TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXXI

Thuyền lướt sóng sông Hằng man mác
Cuồng Huệ vào Thiền rớt vầng trăng

Nay trở lại bọn Thạch Sanh nơi thành Hoa Thị.

Buổi sáng hôm đó, trời vẫn đổ mua sầm sập… Trong khi Cuồng Huệ đứng tần ngần đọc những giỏng chữ của Loại Kế. Ma Nạp cũng xám lại, giương mắt đọc lẩm bẩm. Rồi Trảm Tứ Cú cũng bỏ lết tới coi… Từ khi vị Tóc loe bôi nước bọt vào bụng gỗ, gã bớt đau đớn, sắc mặt tỉnh táo hơn trước. Có lễ cơn tẩu hỏa nhập ma đã bớt hành hạ gã, và con quỷ Phù Dịch, sợ oai lực của Loa Kế, đã không dám bén mảng tới nữa chăng?

Những lời nói cùng hành vi của Loa Ke trong đêm đó, đã tác động khá mạnh mẽ vào hai tâm hồn Vệ Đà Giáo ấy. Nhất là Ma Nạp. Tuy căn cơ bình thường, nhưng gã vốn lang bạt từng trải, nên không thể không nhận thấy những điều khác lạ xảy ra trước mắt. Trong đêm khuya, gã cũng nhìn thấy đôi chút đám bụi hào quang chỗ Loa Ke, nhưng không thấy rõ mấy… Nay lại tới mấy giòng chữ để lại… Gã tự hỏi không biết vị Tóc Loe này có phải là Bà La Môn thực không? Hay là chỉ khoác áo Bà La Môn, trong khi đích xác lại là người của phái Mâu Ni?

Hồi chiều, chính gã đã chứng kiến vụ Thạch Sanh xụp lạy Loa Ke, khiến gã kinh ngạc hết sức… Một anh thầy chùa xụp lạy một Bà La Môn, rồi kêu bằng sư phụ, và nói rằng chính vị kia là hiện thân của sư phụ mình vốn tên là Ca Lặc Ca Tôn Giả… Và tay Bà La Môn kia, tuy miệng chối bai bải rằng ta là Hữu Khứ Hữu Lai Đe Võng Trùng Trùng, nhưng hình như cũng chỉ chối cãi lấy lệ thôi… Gã vốn tính đa nghi, nên thầm nghĩ bên trong phải có ẩn tình gì đây? Có thể… lão chính là sư phụ anh thầy chùa, biến hình ra như vậy để đi theo hộ trì người học trò đi thỉnh Kinh. Nếu quả như vậy, thì bọn này là một bọn cao thâm lắm, có nhiều quyền năng biến hóa… chứ đâu có như mình cứ lích kích mãi với con rắn hỏa xà mà chưa đi đến đâu…?” Gã lại thấy sức khỏe như thần của Cuồng Huệ, túm cổ bọn gia nhân ném ra xa như ném hòn đất nhỏ… Rồi tới hồi đêm, nghe những lời của Loa Ke. Nói toàn những giọng lạ hoắc, nào là nhìn cuộc đời như con-múa-rối, nào là khởi tâm Đại Bi… mà chẳng thấy một lần nhắc nhỏ tới Thánh Mầu Kali hoặc Shiva gì cả. Những điều đó khiến gã mỗi lúc mỗi đinh ninh Tóc Loe chỉ là một Bà La Môn giả… mà đích thị là người của phái Mâu Ni…

Gã ngồi nghểnh cổ nghe Loa Kế, thầm mong rằng Tóc Loe sẽ nói tới vụ luyện con Rắn Hoả xà, nhưng tuyệt nhiên không thấy… Chỉ thấy lão hay nhắc tới con-múa- rối và việc khởi tâm Đại Bi… rồi nuôi những con hươu vô lượng và nhỏ những giọt nước mắt vô lượng… Khiến gã nghe vừa thấy thất vọng, vừa chán ngán. Dĩ nhiên là gã chưa thể hiểu rằng việc chăn dắt con rắn Hỏa xà chỉ là một pháp môn còn sơ cơ và quyền pháp cho những kẻ còn nhiều ngã-chấp và lòng mong cầu cho mình, trong khi Trí Huệ vô ngã như huyễn cùng lòng Đại Bi mới chính là chìa khóa kỳ diệu để mở thênh thang con đường đi vào đại tự tại lực… Bởi thế nên càng suy nghĩ, tâm thức gã càng rối bời như mớ bòng bong…

Suốt ngày hôm đó, trời vẫn mưa sùi sụt nặng hạt… Cả bọn ngồi thù lù trong phỏng, ít trò chuyện, mỗi người đều mang một bầu tâm tư… Bát La Hoa ngồi ôm con hươu, miệng nhìn chiếc móng linh chảo, rồi ứng tuyển ngâm thơ, sau lại được cốc vào đầu một cái… gã thấy trong người như có sự đổi thay kỳ dị… như có một niềm vui lâng lâng nở ra… khiến gã hay mỉm cười… Chợt sờ đến ngực, thấy trái tim vẫn lủng lẳng trước ngực, bập bềnh nhịp nhàng. Gã tự nhủ: “Chết cha! Vị hữu-khứ-hữu-lai này bỏ đi mà quên không nhét trái tim mình vào chỗ cũ… Nhưng cũng chẳng sợ. Chắc là người muốn mang trái tim lộ thiên ra phơi cho hết nghiệp phù hoa, và mình hết máu lãng tử… Hỏng, hỏng to… Cơ sự này chắc khó còn được la cà nơi những bến nước nữa…” Nhắc đến bến nước, gã lại nhớ bến Hương Bình… cùng nét mặt Quỳnh Nhi… Hồi tưởng giây lâu, không hiểu sao, gã cũng lại thấy giống như Càn Thát Bà Thấy khuôn mặt ấy cũng… biến dần thành một bông sen xanh lơ lửng giữa thinh không… Một linh cảm vụt tới: “Vị Ni Cô… mình phải kiếm mới được… Vì chắc là nàng, là Quỳnh Nhi…”. Gã lại liên tưởng tới Loa Kế bảo gã nên đi tu quách…” Chu choa, bình sinh mình ghét làm ông thày chùa… Chán lắm… Giữ giới quả là chán… Nhưng vị Tóc Loe đã nói vậy, sợ rằng nghiệp duyên đưa đẩy, e khó thoát lắm… Nhưng thôi, đành vậy… Tạm làm một ông thày-chùa-múa-rối cho vui…”

Gã bật cười ha ha… khiến Thạch Sanh quay lại nhìn… Lúc này, chàng thấy yên tâm, vững vàng an ổn. Tuy Loa Ke đã bỏ đi, song những lời nói của người đã tiêu dung mọi lo ngại… “Đại sư huynh lâm nạn nhưng chắc không hề gì… Mỵ-Ê còn sống… Và mình sẽ thỉnh được bộ kinh Du Hý Thần Thông Biến Hóa Kinh, mang về làm bóng mát cho người dân Phong Châu… Bây giờ, chỉ cần ôm chặt câu hồng danh, và khởi tâm Từ mênh mang như nước sông Hồng thôi.”

Cuồng Huệ có lễ vui mừng hơn cả… Qua một đêm gần Loa Ke, y thấy như người được tắm mát, rũ sạch những nghi ngờ, thông suốt con đường mình phải đi… Y tự nhủ: “Thì ra đúng là như vậy… Sắc-Không là như vậy, Pháp giới là như vậy… chỉ hiện lên như những ảnh tượng, tùy theo nghiệp lực… Chẳng phải thật cũng chẳng phải hoàn toàn hư ảo, như hoa-trong-gương… như trăng-đáy-nước… Mình cần đi qua Pháp giới này như một người khách lạ, không lưu luyến, không mong cầu, không sợ hãi, nhưng luôn luôn phải khởi Đại Bi Tâm để độ cho kẻ khác… Không mong cầu gì cho mình, chỉ mong cầu cho người. Ngay đến những loài yêu ma có tâm địa lệch lạc… như Ba Văn Mật Đa, như Khuất La Đô… nếu có thể được, cũng nên độ cho họ…” Y nghĩ tới vùng hào quang của Loa Ke, trong có các thứ tinh tú nhật nguyệt cùng núi Tu Di xoay tròn không ngớt. Rồi nghĩ tới vầng trăng còn héo úa trong tâm nguyệt luân của mình… Tự nhủ phải đi sâu vào những cơn định Thức Xứ, và khởi tâm Đại Bi để biến hoá xem ra sao?

Bọn họ, mỗi người ngồi suy nghĩ lan man như vậy. Cho đến xế chiều, tuy trời vẫn mưa, Thạch Sanh bỗng lên tiếng nói với Bát La Hoa:

-Trời mưa chẳng biết lúc nào ngớt, và đường bộ đi lên Ba La Nại chắc ngập lụt nhiều… Hiền đệ đi coi xem có thể mướn một chiếc thuyền để đi không? Lên Ba La Nại, chắc sẽ gặp nhiều người…

Bát La Hoa ra đi một hồi lâu. Khi trở về, gã mang theo một người lái đò bằng lòng chuyên chở với giá cả phải chăng… cùng một bọc lương thực lớn. Thế là, mặc dầu trời sắp tối, cả bọn xuống thuyền kể cả Ma Nạp và Trảm Tứ Cú. Vì họ đều nôn nóng tới Ba La Nại để coi những vụ đấu lý… Và rất có thể rằng ở đó, sẽ gặp lại vị Tóc Loe, hoặc Lão Hồ Tử cùng vị Ni Cô…

Chuyến đi mất gần một tháng, và không có việc gì khác lạ xảy ra.

Chiếc thuyền không đến nỗi chật hẹp, và có hai vợ chồng người lái đỏ thường luân phiên nhau chèo hoặc chống sào, cùng một đứa gái nhỏ để sai bảo lặt vặt… Cả bọn thường ngồi trong khoang, hoặc trên mui thuyền, nhìn cảnh vật miền quê Tây Trúc. Mặt nước sông Hằng lênh láng, che ngập đến nửa chừng những làng mạc chung quanh, chúng nổi lên như những hòn ốc-đảo điểm lơ thơ những giàn hoa vàng trên mái, hoặc những tàng cây lớn hay những rặng tre tươi tốt xanh um trên làn nước đỏ ngầu phù sa. Nhiều đàn trâu nằm ngâm mình trong nước, thân hình bóng loáng như mun…

Lúc này, trời hay kéo mây đen mù mịt, và mưa lại đổ xuống sầm sập. Đôi khi mưa lớn đến nỗi phải neo thuyền nơi một tàng cây hay rặng tre già ven bờ… Nhưng kỳ diệu hơn cả là vẫn còn những buổi mặt trời mọc, những giờ hoàng hôn cùng những đêm trăng trên sông Hằng…

Mặt trời mọc đỏ hồng trên sông. Khiến cả miền sông cùng màn sương nhẹ đều nhuốm hồng, tương tự như một bồng lai tiên cảnh, và kẻ ngắm nhìn thấy say say như vừa nhấp một chén mỹ tử… Rồi khi tới giờ hoàng hôn, thì từ một rặng núi xa, mặt trời rải những ráng đỏ khé trên thinh không và vãi vàng trên mặt sông. Những tàng cây đều như phủ một lớp bụi vàng… Cuồng Huệ ngồi lơ đãng nhìn người chủ thuyền đương cầm mái chèo. Râu tóc anh ta bù xù, đôi mắt sâu hoắm dưới lông mày rậm, lúc này in trên nền trời, cũng nhuốm ánh vàng, trông oai nghi như khuôn mặt một vị tu khổ hạnh. Chiếc mái chèo, mỗi khi khuấy nước, loé lên đỏ khé như có gợn máu những con vật tế thần. Rồi những ráng đỏ phía tây lại chìm xuống sau rặng núi, và mặt sông lại chuyển sang màu tím hoa cánh bèo… Bỗng người đàn bà lom khom chui ra phía sau, nói:

-Cơm dọn xong rồi. “Nhà” ra ăn…

-Ăn trước đi… Có gió thuận rồi đó, ăn xong giữ mái chèo để ta lên buồm..

Người đàn ông vừa trả lời, vừa hươi mặt như đón chiều gió. Giây lâu sau, người đàn bà tới thay tay chèo, anh ta liền bước lên mạn thuyền. Đứa con gái cũng theo lên, vóc người loắt choắt, nhưng đôi mắt to mênh mang. Hai bố con hì hục lôi chiếc buồm ra gỡ giây. Nhưng chiếc buồm khá nặng, và con bé chẳng giúp được bao nhiêu… Cuồng Huệ bỗng bước lên, một tay nâng bổng chiếc buồm, tay kia kéo giây thoăn thoắt… Buồm căng phồng gió… Hai bố con đều trố mắt. Đứa bé xì xào:

-Vị quan nhân… khoẻ quá bố à. Khoẻ như ông thần trong đền làng mình…

Cuồng Huệ cười xòa, lấy tay xoa mớ tóc quăn:

-Tôi có khỏe đấy, nhưng còn thua xa ông thần…

Chủ thuyền nói:

-Quan nhân… cũng biết nghề đi thuyền?

Trước kia, ở xứ tôi, tôi cũng làm nghề đó. Những sau, bỏ nghề… đi theo vị Sư phụ đây thỉnh Kinh… ở vùng Tuyết Sơn.

-Thỉnh Kinh?

-Vâng… xứ tôi có ít Kinh sách quá.

-Nếu quan nhân đi thỉnh Kinh thì… có lẽ chẳng cần đi xa đến tận Tuyết Sơn. Đến Ba La Nại đủ rồi. Ở đó, nhiều đền lắm, và chắc cũng nhiều Kinh…

-Nhưng chúng tôi lại thuộc về phái… của Đức Mâu Ni.

-Té ra… như vậy… Nhưng quan nhân đã có dịp đi qua Ba La Nại, thì cũng nên dừng chân để đi coi những cuộc đấu lý… Mùa này là đúng lúc đó… Có nhiều cái hay và lạ lắm…

-!?

-Này nhé, mùa này, các Sãi chủ các đền lớn các nơi đều về đó. Rồi các vị tu trong núi sâu hoặc vân du các nẻo cũng lục đục kéo về… Các ngài tranh luận về… đạo lý, và có khi… làm những phép lạ nữa…

Đứa con gái thích chí, vỗ tay:

-Thích quá bố nhỉ? Con chưa được coi bao giờ. Lần này, con cũng đi coi…

Chủ thuyền bỗng cao hứng:

– Có một lần, chính tôi được trông thấy một vị ẩn tu người gầy như con cá mắm, tay cầm một chậu đất nhỏ, rồi hóa phép thế nào… khiến một cây xoài lững thững mọc lên trong chậu, có trái lúc lĩu… Rồi vị đó lại bảo tôi chia tay ra, làm phép khiến cho tay tôi bỗng thơm lừng mùi hoa nguyệt quế. Có đúng như vậy không, đại Bà La Môn?

Gã quay lại hỏi Ma Nạp đương ngồi ngay gần đó… Nhưng Ma Nạp chỉ nói:

-Ờ, ờ… có như vậy… Nhưng cũng chẳng lạ lắm đâu. Dưới vòm trời, còn có nhiều thứ lạ hơn nhiều…

Ma Nạp trả lời ỡm ờ, vì gã đương bận tâm suy nghĩ… Suốt dọc đường này, gã ít ba hoa trò chuyện… Vì trong lòng còn kinh nghi về Loa Ke cùng bọn Thạch Sanh. Gã thầm mong khi tới Ba La Nại, sẽ gặp lại vị Tóc Loe.

Rồi có những đêm trăng trên sông. Đêm trăng còn kỳ diệu hơn, mênh mang và dài hơn. Biến tất cả cảnh vật thành một miền hu ảo… Có đêm gió lặng tờ, thuyền phải hạ buồm, đi men theo ven bờ cho để chèo chống. Thuyền trôi qua những lùm cây hay rặng tre dẫm chân trong làn nước. Bóng trăng rọi qua cành và lá tre, dệt thành một tấm rèm trăng in trên nước. Thuyền lướt trôi như trong một ảo động. Nhiều con chim thức giấc vỗ cánh bay tán loạn trong lùm cây… Một con quáng mắt rơi bộp xuống mạn thuyền…

Bát La Hoa nhặt con chim, vuốt ve một hồi rồi thả nó bay đi… Cảm giác ấm nồng và mịn màng của thân chim khiến gã tưởng chừng như vừa ấp ủ một tay đàn bà. Nhìn sông nước, gã lan man nghĩ tới bến Hương Bình, tới những buổi khuya rập rìu đàn sáo, tới những chén rượu nồng, tới những khúc âm thanh chơi vơi mộng mị, tới những bàn tay đàn bà gã từng đụng chạm như những cánh chim,., tới những giọt mưa rơi trên mạn thuyền… Gã bỗng thấy rõ rằng hình như cuộc đời chẳng có gì cả, chỉ hư ảo vậy thôi, chỉ là một chuỗi dài lê thê những cảm giác cùng tâm tưởng chập chờn nối- đuôi-nhau-không- cùng-không-tận để tạo dựng nên một ảo tưởng mà từ trước tới nay, gã cứ nghĩ đó là cuộc đời mình…! Rồi đây… nếu duyên nghiệp đưa đẩy khiến gã phải làm một ông thày chùa như lời Loa Kế nói (và không hiểu sao, gã lại rất tin lời nói của vị này), thì… việc đó cũng chỉ có nghĩa là gã phải… giã từ cái chuỗi cảm giác quen thuộc cũ kỹ, để bước vào những cảnh giới mới, những chuỗi cảm giác lạ hoắc mà gã chưa thấy thích thú mấy, nhưng rồi lần lần chắc gã cũng sẽ quen đi… Gã lắc đầu nghĩ thầm: “Cuộc đời này, tuy gọi là cuộc đời mình, nhưng hình như mình cũng chẳng quyết định được gì mấy, và hình như đã có những bàn tay vô hình đưa đẩy mình như một cánh bèo giạt nở những chiếc hoa tím và lênh đênh trên mặt sông kia… Xưa kia, ngay trong giấc mộng, mình cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng sẽ trôi giạt tới mảnh đất này rồi lại có thể trở thành một ông thày chùa… Nhưng thôi, cảnh giới nào cũng là cảnh giới, và cứ được đi với những bạn đồng hành này cũng đủ thích thú rồi.. Nhưng còn Quỳnh Nhi, mình chỉ cầu mong còn được gặp nàng một lần nữa, thì mới yên lòng…”

Song những đêm trăng sáng lại là thời gian của Cuồng Huệ. Từ khi gặp Loa Kế, y thấy lòng thảnh thơi, không còn mong cầu gấp gáp… Nên ngồi trên thuyền, y như người nhàn rỗi vô sự. Thường chỉ ngồi ngắm cảnh sóng nước, hoặc trò chuyện đôi câu với Bát La Hoa hay mấy người kia. Y cũng hay săn sóc cho Trảm Tứ Cú. Lúc này, gã thường nằm dài trong khoang thuyền, chờ vết thương lành lại. Cuồng Huệ để ý nhìn, thấy con quỷ Phù dịch không còn nhảy múa trên mình gã. Gã bình tĩnh hơn trước Đôi khi, Cuồng Huệ cũng dùng tay cà sát khiến vết thương của gã chóng lành. Nhưng gã vốn khó tính và cao ngạo, nên Cuồng Huệ thấy không tiện xía nhiều vào công việc của gã…

Vào một đêm trăng sáng, Cuồng Huệ bỗng nói với chủ thuyền cho neo thuyền ven bờ. Nghe y nói, chủ thuyền vội vã lái thuyền vào bờ. Y bèn cầm cuộn giây thừng, buộc giây vào mạn thuyền, rồi nhảy vọt một quãng khá xa đáp xuống bờ. Khiến chủ thuyền lại trố mắt kinh ngạc… Y buộc đầu giây kia vào một thân cây lớn để neo thuyền

chặt chẽ. Rồi giơ tay chào những người trên thuyền như hẹn tái ngộ, y lội nước đi băng băng về phía có làng mạc.

Đi một quãng xa, thấy một mô đất cao ráo vắng vẻ, y trải một ít cỏ xanh, ngồi xuống. Ngẩng nhìn vầng trăng vằng vặc, y sửa soạn vào cơn thiền định…

Y lại làm hiện vầng trăng tâm thức ở tâm nguyệt luân. Rồi thong thả đưa lên bạch hào. Y dụng tâm vừa phải, không trì hoãn cũng không gấp gáp… vầng trăng nổi lên ba chữ úm A Hồng đỏ chói, mỗi lúc mỗi sáng ngời và xoay tít như những cánh hoa. Y chú tâm vào nơi bạch hào, và quán chiếu những cảnh vật xung quanh (như những lùm cây, kẽ đá, nhà cửa cùng rặng núi ở xa…) đều chỉ như ảnh tượng, như huyễn như hóa, như hoa-trong-gương, trăng-đáy-nước. Nơi bạch hào liên miên tỏa ra những đợt sóng hào quang vi diệu, khiến mọi cảnh vật đều rung rinh, rồi lần tan tác tiêu dung… Cả bầu trời nơi thinh không bỗng chuyển thành một biển hào quang chan hòa bao la, dính mắc dung thông với biển hào quang tâm thức của y…

(Cần ghi rằng: khi một hành giả mới bước vào cơn định của Thức Xứ, thì cảnh vật chung quanh bị tan tác tiêu dung đối riêng với tâm nhãn của hành giả mà thôi… Nhưng khi hành giả đã công phu thuần thục và trụ tâm trong định đó, thì cảnh vật cũng bị tiêu dung ngay đối với con mắt thịt của những người đứng chung quanh hành giả)

Duy chỉ có vầng trăng trên trời là chưa bị tiêu dung, văn ngạo nghễ tỏa sáng… Cuồng Huệ hiểu rằng biển thức tâm của mình chưa tỏa ra đủ cao và đủ sáng… Y bèn miệt mài chú tâm vào vầng trăng nơi bạch hào, và quán chiếu chừng một trống canh nữa… Quả nhiên, vầng trăng nơi thinh không cũng lần lần rung rinh, nhạt nhoà, rồi như rụng xuống… tiêu chìm trong biển thức tâm sáng ngời của y…

Y cố nén một nụ cười đắc thắng, vì mọi tâm niệm vui mừng đều là chao động, không có lợi cho công phu tu tập… Y tự nhủ: “Thế này, chắc là mình đã lọt được vào nơi Không hải vi diệu mà vị sa môn của Phi Ly đã nói với uất Đầu Lam… Nhưng chỉ là mới lợi vào thôi… Biển Không hải của tâm thức mình chưa đủ rộng… và chưa đủ SÂU… Mặt trăng kia đâu có phải là ngăn mé của pháp giới này? Xa hơn mặt trăng, cao hơn mặt trăng, chắc còn rất nhiều mặt trăng cùng cõi khác…”

Y nhớ tới vầng hào quang của Loa Ke, trong đó xoay vòng rất nhiều mặt nhật mặt nguyệt cùng núi Tu Di… cùng vô lượng hình hài Loa Kế… Y vốn ưa thích cái vụ: “hiện sắc thân vô lượng”, nên phân vẫn nghĩ ngợi: “Phải rồi, đúng rồi!… Không hải của mình tuy có chớm bước vào, nhưng chưa đủ rộng, nhất là chưa đủ SÂU… Chắc là phải vào rất sâu thì mới hiện được hóa thân vô lượng… Nhưng làm thế nào để vào sâu được? (một tia sáng chợt lóe) Phải rồi… chắc là phải đưa vầng trăng tâm thức lên tận đảnh đầu mới được… vì chư Phật nào cũng có cục nhục kế nơi đảnh mà.”

Y cố giữ bình tĩnh, rồi xoay chiều quán chiếu để đưa vầng trăng lên đảnh đầu… Y dụng công một hồi rất lâu, vầng trăng mỗi lúc thêm sáng, nhưng vẫn như dán ở nơi bạch hào, không chịu nhúc nhích đi lên…

Bỗng y cảm thấy toàn thân như nóng ran, và có tiếng chim kêu lao xao ríu rít… Thì ra trời đã sáng, và mặt trời tỏa ánh sáng nóng gay gắt… Y đành xuất thiền nghỉ xả hơi…

Y đứng dậy, chậm rãi đi hành trên mảnh đất, rồi ngưng lại, nằm ngả mình dưới bóng lùm cây. Chợt thiu thiu ngủ một giấc. Khi tỉnh dậy, trời đã xế trưa, y thấy trong người dũng mãnh dị thường. Mặt trời tỏa sức nóng gay gắt gấp bội lúc ban mai, khiến mọi vật chung quanh đều im lặng như thu mình chịu đựng, chờ đợi cơn nóng qua đi… Không khí phang lặng như tờ, không một ngọn gió, lá cây ngọn cỏ đứng im phăng phắc, trên những mảnh đất nâu sậm giữa làn nước lênh láng đục ngầu…

Y ngồi kiết già yên lặng nhìn… Tự nhủ: “Mình được hoá sanh từ cỏ linh chi cùng giọt nước mắt, nên được một thân hình huyễn hóa, ít cảm thấy nóng lạnh… Song những người trần gian, hẳn là phải khổ sở nhiều khi chịu đựng thời tiết nóng này… Họ đâu có biết rằng mọi sự việc trên cõi đời này… đều khởi lên do những tập-khí cũ từ hằng-sa kiếp, những tập khí vọng tưởng và nghiệp báo… Và ngay cho đến mặt trời kia, tuy rằng trên đó chắc phải có một vị thiên vương ngự trị, và làm tỏa sức nóng ghê gớm để buộc chúng sanh trả nghiệp… nhưng thực ra, thì mặt trời ấy cũng chỉ “hiện” lên như một ảnh- tượng-do-nghiệp-lực-chiêu-cảm, chỉ như hoa trong gương, trăng đáy nước, như mộng huyễn mà thôi…”

Nghĩ vậy rồi, y lẳng lặng đi vào định Thức Xứ, để tiêu dung những cảnh vật dưới ánh mặt trời, và… làm tiêu chìm luôn cái huyễn-ảnh mặt trời trong biển thức tâm… cũng như y đã làm tiêu chìm mặt trăng hồi đêm… Y vẫn làm theo lộ trình cũ. Đưa vầng trăng tâm thức lên bạch hào, khiến tỏa sáng và quán chiếu những cảnh-vật- dưới-ánh-mặt-trời. Nhận thấy… sự tiêu dung những cảnh vật này tương đối khó khăn hơn là những cảnh vật dưới ánh trăng. Nhưng y vẫn thành công dễ dàng sau một hồi quán chiếu ngắn ngủi… Song tới lúc làm tiêu chìm mặt trời, y đã gặp khó khăn gấp bội. Phải quán chiếu khá lâu, từ xế trưa đến lúc hoàng hôn, khi mặt trời đỏ khé chuyển sang màu tím hoa bèo, y mới khiến được vầng nhật rung rinh rồi rớt xuống biển hào quang tâm thức sáng ngời của y…

Lúc đó, y cảm thấy nơi thâm tâm như có một sức mạnh lạ lùng… Tưởng chừng như tỏa ra những ngọn sóng thần, lan tràn khắp nẻo, tràn ngập vũ trụ này… Y lặng lẽ, từ tốn thu gom tất cả tâm đó, rồi cố gắng đẩy mạnh vầng trăng tâm thức lên đảnh đầu… Y dụng công khá lâu., cho đến lúc mặt trăng mọc… rồi lững thững đi lên vỏm trời. Rồi đến lúc trăng tàn, cùng mấy tiếng gà gáy eo óc vọng lên từ xa… y nhận thấy mình vẫn thất bại, và đành xả thiền…

Y bâng khuâng chưa rõ mình vướng mắc cái gì, và vì đâu thất bại?

Chắc là vì… trong tâm thức y, vẫn còn âm thầm vấn vương ít nhiều tập khí nhị biên về Tự và Tha, về mình và người, về mình và pháp giới… chưa thấy rõ rằng mình và pháp giới chỉ là một. Vì pháp giới chỉ hiện lên do sự NỞ XOÈ của những chủng tử nghiệp lực trong Tàng Thức của mình… Và chúng sanh cũng vậy, cũng chỉ nở ra trong cái màn huyễn hiện của Tàng thức, và y chưa xóa bỏ được ranh giới giữa mình và chúng sanh…

Và muốn xóa bỏ ranh giới này, Trí Huệ Bát Nhã khô cằn của y chua đủ, cần phải tuới nó, thấm nhuần nó bằng pháp thủy Đại bi…

Y vừa nghĩ ngợi, vừa lội nước trở về thuyền…

Y vừa bước chân lên mạn thuyền, đã thấy Thạch Sanh nét mặt rạng rỡ, cất giọng kỳ diệu:

-Hiền đệ vẫn bình an chứ?

Rồi chàng nắm tay y, kéo vào cùng ngồi trong khoang thuyền. Chàng cầm cổ tay y, nắm nhắn nhẹ nhàng như một vị lương y chẩn mạch cho người bịnh nhân… Cuồng Huệ bỗng cảm thấy một luồng lực khoan hòa ấm áp truyền sang người y, khiến y lắng dịu nỗi phân vân nghĩ ngợi. Nên y cứ để yên bàn tay trong lòng tay Thạch Sanh và ngồi nhìn chàng… Đây là lần thứ nhì mà y cầu cứu tới sức từ ái của Nhị sư huynh, lần thứ nhất là ở nơi đầm lầy có mãng xà vương… Nhưng trong lúc nắm tay và yên lặng nhìn nhau, không phải chỉ y tiếp nhận được sức từ ái của Thạch Sanh, mà chính chàng cũng lợi ích vì tiếp nhận được luồng lực trí huệ sáng chói nhưng còn khô cằn của y…

Lúc đó, Bát La Hoa mon men tới gần. Ánh mắt gã lúc nào cũng như đùa như thực. Gã hỏi:

-Sư huynh ngồi thiền quán suối… hai đêm ngày, chắc có kỳ tích?

Vừa nói, gã vừa đặt con hươu xuống. Con vật lại cọ mõm vào chân Cuồng Huệ… Cuồng Huệ gật đầu nói:

-Cũng được…

Rồi y ngồi khoan thai, tỷ mỉ, kể lại cho mọi người nghe những kinh nghiệm thiền quán trong hai đêm vừa qua, cả những vụ quán chiếu làm tiêu dung cảnh vật cùng làm rơi rụng vầng nhật nguyệt vào biển hào quang tâm thức y… Rồi y kết luận:

-Chắc là vì cơ duyên may mắn, đệ đã lọt được vào biển Không Hải vi diệu của tâm thức, mà vị sa môn của Phi Ly đã nói… Nhưng hình như đệ chưa thể lặn sâu xuống đáy, cũng như chưa thể đẩy vầng trăng tâm thức lên đảnh đầu…

Mọi người đều chăm chú theo dõi… Kể cả Ma Nạp, Trảm Tứ Cú tuy nằm dài ôm bụng, nhưng cũng nghen cổ nghe… Hồi lâu, Thạch Sanh chậm rãi:

-Hiền đệ không nhớ lời dặn dỏ của đại Bà La Môn hay sao?

Cuồng Huệ chưa kịp nói gì, thì Bát La Hoa đã nhại giọng Loa Kế, bồi thêm:

-Người huynh đệ này khá đấy! Nhưng cần khởi tâm Đại Bi nhiều… nuôi những con hươu vô lượng… lau những giọt nước mắt vô lượng…

Rồi gã bật cười ha ha… Khiến Cuồng Huệ thoảng thấy đỏ mặt, nhưng rồi cũng phá lên cười:

-Đệ cũng thật lú lẫn. Có thế thôi mà cũng chẳng nhớ… Tiểu đệ, từ trước đến nay, đi trên đường thiền quán, mò mẫm một mình, nên đi như người cụt một chân. Như con chim cụt một cánh, làm sao bay bổng tuyệt vời!?… Chỉ chăm chú quán chiếu, dùng lưỡi gươm Trí Huệ như huyễn để CHIA CHẺ sự vật, chia chẻ thành vi trần, thành lân hư

trần… thành đám bụi hào quang tiêu chìm trong biểu tâm thức. Nhung vì quá chú tâm vào một bên, nên quên mất mặt kia… Chỉ biết chia chẻ bằng Trí Tuệ, chua biết TỤ TẬP bằng Đại Bi… Chua biết tụ-tập những làn sóng hào quang để hàn gắn những vết thương kẻ khác, tụ tập để hóa hiện những thân hình, cảnh giới để cứu độ đến kẻ khác… Hoá hiện đến vô cùng tận, cứu độ đến không cùng… mà lòng vẫn an nhiên, vẫn rỗng lặng, vẫn vô niệm, vẫn bất-động… Hùm… Nay thì đệ hiểu rồi. Cái lối dụng tâm SONG CHIẾU ấy là bí-ẩn tuyệt vời của kẻ tu hành… Trong tâm thức mỗi người, chỉ có hai luồng lực ấy là đáng kể thôi… Là Trí Huệ chia chẻ, và lòng Từ Bi bình đẳng để tụ tập hàn gắn hóa hiện… Ngoài ra, các thứ pháp môn chỉ là thứ yếu… Tu hành mà rời bỏ, không nuôi dưỡng hai luồng tâm lực ấy… thì chỉ lạc nẻo…

Y nói thao thao một hồi, bỗng ngừng lại… Sau một hồi lâu, y nói thêm như nói một mình:

-Đúng rồi, khiếm khuyết rồi… Neu chưa khởi được Từ Bi bình đẳng, thì cũng chưa xóa được ranh giới giữa mình và người… chưa vô ngã được… chưa lên đảnh đầu được., chưa thể nhập được… pháp giới này…

Y rơi vào cơn im lặng khác thường, như người lặn sâu xuống biển. Khiến cả bọn đều nín thinh…

Từ buổi đó, Cuồng Huệ thường ngồi nơi mạn thuyền, suy nghĩ về cái Tâm vô lượng, cái Tâm kỳ diệu, Tâm gốc nguồn… về tâm bình đẳng mênh mang như pháp giới này, về cái Tâm đã làm NỞ ra pháp giới này tương tự một bông liên hoa vĩ đại. Thấy cái Tâm đó thật vô lượng, không-thể-cùng-tận, rộng hơn đại hải sâu hơn đại hải, mênh mang như hư không nhưng vô hình tướng hơn hư không. Và tuy vô hình tướng, Tâm ấy vẫn sẵn đủ, có đủ các thứ châu báu kỳ diệu như trong lòng biển cả, lại có thể hiển hiện các thứ sắc tướng, làm chỗ dung thọ cho tất cả chúng sanh dù lớn hay nhỏ… mà chẳng bao giờ đầy vơi. Chứa đựng các biển, các trăng sao, các núi Tu Di, núi Thiết Vi Luân Sơn, núi Kim Cang Sơn, các Hương Thủy Hải, các giải tinh hà, các sát độ…

Càng quán chiếu miệt mài bao nhiêu, y càng cảm thấy, trực nhận sâu xa thần- lực mầu nhiệm của Tâm ấy… Đồng thời, có lẽ tương ứng, tâm thức y cũng nở ra bao la, những luồng tâm lực trỗi lên rào rạt như sóng cồn… Vày biết rằng khi thời tiết chín mùi, y có thể khởi những tâm niệm để chuyển vật, hóa hiện những hình hài, cùng cảnh giới để độ sanh. Như vậy, giấc mộng biến-hóa-không-cùng của y sắp có cơ thành tựu, nhưng thành tựu để cứu độ không phải để vênh vang ngã mạn. Từ trước tới nay, với nghiệp lực rồng, y mới chỉ có thể biến hóa thân hình đôi chút, biến hóa màu sắc đôi chút, chưa thể chuyển vật lớn lao hay hóa hiện lớn lao được…

Nhiều lúc, y ngồi nhìn sông nước… rồi nghĩ tới các loài chúng sanh lúc nhúc dưới làm nước này, cũng như ở các sông ngòi, các miền biển mặn, các hương thủy hải… ở các sát độ. Các loài cá rùa sên ốc, các loài thủy tộc kỳ hình dị dạng… Hoặc y nhớ lại miền Hương Thủy Hải xa xưa có đàn Kim Xúy điểu đuổi bắt nuốt sống những chú rồng con… Y nhận thấy nơi góc biển chân trời nào cũng lúc nhúc đầy chúng sanh, đầy những cảnh đau thương. Đầy sự sợ HẴI. Cuộc sống nào hình như cũng vậy, niềm vui đôi khi chỉ loé lên phù du hư ảo, rồi chuyển thành những nỗi khổ lụy triền miên….

Y cũng nhớ tới giấc mộng khi nằm ngủ trên phiến đá nhẵn bóng như gương, có Thần Nhân canh giữ… Khi y co chân đạp vỡ những mảnh đá bắn tung toé xuống biển sâu, thì có tiếng rên la thảm thiết của các loài thủy tộc nổi lên.. Cũng nhớ tới giọt nước mắt long lanh của con hươu mẹ… Bi Tâm y nổi lên rào rạt, khiến khoé mắt y cũng ứa ra một giọt nước long lanh…

Chiều hôm đó, khi xả cơn quán chiếu, y đứng dậy bước vào khoang thuyền, nói với Thạch Sanh:

-Nhị sư huynh, tiểu đệ nay., cũng hay ứa lệ như Nhị sư huynh…

Nhưng tuy đôi khi ứa lệ, lòng y vẫn rỗng lặng an nhiên…

Cũng chiều hôm đó, y dụng công chữa vết thương cho Trảm Tứ Cú. vết thương nơi bụng thỉnh thoảng còn chảy máu và chưa lành… Y chỉ dùng hai tay chà sát miệng vết thương. Nhưng tay y, tràn trề thần lực của Bi Tâm, như có phép thần, truyền một luồng sinh lực mới mẻ vào làn da bị thương, khiến những con hộ-trùng-tế-bào trở thành linh động, nẩy nở rộn ràng như hoa nở mùa xuân…

Nên chỉ sau một hồi lâu, miệng vết thương đã khép kín, gần như lành lặn… Song y chỉ chữa vết thương thôi, chưa muốn hỏi han gì về căn bệnh tẩu hỏa nhập ma của gã…

Bát La Hoa đứng chứng kiến vụ Cường Huệ chữa vết thương… Gã thầm nghĩ: “Bàn tay của Tam sư huynh như có phép làm nở hoa… Còn Nhị sư huynh chỉ gõ mõ không thôi mà khiến hoa trời rơi xuống… Hùm. Ke ra thì cuộc sống của kẻ tu hành có nhiều điều lạ lùng… song kẻ thế nhân không biết mà thôi…”