KINH BẢO TINH ĐÀ-LA-NI
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Ba La Pha Mật Ða La – Ðời Ðường
Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ – Phan Rang
Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
BÀI TỰA CỦA KINH BẢO TINH
Soạn giả : Thích Pháp Lâm đời Ðường.
Kinh Bảo Tinh theo Phạm bản có hơn ba ngàn câu kệ. Ðức Như Lai lúc mới chứng Ðạo Giác, độ Mục Liên Thân tử và hàng phục Ma vương, hộ trì đất nước, nói ra Kinh này vậy. Từ khi tượng pháp du hóa dần về phía Ðông, trải dài năm tháng, văn từ ba luân tám tạng, tôn chỉ bốn thọ năm thừa, hiển thần quang nơi động đá, lưu phạm hưởng ở đài trong (thanh đài). Tuy sưu tầm dịch sát, vẫn còn nhiều nghi khuyết. Trẫm, Ðại Ðường hoàng đế, đâu thánh đâu thần, nào văn nào võ, thừa cơ vỗ vận, vớt chìm cứu cháy, ngược gió của Thượng Hoàng, làm tin của bất tín, bỏ thái bỏ quá đã trùm đốn tới tám dây (tơ ?), vô sự vô vi mới triều tôn đến muôn nước. Ðất Hãn Hải, Thiên Sơn vào hết đề phong (nâng đổ phong cho). Chốn đình rồng, hang phượng đều thấm thanh giáo (tiếng dạy bảo). Nhân (từ) vượt mở lưới, trị nối kết dây. Ðại đức ngăn ngăn, ngoài bằng tám phép (tắc). Tiểu tâm che che, phong chỉnh bốn nghi (oai nghi). Ðến huyện đỏ mà tràn từ bi, Gởi ấp đen mà bày hoằng thệ. Thường do các hữu không vui, vật ta đều không. Lời thân chính yếu, không qua Thích điển. Có Tam Tạng Pháp Sư Ba Pha mà người Ðường gọi là Quang Trí ở nước Trung Thiên Trúc thề truyền pháp hóa, chẳng sợ gian nguy, lặn lội từ Hốt Hà đi đến Chân Ðan, nhằm năm Trinh Quán nguyên niên Cảnh Tuất ghé vào Liễu kinh, đã lên chức lớn, tốt tươi áo gấm. Có chiếu đã tư, tìm dương thạc đức, gồm thông ba giáo, đầy đủ mười khoa. Tập trung mười chín người ở chùa Ðại Hưng Thiện, thỉnh Tam Tạng Pháp Sư Ba Pha, ngồi với nhau mà phiên dịch. Sa môn Tuệ Thừa chứng nghĩa. Sa môn Huyền Kiển dịch lời. Sa môn Tuệ Minh, Pháp Lâm.v.v.. chấp bút (viết ra văn bản). Vưng chỉ ân cần xét rõ, thẩm danh định nghĩa, đủ ý thành văn. Khởi làm tháng ba năm Trinh Quan thứ ba. Làm xong tháng tư năm Trinh Quan thứ tư. Sách gồm mười quyển, mười ba phẩm, dùng giấy hết một trăm ba mươi bức, gồm sáu vạn ba ngàn tám trăm mười hai lời.
Kính qui mạng tất cả chư Phật Bồ tát!
Tuệ Khai kính dịch