KIM CANG KINH TOẢN YẾU SAN ĐỊNH KÝ
SỐ 1702
QUYỂN 07
Trường Sa (Tống), Sa Môn Tử Tuyền Lục
Tất cả Bồ-tát đều an trú tâm này, vì có Đại trí, nên chẳng trú sinh tử. Vì có Đại Bi, nên chẳng trú Niết-bàn, nay bảo lìa khỏi hai kiến Đoạn, Thường, tức là bất trú sinh tử, Niết-bàn, cho nên nói là “Như Sở trú pháp”, tức là y chỉ tối thắng trong bảy tối thắng.
“Chẳng đoạn…”: Ý nói: Sinh tử vốn không, giống như bình bóng. Hình bóng chẳng có, còn đoạn gì nữa! Nay nói bất đoạn, chẳng phải cho rằng cứ cố lưu giữ lại, chỉ cần hiểu rằng Tính nó chẳng có, tướng nó chẳng không, tùy thuận theo Tục Đế, cho nên nói là “Bất đoạn”. Đây tức là nghĩa của thông đạt.
“Ở Niết-bàn…”: Nếu bị tịch tỉnh vắng lặng trói buộc thì chẳng tự tại, nay tịch mà thường dụng, dụng mà thường tịch, đó là nghĩa của tự tại.
“Trong đây…”: Đây là thiên về Niết-bàn. Nhưng nếu căn cứ theo bất đoạn sinh tử, lợi ích chúng sanh, chỉ cần thành Đại Bi, bất trú Niếtbàn. Nhưng nêu xét cho đầy đủ thù cũng cần phải bất trú sinh tử mới thành “như sở trú pháp”.
“Một mực…”: Tức là xuất ra ý thiên về Niết-bàn.
“Ngăn chặn tịch tỉnh”: Tức là người Nhị Thừa, thân tro diệt trí, bác táng vô dư, bị Niết-bàn trói buộc, đó là bất tự tại. Nay dùng bất cụ túc tướng mà phát tâm, chính là bị rơi vào điều này, vì để đối trị nên chỉ nói riêng một môn, đoạn văn sau “Bồ-tát bất thọ phước đức”, tức là bất trú sinh tử, thì nghĩa sẽ viên tròn vậy!
“Kệ nói…”: Là dẫn chứng.
“Luận nói…”: là giải thích kệ.
“Tuy chẳng nương…”: Là tung, pháp thân Chơn Phật là Chơn Bồđề, chính là do nhờ Trí liểu làm Nhân, cho nên chẳng nương theo phước đức kia.
Báo “Nhưng chẳng mất…”: là đoạt, phước Đức là Nhân, tức là quả báo của năm Độ, quả này tức là ba mươi hai tướng, tướng thì chẳng phải không phải Phật, cho nên nói là “chẳng mất”. Đã là chẳng mất quả, tức là chẳng mất Nhân.
“Bởi chúng có thể…”: Là nói về nguyên do chẳng mất, nghĩa là: hơn Bồ-đề thì ắt cần phải có đủ cả hai thứ trang nghiêm, trí Huệ tức là Chơn thân, phước đức tức là ứng thân. Cho nên luân nói: pháp thân là trí tướng thân, phước tướng là dị tướng thân. Vì chư Như Lai đều hợp đủ hai loại tướng này. Cho nên Pháp Hoa nói: “Như những Đức pháp kia, lực định Huệ trang nghiêm, dùng chúng độ chúng sanh, tự chứng vô thượng đạo”.
– Đắc Nhẫn:
Kinh: Ý nói: Bồ-tát trong tâm vô ngã mà tu phước Đức thì hơn hẳn trong tâm có ngã mà tu phước đức. Bởi vì những thứ đó sẽ trang nghiêm pháp thân, rốt cuộc chẳng mất.
“Luận nói…”: Là nêu ra ý niệm bị khiển trừ. Nghĩ rằng: Nếu Trí xuất Thế vô phân biệt chính là Nhân thành Phật thì những phước đức mình đã tu đều sẽ bị mất hết. Vì sao? Vì phước đức chẳng phải là Nhân. Vì để ngăn chặn ý niệm này mà dẫn khởi đoạn văn khiển trì này.
“Đắc Thắng nhẫn bất thất”: Là chánh tỏ về nghĩa của bất thất, nghĩa là nếu tâm trú tướng, tu chủ phước đức, rơi vào Hữu lậu, phước này ắt thất. Nếu tâm ly tướng, tu chủ phước đức, thành ở vô lậu, phước này chẳng mất.
“Bởi đắc…”: Là xuất ra nguyên do chẳng mất. Đây là dùng quả để nghiệm nhân, thành nghĩa chẳng mất. “Vô cấu” tức là thanh tịnh, vô lậu, là Phật thân vậy.
“Hai vô ngã”: là Nhơn vô ngã, pháp vô ngã, đắc cái trí của hai không này, gọi đó là Nhẫn.
-Chánh tỏ rõ:
Kinh ý nói: Nhưng trước kia nói những phước đã tu do Vô ngã, cho đó là vượt trội, chỉ do vì Bồ-tát chẳng thọ nhận phước.
“Đáng trách…”: Là nói về nguyên do chẳng thọ nhận, đây cũng là dùng quả để nghiệm Nhân, thành quả của Bất thọ. Ý nói: Quả nếu Hữu lậu thì biết thọ hướng phước, đó là điều đáng chê trách. Quả đã vô lậu thì biết chẳng thọ, làm sao đúng trách!
“Ngài Vô Trướng…”: Là nói đối lại với văn trước bát trú Niết-bàn, trước và sau so nhau mà cùng thành nghĩa của Bi và Trí.
“Nếu trú…”: Là nói ngược.
-Trưng hỏi, giải thích:
Kinh ý nói: Bồ-tát làm phước, nếu sinh tham trước, ắt thành Hữu Lậu. nhân đã Hữu lậu, quả cũng Hữu lậu. Đắc ba mươi hai tướng, chỉ đồng với luân vương, chẳng gọi là Phật, đây thì Nhân, quả đều thất, thành ra chỗ Nghi. Nay đã làm phước, chẳng sinh tham trước thì Nhân thành vô lậu, Nhân đã vô lậu, quả cũng lại vậy. Đắc ba mươi hai tướng trang nghiêm pháp thân, gọi đó là Phật, sao lại nghi rằng mất Nhân và quả?
NGHI TÌNH HAI MƯƠI BỐN
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Nếu chư Bồ-tát…”: Là chỉ chỗ khởi nghi, tức là đến từ đoạn văn trên, tức là trong luận nói: “Nếu chư Bồ-tát chẳng thọ quả báu kia…” “Thì làm sao….”: Là kết thành nghi.
“Chúng sanh dụng”: căn cứ theo Phật thọ lượng, hợp mãn một trăm tuổi, đến tám mươi tuổi bèn nhập Bát-nhã, ý lưu lại hai mươi năm phước cho đệ tử đời sau thọ dụng. Lại nữa, cúng dường thừa sự Phật, có thể khiến cho chúng sanh được phước vô lượng, đây cũng là phước của Phật mà chúng sanh thọ dụng.
Hỏi: Trước nói Bồ-tát chẳng thọ dụng, nay sao lại hỏi về Phật thọ dụng? Lại nữa, trước nói Thọ nghĩa là thủ, ấy nghi thọ nghĩa là Dụng. Văn nghĩa đã khác, sao thể thành nghi?
Đáp: Đây đề là lấy quả mà nghiệm Nhân. Trong Nhân nếu chẳng thọ thủ thì trong quả sao hợp thọ dụng. Trong quả còn tự thọ dụng, trong Nhân hoặc lại không có thọ thủ sao?
– Hiểu sai:
Kinh ý nói: Nếu người nào nói: Như Lai xuất hiện “Lai”, Như Lai nhập diệt “khứ”, Trú thế gian, đều chẳng hiểu nghĩa ta đã thuyết.
“Phước đức…”: là ứng báo của phước vô lậi kia, tức là vô cấu quả. Vì trong quả không có sắc tướng. Luận nói: Phật quả không có sắc tướng để thấy. Lại nữa, Luận nói: Phật quả không có sắc thanh riêng biệt, chỉ là Như Như, luận nói: Phật quả không có sắc thanh riêng biệt, chỉ là Như Như, lại vừa là Như Như Trí độc tốc, cho nên không có lai khứ…
“Là để hóa…”: Hoặc hỏi rằng: Đã là Phật quả không có sắc thanh không biệt lai khứ thì sao lại xuất hiện thọ phước, vì để chúng sanh thọ dụng sao? Vì vậy, ở đây giải thích ý nói: Chúng sanh căn thành thục thì có thể cảm duyên, bởi vì Phật vô duyên đại bi từ vô lượng kiếp đến nay, lợi tha thiện căn, huân tịnh pháp giới để thành thuận tập, có cảm liền ứng, nhậm vận vô tâm, cũng như một mặt trăng chẳng hạ gián xuống trăm dòng sông, trăm dòng sông cũng chẳng thăng lên mặt trăng. Do từ
Thiện căn lực, pháp nhĩ như thị. Đó chính là ý để đoạn nghi. Nếu trong quả có tâm thọ dụng thì trong Nhân cũng có tâm thọ thủ. Trong quả đã là tự nhiên, trong Nhân đủ trõ có trước dính.
– Chánh kiến:
Kinh trưng ý rằng: vì nghĩa gì mà gọi danh là Như Lai, đã gọi là Lai thì cũng biểu tỏ khứ, sao lại nói là hiểu sai.
Giải thích ý rằng: Vì Chơn Phật vốn không có lai, khứ.
“Kệ nói: Là nêu ra sự khác nhau giữa Chơn Phật và Hóa Phật. Như Lai tức là pháp thân, vốn bất động, giống như hư không, cho nên khác với Hóa thân, tùy theo cơ mà lai và khứ, nó chẳng khác nhau mà khác nhau.
“Đại Vân…”: Là giải thích. Đây là dựa theo cơ, tâm nhiễm tịnh bèn thấy Phật có lai, khứ, gọi đó là Hóa thân, “chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu”, tức là bất động, gọi đó là pháp thân, đây là cơ thấy có Phật lai, khứ, Phật thật bất động… từ kia với Ngã là sao? Trong này lược nêu ra Dụ về Nước: chúng sanh tâm tức tri, mặt trăng dụ cho pháp thân, ảnh dụ cho Hóa thân, Thể trong đục là dụ cho nhiễm và tịnh. Nước trong, mặt trăng hiện, mặt trăng cũng chẳng đến. Nước đục, mặt trăng ẩn, mặt trăng cũng chẳng đi, chỉ là nước có trong có đục, chẳng cho rằng mặt trăng có trăng có trầm. Trong pháp cũng vậy, tâm sạch thì thấy Phật, chẳng phải Phật đến, tâm nhơ thì chẳng thấy, cũng chẳng phải Phật đi. chỉ là chúng sanh Nhơ sạch, chẳng nói rằng chư Phật ẩn, hiển.
“Giải cực…”: Nghĩa là giải cực thì tâm tuyệt, tâm tuyệt thì hội với Như, thể của Như thì châu khắp, cho nên không có phương chốn, đây là tỏ về Chơn của tức ứng.
“Duyên đến…”: Nói về ứng của tức Chơn. Ý giống với Đại Vân, dùng ẩn và hiển để đoạn trừ nghi. Ý là: Có chuyện Phật xuất hiện, huống nữa lại có chuyện thọ phước ư!
NGHI TÌNH THỨ HAI MƯƠI LĂM
Văn của luận về nghi tình này chẳng nói riêng về nghi, nhưng nghĩa và ý hợp lại thì có. Đâu Sớ đầu thân là nêu chương.
“Theo phần trên…”: Là chỉ chỗ khởi nghi. Nghi này đến từ ba chỗ: “Chẳng thể dùng hóa…” là mối nghi thứ hai mươi hai. Vì lẫn lộn với Luân Vương. “Pháp thân không có lai khứ…”: Là nghi tình thứ hai mươi bốn, tránh là hiểu sai. “Căn cứ tho phần ngăn chặn…”: là nghi tình thứ hai mươi ba. “Chẳng mất…”: Là Di Lặc tụng nói: Đắc thắng Nhẫn bất thất. Nhất và Dị tương phản nhau, khó mà tồn giữ hay bỏ đi, cho nên thành nghi vậy. “Đây là dựa theo…”: là ý của đoạn nghi. Kia thì dựa
theo Nhất và Dị song tồn mà nạn vấn. Đây thì dựa theo Nhất và Dị đều phi mà thông.
– Phá thô sắc:
Kinh: Hỏi đáp về nhiều hay ít. Như văn có thể biết.
Sớ: Có ba phần: 1. Dẫn ngài Thiên Thân, theo Đoạn nghi:
“Kệ nói…” là nêu. “Luận nói…” là giải thích. Nhất Chơn pháp giới, số lượng tiêu diệt, phi nhất phi Dị. Chư Phật chứng đây, cũng phi nhất dị, mà nói “trú xứ” là bởi vì chẳng phải hai nghĩa này để có thể trú trước.
“Để tỏ rõ…”: Là chánh hiển về ý trú, ý lấy giới dụ cho Chơn Thân, Trần dụ cho Hóa Thân, trần nhân ở giới bị tan vụn, cho nên là phi dị, dụ cho từ Chơn thân mà khởi ứng thân. Trần thì tế, giới thì thô, cho nên là phi nhất. Dụ cho Chơn thì Thật, Ứng là Giả.
“Ngài Vô Trướng…”: phần 2. Phá pháp chấp, là một nghĩa riêng, chẳng phải là đoạn nghi. “Danh Thân”, tức là bốn uẩn, Thọ, tưởng,… “Sắc thân”, tức là bốn đại, Địa, thủy…”Trong đó…” dùng tế mạc phá sắc thân. Dùng vô sở kiến để phá Danh Thân. Vô sở kiến tức là bất niệm. Đoạn này thuyết Trần rất nhiều, chính là sơ phương tiện.
“Đại Vân…”: phần 3. Tỏ về phá tướng. Nói về tướng của phương tiện. Vì năng phá là Tế Mạc. Sở phá là Thô sắc, Năng và Sở hợp lại mà thành ra tên của phần này. “Vi trần ở đây…” là phân biệt sự khác nhau giữa Đại thừa và Tiểu thừa: Đại thừa dùng quán, giả tưởng phân biệt mà khởi Huệ số của nó. Phá tách chiết sắc kia phân tách đến mức cực vi, Thiên Nhãn của Nhị Thừa chẳng thể thấy được. Đó tức là tế mạc đến mức cùng cực, chẳng thể phá tách chiết ra được nữa, gọi tên là cực Lược sắc. “Chẳng phải Tiểu Thừa…”: Bởi vì Tông Tiểu Thừa mê với Lý của Duy Thức, chẳng thông đạt chư pháp tức không. Kế chấp cho vi trần này là Thật có mà nói rằng tích chứa các vi trần để thành thế giới. Câu Xá Luận nói: “Cực vi vi kim thủy, Thố Dương Ngưu liêu thành, xoa Tâm Mạch chỉ tiết, bỉ hậu tăng thất bội”. Nay ở đây phải bác bỏ, cho nên nói rằng: Chẳng phải là thật trần.
– Phá vi trần:
Kinh: Ý nói: Vì nghĩa gì mà thuyết vi trần? Giải thích ý rằng: Bởi vì không có thật thể.
Lại trưng ý rằng: Nguyên do gì mà thuyết vi trần là không? Lại nữa, thuyết vi trần là gì?
Giải thích ý rằng: Thứ mà Phật nói, chẳng phải là Thật vi trần, là không vi trần. Sớ: có hai phần: 1. Giải thích theo đoạn nghi:
“Trần Vụn…”: là dùng dụ để nói. Trần là đập vụn thế giới thành ra là bột mạc. Cho nên giới thì thô, mà Trần thì tế, đó là phi Nhất.
“Trần chúng tụ”: vì thế giới là do chúng Trần mà thành. Cho nên Trần và giới là Phi Dị (chẳng khác nhau).
“Cũng như vậy…”: là pháp hợp. Nghĩa là Phật ứng thân hiện ở mười phương, cho nên là phi nhất. Cùng giống nhau nương vào cùng một Thề, cho nên là phi dị. Lại nữa, y theo pháp mà khởi Hóa, cho nên là phi nhất. Lìa pháp thì không có Hóa, cho nên là Phi Dị.
“Lại nữa, nếu…”: là phần hai, dựa theo pháp mà giải thích, cũng là dựa theo Dụ.
“Pháp thuyết”: Nếu Hóa là Thật, cũng chẳng cần Phật thuyết, chỉ vì đó là hư giả, người khác chẳng biết, cho nên Phật thuyết vậy.
“Ngài Vô Trướng…”: là dẫn chứng. Giống với đây.
-Phú Thế giới:
Kinh: Ý nói: chẳng những sở khởi vi trần là không vi trần, ngay cả năng khởi thế giới cũng là không thế giới.
“Bổn luận…”: Như đoạn văn tiếp theo sẽ nói.
“Chúng sanh Thế giới”: là thế gian Hữu tình. Bởi vì tâm pháp vô chất, chẳng thể chia tách, chỉ cần dùng phương tiện bất niệm để phá nó. Niệm nó thì có, bất niệm thì không có. Cho nên khởi tín nói: tâm sinh thì pháp sinh, tâm diệt thì pháp diệt.
-Phá Hòa Hợp:
Kinh: Trưng ý nói: Vì nghĩa gì mà thuyết Thế giới?
Giải thích ý rằng: Thế giới nếu thật thì đó là Nhất Hợp Phật thuyết Nhất Hợp là Nhất Hợp chẳng thật có, đó là nhất Hợp (thuộc) không, vô.
Sớ: Trong văn, dẫn giải thích của ngài Thiên Thân:
“Luận nói….”: Là nêu.
“Đại Vân…”: Là giải thích. Ngầm hợp, ngấm ngầm hợp làm một. Một (Nhất) tức là Hòa hợp, cho nên nói là Nhất Hợp vậy.
“Tam Thiên phá Nhất”: Đã nói ba ngàn thì chẳng phải là nghĩa của một. Đây là nói thông cả Ngũ uẩn không có nghĩa của Nhất Hợp.
“Ngài Vô Trướng…”: Là phần hai. Dẫn giải thích của ngài Vô Trướng.
“Ghép nói….” nói về cả hai, tình và khí.
“Cho nên có hai…”: Là nêu ra hai loại Đoàn Thủ.
“Đại Vân…”: Là tỏ rõ rằng tình và khí đều gọi là Thế giới. Là:
Trần chúng tức là thế giới. Chúng sanh thì Hữu Tình Thế giới.
“Đoàn Thủ là nhất…”: Nghĩa là Tình và khí chẳng phân chia, đó là một thế giới. Nhất Hợp này có hai Đàm Thủ: Ở trong Ngũ uẩn chia ra sắc và tâm. Vốn thì hợp hai thành một, nay thì tách một thành hai, nhưng Hòa hợp và Đoàn Thủ vân là nghĩa của một, chỉ vì bản tần và bản ngụy dịch khác nhau mà thôi.
“Nhất Đoàn Thủ”: là Danh thân. Chúng sanh và Thế giới, nghĩa chẳng thể phân chia, chỉ có nghĩa của một.
“Sai Biệt Đàm Thủ”: là khí thế giới tụ nhiều vi trần thành một thế giới. Cho nên luận của ngài Vô Trướng nói: Chúng sanh Thế giới Hữu, đó là Nhất Đoàn Thủ. Vi trần Hữu (có). Đó là sai biệt Đoàn Thủ. Vì hai giới Đoàn Thủ. Vi hai giới Đoàn thủ này không có thật. Cho nên tâm kinh nói: “Thị cố không trung vô sắc vô thọ tưởng hành thức, vô Nhãn Nhĩ tỉ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp”.
Câu “thị Danh Nhất Hợp Tướng” của kinh, là dựa theo Tục Đế mà nói là có, sẽ nói ở đoạn văn sau.
– Vọng chấp có:
Kinh: Ý nói: Nhất Hợp Tướng này không có Thể để có thể nói, chỉ vì phàm phu vọng sinh tham trước.
“Bởi tụ tập kia…”: là giải thích “bất khả thuyết” ở trong kinh. Ngũ uẩn hòa hợp, không có thật thể, đây tức là giới quy về trần, tức là không có giới để có thể thủ. Trần quy về Duy Thức, tức là không có Trần để có thể thủ. Bốn uẩn ly niệm thì không có tâm để thủ. Chúng sanh thủ trước đều do hư vọng phân biệt. khởi Tín Luận nói: Tất cả cảnh giới duy y theo vọng niệm mà có sai biệt. đây là tỏ về từ câu “chi” vì phàm phu…” Trở về sau.
“Nếu có…”: là nói ngược lại, bởi vì Thể của thế giới nếu là Thật có thì chẳng gọi là hư vọng phân biệt, hợp là chánh kiến.
“Thế Đế thì nói…”: tức là “thị danh” ở trên. Giống với Luận nói: “Tụ tập kia”. Đệ nhất nghĩ thì chẳng thể nói, tức là “Tức phi” ở trên. Giống với “vô vật khả thủ” trên.
“Trẻ con…”: Thế Đế tuy nói, chỉ là giả có, phàm phu chẳng mẫn tuệ, chấp đó là thật, giống như trẻ con kia, như lời mà chấp vật.
“Thấy ngũ uẩn”: chẳng liểu (hiểu) pháp không, đó là chấp pháp.
“Thủ hòa hợp”; chẳng thông đạt các pháp, tức là Ngã chấp. Hai chấp chẳng vọng, cho nên nói là “tham trước kỳ sự”. Mê ở sự pháp, sở tri chướng.
-“Phá ngã pháp”: trên kia là phá cảnh sở duyên của ngã pháp, khiến biết là chẳng thật. Nay thì phá chúng khiến vong mất phân biệt,
nhập vào Thánh Đạo. Cho nên kệ nói: “Phi vô nhị đắc đạo. Viễn ly ư ngã pháp”.
-Bắc Hiểu sai:
Kinh: Văn hỏi đáp, đều có thể biết vậy! Chỉ bất giải, (chẳng hiểu), ắt chẳng hiểu sai.
-Khiển trừ chấp lời:
Kinh: Tương ý rằng: Vì nghĩa gì mà thuyết là bất giải?
Giải thích ý rằng: Phật thuyết kiến, ngã, nhơn… chẳng phải thật kiến, ngã, nhơn… là giả danh Ngã kiến, nhơn kiến,… chúng sanh chẳng hiểu cho đó là thật. Cho nên phân chia trước gọi là Hiểu sai vậy.
“Hư vọng…”: Thấy có ngã, cho nên gọi là Ngã kiến. Thể thật không có, cho nên nói là Hư vọng. Hư vọng không có thật, nguyên là chẳng thấy. Như nơi đây thấy rắn, há lại là thật thấy.
“Như Sở bất phân biệt”: có hai ý: 1. Lấy Chơn Như làm sở, bất phân biệt giống như Chơn Như kia; 2. Lấy ngã pháp làm sở, ngã pháp vốn không có sở tri của Như.
“Vì sao…”: Là trưng.
“Như ngọa đạo…”: Là giải thích.
“Nhơn vô ngã…”: Trong một pháp giới, vô ngã, vô vô ngã. Nay đối lại Hữu ngã mà nói Vô Ngã, giả mượn ngôn thuyết, cho nên nói là đặt ta (an trí).
“Pháp Vô ngã…”: Vì kiến (thấy) là tâm, tâm sở pháp chấp có cái kiến (cái thấy) này, gọi đó là pháp chấp. Tâm pháp chẳng thật, cho nên nói là an trí (đặt ra) đoạn văn này phá pháp vô ngã. Liên đời mà dẫn, chẳng cho đó là ý chính.
“Tương ưng…”: Nhập Địa thì chứng Như.
“Bất Phân Biệt”: Là lìa phân biệt chướng.
“Tức ngang…”: Nếu còn tồn ngã và Pháp, tức là phân biệt vô cùng. Chỉ cần liểu cả hai không thì tự vô phân biệt, tức là nhị không quán này làm phương tiện để nhập vào Lý.
– Trừ phân biệt:
Kinh: ý nói: Người phát Bồ-đề tâm, nên như vậy tri kiến, tín giải, chẳng sinh ra pháp tướng.
Sớ: Có hai phần: 1. Chỗ nương của vô phân biệt. có hai phần: 1. Tổng trưng ba pháp:
“Ngài Vô Trướng…”: Mỗi tiết mỗi đoạn dùng giải thích để trung khởi, dùng kinh để đáp.
“Người nào”: tức là câu “người phát Bồ-đề tâm” trong kinh.
“Ở pháp nào”: Tức là câu “Nhất thiết pháp” ở trong kinh.
“Phương tiện gì”: Tức là câu “nên như vậy tri kiến tín giải” trong kinh.
Đoạn trừ “Đây là hiển thị…”: là phần hai, giải thích riêng phần thứ ba. Có hai phần: 1. Nêu chung. “Đây là hiển…”: tâm tăng thượng tức là Định, Trí tăng thượng tức là huệ. Dang là tăng thắng những pháp trên, cho nên nói là Tăng Thượng. “tri kiến thắng giải”: là những ngôi vị sau của Định Huệ đoạn từ “ ở trong ấy…”: là phần hai. Giải thích riêng. Có hai phần: 1. Nói chung về ba nghĩa: “trong ấy” là ở trong ba sự kia.
“Nếu Trí…”: Là tỏ về Thể của ba loại này, tức là Trí y chỉ vào ba phương tiện khác nhau mà đặt ra ba tên gọi. Xa-ma-Tha, tiếng Hán gọi là Chỉ. Chỉ tức là Định. Trí y vào Định này thì dập tắt vạn duyên, duy chỉ có tâm, cho nên gọi là Tri (biết).
“Tỳ Bát…”: Tỳ Bát Xá Na: tiếng Hán gọi là Quán, Quán tức là Huệ, y vào Huệ này, cho nên nói là Quán sát tất cả, ủy tế suy cầu, lịch lịnh phân minh rõ ràng, cho nên gọi đó là kiến (thấy).
“Hai thứ này”: là tri và Kiến.
“Tam Ma Đề: tiếng Hán gọi là Đẳng trì, chỉ do vì Định và Huệ đẳng xứ (chỗ Định và Huệ ngang bằng), gọi là Tam Ma Đề, dựa vào ngĩa này nên gọi là “Thắng Giải.”
“Nói y chỉ”: Là danh y theo nghĩa mà đặt.
“Vì Tam Ma Đề…”: Là phần hai. Chuyển giải thích nghĩa sau.
“Tự tại”: là Định Huệ vô ngại.
“Nội Duyên”: đã chưa chứng Chơn, chỉ duyên hình ảnh. Vì pháp Chơn như thì lìa tâm duyên, nay thì đã biến ảnh, duyên với Như, gọi là Thắng giải, từ đó có thể dẩn căn bản chánh Trí, làm phương tiện gần trong vô phân biệt.
“Thế nào là…”: là phần hai. Chánh hiển lý vô phân biệt: tức là luận giải thích câu “bất sinh pháp tướng” trong kinh. Câu đầu là trưng khởi, câu sau là chánh hiển.
“Đại vân nói…”: là dựa theo vị mà giải thích luận.
Tiền phương tiện”: tức là tri, kiến, thắng giải. Đây là đang ở giai vị Tứ Gia Hạnh thuộc Địa Tiền.
“Nay bất phân biệt”: tức là bất sinh pháp tướng, thông tại thập Địa và Phật địa, tuy mãn và phần khác nhau nhưng đều dùng căn bản vô phân biệt trí, chính mình chứng đế lý, như bài tụng về kiến Đạo của Duy thức nói: Khi ấy ở Sở Duyên, Trí đều vô sở đắc, bấy giờ trú Duy Thức, lìa khỏi nhị thủ tướng.
– Hiển Bổn tịch:
Kinh: Ý nói: Cái gọi là pháp tướng là pháp tướng chẳng thật có, đó là pháp tướng bổn vô (vốn không có).
“Bất cộng”. Là phi pháp tướng trong thắng nghĩa Đế chẳng chứa chấp nó, ly tính, ly tướng, phi hòa hợp.
“Tương ưng”: Là “Thị danh pháp tướng”, tính khởi thì thành ra là tướng, tướng chẳng lìa Tính, cũng như dụ về vàng trong phần trước. Đồ vật chẳng lìa vàng.
NGHI TÌNH THỨ HAI MƯƠI SÁU
Văn của luận đến đây chẳng nói rõ là đoạn trừ nghi tình nào, cho nên hai quyển Sớ Vân và ngoại đều thu vào trong đoạn văn trên, hợp những quyển sớ và xem văn của luận thì có, cho nên tách ra phần này.
“Nhân vì nghi…”: Là chỉ chỗ khởi nghi, nghi này đến từ trong nghi hai mươi lăm.
“Ý cho rằng…”: Là lập lý.
“Tức hóa thân…”: Là chỉ không có thể của Hóa thân.
“Nếu vậy…”: là kết thành nghi. Ý nói: Phật năng thuyết đã là hư giả thì giáo sở thuyết chẳng lẻ lại thật! Trì thuyết giáo chẳng thật, lại có phước sao?
-Công Đức:
Kinh văn so sánh. Có thể hiểu được. “A Tăng Kỳ”: Tiếng Hán gọi là vô số. “Phát Bồ-đề tâm giả”; là phân biệt với những người khác.
“Kệ nói:….”: Là nêu.
“Luận nói…” Là giải thích. Trước là nhắc lại nghi để túng nó.
“Nhưng mà chư Phật kia…”: là căn cứ theo lý mà đoạt nó.
“Vô lượng…”: là phân biệt với Hữu lượng. Đây tức là ba lớp để tỏ rõ sự vượt trội của trì thuyết.
-Bất nhiễm:
Kinh: Trưng ý nói: thuyết pháp như thế nào để gặt hái được công đức như vậy? Văn giải thích có thể hiểu, trước đó nói: Phát Bồ-đề tâm giả là ý ở tại đây. Nếu phi Bồ-tát thì sao được như vậy.
“Ngài Vô Trướng….”: Là dẫn giải thứ nhất. Có hai phần: 1. Nói về ý kinh. Đã là tâm thuyết pháp, cũng giống như Chơn Như kia không có phân biệt, chẳng thủ tướng của năng thuyết, sở thuyết thì sẽ gặt hái công đức lợi ích cực kỳ vậy, cho nên quyết định thuyết.
“Vô sở nhiễm”: tức là vô phân biệt, bất thủ, bất động. Đây chính là ý của Đoạn Nghi. Nghĩa là toàn bộ những điều Phật thuyết đều Như Chơn thật, người tryền thụ phải đều như vậy. Đã như pháp thì phước mới vô biên, sao lại còn nghi trì thuyết chẳng có phước đức? Lại nữa, như kệ nói: Khi chư Phật thuyết pháp, chẳng nói là Hóa than, vì chẳng nói như vậy nên thuyết kia là chánh. Ý nói: Nếu nói là Hóa nhơn thì người ta không có kính tâm, thì làm sao chịu tin thọ pháp sở thuyết, do chẳng nói nên người ta đều tông phụng, giáo được thuyết, thảy đều thọ trì, phước vô lậu tự nhiên sẽ vô lượng vậy.
“Vân hà…”: là phần hai: tiêu văn kinh.
“Chẳng thể…”: Đây là tỏ rằng lìa khỏi tướng thuyết, chẳng phải hoàn toàn chẳng thuyết. Phần trên nói: “Vô pháp khả thuyết”. Kinh Tịnh Danh nói: “Vô thuyết vô thị”, đó gọi là thuyết pháp. Cho nên bản kinh ngụy nói: “Như bất diễn thuyết”.
“Nếu khác với đó…”: Nói ngược lại; vì thủ tướng mà có phân biệt, chẳng Như Như. Đã là chẳng Như Như, tức thành điên đảo.
“Lại nữa, khi thuyết…”: Là dựa theo sự mà nói về Vô nhiễm. Trước là dựa theo chẳng xứng lý, nay là dựa theo chẳng xứng sự. Bởi thuyết pháp vốn là để lợi ích chúng sanh, nay lại vì danh lợi, há lại chẳng nhiễm thuyết!
“Đại Vân…”: là phần hai, dẫn giải thích của Đại Vân: tâm hành sinh diệt tức là Hữu sở đắc, phân biệt thủ tướng, nay đã chẳng thể, Dùng Tức hợp vời Như, cho nên nói là “Như Như”. Chữ Như trước, tức là nghĩa tựa như. Chữ Như sau, tức là Chơn Như, tựa như Chơn Như, cho nên nói là Như Như.
“Tâm, cảnh Như”: Tức là cả hai đều là Chơn Như, không có nghĩa tựa như.
“Tức Vô Nhiễm”: Nghĩa là tâm nghĩ liền sai, bèn gọi là Nhiễm. Cho nên Luận nói: Động tức hữu khổ, quả bất ly Nhân: Đây tức là niệm lự vi tế đều gọi là Nhiễm, bất tất phải là tham dục.
NGHI TÌNH HAI MƯƠI BẢY
Sớ: Đầu tiên là nêu chướng.
“Nếu chư…”: Là chỉ chỗ khởi nghi. Nghi này đến từ trong nghi hai mươi sáu. Vì hóa thân Như Lai thướng thuyết pháp, phần trước tuy không có văn nhưng có ý này.
“Thì sao lại….”: Là kết thành nghi. “Niết-bàn” tức là nghĩa của Bất động, vô vi, như văn trước nói: “Nếu người nói Như Lai đến, đi, ngồi, nằm, tức chẳng hiểu nghĩa mà Như Lai đã thuyết, Như Lai là chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, cho nên gọi là Như Lai”. Đây là Phật Nhập Niết-bàn. Ý nói: Niết-bàn thì tịch tỉnh, thuyết pháp thì huyên động. Đây và tịch tương phản nhau, sao cả hai đều tồn tại.
Kinh: Trưng ý rằng: Vì nghĩa gì mà Phật thường thuyết nhưng chẳng ngại Niết-bàn? Như Luận đã nói.
Giải thích ý rằng: Thường Phật có diệu trí, quán chư pháp không, như mộng huyễn… Tuy hiện thuyết pháp, tựa như là tướng Hữu vi nhưng thường trú Niết-bàn, lý của vô tác, còn nghi gì nữa! Nếu ở ngoài luận thì chẳng giải thích đoạn nghi. Văn này chỉ trách thuyết pháp bất nhiễm. Trưng ý nói: Vì nghĩa gì mà khi thuyết pháp chẳng thủ ở tướng, đắc hợp Chơn Như, bất động bất nhiễm? Giải thích ý nói: Chỉ quán các tướng Hữu vi giống như mộng huyễn… thì tự nhiên thuyết sẽ bất thủ, bất trước,
khế hợp Chơn Như, không có lay động, phân biệt,… Sớ: Văn có hai phần: 1. Chia phần, nêu văn.
“Trong bản đời Ngụy…”: Hai bản kinh đều thuyết thí Dụ, bản kinh kia thì rộng, bản kinh này thì lược, nay thì nêu rộng để giải thích.
“Trong phần…”: Là phần hai. Theo phần giải thích, có ba phần:
1. Dựa theo giải thích hai luận: trong bản Ngụy có chín dụ; 2. Văn thứ nhất: “Kệ nói…”: là nêu. “ Luận nói….”: Là giải thích: Đầu tiên là giải thích hai câu trước của kệ: Chơn thân và hóa thân chẳng cùng một, cho nên là phi Hữu vi. Chơn thân và Hóa thân chẳng khác nhau (Bất dị), cho nên là bất ly Hữu vi. Nói “Chư Phật” là để phân biệt với Niết-bàn của Tiểu Thừa chỉ một mực là tịch diệt, còn Niết-bàn của Như Lai là Bi và trí kiêm vận, gọi là Vô trú xứ.
“Vì sao…”: là men theo phần trên mà trưng hỏi, giải thích hai câu sau của kệ. Ý trưng hỏi có thể biết!
“Do diệu trí…”: Diệu trí là để phân biệt với Thô trí của Nhị Thừa. Chánh quán, là để phân biệt với đảo kiến của phàm phu. Đã dùng Diệu trí, chắng quán Hữu vi các pháp như mộng huyễn… cho nên thiệp Hữu mà chẳng trú Hữu, quán không mà chẳng trú không, dụng mà thường tịch, tịch mà thường dụng. Suốt ngày thuyết pháp, suốt ngày Niết-bàn, như sớ của Hoa Nghiêm nói: “Tịch liêu ở vực vạn hóa, động dụng ở trong nhất hư”. Mới biết rằng nếu chẳng thiệp hữu, há lại gọi là Đại thừa Niết-bàn. Nếu chẳng chứng Như thì sao gọi là Vô nhiễm thuyết pháp. Lời tuy tựa như ngược, nhưng ý lại phù hợp nhau. Ngài Thiện Hiệu dựa theo cực trái để trình bày mối nghi, Như Lai căn cứ theo cực thuận để giải thích thông nghi. Lý thật thâm diệu, sáng cả thiện cuối.
2. “Kiêm Vô Trướng…”, đầu tiên là chia văn.
“Bài kệ này”: là văn của bản kinh đời Ngụy.
“Bốn tướng Hữu vi”: Tức là bốn tướng. tự tính… ở phần sau.
3. Tự tính tướng…”: Theo văn mà giải thích bốn tướng. Hai câu đều là giải thích ý chương.
“Kiến và tướng này…”: Nghĩa là hai phần kiến và tướng, dùng tự chứng phần làm Thể. Mà ba pháp này là tự tính của sinh tử, tất cả sinh tử từ đó mà sinh ra, cho nên gọi ba pháp này là căn bản vậy, chúng thông cả tám Thức.
4. “Tinh (sao đêm)…”: Là giải thích riêng.
“Kiến phần”: Đại Vân nói: Đó là Đệ-lục-thức. Đo lường tính toàn phân biệt, duyên với cảnh mộng tướng, các trí ở thế gian đều ở trong này. Cho nên dùng tính toán ánh sáng sao đêm để so với thức này. Đây là dựa theo chấp dính toán quá cường thịnh, cho nên riêng chỉ cho thức thứ sáu, chẳng phải là chẳng thông với tám thức.
“Vô trí…”: trong này, pháp và Dụ kiêm nhau, văn còn bị thiếu sót, tóm lược. Nếu phối cho đầy đủ thì pháp và Dụ kiêm nhau, văn còn bị thiếu sót, tóm lược. Nếu phối cho đầy đủ thì pháp và dụ có bốn đôi: Đó là, lấy mặt trời dụ cho Trí. Lấy ánh sáng dụ cho ngộ, lấy bóng tối dụ cho Mê, và như trong dụ, ý nói: Trong bóng tối không có mặt trời, có ánh sao. Trong ánh sáng mặt trời, có Thức dụng. Trong ngộ, có Trí không có phân biêt, chúng cũng giống như đêm tối, ngày sáng. Đêm tối thì chỉ có ánh sáng mà biết hướng nam Bắc, mặt trời vừa hiện, ánh sao tự tồn. Trong pháp cũng vậy, trong mê sinh tử, bổn Trí chưa hiển rõ, Ý thức phân biệt tựa như có soi biết. Nếu Trí hiển rõ, ánh sáng soi khắp thì niệm lự phân biệt chẳng còn tí nào.
“Không có ánh sáng kia”: Đây là dựa theo một phần dụ. Trong dụ đều không có ánh sao nhưng có thể của sao, trong pháp thì đồng cùng một trí, không có riêng tâm thức.
5. “Ế (mắt màng)”: Ý nói: màng nếu ở tại mắt thì mắt chất thấy vòng tơ. Nếu tại ý thì thấy thât ngã pháp. Nếu dụ phối với pháp thì Màng mắt dụ cho Thức Thứ bảy, vòng tơ dụ cho Sở kiến phần. Nay nêu ra rằng: màng mắt là dụ cho Sở kiến phần là vì có ba ý: a. Mật phối với Đệ Thất Thức: nghĩa là nếu chỉ thủ vòng tơ thì chỉ dụ cho sở kiến. Đệ Thất Thức không có Nhân để thủ, cho nên đây là mật phối không bị sót; b. Cũng giao ảnh lược: Vì trên dụ thì nêu ra Năng, trong pháp thì nói Sở, tự nhiên ảnh lược, thuyết thu những thứ khác; c. Hiển thị vòng tơ có Thể Tính, ý tuy tại sở nhưng lại nêu năng, để hiểu rõ, Sở từ năng mà sinh ra, đủ biết là nó không có thể.
“Vì kiến điên đảo”: là chỉ ra nguyên do vô thể, không có mà thấy có, cho nên nói là Điên Đảo.
“Thủ vô nghĩa”: Về tính thì có, về lý thì không có.
Trong phần ba: Đều là dụ cho Thức. Về mặt lý thì tuy thông cả tám thức, nhưng về mặt nghĩa thì chỉ năm thức trước. Vì thức thứ sáu thứ bảy, thứ tám đều có Điên Đảo.
“Thủ vô nghĩa”: Về tình thì có, về lý thì không có.
Trong phần ba: Đều là dụ cho Thức. Về mặt lý thì tuy thông cả tám thức, nhưng về mặt nghĩa thì chỉ năm thức trước. Vì thức thứ sáu thứ bảy, thứ tám đều có phối riêng.
“Đèn dựa theo cao dầu…”: Lấy dầu cao dụ cho Tham ái, lấy ánh đèn dụ cho Thức. Nếu không có dầu cao thì ánh đèn chẳng khởi, nếu không có tham ái thì thức niệm bất sinh. Cho nên luận nói: “Y chỉ tham ái pháp trú”.
Ba dụ trên đều là Năng Huân, là căn bản của Nhiễm ô. Cho nên gọi chung là Tự Tính tướng. Sở huân của chúng là Thức thứ tám trì giữ hạt giống mà dẫn khởi tâm, phối thuộc dụ mây, sẽ nói ở phần sau. Hoặc có thể sao là dụ cho kiến phần. Mắt màng thấy vòng tơ, vòng tơ là dụ cho Tướng phần. Đèn dụ cho tự chứng phần. Tự chứng phần tức là thứ tám. Sau đó dụ mây, mây chỉ dụ cho những chủng tử (hạt giống) trong Thức, những hạt giống này sẽ cho ra những pháp vị lại.
2.“Trước Sở trú vị”: Tức là dính mắc. Đắm dính vào chỗ trú ở.
“Huyển là dụ…”: Tức là nói theo Cảnh Sở Huyễn, như kết khăn tay biến ra thành con thỏ, kết có biến ra thành con ngựa, cho đến biến hiện ra nhiều thứ cảnh giới khác nhau.
“Vì những đồ vật…”: Là Pháp sở dụ. Cảnh giới của sáu trần chẳng cùng một, cho nên nói là “chung thủy”.
“Ngài Vô Trướng…”: là giải thích đề mục phần này. Còn về ý giải thích của Đại Vân thì dể có thể biết. Thức Năng biến còn chẳng thật, thì cảnh sở biến há lại có Thể, cho nên Khởi Tín nói: Tất cả cảnh giới chỉ nương vọng niệm mà có sai biệt. nếu lìa tâm niệm thì sẽ không có tướng của tất cả cảnh giới.
3. Tùy Thuận (quá thất tướng): có hai phần:
a. Giải thích ý của chương.
“Tự thân…”: là tỏ rằng Thân và thọ đương thể là quá thất (lỗi lầm).
“Quán chúng …”: Tùy thuận xuất ly.
“Lại có giải thích…”: Chấp trước tự thân và thọ là tùy thuận quá thất. Đó là chấp thân xác này là thường hằng, chấp thụ hưởng là lạc, tức là Điên Đảo. Điên đảo tức là quả thất.
– Lộ (giọt sương)… là phần hai. Chánh giải thích văn, có hai phần:
1. Thời gian ngắn ngủi: “Trú” như giọt sương ở trên ngọn cỏ, mặt trời mọc liền bốc hơi, vọng thân của chúng sanh cũng giống như vậy. Có ba ý: 1. Mệnh ngắn ngủi: Hữu vừa sinh ra liền chết; 2. So với những cõi giới trên thì thời gian cực kỳ ngắn ngủi; 3. Niệm niệm dời đổi rơi rụng, tức sinh tức diệt. Có ba ý này cho nên gọi là thời gian ngắn ngủi.
– Bào (bọt nước):
“Thọ dụng sự”:Thọ là năng lảnh nạp, ngay ở lảnh nạp này là dụng của Thọ, ngay ở thọ dụng này thì gọi là Sự.
“Thọ, Tưởng, Nhân”: Nhân tức là Nhân củ Xúc thọ. Tưởng trợ giúp cho Thọ. Cau Xá nói: Thọ giống như món ăn ẩm thực, tưởng giống như gia vị trợ giúp.
“Ba pháp bất định”: có ba giải thích: 1. Khổ, Lạc, xả ba thọ bất định; 2. Thọ, tưởng, Nhân với ba pháp mà bất định, ba pháp tức là ba cảnh; trái, thuận… 3. Thọ, tưởng, xúc là ba, cả ba đều bất định. Vì một thứ bất định thì những thứ còn lại cũng đều bất định. Mà đây tuy nói tưởng, xúc, ý tỏ về Thọ. Như gió và nước kích nhau thì có bọt nước khởi. Xúc và tường hòa hợp thì có Thọ Sinh ra. Vì vậy mà lấy bọt nước dụ cho Thọ. Cho nên Đại vân nói: bọt ở trên nước, ẩn hiện bất định. Thọ ở trong tâm, khổ lạc bất thường.
“Khổ Thể”: Thọ là thể của khổ, khổ là ba khổ. Trong thân khổ kia có khổ sinh, cho nên là khổ khổ. Phá diệt là Hoại khổ. Chẳng lìa nhau là Hành khổ. Đuổi theo cảnh, trú ở tình, vọng sinh ra Lạc tưởng, cho nên gọi là Tùy thuận.
“Công đức thí…”: Ý nói thọ mệnh, khác với nghĩa trên. Dụ thì có thể biết rõ! Trong pháp thì “Bắt đầu sinh”, gửi chứa trong bụng, gọi là sinh (có người) hình thể chưa thành liền chết. “Hoặc mới vừa sinh” nghĩa là (có người) vừa mới sinh ra liền chất. “hoặc tạm định trú. Cõi trời thứ nhất thấy nhân gian năm mươi năm giống như một ngày đêm, huống nữa là trí của bậc Thánh! Cho nên kinh chánh pháp niệm nói: Có người chết trong thai, có người vừa mới sinh ra mà đã mệnh chung. Có người vừa biết đi thì chết, có người vừa biết chạy thì mất, tuy ngắn ngủi khác nhau, đều về chỗ chết. Cho nên kinh Tịnh Danh nói: “Thân này hư giả”, giả mượn dùng tắm rửa ăn mặc, ắt sẽ quy về môn diệt.
4. Tùy thuận xuất ly tướng: Có ba phần: a. Giải thích ý chương:
“Tùy Thuận Nhơn Pháp…”: Chơn Trí của Nhơn không và pháp không, có thể xuất ra hai tử. Phương tiện quán sát, gọi là tùy thuận; b. Chánh giải thích: Văn có ba phần:
1. Như Mộng: Là Thần du của con người. Vì những việc làm, những việc nghe thấy thời quá khứ đều là xứ xứ của sở niệm, không có sai biệt gì với những giấc mơ về đêm, nhớ lại thì có thể kể ra nhưng chẳng thấy. Như Kinh nói: Như khi ngũ dậy, kể chuyện trong mộng, tâm buông thả cho tinh minh vì nhân duyên mà thủ lấy vật trong mộng.
“Chỉ là tính nhớ niệm”: Vì niệm nhớ là Thể tính, nhớ lại thì tựa như là có, chẳng nhớ thì hoàn toàn không có.
“Quán sát…”: Nghĩa là ban ngày bị những cảnh giới, thấy, nghe, hun huân, trong mộng thấy lại rõ ràng, tuy không có người tạo tác nhưng cảnh giới vẫn hiện tiền rõ ràng.
“Cũng giống như vậy…”: Là hợp với pháp, bị huân bởi những nghiệp nhân thời quá khứ; cảm chiêu quả báo hiện tại, tuy không có người tạo tác, chẳng khỏi sinh tử luân hồi. Cho nên Tịnh Danh nói: “Vô Ngã, Vô tạo, Vô Thọ giả, Nghiệp của thiện ác cũng chẳng mất:. Khi tỉnh mộng, nhưng việc thấy rong mộng đều chẳng có, khi mê, đã giác thì sinh tử luân hồi, tuyệt hẳn dấu vết. Cho nên Khởi Tín nói: Nên quán các pháp quá khứ mà mình nhớ, mơ màng như mông.
2. Như Điện: “Bất trú sinh diệt”: Văn thì khác mà nghĩa thì đồng. Hể là Hữu vi, tức sinh tức diệt, không có khác thời. Bởi vì không có Tính, cho nên Thể là hư vọng, kinh nói: “Nhân duyên hòa hợp, hư vọng Hữu sinh, Nhân duyên biệt ly, Hư vọng danh diệt”. Kinh Lăng Già nói: “Vừa sinh liền có diệt, chẳng thuyết cho người ngu”. Khởi Tín nói: Nên quán hiện tại, những pháp sở niệm, giống như Điện chớp.
3. Mây: “Tý thời”: Là tại thời vị chủng tử (hạt giống). Giai vị chủng tử, làm chủng tử căn bản cho tất cả pháp”. Bởi vì tất cả chư pháp từ chủng tử mà sinh ra.
“Thô ác chủng”: là Hữu Lậu Chúng. Bởi vì vô lậu chủng tử là tế diệu.
“Tựa không”: là dụ cho nhiều. Hoa Nghiêm nói: Nếu Ác nghiệp này có thể tướng thì cả Hư không giới chẳng thể chứa đựng nổi.
“Như vậy”: Hư không là dụ cho chủng tử. Mây là dụ cho những pháp sẽ khởi sẽ hiện hành thời vị lai. Bởi vì mây nương theo hư không bầu trời, hốt nhiên mà khởi. Cho nên Khởi Tín Luận nói: Nêu quán chư pháp sở hiện ở thời vị lại giống như mây bỗng nhiên mà khởi.
“Ngài Vô Trướng …”: Là nói chung về ba sự, kết giải thích đề mục của phần.
“Đại Vân…”: Tỏ về ý chia văn của ngài Vô Trướng. Ba Đời đã không, dựa vào đâu mà có Ngã chấp. Có Ngã thì đã chẳng thể xuất ly, người Đạt Vô Ngã ắt sẽ xuất ly. Cho nên kệ nói: Quán căn và Thọ Dụng, quan ở tam thế sự, ở trong Hữu ci pháp, đắc vô cấu tự tại.
Trong phần hai, Chư kinh…: Nghĩa là Như Lai thuyết pháp, đa phần dùng sự huyển mộng, hư giả để so với nghĩa không của chư pháp, hoặc chi tiết hoặc tóm lược ở trong chư kinh và chư luận, tùy theo kinh luận nào, tông thú tuy khác nhưng đại ý đều phá Biến kế tình chấp của chúng sanh, người tình chấp nhiều, người chẳng đạt pháp, theo dụ mà sinh nghi, bệnh đa liên miên, được vẫn chẳng ngừng, cho đến khi ngộ thì thôi. Pháp dụ trùng trùng, nay dựa theo văn sớ chú thích Thập Nhẫn phẩm của kinh Hoa Nghiêm, kiêm cả thế của các luận Đại thừa để nói về ý của các Dụ, khiến đừng bị lẫn lộn.
“Tất cả pháp không”: Đây là tông nghĩa, nếu là người thượng căn, vừa nghe câu này liền hiểu. Người loại trung căn, vừa dụ liền rõ. Người hạ căn, triển chuyển sinh ra mê hoặc, lại càng phải dùng thêm các dụ, như phần sau sẽ nói.
“Hiện thấy…”: chất vấn rằng: Chư pháp nếu chẳng thấy thì còn có thể nói là chư pháp đều không, nay hiện thấy rõ ràng tồn tại, sao lại là không?
“Vì vậy mà thuyết là Như Huyển…”: Dùng dụ để giải thích dụ. Phần sau đều theo vậy.
“Ái trước…”: Chất vấn rằng: Chúng sanh chẳng ái trước thì còn có thể nói là chư pháp như huyển, đã sinh ra tâm ái trước thì làm sao có thể nói là Như huyển?
“Vì vậy mà thuyết như Dương diểm…”: là giải thích, đó là người khát nước chăng được nước. Nạn vấn rằng: Tham cầu nếu chẳng được thì còn có thể nói là Như Dương diểm, người cầu đều toại lòng thì làm sao có hể nói là như Dương diểm, (niệm tưởng ảo ảnh trong sa mạc,…) “Cho nên nói là như mộng…”: Là giải thích.
“Mộng tạo thiện ác…”: Nạn vấn rằng: Mộng tạo thiện ác, không có quả báo, thì làm sao lại nói là chư pháp như mộng. Sự việc nhân quả rõ ràng thì sao thể nói là như mộng?
“Cho nên nói là như ảnh…”: “nghiêm” là đẹp đẻ. “Suy” là xấu xí, đây là nói về sắc đối với gương.
“Cao thấp” đây là nói về Thanh đối với thung lủng, hang động.
“Mỗi mỗi đều ứng”: không có một hình ảnh nào mà chẳng ứng với sắc, không có âm hưởng, âm vang nào mà chẳng ứng với thanh.” Không có tạp loạn….”: Ắt chẳng đối với đẹp mà hiện ra hình ảnh xấu, đối với âm thanh cao mà ứng ra âm thanh thấp.
“Lợi lạc…”: nạn vấn rằng: Bồ-tát chẳng Hóa sanh thì còn có thể nói là như ảnh, như hưởng (tiếng vang), Bồ-tát đã hóa sanh thì sao lại như ảnh, như hưởng?
“Cho nên nói là như hóa…”: là giải thích.
“Tác hóa sự”: Đừng cho rằng tác hóa sự bèn nói đó là thật, đừng cho rằng độ chúng sanh bèn nói là chúng sanh thật có. Do vì chúng sanh Tức không. Vì (chúng sanh) mê, chẳng giác, mà thuyết cho (chúng sanh) nay giác. Nếu (chúng sanh) thật có thể thì Hóa (chúng sanh) có ích gì? Cho nên Tịnh Danh nói: Quán chúng sanh như Huyển hóa, như trăng dưới nghiệp, như ảnh trong gương, như lông rùa, sừng thỏ. Văn Thù hỏi rằng: Nếu vậy thì Bồ-tát sao lại hành từ? Duy Ma Cật nói: Thuyết như thị pháp cho chúng sanh, đó là Chơn Thật từ.
Phần trên, năm lớp trưng hỏi và giải thích đều là hiểu tỏ pháp không. Vì nhân ở dụ mà sinh ra mê, bèn triển chuyển dạy dổ cho hiểu rõ. Lấy dụ này để giải thích cho dụ sau, hết dụ rồi thì pháp được tỏ rõ, mối nghi kết sẽ tự cởi mở. Trong chư Kinh, hoặc có khi thuyết dụ làm thành, trăng nước, ghế ma, dây rắn, màng mắt, không hoa, lông rùa, sừng thỏ,… đều là tùy cơ tùy thuyết, dẫn khiến được xuất, ắt chẳng theo thứ tự của năm lớp trên.
– Bản kinh dịch đời Tần:
“Mộng, Huyễn, Bào,…”: Vì bốn sự, mộng, huyển, bào, ảnh, đều không có thể tính. Nếu quán các pháp hữu vi như mộng, huyễn,… thì lý không sẽ để tỏ rõ. Hai sự, sương mai và chớp, tạm có liền không, nếu quán chư pháp như giọt sương mai, như tia sấm chớp thì vô thường tự hiển rõ.
“Ngộ Chơn không….”: là nói về sự ích lợi. “Bất trú tướng”: Phàm phu mê Chơn không, tức là đã trú tướng, mới biết rằng ngộ Chơn không tức là bất trú tướng. Trú tức là nghĩa của chấp thủ nhiễm trước. Lại nữa, phàm phu điên đảo, chẳng liểu hiểu vô thường. Cho nên mê luyến nam thích Thế gian, chẳng để ý gì đến tu tiến. Nên biết đạt tất cả thảy đều vô thường niệm niệm dời đổi trú chẳng lâu dài kia, do vậy mà kinh sợ sinh tử, vui hướng đến Niết-bàn, tranh thủ thời gian, như cứu lửa cháy trên đầu. Cho nên ở trong hội Niết-bàn, Phật chỉ khen ngợi quán vô thường đó là đệ nhất. Trong hai câu này, mỗi câu đều có giải và hành, phối hợp nhau mà giải thích, có thể biết vậy!
“Phù hợp một cách kỳ diệu…”: Là kết, khen ngợi. “Phù hợp với tông phá tướng”: là khen ngợi bốn dụ kể trên, mà giáo môn một đời của Phật, trong Đại Thừa, có ba tông đồ: 1. Pháp tướng Tông: là những kinh giải thân mật,… những luận như, Du Già, Duy Thức…; 2. Phá tướng tông: là những kinh Bát-nhã những luận, trung Luận, Bách Môn; 3. Pháp Tính Tông: là những kinh pháp Hoa, Niết-bàn,… Khởi Tín luận, Bảo Tính Luận. Bát-nhã Tông đã là phá tướng tông, nay thuyết dụ Hữu Vi, dùng Huyễn, Mộng, Bào, ảnh, thì rất phù hợp với Tông chỉ.
“Bày tỏ vong tình”: Là khen ngợi hai dụ sau. Nếu quán các pháp ở thế gian như tia chớp, như giọt sương thì tự mình sẽ chẳng buộc tình ở thân xác thọ mệnh, tiền bạc mà sinh ra hiển giải Thường. Lại nữa, do nhờ bốn dụ trước mà Huệ giải vong tình, do từ hai dụ sau mà tập Định vong tình. Lại nữa, dụ trước là vong mất cái tình chấp vào Hữu (có), dụ sau là vng mất tình cho là Thường. Nếu chẳng giác không. Vô thường thì sẽ buộc trói tình ở thân mệnh, tiền của, nay đã ngộ cái lý không vô thường này thì tình niệm sẽ tan rả, Chơn trí hiện tiền, thế ắt trên thì sẽ hợp với Tông của kinh, cho nên nói là “Diệu”, dưới thì khế với vật tình, cho nên nói là “Xảo”.
“Bản đời Ngụy dịch….”: là điệp vấn hỏi lại. Hoặc hỏi rằng: bản đời Ngụy dịch chín dụ, bản đời Tần dịch lược bớt ba dụ, là vì sao? Nay ở đây điệp lại. “Vì sao…”: Là giải thích. “Hữu Thể”: Tuy sao đêm chẳng bằng mặt trời. Đèn thì nhờ mượt dầu cao, chưa hoàn toàn là không. Cho nên nói là “Hữu Thể” (có thể, thể thuộc Hữu. “Vân chủng”: là nêu ra cả hai; pháp và dụ” Mây thì ngậm mưa, chủng tử (hạt giống) thì sinh ra mần non, cho nên nói nói là “hàm sanh”.
“Khó khế với…”: Vốn bị chấp tình, kiên cố chẳng hiểu liểu “tức không”, do vậy bày ra dụ để quét sạch phân biệt. Nếu quán vật có thể chất thì sẽ giống như cách phân tách sắc ra thành cực nhỏ, khó mà ngộ “Tức không”, không quán chẳng thành, cho nên nói là “Khó khế với”.
“Tiền tư (ngầm thêm, ngầm làm nhuận ướt thêm)”: Đã chẳng liểu hiểu vô thường, ở nơi cảnh tướng mà sinh ra tưởng thường, chẳng thể xả bỏ lìa khỏi, dù chẳng cố ý nhưng vẫn nhậm vận sinh ra tình, bất giác mà khởi, cho nên nói là “Tiềm”.
“Lấy ý…”: Tiên đức đến nói: So ngang bản tiếng phạm và bản tiếng Hán thì Huyền Trang là có khả năng. Còn lấy ý để dịch kinh thì Ưu Ma La Thập là nhất. Mà ba dụ, Mây,… thì cắt bỏ bớt. Trong sáu dụ còn lại, thay đổi một dụ, đó là dùng dụ ảnh để thay cho dụ màng mắt. Nguyên do đổi là vì ảnh so với màng mắt thì nghĩa không sẽ rõ ràng hơn.
– Lưu Thông phần: Văn kinh có thể xem.
Câu “Phật thuyết kinh này xong”: Vốn vì ngài không sanh hỏi, nên Phật trả lời về hàng phục, trú, tu hành. Đáp câu hỏi đã xong, bèn tổng hợp kinh. Luôn dùng cách lần theo vết tính mà khởi nghi, liên hoàn hai mươi bảy đoạn, đến đoạn văn này, nghi niệm được giải tỏa. Nếu Thiện Cát (Tu Bồ-đề) chẳng hỏi thì Năng Nhân (Phật) chẳng tuyên (thuyết). Trong cả quyển kinh, tuy kiêm có cả thầy và trò, nhưng vì để tỏ sự vượt trội của kinh này nên chỉ nói là “Phật thuyết”, những nghĩa của chữ Trưởng Lão,… như phần trước đã giải thích.
Sớ: Có hai phần: 1. Theo văn kinh mà giải thích riêng (từng chữ).
“Cận sự nam, nữ”: Là nên và giải thích, có thể biết! Còn gọi là cận trú nam, Thanh Tín Nam…. Cũng có thể biết!
“Phi thiên”: Còn gọi là Phi Nhơn, nghĩa là loài chẳng nằm trong loài Trời, loài người, còn gọi là Vô Tử (không có rượu).
“Như thật”: Là thuyết lý như lý, thuyết sự như sự.
“Quả tịnh”: là y theo giải mà khởi hành, đắc vô lậu.
“Ngài Vô thường…”: Là phần hai, dẫn những lời khen và giải thích của luận, sớ.
“Vá giác”: Là chẳng phát Trí nhị không. Hai chấp cứng rắn kiên cố như đá, đá còn có thể mài, có thể dủa, nghe kinh mà chẳng thể vô ngã mà giải thì chẳng chỉ so với đá. Cho nên nói là “cứng hơn”, “quá hơn”, “nặng hơn”. Thơ nói: “Tâm ta giặc đá chẳng thể chuyển”. Chữ “chuyển” giống với động, mài, dủa đều là nghĩa của động. Lại nữa, luận nói: Con người chẳng thể giác và tin thâm pháp, người đời đa phần là như vậy. Vì vậy mà pháp bị hoang phế.
“Vô Nhân”: vì không có chánh nhân của Đại thừa, chẳng đắc Bồ-đề.
“Tổng trì pháp”: là Bát-nhã Bí Mật.
“Thâm cú nghĩa”: là Bát-nhã Hiểu liễu. Hoặc là: Tổng trì pháp là thâm kinh, thâm cú nghĩa là bổn kệ.
“Từ tôn giả”: Tức là DI Lặc, Vô Trướng.
“Quảng thuyết”: Tức là tự chỉ cho văn luận.
“Mẹ Phật”: vì có thể sinh ra chư Phật và Bồ-đề pháp, những văn còn lại đều dể hiểu.