TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP IV
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXXXII

Bến Lăng Vân gặp lại Tôn Giả
Càn Thát Bà ngã tòm xuống sông

Gã Phi Ly chồn hoang đã chết rồi. Nhưng cuộc đời với tất cả những mầm mong sanh tử cùng hoài vọng mong cầu vẫn tiếp tục… Đoàn người thỉnh kinh vẫn tiếp tục những đoạn chót tới hang Tam Tinh Tà Nguyệt… Những trang Tôn Kinh Huyền Hoặc vẫn cỏn đó. Nhưng không biết ẩn dấu nơi đâu…? Ở nơi thâm sơn cùng cốc hay trước mắt người thỉnh kinh… Hay ở trong Lỗ lông? Hay trong Tâm sâu kín…”

“Cuộc đời hình như chỉ là ẨN và HIỆN…” Sư thái Tịnh Đe vừa cất bước trên con đường mòn lởm chởm đá, vừa tự nhủ thầm như vậy… Chỉ là ẦN và HIỆN thôi… Nàng nhớ lại có một lần nghe Tôn Giả nói mấy câu kệ:

Mê Ngộ như Ẩn Hiện
Sáng tối chẳng rời nhau
Nay trao pháp ẩn hiện
Không một cũng chẳng hai…

“Quả đúng là như vậy! Tâm tưởng tựa như chiếc gương. Nếu nó không bị vẩn đục không mây mờ che phủ… thì nó chiếu sáng, hiện những hình ảnh đẹp đẽ rõ ràng. Neu bị che phủ thì tối đi hoặc hiện những hình ảnh xấu. Cái trong sáng ẩn đi… cái mờ tối hiện ra… Các cõi Phật cũng vậy… Nếu chúng sanh ở cõi đó nghiệp chướng nặng nề, thì những quang minh trong sáng của chư Phật ẩn đi, nhường chỗ cho những quang minh nghiệp lực đục ngầu của chúng sanh tung hoành ngang dọc… và dệt nên cảnh giới y báo xấu xí hệ lụy… Hoặc ngược lại. Kinh sách cũng vậy. Những bộ Kinh lớn… nói về Đạo Lý Vận Hành của pháp giới này, hay giảng nói về lẽ Biến biện của Tâm… cũng lúc ẩn lúc hiện. Và các quỷ thần lớn phải trông nom kinh sách ấy…

Nếu chúng sanh có phước huệ tốt… thì kinh sách hiện ra, hoặc có người tìm được. Nếu phước huệ xấu… kinh sách Ẩn đi… hoặc quỷ thần mang dấu… Ánh mặt trời cũng lúc ẩn lúc hiện… Vô Hỷ Lạc lúc này rớt vào bóng tối, không thấy ánh mặt trời… Nhưng rồi chàng ta lại thấy ánh mặt trời khác hiện ra… Hỡi ơi! sắp tới bến Lăng Vân rồi… sẽ được gặp Tôn Giả như Người đã hẹn… Tôn Giả cũng vậy, lúc ẩn lúc hiện…”

Nàng công chúa Mỵ Ê cũng thong dong bước từng bước nhỏ. Trong lòng vừa ngậm ngùi như nuối tiếc, lại vừa muốn mỉm cười vui sướng, an nhiên đành phận… Tự nhủ: “Có lẽ nghiệp dĩ mình là vậy… phải theo đuổi kinh để đi tới miền tự tại thênh thang, không phải theo đuổi cuộc tình để rơi vào khe tình lụy…” Lòng nàng trước kia vò xé bão tố, nay thì

mây mù đã tan rồi… mặt trời như tỏ rạng. Nhưng tình chướng trước kia không biết ra sao nhỉ? Nó có biến mất đi không, hay chỉ ẨN xuống đáy tầng tâm thức để chuyển hóa? Và nếu chuyển hóa… thì sẽ thành gì?… Nàng ngẩng đầu nhìn, thấy Cuồng Huệ vẫn lừng lững bước. Quay sang nhìn Thạch Sanh, thấy chàng vẫn đắm mình trong cảnh giới trong mí mắt… Nàng bỗng cảm thấy rằng nếu mình muốn núp chân trong bóng hai người đó, thì nên núp ở nơi Thạch Sanh. Sẽ thấy gần gũi hơn, ấm áp hơn… Nhưng khốn nỗi cả hai kẻ đó, thân xác thì vẫn lù lù trước mắt, nhưng tâm thức họ lại ở mãi đâu đâu… Nàng mỉm cười, nghĩ thầm: “Neu mình muốn gần họ lâu dài, muốn NÚP lâu dài… mình cũng phải làm con cá lặn sâu vào tâm thức như họ… Lặn sâu vào Kinh…”

Lúc đó, sa môn Vô Hỷ Lạc đương bước theo chân Cuồng Huệ, tay vịn vào vai y… Có lúc mỏi tay, hắn lại nắm lấy sợi dây buộc ở cổ con hươu… bước theo hươu. Con hươu nay đã lớn và rất tinh khôn. Mỗi khi Vô Hỷ Lạc nắm dây hươu, con vật bước chậm lại để cho chủ theo. Thỉnh thoảng quay lưỡi liếm tay chủ… Hắn lúc này ít nói, chẳng phàn nàn… vì đã bắt đầu tu tập pháp Lạc Kiến Chiếu Minh. Và chú tâm nhìn vào nơi bạch hào. Hắn bắt đầu thấy sự kỳ diệu của cái THÁY NGHE HAY BIÊT… cùng sự lạ lùng của cái gọi là NHÃN CÀN. Trước kia, hắn cứ đinh ninh nhãn căn… là một cái gì biệt lập, riêng rẽ, tách biệt hẳn với những TRÂN CẢNH bên ngoài… và trần cảnh cũng vậy, cũng biệt lập riêng rẽ, không dính líu gì đến nhãn căn… Nay thì hắn bất đầu thấy khác. Thấy hình như nhãn căn không thể nào tách biệt với trần cảnh… và dù có hay không có mắt thịt, nhãn căn của hắn lúc nào cũng NHÌN THẦY MỘT CÁI GÌ… Trước kia, có đôi mắt, gã thấy những cảnh vật chung quanh, thấy người, vật, cây có núi non, thấy ánh sáng mặt trời. Ngước mắt nhìn thinh không, thấy trời xanh xanh, thấy các vì sao hay mặt trăng… nay đôi mắt đã hư rồi, hắn nghĩ rằng mình không cỏn nhìn thấy gì nữa… TRÁI LẠI, VẪN THẤY… vẫn có trần cảnh. Lúc đầu, chỉ thấy TỐI THUI… nhưng tối thui cũng là một trần cảnh… Rồi trong giấc ngủ, hắn vẫn thấy những trần cảnh lãng đãng trong mộng… Hắn lẩm bẩm: “Quái lạ! Hình như CÁI THẤY của con người, dù có mắt hay không mắt, lúc nào cũng THAY một cái gì…” Hắn đem vụ đó nói với Cuồng Huệ. Y bảo: “Dĩ nhiên rồi… Cái thấy của con người hay của chúng sanh kỳ diệu lắm. Vì nó bắt nguồn từ GIÁC TÁNH, dù có mắt hay không, lúc nào, nó cũng thấy một cái gì… tứ đệ cứ chịu khó chú tâm vào bạch hào đi… Dần dần sẽ thấy LÓE lên một thứ ánh sáng khác, một mặt trời khác… Sẽ thấy trong mí mắt tối thui của mình dần dần vằng vặc một thứ ánh sáng như trăng thanh… Rồi khai mở một thứ tâm nhãn, có khi còn tốt hơn nhục nhãn…” …Vô Hỷ Lạc cố tập chừng nửa tháng, quả nhiên thấy có như ánh trăng thanh… Hắn khấp khởi mừng thầm, tiếp tục cố công ra sức… Vả lại, kiếp trước, hắn đã từng thọ sanh từng trời Đâu Xuất. Nên tâm nhãn cũng dễ mở…

Sãi chủ Trảm Tứ Cú thì từ khi được ôm cây đàn rồi mang tấm gương của sư thái, gã thấy trong người khác lạ, chưa từng thấy. Giống như con rắn lột xác. Tâm thức cũng như đổi khác. Những tâm tưởng trước kia không còn dằn vặt mấy nữa… mối nghi nan của gã về cái thế gian mờ mờ mịt mịt này không còn lảng vảng… cái ám ảnh của đôi nhũ hoa với tia sữa trắng toát cũng mờ nhạt… Đôi lúc, gã nhìn sư thái… rồi băn khoăn tự hỏi… không biết sau vụ này, mình sẽ đi đâu đây, sẽ làm gì? Sẽ cứ đi theo bọn này… hay trở về ngôi đền cũ? Gã bỗng thấy cuộc đời sãi chủ một ngôi đền thực chán phèo…! Lúc này, gã hay nhớ nghĩ tới hình ảnh Lão Hồ Tử nằm trong lồng trúc… cùng chiếc gậy trúc. Bụng gã và nơi mạng mỡ hình như ngứa ngáy như mong muốn được cây gậy trúc thọc léc một cái thật sâu…

Đại sư huynh Càn Thát Bà vẫn còn ngơ ngác, chưa lấy lại được phong độ nghênh ngang xưa kia của bậc đại sư huynh… Hắn không sải những bước dài với đôi chân hạc, mà đi lững thững theo sau mọi người. Cũng không lớn tiếng ba hoa như trước… Hắn đã bỏ những đồ trang sức, bỏ quần áo người nữ, lấy bộ quần áo trước kia của Bát La Hoa mặc vào. Trông hơi ngắn và rộng thùng thình, nhưng còn dễ coi hơn mặc áo đàn bà… Chỏm tóc trở lại phất phơ… nhưng tinh thần cỏn mông muội. Có lẽ phải chờ một cơ duyên nào khác ở bến Lăng Vân hay chùa Lôi Âm mới có thể tỉnh táo hẳn được… Lúc này, hắn cũng chẳng nghĩ ngợi gì, chỉ quen chân đi theo mọi người… Thỉnh thoảng giơ chiếc gương soi mặt…

Cuồng Huệ thì vừa đi vừa suy nghĩ về Lỗ lông… Làm sao vào được thường trực nơi Lỗ lông, làm khởi các thứ diệu vân… thân vân, hóa hiện những sắc tướng bời bời, những cảnh giới để độ sanh… Lúc này, y cảm thấy sâu xa cái mênh mang của pháp giới, nỗi bơ vơ lạc lõng không cùng của mọi kiếp sống chúng sanh… Làm sao dùng thân tâm mình tỏa rộng, THỂ NHẬP từng cọng hoa, ngọn cỏ, hạt bụi… từng con sâu, từng đám mây, từng dải tinh hà… làm nổi lên những tia sấm chóp kỳ diệu, những trận mưa kỳ thú… để đẩy tâm thức các chúng sanh lên dần… sâu dần… tới chỗ vi tế… và đều có đầy đủ thần thông tự tại lực… Một lần nữa, y lại nghĩ rằng: “Mình kiếp này thọ sanh làm rồng ở Hương Thủy Hải. Nhưng quê hương mình đâu có phải là nơi Hương Thủy có mấy cục đá lưu ly đó. Quê hương mình là ở nơi đáy từng vi diệu của Tâm thức, nơi đó có hào quang sáng ngời, biến hóa khôn lường, có nhiều thần thông tự tại lực, đó mới chính là Quê hương mình…”

Y bước nhẹ tênh trên con đường sỏi đá… Suốt dọc đường tới Lăng Vân Độ, không có chuyện gì đáng kể xảy ra… Vì đạo lực của y đã khá cao, Thạch Sanh lại được niệm Phật tam muội… nên họ có khá nhiều oai lực… lại thêm vị sư thái. Nên dọc đường, những thiên thần tầng trời Tứ Thiên Vương thường đi theo hộ trì. Khiến các tinh mỵ cùng loài quỷ ít oai đức đều tránh xa, không dám giương mắt nhìn chứ đừng nói đến nhiễu loạn…

Sau một tháng trường ròng rã, một buổi trưa u ám có nhiều mây mờ… họ bỗng nghe tiếng nước chảy ầm ầm như thác đổ… VỊ sư thái lẩm bẩm: “Chắc đã tới Lăng Vân Độ…”

Họ dừng chân trên bờ, đưa mắt nhìn ngắm…

Tiết trời khá lạnh lẽo. Bầu trời u ám, nhiều áng mây đen lởn vởn trên đảnh đầu, vì họ đã lên khá cao. Chung quanh mờ mịt một biển sương mù… Nhiều rặng núi đá lởm chởm, lô nhô giữa sương mù… Từ một kẹt núi, con sông Lăng Vân chảy xuống, gieo mình ầm ầm như thác đổ, tưởng chừng như từ trên trời đổ xuống… bọt nước bắn tung tóe ven bờ… Nơi đây có nhiều đá ong đỏ, nên màu nước đỏ sẫm… có chỗ đỏ như màu máu… Những luồng gió thổi hun hút…

Họ đứng co ro trên bờ đá, chưa biết cách nào để sang qua dòng nước. Dỏng sông không rộng lắm, nhưng cũng khá rộng… Con hươu thấy nước bắn tung tóe, có vẻ sợ hãi… Vô Hỷ Lạc và Trảm Tứ Cú ngồi khuất sau một hốc đá… Cuồng Huệ nhìn dòng nước, ngẫm nghĩ: “Chỗ này đúng là mờ mịt nước và đá.. Áy thế mà tất cả những rặng núi này, dòng nước này… và cả bầu trời nữa… đều chỉ HIỆN lên trong Tâm mình… Do Tâm mình ÁNH RA đó… Do tâm chúng sanh cõi này Ánh ra đó… Chúng sanh cõi này, từ kiếp vô thủy… đã phát ra những luồng vọng tưởng về rắn chắc, về lưu động… những luồng đó lần lần vô lượng, lần lần tích tập… rồi xoay vần miên viễn, trở thành kiên cố, nên đến kiếp này phát hiện thành một cảnh giới như thế này… Khiến cho bọn này… bây giờ phải nghĩ cách qua sông qua núi… Hùm… hùm…”

Bỗng có tiếng quang quác của Càn Thát Bà:

-ơ hơ… Nước chảy ghê quá! Làm sao qua được?

Cuồng Huệ vui mừng quay lại, thấy Càn Thát Bà đương chỉ trỏ dòng nước. Nét mặt hắn bớt ơ thờ, đượm vẻ sôi động khi nhìn con sông chảy như thác đổ… Cuồng Huệ:

-Đại sư huynh… thấy ghê sao? Không có gì ghê đâu… Ở đây, có mấy người không bay được, nhưng đại sư huynh biết bay mà…

-.. không bay được…?

-Thì… đây này…

(Ý vừa nói, vừa chỉ Thạch Sanh, Vô Hỷ Lạc, Trảm Tứ Cú và con hươu…) Nhưng đại sư huynh… là người nhà trời, đại sư huynh bay giỏi lắm mà..

-Thật hả? Bay được hả…? Nào thì bay…

Vừa nói, hắn vừa vung vẩy chiếc gương nhỏ cầm trong tay. Rồi hắn quẩy mạnh chân một cái. Thân hình bay cao lên khỏi mặt đất chừng bảy, tám thước… rồi lại rớt bịch xuống. Hắn cười méo mó:

-Không được… nặng quá… rơi bịch xuống…

Cuồng Huệ thầm nghĩ: “Qua một cơn điên đảo mông muội, nên thân xác nặng nề…” Nhưng y chưa kịp nói gì, thì bỗng có tiếng sấm chóp ù ỳ, rồi một cơn mưa rào rớt xuống. Cơn mưa loáng thoáng rồi tạnh ngay, song những giọt mưa màu hồng hồng như máu… Càn Thát Bà reo:

-Á ha… trời mưa máu… Tắm máu, tắm máu…

Quần áo mọi người đều nhuốm màu hồng. Riêng bộ cà sa của Thạch Sanh trở thành màu huyết, và bộ áo xanh của Mỵ Ê cũng vậy… Nàng lặng lẽ nhìn áo mình, rồi hỏi bâng quơ:

-Làm sao qua được?… Ô kìa!

Nàng chỉ tay về phía trên nguồn… Nơi đó, bỗng xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ, nhấp nhô trôi xuống. Trên thuyền nhấp nhô một bóng người, đội chiếc nón tu lờ che xụp cả mặt. Tay cầm chiếc mái chèo ngắn, nhưng không chèo vì thuyền trôi phăng phăng… Sư thái nhìn chiếc thuyền, nét mặt hớn hở… Khi thuyền tới chỗ bọn người, người kia bỗng cắm phập chiếc mái chèo vào một kẽ đá, ngưng thuyền lại, nói cụt ngủn:

-Đò ngang đây… Đò bến Lăng Vân…

Thì ra là một ông già lụm cụm, râu tóc che kín cả mặt. Chỉ riêng sư thái và Cuồng Huệ biết đó là Tôn Giả, nhưng họ chẳng nói gì… Ông lão giục:

-Xuống đi… Đò chật lắm…

Mỵ Ê chê:

-Thuyền của lão trượng nát quá, nước rỉ 0 0… Lão trượng lại ốm o nữa, có chèo nổi không…

Ông lão cúi mặt, nói ỡm ờ:

-Ờ… đúng vậy… thuyền này rỉ nước ồ ồ… thân này ốm o bệnh tật… Ắy thế mà vẫn chở người qua sông đó… Miễn là có kẻ dám xuống đò…

Mỵ Ê mặc cả:

-Lão trượng lấy bao nhiêu tiền đò… Chúng tôi có lẽ không có tiền…

-Không có tiền… thì đưa đôi bông tai cũng được… Đưa đi… rồi xuống đi…

Vừa nói vừa giơ bàn tay khẳng khiu. Mỵ Ê gỡ đôi bông tai, đặt vào tay ông lão… Càn Thát Bà lanh chanh xuống trước:

-Sợ gì mà không dám xuống…

Nhưng hắn vừa đặt chân, bỗng thuyền tròng trành khiến hắn ngã tòm xuống nước… Làn sóng nhấp nhô tạt vào miệng khiến hắn uống ực mấy ngụm, nhưng cũng lẹ tay bám được mạn thuyền… Ông lão cứ đứng im mặc kệ hắn… Cuồng Huệ phải nhảy xuống thuyền, lôi đại sư huynh lên. Dòng nước khá lạnh, và Càn Thát Bà ướt như chuột lột. Nhưng nét mặt lại có vẻ hớn hở, hắn ngồi xệp xuống đáy thuyền, vuốt mặt vuốt mũi khiến nước chảy lênh láng, rồi đưa ngay chiếc gương lên soi mặt… Tuy rớt xuống sông mà hắn vẫn không buông chiếc gương… Hắn nhìn trong gương thấy chiếc mũi khoằm lồ lộ choán đầy cả gương… Hắn chợt nghĩ: “Chiếc mũi này oai phong thiệt! Phải là thứ mũi ít người có… Nó hơi giống mũi lão Đe Thích…”

Hai chữ Đế Thích bỗng sáng lòa trong đầu… khiến cho cả một vùng tăm tối biến đi mất như một khoảng sương mù. Đầu óc hắn bỗng sáng choang, thông suốt… Lúc này, Mỵ Ê cũng đã bước xuống đò. Hắn ngẩng nhìn chiếc mũi xinh xinh của nàng, lẩm bẩm: “Ờ… chiếc mũi của nàng công chúa kém quá! Đâu có thể có chiếc mũi oai phong như mình… Ha… người nữ kém quá, không bằng mình…” Hắn đắc ý, xoa tay nói lớn:

-Chà! Nước sông ngọt quá… thơm quá!

Lúc này, Thạch Sanh đã xuống đò… Chàng hớn hở nhìn đại sư huynh… Vô Hỷ Lạc cũng theo chân xuống thuyền, cùng với con hươu. Trên bờ, không hiểu sao, chỉ còn lại ni cô và Trảm Tứ Cú… Ông lão bỗng giơ tay:

-Thôi… thuyền đầy rồi… Chờ chuyến sau…

Rồi ông rút mái chèo khỏi kẹt đá, chèo phăng phăng trên sông. Nhưng sức nước đẩy mạnh… thuyền trôi xuôi một quãng xa mới tấp bờ… Họ vội vã bước lên bờ, đứng ngóng sang bên kia. Ông lão quay thuyền sang, nhưng vì ngược nước, phải chèo hì hục mãi mới tới chỗ hai người kia… Ông thở hồng hộc… VỊ sư thái vội bước xuống thuyền, theo sau là Trảm Tứ Cú… Ông lão bỗng kêu:

-Ôi chao! Mỗi rừ tay rồi… không chèo được…

Ông chìa mái chèo cho Trảm Tứ Cú: “Này chèo đi…”

Gã kia luýnh quýnh đưa tay đỡ mái chèo… nhưng ông bỗng thọc mạnh mái chèo vào mạng mỡ gã… khiến mái chèo gãy “rắc.” Gã kia kêu lớn, ngã lăn kềnh xuống xạp thuyền… Ông lão cũng ngã theo… Và chiếc thuyền trôi băng băng theo dòng nước, chỉ giây lát đã biến mất trên mặt nước mù sương…

Bên bờ kia, mấy người đứng ngẩn ra nhìn. Sự việc xảy ra nhanh quá. Mỵ Ê kêu:

-Ôi thôi! Họ đi mất cả rồi… Đi theo ông lão…

Vô Hỷ Lạc hỏi:

-Vị sư thái cũng đi ư…?

-Sư thái cùng vị sãi chủ… Mái chèo gãy, thuyền trôi đi cả rồi…

Vị sa môn mù thấy lòng se lại… Tâm ý tán loạn không chú mục vào bạch hào… Hắn cười như mếu… nhưng vội cố dằn tâm…

Cuồng Huệ nhìn Thạch Sanh, thấy mắt chàng mờ lệ… Y nói:

-Không ngờ sãi chủ lại có túc duyên đến thế… Được thuyền đem trôi theo…

Thạch Sạch rầu rầu:

-Tiểu huynh nhận ra chậm quá… Ông lão chính là Tôn Giả… Nhưng khốn nỗi Người không muốn ra mặt, thì cũng không thể giữ Người được…

Chàng cúi xuống, bứt một cọng cỏ dài xanh mướt:

-Đây là cỏ Thương Nặc Ca… thường được nói tới ở vùng Tuyết Sơn…

Rồi từ từ tới bên bờ nước, thả cọng cỏ xuôi theo dòng, lẩm bẩm:

-Thân đệ tử không được đi theo Tôn Giả… nhưng lòng con đi theo…

Càn Thát Bà bỗng gãi chiếc mũi khoằm:

-Thế là bọn này lại ĐƠN ĐỘC như trước… Đơn độc giữa vùng núi chẳng có một ai… May ra thì có KINH…

Mỵ Ê:

-Nhưng chẳng biết có KINH không?

Cuồng Huệ nhìn nét mặt buồn thiu của Vô Hỷ Lạc, tiếp:

Đại sư huynh dạy rất đúng… Chúng ta lại đơn độc như trước. Sau này, lại còn ĐƠN ĐỘC hơn… như những con Tê giác đơn độc. Vì cuộc đời tu hành là thế, là lựa chọn đi thẳng vào miền đơn độc của tâm thức mình… chẳng cỏn Ai cả, mình đối diện với mình. Loài Tê giác còn dám đơn độc lữ hành, huống chi chúng mình… Đôi khi, chúng ta chỉ xa nhau trên hình hài, nhưng gắn bó trên tâm tưởng… gắn bó bởi Trí huệ và Đại bi… Cũng chẳng cần phải sợ hãi gì, vì chẳng có ai chết cả… và Vô lượng Thần linh vẫn để mắt nhìn mình cùng tỏa hào quang che chở…