KINH THỦ LĂNG NGHIÊM NGHĨA SỚ CHÚ

QUYỂN 10

Sa môn Tử Tuyền ở Trường Thủy soạn tập

(Phần 1)

Phá hành ấm, có ba:

1. Tướng tận chưa tận, có hai:

1. Nói về phạm vi, có hai:

a) Tướng lợi ích của tưởng cùng tận:

Nầy A-nan! Người Thiện nam kia, tu Tam-ma-đề, tưởng ấm đã cùng tận, đây là người bình thường, mộng tưởng tiêu diệt, năm thức hằng nhất. Nếu tưởng ấm còn, thức là tưởng tượng, ngủ thì thành mộng. Nay tưởng ấm cùng tận tức là không có mộng, vì tưởng ấm là gốc của mộng.

Ngủ thức: một người tuy có ngủ thức, vì không có tưởng nên thức cũng như ngủ, ngủ cũng như thức, nên nói là hằng nhất. Giác minh hư tĩnh giống như trời trong xanh, không còn thô nặng và bóng dáng tiền trần.

Tròn sáng là thể của tâm nên gọi là Giác minh. Lìa tưởng phù động nên gọi là Hư tĩnh. Hư không dụ cho giác minh, trong xanh dụ cho lìa tưởng, thô nặng tức là phiền não, vì tưởng ấm là vẩn đục về phiên não, bóng dáng tiền trần là cảnh sở tưởng, năng tưởng đã mất thì sở tưởng không lập, cho nên nói không còn.

Quán núi sông đất đai ở thế gian như soi gương sáng, xưa nay không dính bụi, không có dấu vết, rỗng không, chiếu ứng là quán duyên. Tuy có căn thức duyên với các cảnh giới, mà không có tưởng tượng buộc niệm vào ý, cho nên như gương soi vật, không có dấu vết, chỉ có thọ rỗng, soi rỗng, ứng rỗng mà thôi. Cũng có thể như gương soi ánh sáng, tuy soi mà không có bóng. Cho nên nói thọ rỗng.

Rốt ráo không có trần tập, chỉ một tinh chân.

Liễu là rốt ráo. Võng là không.

Trần là cũ, tập là vọng tưởng.

Rốt ráo không có vọng tập từ vô thỉ, chỉ có một tánh linh thiêng

9 chân như.

Lại liễu là rõ biết, tức là các thức.

Võng là không hình tượng.

Trần tập là hạt giống vô thỉ.

Duy nhất tinh chân là chỉ cho một thức ấm.

Cũng như văn dưới nói hiểu rõ bên trong không có hình, tưởng tinh diệu nhỏ nhiệm hư vô, để đối với hành ấm, nên nói là tinh chân. Hiển rõ điều này, hành nhân dược tưởng ấm cùng tận, chỉ có thức ấm và hành ấm còn.

Nay hành ấm này lại hiện bày, nên nói thức ấm là tinh chân. b) Tướng hành ấm hiện.

Nguồn gốc sinh diệt từ đây hiển bày, thấy mười hai loài chúng sinh khắp mười phương, tất cả là loại này. Tuy chưa thông nhưng mỗi sinh mạng đều do đầu mối, thấy đồng với nền tảng của sinh vật. Giống như ngựa hoang sáng láng lanh lợi, là phù trần căn rốt ráo chia phân giới hạn. Đây gọi là phạm vi hành ấm, hành ấm là nguồn gốc sinh diệt, vì nó biến chuyển tạo tác, tưởng ấm cùng tận, hành ấm hiện ra nên nói là lộ rõ.

Tất cả là loại này, tất cả nghĩa là đều, là mười hai loai sinh này đếu từ hành ấm sinh ra, vì hành ấm là thể của nghiệp, không thông với các sinh mạng: nghĩa là biết rõ mười hai thứ sinh đều từ hành ấm sinh, nhưng chưa biết hạt giống riêng chủng của chúng sinh ở trong thức ấm. Đây là hạt giống bổn thức nghiệp khổ, chúng sinh đều có tánh mạng riêng, do nhiều mối rườm rà, thấy đồng với cơ thể sinh vật, nghĩa là đồng phân cơ thể sinh vật, tức là hành ấm. Mười hai phẩm loại đều lấy hành ấm làm nền tảng.

Giống như ngựa hoang: là trần hợp với khí dương cổ động mà thành.

Sáng láng là ánh sáng lóe lên tia chớp, dụ cho sinh diệt. Lanh lợi: là hành ấm này khuấy động sinh diệt nhỏ nhiệm không ngừng, vì không có bụi nhỏ của tưởng ấm, cho nên nói là thanh (sạch), làm phù trần căn rốt ráo ở hang chốt, then cửa gọi là chốt, viền cửa gọi là hang. Đây đều là chỗ quan trọng của động chuyển. Căn trần sinh diệt đều lấy hành ấm làm chỗ then chốt biết rõ đều này, chính là hành ấm, nên nói là phạm vi.

2. Nói về tướng cùng tận:

Nếu nguyên tánh sáng rỡ trong lặng này, tánh nhập vào vốn trong làng, một trong lặng nguyên tập, như sóng mòi lặng, hóa thành nước trong, gọi là hành ấm cùng tận. Người này có khả năng vượt qua chúng sinh trược. Quán lý do ấy, vọng tưởng u uẩn lấy đó làm gốc. Tánh nhập vào vốn trong lặng, nếu hành ấm cùng tận, tánh đổi dời lắng trong, trở về một tạng thức, gọi là nhập vào nguồn lắng.

Kinh nói: Biển tàng thức thường trụ. Vì quán hạnh thêm cao siêu thuần là tập khí cội nguồn sinh diệt, làm cho bất động quy về một thức ấm, giống như nước lắng trong. Vì hành ấm là nghiệp tánh biến chuyển của chúng sinh, nếu nó cùng tận thì vượt qua sự vẩn đục về chúng sinh.

Hành ấm sinh diệt nhỏ nhiệm khó biết, nên nói là u uẩn.

2. Nói về hiện cảnh, có mười:

1. Nhị vô nhân luận, có hai:

  1. Nêu lên:

A-nan nên biết! Người thiện nam nầy được chánh trí Xa-ma-tha, tâm chân chánh sáng suốt, mười loại ma trời không có dịp làm hại, mới được nghiên cứu cùng tột nguồn gốc các loài chúng sinh. Trong bổn loại thì sinh vốn lộ này, quán u uẩn sáng tròn khuấy động nguồn cội kia, trong nguồn tròn đầy khởi lên chấp đắm (chín trăm năm mươi bảy) người này rơi vào luận thuyết Nhị vô nhân. Chỉ quán thêm cao siêu, tưởng niệm không khởi nên nói là tâm chân chánh sáng suốt, ái nhiễm cõi Dục bất sinh nên nói ma không có dịp làm hại. Ngay đây suy cho cùng về nguồn gốc sinh loại chỉ một hành ấm u uẩn trong suốt, cho là gốc của tất cả sinh diệt, nay đã lộ bày, ngoài ra không có nguồn gốc của chúng sinh, bèn chấp thế gian không có nhân mà khởi, vì không biết nhân thiện ác do hạt giống khác nhau trong thức ấm, tức là luận của ngoại đạo do đây mà có, đều tu hành đến đây thì trí tuệ tà bỗng sinh khởi. Gọi là kiến phát, chẳng phải xưa nay có ngoại đạo riêng.

  1. Giải thích, có hai:

b.1) Chấp nhận vốn không, có hai:

* Giải thích:

Một là người này thấy vốn vô nhân. Vì sao? Vì người này đã được toàn phá về căn cơ chúng sanh, y theo tám trăm công đức của nhãn căn, thấy tám muôn kiếp tất cả chúng sinh nghiệp trôi lăn tuần hoàn, chết đây sinh kia, chỉ thấy chúng sinh luân hồi chỗ ấy. Ngoài tám muôn kiếp thì mịt mờ không thấy gì bèn nghĩ rằng: Chúng sinh mười phương trong thế gian này tám muôn kiếp đến nay không nhân mà có, đả phá về căn cơ chúng sinh thì hành ấm hiện.

Tám trăm công đức, là do định lực phát ra công đức bổn phận của nhãn căn, tốt đẹp hơn trăm lần, nương thần lực này thấy tám muôn kiếp chúng sinh sinh đây chết kia. Quá điều này thì không biết, cũng là chỗ thế lực của hành ấm cùng tận, không biết thức ấm sinh ra hạt giống nhân, vô minh huân tập, cảm quả khác nhau. Vì không biết bèn chấp xưa nay vô nhân mà có. Như thấy chỗ chim bay xa không thể đến được bèn cho là không. Vì nhãn căn chấp lấy trần vốn chỉ có tám trăm, năng lực thần thông của thế gian không thể vượt qua. Nếu năng lực thần thông của thế gian vượt qua thì vô ngại.

  • Kết thành:

Do đó, so lường tính toán thì mất đi chánh biến tri, rơi vào ngoại đạo, mê lầm tính Bồ-đề, như văn kinh có chép.

b.2) Chấp ngọn vô nhân, có hai:

  • Giải thích:

Hai là người này chấp ngọn vô nhân. Vì sao? Vì người này đối với sự sống đã thấy được cội gốc, biết người sinh ra người, biết chim sinh ra chim, quạ thì mầu đen, ngỗng trời thì màu trắng, trời người thân đứng thẳng, súc sinh thân nằm ngang, mầu trắng không phải do tẩy mà thành, mầu đen không phải do nhuộm mà có, từ tám muôn kiếp không còn đổi dời nữa. Nay biết hình hài này cũng như thế. Nhưng ta vốn không thấy Bồ-đề, làm sao có việc thành Bồ-đề? Phải biết ngày nay tất cả loài vật đều vốn vô nhân.

  • Hai câu đầu là nêu lên vì sao v.v… trở xuống là nêu ra lý do. Nay suốt đời trở xuống này là nói lên nghĩa ngọn vô nhân. Vì gốc chẳng có nhân nên ngọn cũng thế. Tám muôn kiếp trước không thấy Bồ-đề, tám muôn kiếp sau cũng như vậy, vì thấy gốc không, ngọn cũng không.

Biết người sinh ra người v.v… là người chỉ sinh ra người, không có nhân sinh ra chim, chim cũng chỉ sinh ra chim, không có nhân sinh ra người. Đây đều không biết mới gây ra nghiệp khác thì cảm loại sinh khác, cho nên thành chấp nầy.

Kết thành:

Do sự so tính này mà mất Chánh biến tri, rơi vào ngoại đạo, mê hoặc tánh Bồ-đề thì gọi là đệ nhất ngoại đạo lập ra luận thuyết vô nhân.

2. Bốn biến thường luận, có ba:

  1. Nêu lên:

Nầy A-nan! trong Tam-ma-địa, các người thiện nam tâm chân thật trong sạch, ma không có dịp làm hại, nghiên cứu cùng tận về nguồn gốc sinh loại, quán nguồn gốc u uẩn, thanh hư thường khuấy động. Trong cái viên thường khởi sự so tính người này rơi vào luận thuyết Bốn biên thường.

Viên thường là hành ấm sinh diệt nối nhau không dứt nên gọi là Thường, do suy tính bốn thứ trùm khắp tất cả pháp, nên gọi là Viên.

  1. Giải thích, có bốn:
    1. Thường trong hai muôn kiếp.

Một là người này nghiên cứu cùng tột tánh chất của tâm và cảnh, hai xứ không có nhân, tu tập sẽ biết được chúng sinh mười phương sinh diệt tuần hoàn trong hai muôn kiếp không hề tan mất, chấp cho là Thường hơn ở trong định, vì hai pháp tâm và cảnh là chỗ cùng tột, nhờ vậy mà quán thành. Biết chúng sinh mười phương sinh diệt tuần hoàn trong hai muôn kiếp không hề tan nát. Như nước thành băng, băng lại thành nước, tuy tuần hoàn mà thể không mất, nên gọi là Thường.

    1. Thường trong bốn muôn kiếp:

Hai là người này nghiên cứu cùng tột bốn đại, tánh chất của bốn đại là tánh thường, tu tập sẽ biết chúng sinh mười phương có sinh diệt trong bốn muôn kiếp và thể thường còn không hề mất, bèn chấp cho là Thường. Người này đối với quán, lấy bốn đại làm sở quán, quán thành công thì biết chúng sinh sinh diệt trong bốn muôn kiếp nhưng thể thường còn. Vì chúng sinh đều lấy bốn đại làm thể, bốn đại đã thường thì chúng sinh cũng thường, cho nên nói không mất.

    1. Thường trong tám muôn kiếp:

Ba là người này nghiên cứu cùng tận chỗ lý do gốc trong sự chấp thọ tâm ý thức của sáu căn mạt-na. Vì tánh thường hằng nên tu tập sẽ biết tất cả chúng sinh trong tám muôn kiếp tuần hoàn không hề tan mất. Xưa nay thường trụ, cùng tột tánh không mất, chấp cho là Thường. Tiếng Phạm ngạt-ly-sắt-tra-na-mạt-na, Hán dịch là ý nhiễm ô chấp thọ: Tức là thức thứ tám, tánh vốn là thường, do đó mà biết chúng sinh trong tám muôn kiếp sinh diệt không dứt không mất. Vì chúng sinh đều có tám thức, tám thức đã sinh diệt không mất thì chúng sinh cũng vậy, nên gọi là Thường.

b.) Bất sinh diệt thường:

Bốn là người này nguồn tưởng đã cùng tận, sinh lý lại không trôi chảy vận chuyển. Tâm tưởng sinh diệt nay đã dứt hẳn. Trong các lý tự nhiên thành không sinh diệt, do tâm mà suy lường, chấp cho là Thường.

Sinh lý là hành ấm, vì chấp tưởng cùng tận, tưởng có khả năng vận động, nay đã dừng. Vận động đã không, cho nên lý bất sinh diệt tự nhiên. Đối với sinh diệt này chấp chẳng sinh diệt, cho nên chấp là Thường.

c) Kết luận:

Do chấp thường nầy nên mất đi chánh Biến tri, rơi vào ngoại đạo, mê hoặc tánh Bồ-đề. Đây gọi là ngoại đạo thứ hai lập ra luận thuyết viên thường, Chánh Biến tri là tánh Bồ-đề. Vì đảo lộn phân biệt cho nên mất chánh, chỉ hạn cục trong hai, bốn, tám muôn kiếp, ngoài ra thì không thể biết, cho nên mất Chánh biến tri, chánh biến tri đã mất thì thành tà luận của ngoại đạo.

3. Bốn luận thuyết một phần thường, có ba:

  1. Nêu lên:

Lại các người thiện nam trong Tam-ma-địa chánh tâm bền chắc, bất động thì ma không có dịp làm hại, cùng tột nguồn gốc của sinh loại. Quán sự, trong sáng, kia thường khuấy động, đối với tự tha khởi lên chấp đắm. Người này rơi vào luận thuyết bốn thứ điên đảo chấp một phần vô thường một phần thường. Hoặc chấp ta có khả năng sinh ra người, ta thì thường còn, người thì không thường, hoặc chấp người sinh ta ra. Người thường ta vô thường, đều là luận thuyết chấp một phần vô thường một phần thường.

  1. Giải thích, có bốn:
    1. Ta thường người vô thường:

Một là người này quán tâm mầu nhiệm vắng lặng cùng khắp các cõi nước mười phương. Cho là thần ngã rốt ráo. Từ đây chấp ta trùm khắp mười phương, sáng suốt bất động. Tất cả chúng sinh trong tâm ta tự sống tự chết nên tánh của tâm ta gọi là Thường, người kia sinh diệt là tánh thật vô thường. Người này tu định chưa chứng chân, trong sự quán hữu lậu, quán tâm mầu nhiệm trùm khắp các cõi nước mười phương, giả tưởng mà thấy, không biết vô minh vọng thức biến ảnh dường như chân. Chấp tâm vọng này trùm khắp các cõi mười phương cho là chân ngã sáng suốt bất động, vì định lực giữ gìn thấy các chúng sinh tự sinh tự chết (chín trăm năm mươi tám) tức là vô thường. Còn Ngã bất động tức là thường.

    1. Kiếp hoại kiếp chẳng hoại:

Hai là người này không quán tâm mình, quán khắp mười phương hằng sa số cõi nước, thấy chỗ kiếp rốt ráo vô thường, chỗ không hoại gọi là rốt ráo thường. Người này trong định nương thần lực thấy các cõi nước mười phương, trong đó thấy cõi chưa hoại bèn chấp là Thường, thấy chỗ nào hoại chấp là tánh vô thường. Ở đây tuy quán khí nhưng cũng mang chánh báo.

    1. Ngã như cát bụi chuyển:

Ba là người này quán riêng tâm mình, mầu nhiệm sâu kín giống như bụi cát, trôi lăn mười phương, tánh không dời đổi, có công năng làm cho thân mình ngay lúc sinh liền diệt, nhưng tánh bất hoại, gọi tánh ngã là thường, tất cả tử sinh từ ta sinh ra, gọi là tánh Vô thường.

Tâm ta như cát bụi: Vì tâm tánh nhỏ nhiệm khó thấy cho nên nói như cát bụi, chẳng phải nói là nhỏ.

Điều này chấp vào tâm tánh sâu kín cho là Ngã, ngã là tự tại, là nghĩa chủ tể. Cho nên tánh có thể trôi lăn mà không dời đổi. Lại làm cho sắc thân uẩn thô này có sinh có diệt. Vì uẩn thô này đều từ trong tâm ta sinh ra.

Cái được làm ra gọi là Vô thường, cái làm ra gọi là tánh thường. b.) Hành là thường, ngoài ra là vô thường:

Bốn là người này biết tưởng ấm cùng tận, thấy hành ấm lưu, hành ấm thường lưu, chấp cho là tánh thường. Sắc thọ tưởng v.v… nay đã diệt tận., gọi là vô thường, hành ấm bày rõ hiện thấy trôi lăn, cho nên chấp là thường, về tưởng v.v… trong khi quán tạm điều phục không khởi, cho nên chấp vô thường, bởi thế thân này một phần vô thường, một phần là thường.

c) Kết luận: Do suy tính một phần vô thường, một phần là thường, nên rơi vào ngoại đạo, mê hoặc tánh Bồ-đề, đây gọi là luận thuyết một phần thường của ngoại đạo thứ ba.

4. Luận thuyết tứ hữu biên, có ba.

  1. Nêu lên:

Lại các người thiện nam trong Tam-ma-địa chánh tâm bền chắc, ma không có dịp làm hại, nghiên cứu cùng tột về nguồn gốc của sinh loại, quán nguồn gốc u uẩn thường khuấy động kia, ở trong phần vị phát sinh đối với phần vị chấp trước người này rơi vào luận thuyết Tứ hữu biên, chỗ tưởng ấm cùng tận có bốn phần vị, cho đây là hữu biên, vô biên.

  1. Giải thích, có bốn:
    1. Ba đời.

Một là người này tâm chấp lưu dụng của sinh nguyên nó không dừng, chấp chưa qua gọi là hữu biên, chấp tâm nối nhau gọi là vô biên. Tâm người này chấp hành ấm hiện nay trôi mãi không dứt gọi là vô biên, chưa quá thì không thấy, gọi là hữu biên. Đây là y theo lưu dụng sinh diệt không ngừng, không có bờ mé nên gọi là vô biên.

    1. Chúng sinh:

Hai là người này quán trong tám muôn kiếp thì thấy chúng sinh, trước tám muôn kiếp thì vắng lặng không nghe thấy, chỗ không nghe thấy gọi là Vô biên, chỗ có chúng sinh gọi là Hữu biên. Tuy tám muôn kiếp thấy chúng sinh, nhưng có giới hạn, cho nên nói là hữu biên. Ngoài ra vắng lặng không thấy chúng sinh thì không có giới hạn, cho nên chấp vô biên.

    1. Tâm tánh.

Ba là người này chấp ta biết khắp được tánh vô biên, tất cả người kia hiện trong cái biết của ta, ta không hề biết tánh biết của người kia, gọi là người kia không được tâm vô biên, chỉ có tánh hữu biên, ta có thể biết khắp tất cả chúng sinh. Vì tất cả chúng sinh hiện trong cái biết của ta, cho nên ta có được tâm vô biên.

Câu ta không hề biết trở xuống là tất cả người kia tuy có cái biết, cái biết này lại không hiện trong cái biết của ta, vì không hiện nên tức là hữu biên

b.) Sinh diệt:

Bốn là người này nghiên cứu cùng tận về hành ấm không, vì chỗ thấy của người nầy, con đường tâm so lường tất cả chúng sinh. Trong một thân chấp có nửa sinh, nửa diệt, là nói biết tất cả những gì có trong thế giới, một nửa là hữu biên, một nửa là vô biên.

Cùng tột hành ấm không. Tưởng ấm cùng tận, hành ấm hiện ra. Nay trong sự quán nghiên cứu làm cho chấp không, vì nghiên cứu tâm cùng tột, chấp trước hành ấm, trong một thân của tất cả chúng sinh ngay lúc sinh liền diệt. Thế giới cũng vậy, chỗ sinh hữu biên, chỗ diệt vô biên. Vì sinh thì hiện thấy, diệt thì không thấy.

c) Kết luận:

Do đây mà chấp hữu biên, vô biên, rơi vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ-đề, cho nên gọi là luận thuyết hữu biên của ngoại đạo thứ tư.

5. Luận thuyết bốn thứ kiểu loạn bất tử, có ba:

a) Nêu lên:

Lại các người thiện nam, trong Tam-ma-địa chánh tâm bền chắc, ma không có dịp làm hại. Nghiên cứu cùng tột nguồn gốc của các loài chúng sinh. Quán nguồn gốc của u ẩn, thường khuấy động kia. Trong tri kiến sinh ra chấp người này rơi vào luận thuyết bốn thứ điên đảo bất tử lộn xộn chấp khắp rỗng không. Người này trong tri kiến không thể chọn lựa. Nếu có người hỏi thì đều đáp lộn xộn. Nói bất tử: Theo luận Bà-sa thì: ngoại đạo chấp trời là thường trụ, nên gọi là Bất tử.

Chấp đáp không lộn xộn được sinh lên tầng trời kia.

Nếu thật không biết mà đáp sợ thành lộn xộn, cho nên có lúc hỏi, lời đáp bí mật, không nên đều nói, hoặc không nhất định đáp. Pháp Phật quở trách rằng: Đây thật làlộn xộn.

  1. Giải thích, có bốn:

b.1) Tám thứ cũng:

Một là người này, quán nguồn gốc của sự biến hóa, thấy chỗ dời đổi nên gọi là Biến. Chỗ thấy nối nhau gọi là Hằng. Thấy chỗ bị thấy gọi là Sinh, không thấy chỗ thấy gọi là Diệt. Chỗ tánh nhân nối nhau không dứt gọi là thêm. Chỗ bị lìa trong cái nối nhau gọi là bớt, các chỗ sinh gọi là có, các chỗ mất gọi là không, dùng lý để quán, dùng tâm thấy riêng, nghĩa riêng gọi là quán hành.

Đối với một hành ấm sinh diệt chia làm tám nghĩa thấy riêng: là thường, biến, sinh diệt, thêm, bớt, có không.

Điều không thấy mà thấy, thấy mà không thấy. Vì chỗ diệt không thể thấy, ngoài ra như văn kinh có nói.

Có người cầu pháp, đến hỏi nghĩa ấy. Đáp rằng nay tôi vừa sinh vừa diệt, vừa có vừa không, vừa thêm vừa bớt. Bất cứ lúc nào cũng đều nói lộn xộn như thế làm cho người nghe sót mất chương cú.

Y theo nghĩa đáp câu hỏi, lược nêu sáu nghĩa.

Vì không thể xác định được đạo lý ấy. Nhưng cả hai đều đáp cho nên nói: vừa sinh vừa diệt v.v…

Làm cho nghe đối với chương cú không được nghĩa lý, cho nên nói mất chương cú.

b.2) Chỉ nói là Vô:

Hai là người nầy quán rõ tâm mình đều không có nơi chốn, vì không có chứng đắc nên có người đến hỏi, chỉ đáp một chữ, chỉ nói là vô, ngoài chữ vô, không nói gì nữa cả. Chỗ niệm niệm diệt gọi là đều không, vì tâm vừa sinh liền diệt, vô thể để đắc, hành ấm đã vậy, các pháp cũng như vậy nên nói nhân không chứng đắc.

Cho nên có người hỏi chỉ đáp là Vô. b.3) Chỉ nói là Thị:

Ba là người này quán rõ tâm mình đều có chỗ, vì có đắc chứng nên có người đến hỏi chỉ đáp một chữ chỉ nói là Thị, ngoài chữ Thị thì không nói gì cả, chỗ niệm niệm sinh gọi là đều có, do đây mà được chứng tất cả đều có.

Có người đến hỏi chỉ đáp là Thị, nghĩa là tuy thấy tâm mình niệm niệm có sinh, ý chấp đều có.

Lại thấy diệt nên chẳng dám đáp có, cho nên chỉ đáp Thị, để ngăn

02 ngừa lỗi.

b.) Đều thấy:

Bốn là người này có không đều thấy, vì cảnh phân tán nên tâm cũng loạn, có người đến hỏi liền đáp cũng có, tức là cũng không, trong cái cũng không chẳng phải là cũng có, tất cả không nả ngũ, không cho hỏi vặn ở đây có không đều chấp. Vì cảnh phân tán thì tâm cũng loạn: Nghĩa là vì không nhất định một nghĩa cho nên thành loạn.

Vì hai luận thuyết trước chỉ chứng nghiêng về có không, nay một luận thuyết này thì có không cùng lúc.

Cũng có tức là cũng không: ý suy tính trong cái cũng có tức là có đối với không, trở thành chấp có không. Trong cái cũng không chẳng phải cũng có:

Tuy trong cái có mà nói vô, hai tướng đều khác nhau, cho nên nói chẳng phải cũng có.

Không cho hỏi vặn: Nếu hỏi có tức là không, lại nói trong cái không chẳng phải cũng có.

Nếu hỏi về vô, chẳng phải là có, lại nói cũng có tức là cũng vô, vì ngăn ngừa cho nên hỏi vặn.

c) Kết luận:

Do đây chấp đắm kiểu loạn hư vô, rơi vào ngoại đạo, mê hoặc tánh Bồ-đề. Đây gọi là luận thuyết bốn tánh điên đảo bất tử nối loạn chấp khắp ngoại đạo thứ năm rỗng không của bốn luận thuyết ấy, Trường A-hàm nói:

Một là nếu Sa-môn, bà-la-môn v.v… có kiến chấp rằng: “nếu không biết thiện ác thì có quả báo hay không?”

Nếu hỏi tôi như thế thì tôi không thể đáp, có hổ thẹn có sợ hãi, tôi phải đáp rằng việc này khác, việc này không khác. Việc này chẳng khác chẳng phải không khác. Đây là cái thấy ban đầu.

Hai là dùng đời khác để hỏi có không, cũng đáp rằng:

Ba là vì sao hỏi thiện ác cũng đáp như vậy.

Thứ tư là ngu tối ám độn, nếu có người hỏi đều tùy theo lời hỏi mà đáp, chỉ nói như thế. Nếu có hỏi uẩn có mấy loại, người kia hỏi ngược lại: Ý ông cho là mấy loại? Người kia nói ý tôi cho là năm loại. Người kia nói như thế, có chỗ cho rằng việc này khác v.v…

6. Luận thuyết mười sáu Hữu tướng, có ba:

  1. Nêu lên:

Lại các người thiện nam trong thiền định chánh tâm vững chắc, bất động ma không có dịp làm hại. Nghiên cứu cùng tột nguồn gốc các

03

loài, quán nguồn gốc u ẩn thường khuấy động kia, đối với sự vô tận sinh ra chấp đắm. Người này sau khi chết có tướng phát tâm điên đảo.

Vô tận lưu là hành ấm.

Nay, thấy hành ấm trôi lăn, lại chấp vào ngã, khi chết rồi có tướng: Vì hành ấm là sở hữu của ngã. Hành ấm đã chuyển dời không dứt cho nên khi ta chết rồi có tướng.

  1. Giải thích, có hai:

b.1) Bổn chấp:

Hoặc tự làm cho thân bền chắc nói sắc là ngã, (ta) hoặc thấy ta bao trùm khắp cõi nước nên nói là ngã, (ta) có sắc hoặc trước duyên kia tùy theo ta mà khôi phục lại, nói là sắc thuộc về ta, hoặc nói ta nối nhau trong hành ấm, nói là ngã ở sắc, đều là chấp đắm nói có tướng sau khi chết. Tuần hoàn như thế có mười sáu tướng.

Trước y theo sắc uẩn nêu ra đủ bốn câu đều nói khi chết rồi có tướng, tuần hoàn như thế là ví dụ mười ba câu về ba ấm sau.

Cố thân là làm cho thân bền chắc.

Kiên cố chấp hình sắc hiện, nay là bản thể của ta. Sắc ấm đã vậy, thì thọ, tưởng, hành cũng y theo đây mà thực hành, thành mười sáu câu.

Hỏi: Ba ấm trước cùng tận, chỉ có hành ấm và thức ấm, đâu thể còn chấp vào ba ấm trước, lại không nói thức?

Đáp: Ba ấm trước trong quán tuy phá, chỉ y theo phép quán tăng thắng không bị ấm mê hoặc, khéo léo an nhẫn không sinh lỗi, đâu thể không gọi là phá ư?

Nay quán hành ấm, y theo ba ấm trước chuyển dời nối nhau cho nên chấp vào ba ấm.

Không nói thức: Là vi hành ấm che lấp, do đây chung với trước mà không nói thức ấm

b.2) Chấp riêng:

Từ đây hoặc chấp, rốt ráo phiền não, rốt ráo Bồ-đề hai tánh trái nhau, không xúc chạm nhau. Đã mười sáu tướng đều có sau khi chết. Phiền não cũng vậy, vì là nguồn gốc của sinh tử, Bồ-đề cũng vậy vì giác là vốn sáng, chân vọng theo nhau, rốt ráo không đổi, cả hai đều có tướng.

c) Kết luận:

Do chấp đắm này mà khi chết rồi là có, rơi vào ngoài đạo, mê lầm đối với tánh Bồ-đề, ấy gọi là lập luận khi chết rồi có tướng tâm điên đảo trong năm ấm của ngoại đạo thứ sáu.

0

7. Luận thuyết Tám Vô Thướng, có ba:

  1. Nêu lên:

Lại các người thiện nam trong Tam-ma-địa chánh tâm vững chắc, ma không được dịp làm hại, cùng tột nguồn gốc các loài chúng sinh, quán nguồn gốc u ẩn thường khuấy động kia, trước là dứt trừ đối với sinh ra chấp trước sắc, thọ, tưởng. Người này rơi vào phát tâm điên đảo vô tướng khi chết rồi. Thấy ba ấm trước đã diệt, phải biết hành ấm cũng diệt theo, tức là chấp đoạn diệt khi chết rồi, gọi chung là Vô tướng.

  1. Giải thích, có hai:
    1. Bổn chấp:

Thấy sắc kia diệt, thân không có sở nhân, quán tưởng kia diệt, tâm không bị ràng buộc, biết thọ kia diệt, không còn nối nhau.

Tánh ấm tiêu tán, dẫu có lý sinh mà không có thọ tưởng, đồng với cỏ cây, chất này hiện tiền dường như chẳng thật có. Khi chết rồi làm sao có các tướng. Do đây so sánh, không có tướng khi chết rồi, tuần hoàn như thế, có tám vô tướng. Đây là y theo bốn ấm, nhân hiện tại mất, quả vị lai diệt, đều thành tám.

    1. Chấp riêng:

Từ đây hoặc là chấp Niết-bàn nhân quả tất cả đều không, dù có tên gọi rồi cũng trở về đoạn diệt. Ấm nhân quả đều không, Niết-bàn nhân quả cũng đều đoạn diệt. Đây là các pháp nhân quả, nhiễm tịnh, hữu vi, vô vi đều không, cho nên nói tất cả đều không

  1. Kết luận:

Do sự chấp đắm sau khi chết không còn nầy mà rơi vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ-đề. Đây gọi là lập luận trong năm ấm sau khi chết không có tướng tâm điên đảo của loại ngoại đạo thứ bảy.

8. Luận thuyết tám Câu phi, có ba:

  1. Nêu lên:

Lại các người thiện nam trong thiền định chánh tâm vững chắc, ma không có dịp làm hại, nghiên cứu cùng tột nguồn gốc các loài chúng sinh, quán nguồn gốc u ẩn khuấy động kia trong hành ấm còn, gồm thọ tưởng ấm diệt, hai chấp có không, tướng tự thể phá, người này khi chết rồi đều chẳng khởi điên đảo. Ở đây trước đã diệt ba ấm, so sánh với hành ấm hiện còn, được bốn câu chẳng nghiêng về một bên, lại so sánh một ấm là thành so sánh với ba ấm đã diệt ở trước được bốn câu chấp nghiêng về một bên, trước sau hướng về nhau, được phi hữu phi không, thành bốn thứ đều không. Hiện tại đã như vậy, khi chết rồi cũng vậy, hiện tại vị lai cộng chung thành tám, cho nên nói khi chết rồi đều không.

  1. Giải thích, có hai:

b.1) Bổn chấp:

Trong sắc thọ tưởng thấy hữu, phi hữu, hành ấm trôi lăn, trong đó quán vô, bất vô. Xoay vần như thế, cùng tận ấm giới, cả tám đều chẳng phải tướng, tùy theo được một duyên, đều nói sau khi chết có tướng vô tướng. Ba ấm như sắc v.v… trước đó tuy có, mà nay phá hết nên nói là phi hữu, so với hành ấm nầy cũng vậy, đây là bốn phi hữu. Hành ấm trôi lăn, trong quán vô, bất vô: Nghĩa là nếu so hành ấm với trước là vô, lại niệm niệm đổi dời không dứt, đây lại là phi vô. Hành ấm đã phi vô, thì ba ấm trước cũng vậy, đây là bốn cái phi vô, xoay vần như thế, cùng tận ấm giới nghĩa là thứ lớp xếp đặt bốn ấm. Mỗi ấm đều thấy phi hữu phi vô. Cho nên nói xoay vần, suy đến khi chết rồi cho nên nói cùng tận ấm giới.

Hễ được một duyên: Tức là hễ được bất cứ một ấm nào trong bốn ấm này khi chết rồi đều phi hữu phi vô.

Nay nói hữu vô, hữu tức phi vô, vô tức là phi hữu. b.2) Chấp riêng:

Lại vì tánh của các hành thay đổi, tâm phát ngộ suốt, hữu vô đều không, hư thật đều mất. Đây chỉ hiện thấy hành ấm biến chuyển, trong sinh có diệt, cho nên phi hữu, trong diệt có sinh cho nên phi vô. Do đó thông ngộ tất cả đều là phi hữu phi vô, đâu phải chỉ có tám. Hư thật tức là hữu vô, có chẳng nhất định có, thật chẳng hề thật, vô chẳng nhất định vô, hư chẳng hề hư, tất cả đều chẳng phải cho nên nói mất.

c) Kết luận:

Do chấp đắm này sau khi chết đều không, mé sau tối tăm không thể nói được, rơi vào ngoại đạo, mê lầm tính Bồ-đề. Đây gọi là luận thuyết trong năm uẩn khi chết rồi đều chẳng phải tâm điên đảo của ngoại đạo thứ tám.

Câu mé sau v.v… trở xuống là giải thích khi chết rồi phi nghĩa. Không thể nói: Ý nói hữu bất hữu, nói vô bất vô, hai đường hữu vô đều không nói được.

Hiện tại còn như vậy, huống chi khi chết rồi không hay không biết, mà nói hữu vô ư? Cho nên nói tối tăm.

9. Luận thuyết bảy đoạn diệt, có ba:

  1. Nêu lên:

Lại, các người thiện nam trong lúc tu thiền, chánh tâm vững chắc, ma không có dịp làm hại, cùng tột căn bản các loài chúng sinh, quán nguồn gốc của u uẩn thường hay khuấy động kia, đối với hậu hậu vô sinh ra chấp trước, người này rơi vào luận thuyết bảy đoạn diệt. Người này thấy hành ấm niệm niệm diệt, gọi là hậu hậu vô, tức là bảy chỗ sinh, sau đó điều đoạn diệt cho nên thành luận thuyết này.

  1. Giải thích:

Hoặc chấp thân diệt, hoặc dục diệt tận, hoặc khổ diệt tận, hoặc cực lạc diệt, hoặc cực xả diệt. Xoay vần như thế cùng tận bảy chỗ. Hiện tiền tiêu diệt, diệt rồi không trở lại. Hoặc chấp thân diệt tức là trời, người ở cõi Dục. Vì đồng giới địa, dục tận là Sơ thiền, khổ tận là Nhị thiền, Cực lạc tức là Tam thiền, Cực xả là Tứ thiền và Vô Sắc hiện tiền tiêu diệt tức là ba ấm đã diệt tận, hành ấm cũng vậy, bảy chỗ đều hiện đoạn diệt, khi chết rồi không sinh lại nữa.

  1. Kết luận:

Do chấp đắm khi chết rồi đoạn diệt nên rơi vào ngoại đạo, làm mê hoặc tánh Bồ-đề. Đó gọi là luận thuyết tâm điên đảo trong năm ấm khi chết rồi đoạn diệt của ngoại đạo thứ chín.

10. Luận thuyết năm Niết-bàn hiện tại, có ba:

  1. Nêu lên:

Lại các người thiện nam trong thiền định chánh tâm vững chắc, ma không có dịp làm hại, cùng tột nguồn gốc các loài chúng sinh, quán nguồn gốc u uẩn thường khuấy động, đối với hậu hậu hữu sinh ra chấp đắm, người này rơi vào luận thuyết năm Niết-bàn. Hành ấm diệt mà sinh lại, nên gọi là hậu hậu hữu.

  1. Giải thích:

Có người cho cõi Dục là chánh chuyển y, quán thấy tròn sáng, vì sinh ái kính nên có người cho là Sơ thiền. Vì tính không lo lắng nên hoặc cho là Nhị thiền, vì tâm không khổ, hoặc cho là Tam thiền, vì tùy cực duyệt cho là Tứ thiền. Vì khổ vui đều mất, không thọ tánh sinh luân hồi diệt. Vì cõi Dục là chánh chuyển y, do tu quán hạnh phát ra định Vị Chí ở cõi Dục, ở trong tâm quán thấy tướng tròn sáng, không xả bỏ cõi Dục, tức Niết-bàn là chánh chuyển y, hoặc cho tánh của Sơ thiền là không lo lắng, đã lìa dục nhiễm, không còn tâm lo lắng, vì được khinh an, hoặc cho Nhị thiền tâm không khổ, tức là Cực Hỷ. Hoặc cho Tam thiền là Cực Vui, tức là Cực lạc. Hoặc cho Tứ thiền khổ vui đều dứt, tức là xả thọ.

Mê cõi trời hữu lậu, cho là vô vi, năm chỗ an ổn là thắng tịnh y, xoay vần như thế, năm chỗ rốt ráo không biết giáo tướng, được Tứ thiền này định của cõi Dục có chút an vui, bèn chấp Niết-bàn. Chấp trời hữu lậu là vô vi, nghĩa là do tu chánh định, bỗng phát ra thiền này, được chút khinh an, chẳng phải rốt ráo, bèn chấp lầm là Niết-bàn.

c) Kết luận:

Do chấp năm thứ Niết-bàn hiện tại này nên rơi vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ-đề, đây gọi là luận thuyết tâm điên đảo, hiện năm thứ Niết-bàn trong năm uẩn của ngoại đạo thứ mười.

Kết khuyên giảng nói, có hai:

  1. Kết luận về các cảnh ở trước:

Nầy A-nan! Mười thứ hiểu sai về thiền-na như thế đều là hành ấm dụng tâm giao nhau, cho nên hiện ra ngộ này. Chúng sinh mê mờ không tự suy nghĩ, gặp cảnh này trước mắt cho mê là ngộ, tự nói mình chứng Thánh thành đại vọng ngữ, đọa ngục Vô Gián, mười thứ cảnh này đều là tà kiến, do tu Thánh định bỗng phát sinh ra cho nên nói là hiểu sai.

Do ba ấm diệt, biết đến hành ấm dụng tâm khác nhau, cho nên nói giao nhau. Nếu nhập sâu thiền định, dùng tuệ chiếu quán sát cảnh giới duy tâm, không chấp đắm tự nhiên tiêu tan. Nếu cho là chứng thì rơi vào tà kiến, thành nhân địa ngục.

  1. Khuyên mở rộng:

Sau khi Như-lai diệt độ, các thầy phải truyền dạy lời nói của Nhưlai cho chúng sinh thời Mạt pháp, giúp cho chúng sinh hiểu rõ nghĩa này, không để cho con ma tâm tự sinh khởi phiền não, che chở gìn giữ, dứt trừ tà kiến, dạy thân tâm họ mở giác nghĩa chân, đối với đạo vô thượng không gặp đường tẻ. Chớ để cho tâm cầu được chút ít cho là đủ, làm Đại giác Vương thanh tịnh nêu bày. Phiền não tức là tai vạ.

Tưởng ấm chưa hết thì vẫn còn dẫn ma bên ngoài, nay tưởng ấm hết hành ấm hiện rõ. Nhưng đối với cảnh giới bị thấy sinh ra cái thấy khác lạ.

Chấp điều này cho là đúng vì thế nói là con ma tâm, cho nên làm cho quán sát khéo léo để dứt trừ, không mất chánh kiến, sẽ đến được Vô thượng, cho nên Phật dặn dò truyền dạy lại cho đời sau.

Nếu người tu hành không rơi vào lưới tà, lạc nẻo Chánh giác, rơi vào đường tẻ tà đạo.

Phá thức ấm, có ba:

1. Tướng tận chưa tận, có hai:

  1. Nói về phạm vi, có hai:

a.1) Tướng lợi ích của hành cùng tận:

Nầy A-nan! Người thiện nam kia khi tu thiền hành ấm hết, nhưng tánh các thế gian u uẩn khuấy động đồng phần sinh cơ, bỗng nhiên đọa lạc, chìm vào lưới nhỏ nhiệm, ràng buộc bổ-đặc-già-la, trả nghiệp sâu xa, cảm ứng cách bặt, ba câu trước là nêu người.

Câu các thế gian v.v… trở xuống là nói hành ấm hết. Tánh thế gian là hành ấm chính là thể tánh của thế gian.

Thế gian có ba nghĩa:

    1. Có sinh diệt.
    2. Tánh hữu lậu.
    3. Có thể bị phá hoại.

Đã đọa vào thế gian đồng lấy sự sinh diệt của hành ấm làm tánh.

Vì ẩn mật cho nên u tối, vì lìa tưởng cho nên sáng suốt, nhiễu tức là động. Đồng phần căn cơ chúng sanh, Trước là nền tảng, nay là cơ yếu, chợt vậy mà phá, cho nên nói bỗng nhiên xé rách. Câu chìm vào nhỏ nhiệm v.v…trở xuống là giải thích lại nghĩa tận.

Sợi dây lớn trên lưới gọi là cương, chỗ kết cổ áo gọi là nữu, đều dụ cho cơ yếu. Mười hai loại chúng sinh như mành lưới, như chiếc y, hành ấm quán thông, kết yếu nhỏ nhiệm, như lưới như khuy nút. Bổđặc-ca-la, Hán dịch là sác thủ thú, chỉ chung mười hai loại. Vì hành ấm có công năng giữ gìn loại chúng sinh này. Cho nên nói chìm vào giềng mối nhỏ nhiệm, giữ gìn giềng mối là nghiệp nhân, Già-la là quả báo, nghiệp nhân mất thì ai dẫn quả. Quả báo dứt thì ai trả quả, nhân quả đã mất cho nên dứt bặt cảm ứng. Ngọn ngành sâu xa, cũng dụ cho hành ấm u uẩn. Đối với trời Niết-bàn sẽ ngộ tỏa sáng. Ngộ tỏa sáng như sau khi gà gáy nhìn về phương Đông đã có sắc sáng.

Niết-bàn gọi là Đệ nhất nghĩa thiên. Được Vô Sinh nhẫn gọi là Đại Minh ngộ sáng hoàn toàn. Ngộ sáng gần đến nên gọi là sẽ, sẽ là phải, là sắp.

Như khi gà gáy: Gáy lần thứ hai thì trời sắp sáng. Năm ấm còn thì như toàn ban đêm, năm ấm đều hết là trời sáng tỏ.

Hai ấm sắc thọ phá, giống như gà gáy canh đầu, trời hoàn toàn chưa thay đổi. Nay tưởng ấm hành ấm lại dứt, chỉ có thức ấm.

Ngộ tỏ: Tức là gà gáy canh cuối, trời đã có sắc sáng, nếu nói theo giai vị thì đây phải là người tiệm thứ thứ hai.

Văn kia nói: Giới cấm thành tựu, thì thế gian không bao giờ có nghiệp sinh nhau, giết nhau, cướp trộm không xảy ra ở đời, không có nợ lụy nhau, cũng đối với thế gian không còn nợ cũ chính là văn nầy nói trả nghiệp ngọn ngành sâu xa, cảm ứng dứt bặt.

Văn kia lại nói: Người thanh tịnh tu Tam-ma-địa chỉ dùng thân thịt do cha mẹ sinh ra, không cần mắt trời, tự nhiên quán thấy các thế giới mười phương, văn này nói: Nhìn thấy phương Đông đã có ráng hồng, đây là được tự vị, dường như phát chung.

a.2) Tướng thức ấm hiện:

Sáu căn vắng lặng, không còn rong ruổi buông lung nữa, bên trong sáng lặng, nhập vào không có chỗ nhập.

Vì thuộc về định, không bị hành ấm sai sử, tuy còn sáu căn, thức không rong ruổi nên nói vắng lặng không còn rong ruổi buông lung nữa. Chỉ chuyên vào cảnh bên trong, tâm định thì bên trong chiếu, cho nên nói bên trong sáng lặng.

Lại nói trong trong: Nghĩa là vắng lặng chiếu soi sâu xa, cùng tột đến thức ấm, không còn thấy gì. Cho nên nói nhập vào chỗ không có chỗ nhập.

Đạt không còn do tuổi thọ của mười hai chủng loại ở khắp mười phương, quán nguồn gốc của sự chấp, các loại không chiêu cảm, lý do của tuổi thọ là thức ấm. Nay quán thức ấm đã là lý do hạt giống của các loài chúng sinh, không khởi phiền não, không gây nghiệp mới. Bởi vậy chấp trì không cho sinh quả, không có phần thọ sinh. Cho nên nói các loài không cảm vời. Ở các cõi mười phương đã được đồng nhau, tịnh sắc không chìm, phát hiện sâu kín. Đó gọi là phạm vi thức ấm. Đã biết thức là lý do của các loài chúng sinh, cho nên nói các cõi mười phương nương theo đây mà chánh, đều do thức biến hiện, đồng một thức thể. Đây là ba cõi do tâm, muôn pháp do thức. Trước tuy tin giáo, nay trong tâm quán thấy rõ. Ráng hồng không chìm mất là cảnh sở quán hiện. Do năng lực quán nên cảnh giới sáng sủa, vì thế nói là không chìm mất.

Phát hiện chỗ sâu kín: Giống như phát chung, chưa đến giai vị này, các căn tối tăm không thể quán xa. Cho nên nói sâu kín. Nay nhờ năng lực quán, sáu căn thanh tịnh, không do mắt trời mà thấy khắp các cõi cho nên nói phát hiện.

b) Nói về tướng cùng tận:

Nếu đối với sự cảm vời đã được đồng, tiêu mất sáu môn, hợp khai thành tựu, thấy nghe chung khắp, thanh tịnh lẫn nhau.

Hai câu đầu chỉ cho trong thức ấm, nếu ở trong đó dùng năng lực định tuệ, làm tiêu ma căn cách, không để cho khai thông hợp thành một thể, thì thấy nghe biết làm dụng cho nhau, ở đây nói không y theo căn, nương vào căn mà phát ra rõ ràng, cho nên nói thanh tịnh lẫn nhau.

Thức này đều được chứng là lần lượt chứng pháp nhẫn Vô Sinh thứ ba. Cho nên văn nói: Người thanh tịnh giữ gìn giới cấm như thế, tâm không tham dâm, đối với sáu trần không buông lung. Nhân không buông lung mà tự quay về nguồn. Trần đã không duyên thì căn không có chỗ nương, trở lại dòng toàn nhất, sáu dụng không hiện, đã nói sáu dụng không hiện hành, chính là tiêu ma sáu môn: Đã nói trở lại dòng toàn nhất tức là hợp khai thành tựu thanh tịnh lẫn nhau, kia nói do giới cho nên khác với ở đây.

Mười phương thế giới và thân tâm như viên ngọc lưu ly trong ngoài trong suốt, gọi là thức ấm hết.

Thế giới, thân tâm đều do thức hiện, nay thức ấm hết chỉ là giác thể. Giác thể sáng mầu như viên ngọc lưu ly trong sạch không có vật gì chướng ngại được, nên gọi là trong ngoài sáng suốt. Thân tâm là bên trong, thế giới là bên ngoài, cả hai đều không có sở đắc, nên nói là trong suốt.

Văn trước nói: Các cõi nước mười phương sáng suốt thanh tịnh. Thí như lưu-ly, bên trong treo bảo nguyệt, thân tâm an vui diệu viên bình đẳng, được an ổn hoàn toàn. Tất cả mật viên mầu nhiệm của Nhưlai đều hiện trong đó. Người này liền được Vô Sinh Pháp Nhẫn, biết thức ấm hết là giác tùy phần.

Bồ-tát Văn-thù cũng nói: Một chỗ thành không trở lại nữa, sáu dụng đều không thành, trần cấu liền đó tiêu, thành tròn sáng mầu nhiệm.

Người này sẽ vượt qua mạng trược, quán lý do ấy, giống như hư vô điên đảo vọng tưởng, lấy đó làm gốc. Thế của mạng tức là thức ấm, vì ba thứ Mạng, Noãn, Thức chuyển cùng lúc. Thức đã lìa mạng, noãn cũng mất theo cho nên vượt qua mạng trược.

Giống như hư vô: Đây là tướng hình bóng mới khởi của giác minh, nhận hình bóng hư vô vọng tưởng này làm thức, đó là hai tướng nghiệp chuyển.

 

 

(Phần 2)

Nói về hiện cảnh, có mười:

1. Chấp nhân sở nhân, có hai:

  1. Y theo sở giải:

Nầy A-nan! Ông phải biết nguời thiện nam này cùng tột các hành đều không, đối với thức trở về nguồn, sinh diệt đã diệt, mà đối với tịch diệt tinh diệu chưa tròn đầy. Hành ấm tuy hết, sinh diệt đã dứt, thức trở lại nguồn chưa quy về vắng lặng, nên gọi là tinh diệu chưa tròn đầy. Vì thức chưa phá, sinh diệt đang còn sâu kín. Tinh diệu tức là tinh chân diệu minh, có công năng làm cho thân căn mình ngăn cách khai hợp. Cũng cùng với các loại ở khắp mười phương thông giác, giác biết thông hợp có thể vào viên nguyên, trong quán tạm được như vậy, tạm ở trong quán giống như khai căn cách, chưa hoàn toàn dùng lẫn nhau, biết thông các loại: Nghĩa là trong tâm quán này đã thấy chúng sinh mười phương và thân mình đồng một tánh giác, dung hợp lẫn nhau chẳng biết giác khác, đây là năng nhập viên nguyên. Cảnh giới này toàn là bóng thức, chưa phải vắng lặng. Cho nên văn trước nói: Mà đối với vắng lặng tinh diệu chưa tròn đầy. Nếu đối với chỗ quy về lập nhân chân thường, sinh ra thắng giải chính là sinh chấp. Đối với cảnh thông giác của sở nhập này, cho là chân thường, bèn tập làm nhân, có công năng sinh ra tất cả, tức là chỗ được trở về rốt ráo, quyết định không lầm, nên nói là thắng giải.

  1. Phán quyết thuộc về bọn tà:

Người này rơi vào chấp nhân, sở nhân, Bà-tỳ-ca-la trở về với Minh đế thành bạn lữ, mê Bồ-đề Phật, quên mất tri kiến, đây gọi là lập tâm, tâm sở, đắc thứ nhất thành chỗ quy về, quả trái với viên thông rất xa, trái với thành Niết-bàn, phát sinh hạt giống ngoại đạo. Đối với thức ấm sở nhân, chấp là chân thường, là nhân của muôn pháp cho nên nói chấp sở nhân, muôn pháp chẳng có nhân, luống dối sinh diệt. Nay chấp có nhân là tánh chân thường, tức là không khác với sở chấp của ngoại đạo Minh Đế có khả năng sinh ra tất cả. Đây là chấp ban đầu lại thức a-lại-da chưa có hình tượng, còn mù mịt tức là Minh Đế. (chín trăm sáu mươi hai)

Mê Bồ-đề Phật: Bồ-đề dịch là giác, thể của giác lìa niệm. Tướng lìa niệm đồng với cõi hư không chẳng có một tướng nào chẳng trùm khắp pháp giới. Nay chấp có pháp từ một nhân sinh ra năng sở khác nhau. Vì thế nói mê không biết như thật, cho nên nói quên mất tri kiến, tâm sở đắc chính là thức ấm. Làm sở đắc trong nhân, làm chỗ quy về trong quả. Ngoài ra văn rất dễ hiểu.

Hỏi: Y theo bảy đoạn dưới đều nói có thể, chẳng thể, chỉ có văn nay làm nhân cho sở nhân phải không?

Đáp: Vì tất cả các pháp đều từ thức biến, chính là sở nhân. Văn dưới nói thẳng đương thể là luống dối cho nên nói chẳng thể.

2. Chấp năng, phi năng, có hai:

  1. Y theo sở chấp:

Nầy A-nan! Lại người thiện nam cùng tột các hành đều không, sinh diệt đã diệt, mà đối với vắng lặng mầu nhiệm chưa tròn đầy. Nếu ở chỗ quy về xem là tự thể thì tất cả chúng sinh trong mười hai thứ cùng tận cõi hư không, đều là một loại trong thân ta lưu xuất, sinh ra thắng giải. Chấp ở trước tuy là chấp thức ấm là nhân chân thường nhưng chưa chấp là tự thể. Nay chấp tức là tự thể của ta, tất cả chúng sinh đều từ ta sinh ra, ta có khả năng sinh ra người, chắc chắn không sai.

  1. Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào chấp năng phi năng, ma-hê-thủ-la hiện vô biên thân thành bạn lữ, mê Bồ-đề của Phật, quên mất tri kiến, đó là thứ hai lập năng làm tâm có thể thành quả tôn sùng, quả trái với viên thông, trái với thành Bồ-đề, sinh lên cõi trời Đại Mạn, Ngã trùm khắp viên dung, thật chẳng thể sinh ra chấp lấy đó làm Năng, gọi là Năng, phi năng. Ma-hê-thủ-la là trời Đại Tự Tại, có ba mắt tám tay, ngoại đạo tôn sùng là nhân Năng sinh.

Hiện vô biên thân: Vì chấp Ngã có khả năng hiện khởi vô lượng chúng sinh, nhân đã làm được, quả thành đáng tôn sùng, nhân quả xứng nhau.

3. Chấp thường vô thường, có hai:

a) Y theo sở chấp.

Lại người thiện nam! Cùng tận các hành là không, đã diệt sinh diệt, đối với sự vắng lặng mầu nhiệm chưa tròn đầy. Nếu đối với sở quy, có chỗ nương về, tự nghi thân tâm từ người kia lưu xuất, hư không mười phương đều từ người kia mà sanh khởi: Tức ở nơi đó đều sinh khởi chỗ tuyên lưu, cho rằng thân chân thường vô sinh diệt. Đối với sinh diệt chấp là thường trụ, mê mờ đối với bất sinh, cũng mê mờ sinh diệt, an trụ chìm mê, sinh ra thắng giải.

Chỗ quy về là thức ấm, trước xem chỗ quy về là tự thân, nay nhận chỗ quy về là thể khác, cho nên nghi ngờ tự thân và tất cả pháp từ người kia sinh khởi. Đều là đất tuyên lưu: Tức là thức ấm. Vọng cho là người, là chân, là thường, là không sinh diệt. Mê mờ bất sinh tức là bổn giác thường trụ chẳng sinh ra các pháp, mê mà không hiểu. Cũng mê bất sinh. Vọng cho thức ấm là chân thường, cả hai đều không biết gọi là chìm vào mê, cố chấp không chuyển nên nói an trụ.

b) Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào chấp thường, chẳng thường, chấp trời Tự Tại thành bạn lữ. Mê Bồ-đề Phật, quên mất tri kiến, đây gọi là thứ ba lập loại nhân nương vào tâm thành vọng chấp, quả trái với viên thông, trái với thành Bồ-đề, sinh ra hạt giống viên thông đảo lộn.

Đối với vô thường vọng chứng là thường, gọi là chấp thường, vô thường.

Trời Tự Tại tức là Thủ-la.

Trước chấp người từ ta sinh ra, nay chấp ta từ người sinh ra, cho nên nói chấp Tự Tại, vì nương vào tâm tức là thức ấm.

Lập thành thể của người, chấp năng sinh ra Ngã, cho nên đồng với ngoại đạo, chấp người kia là thường.

4. Chấp biết không biết, có hai:

a) Y theo sớ giải:

Lại người thiện nam! Tận cùng các hành là không, sinh diệt đã diệt nhưng đối với vắng lặng mầu nhiệm chưa tròn đầy: Nếu đối với sở tri biết tròn khắp, do biết mà lập giải. Mười phương cỏ cây đều gọi là hữu tình chẳng khác với người.

Cỏ cây là người, người chết trở lại thành cỏ cây mười phương; không phân biệt biết khắp, sinh ra thắng giải.

Sở tri tức thức ấm, là cảnh sở tri của quán hành kia. Thức ấm có khả năng biến ra tất cả các pháp, nên gọi là Biến viên.

Ngộ các pháp này từ cái chết biến khởi, lấy cái biết làm thể. Cho nên nói là nhân biết mà lập giải.

Câu cỏ cây mười phương v.v… trở xuống tức là giải về hành tướng, y báo, chánh báo này đều từ cái biết mà có, đâu được một biết một không biết ư? Cho nên nói không phân biệt, tất cả đều biết, tự cho là quyết định không sai nên nói Thắng giải.

b) Xếp vào bọn tà.

Người này rơi vào các chấp biết và không biết. Bà-tra, Tán-ni, tất cả đều biết, thành bạn của mình, mê lầm Bồ-đề của Phật, quên mất tri kiến. Đây gọi là thứ tư chấp tâm biết tròn đầy, thành quả sai lầm, trái với viên thông, trái với thành Niết-bàn, sinh ra hạt giống biết điên đảo, cỏ cây vô tri mà chấp có biết, cho nên nói chấp tri, vô tri. Về hai ngoại đạo Bà-tra và tán-Ni. Kinh Niết-bàn nói:

Ba-tư-tra và Tiên-ni, là âm Phạm tiểu chuyển, đã chấp vào tất cả giác, tức là cỏ cây có mạng sống, biết tròn đầy tức là biết khắp.

Quả sai lầm: Phân tách thành vọng tưởng. Đây là không biết rõ đều là vọng thức, sở biến vọng tưởng ngưng kết giả lập, vọng tưởng vô tình lưu động giả danh là hữu tình. Như văn trước nói: Tưởng lắng trong thì thành cõi nước, tri giác là chúng sinh. Vì vọng thức bất thiện luống dối có phần trong, phần ngoài, cho nên thành chấp trước.

5. Chấp sinh, vô sinh, có hai:

  1. Y theo sở chấp:

Lại người thiện nam tận cùng các hành pháp là không, sinh diệt đã diệt, nhưng đối với vắng lặng mầu mhiệm chưa tròn đầy. Nếu đối với căn viên dung hỗ dụng đã được thuận theo, thì giáo hóa đầy đủ tất cả chúng sinh, tìm ánh sáng của lửa, thích sự thanh tịnh của nước, thích sự lưu động của gió. Quán trần thành tựu, thảy đều tôn sùng. Phát các trần này làm bổn nhân, cho là thường trụ.

Đối với căn hỗ dụng được thuận theo, vì giống như quán tạm được tương ứng. Cho nên nói thuận theo.

Bèn đối với giáo hóa tròn đầy tất cả phát sinh, tất cả các pháp đều gọi là biến hóa, nên nói giáo hóa tròn đầy, đều có khả năng tu tập, đều thành quả Thánh. Cho nên nói tất cả phát sinh, vì đối với một căn tạm được các dụng, do đây mà biết. Tất cả cũng vậy, đều ở trong cái không thấy biết mà tu thành thấy biết, chấp quả thường trụ, cho nên tìm lửa, thích nước, yêu gió, quán trần.

  1. Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào chấp sinh, bất sinh. Các vị Ca-diếp ba và Ba-lamôn hết lòng thờ phụng thần lửa, thần nước, cầu ra khỏi sinh tử, thành bạn bè mình, mê Bồ-đề của Phật, quên mất tri kiến, đây gọi là thứ năm chấp trước tôn sùng tâm mê, theo vật lập vọng, cầu nhân cầu vọng, mong quả trái với viên thông, trái thành Niết-bàn, sinh ra hạt giống giáo hóa điên đảo.

Tánh của bốn đại thật không thể sinh ra quả thường trụ, chấp là Năng sinh cho nên nói chấp sinh vô sinh, tâm mê theo vật. Mê mất duy tâm sở hiện nhưng đều thuận theo tôn thờ để cầu thường trụ. Nhân quả đều luống dối, cho nên thành vọng cầu vọng.

6. Chấp trở về, không trở về, có hai:

  1. Y theo sở giải:

Lại người thiện nam! Tận cùng các hành pháp là không, sinh diệt đã diệt, nhưng đối với sự vắng lặng mầu nhiệm chưa tròn đầy. Nếu đối với sự tròn sáng, chấp hư trong minh chẳng phải diệt các biến hóa, lấy chỗ nương diệt hẳn làm chỗ nương quy về, sinh ra thắng giải (chín trăm sáu mươi ba).

Trong sự sáng suốt rỗng không là lý tròn sáng, tức là thức sở quán. Sinh diệt đã diệt, cho nên trong sự sáng suốt mà rỗng không, chẳng phải tức là diệt, nên nói chẳng diệt. Sắc, thọ, tưởng, hành thuộc về tất cả pháp, nên gọi là quần hóa, chỗ nương diệt hẳn tức là hư trong hư. Đây là chấp không làm chỗ nương cho sở quy, tức là Niết-bàn.

  1. Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào chấp quy, vô quy. Trong tầng trời Vô Tưởng các Thuấn nhã-đa hợp thành bạn lữ, mê Bồ-đề của Phật, quên mất tri kiến. Đây gọi là tâm viên dung hư vô thứ sáu, trở thành rỗng không mất quả, trái với viên thông, trái với thành Niết-bàn, sinh ra hạt giống đoạn diệt

Trong sự sáng suốt mà rỗng không này, thật chẳng phải là chỗ quy về mà chấp là quy về. Cho nên nói là chấp quy, vô quy.

Trong tầng trời Vô Tưởng, năm trăm đại kiếp tâm tưởng không hiện hành.

Thuấn nhã-đa: tức là Bốn không xứ, tâm tròn sáng hư vô, nhân đoạn diệt, rỗng không mất quả, quả đoạn diệt.

7. Chấp tham, chẳng tham, có hai:

  1. Y theo sở chấp:

Lại người thiện nam cùng tận các hành pháp là không, sinh diệt đã diệt, nhưng đối với sự vắng lặng mầu nhiệm chưa tròn đầy. Nếu đôi với viên thường, chấp thân này là bền chắc, là thường trụ, đồng với tinh viên, sống lâu không chết, sinh ra thắng giải, chấp thức ấm là viên thường, muốn giữ thân này bền chắc cũng đồng với thức ấm. Cho nên nói đồng với tinh viên, sống mãi không chết.

  1. Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào chấp tham, vô tham, làm bạn với bọn A-tư-đà cầu mạng sống lâu, mê Bồ-đề Phật, quên mất tri kiến gọi là thứ bảy chấp đắm mạng sống, giữ chặt nhân vọng, hướng đến quả lao nhọc, trái với viên thông, trái với thành Niết-bàn, sinh ra loại vọng kéo dài mạng sống. Căn thân luống dối vốn là vô thường, thật không nên tham đắm cho là lâu dài.

Nay cố tham đắm vọng chấp sống lâu, cho nên nói chấp tham, không tham.

A-Tư-Đà: Hán dịch là Vô Tỷ, là vị tiên Trường Thọ. Quả lao nhọc: Lao là lao cố, chữ ấy là nhầm. Vọng chấp kéo dài tuổi thọ nên nói vọng kéo dài.

8. Chấp chân phi chân, có hai:

  1. Y theo sở giải:

Lại người thiện nam! Tận cùng các hành pháp là không, sinh diệt đã diệt, đối với sự vắng lặng nhiệm mầu chưa tròn đầy, quán mạng sống thông nhau, để lại trần lao sợ này tiêu mất, ngay trong đời này ngồi trong cung hoa sen, rộng hóa thành bảy chất báu, thêm nhiều báu nữ, buông lung tâm mình, sinh ra thắng giải. Quán thức ấm là mạng sống của chúng sinh mười phương, vốn là chỗ quan trọng chung của mười hai loại sinh mạng. Bởi vậy mạng ta thông với người, mạng người thông với ta, cho nên nói thông nhau.

Nay quán nếu thức ấm cùng tận thì mạng chúng sinh mười phương đều cùng tận, mạng ta cũng cùng tận. Nếu cùng tận thì dạy ai chứng lý chân thường?

Ai: là chúng sinh được giáo hóa, luống có chân thường mà không ai chưng chân cho nên nói lưu lại ở trần lao, lại khởi tham dục, hóa ra cung hoa sen và cảnh dục, buông lung thọ dục lạc, mưu đồ mạng sống bất diệt, nếu muốn chứng chân phải khởi dùng hóa vật, chấp này cố định không dời đổi, cho nên nói thắng giải. Viện: Là báu nữ.

  1. Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào chấp chân, vô chân, làm bạn với Tra-chỉ-ca-la, mê lầm Bồ-đề Phật, quên mất trí tuệ gọi là thứ tám phát nhân tà tư, lập quả trần lao dữ dội, trái với viên thông, trái với thành Niết-bàn, sinh ra hạt giống ma trời, khởi lên mê hoặc, buông lung tà dục, thật chẳng phải chứng chân, suy tính cho đây có thể chứng chân khởi dụng. Cho nên nói chấp chân phi chân.

Tra-chỉ-ca-la: Chưa thấy dịch đúng. Đây có thể là hóa thọ dụng của cảnh dục, tức là trời Tự Tại ở cõi Dục. Nhân tà tư: Tức là trong định

phát ra tà niệm, không thể quán sát khéo léo. Do đó sinh khởi việc trần lao dữ dội, cho nên đồng với ma trời.

9. Thanh Văn định tánh, có hai:

a) Y theo sở giải:

Lại người Thiện nam, tận cùng các hành pháp là không, sinh diệt đã diệt, nhưng đối với sự vắng lặng nhiệm mầu chưa tròn đầy. Đối với mạng mình, phân biệt tinh thô, quyết đoán chân ngụy, nhân quả đều trả nhau, chỉ cầu cảm ứng, trái với đạo thanh tịnh. Gọi là thấy khổ dứt tập, chứng diệt tu đạo, diệt đã diệt rồi, không còn tiến tới, sinh ra thắng giải. Thức ấm hiển bày nên nói là mạng minh, thức là loại bao gồm hữu lậu vô lậu. Nay ở đây phân biệt chọn lựa.

Khổ tập hữu lậu nên gọi là thô, gọi là ngụy.

Đao diệt vô lậu nên gọi là tinh, là chân, chọn lựa dứt bỏ khổ tập thô ngụy, giữ lại tinh chân đạo diệt, nên nói là phân biệt tinh thô.

Tu đạo là cảm, chứng diệt là ứng. Nhưng chấp đắm ở đây cho nên nói chỉ cầu.

Trái với đạo thanh tịnh: Nghĩa là vốn tu viên quán, pháp giới bình đẳng lìa nhơ hai bên, gọi là đạo thanh tịnh. Nay phát sự hiểu biết nhàm chán, ưa thích của Tiểu thừa nên nói là trái, cái gọi là v.v… trở xuống là giải thích nghĩa trước

b) Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào Thanh Văn định Thánh, làm bạn với các vị Tăng Tăng thượng mạn, ít học, mê lầm Bồ-đề của Phật, quên mất tri kiến. Đây gọi là thứ chín viên tinh ứng tâm thành quả hướng về vắng lặng, trái với viên thông, trái vơí thành Niết-bàn, sinh ra hạt giống ràng buộc.

Định tánh: Lại y theo một thời kỳ thú hướng về sự vắng lặng không thay đổi, xếp vào định tánh, thật có kiếp số, cuối cùng hướng về Thượng thừa.

Tăng ít học: Nghĩa là không hiểu rõ thức ấm, mê làm Niết-bàn cho nên đồng với ở đây.

Viên: Là trùm khắp.

Tinh: Là không thô.

Đã lìa hành ấm là nguồn gốc của các mạng, cho nên nói viên tinh.

Xứng với vọng chấp nên nói là ứng tâm.

10. Duyên giác định tánh, có hai:

  1. Y theo sở giải:

Lại người Thiện nam, tận cùng các hành pháp là không, sinh diệt đã diệt, nhưng đối với sự vắng lặng mầu nhiệm chưa tròn đầy. Nếu đối với viên dung thanh tịnh giác minh, phát sinh sự nghiên cứu sâu mầu liền lập Niết-bàn mà không tiến lên. Sinh ra thắng giải: Bản giác viên dung, giác thể thanh tịnh. Nay thấy thức ấm, lìa hành sinh diệt. Cho nên vừa sâu xa vừa mầu nhiệm, lập thành Niết-bàn, không biết trôi lăn cho nên không tiến lên.

  1. Xếp vào bọn tà:

Người này rơi vào Bích-Chi định tánh, làm bạn với Duyên giác, Độc giác, không biết hồi tâm, mê lầm Bồ-đề của Phật, quên mất tri kiến. Đây gọi là loại thứ mười viên giác hợp tâm, thành quả tròn sáng, trái với viên thông, trái với thành Niết-bàn, sinh cái biết tròn sáng, mà không biến hóa hạt giống tròn sáng. Cho thức ấm là viên giác, phù hợp vọng chấp là hợp tâm.

Vắng lặng bất động, chẳng có điều gì không biết rõ, cho nên nói là vắng lặng tròn sáng.

Chứng biết sự tròn sáng của giáo không có diệu dụng thương xót hóa độ cho nên nói không có hạt giống giáo hóa tròn đầy.

Luận Duy Thức nói: Thanh Văn sợ khổ chướng, Duyên giác xả sinh chướng, chính là loại này.

* Kết: Khuyên mở mang giảng nói, có bốn:

  1. Kết luận bác bỏ lỗi ở trước:

Nầy A-nan! Mười thứ thiền-na giữa chừng thành cuồng như thế, do nương vào mê hoặc, đối với chưa đủ mà sinh chứng đầy đủ. Đây đều là do thức ấm dụng tâm giao nhau, cho nên sinh ra giai vị này, chúng sinh ngu mê không tự lường biết, gặp hiện tiền này đều đắm vào tâm mê tập khí trước kia mà tự thôi dứt, cho là rốt ráo trở về, tự nói đầy đủ Bồ-đề vô thượng, thành đại vọng ngữ, bị ngoại đạo tà ma chiêu cảm nghiệp, chết đọa ngục Vô Gián. Thánh văn, Duyên giác không thành tăng tiến.

Nửa chừng thành vọng: Mới là tợ giác, chưa thành bất thối, tà tuệ phát sinh, cho nên nói thành cuồng, không quán sát sự sinh diệt nhỏ nhiệm của thức ấm bèn cho là đã chứng, cho nên nói nhân y theo mê hoặc v.v… văn còn lại rất dễ hiểu.

  1. Khuyên mở mang, giảng nói:

Các thầy có tâm đến với đạo Như-lai thì sau khi ta diệt độ truyền bá pháp môn này cho đời sau, giúp cho khắp các chúng sinh hiểu rõ nghĩa này, không để cho các ma gây ra các yêu nghiệt. Che chở cứu giúp chúng sinh, dứt trừ tà duyên, giúp cho thân tâm ho nhập vào tri kiến Phật, từ đó thành tựu không gặp nhiều lối rẽ, tha thiết khuyên đời sau, làm cho chúng sinh biết rõ khi thức ấm chưa hết có mười cảnh này phát sinh, biết mà giác sát, thấy ma tự dứt, mê mà chấp đắm, chắc chắn rơi vào thiên tà.

Nhập vào tri kiến Phật là quả vị chứng chân.

Từ đầu: là mới tu.

Thành tựu: tức là quả mãn.

Giữa đường không gặp lối rẽ: là không có tướng dua nịnh, tức mười loại trước.

  1. Nói về sở thừa của Phật:

Pháp môn như thế, vô số Như-lai trong Hằng hà sa kiếp ở đời quá khứ, nhờ đây mà tâm khai mở, được đạo Vô thượng: Chẳng có Đức Phật nào, không nhờ năm ấm mà được Bồ-đề, đều có thể hiểu rõ cho nên tránh được ngả rẽ.

  1. Công dụng ấm tận:

Nếu thức ấm cùng tận, thì các căn hiện tiền của ông hỗ dụng, từ trong hỗ dụng, có thể nhập vào Càn Tuệ Kim Cương của Bồ-tát.

Các căn hiện tiền hỗ dụng: Tức là tiệm thứ thứ ba ở trước chứng Vô Sinh pháp nhẫn. Văn trước đã thấy, từ trong hỗ dụng nhập vào càn tuệ, tức là hỗ dụng này chính đã nhập vào càn tuệ địa. Hỗ dụng là địa vị tự tại. Như văn trước nói: Trở lại dòng toàn nhất, sáu dụng không hiện hành, cho đến tất cả sự mầu nhiệm mật viên của Như-lai đều hiện trong đó. Người này liền được Vô Sinh pháp nhẫn. Từ sự tiệm tu này, tùy theo hạnh đã phát, an lập Thánh vị, đó gọi là tăng tiến thứ ba tu hành tiệm thứ. Đây là bắt đầu từ Càn Tuệ, cuối cùng đến Đẳng giác, đều không lìa tiệm thứ ba này mà kiến lập. Nay y theo chung mà vào riêng, cho nên nói từ trong hỗ dụng mà vào.

Nói Kim Cương: Vì hành nhân này từ đầu đến cuối do tu tập Tammuội Kim Cương mà thành tựu. Cho nên văn trước nói: Các Địa đều là Kim Cương, quán sát mười dụ sâu xa như huyễn. Trong Xa-ma-tha, dùng Tỳ-Bà-Xá-Na của các Như-lai, thanh tịnh tu chứng dần dần thâm nhập. Hoặc có thể ngay đây y theo người lợi căn đến Càn Tuệ địa tinh tâm phát hóa, vượt qua nhân vị, thẳng vào Diệu Giác cho nên được gọi là Kim Cương.

Nếu kẻ độn căn tùy theo hạnh đã phát, lại trải qua các giai vị, cho nên không được gọi là Kim Cương, chỉ gọi là Càn Tuệ. Nếu đem vị này lập trong tâm sau Đẳng giác, như văn trước nói thì ngược dòng Như-lai, bởi vậy Bồ-tát thuận hạnh mà đến. Bờ giác giao nhau gọi là Đẳng giác, đâu thể đối với giao nhau lại lập Càn Tuệ địa ư.

Người xưa mê lầm điều này, đối sau Đẳng giác lại lập một vị Kim Cương Càn Tuệ thật là nhầm lẫn cho người học sau, lý trình bày đều không, nên chẳng dám nghe theo, viên minh tinh tâm phát hóa trong đó, như trong tịnh lưu ly chứa đựng trăng báu, như vậy cho đến vượt qua. Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, bốn tâm gia hạnh. Bồ-tát sở hành, Kim Cương Thập địa, Đẳng giác tròn sáng, vào biển diệu trang nghiêm của Như-lai, Bồ-đề tròn đầy, trở về vô sở đắc, đối với tâm Càn địa đã chứng được tròn đầy mầu nhiệm. Tánh của tâm này thuần phát ra các hạnh, thuần đủ các đức. Cho nên nói phát hóa, tâm tuệ như lưu ly, nhân hạnh như vật báu, quả đức như trăng. Trong ví dụ này hiện một trong vô lượng vô lượng. Nhân hạnh quả đức này cùng lúc đầy đủ tròn sáng không ngăn ngại, cho nên nói trong lưu ly chứa đựng vầng trăng báu.

Vượt nhân vào quả: Do phát hóa nhân quả ở trước đầy đủ mới được vượt lên. Phước đủ nên gọi là biển Trang nghiêm. Tuệ đủ cho nên nói tròn đầy Bồ-đề. Lý cùng tột nên nói trở về vô sở đắc, tức là đại Niết-bàn thường vắng lặng vô đắc, đây là viên thuần hạ căn lại lợi ích. Do phẩm hạ nên đến khi thức ấm cùng tận mới được nhập vị. Vì lợi là đối với sự phát hóa này đã vượt qua các vị.

Hỏi: Thọ ấm trước cùng tận, tức là ta nói ở trên trải qua sáu mươi Thánh vị của Bồ-tát. Nay thức ấm đã cùng tận, vì sao nói vượt hơn?

Đáp: Trước là nói theo thượng căn lợi độn, nay cũng phải có người đốn siêu. Nay nói theo hạ căn lại lợi ích, nên nói là siêu việt. Thọ ấm phá cũng phải có năng lực Thánh vị, trước sau cùng hiện, tưởng ấm hành ấm cùng tận, phải là nơi trung căn trải qua. Vì lược bỏ cho nên không nói.

Kết thúc khuyên răn, có bốn:

  1. Chỉ chung việc ma:

Đây là Tiên Phật, Thế tôn quá khứ, trong Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xána giác minh phân tích việc ma sâu kín. Giác minh là quán tuệ.

  1. Biết thì lìa tà:

Cảnh ma hiện tiền, ông có khả năng biết rõ, tâm nhơ gội trừ, không rơi vào tà kiến, ấm ma tiêu diệt, thiên ma tan nát, quỷ thần đại lực chết ngất, ly mị vong lượng không còn sống được, thẳng đến Bồ-đề không thiếu sót, thấp kém tăng tiến, tâm không mê muội đối với Niếtbàn, chữ sĩ tức là dứt trừ, hồn ma chạy đi mà trốn mất.

  1. Nói riêng về công năng thần chú:

Nếu trong thời Mạt pháp các chúng sinh ngu độn chưa biết thiền là gì, không biết nói pháp, ưa tu Tam-muội, ông sợ đồng với tà, nhất tâm khuyên họ trì chú Đà-la-ni Phật Đảnh của ta. Nếu không thể tụng thì viết ở thiền đường, hoặc đeo trong mình, tất cả các ma không thể nào động đến được, không tu định thứ lớp riêng, cho nên nói chưa biết thiền, chưa học trí tuệ phương tiện, cho nên nói không biết nói pháp. Định tuệ không học mà thích an thiền, cảnh ma hiện tiền ai phân biệt được chánh tà, phải khuyên họ trì chú, an ổn chánh giải ngăn ngừa tà lự thì không rơi vào đường ma.

  1. Khuyên làm cho kính vâng lời làm theo:

Ông phải cung kính các Đức Như-lai mười phương rốt ráo tu tiến về phép tắc sau cùng của ta, đây là các Đức Như-lai nói về rốt ráo liễu nghĩa, lại là thời thuyết sau cùng khi ra đời, nên nói phép tắc sau cùng.

A-nan do nghe mà thưa hỏi, có hai:

1. A-nan hỏi, có ba:

  1. Kính vâng điều nghe trước:

A-nan liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi nghe Phật chỉ dạy, đảnh lễ cung kính, nhớ giữ không để mất.

  1. Ba lần thưa hỏi:

Ở trong chúng lại bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn! Như lời Phật nói, trong tướng năm ấm có năm thứ luống dối làm gốc tâm tưởng, chúng con bình thường chưa được Như-lai chỉ bày sâu xa, là hỏi vọng tưởng, chưa nghe năm ấm đều là về vọng tưởng mà tên có khác.

Lại năm ấm này dứt trừ hết, là thứ lớp hết, là hỏi dứt trừ đốn tiệm, đều tức là Đốn. Năm lớp như thế, đến đâu làm giới, là hỏi về bờ mé giới, tức là giới phần.

  1. Cầu được mở bày:

Cúi mong Đức Như-lai đại từ giảng nói, vì đại chúng này mà làm sáng tỏ tâm mắt, làm con mắt cho tất cả chúng sinh đời Mạt pháp.

Nói hai bên mắt đều dụ cho tâm, tâm sáng suốt chiếu rõ như cái thấy của mắt.

2. Như-lai đáp, có hai:

  1. Đáp ngay lời hỏi, có ba:

a.1) Đáp vọng tưởng, có ba: * Nói chung, có hai:

  • Bày chân giác viên tịnh:

Phật bảo A nan! Tinh chân diệu minh bổn giác viên tịnh, chẳng

lưu lại sinh tử và các bụi nhỏ.

  • Tinh chân là Pháp thân:

Diệu minh là Bát-nhã.

Viên tịnh là Giải thoát.

Ba đức viên dung chỉ một bổn giác.

Sinh tử là đường khổ.

Bụi nhơ là nghiệp phiền não.

Đây là diệu tánh tròn sáng, lìa các danh tướng.

* Nói về vọng tưởng phát khởi, có ba:

  • Thuận bày vọng khởi:

Cho đến hư không đều do vọng tưởng sinh khởi.

Đây vốn là Bổn giác, diệu minh chân tinh vì vọng nên phát sinh các khí thế gian như Diễn-Nhã-Đa mê đầu nhận bóng: Không trình bày đầy đủ sắc tâm hai thứ nối nhau nên nói cho đến. Hư không vô vi còn do vọng sinh ra huống chi tất cả pháp cuồng si, cho nên giống như nhận bóng.

  • Lại phá nhân vọng, có ba:
  • Chỉ bày không có nhân:

Vọng vốn không có nhân, đối với vọng tưởng lập ra tánh nhân duyên. Đã gọi là vọng, làm sao có nhân? Nếu có sở nhân thì không gọi là vọng, cho nên nói không có nhân. Từ các vọng tưởng xoay vần nhân nhau giao vọng phát sinh, thứ lớp làm hạt giống cho nhau, cho nên nói ở trong vọng tưởng lập tánh nhân duyên.

  • Phá vọng chấp:

Mê nhân duyên gọi là Tự nhiên. Tánh hư không kia dường như thật mà huyễn sinh. Nhân duyên tự nhiên đều do chúng sinh vọng tâm chấp trước, nói có nhân duyên còn là vọng chấp, lại chấp nhận tự nhiên thì càng gấp bội ở trong mê. Cho nên nói chúng sinh vọng tâm chấp trước.

  • Tổng kết bác bỏ:

Nầy A-nan! Biết chỗ khởi của vọng, nói nhân duyên của vọng, nếu vọng vốn vô thì nói nhân duyên, vọng vốn chẳng thật có, huống chi không biết suy ra tự nhiên. Nếu biết vọng khởi mà cho phép nói nhân duyên, vọng vốn vô sinh, nói nhân duyên gì, nhân duyên còn được lập ra trong vọng, huống chi chẳng biết là vọng, suy ra tự nhiên hay sao?

* Kết luận thành vọng tưởng:

Cho nên Như-lai phát minh cho ông biết bản nhân của năm ấm đều là vọng tưởng. Nhân của năm ấm do vọng kết thành, đây là lập tánh nhân duyên trong vọng tưởng. Tánh nhân duyên này quyền lập trong vọng. Muốn làm cho rõ pháp vốn không thật có, cho nên đồng gọi là một vọng tưởng.

a.2) Nói riêng, có năm:

a.2.1) Sắc:

Thân ông trước do cha mẹ tưởng mà sinh ra, tâm ông chẳng tưởng thì không thể đến truyền mạng trong tưởng, chính là chỉ cho tưởng nầy. Nhận di thể của cha mẹ mà thành thân này, di thể tức là tưởng, ái lưu xuất. Cho nên nói do cha mẹ tưởng mà sinh ra. Ông gá vào ấm cũng là do tưởng ái mà có. Vì lấy di thể của tưởng làm cảnh cao quý, thức hướng về cha mẹ kết thành bào thai, cho nên nói tâm ông chẳng tưởng thì không đến truyền mạng.

Đây là ba chỗ vọng tưởng hòa hợp kết thành thân này. Như ta trước nói: tâm nghĩ đến me chua thì trong miệng gchảy nước miếng, tâm tưởng bước lên cao, thì lòng bàn chân nghe rờn rợn, dốc núi không có, vật chua chưa đến, thân ông chắc chắn chẳng phải thông luân với luống dối. Nước trong miệng làm sao do nghe nói me mà chảy ra, dẫn trước giải thích thành, tức là văn dẫn phá tưởng ấm.

Sườn núi dốc, me chua đều không đến thân, chỉ do ông nghĩ mà trong miệng ông sinh ra nước miếng. Nếu không đồng loại với vọng tưởng thì đâu có nước sinh ra. Thông luận giống như đồng loại.

Cho nên biết, Ông hiện sắc thân gọi là vọng tưởng vững chắc bậc nhất. Kết quy để đặt tên, lấy đây để nghiệm thì thế nào là chẳng tưởng cho nên nói nên biết.

Vọng tưởng ngưng kết thì thành sắc ấm, cho nên nói vững chắc.

a.2.2) Thọ: Tức là ở đây nói tâm tưởng lên cao làm cho thân ông chân thật cảm nhận chua chát. Do nhân thọ sinh làm khuấy động sắc thể, nay ông chạy theo hai thứ hiện tiền thuận ích trái tổn, gọi là hư minh vọng tưởng thứ hai.

Bốn câu trước nhiếp tưởng động thân về sắc ấm, tức nói thọ ấm chính là vọng tưởng.

Câu do nhân, v.v… trở xuống là nói về chánh. Vì tưởng me chua,

v.v… mà có lãnh thọ, nếu chẳng lãnh nạp thì làm sao có nước mà sống.

Lãnh thọ ở đây cũng là vọng tưởng chuyển biến vọng sinh ra lãnh nạp.

Hai thứ rong ruổi, tức là lãnh nạp pháp thuận nghịch này sinh ra pháp khổ vui mà thành tổn ích, bị chúng sai sử, cảnh chiếu soi mà lãnh nạp rỗng suốt vô ngại, nên nói là hư minh.

a.2.3) Tưởng:

Do ông suy nghĩ khiến sắc thân ông, thân chẳng phải niệm, thân ông vì sao bị niệm sai sử, chấp đắm các cảnh tượng, tâm sinh ra chấp thân, tương ứng với niệm. Thức là tưởng tâm, ngủ là các giấc mộng. Chính là tưởng niệm của ông vọng tình xao động, gọi là dung thông vọng tưởng thứ ba: hai câu đầu là nêu, niệm lự là tưởng, thân tâm sai sử đều là hành vi của tưởng.

Câu: Thân không phải niệm trở xuống là giải thích.

Ba câu đầu là trái với chất, nếu chẳng thuộc loại tưởng, thì đâu phải theo niệm.

Năm câu các thứ v.v… trở xuống chính là hiển bày. Hễ chấp chặt tiền cảnh thì trước phải tưởng tượng, sau đó thân mới theo. Nếu tưởng là thật thì đâu cần thân để chấp. Nếu thân không phải tưởng thì chẳng thể hiện hành. Cả hai đã cần thì đâu chẳng phải luống dối ư? cho nên nói tương ưng với niệm. Ngủ và thức tuy khác nhưng đều do tưởng làm ra, ngủ đã thành mộng, mộng chẳng có thật, nên biết cái tưởng lúc thức đâu phải là thật? Câu thì cái tưởng của ông v.v… là kết. Cho nên biết cái tưởng tượng là hiện nay niệm lự, chính là do vọng tình dao động cho nên như vậy, đâu chẳng phải vọng, dung sắc chất, thông tâm niệm, biến cảnh tượng thành mộng mị, cho nên nói dung thông vọng tưởng.

a.2.) Hành:

Hóa lý không trụ, nhậm vận sâu kín, móng tay dài, tóc mọc, khí tiêu tan, dung mạo hủy hoại, ngày đêm thay nhau không hề giác ngộ. Đây là nói về tướng của hành, hai câu đầu là nêu. Hành ấm đổi dời, sâu kín khó biết, cho nên nói không trụ, đổi dời kín đáo. Câu móng tay dài v.v… trở xuống là giải thích.

Ba câu trước giải thích về bất trụ, một câu sau nói lên nghĩa chuyển dời kín đáo.

Nầy A-nan! Đây nếu chẳng phải thân ông vì sao nói tự thể đổi dời. Nếu chắc chắn là chân, sao ông không biết thì các hành của ông niệm niệm không dứt, gọi là u uẩn vọng tưởng thứ tư.

Chỉ bày luống dối, chân là thật, nếu hành ấm chẳng phải thể của ông vì sao lại thay nhau không dừng. Lại nếu thật là thân ông vì sao không hay biết sinh diệt, chẳng phải ông thì không được, là ông không có chỗ nương tựa, cho nên biết là luống dối.

Câu thì ông v.v… trở xuống là kết luận về tên gọi tưởng.

Âm thầm đổi dời khó biết, nên nói là u ẩn. a.2.) Thức, có hai:

* Nói về tướng:

Lại ông tinh minh vắng lặng, không có chỗ lay động gọi là thường hằng. Đối với thân không lưu xuất ra thấy, nghe, hay, biết, đây là nhắc lại cho thể của thức.

Ba câu đầu là nhắc lại chấp. Hành nhân cho rằng cái rõ biết sâu kín lìa hành ấm sinh diệt, vắng lặng bất động là thường tru, tức là thức ấm.

Câu đối với thân v.v… trở xuống là chỉ cho thể. Thức ấm đâu vượt qua thấy, nghe, hay, biết, đây là chỉ cho dụng. Nếu thật là tinh chân, không chứa tập vọng, thì do đâu mà các ông năm trước thấy một vật lạ, trải qua năm tháng nhớ quên đều không. Sau đó, bỗng nhiên thấy lại vật trước, ghi nhớ rõ ràng không hề mất. Cho nên trong cái tinh liễu vắng lặng không lay động, niệm niệm được huân, có gì phải tính toán, chính là nói về luống dối.

Hai câu đầu là nêu. Nếu cái vắng lặng tròn sáng này là tánh chân thật, không được dung thọ tập khí luống dôí, tập khí là hạt giống.

Câu do đâu v.v… trở xuống là giải thích thuận chín câu.

Nhớ quên đều không: Nghĩa là lúc trước có nhớ thì có quên. Vốn đã không nhớ, cho nên không nói quên.

Thấy lai: Tức là thấy nữa, thấy nữa đã không sót mất, đây là dung thọ vọng tập.

Nên biết luống dối chẳng phải chân thật vắng lặng.

Câu đây chính là v.v… trở xuống: là kết thúc chỉ bày.

Thọ huân trì chủng: phát khởi hiện hành, sinh diệt trôi chảy không nên chấp đắm.

Lại nói về sự sâu kín:

A-nan nên biết! Sự vắng lặng này không phải chân, giống như dòng nước chảy nhanh mong cho êm ả, chảy nhanh không thấy chẳng phải là không chảy. Nếu chẳng phải nguồn tưởng thì đâu có vọng tập, chẳng phải sáu căn của ông hỗ dụng hợp khai vọng tưởng này thì không lúc nào diệt được. Đây là nói về chỗ sâu kín.

Thức ấm lìa hành ấm nên gọi là vắng lặng, chẳng phải thường trụ cho nên nói chẳng phải chân. Dụ nước chảy nhanh: phàm phu Nhị thừa không thể biết được, giai vị Thập Địa trở xuống tuy giác chưa cùng tận cho nên nói chảy nhanh không thấy.

Nếu chẳng phải nguồn tưởng: Tức là nói đây chính là căn bản vọng tưởng, lấy thức thứ tám làm giới, là gốc thú sinh.

* Bốn câu chẳng phải ông v.v… trở xuống là nói về khó dứt:

Hỗ dụng hợp khai: Tức là nhờ căn mà phát minh. Cho nên nói hỗ dụng, khai là làm cho không ngăn cách. Hợp: là thành một thể.

Như văn trước nói: Ngược dòng toàn nhất, sáu dụng không hiện hành. Khai tức là hợp cho nên nói không khác. Nếu chẳng phải chứng chân thì điều này rất khó dứt.

Cho nên ông hiẹn tại huân tập cơ yếu trong sự thấy, nghe, hay, biết thì trong cái vắng lặng là võng tượng hư vô, tinh tưởng tinh diệu vi tế điên đảo thứ năm về hư không. Do nhỏ nhiệm mà được gọi tên, đây là huân tập cơ yếu trong các thức, cũng gọi là chỗ vắng lặng sáng suốt không lay động, cho nên nói là vắng lặng, tức là bổn thức. Có mà như không cho nên nói không võng tượng, tức là không.

Tượng là giống, không có hình chất, nên nói là hư vô.

Y theo hành ấm trước, rất là nhỏ nhiệm, hai, ba lần chỉ bày cho nên nói là nhỏ nhiệm tinh diệu.

b) Tổng kết:

Nầy A-nan! Đây là năm thọ ấm, thành năm vọng tưởng, năm này chính là pháp chịu báo của chúng sinh, nên gọi chung là Thọ, cũng gọi là năm thủ uẩn, vì chúng sinh chấp vào đây làm tự thể.

Đáp về bờ mé:

Nay ông muốn biết cõi Nhân sâu hay cạn, thì đáp đến chổ nào là giới. Giới nghĩa là nhân, cũng nghĩa là phần. Nhân nương vào giới mà phân chia bờ mé, giới hạn, nên nói là nhân giới. Chỉ có sắc và không, là bờ mé của sắc.

Sắc là hình sắc.

Không là hiển sắc, cả hai đều thuộc về sắc uẩn vọng sắc, vọng không, hiển hình lẫn nhau, lược nêu sắc không, nhưng thu nhiếp hết tất cả.

Chỉ có xúc và lìa là bờ mé của thọ.

Xúc có thuận, có nghịch, tức thành hai thọ khổ vui, lìa thì không có trái và thuận, chỉ có một xả thọ. Chỉ có nhớ và quên, là bờ mé của tưởng.

Nhớ quên là quên mất, phan duyên chấp đắm vào hình tượng đều là giới hạn của tưởng ấm. Chỉ có diệt và sinh là bờ mé của hành ấm. Sinh diệt đổi dời, bốn tướng sát-na chỉ là sinh diệt, đều là phần hành ấm.

Trạm nhập với hợp trạm, quy về bờ mé của thức. Trạm là hành ấm, hợp là quy về thức ấm.

Thấy biết bất động, cho là vắng lặng chân thật, đồng với ở đây gọi

là bờ mé của thức ấm, vì thấy hành ấm là pháp sinh diệt, lìa chỗ sinh diệt tức là vắng lặng, đến chỗ tu là phạm vi của thức.

Đáp đốn tiệm:

Gốc của năm ấm này từ nhiều lớp sinh khởi, sinh do thức mà có, diệt từ sắc mà dứt.

Đáp trước là thuần tiêu trừ, là thứ lớp cùng tận. Sinh khởi thì từ tế đến thô, từ trong cảm ngoài, tất cả các pháp do thức biến hiện, cho nên nói sinh do thức mà có, dứt trì thì trước thô sau tế, từ ngoài vào trong như giặt áo mài gương, như bụi nhơ phải được gột rửa trước. Nhưng khi sinh khởi thật không có trước sau. Một niệm thuần biến là y theo thô tế để nói về pháp quán viên thuần này, dứt cũng chẳng có thứ lớp, khi công hạnh thành thì tự nhiên như vậy.

Lý thì đốn ngộ, nương vào ngộ đều tiêu. Sự chẳng đốn trừ nhân thứ lớp mà cùng tận.

Trước y theo sinh khởi mà dứt trừ, đạo lý hợp nhiên, nếu quyết định hiểu như thế thì đâu biết được luống dối cho nên phải là lý trước sự sau, đốn ngộ dứt dần mới hiểu rõ được nghĩa tu chứng.

Lý thì đốn ngộ. Nếu y theo viên lý chứng ngộ hễ một dứt thì tất cả dứt, không có trước sau, như văn trước nói: Một căn đã về nguồn thì sáu căn thành giải thoát, bụi nhỏ ngay đó, tiêu tan thành tròn sáng mầu nhiệm, giải ngộ cũng vậy.

Kinh Viên Giác nói: Biết huyễn liền lìa, lìa huyễn tức giác, cũng không có thứ lớp, vì tất cả pháp đều từ tâm khởi vọng niệm mà sinh. Niệm là vô niệm, tất cả mau chóng dứt hết. Vì trong chân tánh vốn không có vọng cho nên nói thừa ngộ đều tiêu. Sự không phải đốn trừ, do thứ lớp mà dứt hết. Nghĩa là người năm ấm vọng pháp gọi đó là Sự, ấm đã thô tế khác nhau, thì các pháp thô như vậy trước phải dứt trừ. Giải hạnh tuy đốn nhưng dứt có thứ lớp, mặt trời mọc, đứa trẻ mới sinh đều dụ cho điều này.

Ta đã dạy ông về gút khăn kiếp-ba, sao không rõ lại còn hỏi nữa.

Đây là dẫn lời nói trước, kết trách chưa rõ. Như văn trước nói: Thể của khăn là đồng, do gút mà có khác. Lại nói trong cái rốt ráo đồng sinh ra rốt ráo khác.

Lại nói: sáu gút đồng thể, khi gút khác nhau tức là khi cột mở đâu có đồng dứt. Đây đều là lý thì đốn ngộ, sự chẳng đốn trừ, thế nào lại hỏi nữa ư? Đốn tiệm ngộ tu như Viên Giác Sớ có nói.

Kết khuyên giảng nói, truyền bá:

Ông phải khai thông cội nguồn tâm vọng tưởng này, truyền dạy cho người tu hành trong thời Mạt pháp ở tương lai, làm cho chúng sinh biết luống dối tự sanh rất nhàm chán, biết có Niết-bàn, không lưu luyến ba cõi.

Như năm thứ vọng tưởng trên là căn bản của năm ấm, năm ấm nhiếp tất cả pháp, cho nên tất cả pháp đều là vọng tưởng.

Như văn trên nói: Thế giới Ta-bà cho đến các cõi nước hữu lậu và chúng sinh mười phương đồng là giác minh vô lậu diệu tâm, thấy nghe, hay biết bệnh duyên luống dối, hòa hợp vọng sinh, hòa hợp vọng chết. Ông đã ngộ điều này cho nên nói tâm được khai thông, cũng làm cho người hiểu, nên nói truyền dạy làm cho biết. Nếu biết y báo chánh báo, mình và người đều là một vọng tưởng thì hãy chán bỏ tự thể năm uẩn, cầu Niết-bàn thường lạc.

Ba cõi đâu đáng lưu luyến? Cho nên ở đây dặn dò khuyên mở mang giảng nói, mình và người đều được lợi ích.

Phần lưu thông, có hai:

1. Như-lai so sánh hiển bày công năng của kinh, có hai:

  1. Nêu bố thí phước vô biên, có hai:

a.1) Hỏi về nhiều:

Nầy A-nan! Nếu lại có người, mười phương tất cả hư không, đầy khắp bảy báu dâng lên Chư Phật, nhiều như cát bụi thờ kính cúng dường, tâm không tính kể được. Ý ông nghĩ sao? người này đối với nhân duyên cúng dường Phật có được phước nhiều chăng?

So sánh văn này, văn tuy không nhiều nhưng ý đã cùng khắp, sự cao quý về tài của bảy báu đầy khắp hư không càng cao quý.

Chư Phật nhiều như cát bụi là ruộng phước cao quý.

Kính thờ cúng dường không luống uổng là tâm cao quý, lại châu báu như hư không là tâm rộng lớn, dâng lên Chư Phật kính thờ cúng dường là tâm bậc nhất, tâm không luống uổng, tâm với một thời gian dài, bố thí như thế tâm cảnh đều cao quý, phước đức đạt được rất rộng lớn?

a.2) Đáp về cao quý:

A-nan đáp rằng: Hư không vô tận, châu báu vô biên. Thuở xưa, có chúng sinh cúng dường Phật bảy đồng tiền sau khi xả thân rồi được làm vua Chuyển Luân, huống chi hiện tiền hư không đã tận cùng với cõi Phật đầy khắp, đều bố thí châu báu cùng kiếp, suy nghĩ cũng không thể kịp. Phước này làm sao có bờ mé?

Cúng dường Phật bảy đồng tiền được làm vua Chuyển Luân là nói

trong các ruộng phước cúng dường Phật là ruộng phước cao quý nhất.

Phước của Luân Vương bảy báu đầy đủ, ngàn người con vây quanh. So với dâng châu báu cùng tận hư không cúng dường Như-lai vật được thí còn cúng kiếp khó nghĩ. Điều đó cảm vời phước báu đâu có bờ mé, chẳng phải bậc Nhất Thiết Trí thì không ai biết được.

  1. Nói về lợi ích cao quý vượt hơn của kinh, có hai:
    1. Người nói chuyển nghiệp hiển bày muôn phước đức.

Phật bảo A nan! Chư Phật Như-lai nói không luống dối, lời nói này không luống dối làm cho chúng sinh tin sâu lời Phật là chân thật.

Nếu lại có người, thân có bốn tội trọng, mười ba-la-di trong nháy mắt liền qua địa ngục A-tỳ ở phương này phương khác, cho đến cùng tận ngục Vô Gián ở mười phương, chẳng có nơi nào không trải qua, là dạy người có tội cực trọng.

Ba-la-di: Hán dịch là Khí, hoặc dịch là không đáng ưa thích. Vì khí (bỏ) cho nên hiện tại không được tăng dùng. Không đáng vui tức là sẽ vào địa ngục.

    1. Tiểu thừa có bốn tội khí.

Đại thừa có mười tội trọng, phạm đủ bốn tội này thì chịu báo vô cùng. Cho nên trải qua mười phương nơi nào cũng đều đến, A-tỳ là năm ngục Vô Gián.

Có khả năng trong một niệm chỉ bày pháp môn này cho kẻ chưa học trong thời Mạt pháp: là nói lên mở mang truyền bá kinh trong thời gian rất ngắn, tức là bờ mé của một niệm tâm. Hễ mở mang truyền bá kinh thời gian phải lâu dài, đâu thể một niệm mà giảng nói. Nay nói năng lực của mở mang truyền bá kinh rất lớn. Cho nên nêu rất ít để nói lên sự cao quý.

Tội chướng của người này liền tiêu diệt ngay, biến nhân chịu khổ địa ngục thành nước an vui, đó là sự cao quý diệt tội. Người có tội nặng, trong một niệm mở mang truyền bá kinh, kinh có năng lực chuyển quả báo khổ nặng thành quả báo cực vui, được phước nhiều hơn trăm lần ngàn, lần ngàn muôn ức lần người bố thí ở trước. Cho đến tính đếm, thí dụ không thể được, đây là được phước cao quý.

Phước bố thí ở trước đã tự khó lường, nay lại vượt qua ngàn muôn ức lần, thí dụ không thể được sao lạ kỳ như vậy?

Hỏi: Người tội cực nặng có rất ít thời gian để giảng nói cho người nghe, vẫn chưa đáng nói, làm sao diệt nghiệp được phước cao quý như thế?

Đáp: Ở đây có nhiều nghĩa nên được quả báo cao quý, một là do

mở mang truyền bá kinh là lời Phật, giáo lý hạnh quả đều không thể suy nghĩ bàn luận, nghĩa là nói lên tạng tâm Như-lai pháp pháp đều đúng, hữu tình vô tình, có tánh, vô tánh đều thành Phật đạo. Lý nầy không thể suy nghĩ bàn luận. Phật đảnh tâm chú nhân người quả người đều y theo pháp này để dứt ác sinh thiện, nhân lý giáo hóa người, phòng tà hộ chánh, tiến hành nhanh chóng để thành Bồ-đề, đây là giáo không thể suy nghĩ bàn luận.

Viên thông hạnh môn, hai mươi lăm bậc Thánh, Quán Âm cao quý nhất. Đây là hạnh không thể suy nghĩ bàn luận.

Sáu mươi Thánh vị, thứ lớp thứ ba chứng được vô sinh, lại nói Càn tuệ có khả năng vượt qua nhân vị, thẳng vào biển quả. Đây là quả không thể suy nghĩ bàn luận.

Hai là thời Mạt pháp có chướng nạn nhiều, có thể ngay lúc này mở mang truyền bá lời này, tin hiểu chân chánh thật ít có.

Ba là phước bố thí chỉ được quả báo sinh tử, vẫn là tự lợi, cái lợi là sự mở mang truyền bá kinh pháp sẽ đến được vô lậu, có năng lực làm cho người nghe tin hiểu không lầm, lần lần được lợi lạc vô cùng tận. Do đó, một niệm tuy ít nhưng lợi ích rất lớn. Bởi thế có thể hơn phước bố thí châu ở báu trước.

2. Người trì được quả nói về môn trí tuệ.

Nầy A-nan! Nếu có chúng sinh nào tụng kinh này, trì chú này, nếu ta nói rộng trong cùng kiếp cũng không hết, y theo giáo ngôn của ta, như giáo mà hành đạo thì thẳng đến Bồ-đề, không còn nghiệp ma nữa.

Nói rộng cùng kiếp cũng không hết, tức văn trước nói. Nếu ta nói chú Phật đảnh quang tụ tất-đát-đa, nầy từ sáng đến chiều âm thanh nối nhau, thì từng câu từng chữ không lặp lại, trải qua hằng sa kiếp cũng không thể cùng tận. Đây là nói nghĩa kinh và người trì công đức không thể lường được

Câu y theo ngôn giáo của ta v.v… là nói sẽ được quả báo rất lớn, có công năng xa lìa việc ma trong ngoài, dùng để khuyên đúng như lời nói mà thực hành. Đây là người mở mang thọ trì kinh được quả báo xa lìa việc ma, chỉ có Phật và Phật mới biết được.

Đại chúng kính nghe lễ bái rồi lui:

Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-Bà-tắc, ưu-BàDi, tất cả trời người thế gian, A-tu-la và các Bồ-tát phương khác. Nhị thừa, đồng tử Thánh tiên cùng với quỷ thần đại lực mới phát tâm đều vui mừng, làm lễ lui ra: Hai mươi lăm vị Thánh và Diệu Cát Tường tuy mỗi người đều có nói, nhưng công đức thì quy về Phật, gọi chung là Phật nói.

Ba thứ thế gian cho nên nói tất cả. Khí giới là cảnh sở trụ, thuộc về Bồ-tát Nhị thừa Trí chánh giác, ngoài ra đều có hữu tình thế gian.

Đồng Tử Thánh Tiên: Là một trong các vị tiên vậy, trong kinh có nói chân ngôn này.

Đại hoan hỷ: Tức là gần thì được thế gian, xa thì được bậc Sơ địa xuất thế.

Do ba nghĩa nên nói vui mừng:

  1. Người năng thuyết thanh tịnh
  2. Pháp sở thuyết thanh tịnh
  3. Quả sở đắc thanh tịnh

Do nghĩa này nên nói đều rất vui mừng.

Gác bút tụng rằng:

Dùng ít phần này khen lực kinh

Bố thí giảng nói vô cùng tận,

Được lợi lạc đều hồi hướng

Bồ-đề mà thật cõi chúng sinh

 

LỜI BẠT

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM  NGHĨA SỚ CHÚ

Nghĩa sớ chú kinh Thủ-lăng-nghiêm, bản gỗ được khai bản khắc đã lâu năm, bị mất bốn mươi chín trang, bên cạnh có bản chú thích nên nhờ người khắc in lại, lại thành bộ quyển, để truyền bá rộng. Cúi mong biển giáo mở rộng, pháp môn thấu suốt.

Năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuần Hựu, ngày Thượng Nguyên, Thẩm Nguyên Thạnh ở Thanh Hồ kính ghi.

Văn bảy lần nêu, tám lần giải thích, thật ra Như-lai chỉ chẳng chỗ quan trọng là chúng sinh ngay đó thành Phật. Các Tỳ-kheo thời Phật còn tự mờ mịt, huống chi là người trí cạn ở đời sau? Tôn giả Trường Thuỷ dùng trí tự nhiên vô sư để giảng nói chỗ sâu xa, mở rộng chỗ kín đáo, soạn sớ giải thích rộng. Rõ ràng có thể vẹt tan mây mù để thấy trời xanh, đâu có chỗ nào sáng tỏ, rõ ràng như thế. Khắc in lưu truyền, nhưng đã đánh mất từ lâu năm, thường là chỗ tiếc nuối của người học theo Hiền Thủ. Cư sĩ họ Thẩm thấy vậy thương xót bèn sưu tìm bản đầy đủ, nối tiếp thành sách vàng, giúp cho viên ngọc ma-ni đã vỡ lại lành. Có thể nói rằng biết được chỗ bố thí, kinh không nói hay sao? Nếu có một người khai ngộ được chân trở về nguồn cội thì hư không mười phương thảy đều tan biến. Đó là lợi ích, đâu phải là cạn thấp?

Trong năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuần Hựu, Tỳ-kheo Đức Vân trụ núi Thụy Nham ở Hòa Tiết kính ghi lời bạt.

HẬU BẠT

Kinh Lăng Nghiêm Nghĩa Chú Sớ bạt khai nhiều năm nhưng đã chìm mất hơn bốn mươi chín năm, bên cạnh đó sưu tầm chú bổn sai người khắc chữ hợp lại thành bộ để lưu truyền rộng. Chỉ mong sự giáo hối tận, thì pháp môn mới sáng lạn.

Thanh Hồ Trầm Nguyên Thịnh ngày Thượng nguyên năm Kỷ Dậu niên hiệu Thuần Hựu kính ghi. Văn bảy trưng tám biện. Thật Như-lai chỉ thẳng cơ yếu của chúng sinh ngay đó thành Phật. Các Tỳ-kheo lúc Phật còn tại thế đã tự thấy bao la mịt mù, huống chi sau khi Phật diệt độ người trí cạn cợt ư?

Tôn giả Trường Thủy dùng trí tự nhiên vô sư, giảng nói chỗ tối tăm, mổ xẻ những điều huyền vi, mà soạn sớ để giải thích. Rõ ràng giống như vạch sương mù để nhìn trời xanh. Vì sao bày rõ thệ nguyện rõ ràng như thế. Khắc bản lưu truyền, nhưng nhiều năm tán mất ấy thường là sự hối hận của bậc hiền thư độc giả. Cư sĩ họ Thẩm thấy mà đau lòng, bên cạnh đó sưu tầm những bản hay tiếp tục làm thành (sách quý). Rồi sai ma-ni bảo Châu góp những vụn vặt thành hoàn hảo. Có thể nói là biết về sự bố thí, kinh không nói ư?

Nếu có một người phát chân về nguồn thì hư không mười, phương đều tiêu mất, ấy là lợi ích đâu có ít?

Tỳ-kheo Đức Vân ở núi vào tết Đoan ngọ Trung Hòa năm Kỷ Dậu niên hiệu Thuần Hựu kính ghi lời bạt.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10