TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP IV
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXXIX

La Thiên Lãnh, La Đô đón đường
Vô Hỷ Lạc tự chọc mù mắt

Họ lên đường trực chỉ Ma Thiên Lãnh, như những kẻ hành nhân của định mệnh… Lúc này, Cuồng Huệ đã bay trở về bắt kịp bọn họ.

Chỉ còn phải vượt qua đèo Ma Thiên Lãnh nữa thôi, ngọn đèo cao nhất. Rồi đi lần thoai thoải xuống bến Lăng Vân Độ. Noi đó một con sông chảy ngang giữa vùng núi đầy tuyết phủ… Đứng bờ Lăng Vân Độ, có thể thấy xa tít mù tắp nơi chân núi Tuyết Sơn có ngôi chùa Lôi Âm Tự… Ngôi chùa chắc còn đó, nhưng không biết có còn Phật khảy móng tay không, và có bộ kinh Du Hý Thần Thông?… Có lẽ không còn, vì bài kệ của Ca Lặc Ca Tôn Giả đã dặn phải tới Tam Tinh Tà Nguyệt Động thì mới là nơi ước mong… Nhưng giữa vùng núi non dằng dặc mịt mùng, biết đâu là động Tam Tinh Tà Nguyệt? Tam Tinh Tà Nguyệt là: ba ngôi sao và mảnh trăng tà… Hay là nó ở mãi tận chân trời, nơi mà đất nối liền với trời…”

Sa môn Vô Hỷ Lạc vừa leo dốc, vừa nghĩ như vậy… Hắn cười thầm nghĩ đến cuộc đời mình, thấy trên bước đường đời, hình như con người chẳng quyết định được gì mấy nỗi, và chỉ đi theo con đường quy định bởi nghiệp lực của mình và an bài bởi các vị quỷ thần vương cùng các bậc thần linh… Hắn vừa cảm thấy hân hoan, vừa bồi hồi… Thỉnh thoảng liếc nhìn ni cô cùng Thạch Sanh, nét mặt ra chiều tư lự….

Hắn bỗng sực nhớ Loa Ke đại nhân đã căn dặn không được nhìn ngoại vật, và phải nhìn vào Tâm… Và nếu đôi mắt chạy theo ngoại vật thì phải chọc đôi mắt đi… Hắn vội cắt ngang những ý nghĩ để nhìn vào cái Tâm còn tối om của hắn…

Quả thực, lúc này, Cuồng Huệ vừa đi vừa tư lự… Ý nghĩ tới vụ ngồi quán chiếu hai đêm trong ngôi cổ tự, trước bức Mạn Đà La… Y cảm thấy như mình đương thối thất nặng nề, không hiểu vì sao… Vừa lúc ấy, Thạch Sanh hỏi:

-Hiền đệ… nán lại nơi cổ tự, sao ở lâu vậy?

Cuồng Huệ vụt nhớ lại khi ở nơi đầm lầy, Thạch Sanh đã giải cho y mối nghi nan. Y nói:

-Hôm ở cổ tự, tiểu đệ được gặp lại tôn giả…

Thạch Sanh giọng run run:

-Hiền đệ… gặp tôn giả? Thế sao…

-Tôn giả chỉ vụt tới một lúc, dặn dò vị sư thái, rồi lại vụt đi… Tiểu đệ tình cờ đứng len lén nghe trộm… không kịp gọi nhị sư huynh…

-Thế Người ra sao?

Cuồng Huệ thấp giọng, kể lại cho Thạch Sanh những sự việc đêm đó. Đồng thời, kể lại những lời nói của sư thái mà Bát La Hoa đã kể cho y nghe về vấn đề ảo nhân hay hóa thân… Thạch Sanh vừa nghe vừa rưng rưng lệ… Cuồng Huệ nói:

-Lâu nay, tiểu đệ trên con đường thiền quán, cứ dậm chân. Không tiến được. Không đưa nổi vầng trăng tâm nguyệt luân lên đảnh đầu… Đêm hôm đó, len lén nghe trộm tôn giả nói chuyện với sư thái, tiểu đệ có cảm giác là tôn giả cũng dạy bảo tiểu đệ… Dạy bảo phải ngồi đàn tràng Mạn Đà La, quán chiếu những lỗ lông Sái cam lồ cùng Siêu nguyệt điện, đưa đạo lực vào lỗ lông, làm hóa hiện các thứ mây lành, các thứ thân vân thì mới độ sanh được… Hình như trên đường tu, hành giả phải đi tới chỗ tạo hóa thân, tạo dựng hình hài vô lượng… thì mới khả dĩ cứu độ mọi loài…

Thấy Thạch Sanh thẫn thờ, y tiếp:

-Lúc đó, sư thái có nhắc đến tên nhị sư huynh. Tôn giả cười hì hì, nói: Sa môn hay khóc nay đã vào được Niệm Phật tam muội rồi, sau đây y sẽ chui vào thân hình đức Phù Đồ rồi cũng Nhập Pháp Giới… Tôn giả còn dùng một chữ là: Sự sự vô ngại pháp giới, và hình như Nhập Pháp Giới chính là Sự sự vô ngại pháp giới…

Thạch Sanh lẩm bẩm:

-Chui vào thân hình đức Phù Đồ… Sự sự vô ngại pháp giới… Có lẽ là như vậy… Đen bây giờ, tiểu huynh mới vỡ lẽ… Chui vào thân hình đức Phù Đồ rồi sẽ nhập pháp giới. Như vậy thì thân hình đức Phù Đồ có thể mở ra thành vô biên, và bao trùm cả pháp giới này. Lúc đó, thân hình ấy chính là pháp giới, cho nên, một cọng hoa trổ ra, một hạt bụi khởi lên, một giọt mưa rớt xuống… một tâm niệm chúng sanh cựa quậy… một tinh hà thành hoại… ngài đều hay biết… Chắc đúng như vậy. Không thể khác được…

Cao hứng, chàng bỗng cất cao giọng… Cuồng Huệ cũng vui mừng không kém:

-Trí huệ nhị sư huynh thật hay tuyệt… Tiểu đệ cũng nghĩ lõm bõm như vậy nhưng chưa dám quyết nghi… Nhị sư huynh nương vào lòng Đại bi của đức Phù Đồ nên có thể nhờ thân ngài mà nhập pháp giới… Còn như kẻ tu thiền quán, thì phải dùng tâm lực của mình, đẩy tâm lực vào lỗ lông, tạo dựng những hóa thân, nhiều hóa thân, vô lượng hóa thân… để nhập từng cọng hoa, từng hạt bụi, từng chúng sanh, từng cõi… thì mới có thể biết khắp hết, cứu độ khắp hết… Chắc là vậy rồi… Nhưng cha chả! Con đường đi vào lỗ lông quả là khó…

Y ngừng lại hồi lâu. Rồi tiếp:

-Không hiểu vị su thái tu tập ra sao… riêng tiểu đệ cảm thấy khó quá! Có lẽ phải đuợc sức gia trì mới tiến bước được… Trong hai đêm vừa qua tại cổ tự, tiểu đệ đã ngồi trước bức Mạn Đà La quán chiếu ghi nhớ từng nét, rồi đẩy vầng trăng tâm nguyệt luân lên bạch hào, lặng lẽ tỏa sáng… Rồi quán chiếu những lỗ lông Sái cam lồ trên ngón tay trỏ bên phải. Quán ngón tay to lên, choán giữa thinh không, khiến những lỗ lông hiện lên như những vết xoáy lớn… Rồi dùng tâm lực, đẩy làn hào quang tâm thức vào những vết xoáy, mong hóa hiện những đám mây kỳ diệu… Ôi chao! Tiểu đệ đã hì hục cố gắng trong hai đêm mà chẳng kết quả gì… Trái lại, lại cảm thấy tâm mình như cằn cỗi khô cạn, tương tự một ngọn đèn lụn bấc với dầu, một dòng suối cạn nước… Không hiểu ra sao…

Y ngừng lại, thở dài… Thạch Sanh giọng ân cần:

-Hiền đệ chớ lo ngại quá đỗi… Trên đường tu, thường là như vậy. Có những lúc tâm lực mình tuôn chảy rạt rào như dỏng suối mưa xuân đầy ắp nước. Có lúc nó lại lững lờ khô cạn như dòng nước khi hết mưa xuân. Lúc đó, sức của tâm không phụt lên, hay ít phụt lên từ đáy tầng vô thức… Hiền đệ lại vốn hóa sanh, từ trước một mạch phăng phăng tiến lên, nên lối dụng tâm có khi mãnh liệt gấp gáp quá… Khiến trong tâm kết lại thành những cái gút khó cởi. Vậy nên một thời gian BUÔNG tâm ra, để cho nó được bình thường, được THONG DONG… Vả lại, lúc này, thiền quán của hiền đệ đã tới những bậc thang quyết định. Nên có thể có những thứ ma chướng xen vào gàn quải… Tiểu huynh thiển nghĩ có thể là vậy…

Những lời nói của chàng thấm vào tâm thức Cuồng Huệ như những giọt mưa giữa cơn nắng hạ… Y nghẹn ngào không nói nên lời, chỉ lặng lẽ nắm bàn tay nhị sư huynh…

Họ tiếp tục đi… Trong lúc hai người nói chuyện, ni cô cũng loáng thoáng nghe, nhưng nàng vẫn lặng lẽ như người không nghe thấy. Vô Hỷ Lạc lúc này hay chăm chú nhìn vào khoảng mông lung của tâm mình, còn Trảm Tứ Cú thường lếch thếch ở một quãng sau xa…

Con đường đèo cao vút ngày càng hẹp lại, mờ nhạt vết tích, tương tự con đường tâm ngày càng mờ ảo cánh chim… Nhưng nơi đây, loài chim cũng hầu như không còn lai vãng. Thỉnh thoảng, có trận mưa tuyết nhỏ lãng đãng ngắn ngủi, khiến kẻ hành nhân phải mặc thêm áo ấm. Cây cỏ cũng thưa thớt trơ trụi, chỉ trơ lại toàn là đá tảng. Những hạt tuyết bay lãng đãng, và khi có trận gió, lại chuyển thành một điệu luân vũ hoang loạn mê hồn. Song giữa cảnh hoang vu, vẫn có một thứ ánh sáng kỳ ảo chiếu soi, nên phảng phất một vẻ đẹp dị kỳ…

Họ lẽo đẽo suốt mấy ngày, bỗng thấy bên lề đường một tảng đá to, trên đục mấy chữ: “Ma Thiên Lãnh, cửa nhà Trời…” Cuồng Huệ nói:

-Cửa nhà Trời thì chưa chắc đúng, Phải nói Cửa nhà Ma thì đúng hơn… (y vỗ vào dây lưng có đeo chiếc đoản kiếm) Nữ quái có hẹn mang lưỡi kiếm tới đây trả y thị…

Thạch Sanh lo ngại:

-Không hiểu đại su huynh…

Cuồng Huệ:

-Nhị sư huynh chớ lo, chắc không có gì đáng ngại… Loa Kế đại nhân đã nói đại su huynh thọ mạng dài lâu mà…

Tuy nói vậy, nhung y cũng đua mắt nhìn quanh một vòng. Chẳng thấy động tĩnh gì. Chỉ thấy ở đằng xa, hai bên đuờng, có hai ngọn núi mọc nhô lên nhu hai cánh cửa… Trên đầu núi, những tảng mây đen vần vũ đen kịt…

Nhung khi họ đi tới, một hiện tuợng kỳ lạ xảy ra. Một ngọn cuồng phong không hiểu từ đâu thổi tới, trong chốc lát giống nhu ảo thuật đánh tan những đám mây đen, và bầu trời xanh trong lại hiện ra. Mặt trời lại chói sáng, và ô kìa… ở bên kia, là một bình nguyên trải dài xa tắp… và cây cỏ tốt tuơi… Mọi nguời đều ồ lên một tiếng, rồi dừng chân ngắm nghía…

Họ buớc chân sang bìa bên kia đèo. Nhung vừa đi đuợc một quãng, phất phơ một tờ giấy rớt xuống truớc mặt. Cuồng Huệ mở đọc:

-“Đại su huynh của các vị vốn rất ghét nữ nhân. Nên nay oan oan tuơng báo, Càn Thát Bà tiên sinh đã biến thành một nguời nữ, cũng mặc váy, kết tóc và đeo hoa tai… Cảnh tuợng ngoạn mục khiến nguời nhìn dễ nảy nở đạo tâm… Neu các vị có nhã hứng muốn coi cảnh tuợng này, xin quá bộ tới Đại Kính Hồ… Chủ nhân mở cửa trông chờ…”

Chẳng ai nói gì, nhung đều biết chủ nhân là Khuất La Đô. Cuồng Huệ nhìn ni cô, hỏi:

-Không hiểu… su thái nghĩ sao?

Ni cô mỉm cuời:

-Quan nhân còn hỏi gì nữa?… Giả sử bây giờ, tôi có can ngăn… chắc là Lý su phụ cùng các vị vẫn xăm xăm tới Đại Kính Hồ để cứu đại su huynh…

Nàng nói đúng. Vì vừa đuợc tin Càn Thát Bà là Thạch Sanh đã nóng lòng muốn tới. Cuồng Huệ cũng vậy, thêm nữa y không hiểu nữ quái đã dùng thuật gì để biến vị su phụ mũi khoằm thành nữ nhân… Ni cô tiếp:

-Các vị cũng nên tới đó một lần… để đối diện với duyên nghiệp của mình…

Cuồng Huệ:

-Xin sư thái cùng đi… để luợc trận…

-Tôi chắc không giúp đuợc gì… nhung xin cùng đi…

Họ đi chừng bốn, năm dặm nữa. Hai bên đường cỏ cây tươi tốt, có một loài cây mới lạ. Loại cây này thân không cao lắm, nhưng thân cây nở phình ra như trái bầu dài, bên trên tỏa một tàng lá màu xanh hoa lý, xen lẫn rất nhiều hoa màu hồng đào… Cây này mọc rậm rạp, thành những khu rừng nhỏ. Nên nhìn xa, dải bình nguyên này như được che phủ bởi nhiều tấm lụa đào rất đẹp mắt…

Tới một ngã ba, một bảng gỗ viết nguệch ngoạc: đường đi Lăng Vân Độ, đường vào Đại Kính Hồ… Con đường vào hồ mọc đầy cỏ xanh. Họ rẽ vào đường hồ.

Khi mặt trời xế bóng… thấy trước mặt là một vùng ánh sáng chói chang. Thì ra đó là một chiếc hồ lớn. Ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống, được phản chiếu trên mặt hồ, khiến đất trời đều chói chang ánh sáng… Sa môn Vô Hỷ Lạc cao hứng nói:

-Tâm con người… cũng tương tự như mặt hồ này. Có thể phản chiếu mọi vật, lóe ra mọi thứ ánh sáng…

Cuồng Huệ hùa theo:

-Tứ đệ nói rất đúng… Ở đời, có lẽ chẳng có việc gì đáng làm hơn là… khoác bộ áo tăng bào, rồi chăm chăm nhìn vào tâm của mình… Nhìn lâu rồi… sẽ thấy nó phóng ra đủ thứ hào quang, hiện mọi thứ sự vật. Nhiếp được tâm rồi, muốn thấy cả hư không đầy thất bảo cũng được, muốn thay đổi các vật cũng được… nhưng chưa biết muốn hiện nhiều hóa thân có được không?

Y vừa nói vừa nhìn ni cô, và cất tiếng cười… Vô Hỷ Lạc nói:

-Thật vậy sao tam sư huynh?

Ni cô:

-Hóa hiện hình hài vô lượng chắc rồi cũng sẽ được. Cứ bước chân đi rồi trước sau cũng tới… Đừng ngại bước chân đi…

Mọi người đều cười…

Tuy sắp chạm mặt địch, và chưa biết phải làm gì để cứu đại sư huynh cùng Mỵ Ê và Phi Ly, nhưng Cuồng Huệ cũng không nôn nóng lo ngại. Y muốn giữ tâm thong dong. Nghĩ tới tôn giả cùng Loa Ke đại nhân, y lại càng yên tâm… Duy có Trảm Tứ Cú và Vô Hỷ Lạc là… hơi đáng ngại, tự nghĩ cần lưu tâm chiếu cố.

Khi tới hồ, thấy có chiếc thuyền neo ven bồ. Trên bờ là một căn nhà tạm sơ sài… Xa xa, trên mặt hồ, một cù lao lớn trông như một xóm nhỏ. Cuồng Huệ định thần nhìn thấy bên trên có màng yêu khí li ti tím đỏ. Chắc là Khuất La Đô ở đó. Nhìn căn nhà tạm, thấy trên vách đề dòng chữ: “Cửa Động Yên Hà, Nơi Sa Trường Của Người Mặc Khách.”

Cuồng Huệ bật cười:

-Yên Hà! Giống như Yên Hà Lãnh xứ Phong Châu. Nữ quái Khuất La Đô bây giờ mới thò đuôi… Nhưng hai chữ Yên Hà cũng hay. Vì Yên Hà là mây khói, và mây khói là biến hóa… Và chỗ nào có biến hóa, biến hóa của cái Tâm… thì tiểu đệ thích đi vào.

Vô Hỷ Lạc nói:

-Nữ quái này lắm giọng lắm. Đúng là một tay chủ quán, chủ nhân Lạc Ảnh Quán. Lúc thì nổi sùng chửi rủa Đông cung, lúc lại thi văn thơ phú.

Thạch Sanh chỉ tay ra hồ:

-Nơi căn nhà kia, chắc có đại sư huynh và công chúa…

Ni cô lần đầu tiên cất giọng trêu chọc:

-Nơi sa trường của người Mặc Khách… Không biết người mặc khách là ai nhỉ?

Cuồng Huệ biết nàng nói trêu, nhưng đánh trống lảng:

-Mặc khách… không hiểu là gì?

Thạch Sanh:

-Chữ Mặc là ở trong văn chương. Tiểu huynh lúc nhỏ chỉ đi học được mấy chữ, nên không biết nghĩa chữ này.

Vô Hỷ Lạc xen vào:

-Mặc khách có nghĩa là một người phong lưu tao nhã…

Cuồng Huệ cười lớn:

-Nếu vậy, thì hai chữ đó hụt hẫng rồi. Vì ở đây, chẳng có ai phong lưu tao nhã cả. Chỉ trừ tứ đệ, nhưng tứ đệ đã thành sa môn… Đã không có mặc khách, thì sa trường cũng không luôn.

Thạch Sanh:

-Thôi bỏ chuyện đó đi. Chỉ cầu mong đại sư huynh đừng biến thành nữ nhân thực sự…

Vô Hỷ Lạc:

-Nhưng không hiểu lần này, nữ quái đội hình nam hay hình nữ? Chắc là nữ…

Cuồng Huệ:

-Nam hay nữ cũng chẳng quan hệ, vì chỉ là hình tướng. Điều cần yếu là coi tâm còn nhiều chấp trước mê đắm không. Tiểu đệ thiển nghĩ có thể có những cõi không có phân nam nữ…

Ni cô:

-Nghĩ như vậy có thể rất đúng…

Sau nhiều ngày đuờng, Trảm Tứ Cú cảm thấy lao đao mệt nhọc. Gã cũng chẳng nôn nóng gì, chỉ biết líu ríu đi theo ni cô. Gã cất tiếng:

-Mỏi chân quá rồi. Hãy vào căn nhà nghỉ tạm…

Họ nghỉ chân được một hồi lâu thì trăng mọc. Trăng vằng vặc, chiếu loang loáng xuống mặt hồ cùng những đảnh núi còn đọng ít tuyết. Mặt hồ cũng đầy lau sậy, và gió thổi lộng khiến những đám lau xào xạc.

Họ ngồi nhìn chiếc cù lao trên đó, có ngôi nhà. Trong nhà, có ánh đèn leo lét. Xa xa sau căn nhà, có mấy ngọn núi nhỏ mọc trên cù lao, nơi đó yêu khí chập chùng dầy hơn. Cuồng Huệ thầm nghĩ chắc nữ quái ở đó.

Ngay lúc ấy, bỗng có tiếng sáo nổi lên cao vút. Từ phía xa sau ngôi nhà… Tiếng sáo trầm nịch, nỉ non, thê thiết, chứa đựng đầy niềm hoang loạn đam mê… Tiếng sáo như rót vào tai người. Để đánh tan bớt niềm ám ảnh, Cuồng Huệ nói:

-Tưởng là gì… Lần này, lại vẫn tuồng tích cũ. vẫn là điệu sáo muốn hóp hồn của ghềnh Bích Nham…

Y bỗng ngưng nói, vì nhìn thấy Vô Hỷ Lạc đương nghiêng đầu nghe, nét mặt dao động, đôi mắt sáng lên… Hắn lẩm bẩm:

-Tiếc thay…

Cuồng Huệ hỏi:

-Tứ đệ tiếc gì?

-Tiếc… sư thái… không còn cây đàn… Có thể so cung đàn với tiếng sáo…

Cuồng Huệ nghiêm giọng:

-Tứ đệ không được nghĩ như vậy… Đây không phải là bến Hương Bình mà là Đại Kính Hồ ở Ma Thiên Lãnh… Tứ đệ còn nặng nghiệp âm thanh quá. Không nhớ lời dặn dò của Loa Ke đại nhân hay sao?

Và Hỷ Lạc lắp bắp:

-Tiểu đệ biết lỗi rồi… nhớ rồi. Không nghe nữa…

Cuồng Huệ:

-Âm thanh nào cũng vậy, như vang như bóng… như ảo như hóa. Có gì đâu mà quyện vào. Lãng tử Kỳ Dư Tử không còn nữa. Bây giờ là sa môn Vô Hỷ Lạc…

Vô Hỷ Lạc nhăn nhó:

-Tiểu đệ biết rồi… Chỉ tại hai cái tai này, chúng lêu lổng buông lung quen rồi…

Rồi hắn giơ hai tay bịt tai lại…

Cuồng Huệ quay nhìn Trảm Tứ Cú, thấy gã đứng co ro nét mặt mệt mỏi. Y hỏi:

-Huynh đài có thấy gì khác lạ không?

Gã lắc đầu:

-Chỉ thấy bồi hồi khó chịu… không thấy hớp hồn… Có lẽ tôi không thuộc loại chết đuối vì âm thanh, chỉ chết đuối vì… xúc giác đụng chạm…

Gã tuôn ra một câu chí lý, khiến Cuồng Huệ gật đầu tán thuởng. Ni cô bỗng nói:

-Chắc là đại su phụ cũng bị điệu sáo hớp hồn này… Lại thêm bùa chú nữa…

Cuồng Huệ:

-Không biết bùa chú có thể thay đổi một nguời đến cả hình hài sắc tướng không?

-Cũng có thể nếu họ dụng công niệm mật và một thời gian lâu dài…

Họ lại ngồi lặng thinh… Tiếng sáo vẫn tiếp tục nổi lên, mênh mang thê thiết, bao tỏa cả vùng hồ núi… Hồi lâu, Cuồng Huệ bỗng đứng dậy:

-Xin sư thái cùng các vị ngồi chờ ở đây. Để tiểu sinh vào đó…

Nhưng Thạch Sanh cũng đứng lên:

-Có đại sư huynh trong đó, nên tiểu huynh cùng đi.

Ni cô cũng cười:

-Các vị đã mời tôi lược trận. Nên tôi cũng không ngồi yên đây được… Vả lại…

Nàng vừa nói, vừa rút một tờ giấy mỏng, đưa cho Cuồng Huệ. Dưới ánh trăng, cả Thạch Sanh lẫn Cuồng Huệ đều chúi đầu đọc:

Yêu quái trời Lạc Hóa
Thích bày trò Biến hóa
Hay dùng Lạc hồn pháp
Kim đơn đào Ngạn ảnh
Thu hút hồn phách người…
Hãy giữ tâm chín chắn
Buông hai đầu hữu-vô
Tâm trung đạo thả xuống
Quán Như huyễn Đại bi…
Vật không ngăn ngại được
Mà pháp chẳng bủa vây…
Hãy nhắm một lỗ lông
Nơi cạnh sườn yêu quái
Thu mình chui vào đó.
Rồi đi xuyên thân y
Hình hài bị xuyên lủng
Lạc hồn, pháp cũng vỡ
Yêu quái phải quy hàng
Trao thuốc Phi ngạn ảnh…

Đọc xong, hai người đều biết là của Tôn Giả… nên đặt tờ giấy xuống đất, cùng quỳ đảnh lễ ba lễ.

Ba người cùng bước xuống thuyền. Trảm Tứ Cú, Vô Hy Lạc và con hươu lặng lẽ bước theo.

Con thuyền vừa đủ rộng, và trần thiết hoa mỹ đẹp đẽ. Đầu thuyền có gắn một chiếc mâm gỗ, trên để năm trái đào cũng làm bằng gỗ, sơn phết nửa xanh nửa hồng… Vô Hỷ Lạc cầm mái chèo…

Thuyền lướt nhẹ giữa những đám lau sậy xào xạc, và khua động ánh trăng bạc. Làn sương mỏng lãng đãng rải trên mặt nước… Họ vừa bước xuống thuyền, thì tiếng sáo bỗng trổi lên cao vút, như nỉ non như mừng rỡ… chào mừng khách phương xa… Trảm Tứ Cú lắc đầu:

-Điệu sáo… không phải ở miền Tây Trúc… Không biết từ đâu đến…

Ni cô nói:

-Điệu sáo này… không phải của miền nhân thế. Mà có lẽ của miền trời Lạc Biến Hóa. Nó có sức huyễn hoặc, hay thu nhiếp hồn người nghe… vậy không nên lắng tai nhiều… (nàng rút tấm gương nhỏ ra) Chúng ta đi vào một nơi dữ nhiều lành ít, sãi chủ… nên đeo tấm gương này…

Vừa nói, vừa đặt chiếc gương trên áo trước ngực Trảm Tứ Cú. Gương này, trước kia ở nơi quán gần thành Tỳ Xá Ly, nàng đã liệng gương gắn liền với chiếc lồng trúc của Lão Hồ Tử và gương tỏa sáng như mặt trăng. Lúc này, gương chỉ lấp lánh không tỏa sáng nhiều, nhưng cũng gắn chặt vào áo Trảm Tứ Cú…

Nàng cúi xuống, lấy tay vỗ về con hươu nhỏ. Lúc này, nó im lặng, chỉ thỉnh thoảng rũ xù lông hoặc thở khặc khừ… như e sợ điều gì…

Vô Hỷ Lạc vẫn lặng lẽ chèo. Ni cô nhìn hắn nhưng không nói gì. Có lẽ nàng đương nghĩ tới lời của tôn giả rằng nơi đây, Vô Hỷ Lạc sẽ phải trả nghiệp phù hoa, tự chọc mù đôi mắt. Nghĩ tới đôi mắt gã Kim đồng liếc nàng nơi cung Đâu Xuất khiến nàng đánh vỡ chiếc đèn… nàng thoáng thấy bùi ngùi, rùng mình sợ hãi trước sự chuyển hiện của nghiệp báo…

Cuồng Huệ ngồi lặng lờ nhìn trăng nước. Đại Kính Hồ rộng mênh mông, và nhiều ngọn núi đá nhô lên khỏi mặt hồ… Y nghĩ tới tôn giả, thấy xúc động bồi hồi, nhưng phải dằn tâm. Thầm nghĩ: “Mình chưa phải là đệ tử của tôn giả, mà thực đã mang nặng ơn sâu. Hay là lần sau gặp, mình xin làm lễ bái sư quách… Nhưng trước kia, ở Kim Đình Quán, Tôn Giả đã bảo rằng mình không cần gặp Đại Bồ Tát, và Đại Bồ Tát cũng không cần gặp mình, nhưng rồi vẫn được Vô sư trí… Nhưng thôi, lúc này, cần nghĩ việc trước mắt…”

Y ngắm nhìn địa thế. Thấy hòn đảo cũng lớn, và tỏa đầy yêu khí, càng về phía sau, yêu khí càng dầy hơn… Phía đằng trước, cây cỏ um tùm, le lói có đèn lửa trong ngôi nhà. Có lẽ là nhà khách… Nhưng phía đằng sau, sâu hun hút, thấy mấy ngọn núi đá trên đảo… Tiếng sáo đương vút lên từ phía sau…

Giữa lúc ấy, tiếng sáo bỗng vụt tắt, để lại một khoảng trống khắc khoải giữa đêm trường tịch mịch… Vô Hỷ Lạc la khẽ:

-Nó tắt rồi…

Giọng nói như nửa nuối tiếc nửa mừng rỡ.

Nhưng bỗng lại có một tiếng sáo khác nổi lên. Tiếng sáo này trầm hơn, non nớt khờ khạo… thổi một bản dân ca thông thường mà bọn mục đồng hay thổi ở miền Tây Trúc…

Mọi người thở phào… Tiếng sáo chẳng có gì điêu luyện, không biết ai thổi vậy?… Nhưng tiếng sáo nghe gần hơn, chắc từ ngôi nhà khách…

Thuyền cập bờ cạnh một bụi lau. Cuồng Huệ nhảy lên trước, rồi mọi người lên… Trên bờ, nhiều thứ cây cỏ xúm xít um tùm, nhiều mùi hương thoang thoảng trong đêm. Nhưng phần đông đều là thứ cây nở rộ nhiều hoa màu hồng đào mà họ đã thấy khắp thung lũng… Đây là loại đào đặc biệt của Đại Kính Hồ, quanh năm nở nhiều lóp hoa, nhưng thỉnh thoảng mới kết quả… Loại cây này cũng mọc nhiều trên đảo.

Họ nhẹ bước đi tới ngôi nhà khách. Bên trong đèn nến sáng choang, và tiếng sáo từ trong vọng ra… Tuy cửa lớn chỉ khép hờ, nhưng họ đứng nép nơi hàng hiên, nhìn qua, khung cửa sổ…

Vô Hỷ Lạc suýt ồ lên một tiếng kinh ngạc. Cảnh tượng bên trong thực lạ lùng đột ngột… Kẻ thổi sáo chẳng phải ai lạ, mà chính là Phi Ly, nhưng ăn bận khác hẳn. Mặc một chiếc áo chẽn lụa vàng trông quyền quý sang trọng, đầu bít khăn đỏ, cổ đeo tràng hoa trắng, vòng ngọc ở cổ tay, cánh mũi nạm viên kim cương. Gã đương ngồi trên một bục gỗ tròn, sơn vẽ như hình một bờ giếng nước. Tay cầm một ống sáo ngọc biếc rất đẹp, đương phình gân cổ thổi… Trảm Tứ Cú nói khẽ:

-Chiếc sáo có hình đầu trâu… Chắc là chiếc sáo ăn trộm ở thành Hoa Thị…

Mọi người trố mắt nhìn… Cạnh bờ giếng có một con bò và một con dê bện bằng cỏ khô và sơn phết rất khéo, trông như thực… Gần đó, trên một khúc cây, là một thiếu nữ. Chính là công chúa Mỵ Ê. Nhìn nét mặt nàng, Thạch Sanh, mặc dầu đã vào được Niệm Phật tam muội, vẫn không khỏi xúc động, muốn ứa lệ. Nét mặt nàng thiểu não quá, dung nhan tốt tươi chỉ còn ba phần. Nàng ngồi thẳng, thẫn thờ xa vắng… như chẳng nhìn thấy gì. vẫn mặc bộ áo lụa trắng, nhưng đầu tóc bơ phờ, không son phấn… Chung quanh nàng, có mấy người hình nộm cũng bện bằng cỏ khô và sơn phết linh động. Đó là mấy đứa mục đồng, vừa trai vừa gái, đương xúm xít vừa ngồi vừa quỳ với dáng điệu chăm chú nghe thổi sáo…

Khi nhìn sang phía trái, thì thực quái dị… Một dáng người cao lớn lênh khênh, ăn mặc kiểu nữ nhân miền núi, đương múa tay chân lanh lẹ… Thạch Sanh bỗng ồ lên: “Đại sư huynh…” Đó chính là Càn Thát Bà, nhưng kỳ hình dị dạng. Tuy cái mũi vẫn khoằm và miệng rộng ngoác, nhưng vẻ mặt khác hẳn trước. Chòm tóc lơ thơ xơ xác, nay được búi thành búi, cài trâm và dắt một bông hoa. Hai tai đeo hoa vàng óng ánh, bận một chiếc áo lụa màu hoàng yến có viền chỉ rực rỡ, và rộng thùng thình. Chiếc váy rộng che đôi cẳng khẳng khiu,… Cuồng Huệ nói:

-Chắc ma thuật chưa thay đổi được hình hài đại sư huynh…

-Nhưng điệu bộ đại sư huynh thì đúng là gái. uốn éo nhõng nhẽo, chứ không nghênh ngang phách lối như trước… Tay cầm một chiếc lưới nhỏ dệt bằng chỉ ngũ sắc, hai tay múa mang uốn éo, chân thì lúc nhảy lò cò, lúc xoay tít, đôi mắt láo liêng lúc liếc Phi Ly lúc ngó Mỵ Ê. Tay chân linh động khác thường, khiến Cuồng Huệ liên tưởng tới lúc y gặp hắn nhảy múa trên hòn đá miền Hương Thủy Hải…

Nhưng tuyệt nhiên, không thấy bóng Khuất La Đô.

Càn Thát Bà nhảy múa một hồi, dừng chân ra chiều chán nản, cất giọng ỏn ẻn bảo Phi Ly:

-Thôi nghỉ thôi. Không múa nữa… Mà Bệ hạ cũng đừng thổi sáo nữa. Thổi dở ẹc mà cũng cứ gân cổ thổi. Cung bực trật lấc… khiến chẳng sao múa theo được…

Giọng nói vừa Ồm Ồm vừa ỏn ẻn khiến Vô Hỷ Lạc bật tiếng cười. Nhưng hắn phải ghìm lại… Thấy Phi Ly dắt sáo vào dây lưng, nói:

-Đừng gọi ta là Bệ hạ… Ta không phải Bệ hạ… mà Chính là thần Khrisna. Nghe chưa?

-Mặc kệ thần Khrisna… Bệ hạ… vẫn là Bệ hạ của… tôi.

-ừa… thì Bệ hạ. Vừa là Bệ hạ lại vừa thần Khrisna… hai cái không cấm kỵ nhau. Nhưng không phải là Bệ hạ của ngươi…

-Nhưng tôi… là cung nữ, là ái phi Phi Yến Tử của Bệ hạ… Tôi đương tu hành làm một vị ni cô trong trắng thơm phức thì Bệ hạ xuống chiếu cho quân tới bắt tôi về cung. Bắt làm cung phi. Như thế, tôi là cung phi của Bệ hạ, và Bệ hạ là Bệ hạ của tôi. Hai vụ đó giống nhau…

Phi Ly ngẫm nghĩ:

-Cũng giống mà cũng không giống… Là vì… ta là Bệ hạ của… Hoàng hậu (chỉ Mỵ Ê), không phải của ngươi.

Càn Thát Bà cũng chỉ tay:

-Nhưng người kia không phải là hoàng hậu… mà là, thánh nữ… ờ., ờ Kali…

-Vừa là hoàng hậu… lại vừa Thánh mẫu Kali. Vì ta là thần Khrisna mà. Không cấm kỵ nhau…

Càn Thát Bà xua tay loạn:

-Không được… cấm kỵ… Rất cấm kỵ…

-.. cấm kỵ được ta? Ngươi cấm kỵ được không?

Càn Thát Bà suy nghĩ một lát, buông xuôi tay:

-Ờ… Ai cấm kỵ? Chẳng ai cấm kỵ được…

Hắn buồn rầu giơ tay sờ chiếc cổ dài thòng. Tuy trời lạnh, mà cổ hắn lấm tấm mồ hôi, khiến son phấn chảy loang lỗ. Hắn bước tới một chiếc bàn nhỏ gần đó, có tấm gương. Hắn ngồi một lúc soi gương, tô lại đôi chân mày chổi xể… Rồi không hiểu sao, bỗng ôm mặt khóc nức nở… Phi Ly tỏ vẻ sốt ruột:

-Thôi im đi, đừng khóc nữa… Đừng phá cuộc vui của ta, Ta đang muốn nói chuyện với hoàng hậu. Nhưng hoàng hậu lại không chịu mở mồm. Còn ngươi thì mở mồm nhiều quá…

Càn Thát Bà:

-Tôi không mở mồm sao được… Bệ hạ làm sao hiểu được… nỗi lòng của một người cung phi…!

-Có gì mà không hiểu?… Làm cung phi với ta là sướng nhất trần gian. Suốt năm ăn trắng mặc trơn, son phấn lụa là thừa bứa, suốt ngày rong chơi múa hát…

-Tưởng thế là sướng sao?… Tôi đâu có muốn về đây để chịu tủi phận?… Trước kia, tôi sống đời thong dong tự tại của một ni cô mà. Ni cô TỊCH CHIẾU THẦN BIẾN cơ mà, sống tại am Linh Thảo Tự. Tịch có nghĩa là yên lặng thong dong, chiếu là soi sáng tự tại. Thần biến là muốn cái gì cũng đuợc… Su phụ tôi lại cung nhu quả trứng để đầu gậy… Thế mà Bệ hạ lại xuống chiếu xen vào…

Nghe đến đây, Cuồng Huệ thấy lòng bùi ngùi: “Lạ thay cho tâm thức của con người, của chúng sanh! Có thể điên điên đảo đảo trăm ngàn vạn ngả. Không sao kể xiết!” Y động lòng trắc ẩn, tự thệ rằng dù có phải trả giá gì chăng nữa, cũng phải cứu đại sư huynh ra khỏi móng vuốt của nữ quái…

Càn Thát Bà lại nói, giọng nuối tiếc:

-Tôi bình sinh hay mơ màng làm ni cô, thế mà nay lại biến thành cung nữ… Thiết tưởng trên đời chẳng có gì đẹp hơn một vị ni cô. Có phong tư trong như ngọc, đôi chân mày xanh biếc như nét vẽ… Thế mà nay, chỉ vì một cơn ngẫu hứng của một đấng quân vương tục tử đành hoàn tục trở về…

Hắn thở dài não nuột, nhìn vào gương, giơ tay vuốt chỏm tóc. Rồi bỗng dưng cất giọng ư ử ngâm mấy câu:

Cởi áo ni cô… ư… ư… lược gương bỡ ngỡ
Phấn son nào… tô lại bóng xuẩn xưa… ư… ư…

Hắn vừa ngâm thơ vừa lấy tay vung vẩy chiếc lưới… Mấy vần thơ ngô nghê khiến Thạch Sanh đứng nghe thấy lạnh người, vì lo ngại cho cơn cuồng loạn của đại sư huynh…

Bỗng Càn Thát Bà giơ tay nhón một vật gì, đưa lên miệng… Thì ra một quả đào. Bên cạnh bàn, có một chiếc mâm đựng năm, sáu trái đào tươi tốt, rực rỡ. Càn Thát Bà đưa lên miệng, cắn nhai nhom nhoàm, vẻ mặt sung sướng… Phi Ly nói:

-Không được ăn nữa. Những trái đào quý đó là dành cho ta, không phải cho ngươi ăn… Nhưng Càn Thát Bà tiếp tục ăn. Àn hết một trái, hắn lại nhón trái thứ hai:

-Hừ… đào là của Bệ hạ, nhưng Bệ hạ là của tôi, nên đào cũng của tôi.

Phi Ly sốt ruột, tụt từ bờ giếng xuống, xăm xăm đi tới, bưng lấy mâm đào… Càn Thát Bà lẹ tay, nhón thêm một trái bỏ vào lưới… Phi Ly bưng mâm đào tới chỗ Mỵ Ê, đưa một trái:

-Ái khanh ăn đi…

Vừa nói, gã cũng nhón một trái đưa lên miệng… Nhưng Mỵ Ê chỉ hờ hững cầm trái đào, đặt xuống bên cạnh mà không ăn… Phi Ly buồn rầu, lững thững trở lại nhìn Càn Thát Bà. Càn Thát Bà vừa nhai, vừa vung vẩy chiếc lưới… Phi Ly hỏi:

-Ngươi cứ có chiếc lưới luôn ở tay, là để làm gì?

-Lưới hả?… Là để tung lưới… để bủa vây… Để bắt một thứ…

-Thứ gì vậy? Ta có thấy ngươi bắt được gì đâu?

-Chưa bắt được… Nhưng sắp bắt được…

-Bắt cái gì?

-Bắt cá…

Phi Ly giơ hai tay:

-Bắt cá?… Ở đây, làm gì có cá?

-Không có cá… thì bắt con quạ…

-Ngươi điên hả? Ở đây làm gì có quạ… Muốn bắt quạ, thì phải ra cánh rừng sau vườn. Trong cung ta, không có quạ…

Càn Thát Bà cúi mặt, như thú tội:

-Thực ra tôi chỉ định bắt… một con chồn…

Phi Ly cao giọng:

-Ngươi điên thực rồi… Ở đây là cung cấm, làm sao có chồn…

Càn Thát Bà bỗng bước tới, nắm tay áo Phi Ly:

-Bệ hạ… khéo giả đò quá… làm như không biết gì hết… Con chồn này… hùm… tốt tướng lắm, nhưng cũng vô tình lắm, vô tình bạc nghĩa… nó làm tôi héo hắt lá gan… Bệ hạ không biết con chồn đó hả?

Phi Ly giằng tay áo:

-Không… không biết… Làm sao ta biết được…?

Càn Thát Bà lại xán tới:

-Chồn này… làm tôi tơ tưởng ngày đêm… Nhưng chồn lại không tơ tưởng tới… chỉ đi tơ tưởng… kẻ khác… Chồn này chính là… Bệ hạ…

Vừa nói, vừa giơ tay chỉ Phi Ly… Gã này nổi giận, đập mạnh tay Càn Thát Bà, làm văng chiếc lưới, rồi quát:

-Ngươi điên thực rồi… Điên không còn biết trời đất là gì nữa… Neu ngươi tiếp tục vậy, ta bắt buộc phải giam ngươi vào lãnh cung…

Càn Thát Bà dẫm chân bành bạch:

-Chẳng sợ lãnh cung… Tôi đâu sợ lãnh cung của Bệ hạ… Tôi chỉ muốn hỏi Bệ hạ một câu. Một câu thôi… Nếu Bệ hạ… quả thực bạc bẽo với tôi như thế, thì cho quân tới bắt tôi làm gì…

-Ta đâu có cho quân đi bắt ngươi!?

-Không bắt thì tại sao tôi ở đây?

-Chỉ là do Tiên nương áo tím bắt ngươi đó… Hôm đó, Tiên nương đi đâu về, đem ngươi giao cho ta, bảo để ở đây hầu hạ ta. Nên ta cho ngươi ở đây…

-Hầu hạ… hừ… Nếu tôi được ở đây để hầu hạ Bệ hạ… làm cung phi… thì tại sao Bệ hạ cứ ghẻ lạnh với tôi…

-Ghẻ lạnh?… Ta đâu ghẻ lạnh gì…?

-Lại còn chối nữa… Không ghẻ lạnh thì tại sao từ bấy đến nay, bao nhiêu đêm rồi… chẳng có đêm nào Bệ hạ chịu… cưỡi xe dê đến phòng tôi cả…

Phi Ly ngạc nhiên hết sức:

-Cưỡi xe dê? Cưỡi xe dê đến phòng ngươi làm gì…”. Ta đâu có cưỡi xe dê… Vả lại, ta còn bận… Đêm nào, ta cũng bận…

Càn Thát Bà cười the thé:

-Bận… phải rồi, bận… Bệ hạ bận… với hoàng hậu chứ gì?

-Đúng vậy… Ta bận với hoàng hậu… Đêm đêm, ta cứ bận… ngồi trông chờ hoàng hậu… chờ xem hoàng bậu có chịu cưỡi xe bò tới phòng ta ngủ không…

-Thế… hoàng hậu… có chịu cưỡi xe bò không?

Phi Ly buồn bã:

-Không… ta chờ hoài cũng chưa thấy, chưa thấy cưỡi xe bò… Bởi vậy… ta không cưỡi xe dê đi đâu được cả…

Càn Thát Bà cũng thở dài não nuột:

-Nếu vậy… thì chờ đến bao giờ… Thôi, Bệ hạ nên phóng tay làm phúc…

-Phóng tay cái gì?

-Phóng tay thả tôi ra… phó cho tôi… về nơi dân giã… để tôi trở về làm ni cô… Tịch Chiếu Thần Biến ni cô…

-.. không phóng tay được… Phóng tay thì ta chết với Tiên nương áo tím… Vả lại, ngươi cũng không thể làm ni cô được…

-Sao không được?

-Không được… là vì trong xứ sở của ta, làm gì có Linh Thảo Am… và làm gì có một ni cô gọi là Tịch Chiếu Thần Biến!?

Bỗng có tiếng kẹt cửa… Thì ra Cuồng Huệ không chịu đựng được nữa, đã đẩy cửa vào, theo chân là Thạch Sanh và những người kia cùng con hươu. Ni cô vào sau rốt.

Cuồng Huệ đua mắt nhìn quanh. Không thấy bóng Khuất La Đô đâu, và gian phòng trong không có gì khác lạ. Có một chiếc cửa sau ăn thông ra một dãy hành lang sâu hun hút… Duy không khí căn phỏng đặc quánh một mùi yêu khí quái gở. Vừa nồng nàn vừa lạnh tanh… Trông thấy có người vào, Phi Ly vội vã đặt mâm đào, hớn hở chạy tới:

-Quý vị quan khách từ phương xa tới…? Chắc là tới chúc mừng… Trẫm và hoàng hậu. Không biết đường xá có mệt nhọc không?

Thì ra gã chẳng nhận được ai cả… Càn Thát Bà cũng le te chạy tới. Hắn thấy lố nhố có hai người mặc áo vàng, lại thêm một ni cô đẹp đẽ, vội nói:

-Chắc mấy người ở am Linh Thảo tới rước tôi về đó… Ni cô này, đúng rồi, trước kia ở am Linh Thảo…

Cuồng Huệ chậm rãi từng tiếng:

-Tôi tên là Cuồng Huệ, vị này là sa môn Lý Liễu Quán… từ Phong Châu tới, trên đường tới Lôi Âm Tự để thỉnh kinh… Nay rẽ vào đây để tìm mấy người bạn cũ. Một người tên là Càn Thát Bà vốn làm nhạc thần trên cõi trời Đao Lọi, một người tên Phi Ly ở đảo Qua Oa, và một thiếu nữ tên Mỵ Ê vốn là công chúa xứ Phong Châu… Các vị có gặp không?

Phi Ly và Càn Thát Bà đứng há hốc mồm:

-Không… không gặp…

Bỗng có tiếng thiếu nữ cất lên từ phía sau:

-Mỵ Ê… Mỵ Ê há? Hình như có thấy… nhưng bây giờ, không thấy nữa…

Nàng đứng dậy, bước tới, tay cầm trái đào. Dừng chân trước mặt Thạch Sanh, mắt nhìn đăm đăm:

-Vị sư phụ… có chiếc mũi hếch này, trông quen quá… Sư phụ đi đường… có nhìn thấy không?

Thạch Sanh xúc động, lẩm bẩm:

-Mỵ Ê… Ngã Phật từ bi…

Nàng kia hờn lẫy:

-Thôi đừng Mỵ Ê nữa… Tôi không hỏi Mỵ Ê. Tôi chỉ hỏi sư phụ lúc đi đường, có nhìn thấy… một chiếc lá không, một chiếc lá run rẩy… bị cơn gió lốc cuốn đi ấy mà… Sư phụ thấy không?

Thạch Sanh run giọng:

-Bần tăng có thấy… chiếc lá bị gió cuốn… Nhưng Ngã Phật từ bi… bây giờ… cơn gió không còn cuốn nữa. Gió đã tạnh rồi… Mỵ Ê, nàng hãy tỉnh lại đi… Tôi là tên tiều phu

Thạch Sanh đây mà, trước kia đã xuống âm cung…

Mỵ Ê hớn hở:

-Gió tạnh rồi ha? Vui quá nhỉ… Thế thì tôi phải ăn trái đào mới được, để chúc mừng gió tạnh…

Nàng cắn một miếng đào, hàm răng trắng nhỏ nhai nhè nhẹ như để thưởng thức hết phong vị… Sa môn Vô Hỷ Lạc lúc đó đứng cạnh Thạch Sanh. Từ lúc xuống thuyền cầm mái chèo, hắn vừa chèo vừa chú tâm niệm câu: “Nguyện tiếng chuông này siêu pháp giới,” và gạt bỏ ngoài tai tiếng sáo thê thiết nỉ non. Nhưng từ khi đặt chân lên bờ, hắn thấy lao đao, có gì khác lạ. Như có những luồng lực nổi lên, tuôn tới bao vây, như một tấm màn đen từ thinh không rớt xuống chụp lấy, khiến hắn đờ đẫn… Hắn giơ tay ấn mạnh vào hai huyệt nơi thái dương để xua đuổi cảm giác tê cóng ấy đi, nhưng cũng vô hiệu. Hình như gió nghiệp trong người hắn lại bừng bừng nổi đậy, những cơn lốc thanh sắc nguyên sơ từ lâu nằm im lìm trong vô thức, nay lại muốn troi lên tạo dựng một cơn huyền hoặc… Hắn đưa mắt nhìn ni cô như kẻ chết đuối muốn cầu cứu, thấy ni cô cũng đương nhìn y. Nhưng lạ thay! Khuôn mặt đào lý xưa kia chiêu dụ hắn như vậy, nay như hiện lên giữa một đám sương mù xa vời, bảng lảng, chẳng tác động được gì vào tâm thức y… Hắn quên sạch cả những lời dặn dò của vị sư phụ Tóc loe, cùng những lời hắn mới vừa sám hồi một lúc trước đây với Cuồng Huệ… Tệ hơn nữa là tuy tiếng sáo đã tắt rồi, nhưng trong tâm thức hắn, tiếng sáo vẫn véo von… mỗi lúc mỗi xoáy sâu… Hắn thấy trong lòng trào lên nhiều cảm giác mới lạ, nhiều hình ảnh chập chờn… phụt lên như nước lũ. Hắn không còn tê cóng nữa, trái lại trở thành sống động dị thường… nhưng sống động trong cơn mê sảng… Rồi tới khi bước lên hàng hiên, đứng nhìn qua cửa sổ, hắn hầu như quên lãng những người chung quanh, cũng chẳng nhìn mấy nỗi Càn Thát Bà và Phi Ly, và đôi mắt đau đáu chỉ nhìn Mỵ Ê. Thấy nét mặt nàng đẹp một cách kỳ lạ, như một đóa hoa… ngái ngủ và đượm sương chiều.

Lúc này, hắn đứng cạnh Thạch Sanh… đứng trơ nhìn Mỵ Ê nhai miếng đào. Làn môi nàng tuy không tô son, nhưng vẫn đỏ như một vết thương, chiếc lưỡi hồng, mấy chiếc răng nhỏ trắng… Hắn nhìn trái đào cắn dở trong tay nàng, bất giác rùng mình… vì thấy hương vị trái đào giống hệt như hương vị da thịt đàn bà…

Mỵ Ê bỗng chìa trái đào, mời Thạch Sanh:

-Sư phụ đi đường xa khát nước… xin ăn một miếng đào…

Thạch Sanh xua tay:

-Bần tăng không khát…

Nhưng Vô Hỷ Lạc đã vội giơ tay chộp lấy trái đào… đưa lên miệng cắn một miếng. Hắn chưa kịp cắn miếng thứ hai thì Cuồng Huệ đập mạnh vào tay hắn khiến trái đào rớt bắn ra xa. Cuồng Huệ nghiêm nghị:

-Hiền đệ không nhớ lời của Loa Ke đại nhân hay sao? Đây không phải là ngoại viên cung Đâu Xuất, cũng không phải là bến Hương Bình, mà là Đại Kính Hồ tại Ma Thiên Lãnh, nơi trùng vi của yêu quái. Hiền đệ không được ăn gì, không uống gì, không được làm gì cả. Hiền đệ nhớ không?

Vô Hỷ Lạc đờ người nhìn Cuồng Huệ… Hắn bỗng nhổ phì phì những mảnh đào còn lại, rồi sụp xuống đập đầu binh binh:

-Tiểu đệ nhớ rồi… xin nhớ. Xin sám hối, sám hối. Không ăn gì, không uống gì, không làm gì hết…

Vừa nói vừa đập đầu binh binh, khiến trán hắn tóe máu… Thạch Sanh giơ tay định nâng hắn dậy, nhưng ni cô bỗng nói:

-Xin cứ để Vô Hỷ Lạc tùy tiện…

Giữa lúc ấy, như để trả lời mọi người, tiếng sáo từ phía sau lại nổi lên cao vút… Như một tiếng cười trong đêm khuya, huyễn hoặc mời gọi…

Cuồng Huệ cất bước đi về phía sau. Thạch Sanh theo gót. Mỵ Ê bỗng nói: “Sư phụ… sư phụ đừng đi…” Thấy Thạch Sanh không dừng bước, nàng cũng lẽo đẽo đi theo. Rồi Càn Thát Bà và Phi Ly, Trảm Tứ Cú cũng theo chân. Gã đeo chiếc gương lấp lánh trước ngực, thỉnh thoảng lại nâng lên soi mặt vào gương. Chắc là nhờ vậy, nên hắn thấy trong người bình thản, không dao động… Con hươu chạy lại… thè lưỡi liếm máu trên trán Vô Hỷ Lạc. Hắn lồm cồm đứng dậy, ôm lấy đầu hươu, rồi lảo đảo đi theo. Ni cô đi sau rốt…

Họ đi dưới ánh trăng, dọc theo hành lang dài hun hút. Thực ra, hành lang cũng chẳng phải là hành lang, chỉ là một con đường mà hai bên bờ trồng đủ các thứ cây xen lẫn với hoa cỏ. Những tàng lá tỏa ra, nhiều khi che lấp cả bầu trời… Ánh trăng soi vằng vặc, gió thỉnh thoảng thổi lộng và xa xa vẫn nhìn thấy sóng hồ nhấp nhô… Họ nối đuôi nhau đi, lẽo đẽo như đi trong chiêm bao…

Tiếng sáo mỗi lúc mỗi gần, họ biết sắp tới sào huyệt của nữ quái… Phi Ly và Càn Thát Bà không thấy nói năng hoang loạn nữa, co rúm như sợ hãi. Càn Thát Bà đã kịp nhặt chiếc lưới trong có trái đào, lúc này lại nhón trái đào, cắn nhai nhom nhoàm… Riêng Mỵ Ê cứ lẽo đẽo theo sau lưng Thạch Sanh, nét mặt ra chiều hớn hở, không còn ngái ngủ. Đôi lúc, nàng giơ tay ra trước… như muốn nắm lấy áo chàng…

Thạch Sanh vừa đi vừa nhiếp tâm vào câu niệm Phật, nên tâm chàng vẫn thanh thản thong dong. Vũ trụ bên ngoài đối với chàng, như biến mất, không còn có nữa… chỉ vang vang câu hồng danh và vầng hào quang của đức Phù Đồ, nên dù chàng có đi qua một biển lửa, cũng vẫn thế mà thôi… Thân này là huyễn mộng… đi giữa một vũ trụ mộng huyễn… có gì đáng lo ngại đâu… Nhưng chàng bỗng cất tiếng:

-Nơi này lành ít dữ nhiều… Các vị nên nhiếp tâm lại và đề khởi tâm Từ… Khởi tâm Từ thì dù tai ách, dù ác thú độc trùng vẫn đi qua được…

Riêng Cuồng Huệ dẫn đầu, vẫn lặng lẽ bước… Họ đi tới một chiếc cầu gỗ có đề: “Cầu Thệ Thủy.” Dưới có tiếng nước chảy róc rách nghe khá sâu. cầu hẹp lại không có tay vịn… Bỗng có tiếng Mỵ Ê kêu ối, rồi nàng lăn tòm xuống suối… Cuồng Huệ vội nhảy xuống, giơ tay kéo nàng lên… Chiếc áo lụa trắng và vầng tóc đen đều ướt sũng, người nàng run rẩy… nhưng nét mặt lại hớn hở như tươi cười… Bỗng nghe văng vẳng… có tiếng nói nổi lên giữa thinh không:

-Tắm suối mát lạnh… nên Vơi một lóp Nghiệp… Trả lại ba vía…

Mấy người nghe thấy đều kinh nghi… Tiếng nói nghe như tiếng con gái, lại phảng phất giống tiếng Mỵ Ê… Nhưng nàng vẫn đứng, chăm chú vắt vạt áo để xoa cho tóc khô… Gió thổi khá lạnh lẽo… và tiếng sáo vẫn vi vút, như háo hức chờ mong.

Họ lại lủi thủi đi, lần này Cuồng Huệ theo sau Mỵ Ê. Lại tới một chiếc cầu nữa, thấy đề: “Cầu Cổ Độ.” Chỉ mong manh có hai thân cây ghép lại… Tuy Cuồng Huệ để ý trông đỡ, nhưng Mỵ Ê vẫn trượt chân kêu ối lần nữa, và lăn tòm xuống suối… Lại phải vớt nàng lên… Tiếng nói trên thinh không lại vang lên lần nữa:

-Vơi thêm một lóp Hoặc… Trả lại bốn vía… vẫn là tiếng nói giống Mỵ Ê… Cuồng Huệ liên tưởng tới cô áo xanh ở Lạc Ảnh Quán, tự hỏi: Không lẽ nàng đã đến đây…? Nếu nàng đã đến, chắc có Loa Ke đại nhân…”… Nghĩ vậy, nhưng y cũng chẳng nói ra, lại lầm lũi đi… Có điều lạ là sau hai lần ngã suối, Mỵ Ê lúc này trông tỉnh táo hẳn ra, hết vẻ ngái ngủ…

Đi tới một ngọn giả sơn lớn sừng sững đứng ngang, thấy không còn đường đi. Vạch hoa cỏ lau lách, thấy một con đường hầm, đành chui xuống đó. Đường hầm tối hun hút, phải nắm áo nhau mà đi… Chừng độ nửa dặm, trước mắt lóe lên một vùng ánh sáng… Cuồng Huệ chui ra, đảo mắt nhìn… Tiếng sáo đã vụt tắt… Thì ra đó là một huê viên rộng rãi, cây cỏ um tùm. Trên chiếc cổng son đỏ chóe, có đề: “Vườn hoa đào NGẠN ẢNH”

Ánh trăng vẫn soi vằng vặc, nhưng trong vườn còn thắp mấy ngọn đèn lung linh tỏa sáng, như một cảnh dạ yến giữa trời. Cánh cửa cổng mở toang… Bước qua cổng, thấy trong vườn có trồng thành hình vòng tròn lớn nhiều cây đào Ngạn Ảnh, xen lẫn những cụm hoa khác… Gió thổi xào xạc, khiến những hoa màu hồng rơi lả tả như trận mưa hoa… Giữa khuôn viên là một chiếc bàn dài, có ghế chung quanh, đều làm bằng tre trúc đơn sơ. Mặt bàn bày mấy chiếc đĩa lớn đựng những trái đào đỏ ửng, cùng những bầu rượu tráng men tím.

Phía sau vườn, một căn lều vải cất tạm… Cuồng Huệ chưa kịp nhìn kỹ, thì đã thấy mùi hương xạ sực nức như muốn điếc mũi, rồi tiếng ngọc chạm leng keng… Một bóng người vẹt tấm vải cửa lều, chui ra… Chẳng phải là ai khác, vẫn là nữ chủ nhân Lạc Ảnh

Quán, nhung đêm nay, mặc một bộ áo tím dài bằng nhung. Bộ áo để lộ nhiều mảng da trắng hồng… Nét mặt không có gì là cừu địch, tuơi cuời nhu một nữ chủ nhân đón khách. Y thị cất cao giọng:

-Chủ nhân vuờn Ngạn Ảnh xin đón chào các vị quang lâm…

Giọng nói vui vẻ ôn tồn… Nhung Cuồng Huệ chỉ đứng nhìn chẳng trả lời… Mọi nguời lố nhố buớc qua cổng. Mỵ Ê vào đầu tiên, nàng chẳng nói chẳng rằng buớc tới bàn, cầm một chiếc đèn dầu đi tới một góc, nhóm mấy cành cây khô. Ngọn lửa bốc lên, nàng ngồi xuống một tảng đá giơ tay suởi và hong áo cho khô…

Khuất La Đô nhìn nàng, thoáng vẻ kinh ngạc, nhung không nói gì… Y thị đon đả chạy tới chỗ Thạch Sanh cùng Vô Hỷ Lạc, rộn rã mời ngồi. Nhung Thạch Sanh đứng sững duới gốc đào, đôi mắt vẫn khép hờ nhu chẳng nhìn thấy gì… Lại nhìn bên cạnh thấy Vô Hỷ Lạc, lúc này cạo đầu, mặc pháp phục… và nụ cuời không cỏn thấp thoáng trên môi…

Ni cô cũng buớc vào, theo sau là Trảm Tứ Cú và con huơu. Riêng Phi Ly và Càn Thát Bà chỉ lấp ló ngoài cổng, chắc sợ hãi tiên nuơng áo tím.

Quanh vuờn, mọi nguời đều đứng… phần lớn đăm đăm nhìn chủ nhân…

Tiên nuơng áo tím nghĩ thầm: “Họ đã đến đầy đủ. Anh chàng lạnh nhạt nhu tảng băng, anh chàng có nụ cuời nay đã biến thành su ông. Lại cả cô ả kia nữa… Nhung không sao, mình vẫn có thế thuợng phong. Vì nắm đuợc đại su huynh và có liều thuốc Phi ngạn ảnh…” Y thị mỉm cuời, cất giọng dõng dạc:

-Quý vị tới đây đông đảo, thực là vạn hạnh… Chỉ e tệ xá thô lậu, không đủ lễ nghi đón tiếp… Chỉ xin các vị lúc buớc chân vào đây, buông bỏ mọi hiềm nghi để cùng nhau gặp gỡ vui vẻ… Là vì đêm nay, tiện nữ… không hề có ý định tầm cừu… chỉ sửa soạn một tiệc ruợu nhỏ để cùng nhau kết mối ân tình, xoá bỏ mọi hiềm khích cũ…

Nói xong, thị cúi mình xá vòng quanh. Chẳng ai đáp lại. Bỗng Mỵ Ê cất tiếng:

-Những nguời tới đây, không biết ai có ý định tầm cừu… Nhung riêng ta, ta muốn tầm cừu…

Nàng vẫn ngồi trên tảng đá, dáng điệu rảnh rang, hơ tay vào lửa… Con huơu cũng đứng co ro gần lửa, thè luỡi liếm tay nàng,

Mọi nguời quay nhìn Mỵ Ê. Thấy trong đôi mắt nàng long lanh không lạc thần nhu truớc, và mái tóc ủ rũ lúc này lại bồng bềnh truớc gió… Cuồng Huệ thầm nghĩ: “Chắc nàng áo xanh đã tới trả lại bảy vía cho nàng, và có khi Loa Ke đại nhân cũng tới…” Nghĩ vậy, y dựa nguời vào một cây đào, đứng nhìn nhu một kẻ bàng quan.

Tiên nương áo tím bước lại gần:

-Tiểu muội… muốn tầm cừu? Nói năng gì lạ vậy… Chúng ta vẫn là tỷ tỷ muội muội mà..

Mỵ Ê cười nhạt:

-Tiên nương nhận lầm người rồi… Tâm địa tiên nương điên đảo, hay bày trò điên điên đảo đảo… nên rút cuộc chính mình cũng rớt vào vòng điên đảo khó ra được… Đây không còn là chùa Hóa Độ vắng hoe để tiên nương hóa một cơn gió lạ bắt người. Cũng không phải ghềnh Bích Nham cô quạnh để tiên nương đêm đêm áp làn môi lạnh vào môi người để hút hồn vía… Het, hết rồi… Het trò huynh huynh muội muội, tỷ tỷ muội muội rồi. Tôi không còn sợ làn môi lạnh ngắt ấy nữa… Tôi không sợ đâu…

Tiên nương kinh ngạc, đưa ngón tay lên sờ môi mình. Nhưng y thị trấn tĩnh được ngay, cười nói:

-Muội muội chớ nên nói thế… Nói gì thì nói, chớ nói câu đó…

-Câu gì?

-Không được nói rằng làn môi ta lạnh ngắt…

-Tại sao?

-Chỉ là vì làn môi ta chẳng bao giờ lạnh ngắt… Làn môi ta chứa đựng tất cả sự nồng ấm của trần gian này, tất cả sức mê hoặc… Làm sao lạnh ngắt được? (bỗng quay sang hỏi Vô Hỷ Lạc) Sư phụ thấy sao? Nồng ấm hay lạnh ngắt? Sư phụ ăn trái đào, da thịt trái đào giống như môi ta đó…

Vô Hỷ Lạc vốn lanh lẹ hoạt bát, nhưng lúc này lúng túng ú ớ… Hắn xua tay lắc lắc. Nhưng mắt hắn vẫn không rời được làn môi nữ quái, cũng không rời làn môi của Mỵ Ê. Một đằng đỏ mọng như một vết thương, một đằng mời gọi như trái đào chín… Mỵ Ê nói:

-Làn môi trông giống trái đào chín, nhưng chạm vào thì lạnh ngắt…

Nữ quái vặn:

-Nếu quả vậy, tại sao hồi còn ở ghềnh Bích Nham mỗi khi ta áp môi để tiếp khí lực, muội muội lại rên rỉ rồi ôm chặt lấy ta?… Bây giờ lại nói lạnh ngắt…

-Mỵ Ê cười:

-Thực vậy sao?… Neu vậy, thì đứa con gái Mỵ Ê quả là yếu hèn hư đốn. Nhưng nay thì khác rồi. Ta chẳng còn co rúm như con sâu nữa đâu… Đứa gái yếu hèn hư đốn nay chết rồi. Ta là một người khác, có tên khác…

-Tên gì?

Mỵ Ê đứng dậy, giơ tay xõa vầng tóc bồng bềnh… Dưới ánh lửa, chiếc áo trắng của nàng lần lần biến thành màu xanh da trời. Nói:

-Nay ta là Thiên Biến Hương… cô gái áo xanh ở Lạc Ảnh Quán…

Vừa nói, nàng vừa xoay nhẹ đầu, múa vầng tóc bay tung trên cần cổ trắng… Nữ quái sững sờ:

-Thiên Biến Hương? Nó chưa chết rũ và biến thành mị hay sao?

-Chưa, chưa rũ… (cười) Con hình nộm Thiên Biến Hương mà chính ngươi đã tạo dựng nên đó… nay tiếp tục sống… và trở lại nhát ngươi đó…

-Ta cứ tưởng… nó rũ…

-Chưa đâu… Ở Lạc Ảnh Quán, sau khi ngươi bỏ chạy, lẽ ra nó phải rũ. Nhưng có người đã thương tình cứu nó, kéo dài mạng sống bảy vía… (thở dài) Nay nàng đã trở lại, cởi bỏ gút dây oan trái và trả lại ta bảy vía rồi… Bảy vía thì nhiều, hai vía thì ít. Nên ta là Thiên Biến Hương…

-.. đã thương tình? Thôi, ta biết rồi. Lại lão Tóc hoe… Hừ… Cái lão đa sự, hay đi xía vào việc đàn bà con gái… (nghiêm giọng) Bây giờ, muội muội muốn gì?

-Tầm cừu…

Nữ quái cười:

-Muội muội có bản lãnh gì mà lớn lối vậy?… Làm sao tầm cừu nổi ta… Mà thực ra, ta cũng đâu có phải cừu địch của muội muội. Trước sau, ta cũng chỉ làm ơn, làm tốt cho muội muội thôi…

Mỵ Ê bĩu môi:

-Làm ơn làm tốt…!? Trong hơn một năm trời, ngươi đã làm ta bạt hồn trôi vía… người chẳng ra người, mị chẳng ra mị…

-Chính là làm ơn làm tốt đó… Bạt hồn trôi vía cũng là một cảnh giới… Muội muội đi qua rồi hiểu biết hơn, có trí tuệ hơn, bản lãnh hơn… không còn là một cô gái ru rú nơi cấm cung nữa. Bởi vậy, phải cám ơn ta mới phải… Nên biết rằng cuộc sống là một trường học hỏi và cảnh giới nào cũng cần đi qua. Chưa đi qua thì chưa phải là người hiểu biết. Ảy thế mà có những cảnh giới rất mực lâm ly… song kẻ ngông cuồng xuẩn ngốc vẫn cứ khăng khăng lạnh nhạt… Chẳng hiểu lạnh nhạt thực hay là trong bụng co rúm vì sợ hãi…

Y thị vừa nói vừa liếc Cuồng Huệ. Nhưng y vẫn khoanh tay đứng, chẳng nhìn… Bỗng nhiên Mỵ Ê cất tiếng dõng dạc ngâm:

Này yêu nữ, xin đừng mê hoặc nữa
Ngừng nụ cười, ngừng sóng mắt đa đoan
Hãy để yên làn mi như tĩnh vật
Cho trần gian bớt cuồng loạn hợp tan…

Nữ quái cười ngất:

-Á… Muội muội gọi ta là yêu nữ? Ta là yêu nữ vậy muội muội là gì?

Mỵ Ê tức giận:

-Thôi đừng cười nữa. Ta thiết nghĩ ngươi nên gói nụ cười lại, và từ giã trần gian này thì hơn. Tác hại thế đủ rồi…

Nữ quái nhơn nhơn:

-Từ giã?… Không, ta không muốn từ giã… cũng chẳng muốn ngưng nụ cười. Ta xuống đây lâu quá rồi, nên quen hơn trần gian. Vả lại, nếu ta từ giã… thì trần gian còn gì là mê hoặc? Và trần gian sẽ buồn tênh. Thấy không?

Vô Hỷ Lạc từ hồi nãy đứng im, bỗng xen vào:

-Đúng vậy… buồn tênh…

Chợt có tiếng ai đằng hắng sau ngọn giả sơn, xen lẫn tiếng gió xào xạc… Có lẽ Cuồng Huệ nghe thấy. Y cất tiếng:

-Cũng chẳng buồn tênh đâu. Vì còn vầng trăng, vầng trăng ảo huyền. Lúc đó, chỉ việc ôm trăng đổ một giấc mơ dài…

Nữ quái quay lại:

-Quan nhân nói sao? Còn vầng trăng? (chỉ lên trời) Có phải vầng trăng kia không?

-Cũng phải mà cũng không phải…

Nữ quái cười khanh khách:

-Sao nói lắt léo thế?

-Vầng trăng này chỉ là hình bóng mờ. vầng trăng kia mới là vầng trăng thật, và tuy vô hình tướng… vẫn chiếu soi vằng vặc nơi cổ độ, nơi Ben cũ hoang sơ…

Nữ quái chau mày suy nghĩ:

-Nói gì lạ vậy? Không có hình tướng mà lại chiếu soi… Và cái gì là cổ độ, thế nào là Ben cũ…?

Cuồng Huệ như mơ màng:

-Gọi là Ben cũ… là vì cái gì cũng khởi lên từ đó… Mọi vật trong trời đất đều khởi lên từ đó. Chúng ta cũng vậy, đều khởi lên từ đó… như những cơn lốc đam mê, rồi lận đận khởi hành làm kẻ lữ khách qua các cõi các kiếp. Cô nương cũng khởi lên từ đó. Tôi cũng vậy… và mọi người ở đây cũng vậy. Và cả Đại Kính Hồ này cũng vậy, khởi lên từ đó như những cơn lốc hoang loạn…

Nữ quái nghe đê mê:

-Quan nhân nói hay quá… Thế ra tôi chỉ là một cơn lốc. Nhung tôi không thích làm cơn lốc… chỉ thích làm bến cũ thôi. Tôi có là bến cũ của quan nhân không?

Cuồng Huệ:

-Người nào cũng có thể là bến cũ, mà cũng không phải là bến cũ…

Nữ quái cắt lời:

-Thôi đừng nói cái lối vòng vo ấy nữa… Thế quan nhân có muốn cứu đại sư huynh không?

Trảm Tứ Cú bỗng lên tiếng:

-Vị đài huynh Càn Thát Bà biến thành nữ nhân, nhưng không biết cái… kia ra sao?

Nữ quái bật cười:

-Sãi chủ đó hả? Đã làm sãi chủ mà vẫn thích hỏi điều kỳ cục. Nhưng sãi chủ là khách tới đây mà bất lịch sự lắm, nên tôi không trả lời.

-Bất lịch sự gì đâu?

-Vì sãi chủ cứ đeo chiếc gương tòng teng trước ngực, khiến tôi chói mắt khó chịu lắm…

Cuồng Huệ hỏi:

-Cô nương chắc có thuốc giải Phi ngạn ảnh?

Nữ quái:

-Muốn lấy thuốc giải lắm hả? Nhưng thuốc ấy, tôi cũng có mà cũng không có…

Thấy Cuồng Huệ chẳng nói gì, y thị tức mình:

-ừ thì tôi có đấy. Nhưng giấu ở một chỗ kín lắm. Quan nhân không đủ gan mật để kiếm đâu…

Vô Hỷ Lạc bỗng nhiên xen vào:

-Chỗ nào mà kín?

Nữ quái:

-Giấu ở trong người tôi đó. Có đủ gan mật thì lục soát đi…

Vừa nói, thị vừa cong tay xoay tròn người trước mặt Cuồng Huệ… Vô Hỷ Lạc trố mắt nhìn… Đúng lúc đó, có tiếng người hắt hơi sau ngọn giả sơn, nhưng hình như chẳng có ai nghe thấy cả… Vô Hỷ Lạc lúc đó giống như con ngựa, thấy bóng roi thì lồng lên. Hắn giục giã Cuồng Huệ:

-Người ta thách đó, nếu không làm người ta cười là nhát. Tam huynh cứ soát đi…

Nhưng Cuồng Huệ cứ đứng yên. Nữ quái:

-Nếu không dám, đừng hòng lấy thuốc…

Cuồng Huệ:

-Tốt hơn hết, cô nương nên tự ý trao thuốc thì hơn. Được thuốc rồi, chúng tôi xin đi ngay, không dám làm rộn… (cởi thanh kiếm ở dây lưng) Đây, tôi xin nạp trả thanh kiếm rớt nơi hội trường…

Y thị bĩu môi:

-Ai mà thèm kiếm. Tôi không muốn đấu kiếm. Muốn đấu cái khác kia…

Tuy nói vậy, nhưng cũng giơ tay nhận kiếm:

-Hay là ta đấu rượu vậy. Đấu rượu hay hơn. Quan nhân chỉ việc uống với tôi ba chén rượu đầy… là tôi sẽ hai tay dâng thuốc Phi ngạn ảnh…

Vừa nói, vừa bước lại bàn. Cúi xuống thoăn thoắt rút hai chiếc hài ở chân ra, rót đầy rượu vào hài. Chiếc hài xinh đẹp nhưng cũng lớn như chiếc ly to. Thị nâng chiếc hài:

-Xin mời quan nhân cạn chén…

Thị đưa hài lên môi. Vô Hỷ Lạc nhìn đăm đăm chiếc hài cùng làn môi. Hắn giục:

-Uống đi, tam huynh, uống đại di…

Trảm Tứ Cú nhắc:

-Khéo… chắc có thuốc mê…

Vô Hỷ Lạc:

-Mê đâu mà mê. Mê cũng chẳng chết… Hay là… để tôi uống hộ, được không?

Vừa nói vừa nhe răng cười, vẫn nụ cười như ngày trước, chỉ thiếu đôi ria rậm rì… Nữ quái ngắm nghía hắn, nói:

-Cũng được, nhưng phải uống bảy ly…

Có tiếng hắt hơi khá lớn ngoài giả sơn… Vô Hỷ Lạc chưa kịp nói gì, Cuồng Huệ đã nắm tay hắn, trừng mắt:

-Tứ đệ không được động tay. Không uống rượu được…. Việc này là việc riêng của ta. Để ta đối đầu…

Vừa nói, vừa bước tới bàn… Nhưng Mỵ Ê đã lẹ chân nhảy tới trước, cầm chiếc hài rượu, ngửa cổ cạn sạch một hơi. Rồi thẳng tay ném chiếc hài đập bộp vào ngực nữ quái… Nữ quái kêu:

-Ô hay! Thế này là sao?

Mỵ Ê:

-Chẳng sao cả… Nhưng ta không muốn bọn họ uống rượu với ngươi…

-À ra thế… Muội muội ghen hả? Nhưng bọn họ đâu phải của muội muội?

-Không phải của ta, nhưng cũng-là-của-ta…

Rồi nàng vùng vằng bật tiếng khóc ấm ức, đập ngực:

-Đời ta lỡ hết rồi. Chẳng biết đi về đâu… chẳng còn gì nữa. Gặp toàn một bọn người chẳng ra gì… lại thêm một con yêu nữ…

Một tràng hắt hơi nổi lên sau giả sơn, như đánh nhịp với lời nói Mỵ Ê… Cuồng Huệ nhìn Mỵ Ê, thấy nàng mặt đỏ bừng, làn mục quang sáng quắc sắc như kiếm… Y quay đi, nhìn Thạch Sanh, thấy chàng vẫn đắm mình trong vầng hào quang đức Phù Đồ… Mỵ Ê kêu lên:

-Thấy chưa, ngươi thấy chưa? Tác hại như vậy đủ chưa?

Giọng nàng dõng dạc. Nhưng giọng nữ quái cũng đanh thép không kém:

-Hừ… yêu nữ… Thì ta là yêu nữ đấy. Vì ta biết yêu và biết mê hoặc… Nhưng muội muội đừng tưởng mình ngây thơ trong trắng đâu… Muội muội cũng là yêu nữ, vì muội muội cũng biết yêu và cũng thích mê hoặc. Cũng muốn tung hô mê hoặc… Có điều là muội muội không có bản lãnh mê hoặc như ta thôi…

Thị rứt từ nơi áo ra… một chiếc lưới nhỏ đan bằng sợi mịn, quăng cho Mỵ Ê:

-Cho muội muội tặng vật nhỏ này. Chiếc lưới mê hoặc đó. Muội muội… dùng lưới, sẽ tung bắt được… cá…

Nhưng Mỵ Ê cầm chiếc lưới, quăng mạnh xuống đất… Bỗng thấy Phi Ly ào ào chạy vào, theo sau là Càn Thát Bà… Phi Ly nhặt lưới, bảo Càn Thát Bà:

-Này… Tiên nương áo tím cũng có chiếc lưới. Giống như ngươi…

Càn Thát Bà:

-Ờ… nhưng không đẹp bằng của ta… Cái này màu xấu lắm, cái của ta đẹp, màu ngũ sắc…

Nhưng thấy nữ quái trừng mắt nhìn mình, Càn Thát Bà lại co rúm, lùi lũi nấp sau lưng Cuồng Huệ… Mỵ Ê bỗng nói:

-Ta sẽ… rời khỏi nơi đây. Nhưng trước khi rời, ta chỉ muốn hỏi ngươi một điều…

-?!

-Tại sao… trước kia ở chùa Hóa Độ và ghềnh Bích Nham… ngươi biến hình thành người nam… rồi về sau… ngươi lại biến làm nữ… khư khư làm nữ…

Nữ quái cười:

-Muội muội còn khờ lắm… chưa hiểu tình đời là gì… Tình đời hay thay đổi lắm, hay biến hóa… (thở dài) Xưa kia, nơi chùa Hóa Độ, trong đêm thanh vắng đó, nét mặt của muội muội khá xinh đẹp… vì là một cô gái đương tương tư. Ta nảy tâm yêu mến tơ tưởng muội muội. Cái tâm tơ tưởng… tự nhiên khiến ta BIÊN THÀNH CON TRAI… Cũng như trong sách có kể chuyện một anh chàng nọ… Chàng này là con trai, nhưng vì ngày ngày cứ đứng nhìn một vị sa môn ôm bình bát đi khất thực qua cửa. Khốn nỗi là sa môn này lại quá đẹp… khiến gã cứ tơ tưởng hoài. Mỗi khi nhìn thấy sa môn… là gã lại thấy nơi ngực rục rịch và nơi đầu nhũ hoa cứ như muốn vọt sữa… Gã mơ tưởng muốn lấy sa môn kia làm chồng. Riết như vậy rồi bỗng biến thành con gái…

Trảm Tứ Cú kêu:

-Ối… Thật vậy sao?

Nữ quái:

-Thì rõ ràng ở trong sách… Không tin sãi chủ cứ việc về giở sách ra coi. Đe thấy những biến hiện của tình chướng… Người phàm còn như thế, huống chi…

Mỵ Ê xen vào:

-Thế… tại sao lúc này lại… biến thành nữ…?

Nữ quái:

-Thì là tại sau này… ta gặp HỌ…

-Họ?!?

Nữ quái vung tay chỉ vòng quanh:

-Họ đó… Là ba tên côn đồ lãng tử mỗi đứa một vẻ… Nên ta tơ tưởng rồi biến thành nữ, Nhưng ta không giống cái gã trong sách đâu. Gã đó phải tơ tưởng lâu lắm rồi mới biến thành nữ lúc nào không hay. Còn ta chỉ cần tơ tưởng một hồi là biến hóa…

Thị ngừng một lát, nâng hài uống cạn ly rượu. Rồi tiếp, giọng nửa chua chát nửa chế giễu… như nói một mình:

-Ba tên côn đồ lãng tử… Hừ… Một tên thì mũi hếch nhưng không hiểu sao lại có sức chiêu dụ… Một tên thì nụ cười như hư như thực… đi nhơn nhơn giữa đời… không hiểu hắn là thật tình hay chỉ giả đò… Còn một tên thì lạnh nhạt xa vời… như ngọn Tuyết Sơn… Nhưng a ha! Bây giờ ta biết rồi… ta biết chúng… chỉ là một phường vong-ân-bội-nghĩa… một bọn thỏ đế nhát gan…

Mỵ Ê vỗ tay cười:

-Thế là ngươi cũng giống ta rồi… Rơi vào hố thẳm tủi hờn y như ta… Cho đáng kiếp!

Nữ quái chẳng trả lời, lầm lũi rót rượu uống, uống một hồi, mặt đỏ bừng… Ngẩng mặt nhìn trời, nói:

-Vầng trăng cứ vằng vặc. Nhưng cũng vô ích… Soi toàn một lũ ngu phu xuẩn ngốc… Một hình hài nữ nhân là một vưu vật… nhưng nào có ai biết nhìn ngắm thưởng ngoạn!? Chỉ uống phí công phu kẻ Hóa nhi… Toàn một lũ ngu phu, khi gặp gỡ, chỉ biết nhắm mắt vò nát nhụy hoa, gặt hái lấy một chút khoái lạc cho mình. Ngoài ra, chẳng biết trời đất là gì… Thỉnh thoảng cũng gặp được một bọn xuẩn ngốc hay hay… nhưng lại chỉ nghĩ quanh nghĩ quẩn, cho đàn bà là cửa Địa ngục… nghĩ hết điều giới này đến điều răn nọ, nên cứ ôm đầu len lén như lũ rắn mồng năm… Chẳng có kẻ nào dám ngang nhiên cả…

Mỵ Ê hỏi:

-Ngang nhiên thế nào?

-Ngang nhiên… đối diện một hình hài nữ nhân… nhìn ngắm rõ những vẻ đẹp kỳ ảo, thưởng thức trọn vẹn… mà vẫn giữ được lòng như nhiên… không động. Hóa giải một hình hài nữ nhân… há há… chẳng có kẻ nào làm nổi cả…

Y thị ngừng nói, nâng hài uống rượu… Quay nhìn thẳng Cuồng Huệ, rồi trong con tủi hờn, mạnh tay ném chiếc hài vào ngực y. Lại ném luôn cả bồ rượu, khiến rượu văng tung tóe… Thị nói:

-Ngay đến quan nhân, quan nhân cũng không dám đối diện… Không dám nhìn thẳng vào Quỷ Môn Quan… không dám hóa giải hình hài nữ nhân của ta…

Rồi chẳng đợi Cuồng Huệ nói gì, thị giơ tay xé toạc một, mảnh áo trước bụng, quay gót đi vào lều vải… Vừa đi vừa nói:

-Ta thách đó… Thách ngươi dám đối diện…