TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP IV
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXXXI

Vô Hỷ Lạc học pháp Chiếu Minh
Phi Ly giã từ thân cầm thú

Tuy su thái cùng Cuồng Huệ đã đuợc Tôn Giả Ca Lặc Ca nói truớc vụ này, nhung mọi người đều cảm thấy sững sờ trước sự việc bất chợt… Thì ra sau khi uống liều thuốc và thoát khỏi con ám chướng, cơn hối hận của Vô Hỷ Lạc đã trào lên, nên hắn đã tự ý hủy hai con mất… Thấy hắn đứng trơ, Thạch Sanh vội bước lại nắm tay:

-Tứ đệ… sao hiền đệ làm vậy?

Máu cùng nước mắt vẫn chảy ròng ròng nơi má, Vô Hỷ Lạc buồn rầu:

-Xin nhị sư huynh tha tội cho. Nhưng tiểu đệ chẳng còn cách nào khác… Hai câu thơ vừa rồi của Đại nhân là mắng tiểu đệ đó. Tính Người hiền hòa không muốn dùng lời nặng, nên dùng thơ mắng nhiếc. Nếu để hai con mắt này, tiểu đệ không có cách gì tu hành được. Chúng là hai thằng giặc từ nhiều kiếp rong ruổi chạy theo hình sắc…

Không có cách gì nhìn vào Tâm được, và giã từ những hình sắc của Ma vương… Ngay đến bây giờ, đệ đã chuyển tâm chỉ muốn coi sư thái như sư phụ mình. Nhưng hễ mắt đệ chạm phải dung nhan, xin sư thái tha tội cho, đệ vẫn không ngăn nổi những tạp niệm lãng đãng tà vạy… Rồi đến Khuất La Đô nữa… Bởi vậy, phải thủ tiêu chúng… vì đệ muốn… đi theo các vị sư huynh…

Hắn vừa nói, vừa giơ tay áo chùi máu trên mặt… Cuồng Huệ bước tới, đặt hắn nằm dài trên một tảng đá, lấy tay chà nhẹ đôi mắt. Rồi rút viên Thiên La Như Ý Châu áp vào hai mắt… Y nói:

-Tứ đệ làm vậy… cũng phải… Nhưng nóng nảy quá…

-Nghiệp hình sắc của đệ… nặng quá… cần hạ độc thủ…

Lúc đó, Mỵ Ê lò dò tới giả sơn.

Nàng cúi nhìn Vô Hỷ Lạc, nói:

-Lời của tứ sư phụ là đúng đó… Quả thực, một hình bóng đẹp đẽ… dù là nữ hay nam, vừa là một vưu vật lại vừa là một TAI HỌA… Họ cứ lừng lững đi giữa đời, đâu biết rằng họ đã làm nổi lên bao cơn cuồng vọng đau khổ…

Nàng mỉm cười nhìn Cuồng Huệ… Nhưng chắc là nàng đã hóa giải được cơn tương tư, nên nụ cười lúc này trong sáng tự nhiên, không mặc cảm e ấp… Cuồng Huệ nhìn nàng, cũng thẳng thắn nói theo:

-Công chúa nói đúng đó… Vậy thì… những kẻ nào… không may sinh ra đẹp đẽ… nên tìm cách làm cho mình xấu đi… hoặc bớt đẹp lồ lộ… Hoặc là lấy gươm rạch mặt thì càng tốt…

Cả hai, y và Mỵ Ê, cùng cười ồ… Mấy người kia cũng cười theo, quên cả vụ chọc mắt… Mỵ Ê đùa:

-Thế sao quan nhân không lấy gươm rạch mặt, cho bớt đẹp đi… vẻ mặt quan nhân tai hại lắm đó…

Cả bọn càng cười… Cuồng Huệ đáp:

-Tôi… không cần rạch mặt… vì tôi biết biến hóa…

Rồi y lắc mình, chú tâm… biến thành khác. Biến thành cái đầu pha một chút đầu rồng, chiếc hàm bạnh ra lại thêm bộ ria lởm chởm… Y hỏi: :

-Đủ xấu chưa?

Mỵ Ê ngắm nghía, lắc đầu:

-Chưa đủ… vẫn còn đẹp…

Cuồng Huệ cười xòa:

-Tôi nhìn mắt công chúa, thấy ánh giật mình sợ hãi. Thôi thế là vừa đủ rồi. Biến xấu quá, người nhìn sẽ ôm đầu chạy mất…

Cả bọn cười dài… Lúc này, Trảm Tứ Cú đã cởi bỏ tấm gương trao trả sư thái. Gã bỗng nói:

-Này tứ sư phụ,… sư phụ gạt bỏ sắc hình như thế là được. Nhưng còn âm thanh thì sao? Âm thanh ghê gớm lắm chứ… và có những người khi mở miệng nói… lại nghe như tiếng nhạc…

Giọng nói của Trảm Tứ Cú lúc này đĩnh đạc… vì từ lúc đeo cây đàn cùng tấm gương, tâm thức mỗi lúc mỗi cải hóa… Thấy gã hỏi, Vô Hỷ Lạc ngồi nhổm dậy. Mắt hắn đã hết chảy máu, duy vết thương còn sâu hoắm. Hắn cười méo mó:

-Đáng lẽ, tôi phải chọc luôn cả hai tai mới chắc…

Nhưng… phải để chúng… để nghe sư phụ tôi… và các sư huynh… bảo gì…

Thạch Sanh:

-Bây giờ, tứ đệ phải có người dắt đường… Hoặc là tôi, hoặc tam đệ… Nhưng tứ đệ cũng cần phải tu tập một pháp môn gì để mở một ít thiên nhãn…

Cuồng Huệ đùa:

-Chọc mù mắt thịt để không nhìn thấy những hình sắc đẹp của trần gian. Nay mở thiên nhãn, lại nhìn thấy thì sao?

Sư thái xen vào:

-Lúc ấy, nhìn với thiên nhãn… sẽ không thấy những hình sắc trần gian là đẹp lắm… nên không khởi cuồng vọng đắm say…

Cuồng Huệ:

-Thế ngộ nhìn… thấy thiên nữ thì sao? Có nổi đắm say không?

Sư thái:

-Thiên nhãn ấy do công phu tu luyện mà được. Do có công phu tu luyện, nên tâm cũng thanh tịnh. Nên ít khởi đắm say…

Ngưng giây lát, nàng tiếp:

-Việc gì phải đến thì đã đến rồi… Tôn Giả đã dặn tôi trước về vụ này… Người nói: “Có cơ sự thế thì Vô Hỷ Lạc mới vơi nghiệp phù hoa… Lúc đó, cần bảo y tu tập phép LẠC KIÊN CHIÊU MINH tam muội. Lúc nào cũng chú tâm nhìn vào bạch hào, nhìn vào bên trong. Neu niệm được danh hiệu đức Phù Đồ thì càng tốt. Nhìn lâu rồi sẽ làm nở một cơ quan trong đầu, phía sau bạch hào. Sẽ đắc một ít thiên nhãn, nhìn thấy nhiều thứ hơn là mắt thịt… Nhìn sâu hơn nữa là nhìn vào không hư của Tâm. Gọi là không hư nhưng có đủ mọi thứ… Nguồn Hỷ lạc bất tuyệt cũng từ đó lưu xuất… Tên hắn là Vô Hỷ Lạc… nhưng hắn có thể kiếm vô lượng Hỷ lạc ở không hư đó… Bảo hắn như vậy.”… Tôi có nhiệm vụ truyền lại lời dạy ấy…

Càn Thát Bà bỗng lò dò tới trước ni cô, ngớ ngẩn hỏi:

-Ni cô là… Tịch Chiếu Thần Biến ni cô ở Linh Thảo Tự?

Mắt hắn hong hóng nhìn ni cô, như người muốn nhớ ra điều gì… Lúc này, sau khi uống thuốc, hắn đã vứt chiếc lưới trong tay đi rồi… nhưng hình như chưa tỉnh mấy. Cuồng Huệ bước tới:

-Đại sư huynh… có nhận ra đệ không? Đệ là Long Cuồng Huệ đây…

Thấy Càn Thát Bà vẫn ngơ ngác, y kêu:

Hỏng rồi… Tôi bị lừa rồi. Nữ quái đã đưa thuốc giả. Tâm địa thị thực quái quắc…

Ni cô vội nói:

-Chưa chắc đã giả đâu. Đại sư phụ bị nhiễm độc mê của đào Ngạn ảnh khá lâu, nên phải một thời gian mới hồi được. Không nên vội vã…

Nàng đưa chiếc gương nhỏ lên trước mặt Càn Thát Bà, nói:

-Sư phụ nhìn vào gương này đi… coi nét mặt oai phong của sư phụ. Đôi bông tai này xấu lắm, không xứng đáng vẻ mặt sư phụ đâu. Bông hoa trên tóc cũng vậy. xấu lắm…

Đại sư phụ nên cởi bỏ thôi…

Càn Thát Bà nhìn vào gương, rồi chăm chăm nhìn mặt sư thái. Có một cái gì động đậy trong tâm thức hắn… Hắn bỗng giơ tay tháo đôi bông tai cùng hoa trên chỏm tóc. Cả Cuồng Huệ lẫn Thạch Sanh đều thở phào nhẹ nhõm… Ni cô tiếp:

-Đại sư phụ nên nhớ mình đương lâm bệnh. Xin đại sư phụ giữ lấy tấm gương này để thỉnh thoảng soi. Sẽ dần dần hết bệnh…

Họ đều quay lại Phi Ly… Gã này cũng còn ngơ ngác như Càn Thát Bà vì nhiễm độc Ngạn Ảnh quá lâu. uống thuốc giải rồi, nét mặt gã có tỉnh táo đôi chút… nhưng vẫn ngơ ngác. Nhất là như u uất, nặng trĩu buồn bực. Hay là gã nhớ tưởng Khuất La Đô mà gã thường mường tượng vừa là thần Shiva lại vừa là Kali? Hay là tiếng sáo hớp hồn bặt rồi… tâm thức gã lại rớt vào khoảng mông lung thời ở ghềnh Bích Nham, và lúc đó, gã chỉ khăng khăng muốn chết… để thoát khỏi thân súc sanh… Mấy người đều cố hỏi han gã, nhưng gã chỉ trả lời nhát gừng… không muốn nói…

Họ ở lại một ngày đêm tại Đại Kính Hồ, tính đến sáng hôm sau sẽ đi Lăng Vân Độ… Nơi đây, Mỵ Ê tìm được một số lương khô của nữ quái. Lúc này, nàng công chúa ăn nói tự nhiên, thái độ thong dong như trong lòng đã có quyết định. Nàng đưa lương khô cho Cuồng Huệ, nói:

-Ngần này cũng đủ ăn khá lâu… Chúng ta sắp tới Lôi Âm Tự. Tôi chỉ mong sẽ thỉnh được bộ kinh pháp bảo rồi trở về Phong Châu… Chắc cha mẹ tôi bất ngờ lắm khi nhìn thấy tôi…

Vừa nói vừa cười khanh khách… Bỗng hỏi tiếp:

-Lúc ở trong lều… không biết đã… xảy ra sự gì? Quan nhân có thể kể lại chăng?

Vừa nói, mặt vừa đỏ hồng… Mấy người kia cũng xúm lại, trừ Phi Ly… Cuồng Huệ tươi cười nhìn mọi người… rồi bắt chước Tôn Giả, đọc mấy câu kệ:

Bất khả ngôn thuyết một lỗ lông
Trong lỗ lông cảnh giới bất khả thuyết

Rồi y khoan thai kể lại sự việc. Từ khi được nghe Tôn Giả nói về lỗ lông Sái Cam Lồ… đến khi nghe tiếng Loa Ke giục giã quán chiếu lỗ lông nơi vết ruồi son và chui tọt vào đó… Cuối cùng, y kết luận:

-Thì ra pháp giới này là như vậy… BIÉN HIỆN CHẬP CHÙNG. Có hiểu được lẽ đó, thấm lễ đó thì lòng mình mới thênh thang được. Chưa hiểu lễ đó thì một hành giả, dù có ngồi thủng mười chiếc bồ đoàn… cũng chưa thênh thang… Mọi lỗ lông đều là vệt xoáy, vết tích biến hiện của cái điểm KHÔNG HƯ, và điểm không hư chính là TÂM… Cho nên, chư Phật ba đời mười phương cũng chỉ tu tập trong lỗ lông, chư Bồ Tát làm lục độ vạn hạnh cũng trong đó, các chúng sanh lăng xăng lít xít trong đó, bao kẻ muốn mưu bá đồ vương vẽ vời lịch sử cũng trong đó… bao cuộc tình duyên đầy lệ cũng chỉ diễn ra trong đó… Nghĩ kỹ thì đúng như lời Tôn Giả nói… có thể thò tay vào điểm không hư… lôi ra cả một sơn hà đại địa… hoặc lôi ra một trăm ngàn thiên nữ múa hát coi chơi như Ma vương vẫn thường làm…

Y vừa nói vừa cười nhìn Mỵ Ê. Mỵ Ê cững cười nói:

-Quan nhân nói vậy… thì cuộc đời chả còn gì… Đen tình duyên cũng rứa…

Cuồng Huệ: .

-Tình duyên cũng vậy… cũng chỉ là vết biến hiện của tâm thức những kẻ trong cuộc… Nhưng công chúa đừng tưởng cuộc đời chẳng còn gì… Còn chứ… còn nhiều…

-Gì mà nhiều?

-Còn cả niềm thênh thang lồng lộng của tâm thức. Và niềm thênh thang này, không có niềm vui nào của thế gian bì kịp… Lúc đó, kẻ hành giả sẽ chuyển thức tâm thành hoa đàm Không tuệ, và biến ái tâm cuồng vọng thành lượn sóng Đại bi hóa hiện hóa thân bời bời… Lúc đó, kẻ đó sẽ thong dong bước từ cánh hoa này sang cánh hoa khác của bông Đại bửu liên hoa vốn là pháp giới, bước từ sát độ sang sát độ giơ bàn tay siêu bỉ ngạn cứu độ mọi loài… Và mang thân hào quang sáng ngời đi dự những hải hội ở trong lỗ lông của bậc Đại Sỹ Phổ Hiền…

Mỵ Ê xuýt xoa:

-Quan nhân nói hay đấy! Nhưng tôi chưa tin… Tôi không tin là quan nhân và tôi… và mọi người đương đi trong lỗ lông… gì đó… (ngẫm nghĩ) Neu quả thực từ không hư, có thể lôi ra mọi thứ… thì chúng ta còn đi thỉnh kinh làm gì?… Sao quan nhân không thò tay lôi ra bộ kinh…”

Cuồng Huệ:

-Cô nương hỏi trúng… Nhưng chúng ta chưa lôi kinh ra được… vì chúng ta chưa tới mức ấy…

Bỗng có tiếng Phi Ly:

-Lỗ lông cũng vô ích thôi… Thần Shiva mang sáo bay đi mất rồi…

Giọng gã buồn ảo não… Gã nằm rũ trên đám cỏ, thân hình nhỏ xíu, hơi thở hổn hển… Cuồng Huệ ngẫm nghĩ: “Gã đã có tâm nguyện từ lâu muốn chuyển thân. Cũng chẳng nên chữa chạy làm gì… Có ai chết đâu… Chỉ đổi thân thôi… ” Nên y tới gần gã, cầm tay chẳng nói năng gì… Mọi người xúm quanh. Thạch Sanh cũng ngồi xuống cỏ, sờ mạch thấy thoi thóp… Chàng bảo Phi Ly:

-Nếu ý nguyện… của hiền đệ vẫn là ý nguyện cũ ở nơi ghềnh Bích Nham… thì hiền đệ niệm đức Phù Đồ Mâu Ni đi… Hoặc niệm thần Shiva hay thánh mẫu Kali…

Phi Ly không nói gì, nhung mấp máy môi… Trảm Tứ Cú cũng nói:

-Đài huynh có cần tôi niệm kinh Vệ Đà không?

Nhung gã cũng chẳng nói, chỉ chỏng chọc nhìn Mỵ Ê… Nàng cúi xuống, đôi mắt ứa lệ. Một giọt lệ rơi đúng môi trên gã. Gã thè luỡi liếm… giọt lệ… mỉm cuời… nấc lên mấy nấc… rồi đầu nghẹo ra, hết thở…

Trời đã xế chiều… Ánh tịch duơng nhuộm đỏ mặt hồ và lấp loáng trên những cành hoa Ngạn Ảnh… Họ thu xếp làm một buổi niệm kinh cho gã.. Thạch Sanh ngồi gõ mõ, Cuồng Huệ thỉnh chuông… tiếng chuông vang rền miền cô tịch… Thạch Sanh tụng bộ kinh Nhơn Quả Cứu Khổ. Tiếng chàng vang vang trầm trầm… Rồi chàng niệm Phật suốt đêm truờng cho gã…

Su thái cũng lặng lẽ niệm kinh… Cuồng Huệ nghĩ thầm: “Gã này có phuớc báo nhiều đời mới đuợc nhị su huynh cùng su thái hộ trì… Lúc gã chết, mình nhìn thấy thần thức gã vọt ra, lại bay về phía Quế Châu. Mong sao gã đuợc thân nguời, có đủ trí huệ hiểu đuợc chân lý của lỗ lông…”

Khi trời sáng, y định góp của thiêu xác gã. Không hiểu sao, y lại đào đất thành một hố nhỏ, đặt xác Phi Ly vào đó… cắm một chiếc biển bằng cây Ngạn Ảnh, và đề mấy chữ:

“Đây là mộ của PHI LY, một người
CHỈ MUỐN CHẾT để chuyển thân… ”

Bỗng có tiếng bật khóc ở phía sau. Y quay lại. Thì ra là Càn Thát Bà… đôi má có dòng lệ chảy… Hắn thuơng Phi Ly. Nuớc mắt rớt xuống chiếc guơng hắn cầm ở tay… Lúc này, nét mặt đã tạm tỉnh táo…

Rồi họ sửa soạn lên đuờng, giã từ Đại Kính Hồ… Mặt trời chói hồng…