tinh diệu, nên nói tham khéo léo.

Bấy giờ, ma trời chờ dịp làm hại, tinh thần gá vào người, miệng nói kinh pháp, người ấy không biết đó là ma dựa, tự cho là đã được Niết-bàn Vô thượng. Đến chỗ người thiện nam kia trải tòa nói pháp, hiện đủ các thân hoặc làm Tỳ-kheo, cho người ấy trông thấy, hoặc làm Đế-thích, hoặc làm phụ nữ, hoặc làm Tỳ-kheo-ni, hoặc làm thân có ánh sáng ở trong nhà tối. Người này ngu mê cho là Bồ-tát, tin theo lời dạy của kẻ kia, xao động tâm tư, phá luật nghi của Phật, rồi làm việc tham dục, do đó ma được dịp làm hại. Đã tham tưởng lạ khéo léo thì rối ren. Ma dựa vào người khác, đến cầu khéo léo, thầy trò dẫn dụ nhau làm loạn tâm người ấy, phá oai nghi Phật cho nên thành nghiệp ma.

  1. Miệng nói nhiều việc lạ, bỏ thân lưu nạn:

Miệng thích nói lời tốt xấu, lạ lùng, hoặc nói Như-lai ra đời ở chỗ

8

nào đó, hoặc nói kiếp hỏa, hoặc nói chiến tranh, để làm cho người sợ hãi, làm cho người tan nhà bại sản, tức là nói lắm lời.

Đây gọi là quỷ quái tuổi già thành ma, khuấy rối người này, sinh tâm nhàm chán, trừ bỏ thân người kia, đệ tử và thầy đều mắc vào pháp luật nhà vua, dẫn đến các nạn. Ông phải biết trước thì không vào luân hồi, mê hoặc không biết thì đọa vào địa ngục Vô Gián. Khuyên phải biết trước, các cảnh dưới đều mô phỏng theo đây.

2. Dục đã trải qua, có hai:

  1. Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại:

Nầy A-nan! Người thiện nam thọ ấm vắng lặng, không gặp tà lự, viên định phát minh, tâm ái rộng khắp trong Tam-ma-địa, suy nghĩ tinh tế, tham cầu trải qua tâm ái phát sinh. Kinh lịch là du hành.

Bấy giờ, ma trời chờ dịp làm hại, liền gá tinh thần vào người ấy, miệng nói kinh pháp, người ấy cũng biết ma dựa nhưng cũng tự cho là mình đã được vô thượng Bồ-đề, đến chỗ người thiện nam cầu đạo kia, trải tòa nói pháp, thân mình không biến hiện nhưng người nghe pháp bỗng tự thấy thân ngồi trên hoa sen báu, toàn thân hóa thành ánh sáng vàng tím, mọi người ngồi nghe cho là điều chưa từng có. Người ấy ngu mê, lầm cho là Bồ-tát, tâm mình buông lung dâm dật, phá luật nghi của Phật rồi hành tham dục. Hoặc đi đứng ở trong định, dạo đi lễ bái không hề ngăn ngại, hoặc buông lung khắp nơi, theo tình mất chí. Ma được dịp làm hại, người kia buông thả tâm dục, phá luật nghi của Phật, gây ra đủ các nghiệp.

  1. Miệng nói nhiều việc lạ, bỏ thân lưu nạn:

Miệng ưa nói Chư Phật ra đời, chỗ nào đó người nào đó sẽ hóa thân Phật nào đó đến đây, người nào đó là Bồ-tát gì đó đến hóa độ nhân gian. Vì người kia thấy, tâm sinh khát ngường, tà kiến sinh khởi, hạt giống trí tiêu diệt, đây gọi là bạt quỷ, tuổi già thành ma não loạn người này, tâm sinh nhàm chán lìa bỏ, thân người kia, đệ tử và thầy đều mắc nạn vua. Ông phải biết trước mới không rơi vào luân hồi, mê hoặc không biết thì đọa ngục Vô Gián, văn rõ ràng rất dễ hiểu.

3. Nguyện khế hợp, có hai:

a) Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại.

Lại người thiện nam thọ ấm vắng lặng, không gặp tà lự, viên định phát sáng, trong Tam-ma-địa, tâm ái miên tập, lắng đọng tinh tư, tham cầu khế hợp.

Miên là mật, tập là hợp.

Lắng động tức là ngưng tịch, tình tứ là tâm ái ở trước.

8

Quên cơ tịch chiếu, tướng niệm chẳng sinh, lý tự thầm hợp. Nếu mong cầu nhóm hợp, niệm ái tăng dần, tâm nghi liền sai, bèn chiêu cảm sự mê hoặc của ma.

Bấy giờ, ma trời chờ được dịp làm hại, liền gá tinh thần vào người ấy, miệng nói kinh pháp, người ấy thật biết ma dựa nhưng cũng tự cho là mình được Niết-bàn vô thượng, đến chỗ người thiện nam kia cầu hợp, trải tòa nói pháp, thân hình của chúng và người nghe pháp kia bên ngoài không thay đổi, làm cho người nghe khi chưa nghe pháp mà tâm đã tự khai ngộ, niệm niệm đổi dời, hoặc được túc mạng, hoặc có tha tâm thông, hoặc thấy địa ngục, hoặc thấy các việc tốt xấu ở nhân gian, hoặc miệng nói kệ, hoặc tự tụng kinh. Mọi người điều ưa thích cho là điều chưa từng có, người này ngu mê cho là Bồ-tát bèn buộc ái vào tâm, phá luật nghi của Phật, thực hành tham dục. Tâm mong kết hợp, làm cho người chưa nghe pháp tự được khai ngộ, cho đến tụng kinh được thông v.v… rất hợp với tâm cho nên sinh ra nhiều ái.

b) Miệng nói nhiều viêc bị bỏ thân lưu nạn:

Miệng ưa nói, mắt, tai, mũi, lưỡi đều là tịnh độ, hai căn nam nữ là chỗ chân chánh của Bồ-đề, Niết-bàn. Người kia không biết, tin lời uế ác ấy, đó gọi là trùng độc, còn hơn quỷ ác, tuổi già thành ma, khuấy rối người này, sinh tâm nhàm chán, dứt bỏ thân người kia, đệ tử và thầy đều mắc phaỉ nạn vua. Ông phải biết trước mới không rơi vào luân hồi, mê hoặc không biết sẽ đọa ngục Vô Gián. Thế gian có Kim Cương thiền nhị hội tử, đều là loại này, đây đều bị ma dựa, đều bị nạn vua.

4. Ưa thích biện giải phân tích, có hai:

  1. Bỗng nhiên sanh ra tâm ái! Thọ ấm vắng lặng không gặp tà lực, viên định khai ngộ trong Tam-ma-địa, cội gốc tâm ái, xem xét cùng cực giáo hóa chúng sanh, đầu cuối của tánh, tinh ròng sáng suốt tâm ấy, tham cầu phân tích: căn bản là cầu nghiên cứu căn bản, nguồn đáy các vật: giáo hóa chúng sanh là muôn cảnh, sảng là sáng suốt.

Bấy giờ ma trời đợi dịp làm hại, phi tinh gá vào người, miệng nói kinh pháp, người ấy trước không biết bị ma dựa, cũng nói mình được Niết-bàn vô thượng, đến chỗ người thiện nam cầu nguồn đáy kia, trải tòa nói pháp, thân có oai thần, hàng phục những người mong cầu, khiến cho những người dưới tòa dù chưa nghe pháp tự nhiên tâm cũng quy phục, những người này cho rằng Niết-bàn, Bồ-đề, pháp thân của Phật chính là nhục thân hiện tiền của ta, cha cha con con nhiều đời sanh nhau, chính là pháp thân thường trụ không dứt, đều cho rằng hiện tại chính là cõi nước Phật, không có cõi tịnh nào khác và tướng sắc vàng nào khác.

Người ấy tinh nhận, quên mất tâm trước, thân mạng quy y, được điều chưa từng có. Những người ngu mê này lầm cho là Bồ tát, suy cứu tâm mình, phá bỏ luật nghi của Phật, làm việc tham dục, tâm muốn mong cầu nguồn đáy, tinh khí của ma gá vào chúng sanh, nói nhục thân là gốc của ba đức, cho rằng sanh nhau là nhân thường trụ, cõi nước thanh tịnh chỉ là cảnh nhơ uế này, thể của tướng tốt hoàn toàn là thân ta. Ma đã nói gốc vọng thì tin tà liền phát, năng lực của ma aáp chế nên không còn đổi dời, suốt đời quy tâm, theo tà bỏ chánh.

  1. Miệng nói nhiều việc lạ khiến thân rơi vào các nạn:

Miệng ưa nói mắt, tai, mũi, lưỡi đều là tịnh độ, nam căn nữ căn, tức là chỗ chân thật Bồ-đề, Niết-bàn. Người ấy không biết bèn tin những lời ô uế này, đó gọi là trùng độc yểm thắng, quý ác tuổi già thành ma khuấy rồi người ấy, tâm sanh nhàm đủ, khi ma rời thân của người ấy thì đệ tử và Thầy đều rơi vào nạn vua. Ông nên biết trước để không rơi vào luân hồi, nếu mê hoặc không biết thì đọa địa ngục Vô gián: Ở thế gian có Kim Cương Thiền Nhị Hội Tử chính là loại này, đây đều là ma dựa, cuối cùng bị nạn vua.

5. Mong cầu thầm cảm:

  1. Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại:

Lại người thiện nam, thọ ấm vắng lặng, không gặp tà lự, viên định phát minh, trong Tam-ma-địa tâm ái xa ứng, tinh cứu cùng khắp, tham cầu thầm cảm ứng.

Công hạnh sâu xa, cảm ứng tự thầm hợp, khởi niệm vọng cầu, ma tinh thầm nhập, bấy giờ ma trời chờ được dịp làm hại, phi tinh gá liền nhập vào người kia, miệng nói kinh pháp, đến chỗ người thiện nam kia cầu cảm ứng, trải tòa nói pháp, làm cho người nghe tạm thấy thân ma như trăm ngàn tuổi, tâm người nghe sinh ái nhiễm không thể lìa bỏ, thân làm tôi tớ, cúng dường bốn thứ cần dùng không biết mỏi mệt, đều làm cho người dưới tòa tâm nghĩ là thiện tri thức, rồi sinh tâm ưa pháp cho là điều chưa hề có. Người này ngu mê, lầm cho là Bồ-tát rồi gần gũi họ, phá luật nghi của Phật, lén hành tham dục. Mong cầu đã khởi, ma được dịp làm hại bèn đến, dựa vào người kia làm thiện tri thức, cảm tâm kích động, tôn làm tiên sư, yêu pháp gấp bội, dính chặt đâu khác gì sơn.

  1. Miệng nói nhiều việc lạ, bỏ thân lưu nạn:

Miệng ưa nói đời trước ta sanh ở chỗ nào đó, trước độ người nào đó. Bấy giờ, là anh em vợ con của ta, nay ta đến độ cho họ, cùng ông theo nhau về ở thế giới kia, cúng dường Phật nào đó, hoặc nói đặc biệt có trời Đại Quang Minh, Phật ở trong đó, là nơi nhóm học của tất cả

Như-lai. Người ấy không biết, tin một cách hư cuồng, mất đi bổn tâm.

Đây gọi là ma quỷ, tuổi già thành ma, khuấy rối, người này, sau đó sinh tâm nhàm chán, xả bỏ thân người ấy, đệ tử và thầy đều mắc vào nạn vua.

Ông phải biết trước, để không rơi vào luân hồi, nếu mê hoặc không biết, sẽ đọa địa ngục Vô Gián.

Hưu cư địa: là chỗ Niết-bàn.

Niết-bàn Chân thật đâu có chỗ? Nay cho cõi trời là nơi viên tịch, chẳng phải ma là gì, tin thì đọa vào đường ma, thầy trò đều đọa.

6. Mong vắng lặng, có hai:

a) Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại.

Lại người thiện nam, thọ ấm vắng lặng, không gặp tà lự, viên định phát sáng trong Tam-ma-địa, tâm ái thâm nhập, nghiêm khắc với mình, thích ở ấm tịch, tham cầu yên lặng, yêu thích cảnh tịch, là chỗ chân tu.

Cho nên nói thâm nhập, hễ tâm mất thì cảnh tịch, đâu phải việc trần gian. Niệm động thì duyên rối, mặc tình ở chỗ hang hóc. Tĩnh muốn vừa nêu ma tinh liền đến, buộc thân tâm nên nói là nghiêm khắc với mình.

Bấy giờ, ma trời đợi được dịp làm hại bèn gá tinh thần vào người, miệng nói kinh pháp. Người kia vốn không biết là ma dựa cũng nói mình được Niết-bàn vô thượng.

Đến chỗ người thiện nam cầu ấm kia, trải tòa nói pháp, làm cho người nghe đều nghĩ nghiệp của mình, hoặc ở chỗ ấy, nói với một người rằng: Nay ông chưa chết đã làm súc sinh, rồi sai một người đạp cái đuôi ở phía sau, làm cho người ấy đứng dậy không được. Bởi vậy cả chúng đều kính phục. Có người vừa khởi tâm, chúng đã biết rồi. Ngoài luật nghi của Phật còn thêm siêng năng khắc khổ, chê bai các Tỳ-kheo, mắng nhiếc đồ chúng, bới móc việc người, không sợ chê cười, làm cho người biết về việc túc mạng, bổn nghiệp. Sai người đạp đuôi là hiện ra hậu báo. Khởi tâm biết sự tính toán là tha tâm thông. Bới móc việc người là thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Ma được tà định cho nên có thần thông này, làm nhiều việc như thế, ai mà không tin phục, rạch bày việc riêng gọi là bới móc.

b) Miệng nói nhiều việc lạ, thân mắc lưu nạn.

Miệng thích nói họa phước chưa xảy ra, cho đến lúc xảy ra mảy may không sai. Quỷ đại lực này lâu năm thành ma khuấy rối người này, sinh tâm nhàm chán, rời bỏ thân người kia, đệ tử và thầy bị mắc vào nạn vua. Ông phải biết trước để không rơi vào luân hồi, nếu mê hoặc không biết đọa vào đị ngục Vô Gián.

Chưa xảy ra: là nói trước lành dữ, đúng không sai mảy may.

7. Cầu túc mạng, có hai:

a) Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại:

Lại người thiện nam thọ ấm vắng lặng, không gặp tà lự, viên định phát sáng, trong Tam-ma-đề, tâm ái tri kiến, khắc khổ nghiên tầm, tham cầu túc mạng.

Thần thông như túc mạng thông v.v…

Thiền: tự có tĩnh lự lìa dục, nhậm vận hiện tiền. Nếu khởi niệm trước cầu, chẳng có công lao mà nhận bừa, chẳng phải chỉ chết mà còn thành ma.

Bấy giờ, ma trời đợi dịp làm hại, dựa vào người kia, miệng nói kinh pháp. Người kia thật không biết là ma dựa cũng nói mình đã được Niết-bàn vô thượng, đến chỗ người thiện nam cầu hiểu biết kia, trải tòa nói pháp. Người này vô cớ ở chỗ nói pháp được châu báu lớn. Ma ấy có khi biến thành súc sinh, miệng ngậm hạt châu và các thứ báu, cùng những cái thẻ, các vật kỳ lạ, trước đưa cho người kia, sau đó để dính vào thân. Hoặc dụ người nghe, chôn lấp dưới đất nơi có mặt trăng sáng, viên ngọc sáng chiếu soi. Người ngồi nghe cho là điều chưa hề có. Ăn nhiều cỏ thuốc, không ăn đồ ngon. Có khi ngày ăn một hạt mè, một hạt thóc mà thân hình vẫn mập mạp, do năng lực ma giữ gìn, rồi chê bai Tỳkheo, mắng chửi đồ chúng, không sợ sự chê bai, giản sách phù độc đều là vật quan trọng của quốc gia, ghi việc lớn nhỏ, hợp với sự tin tưởng của các quan cho nên dùng nó.

Trao vật lạ này làm cho tâm họ tin phục, sau đó mới để vào thân.

b) Miệng nói nhiều việc lạ, bỏ thân lưu nạn:

Miệng ưa nói chỗ sâu kín của Thánh Hiền mười phương, kho báu ở phương khác. Đi theo sau người đó, thường thấy có người kì dị. Đây gọi là núi rừng, đất đá thành hoàng núi sông, quỷ thần tuổi già thành ma hoặc nói dâm dục để phá giới luật của Phật, người nghe theo lén làm việc năm dục, hoặc có người tinh tiến ăn toàn cỏ cây, (chín trăm năm mươi lăm) không có hạnh thiền định, làm việc khuấy rối người này. Khi người này sinh tâm nhàm chán, thì ma xả bỏ thân người ấy, thầy và đệ tử rơi vào nạn vua, ông phải biết trước để không rơi vào luân hồi, nếu mê hoặc không biết thì sẽ đọa ngục Vô Gián.

Lời văn rất dễ hiểu.

8. Cầu thần lực, có hai:

  1. Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại:

Lại người thiện nam, thọ ấm vắng lặng, không gặp tư tà, viên định phát sáng, trong Tam-ma-địa tâm thích các thứ thần thông biến hóa. Nghiên cứu hóa nguyên tham chấp thần lực. Hóa nguyện là gốc của thần biến, tham nầy là như ý thông.

Bấy giờ, ma trời chờ dịp làm hại, gá tinh thần vào người, miệng nói kinh pháp. Người ấy không biết ma dựa. Cũng nói là mình được Niết-bàn vô thượng, đến chỗ người thiện nam kia cầu như ý thông, trải tòa nói pháp. Người này hoặc tay cầm lửa sáng, tay chia lửa ánh sáng ra để trên đầu bốn chúng. Ánh lửa trên đầu người nghe này đều cao mấy thước, không hề có tánh nóng, lại không thiêu đốt, hoặc đi trên nước như đi trên đất, hoặc ngồi trên hư không bất động, hoặc vào trong cái bình, hoặc ở trong cái túi, vượt thành leo tường không chướng ngại. Chỉ đối với đao binh không được tự tại, tự nói mình là Phật, thân mặc áo người tại gia mà nhận sự lễ bái của Tỳ-kheo, chê bai thiền luật, mạ nhục đồ chúng, bới móc việc người, không sợ chê bai, thần cảnh thông lìa dục mới được, tâm tham gượng lấy tức Diêm-ma-la. Hẳn như chân thông, dao có thể cản trở. Lấy đây để xem xét, tà chánh có thể phân, thân mặc áo người tại gia mà nhận Tỳ-kheo lễ bái. Theo Kinh Nhân Vương, người tại gia ngồi tòa cao, Tỳ-kheo đứng dưới đất là tướng của Phật pháp diệt. Trong giới Bồ-tát cũng nói như vậy.

  1. Miệng nói nhiều việc lạ, bỏ thân lưu nạn.

Miệng thường nói thần thông tự tại, hoặc lại khiến cho người đứng bên cạnh thấy được cõi Phật, năng lực quỷ mê hoặc người, chẳng hề chân thật, khen ngợi làm việc dâm, không hủy hạnh thô, cho những đều bỉ ổi là truyền pháp. Đây gọi là trời đất đại lực, núi tinh biển tinh, gió tinh, sông tinh, đất tinh, tất cả cỏ cây nhiều kiếp thành tinh mỵ, hoặc là rồng mỵ, hoặc vị tiên tuổi thọ hết lại làm ly my, hoặc vị tiên đến lúc chết, lượng năm mà chết, nhưng thân họ không hóa thành điều quái khác, tuổi già thành ma khuấy rối người này, rồi sinh tâm nhàm chán, xả thân người ấy, đệ tử và thầy đều rơi vào nạn vua.

Ông phải biết trước, không thì rơi vào luân hồi, mê hoặc không biết sẽ đọa ngục Vô Gián.

Bỉ ổi là việc thô uế, còn lại như văn kinh có ghi.

9. Ưa thích hư không sâu xa, có hai:

  1. Tâm ái chợt sinh, ma được dịp làm hại:

Lại người thiện nam thọ ấm vắng lặng, không gặp tà lự. Viên định phát sáng, trong Tam-ma-địa tâm thích nhập diệt. Nghiên cứu hóa tánh tham cầu cái không sâu xa. Bấy giờ, ma trời đợi được dịp làm hại, gá tinh thần vào người, miệng nói kinh pháp. Người ấy hoàn toàn không biết ma dựa, cũng nói minh được Niết-bàn vô thượng, cũng đến chỗ người thiện nam kia mong cầu không, trải tòa nói pháp, ở trong đại chúng, thân chúng bỗng thành không, đại chúng không thấy, lại từ hư không bỗng nhiên xuất hiện, ẩn hiện tự tại, hoặc hiện thân mình sáng như lưu ly, hoặc rủ tay chân thành mùi chiên đàn, hoặc đại tiểu tiện như đường phèn, chê bai giới luật, xem thường người xuất gia.

Chân không chẳng ngại diệu hữu, hữu nhưng tánh thường tự không. Cho nên tu đủ muôn hạnh, hoàn toàn không mê đắm, hoặc muốn lấp hết các việc làm, cho là cái không sâu xa, tức là đồng với chấp đoạn của ngoại đạo, bác bỏ không có nhân quả. Ma được dịp làm hại, từ hư không ẩn hiện, huyễn hoặc tâm người.

  1. Miệng nói nhiều việc lạ, bỏ thân lưu nạn:

Miệng thường nói không nhân không quả, chết rồi là mất hẳn, không có thân sau, không có phàm Thánh. Tuy được vắng lặng, Lén hành tham dục. Người thọ dục kia cũng được tâm không, bác không có nhân quả. Đây gọi là mặt trời, mặt trăng, bạc thực. Tinh khí vàng ngọc, cỏ cây, lân phượng, rùa nhạn trải qua ngàn muôn năm không chết thành linh, sinh ra cõi nước, tuổi già thành ma, khuấy rối người này, rồi sinh tâm nhàm chán, bỏ thân người ấy, đệ tử và thầy rơi vào nạn vua. Ông phải biết trước, không thì rơi vào luân hồi. Mê hoặc không biết sẽ đọa ngục Vô Gián. Miệng nói lý Không, chẳng có nhân quả. Do tâm mong cầu mà đưa đến bị ma mê hoặc.

Bạc thực tinh khí tức là sao xấu, tinh diệu có khả năng làm tinh thần, cũng là ma quái.

10. Thích sống mãi, có hai:

  1. Tâm ái bỗng sinh, ma được dịp làm hại.

Lại người thiện nam, thọ ấm vắng lặng, không gặp tà lự, viên định phát sáng, trong Tam-ma-địa tâm thích sống lâu, khổ cực nghiên cứu, tham cầu sống mãi, bỏ sinh tử phần đoạn, cầu mong biến dịch tưởng tế thường trụ.

Bấy giờ, ma trời đợi được dịp là bay gá vào tinh thần người, miệng nói kinh pháp, người ấy không biết là ma dựa cũng tự nói là được Niếtbàn vô thượng, đến chỗ người thiện nam kia, trải tòa nói pháp, thích nói phương khác, qua lại không ngăn ngại, hoặc trải qua muôn dặm trong nháy mắt trở lại, đều ở xứ này lấy được vật ấy, hoặc ở một chỗ, ở trong một nhà khoảng chừng mấy bước, làm cho người kia đi từ Đông đến vách Tây, người này đi rất nhanh mà nhiều năm không đến, do đó mà sinh lòng tin, nghi Phật hiện tiền. Sinh tử phần đoạn, ba cõi mê hoặc cùng tận thì mới được lìa. Nhị thừa Vô học lên địa Bồ-tát đều được Biến dịch. Nay chưa lìa nhiễm bỗng muốn đối với thân phần đoạn biến thân thô thành chất tế, biến thân mạng ngắn ngủi thành tuổi thọ lâu dài, mong cầu quá phần cho nên bị ma dựa, tướng tế thường trụ. Tướng nhỏ nhiệm còn thì cầu sống lâu ở đời.

  1. Miệng nói nhiều việc lạ, bỏ thân lưu nạn:

Miệng thường nói, chúng sinh mười phương đều là con ta, ta sinh ra Chư Phật, ta sinh ra thế giới, ta là Phật đầu tiên ra đời, tự nhiên không do tu mà được. Đây gọi là ma trời tự tại trụ thế. Sai quyến thuộc của chúng như Giá-văn-trà và bốn vị vua trời, đồng tử Tỳ-xá, người chưa phát tâm lanh lợi thì sáng rỗng, ăn tinh khí kia hoặc không do thầy mà người tu hành ấy, tự thân quán thấy, xưng là Chấp Kim Cương trao cho ông tuổi thọ lâu dài, hiện thân người nữ xinh đẹp thực hành tham dục, chưa quá ba năm, gan não khô héo, miệng nói lảm nhảm một mình, tiếng nghe như yểu mỵ, trước người chưa rõ phần nhiều rơi vào nạn vua. Chưa kịp thành hình thì trước đã chết khô, khuấy rối người kia cho đến chết.

Ông phải biết trước thì không rơi vào luân hồi, nếu mê hoặc không biết sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián.

Giá-văn-trà chưa rõ tên.

Đồng tử Tỳ-xá tức là quỷ Tỳ-xá-già, Hán dịch là Thực tinh khí. Tần-na-dạ-ca cũng là loại này, việc làm của người thế gian cho là Thiện tri thức, đều là ma trời sáu tầng trời cõi Dục, cho đó là chủ.

Nói một mình tức là cô gái đẹp ở trước.

Kết khuyên mở mang truyền bá, có bốn:

1) Tổng kết các cảnh:

Nầy A nan! Nên biết mười thứ ma này vào thời Mạt pháp vào trong pháp của ta xuất gia tu đạo, hoặc dựa vào thân người, hoặc tự hiện thân, đều nói đã thành Chánh Biến tri giác, khen ngợi việc dâm dục, phá luật nghi của Phật. Thầy của ác ma ở trước và đệ tử ma làm việc dâm truyền cho nhau. Như thế tà tinh mỵ tim gan của họ, gần thì chín đời, nhiều thì trăm đời. Khiến người tu hành chân thật đều là quyến thuộc của ma, khi qua đời rồi sẽ làm dân ma, mất chánh biến tri, đọa ngục Vô Gián. Văn này giống với kinh Niết-bàn nói: (chín trăm năm mươi sáu) Trong đời Mạt pháp, ma Ba-tuần kia dần dần phá hoại chánh pháp của ta. Cho đến hiện Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni và A-la-hán, phi pháp nói là pháp, hủy phạm giới luật, tự nói chứng được quả Thánh, mê hoặc nhiễu loạn thế gian. Dùng hai kinh này xét rõ thế gian, xưng là Thánh mà hủy giới, không phải ma thì là ai:

  1. Khuyên mở mang truyền bá:

Nay ông không nên trước chấp vào vắng lặng. Dẫu được Vô học cũng nguyện vào trong thời Mạt pháp, khởi tâm đại từ bi cứu độ chúng sinh làm cho chánh tâm tin sâu, làm cho ma không dựa vào chánh tri kiến được. Nay ta độ ông ra khỏi sinh tử, ông vâng theo lời Phật mới gọi là báo ơn Phật. Đại Thánh lòng từ khuyên không nên chấp diệt, hết lòng dặn dò chính là lúc này. Nếu dùng văn nầy mong phát nguyện ở trước, như có một chúng sinh nào chưa thành Phật thì con sẽ không chứng Niết-bàn ở cõi này.

Đây là thầy trò làm thành lẫn nhau, từ bi cứu độ một lần, bốn phái nhập diệt, một phái làm sao hiện quyền.

  1. Chỉ bày lại nhân mê:

Nầy A-nan! Mười thứ hiện cảnh thiền-na như thế, đều là tưởng ấm, dụng tâm giao nhau, cho nên hiện việc này. Chúng sinh ngu si không tự suy nghĩ, gặp nhân duyên này thì mê mờ không tự biết, cho là lên bậc Thánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục Vô Gián, như trong văn kinh có nói.

  1. Lại khuyên cố gắng truyền bá:

Sau khi ta diệt độ các thầy phải truyền dạy lời nói của Như-lai, truyền dạy ở thời Mạt pháp, giúp cho tất cả chúng sinh khai ngộ nghĩa này, làm cho ma trời không có dịp làm hại, che chở giúp đỡ cho thành đạo vô thượng, y theo mở mang kinh này, hợp với Cung ma rung chuyển. Vì phàm phu không biết. Như nói bốn hạnh an vui, chính là giống với ý này. Cho nên Văn-thù hỏi: Vào đời vẩn đục về sau làm sao nói kinh này? Phật bảo trụ vào bốn hạnh an lạc, nói đủ lìa các duyên chê bai, đâu chẳng đồng với việc ma này?

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10