TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP IV
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXXVII

Loa Kế xuống tóc Bát La Hoa
Tôn giả dạy quán chiếu lỗ lông

Buổi sáng hôm đó, khi nghe Bát La Hoa ngỏ lời muốn làm ông thầy chùa, Loa Kế cười ha ha:

-Nhất định thôi không làm lãng tử hả?

Thấy Bát La Hoa vẫn quỳ chẳng nói chẳng rằng, ông tinh quái:

-Tiếc rằng người huynh đệ gõ lầm cửa rồi… Ta là Bà la môn, đâu có thể truyền giới phái Mâu Ni?! Mà giới Mâu Ni khó và rắc rối lắm, chính ta cũng không hiểu nổi, làm sao truyền giới?… Ta thấy giới Bà la môn dễ hiểu và dễ giữ hơn cái vụ gọi là Tâm địa giới của phái Mâu Ni. Hay là ta truyền cho người huynh đệ giới Bà la môn… người huynh đệ chịu khó làm Bà la môn một thời gian. Làm Bà la môn cũng oai vệ chán… Rồi lúc nào cao hứng, lại đổi áo xin làm ông thầy chùa… Được chứ?

-Xin sư phụ… chớ chế giễu… Tiểu tử thực ra, cũng chẳng đáng làm Bà la môn… chẳng đáng thầy chùa…

Ni cô cùng Thạch Sanh đều bước tới:

-Xin đại nhân đặc cách… ra ơn cho Bát La Hoa…

Tóc loe chắc lưỡi:

-Ờ… thôi cũng được. Cái vụ này gọi là Đại phương tiện đấy… Vì các vị đều muốn như vậy cả, thì ta cứ nhắm mắt làm đại. Xét cho cùng, thì Bà la môn cũng là phái Mâu Ni, và Mâu Ni cũng là Bà la môn… Nào truyền thì truyền… À nhưng ta không có áo vàng, mà giới tử cũng không áo… Làm sao đây?

Thấy mọi người đứng im, ông vỗ trán:

-Mọi người cứ đổ việc cho ta, chẳng ai giúp được gì… Thôi lại phải phương tiện nữa, nhưng đây là tiểu phương tiện…

Ông ngước mắt nhìn lên hư không, miệng lẩm bẩm… rồi quơ tay hái ở hư không hai chiếc áo vàng màu rực rỡ… Ông mặc một chiếc trùm lên chiếc áo Bà la môn, rồi đưa cho Bát La Hoa mặc một chiếc. Ông giao hẹn:

-Từ nay, ta gọi người huynh đệ là ngươi. Còn ngươi phải xưng ta là sư phụ. Bây giờ, hãy vểnh tai nghe giới…

-Tiểu tử xin nghe…

-Giới của đức Mâu Ni rắc rối lắm… Không hiểu sao chu Phật Phù Đồ lại chế ra giới nhiêu khê nhu vậy, học mãi cũng chẳng hết. Có nhiều chi tiết, chính ta cũng mờ mịt… Vậy thì bây giờ, ta đành chỉ truyền giới đại cương thôi, còn chi tiết, thì ngươi cứ học lỏm sau… Đồng ý chứ?

-Tiểu tử tuân mệnh…

Ông rút từ bọc ra chiếc kéo nhỏ, lọ mọ cắt xén tóc Bát La Hoa… rồi bảo:

-Ta cắt còn nham nhở, rồi sau ngươi sẽ sửa lại cho nhẵn nhụi đẹp đễ. (vỗ trán) Ờ mà ta quên không đọc bài kệ cắt tóc… Bài kệ thế này:

Hủy hình giữ khí tiết
Cắt tóc lìa thân sơ,
Xuất gia làm thánh đạo
Cứu độ hết mọi loài

Ông đọc ê a như thầy đồ, bảo:

-Ngươi nhẩm lại đi… nhớ chưa? “Phải cứu độ hết mọi loài” từ con kiến nó đương bò bơ vơ trên mặt đất, từ con sâu, con bọ, con ong nó đương đốt mình, từ con ruồi, con nhặng con bọ cạp… tóm lại cứu hết… chỉ trừ mình ra là không cứu thôi, hiểu chưa?

-Tiểu tử hiểu…

Ông gắt:

-Hiểu nhưng liệu có làm được không, hay chỉ hứa bậy….

Ni cô xen vào:

-Cứu độ người… cũng như mới đây… giới tử đã cho trái tim… để chữa bệnh cho nhà vua…

Loa Kế:

-Ờ… đúng vậy. Nhưng cũng chưa đúng vậy. Vụ đó không kể, là vì giới tử bị lừa mà cho, chưa phải thật tâm. Nhưng cũng tạm được, và cái đó đã làm vơi nghiệp cho giới tử… Thôi bây giờ lắng nghe giới đây. Giới nhà Phật lòng thòng nhiều thứ lắm, có giới Biệt giải thoát này, có Thiền giới này, có Vô lậu giới, có Thông giới, có Tâm địa giới này… rồi xuống thấp một chút, thì có mười giới của tiểu sa môn này, rồi có hai trăm năm chục giới của đại sa môn này… nếu người nữ thọ thì phải năm trăm giới. Ngoài ra, lại còn ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh… Thế ngươi có hiểu gì không?

Bát La Hoa ù ù cạc cạc, lắc đầu… Loa Ke:

-Ngươi dốt quá, thế mà cũng đòi thọ giới. Nhưng cũng không sao… vì có gì không hiểu thì hỏi ni cô đây… Thế nhưng nhà ngươi muốn làm đại sa môn hay tiểu sa môn…?

-Tiểu tử không biết…

-Cũng không biết nốt. Nhung thôi, vì ngươi lớn đầu rồi, ta cũng cứ phong cho nguơi làm đại sa môn, cũng nhu ta đây làm Đại Bà la môn… (ngẫm nghĩ) Còn về cái vụ giới, ta thâu tóm lại nhu thế này cho nguơi dễ nhớ… Thâu tóm mấy điều thôi…

-!?

-Thứ nhất là ngươi thọ giới rồi… thì phải quên thân mạng, không tiếc thân mạng, coi mình nhu chết rồi… Điều này dễ hiểu lắm, nguơi hiểu chứ?

-Tiểu tử hiểu…

Loa Kế mơ màng một hồi lâu, nét mặt ông nhu có suơng khói phủ. Rồi nói:

-Xua kia, có một con rồng thọ giới. Rồng này là một rồng chúa… tuơng tụ nhu nguời huynh đệ đây (chỉ Cuồng Huệ). Rồng này có thần lực, sức khỏe ghê gớm… và dữ lắm, không hiền lành nhu nguời huynh đệ… Một hôm, không hiểu nghĩ sao, rồng lại lang bang đi thọ giới Bát quan trai, nghĩa là nguyện giữ tám giới nghiêm chỉnh suốt một ngày một đêm. Thông thuờng thì loài bàng sanh không thọ giới đuợc, vì chua hiểu nổi ý nghĩa của giới. Nhung rồng này thì khác, có trí huệ nên thọ đuợc… Thọ giới xong, rồng lẩn thẩn đi vào một khu rừng rậm, gần một ngọn suối… để ngồi suy tu về giới do đức Phù Đồ chế ra… Nhung hôm đó, trời mát gió thổi hiu hiu nên rồng bỗng thiu thiu ngủ quên đi mất. Theo thông lệ, mỗi khi rồng ngủ thì lại biến hình thành một con rắn lớn. Vì có đại oai lực, nên rắn mang một bộ da rất đẹp, trông lung linh nhu nạm thất bảo… Không may là có một bọn thợ săn đi tới. Trông thấy rắn nằm ngủ có bộ da đẹp, chúng bảo nhau: “Lột bộ da này về dâng vua, chắc đuợc trọng thuởng…”. Rồi hè nhau lấy gậy đè đầu rắn xuống, rút dao lột da… Rồng tỉnh dậy, nhìn thấy tình trạng, tụ nhủ: “Bọn nguời này tham lam ngu xuẩn. Sức mạnh của ta có thể làm tan nát cả một vùng, chỉ cần cựa mình là bọn nguời tan nát nhu cám… Nhung hôm nay, ta trót thọ giới của đức Phù Đồ, nên không thể tàn hại sinh mạng.” Nghĩ vậy, nên nằm nín thở… mặc cho bọn nguời lột da… Chúng mang da đi xa rồi, thân hình rồng chỉ còn là một đống thịt đỏ lòm. Định bụng truờn mình tới suối, tắm nuớc cho đỡ rát… Thì lại thấy nhiều đàn kiến, kiến đen, kiến đỏ, kiến có vòi, không có vòi… và vô vàn con nhặng lớn bay đến vo ve… xúm lại làm thịt rồng… Rồng lại phải tự nhủ: “Thọ giới không đuợc sát hại sinh mạng. Đành vậy, đành làm bữa ăn cuối cùng… bố thí cho loài sâu bọ này…” Chúng ăn mấy ngày hết thịt… rồi rồng chết… Thần thức rồng thoát ra, vì đã đuợc thanh tịnh do giữ giới, nên bay vọt lên cung trời, thọ sanh ở tầng trời Dạ Ma… Câu chuyện giữ giới là nhu vậy, nhớ chua?

-Tiểu tử nhớ…

-Mà nguơi có biết con rồng là ai không?… Là một tiền thân xa xua của chính đức Phật Phù Đồ… Đó là điều thứ nhất… Điều thứ hai là: Không bao giờ để lục căn của mình, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý… rong ruổi chạy theo ngoại vật. Nếu mắt mình rong ruổi đắm say chạy theo một hình bóng… thì phải chọc mù mắt đi. Nếu tay mình… thò ra để nắm một ngoại vật của người thì chặt tay đi… Bằng lòng chứ?

-Tiểu tử bằng lỏng…

Loa Kế cười ha hả:

-Kể ra ngươi cũng có gan cóc tía. Chắc là ngươi muốn bắt chước ni cô khi nhảy xuống đám lửa hồng… Còn một điều thứ ba nữa thôi. Điều này có vẻ mơ hồ dễ dàng, nhưng chính ra lại khó hơn cả. Là: lúc nào, ngươi cũng phải chú tâm nhìn-vào-tâm-mình thôi, không nhìn ngoại vật. Chỉ nhìn cái Tâm để xem nó BIÊN HIỆN ra sao. Vì cái Tâm ngươi biến hiện ra sao, thì vũ trụ của ngươi bên ngoài, nó cũng biến hiện theo như vậy…

Ông cất tiếng cười khanh khách, nhặt một cành cây, đập mạnh vào hai vai Bát La Hoa:

-Thế là xong rồi. Từ nay, ngươi nghiễm nhiên là một đại sa môn, gần bằng sư thái kia.

Ông cởi áo vàng, để lộ chiếc áo Bà la môn, rồi ngước mắt quăng áo lên không trung. Trong hư không bàn tay thò ra, cầm áo mang đi mất dạng…

Tinh sương hôm sau, họ lại lên đường. Trong đoàn người, bây giờ có hai vị sa môn và sư thái, và vẫn có con hươu lúc này đã lớn. Nó cao ngang đùi người, nên chẳng cần ai bế ẵm, cứ lêu nghêu theo sau. Nhưng nó thường theo sau chân Cuồng Huệ.

Con đường núi ngày một hẹp, đôi khi không còn vết tích. Mỗi khi gặp chỗ như vậy, Cuồng Huệ phải bay lên trước để tìm vết tích đường, rồi quay lại hướng dẫn… Nhiều khi, họ đi giữa những tảng đá lởm chởm nằm ngổn ngang giữa đường. Cây cối lúc thưa thớt, nhưng có lúc rậm rạp ngăn chặn cả lối đi, Cuồng Huệ lại phải ra tay dọn đẹp. Được cái là các thứ hoa thường nở đầy, như trong lòng kẻ hành nhân, những hoa tâm lực đương nảy nở. Mặt đất tuy sỏi đá, nhưng cỏ mọc xanh rờn xen kẽ, làm thức ăn cho con hươu… Thỉnh thoảng gặp một ngôi chùa bỏ hoang… Cuồng Huệ vừa đi vừa nhìn ngắm. Ở đảnh cao này, làn không khí nhẹ tênh, và ánh sáng tràn ngập thinh không, và y ưa nhìn ngắm nhất là sự biến hiện chập chùng của ánh sáng. Thiên nhãn của y ngày một nảy nở, nên y nhìn thấy nhiều thứ quang minh khác hơn là ánh sáng mặt trời… Càng ngày y càng thấy rõ pháp giới chỉ có thể được tạo dựng bằng tâm lực, bằng quang minh của tâm lực… Tự nhủ: “Bằng quang minh và diệu âm. Cứ một lóp quang minh lại phát ra một giai tầng diệu âm xen lẫn… Khởi đầu thì quang minh của Tâm khởi lên cực kỳ vi diệu và vô tướng mạo, rồi lần lần càng ngày vọng hóa càng sâu… và hiện lên các mầu sắc. Mầu sắc chính-là-ngôn-ngữ-của- quang-minh..” Y thấy lỏng lâng lâng kỳ thú. Nhất là lúc này, những lời nói của sư thái (được kể lại bởi Bát La Hoa) và của Loa Kế đại nhân đã giúp y sáng tỏ hơn…

Từ khi mặc áo vàng, Bát La Hoa nghiêm trang ít nói hơn trước. Gã đã cạo lại bộ tóc cắt nham nhở, cạo luôn cả bộ râu mép, và ít cười hơn. Gã ít khi dám nhìn ni cô. Và mỗi khi nghe tiếng nói của ni cô, gã cũng không dám như trước, không dám thả hồn bay theo chuỗi âm thanh huyền hoặc… Gã ráng chú tâm nhìn vào cái Tâm vô hình tướng của mình, bớt nhìn ngoại vật, để xem Tâm ấy biến hiện ra sao. Lúc đầu, gã thấy khó quá… nhưng lần lần, trong những đêm trường thanh vắng, gã cũng thấy trong mí mắt nhắm lại của gã, HIỆN lên từ Vô thức… những vùng hào quang bàng bạc… Hoặc có khi hiện lên những cảnh giới chưa từng thấy. Gã lấy làm thú vị, nghĩ rằng: “Những cảnh giới này chắc chẳng phải giống cảnh giới ở ngoài… nhưng cũng chẳng phải khác. Chẳng phải khác vì cảnh giới ở trong hay ở ngoài cũng đều do Tâm ấy hiện ra theo nghiệp lực. Nhưng cũng chẳng phải một vì sao? Vì khác nhau ở mức độ vọng hóa hay Ảo hóa…” Gã rất tin ở lời nói của sư thái và vị Tóc loe, và rất khoái ý nghĩa chập chùng của lẽ Ảo hóa… Lúc này, Loa Kế đặt cho gã pháp danh là Vô Hỷ Lạc sa môn…

Rồi một buổi chiều, họ tới một nơi. Đây là một ngôi chùa cổ cất theo lối Tây Tạng. Chùa đã đổ nát, rêu phong phủ kín, dây leo và cỏ mọc đầy tường, cửa ngõ trống toang. Nhưng không khí u tịch linh dị…

Trời đã sẩm tối, cả bọn bước qua cửa, lên đại điện… Thấy trên bệ thờ trống hoang, chẳng có hình tượng đồ thờ gì cả. Trong ánh sáng mờ, chỉ thấy trên tường có vẽ một bức tranh lớn có nhiều màu sắc đã loang lổ. Nhìn kỹ thấy trên bàn thờ, có một cây nến không biết do ai để lại…

Vô Hỷ Lạc lẹ tay đánh đá lửa, châm ngọn nến. Ánh sáng bập bùng, cả bọn trố mắt nhìn bức vẽ trên tường. Loa Ke nói khẽ:

-Đây là một bức Mạn Đà La, tượng trưng cho pháp giới. Các tu sỹ Tây Tạng thường dùng làm đàn tràng để ngồi quán tưởng pháp giới…

Họ nhìn thấy bức tranh vẽ rất nhiều thứ. Thấy núi non sông biển chập chùng… chắc là núi Tu Di, núi Thiết Vi, núi vàng núi bạc, biển nước hương thủy, biển nước mặn… sáu nẻo luân hồi… có những vị thần tướng mạo dữ dội đứng canh gác. Và trên hết cả, ở trung ương và bốn phương, có vẽ năm vị Như Lai (Ngũ cổ Như Lai) ngồi ngự trị. Ở trung ương là đức Tỳ Lô Giá Na Phù Đồ, đông phương là đức Bất Động, nam phương là đức Bảo Sanh, tây phương là đức A Di Đà Vô Lượng Thọ, và bắc phương là đức Bất Không Thành Tựu Phù Đồ…

Cả bọn đều sụp xuống đảnh lễ, chiêm ngưỡng một hồi. Rồi đi ra, để tới nghỉ chân dưới một tàng cây cách xa… Ni cô tiễn chân ra cổng, rồi nàng quay trở vào, định nghỉ đêm trong chùa.

Nhưng khi gần tới đại điện, thấy như bên trong có người. Rồi một giọng nói ồ ề nhưng quen thuộc vọng ra:

-Ta đây mà… Cứ vào đi…

Đúng là tiếng nói của Tôn Giả Ca Lặc Ca. Nhưng nhìn vào bên trong, chỉ thấy một bà già Tây Tạng móm mém đương ngồi phệt dưới đất, trước đại điện.

Nàng vội sụp lễ, giọng run vì cảm động:

-Tôn giả… tới đây, chắc có điều gì dạy bảo?

Bà già cười khúc khúc như con gà cục tác, nói:

-Có chứ…! Nhưng con cứ ngồi lên lắng nghe…

Tôn giả vốn có tính hay gắt và mắng chửi, nhưng lúc này, giọng nói bà già đầy từ hòa. Bà nhắm tít đôi mắt nhăn nheo, ngồi im bất động. Hồi lâu, mở mắt:

-Lúc này đã đến lúc… con phải tu tập phép Mạn Đà La, quán chiếu những “lỗ lông” để lần lần biết Nhập Pháp Giới… Con hãy nhìn kỹ bức Mạn Đà La này. Được gọi là Thai Tạng Giới Mạn Đà La.

Nó tượng trưng cho biển Tâm vi diệu nhiệm màu. Nó cũng phác họa thu gọn pháp giới này. Pháp giới được gọi là Hoa tạng thế giới, vì với tất cả vi trần, tất cả tinh hà cùng các cõi, nó kết lại thành hình một bông Đại bửu liên hoa, nở ra trên mặt biển Tâm, tùy theo sức gia trì của Thần lực cũng như sức suy động của Nghiệp lực. Nở ra rồi lại cụp lại, tiêu chìm trong biển không hải của Tâm. Rồi lại nở ra, rồi lại cụp lại… Khi nở ra, những làn sóng quang minh hiện tướng thường chuyển động theo hình vòng tròn trên ốc theo chiều hữu nhiễu. Và được tượng trưng bởi chữ HÔNG, nghĩa là cái VÔ TẬN biến hình nằm trong cái HỮU TẬN. Khi cụp lại, thì chúng chuyển theo chiều tả nhiễu, và được tượng trưng bởi chữ ÚM, tức là VÔ TẬN.

Ngưng một lát, ông tiếp:

-Mạn Đà La là một đàn tràng, có nghĩa vừa là SANH, vừa là TẬP. Sanh là thế nào? Sanh là sanh ra chư Như Lai Phù Đồ, khả dĩ khiến kẻ hành giả trở thành một vị Phù Đồ. Tập là thế nào? Là khi hành giả ngồi đàn tràng này để quán chiếu, thì chư Phù Đồ vì bản nguyện, thường vân tập tới Mạn Đà La này, tỏa sức gia trì cho hành giả được như nguyện… Vì thế, Mạn Đà La có nghĩa là Viên-mãn-tròn-đầy… Con hãy nhớ kỹ lấy.

Ni cô xá sâu một lễ:

-Dạ, con nhớ…

-Pháp giới thu hẹp này… có đủ các vi trần, các cõi, các quỷ thần, các phi nhơn, các chúng nhơn thiên, các Bồ Tát, các chư Như Lai, các thứ luồng lực lăng xăng dọc ngang của Nghiệp, các luồng lực Đại Từ Bi cùng Đại Bát Nhã… Mỗi mỗi đều chiếu soi không ngừng nghỉ. Mỗi vi trần đều chiếu soi tuy còn mờ tối, và đều có tiềm năng triển chuyển nở ra, để biến thành một cõi. Một cõi cũng chiếu soi, và cũng có tiềm năng triển chuyển, thu mình hẹp lại để biến thành vi trần… Các chúng sanh cũng chiếu soi, để mở rộng tâm mình hay khép nhỏ lại, để thanh tịnh hóa thân mình hay làm cho đục ngầu. Đó là Nghiệp lực…

Còn như chư Phù Đồ… thì dĩ nhiên các ngài chiếu soi không ngừng nghỉ, chiếu soi với những tâm niệm Vô niệm, toàn Đại bi và Bát nhã, để làm cái màng lưới hào quang tối thắng, chỗ nương về của pháp giới và chúng sanh. Khi các ngài khởi một tâm niệm Đại Bi, thì các ngài làm nở ra những hình tướng. Khi các ngài khởi một tâm niệm Bát Nhã, thì các ngài làm tiêu chìm những hình tướng… Hùm… con theo kịp chứ…

-Dạ, con theo kịp…

Nước mũi bà già chảy ròng ròng. Bà sụt sịt vắt nước mũi hồi lâu… Rồi lại 0 ề:

-Bây giờ, đến cái vụ “lỗ lông” (Lại bật cười khúc khúc trong cổ họng)… Thân hình chúng sanh thường có ba vạn sáu ngàn lẻ chín lỗ lông. Có loài ít hơn… song các đại chúng sanh như chư Đại Bồ Tát thì có vô số vô lượng. Đó là do tâm Đại bi. về vụ này, thì con phải ngồi trước Mạn Đà La, hoặc nếu không có, thì phải dùng tâm tưởng làm hiện lên Mạn Đà La. Rồi quán chiếu thế này:

Bên nửa thân hình phải, có những lỗ lông gọi là Sái cam lồ. Thuộc Đại bi. Hãy bắt đầu quán một lỗ lông thôi. Tới khi thuần thục sẽ quán nhiều lỗ lông… Quán lỗ lông như một vết xoáy của hư không, như vệt nước xoáy giữa lòng biển cả. Quán lỗ lông ngày một rộng lớn, rồi từ lỗ lông khởi lên một cơn-lốc-hào-quang ào ạt tương tự như một cơn gió Tỳ lam. Trải rộng cơn lốc hào quang trên các sự vật. Phổ luồng tâm lực Đại bi vào cơn lốc, rồi quán chiếu làm phát hiện trong cơn lốc nhiều đám mây lành… Như là những tạp hoa vân, những hương diệm vân, những diệu y vân, tức là đám mây kết lại thành hoa, thành mùi hương thơm, thành các thứ quần áo mịn màng kỳ diệu… rồi rải những mây đó trên các sự vật, các chúng sanh. Có khi nếu cần làm mưa những thứ đó…

Lần lần, làm phát hiện những đám mây thân vân… để hóa hiện những sắc tướng, những hình hài hay hóa thân để độ sanh… Những đám mây này là do lực Đại bi, nên thường là hữu nhiễu để hiện tướng… Khi tu tập thuần thục rồi, hành giả sẽ đắc được Sái cam lồ tam ma địa… Ngồi trong tam ma địa này, hành giả có thể nhập từng cánh hoa, từng giọt mưa, từng cọng cỏ… có thể khiến một vi trần nở ra và biến thành một cõi…

Giọng ni cô cất lên:

-Đệ tử xin lãnh giáo…

-Nửa thân hình bên trái có những lỗ lông gọi là Siêu nguyệt điện… tức là vượt qua ánh sáng của mặt trăng. Thuộc Không Tuệ Bát Nhã. Hãy quán một lỗ lông, rồi sau nhiều lỗ lông. Làm khởi lên những cơn lốc hào quang của Không tuệ. Những hào quang này thường tả nhiễu, xoay tròn và làm tiêu dung các hình tướng, khiến chúng lại chìm vào không hải của Tâm… Dùng hào quang này, có thể thu nhỏ một cõi và biến nó thành một vi trần…

-Đệ tử xin lãnh giáo…

-Từ trước đến nay, con đã được cái tâm thanh tịnh, hết sự mê hoặc của Dục giới. Lại biết giữ tâm thiện-trụ như hai cánh chim, không nghiêng về có cũng chẳng nghiêng về không, nên phát triển một ít thần thông… Nhưng nếu muốn độ sanh vô số, cần phải có đại phương tiện, đại thần thông. Nên cần phải tu tập Nhập Pháp Giới, hóa hiện những hóa thân. Đó gọi là Sự sự vô ngại pháp giới… Hì hì… Còn anh chàng sa môn Lý Liễu Quán hay khóc, tuy tu hành lẩn thẩn như vậy, cũng vào được niệm Phật tam ma địa rồi…

Rồi đây, hắn sẽ chui vào thân hình đức Phù Đồ… để Nhập Pháp Giới…

Ý chừng đã hết lời căn dặn, bà già lụm cụm đứng lên. Bỗng lại nổi tiếng cười khúc khúc:

-Trong đêm tối bên ngoài, có một thằng mắt tròn len lén đứng nghe trộm lời ta… Nhưng cho nó nghe cũng được, vì nó cũng có tâm địa muốn cứu độ…

Bà dặn thêm ni cô vài câu khẩu quyết… Ni cô bịn rịn:

-Đến bao giờ… con mới lại được đi theo tôn giả?

-Hì hì… theo mới chẳng theo. Lúc nào ta chẳng ở bên cạnh con… Nhưng con chịu khó đi cùng mấy người này ít lâu nữa… Khi tới Lăng Vân Độ, ta sẽ đón con ở bến nước đó…

-Còn Đông cung Di Đà La Tử… không biết…

-Thằng đó hả?… Ta đã rời thân nó rồi. Nó là đứa khá, nhưng trái còn xanh, chưa chín mùi… Khi đi tới núi Ô Đầu, con sẽ thấy nó… Hãy bảo nó trở về nhà, báo hiếu cho bà hoàng hậu, rồi làm một ông vua tốt chơi trong ít năm… Chừng độ bảy, tám năm sau, con sẽ trở lại giúp nó…

-Còn sa môn Vô Hỷ Lạc?

-Thằng này hả?… Nó nặng nghiệp phù hoa lắm. Sẽ phải trả nghiệp. Bị mù cả hai mắt. Nhưng không sao. Lúc đó, con sẽ dạy cho nó phép Lạc Kiến Chiếu Minh… như thế này, thế này… Còn cái thằng mắt tròn say mê Trí huệ, khi tới Ma Thiên Lãnh… con đưa nó coi phong thư này…

Rồi bà lọm khọm đi ra cửa. Ngay ngoài sân trước cửa, Cuồng Huệ đã quỳ sẵn, đập trán binh binh xuống đất:

-Tôn Giả… Tôn Giả… xin ngừng lại một chút…

Nhưng bà lão chỉ “Hứ” một tiếng… rồi đi nhanh vào những lùm cây biến dạng… Cuồng Huệ định chạy theo, nhưng lại thôi, vì nghĩ bụng cũng vô ích. Không giữ được…

Thì ra từ hồi tối, khi trở về chỗ tàng cây, Cuồng Huệ cứ thấy nôn nao trong ruột, chỉ muốn trở lại nhìn ngắm bức Mạn Đà La (có lẽ Tôn Giả gợi ý)… Nên y đã lần bước trở lại nơi cổ tự. Tới nơi, nghe thấy tiếng người nói chuyện, y nhận ngay ra tiếng nói của tôn giả,

Mặc dầu trước kia, chỉ được nói chuyện có một lần nơi bờ sông Kinh, ở Kim Đình Quán… Nhưng y rất hay nghĩ tới tôn giả… Nên bất giác, y len lén đứng bên ngoài nghe trộm. Y biết rằng nghe trộm là không tốt, nhưng y không cưỡng lại được… Những lời nói của tôn giả khiến y trợn tròn đôi mắt,… lẩm bẩm: “Sái cam lồ… Siêu nguyệt điện… Nhập Pháp Giới…”

Y có cảm tưởng chắc chắn rằng tôn giả cũng nói cho y nghe… Khi bà già biến rồi, y nhảy cang một cái rất cao trên không trung, rồi mới về chỗ tàng cây…

Còn ni cô, thì suốt đêm hôm đó, dưới ánh nến bập bùng, ngồi nhìn bức Mạn Đà La để ghi sâu vào tâm tưởng…