TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP IV
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXXVIII

Nơi núi Ô Đầu, gặp Đông cung
Treo lửng lơ giữa trời và đất.

Sáng sớm hôm sau, khi mọi người tỉnh giấc, thấy Loa Kế đại nhân đã biến mất tiêu… Và cây đàn ở tay Trảm Tứ Cú cũng biến dạng…

Mọi người đều ngẩn ngơ một hồi, ngay đến con hươu cũng cảm thấy có gì mất mát. Vô Hỷ Lạc sa môn là người ngẩn ngơ hơn cả, gã ngồi vò mãi cái đầu trọc không thôi…

Cuồng Huệ phải an ủi: “Đại nhân là Hữu khứ hữu lai mà, có khi đi rồi lại trở lại. Đại nhân thần thông quảng đại, sư đệ lại là đệ tử, thế nào đại nhân chẳng chiếu cố…?”

Trảm Tứ Cú tiếc cây đàn nên lăn khóc một hồi. Nhưng sau cùng gã nghĩ dù sao mình cũng đã khỏi bệnh. Vả lại nhân duyên ở đời, đâu có thể giữ mãi được. Nên gã cũng nguôi ngoai…

Giữa lúc đó, ni cô từ cổ tự đi tới, Nàng lặng lẽ mỉm cười… Vô Hỷ Lạc lại thấy lòng se lại, nghĩ thầm: “Còn vị sư thái kia, không hiểu lúc nào hình bóng chập chờn ấy biến dạng?” Gã lại cảm thấy mình trơ trọi bơ vơ trên trần gian này. Đây là lần thứ nhì gã cảm thấy như vậy. Lần thứ nhất là khi gã được từ âm cung trở lại dương thế, chạy vội đi tìm, chẳng thấy Quỳnh Nhi cũng chẳng thấy Lý Liễu Quán… Bất giác, gã ngẩng đầu nhìn Thạch Sanh, thấy chàng vẫn điềm nhiên nhắm hờ đôi mắt, và miên man với câu hồng danh. Gã chợt nhớ mình đã thọ giới rồi, và sư phụ Loa Kế đã dặn phải nhìn vào Tâm, đừng nhìn vào ngoại vật của cái trần gian hư ảo này… “Nhưng… một vị sư phụ có phải là một ngoại vật hư ảo không…?”

Họ lại lên đường… Riêng Cuồng Huệ đã căn dặn họ cứ việc đi trước, còn y sẽ ở lại vài giờ tới nơi cổ tự ngắm kỹ bức Mạn Đà La, rồi y sẽ bay đuổi theo sau. Trong hồi đêm, y định bụng sẽ quán chiếu bức Mạn Đà La làm đàn tràng, rồi nhờ sức gia trì của chư Đại Bồ Tát vân tập để quán chiếu lỗ lông Sái cam lồ cùng Siêu nguyệt điện và đẩy vầng trăng tâm nguyệt luân lên đảnh đầu… Lòng y chứa chan hy vọng, nên y cũng chẳng buồn mấy về việc chia tay với Loa Kế đại nhân. Vả lại, y hiểu rõ rằng mọi cơ duyên chỉ là ảo ảnh chập chờn, khi những chủng tử trong tâm mình hiện hành và khởi lên ra sao, thì ngoại vật sẽ tương ứng hiện ra như vậy…

Họ đi suốt ngày hôm đó, đi nhởn nha có ý chờ đợi Cuồng Huệ. Nhưng đến chiều đêm, cũng chẳng thấy bóng dáng y.

Ngày hôm sau cũng vậy, chưa thấy Cuồng Huệ.

Tới giữa trưa hôm thứ ba, họ đi tới núi Ô Đầu… Nơi đây, con đường độc đạo đi qua một hẻm núi. Một bên là một trái núi tròn trịa giống hình mâm xôi. Bên kia là một hòn núi lởm chởm và cây cối um tùm, trên đảnh một hỏn đá lớn nhô ra, giống một con quạ khổng lồ. Giữa hẻm núi là vực thẳm sâu hun hút. Nơi đây, có nhiều đàn quạ bay lượn, nên được gọi là núi 0 Đầu.

Mọi người đương trèo dốc, bỗng tiếng Trảm Tứ Cú la lên:

-Ô kìa! Coi kìa…

Gã giơ tay chỉ. Lúc này, gã tỉnh táo khỏe mạnh, và cảm thấy yêu đời… Mọi người nhìn lên, thấy một cảnh tượng khác lạ: một đàn quạ mấy trăm con đương bay nhớn nhác xúm xít chung quanh một vật giống như một chiếc bọc lớn. Chúng vừa bay vừa kêu quang quác. Chiếc bọc là một màng lưới, có hai đầu dây dài, mỗi đầu dây được treo móc vào núi hai bên, giữa màng lưới có đặt một bọc vải khá nặng, khiến lưới trĩu xuống và treo tỏng teng giữa vực sâu. Bọn quạ xúm xít, mổ xé, như muốn phá tan chiếc võng… Mặt trời chói lọi trên đảnh đầu…

Ni cô nói:

-Chắc có người trong lưới…

Họ chưa biết tính sao thì giữa lúc đó, một bóng người xuất hiện trên đảnh núi mâm xôi, loáng thoáng qua những đám mây che phủ. Bóng người vừa chạy vừa nhảy rất nhanh trên núi, tới chỗ có cột đầu dây, y liền cúi xuống, giơ cánh tay huyễn thuật, bứt mạnh đầu dây. Rồi bay vọt sang núi 0 Đầu, bứt nốt đầu dây nữa, lẹ làng kéo chiếc võng lên, cuộn tròn đặt trên vai, rồi bay xuống đường mòn… Mọi người đều bật kêu mừng rỡ, vì họ nhận ra ngay là Cuồng Huệ…

Y đặt chiếc võng xuống đất, lấy tay xé mắt lưới, lôi chiếc bọc ra ngoài. Rồi gỡ dây quấn bọc. Chiếc đầu người lộ ra ngoài: thì ra là bộ mặt tuấn tú của Đông cung Di Đà La Tử. Đôi mắt nhắm nghiền, và hơi thở yếu ớt.

Vô Hỷ Lạc sa môn cũng xúm lại. Cuồng Huệ vội cầm chiếc mõ, chạy tới một khe nước róc rách, mang về ít nước. Y đổ nước, vỗ vỗ vào miệng và mắt thái tử. Rồi chà xát… Lúc đó, Vô Hỷ Lạc đã gỡ xong chiếc bọc, hắn bật kêu:

-Có phong thư trong bọc…

Hắn giơ cao phong thư, thấy chữ viết to tướng ngoài bìa:

-“Lời nhắn nhủ phường vong ân bội nghĩa…”

Vừa lúc ấy, thái tử từ từ mở mắt, thều thào:

-.. chút nước. Khát quá… Đói quá…

Vô Hỷ Lạc vội đặt bức thư xuống đất, tay vực nước vỗ vào miệng thái tử, lau bộ mặt mát mẻ. Rồi bứt một miếng bánh trong bọc, bóp nát hòa vào nước, rệu vào miệng thái tử…

Thái tử vừa nuốt bánh, vừa nhìn Vô Hỷ Lạc. Chàng chưa nhận ra vì chiếc đầu trọc. Vô Hỷ Lạc vội nói:

-Tôi là Bát La Hoa lúc trước ở hội trường nhà vua đấy mà. Bây giờ đã cạo đầu thành sa môn Vô Hỷ Lạc…

Thái tử bỗng nhìn thấy ni cô, khiến chàng hớn hở, nhớ ra mọi sự:

-Sư thái… sư thái đã được thả rồi ư? Còn các ông thầy chùa áo vàng thì sao?

Sư thái:

-Xin điện hạ bình tâm nằm nghỉ… Các vị đó cũng được thả về cả rồi…

Thái tử quay sang Vô Hỷ Lạc:

-Còn người huynh đệ, làm sao sống lại được?

Vô Hỷ Lạc trả lời bâng quơ:

-Thì tôi cũng sống lại… giống như thái tử vậy…

Lúc đó Cuồng Huệ nhặt phong thư đọc to:

-“Tên Di Đà La Tử dòng dõi vua chúa này, chỉ là một tên thất phu có mắt không tròng. Nhìn thấy bửu vật đến tầm tay mà không biết thưởng ngoạn, cô phụ cơ duyên, nên chỉ là phường vong ân bội nghĩa. Nên bổn cô nương trừng phạt y bị treo lơ lửng giữa trời và đất, và nhịn đói khát… Đồng thời, cảnh cáo bọn người đi thỉnh kinh, trong đó có mấy tên nam tử hán mặt mũi nhơn nhơn, chắc cũng có mắt không tròng và thuộc phường vong ân bội nghĩa… Bổn cô nương nằm chờ các ngươi…”

Khi ấy, ni cô đã lui ra xa, dưới một cội cây… Cuồng Huệ hỏi:

-Vụ này ra sao?

Thái tử đương nhai miếng bánh, bỗng bật cười sằng sặc, văng cả bánh:

-Chính tôi cũng chẳng hiểu ra sao nữa… Hôm đó, tôi bị nữ quái bắt đi, y thị xách tôi tòng teng bay về một rặng núi chắc ở gần đây, chui vào một động đá lớn, quăng tôi trên một chiếc nệm cỏ để nằm trơ ở đó. Tôi nằm cả một ngày dài, vẫn bị trói gô, bụng đói meo reo lên từng cơn, không hiểu nữ quái định giở trò gì đây… Nhưng vẫn rắp tâm nghĩ rằng, dù gì đi nữa, cũng phải coi đó như một “mớ rau sắng” để ăn, và phải nhẫn tâm chịu đựng… Nhưng chỉ trưa hôm sau, y thị tươi cười trở lại, cởi trói cho tôi, rồi dắt tôi ra suối tắm… Đến bờ suối, thị giơ tay xé rách hết cả quần áo tôi, chỉ còn mỗi chiếc quần lót, rồi đẩy tôi xuống suối, bơi lội lóp ngóp…

Vô Hỷ Lạc vội hoi:

-Thế còn y thị làm gì?

-Thị ngồi trên bờ, coi tôi tắm…

-Coi thế nào?

-Coi là coi… chứ còn coi thế nào… Lúc bấy giờ, vì đói khát lại thấy nước suối thơm ngọt, tôi cứ vực nước suối uống ừng ực. Thị cứ ngồi ngắm tôi, rồi bỗng nói: “Này điện hạ… điện hạ có biết trong thân hình điện hạ, chỗ nào là chỗ khêu gợi nhất không?” Tôi ngơ ngác: “Khêu gợi cái gì?” Thị cười bảo: “Khêu gợi… tức là làm cho người khác phái nhìn thấy… rồi xốn xang bồn chồn ấy…” Tôi lắc đầu: “Tôi không biết.” Thị nói: “Không biết thật hả? Đe tôi bảo cho… Bộ mặt điện hạ thì khá đẹp trai đấy, nhưng chưa khêu gợi lắm đâu. Bờ vai cũng khá, nhưng chưa khá lắm… Chỗ khêu gợi nhất của điện hạ… là cái bụng tròn lẳn và cái bờ mông đó… nó khiến cho người nhìn thấy… cứ muốn giơ tay ra đụng…” Tôi bảo: “Thật hả? Nhưng đụng thì có ăn thua gì…” Thị bảo: “Ăn thua chứ… Nhưng điện hạ chẳng biết kỳ cọ gì cả… Đẻ tôi xuống kỳ cọ cho…” Rồi thị tuột xuống nước…

Vô Hỷ Lạc tròn mắt:

-Tuột xuống nước… Thế thị có cởi bỏ quần áo không?

Cuồng Huệ trợn tròn mắt, mắng:

-Tứ đệ hãy câm miệng lại. Tứ đệ đã thọ giới rồi, không được nghĩ và hỏi những điều như vậy. Cũng không được nghe nữa.

Vô Hỷ Lạc im thin thít… Thái tử nói:

-Thị tụt xuống nước, rồi xán lại kỳ cọ tôi. Tôi cứ đứng im như phỗng và có điều lạ… là tôi chẳng thấy xúc động gì cả. Chỉ thấy đói meo thôi… Tại sao vậy?

Cuồng Huệ nghĩ tới Ca Lặc Ca Tôn Giả đương mượn thân thái tử, nhưng y chỉ nói buông xuôi:

-Chắc là điện hạ mạng lớn, nên được một vị thiện thần hộ trì…

-Được cái là thị vẫn mang quần áo. Vừa kỳ cọ, vừa nói: “Điện hạ đúng như con nghé mới lớn. Chẳng hiểu gì cả, chẳng biết gì cả. Ngay đến kỳ cọ cũng không biết… Ở trong cung… mỗi khi tắm, chắc bọn cung nữ nó kỳ cọ cho hả? Bọn chúng độ bao nhiêu đứa?

-Chừng ba chục đứa.

-Điện hạ… nhìn chúng… có thấy xinh đẹp không?

-Đôi khi cũng xinh đẹp… thường khi không xinh đẹp. Cũng như Phụ vương tôi nói, chúng… giống như những cục thịt biết nói…

Thị thích chí, cười hình hích:

-Đúng vậy… cục thịt biết nói… Thế khi chúng ngủ, có há hốc miệng, ngáy khò khò và chảy rãi ra không?

-Tôi không để ý, nhưng chắc vậy…

-Những người nữ nhân ở nhân gian này là như vậy đó. Mình mẩy hôi hám và hay chảy mồ hôi, lại ngáy khò khò… Thực là kém xa những người nữ ở cõi trời…

-Thế… cô nương là người trần gian… hay cõi trời?

Thị vẫn hĩnh hích:

-Điện hạ thử đoán… xem sao…

Rồi thích chí, thị kéo tôi lên bờ… Lôi từ một hốc đá ra một bộ quần áo mới đẹp, cho tôi mặc. Rồi lôi ra một mâm thức ăn đủ các thứ… Tôi đói quá, nhai ngấu nghiến, nuốt ừng ực… Nhưng không hiểu sao, cái bụng tôi nó hình như không chịu, cứ nhướn lên. Cuối cùng, thị đưa cho tôi một ly nước, màu xanh biêng biếc. Tôi cũng uống đại. Vị nước uống vào thấy nhờn nhợt, người như mê mẩn… Hóp nước vừa uống vào, thì bỗng nhiên bụng đau quặn, rồi nôn thốc nôn tháo, nôn hết mọi thứ. Thành thử trong bụng vẫn đói meo. Nhưng có điều lạ là tuy đói, người vẫn tỉnh táo khỏe mạnh…

Y thị kinh ngạc, lấy khăn lau miệng cho tôi, rồi dắt về động. Rồi thị bỏ đi.

Tôi nằm lăn trên nệm cỏ, nghĩ ngợi lan man… Mâm thực phẩm cùng ly nước vẫn để bên cạnh, nhưng tôi không dám đụng đến. Vì đụng vào, bụng lại đau quặn. Tôi cũng không nghĩ đến bỏ trốn, vì chắc không nổi… Loay hoay rồi bỗng ngủ khì. Ngủ một giấc dài, thấy có người lay dậy… Y thị đã trở lại, tay cầm cây nến cháy… Thì ra đêm đã khuya. Tôi lồm cồm ngồi dậy. Thị cũng ngồi xuống nệm,… rồi bỗng ôm chầm lấy tôi. Tôi hoảng sợ, chưa biết chống cự ra sao, thì y thị bỗng la oai oái, giật bắn mình nhảy ra ngoài… như vừa ôm phải một cục lửa vậy.

Thị lân la mấy lần như vậy, nhưng lần nào cũng la oai oái, khiến tôi không nhịn được cười… Thị nổi quạu như muốn chửi rủa tôi… nhưng lại thôi. Sau cùng, tò mò hỏi:

-Sao thân hình nhà ngươi kỳ vậy… cứ cháy bỏng như cục than hồng… Ngươi định thi thố trò gì…”

-Tôi có trò gì đâu mà thi thố…

-Thế tại sao lúc tắm suối… ta kỳ cọ mà đâu có thấy nóng bỏng?

-Tôi đâu biết…

Thị lẩm bẩm: “Vô lý… vô lý…” Nhìn vẻ mặt thị ngẩn ngơ, tôi buồn cười, nói gạt:

-Có khi là tại thuở nhỏ, có vị tiên… tên là A Tư Ca Đe… cho tôi uống mấy hoàn Tịch tà bửu đon… uống thuốc này thì nếu có người nào… có ý tưởng hắc ám rờ mó vào… cũng không được…

Y thị lắc đầu:

-Ta không tin, chắc nhà ngươi dối gạt ta… Tiên A Tư Ca Đe với chẳng A Tư Ca Đề, mấy thứ tiên loi ngoi ở miền trung giới ấy chắc chẳng có thứ thuốc nào chế ngự được ta. Vụ này chắc phải có nguyên do ghê gớm… Hừ… Tịch tà… bọn các ngươi, hễ cứ mở miệng là hiu hiu tự đắc, cho mình là Chánh, chê kẻ khác là Tà. Vậy thế nào Chánh, thế nào Tà?

Tôi bị hồi vặn, cũng thấy bí. Bỗng sực nhớ tới câu nói của ông Tóc loe, và của vị sư phụ kia (chỉ Thạch Sanh), tôi bảo:

-Khi một người làm một việc gì, nếu cỏn nghĩ đến mình và muốn tìm kiếm một cái gì đó cho mình, thì đó là một tâm Tà. Neu trái lại, không hề nghĩ đến mình, không mưu cầu gì cho mình mà chỉ nghĩ đến lợi ích cho người khác… thì đó là Chánh…

Nữ quái ngồi, cau đôi mày hình bán nguyệt. Tôi bồi thêm:

-Thân hình tôi cũng vậy… Đã uống mấy hoàn Tịch tà… thì nếu có người đem tâm thanh tịnh, tuyệt nhiên không tham dục, mà rờ mó thì chẳng sao cả… Trái lại…

Y thị rũ ra cười:

-Hi hi… làm sao… rờ mó… mà không tham dục…

-Có chứ… Được chứ… Tỷ dụ như những người đã Ly dục…

-Ly dục… Neu không tham dục, thì rờ mó làm gì?

-Rờ mó… để cứu người, chữa bệnh cho người… Họ rờ mó mà tuyệt nhiên chẳng tham dục… và họ coi cái vụ nam nữ đó… vô vị như nhai sáp ong vậy…

-Thôi đi… Làm sao lại có thể coi là vô vị như nhai sáp ong?… Ta chỉ biết rằng ở trần gian này, chẳng thấy đứa nào Ly dục được cả. Và ngay trên trời cũng vậy, ở cõi trời xưa kia ta ở… chẳng thấy anh trời chị trời nào nói chuyện Ly dục cả…

Tôi bảo:

-Ấy thế mà vẫn có người đấy… Ngay trước mắt cô nương, cũng có người…

-Người nào?

-Như vị sư thái ở hội trường đứng trên bông sen đó. Vị sư thái chắc đã Ly dục…

Đôi mắt nữ quái bỗng lộ hung quang. Thị bảo:

-Á…à… Thế là điện hạ… nói vòng vo như vậy… chỉ là cốt đi tới chỗ đó. Chỉ cốt nói tới cô thị mẹt đó… Nhưng điện hạ còn non nớt lắm. Chưa hiểu nỗi đàn bà đâu. Đàn bà họ là sự quanh co hiện hình mà, điện hạ không theo dõi nổi đâu… Cô ả này chẳng có Ly dục gì đâu, chỉ giả bộ thôi…

Tôi mất bình tĩnh. Tôi bảo:

-Này… không được nói thế…

Thị vênh mặt:

-Sao lại không được? Tôi cứ được đấy… Neu điện hạ còn bênh, tôi sẽ rủa nó cho mà coi…

-Thôi thôi… tôi không bênh đâu…

-Tôi biết thừa rồi… Chính con nhỏ đó nó làm cho thân hình điện hạ nóng như cục than…

Tôi xua tay:

-Không, không phải…

-Phải hay không phải… tôi cũng chẳng cần. Tôi chẳng thèm điện hạ nữa đâu… vì điện hạ vẫn… mê con nhỏ đó…

-Không phải… không mê…

-Không mê… Sao cứ khăng khăng đi theo nó…

-Tôi định xuống tóc… đi theo đức Mâu Ni chứ…

-Sao lại cứ phải nó xuống tóc? Ai xuống tóc chả được!? Này, tôi hỏi thực… điện hạ mê nó về cái gì?

Tôi bần thần:

-Có lẽ sư thái là người có Đạo lực lớn…

Thị phì cười lăn lộn:

-Thôi… đừng đại ngôn. Đạo lực thì… Đạo lực của nó… cũng chỉ bằng tôi là cùng…

-Nhưng sư thái đứng giữa không trung được. Còn cô nương chỉ bay vòng vèo. Tâm người Ly dục thì không lệch… còn tâm cô nương thì còn lệch…

-Á à… lại học mót lão Tóc hoe rồi… Nhưng này, tôi nói thực. Neu điện hạ không mê cô ả đó, thì điện hạ giơ tay thề đi…

-Tôi từ nhỏ… không biết thề thốt. Bởi vậy… tôi muốn từ chức Đông cung… một phần là vì lúc làm lễ, sẽ phải thề thốt…

-Cũng chẳng cần thề nữa… tôi biết thừa rồi. Điện hạ khăng khăng đi theo nó… chỉ một phần vì Đạo lý Phù Đồ thôi… còn một phần vì cái khác…

-Cái khác?

-Điện hạ còn non lắm, chưa nhìn rõ lòng mình đâu… Cái khác… là cái phong tư của nó… Không những điện hạ, mà ngay mấy đứa đi thỉnh kinh đó, cũng có đứa mê mẩn cái phong tư nó. Chỉ trừ anh chàng mắt tròn…

Từ một hồi lâu, Vô Hỷ Lạc ngồi im. Nay lại xen vào:

-Đúng vậy… cái phong tư như đào lý… như…

Hắn gặp phải tia nhìn của Cuồng Huệ, nên lại im… Thái tử kể tiếp:

-Tôi hỏi: Phong tư là cái gì? Thị bảo: “Thì là cái dáng dấp của nó, cái lối di động thân hình, cái bước chân giơ tay, chau mày nhướn mắt, cái sóng mắt đa đoan nhiều ẩn ý, cái lối nhìn, lối chóp hàng mi… cái nụ cười, giọng nói, cái lối mái tóc buông lơi… Ôi chao! Nhiều thứ lắm… mà thứ nào cũng giăng mắc như con nhện giăng tơ…”

Tôi bảo:

-Nhưng sư thái làm gì có mái tóc buông lơi… Chỉ có cái đầu trọc thôi…

-Hừ… đầu trọc thì đầu trọc… nhưng vẫn còn những chân tóc lún phún. Và có khi chân tóc cũng khêu gợi lắm…

Và con nhỏ đó là chúa hay giả bộ. Giả bộ khéo lắm. Cứ làm ra vẻ như mình lâng lâng không tục lụy… Khiến cho những anh chàng trai mới lớn… lại càng thấy là tuyệt vọng, là trái cấm, là thần thánh, là không rờ mó được… và càng lún sâu vào mê hồn trận… Đúng không?

-Không đúng đâu… Sư thái đâu có giả bộ!? Ngay đến cái móng tay móng chân của nàng cũng chân thực, đâu có giả bộ…”

Thị nổi sùng:

-À há… còn bênh nó hả?… Lại tôn thờ cả đến cái móng chân móng tay, trong khi nó có thèm chiếu cố gì đâu!… Này tôi nói cho mà biết… Điện hạ sống ru rú ở trong cung, vừa thò mũi ra là đụng phải nó rồi… đâu có biết trời cao biển rộng là gì…! Dưới vòm trời này, đâu có phải chỉ mình nó là có phong tư… Còn cả vô vàn những khuôn mặt nữ tử khác… cũng nhan sắc, cũng phong tư… Việc gì mà cứ phải khư khư lấy nó!? Điện hạ hãy mở mắt ra mà nhìn… Như tôi đây nè… Nhan sắc và phong tư đâu có kém gì nó…

Tôi ngồi im lặng nhìn thị, chẳng nói gì… Thị tức mình, hơi gạn:

-Điện hạ thấy thế nào? Nhan sắc… phong tư…

Không hiểu sao, tôi buột miệng:

-Cô nương… nhan sắc cũng đẹp lắm, nhưng không bằng sư thái. Còn phong tư thì kém xa…

Thị nổi tam bành:

-À… à… Thằng con nít còn hơi sữa. Ta đã ra tay cứu mi, mà mi còn nỏ mồm… Mi đúng là đứa vong ân bội nghĩa… Ta phải cho mi nếm mùi đau khổ…

Rồi y thị quăng sợi dây hồng trói gô tôi lại, xách ra bờ suối, thả tôi xuống nước, ngâm suốt mấy ngày đêm… Nước lạnh toát chảy ào ào, khiến tôi chìm lỉm… Thế mà không hiểu sao tôi vẫn không ngộp thở, và trong người vẫn ấm áp… (bảo Cuồng Huệ) Có lẽ huynh đài nói đúng, tôi được sức hộ trì của một vị thiện thần.

Thái tử ngẩn ngơ một hồi, rồi tiếp:

-Sau hai ngày đêm, thị lôi tôi ở dưới nước lên, thấy tôi vẫn hồng hào khỏe mạnh… Thị kinh ngạc, lẳng lặng xách tôi về hang. Đến chiều tối, thị lại lân la… nhưng lại kêu la oai oái… Giận dữ bỏ đi. Rồi ngày hôm sau trở lại, trói tôi vào chiếc võng này, treo tại núi Ô Đầu… Cũng may mà sư thái cùng các vị đi qua đây…

Cuồng Huệ hỏi:

-Bây giờ, điện hạ tính sao?

-Còn tính gì nữa…? Trời đất mang mang…

Họ nghỉ đêm tại núi 0 Đầu… Suốt đêm đó, Di Đà La Tử ngẩn ngơ nhìn sao lấp lánh trên trời, tự hỏi không hiểu định mệnh mình sẽ trôi dạt về đâu… Chàng quay nhìn vị sư thái thấy vẫn ngồi lặng lễ dưới cội cây đằng xa, rồi lại nghĩ tới Khuất La Đô, mang mang thấy cuộc đời gần đây giống như một giấc mộng… Gần sáng, có Ma Nạp Bà la môn thức sớm, trao đổi với chàng mấy câu chuyện. Không hiểu họ nói chuyện gì…

Sáng hôm đó, lúc mọi người sửa soạn lên đường, Di Đà La Tử xăm xăm bước tới chỗ ni cô. Chàng buồn rầu nói:

-Lúc này, tôi là một kẻ bơ vơ, không nơi nương tựa… không có cha mẹ, không còn quê hương… Xin sư thái duổi lòng từ bi cho tôi đi theo hầu… và xuống tóc cho…

Ni cô:

-Tôi có một vị thầy mà điện hạ chưa hề biết… Mới đây, tôi nhận được lệnh của Người… chưa cho phép tôi được xuống tóc cho điện hạ…

-?i

-Điện hạ… chớ nên chỉ nghĩ đến riêng mình, mà cũng nên nghĩ tới những người chung quanh. Hiện nay, còn rất nhiều người trông mong ở điện hạ. Phụ vương và hoàng hậu đương trông chờ điện hạ như trời hạn hán chờ mưa. Rồi cả thần dân đều trông ở điện hạ làm một vị vua hiền lương biết thương xót người… Đó đều là những ân tình cùng duyên nợ mà điện hạ không tránh được mà cần phải trả, và mỗi ân tình lại phải trả một cách khác nhau.

-!?

-Cơ duyên về Đạo lý giữa tôi và điện hạ có thể chờ đợi được. Chờ đợi không lâu, chỉ chừng bảy năm thôi… Lúc này, tôi thỉnh cầu điện hạ… trở về báo hiếu cho hoàng hậu và phụ vương, rồi làm một ông vua tốt, ban bố chánh pháp cho toàn dân… Chừng bảy năm, tôi sẽ trở lại giúp cơ duyên cho điện hạ. Tôi xin hứa như vậy…

Di Đà La Tử ngẩn người vì thất vọng. Nhưng nhìn nét mặt ni cô, chàng hiểu rằng có nói thêm cũng vô ích… số mệnh đã quyết định cho chàng rồi…

Cuồng Huệ cũng bước tới, nói:

-Vùng này không được yên ổn lắm. Tôi xin tiễn điện hạ một thôi đường…

Trong lúc Di Đà La Tử từ biệt mọi người, không hiểu sao Ma Nạp cũng bước ra, muốn cùng về với thái tử… Còn Trảm Tứ Cú ở lại.

Thế là hai người đi ngược đường trở về… Cuồng Huệ tiễn chân Di Đà La Tử một ngày đường. Y bảo thái tử: “Thôi, điện hạ về nhà ăn thêm một mớ rau sắng nữa đi…”

Rồi cáo biệt, bay trở lại bọn Thạch Sanh.