KIM CANG KINH TOẢN YẾU SAN ĐỊNH KÝ
SỐ 1702
QUYỂN 06
Trường Sa (Tống), Sa Môn Tử Tuyền Lục
NGHI TÌNH MƯỜI BỐN
Sớ đầu tiên là nêu chương.
“Nếu không có Bồ-tát”: là chỉ ra chỗ khởi nghi, mối nghi này đồng với mối nghi mười hai đến trong mối nghi mười một, nhưng khởi thì đồng thời. Đoạn thì thứ đệ.
“Chư Phật…”: Là thuận với tha để lập lý. Đã là không có Bồ-tát, tức là không có sự này, không có Phật thì chẳng thành Bồ-đề, tức là chúng sanh chẳng nhập Niết-bàn, chỉ dựa theo phàm và Thánh mà chia ra Nhân và Quả, phần sau kết về chỗ của nghi thì hợp lại mà nói.
“Sao Bồ-tát lại…”: là kết, thành nghi, ý nói: Nếu không có Bồ-tát thì kẻ độ chúng sanh, nghiêm thổ là người nào?
-Thất niệm: Có thể biết, nhưng nói “Diệc như thị” là men theo văn chỗ khởi nghi, chứ chẳng phải tiếp theo đoạn văn trước.
“Kệ nói…”: là kiêm giải thích nghĩa của Nghiêm Thổ ở đoạn văn sau, vì văn ý dính liền nhau cho nên nối liền lại mà dẫn chúng. Câu đầu là nêu, hai câu tiếp là giải thích, câu sau cùng là kết, ý nói: Chơn giới bình đẳng, nghĩ tâm liền sai lệch, đã sinh tâm đó, há chẳng điên đảo! Câu “tác như thị ngôn” trong kinh, tức là sinh tâm. Vì đó là lời của ý. – Vô Nhơn:
Kinh trưng ý rằng: Vì sao tác niệm ấy thì chẳng danh là Bồ-tát?
Giải thích ý rằng: chỉ dựa theo vô ngã, vô nhơn, Chơn như thanh tịnh mà gọi là Bồ-tát, chứ chẳng có riêng một pháp khác. Cho nên đoạn văn sau nói: Nếu tác niệm ấy thì chẳng danh là Bồ-tát. Sớ văn có thể biết.
-Tiền thuyết: Vì những nghĩa đó, Phật thường tuyên thuyết, tất cả chư pháp đều không có tướng, ngã, nhơn,… mà tất cả chư pháp vốn vô ngã, vô Chơn, chỉ cần trái với đó, tức là chúng sanh, thuận đó tức là Bồ-tát.
-Thất niệm:
Kinh ý: theo phần trên thì rõ.
-Giải thích nguyên do.
Kinh trưng ý: giống như giải thích trên.
“Như Lai thuyết trang nghiêm Phật Thổ”: chẳng có Năng Nghiêm và sở nghiêm thì nghiêm đẳng với bất nghiêm, không có hai, đó là Chơn Nghiêm. Nay đã khác đây, cho nên là phi Bồ-tát.
-Giải thích thành Bồ-tát:
Kinh ý: có thể biết.
“Luận nói…”: là giải thích chung đoạn văn trước, dùng văn kệ nêu chung ở trước, văn luận giải thích chung ở sau, trước và sau nhìn nhau lý sẽ rõ ràng.
“Khởi những tâm gì…”: Là dựa theo trong hỏi của Luận.
“Cho nên kinh nói…”: Là dẫn kinh giải thích.
“Ngài Vô Trướng…”: Có thể biết!
Hỏi: Đây và nghi tình thứ sáu về nghĩa có khác gì nhau?
Đáp: trước là đối với vô thủ mà nghi Hữu thủ. Đây là đối vô nhơn mà nghi hữu nhơn. Mà Nghi tình này và nghi tình thứ mười hai đều khởi từ trong nghi tình thứ mười môt. Văn kia nói: Không có kẻ phát Bồ-đề tâm. Ý Phật chỉ là quét cái tâm Ngã, Nhơn, chẳng phải dập tắt Bồ-tát ngài không sanh chẳng đạt ý đó, bèn cho rằng Ngã, Nhơn chẳng khác với Bồ-tát. Do vậy, chỗ ngài không sanh khởi nghi thì nói “Nếu không có Bồ-tát”. Chỗ Như Lai đoạn nghi thì nói “Vô Nhơn”. Cả hai bên ngấm ngầm, chưa từng nói rõ ra, mãi cho đến chỗ này mới thông suốt. Văn kinh chỉ nói kẻ thông đạt vô ngã pháp, Như Lai thuyết danh, Chơn là Bồ-tát.
NGHI TÌNH MƯỜI LĂM
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Phần trên kia nói Bồ-tát…”: là chỉ chỗ nghi khởi. Đây là đến từ trong nghi tình mười bốn, vì phần trước nói. Ta độ chúng sanh, ta nghiêm Phật thổ, đều phi Bồ-tát. Đây thì nghĩa của chẳng thấy tự tha. Nếu nói chung thì cũng kiên đến từ phần chánh đáp câu hỏi và trong nghi tình mười một.
“Nếu như vậy…”: là kết, thành nghi. Vì nghe chẳng thấy những tướng tự tha, bèn cho rằng Như Lai đều không có Trí Nhãn, cho nên thành nghi.
Sớ: “Đoạn nghi này…”: là phần hai, dẫn luận tỏ ý.
“Kệ nói…”: là bày tỏ ý đoạn nghi. Câu đầu là túng cân tiếp là đoạt. Câu thứ ba là tỏ Ngũ nhãn năng kiến, thể Thường, cho nên nói là Thật. Câu sau cùng là tỏ về Chư tâm sở kiến, thể Vọng, cho nên nói là Điên Đảo. Mà mấy loại tâm này là Trí sở tri cảnh, nay phối thành sở kiến cảnh. Bởi vì Như Lai Tri kến không có hai thể. Theo Nhãn gọi là thấy, tại tâm gọi là tri, cho nên trong trú mười tám, hợp lại thành một trú xứ.
Ý đoạn nghi nói: Bồ-tát chỉ ly phân biệt năng và sở. Cho nên nói là chẳng thấy, chư Phật há lại không có Trí Nhãn Chơn thật! Đây là tỏ rõ chánh đoạn nghi tình đó, phần sau chỉ theo văn chia phần giải thích.
Văn Sớ có năm phần: ba phần sau là theo kinh mà đoạn nghi.
– Nhục Nhãn:
Kinh hỏi đá, văn ý có thể biết.
“Cục thịt…” nghĩa là bốn trần gọi là thịt, Nhãn căn thanh tịnh, nương theo thịt mà trú, gọi đó là Nhục Nhãn, chư Lăng Nghiêm nói: mắt như trái nho, tai như lá mới cuốn, mũi như trái dưa song thùy, lưỡi như trăng đầu tháng, thân như trán eo trống, ý như thấy trong phòng tối, Nhãn căn thanh tịnh nương theo đây mà phát.
“Chướng nội…”: Dựa theo Sở kiến phân tề để kết danh. Con mắt nương vào thịt, gọi đó là Nhục Nhãn.
“Phật đủ…”: hoặc có người hỏi rằng: Phật là Chí tôn sao lại đồng với phàm có mắt thịt? Cho nên ở đây đã thông, mà chỉ dựa theo chỗ đủ chư các mê nói có nhục nhãn, chứ chẳng nói Như Lai là thân xác máu thịt. Cho nên kinh nói: Xả vô thường sắc, được thường sắc…
“Nhục nhãn biên…”: Nghĩa là khi tác quán hành, nương theo Nhục nhãn xứ, tưởng cảnh giới ngoài, quán tưởng thành mà thấy những sự việc ở bên ngoài, gọi đó là Thiên nhãn, như ngài A-na-Luật…
“Đại Bát-nhã…” trước câu “Phật thuyết” là chỉ dựa theo danh mà giải thích chung, cho nên nói là “Chướng ngại”. Nay là dựa theo Phật vị mà nói, cho nên nói là “vô số thế giới trong cõi người…”
“Ngoại trừ cõi Trời ra…”: là kết thành phân tề, cũng tỏ rõ rằng thể của cả hai nhãn đều là giống nhau, vì Thể của Phật nhãn là một mà có năm tác dụng, “Căn bản trí có thể sinh ra hậu Đắc Trí, còn gọi là chánh Thể trí, Chơn Trí, Như Lý Trí, vì nó có thể chiếu Chơn, cho nên gọi là Huệ Nhãn. Hậu Đắc Trí là từ sau căn bản trí, mới có thể khởi được, còn gọi là Biến Trí, tục trí, như Lượng trí, do vì nó có thẻ đạt tục, cho nên gọi danh là pháp nhãn.
Hỏi: Theo nhãn một và nhãn hai, thì trước cạn sau sâu, vì sao nhãn ba và nhãn bốn lại trước sâu sau cạn?
Đáp: Trước là dựa theo thứ đệ của Nhãn. Đây là dựa theo thứ đệ của chứng. Bởi vì đạt tục do nhờ chứng Chơn, gọi là Hậu Đắc.
Trong phần này, sớ có hai phần: đầu tiên là giải thích cục bộ ngay nơi văn.
“Bốn nhãn trên…”: là Phật có những nhãn này, cho nên gọi là Phật nhãn. Hai nhãn trước là thông cả phàm phu. Nhị Thừa không có pháp nhãn. Bồ-tát tuy có nhưng lại kém. Nếu ở tại Phật thì cả bốn nhãn đều thù thắng, gọi chung là Phật nhãn. Thế thì ngoài Phật nhãn ra, không còn có riêng bốn nhãn nữa, nó cũng như bốn con sông quy về Biển thì mất đi tên của chúng. “Cả bốn đều thắng”: nghĩa là phàm phu nhục nhãn thấy chướng nội, Thiên Nhãn thấy chướng ngoại, Phật nhãn thấy vô số Thế giới, Nhị Thừa Thiên Nhãn chỉ thấy một tam thiên giới, Phật Thiên Nhãn thấy hà Sa Phật Thổ, Nhị Thừa Huệ Nhãn chỉ chiếu sinh không. Địa Thượng Bồ-tát củng đều phần chứng, Huệ Nhãn của Phật, viên chiếu ba không, triệt suốt Chơn Tính, pháp Nhãn của Bồ-tát, sở tri chướng chưa tận hết, trong từng địa một, mỗi địa đếu có phân hạn, pháp nhãn của Phật, sở tri chướng đã tận, không có pháp mà mà chẳng biết, không có chúng sanh nào mà chẳng độ. Cho nên cả bốn nhãn đều thắng.
“Lại nữa thấy Phật tính…”: Bởi vì sở kiến là Phật tính (cái được thấy là Phật tính), nhãn này là Năng kiến, như kinh Niết-bàn nói: Thanh Văn thì Định Huệ, Huệ ít, chẳng thấy Phật tính. Bồ-tát thì Huệ nhiều, định ít, tuy thấy Phật tính nhưng chưa rõ ràng, chư Phật Như Lai thì Định Huệ ngang bằng, cho nên thấy rõ Phật tính, như xem trái Am-ma-lặc nằm trong bàn tay. Đó chẳng phải là nghĩa của Viên cực sao!
Hỏi: Bồ-tát, Thanh Văn, Định và Huệ đều hổ tương thiếu sót. Về mặt Phật tính, vì sai Thanh văn chẳng thấy, Bồ-tát chỉ thấy một phần?
Đáp: Vì Định và Huệ, nhìn về Phật tính, thì Huệ là Nhân, Định là Duyên, Nhân thân, duyên sơ, cho nên khiến vậy! Lại nữa, vì Thanh Văn chỉ có Thiên không Huệ, không có trung Đạo Huệ, cho nên nói là Huệ ít, Bồ-tát có Trung Đạo Huệ, cho nên thấy Phật Tính. Lại nữa, trong năm nhãn này, chỉ có nhãn thứ ba là Trì Nghiệp Thích, ngoài ra đều là y chú thích.
“Ngài Vô Trướng…” phần hai là: thông trước biển chung. Có hai phần: 1. Dẫn nghĩa của ngài Vô Trướng để giải thích chung.
“Tịnh Thắng”: Là phi điên đảo, chẳng điên đảo vì siêu vượt các Thánh.
“Bốn loại”: Nêu ra nguyên do nhiếp, có thể tỏ rõ về phần tề, như dùng lục cảnh nhiếp lục Thức. Sắc nhiếp, tức là Nhục Nhãn, và Thiên Nhãn. Luận nói: Sắc nhiếp có hai: 1. Pháp quả; 2. Tu quả”: pháp quả tức là Nhục Nhãn, vì nó được cảm bởi nghiệp pháp từ quá khứ. Tu quả tức là Thiên Nhãn, nghĩa là Định quả, do tu mà đắc, cả hai nhãn cùng thấy sắc pháp. Vì sắc pháp là thô nhất, cho nên nói trước. Đệ nhất nghĩa, tức là Chơn Đế Cảnh, nhiếp Huệ Nhãn. Thế Đế tức là Tục Đế cảnh, nhiếp pháp nhãn. “Nhất Thiết nhiếp” là nhiếp Phật Nhãn, tức là hiểu rõ tất cả, đó là Nhất Thiết chủng trí. Luận nói: “Nhất thiết chủng vô công dụng trí, danh là Phật Nhãn”.
“Cổ Đức…” là phần hai: dựa theo Cổ Đức mà kết, có thể biết được. Năm đoạn văn trong phần trí Tịnh, từ hẹp đến rộng, triển chuyển mà số. Nghĩa là số cát, số sông, số giới, số sanh, số tâm. Vì muốn nói rõ Trí của Như Lai, vi diệu năng tri, cho nên dựa theo cảnh sở tri rộng lớn, để hiển rõ. Kinh đều có thể thấy, thảy biết, văn kinh có thể biết.
“Công dục tâm”: là nhiễm. Dục, nghĩa là ngũ dục, tức là năm trần, Sắc,… Tâm hợp với Dục, cho nên gọi đó là “Cộng”. Lại nữa, Dục là tham dục, là tâm sở nhiếp, nêu đầu để nhiếp sau, ý là kiêm luôn cả sân,… tâm tương ưng với tham, sân…. Cho nên nói là “Cộng”. Trước là dựa theo tương ưng với cảnh, đây là dựa theo tương ưng với phiền não, đều là nhiễm.
“Ly Dục”: là tịnh, tức là chẳng tương ưng với cảnh sáu trần phiền não, gọi đó là Tịnh, tâm của nhiễm và tịnh, mỗi thứ đều có vô lượng, cho nên nói là “Nhược can”.
– Giải thích về “thấy biết”:
Kinh trưng ý rằng: Vì nghĩa gì mà có thể “thảy biết”?
Giải thích ý rằng: những tâm đó đều là vọng thức, vọng thức tức không, cho nên nói là “phi tâm”. Bởi vì tức không, thì Chơn tâm bất diệt, cho nên nói là “Thị danh Chơn tâm”. Vì Thể là đồng như nhau, cho nên có thể “thảy biết”.
“Đại Vân…”: Là giải thích nguyên do của năng tri ( nguyên do biết được). Bởi vì chư tâm là pháp được hiển hiện một ít phần trong chơ tâm, nay đã chứng Chơn thể thì sao lại chẳng biết ư! “Chư tâm…”: là giải thích lại, có thể biết được.
“Khác với ở đây”: Vì thuyết của Đại Vân là kiêm luôn cả Chơn mà nói rằng là “duy vọng”, cho nên là khác. Giải thích của luận là chánh, nếu xét theo phân chia đoạn văn thì giải thích của Đại vân là chánh. Xin xem kỷ.
Câu “chủng chủng điên đảo thức”: là giải thích chữ “chư tâm” ở trong kinh. Bản Ngụy nói: “Như Lai thuyết chư tâm trú đều là phi tâm trú, đó gọi là tâm trú”. Luận giải thích ý rằng: chữ “chư” tức là chủng chủng trú (trú nhiều thứ khác nhau), nghĩ là điên đảo, bởi vì cả tám thức đều có thể duyên với cảnh, đều có thủ trước, hoặc là dựa theo sáu thức trước, gọi đó là “chủng chúng”, duyên theo những cảnh thô thiển rõ ràng, tương tục nhau chẳng dứt, gọi đó là Trú.
Hai câu từ “dĩ ly…”: Là giải thích, đều là phi âm trú. Chữ “Ly” và chữ “bất trú” đều có cùng một nghiã. “Trí” và “Thật niệm” cũng không có Thể riêng, ý nói: vì chẳng trú vào Tứ niệm xứ của Đại thừa, nếu trú vào đó, tức là thật niệm, thật trí. Đã là trú sáu trần, tức là Thức Điên Đảo. Do vậy mà nói “Điên đảo” là để giải thích câu “thị danh vi tâm”, đây chỉ là kết, quy về Thức Điên Đảo.
– Giải thích “phi tâm”:
Kinh trưng ý rằng: Sở dĩ nói chư tâm là điên đảo thức, là không có thể, nguyên nhân vì sao?
Giải thích ý rằng: là vì quá khứ, hiện tại, vị lai cầu bất đắc.
“Đã diệt…”: là giải thích nguyên do tam thế bất khả đắc. Luận văn, kinh Tịnh Danh, kinh Hoa Nghiêm đều giống nhau, chỉ giải thích về hiện tại có hơi khác mà thôi. Luận nói: Hiện tại là hư vọng phân biệt. kinh Tịnh Danh nói: hiện tại là bất trú. Kinh Hoa Nghiêm nói: Hiện tại là không, tịch nhiên. Văn khác nhưng ý chẳng khác. Mà sớ này chỉ riêng trong hiện tại, nói là đệ nhất nghĩa, vì ngài Vô Trướng giải thích kinh, đều dựa theo hai Đế. Trong văn nói về Năm Nhãn, chẳng nói “Nhãn tức phi nhãn”, lại dùng hai loại kiến và trí, thể của chúng sanh chẳng khác, rồi cuối cùng an lập Đệ Nhất Nghĩa. Đệ Nhất Nghĩa tức là không tịch, không tịch tức là nghĩa của bất khả đắc, ý đều như nhau vậy.
NGHI TÌNH MƯỜI SÁU.
Sớ đầu tiên là nêu chương.
“Luận nói: Phần trên nói…”: Là chỉ chỗ khởi nghi, mối nghi này đến từ trong mối nghi mười lăm.
“Tâm trú”: là chỉ bản kinh Ngụy, như phần trên đã dẫn.
“Điên đảo”: là chỉ cho văn của kệ…
“Đều bất khả đắc”: là chỉ cho văn của kinh.
“Nếu như vậy…”: là kết thành nghi, ý nói: chúng sanh tâm là điên đảo, phước đức y theo tâm mà thành, há chẳng điên đảo? Điên đảo đã đồng nhau, sao lại gọi là Thiện pháp? Đã chẳng phải thiện pháp thì tu phước ích gì?
-Hỏi đáp về phước:
Kinh: có thể biết.
“Vì đây là…”: Là giải thích nguyên do phước nhiều. Vì Như Lai nêu ra nhân duyên để hỏi, ngài không sanh nhắc lại Nhân duyên để đáp. Nhân duyên vô tính, phước cũng vô tính, mới thành vô lậu, vì thế mới nhiều. Văn này chỉ nêu, văn sau giải thích.
-Phản giải thích, thuận giải thích.
Kinh ý nói: Nếu đó là phước (thuộc về) Trú tướng thì ta chẳng nói là nhiều, vì đó là phước vô trú, do vậy mà nói là nhiều.
Sớ: đầu tiên là dẫn luận chánh giải thích.
“Kệ nói…”: là nêu. “Luận nói…”: là giải thích.
Ý nói: vì tâm Thức trú, cho nên thân là điên đỏ. Vì điên đảo, cho nên phước đều là hư vọng, Phật Trí vô trú, y theo đó mà làm phước, tức là chẳng điên đảo, chẳng phải điên đảo, cho nên đều là Chơn thật.
“Thủ tướng”: là phước Hữu lậu, cho nên chẳng nói là nhiều.
“Ly tướng”: là phước vô lậu, cho nên nói là nhiều.
“Hỏi: Bởi tính của phước…”: là phần hai, dùng hỏi và đáp để giải thích ý hỏi có thể biết được.
“Trái và thuận…”: nghĩa là, cùng một pháp giới tâm, vốn xưa nay vô trú, vốn không tịch. Phật trí không mà vô trú, cho nên nói là “thuận”. Vọng thức trú mà bất không, cho nên nói là “trái”. Cái gọi là Bất không là chỉ cho vọng thức bất không, chứ chẳng phải là Chơn Thật bất không. Nếu vọng hoài mà đạt điều đó, thì không có chỗ nào mà chẳng phải Dụ.
NGHI TÌNH MƯỜI BẢY
Sớ: Đầu tiên là nêu chương
“Nếu chư Phật…”: là chỉ chỗ khởi nghi, nghi tình này đến từ trong nghi tình thứ ba.
“ Làm sao…”: là kết. Thành nghi.
“Đây là vì…”: là xuất ra chỗ nương của Nghi, ý nói: Đã nói pháp thân vô tướng là Phật thì sao lại thành tựu tướng hảo cũng gọi là Phật. Đây là dựa theo pháp thân mà nghi sắc thân.
– Hiện thân:
Kinh: hỏi đáp, có thể biết được. Trưng ý hỏi: Vì nghĩa gì mà chẳng dùng sắc thân thấy Phật. Giải thích ý nói: Vì dựa theo Thắng nghĩa, chứ chẳng phải là dựa theo Thế Đế. Do vậy chẳng nên định chắc dùng sắc thân để thấy Phật.
“Tùy hình hảo”: Là tám mươi loại. Pháp số như thường tức là Tiểu tướng, tùy theo thân hình, mỗi mỗi đều hảo, cho nên tám mươi hảo tức là sắc thân.
“Trong gương…”: là dùng dụ để nói. Mới biết rằng trong gương có vật thì lại chẳng thể hiện vật, như phàm phu tuy có pháp thân nhưng chẳng thể hiện (ra) tướng hảo là vì có vật. Cái gọi là vì có vật, là dựa theo Tính và Tướng để phân biệt, thu tóm.
“Tất cánh rốt ráo…”: Là dựa theo thể mà phân biệt.
“Mà tướng hảo…”: Là theo tướng mà thu tóm.
“Vì hai thứ này…”: Là giải thích tướng Hảo là nguyên do ở Phật, như vang rốt ráo chẳng phải là sư tử, cũng chẳng phải không có vàng vì sư tử chẳng lìa khỏi vàng.
“Vì vậy…”: là dựa theo tồn và diệt mà giải thích văn kinh.
“Bói vô”: là dựa theo Thể mà nói, giải thích cân “tức phi sắc thân”.
“ Nói Hữu”: là tùy theo tướng mà nói. Giải thích câu “Thị danh sắc thân”.
“Thành tựu”: bản kinh đời Ngụy tức là nghĩa cụ túc của văn này.
– Hiện tướng:
Kinh: Như phần trên.
“Ba mươi hai tướng”: là pháp số như thường, tức là đại số.
“Mỗi một…”: Phần trước, từ trong gương vô vật trở về sau, nghĩa cà ý đều giống nhau, đã nói ở phần văn trên, nay chẳng giải thích thêm.
NGHI TÌNH MƯỜI TÁM:
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Nếu Như Lai…”: Là chỉ chỗ khởi nghi, nghi tình này và nghi tình trước là đồng một thời, khởi ở trong nghi tình thứ ba. Khởi thì đồng thời, đoạn thì thành trước, sau, chẳng phải đến từ văn của nghi tình kế trước. Nếu nói đến từ đó thì đã ngộ thân của phi thân thì còn nghi gì về thuyết của vô thuyết, suy ngẩm thì sẽ rõ. Vì sao chẳng kết, thành nghi? Ý nói: thanh chẳng tự thanh, y theo sắc mà phát, đã là không có sắc sở y thì làm sao có Thanh năng y, cho nên thành nghi vậy.
Ngăn chặn hiểu sai:
Kinh: Văn có thể biết vậy.
“Trong thung lũng…”: là dùng dụ để nói, ý nói: Vì có tiếng ở bên ngoài mới có tiếng vang đáp trả lại, trong thung lũng thật không có kẻ làm ra tiếng vang. Thuyết pháp cũng vậy, pháp thân thật không có kẻ năng thuyết, vì cơ cảm mới thấy Như Lai có phép sở thuyết. Lại nữa, thung lũng tuy có ứng tiếng nhưng lại không có niệm ứng tiếng. Phật tuy thuyết pháp nhưng không có tâm thuyết pháp, căn cứ theo đây, lại do vi vô niệm mới có thể thuyết pháp, do vậy mà ngăn chặn rằng: “Vật vị…”
“Đừng cho rằng…”
-Giải thích nguyên do:
Kinh trưng ý hỏi rằng: Vì nghĩa gì khiến ta chẳng tác niệm ấy?
Giải thích ý: có thể biết được.
“Thế Tôn…”: Sớ: như văn có thể hiển.
-Bày chánh kiến:
Kinh ý: Như Sớ.
Câu “Như Phật pháp cũng vậy”: Phật đã là vô thân (không có thân), cho nên hiện thân, pháp cũng vô thuyết, cho nên gượng thuyết. Lấy Phật để lệ cho pháp, cho nên nói là “cũng vậy”.
“Hai Sai biệt”: Luận nói: 1. Năng thuyên: danh, cú, văn; 2. Sở thuyên nghĩa. Năng thuyên và sở thuyên này nếu nhìn về Phật thì đều là sở thuyên, gọi chung là pháp.
“Chẳng lìa…”: Luận nói: là giải thích câu “Thị danh thuyết pháp”. Giới của pháp tướng. Cho nên gọi là “pháp giới”.
Câu “thuyết pháp vô tự tướng”: Luận nói: là giải thích câu “vô pháp khả thuyết”, nghĩa là tướng tức tính. Vì ngôn thuyết là do duyên mà sinh ra, cho nên ngôn thuyết không có tự tính.
Lại có giải thích: Hai câu từ “chẳng lìa khỏi pháp giới, thuyết pháp vô tự tướng” đều là giải thích câu “vô pháp khả thuyết”. Nghĩa là hai loại này chẳng lìa pháp giới, ngoài pháp giới, không có tự tướng của hai pháp để có thể đắc, bởi vì tự tướng của hai pháp này vốn không, bất khả đắc. Đây tức là lấy câu sau để giải thích câu trước.
“Chơn thuyết…”: Vì thuyết pháp thì thuyết đúng như pháp, gọi là Chơn thuyết pháp, pháp lìa tất cả danh phân biệt, gọi thuyết này là Như pháp thuyết. Văn phần sau nói: “Làm sao vì người diễn thuyết? Bất thủ ở tướng, như như bất động”. Mà nghi tình thứ ba, thứ năm, thứ bảy, và nghi tình này, cả bốn chỗ trên đều tỏ về không có kẻ thuyết. Ý mỗi chỗ đều khác nhau. Vì nghi tình thứ ba là Hóa Thân có thuyết, nghi tình thứ năm là chứng trí có thuyết, nghi tình thứ bảy thì tỏ rằng Phật không có dị thuyết. Văn này thì nghi là không có thân làm sao thuyết. Khác nhau ở đó. Mà các sớ, giữa nghi mười tám và mười chín, đưa theo văn kinh bản ngụy đều xuất một nghi. Long, ngoại đều nói: “Người nào năng tín nghi”. Vân nói: “Năng Tín thâm phép nghi”. Nay kinh Tần đã không có câu văn đó. Sớ cũng chẳng nêu ra giải thích.
Nay thấy những bản gần đây, văn Tần đều có đoạn này, mới chép ra gọi đó là mối nghi sở thuyết đã là thâm, vô tín.
Luận nói: Nếu nói chư Phật là người thuyết pháp, thì đó là vô sở thuyết vô thuyết bất ly pháp thân, pháp thân vô tướng, có hạng người nào có thể tin được pháp giới thậm thâm như vậy? Đoạn trừ mối nghi này. Kinh nói: “Bấy giờ, Huệ mệnh Tu Bồ-đề bạch Phật rằng: Thế Tôn! Có chúng sanh nào vào vị lai thế, nghe thuyết pháp này, sinh tín tâm hay không? Đây là nghi thậm thâm vô tín để hỏi. Giải không đệ nhất, trí huệ viên thông, lấy Huệ làm Mệnh, nên gọi là Huệ mệnh.
“Sanh tín tâm”: là sinh ra tâm chánh tín của Đại thừa. Chẳng tin tất cả pháp, mới là chánh tín, tín này tương ứng với Thánh tính, cho nên Khởi Tín nói: “Như vậy tín tâm thành tựu”.
“Đắc phát tâm”: Là nhập chánh định tụ, rốt ráo bất thối, gọi là trú trong Như Lai chủng, tương ưng với Chánh Nhân.
Tiếp đó là phân biệt về Thánh tính có người để đáp: “Phật nói: Tu Bồ-đề! Kia phi chúng sanh, phi bất chúng sanh”.
“Tu Bồ-đề!…”: là hợp nói rằng Thật có chúng sanh năng tín pháp này .
“Kia năng tín”: chẳng phải là phàm phu chúng sanh, chẳng phải là không phải Thánh tính chúng sanh. Luận nói: “phi chúng sanh” là chẳng thể phàm phu. “Phi bất chúng sanh” là vì có Thể Thánh, cho nên chẳng không phải chúng sanh Thể Thánh. Kệ nói: “Phi chúng sanh chúng sanh, phi Thánh phi bất Thánh, cái Thể Thánh trong này, là tri kiến của Phật”. Vì đây là căn gốc của Tín.
Tiếp đó là trưng ý bỏ đúng sai, sanh tín để giải thích. Kinh nói: Hà dĩ cố? Tu Bồ-đề! Chúng sanh chúng sanh giả, Như Lai thuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh”.
Câu “hà dĩ cố”: là trưng. Vì nghĩa gì mà nói phi chúng sanh, lại danh chúng sanh?
Câu “Tu Bồ-đề! Chúng sanh chúng sanh giả”: Đây là điệp lại, ở trong phi chúng sanh, nói đó là chúng sanh.
Câu “Như Lai thuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh”:
“Phi chúng sanh”, là chẳng phải ngu tiểu, dị sanh. “Thị Danh chúng sanh”: là kết thành người Năng Tín có Thánh Thể. Kệ nói: “Sở thuyết, thuyết già, thâm, phi vô năng tín giả”.
Văn kinh trên đây, Ngụy dịch thì có, bản Tần thì không. Đã là cả hai quyển luận đều giải thích đoạn văn này, người đời sau thêm vào cũng chẳng có gì sai lầm, hơn nữa lại có cái duyên minh báo (minh báo, là cõi âm báo) nên cũng đáng tin!
NGHI TÌNH MƯỜI CHÍN
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Bất đác nhất pháp”: là chỉ chỗ khởi nghi. Nghi tình này đến từ trong nghi tình thứ ba, nghi tình mười hai, mười ba. Vì trong những văn kia đều nói vô pháp bắc Bồ-đề.
“Thì làm sao…”: Là kết thành nghi.
“Ly thượng thượng”: là như Sơ Địa so với Địa tiền thì gọi là Thượng, chưa ly Nhị Địa trở lên, cho đến Đẳng Giác, cũng chưa miễn ở trên Diệu Giác. Duy chỉ có Phật là cực chứng, không có ngôi vị nào ở trên ngội vị Phật. Cho nên nói là Ly Thượng Thượng. Thế thì phàm phu là ly hạ hạ, chư Phật là ly Thượng Thượng. Còn lại Trung lưu, chẳng ly thượng hạ.
“Chuyển chuyển…”: Nghĩa là chuyển xả hai chướng, chuyển đắc hai quả. Chuyển xả, chuyển đắc, cho nên nói là chuyển chuyển. Ý nói: đã nếu chuyển đắc Bồ-đề thì sao lại chẳng đắc một pháp? Cho nên thành nghi.
“Vì để đoạn…”: Là dự sẳn chỉ ra ý Đoạn nghi, chỉ bày hiền hiện, cho nên nói là “thị hiện”
-Vô pháp làm chánh giác:
Kinh túng hỏi: Vô Đắc là Đắc. Đều có thể biết vậy.
“Chỗ kia…”: Đây là tỏ rằng không có một pháp nào để danh là Thượng. Như Tu Di cực lớn, vi trần cực nhỏ, đều cũng chưa được ở trên (thượng) bởi vì chúng đều là Hữu (có), như Hư không là vô, cho nên được gọi là Vô Thượng.
“Nơi Bồ-đề”: Bồ-đề tức là nơi sở chướng.
“Không có một pháp nào…”: Chỉ cần vọng hết tận, giác đầy mãn, gọi danh là Bồ-đề. Lìa khỏi điều đó thì đều có Bồ-đề để đắc.
-Bình Đẳng làm chánh giác:
Kinh: cũng có thể biết.
“Chẳng tăng giảm”: Tức là giải thích câu “Không có cao hạ” ở trong kinh, nghĩa là: tại Thánh chẳng tăng, cho nên “vô cao”, ở phàm chẳng giảm, cho nên “vô hạ”. Đây tức là nghĩa của bình đẳng.
“Bình đẳng gọi là vô thượng”: Bởi vì Thượng là nhờ so với hạ mà đắc danh. Hạ đã chẳng đứng vững thì thượng chẳng lẻ lại còn tồn tại được sao!
“Không có gì trên nữa”: Là chuyển giải thích nghĩa của vô thượng.
Mà trong hỏi đáp này có ba loại nghĩa của vô thượng: 1. Trong
phần hỏi, nói Vô Thượng là trên đầu mút, là nói theo tu chứng; 2. Vô pháp là thượng, cho nên danh là vô thượng, là nói theo không tịch; 3. Không có cái Thượng so với Hạ, cho nên gọi là Vô Thượng, là nói theo Phàm và Thánh là đồng Thể. Hai nghĩa sau là ý ở trong phần đáp.
– Tu Chánh giác:
Kinh: Ý nói rằng: Mà tuy vô pháp, mà tuy bình đẳng, nhưng chẳng phải cho rằng chẳng tu mà đắc thành chánh giác, phải dùng tâm vô ngã,… mà tu Chư Thiện pháp, rồi sau đó mới đắc thành, mà những Thiện pháp này theo Thắng nghĩa thì vô (không có), theo Thế Đế thì Hữu. Ngài Thiên Thân thì giải thích khác với đây, xin xem quyển luận trả ngài.
“Liểu Nhân”: chữ Liểu có hai nghĩa: 1. Liểu đoạn: Bởi vì Bát-nhã là năng liểu phiền não không; 2. Hiểu liểu: Vì Bát-nhã là năng hiển pháp thân. Nay Viên mãn,… tức là nghĩa này. Còn gọi là Chánh nhân, chánh do nhờ Huệ này mà trừ vọng, đắc pháp thân cho nên nay nói là “chánh đạo”. Chữ đạo tức là nghĩa của Nhân.
“Duyên Nhân”: là năm Độ, Thí, giới,… làm tư duyên cho Bát-nhã kia (tư duyên, duyên giúp đở).
“Trợ”: tức là Tư (giúp đở), giúp sức cho Chánh Nhân kia để đoạn trừ phiền não, đắc Bồ-đề. Giống như ánh đèn phá ta bóng tối. Muốn hiển tỏ không, ắt phải nhờ dầu tâm làm trợ duyên.
“Là chánh giác”: Tiếng phạm là Tam Bồ-đề, tiếng Hán là chánh giác, tức là quả sở chứng, vô lậu Thiện.
Hỏi: Trong Hữu lậu cũng có Thiện pháp, vì sao chỉ cục hạn ở Vô Lậu? Đáp: Vì tu bởi những tướng vô ngã, nhơn,… nên duy chỉ là vô lậu. lại nữa, vì thiện thuộc hữu lậu chẳng phải là nhân của Bồ-đề. Nay là Bồ-đề nên cần vô lậu.
Hỏi: Trong ba đoạn trên, hai đoạn trước là vô đắc, đoạn sau là hữu chứng, nghĩa đã mâu thuẩn nhau, sao cả hai lại tồn tại?
Đáp: Cái gọi là Tu, chỉ là Đoạn trừ ngã, pháp, hiển tự Chơn lý, rốt không có một pháp để đắc. Do hai nghĩa này phù thuận với nhau.
Hỏi: Nghi tình thứ ba, mười hai,mười ba, kiêm luôn một đoạn này, trước sau bốn chỗ đều nói bất đắc Bồ-đề, làm sao phân biện rõ chỗ khác nhau?
Đáp: Trước và sau, văn tuy tương tựa, nghĩa ý bất đồng, bởi nghi tình thứ ba là nghi Thích Ca đắc quả, thứ mười hai là nghi Thiện Huệ thành Nhân. Nghi thứ mười ba là vô pháp vô Phật, nghi thứ mười chín là Hữu tu hữu chứng, những nghĩa ấy rõ ràng, xin đừng lẫn lộn.
NGHI TÌNH HAI MƯƠI.
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Nếu tu…”: Là chỉ chỗ khởi nghi. Nghi này đến từ trong nghi thứ mười chín.
“Thì pháp sở thuyết…” so sánh mấy đoạn trước, kết thành nghi. Ý nói: Đã nói tu tất cả Thiện pháp đắc Bồ-đề, sao trước nay vẫn nói là trì thuyết đắc Bồ-đề?
“Vì đó…”: Là thành lập cái lẻ trì thuyết chẳng đắc Bồ-đề. Vì danh, cú, văn, cả ba đều thuộc về Tính Vô Ký, trong pháp thuộc tính vô ký không có nhân quả. Chẳng lẻ lại cảm Bồ-đề được sao?
Kinh: So sánh, như văn có thể biết.
“Tuy lời…”: Là chấp nhận ngôn thuyết là vô ký.
“Mà thuyết….”: Là không chấp nhận là phi nhân (chẳng phải Nhân)
“Do vậy….”: Là xuất ra ý kinh, có thể làm Nhân Phật, cho nên thắng hơn tài Bảo Bố Thí.
“Luận nói…”: Là chuyển qua giải thích nguyên do làm Nhân. Vì kinh thuyên giảng Chơn lý, nhân đó mà ngộ giải, y theo giải hiểu mà khởi hành, mới đắc Bồ-đề. Nếu không có giáo môn thì làm sao biết chỗ nhập vào. Cho nên Pháp Hoa nói: Nhờ Phật giáo môn, xuất tam giới khổ.
“Lại nói:…”: Là biệt ý riêng của luận. “Pháp ông là Vô ký” nghĩa là Tiểu Thừa Tát Bà Đa Tông thuyết nói âm thanh thông cả Thiện và ác, danh, cú, văn thân, đều chỉ là vô ký. “Pháp ta là Ký”: Nghĩa la Đại Thừa Tông Địa Thượng Bồ-tát ở trong hậu Đác Trí biến ra danh cú văn thân, duy chỉ là Thiện Tính, chẳng vô ký Tính.
“Do vậy…”: Ngay vô ký còn có thể làm nhân, huống nữa là thuộc về Tính thiện vô lậu mà chẳng đắc Bồ-đề sao?
Hỏi: nghi này có gì khác với nghi thứ chín? Nghi kia là nạn vấn theo Hữu vi vô thể. Nghi này là nạn vấn theo vô ký phi Nhân. Lại nữa, nghi kia chỉ nạn vấn theo trí thuyết, nghi này nạn vạn kiêm luân Thiện pháp. Rõ ràng khác nhau.
NGHI TÌNH HAI MƯƠI MỐT.
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Nếu pháp…”: Là chỉ ra chỗ khởi nghi, nghi này đến từ trong nghi thứ mười chín.
“Thì làm sao…”: Là kết thành nghi. Đã độ chúng sanh, tức là có cao thấp, có cao thấp tức là chẳng bình đắng, cho nên thành nghi.
-Hiểu Sai:
Kinh văn: 1. Chánh ngăn chặn; 2. Răn bảo lại lần nữa. Có thể biết.
-Chánh kiến:
Kinh Trung ý rằng: Vì nghĩa gì mà đừng tác niệm ấy?
Giải thích ý rằng: Vì thật không có chúng sanh được Như Lai độ.
“Bình đẳng…”: hai câu là lập tông nghĩa.
“Bởi Danh…”: Hai câu là giải thích nguyên do.
“Luận nói…”: Là chuyển giải thích hai câu sau.
“Giả danh”: Là chỉ có cái Danh chúng sanh, không có cái thể chúng sanh. Cho nên nói là giả.
“Cùng chung với Ngũ ấm”: Nghĩa là ở chỗ Ngũ ấm hòa hợp, thuyết ngôn là chúng sanh, vì bất tức bất ly, cho nên gọi là cùng chung (cộng).
“Chẳng lìa pháp giới”: Phật là người cực chứng, đã toàn là pháp giới, chúng sanh tuy chưa thể chứng duyên sinh vô thể, nhưng cũng đồng là pháp giới, chẳng lẻ đem pháp giới mà độ cho pháp giới sao?
Cho nên kệ nói: “Bình đẳng…”.
-Nguyên do:
Kinh: Văn nói ngược, nếu nói thuận thì phải nói: “Vì Phật không có tướng, Ngã, Nhơn,… nên chẳng thấy có chúng sanh được độ”.
“Lỗi thủ tướng…”: Vì vô ( không có) mà cho là Hữu (có), nên chẳng như pháp giới, vì chẳng hiểu rõ Duyên Sinh, bèn thành Hữu Niệm (Niệm có, hoặc là niệm trong phạm trù Hữu).
“Nhĩ Viêm…”: Đây có hai nghĩa: 1. Là Trí Mẫu (mẹ của trí) như nói ở phần trên; 2. Là cảnh giới: mà là cảnh giới ở trong Định nay ở đây lấy nghĩa này. Ý nói: Phật trí xứng với Cảnh mà tri. Chơn Như là Hữu tác Hữu tri, chúng sanh là vô tác vô tri. Nếu giải thích theo nghĩa Trí mẫu thì tức là căn bản trí chứng Bình đẳng Lý. Không có phân biệt, nay quán chúng sanh lại như vậy.
-Phủi tích:
Kinh: ý nói: Phật tuy nói Ngã, nguyên vốn vô ngã, người chấp có ngã, đều là phàm phu. Tuy nói phàm phu, cũng vô phàm phu, cũng như nằm mơ thấy cọp, cọp và người nằm mơ đều bất khả đắc. Trong pháp cũng vậy. Vì người phàm phu chấp Ngã, cho nên nói rằng “Phi ngã”. Vì e chấp phàm phu lại nói là “Phi phàm phu”. Bởi quanh co trừ bỏ chấp tình, cho nên nói rằng “triển chuyển phủi tích”. Mà trong phần chánh đáp câu hỏi ở trên và trong nghi tình mười một, mười bốn, cùng với nghi tình này, trước sau bốn chỗ đều nói rằng Độ sanh vô độ, tuy văn
thì đồng nhưng ý thì khác: nghĩa là đầu tiên là ly ngã mà độ sanh, nghi tình mười một là cái Năng độ là ngã, nghi tình mười bốn là vô ngã thì ai độ. Nghi tình hai mươi mốt là Chơn giới bình đẳng, bất hợp chúng sanh.
Chỗ giống nhau và chỗ khác nhau rõ ràng.
NGHI TÌNH HAI MƯƠI HAI.
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Luận nói…”: chỉ chỗ khởi nghi. Nghi này đến từ trong nghi mười bảy.
“Tuy tướng…”: Vì văn ở phần trước nói rằng: “Tức phi cụ túc sắc thân”, “tức phi chư tướng cụ túc”, cụ tức tức là nghĩa của thành tựu. Kinh Tần, kinh Ngụy khác nhau.
“Nhưng vì…”: Là vì văn trước nói rằng: “Đó là danh cụ túc sắc thân”, “Đó là danh chư tướng cụ túc”. Trong đó ý nói: pháp thân rốt ráo chẳng phải là tướng hảo, tướng hảo cũng chẳng phải là không phải Phật. Do vì Vô tướng mà hiện tướng, tướng đó chẳng lìa pháp thân. Cho nên nghi rằng: Đã là vô tướng mới có thể hiện tướng thì chỉ cầu thấy tướng liền biết là vô tướng. Như ở xa xa thấy khói thì biết chắc rằng là có lửa. Bởi vì lìa khỏi lửa ắt chẳng có khói.
-Biểu cho Phật:
Kinh: hỏi ý rằng: Có thể dùng tướng để so sánh quán vô tướng pháp thân Như Lai hay không?
-Thức căn:
Kinh: đáp ý rằng: Thật có thể dùng tướng để tỉ quán pháp thân Như Lai.
“Ngộ sắc thân”: Nghĩa là biết ứng thân và Hóa thân chẳng phải là Chơn.
“Mê pháp thân”: là chẳng biết pháp thân rốt cuộc chẳng phải là sắc tướng.
“Ý cho rằng…”: Là xuất ra ý đáp. Ý nói: Chỉ cần thấy tướng hảo của pháp thân thì biết pháp thân tướng hảo, cũng như thấy mầm non của cây cỏ thì ắt biết gố rể của nó. Do vậy chia đoạn văn này là dựa theo dụ mà chia.
-Phàm và thánh bất phân:
Kinh: Ý nói: Luân vương cũng có tướng này thì đúng phải là Như Lai.
“Kệ nói…” Ý nói: chỉ cần dựa theo gốc mà nhìn ngọn thì định, nếu dựa theo ngọn mà nhìn gốc thì bất định. Hơn nữa, như Luân vương và Phật, sắc tướng tuy đồng nhưng chỗ nương của tướng thì khác nhau, tướng của Phật là do pháp thân hiện ra, tướng của luân vương là nương theo Nhân của nghiệp mà sinh ra. Phàm và Thánh khác nhau, còn có gì làm chuẩn đích, huống nữa nhờ pháp Thân mà có tự tha thọ dụng, lại còn có lớn nhỏ tùy loài mà hóa, mỗi mỗi khác nhau. Cũng như cây non và rể, sự cũng bất định, cây mới gieo thì có mầm không có rể, cây ghép thì mầm và rể mỗi khác.
-Ngộ Phật chẳng thấy bằng tướng.
Kinh ý nói: Vì nghe, nhờ Chơn mà hiện giả, giả chẳng lìa Chơn. Rồi thì dựa quả cầu Chơn, Chơn chẳng do giả, thật đức chẳng tại tướng khiến cho sắc tươi vậy, lấy dáng dấp bên ngoài để đánh giá đức độ thì sai lầm lắm vậy. Mà từ nay về sau đâu dám chẳng biết.
-Thấy, nghe chẳng đạt đến: (kiến văn bất cập).
Kinh: Văn có thể xem, e ngài không sanh còn dựa theo thuyết pháp mà so biết Như Lai, cho nên nói rằng âm thanh cầu chẳng được. Nghi này thì đến từ trong nghi thứ mười tám. Nay ngăn chặn phòng ngừa trước.
“Kệ của bản dịch đời Ngụy”: là nói về ngyên do thấy và nghe chẳng đạt đến, còn kinh Tần thì chỉ nói thấy nghe chẳng đạt.
“Kệ rằng…”: Là kệ của ngài Di Lặc. Trong đó, nữa bài là giải thích Kinh Tần, nữa bài là giải thích kinh Ngụy. Ý nói: Thấy và nghe là Thức, chỉ có thể duyên với sắc, thanh, Phật chẳng phải sắc, thanh, cho nên chẳng thể biết.
“Pháp kia…”: là pháp thân.
“Chơn Như tướng”: Tức ly tất cả tướng, là Chơn Như tướng.
“Phi như ngôn thuyết tri”, bởi vì Chơn Như pháp lìa ngôn thuyết, Chơn Như chỉ là cảnh của Chơn Trí, chỉ tương ưng với chứng, cho nên nói là tự chứng.
Nghi thứ nhất, nghi thứ bảy, nghi mười bảy và đoạn văn này đều nói rằng chẳng dùng tướng thấy Như Lai, nghĩa và ý đều khác: đầu tiên là vì đối quả mà nghi nhân. Tiếp đó là cảm quả ly tướng, tiếp nữa là y theo Chơn mà hiện giả, sau cùng là dựa theo giả mà cầu Chơn. Cho nên khác nhau.
NGHI TÌNH HAI MƯƠI BA
Sớ: đầu tiên là nêu chương.
“Do từ phần trên…”’: Là chỉ chỗ khởi nghi, nghi này đến từ trong nghi hai mươi hai.
“Bèn nghĩ rằng…”: Cho rằng một mực là ly tướng, tức là chỉ ra tông của khởi nghi.
“Nếu vậy…”: là kết thành nghi, Ý nói: phước chỉ thành quả tướng, tướng đã là chẳng phải Phật thì tu phước có ích gì.
“Thế thì quả Phật…”: là kết thành tên của nghi.
“Luận nói…”: là dẫn chứng.
“Mất phước”: Là chẳng phải nhân Bồ-đề.
“Mất quả”: là chẳng phải quả Bồ-đề.
– Ngăn chặn Niệm:
Kinh: Ý nói: Ông nếu cho rằng Như Lai chẳng nhờ cụ túc tướng mà đắc Bồ-đề. Dừng tác niệm ấy”. Văn thế tựa như trùng lặp, nhưng ý thì chẳng trùng lặp. Chỉ là trước là nói ra sau là ngăn chặn. Trong kệ của kinh Hoa Nghiêm, nữa bài kệ trước thuộc đoạn văn trên, nữa bài kệ sau thuộc đoạn văn này. Vì ý của văn liên hoàn với nhau, cho nên ở cùng một chỗ mà dẫn.đã nói chẳng lìa sắc, thanh, há lại một mực hủy tướng sao! Hủy tướng là phi lý, cho nên ở đây ngăn chặn điều đó.
“Triệu nói…”: Cũng là trước và sau đều một nữa mà thôi.
“Chẳng riêng chỉ…”: là vì tướng bất định, như Luân vương chẳng phải Phật.
“Chẳng phải chẳng (phi bất)…”: Vì ứng với cỏ thì hiện, chẳng lìa pháp thân, như Thích Ca là Phật.
“Đoạn Diệt Kiến”: nghĩa ở tại đoạn văn tiếp theo.
– Xuất ra lỗi lầm:
Kinh: Văn có thể biết.
“Tổn giảm…”: Nghĩa là chấp Hữu là lỗi tăng ích, chấp Vô là lỗi tổn giảm. Nay đã là một mực ly tướng, tức là đúng vào câu này (chấp vô là lỗi tổn giảm). Đây tức là với quả thì tổn hại phước đức trang nghiêm, với nhân thì tổn hại hành năm Độ, làm hủy hoại Tục Đế.
“Đoạn kiến”: Trung Luận nói: Định Hữu thì trước dính thường, định Vô thì trước dính Đoạn. Nay đã một mực cho là vô tướng thì chính là đúng vào Đoạn kiến.
“Biên kiến”: Không và Hữu, đoạn và thường đều lá trước dính cái kiến biên tà, đều chẳng phải là chánh kiến, cho nên nói là “quá” “lỗi lầm”.
– Phước tướng chẳng thất:
Kinh Trưng ý rằng: Vì nghĩa gì mà chẳng tác niệm ấy?
Giải thích ý rằng: Bởi vì những người phát Bồ-đề tâm đều chẳng tác niệm ấy, cho nên biết rằng người tác niệm ấy là điều sai lầm.
“Như sở trú pháp”: Pháp sở trú tức là đại Bồ-đề tâm, Bồ-đề tâm tức là Bi trí nguyện.