TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP IV
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

Tặng Người
Vớt những trang Tôn kính trôi dạt này.

 

LƯỢC DẪN NHỮNG HỒII TRƯỚC

Đây là kể lại câu chuyện mộc mạc đơn sơ của mấy Đại Quái đam mê lạc lõng vào thế giới của Kinh, thế giới mịt mùng của tâm thức.

Thạch Sanh vốn kiếp trước tên Mạn Thù Đắc Thất Đồng Tử, và là đệ tử của đức Quán Thế Âm. Nhưng vì trong một phút buông lung say rượu, lỡ tay đánh cháy mất bộ kinh Pháp Bảo Du Hý Thần Thông Biến Hóa Kinh, nên bị đọa xuống làm một anh tiều phu thực thà xấu xí… Rồi do cơ duyên run rủi, đi xuống âm cung tạ lỗi cho nàng công chúa Mỵ Ê, dọc đường được thấm mấy giọt hào quang của ngài Địa Tạng, nên được trở về dương thế, nhưng phải xuống tóc làm Sa môn đi sang Tây Trúc thỉnh kinh Du Hý Thần Thông.

Lúc sống lại, gặp Long Cuồng Huệ và Càn Thát Bà đương đi Ta bà dưới nhân gian…

Cả ba vượt biển sang Tây Trúc thì dọc đường, gặp nạn nữ quỷ La Sát Vương… Tình trạng trở thành nguy ngập thì bỗng có vị cao nhân tấu bản đàn Huyền Ầm Khúc giải cứu bọn Thạch Sanh.

Vừa thoát nữ La Sát, bọn ba người gặp được Phi Ly… Phi Ly, vốn là một con hồ có cánh, thác sanh tại đảo Qua Oa ấy. Kiếp trước, gã vốn là một tay Bà La Môn tu sĩ của Vệ Đà Giáo, nhưng tu hành dang dở rồi bị rơi vào cơn điên loạn do một khuôn mặt nữ nhân. Khi nổi cơn điên loạn, gã thường nảy tâm thù ghét bầy quạ đông đảo hay kêu quang quác, bèn tìm cách giết chúng… Nên sau khi chết, gã thọ sanh làm loài chồn có cánh căm thù loài quạ.

Phi Ly xin nhập bọn, rồi cả bốn lại vượt trùng dương… Dọc đường, gặp nạn cá Ma Kiệt, vốn là một thần vật xưa kia vì bạo tàn quá mức nên bị đọa làm loài cá.

Rồi đi ngang qua đảo Lăng Già, gặp một Địa Hành Dạ Xoa, kể lại cho nghe câu chuyện đức Phật trước kia thuyết kinh tại đảo Lăng Già.

Rồi tới đất liền miền Tây Trúc, đi hướng về phía Bắc. Dọc đường, gặp một nhân vật Sãi Vệ Đà Giáo, tên là Trảm Tứ Cú… Gã này đi lang thang, trên vai gánh một đôi lồng trúc lớn, nhưng rỗng không, coi đó như biểu tượng công án, và đi Ta bà tìm người giải đáp công án… Gã mắc một căn bệnh trầm kha gọi là bệnh Bát Nhã Hồ Đồ…

Cả bọn tiến tới thành Tỳ Xá Ly… Gặp một ni cô xinh đẹp đi đường, tay dẫn một đứa trẻ đầu để trái đào… Đứa nhỏ tên là Lão Hồ Tử… kêu ca đi mỏi chân, và đòi chui vào nằm khoèo trong chiếc lồng trúc của Trảm Tứ Cú…

Cả bọn đi tới một quán trọ trên đèo.

Nhưng đêm đó, Lão Hồ Tử vốn là một nhân vật cao thâm khôn lường, đã nằm khoèo trong lồng, và thi triển một màn Biến Hóa tuyệt vời… để dạy cho cả bọn về cái bí ẩn của pháp giới này, cũng như về Chân Lý tối thượng Duy Tâm Sở Hiện…

Sang cuốn ba, cả bọn tiếp tục cuộc đăng trình.

Tới thành Tỳ Xá ly, Thạch Sanh gặp lại một nhân vật tên là Bát La Hoa, mà trước kia, chàng đã gặp một lần dưới âm cung khi chàng xuống đó để tạ lỗi cho nàng công chúa Mỵ Ê. Chàng cứ tưởng Bát La Hoa đã chết rồi, nào ngờ vua Diêm Vương đã cho gã sống lại trở về dương thế, vì gã thường đeo trước ngực chiếc bọc đựng một cuốn kinh… Rồi sau khi sống lại, vì thất tình, Bát La Hoa đã vỗ đít đi tiếu ngạo giang hồ và lạc sang miền Tây Trúc.

Khi được gặp lại Thạch Sanh, Bát La Hoa vì chẳng có việc gì làm, nên xin nhập bọn cùng đi thỉnh kinh… Tuy gã chẳng biết kinh kệ gì, nhưng lại có tài nghệ thỉnh chuông.

Dọc đường, Long Cuồng Huệ đắc thiền, vào được Thiền Thức Xứ.

Trảm Tứ Cú cũng tập tễnh tu thiền, nhưng Thiền lạc nẻo, nên rớt vào cơn tẩu hỏa nhập ma khá trầm kha.

Cả bọn đi tới thành Hoa Thị. Nơi đây, có nữ quái Khuất La Đô mở ngôi Lạc Ảnh Quán, và mở hội Chiêu phu. Cả bọn Thạch Sanh cũng lạc bước tới dự hội Chiêu phu.

Rồi họ đi tới thành Ba La Nại. Nơi đây, vị ni cô xinh đẹp tên Tịnh Đe bị nhà vua xứ đó cùng các sãi Vệ Đà buộc tội ăn trộm những bảo vật trong tòa đại miếu Vệ Đà. Và bị đưa ra trước pháp đình xét xử… Bọn Thạch Sanh cũng bị tới pháp đình, và trong phiên xử, Bát La Hoa đã hiến trái tim Lộ Thiên của mình để chữa bệnh nhà vua và giải cứu ni cô…

Cuốn bốn này tiếp tục cuộc đăng trình tới Lôi Âm Tự, và là trọn bộ.

 

HỒI XXXIII

Nơi hội trường, ni cô đấu lý
Khuất La Đô tới cướp Đông cung

Cả hội trường đều reo hò ầm ỹ theo tiếng cười khanh khách của nhà vua.

Nhưng tiếng cười chưa dứt, thì bỗng có tiếng khóc lớn nổi lên. Thì ra nhà vua vừa đã bặt tiếng cười, và ôm mặt khóc tu tu. Ông vốn vóc người to lớn lực lưỡng, hồi nãy thều thào yếu ớt là thế, mà lúc này làn hơi mạnh mẽ, ôm mặt khóc thảm thiết:

-.. hu… Bây giờ, ta sống rồi… thì thằng nghịch tử nó lại chết… Nó là thằng nghịch tử, hay thích làm trái ý ta, nhưng ta lại vẫn cứ thương nó!… Sao các thánh thần lại mờ mịt như vậy… trả mạng cho ta… rồi hu… hu lại cướp mạng của nó…

Nước mắt ông ràn rụa, chảy tong tong. Mấy vị ngồi trên pháp đình cũng ngẩn người, chưa biết khuyên giải ra sao, lũ hầu cận cũng không dám xán tới… Bỗng nhà vua vụt dậy, bước xuống bục gỗ, xăm xăm đi tới chỗ Di Đà La Tử. Ông cúi xuống, đặt hai ngón tay vào lỗ mũi thái tử, rồi sờ vào mạch máu nơi cổ. Rồi cứ soát vết thương ở ngực, vết thương đã ngừng máu, nhưng người vẫn bằn bặt, không thấy hơi thở cũng không nhịp đập của máu… Cuồng Huệ quỳ bên cạnh xác thái tử, vẫn tiếp tục chà xát.

Thấy nhà vua ngẩn người nhìn mình, Cuồng Huệ vội nói:

-Cũng còn một chút hy vọng… Đảnh đầu còn ấm. Nhưng chưa biết ý của thánh mẫu Kali ra sao…

Giọng nói cùng nét mặt của y khiến nhà vua khởi chút niềm tin. Ông bất giác quên mất ý định truyền gọi ngự y, cũng lấy tay chà xát người thái tử.

Loa Kế đứng gần đó, yên lặng nhìn nhà vua lúi húi, miệng mấp máy như muốn bật cười hề hề… Ông bước lại gần chỗ máy chém, trên đó ni cô vẫn cầm cành mận đứng bất động. Rồi khẽ nói:

-Sư thái! Sư thái cất tiếng lên chứ… Lúc này, điện hạ chắc là chán cái sắc thân hôi thúi lắm rồi, và lão quỷ sứ ghẻ lác đã điệu thần hồn đi khá xa rồi. Chỉ có sư thái cất tiếng gọi thì may ra thần hồn mới chịu trở lại…

Ni cô chưa kịp nói gì, thì lại có tiếng khóc lớn vọng lên từ phía cổng đền:

-Hu hu… Ối con ơi là con ơi!… Sao con lại dại dột đến nông nỗi này…

Thì ra là bà hoàng hậu. Bà xăm xăm đi tới, khiến đám đông phải vẹt ra. Theo chân bà là một ngự y có chòm râu dài phất phơ, và một cô gái ăn bận sang trọng, ý chừng là công chúa con gái của bà. Khi bà đi tới, nhà vua đứng lên, nhưng hoàng hậu chẳng lưu ý gì đến nhà vua, chỉ quay lại nhu ra hiệu cho viên ngự y. Viên này vội quỳ xuống, lấy tay rờ mó khám xét tử thi thái tử một hồi, rồi đứng lên, nét mặt xám ngắt:

-Khải tâu hoàng hậu, hạ thần tội thực đáng chết… Nhung trễ quá rồi… hạ thần không có cách gì… cứu sống…

Lão chua kịp dứt lời, thì bà đã òa khóc, gieo mình ôm chặt lấy xác thái tử. Bà ngồi phệt xuống đất, nâng đầu thái tử đặt lên gối-mình, nỉ non kể lể:

-Hu hu… không thể thế này được… Con không thể đi được đâu. Con đã hứa là con sẽ độ cho mẹ mà… độ cho người đứng ngay trước mặt con là mẹ mà… Hu hu… nên con chưa thể đi được đâu…

Bỗng có giọng trong vút của ni cô cất lên:

-Tâu hoàng hậu, hoàng hậu chớ quá bi thương… Đông cung điện hạ chưa bỏ đi đâu…

Hoàng hậu nhìn lên. Thì ra nàng đã xuống chiếc thang máy chém từ lúc nào, nay đứng trước mặt hoàng hậu, tay vẫn cầm cành mận… Người thiếu nữ ăn bận sang trọng giương đôi mắt nhìn nàng trừng trừng, ánh mắt như tóe lửa… Thấy hoàng hậu nhìn lên, nàng tiếp:

-Mạng số của một người thường nằm trong tay những vị quỷ thần và thần linh trông coi về duyên nghiệp của mình. Điện hạ là người có mạng lớn, lại có nhiều duyên nghiệp nơi trần thế này, nên ngài chưa thể bỏ đi được. Bần ni dám đoán chắc như vậy…

Vừa nói, nàng vừa bứt một chiếc hoa mận héo, vò nát trong tay. Rồi bước tới chỗ hoàng hậu. Nhưng người thiếu nữ ăn bận sang trọng đã nhảy ra, dang tay đứng chặn trước mặt:

-.. Ngươi là đồ yêu quái đầy xảo thuật mê hoặc. Ngươi không được tới gần anh ta…

Loa Kế bước tới:

-Công chúa chớ nên nóng nảy. Còn có đại vương và mọi người đây mà… Cứ để xem..

Thiếu nữ vùng vằng:

-Nhưng anh ta… đến nông nỗi này… cũng chỉ là tại con yêu nữ…

Hoàng hậu lên tiếng:

-Khê Nhi! Còn có mẹ đây mà… Con hãy lùi ra…

Nét mặt nàng không hề biến sắc. Nàng bước lên, đưa chiếc hoa nát cho hoàng hậu:

-Xin đặt chiếc hoa héo này vào trong miệng điện hạ.

Bà hoàng hậu ngẩn người, nhưng rồi líu ríu làm theo… Mọi người trố mắt nhìn. Nhà vua đứng như ông phỗng, nhìn chăm chăm vào gương mặt Di Đà La Tử… Không hiểu sao, con hươu nhỏ cũng mon men tới gần, thè lưỡi liếm vào lòng bàn tay thái tử. Chỉ có xác Bát La Hoa vẫn nằm sóng soài, chẳng ai thèm để ý. Mọi người đều phập phồng, không dám thở mạnh… Giây lát trôi qua, chẳng hiểu bao lâu. Bỗng gương mặt xám ngoẹt Di Đà La Tử lần lần nhuốm màu huyết sắc, làn mi mấp máy, rồi hắt hơi một tiếng lớn. Miệng thều thào:

-Đắng quá… chán quá… ngộp quá… chát quá… đau quá…

Cả hội trường đều muốn reo hò ầm ỹ, nhưng không hiểu sao ai nấy đều cố nhịn, chỉ thở dài nhè nhẹ… Nhà vua vội vã trở lại chiếc ngai trên pháp đình, ôm mặt khóc thút thít như đứa con nít. Có lẽ vì sướng quá, khó chịu nổi. Khi ông nhìn qua kẽ tay, thì thấy vị ni cô đã trở lại lúc nào đứng trên máy chém, mặt không biến sắc…

Di Đà La Tử tiếp tục thều thào:

-Hum hum… Đi rong chơi một hồi với lão quỷ sứ đầy ghẻ lác ấy kể cũng vui… Người lão thì đầy ghẻ lác, nhưng lão thiệt có lắm trò lạ. Chỉ phải cái bàn tay lão cứng như sắt, gỡ ra không nổi. Ấy thế mà mình cũng dằng ra nổi để chạy về. Không hiểu sao, mình lại nghĩ ra cái chiêu thức thọc lét lão, nên lão mới chịu buông tay… Nhưng lại phải chui vào cái thân này như chui vào một con đường hầm… Chật quá… đau quá… (bỗng nở nụ cười). Nhưng qua rồi… êm rồi… Đi qua một con đường hầm tối om, một chiếc cầu khỉ trơn như mỡ…

Bà hoàng hậu ôm ghì lấy gương mặt Di Đà La Tử, nựng:

-Thôi đừng nói mê sảng nữa… Mở mắt ra mà… Mẹ đây mà con… Mẹ của đứa con hoang dại là con đây nè…

Nước mắt ràn rụa nóng hổi chảy xuống mặt Di Đà La Tử khiến y mở mắt. Y ngơ ngác:

-Hoàng hậu đây à… Mẹ đây à…

Nước mắt lại rơi nhiều hơn trước:

-ừ mẹ đây… mẹ đây… không phải hoàng hậu đâu…

-giơ mấy ngón tay quờ quạng vuốt mặt bà:

-Vâng, con biết rồi… biết mẹ là mẹ… của con… Nhưng mẹ… đừng khóc nhiều quá… Con sợ nước mắt lắm… Trần gian này nhiều nước mắt quá, nhiều vọng tình quá… Con sợ nước mắt lắm, nhất là nước mắt đàn bà… Cái lão quỷ sứ ghẻ lác cũng vậy, cũng sợ nước mắt…

Y bỗng lồm cồm đứng dậy, lắc đầu dụi mắt nhìn quanh như người hồi tưởng. Nét mặt ngơ ngác, như người xa lạ… Y giơ hai tay ôm đầu bà hoàng hậu, im lặng nhìn chòng chọc vào tròng mắt của bà như muốn nhìn tới đáy hơn. Bà cúi mặt xuống, nước mắt lại muốn tuôn trào, nhưng cố cầm nước mắt… Rồi y lảo đảo bước lên bục gỗ, tới trước pháp đình, chẳng nói chẳng rằng, lần lượt nhìn mặt từng người một. Khi y bước tới, nhà vua bỗng chìa tay ra:

-Này thằng nghịch tử… Ta đây mà, Ca Chiên Đà Tử đây… Ta hết đau đầu rồi..

Y trả lời lạnh nhạt:

-Xin chúc mừng đại vương.

Bà nữ tu có đôi mày dài vội xen vào:

-Bần ni xin có lời chúc phúc điện hạ,… trường thọ khang an…

Giọng y hờ hững:

-À bà lão ni cổ Lâu Na đó hả… Bà hãy cẩn thận đấy… Lão quỷ sứ ghẻ lác định sắp tới bắt bà đó. Nó ghét bà lắm, bảo bà là con rùa già lẩm cẩm, tính nết khó chịu cố chấp… Mà cũng đừng có chúc ta trường thọ. sống với những người khó chịu cố chấp như bà, thì càng sống lâu càng khổ thôi…

Rồi mặc cho bà ni ngồi tím mặt, y rảo bước xuống sân đất tới chỗ Bát La Hoa:

-Gã này say rượu nằm ăn vạ hả?

Câu hỏi bâng quơ, chẳng ai dám trả lời… Loa Kế xum xoe bước tới:

-Điện hạ… gã không phải say rượu mà là nằm chết… Gã đã tình nguyện hiến trái tim chín lỗ để đại vương dùng, nên đại vương mới khỏi đau đầu…

Thái tử khẽ bật cười khoái trá:

-A ha… thì ra gã là tên lớn mật làm càn. Nhưng như thế, gã đã ăn một bó rau sắng rồi đó… (chợt hỏi) Thế đại vương ăn tim sống hay chín?

Loa Kế gãi đầu:

-Ăn tim chiên xào.

-Ai chiên xào?

-Hạ thần… thái nhỏ trái tim, lấy cái chảo… chiên trên lò lửa kia…

Di Đà La Tử vỗ đùi phá lên cười:

-Thôi, thôi… tôi hiểu rồi. Dĩ nhiên là như vậy. Đại Bà la môn là đầu têu mọi sự. Thế là đại vương đã mắc với gã này một món nợ ân tình nặng như núi Tu Di… Gã là một tên lớn mật, chẳng coi sống chết ra gì cả… còn Đại Bà la môn … hùm… quả thật là một trái tim khó hiểu, chẳng biết là tốt hay xấu nữa…

Vừa lúc đó, người thiếu nữ ăn bận sang trọng không nhịn nổi nữa, vụt chạy tới, níu lấy cánh tay thái tử:

-Anh Di Tử… anh à… em là Khê La Kỳ đây. Anh có nhận ra em không, có nhớ em…

-Nhớ chứ, nhớ chứ… Cô em là người tôi nhớ nhất… hỡi cô em bé nhỏ rắn mắt và hay-xía-vào-việc-của-người-khác…

Vừa nói, y vừa gỡ tay thiếu nữ, rồi xăm xăm bước tới chỗ máy chém. Y nhìn ni cô, nở một nụ cười rạng rỡ:

-Sư thái vẫn bình yên chứ? Không ai xúc phạm…

Ni cô đáp, không nhìn y:

-Đa tạ điện hạ. Nhờ lượng của đại vương, tôi vẫn được bình yên.

Di Đà La Tử đứng nhìn ni cô, bất giác thở dài… Y bỗng quay lại, khoan thai bước tới trước mặt bà hoàng hậu, sụp xuống đất lễ dài ba lễ. Rồi lại tới trước mặt nhà vua, sụp lễ ba lễ… Rồi đứng thẳng lên, khoan thai dõng dạc nói:

-Con là Di Đà La Tử, nhưng nay là một-người-TÁI-SANH. Đã chết rồi, lại sống trở lại. vẫn là Di Đà La Tử trước kia, nhưng tâm thức đã đổi khác. Nên có một điều thỉnh nguyện khẩn thiết muốn thưa phụ vương và mẫu hậu…

Hoàng hậu lết tới gần, năn nỉ:

-Lại còn điều gì nữa con…? Mẹ không muốn nghe đâu… Con đã hứa…

Y cúi xuống nâng tay hoàng hậu, dịu dàng:

-Vâng thưa mẹ, con nhớ lắm… Con đã hứa sẽ độ cho mẹ là người đứng ngay trước mặt con, nhưng con cũng tự nguyện… là sẽ độ cho tất cả những người khác nữa. Cũng vì vậy mà con phải làm công việc con muốn thưa hôm nay… Này mẹ, mẹ thấy không? Cuộc đời, ngay cả cuộc đời vương giả của con, chỉ giống hệt như một giấc mộng, mà lại là một giấc mộng không vui… (đưa mắt nhìn quanh)… Không hiểu sao tôi nhìn mọi người, thấy… đều là những thây ma… lang thang vất vưởng, lăng xăng lít xít, điên điên đảo đảo… nặng nề oan trái…

Bỗng có tiếng vỗ tay lốp bốp:

-Đúng rồi… Toàn là thây ma. Nhất là liền bà con gái lại càng…

Mọi người nhìn ra là Trảm Tứ Cú. Gã đương đứng dưới một gốc cây, người vẫn ủ rũ nhưng lúc này nét mặt tỉnh táo. Không biết con quỷ phù dịch còn nhảy múa trên người gã không, nhưng từ khi ăn lát kiếm của Khuất La Đô vào bụng, và được Loa Ke bôi nước bọt vào vết thương, gã có vẻ bình tĩnh hơn trước, ít nổi cơn lửa dục. Lúc này, khi nghe Di Đà La Tử nói đến thây ma, một tia sáng vụt lóe trong đầu gã: “Ờ nhỉ! Họ toàn là thây ma lang thang vất vưởng, lăng xăng lít xít, rồi nay mai rữa nát hôi thối, sao mình lại cứ điên đảo vì họ…!?” Nhưng gã chưa kịp nói hết, thì MaNạp đã gio bàn tay hộ pháp bịt kín miệng gã.

Chợt người thiếu nữ xăm xăm bước tới, đứng thẳng trước mặt Di Đà La Tử, cánh mũi phập phồng:

-Còn em thì sao?… Có giống như mọi người… như thây ma không?

Y nhếch nụ cười:

-Khê La Kỳ… Em… thì không giống thây ma. Em vẫn là cô công chúa bé nhỏ xinh đẹp. Nhưng giống như một con bò cạp xinh đẹp hay tia nọc độc…

Trảm Tứ Cú đã gỡ được tay Ma Nạp, gã kêu:

-.. hay… Vừa là thây ma, lại vừa bò cạp…

Thiếu nữ quay phắt lại, ném làn mục quang sắc như dao về phía gã. Nhưng thấy gã ủ rũ ăn bận lôi thôi lốc thốc chẳng giống ai, nên nàng chỉ bĩu môi nhổ toẹt xuống đất. Rồi chỉ thẳng tay về phía ni cô:

-Thế còn người này? Có phải thây ma và bò cạp không?

Y im lặng trầm ngâm giây lát. Rồi giọng hờ hững:

-Người này ấy à? Em không nên hỏi như vậy… vì em chưa xứng đáng… Người này… hùm, anh cũng chưa biết rõ nữa. Người này… chưa chắc đã có xương, có máu thịt như chúng mình đâu. Nên chắc không phải là thây ma. Người này… giống như một loại hoa cỏ kỳ dị, nhưng lại không phải là hoa cỏ. Hình như… sanh ra từ một loài hoa, nhưng hoa-lại-nở-thành-người…

-Em biết mà. Hễ nhắc đến cô ta, là anh lại lạc giọng và… ăn nói…

-Anh không ăn nói điên đảo đâu. Chính em mới là điên đảo… vì quá tin vào đôi mắt cùng trái tim máu thịt của mình. Em lại ít đọc sách nên chưa hiểu rằng… (khoát tay) trong vòm trời đất này, có nhiều sự kỳ ảo lắm. Có những điều kỳ lạ mà bọn người-thây-ma không thể biết tới, không ngờ tới… Vị sư thái đây chính là sự-kỳ-ảo-hiện-hình-đó. Có lẽ sanh ra từ một loài hoa, và hoa-hiện-hình-người…

Thiếu nữ bỗng bật một tràng cười. Nàng ôm bụng cười rũ rượi, giọng cười mỉa mai chế nhạo. Di Đà La Tử tần ngần:

-Anh thấy thương hại cho em. Vì không hiểu nổi sự kỳ ảo… (lắc đầu) Bọn người thây ma cũng vậy, trước kia anh cũng vậy, không hiểu nổi sự kỳ ảo. Cứ khư khư nghĩ rằng đã là người thì phải chui ra từ một bào thai máu thịt chật chội hôi dơ. Hồ nghi… hoa không thể sanh ra người được. Nhưng em nên nghe đây: ở những thời kỳ mà cõi nhân gian cỏn nhiều phước báo, có những người không sanh ra từ bào thai… mà có thể hóa sanh từ một bông hoa. Tỷ dụ như ngay ở xứ Ma Già Đà này, cách đây chừng bảy trăm năm, có ông vua tên Tần Bà Sa La. Ông vua này say mê một người kỹ nữ tên Am Ba La, và nàng này hóa sanh từ một bông hoa xoài. Sách sử chép rõ như thế. Rồi từ vụ tư tình vụng trộm ấy, nàng hạ sanh một đứa con trai… sau này tức là ông Kỳ Bà… vị y vương mà mọi người biết đó…

Loa Ke mon men tới gần:

-Thôi mà điện hạ… Sao hôm nay, điện hạ lại cao hứng kể nhiều điển tích cố sự thế… Sách sử có chép như vậy thật, (tinh quái) Nhưng có thể là ông vua Tần Bà Sa La mê gái đó, đã ra lệnh cho quan viết sử phải chép như vậy…

-Này Đại Bà la môn … ông chớ giỡn cợt giả lả nữa. Tôi biết rõ ông lắm rồi. Chính ông cũng là một sự kỳ ảo, giống như sư thái đây…

Loa Kế lại ôm đầu, nhảy tưng tưng:

-Ôi, ôi… Điện hạ chớ đùa dai… Tôi có kỳ ảo gì đâu…

Rõ ràng tôi chui từ bụng mẹ hôi dơ mà ra mà. Có mấy bà mụ và cả dân làng đều biết…

Nhà vua bỗng xen vào:

-Này nghịch tử! Có đúng vậy không? Có đúng là lão vua Tần Bà Sa La có một cô kỹ nữ nhân tình tên Am Ba La hóa sanh từ một bông hoa xoài không? Sách sử chép như vậy, hay là mi đọc sách nhiều quá rồi đâm nghĩ loạn…

Loa Kế lẹ miệng:

-Khải tâu đại vương, sách sử quả nhiên có chép như vậy. Lại còn chép rõ hơn nữa… Là cái nàng Am Ba La đó đẹp lắm, tính tất cả có đến bảy ông vua mê. Nhưng không hiểu sao nàng lại chỉ yêu thương ông Tần Bà Sa La… Có lẽ tại ông vua này bảnh trai, lại liều lĩnh dám sống chết vì tình. Đàn bà họ kỳ lắm, họ hay thích những kẻ sống chết vì tình… Chả là nàng đó sinh trưởng tại một tiểu quốc khác, không phải xứ Ma Già Đà này. Tiểu quốc kia lúc đó lại dưới quyền trị vì của một dòng họ gọi là Ly Xa. Dòng họ này rất chuộng võ, và gồm nhiều tay dũng sĩ lắm. Họ Ly Xa lại có nhiều mối oan cừu sâu nặng đối với ông Tần Bà Sa La… Áy thế mà đương đêm, vì mê gái quá, ông Tần Bà Sa La dám chỉ đem theo một cận thần dũng sĩ, hai thầy trò đánh chiếc xe độc mã lẻn vào thành Ly Xa, tới nhà Am Ba La, rồi ở lỳ tại đó suốt bảy đêm ngày. Trong khi đó, bọn dũng sĩ Ly Xa đánh trống khua chiêng đi lục soát từng nhà lùng bắt kẻ địch… Không hiểu nàng kia dấu ông ta ở đâu?… Chỉ biết đến đêm ngày thứ bảy, nàng bảo ông Tần Bà Sa La rằng: “Thôi bây giờ, bệ hạ về đi… ở lâu nữa không được. Thiếp nay đã có thai giọt máu của bệ bạ rồi. Tới khi sanh, nếu là con gái thì thiếp giữ. Còn nếu là con trai, thiếp sẽ gửi trả bệ hạ…”. Thế là hai thầy trò cưỡi ngựa ra về, phải đánh nhau chí chết với bọn Ly Xa, mới chạy thoát về nước…(lắc đầu) Mê gái đến như vậy… mà không hiểu sao sau này lại đầu quân làm đệ tử ông sa môn Cù Đàm… Chắc là tại yêu thuật…

Vua hỏi:

-Thế về sau, nàng ta sanh con trai hay gái?

-Khải tâu đại vương, con trai. Đúng như lời giao ước, nàng ta gửi về cho ông vua kia nuôi. Sau này lớn lên thành ra ông Kỳ Bà lừng danh là Đại y vương đó. Sách chép rằng lão ta chữa bệnh rất thần kỳ, chữa được hết thảy bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng hoặc bệnh do quỷ dựa, chỉ trừ những bệnh thuộc nghiệp báo cùng bệnh do tâm trạng. Lão ta lại còn chế tạo một con hình nộm lớn như người, cũng biết nói năng liếc mắt nhảy múa, và nhiều khi, người bệnh tới nhà lão chỉ cần đùa giỡn một hồi với hình nộm rồi cũng khỏi bệnh. Chắc cũng là tại dòng giống yêu thuật cả… Ấy thế mà ô hô! Sau này, lão cũng lại đầu quân sa môn Cù Đàm hết…

Vua tò mò:

-Khanh đọc sách ở đâu mà biết hay thế?

-Cuốn sử đó thì… hùm… ngay ở trong thư viện của đại vương cũng có…

Vua đập tay xuống ngai:

-Thế này thì hỏng. Nó lù lù ngay trước mắt ta mà ta không biết… Ta không đọc sách vì ta bận làm vua. Nhưng còn những cận thần của ta, sao lại chẳng có ai đọc rồi nói cho ta hay câu chuyện người con gái đẻ ra từ bông hoa xoài!?… (hỏi quốc sư Sãi vua) Không biết quốc sư có đọc không?

Sãi vua giọng cao siêu:

-Thần… thường ngày chỉ lưu tâm đọc bộ kinh Vệ Đà, kinh Tỳ Bà, bộ luận Ni Kiền Trà, luận Ke La Bà… rồi suy nghĩ về những công việc của thần linh. Nên cũng không có thời giờ nhìn đến những sách sử thế gian.

-Cha chả thật là tiếc! Đen bây giờ ta mới biết rằng có những người nữ nhân sanh từ bông hoa xoài… Hùm! Tuy ta cũng làm vua trị vì như lão Tần Bà Sa La, nhưng suy ngẫm kỹ thì ta thua kém lão xa…

Loa Kế ngây thơ:

-Bệ hạ có gì thua kém đâu?

-Thì đấy. Thua kém vì lão có nàng Am Ba La, còn ta thì đâu có người nào sanh từ bông xoài?… Những cung phi của ta, kể cũng có thể gọi là đẹp… nhưng nghĩ kỹ thì thấy toàn là những cục thịt biết nói., cũng ăn uống nhom nhoàm… rồi lúc ngủ thì có khi ngáy khò khò chảy cả rãi ra mép… và cứ phải tắm rửa xức dầu thì mới thơm tho được… Thành ra cũng kém vui…

Vừa nói xong, ngồi bần thần. Loa Kế xum xoe:

-Hạ thần trộm nghĩ… cũng chẳng có gì khó… Đại vương chỉ cần cho truyền rao khắp bàn dân thiên hạ nếu ai tiến cử một người con gái sanh từ bông xoài thì sẽ trọng…

Di Đà La Tử cắt ngang:

-Xin phụ vương chớ nên nghe lời vị Bà la môn có mái tóc loe này… Vị này không hiểu… xuất xứ từ đâu đến, nhưng ăn nói vòng vo bí hiểm… chỉ nhằm nịnh nọt xúi bậy…

Vua quát:

-Này thằng nghịch tử còn hơi sữa, mi biết gì mà nói!? Vị Loa Ke đây là một đại Bà la môn khả kính… lại có công cứu giá… chiên xào trái tim để ta ăn khỏi bệnh…

Thái tử vẫn điềm nhiên:

-Vả lại, dù phụ vương có cho truyền giao chăng nữa, chắc cũng không có kết quả lại mang tiếng là hiếu sắc… (lắc đầu) Những vụ nhân duyên như Am Ba La không phải là dễ có, phải là từ những túc duyên nhiều kiếp kết lại mới làm nảy ra được. Nên không thể cưỡng cầu… Neu quả thực phụ vương có túc duyên ấy… thì rồi người ngọc nở từ bông hoa sẽ đến, hoặc là quỷ thần sẽ run rủi đến…

Công chúa Khê La Kỳ bỗng cất tiếng lanh lảnh:

-Con chắc là phụ vương có túc duyên đó… Vì… hiện nay, túc duyên người ngọc đã đến rồi…

Vua ngơ ngác:

-Đến đâu nào?

Thiếu nữ chỉ tay về phía ni cô:

-Đó… đã đến đó… Quỷ thần đã run rủi tới tầm tay phụ vương… Cứ như lời anh con nói, thì người này cũng sanh…

Hoàng hậu bỗng lớn tiếng:

-Khê nhi! Con không được nói bậy… Người này là một vị ni cô ngoại đạo. Tuy là ngoại đạo, nhưng vẫn là một ni cô… Lại có công cứu mạng anh con…

Di Đà La Tử cũng bước tới gần, quắc mắt nghiêm nghị:

-Khê La Kỳ! Ta cấm ngươi không được nói động đến vị đó. Nếu không, từ giờ phút này… ta cắt đứt mối tình nghĩa anh em với ngươi. Như chiếc vạt áo này…

Vừa nói, vừa nhặt con dao cắt xoẹt vạt áo bào chẽn vấy máu trước bụng… Khê La Kỳ sợ hãi, lùi lại, dẫm chân bành bạch:

-Tôi biết mà… biết ngay mà…

Rồi ôm mặt khóc tức tưởi.

Sãi vua bỗng xen vào:

-Xin điện hạ bình tâm, chớ nóng nảy…

Di Đà La Tử nói ngay:

-Tôi đâu có nóng nảy… (giơ tay tự chẩn mạch) Nhịp tim tôi vẫn đập bình thường, và tôi vẫn bình tâm… (lắc đầu) Lúc này… hình như thế gian này, chẳng có gì khiến tôi nóng nảy được. Quốc sư! Tôi là một người tái sanh mà…

Sãi vua:

-Hồi nãy, hình như điện hạ có điều gì muốn thỉnh nguyện đại vương…

Vua xen vào: .

-Ờ ờ… lúc nãy, mi muốn thỉnh nguyện gì?

Thái tử im lặng giây lâu, rồi nhìn thẳng vào nhà vua, giọng nói khoan thai nhưng quả quyết:

-Từ lâu nay, con đã suy nghĩ kỹ rồi. Con muốn thỉnh cầu phụ vương chấp thuận cho con được trao lại chức Đông cung. Đẻ nhường lại cho em trai con..

Nhà vua ngạc nhiên hết mức, đứng phắt dậy, chỉ tay:

-Thằng này… mày điên hả?… Mày dám chê… ngai vàng của tao hả? Nói đi, nói đi… Hay là có đứa nào hớp hồn mày?

Lửa giận nổi bừng bừng, khiến tay ông run bần bật. Hoàng hậu vội lết tới, níu tay Di Đà La Tử:

-Thôi con… mẹ xin… Đừng nói thế. Con hãy rút lại lời nói ấy đi…

Thái tử nhẹ nhàng gỡ tay bà, điềm tĩnh:

-Mẹ hiểu cho con. Nếu con không theo được chí nguyện này, thì cũng sống héo hắt như một cành cây khô thôi…

Rồi quay lại, nói với nhà vua:

-Thưa phụ vương, con không hề có ý dám khinh chê một của báu là ngôi vương vị. Một ngôi vua là của báu đệ nhất của trần gian… (thở dài) Nhưng miền trần gian này thì phù du hư ảo, và trên những của báu trần gian lại còn những của báu siêu xuất thế gian. Một đằng thì hư ảo chóng tàn lụi lại nhuốm đầy phong vị tục lụy, còn một đằng thì miên viễn lồng lộng không cùng không tận… và hình như hai đằng đều khó thể phù hợp… Vậy thì người trí nên lựa chọn đằng nào?… Thưa cha… không hiểu do nghiệp duyên gì dẫn dắt… nhưng con, con tương tự như con chim trời được run rủi bay lạc tới miền kỳ diệu, được nghe những âm thanh kỳ diệu từ trước chưa từng nghe… nên thực tình… không muốn… trở về nghe lại những âm thanh đục ngầu tục lụy nữa…

Nhà vua ngơ ngác, hỏi:

-Này quốc sư… Loa Kế Đại Bà La Môn… nó nói cái gì thế hả?… Âm thanh kỳ diệu là cái gì? Trong kinh Vệ Đà có nói cái đó không?

Sãi vua tần ngần:

-Tâu đại vương, kinh Vệ Đà… có nói tới chữ úm… Nói rằng… hùm… ở thời hỗn độn tạo thiên lập địa, đấng Phạm Thiên tức thần Shiva… đã dùng chữ đó để tạo dựng trời đất. Và chữ đó cũng là cội gốc của mọi thứ ngôn ngữ tại miền Tây Trúc này. Đó có thể là một âm thanh kỳ diệu… Nhưng không biết điện hạ có định nói vậy…

Loa Kế xum xoe:

-Quốc sư dạy đúng kinh sách lắm… Nhưng theo chỗ thấy biết của kẻ hạ thần… thì chưa chắc điện hạ đã định nói về chữ ấy… Hạ thần trộm nghĩ… chữ úm chưa chắc đã kỳ diệu. Vì lẽ hạ thần đã tụng chữ úm từ mấy chục năm nay, mà tuyệt nhiên chưa thấy điều gì kỳ diệu… cũng chẳng nằm mộng thấy đấng Phạm Thiên bao giờ. Trong khi hạ thần luôn luôn cầu nguyện mong thấy đấng Phạm Thiên và thấy lỗ rốn ngài mọc lên một bông hoa vĩ đại nở lóe ra thành vòm trời đất này…

Vua trố mắt:

-Nữa nữa… lại hoa nữa… Lúc nãy thì là bông hoa xoài. Bây giờ thì là bông hoa nở lóe ra từ rốn đấng Phạm Thiên… (lắc đầu) Ta thực tình chưa nghĩ đến vụ hoa này bao giờ… Ta tuy làm vua, nhưng từ tấm bé đến nay, trước mắt ta chỉ thấy toàn người là người… tranh giành chém giết… cười cười nói nói, yêu yêu ghét ghét… chứ chưa nằm mộng thấy Phạm Thiên, cũng chưa hề thấy hoa nở lóe… Thiệt là lạ lùng! Neu như vậy, thì chiếc hoa nở ra… thành vòm trời đất… trong đó có xứ Ma Già Đà này… lại có cả ta nữa! (hỏi Loa Ke) Này Đại Bà la môn , khanh nói đúng như kinh sách đấy chứ?

-Dạ, đúng như vậy. Có hoa từ lỗ rốn nó lóe. Không sai một ly.

Bỗng có tiếng nói oang oang. Thì ra Ma Nạp mặc áo vàng chóe, đã tiến lên mấy bước, cất tiếng:

-Khải tấu. Kẻ mọn này tên Ma Nạp, chỉ là một Bà la môn bé nhỏ. Nhưng tới chỗ này, muốn dâng một lời góp ý…

Vua nhìn Ma Nạp, thấy gã béo lùn nhưng cũng oai phong quái dị khác người, nên khoát tay:

-Được, khanh cứ nói.

-Loa Kế… đại nhân đây… hùm, lúc kể lời kinh, còn sót một điểm. Một điểm quan trọng. Là… lúc chiếc hoa nở ra từ rốn đấng Phạm Thiên… thì lúc đó, ngài đương ngủ và nằm mộng, chứ không phải ngài đương tỉnh…

Vua há hốc miệng:

-Kinh nói nhu vậy hả?… Thế ra… ngài Phạm Thiên mê ngủ rồi tạo dựng nên thế gian này… trong đó lại có cả ta nữa… (lắc đầu) Thiệt là vô lý, tối thậm vô lý… Không lẽ ta lại sanh ra từ một cơn mê ngủ!?… Quốc sư nghĩ sao về vụ mê ngủ này?

Sãi vua tần ngần:

-Hùm… Tâu bệ hạ… Điểm này quả là khó nói… Thần cũng có nghĩ mà không biết quyết nghi ra sao… Kinh quả có nói như vậy… nhưng hùm… theo lời các bậc trưởng thượng trong đại truyền thống Bà La Môn… thì các ngài nói rằng… từ thời lâu xa… trong khi sao chép lại bổn kinh… ma quỷ đã xúi một bàn tay ngoại đạo… biên thêm câu đó vào… khiến trở thành mờ mịt hồ đồ… khó mà mò ra…

Vua vỗ tay:

-Ờ… ờ… Có thế chứ. Nghe có lý lắm… Vì không lẽ cả xứ Ma Gia Đà hùng vĩ phì nhiêu này, và cả ngai vàng của ta cũng từ cơn mê ngủ mà ra?! Như thế thì còn gì là đạo nghĩa quân thần phụ tử phu phụ nữa, và thành lộn tùng xoè cả… Đúng rồi!… Nhưng không biết bọn ngoại đạo nào mà thâm độc tinh quái đến như vậy? Chỉ một câu thôi mà làm đảo lộn…

Sãi vua trầm ngâm:

-Thâm độc tinh quái đến mức ấy, thì còn ai nữa?… Chắc chỉ là bọn đệ tử áo vàng… của sa môn Cù Đàm…

Vua hớn hở:

-Nếu quả vậy, thì chẳng có gì khó… Hay là ta xóa bỏ đi quách? Chỉ việc ra lệnh gạt bỏ câu đó… thì khỏi phải nghĩ ngợi lôi thôi…

Bỗng có tiếng nói kỳ diệu của Thạch Sanh cất lên:

-Khải tấu đại vương…

Mọi người nhìn ra, thấy chàng vẫn đứng trong chuồng sắt, nhưng đứng sát chỗ song sắt, hai tay vẫn bị trói… Vua nhìn sãi vua. Sãi vua nói:

-Đó là bọn thâm độc tinh quái dám sửa cả kinh Vệ Đà đó.

Thạch Sanh vẫn khoan thai:

-Khải tâu đại vương cùng quốc sư. Bần tăng này chỉ là một kẻ tội phạm. Nhưng trong vụ này, trộm nghĩ chắc có sự ngộ nhận về kẻ thủ phạm… Vì lễ… kinh sách đều là những vật báu thiêng liêng, các vị quỷ thần lớn thường có trọng trách phải trông nom về sự ẩn-hiện của kinh sách, nên kinh sách hay được lưu truyền lâu dài ở thế gian. Một kẻ dụng tục tầm thường không thể khởi tâm thêm bớt vào lời kinh, vì các quỷ thần sẽ ngăn trở, sẽ tác động vào tâm thức kẻ ấy, khiến phải bỏ ý nghĩ tà vạy… Thêm nữa, một kẻ theo đạo Mâu Ni như bần tăng đều phải giới hạnh nghiêm ngặt. Trong đó có giới đại vọng ngữ, không được nói lời sai trệch mảy may. Huống hồ là…

Tiếng nói chàng dễ thấm vào tâm thức người nghe. Vua gật gù:

-Vị… ngoại đạo này nói cũng có lý… Quốc sư nghĩ sao?

Sãi vua cất tiếng hỏi lớn:

-Theo như giới luật của… ngoại đạo Mâu Ni, tội đại vọng ngữ chịu quả báo như thế nào?

Thạch Sanh:

-Mô Phật, ngã Phật từ bi. Quả báo của tội đại vọng ngữ mênh mang lắm. Sẽ bị đọa địa ngục A Tỳ, A có nghĩa là không. Tỳ là kẽ hở. Nghĩa là phải chịu sự khổ hành hạ không có kẽ hở, không gián đoạn… (thở dài sợ hãi) Tâu đại vương cùng quốc sư! Địa ngục Vô Gián này rộng mênh mang, gần như hư không, những kẻ phạm tội dù bé nhỏ, lúc vào ngục thân cũng lớn ra, nằm chật ngục. Thân lớn ra để chịu cực hình… Rồi khi tới kiếp hoại, khi thế giới này tàn lụi, lại phải chuyển sang ngục Vô Gián của thế giới khác…

Vua đập tay, trố mắt:

-Ghê gớm đến vậy sao?… Có thực vậy không quốc sư?

Sãi vua:

-Lập luận và miệng lưỡi của ngoại đạo Mâu Ni ghê gớm lắm… khó dò. Chẳng hiểu là thực hay giả. Không nên nghe họ…

Vua tồ mò:

-Thế… đạo Vệ Đà ta,… có giới vọng ngữ không? Và quả báo…

Sãi vua tần ngần:

-Tâu bệ hạ, có chứ… Nhưng giới luật Vệ Đà khoan dung hơn, không quá khe khắt… như bọn ngoại đạo… Tỷ dụ như giới là không được nói dối. Nhưng có những trường họp có thể nói dối được. Tỷ dụ như nếu thân mình bị nguy khốn, hay nếu kẻ thân thuộc bị nguy khốn… thì có thể nói dối để cứu họ… Còn quả báo cũng… nhẹ… và ngắn hơn…

Vua thở phào:

-ừ… có thế chứ… Giới của ngoại đạo, nghe thấy ớn…

Thạch Sanh:

-Khải tấu đại vương! Đạo lý vận hành của vòm trời đất, của các cõi… mênh mang thăm thẳm lắm. Nên tâm-ngữ-ý của kẻ tu hành cũng phải mở ra mênh mang thăm thẳm. Tỷ dụ như lấy giới sát sanh mà nói… thì người tu… thà là bỏ thân mạng mình, chứ không được động đến một con kiến… Ngay đối với loài cây cỏ tươi cũng vậy…

Vua kêu:

– ỏi ối… thôi… Đen như vậy sao!? Đen như vậy, thì còn làm ăn gì nữa?… Này quốc sư, thế giới sát sanh của ta thì sao?

Quốc sư trề môi:

-Tâu bệ hạ… rõ rệt là quá quắt rồi còn gì… Theo giới Vệ Đà, có sự châm chước và hợp với đạo lý nhân tình hon nhiều… Đối với loài trùng kiến ruồi muỗi, ta có thể giết chất đống đến mười xe cũng chẳng có tội gì. Giết cừu dê tế thần thì không tội lại được phước. Giết người thì có tội, giết bò ngựa cũng có tội. Giết người tu hành hay sư trưởng thì tội nặng…

Vua:

-Ờ… có thế chứ! Nghe dễ thở hơn… (tỏ mò hỏi Thạch Sanh)… Thế còn cái vụ đàn bà thì sao? Giới luật thế nào?

Thạch Sanh ngập ngừng:

-Khải tâu đại vương! Người nữ… là đầu mối của Dục giới… là cái cạm bẫy… vũ khí chính của Ma vương… Nên người tu… được… khuyến cáo… không nên nhìn người nữ… chỉ được nói chuyện khi có mặt một người thứ ba, không được ngắm mái tóc… buông lơi… hoặc con mắt… khi họ bước đi có tiếng ngọc chạm leng keng… cũng không được nghe…

Vua cười ha hả:

-Giới luật ngộ quá ta!… (bỗng chỉ tay về phía ni cô). Thế ngộ… khanh bỗng dưng chạm mặt với vị ni cô kia thì sao?

Thạch Sanh đỏ mặt:

-Tâu đại vương… hùm… lúc đó, tiểu tăng phải nhiếp tâm niệm Phật… không nên nhìn nhiều… và khởi tâm nghĩ rằng… vị sư thái khả kính… là một hình bóng chập chờn… một nhân duyên ảo hóa hiện ra…

Loa Kế cười hề hề, xen vào:

-Ông thầy chùa áo vàng nên nói thế này thì… cụ thể hơn. Nói rằng… vị ni cô xinh đẹp kia… hề hề… bất quá cũng chỉ là một cục thịt biết nói…

Vua vỗ tay:

-ơ ơ… có lễ đúng đó… Không hiểu sao, ta cũng nghĩ giống như đại Bà la môn . Đôi khi, ta nhìn mấy đứa cung phi, ta cũng thấy chúng giống như những cục thịt biết nói…

Loa Kế nịnh:

-Tâu đại vương, đại vương là người nhà trời… nên tuy chỉ làm vua và chưa thèm tu hành gì cả… mà đạo lực cũng đã cao rồi. Nghĩ được đến như vậy, tức là phải cao rồi.

Vua lắc đầu:

-Ta thực tình chẳng thấy cao gì cả… Là vì… tuy ta đôi khi nghĩ là cục thịt biết nói, nhung ta lại vẫn thấy cần cục thịt… Cha chả! Tu hành thiệt khó quá… Mà ta lại làm vua nữa chứ… Làm vua thỉnh thoảng phải mang quân đi dẹp giặc, chém giết… đầu người rụng cứ như sung… (hỏi Thạch Sanh) Này… ông thầy chùa áo vàng, không biết theo giới luật áo vàng, vụ chém giết người quả báo ra sao?

Loa Kế gãi đầu, lẹ miệng:

-Hạ thần trộm nghĩ… nếu quả thật, thế gian này được sanh trong giấc mộng của đấng Phạm Thiên… thì việc giết người chẳng có tội là mấy…

Thạch Sanh nói:

-Tâu đại vương… quả báo đó nặng nề… Nhưng nặng hay nhẹ… cỏn là tùy tâm… người giết, hoặc ra lệnh giết…

-!?

-Nếiu người giết với cái tâm sân hận oán thù… thì có tội báo. Hoặc giết xong rồi, lại chẳng thấy ăn năn hối hận, trái lại càng nghĩ tới vụ giết càng thấy thích chí… thì tội báo lại càng nặng thêm… Vì cái nghiệp nó tăng giảm biến hóa chứ không ù lỳ một chỗ… Còn như nếu người giết mà có tâm từ bi muốn cứu độ nên phải giết thì… trong trường họp này, không có tội báo gì cả. Tỷ dụ như đức Phù Đồ Mâu Ni, trong một tiền thân xa xưa cũng làm vua, ngài có nuôi năm trăm Bà la môn , cung phụng đủ các thứ ăn mặc giường nệm thuốc thang, và chỉ dặn họ rằng: “Các ông thuộc đẳng cấp lãnh đạo, nên cần chăm chỉ đọc kinh sách…” Song những vị Bà la môn này lại chỉ thích giải đãi lười biếng, ăn no rồi chỉ thích xúm nhau bàn bạc chuyện tầm phào thế gian, lại thốt ra những lời ngông cuồng vô đạo… Nên sau cùng, nhà vua đã ra lệnh giết cả năm trăm vị…

Vua:

-Tất cả năm trăm?

-Vâng tất cả năm trăm vị… Nhưng tuy giết nhiều người như vậy, nhà vua cũng không mắc tội báo. Là vì… ngài giết với tâm từ bi… muốn cứu độ những người kia… khiến họ đỡ chồng chất những nghiệt chướng khiến sau này bị đọa vào A Tỳ địa ngục…

Vua vỗ trán;

-Cha cha… Lời nói của ông thầy chùa nghe cũng lạ lạ… nhưng khó hiểu quá… Trẫm chưa nghĩ tới cái tâm từ bi ấy bao giờ… Hùm, không biết nó như thế nào?

Cuồng Huệ lúc đó đứng gần Di Đà La Tử, bỗng xen vào:

-Khải tâu đại vương… Tiểu sinh trộm nghĩ rằng tâm từ bi là… cái luồng lực kỳ diệu nhất trong thế gian này, và có lẽ… cả thế gian đều được tạo dựng bằng luồng tâm lực đó…

Nhà vua nhìn Cuồng Huệ, thấy y oai nghi đẹp đẽ nhu một thiên thần, bất giác sinh lòng kính sợ. Nhung tần ngần không biết nói sao… Cuồng Huệ tiếp:

-Tiểu sinh trộm nghĩ như vậy… không biết có đúng không… Thiển nghĩ rằng thế gian này… chỉ có thể là một trường lực mênh mang, trong đó, vô vàn những lực đều tung hoành giao thoa xen kẽ. Song trong trường lực này, những lực vô-hình-tướng lại là những luồng lực mãnh liệt kỳ diệu nhất. Càng vô hình tướng bao nhiêu lại càng kỳ diệu bấy nhiêu… Tâm lực là thứ lực vô hình tướng nhất, và trong tâm lực, từ bi là luồng lực kỳ diệu nhất…

Vua chưa kịp nói gì, thì một Ni Kiền Tử nhảy ra la lớn:

-Sai, sai toét. Phải sổ toẹt… Thế gian này đâu có được tạo lập bằng tâm lực hay từ bi gì ráo trọi… Từ bốn mươi năm qua, ta cứ giương đôi mắt thao láo để nhìn, để tìm kiếm mà chẳng thấy tâm ở đâu, chẳng thấy từ bi đâu. Ắy thế mà thế gian vẫn cứ sống nhăn… Chỉ là vì nó được tạo dựng bằng bốn thứ đại thôi, bằng Đất-Nước-Gió-Lửa… Và trong mấy thứ này, Lửa là kỳ diệu nhất. Bởi thế, nên ta thờ Lửa… Lửa có thể thiêu rụi mọi vật, cũng như ánh sáng mặt trời có thể sưởi ấm và soi sáng mọi vật…

Lão hổn hển nói một tràng, rồi đứng nghinh nghinh… Sãi vua cau mặt, nhưng không nói gì… Cuồng Huệ quay nhìn Ni Kiền Tử, thấy lão chừng sáu mươi tuổi, râu tóc bù xù, chỉ đeo vỏn vẹn một cái khố, thân hình ở trần mang nhiều vết phân bò, giữa ngực vẽ một chữ ÚM màu đỏ… Y khoan thai nói:

-Xin kính chào trưởng lão. Trưởng lão đã dạy chắc là nhằm lý… Nơi thế gian này đều được soi sáng và tăng trưởng bởi Lửa của vầng Thái dương… Nhưng tiểu sinh có được cái duyên may, đi qua một vùng kỳ lạ. Nơi đó không có Lửa của mặt nhật mặt nguyệt, mà vạn vật vẫn tăng trưởng tồn tại…

Ni Kiền Tử gay gắt:

-Vùng nào vậy?

-Đó là một miền gọi là Hương Thủy Hải, ở nơi trung giới. Nơi đó ở rất xa mặt trời mặt trăng, nên không có Lửa mặt trời soi sáng… Chỉ được soi sáng bằng một ngọn núi gọi là Tu Di, vì triền núi làm bằng đá lưu ly và thất bửu luôn luôn óng ánh, soi sáng sưởi ấm mọi vật.

Loa Kế xen vào:

-Thì chính cái óng ánh Tu Di… là Lửa đấy…

Cuồng Huệ:

-Vâng, có thể coi đó là Lửa… Nhưng suy đi xét lại, tiểu sinh vẫn trộm nghĩ rằng… Lửa không thể là kỳ diệu nhất. Lửa vốn linh động chập chờn hơn Đất và Nước, nên nó kỳ diệu hơn Đất và Nước. Nhưng Lửa không thể kỳ diệu hơn Gió, vì Gió vô hình tướng và có sức vô ngại hơn Lửa… Vì sao? Tiểu sinh… có được nghe một bậc trưởng thượng kể rằng tới thời kỳ kiếp Hoại, cả thế gian này sẽ tiêu chìm tan biến đi mất. Lúc đó, sẽ mọc lên bảy chiếc mặt trời làm cạn khô các biển nước, và thiêu rụi thế gian. Rồi có những trận gió bạt ngàn Tỳ Lam, nổi lên mênh mang, thổi nát tan tành cả thế gian này… khiến tiêu chìm không còn một vết tích… vào nơi hư không… Như thế thì…

Loa Kế:

-Ờ ờ… nghe cũng lạ tai đấy. Vậy thì gió ghê gớm… Nhưng cái gì ghê gớm hơn gió?

-Có lẽ… chắc là hư không… Vì gió làm tiêu chìm mọi thứ… nhưng không thổi tiêu chìm được hư không?

-Ghê gớm hơn hư không… thì chỉ có cái Tâm lực vô hình. Vì chính những luồng Tâm lực nó tạo nên những vọng tưởng là Hư không và Thời gian…

-Ờ… Chỗ này mờ mịt… khó quá…

Sãi vua xen vào:

-Loa Kế Đại Bà la môn … chớ nên nghe những luận cứ vòng vo hàm hồ ấy. Nên nhớ những lời của kinh sách… Và kinh đã dạy như đao chém đá rằng: thế gian này là do đấng Phạm Thiên sanh ra. Đại Bà la môn chớ hồ đồ dẫm chân vào bãi bùn đầm lầy của giáo lý ngoại đạo.

Loa Kế nín khe. Cuồng Huệ vụt nói:

-Đó là những điều mà trí óc nhỏ nhoi của tiểu sinh lần lần suy nghĩ, thấy là họp lý. Chứ thực ra, tiểu sinh chưa được cái hạnh ngộ cầm cuốn kinh bao giờ… Nhưng thiển nghĩ thế gian này, nếu không nương vào sức tâm và lòng từ bi… thì không thể tồn tại được… Chứng cớ là…

Sãi vua:

-Chứng cớ là gì?

-Chúng ta… vừa rồi… đều… chứng kiến một việc khó tin khó hiểu… Đông cung thái tử đây… chỉ ngậm một chiếc hoa mận héo của vị sư thái, mà hồn lại nhập vào xác và sống lại… Chiếc hoa mận héo chỉ là cái cớ để che mắt thế gian… còn cái luồng lực hồi sinh… chính là lòng Từ bi lớn lao của sư thái…

Khê La Kỳ lớn tiếng lanh lảnh:

-Không phải… không phải… Chỉ là yêu thuật, yêu thuật của con nữ quái. Và tên kia… (chỉ Cuồng Huệ) cũng đồng bọn với loài yêu mị.

Hoàng hậu bỗng cất giọng nghiêm nghị:

-Khê La Ky… không được nói thế… Dù là yêu thuật… nhưng yêu thuật cứu người, thì con cũng nên dọn tâm học lấy yêu thuật ấy…

Công chúa lại khóc tức tưởi: “Đúng là yêu quái… Nó làm… gia đình ta… chia rễ… tan nát…” Nhà vua bỗng ôm đầu nói to:

-Thôi… Đừng khóc, đừng nói nữa… Quanh co rắc rối quá… Ta không muốn nghe những chuyện lòng thòng xa vời đất-nước-gió-lửa hay lòng từ bi nữa… (nhoẻn cười). Riêng ta… ta vẫn thích nghe nói và tin ở ngài Phạm Thiên hơn, phải không quốc sư? Nghe ấm áp hơn, dễ hiểu hơn… Nhưng không hiểu ngài sanh ra ta trong lúc tỉnh hay trong mê ngủ?… Này Loa Ke, khanh nghĩ sao?

Loa Kế hề hề:

-Về điểm này… hi hi… hạ thần trộm nghĩ… bệ hạ chẳng nên bận tâm… Là vì… đối với một bậc như ngài Phạm Thiên, thì… tỉnh cũng như mê ngủ… và mê ngủ cũng như tỉnh… Và ngài cũng hay giả đỏ lắm… Rõ ràng là tỉnh hẳn hồi, mà ngài cũng giả đò mê ngủ…

Vua cũng hì hì theo:

-Ờ… Khanh nói câu này cao siêu thiệt. Ta chưa thấy ai nói câu cao siêu như vậy… (vuốt râu mép)… Vụ mê ngủ giả đò này… hay hơn lòng từ bi nhiều. Nghe cũng dễ chịu hơn…

Bỗng có tiếng Di Đà La Tử cất lên:

-Tâu phụ vương… dù phụ vương không thích nghe đến lòng từ bi… nhưng rồi phụ vương cũng… phải nghe đôi chút…

Vua:

-Cái gì? Phải nghe… tại sao?

Di Đà La Tử mỉm cười:

-Phụ vương… nên nghe đôi chút, vì… món nợ ân tình vừa rồi, vì chính lòng từ bi… đã cứu đại vương khỏi chứng bệnh đau đầu hiểm nghèo…

Vua ngơ ngác:

-Đâu, đâu có lòng… từ bi nào đâu?!… Chỉ có trái tim chín lỗ của tên kia thôi… (chạy xuống chỗ Bát La Hoa) Ờ…người này, ta phải mai táng mới được…

Bát La Hoa ngã nằm xấp, nhà vua định cúi xuống ôm thây lên… Nhưng Cuồng Huệ đã đỡ tay vua:

-Người này là nghĩa đệ của tiểu sinh. Xin để tiểu sinh lo liệu cho y.

Y cúi xuống, bồng Bát La Hoa trong vòng tay có sức mạnh huyễn thuật. Thấy xác đã lạnh và bắt đầu cứng ngắt, một ít máu vẫn rỉ ra từ vết lỗ nơi ngực. Y bồng xác đi thẳng ra sân, tới một gốc cây có chiếc ghế đá dài. Đặt thây Bát La Hoa nằm dài trên ghế, y cởi chiếc áo khoác ngoài của y, và đắp áo trên xác… Tuy chiếc thây đã lạnh, y cũng chẳng nghĩ tới việc lấy tay chà xát, vì tin chắc đây chỉ là một trỏ hý lộng của Đế võng trùng trùng

Loa Kế Đại Bà La Môn, và Loa Ke sẽ chiếu cố cho gã… Con hưou lẽo đẽo theo chân y… Thạch Sanh nhìn theo, bất giác thốt câu: “Ngã Phật từ bi… Ngã Phật từ bi…”

Nhà vua đứng tần ngần, hồi lâu không biết nói gì. Hội trường cũng im lặng lạ thường. Vua bỗng hỏi Loa Kế:

-Này đại nhân, không hiểu những người… hoạnh tử… như gã… thì đi thọ sanh ra sao? Lấy thân gì nhỉ?

Loa Kế khoát tay ra chiều bất lực:

-Tâu bệ hạ… vụ này khó biết… Phải có thiên nhãn thâm sâu mới nhìn thấy thần ngã nó đi đâu… Có thể thọ sanh làm con rùa, con chim… chậc chậc… nhưng nhiều phần chắc lại thọ sanh làm người…

Thạch Sanh bỗng xen vào:

-Tâu đại vương, xin đại vương yên tâm, chớ quá lo lắng cho người sư đệ của bần tăng… Vì chắc y sẽ được thọ sanh chỗ rất tốt lành… ở tầng trời Tứ Thiên Vương… hoặc trời Đao Lợi cũng nên… Có khi hơn nữa…

Vua ngập ngừng:

-Làm sao biết được?

Thạch Sanh:

-Vì y đã chết trong lúc muốn cứu độ một người khác. Tâm niệm cứu độ ấy có thể đưa thần thức lên chỗ rất cao được…

Loa Kế xen ngang:

-Xin bệ hạ chớ thắc mắc gì khiến nhọc long thể. Chớ nghe miệng lưỡi của anh thầy chùa áo vàng… Gã kia… hơ… xả bỏ trái tim chín lỗ là mong cứu sư phụ của gã cùng đám can phạm áo vàng, chứ đâu chủ đích muốn cứu đại vương. Như vậy, bệ hạ đâu có nợ nần nhân quả gì với gã…

Vua:

-Ờ… Khanh nói có lý… Ta đâu nợ nần gì…

Di Đà La Tử nói:

-Tuy không trực tiếp nhận món ân tình của gã, nhưng gián tiếp, phụ vương cũng đã tiếp nhận ân tình ấy. Và trên thực sự, trái tim chín lỗ bầy nhầy máu thịt của gã cũng đã chữa khỏi chứng đau đầu trầm trọng của phụ vương… Ôi thôi! Lúc này, gã đã trở thành một thây-ma-không-tim, và tim gã đã lọt vào trong máu huyết của phụ vương. Những tế bào máu thịt của gã hiện đương nhảy múa vô vàn điệu luân vũ trong người…

Vua hét lớn:

-Câm đi, thằng nghịch tử! Mi nguyền rủa ta đó hả?

-Con đâu dám có ý định nhu vậy… Chẳng qua là thần nhi chỉ mong phụ vuơng luu tâm hơn một chút về cái chiều sâu thẳm của nhũng món ân tình cùng oan trái. Trong cõi u minh… trong chốn vô hình… những luật tắc nhân quả nghiệp báo nó nghiêm nhặt chập chùng lắm… không đơn giản nhu nguời thế gian nghĩ đâu… Xin phụ vuơng chớ để tai nghe những lời tâu nịnh hót…

-À há… Lại dạy ta nữa… Thế theo ý mi, ta phải làm gì? Bây giờ, nó chết ngắc rồi… ta làm gì…?

-Phụ vuơng… chỉ việc làm theo thỉnh nguyện của gã. Thả vị su thái này cùng các can phạm…

-Thả hả?… (ngẫm nghĩ) Thả thì cũng có khó khăn gì… Nhung còn gì là thể thống?! Cỏn gì thể thống của pháp đình này?… Nó đã làm lộn tùng xòe, bôi tro trát trấu vào các đền miếu… lại gọt trọc đầu cung nữ của ta, lại dám gõ cả vào đầu ta nữa… Thế mà bây giờ lại thả… chẳng hóa ra mọi sự lại thành không…

-Nhưng thưa phụ vuơng, vị su thái này không phải kẻ thủ phạm…

-Thủ phạm hay không, sao nguơi biết đuợc?

-Tuy không có gì cụ thể, nhung con biết. Một nguời nhu vị su thái đây không thể là thủ phạm những vụ đó…

-A a… lại trứng khôn hơn rận… (quay hỏi) Quốc su nghĩ sao về vụ này? Có thể thả…

Sãi vua nghiêm nghị:

-Vụ này… hùm… phức tạp lắm. Có liên quan rất nhiều tới tiền đồ của bổn giáo cùng xứ Ma Già Đà này…

Bỗng có tiếng khóc bù lu bù loa… Khê La Kỳ đã nhảy tới truớc mặt vua, phủ phục vừa khóc vừa nói:

-Phụ vuơng ơi… Anh con đã bị quỷ nhập rồi,… bị hớp hồn rồi… Phụ vuơng chớ có nghe anh con…

Vua:

-Cái gì?… Cái gì quỷ nhập… hóp hồn…?

Cô kia vẫn nức nở:

-Phụ vuơng bận trăm công ngàn việc… đâu có để ý gì đến những nguời trong nhà nhu chúng con… Nên phụ vuơng đâu có biết chuyện gì… Đâu có biết anh con làm những việc gì? (chỉ tay phía máy chém) Cái nguời đứng trên máy chém kia chính là quỷ đó… Nó đã dùng yêu thuật để hóp hồn anh con, nó đã nhập vào nguời anh con. Nó mê say anh con… và anh con cũng say mê nó… Hai người cứ miệng lưỡi leo lẻo… nhưng bên trong chỉ rắp tâm cuốn gói đi theo nhau đó… Hu… hu…

Hoàng hậu đập tay vào lưng thiếu nữ:

-Khê La Kỳ! Con không được mở miệng nói những lời như vậy…

Vua đập tay vào ngai, nổi giận đùng đùng:

-Bà cứ mặc kệ nó, để cho nó nói… Con kia! Mày nói cái gì…? Có đúng như vậy không? Sao mày biết?

Cô kia hờn lẩy:

-Lại còn không đúng nữa!… Con biết hết cả mà… Hai người đã hẹn hò trong đêm tối… rồi chỉ non thề biển… Con trông thấy mà…

Vua quát:

-Nó hẹn hò ra sao? Thậm thụt thế nào?,

Thiếu nữ ngẩng mặt, lau nước mắt, rồi dõng dạc:

-Cách đây hơn nửa tháng, vào đúng đêm trăng rằm, con nghe thấy anh con cứ đi đi lại lại rất lâu trong phòng… vừa đi vừa lẩm bẩm nói một mình, thỉnh thoảng lại quát lên một tiếng. Con thấy khả nghi, để tâm theo dõi… Chừng nửa đêm, anh con ra khỏi phòng, len lén xuống vườn, nhảy qua bức tường hoa phía hậu cung. Con cũng rón rén theo sau cách một quãng xa… Thấy anh con đi xăm xăm về phía sông Hằng… Khi tới bờ sông, thì người ấy đã ngồi ở đó. Nơi một gốc cây. Anh con tới trước mặt, hai người nói chuyện một hồi lâu, vừa nói vừa giơ tay chỉ trỏ xuống sông Hằng… Con đứng xa, núp sau một hàng rào cây, nên không nghe rõ chuyện gì… Nhưng còn chuyện gì nữa!? Trai gái hẹn nhau trong đêm vắng, lần mò nhau như rắn mò lối đi… Rồi dĩ nhiên là hẹn non thề biển… Hai người gặp nhau lâu lắm, đến hơn một trống canh mới thấy anh con ra về… Dáng điệu mặt mày thẫn thờ như người vừa mới uống bùa lú, mới bị hớp hồn… Cả ngày chỉ nằm dài trong phòng, nói lảm nhảm và thở dài, chẳng thiết gì ăn uống… Rồi chỉ ít ngày sau, cô kia bị quốc sư bắt quả tang ăn cắp tượng ngọc. Trộm tượng ngọc là dĩ nhiên rồi, vì trai gái mê nhau lập tâm cuốn gói là phải cần kim ngân châu báu… Thế là anh con cứ rối cả lên, một mặt chạy đông chạy tây, một mặt năn nỉ phụ vương. Rồi khi cô ta bị giam nơi tĩnh thất, đã lén lút tới thăm hai lần, mặc dầu lệnh nghiêm cấm của phụ vương. Rồi đến bây giờ… ngang nhiên xin trao trả chức Đông cung để đi theo cô ta… Là vì đã bị hóp hồn rồi, đâu còn tự chủ được nữa…

Thiếu nữ ngừng nói, nét mặt vênh vênh nhìn Di Đà La Tử. Di Đà La Tử không nói gì, chỉ chăm chú nhìn ni cô, thấy vị sư thái không đổi sắc.

Nhà vua ngồi sững, như bị lát búa trời giáng. Hồi lâu mới nói:

-Thì ra là vậy… Đã lén lút hẹn hò gặp gỡ nhiều lần… Thằng kia! Mày có hẹn hò nó gặp ở bờ sông Hằng đêm hôm rằm không?

Di Đà La Tử điềm nhiên:

-Con có gặp vị sư thái ở bờ sông Hằng đêm rằm. Nhưng không có hẹn hò. Con biết sư thái hay ngồi đêm nơi bờ sông, nên con tới đó…

-Thế gặp nhau trong đêm tối… mày có sờ tay sờ chân… ôm ấp gì không?

-Không.

Vua phá lên cười:

-Mày nói gì ngộ nghĩnh vậy? Trai gái gặp nhau như cơn mưa cứu hạn… mà không thèm nắm tay sờ chân… Thế mày nói chuyện gì?

-Cũng không nói chuyện gì. Tối đó, sư thái không nói gì, chỉ vỏn vẹn cất tiếng chào. Con cũng không nói một tiếng.

Vua càng cười:

-Ha ha… không nói một tiếng?… Thế… hai người chỉ trỏ sông Hằng làm gì… không nói làm sao chỉ non thề biển?

-Sư thái… chỉ giơ tay ra hiệu đừng nói, Rồi chỉ một gốc cây gần đó, và con ra ngồi nơi gốc cây…

Vua cười ngặt nghẽo:

-Thằng này… mày coi thường mọi người quá!… Thế hai người ngồi hai gốc cây… như hai phỗng đá, và hai phỗng đá làm gì mà ngồi hơn một trống canh?

-Việc này, con đã thưa rồi mà… (giọng mơ màng) Con tương tự như con chim được run rủi… bay tới miền kỳ lạ… nghe những âm thanh kỳ diệu. Con ngồi đó, trong đêm sâu, lắng nghe những âm thanh kỳ diệu…

Nét mặt Di Đà La Tử khiến nhà vua bặt tiếng cười. Vua hồi lâu vỗ trán, đổi giọng:

-Phụ vương… có phước duyên sanh ra… một đứa con như mày. Song đầu óc tao còn ngu tối lắm… mà mày ăn nói bí hiểm quá! Mày có thể… làm ơn ăn nói rõ hơn được không?

Di Đà La Tử đưa mắt nhìn ni cô… rồi nín bặt.

Loa Kế đon đả bước tới:

-Này điện hạ, chắc là điện hạ… ngồi lắng nghe con sông Hằng chứ gì. Ngồi nghe âm thanh con sông kể lể nỗi niềm… Rằng thì là nó thoát thai ra từ cái ao A Nậu Đạt ở vùng Tuyết Sơn, nơi đó có một vị Long vương thần thông quảng đại lắm, thường dùng thần lực để giữ nước trong ao chẳng-đầy-chẳng-vơi. Rồi nó chảy qua những miền rừng giá lạnh có đầy cây có quả hình nam-nữ… song chúng lại…biết tàng hình… mỗi khi muốn thủ thỉ chuyện yêu đương… hoặc khi thấy có bóng người sắp tới… Tôi đoán vậy, đúng không?

Thấy Di Đà La Tử vẫn nín thinh, Loa Kế tiếp:

-Nếu vậy… thì âm thanh kỳ diệu… chắc là tiếng nói của ni cô. Ni cô chỉ nói: “Xin kính chào điện hạ…” rồi tiếp theo một tiếng cười… là điện hạ tưởng chừng như nghe tiếng ngọc leng keng đụng chạm, phải không?

Nhưng thái tử vẫn im lặng… Bỗng ni cô cất tiếng:

-Tâu đại vương, buổi tối hôm đó… tiểu ni ngồi tấu một bản đàn, và Đông cung điện hạ ngồi lắng nghe…

Loa Kế hỏi:

-Bản đàn gì vậy?

-Bản Huyền Âm Khúc…

Loa Kế lắc đầu quầy quậy:

-Thảo nào… thảo nào… Đông cung điện hạ… vốn bản chất thuần dương… nay lại ngồi nghe một bản đàn vi vút lồng lộng đầy chất Thái âm…! Thảo nào chẳng bị mê hoặc, mê tít quên trời quên đất…

Khê La Kỳ lại cất tiếng:

-Không phải đâu… Tâu phụ vương, không phải bản đàn… Đêm hôm đó, con cũng loáng thoáng nghe tiếng đàn, nhưng đâu có gì là ghê gớm kỳ lạ… Người đó đích thị đã dùng yêu thuật ngoại đạo mê hoặc anh con…

Hoàng hậu bỗng cất tiếng hỏi Di Đà La Tử:

-Con thực tâm định đi theo vị ni cô?

Thái tử gật đầu:

-Con định tâm đi theo vị sư thái. Nhưng không phải như Khê La Kỳ lầm tưởng. Con đi theo… vì cầu mong sư thái sẽ cắt tóc cho con… xuất gia trong phái đức Mâu Ni…

-Vị ni cô này… xinh đẹp khác thường. Con đi theo… nhưng trong lòng… không có một chút gì bị mê hoặc bởi nét mặt, phong tư…

-Vâng thưa mẹ, không một chút gì.

-Khó phân biệt lắm con… Con chưa nhìn kỹ lòng mình mà… Có khi vẫn lẫn lộn… vẫn có sự mê say ẩn dấu… (thở dài) Nhưng mẹ khó nói quá… Dù sao, người ấy cũng đã làm con sống lại…

Ni cô bỗng cất giọng trang nghiêm:

-Tâu hoàng hậu, tiểu ni này là người đã thọ giới luật, thọ những giới thanh tịnh của chư Phật Phù Đồ… Người tu hành gìn giữ giới Thi La không trọng thân mạng, vì thường dùng con mắt Ảo quan sát thân mình thân người. Biết sự vật đều là ảo hóa, thì có gì mà mê hoặc đắm say?!… Nếu quả thực, tiểu ni này có khởi một chút tâm niệm muốn mê hoặc Đông cung điện hạ đây, thì xin cho ngọn lửa hồng này thiêu rụi tiểu ni…

Nàng vừa nói vừa chỉ tay xuống chiếc giường lửa đương bốc cháy ngùn ngụt, dưới chân máy chém… Trong hội trường, nhiều tiếng xì xào nổi lên, nhưng không ai dám nói to… Bỗng mọi người đều kinh ngạc sửng sỡ…, vì thấy ni cô bước tới gần, rồi nhẹ chân nhảy xuống giữa đầm lửa…

Có tiếng người rú lên… nhiều kẻ bưng mặt không dám nhìn… nhưng khi họ mở mắt ra thì…, ơ kìa, lạ thay!… ni cô vẫn đứng thẳng điềm nhiên trong đám lửa. Dưới chân nàng, hiện ra một bông sen xanh lớn, và bông hoa tỏa ra những làn hào quang xanh dịu, khiến những ngọn lửa hồng không bén vào được.

Nàng đứng như vậy, bất động hồi lâu giữa đám lửa… Rồi bông sen bỗng từ từ đưa nàng bay cao lên không trung, cao chừng ngọn cây… Đứng im lặng giữa hư không, ni cô cất giọng nhẹ nhàng:

-Kính xin các vị hãy lắng nghe đây… Một người tu hành phạm giới, tâm ý không thanh tịnh thường ngả nghiêng theo thanh sắc rồi khởi tâm mê hoặc kẻ khác, người ấy không thể nào đứng vững an nhiên giữa hư không được… Chỉ có những người, tâm ý không trệ ngại như hư không, tai mắt không nhìn nghe thanh sắc, biết rõ tất cả thế gian giống như một tuồng ảo hóa… không còn thấy ta với người… chỉ có những người đó mới an nhiên thiện-trụ giữa hư không được…

Giọng nàng khoan thai trong vút khiến ai nấy đều nghe rõ mồn một… Mọi người đều dán mắt… Bà hoàng hậu lúc đó cũng đứng lên nghểnh mặt… Nàng chọt nói:

-Tâu hoàng hậu, lệnh bà là người nhân từ độ lượng… Nhưng không biết lệnh bà có còn thấy có ta và có người không?

Hoàng hậu ngẩn người trước câu hỏi đột ngột… Rồi ngập ngừng:

-.. tôi cũng chưa kịp nghĩ… Nhưng đôi khi… thấy như không còn nhớ đến mình… song vẫn còn nhớ, còn thấy có người… khác…

Ni cô mỉm cười:

-Lệnh bà còn thấy có người khác… thấy có Đông cung điện hạ khôi ngô tuấn tú do chính lệnh bà sanh nở ra nên lệnh bà cần che chở đùm bọc… thấy có đại vương mà lệnh bà đã gá nghĩa trăm năm… Nhưng hỡi ơi! Tâu lệnh bà… đối với cái thế gian mênh mang hư ảo này, thì trăm năm cũng chỉ là một đóm lửa lóe lên rồi khoảnh khắc tàn lụi. Và vị Di Đà La Tử kia cũng chỉ là một hình bóng chập chờn giữa trường nhân duyên chập chùng biến hiện chung quanh lệnh bà… Vì do… do sự run rủi của cơ duyên nghiệp lực, còn phải mở cuộc hành trình đi qua nhiều cõi nhiều kiếp… thì làm sao tình thuơng của lệnh bà có thể bao bọc chở che khắp đuợc…?!

Có tiếng vỗ tay lốp bốp nổi lên: “Hay quá! Nói hay quá… đúng quá!…” Thì ra lại là sãi chủ Trảm Tứ Cú. Nhung chẳng ai kịp lưu tâm đến gã, chỉ chăm chú nhìn ni cô. Nàng bỗng quay sang hỏi sãi vua:

-Tâu quốc sư! Ngài sống cuộc đời phạm hạnh thanh tịnh từ tấm bé… tới nay không biết ngài nghĩ thế nào, thấy thế nào?… Ngài thấy… miền trần gian này… là có thực, hay chỉ là một trường ảo ảnh?

Sãi vua giọng bực bội:

-Bổn tọa… hơ… không có thời giờ nghĩ tới những chuyện… quanh co lăng nhăng như vậy… Cái trần gian này… hơ… dĩ nhiên phải là thực… đấng Phạm Thiên là thực… và bổn tọa cũng thực sự là…

Ni cô:

-Tiểu ni mạn phép… trộm nghĩ rằng nếu trần gian này là có thực… thì nó phải tồn tại hoài hoài và bất biến. Trái lại, nó tàn lụi thay đổi từng khoảnh khắc…

Loa Kế xen vào, giọng tinh quái:

-Nếu trần gian này là ảo cả, thì… hi hi… cái pho tượng ngọc quý giá liên thành… mà quốc sư đã tìm thấy quả tang trong tay nải của sư cô… chẳng lẽ… hi hi… nó cũng ảo?

Có mấy kẻ cũng hì hì… cười theo Loa Ke… Song ni cô vẫn điềm nhiên:

-Vị Đại Bà La Môn có mái tóc loe thực khéo bỡn cợt để hý lộng mọi người… Thưa Đại Bà La Môn, tiểu ni trộm nghĩ rằng vụ tượng ngọc đó… cũng chỉ là một cơ duyên run rủi, do quỷ thần an bài… để tiểu ni được cơ hội gặp gỡ các vị và nói mấy lời ngày hôm nay…

Rồi quay sang Di Đà La Tử:

-Tâu điện hạ, hồi nãy… hình như điện hạ có nói rằng lòng thương xót Đại bi đã tạo dựng nên thế gian này. Bây giờ, điện hạ có thể nói rõ thêm về ý nghĩ đó chăng?

Thái tử hớn hở:

-Xin sư thái đừng bắt chước Loa Ke Đại Bà La Môn mà chế giễu tiểu sinh… Sư thái còn là bậc thầy của tiểu sinh… Tiểu sinh có được ý nghĩ ấy… cũng là do nghe những âm thanh trong bản đàn của sư thái…

-!?

-Đêm hôm đó, nơi bờ sông Hằng… tôi ngồi lắng nghe bản đàn… Nghe tiếng đàn… mà tưởng chừng như nghe những âm thanh mênh mông của lỏng Đại bi của chư Thần linh gìn giữ cái thế gian này… của chư Phật Phù Đồ. Như ta nghe tiếng nói hải triều của đấng

Phạm Thiên phát ra trong những ngày tạo thiên lập địa… thấy tiếng ấm ù ỳ thiên cổ của mùa xuân khiến mưa xuân rơi lất phất, khiến hoa cỏ cựa mình, khiến loài voi mọc ngà và bông hoa xoài bừng nở… khiến chim Ca Lăng Tần Già cất tiếng hót, khiến những dòng suối lau lách trong rừng cất tiếng gọi nhau và rủ nhau cùng chảy ra biển cả… khiến các tinh tú trên trời như nhận ra nhau, các núi Thiết Vi cùng Luân Vi Sơn như muốn xích lại gần nhau… khiến trong bóng tối đêm sâu, các loài chúng sanh quờ quạng bỗng nhìn thấy nhau và muốn mỉm một nụ cười hòa ái… khiến cho trong thân hình máu xương tật bệnh của chúng sanh, tám vạn loài hộ trùng tinh quái không còn muốn nhảy múa tàn phá mà chỉ khởi lên những vũ điệu hòa hài… Cho đến các loài yêu quái cũng không còn thích nhập xác người, mượn xác người, và các loài tinh cũng đổi ý không còn thích thọc tay vào thân tâm người để khuấy động… (thở dài) Hỡi ôi… tôi thấy tất cả như vậy… nhưng lời nói không xiết… Bởi thế… tôi muốn ra đi… đi chân trời góc biển… cùng người huynh đệ đây (chỉ Cuồng Huệ) để tìm những mớ rau sắng, rau sắng…

Y nói một hồi rồi đứng khựng… Nhà vua bỗng hỏi:

-Này quốc sư, nó nói cái gì vậy?… Muốn ăn rau sắng à? Trong cung ta, thiếu gì rau sắng… rau gì cũng có… (quát to) Không… Ta không cho mi đi đâu… Trời đất! Neu nó mà làm thầy chùa mặc y phục áo vàng… thì ta còn mặt mũi nào nhìn thấy các đấng tiên vương nữa… Hu… hu… Ta không cho mi đi…

Rồi ông đập tay xuống ngai, òa lên khóc…

Bỗng có tiếng cười khanh khách nổi lên trong lùm cây sau cổ miếu:.

-A ha… Đại vương không cho đi… Nhưng ta cho đi…

Tiếng nói vọng lên, kéo dài ra chiều chế giễu.

Mọi người chưa kịp nhìn thì đã có bóng người bay là là trên ngọn cây, chiếc tà áo tím phất phơ. Chiếc bóng bay vòng một vòng trên pháp đình, rồi đáp xuống một nhánh cây lớn ngay trước pháp đình. Đó là một cô gái mặc áo tím… Ma Nạp kêu lớn:

-Chủ nhân Lạc Ảnh Quán…

Y thị nhoẻn cười, cúi đầu chào:

-Đích thị… Tiểu nữ xin có lời chào đại vương cùng chư vị… Thế nào, đại vương vẫn bình yên chứ?

Nhà vua nét mặt sợ hãi, run lẩy bẩy, một tay níu lấy cánh tay sãi vua. Ông lắp bắp:

-Nữ quái… đúng là con nữ quái, nó lại hiện lên. Đêm trước, nó gõ vào đầu ta… (quát) Quân đâu! Bắn chết nó cho ta… Bắn…

Loa Kế chỉ huy mấy chục binh sĩ xếp hàng trước pháp đình, dõng dạc truyền lệnh:

-Có lệnh: Bắn…

Mấy chục mũi tên liền bay vù vù lên nhánh cây… Khuất La Đô bật lên một tràng cười, và ném chiếc kiếm ngắn ra. Chiếc kiếm như có thần, bay vòng vèo như một lằn hào quang. Chỉ khoảnh khắc, những mũi tên đều bị chém đứt rơi lả tả. Rồi kiếm lại bay vòng ngọn cây chỗ y thị đứng, vỏng vèo một hồi chặt đứt mọi cành lá, chỉ trừ nhánh cây lớn y thị đang đứng. Rồi bay về tay y thị… Mọi người sửng sờ há hốc miệng nhìn… Loa Ke hung hăng quát:

-Quân đâu! Bắn nữa… bắn kỳ chết…

Khuất La Đô vẫn cười, giả lả:

-Thôi mà, Loa Ke Đại Bà La Môn. Nịnh nọt như thế là đủ rồi… Đại Bà La Môn chớ nên tận tình tuyệt nghĩa với tôi như vậy. Tôi lần mò tới đây là có hảo ý đó. Ở đây, tôi chỉ kiêng mặt có một người là Đại Bà La Môn thôi…

Loa Kế đứng trơ như phỗng…, đưa mắt nhìn phía cây bên này. Lúc đó, ni cô đã từ không trung đáp xuống và đứng trên máy chém… Ông bỗng nảy một ý kiến:

-.. nhà ngươi giỏi, giỏi lắm… Nhưng chưa giỏi bằng ni cô. Ni cô đứng an nhiên bất động giữa hư không… còn nhà ngươi thì hi… hi… chỉ biết bay vòng vèo… rồi đáp xuống một cành cây… chỉ bằng con chim… hi… chưa có thần thông quảng đại…

-Thôi mà Đại Bà La Môn, đừng khích tướng… Đừng so sánh ví von tôi với cô ả thị mẹt kia… Tôi không thích giống nó… Neu còn so sánh tôi với nó,., tôi sẽ phóng kiếm xin một chiếc tai của đại vương…

Nhà vua rối rít túm lấy sãi vua:

-Nguy quá quốc sư ơi! Nó định cắt tai tôi…

Loa Kế quay lại, truyền câu lệnh ngắn. Bọn quân lính xúm lại vây kín chung quanh vua… Rồi ông cười cầu tài:

-Thôi mà… Ở Lạc Ảnh Quán, nhà ngươi nói: văn bảy võ ba. Ở đây, ta nói: văn chín võ một… Vả lại… hi… ta có nói gì đâu. Ta chỉ bảo: đứng an nhiên giữa hư không khó lắm. Khó hơn bay vòng vèo nhiều. Phải thần thông quảng đại…

Cô gái bĩu môi:

-Hừ… quảng đại với chẳng quảng đại. Ta không thích đứng an nhiên… thích bay vòng vèo. Còn hơn những người không biết bay vòng vèo.

Loa Kế gãi đầu:

-Ờ ờ đúng thế… Ta không biết bay. Nhưng chỉ là vì ta không thích bay. Ta… ta chỉ thích đi dưới đất. Và tuy mọi người đều đi dưới đất, ta… hi hi… vưỡn coi đó là một phép lạ thần thông quảng đại…

Giọng nói của ông khiến mọi người cười ồ…

Khuất La Đô bỗng đua mắt nhìn dãy nhà tạm cất bằng tre trúc trong đó lố nhố những tu sỹ… Y thị cất tiếng chào:

-Kính chào sãi chủ Ba Thi La của thành Hoa Thị. Sãi chủ cũng dời gót ngọc lên đây làm chứng nhân hả? Sãi chủ hẳn cỏn nhớ buổi đêm hội kiến cùng tôi tại quý viện, qua khung cửa sắt?

Ba Thi La ngẩng nhìn, bất giác đua tay sờ chỗ chiếc tai bị cắt. Y hậm hực:

-Hừ… nhớ chứ. Ta quên sao được!

Y thị chế giễu:

-Râu tóc sãi chủ lại mọc ra rồi, trông lại oai phong như ngày nào… Tiếng tăm của sãi chủ vang đội cả một vùng Hoa Thị khiến tôi phải mạo hiểm tới thăm đó… Và đúng ra, chính sãi chủ phải cảm ơn tôi mới phải, tôi đã tránh cho sãi chủ trong kiếp lai sanh đỡ phải đọa làm thân heo thân chó mà…

Ba Thi La lúng túng chưa kịp nói gì, thì tên sãi trẻ có bộ mặt dài và đôi mắt sắc đã nhảy vọt ra giữa sân, quát lớn:

-Con nữ quái kia!… Đừng có nỏ mồm hỗn xược. Thầy ta vốn dòng Phạm Chí đã bảy đời thanh tịnh, tại sao mi dám nói sẽ đọa thân heo thân chó?

Khuất La Đô mỉm cười:

-Tại sao hả?… Ngươi đã động tính hiếu kỳ muốn hỏi, thì ta cũng làm phước nói cho ngươi và mọi người đều biết… Cách đây chừng hơn một tháng, có phải thầy ngươi vốn dòng Phạm Chí thanh tịnh đã giao cho ngươi một bộ áo và một chiếc quần sarong màu vàng nghệ, bảo ngươi đem ra suối giặt kỹ, có đúng không?

Sãi trẻ gật gật:

-Ờ… ờ… đúng.

-Thế rồi… lúc ngươi ra suối giặt, ngươi mới khám phá ra rằng đũng quần của thầy ngươi… không thanh tịnh gì cả… mà loang lổ đầy vết tinh khí còn đọng lại, đúng không?

Sãi trẻ cãi:

-Cái đó… cái đó có gì lạ? Thầy ta vốn người cường tráng… lại tu hành phải nén tình dục… nên di tinh, mộng tinh là… thường…

-Ngươi có tâm địa muốn chạy tội cho thầy ngươi là điều tốt… Nhưng ngươi chớ nên quên rằng thầy ngươi vốn nổi danh trong giới tu hành… và thường nhật vẫn khoe khoang rằng… mình là bậc đắc đạo… là A la hán hiện thân…là La hán mang xác phàm… Nhưng La hán là một bậc đã làm chủ các thứ tâm tưởng, đã tiêu dung mọi kiết sử, mọi hoặc lậu tham dục, thì làm sao lại còn mộng tinh di tinh?

-!?

-Chính ngươi cũng lấy làm lạ và thắc mắc điều đó. Nên khi ở suối về, chính ngươi đã nói bóng gió để hỏi thầy ngươi về chuyện đó. Và thầy ngươi đã khôn khéo… trả lời: “Một bậc La hán, tuy đắc đạo và tâm địa thanh tịnh, nhưng vì cỏn mang xác phàm hệ lụy… nên thỉnh thoảng vẫn cỏn rơi rớt nhũng hoặc lậu tương tự…” Đúng không?

Sãi trẻ nín khe. Y thị khoan thai tiếp:

-Ngươi tuy khôn ngoan ranh mãnh, nhưng ngươi chưa biết thầy ngươi đâu… Ở đền của thầy ngươi, mỗi tháng vào hạ tuần, thầy ngươi thường bế quan nhập thất trong bảy ngày, đúng không?

-?1

-Thông thường thì nhập thất là để thiền định tĩnh tọa. Để dạy dỗ cái tâm xa lìa cái trần gian hệ lụy này… Nhưng thầy ngươi thì không thế… Không tĩnh tọa mà chỉ nhấp nhổm động tọa. Nên trong bảy đêm của tuần nhập thất, đêm nào thầy ngươi cũng lén đi qua chiếc cửa bí mật… để đi thăm… bảy bà vợ đặt cơ ngơi ở ngoại ô thành Hoa Thị… (Bật cười) Đến nỗi, lúc này… kết quả của sự thanh tịnh của thầy ngươi là… bảy đàn con lóc nhóc… (thở dài) Bởi vậy, bởi vậy… nên ta đã phải mở tâm tới viếng thầy ngươi. Và ta đã nhẹ tay chỉ cắt một tai y thôi. Là cốt để cảnh giác thầy ngươi đừng có tiếp tục mập mờ đánh lận con đen lường gạt thiên hạ và mạo xưng La hán. Và cũng để cho y bớt tai, và bớt nghe những lời nịnh hót xưng tụng đảo điên của bọn đệ tử vây quanh… tỷ dụ như ngươi vậy… Hỡi ơi! Trong cái trần gian ngu muội này, có quá nhiều những tên đạo sư kịch cỡm và ngu xuẩn… bị chết đuối giữa một bọn đệ tử chỉ hay tâng bốc nịnh hót…

Sãi trẻ nhảy choi choi, hét lớn:

-Mi là đồ láo khoét… ăn nói láo khoét…

Khuất La Đô quắc làn mục quang, nhưng lại mỉm nụ cười buồn:

-Cũng khá khen cho ngươi là tên lớn mật, không biết sợ trời sợ đất… Nhưng ta tha cho ngươi. Vì ba lẽ. Thứ nhất là hôm nay có lẽ là ngày vui gặp gỡ, nên ta không muốn đại khai giới sát. Thứ nhì là… dù sao ngươi cũng là một tên nam tử hán trai trẻ tươi mát. Ta hay tiếc những đứa trẻ trung tươi mát, và nếu có biết… thì ta ưa giết… những đứa già cằn xấu xí và khó tính… (chỉ nữ tu cổ Lâu Na) như mụ nữ tu ngồi chồm hổm như con cóc trên pháp đình kia… (thở dài) Thứ ba là… hồi nãy, anh chàng đẹp trai kia (chỉ Cuồng Huệ) và chàng thái tử mê ni cô… cứ nói lải nhải… về lòng từ bi tạo dựng nên thế gian này, nên ta cũng… ngứa ngáy muốn bắt chước đôi chút, muốn khởi một tý tâm… thương xót tha ngươi… để coi cái lòng từ bi đó… mùi vị ra sao…?

Loa Kế cười ha hả, xen vào:

-Ha ha… thế là nhà ngươi cũng bắt đầu… ăn phải cái bả của ni cô rồi đó…

Y thị nghiêm giọng:

-Loa Kế đại nhân! Ở đây, tôi chỉ kiêng mặt có một mình đại nhân thôi… nhưng xin đại nhân chớ giỡn phá tôi quá. Ở Lạc Ảnh Quán, đại nhân đã giỡn phá tôi nhiều rồi. Đại nhân nên nhớ rằng… tôi không bao giờ ăn bả của cô ả thị mẹt kia đâu. Mà tôi… hi hi… chỉ mong ăn bả của anh chàng đẹp trai và… lạnh lùng kia thôi…

Vừa nói, y thị vừa cười ngặt nghẽo, dang thẳng tay chỉ Cuồng Huệ…

Sãi vua bỗng hỏi, giọng nghi ngờ tinh quái:

-Loa Ke bà la môn đây… thì có cái gì đặc biệt khiến… hùm… túc hạ phải nể mặt?

Ông không biết dùng danh xưng gì… nên tạm gọi là túc hạ… Khuất La Đô cũng tinh quái trả lời:

-Quốc sư không biết hả?… Đại nhân tóc loe đây thực ra chẳng có bản lãnh gì hết. Chỉ được một điều là bộ mặt làm ra vẻ hung hăng quỷ quyệt, nhưng bên trong thì lại… ngây thơ một cục. Trái hẳn với quốc sư… Bởi vậy nên ta nể mặt cái cục ngây thơ ấy…

Loa Kế kêu:

-ới ơi… Nhà ngươi nói huỵch toẹt ra như vậy thì lộ hết cả tẩy của ta rồi còn gì… Nhưng… hùm… nhà ngươi nói… giống hệt như vợ ta vậy… Vì vợ ta vẫn thường bảo ta… là một con rùa già, nhưng ngây thơ một cục…

Khuất La Đô cười:

-Lời nói của tôi thì giống lời nói của… quý phu nhân. Nhưng tôi không phải là quý phu nhân đâu nhé… Vậy… hi hi… xin đại nhân chớ bé cái lầm…

-Không, không… ta đâu có lầm nhà ngươi là vợ ta… Nhà ngươi thì xinh đẹp rõ ràng, còn vợ ta thì già và xấu hù… xấu đến nỗi trông đen kịt của trời đất… (chợt vụt ý kiến) À này… ta muốn hỏi nhà ngươi… đêm đó, tại sao lại thích chữ… vào mặt… bà nữ tu kia?

-.. hi… thì cũng như đại nhân nói đó… Vừa già vừa xấu hù trông đen kịt trời đất, lại còn hay uốn éo… nên tôi thích chữ bắt phải bịt khăn… cho đỡ vướng mắt…

Nhà vua Ca Chiên Đà Tử, lúc đó đã bớt sợ, bỗng buột miệng hỏi:

-Thế còn ta, chắc ta… cũng già và xấu hù… nên đêm đó ngươi lấy kiếm gõ vào đầu…?

Y thị bật cười… song trả lời nghiêm trang:

-Khải tấu đại vương… đại vương thì… hơi già, nhưng không xấu hù. Trái lại, còn oai phong lắm… Nhưng… đại vương phải cái bất hạnh là… bị làm vua…

-Bị làm vua?

-Vâng, bị làm vua là điều tối bất hạnh. Vì… làm vua là phải quản trị dẫn dắt nhiều đứa khác. Mình vốn dĩ đã mù lòa quờ quạng rồi, lại còn phải dẫn dắt một lũ mù khác… thì làm sao tránh khỏi những lỗi lầm xét đoán rồi giết oan nhiều kẻ khác. Thế là bọn oan hồn nó kéo nhau xuống âm cung thua kiện. Người có thiên nhãn trông thấy rõ ràng. Nên hết kiếp này, dĩ nhiên là đại vương sẽ sa địa ngục… Bởi vậy, nên người có trí không ai thích làm vua cả. Và bằng chứng là vừa đây, Đông cung điện hạ muốn trả chức Đông cung, không muốn bất hạnh phải làm vua…

Vua níu chặt cánh tay sãi vua:

-Chết rồi quốc sư ơi! Nó bảo tôi sa địa ngục đấy… Bây giờ, nếu mà đất nứt ra rồi nuốt tôi xuống địa ngục, thì tôi kéo luôn cả quốc sư xuống đó…

Khuất La Đô tiếp:

-Và cũng bởi vậy, nên đêm đó… tôi mới lấy chuôi kiếm gõ vào đầu đại vương ba cái đó… Tôi gõ là do lỏng tốt… do hảo tâm…

-Lòng tốt?!

-Đúng vậy, do lòng tốt. Tôi gõ là để tránh cho đại vương khỏi bị sa địa ngục. Mỗi lát gõ là tránh cho đại vương một kiếp địa ngục… (thở dài) Người đời ngu xuẩn chẳng hiểu trời đất là gì, cứ gọi chúng tôi là yêu quái. Họ biết đâu rằng yêu quái đôi khi cũng tốt bụng. Có khi còn tốt bụng hơn cô ả thị mẹt tự xưng là ni cô thánh thiện kia…

Chợt có tiếng quái:

-Thôi thôi, đừng nõ mồm nữa, loài yêu mị kia!

Mọi người nhìn ra thì là vị tu sỹ khổ hạnh Mạt Già Lê. Lão đã nhảy ra giữa sân, miệng quát sùi cả bọt mép… Y thị nói:

-Xin kính cáo Đại tiên. Đại tiên có gì giận dữ thế? Người tu hành kỵ nhất sự sân giận…

-Miệng ngươi cứ nói leo lẻo, trơn như bôi mỡ… Ngươi nói đã gõ vào đầu đại vương ba cái để tránh cho đại vương ba kiếp địa ngục… Nhưng còn ta thì sao? Ta… ta có thù oán gì với nhà ngươi đâu… ta lại suốt đời sống trong rừng sâu, ăn rau ăn trái, tu tập thiền định, không xâm phạm chẳng não hại một ai… thế mà đêm đó… ngươi nỡ tâm dẫn ta đi lòng vòng rồi đến chỗ nghĩa địa thây ma đó… rồi cho ta uống thứ rượu của bọn thây ma… Thứ rượu cay xè và tanh ngòm… khiến cho đến hôm nay, mỗi khi nghĩ lại, ta còn thấy lợm giọng… Tại sao, tại sao vậy?

Khuất La Đô bưng miệng cười ngặt nghẽo. Rồi nói:

-Bởi vậy… hôm nay, tiện nữ mới phải mạo hiểm tới đây để cáo lỗi cùng đại tiên đó… Nhưng tiểu nữ làm như vậy, cũng là do hảo tâm đối với đại tiên. Đại tiên là một người tu hành mà ngây thơ quá. So với đại nhân tóc loe đây, thì đại tiên cũng là một cục ngây thơ. Nhưng Loa Kế đại nhân chỉ giả đò ngây thơ thôi, còn đại tiên lại ngây thơ thực sự… Tu hành mà ngây thơ thế, thì làm sao lọt lưới của bọn yêu ma được. Đại tiên nên nhớ rằng… vòm trời đất này đầy rẫy yêu ma, đầy rẫy bọn tiểu quỷ, bọn tinh mị, bọn yêu nữ. Chúng không có trò gì chơi, nên thường xúm lại bao vây làm thịt những kẻ tu hành ngây thơ đó… Nếu đại tiên không biết trau dồi bản lãnh, chỉ nghĩ tới chuyện xuất thần ngã Ta bà rong chơi thì… bọn chúng sẽ tìm đủ mọi cách dụ dỗ, dẫn dắt tới những chỗ không tốt lành đó… Kịp tới khi tỉnh dậy, đã thấy mình ở ven miền địa ngục đó… Bởi vậy, nên…

Nói đến đây, y thị bỗng thở dài… rồi ngồi phệt xuống chiếc cành cây lớn:

-Ôi thôi, chẳng nói nữa. Nói mãi cũng chẳng hết được cái ngu xuẩn của con người, nhất là con người tu hành… (chỉ tay phía chân trời) 0 kìa… chiếc vòng lửa của Nhật cung thiên tử đã sắp lặn rồi kìa… (giọng ngẩn ngơ) Thế là một ngày lại qua rồi… một tia nắng vàng, một khắc thanh xuân…

Rồi đột nhiên, y thị cất tiếng ngâm:

Nắng vàng từ thuở nguyên sơ
Mây bâng khuâng nối tình thu ngập ngừng
Lá mây nở lớp chập chùng
Lớp nào là lớp Huyền âm hỏi người
Lá xanh ngậm đắng ánh trời
Mây lơ lửng rải tình đời khó nguôi…

Thị bật tiếng cười khanh khách. Rồi đột nhiên hỏi:

-Này quốc sư! Trời đã chiều rồi. Quốc sư tính sao đây?… Giải tán cái pháp đình này, hay là… (nhái giọng) tiếp tục xét xử… vụ án khi quân đạo tặc không tiền khoáng hậu có quan hệ lớn lao tới tiền đồ của đạo pháp và của xứ Ma Già Đà này?

Vua và sãi vua nhìn nhau, chưa kịp nói gì. Thì Loa Ke đã dõng dạc nói lớn:

-Pháp đình-tiếp-tục-xét-xử-vụ-thầy-chùa-áo-vàng

Khuất La Đô giả lả:

-Thôi mà… Đại nhân đừng có giả đò nữa. Giả đò nịnh hót nhiều quá rồi…

-Ta đâu có giả đò… Ta là bề tôi trung thần của đại vương mà…

-Nếu tiếp tục xét xử… thì thủ phạm là tôi… không phải thầy chùa. Đại nhân có định xét xử tôi không?

Loa Kế vén tay áo:

-Định chớ… Ta muốn xét xử ngươi… và định xử trảm…

-Ôi… ôi, nguy quá!

-Ta định xử trảm ngươi… nhưng khốn nỗi, tay ta ngắn quá… lại không có thần thông như ngươi…

-.. hi… Đại nhân cũng chẳng xét xử được đâu!… (chỉ tay) Đại nhân có nhìn thấy… tia nắng quải treo trên đầu núi kia không?

-Nhìn thấy chớ… Ta đương nhìn đấy…

-Tia nắng lung linh… chập chờn, chẳng biết màu vàng hay màu tím. Người có tội cũng vậy… chẳng biết là có tội hay không có tội… Đại nhân thấy tôi… có tội hay không tội…

-Hùm… ngươi thì có tội rõ ràng rồi.

-Tôi… đâu có tội gì?

-Tội rõ ràng nhất của ngươi là… hùm… ngươi chỉ biết nghĩ đến ngươi. Đó là tội lớn…

-Ái… nghĩ đến mình là tội lớn? Thế còn mấy ông thầy chùa thì sao? Có tội không?

-Hùm… cũng có tội. Là vì… chỉ biết nghĩ đến mình, hiu hiu nghĩ mình là thầy thiên hạ, nghĩ đến danh tiếng mình, nghĩ coi xem người ta cúng dường nhiều ít, có xì xụp lễ mình nhiều không…? Và chẳng bao giờ nghĩ đến tiền đồ đạo pháp cùng xứ Ma Già Đà cả. Bởi vậy, tội nặng…

-Hi hi… Đại nhân hùng biện hay quá!… Nhân dịp đây, tôi muốn hỏi đại nhân một câu, được không?

-Câu gì?

-Cái vòm trời đất này… đại nhân thấy sao? Thấy nó là hữu tận… hay vô tận?

Loa Kế gãi đầu:

-Ta cũng thích… những câu đố. Nhưng hùm… ngươi kiếm đâu được một câu đố khó vậy… Ờ ờ… Ta thì ta thấy cái vòm trời đất này… nó chẳng tận cũng chẳng vô tận… Neu người… còn nghĩ đến mình, thì nó còn vô tận. Neu người không còn nghĩ đến mình nữa… thì… có lẽ nó tận… Ta nghĩ vậy, chẳng biết đúng không?

Y thị lắc đầu:

-Khó quá!… Câu trả lời của đại nhân lại còn khó hơn câu hỏi của tôi… (lẩm bẩm) Neu tôi… còn nghĩ đến tôi, thì vòm trời đất trở thành vô tận… Nhưng khốn nỗi, trời đất thì vô tận, còn tuổi thanh xuân của tôi lại hữu tận! Tại sao tuổi thanh xuân nó lại không vô tận?

-.. hi… nó cứ tréo cẳng ngỗng như vậy đó. Nếu ngươi nghĩ đến ngươi thì trời đất cứ dài dằng dặc, và tuổi thanh xuân thu ngắn lại… cỏn nếu ngươi buông bỏ, không nghĩ đến mình nữa, thì trời đất thu ngắn lại, còn tuổi thanh xuân lại dài ra dằng dặc… Có thể là nhu vậy…

-Tôi không chịu đâu… Không chịu cái tuổi thanh xuân nó tàn lụi… (ôm mặt) Hu hu… tôi sắp già rồi… già rồi… Đại nhân… có thương tôi không?

-Ta không dám… thương ngươi đâu… Thương ngươi để rồi ngươi lại trèo lên đầu lên cổ ta! Ta có một mụ vợ nó cứ trèo lên đầu lên cổ là đủ rồi…

Y thị ra chiều hờn lẩy:

-Thôi không nói chuyện với đại nhân nữa. Đại nhân ăn nói cù cưa và bai bẩy lắm… Bây giờ, tôi muốn nói chuyện với vị ni cô thánh thiện kia. Chuyện tâm tình bạn gái với nhau mà… Này ni cô! Không biết ni cô… nay mặc áo nâu sồng rồi… đôi khi có mơ màng nuối tiếc cái khoảnh khắc thanh xuân không nhỉ? Chắc cũng nuối tiếc chứ…

Ni cô nín thinh. Y thị tiếp:

-Theo lễ nghi của phái Phù Đồ, im lặng tức là chấp nhận… Mà nuối tiếc là phải. Hỡi ơi, cái dòng thời gian nó cứ chảy xuôi, và không chịu chảy ngược. Trông ni cô bây giờ tươi mát, nhưng bên trong làn da mịn màng kia đã ẩn náu cái khô héo rồi đó, và ma quỷ đã lọt vào rồi… Hỡi ơi! Không biết có bao giờ tuổi thanh xuân chảy ngược lại không nhỉ? Có bao giờ nước sông Hằng Hà kia chảy ngược về nguồn?

Y thị ngừng lời, ra chiều buồn bã. Bỗng có tiếng Cuồng Huệ cất lên:

-Tại hạ trộm nghĩ dòng thời gian có vẻ cứ chảy xuôi chỉ là vì đó chính là dòng nghiệp lực. Nhưng kỳ thực, nó không có chảy xuôi đâu…

Khuất La Đỏ bật cười ròn rã:

-A ha… Đen bây giờ cóc tía mới chịu mở miệng… Nhưng nếu nó không chảy xuôi một dòng thì nó chảy thế nào?

Cuồng Huệ:

-Chắc nhà ngươi cũng biết, hà tất giả đò hỏi làm gì?

-Không, tôi không biết thật mà. Bởi vậy mới hỏi…

-Tôi có được nghe mấy câu kệ nói rằng: “Quá khứ vòng trở lại, Quanh co thành vị lai…” Bởi vậy, chắc thời gian không chạy thẳng tuốt đi mất, mà có thể chảy-theo-chiều- cong-cong để vòng trở lại. Do đó, mới có nhân quả nghiệp báo. Và cũng như nước sông Hằng kia, nó có chảy đi mất đâu, mà chỉ chảy ra biển, rồi bốc lên thành mây, rồi lại mưa xuống Tuyết Sơn và nước lại chảy về nguồn…

Y thị càng cười ngặt nghẽo, chảy cả nước mắt:

-Hi hi… ngộ quá… nếu vậy thì thời gian… nó chảy cong cong. Cong cong như… cái eo lưng đàn bà… Hi hi… nếu thế, thời gian tức là cái eo lưng thon thon của đàn bà…

Loa Kế xen vào, phản đối:

-Không không… nó có thể cong cong, nhưng không giống eo lưng đàn bà… Vì hi hi… eo lưng của mụ vợ tôi… thì chẳng thon thon tý nào cả…

Lần đầu tiên, ni cô cất tiếng:

-Thời gian có thể chảy cong cong, và cũng có thể…ngừng lại nữa…

Khuất La Đô bặt cười:

-Ngừng lại? Làm sao ngưng lại?

Ni cô

-Nếu tâm một người bặt niệm, không động niệm nữa, thì thời gian cũng ngưng lại. Vì thời gian… chỉ là nhịp đập… bồng bềnh của tâm chúng sanh thôi…

-Làm sao ni cô dám nói vậy?

-Vì tôi cũng được nghe mấy câu kệ nói rằng:

Vị lai trong Quá khứ
Hiện tại trong VỊ lai
Tam the lẫn thấy nhau
Biên tế bất khả đắc…

-Bởi thế nên có thể nói rằng thời gian ngưng lại, và tam thế đều hiện tiền trước mặt…

Khuất La Đô lại cười rũ rượi:

-Ôi ôi… thôi thôi… Lại kinh với kệ nữa. Đúng là hai người toa rập với nhau, đem kinh kệ ra dọa nạt tôi… Nhưng tôi không có ngu đâu, cũng chẳng sợ chữ nghĩa. Khả đắc hay bất khả đắc, tôi cũng chẳng cần… Hi hi… Tôi chỉ biết thân hình yểu điệu của tôi là khả đắc, và thanh đoản kiếm của tôi cũng khả đắc. Trí huệ của các ngươi có thể sắc bén, nhưng chưa sắc bén bằng kiếm này đâu… Hãy coi đây nè…

Rồi đột nhiên y thị xòe tay phóng kiếm. Thanh kiếm bay vèo lại chỗ pháp đình… Cuồng Huệ vội vã móc viên Thiên La Như Ý Châu tung lên, viên ngọc tỏa ra một vùng hào quang bao bọc nơi pháp đình… Nhưng hơi chậm quá rồi, thanh kiếm đã chém gãy chiếc cột lớn, khiến một mảng mái pháp đình bị sụp xuống, rồi kiếm chạm phải vòng hào quang cũng rớt xuống đất… Cả hội trường đều sợ hãi nhốn nháo, kêu la ơi ới… Thừa cơ hội ấy, Khuất La Đô bay vọt tới, ném sợi dây hồng, trói chặt Di Đà La Tử như con tôm.

Y thị xách tòng teng Di Đà La Tử, bay vọt lên một ngọn cây um tùm ở xa, quay lại nói:

-Muốn lấy lại người, hãy đem kiếm tới Ma Thiên Lãnh.

Rồi vừa bay vừa nhảy đi mất tích…