TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXXII

Thành La Nại, Ni Cô gặp nạn
Bát La Hoa giả nghiệp phù hoa

Một buổi sớm tinh mơ, họ cặp bến thành Ba La Nại.

Họ neo thuyền, có nhiều bậc đá nhẵn thín thoai thoải bước lên bờ sông… Tuy trời cỏn sớm, nhưng bến đá đã lố nhố người. Cảnh tượng khá lạ lùng đặc biệt. Trên bờ, nhiều tàng cây lớn, trong đó, những bày khỉ chí choé nô dỡn đuổi nhau từ cành này sang cành khác. Dưới sông, nhiều kẻ mặc cả quần áo tắm rửa kỳ cọ hoặc vục uống nước sông Hằng. Có kẻ giặt giũ quần áo, cầm cây chày đập thùm thụp vào đống áo quần… Một số người ngồi im lặng hóng ánh dương hoặc tĩnh tọa trên những phiến đá. Có kẻ chắp tay, vái lễ mặt trời, vì họ thờ thần Lửa. Có kẻ đứng co một chân lâm râm khấn nguyện, có kẻ đi qua lại, dẫm chân trần trên những cục than hồng… Gần đó, hai đống củi lớn cháy ngùn ngụt đương thiêu rụi mấy chiếc thây ma, khói bốc khét lẹt…

Trên kè đá, ba bốn tu sỹ lõa thể, chẳng quần chẳng khố, râu tóc bù xù, đứng ngạo nghễ im lặng nhìn chăm chăm xuống giỏng nước đục lờ đầy rác rưởi. Ý chừng là bọn Ni Kiền Tử… Nhiều thuyền nhỏ lượn lờ trên sông, bán hương nến cùng những vòng hoa đỏ tím vàng…

Bát La Hoa trả nốt tiền cho chủ thuyền, rồi cả bọn bước lên kè đá… Thạch Sanh đứng lặng nhìn phong cảnh, nhủ thầm: “Đây là nơi Đức Phù Đồ Mâu Ni đặt dấu chân đầu tiên để thuyết nền giáo lý Trung Đạo…”

Chàng lâm râm khấn nguyện cho mấy chiếc tử thi đương thiêu rụi. Rồi bước lên những bậc đá, cả bọn theo sau. Bỗng chàng nhận thấy có điều khác lạ: chàng bước đến đâu, thì đám người trên bến dạt ra đến đó, như muốn tránh chàng. Và họ đều nhìn chàng, nét mặt nhớn nhác sợ hãi… Thấy mấy của trẻ bán những vòng hoa cùng chuỗi tràng gỗ trầm, Thạch Sanh bước tới định hỏi mua, nhưng chúng ù té chạy, vừa la:

-Một ông thầy chùa Mâu Ni, chúng bay ơi!… Chạy lẹ đi… Lính bắt…

Rồi cả bọn tan tác như một đàn chim… Cuồng Huệ bước tới gần:

-Chắc có chuyện gì đó… Nhưng nhị sư huynh cứ yên tâm …

Khi lên gần hết bậc đá, thấy ba, bốn chú sãi trẻ Vệ Đà đứng trên bờ, nét mặt nghênh ngáo… Cuồng Huệ tinh mắt nhận ra trong đám có hai sãi mà y đã gặp tại ngôi đền thành Hoa Thị: một chú có bộ râu xồm xoàn và một chú bộ mặt dài ngoằng, hồi đêm trước đứng canh ngôi bảo tháp của đền, cúi mặt thì thầm cùng nhau… Và khi bọn Thạch Sanh bước lên bờ, bọn sãi lầm lũi theo sau, có ý canh chừng.

Anh em Thạch Sanh đi miết trong những ngõ hẻm trùng điệp… Nhà cửa lụp xụp, người và gia súc lúc nhúc ngổn ngang, xen lẫn nhiều kẻ ăn xin què cụt ghẻ lác…

Khi tới đường lớn, có tiếng quát tháo rầm rĩ… Thì ra một toán lính nhà vua, gưom giáo tề chỉnh, đương đi trên lộ. Và lạ chưa! Họ đương áp giải một đám người lố nhố mặc áo vàng, toàn là thày chùa phái Mâu Ni. Chừng đến mười mấy người, ai nấy đều bị trói rặt cánh khỉu.

Bỗng có tiếng la lớn phía sau: “Ối! Ối! Có đạo tặc, đạo tặc…” Thì ra là tiếng la của tên sai có bộ mặt dài thòng, gã vừa la vừa chỉ bọn Thạch Sanh… bốn, năm tên lính vội chạy tới, chĩa giáo dài vây quanh bọn Thạch Sanh. Một tên cao lớn, giọng dõng dạc: “Có lệnh Đại Vương truyền bắt thầy chùa Mâu Ni…”

Lúc đó, Ma Nạp đã lẹ chân kéo Trảm Tứ Cú lỉnh ra ngoài vòng vây. Chỉ còn lại Cuồng Huệ và Bát La Hoa đứng cùng Thạch Sanh. Cuồng Huệ đã toan quơ tay nắm cổ bọn lính ném ra xa, rồi bồng Thạch Sanh mà chạy, nhưng y lại nghĩ: “Lúc này, ta cần đề khởi tâm Từ Bi, chẳng nên não hại ai… Những trò lăng xăng của thế gian này chỉ là do nghiệp duyên đưa đẩy, huyễn hiện lên để buộc mọi người trả nghiệp, chẳng làm hại nổi Nhị sư huynh đâu… Ta chẳng nên thô tháo làm gì!?” Giữa lúc ấy, Thạch Sanh cũng quay nhìn y, khẽ nói: “Hiền đệ chớ động thủ…”

Chàng chìa hai tay chịu trói cho tên đội trưởng vừa nói:

-Chỉ có tôi là thầy chùa của Đức Phù Đồ Mâu Ni thôi, còn hai người này không phải… Nhưng không biết tôi đã phạm tội gì, và lệnh bắt là của ai vậy?

Giọng nói bình tĩnh của chàng khiến tên đội trưởng ngẩng đầu nhìn chàng. Gã lầu bầu:

-Lệnh của Đại vương và của Sãi vua…

Tên sãi mặt dài xen vào:

-Hai tên kia cũng là đồng đảng… Bọn chúng hoành hành ngang ngược lắm, hết vùng Hoa thị rồi lại lên đây…

Viêm đội trưởng ra lệnh cho thuộc hạ trói Thạch Sanh. Gã quay lại nhìn thấy Cuồng Huệ vẫn đứng điềm nhiên, và Bát La Hoa vẫn ôm chiếc mõ cùng con hươu… Không hiểu sao, gã đáp:

-Đại vương chỉ truyền lệnh bắt thầy chùa, không bắt những người tuỳ tỏng…

Rồi gã dẫn Thạch Sanh nhập bọn đám áo vàng, và tiếp tục áp giải.. Bọn lính lại la hét để dẹp đường… Tuy không bị bắt, nhưng Cuồng Huệ Bát La Hoa cùng bọn Ma Nạp cũng lầm lũi đi theo…

Trong đám dân chúng lũ lượt, có kẻ lao xao:

-Vụ đạo tặc này lớn quá! Nghe nói Đại Vương đích thân tới pháp đình ngồi xử đó… Xử xong là hành quyết ngay tại đó… Phen này là đầu cứ rụng như sung…

-Đạo tặc hả? Nhưng ăn trộm những gì vậy?

-Hầy, đâu có biết rõ… Nhưng nghe nói là trong cung vua mất nhiều báu vật lắm. Nơi đền của Sãi vua cũng vậy, mất nhiều đồ quý cùng một pho tượng ngọc…

-Hi hi… Mất đồ cũng chưa hay… Hay nhất là mấy cô cung nữ nhạn sa cá lặn của nhà vua, một đêm nằm ngủ nơi Nghênh phong các, có lính gác cửa khóa, khi tỉnh dậy thấy đầu bị cạo nhẵn bóng, và lông mày cũng bị cạo nữa… Rồi mấy bà nạ giỏng đạo mạo nữ tu Vệ Đà, già khúm cú đế, cũng đương nằm ngủ mà vẫn bị thích chữ vào mặt… Có biết chữ gì không? Chỉ thích chữ: “Một con yêu già xấu xí…” Thế có tức cười không? Thảo nào các ngài chả nổi giận đùng đùng…

-Khẽ mồm chứ, kẻo vạ rơi vào miệng bây giờ…

Có tiếng nói khẽ: – Mấy bố thầy chùa này, chân tay học trò, trói gà không chặt… chắc không phải… Phải là một tay nghiêng trời lệch đất… Không phải một tay mà phải là nhiều tay…

-.. ha… năm nay có sao chổi mà… Trời đã nóng như thiêu lại còn thêm sao chổi… Chắc là các vị sao đều đi lang bang ta bà lệch lạc hết…

-Hùm hùm… ngôi sao hả? Nghĩ cho kỹ thì cái cô gái đó rất có thể là một ngôi sao đi lang bang ta bà lắm…

-Cô gái nào vậy?

-Cái cô gái Ni Cô của phái Mâu Ni đó.. Người đâu mà giống hệt như một cành hoa ở cung trời Phạm Thiên rớt xuống… Bị trói đã ba đêm ba ngày rồi mà… chẳng ăn chẳng uống, vẫn tươi rói vậy…

-Nói đến cành hoa… thì có khi Đông Cung Thái Tử cũng là một cành hoa… Đông Cung cứ nằng nặc đòi Đại Vương thả Ni Cô…

-Vậy hả? Chắc là mê tơi… Ni Cô.

-Bậy mà… không phải đâu! Đông cung vẫn phát chẩn cho chúng ta đây mà. Có thấy Ngài mê gái bao giờ đâu…

Nhiều giọng nói lao xao như vậy, xen lẫn tiếng cười khúc khích… Cuồng Huệ vừa đi vừa nghe, bất giác cũng thích thú… Y nhìn Thạch Sanh, thấy chàng cúi đầu đi, miệng lâm râm niệm Phật, nên cảm thấy yên lòng… Khi nghe nói tới vị Ni Cô “giống hệt một cành hoa”, y liên tưởng và đinh ninh ngay là vị Ni Cô có chiếc kính đàn nhỏ của Lão Hồ Tử. Y khấp khởi mong rằng sẽ được gặp lại chú nhỏ có trái đào nằm ngủ khì trong chiếc lồng trúc… Y ghé tai Bát La Hoa thì thầm về vị Ni Cô bị trói. Khiến gã ôm hươu bồn chồn hết mức, như người ngồi trên đống lửa…

Đi quanh co một hồi, tới một chiếc cổng rất lớn, trước cổng đầy lính tráng cùng xe ngựa tấp nập… Người đứng xem như nêm. Chiếc cổng sơn son thếp vàng, trên đề mấy chữ lớn: “VỆ ĐÀ ĐẠI CỔ MIẾU”

Bỗng có tiếng vó ngựa lộp cộp, và một chiếc xe song mã rầm rập chạy tới khiến cát bụi bay mù. Chiếc xe dừng lại trước cổng lớn, và trên xe chỉ có hai người: một thanh niên tuấn tú trạc hai mươi tuổi tay cầm cương ngựa, và một thiếu phụ chừng ngoài bốn mươi tuổi nhưng rất xinh đẹp và ăn bận sang trọng… Đám quân lính trước cổng đều đứng sững lại, và trong dân chúng cũng nổi tiếng xì xào, có kẻ như reo lên: -Đông cung Thái Tử và Hoàng Hậu… Chắc là tới để can gián Đại Vương…

Vì toán lính canh gác đứng sững lập nghiêm, nên toán lính áp giải các ông thầy chùa cũng dừng lại đứng nhìn… Cuồng Huệ và Bát La Hoa cũng nhìn ra cổ xe… Thấy thanh niên quăng chiếc cương ngựa cho một tên lính gần đấy, rồi co chân nhảy vọt xuống xe. Y mặc một chiếc áo lụa chẽn cùng một chiếc quần cỡi ngựa, nét mặt tươi sáng, tóc kết thành búi… Nhimg người đàn bà lẹ tay nắm tay áo của y, miệng nói:

-Con nghe mẹ đi, đừng vào đó nữa… Phụ vương con lúc này đau bịnh, cứ bị đau đầu, nên hay nổi giận lắm… Nếu có mệnh hệ nào… thì mẹ cũng không sống nổi đâu…

Giọng bà thiểu não van vỉ… Nhưng chàng trai nở một nụ cười tự tin rất khả ái, tay vỗ nhẹ vào tay bà:

-Mẹ cứ yên tâm đi. Sẽ chẳng có chuyện gì đáng tiếc xảy ra đâu… Mẹ cứ về cung an nghỉ. Con lớn rồi, con biết việc con làm mà… Con muốn tránh cho phụ vương… một nghiệt chướng tầy trời… Vì nếu phụ vương nghe lời quốc sư mà hành quyết vị Ni Cô ấy… thì nghiệt chướng dằng dặc, đến phụ vương cũng không trả nổi đâu…

Người đàn bà tần ngần, đôi mắt đỏ hoe:

-Từ mấy tháng nay… con thay đổi nhiều quá… đến nỗi mẹ là người sanh đẻ ra con, mà đôi khi cũng không nhận… được con nữa… Ánh mắt, giọng nói con thay đổi… và không biết trong tâm tư, con có còn coi mẹ như người mẹ lúc trước không? (oà lên khóc) Nhiều lúc, mẹ sợ hãi quá, chỉ còn biết tới đền Thánh Mầu cầu nguyện…

Người thanh niên an ủi:

-Mẹ là người tốt bụng thương người… thế nào Thánh Mau cũng hộ trì cho mẹ. Nhưng xin mẹ đừng lo ngại gì cho con cả… Lúc này, con hiểu rồi, con biết rồi… Biết rằng trong việc con đang làm, con còn được sức hộ trì của vô lượng những đấng thần linh còn cao cả hơn nữa… Và đây là một việc mà con không thể nào… phủi tay ngảnh mặt làm ngơ được, xin mẹ hiểu cho con…

Người đàn bà cúi mặt:

-Thôi… mẹ cũng hiểu rồi… Chỉ là tại từ hơn một năm nay… con cứ hay lai vãng… mấy ngôi chùa Mâu Ni đó… và trò chuyện với mấy ông thầy chùa áo vàng… nên con thay đổi… Duy có một điều mẹ chưa hiểu… là mấy người đó có gì đặc biệt đâu… mà khiến con đến nỗi… thế?

Thanh niên rút chiếc khăn lụa, lau mắt cho mẹ, rồi lại nhoẻn nụ cười huyền hoặc:

-Mẹ ngẩng mặt lên đi, nhìn con đây nè… Con nói cho mẹ nghe một điều bí mật lớn này nhé: Mẹ đừng khóc lóc nữa, vì sao? Vì con là một người-không-thể-nào-chết- được. Bây giờ, con là một người bất tử, phụ vương cũng không thể làm con chết được… Vì con đã thông-suốt-được-cái-đạo-lý-vận-hành-của-pháp-giới này… Đã thông suốt đạo lý, thì làm sao có thể chết được?! Dù tai họa có đến, thì các bậc quỷ thần cũng phải che đỡ cho mình…

-?!

-Mẹ ơi… từ trước tới nay, tuy là Đông cung Thái tử… nhưng con đã sống như một kẻ ngu muội, như một con rùa hồ đồ chỉ biết rút đầu vào chiếc mai rùa. Con rùa đó… chỉ đáng đem nấu canh thôi… Nên cần phải cho con rùa ăn mấy lá cải cúc, mấy lá mơ, mấy cành rau sắng thì nó mới gột nổi ám chướng cùng nghi nan… Mấy cành lá đó, con biết tìm đâu bây giờ? Mấy ông sãi Vệ Đà như lối quốc sư, thì cũng hồ đồ ngu muội, chỉ biết cúng kiếng và giết cừu dê tế quỷ thần. Kinh sách Vệ Đà thì có ít nhiều chân lý, nhưng chưa nói tới được chỗ mịt mùng thâm diệu để rửa sạch nỗi nghi nan trùng trùng của con… Nên con đã tới những chùa của Đức Phù Đồ Mâu Ni. Đa số những vị áo vàng thì cũng tầm thường thôi, cũng chỉ biết cúng kiếng… Nhưng mẹ à, kinh sách và giáo lý của phái Mâu Ni thì thực là ghê gớm và tuyệt vời… có thể giải khát vọng như nước cam lồ”’        ,       ,

-Có gì là tuyệt vời đâu con? Thì cũng nói tới… đấng Phạm Thiên… hay nói đến Thần Ngã là cùng…

Thanh niên vội cắt:

-Không, mẹ chưa hiểu đâu!… Thần Ngã cũng chỉ là một ảo-tưởng của tâm thức con người, và nếu còn vương ảo tưởng ấy thì chưa giải thoát được… Và ngài Phạm Thiên cũng chỉ là một bậc vua trời ở tầng trời Quang Âm, chưa phải là chót vót…. Giáo lý của đức Mâu Ni đã mở cho con những chân trời sáng lạn kỳ tuyệt. Ngoài vòm trời này, lại cỏn những vòm trời khác, ngoài sát-độ này là vô lượng những sát-độ khác. Lưới đế-võng cứ chập chùng không tận, dệt bằng những quang minh của thần-lực, nguyện-lực… cùng những quang minh thô kệch của nghiệp-lực… Và đế võng chập chùng kết lại thành một bông Đại Liên Hoa chói loà quang minh… Mẹ ơi, có bao giờ mẹ nghe nói như vậy không? Ngay trong những cơn tam muội sâu nhất, có bao giờ một vị tu sỹ Vệ Đà nhìn thấy bông Liên Hoa đó không?… Bởi vậy, con… mong muốn…

-.. mong gì?

-Mong., mẹ cho phép con… nhường chức vị Đông Cung này cho em con…

Người đàn bà chợt kêu:

-Sao lại thế con?

-Vì… Di Đà La Tử này… muốn xuống tóc xuất gia ở phái Mâu Ni… và xin vị Ni Cô đó cắt tóc cho…

– Không được đâu con. Sao lại điên rồ như vậy?

Người thanh niên vẫn bình tĩnh:

-Mẹ hiểu cho con, mẹ… Con đi đây… là muốn mở cánh cửa bất-tử.. cứu độ cho kẻ khác… và cứu độ mẹ nữa…

-Không được đâu con… Chưa được… Con muốn cứu độ cho kẻ khác. Nhưng mẹ đây là một kẻ đứng ngay trước mặt con… Và..hu.. .hu… con phải cứu độ cho kẻ … đứng ngay trước mặt…

Thanh niên trầm ngâm:

-Lời mẹ dạy cũng có lý… Con sẽ liệu sao cho mọi sự được thỏa đáng…

Rồi chàng cúi xuống hôn trán người đàn bà, và quay gót đi về phía cổng…

Hai mẹ con trò chuyện thấp tiếng, nên chẳng mấy ai nghe rõ… Riêng Cuồng Huệ, vì có thiên nhĩ thông, nên nghe hết đầu đuôi. Y cũng ngắm nhìn chăm chú vị thái tử tên

Di Đà La Tử… Không hiểu sao, y có cảm tưởng rằng người này, dáng dấp, ánh mắt, giọng nói… hao hao giống như Lão Hồ Tử, tuy lớn hơn Lão Hồ Tử đến tám, chín tuổi. Người này lại cũng tự nhận mình là một “con rùa hồ đồ, cần ăn rau sắng và rau cải cúc…” Y bỗng cảm thấy thích thú bồng bột, nghĩ thầm: “Đây rất có thể lại là một trò hý lộng bày ra bởi chú bé ngủ trong lồng trúc… Với bản lãnh cao thâm như vậy, muốn vẽ ra trò gì mà chẳng được!”

Nên khi Di Đà La Tử bước vô cổng đến gần, Cuồng Huệ bỗng nói:

-Này Thái Tử! Tôi cũng là một con rùa hồ đồ muốn ăn ít rau sắng… Không biết thái tử có thể bố thí một cành rau sắng được không?

Di Đà La Tử ngừng chân, nhìn y mỉm cười như người thân thuộc lâu năm:

-Chính ta cũng muốn đi tìm kiếm rau sắng đây…

-Tôi muốn cùng đi kiếm với thái tử được chăng?

-Cứ việc… Mặt đất rộng thênh thang mà…

Cuồng Huệ cùng Bát La Hoa liền bước ra, đi theo Di Đà La Tử… Ba người rảo bước trên con đường lát đá xanh nhẵn thín, dẫn vào khoảng vườn của ngôi Vệ Đà cổ miếu. Vườn rộng thênh thang, có nhiều tàng cổ thụ xen lẫn với những bụi cây nở hoa thấp lè tè dưới đất nhiều bức tượng đá hình voi, ngựa hoặc lạc đà cùng bể phun nước. Và có những con đường đi quanh co lát đá xanh… Những toán lính đứng giữ trật tự ven đường và đám người đứng coi lố nhố đông nghẹt. Nhưng tất cả đều im lặng như tờ, ai nấy đều kiễng chân nghển cổ nhìn về phía pháp đình đặt dưới mấy tàng cây lớn.

Pháp đình được dựng trên một chiếc bục gỗ rộng và cao chung quanh có bốn chiếc cột to bằng hai vỏng tay người ôm, và bên trên là một chiếc mái kết toàn bằng những cành lá xanh mướt, trang hoàng uy nghi đẹp đẽ. Trên bục, một chiếc ngai vàng trạm trổ đầu rồng, và bên cạnh là bốn chiếc ghế sơn đen có trạm trổ đầu voi. Phía hai bên là hai chiếc giá cắm đủ các thứ binh khí sáng choang… Lúc này, pháp đình, chưa có người ngồi xử. Nhưng trên khoảng đất hai bên, có dựng hai dãy nhà tạm cất bằng tre trúc, và đã thấy ngồi chật ních cơ man những sãi Vệ Đà, cùng các tu sỹ của những trường phái khác trên đất Tây Trúc

Nơi đây quy tụ khá đủ trường phái… Nào là phái Phú Lan Na chủ trương thuyết đoạn diệt, nào là phái A Kỳ Đà chủ trương khổ hạnh, phái chủ trương thuyết tự nhiên, hoặc bài bác nhân quả hoặc chủ trương thuyết Định mạng… Thôi thì đủ các thứ pháp phục, mũ đội, các lối để tóc về mặt kỳ hình dị dạng, cho đến cả bọn Ni Kiền Tử thường ở trần ngồi xổm… Nhưng trường phái chính yếu lớn lao vẫn là phái Vệ Đà, và các sãi nầy thường bận pháp phục trắng… Tất cả đều quy tụ về đây, phần muốn coi các đồ vật quý bị đạo tặc, phân nửa muốn coi các thày chùa Mâu Ni biện minh ra sao, nhưng nhất là muốn coi vị Ni Cô nghe nói đẹp như hoa..

Tuy các nhân vật kỳ sỹ nhiều như vậy, nhưng Cuồng Huệ cũng chẳng để ý nhìn mấy nỗi. Vì y cũng chẳng biết rõ môn phái nào cả, vả lại lúc này, y chỉ để ý tới Di Đà La Tử mà y linh cảm có quan hệ mật thiết với Lão Hồ Tử… Còn Bát La Hoa thì lòng như lửa đốt, chỉ mong giáp mặt vị Ni Cô. Gã lâm râm khấn nguyện, cầu mong rằng vị đó chính là Quỳnh Nhi…

Di Đà La Tử có lễ cũng vậy. Y cứ xăm xăm bước tới trước. Khi y tới chỗ pháp đình, dân chúng đều xì xào chỉ trỏ, vì họ rất luyến mộ y do đức tính xuề xòa dễ thân cận cũng như hay chẩn thí của y. Nhiều vị Sãi cùng Tu sỹ đều đứng dậy, chào hỏi vấn an, nhưng y chỉ đáp lễ ngắn ngủi, rồi giơ cao tay như xin thứ lỗi… Y bước nhanh qua chỗ pháp đình, rồi xăm xăm đi về phía sau vườn. Hai người kia theo bén gót. Tới một chỗ cây cỏ mọc um tùm xanh om và hoa nở rầm rộ, nhưng lố nhố có nhiều lính gác, Bát La Hoa chợt thấy một biển đề chữ “CẤM ĐỊA, không được đến gần”, gã bèn cất tiếng hỏi:

-Điện hạ… đi đâu vậy?

Di Đà La Tử quay lại, giơ một ngón tay lên môi:

-Suỵt… nói khẽ thôi… Chúng ta đi kiếm rau sắng đây mà…

Chưa dứt lời, y đã khom lưng chui lọt qua mấy khóm cây lớn đầy hoa… Hai người chui theo. Mấy tên lính cầm giáo dài thấy y đi cũng không dám cản đường, duy có hai tên cũng lầm lũi cầm giáo đi theo y, như để canh chừng… Lúc này, họ đi như trong một hang động kết lại không phải bằng đất đá, mà bằng những thân cây cùng cành lá… Hàng động như kín mít, ánh mặt trời cũng không lọt vào được, không khí tối và xanh sẫm, duỗi chân đi xào xạc toàn lá rụng và ẩm ướt do những trận mưa mùa… Xa xa, thấy một ngôi nhà nhỏ, cất giống như một chiếc chuông úp xuống. Bát La Hoa nghĩ thầm: “Nếu nó làm bằng kim khí thật, thì tiếng chuông chắc lớn lắm… Tới gần, thấy ngôi nhà chỉ có một chiếc cửa rất thấp, và để 2 chữ “TỊNH THẮT”… Chung quanh cũng có 4 tên lính gác… Di Đà La Tử quay lại:

-Ngôi nhà này cất bằng kim khí và kín mít… Hai người di động cẩn thận, kẻo âm vang lớn…

Rồi y bước tới trước cửa, khẽ tiếng nói qua chiếc lỗ nhỏ:

-Có tôi là Di Đà La Tử., xin hội kiến..

Một tên lính đã tới gần, xụp xuống đất lạy

-Xin điện hạ tha tội chết cho..

Di Đà La khoát tay:

-Thôi, đứng lên đi… rồi muốn nói gì thì nói… Ta không thích ai lễ lạy ta cả… Người để sức lễ lạy các bậc Thần linh…

Tên kia ngập ngừng

-Nhưng Đại Vương đã có nghiêm lệnh., không cho điện hạ được gặp và nói chuyện…

-Ờ… ờ.. Ta hiểu rồi. Bởi vậy, ta đứng ngoài này, thế là không gặp ai cả… Và ta cũng chỉ nói chõ vào một câu thôi nói vào không khí… như thế cũng là không nói chuyện… (thấy tên lính ngần ngừ) Ngươi cứ yên tâm đi… nếu ngươi có bị chuyện gì, Di Đà La Tử này trọn đời nguyện sẽ nuôi vợ con ngươi…

Rồi mặc cho tên lính úp mặt khóc rưng rức, y mở cánh của sắt nặng nề, mỉm cười bảo Cuồng Huệ:

-Hai người vào đi… (rồi nói vọng vào trong) Sư Thái, tôi đưa hai người… chắc thân thuộc với Sư Thái…

Cuồng Huệ cúi người chui vào. Bát La Hoa thấy người choáng váng như chợt hiểu hai tiếng Sư Thái, trái tim-lộ-thiên của gã phập phồng thoi thóp, nhưng gã cũng nhảy vội chui vào… Thì ơ kìa! trước mặt gã như loé lên một mảnh mặt trời… và Quỳnh Nhi… Quỳnh Nhi kia kìa… Gã dụi mắt định thần… Dưới ánh nến le lói, nàng vẫn an nhiên ngồi đó như ngồi tự đời kiếp nào… vẫn vóc dáng cùng khuôn mắt thanh kỳ bình thản như không dính tới ngoại vật. Nhưng lần này, không phải chiếc áo xiêm ca kỹ mà là chiếc áo nâu và đôi chân mang hài cỏ vẫn đỏ hồng nơi gót… Và lần này, hai tay bị trói chặt không nắn được phím đàn nữa. Nàng ngồi ngay dưới đất, giữa căn phòng rộng trống vắng kín mít, trên một chiếc bồ đoàn cũ rách, hai chân để xoãi, hai tay bị trói đặt trên gối… Chiếc đàn độc huyền cũng để dưới đất. Trước mắt nàng, một cành mận lớn, đầy hoa trắng héo, cắm ở dưới đất…Khi hai người chui vào, nàng ngẩng đầu nhìn, mỉm cười:

-Hai người… thân thuộc? Xin cảm tạ điện hạ… Nhưng tôi có người thân thuộc nào đâu…

Cuồng Huệ chưa kịp nói gì. Nhưng Bát La Hoa đã kêu thất thanh:

-Quỳnh Nhi… Quỳnh Nhi… Nàng không nhận… ra tôi sao?

-Quỳnh Nhi? Quỳnh Nhi là ai vậy? Tôi là Ni Cô mà.. Ni Cô Tịnh…

Nhưng Bát La Hoa đã phủ phục xuống đất giọng thống thiết:

-Không phải, không phải Ni Cô… Tôi không thể lầm được.. Nàng là Quỳnh Nhi mà, bông sen xanh của bến Hương Bình… Và tôi là Kỳ Dư Tử đây… Kỳ Dư Tử…

Rồi gã bật khóc rưng rức. Chiếc mõ cũng rớt xuống đất, và con hươu văng té gần chân Ni Cô… Ni Cô ngồi lặng hồi lâu, dịu dàng:

-Kỳ Dư Tử?… Nếu quan nhân thấy muốn khóc, thì cứ nên khóc đi… Khóc cho trôi hết những… nghiệt chướng phù hoa…

Lạ một điều là nàng chỉ nói vậy thôi, mà Bát La Hoa bặt tiếng khóc. Gã lồm cồm dậy, rồi ngồi phệt ngay xuống đất, mắt vẫn dán vào Ni Cô… Cuồng Huệ đứng nhìn, thấy đảnh đầu Ni Cô vẫn bốc luồng hào quang xanh, y bỗng xen vào:

-Đe tôi… mở trói… cho Sư Thái.

-Chớ, đừng mở… Giây trói này… không nặng đâu… Nhưng nghiệt chướng phù hoa mới là giây trói nặng nề… Tôi chịu trói… mấy ngày đêm nay… cũng chỉ là muốn… gánh bớt cho một người… những nghiệt chướng phù hoa… Cũng vì… người đó, mà tôi đã nấm ná trên đất này…

-Cơ sự gì… đã xảy ra? Xin Sư Thái kể cho nghe…

Ni Cô thong thả nói:

-Cũng không có gì quan trọng lắm… Chỉ là nghiệp duyên hiển lộ, và tôi cũng cầu mong nhu vậy… Và có lễ Lão Hồ Tử cũng… muốn nhu vậy…

Cuồng Huệ vội hỏi:

-Lão Hồ Tử… bây giờ ở đâu?

-Chắc cũng loanh quanh nơi đây… (thở dài) Chả là cách đây chừng nửa tháng… tôi cứ hay tới đây, tới nơi cổ miếu này, ngồi cắm cành mận trắng… để mời các vị Sãi chủ Vệ Đà ra nói chuyện đạo lý… Tôi mong muốn được nghe một lần giáo lý Vệ Đà, để thấy những điểm dung thông hoặc còn vướng mắc so với giáo lý của đức Mâu Ni… Nhưng không thấy ai ra cả… Rồi cách đây ba hôm, vị Sãi chủ bỗng dẫn người ra, ập tới khám xét chiếc khăn gói của tôi. Thấy bên trong… có pho tượng ngọc rất quý của đền mới bị ăn trộm, cùng mấy thứ báu vật của nhà vua. Tôi nói không hiểu sao chúng lại ở trong khăn gói tôi… Thế là họ giữ tôi, muốn tra hỏi những đồng đảng… May mà có vị điện hạ, nên tôi mới được tạm giam cầm nơi căn nhà u tĩnh này…

Bỗng có tiếng nói vọng vào của Di Đà La Tử:

-Nói chuyện nhanh lên, có người tới đó…

Tiếp theo là tiếng chân người vội vã, rồi một giọng nói lè nhè như quen thuộc cất lên, khiến Bát La Hoa nhói ở tim:

-Điện hạ… cớ sao điện hạ lại làm vậy?

Rồi một bóng người chui vọt vào… Té ra là Hữu Khứ Hữu Lai Loa Kế Đại Bà La Môn. Nhưng lần này ăn mặc rất sang trọng mái tóc bù xù bôi dầu thơm lừng và ướt sũng. Ông quát to:

-Ta là Loa Kế, Hoàng thượng đã cử ta làm Trảm giám quan nơi pháp trường ngày hôm nay… Ta bắt quả tang các ngươi đương trò chuyện thân mật với nữ tử tù… Đúng là bọn đồng đảng… Bây đâu, trói lại cho ta…

Mấy tên lính dạ ran, cầm giây thừng xông vào… Bát La Hoa giơ ngay hai tay:

-Xin trói tôi đi… Tôi chính là người đệ-tử sắp thí phát của vị Sư Thái đây… Tôi muốn chịu cùng cảnh ngộ với thày tôi…

Gã vừa nói vừa nhìn Loa Kế… Tóc loe cười hề hề, ra chiều đắc ý.

-Đúng rồi, đúng là một bọn cả… mạt cưa mướp đắng hai bên một phường… Hoàng thượng rõ là nhân từ quá! Chẳng cần phải thẩm vấn xét xử gì hết… Cứ chém tuốt luốt là xong..

Cuồng Huệ cũng giơ tay chịu trói…

Cả bọn, kể cả Ni Cô, đều được dẫn ra nơi pháp đình… Toán lính áp giải, Loa Ke đi hộ tống. Di Đà La Tử đi theo sau, cách một quãng…

Họ được dẫn và nhập bọn với đám người áo vàng, lúc đó đang đứng cạnh pháp đình, trên một khoảng đất bốn bề đều có rào sắt, như trong chiếc chuồng sắt… Thạch Sanh ngẩn người khi nhìn thấy Cuồng Huệ và Bát La Hoa cũng bị trói. Nhưng nét mặt Bát La Hoa rất hớn hở như kẻ vừa bắt được vàng… Chàng lại thấy Ni Cô đúng là vị Ni

Cô đi cùng Lão Hồ Tử. Bất giác đưa mắt nhìn quanh kiếm Lão Hồ Tử. Nhưng không thấy Hồ Tử đâu, chỉ thấy Loa Ke đứng giữa pháp đình oang oang quát tháo…

Tóc loe đương quát tháo bọn lính chuyên chở những dụng cụ tra tấn và hành hình… Chúng lễ mễ xe ra, đặt trước pháp đình một nồi than cháy hừng hực to bằng cái giường ngủ.. Dân chúng lại xì xào sợ hãi… Họ nhìn cái lò than rồi lại đảo mắt nhìn vị ni cô trong chiếc chuồng… Nhiều tiếng lào xào lại nổi lên: bọn lính đương xúm nhau hỳ hục chở tới trước pháp đình một chiếc máy chém bằng sắt đen xì. Máy chém đặt trên một cỗ xe cao lênh khênh, có bốn ngựa kéo, và dừng lại gần chỗ lò than… Trong đám đông, tiếng một người đàn bà rú lên ngất xỉu vì sợ hãi…

Một hồi trống dài nổi lên… Mọi người nhìn về phía con đường đá xanh từ đền đi ra pháp đình. Thấy hai cỗ kiệu lớn và ba kiệu nhỏ, người hầu xúm xít theo sau… Thì ra là nhà vua, và vua sãi, cùng mấy vị ngồi xử… Mọi người, kể cả các sãi cùng tu sỹ, đều lục tục đứng lên, kính cẩn nghênh đón…

Nhà vua xuống kiệu. Vóc dáng to lớn, có bộ ria vểnh cong rất đẹp, nhưng dáng điệu thiểu não yếu ớt, nét mặt tiều tụy hốc hác, phải có hai người hầu cỡ tay vua đi tới chiếc ngai. Nhà vua ngồi xuống, đưa đôi mắt lừ đừ nhìn quanh, nhưng hình như không dám nhìn thẳng vào chỗ chuồng sắt những tội nhân…

Vua sãi xuống kiệu sau. Chừng sáu mươi tuổi, râu cạo nhẵn nhụi, khuôn mặt quắc thước, đôi mắt có mục quang sáng loáng. Các sãi nổi tiếng chào lao xao. Y giơ cao hai tay chắp lại đáp lễ, rồi nghiêm nghị tới ngồi chiếc ghế bên vua… Người ngồi ghế bên kia là một vị nữ tu Vệ Đà già, lông mày xỏa xuống mắt, nhưng mục quang rất tinh anh… Rồi đến hai vị đại thần, mặc áo đại trào, lên ngồi hai bên…

Dân chúng im lặng theo dõi. Thấy vị vua sãi thì thào một hồi vào tai Nhà vua. Rồi đĩnh đạc phát tay ra lệnh đánh mấy tiếng chuông, tuyên bố:

-Ngày mùng 5 tháng 5 niên hiệu Chiên Đà 18 tại xứ Ma Già Đà, pháp đình tối cao của Đại Vương Ca Chiên Đà Tử khai mạc. Đe xét xử một vụ đạo tặc và khi quân không tiền khoáng hậu, mà kẻ thủ phạm cùng đồng bọn, chưa hiểu thuộc giống yêu quái gì, nhưng mặc pháp phục áo vàng của phải tăng lữ Mâu Ni… Tỏa xử bắt đầu…

Đám đông nổi nhiều tiếng xì xào ghê hãi… Nhiều kẻ lo ngại dùm cho Ni Cô bị cáo… Bỗng Sãi vua giơ cao tay ngoắc Loa Ke đương đứng phưỡn ngực trước pháp đình. Loa Ke nói to:

-Xin tuân mệnh

Rồi xăm xăm chạy tới chỗ chuồng sắt, ra lệnh. Mấy tên lính mở khóa chuồng, tới đứng trước mặt ni cô, ra hiệu đứng lên… Ni có từ từ đứng dậy, tay vẫn cầm cành mận trắng, theo lịnh đi ra. Bỗng Bát La Hoa kêu:

– Cho đệ tử theo với…

Rồi gã vội vã lượm chiếc đàn độc huyền, theo chân. Mấy tên lính ngần ngừ nhìn Loa Ke. Ông nói:

-Gã này muốn theo thày chịu chết, kể cũng được. Cứ cho gã theo… Ni Cô bước ra ngoài, khoan thai trèo những bậc thang lên máy chém. Mọi người nín thở… Nàng đứng cao trên bục máy chém, không nhìn pháp đình, mà nhìn chênh chếch. Toàn thân bất động, vẻ mặt chìm vắng xa vời, như một bông hoa mọc nơi kẽ đá. Bát La Hoa đứng hầu phía sau, tay ôm chiếc đàn. Gã nhìn thinh không, hồi tưởng âm vang một tiếng chuông dài bất tận… tiếng chuông siêu pháp giới. Hắn bỗng nở trên môi một nụ cười như-đùa- như-thực

Nụ cười gã khiến Sãi vua bực tức. Ông gằn giọng hỏi:

-Tên này là đứa nào?

Loa Ke đáp:

-Gã là đệ tử ruột của thủ phạm. Tự ý nạp mình theo thầy…

Vị nữ tu Vệ Đà “ứ” một tiếng, vén lông mày nhìn Bát La Hoa chầm chập. Rồi nói:

-Toàn một lũ yêu quái, mặt mày nhởn nhơ cao ngạo. Kính xin Đại Vương cùng pháp tòa nghiêm minh trong vụ này.

Vừa nói, bà vừa nghiêng mình phía nhà vua… Nhưng nhà vua vẫn đôi mắt lờ đờ, chẳng buồn nói. Bỗng nhìn thấy Di Đà La Tử đứng nấp sau một gốc cây, nhà vua nổi giận, chỉ tay lắp bắp:

-Thằng nghịch., tử.. Nó dám tới đây ngạo ta…

Sãi vua can:

-Xin bệ hạ chớ nổi giận… kẻo lại lên cơn đau đầu…

-Nhưng nó… không phải là con ta… Nó chẳng giống thằng Di Đà La Tử hồi trước chút nào…

-Bệ hạ chớ nói vậy… Đông Cung Thái Tử là bậc hiền lương dân chúng luyến mộ…

– Luyến mộ cái gì… Nó mỵ dân đấy, nó cứ lấy ở trong kho của ta rồi phát cho dân, khiến kho ta rỗng tuyếch… Có khi nó muốn kéo bè để phản ta đấy… Nó lại liên kết với… bọn Mâu Ni nữa…

Cơn giận khiến nhà vua hổn hển… Mấy người hầu chạy tới rót thuốc dâng nhà vua… Sãi vua nói khẽ:

-Xin bệ hạ yên tâm. Nội trong ngày nay, sẽ có diệu dược dâng tiến. Bệ hạ sẽ khỏi đau đầu…

Hai người trao đổi như vậy, nhưng đám đông không để ý mấy… Họ còn đương xôn xao về Ni Cô… Cả đám tu sỹ cũng xôn xao… Một Ni Kiền Tử trẻ tuổi, đóng chiếc khổ, bước ra, nói ba hoa:

-Các vị đều đương mở mắt thao láo cả đó, nhưng không biết có nhìn thấy không…? Vị Ni Cô Mâu Ni thủ phạm này, chẳng hiểu là yêu quái giống gì hay thần linh, nhưng xinh đẹp quá chừng. Chẳng có chi tục lụy cả… Kẻ này nhìn thấy… đẹp gần như Thánh Mau Kali vậy…

Một Ni-Kiền khác cũng nhảy ra, hoa chân múa tay…

-ơ hơ… đúng đó, đúng đó… Chỉ thiếu một vết đỏ ở giữa chặng mày thôi, và một hạt kim cương nơi cánh mũi… Neu thêm hai vật đó… thì ơ hơ… chưa biết chừng…

Họ nói lớn tiếng, ý chừng như muốn trêu chọc sãi vua. Nhưng sãi vua ngồi im lặng không nói gì, chắc còn bận tâm nhiều việc khác… Chợt lại thấy ở một căn lều khác, một tu sỹ già, bộ mặt vẽ chằng vẽ chịt bằng phấn đỏ và móng tay dài nghêu ngao, lên tiếng:

-Ta là Phú Lan Na, chủ trương thuyết Đoạn diệt… Chắc các người đã nghe nói.. Đoạn diệt có nghĩa là một khi chết là mất hẳn. Như củi hết lửa tắt. Thân xác này đã tan rã ra rồi thì ô hô i hi chẳng còn gì nữa… Ngay đến các vị người đời cho là thánh nhân cũng vậy, cũng chẳng còn gì nữa… Nhưng hùm… hùm… lúc này, ta ngồi đây, ngắm nhìn vị Ni Cô xinh đẹp này, thì ta lại thoáng nghi ngờ thuyết đoạn diệt… (gãi đầu) Có lẽ… chỉ có những người xấu xí lúc chết thì tắt hẳn mà thôi. Còn những người xinh đẹp thì… chưa chắc đã tắt hẳn đâu… Ấy là ta nói thực thà như vậy…

Có mấy người phá ra cười… Nhưng một giọng nói khác lại nổi lên, đầy hoài nghi:

-Ôi chao! Xinh đẹp mà làm gì? Chỉ tổ hại người… chỉ reo rắc tai họa… Càng xinh đẹp lại càng tai họa, lại càng yêu quái… Bộ mặt thì tươi như hoa, nhưng lòng dạ thuần là yêu quái…

Mọi người trông ra, thì đó là một vị tu sỹ phái khổ hạnh tên Mạt Già Lê. Thường tu trong rừng, và có tiếng là vào được những con thiền định sâu, và hay xuất thần thức lên rong chơi những cõi trời… Chưa ai kịp nói gì thêm bỗng có tiếng chát chát vang lên. Sãi vua đương cầm chiếc vồ gỗ nhỏ đập vào tay ghế, kêu gọi sự chú ý:

-Tất cả hãy lắng nghe đây. Đây là một vụ án đạo tặc và khi quân không tiền khoáng hậu, quan hệ đến vận mạng cùng hạnh phúc của toàn dân xứ Ma Gia Đà này… Từ sáu tháng nay, những tai họa liên miên đã xảy ra tại xứ này. Nào là mất mùa, lụt lội nước dâng ngập tràn như chưa từng thấy, rồi thì sao chổi xuất hiện, rồi đến gò đất nơi xây Nghênh Phong các của Đại vương nơi bờ sông Hằng cũng vô cớ lở sụt… Vì sao vậy? Chỉ là vì các vị Thần linh đã nổi giận, và dưới âm cung, bọn quỷ cũng nổi loạn. Đại vương đã truyền lệnh cho chúng ta giết hai mươi con dê cùng ba mươi con cừu để làm lễ tế thần, nhưng vô hiệu quả…

Sở dĩ như vậy vì sao? Là vì trong những tháng gần đây, một bọn yêu quái không biết từ đâu xuất hiện, đã đột nhập xứ này, rồi tác oai tác quái, khiến cho người cũng như quỷ thần đều đứng ngồi không yên… Chúng bắt đầu phá phách tại thành Hoa thị. Nhiều đền miếu Vệ Đà đã bị xâm phạm. Các hình tượng tôn quý bị cáo trộm phá huỷ, nhiều ngọn tháp báu bị chúng đem vật nhơ bẩn làm ô uế. Bản thân các sãi chủ cũng bị xâm phạm… Rồi thì chúng lan tràn tới thành Ba La Nại này… Đêm hôm 19 tháng 4 vừa qua, Đại vương đương nằm nghỉ nơi Nghênh Phong các, ngài đương ngủ chập chờn, thì bỗng có một bóng dáng nữ quái nhảy vào, cầm chuôi guơm đập mạnh vào đầu ngài khiến bất tỉnh. Long thể hiện nay bất an trầm trọng. Đó là tội khi quân không thể chối cãi…

Rồi thì các cung nữ đương chầu hầu Đại vương cũng bị cao trọc đầu nhẵn thín, và cao sạch lông mày. Tất cả báu vật trong Nghênh phong các đều bị vơ vét không còn một món. Đó là tội đạo tặc.

Rồi thì chúng lan tràn tới Vệ Đà Đại cổ miếu này. Một pho tượng ngọc Thần Krishna giá trị liên thành đã bị đánh cắp, và ba bà nữ tu lớn tuổi và rất khả kính trong lúc nằm ngủ đã bị thích chữ vào mặt.

Bổn tòa đã đích thân mở cuộc điều tra và theo dõi. Nên đã khám xét và bắt được quả tang pho tượng ngọc cùng mấy báu vật trong bọc hành lý của vị Ni Cô thủ phạm này…

Sãi vừa giơ tay chỉ pho tượng tang vật cùng mấy thứ lặt vặt đặt trên một chiếc bàn nhỏ giữa pháp đình, và nói tiếp:

-Đó là tội trạng cùng tang vật. Nay truyền cho gọi các nạn nhân cùng nhân chứng.

Ông đưa tay ra hiệu cho Loa Kế. Tóc loe dạ lớn tiếng, rồi khế truyền lệnh cho mấy tên lính. Mấy tên này dẫn tới pháp đình một sãi chủ mặc áo trắng nhưng đầu bịt khăn xụp xuống màng tai. Nhân chứng khai:

-Tôi là Ba Thi La, sãi chủ tại thành Hoa Thị từ ba mươi năm nay. Ngôi đền danh tiếng của tôi bị xâm phạm nhiều lần…

Sãi vua cắt ngang:

-Sãi chủ chỉ cần kể sự việc đêm hôm bị đả thương thôi…

-Đêm hôm đó, y với gõ của phòng tôi. Tôi tới cửa nhìn ra, nhưng không mở cửa. Cửa phòng tôi là cửa song sắt, nên y đột nhiên thò gươm qua kẽ song sắt, cắt đứt tai tôi…

-Y hay là y thị? Nam hay nữ?

-Ăn bận con gái… Xinh đẹp lắm, lại yểu điệu nữa…

-Có trao đổi nói năng gì không?

-Không nói năng gì. Chỉ thò gươm đen loáng một cái thôi, rồi bỏ đi… Tôi thì ngã lăn xuống…

-Có đúng là Ni Cô này không?

-Thị kia có tóc… Nhưng xinh đẹp yểu điệu thì giống như người này… Chắc chỉ là một, vì không lẽ lại có hai người xinh đẹp yểu điệu như vậy… Có khi là sau đó, lại cạo đầu trọc..

Có tiếng cười xì xào cười rúc rích trong đám dân chúng… Khiến vị nữ tu ngồi xử lên tiếng đanh thép:

-Xin sãi chủ Ba Thi La nhớ lại kỹ, và cung khai quả quyết. Là một hay hai? Đúng hay không đúng?

-Tôi nhớ kỹ lại rồi… Đúng là người này…

Bọn lính lại dẫn tới một nạn nhân khác. Đây là một bà nữ tu già lọm khọm, nhung giáng điệu soi mói. Bà đứng hấp háy nhìn Ni Cô một hồi. Rồi chẳng đợi được hỏi, đã cung khai ngay:

-Theo tôi thấy thì đúng là người này… Đêm đó, tôi còn thức rõ ràng mà, nhưng người này lấy tay thọc vào mạng mỡ tôi, khiến người tôi cứng đờ. Rồi y thị rút một con dao mỏng như lá liễu thích chữ vào trán tôi, và bôi phẩm đỏ, khiếm từ đó, tôi cứ phải bịt khăn…

vừa nói, bà vừa chỉ tay lên cái khăn bịt trán…

Bọn lính lại dẫn tới một tên sãi trẻ. Cuồng Huệ nhìn ra, thấy đúng là tên sãi có bộ mặt dài ngoằng đã gặp ngoài bờ sông… Gã khai:

-Thưa Đại sãi vua, tôi từ Hoa Thị theo hầu thầy tôi lên thành Ba La Nại này để tường trình với Đại Sãi vua về vụ ngôi đền của thầy tôi bị xâm phạm. Hàng ngày, lúc rảnh rỗi, tôi thường tha thẩm ở vùng ven bờ sông Hằng này để nghe ngóng tin tức. Tôi thấy vị ni cô thủ phạm này cũng hay tha thẩn nơi đây, tay cầm cành mận… Cách đây ba hôm, vị Ni Cô vào nơi sân của ngôi Vệ Đà cổ đặt chiếc khăn gói xuống, nghe chạm đến kịch vào tảng đá, hình như bên trong có đựng vật gì nặng bằng đá hay bằng kim khí. Tôi động tính hiếu kỳ nên lấp sau một thân cây theo dõi… Ni Cô chờ một hồi lâu không thấy ai ra, nên ngồi dựa gốc cây thiu thiu ngủ. Tôi rón rén tới mở bọc hành lý: không ngờ bên trong lại thấy pho tượng cùng mấy vật khác… Nên vội gói lại và đi trình báo Đại sãi vua…

Sãi vua cười:

-Tốt lắm! Nhà ngươi là một viên sãi lanh lợi và có tâm hộ đạo…

Hai tên lính lại dẫn tới một vị tu sỹ già, râu tóc bù xù, hai bàn tay móng rất dài, bận chiếc áo dài rách bẩn, nhưng dáng điệu lanh lẹ tinh anh. Chính là tu sỹ Mạt Già Lê thuộc phái Khổ Hạnh, lúc nãy đã lên tiếng hoài nghi những bộ mặt đẹp như hoa, nhưng lòng dạ yêu quái… Khi tới gần pháp đình, Mạt Già Lê bỗng lẹ chân bước lên chiếc thang máy chém, trèo tót lên bục rồi đi tới gần Ni Cô vẫn đứng yên lặng. Ông từ từ đi vòng quanh Ni Cô 3 vỏng, vừa đi vừa hin hỉn lỗ mũi như cố ngửi một mùi hương gì… Rồi tần ngần bước xuống, tới trước pháp đình, hai lỗ mũi vẫn hin hỉn… Sãi vua cười hỏi:

-Kmh cáo Đại Tiên. Đại Tiên muốn kiếm tìm gì đó?

Mạt Già Lê không trả lời thẳng, chỉ nói:

-Tôi là Mạt Già Lê, tu sỹ phái Khổ Hạnh, tu thiền định trong khu rừng phía tây thành Ba La Nại này, thường ngày chỉ bầu bạn với muông thú cùng cỏ cây, nên không còn nhớ được những lễ nghi nơi phồn hoa đô hội…

Sãi vua cắt ngang:

-Xin đại tiên chớ bận tâm. Chúng ta đều là người tu hành nên đều là bầu bạn của thiên nhiên cô tịch cả… Được nghe danh Đại Tiên đã lâu, và nghe đồn Đại Tiên thường vào những cơn định thâm sâu, có khi vài ngày mới xuất định… Sở dĩ hôm nay, dám phiền đại giá tới đây… chỉ là vì… muốn được nghe đại tiên kể về những cơn thiền định ấy, và trong cơn thiền định, con đại ma đầu nữ quái… đã mạo phạm đại tiên như thế nào?

Mạt Già Lê ngần ngừ giây lâu, bộ mặt nhăn nheo ửng đỏ:

-Thôi… có nói ra cũng chỉ thêm hổ thẹn… Đại sãi chủ cũng chẳng nên gọi tôi là Đại Tiên làm gì… Trước đây, tôi miệt mài tu tập thiền định, và trong những cơn định thâm sâu, nhiều khi có thể xuất thần-ngã lên rong chơi tại đỉnh núi Bồng Lai, dự những buổi tiệc của quần tiên… nên cũng đinh ninh rằng mình đã trở thành thần tiên… Nhưng, từ khi có con nữ quái ấy xen vào làm trò hoặc loạn thì… ôi thôi… tôi thực tình cũng chưa biết nghĩ sao… nói sao…

-Xin Đại Tiên… xin ngài cứ kể rõ cho nghe.

-Tôi sở dĩ nuốt sự xấu hổ xuống đây… chỉ là cốt nhìn rõ mặt con nữ quái muốn biết rõ nguồn gốc xuất xứ của nó từ đâu… Cũng động tính hiếu kỳ muốn biết xem quý ngài ở phái Vệ Đà đã dùng phương chước hay pháp thuật gì mà bắt giữ được nó. Vì bản lĩnh nó không phải lầm thường, nó hơn tôi nhiều bực, nên tôi không chống đỡ nổi nó… Này nhé, đêm hôm đó, tôi cũng như thường lệ ngồi thiền nơi gộp đá trong rừng. Khoảng giữa canh ba, tôi khởi tâm muốn đẩy thần ngã lên, ra khỏi cung nê-hoàn nơi đảnh đầu để rong chơi nơi tiên cảnh. Bỗng một luồng gió lạ nổi lên rồi quấn quanh người tôi như một giải sương lạnh. Đảnh đầu tôi như có vật gì đè nặng đến mấy trăm cân và lạnh toát. Giơ tay sờ, thấy chỉ như một hỏn sỏi nhẵn bóng to bằng ngón tay cái. cố sức nâng hòn sỏi lấy xuống, nhưng không nổi. Nó nặng như một tảng đá, và dính chặt vào da đầu… Bỗng có tiếng cười khẽ nhưng rõ rệt khanh khách. Nhìn ra thì ra y thị, xiêm áo yểu điệu, vừa đi tới vừa cười ngỏn ngoẻn… Tôi trố mắt nhìn. Thị cất tiếng ỏn ẻn:

– Đại tiên lại muốn đi rong chơi phải không? Nhưng tiện nữ đã mạn phép đặt viên hồng ngọc lên đầu đại tiên để khóa cửa cung nê-hoàn rồi. Đại tiên không ra được đâu..

Tôi tức giận quơ ngay chiếc gậy tích trượng thường để bên mình, phang ngay một gậy. Nhưng chiếc gậy cứ như phang vào hư không, chẳng gặp quần áo da thịt gì cả. Y thị bật cười rúc rích:

-Đại Tiên chớ nóng nảy như vậy, để mất cả uy nghi. Chỉ có phàm phu mới động tay dao gậy, thần tiên không dùng đến đâu… Vả lại, Đại Tiên cũng chẳng nên đi chơi cái mỏm núi Bồng Lai ấy mãi. Mỏm núi thì thấp lè tè, cảnh vật thì nhàm chán, người nghiếc cũng thô xấu, rượu uống lại nhạt phèo, chẳng ra mùi vị gì cả… Đi chơi chỗ khác hay hơn…

Tôi ngẩn mặt nhìn. Y thị tiếp:

-Có một nơi xa hơn, cao hơn. Có ao Dao Trì, nước ao thơm mát nếu xuống tắm rửa thì lâng lâng sạch hết bụi trần, đám quần tiên thì đẹp đẽ xinh tươi, họ uống rượu trong những chiếc chén tống lớn như chiếc hài, còn rượu Bồ Đào thì thơm phức và say lịm, cõi trần gian này chẳng có thứ rượu nào sánh kịp… Đại Tiên có muốn đi thử chơi không, tiện nữ xin dẫn đường…

Tôi ngồi im lặng không trả lời… Y thị liên giơ tay cất viện ngọc. Tôi chỉ đợi có thể, nên đẩy thần-ngã trào ra, bay vọt thẳng lên thinh không… Nhưng y thị đã nhanh tay nắm được chéo áo tôi kéo xuống, cười nói:

-Đại Tiên chớ làm tiện nữ mất hứng… Đêm nay, tiện nữ muốn tự tay chuốc rượu cho Đại Tiên mà…

Rồi y thị nắm chặt chéo áo tôi, bay vọt lên thinh không, giữa những cụm mây trắng lơ lửng. Bay lòng vòng một hồi lâu, rồi đáp xuống một nơi có chiếc ao lớn. Bờ ao cỏ mướt mọc xanh rì, trông lấp lánh như pha lê, nước ao trong mát, đáy ao đầy cát vàng…

Trên bờ, có chỗ đất trống, nhiều đám quần tiên cả nam lẫn nữ, xiêm áo đẹp đẽ, đương nghiêng ngả chuyện trò chuốc rượu lẫn nhau… Y thị bèn lấy từ bọc ra một sợi dây vàng óng ánh, buộc vào cổ tay tôi rồi đẩy ùm xuống nước. Giòng nước mát lạnh và khá sâu, chân tôi đứng không đụng đáy. Y thị cầm đầu dây, nhẹ nhàng kéo tôi vào bờ… Tôi đương lồm cồm trèo lên… thì một tiên nữ đã bước tới, tay cầm một chiếc hài thêu rót đầy rượu mời tôi. Hương rượu bốc lên nồng nặc khiến tôi ngần ngại… Con đại ma đầu nói:

-Đại Tiên uống đi… uống rượu này rồi sẽ lọt vào cửa bất tử đó… Và Đại Tiên sẽ được diện kiến Tây Vương Mầu…

Tôi nhắm mắt uống một ngụm. Rượu cay sè và rất mạnh, khiến tôi ngất lịm, nằm lăn xuống vệ cỏ…

Khi thần ngã tôi tỉnh dậy thì thấy chung quanh vắng ngắt, chẳng có một ai… Chỉ thấy vầng trăng hạ tuần chiếu chênh chếch trên một cánh rừng nhỏ và một chiếc hồ… Biết rằng mình bị yêu ma khí dụ trêu chọc, tôi lúi húi nhặt đá nhỏ, xếp lại thành hình một mảnh trăng lưỡi liềm trên bờ cỏ để đánh dấu nơi đó… Rồi bay vọt lên thinh không tìm đường trở về…

Nhưng con yêu mị này thật tai quái. Nó chưa hết trêu chọc tôi… Khi về tới gộp đá quen thuộc, trông thấy thân xác tôi vẫn ngồi bất động, thần ngã tôi vội xà xuống đảnh đầu để nhập vào xác. Nhưng bị đánh bật ra, không nhập được… Định thần nhìn kỹ, thấy đỉnh đầu vẫn có viên ngọc đỏ hồng nằm chắn lối ra vào. Có tiếng cười khúc khích phía sau, rồi nó lại tiến đến… Tôi tức giận tràn hông, rủa xả không tiếc lời… Nó cứ đứng nhơn nhơn một hồi, rồi bảo:

-Đại Tiên tuy nhiều tuổi đời, nhưng yếu quá, kém quá! Chẳng hiểu thời vụ gì hết… Các tu sỹ của quý phái Khổ Hạnh cũng như sãi Vệ Đà đều yếu quá, kém quá… Thiền định thì nông cạn, tâm địa thì cao ngạo đảo điên, chẳng hiểu trời cao đất dày là gì… Cứ tưởng thần-ngã của mình là ghê gớm lắm… Tiện nữ đi qua đây, tuy có trêu chọc đại tiên, nhưng cũng là có hảo ý… Muốn giúp Đại Tiên một bài học… Khi bản lĩnh của mình còn nông cạn, chớ nên đi ta bà nhiều làm gì… vì sẽ bị lạc lối bởi bọn yêu mị…

Nói xong, y thị giơ tay cất viên ngọc, rồi biến đi mất dạng. Lúc đó, trời vừa hừng sáng…

Ngay ngày hôm sau, tôi lang thang đi tìm kiếm… Tới cũng chỗ đó, thấy mấy viên đá xếp thành mặt trăng lưỡi liềm vẫn nằm đó… Và nơi ấy chỉ là một cánh rừng nhỏ, ven

chiếc hồ, và bên kia rừng là một khu nghĩa địa, mấy chiếc thây ma trương phình vứt trên đất. Và cũng không xa khu rừng tôi ở…

Mạt Già Lê kể xong, đứng tần ngần giây lâu, kết luận: “Đó, chuyện như vậy, quý ngài nghe đi… Tôi bây giờ cũng chẳng biết…”

Sãi vua nghe chuyện cũng thấy phân vân rờn rợn, nhưng vẫn nói:

-Xin đa tạ đại tiên đã tới pháp đình này, và kể rõ mọi sự. Nay bổn tòa chỉ xin ngài cho biết tôn ý: con đại ma đầu đêm hôm đó… có đích thực., là Ni Cô này chăng?

Mạt Già Lê ngước mắt nhìn lại Ni Cô, rồi lắc đầu quả quyết: -Tôi nghĩ rằng… không phải… Là vì… tay nữ quái cũng xinh đẹp yểu điệu như vậy, nhưng tôi cảm thấy phong tư của nó khác… và vị Ni Cô này khác… Hơn nữa, lúc nãy, tôi có trèo lên… ngửi mùi hương… Mùi hương vị Ni Cô này, nhẹ nhàng thanh thoát… và giống như mùi hương hoa sen. Còn con ma đầu… thì tỏa ra một mùi hương nồng nàn mê loạn. Không biết giống cái gì…

Có tiếng xì xào khúc khích trong đám đông… Bỗng có giọng lè nhè cất lên của Loa Ke

-Đại Tiên lập luận như vậy thì hi., hi… cũng chưa chắc đâu, cũng chưa thấu nhân tình thế thái… Vì… bọn yêu mị… chúng nó hay biến hóa mùi hương lắm. Lúc thì hoa nguyệt quế này, lúc hoa sen, lúc hoa bát đầu ma… và còn gì gì nữa, làm sao tin được?

Sãi vua gật gật đầu… Bỗng mọi người đều nghển cổ vì nghe tiếng nói của Ni Cô lần đầu tiên cất lên:

-Tôi thiển nghĩ lời nói của vị đại Bà La Môn có mái tóc loe… cũng chưa nhằm lý… Là vì mỗi chúng sanh, do mang cái thân báo-đắc này (Báo đắc là do nghiệp báo mà có), nên đều tiết ra một mùi hương riêng biệt. Một người thích uống rượu thường tiết ra mùi mồ hôi nồng nặc. Người ăn thịt cũng vậy, có mùi tanh hôi, nên Chư Thiên thường hay lánh xa… Song những người tu hành có hạnh thanh tịnh thì lại khác. Họ tiết ra mùi hương do giới hạnh gọi là Giới Hương. Hoặc do Định Hương, hoặc do Huệ Hương. Người tu hành có chút thần-lực có thể biến hóa mùi hương được, nhưng biến hóa do tâm Từ Bi. Loài yêu mị cũng biến hóa được đôi chút, nhưng do tâm đa đoan yêu mị… Song tất cả những mùi hương biến hóa đó chỉ là phảng phất bên ngoài, còn bên trong vẫn là mùi hương cố-hữu do báo đắc mà có…

Giọng nói của nàng khiếu hội trường im phăng phắc. Có kẻ bỗng reo lên: “Phải rồi… vị Ni Cô này không thể là yêu mị được…” Nhà vua lúc có đương ôm đầu ngủ gật, cũng mở mắt lờ đờ hỏi: “Có gì vậy, quốc sư? Đã xử xong chưa…”. Mạt Già Lê bỗng nói lớn tiếng:

-Bây giờ, thì tôi chắc ý lắm rồi… Tôi dám quả quyết vị Ni Cô này không phải… Vì giọng nói của con ma đầu khác, ỏn ẻn xúi dụ, không giống giọng nói Ni Cô…

Loa Kế cười hề hề:

-Đại Tiên coi chừng đó… kẻo bị mê hoặc một lần nữa… Bọn yêu mị nó cũng biết biến hóa cả giọng nói nữa. Cứ tin vào hình sắc cùng âm thanh… là hết thuốc… Khải tấu Đại vuơng, Pháp đình đây là tối tôn, lập ra để gìn giữ an nguy cho tất cả bàn dân Thiên hạ… Thà là giết oan một mạng cỏn hon là để lọt luới một con yêu mị… Vả lại, hê hê… cho dù có chém oan, thì Ni Cô đây vốn theo phái Mâu Ni, chắc cũng duỗi lòng từ bi chẳng oán hờn đâu …

Bà nữ tu ngồi xử, cũng tiếp lời:

-Loa Ke Bà La Môn nói chí lý lắm. Cõi trần gian này chập chùng chân giả. Đại vuơng nắm trong tay vận mạng của trăm họ không thể do dụ nhu nhuợc… Hon nữa, tôi tin rằng Ni Cô thủ phạm đích thị là yêu quái biến hóa hình dạng… Neu không, sao lại có tang vật trong bọc?

Vị đại thần ngồi cạnh Sãi vua bỗng xen vào:

-Rất có thể rằng con nữ quái đó đã nhân lúc bất ý, đã lén bỏ vào bọc của Ni Cô… để đánh lạc..

Thấy sãi vua đua mắt guờm gườm nhìn mình, ông vội im bặt… Sãi vua bèn hạ thấp giọng như để bàn luận nghị án với mấy vị cùng ngồi xử

-Bổn tòa thiển nghĩ rằng trong vụ này, chúng ta cần lưu tâm trên hết tới vận hội của đạo pháp cùng sự an nguy của xứ sở… Vị Ni Cô này không phải tầm thường đâu, mà chính là một mối hiểm họa cho đạo pháp. Vì nếu y thị còn sống, thì hàng ngũ đạo pháp của chúng ta sẽ bị hoang mang chao động… Hơn nữa, sự an nguy của tất cả thần dân xứ này đều trông vào một mình thánh thượng. Lúc này, Đại vương bị đả thương mắc chứng đau đầu nên long thể cực kỳ bất an. Và cần phải lấy trái tim tươi… của một người tu hành thanh tịnh mới có thể chữa khỏi được… Bửu vật đó, biết kiếm ở đâu bây giờ? Vị Ni Cô kia… có thể là người thanh tịnh… nên cần phải hành quyết… vì đạo pháp và xứ sở…

Ông vừa nói, vừa đưa mục quang loang loáng nghiêm nghị nhìn mọi người. Rồi thì thào nói vào tai nhà vua một hồi. Nhà vua, đôi mắt vẫn lờ đờ, chỉ thều thào: “Hành quyết hả? ừ thi hành quyết cho xong đi… Trẩm đau đầu lắm rồi…”

Bỗng nghe thấy Ni Cô cất tiếng:

-Nếu Đại vương cùng quý ngài trên pháp đình chỉ cần… lấy trái tim tươi của người Tỳ Kheo Ni này để chữa chứng đau đầu cho Đại vương… thì quý Ngài chẳng cần phân vân do dự nhiều… Bần Ni xin sẵn sàng dâng hiến… Là vì một người tu hành đã dấn thân vào cửa Từ Bi thì không thể tiếc thân mạng. Nếu là cần thiết để cứu độ chúng sanh, thì buổi sớm mai phải thí thân mạng… rồi đến buổi chiều lại thí thân mạng… Vả lại, Bần Ni có mất gì đâu… chỉ là đổi xác thân này lấy hào quang diệu-sắc mà thôi… Như vậy, chính là quý Ngài đã thi ân cho Bần Ni này…

Vừa nói, nàng vừa khẽ cúi mình lễ chào… Sãi vua sững sờ, nửa hớn hở nửa ngạc nhiên… Ông giơ tay ra hiệu cho Loa Kế, thì bỗng có tiếng la lớn:

-Hãy khoan… hãy khoan. Không được đâu…

Mọi người nhìn ra thì là Đông Cung Di Đà La Tử. Từ trước vẫn núp sau một gốc cây lớn, nay nhảy vọt ra, quỳ trước pháp đình… Loa Ke cười hề hề bước tới, giơ tay định nâng dậy.

-Thôi mà điện hạ… Vụ này, Đại vương cùng pháp tỏa đã nghị xử rồi, Ni Cô cũng ưng thuận rồi… Điện hạ còn định nói gì nữa, chỉ tổ chọc giận Đại vương thôi…

Nhưng Di Đà La Tử vẫn quỳ mọp… Nhà vua bỗng đùng đùng nổi giận:

-Thằng nghịch tử kia, mi còn đến đây làm gì?… Mi… mi muốn đến… để chọc cho ta… tức uất lên mà chết chứ gì… Đe cho người lên ngôi vua… Ta sẽ… truất chức Đông cung…

Nhà vua sức khỏe yếu kém, lại tức giận mặt xám ngắt, nên nói lắp bắp. Di Đà La Tử cúi mặt thưa:

-Thần nhi., mạo muội tới đây… là chỉ cầu mong Phụ vương chớ làm việc đó… Chớ nên hành quyết vị Ni Cô này… để ăn trái tim…

-Mi… biết gì mà nói… Mi là đứa con bất hiếu bất mục… Lại bất trung nữa… Đi liên kết cả với bọn thày chùa áo vàng để phản ta… Ta chưa giết mi là may lắm rồi… Hãy cút đi cho khuất mắt…

Chân tay nhà vua run lẩy bẩy, như người sắp ngất xỉu. Mấy người hầu lại xán tới dâng thuốc và phục thị… Sãi vua nhìn Di Đà La Tử, thấp giọng:

-Điện hạ thấy chưa? Điện hạ nên đi đi thì hơn, chẳng nên nói nữa… Kẻo bệnh tình Đại vương có thể nguy hiểm…

Di Đà La Tử bỗng ngẩng mặt nhìn thẳng sãi vua, giọng nghiêm nghị:

-Quốc sư ngồi nơi ngôi cao chức trọng, cầm vận mệnh bàn dân trong tay, nhưng thực ra cũng chỉ là một kẻ hồ đồ chẳng hiểu trời cao đất dầy là gì… Tuy lải nhải Kinh sách từ thuở để chỏm, chỉ biết thâu thập mấy thứ bả cúng kiếng, nhưng tuyệt nhiên chẳng hiểu thiên kinh địa nghĩa… Cơ sự xảy ra đến thế này, cũng chỉ là do đầu óc mờ mịt hồ đồ của Quốc sư… Phụ vương tôi bị con nữ quái đùa rỡn gõ vào đầu một cái, rồi sợ hãi rối rít nên nghĩ tưởng này nọ phân vân kết thành bệnh đau đầu. Nhưng đau đầu cũng có chết người được đâu! Tôi dám đoan chắc với Quốc sư như vậy… là Phụ vương tôi không chết đâu… Thế mà quốc sư đã xui giục Phụ vương tôi làm đủ các thứ chuyện không họp với đạo lý… Nào là giết dê cừu để lấy máu tế thần… Những con vật ấy có tội gì đâu mà đem giết… Và Quốc sư nên biết rằng thứ máu tươi bất tịnh ấy, chỉ có thứ quỷ thần lem nhem mới ưa thích liếm ngửi thôi. Còn những bậc Quỷ thần lớn thì các ngài lại nổi giận và vội vã tránh xa… Quốc sư có biết như vậy không?

Sãi vua ngồi tím mặt, chưa biết nói gì… thì nhà vua lại đùng đùng quát:

-Thằng giặc còn hơi sữa kia… Mi lại định dạy cả bọn ta phải không?… Mi… đúng là trứng khôn hơn vịt…

Loa Kế bước tới, cười giả lả:

-Thôi mà điện hạ… Cớ làm sao hôm nay điện hạ lại hung hăng liều lĩnh nhu vậy…? Thường ngày điện hạ hiền khô mà., (nheo mắt hỏi nhỏ) Hay là con nữ quái… nó nhập vào điện hạ?

Vừa nói, Tóc Loe vừa cúi xuống định kéo Di Đà La Tử đứng lên… Nhưng Di Đà La bỗng vung tay đẩy mạnh khiến Tóc Loe lăn cù. Rồi tiếp:

-Rồi., tệ hơn nữa, Quốc sự lại xúi giục Phụ vương tôi ăn tim người sống… Và hạ sát hai tên tù nhân… Hùm… tim người sống thì cũng có một chút bổ ích thực… nhưng ăn tim người thì có khác gì yêu quái? Và lại cái nghiệp cố sát muốn lấy của người làm của mình, nghiệp ấy dài dằng dặc khiến Thần Linh lại nổi giận… Như vậy, Phụ vương tôi chịu sao nổi?! Đấy… Quốc sư thấy không… ăn hai trái tim rồi mà bệnh đâu có khỏi? Đâu có khỏi…

Loa Kế lại bước tới. Tuy bị đẩy ngã lăn cù, nhưng mặt vẫn nhơn nhơn, nói:

-Điện hạ nói vậy là chưa hiểu nhân tình thế thái gì hết… Đại vương chưa khỏi, là vì đó chỉ là 2 trái tim trần tục ô trọc. Còn như trái tim Ni Cô đây… thì thanh tịnh… ăn vào nuốt qua cổ là khỏi liền…

Di Đà La Tử nói:

-Đại Bà La Môn nghĩ vậy mới chỉ là nghĩ một mặt thôi. Ăn trái tim thanh tịnh của sư thái, nếu có thể làm lui bệnh của Phụ vương tôi, thì cũng chỉ là làm lợi ích cho cái sắc thân thô kệch phù du mà thôi… Nhưng còn cái nghiệt chướng tầy trời cố-sát-một- người-thanh-tịnh, thì Phụ vương tôi sẽ phải trả làm sao đây? Có khi thần thức hay giới thân huệ mạng của người sẽ phải chìm nổi nhiều kiếp cũng chưa chắc đã trả xong được…

Loa Kế vẫn giọng giả lả:

– Điện hạ chớ nên nói như vậy… Vì nói như vậy, thì chẳng khác chi điện hạ nguyền rủa Đại vương rằng nếu ăn trái tim, thì sẽ bị đầy đọa nhiều kiếp làm con rùa hồ đồ. Đại vương đường đường làm một vị minh quân mà không lẽ lại tụt xuống làm một con rùa… Vả lại… hi hi… lúc này, tôi thấy điện hạ hình như ăn phải bả hơi nhiều của bọn thầy chùa áo vàng rồi đó… tỷ dụ như chữ thần thức hay giới thân huệ mạng… Đáng lẽ điện hạ phải dùng chữ Thần Ngã mới đúng chứ… Và hi… hi.. Thần Ngã thì làm sao có thể đội một thân xác rùa được…

Di Đà La Tử trợn tròn xoe đôi mắt:

-Lúc này, tôi không có thời giờ nói chuyện chữ nghĩa với đại Bà La Môn… (trầm ngâm) Nhưng lạ thay! Từ một tháng nay có cơ hội nói chuyện với đại Bà La Môn, tôi mới nhận thấy rằng… chính Đại Bà La Môn là người ăn nói mông lung vòng vo khó hiểu… như chân như giả vậy. Trái tim của đại Bà La Môn đúng là một trái tim khó hiểu… Nên tôi mới chợt nghĩ ra … một phương chước thần diệu…

-Phương chước gì vậy?

-Phương chước này chắc chắn sẽ chữa được bệnh cho Phụ vương tôi.. Phàm nói đến thuốc men, cần phải hiểu lẽ Tương-ứng. Tương ứng giữa thuốc và bệnh, cũng như tương-ứng giữa người cho thuốc và người uống thuốc.. Hai trái tim kẻ tử tù không chữa được bệnh Phụ vương tôi, vì tim ô trọc quá không tương ứng… Trái tim của Sư Thái đây, thì lại thanh tịnh quá, e rằng thân xác Phụ vương tôi không chịu nổi làn sóng thanh tịnh ấy nó có thể khiến nổ tung… Ắy là chưa kể chuyện nghiệp báo lớn lao dằng dặc…

Cử tọa bỗng nhiên im phăng phắc. Đôi kẻ lo sợ… Loa Ke mon men hỏi:

-Điện hạ định đi lỏng dòng… đến đâu đây?

-Định đi tới chỗ., phải đến, họp với thiên kinh địa nghĩa. Chứng đau đầu như vỡ óc của Phụ vương tôi là một chứng bệnh do yêu quái, do nữ quái làm ra… Là như chân như giả… là âm dương lộn lạo… chơi đến chợt đi… âm như thịnh mà chẳng phải thịnh, dương như suy mà chẳng phải suy… vừa định tả thì nó lại hoá ra hư, vừa định bổ thì nó lại biến ra thực… tưởng nó nhiệt thì nó lại hóa ra lạnh… nghĩ nó hàn thì nó lại hóa ra nóng…

Mọi người đều ngạc nhiên vì bỗng thấy nhà vua vỡ đùi bôm bốp:

-A… a… thằng nghịch tử… Chỗ này, nó nói đúng đấy… Bao nhiêu ngự y của ta đều chẳng biết được bệnh… Bệnh của ta đúng như vậy… Này nghịch tử, thế phải dùng thuốc gì?

-Tâu Phụ vương, bệnh của Phụ vương không chết được đâu. Nhưng cũng không thể khỏi được… Trừ phi…

-Trừ phi gì?

-Bệnh là do nữ quái gây ra. Như chân như giả. Bí ẩn khó hiểu vì nó biến hóa khôn lường… Vậy thì phải tìm một người nam tử hán, có một trái tim bí ẩn khó lường, lấy trái tim xào qua lên ăn là khỏi ngay… Tỷ dụ như… Loa Ke Đại Bà La Môn đây… Vị này lại nửa chân nửa giả, nên có ăn thịt cũng không bị quả báo…

Vừa nói, vừa chỉ Loa Ke. Mọi người đều 0 lên… Nhưng Loa Ke ôm đầu nhảy lên tưng tưng, la ầm ĩ:

-Đúng là điện hạ thù ghét tôi rồi… Không được đâu, không được.. Tim tôi cũng ô trọc lắm, không tương ứng với Đại vương…

Di Đà La Tử bỗng từ từ đứng thẳng lên, đưa mắt nhìn chung quanh một lượt, rồi giơ hai tay ra chiều buồn bã:

-Như thế thì biết tìm ai đây… ai đây để thế mạng cho Phụ vương… Bây giờ, chỉ cỏn một cách… (nói nhanh) Phụ vương đã sanh ra con… nay con xin dâng lại Phụ vương trái tim ô trọc nhưng tương ứng này…

Vừa nói, vừa rút phắt con dao nạm ngọc, đâm phập vào ngực mình… Sự việc xảy ra nhanh quá, mấy tên lính vốn xót thương Đông cung, định nhảy vào cứu cũng không kịp… Máu vọt ra như suối, và Di Đà La Tử ngã gục xuống đất.

Nhà vua kêu ối một tiếng, rồi cùng ngã bất tỉnh… Bỗng có tiếng kêu: “Hãy để tôi… để tôi” Thì ra Cuồng Huệ. Y vẫn đứng trong chuồng sắt, theo dõi sự diễn biến. Lúc này, y vội dứt khẽ hai tay đứt tung dây trói, rồi nhảy vọt ra khỏi chuồng, chạy đến ôm Di Đà La Tử. Y rút vội lưỡi dao, lấy tay chà sát nơi lỗ vết thương. Máu vẫn phun ra, lúc đầu đỏ thắm, sau dần dần hóa trắng… rồi lần lần ngưng chảy… Mọi người đều dám mắt nhìn, có kẻ khẽ tiếng hoan hô…

Nhưng bộ mặt Di Đà La Tử vẫn bằn bặt, như người chết rồi. Hơi thở cũng ngừng… Cuồng Huệ gia công thúc đẩy thần lực… Thừa một lúc y cúi xuống, bỗng thấy Di Đà La Tử cười khì rồi nói vào tai: “Không chết đâu. Ta là Lão Hồ Tử đây mà… Chỉ mượn xác Thái tử…”

Lời thì thào chẳng có gì bất ngờ đối với Cuồng Huệ… Y giả đò đặt cái thây cứng đờ xuống đất, rồi tiếp tục chà sát.

Thấy nhà vua ngất đi, bọn quân hầu lại xúm xít phục thị, đổ nước quế thang vào miệng… Hồi lâu, vua tỉnh lại mở mắt ngơ ngác hỏi:

-Di Đà La Tử… đâu rồi? Nó… chết rồi ư?

Loa Ke vội chạy tới gần, để ngón tay vào mũi thái tử, rồi tâu:

-Khải tấu Đại vương, điện hạ… tắt thở rồi…

Nhà vua bỗng mếu máo:

-Hu… hu Di Đà La Tử… nó chết thực rồi ư? Chết rồi… nó bỏ ta đi rồi… Ta có bảo nó chết đâu, mà nó lại cứ chết… (bỗng nổi giận) Nó đúng là một thằng nghịch tử, vì ngay đến cái nó chết, nó vẫn cứ muốn làm nghịch lại với ý ta… Cũng chỉ là tại bọn thầy chùa áo vàng đã khiến nó trở thành u mê cuồng dại như vậy… Hu hu… bệnh của ta thì chưa khỏi, mà nó đã chết mất rồi… Ta phải giết cho sạch bọn áo vàng để trả thù cho nó…

Loa Kế nói:

-Xin Đại vương bình tâm… Bọn thày chùa áo vàng, kẻ hạ thần là giám trảm quan sẽ lần lượt giết cho hết sạch chúng. Nhưng lúc này, việc khẩn cấp là chữa chứng đau đầu cho long thể được bình yên. Điện hạ Di Đà La Tử đã có tâm chí hiếu muốn dâng trái tim mình làm liều thần dược… Vậy xin Đại vương chớ có phụ tấm lòng của điện hạ, và ra lệnh lấy trái tim để…

Nhưng nhà vua vội vã xua tay.

-Không được… không được đâu… Ta không ăn được… Đen như loài vật… còn không nỡ… ăn thịt con… ta không…

Vua chưa kịp nói hết lời, bỗng có tiếng vang lên:

-Bệ hạ dạy đúng lắm… Vậy tiểu nhân xin hiến dâng trái tim của tiểu nhân… Tim này… thì chưa được thanh tịnh, nhưng không đến nỗi quá ô trọc… chắc là tương ứng với bệnh tình của Đại vương…

Mọi người nhìn lên thì hóa ra Bát La Hoa, gã một tay cầm chiếc đàn và một tay ôm con hươu… Vừa nói, gã vừa co chân nhảy vụt từ trên bục xuống đất. Đặt cây đàn và hươu xuống, gã tới đứng trước pháp đình, ánh mắt như đùa như thực, lấy hai tay phanh áo ngực

-Trái tim-lộ-thiên này chắc chắn sẽ chữa khỏi căn bệnh của Bệ hạ…

Trái tim bầy nhầy và phập phồng của gã khiến nhiều người ồ lên vì kinh ngạc sợ hãi. Nhà vua cũng giơ một tay ôm mặt, nhưng vẫn hé nhìn qua kẽ tay… Loa Ke bỗng bước tới gần, giơ tay mân mê trái tim, rồi nói:

-Khải tấu bệ hạ… trái tim kẻ này ít có và kỳ dị… nó có chín lỗ chứ không bẩy lỗ như mọi người…

Bát La Hoa nói:

-Tiểu nhân chỉ xin một điều. Là nếu bệ hạ khỏi bệnh, xin dung tha cho vị Sư Thái cùng các can phạm…

Nhà vua cùng Sãi vua còn đang phân vân, chưa biết quyết định ra sao, thì Loa Ke đã nhặt ngay con dao của Di Đà La Tử, rồi giơ dao cắt xoẹt ngay trái tim-lộ-thiên… Bát La Hoa kêu to một tiếng, rồi ngã phục xuống đè phải con hươu, khiến nó thét lên be bé… Máu cũng tuôn xối xả, và gã nằm cứng dơ. Nhưng Cuồng Huệ cũng chẳng quay lại cứu thương, vì y biết rằng đã có Loa Ke lo lắng cho gã.

Song Loa Ke vẫn mặc kệ gã nằm dài dưới đất, chỉ quay lại quát một tên lính đi kiếm cái chảo… Khi chảo mang tới, mọi người đều dán mắt nhìn Tóc Loe như bị thôi miên. Lão tự tay cắt trái tim thành những miếng nhỏ, máu chảy giòng giòng, bỏ cả vào chảo, rồi đến gần chiếc giường đầy than hồng, đặt chảo lên và lấy dao làm đũa, xào món tim…

Mùi thịt xào bốc lên thơm lừng. Tóc Loe cầm chiếc chảo tiến tới chỗ nhà vua… Giữa bầu không khí im phăng phắc, ông chẳng nói chẳng rằng, tay cầm dao xiên một miếng thịt nóng hổi đưa lên miệng vua. Nhà vua cũng đờ người, như một con nhái bị thôi miên, chỉ biết há mồm nhai miếng thịt rồi muối trệu trạo… Cũng may là thịt rất thơm và rất mềm, vừa chạm lưỡi như đã tan thành nước cam lồ. Chỉ loáng đã ăn hết trái tim… Sắc mặt nhà vua, từ nhợt nhạt bỗng trở thành hồng hào, một luồng sinh lực tươi nhuận như luân lưu rào rạt trong người, những kinh mạch nơi đầu như được đả thông… và nhà vua bỗng bật lên một tràng cười khanh khách… sảng khoái.

Cả hội trường đều reo hò ầm ĩ…

HÉT QUYỂN 3