Kinh Bảo Như Lai Tam Muội

Kinh Bảo Như Lai Tam Muội
Bộ Kinh Tập, Đại Tạng Kinh, Kinh Bồ Tát, Tạng Kinh

KINH BẢO NHƯ LAI TAM-MUỘI
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Tam tạng Kỳ-đa-mật, người nước Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN HẠ

Xá-lợi-phất hỏi Bồ-tát Như Lai:

–Có đoạn bánh xe pháp không?

Bồ-tát Như Lai đáp:

–Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát nếu đã thấy môn không có hình tướng, thì đã đoạn luân môn, đã rỗng không, có thể khiếm khuyết, thoát hay không thoát ấy, có thể đạt đến rỗng không? Ví như hư không, không có gì là không nhập vào. Vì sao? Vì đều không có nơi dùng, thế nên không có gì là không nhập vào. Vì dụng thoát đối với căn bản, luân ấy không chuyển.

Bồ-tát Đàm-ma-kiệt thưa với Bồ-tát Như Lai:

–Các Đại Bồ-tát mới học, tôi muốn làm cho được pháp định ấy. Bồ-tát Như Lai trả lời:

–Này Đàm-ma-kiệt! Người muốn được Tam-muội này, nên thực hành chín pháp. Những gì là chín pháp?

  1. Nên định mười phương thiên hạ mọi người đều thành Bồ-tát.
  2. Thấy người có các ý ác, khiến cho tâm hiểu rõ không khởi. Đó là định.
  3. Thấy năm sự đau khổ của năm đường, nếu muốn độ thoát họ. Đó là định.
  4. Đối với ngu si, không khởi lên tôi, ta. Đó là định ý.
  5. Thấy sự tối tăm đều làm cho cho sáng sủa. Đó là định ý.
  6. Công đức làm ra khiến không mất. Đó là định.
  7. Quán người trong mười phương thiên hạ, đều làm cho bình đẳng. Đó là định ý.
  8. Quán quá khứ, vị lai, các khả ý vương, chớ làm cho khởi thức. Đó là định.
  9. Khiến người trong ngàn ức cõi Phật, đều không động chuyển. Đó là định ý.

Từ chín pháp này mà Bồ-tát mau chóng được Tam-muội. Bồ-tát Di-lặc hỏi Như Lai:

–Bạch Thế Tôn! Hôm nay những người đến hội, có những Bồtát nào không phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Phật bảo:

–Này Di-lặc! Thuở xưa, thời Đức Phật Sa-lâu-đà, ta mới phát ý học, đều bị các bụi nhơ che lấp, không được tuệ lớn, chỉ nghe Bồ-tát nói phát ý nên đến nơi ấy khởi tưởng thức không, không được Thiện tri thức, không có phương tiện, xa lìa mọi sự hiểu biết khéo léo, bị dục vọng xí gạt, lừa đảo, cắt mất khả ý vương. Do vậy, khiến ta đánh mất Ba-la-mật, đánh mất ý. Sau sáu mươi hai kiếp, tự nhiên được dự hội pháp Phật, đoạn trừ tôi, ta, trở về với cái gốc, vui với chính mình, liền bay lên hư không, đoạn các khả căn, liền thấy tuệ môn, đạt được thân bất động, từ đó chuyển được hạnh nghiệp, liền đoạn bánh xe pháp; lúc đó thọ Tam-muội từ Đấng Chánh Giác. Tuy trải qua sáu mươi hai kiếp phát ý, nhưng đối với giáo pháp, thì lại không có ích gì, sau lại tự nhiên dự trong hội pháp Phật, đạt được đại thọ, liền mới phát ý. Lúc ta phát ý, cũng có chín mươi ức người gồm thiện nam, thiện nữ cũng mới phát ý. Như vậy là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bồ-tát Di-lặc hỏi Như Lai:

–Phát ý có bao nhiêu việc?

Như Lai đáp:

–Có chín pháp. Những gì là chín?

  1. Sống vắng lặng xa lìa chúng hội.
  2. Được thọ pháp từ Thiện tri thức, không mất.
  3. Xa lìa bạn ác tri thức.
  4. Nên xa lìa năm việc: – Ác Sa-môn.
  • Bà-la-môn.
  • Huỳnh-môn.
  • Ngựa hung, trâu dữ và rắn có nhiều độc, không nên sống chung với những loại ấy. Trong khoảng thời gian chưa được đạo, các hạng ấy dễ làm con người rơi vào địa ngục. Vì thế nên phải xa lìa.
  • Nên xa lìa người mới phát ý cầu La-hán, Bích-chi-phật.
  1. Nên cảnh giác các việc ma, không nên làm việc chung với họ.
  2. Trong mộng chỉ thấy thuyết pháp sâu xa.
  3. Phát ý chỉ vì giáo pháp, không phải vì ăn uống.
  4. Không nên dự vào trong số chúng hội để mong cầu người, cho thức ăn uống.
  5. Nên có tâm bình đẳng, đối với mười phương, tâm bình đẳng đối với Tam-muội; đối với chỗ Đức Phật ngồi không sợ hãi.

Đó là chín pháp phát ý của Bồ-tát.

Lúc Đức Phật hiện Tam-muội Bảo Như Lai, có sáu vạn các Thiên tử Ái Dục, đều được Tam-muội này. Đồng thời có các trời bay trên không khen:

–Khoái thích thay! Thiên tử Ái Dục được nghe Tam-muội này.

Bồ-tát Di-lặc bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các Thiên tử này được Tam-muội tối tôn vời vợi, là tự họ đạt được, hay là phát ý nhờ vào oai thần của Phật?

Phật bảo:

–Này Di-lặc! Các Thiên tử này trước sau cúng dường xá-lợi; sự cúng dường ấy lớn như núi Tu-di, nhưng lại vô ích với Niết-bàn, nay lại được Tam-muội này công đức trước đều tiêu tan hết. Vì sao? Vì Tam-muội là chỗ không tên, Tam-muội là nơi không tưởng, Tam-muội là nơi không nhớ nghĩ, Tam-muội là nơi không hình tướng, Tam-muội là nơi không thức, Tam-muội là nơi không oai thần, Tam-muội không có chỗ để mong cầu giải thoát, Tam-muội là nơi trong sạch, Tam-muội là không đây đến kia hay kia đến đây, Tam-muội không có chỗ tưởng hay chẳng tưởng, Tam-muội không có chỗ tạo tác, Tam-muội đối với hóa là nơi không hình, Tam-muội không sinh tử không đoạn không xứ, chỉ có danh mà thôi, Tammuội chỉ có tiếng vang, Tam-muội chỉ có âm thanh, Tam-muội chỉ là chỗ khai tuệ, là chỗ tuệ vô sở sinh, Tam-muội là nơi không tạo ra vật dụng. Thế nên, Tam-muội không thể tiêu tan hết. Như vậy, xứ của Tam-muội không ra vào nơi trị, Tam-muội cũng là nơi không tạo ra thức, Tam-muội không có nơi khởi hành, Tam-muội không thọ các mùi vị nơi thọ, Tam-muội là nơi không hình, Tammuội không ra vào nơi dục, Tam-muội là nơi không định các pháp, Tam-muội là nơi không sinh, Tam-muội là nơi không ứng, Tammuội là nơi vắng lặng, Tam-muội là nơi không động, Tam-muội là nơi không có bờ bến, Tam-muội này không thể tan nát. Nếu có Tam-muội tan nát thì là cửa, phát sinh rễ lớn của ngu si, cho nên không tan nát.

Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:

–Này Xá-lợi-phất! Có năm điều, không ngay thẳng không nên theo. Những gì là năm?

  1. Không nên đối với xứ pháp có hai.
  2. Không nên với sở khởi.
  3. Không nên quán các pháp là tạo tác hay không tạo tác có không có danh.
  4. Không nên đối với quá khứ, vị lai mà có sở kiến.
  5. Các pháp không thể đứt.

Đó là năm pháp. Đại Bồ-tát được việc làm không khứ lai thì mau chóng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có người, đối với khổ vui mà không nói lìa khổ vui thì đó là hai pháp. Không chữ là Bồ-tát, Bồ-tát là không giữa chừng lìa, không dừng lìa và không thoát ly. Giữa chừng thì không có chỗ lìa đối với sự tạo tác, xa sự không tạo tác là tác. Đã khởi như huyễn, dùng huyễn để nói huyễn, trong cái huyễn đó nó lại không tên. Như vậy, cũng không từ pháp mà được độ, cũng không lìa pháp. Người được độ thoát, ở trong thoát lại thoát. Đó là không có chủ tể, chỉ có ở tên gọi, đối với chữ không biết danh. Đó là đoạn bánh xe pháp.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Pháp luân tự nó vốn trong sạch không có chỗ có; vậy ai là người đoạn bánh xe pháp?

Như Lai đáp:

–Này Xá-lợi-phất! Người nào không biết luân có xứ, thì đó là đoạn.

Phật bảo Bồ-tát Như Lai:

–Người còn tham đắm pháp thì là cội gốc của sinh tử. Người diệt pháp cũng là kết quả của sự không còn trói buộc. Tạo tác của sự không tạo tác, thì đó là không lìa tạo tác. Lìa đối tượng tham là không có đoạn hữu. Người không khởi tham tức là đạo. Không thể, không phải không thể tức là đạo. Vô sinh bất sinh là đạo. Vô thức bất thức là đạo. Vô tử bất tử là đạo. Vô đoạn bất đoạn là đạo. Vô Viễn bất Viễn là đạo. Chư khả bất khả là đạo. Trụ vào vô tưởng, lìa vô tưởng, tức là đạo. Niệm cái không niệm là đạo. Chỗ nói, chỗ không nói, tức là đạo. Niết-bàn không diệt, lìa với không diệt là đạo. Niết-bàn không hình tướng, lìa không hình tướng, là đạo. Niết-bàn diệt tận, không có chỗ để tận, là đạo. Pháp tự vắng lặng lìa với vắng lặng; các pháp không thể không có chỗ mất, là đạo. Đối với tuệ, lìa căn bản, là đạo. Không phải danh, không phải tưởng, là đạo. Chỗ sáng, chỗ không sáng, là đạo. Đối với sáng, tối biết không có tưởng, là đạo. Si, tuệ không có tưởng nhập, là đạo. Đối với đạo, không có được đạo, là đạo. Hoặc khổ, hoặc vui, không có tưởng thức, là đạo. Chỗ khởi lên, không chỗ tưởng, tưởng, là đạo. Đối với trong sạch không có khó dễ, là đạo. Hóa độ không có chủ tể, là đạo. Chỗ đạt đến không có tưởng, là đạo. Các pháp chẳng phải danh, lìa chẳng phải danh, là đạo. Bồ-tát hóa độ như nước chảy là đạo. Đối với danh không chuyển là đạo. Phật dùng Tam-muội độ người thành tựu như ý, dùng vạn vật tự trang nghiêm, nhưng chỉ trang nghiêm không có hình tướng, chỉ trang nghiêm cho những ai, nhận thức sai lầm, chỉ trang nghiêm các khả ý vương, chỉ trang nghiêm tưởng đúng tưởng sai.

Như Lai thưa hỏi xong, Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Người trên cõi trời ba mươi sáu đều đến hội; vậy có bao nhiêu người thọ trì Tam-muội này?

Phật bảo:

–Này Văn-thù-sư-lợi! Không những các trời đến hội, mà cả người đến hội này, cũng đều được Tam-muội đều sẽ thành Phật, sẽ thọ mười phương, sẽ đoạn khổ não của năm đường như hội ngày hôm nay.

Các Bồ-tát nghe Phật thọ ký, tám mươi ức các hàng trời, người đều được pháp Vô sở tùng sinh liền bay lên hư không, cách đất ba trăm trượng, trên thân tỏa ra vạn ngàn ức hương hoa, rồi xuống đảnh lễ Đấng Chánh Giác.

Lúc đó, Bồ-tát A-lâu, Bồ-tát A-đề từ chỗ ngồi, đứng dậy bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát được thọ ký này, bay lên hư không, cách đất ba trăm trượng, trên thân có hoa thơm đẹp, vậy hoa thơm này từ đâu mà có?

Phật bảo:

–Này thiện nam! Ví như màu xanh, vốn từ màu trắng, dùng tạp sắc nhuộm vào, thì tùy theo màu xanh vàng, đỏ, đen mà cho ra màu sắc như mình muốn nhuộm, như vậy, các sắc đều hiện. Chỉ vì lụa trắng vốn sạch, chỉ vì màu xanh vàng, đỏ, đen vốn cùng sạch, cho nên hiện ra màu sắc ấy. Các màu ấy, cũng không nhiễm vào lụa trắng, lụa trắng cũng không nhập vào các sắc, chỉ do tất cả vốn sạch cho nên hiện ra sắc ấy. Các Bồ-tát được thọ ký, quán trên thân có các loại hoa, cũng lại như vậy. Bồ-tát cũng không từ hoa, hoa cũng không từ các Bồ-tát, chỉ có các hàng trời, người được đoạn pháp vô niệm, tuệ phát ra sáng sạch, cho nên hiện ra hoa, do hoa sạch, cho nên hiện như vậy. Người không trụ thành tựu được các công đức, người còn trụ vào tưởng hành là mở toang cửa sinh tử. A-la-hán, Bích-chi-phật do đã xa lìa năm nẻo, chỉ có mười cái thấy. Những gì là mười?

  1. Thấy các công đức đều nói là giải thoát. Đó là thấy điên đảo.
  2. Thấy năm nẻo khổ nhọc, muốn giữ lấy Niết-bàn. Đó là thấy điên đảo.
  3. Thấy chán vạn vật không có chủ, chỉ muốn mau chóng xa

lìa. Đó là thấy điên đảo.

  1. Cầu an vốn tự nó không có căn bản. Đó là thấy điên đảo.
  2. Muốn thoát vô gián, nhập vào vô xứ, thế nhưng bản thân không thoát nổi, cầu mãi không thôi. Đó là thấy điên đảo.
  3. Khi La-hán nhập Niết-bàn lửa trong thân tự phát ra, không xứ khởi tưởng, lửa trong thân phát ra tự thiêu đốt, cho nên biết không đoạn sinh tử. Đó là thấy điên đảo.
  4. Chưa tự vô tận. Đó là thấy điên đảo.
  5. Chỉ muốn thời dục, đối với Niết-bàn, thành tựu được tận, ác cũng không chủ, trở lại muốn diệt. Đó là thấy điên đảo.
  6. Của bố thí không phát ý bao trùm khắp mười phương, chỉ muốn pháp không đoạn. Đó là thấy điên đảo.
  7. Đối với khổ vui, hạnh không bình đẳng thanh tịnh, nói là có hai pháp. Đó là thấy điên đảo.

Trên đây là mười việc thấy điên đảo.

Phật bảo Bồ-tát A-duy-a-lâu, Bồ-tát Ma-đề:

–Này thiện nam! Các hàng trời, người này đều ở vào thời Đức Phật A-ha-nậu, nay ta đều thọ ký cho họ, cũng ở chỗ sáu vạn Phật thọ Tam-muội này, nay lại được ta thọ ký. Về sau, trải qua ức vạn năm, khi pháp của ta đứt lìa thì bốn mươi vạn người phát ý, trong hội ngày hôm nay sẽ nắm giữ chánh pháp, chuyển bánh xe không thoái, khiến chánh pháp không bị đứt lìa, những vị ấy, hộ trì chánh pháp, cho đến khi thành Phật, pháp không đoạn như hội ngày hôm nay. Các người phát ý này, trải qua ngàn năm, đệ tử ta sẽ cùng phá hoại giáo pháp của ta, như ác Sa-môn, hoặc nam, hoặc nữ.

Tu-bồ-đề bạch Đấng Chánh Giác:

–Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát nào, tu những hạnh gì, có thể hộ trì chánh pháp, không để đứt lìa?

Phật bảo:

–Này Tu-bồ-đề! Bốn mươi vạn Bồ-tát đều trụ Địa thứ tám trở xuống, đối với chánh pháp, không có ý tưởng phiền hà, thì những vị ấy đã hộ trì chánh pháp, khiến mười phương không bị đứt lìa.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vậy những hạng nào là phá hoại chánh pháp? Cúi xin Thiên Trung Thiên nói cho.

Phật nói:

–Này Tu-bồ-đề! Nếu có các La-hán, Bích-chi-phật, hoặc Samôn, các hàng trời, người khởi tưởng phiền hà; đối với tuệ lại cầu danh, phá tan gốc ngọn, tăng giảm tôn pháp. Kinh Kỳ-dạ nói: “Có những người, chỉ muốn ăn ngon mà vào đạo, hoàn toàn chẳng biết không, cái gì là không, chỉ muốn trang nghiêm cõi nước, chẳng phải là kẻ tôn pháp, nghe Phật có thể đạt được, liền cầu Phật, cũng không biết pháp, nói có hai pháp”, thì những người ấy, làm nát tan pháp của ta.

Lúc đó, trời Thiên thượng tôn, trời A-tu-di, trời Phan-na, trời Tử-lâu-ni, trời Câu-thuộc-đề, trời Thí, trời Na-lợi, các trời này bạch Phật:

–Bạch Thiên Trung Thiên! Chúng con xin trọn đời quy y thọ trì, chánh pháp; ngàn, vạn, ức kiếp không hề lơi lỏng, chỉ mong sao cho chúng con được Tam-muội này.

Phật nói:

–Này các Thiện nam! Người chưa được Tam-muội mà phụng hành Tam-muội này, thì sẽ được tiện lợi.

Phật bảo Bồ-tát Như Lai:

–Này Bồ-tát Như Lai! Về sau, có người phát ý thực hành Tammuội này, người đạt được Tam-muội này, cũng ví như Tinh Nê-hoàn, là loại ngọc quý báu nhất, trong các loại báu ở cõi trời. Khi nào có Đức Phật xuất thế, thì nó mới hiện. Loại ngọc đó được gọi là ngọc Tinh Nê-hoàn. Nếu ai có được viên ngọc báu này, đem đặt trên cành trúc, hoặc đặt trong lòng bàn tay liền thấy bốn phía hư không hiện trong viên ngọc này; nếu muốn mưa báu bao nhiêu ngày thì đều được toại nguyện. Người nào có được viên ngọc Tinh Nê-hoàn, thì không nên tham cho riêng mình mà phải làm sao cho mưa ngọc báu khắp cả ba cõi để cho ai nấy cũng đều được ngọc báu như vậy. Thực hành Tam-muội này, cũng phải như vậy.

Lúc đó, vua nước La-duyệt từ trong các quần thần, ra đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ rồi thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thế Tôn là Đấng Tối Cao trong hàng trời, người, xin ban cho ân lớn, độ thoát mười phương. Vậy cúi xin Thế Tôn, đem ngọc báu Tinh Nê-hoàn của trời, làm mưa châu báu xuống nước La-duyệt, khiến cho nhân dân trong nước của con đều được châu báu này.

Vua vừa thưa xong, Đức Phật liền mỉm cười.

Thấy Đức Phật mỉm cười, A-nan liền sửa y phục, đảnh lễ Đức thưa:

–Bạch Thế Tôn! Phật cười, không bao giờ là dối được, đã cười thì nhất định có ý.

Phật bảo:

–Này A-nan! Vua nước La-duyệt từ các quần thần muốn xin ngọc báu Tinh Nê-hoàn cõi trời để mưa châu báu xuống nước Laduyệt, cho mọi người trong nước đều được báu này, nhưng không biết rằng, khi Đức Như Lai đến, họ đều đã được báu này.

Phật bảo vua La-duyệt:

–Này đại vương! Đại vương có thấy, nhân dân trải qua trăm ngày đều đã không ăn năm món, chỉ dùng pháp làm món ăn, người nữ hóa thành nam tử. Vậy đại vương có thấy không?

Vua thưa:

–Con đã thấy thưa Thế Tôn! Họ đều được Tam-muội.

Vua rất vui mừng, đem ngọc báu đang đeo trên mình, rải lên Đức Phật và các Bồ-tát. Ngọc báu đó đều hóa thành hương hoa xếp thành hàng, trên hư không. Khoảng giữa của các tràng hoa đó, đều có trăm ngàn thứ âm nhạc, làm vui lòng nhau. Thấy cảnh như vậy, vua liền vui mừng cũng trải qua trăm ngày không ăn.

Vua bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các loại hoa này từ vô xứ mà có phải không?

Phật đáp:

–Đúng vậy, từ vô xứ mà có.

Vua hỏi:

–Vô xứ từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ vô sở khởi mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô sở khởi từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ vô sở sinh mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô sở sinh từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ bất động mà có.

Vua lại hỏi:

–Bất động từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ vô tạo mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô tạo từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ vô danh mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô danh từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ vô sinh mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô sinh từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ vô âm mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô âm từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ không hai mà có.

Vua lại hỏi:

–Không hai từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ vô hình mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô hình từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ tự nhiên mà có.

Vua lại hỏi:

–Tự nhiên từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Từ hóa mà có.

Vua lại hỏi:

–Hóa từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Lìa không hóa mà có.

Vua lại hỏi:

–Lìa không hóa từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Lìa không hóa, từ vô tướng tri xứ mà có.

Vua lại hỏi:

–Vô tướng tri xứ từ đâu mà có?

Phật đáp:

–Đó là từ các pháp.

Vua thưa hỏi Đức Phật xong, suốt cả trăm ngày đêm, chỉ thích Tam-muội này, đảnh lễ Đức Phật rồi trở về chỗ ngồi, lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Như Lai và các Bồ-tát các chư tôn, Hiền giả, đều từ xa đến, nay sợ cùng Phật gặp nhau nên chẳng dám đi; vậy con xin thỉnh Văn-thù, Bồ-tát Như Lai… đến cung của con, để thọ thực, cúi xin Như Lai chấp nhận.

Đức Phật im lặng là bằng lòng.

Được Đức Phật chấp nhận, nhà vua liền đảnh lễ, rồi trở về cung, ra lệnh quần thần, cấp tốc trang nghiêm trong nước, các đường hẻm đều được kết hoa đẹp, rải các danh hương, giăng hoa làm trướng, trong cung được quét dọn sạch, thế gian đẹp tuyệt vời, trăm tòa ngồi, được làm bằng hoa hương, lưu ly vàng, bạc. Đốc thúc người quét dọn trong cung sạch sẽ. Các phu nhân, thể nữ đều giữ mình sạch sẽ, ăn chay giữ giới.

Văn-thù, Như Lai… đều đến nước La-duyệt, rồi vào thành. Chưa đến cửa cung, vua ra nghênh đón các Bồ-tát.

Lúc đó, Bồ-tát Như Lai, Văn-thù-sư-lợi… sáu mươi ức vạn người đang đi vào cung, thì Như Lai nhường cho các Bồ-tát vào trước, nhưng chư tôn Bồ-tát lại không vào cung trước.

Thấy thế, Như Lai nói:

–Cớ gì, chư tôn Bồ-tát không vào trước? Bồ-tát chư tôn phải nên vào trước.

Như Lai nói tiếp:

–Tôi không vào cung trước, Bồ-tát nên vào.

Các Bồ-tát nói:

–Thế nào là tôn? Đối với tuệ vô xứ là tôn, đối với ý vô hình là tôn, đối với niệm không tưởng là tôn, đối với pháp không sở thí là tôn, việc làm không lìa đạo là tôn, đã đoạn pháp luân là tôn, pháp không niệm không tưởng là tôn, đối với pháp, không có nhiều ít là tôn, muốn phương tiện rất nhiều là tôn, biết Nhất thiết trí vô tướng là tôn, đã mặc áo giáp chánh pháp là tôn, đối với Tam-muội không có nhiều ít là tôn. Vì thế nên Như Lai vào cung trước.

Như Lai nói với các Bồ-tát:

–Nói tôn, vậy những gì là tôn? Tuổi lớn là tôn.

Các Bồ-tát nói:

–Chúng tôi tuy tuổi lớn, nhưng cũng như cây chết khô vạn năm, gốc rễ vĩnh viễn không còn phát triển, không có hoa trái để che mát cho người thế gian. Nay Như Lai, tuổi tuy nhỏ, nhưng thâm nhâp tuệ rất sâu xa. Ví như cây báu, người thế gian được hoa trái đó, thì không ai là không được độ. Vì thế cho nên phải vào cung trước.

Nghe các Bồ-tát nói thế, Như Lai liền vào trước. Chư Tôn thiên, tấu lên các bản nhạc theo hầu. Khi vào cung, Văn-thù và Như Lai… đều ngồi vào tòa.

Thấy chư vị đã ngồi vào tòa, vua sai phu nhân sớt thức ăn tám món vào bình bát của các vị Bồ-tát và trong cung lúc này được xông các tạp hương thơm ngát. Sau khi chư vị thọ thực xong, vua thưa Văn-thù-sư-lợi và Như Lai rằng:

–Nay con muốn được thấy mười phương chư Phật trong đại hội, vậy phải làm cách nào để thấy?

Như Lai đáp:

–Này đại vương! Muốn thấy được mười phương chư Phật, muốn thấy các tuệ, thì nên thực hành chín pháp. Những gì là chín?

  1. Nên xem mười phương chư Phật cũng giống ở đây, không khác.
  2. Nên xem đạo của ta, không có đường tắt.
  3. Nên xem mọi người không có giải thoát.
  4. Nên xem việc ăn uống như hóa đã thấy.
  5. Nên quán năm ấm không có thức tưởng.
  6. Nên biết sáu tình và xem nó như huyễn.
  7. Nên biết sự xem xét chỉ là cái thấy điên đảo.
  8. Nên bố thí đại pháp.
  9. Nên biết cái mình ban cho không phải là ban cho.

Vua nghe Như Lai giải thích tâm rất vui vẻ, rồi lui về chỗ ngồi.

Lúc đó, Đức Phật lại vui vẻ mỉm cười, khen:

–Hay thay! Hay thay!

Và Như Lai vì vua mà nói kệ:

Thường nguyện trong kiếp này
Sinh ra gặp Thế Tôn
Lãnh thọ đại trí tuệ
Trừ sạch rễ ái dục,
Không tham, không ganh ghét
Không cho ác ý sinh
Từ nơi vô số Phật
Được nghe Tam-muội này.
Ở trong ba ngàn cõi
Hành Tam-muội tôn quý
Không đối với mọi người
Mà có các châu báu,
Pháp không từ năm ấm
Cũng không lìa xứ này
Từ quán được thoát danh
Tất cả đều như vậy.
Từ quán được vui vẻ
Phát ý không chỗ sinh
Xứ ấy đã như vậy
Nên là Thiên Trung Thiên.
Nếu ở trong ba cõi
Không sinh, cũng không chết
Niết-bàn lại Niết-bàn
Tất cả không có vậy.
Ý không nên nghĩ tà
Hay là làm phi pháp
Nếu ở trong ba cõi
Giữ tâm khiến không khởi.
Tiếng vang có vọng lại
Trong ngoài đều tương ưng
Không khởi đều vắng lặng
Các pháp cũng như vậy.
Ba ngàn các cõi Phật
Danh tự đều như vậy
Không nghe cũng không thấy
Phi pháp chỗ nên bàn.
Tam-muội không tính toán
Lấy số trì thành nhiều
Người tuệ hiểu lời ấy
Được biển vô thường Phật.
Pháp ấy đều thanh tịnh
Rộng lớn không gì bằng
Tạo ra nước vô biên
Che chở cả ba ngàn
Ý nguyện Đà-lân-ni
Phát tuệ không có trước
Pháp ấy đã như vậy
Tất cả nên phụng hành.
Lúc ý ta nghĩ cầu
Từ đó qua nhiều kiếp
Ý chí thường bỏ nhà
Với dục không chỗ cầu
Thường nương Thiện tri thức
Kiến lập trụ chánh pháp.
Lúc đó trong đại hội
Được nghe Tam-muội quý
Ý chí rất vui vẻ
Liền bay lên hư không
Cách đất trăm tư trượng
Chắp tay đứng bên Phật
Nay các Bồ-tát đây
Thọ ký cũng như vậy
Ý càng thêm vui mừng
Được nghe các Tam-muội
Liền từ một cõi Phật
Bay đến trước chư Phật
Không động cũng không lay
Kinh động trong các cõi,
Hoa hương tự nhiên đến
Gió mát tự nhiên thổi
Trăm thứ các âm nhạc
Đều trụ giữa hư không.
Long vương rất vui mừng
Liền mưa trăm thứ hương
Hóa thành các ao nhỏ
Lên đến cả ba ngàn.

Bồ-tát Như Lai nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Nay tự nhiên hoa hương trong ba ngàn cõi, lại đến cả hội này, âm nhạc đều đầy đủ. Đó là thần túc của Như Lai, oai thần của Phật.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói với Như Lai:

–Ông muốn biết oai thần của Phật và oai thần của các Bồ-tát, nhưng oai thần đó, không thể thấy biết. Vì tiếng nhạc ấy, là nhạc vô danh; tất cả các pháp có tại đó cũng đều là vô danh; hoặc khổ hoặc vui là nhạc, mọi vật như hóa là nhạc, pháp không hai pháp là nhạc, đối với La-hán, Bích-chi-phật đều muốn độ thoát là nhạc; thấy năm đường đều muốn khiến thành Phật là nhạc; độ chúng sinh nhưng không thấy chúng sinh mình độ là nhạc; tất cả không xứ sở, không khởi là nhạc; đối với Tam-muội không phiền hà là nhạc; tất cả xứ sở không có danh là nhạc, mọi sở hữu đều như hóa là nhạc; chẳng phải âm thanh và cũng không có chỗ phát ra âm thanh là nhạc; pháp sở thí hay không sở thí, không có sở hữu là nhạc; trong ba ngàn đều là vô thường là nhạc; tất cả mọi người đều làm cho tin được vô sở đắc là nhạc; quá khứ, vị lai, hiện tại ba thời, tận không có tận là nhạc, khiến trở về với căn bản không chỗ thấy là nhạc; thấy pháp luân là vì không chỗ để thấy là nhạc; tất cả trong ba ngàn cõi đều bình đẳng là nhạc; tạng pháp thọ trong ba ngàn mười phương là nhạc; các cõi trong mười phương chỉ có danh là nhạc; sắc dục hòa hợp là nhạc; đối với danh tự, không có chủ tể là nhạc; tất cả vắng lặng, không bờ bến, là nhạc; tất cả sáng cùng hợp với tối là nhạc; mọi hành động tạo tác, không mất giới là nhạc; mọi sự nhớ nghĩ không lìa Tam-muội là nhạc; hư không thật độ vô cực là nhạc; các tuệ giác không có xứ sở là nhạc; các sở khả là nhạc; tất cả quyết không thọ là nhạc; trong ba cõi không ai bằng là nhạc; cầu pháp không tiếc thân mạng là nhạc; tất cả sáng hợp lại sáng, là nhạc; các sở hữu chỉ là thấy sai lầm là nhạc; bố thí không mong cầu báo đáp lại là nhạc; ý vô cực làm thuyền trưởng lớn là nhạc; vườn giải thoát vô biên vô cực là nhạc; ý vắng lặng là nhạc; vô sở định là nhạc; không đến các Tam-muội là nhạc, cũng không lắng, cũng không nghe là nhạc; các sở niệm chẳng phải là chánh đạo là nhạc; tất cả mọi người vô cực là nhạc; các sở độ ví như huyễn là nhạc; mới phát ý đầy đủ Tam-muội là nhạc; chỗ đến của các Bồ-tát không có xứ sở là nhạc; các Bồ-tát ý tại sinh đến mười phương là nhạc; không phải xanh vàng và đen, trắng, không có đường tắc là nhạc.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói với Bồ-tát Như Lai:

–Muốn biết oai thần của Phật, Bồ-tát và nhạc thì nhạc là như vậy.

Trên đây là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi trả lời năm việc, nói về nhạc, mà Bồ-tát Như Lai đã hỏi.

Bấy giờ, Bồ-tát Như Lai liền nói kệ:

Ý Văn-thù-sư-lợi
Tuệ tôn không có trước
Ban bố khắp ba ngàn
Trí ấy thật tôn trọng.
Oai thần đã thi hành
Đều trừ trong ba ngàn
Không mong muốn các nhạc
Chỉ vì không đoạt thí.
Thích pháp là tối đại
Đối với hóa, không độ
Ban bố cho pháp lạc
Hoặc không, không có ác.
Pháp cùng nhạc đều hành
Không có lỗi là báu
Nhạc không có chủ tể
Hoặc không, không xứ sở.
Thâm nhập các vi diệu
Hiểu rõ hết mọi người
Khiến họ được đại pháp
Cắt đứt rễ đau khổ.
Tất cả người thế gian
Đều có ý không hiểu
Lấy pháp làm ý giác
Dùng tuệ cứu tất cả.
Lúc đó, Đức Phật nói kệ:
Lìa không chẳng tưởng
Là tưởng chẳng không
Với pháp không khởi
Đó tức là khởi.
Ý luôn nhu nhuyến
Sạch, không sở hữu
Sắc, dục hòa hợp
Nhập vào vô tướng.
Đã nói vô hình
Không lìa có hình
Do pháp như mộng
Cái muốn không cùng.
Là vắng lìa vắng
Không lìa chẳng tạo
Các pháp không chủ
Sở khả như hóa.
Đều không chỗ thọ
Pháp cũng không xả
Nhận thức sai lầm
Tất cả đều vậy.
Chẳng sắc lìa sắc
Là sắc không lìa
Pháp ấy như sắc
Xứ đó như vậy.
Chẳng âm là vang
Không nghe không thấy
Không lắng không xem
Sở hữu như vậy.
Với hóa vô danh
Tự nói là vậy
Pháp không có chấp
Sở độ như vậy.
Với huyễn không thấy
Đã thấy lìa thấy
Lìa tham nhiễm dục
Phi pháp đã bàn.
Với dục không nhơ
Không đắm không lìa
Thấy đúng như vậy
Không có người ấy.

Biết được Đức Phật mỉm cười, ở trong cung, Bồ-tát Như Lai nói kệ:

Nghi vốn không hiểu
Là pháp tự nhiên
Vốn không thường trụ
Nghi tuệ không vậy.
Với tưởng không nhọc
Thức, niệm không khổ
Xưng tên trụ chữ
Chẳng phải cầu pháp.
Với gốc không vậy
Không thoái, không hoàn
Có thể không thể
Xa lìa không thể.
Với sinh không diệt
Đó tức là diệt
Với nghĩa không tưởng
Thì chẳng phải diệt.
Với pháp không sinh
Cũng không tướng diệt
Sở dĩ vì sao
Các pháp đều không.
Không cầu lời nói
Con lìa Niết-bàn
Sở dĩ vì sao
Gốc ngọn đều sạch.
Không tận mười phương
Lấy đó làm chứng
Có nói là ngã
Đó tức là chứng.
Không nên xa niệm
Niệm với mười phương
Chân pháp không phiền
Là thọ vô danh.
Pháp chẳng nhớ nghĩ
Có thể quay lại
Khởi hành như vậy
Không thấy tôn pháp.
Cốt yếu hiểu tuệ
Không sợ nhỏ mọn
Không thích lung tung
Gọi là tuệ môn.

Bồ-tát Như Lai hỏi Văn-thù-sư-lợi:

–Hôm nay, những người mới phát ý đến hội, tôi muốn làm cho họ được pháp vô cực, vậy phải làm cách nào để đạt được?

Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Đối với niệm không tạo tác là có thể được pháp vô cực.

Như Lai lại hỏi:

–Những gì là niệm không tạo tác?

Văn-thù trả lời:

–Nên kiến lập chín pháp báu. Những gì là chín?

  1. Ý không có xứ sở. Đó là báu.
  2. Quán pháp không có chủ tể. Đó là báu.
  3. Không thấy có quá khứ, vị lai. Đó là báu.
  4. Đối với pháp không có người tạo tác. Đó là báu.
  5. Nếu bố thí chỉ thí pháp âm. Đó là báu.
  6. Thấy sự đau khổ của năm đường, ý không hề thoái lui. Đó là báu.
  7. Giác ngộ không xa phương tiện. Đó là báu.
  8. Nhìn thẳng các pháp không có hai. Đó là báu.
  9. Đến Niết-bàn cũng như hóa. Đó là báu. Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:

–Này Xá-lợi-phất! Đó là chín Pháp báu.

Lúc đó, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói kệ:

Không nhân duyên không cười
Mọi việc đều vô thường
Nếu rỗng không nhơ bẩn
Phật cười có lý do.
Cười rỗng không lìa ngọn
Như gốc không chỗ cười
Đã trụ các tên pháp
Tất cả đều như cười.
Gốc ngọn đều tự nhiên
Không có sự qua lại
Người cười có hoàn báo
Không hoàn cũng không cười.
Pháp chỉ là có một
Đã cười liền có hai
Với hai không tên, chữ
Thế nên là tối tôn.
Đã cười không cười suông
Chỉ vì các pháp thí
Lay động không lay động
Đó là Đấng Vô Thượng.

Văn-thù-sư-lợi đáp Như Lai bằng kệ:

Người cười không hoàn báo
Tất cả không chủ tể
Cười ấy không lìa gốc
Nên gọi Thiên Trung Thiên.
Người cười không chỗ hướng
Chỉ là thấy sai lầm
Với pháp đều vắng lặng
Vắng lặng vốn không vậy.
Người cười không lìa hóa
Lấy hóa làm đại thí
Với hóa không nêu danh
Vì thế mới là pháp.
Với pháp không có vậy
Chỉ là không thoát thí
Đã thoát không vì thoát
Phật đều là như vậy.
Nên ở trong đại hội
Bàn luận độ không độ
Thí pháp cho chúng sinh
Không có gì sánh bằng.
Là lặng lìa lặng
Không lìa chẳng tạo
Các pháp không chủ
Hướng đến như hóa.

Xá-lợi-phất lại hỏi Như Lai:

–Muốn làm cho chúng sinh trong mười phương phát ý thực hành Đà-lân-ni, vậy nên tu hành những pháp nào?

Như Lai đáp:

–Này Xá-lợi-phất! Nên thực hành ba mươi hai pháp báu.

Văn-thù-sư-lợi tiếp lời:

–Pháp báu thứ nhất là, muốn làm cho chúng sinh trong mười phương, người chưa phát ý như hóa mà độ.

Pháp báu thứ hai là, người chưa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều làm cho trụ ở chánh pháp.

Pháp báu thứ ba là, muốn làm cho tất cả chúng sinh, trong tam thiên đại thiên mặt trời, mặt trăng đều xem là bình đẳng.

Pháp báu thứ tư là, nếu người tại trụ ý đều làm cho xa lìa các dục, tại tuệ môn khiến không có lay động để đạt đến Niết-bàn.

Pháp báu thứ năm là, người nói có trời hay không trời, thì chí không lay động thoái lui.

Pháp báu thứ sáu là, ý không lay động bỏ cuộc.

Pháp báu thứ bảy là, tất cả không lại thọ sinh, quán quá khứ, vị lai không có hai.

Pháp báu thứ tám là, quán các Tam-muội, thiền đều vắng lặng, không có xứ sở.

Pháp báu thứ chín là, các sở độ không có chủ tể, tất cả từ không dẫn đến không.

Pháp báu thứ mười là, ta được chư Phật trong ba ngàn nhật nguyệt thọ ký.

Pháp báu thứ mười một là, người đến nghe kinh của chư Phật, trong mười phương ba ngàn nhật nguyệt đều được Phật thọ ký, liền bay lên hư không, cũng như vậy.

Pháp báu thứ mười hai là, cõi nước chư Phật, hoa hương tự nhiên đến, dù có lọng báu bằng lụa xuất hiện, cũng không mừng, không xuất hiện, cũng không cầu.

Pháp báu thứ mười ba là, làm cho người phát ý, đều được trụ pháp, như xứ ấy.

Pháp báu thứ mười bốn là, quá khứ, vị lai không tăng giảm. Vì sao? Vì biết vốn không hai.

Pháp báu thứ mười lăm là, muốn làm cho những loài côn trùng, trong mười phương đều thọ trì kinh giới Đức Phật, khiến không bị hủy hoại, tổn thương.

Pháp báu thứ mười sáu là, không có tà niệm trong mười phương, chuyển ý trở về với cái gốc, liền hướng đến tuệ môn.

Pháp báu thứ mười bảy là, thường hành nhẫn nhục.

Pháp báu thứ mười tám là, từ quán đến quán không có người cứu độ.

Pháp báu thứ mười chín là, trụ vốn là trụ xứ vô thường, như vậy là vô thường trụ xứ.

Pháp báu thứ hai mươi là, sở độ không có chủ tể, gọi là không, vì các dục đối với dục là vô thường xứ, cho nên gọi là đạo.

Pháp báu thứ hai mươi mốt là, thí tuệ tác, thí không có nêu danh, đối với dục không chỗ có thể, chỉ vì giải thoát.

Pháp báu thứ hai mươi hai là, điều nói ra không lìa so với nhân

tác thí, do đại pháp, cho nên được độ, không giải thoát.

Pháp báu thứ hai mươi ba là, thường từ vô số cõi Phật bay đến trước một Đức Phật.

Pháp báu thứ hai mươi bốn là, người trong các cõi mười phương, không được giải thoát.

Pháp báu thứ hai mươi lăm là, tịnh, si đồng hợp, vốn sạch không khác.

Pháp báu thứ hai mươi sáu là, hăng hái làm cầu đò trong ba ngàn, tinh tấn học tập, như tối thấy được ánh sáng.

Pháp báu thứ hai mươi bảy là, thường làm vị thuyền trưởng giỏi đưa vô số người qua biển rộng vô cực.

Pháp báu thứ hai mươi tám là, luôn làm vô biên lá chắn, bít ba ngàn nhơ bẩn.

Pháp báu thứ hai mươi chín là, luôn trau dồi Tuệ vô cực, không lìa mười phương.

Pháp báu thứ ba mươi là, luôn khởi lòng lành lớn chấn động cả mười phương, độ những ai chưa độ, giải thoát cho những ai chưa giải thoát, nên hiệu là Thiên Trung Thiên.

Pháp báu thứ ba mươi mốt là, hành bình đẳng, không có gì sánh bằng, không có ai sánh kịp, thế nên hiệu là Vô Thượng Tôn, phát ý bình đẳng, nên gọi là Phật.

Pháp báu thứ ba mươi hai là, Như Lai là Đấng Chí Tôn, lời nói không lìa pháp, vang khắp cả ba ngàn cõi hư không, là Đấng Tự Nhiên Vương, kiến lập hoa hương.

Đó là ba mươi hai pháp báu của Bồ-tát.

Mười phương đều đại hóa
Tất cả là vô thường
Chân pháp không phiền hà
Tức pháp độ mười phương.
Có tưởng, không lìa tưởng
Tất cả các báu rỗng
Hoặc hoa cùng với lá
Sắc ấy không có thể.
Tất cả các dục sở
Kiến lập khả ý vương
Các bảo vô thượng tôn
Hiệu là Thiên Trung Thiên.
Nên ở trong đại hội
Bàn luận độ không thoát
Vốn ấy vô thường trụ
Nên hiệu Thập Phương Tôn.
Tất cả là đảo kiến
Thế gian cho là chân
Mọi vật đều như hóa
Giải thoát khắp mười phương.
Hư không là vô thường
Tạng Phật đều trong đó
Đã thoát hay không thoát
Dạy dỗ khắp mười phương.
Các cõi Phật mười phương
Hợp lại thành một nước
Tự nhiên chúng đại hội
Đều đủ khắp mười phương
Phật là Nhất Thiết Giác
Cười không lìa dung nhan
Không lìa sắc vàng ròng
Khai thị người chưa thoát.
Vì mười phương dẫn đường
Ý không lìa pháp vương
Đã thí, không sở thí
Hoa rải khắp mười phương.
Hoa sen lớn sắc vàng
Tràn đầy khắp cõi nước
Khởi tưởng khởi tác hạnh
Không trụ trong các trời.
Ý Văn-thù-sư-lợi
Rộng lớn không gì bằng
Như mới được thọ ký
Bay lên trụ hư không.
Như Lai tuệ ý tôn
Ánh sáng khắp trong cung
Vừa lòng các trời, người
Đều được đến pháp môn.
Các Bồ-tát mười phương
Kinh động các quốc độ
Nay các trời trong hội
Được nghe tôn kinh này,
Thấy thấu triệt tất cả
Vừa ý người trong cung
Hóa làm tòa xen nhau
Vạn loài hoa hương trời.
Lắng nghe các Tam-muội
Ngồi quán trong đại chúng
Các công đức đời trước
Phát ý cúng dường tôn.
Đạo là không thấy đủ
Có được đều như vậy
Giải thoát không số lượng
Ba cõi không cùng cực.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi Bồ-tát Như Lai:

–Các âm như hóa, mọi việc làm ra đối với pháp không có tưởng, cũng không thể cùng cực, có sự tự nhiên, nên dùng cách nào, để giải thoát?

Bồ-tát Như Lai đáp:

–Lại có chín pháp báu. Những gì là chín pháp báu? Pháp báu thứ nhất là, tự nhiên vô xứ cũng như hóa.

Pháp báu thứ hai là, các pháp vô xứ cũng như hóa.

Pháp báu thứ ba là, vị lai vô xứ cũng như hóa.

Pháp báu thứ tư là, các sở hữu đều thế trực xứ cũng như hóa.

Pháp báu thứ năm là, quán quá khứ xứ cũng như hóa.

Pháp báu thứ sáu là, quán thấy các pháp cũng như huyễn, cũng không có xứ, cũng như hóa.

Pháp báu thứ bảy là, sở khả vô xứ cũng như hóa.

Pháp báu thứ tám là, được đạo vô thoát xứ, cũng như hóa.

Pháp báu thứ chín là, được Nê-hoàn vốn không trụ xứ cũng như hóa.

Văn-thù-sư-lợi lại hỏi Bồ-tát Như Lai:

–Quá hơn Niết-bàn đều tự nhiên, vậy ai là hóa bản? Ai là hóa chủ? Hóa là có gốc, không hóa là sở khởi, xứ không phải phi đạo vô xứ.

Bồ-tát Như Lai nói với Văn-thù-sư-lợi:

–Lại có chín pháp.

Pháp báu thứ nhất là hóa vô xứ. Hóa là phi đạo vô xứ. Đó tức là hóa.

Pháp báu thứ hai là phi xứ vô tưởng. Đó là hóa.

Pháp báu thứ ba là phi xứ hóa làm tác xứ. Đó là hóa.

Pháp báu thứ tư là chẳng phải thường danh khi sở hữu vô tận.

Đó là hóa.

Pháp báu thứ năm là hóa xứ vô xứ. Đó là hóa.

Pháp báu thứ sáu là đối với đạo vô tưởng. Đó là hóa.

Pháp báu thứ bảy là đối với khởi không khởi. Đó là hóa.

Pháp báu thứ tám là đối với các dục mà không có chỗ dục. Đó là hóa.

Pháp báu thứ chín là đối với việc hóa độ, không thấy chỗ mình độ. Đó là hóa.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói kệ đáp Như Lai:

Mười phương không ai hóa
Hóa hóa không có hình
Tất cả báu vô thường
Thế nên là hóa sinh.
Đạo là không hóa ra
Cũng không lìa xứ ấy
Đã nói hình vô thường
Tự nhiên tại xứ ấy.
Các pháp hóa mà có
Vốn lìa từ không có
Nó vốn do hóa sinh
Thế nên Nhân Trung Tôn.
Người muốn từ hóa khởi
Pháp vốn không có vậy
Hóa mà trụ năm đường
Không có thấy hóa chủ.
Sinh tử và năm đường
Cùng hóa không liền nhau
Bởi đời tham không dứt
Thế nên hiện Chánh giác.
Như Lai và hóa chủ
Mười phương tôn vô cực
Trì hóa đại thí thế
Người thế gian không biết.
Pháp luân không sắc chuyển
Với thế gian không chuyển
Sắc buộc có nghĩ tưởng
Pháp sâu dày không chuyển.
Tưởng sắc hóa mười phương
Không ai, không thọ pháp
Bố thí đại trí tuệ
Thế gian không người nghe.
Các dục và La-hán
Bất hoàn cùng báu này
Nên ở trong chúng hội
Độ thoát báu vô thượng.
Trí tuệ không cùng cực
Ánh sáng không gì bằng
Làm cầu đò mười phương
Nói ra không có hai.
Các cõi Phật mười phương
Đều khiến hành bình đẳng
Cũng không khiến người ấy
Phát ý có tâm khác.
Các cõi pháp mười phương
Tất cả trụ thoát nhơ
Cũng không từ thế gian
Với pháp chẳng chiếm đoạt.
Với tuệ không giải thoát
Không thấy có qua lại
Với lặng lại thấy lặng
Trong sáng lại thấy sáng.
Pháp chẳng phải tuệ đắc
Tự nhiên không căn bản
Tuệ, tối đều cùng hợp
Đều không có biết nhau.
Si, tuệ không cùng hợp
Tuệ ấy các tối sáng
Bố thí chỉ là pháp
Như hoa mọc núi cao.
Các ác không cùng cực
Sắc dục không thể tận
Niết-bàn và sinh tử
Tất cả đều như vậy.
Người không biết không giác
Các tuệ Phật mười phương
Bởi do thấy tịnh pháp
Nên nói đời không có.

Bồ-tát Đàm-ma-kiệt hỏi Bồ-tát Như Lai:

–Đối với hóa không khởi sự xa lìa, vậy ai thành chủ? Niết-bàn không sinh diệt, không xa năm đường, lại làm cho phát ý, chuyển trụ pháp luân không có các nhiễm ô, khiến đều không sinh, vậy ai là độ?

Bồ-tát Như Lai đáp:

–Những câu hỏi của Đàm-ma-kiệt là muốn dứt khoát cắt đứt gốc rễ sinh tử trong mười phương, nếu như vậy thì cần phải thực hành chín pháp báu. Những gì là chín pháp báu?

Pháp báu thứ nhất là, đối với vô là chủ. Đó là báu.

Pháp báu thứ hai là, đối với Niết-bàn và sinh tử, ban đầu không biết nhau. Đó là báu.

Pháp báu thứ ba là, đối với sinh, không sinh, đối với diệt, không diệt. Đó là báu.

Pháp báu thứ tư là, lên đến cõi trời ba mươi sáu, khiến không trở lại sinh vào cõi sinh tử. Đó là báu.

Pháp báu thứ năm là, đang khởi ý hay chưa khởi ý, đều như chỗ trụ. Đó là báu.

Pháp báu thứ sáu là, trong tam thiên đại thiên cõi Phật, quán sát rõ không được độ. Đó là báu.

Pháp báu thứ bảy là, đối với nhớ nghĩ không nơi khởi. Đó là báu.

Pháp báu thứ tám là, làm cho ba ngàn cõi Phật đều giữ lấy Niết-bàn, ý cũng không vui, mà không giữ lấy Niết-bàn ý cũng không giận. Vì sao? Vì các pháp là không nơi chốn. Đó là báu.

Pháp báu thứ chín là, tùy ý nguyện giữ lấy La-hán, ta đều làm cho phát ý cầu nguyện, không để quay trở lại mới là nguyện. Đó là báu.

Không khởi các sinh, không có cầu nguyện trở lại. Đó là pháp báu của Bồ-tát.

Bồ-tát Như Lai đáp lời Bồ-tát Đàm-ma-kiệt bằng kệ:

Có thể hay không thể
Với dục, nhưng chỗ dục
Độ người không thấy độ
Pháp luân cõi vô thường.
Người tuệ không nói ra
Do độ người không đến
Nên thấy đại chánh pháp
Cao tột nhất thế gian.
Đạo là tên vô thường
Nên là báu mười phương
Đã được hay không được
Sinh tử không có đường.
Bốn hạng không thể tận
Vừa ý không có đủ
Thế gian đều ham thích
Không xả, không được đạo.
Sợ sinh không giải thoát
Người không sợ không thoát
Sinh tử nên nêu danh
Thành lập ra năm đường.
Có báo lại không đáp
Có thể gọi là pháp
Pháp là vốn không hai
Nghĩa là lý đã hiểu.
Vô biên cũng vô bờ
Không cùng không tính toán
Bản tế như bóng vang
Không có sự qua lại.
Đối với khởi không khởi
Pháp không có các dục
Sinh tử vốn không nơi
Hóa sinh tử là vậy.
Với sạch không có sạch
Với nhơ không có nhơ
Đều là người mười phương
Cắt đứt các năm đường.
Ý sạch cũng như nước
Tất cả không nhơ bẩn
Xanh vàng và trắng đen
Đều được thấy hình ấy.
Các pháp không phiền hà
Liền được báu vô thượng
Tôi, ta cùng với người
Thế gian không đạt được.
Không trụ lý không trụ
Chân lý đó là vậy
Cái hiểu không chỗ thấy
Thế gian đúng là vậy.
Không độ nhưng đều độ
Lúc đó ai không có
Mười phương lập Chánh giác
Đều được báu vô thượng.

Bồ-tát Đàm-ma-kiệt hỏi Như Lai:

–Muốn khiến trời, người trong mười phương, tự nhiên đều được như xứ ấy, nên thực hành sáu pháp báu. Những gì là sáu pháp báu?

Pháp báu thứ nhất là, khi nghe biết hội này. Đó là báu.

Pháp báu thứ hai là, những người đến hội thì được nghe kinh này. Đó là báu.

Pháp báu thứ ba là, chẳng phải là công đức đời này. Đó là báu.

Pháp báu thứ tư là, dám hỏi kinh pháp này, đã được sáu vạn Tam-muội, chỉ muốn làm cho người trong mười phương, phát ý vô thượng. Đó là báu.

Pháp báu thứ năm là, làm cho hội trong mười phương, đều được ở dưới cây Phật. Đó là báu.

Pháp báu thứ sáu là, Phật nói kinh pháp, khiến người trong mười phương đều đạt được. Đó là báu.

Lúc nói Tam-muội này, trong hội có chín mươi ức vạn Bồ-tát, các hàng trời, người có đến sáu mươi bảy ức vạn, đều được pháp Vô sở tùng sinh; cũng ngay lúc đó có chín ức vạn Bồ-tát đều được Tammuội này, tam thiên đại thiên cõi Phật chín lần chấn động mạnh, các Thiên vương trong cõi trời ba mươi sáu, đứng trên hư không, nổi lên gió mát, trổi âm nhạc, cúng dường Đức Phật, các đại Long vương, các A-tu-luân đều được thấy pháp này.

A-nan sửa y phục, lễ Phật sát đất, chắp tay thưa:

–Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì? Chúng con thờ phụng tu hành ra sao?

Phật bảo:

–Này A-nan! Kinh này tên là các Cõi Vô Cực Vườn Tự Nhiên, Hoa Hương Tự Nhiên, còn gọi là Hội Vô Cực Báu.

Khi Phật nói kinh này, có vô số hàng trời, người, A-tu-luân, Nhân phi nhân nghe kinh đều rất hoan hỷ lễ Phật, rồi lui ra.

Bài Viết Liên Quan

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng, Đại Tạng Kinh, Đại Tạng Phiên Âm (Nguyên Thuận)

Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký - Quyển 1

大Đại 乘Thừa 起Khởi 信Tín 論Luận 義Nghĩa 記Ký Quyển 1 唐Đường 法Pháp 藏Tạng 撰Soạn 大Đại 乘Thừa 起Khởi 信Tín 論Luận 義Nghĩa 記Ký 卷quyển 上thượng 京kinh 兆triệu 府phủ 魏ngụy 國quốc 西tây 寺tự 沙Sa 門Môn 釋thích 法Pháp 藏tạng 撰soạn 夫phu 真chân 心tâm 寥liêu 廓khuếch 。 絕tuyệt 言ngôn 象tượng 於ư...
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng, Đại Tạng Kinh, Đại Tạng Phiên Âm (Nguyên Thuận)

Tông Kính Lục - Quyển 34

宗Tông 鏡Kính 錄Lục Quyển 34 宋Tống 延Diên 壽Thọ 集Tập 宗Tông 鏡Kính 錄Lục 卷quyển 第đệ 三tam 十thập 四tứ 慧tuệ 日nhật 永vĩnh 明minh 寺tự 主chủ 智trí 覺giác 禪thiền 師sư 延diên 壽thọ 集tập 夫phu 境cảnh 識thức 俱câu 遣khiển 。 眾chúng 生sanh 界giới 空không 。 諸chư 佛Phật 究cứu 竟cánh...
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng

A Tỳ Đạt Ma Phẩm Loại Túc Luận - Quyển 13

阿A 毘Tỳ 達Đạt 磨Ma 品Phẩm 類Loại 足Túc 論Luận Quyển 13 尊Tôn 者Giả 世Thế 友Hữu 造Tạo 唐Đường 玄Huyền 奘Tráng 譯Dịch 阿A 毘Tỳ 達Đạt 磨Ma 品Phẩm 類Loại 足Túc 論Luận 卷quyển 第đệ 十thập 三tam 尊tôn 者giả 世thế 友hữu 造tạo 三Tam 藏Tạng 法Pháp 師sư 玄huyền 奘tráng 奉phụng 。 詔chiếu...
0023

Phẩm 02: Uất Đơn Việt

KINH ĐẠI LÂU THÁN Hán dịch: Đời Tây Tấn, Sa-môn Pháp Lập và Pháp Cự Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   Phẩm 2: UẤT-ĐƠN-VIỆT Phật bảo các Tỳ-kheo: –Cõi Uất-đơn-việt, chu vi rộng dài mỗi mặt bốn mươi vạn dặm; phía Bắc...
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng

Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh - Quyển 190

大Đại 般Bát 若Nhã 波Ba 羅La 蜜Mật 多Đa 經Kinh Quyển 190 唐Đường 玄Huyền 奘Tráng 譯Dịch 大Đại 般Bát 若Nhã 波Ba 羅La 蜜Mật 多Đa 經Kinh 。 卷quyển 第đệ 一nhất 百bách 九cửu 十thập 三Tam 藏Tạng 法Pháp 師sư 玄huyền 奘tráng 奉phụng 。 詔chiếu 譯dịch 初sơ 分phần/phân 難nan 信tín 解giải 品phẩm...
1960, Bộ Chư Tông, Đại Tạng Kinh, Tạp Tạng, Tịnh Độ Luận

Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận

Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận MỤC LỤC Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận Quyển 1Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận Quyển 2Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận Quyển 3Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận Quyển 4Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận Quyển 5Thích Tịnh...